Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

DANH SÁCH ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

Học phần: Hệ thống thông tin quản lý

1
Yêu cầu chung
1. Về sản phẩm:
- Mỗi nhóm thảo luận phải tổ chức họp và phân công công việc cho các thành viên
của nhóm mình.
- Mỗi nhóm nộp 3 biên bản họp nhóm viết tay hoặc đánh máy có chữ ký đầy đủ
đóng vào bản cứng sau trang bìa. (trong đó có Phân công công việc, tổng kết thực hiện
công việc và đánh giá cho điểm của từng thành viên và nhóm trưởng)
- Bản báo cáo được in trên khổ A4, bìa ghi rõ tên đề tài, tên nhóm thực hiện, họ
tên và chức danh từng thành viên trong nhóm.
- Nộp sản phẩm bản cứng trước ngày thảo luận.
2. Về Slides báo cáo
- Slide rõ ràng, ngắn gọn, không để nhiều chữ, cỡ chữ quá nhỏ:
+ Slide đầu tiên ghi rõ tên đề tài và nhóm thực hiện, lớp học phần
+ Slide thứ 2 ghi rõ danh sách thành viền nhóm
+ Slide thứ 3 ghi rõ nội dung báo cáo
+ Từ Slide thứ 4 trở đi trình bày nội dung
+ Slide cuối cùng ghi kết luận của đề tài
Bài tập
Phần này có ít nhất 2 mục nhỏ:
- Tìm hiểu một quy trình nghiệp vụ tại một đơn vị trên thực tế, viết được mô tả
quy trình, nghiệp vụ đó. (trong trường hợp không viết được mô tả về một quy trình
nghiệp vụ nào đó trên thực tế thì có thể phân tích các quy trình, nghiệp vụ có sẵn của Bộ
môn).
- Thực hiện phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý quy trình nghiệp vụ đó
thông qua việc vẽ các loại biểu đồ:
+ Biểu đồ phân cấp chức năng
+ Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh, mức đỉnh và mức dưới đỉnh.

2
Danh sách các câu hỏi và bài tập thảo luận
Lý thuyết
1. Anh (chị) hãy tìm hiểu thực trạng việc áp dụng các HTTT hiện nay vào một trong các
lĩnh vực sau:
+ Lĩnh vực giáo dục,
+ Lĩnh vực y tế,
+ Lĩnh vực kinh doanh,
+ Lĩnh vực giao thông vận tải,
+ Lĩnh vực quản lý các dịch vụ công,
+ Lĩnh vực viễn thông,
+ Lĩnh vực du lịch,
+ Lĩnh vực quản trị nhân lực,
+ Lĩnh vực quản lý hồ sơ,
+ Lĩnh vực khác mà anh chị am hiểu.
2. Cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc áp dụng các HTTT vào các lĩnh vực mà
anh chị đã chọn ở câu 1.
3. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT quản lý nhân
sự. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này tại doanh
nghiệp.
4. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT quản lý
Điểm sinh viên. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này tại
doanh nghiệp.
5. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT quản lý Sinh
viên. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này tại doanh
nghiệp.
6. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT quản lý quan
hệ khách hàng. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này tại
doanh nghiệp.
7. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT quản lý bán
hàng. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này tại doanh
nghiệp.
8. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT quản lý
Khách sạn du lịch. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này
tại doanh nghiệp.

3
9. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT quản lý
Kho. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này tại doanh
nghiệp.
10. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT quản lý Siêu
thị. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này tại doanh
nghiệp.
11. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT Marketing.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này tại doanh nghiệp.
12. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT kế toán.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống này tại doanh nghiệp.
13. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT quản lý
chuỗi cung ứng SCM. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống
này tại doanh nghiệp.
14. Trình bày mô hình, đặc trưng và các thành phần chính, lợi ích của HTTT hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp ERP. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ
thống này tại doanh nghiệp.
15. Trình bày khái niệm, lợi ích điện toán đám mây. Trình bày các đặc điểm công nghệ,
kỹ thuật trong điện toán đám mây. Phân tích những khó khăn và thuận lợi trong việc
triển khai dịch vụ điện toán đám mây hiện nay tại doanh nghiệp Việt Nam.
16. Trình bày khái niệm, đặc trưng dữ liệu lớn. Phân tích sự khác nhau giữa dữ liệu lớn và
dữ liệu truyền thống. Dữ liệu lớn thường được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Trình
bày đặc điểm công nghệ, kỹ thuật trong việc khai phá dữ liệu lớn. Phân tích những
khó khăn và thuận lợi trong việc ứng dụng dữ liệu lớn tại doanh nghiệp Việt Nam.
17. Tìm hiểu về hệ thống thông tin hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise
Resourecs Planning): Khái niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức, doanh
nghiệp, Quy trình triển khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
18. Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain
Management): Khái niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức, doanh
nghiệp, Quy trình triển khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
19. Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản trị quan hệ khách hàng CRM (Customer
Relationship Management): Khái niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức,
doanh nghiệp, Quy trình triển khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
20. Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản trị nhân sự HRM (Human Resources
Management): Khái niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức, doanh
nghiệp, Quy trình triển khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
21. Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản lý tài chính (Finance System Management): Khái

