Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Đề cương VẬT LIỆU XÂY DỰNG

XD2828 (3TC): cả 11 chương


XD2801 (2TC): học 8 chương từ 1 đến 8.
MỞ ĐẦU
0.1. Tầm quan trọng của vật liệu xây dựng đối với công trình
0.2. Nhiệm vụ của môn học vật liệu xây dựng
0.3. Sơ lược lịch sử phát triển ngành vật liệu xây dựng trên Thế giới và ở Việt Nam
0.4. Quan hệ giữa thành phần, cấu trúc và tính chất của vật liệu xây dựng
0.5. Phân loại vật liệu xây dựng
Chương 1: CÁC TÍNH CHẤT CHỦ YẾU CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1.1. Những thông số đặc trưng cho trạng thái và cấu trúc của vật liệu xây dựng
1.2. Những tính chất có liên quan đến nước của vật liệu
1.3. Những tính chất có liên quan đến nhiệt của vật liệu
1.4. Tính chất cơ học của vật liệu
1.5. Một số tính chất tổng quát của vật liệu
Chương 2: VẬT LIỆU ĐÁ THIÊN NHIÊN
2.1. Khái niệm, phân loại, ứng dụng
2.2. Quá trình hình thành và đặc tính đá thiên nhiên
2.3. Phân loại và ứng dụng của vật liệu đá thiên nhiên
2.4. Hiện tượng ăn mòn vật liệu đá và các biện pháp bảo vệ
Chương 3: VẬT LIỆU KIM LOẠI
3.1. Khái niệm và phân loại
3.2. Cấu trúc tinh thể của kim loại
3.3. Các tính chất cơ học của vật liệu kim loại
3.4. Các loại thép xây dựng
3.5. Sự ăn mòn kim loại
Chương 4: VẬT LIỆU GỐM XÂY DỰNG
4.1. Khái niệm chung và phân loại
4.2. Nguyên liệu sản xuất vật liệu gốm
4.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất gạch đất sét nung
4.4. Các sản phẩm từ đất sét nung
Chương 5: CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ
5.1. Khái niệm chung và phân loại
5.2. Các chất kết dính vô cơ rắn trong không khí
5.3. Các chất kết dính rắn trong nước
5.4. Ví dụ và bài tập
Chương 6: BÊ TÔNG DÙNG CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ
6.1. Khái niệm chung và phân loại
6.2. Nguyên liệu chế tạo bê tông xi măng
6.3. Các tính chất của bê tông xi măng
6.4. Thiết kế thành phần bê tông
6.5. Thi công bê tông
6.6. Bê tông cốt thép
6.7. Ví dụ và bài tập
Chương 7: VỮA XÂY DỰNG
7.1. Khái niệm chung và phân loại
7.2. Nguyên liệu chế tạo vữa xây dựng
7.3. Các tính chất chủ yếu của vữa xây dựng
7.4. Vữa xây, vữa trát
Chương 8: VẬT LIỆU KÍNH XÂY DỰNG
8.1. Khái niệm, phân loại
8.2. Nguyên tắc chế tạo kính
8.3. Tính chất của kính
8.4. Các sản phẩm thủy tinh
Chương 9: VẬT LIỆU GỖ
Chương 10: CHẤT KẾT DÍNH HỮU CƠ
10.1. Khái niệm và phân loại
10.2. Bitum dầu mỏ xây dựng đường
Chương 11: BÊ TÔNG DÙNG CHẤT KẾT DÍNH HỮU CƠ 29
4.1. Khái niệm và phân loại 29
4.2. Vật liệu để chế tạo bê tông atfan 30
4.3. Các tính chất của bê tông atfan 33
CÂU HỎI ÔN TẬP
MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của vật liệu xây dựng trong công nghiệp xây dựng? Phương hướng phát triển
ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam?
2. Nêu ảnh hưởng của thành phần và cấu trúc đến tính chất của vật liệu? Cho ví dụ?
CHƯƠNG 1
3. Khái niệm, biểu thức khối lượng riêng và khối lượng thể tích của vật liệu? Phương pháp xác định?
Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng riêng và khối lượng thể tích? Ý nghĩa của khối lượng riêng,
khối lượng thể tích?
4. Độ đặc, độ rỗng của vật liệu? Các yếu tố ảnh hưởng tới độ đặc, độ rỗng của vật liệu? Thiết lập
Biểu thức liên hệ giữa độ đặc, độ rỗng với khối lượng riêng và khối lượng thể tích của vật liệu?
5. Độ hút nước (Hp, Hv) của vật liệu? Công thức? Nêu phương pháp (nguyên tắc) xác định độ hút
nước của vật liệu? Các yếu tố ảnh hưởng tới độ hút nước của vật liệu?
Ngày 12/7: Câu 3, 4, 5
6. Tính dẫn nhiệt và hệ số dẫn nhiệt của vật liệu? Các yếu tố ảnh hưởng đến tính dẫn nhiệt? Ý nghĩa
của hệ số dẫn nhiệt? Các công thức tính hệ số dẫn nhiệt?
7. Định nghĩa cường độ, Mác của vật liệu? Các phương pháp (nguyên tắc) xác định cường độ của vật
liệu? Các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ của vật liệu? Các công thức xác định cường độ chịu nén,
kéo, uốn của vật liệu?
Ngày 14/7: Câu 6, 7, 12
8. Độ hút nước, độ bão hòa nước của vật liệu? Cách xác định và yếu tố ảnh hưởng? Khi vật liệu bị
hút nước hoặc hút ẩm, các tính chất cơ lý sẽ thay đổi như thế nào?
9. Tính thấm nước của vật liệu xây dựng? Hãy cho biết các biện pháp chống thấm nước có thể áp
dụng trong xây dựng?
10. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ của vật liệu xây dựng? Nêu sự khác nhau giữa
cường độ và Mác của vật liệu?
11. Khái niệm quá trình biến dạng của vật liệu xây dựng? Phân biệt biến dạng dẻo và biến dạng đàn
hồi?
CHƯƠNG 2
12. Khái niệm đá thiên nhiên, vật liệu đá thiên nhiên? Phân loại đá thiên nhiên? Ưu và nhược điểm
của vật liệu đá thiên nhiên? Ứng dụng của vật liệu đá dùng trong xây dựng?
13. Sự hình thành và phân loại, đặc tính đá macma, trầm tích. Kể tên một số loại đá macma, trầm tích
dùng trong xây dựng?
14. Hiện tượng ăn mòn vật liệu đá thiên nhiên và biện pháp phòng chống?
CHƯƠNG 3
15. Khái niệm, phân loại vật liệu kim loại? Nêu các cấu trúc tinh thể thường gặp của kim loại? Cho ví
dụ?
16. Các tính chất cơ học của vật liệu kim loại?
17. Các loại thép sử dụng trong xây dựng (thành phần, phân loại, kí hiệu)?
18. Sự ăn mòn kim loại? Biện pháp phòng chống?
Ngày 17/7: Câu 13, 15, 16, 19
CHƯƠNG 4
19. Khái niệm và phân loại vật liệu gốm? Ưu và nhược điểm của vật liệu gốm? Ứng dụng của vật liệu
gốm trong xây dựng? Trình bày sơ đồ công nghệ sản xuất gạch đất sét nung?
20. Trình bày các nguyên liệu sản xuất gốm xây dựng? Nguyên liệu nào là chính và quan trọng nhất?
Hãy nêu các thành phần và tính chất của nguyên liệu chính đó?
21. Những quá trình biến đổi hóa lý khi nung của đất sét? Nhiệt độ kết khối của đất sét?
CHƯƠNG 5