4
niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức, doanh nghiệp, Quy trình triển
khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
22. Tìm hiểu về hệ thống thông tin Marketing (Marketing System Management): Khái
niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức, doanh nghiệp, Quy trình triển
khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
23. Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản trị sản xuất (Manufacturing System
Management): Khái niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức, doanh
nghiệp, Quy trình triển khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
24. Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản lý kho (Inventory System Management): Khái
niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức, doanh nghiệp, Quy trình triển
khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
25. Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản trị bán hàng (Purchasing System Management):
Khái niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức, doanh nghiệp, Quy trình
triển khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
26. Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản trị thương mại điện tử (E-Commerce System
Management): Khái niệm, đặc điểm, Các phân hệ, Vai trò trong tổ chức, doanh
nghiệp, Quy trình triển khai, Tình hình ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.

5
Bài tập
Quy trình nghiệp vụ 1. Hoạt động của thư viện trong trường đại học ABC được
thực hiện như sau:
Độc giả muốn mượn sách của thư viện thì trước tiên phải đăng ký làm thẻ thư
viện. Quản lý độc giả: nhập thông tin độc giả khi độc giả đến đăng ký làm thẻ. Các thông
tin về độc giả bao gồm: họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại nhà
riêng, cơ quan công tác, mã đối tượng và những thông tin để xác nhận độc giả như số
chứng minh thư hay số hộ chiếu. Mỗi độc giả có một định danh duy nhất là: mã độc giả.
Sau khi xác nhận các thông tin về độc giả hệ thống tạo thẻ độc giả dựa trên các thông tin
đó. Trên thẻ độc giả có các thông tin: mã thẻ, tên độc giả, ngày sinh, địa chỉ, ngày tạo,
ngày hết hạn. Các thông tin về độc giả và thẻ độc giả được lưu trữ lại. Mỗi độc giả chỉ có
một thẻ độc giả và mỗi thẻ độc giả chỉ thuộc một độc giả.
Khi mượn sách độc giả được phép mượn với số lượng và thời gian hạn chế.
Nhưng trước khi mượn họ phải trình thẻ độc giả và không có sách mượn quá hạn. Hoạt
động mượn trả sách được thực hiện như sau: sau khi kiểm tra thẻ độc giả và kiểm tra sách
quá hạn, nếu đúng là độc giả đã đăng ký và không có sách quá hạn, thì các sách mà họ
yêu cầu sẽ được kiểm tra xem sách đó đã được mượn hay chưa nếu sách chưa bị cho
mượn thì thông tin về việc mượn sách được lưu lại trên phiếu mượn.
Khi độc giả trả sách thì nhân viên thư viện kiểm tra tình trạng sách trả, và ghi nhận
việc trả sách của độc giả. Nếu độc giả trả muộn so với ngày quy định trên phiếu mượn thì
họ phải chịu một khoản lệ phí theo từng loại sách. Mỗi thẻ độc giả có thể có nhiều phiếu
mượn, mỗi phiếu mượn chỉ ghi một thẻ độc giả. Trên mỗi phiếu mượn có thể mượn nhiều
sách, mỗi đầu sách có thể cho mượn nhiều lần. Mỗi phiếu mượn do một nhân viên lập,
một nhân viên có thể lập nhiều phiếu mượn. Cuối mỗi tuần làm việc nhân viên thư viện
kiểm tra toàn bộ danh sách sách mượn để phát hiện các độc giả mượn quá hạn. Nếu độc
giả mượn quá hạn dưới 3 ngày thì họ sẽ nhận được một phiếu nhắc trả sách.
Việc quản lý sách của thư viện như sau: thường xuyên nhập thêm các đầu sách
dựa trên việc chọn sách từ các danh mục sách mà các nhà cung cấp gửi tới. Khi các sách
quá cũ hoặc không còn giá trị sử dụng thì thanh lý sách. Ngoài ra có thể sửa thông tin về
sách khi cần thiết. Thông tin về sách bao gồm: mã sách, tên sách, thể loại, tình trạng, năm
xuất bản, nhà xuất bản, tác giả. Một nhà xuất bản xuất bản nhiều đầu sách khác nhau.
Mỗi đầu sách do một nhà xuất bản xuất bản. Một tác giả viết nhiều đầu sách, một đầu
sách do một tác giả viết (nếu có nhiều tác giả cùng viết thì chỉ cần lưu thông tin người
chủ biên). Thông tin về nhà xuất bản gồm có: mã nhà xuất bản, tên nhà xuất bản, địa chỉ,
số điện thoại. Thông tin về tác giả bao gồm: mã tác giả, tên tác giả, cơ quan công tác, địa
chỉ nhà riêng, số điện thoại.