22. Khái niệm và phân loại chất kết dính vô cơ?
23. Thạch cao xây dựng là gì? Nguyên liệu chế tạo? Phương pháp sản xuất? Quá trình rắn chắc? Tính
chất của thạch cao?
24. Các phương pháp sản xuất xi măng Pooc-lăng? Phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp?
25. Giải thích thuyết Baikov về quá trình đông kết và rắn chắc của xi măng Pooc-lăng?
Ngày 19/7: câu 22, 23, 24
26. Khái niệm, clanhke XMP, XMP? Thành phần hóa? Kể tên nguyên liệu sản xuất? Thành phần
khoáng của XMP? Ảnh hưởng của các khoáng đến tính chất của XMP?
27. Khái niệm lượng nước tiêu chuẩn, thời gian bắt đầu, kết thúc đông kết của xi măng Pooc-lăng?
Nêu phương pháp (nguyên tắc) xác định và các yếu tố ảnh hưởng? Tại sao nói chỉ tiêu thời gian
đông kết đặc trưng cho khả năng thi công đối với vật liệu dùng xi măng?
28. Khái niệm cường độ và Mác của xi măng? Phương pháp (nguyên tắc) xác định và các yếu tố ảnh
hưởng tới cường độ và Mác của xi măng? Giải thích ý nghĩa của ký hiệu PCB40?
29. PC và PCB là gì? Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa 2 khái niệm này? Nguyên tắc chế tạo các loại
xi măng đặc biệt?
Ngày 21/7: câu 26, 27, 28
30. Nêu hiện tượng ăn mòn đá xi măng Pooc-lăng và biện pháp phòng chống ăn mòn đá xi măng
Pooc-lăng?
CHƯƠNG 6
31. Khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm bê tông dùng chất kết dính vô cơ là gì? Vai trò của các thành
phân chế tạo bê tông?
32. Nguyên liệu chế tạo bê tông nặng? Yêu cầu đối với mỗi loại nguyên liệu?
Ngày 24/7: 29, 31, 32
33. Tính công tác của hỗn hợp bê tông? phương pháp (nguyên tắc) xác định độ sụt và độ cứng của
hỗn hợp bê tông? Các yếu tố ảnh hưởng?
34. Cường độ của bê tông? Phân biệt cường độ và Mác bê tông? Phương pháp (thực nghiệm)
(nguyên tắc) xác định cường độ bê tông?
Công thức tính cường độ bê tông theo Bolomey – Skramtaev?
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ của bê tông? Cấp độ bền chịu nén của bê tông?
35. Các phương pháp thiết kế cấp phối bê tông? Ưu – nhược điểm của mỗi phương pháp?
Ngày 26/7: 33, 34, 35
36. Trình bày nguyên lý và các bước thiết kế cấp phối bê tông theo Bolomey – Skramtaev? Ý nghĩa
của hệ số dư vữa?
37. Trình bày các bước thực nghiệm điều chỉnh thành phần bê tông xi măng chịu lực sau khi thiết kế
sơ bộ thành phần bê tông?
CHƯƠNG 7
38. Khái niệm và phân loại vữa xây dựng? Độ dẻo của hỗn hợp vữa? Phương pháp (nguyên tắc) xác
định?
39. Cường độ của vữa xây dựng? Phương pháp (nguyên tắc) xác định? Các yếu tố ảnh hưởng tới
cường độ vữa? Mác vữa? Công thức tính cường độ của vữa trên nền đặc và nền xốp?
Sau khi tiến hành thí nghiệm theo TCVN, xác định được cường độ nén tuổi 28 ngày của mẫu vữa
là 28 kG/cm2. Xác định Mác vữa?
Các nguyên liệu chế tạo vữa? Yêu cầu đối với các nguyên liệu kể trên?
28 kG/cm2 = 2,8 MPa → M2,5

CHƯƠNG 8
40. Thủy tinh xây dựng là gì? Nguyên liệu chủ yếu? Nguyên tắc chế tạo kính ? Bản chất của quá trình
chế tạo kính tôi và kính có cốt? Ứng dụng ?
41. Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu kính sử dụng trong xây dựng?
Ngày 28/7: Câu 38, 40, 41, 42

CHƯƠNG 10
42. Khái niệm và phân loại, ứng dụng chất kết dính hữu cơ, khái niệm bitum dầu mỏ? Cấu trúc của
chất kết dính hữu cơ (nêu cấu trúc mixen, cấu trúc sol, gel, sol – gel)?
43. Thành phần nhóm chính, nhóm phụ bitum dầu mỏ (đặc điểm của mỗi nhóm)?
44. Nêu các tính chất cơ bản của bitum dầu mỏ xây dựng đường (Khái niệm, yếu tố ảnh hưởng, ý
nghĩa, phương pháp xác định)?
Ngày 31/7: Câu 43, 44, 45
CHƯƠNG 11
45. Khái niệm BTA, Hỗn hợp BTA? Phân loại BTA? Vai trò của các vật liệu trong BTA?
46. Vật liệu chế tạo bê tông atfan (vai trò và yêu cầu kỹ thuật)?
Tại sao trong chế tạo bê tông atfan lại phải đốt nóng cốt liệu trước khi trộn với bitum?
47. Các tính chất cơ bản của bê tông atfan?
Ngày 23, 24/3: Câu 45, 46, 47
CHƯƠNG 9
48. Khái niệm và ưu nhược điểm của vật liệu gỗ? Ứng dụng của vật liệu gỗ trong xây dựng ở Việt
Nam hiện nay? Độ ẩm cân bằng, độ ẩm tiêu chuẩn, độ ẩm bão hoà thớ? Ảnh hưởng của độ ẩm
đến khối lượng thể tích của vật liệu gỗ?
49. Sâu, tật của vật liệu gỗ và các biện pháp chống sâu nấm, mối mọt cho vật liệu gỗ?
50. Cấu tạo của vật liệu gỗ bằng các mặt cắt? Ảnh hưởng của cấu tạo tới tính chất của gỗ?
51. Độ ẩm của vật liệu gỗ? Giải thích hiện tượng nứt nẻ, cong vênh của vật liệu gỗ? Đề xuất các biện
pháp nhằm khắc phục hiện tượng này?

BÀI TẬP VẬT LIỆU XÂY DỰNG

BÀI TẬP CHƯƠNG 1


1. Một mẫu đá khô có khối lượng là 58 gam, sau khi hút nước đem cân được đem cân được 60 gam.
Biết khối lượng riêng của vật liệu là 2,62 g/cm3, độ hút nước theo thể tích là 5,4%.
a. Tính khối lượng thể tích, độ đặc, độ rỗng của mẫu đá.

b. Nếu đem mẫu cho hút nước đến bão hòa, cân được 63 gam. Tính hệ số bão hòa nước?

c. Khi đặt mẫu có diện tích bề mặt là 500 cm2, chiều dày 5 cm vào thiết bị thí nghiệm với nhiệt độ
ở 2 mặt mẫu là 293K và 393K thì sau 60 phút có bao nhiêu nhiệt truyền qua mẫu?
2. Một mẫu vật liệu đá thiên nhiên ở trạng thái khô có khối lượng là 600 gam, sau khi hút nước đến
bão hòa đem cân được 630 gam. Biết khối lượng riêng của vật liệu là 2,72 g/cm3, độ hút nước
bão hòa theo thể tích là 7,0%.
a. Tính khối lượng thể tích, độ đặc, độ rỗng của mẫu đá?
b. Tính hệ số bão hòa nước?
c. Đặt tấm mẫu phẳng vật liệu trên ở trạng thái khô có diện tích bề mặt là 100 cm2, chiều dày 4 cm
vào thiết bị thí nghiệm với nhiệt độ ổn định ở 2 mặt mẫu là 298K và 378K. Tính lượng nhiệt truyền
qua mẫu sau 120 phút?