6
Quy trình nghiệp vụ 2: Thông tin về hệ thống quản lý thi thử đại học được mô tả như
sau:
Chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học hàng năm, một trung tâm X đứng ra tổ chức thi
thử cho các học sinh (thí sinh) chuẩn bị thi đại học. Trung tâm thành lập ra một ban điều
hành để chỉ đạo mọi công tác trong vấn đề tổ chức thi thử. Trước hết họ xắp sếp cơ sở vật
chất các phòng thi: bàn ghế, điện sáng, quạt mát, đánh số phòng... sau đó là lên sơ đồ
hướng dẫn địa điểm các phòng thi cho thí sinh, ấn định lịch thi các môn thi (ngày thi) và
bảng lệ phí dự thi theo mỗi môn thi.
Thí sinh đến đăng ký dự thi sẽ phải khai báo các thông tin cơ bản về mình như họ
tên, ngày sinh, địa chỉ (có thể là trường PTTH đang học hoặc địa chỉ cư trú của thí sinh),
các môn thi đăng ký (theo danh mục môn thi do trung tâm tổ chức). Sau khi kiểm tra
thông tin chỗ trống trong phòng thi vẫn còn, thí sinh sẽ được chấp nhận dự thi: nộp lệ phí
thi (nhận phiếu thu lệ phí thi) và nhận thẻ dự thi.
Song song với việc nhận đăng ký thi là việc tiến hành tuyển nhận cán bộ coi thi
(có cấp thẻ coi thi) và chấm thi. Căn cứ vào số buổi coi thi cũng như số lượng bài chấm
thi trung tâm sẽ thanh toán tiền công (theo công thức quy định trước) cho các cán bộ trên.
Bài thi sau khi chấm sẽ được cập nhật cho từng thí sinh trong danh sách thi (theo
từng môn), thí sinh đến lấy kết qủa phải đem theo thẻ dự thi để kiểm tra, nếu hợp lệ (số
báo danh hợp lệ và chưa lấy kết quả) thí sinh sẽ được nhận lại bài thi của mình kèm theo
môt phiếu báo kết quả (có ghi tổng điểm các môn thi và xếp hạng/ tổng số dự thi).
Công tác thi thử được tổ chức nhiều lần trước khi thí sinh bước vào thi đại học
nhằm tạo điều kiện củng cố kiến thức cũng như tinh thần cho thí sinh khi đi thi, do vậy
cuối mỗi đợt thi thử, các báo cáo tổng hợp sẽ giúp ban điều hành rút kinh nghiệm tổ chức
cho đợt thi sau hiệu quả hơn.

Quy trình nghiệp vụ 3: Hoạt động quản lý của công ty mua bán nội thất như sau:
Công ty TNHH Nội thất A là một đơn vị kinh doanh các mặt hàng trang trí nhà, nội
thất. Hàng hóa được nhập từ nhiều nguồn khác nhau trong nước và ngoài nước. Mỗi lần
nhập hàng công ty đều có phiếu nhập hàng và giấy tờ xuất xứ của hàng hóa. Hàng hóa
mua từ các nhà cung cấp được công ty thanh toán thành nhiều lần và ngược lại, cũng có
khi công ty thanh toán tiền một lần cho nhiều phiếu nhập. Số tiền của một lần thanh toán
cho nhà cung cấp tùy theo sự thỏa thuận giữa công ty và các nhà cung cấp
Hàng hóa của công ty được bán theo hai hình thức: bán sỉ theo đơn đặt hàng và bán lẻ
theo các hóa đơn. Khi muốn đặt mua hàng, khác hàng điền yêu cầu vào đơn đặt hàng và