3. Khi xác định hệ số truyền nhiệt của vật liệu, người ta dùng mẫu vật liệu có diện tích bề mặt là
0,40 m2, chiều dày 3 cm. Mẫu được đặt vào thiết bị đo nhiệt, có nhiệt độ ở 2 mặt mẫu là 100oC và
20oC. Sau 1h, năng lượng nhiệt truyền qua mẫu là 400 kcal.
a. Tính hệ số truyền nhiệt của vật liệu này ở 25oC.
b. Cho độ rỗng r = 50%. Tính khối lượng riêng của loại vật liệu này.
4. Một mẫu vật liệu xây dựng khô có khối lượng 250g. Khi nhúng ngập mẫu vào ống đong nước để
thoát hết bọt khí, thì mẫu làm nước dâng lên 100 ml. Nhấc mẫu ra rồi lại nhúng vào ống
đong thì mẫu chiếm chỗ của 125ml nước. Cho hút nước đến bão hòa mẫu cân nặng 283g. Sau khi
sấy khô mẫu, nghiền nhỏ, cho vào binh tỷ trọng xác định được thể tích đặc của nó là 90 cm3.
a. Hãy xác định khối lượng thể tích của mẫu đá ở trạng thái khô, khối lượng riêng?
b. Xác định độ hút nước theo thể tích và theo khối lượng của mẫu vật liệu?
c. Xác định độ rỗng toàn phần, hệ số bão hòa và nhận xét?
Hệ số bão hòa = rỗng hở / rỗng toàn phần

Bài tập tham khảo thêm (sách bài tập chương 1): 1, 2, 4, 6, 7, 9, 18, 21.
https://drive.google.com/file/d/1-3WnAhbXruoxBrsP3iOM_Wkhd4V3qzVL/view?usp=sharing

BÀI TẬP CHƯƠNG 5


5. Tìm Mác của xi măng Pooc lăng theo kết quả thí nghiệm như sau: uốn 3 mẫu kích thước 4x4x16
cm được Ru1 = 5,1 MPa; Ru2 = 4,9 MPa; Ru3 = 4,5 MPa. Sau đó nén 6 nửa mẫu được các chỉ số lực
nén: P1 = 8000 kG; P2 = 7750 kG; P3 = 8050 kG; P4 = 8000 kG; P5 = 7800 kG; P6 = 8200 kG.
(xem slide chương Chất kết dính vô cơ).
6. Một loại xi măng có ghi PCB30 trên bao bì, thành phần gồm clanhke (CLK), thạch cao (TC) và phụ
gia Puzzolan (PUZ), phối trộn theo tỷ lệ CLK : TC : PUZ = 75 : 5 : 20 (*), khối lượng riêng tương ứng
của từng loại là ρCLK = 3,2 g/cm3, ρTC = 2,5 g/cm3, ρPUZ = 2,65 g/cm3
a. Giải thích rõ ký hiệu PCB30
b. Tính khối lượng riêng của xi măng trong hai trường hợp sau (*):
 Tính theo khối lượng của vật liệu thành phần.
 Tính theo thể tích đặc của vật liệu thành phần.
7. Một loại xi măng PCB30 được phối trộn từ hai thành phần: xi măng pooclăng (PC) và phụ gia
puzzolan (puz) theo tỷ lệ khối lượng PC : TB = 85 : 15. Biết khối lượng riêng của PC và TB tương
ứng là ρPC = 3,10 g/cm3, ρTB = 2,60 g/cm3.
1) Giải thích ký hiệu PCB40.
2) Tính khối lượng riêng của PCB40.
3) Tính tỷ lệ thể tích đặc PC : PUZ.

BÀI TẬP CHƯƠNG 6


8. Phân xưởng trộn nhà máy bê tông Vinaconex Xuân Mai nhận được từ phòng kỹ thuật cấp phối bê
tông như sau: 1 : x :y (z) = 1 : 2,8 : 3,9 (0,55) (*). Lượng dùng xi măng ấn định là 345 kg/m3 bê
tông. Kỹ thuật viên cho biết độ ẩm của cát là 3% và của đá dăm là 1%.
a. Hãy tính lượng dùng vật liệu thực tế cho 1 m3 hỗn hợp bê tông?
b. Tính toán lượng dùng vật liệu cho một mẻ trộn của máy có dung tích 750 lít? Nếu dùng hộc 15
lít để đong vật liệu thì người công nhân phải đong cụ thể mỗi loại vật liệu là bao nhiêu? Cho
biết khối lượng thể tích của xi măng, cát và đá dăm lần lượt là 1200, 1450 và 1550 kg/m3 biết
hệ số sản lượng là 0,8.
c. Tính toán hệ số dư vữa và nhận xét về tính công tác của hỗn hợp bê tông? Biết khối lượng thể
tích xốp của đá ρvđ = 1550 kg/m3, khối lượng riêng đ = 2,65 g/cm3.
d. Từ cấp phối (*), để điều chỉnh tính công tác thì sử dụng phụ gia siêu dẻo, lượng nước giảm 20
lít trên 1 m3 hỗn hợp bê tông. Nếu không thay đổi cường độ bê tông thì tiết kiệm được bao
nhiêu xi măng trên 1 m3 bê tông.
9. Phân xưởng trộn của nhà máy bê tông nhận được từ phòng kỹ thuật cấp phối bê tông như sau: 1
: x : y (z) = 1 : 2,7 : 3,5 (0,55). Lượng dùng cát ấn định là 710 kg/m3 bê tông.

a) Tính lượng dùng vật liệu cho 1 m3 hỗn hợp bê tông?


b) Tính cường độ bê tông tuổi 7 ngày biết cường độ thực tế ở tuổi 28 ngày của xi măng là 38 MPa. Hệ
số A = 0,5 hoặc A1 = 0,32.
c) Kỹ thuật viên cho biết độ ẩm thực tế của cát là 3,5% và của đá dăm là 1,5%. Hãy tính lượng dùng
vật liệu thực tế cho 1 m3 hỗn hợp bê tông?
10. Phân xưởng trộn nhà máy bê tông Vinaconex Xuân Mai nhận được từ phòng kỹ thuật cấp phối bê
tông như sau: 1 : x :y (z) = 1 : 2,8 : 3,9 (0,38) (*). Lượng dùng đá là 1250 kg/m3 bê tông.
a. Hãy tính lượng dùng vật liệu cho 1 m3 hỗn hợp bê tông?
b. Tính cường độ bê tông tuổi 56 ngày biết cường độ thực tế ở tuổi 28 ngày của xi măng là 48
MPa. Hệ số A = 0,5 hoặc A1 = 0,32.
c. Kỹ thuật viên cho biết độ ẩm của cát là 4% và của đá dăm là 1%. Tính lượng dùng vật liệu thực
tế?
11. Đội thi công công trình A nhận được cấp phối bê tông theo thiết kế là 1 : x : y : z = 1: 2,4 : 3,5 :
0,35. Cho biết hỗn hợp bê tông sau khi đầm chặt có khối lượng thể tích 2320 kg/m3.

a) Tính lượng dùng vật liệu cho 1 m3 hỗn hợp bê tông? Tính hệ số dư vữa? Cho biết khối lượng thể
tích xốp và khối lượng riêng của đá lần lượt là ρvđ = 1600 kg/m3, ρđ = 2,7 g/cm3.
b) Tại hiện trường, độ ẩm của cát và đá lần lượt là 2% và 1%. Tính lại lượng dùng vật liệu cho 1 m3
hỗn hợp bê tông?
c) Tính lượng dùng vật liệu cần thiết để đổ 4 dầm bê tông hình hộp chữ nhật kích thước
200x500x3500 mm?
12. Đội thi công công trình A nhận được cấp phối bê tông theo thiết kế là 1 : x : y : z = 1: 2,6 : 3,4 :
0,55. Cho biết hỗn hợp bê tông sau khi đầm chặt có khối lượng thể tích 2460 kg/m3.

a) Tính lượng dùng vật liệu cho 1 m3 hỗn hợp bê tông? Tính hệ số dư vữa? Cho biết khối lượng thể
tích xốp và khối lượng riêng của đá lần lượt là ρvđ = 1600 kg/m3, ρđ = 2,6 g/cm3.
b) Tại hiện trường, độ ẩm của cát và đá lần lượt là 3% và 1%. Tính lại lượng dùng vật liệu cho 1 m3
hỗn hợp bê tông?
c) Tính lượng dùng vật liệu cần thiết để đổ 4 dầm bê tông hình hộp chữ nhật kích thước
300x500x6000 mm?
13. Một loại bê tông nặng có cấp phối thiết kế ban đầu 1: x : y = 1 : 2,15 : 3,73, tỉ lệ N/X = 0,55. Hỗn
hợp bê tông có khối lượng thể tích vhhbt = 2420 kg/m3. Cho biết khối lượng riêng đá dăm ρđ =
2,55 g/cm3.
a. Tính toán lượng dùng vật liệu cho 1 m3 hỗn hợp bê tông?
b. Tính hệ số dư vữa? Biết khối lượng thể tích xốp của đá ρvđ = 1550 kg/m3.
14. Một loại bê tông nặng có lượng dùng vật liệu khi thí nghiệm kiểm tra độ dẻo như sau: x = 3,3 kg;
n = 1,9 lít; c = 5,9 kg; đ = 13,7 kg.
a. Tính lượng dùng vật liệu cho 1m3 bê tông? Biết khối lượng riêng của các vật liệu thành phần
xi, cát, đá, nước là 3,15 g/cm3; 2,65 g/cm3; 2,55 g/cm3; 1,0 g/cm3
b. Cường độ bê tông lý thuyết ở tuổi 28 ngày, Rb28? Biết rằng chất lượng nguyên vật liệu có chất
lượng trung bình A = 0,6; Loại xi măng sử dụng là PC30.
c. Tính cường độ bê tông ở tuổi 7 ngày.
d. Tính hệ số dư vữa. Biết khối lượng riêng và khối lượng thể tích đổ đống lần lượt là, ρxvĐ =
1550 kg/m3.
15. Cho cấp phối bê tông cốt liệu đặc chắc như sau: xi măng 348 kg/m³, cát 675 kg/m³, đá dăm 1190
kg/m³ và nước 214 kg/m³.
1) Tính lượng vật liệu cần thiết cho mẻ trộn thử có thể tích 25 lit.
2) Biết cường độ thực tế của xi măng ở tuổi 28 ngày là 45MPa, hệ số chất lượng vật liệu A =
0,50. Tính sơ bộ cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày.
3) Nếu không dùng cát khô mà dùng cát có độ ẩm 2,5% thì lượng vật liệu cần thiết cho mẻ trộn
thử 25 lít sẽ điều chỉnh như thế nào?
4) Tính hệ số dư vữa của hỗn hợp bê tông, biết khối lượng riêng của đá bằng 2,79 g/cm³ và khối
lượng thể tích xốp của đá bằng 1460 kg/m³.

16. Một loại bê tông nặng có lượng dùng vật liệu khi thí nghiệm kiểm tra độ sụt như xi, nước, cát, đá:
3,4 kg; 1,9 lít; 5,8 kg; 13,7 kg.

a) Tính lượng dùng vật liệu cho 1m3 bê tông? Biết khối lượng riêng của các vật liệu thành phần xi,
nước, cát, đá 3,15 g/cm3; 1,0 g/cm3; 2,65 g/cm3; 2,55 g/cm3
b) Tính cường độ bê tông tuổi 14 ngày biết cường độ thực tế của xi măng là 35 MPa. Hệ số A = 0,5
hoặc A1 = 0,32.
c) Tính lượng dùng vật liệu thực tế cho 1m3 bê tông? Biết độ ẩm của cát là 4%, độ ẩm của đá là 1%.
17. Một loại bê tông dùng cho kết cấu dầm, sàn có thành phần vật liệu sử dụng như sau: X = 360
kg/m3, C = 630 kg/m3, Đ = 1250 kg/m3, N = 180 lít/m3.
a) Viết cấp phối chuẩn (1:x:y (z)) và tính toán cường độ lý thuyết của bê tông ở tuổi 7 ngày? Biết
cường độ thực tế của xi măng là 46 MPa, hệ số A = 0,5 hoặc A1 = 0,32.
b) Vật liệu chế tạo ở ngoài hiện trường có độ ẩm của cát và đá lần lượt là Wc = 5%, Wđ = 1%. Tính
toán lượng dùng vật liệu thực tế cho 1m3 bê tông?
c) Tính lượng dùng vật liệu cho 1 mẻ trộn máy có thể tích 2500 lít, biết hệ số sản lượng bê tông β =
0,75.
18. Một loại bê tông nặng có lượng dùng vật liệu khi thí nghiệm kiểm tra độ sụt như sau: X = 3,4 kg; N
= 1,95 lít; C = 6,8 kg; Đ = 12,5 kg. Biết khối lượng riêng của các vật liệu thành phần ρx = 3,15
g/cm3; ρn = 1,0 g/cm3; ρc = 2,65 g/cm3; ρđ = 2,55 g/cm3.

a) Tính lượng dùng vật liệu cho 1 m3 bê tông?


b) Tính lượng dùng vật liệu thực tế cho 1 m3 bê tông? Biết độ ẩm của cát và đá dăm lần lượt là 4% và
1%.
c) Cần thi công một sàn bê tông cốt thép có kích thước 10m x 5m x 0,2m. Tính lượng dùng vật liệu
cần thiết để thi công sàn trên, bỏ qua thể tích cốt thép?
19. Phân xưởng trộn nhà máy bê tông Vinaconex Xuân Mai nhận được từ phòng kỹ thuật cấp phối bê
tông như sau: 1:x:y(z) = 1:2,65:3,9(0,5) (*). Khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông khi đầm chặt
là 2450 kg/m3. Độ dẻo yêu cầu 46 cm. Để đảm bảo an toàn cho mác bê tông thiết kế kĩ thuật
viên tăng thêm 10% xi măng. Khối lượng riêng xi măng x = 3,15 g/cm3.
a. Hãy tính xem với công trình cần 100m3 bê tông thì nhà máy phải tốn thêm bao nhiêu xi măng
nếu theo quyết định của kĩ thuật viên?
b. Tính toán lượng dùng vật liệu cho một máy trộn dung tích 850 lít? Biết độ ẩm của cát và đá
dăm lần lượt là Wc = 3%, Wđ = 1%, hệ số sản lượng là 0,8.
c. Từ cấp phối (*), để tăng độ dẻo hỗn hợp bê tông, cần tăng lượng dùng N, X cho hỗn hợp bê
tông: N tăng 10%, X tăng 10%. Hãy tính lại cấp phối bê tông.
d. Từ cấp phối (*), người ta điều chỉnh độ dẻo bằng cách dùng phụ gia siêu dẻo, lượng nước
dùng giảm 30 lít cho 1 m3. Tính toán lượng dùng nguyên vật liệu cho 1 m3 hỗn hợp bê tông.
Tính xem cường độ bê tông thay đổi như thế nào khi dùng phụ gia siêu dẻo.
20. Một mẫu vật liệu gốm ở trạng thái tự nhiên có khối lượng thể tích 1650 kg/m3, độ ẩm 2,0 %. thì
khối lượng thể tích vật liệu khi vật liệu hút nước bão hòa là 1800 kg/m3.

1) Tính khối lượng thể tích vật liệu ở trạng thái khô.
2) Tính độ hút nước bão hòa theo khối lượng và độ hút nước bão hoà theo thể tích.
3) Tính độ rỗng và độ đặc của mẫu, biết hệ số bão hòa nước của nó là 0,8.

You might also like