7
gửi cho bộ phận bán hàng. Đối với khách hàng mua hàng theo đơn đặt hàng, công ty cũng
thực hiện phương thức thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Mỗi đơn đặt hàng của khách hàng có thể được giao nhiều lần thông qua phiếu giao
hàng hoặc có thể bị hủy (vì nhiều nguyên nhân khác nhau từ cả hai phía). Thông thường,
công ty sẽ giao hàng cho khách hàng theo đúng yêu cầu đặt hàng về các điều khoản: ngày
giao, số mặt hàng và số lượng từng loại.
Khách mua lẻ hàng hóa của công ty không cần đặt hàng trước, chỉ cần thông qua hóa
đơn bán lẻ và phải thanh toán tiền ngay khi nhận.
Phiếu thu được sử dụng để thu tiền công nợ của khách hàng cũng như thu tiền bán
hàng theo hóa đơn. Hàng tháng, nhân viên cần tạo các báo cáo thống kê về tình hình hàng
hóa trong kho, trong cửa hàng, tình trạng công nợ của khách hàng và nhà cung cấp để
trình lên cấp trên.

Quy trình nghiệp vụ 4: Mô tả nghiệp vụ quản lý nhân sự như sau:


Khi tuyển dụng 1 nhân viên, phòng nhân sự cập nhật hồ sơ cá nhân của nhân viên
(NV) đó. Thực hiện sửa đổi thông tin hồ sơ đã có của NV trong công ty. Khi 1 nhân viên
thôi không làm việc trong công ty thì phòng nhân sự hủy bỏ thông tin về NV. Phòng nhân
sự được phép xem thông tin của các NV trong công ty. Khi 1 NV thay đổi mức lương
phòng nhân sự thực hiện điều chỉnh mức lương cho NV. Hàng ngày, phòng nhân sự thực
hiện chấm ngày công làm việc cho từng NV trong công ty, kể cả ngày công lao động
ngoài giờ. Cuối tháng phòng nhân sự đưa ra bảng theo dõi chấm công và báo cáo chấm
công trong tháng của các NV trong công ty.
Cuối tháng phòng kế toán thực hiện nhiệm vụ lập phiếu lương cho từng NV trong
công ty, cập nhật mức thưởng và các khoản phụ cấp khác, khấu trừ các khoản BHYT,
BHXH… Thống kê lương của toàn bộ nhân viên, lập các báo cáo thuế thu nhập, BHXH,
BHYT phải nộp hàng tháng của nhân viên cho các cơ quan chức năng.
Nếu muốn xem thông tin về lương thưởng, thuế thu nhập, BHXH, BHYT….của các
NV, ban giám đốc có thể yêu cầu xem báo cáo thống kê lương, thưởng, BHXH, BHYT
của toàn nhân viên trong công ty.
Quy trình nghiệp vụ 5: Nghiệp vụ quản lý thư viện
Thư viện thành phố muốn xây dựng hệ thống phần mềm để quản lý các hoạt động
nghiệp vụ. Hệ thống phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Qua hệ thống, cán bộ nghiệp vụ thuộc phòng bổ sung sách có nhiệm vụ nhập sách
mới và hủy những sách không còn được sử dụng nữa. Sách gồm các thông tin: Mã sách,
tên sách, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, số lượng.

8
Quá trình mượn và trả sách được thực hiện như sau: Khi mượn sách, độc giả viết
phiếu yêu cầu mượn sách gửi tới thủ thư. Qua hệ thống, thủ thư sẽ kiểm tra thẻ thư viện
và kiểm tra các sách cần mượn. Nếu thẻ hợp lệ và có sách trong thư viện, thủ thư lấy sách
gửi bạn đọc và nhập “Phiếu yêu cầu mượn” vào hệ thống. Khi mượn sách, trên phiếu yêu
cầu mượn, ngày mượn được ghi và ngày trả để trống. Khi trả sách, độc giả mang sách và
phiếu yêu cầu mượn đến thư viện. Qua hệ thống, thủ thư sẽ cập nhật phiếu yêu cầu mượn
(ghi vào cột ngày trả).
Ngoài ra, hệ thống có nhiệm vụ in danh sách các độc giả mượn sách quá hạn và báo
cáo theo dõi việc mượn, trả sách gửi giám đốc thư viện.
Quy trình nghiệp vụ 6: Nghiệp vụ quản lý phát hành sách như sau:
Khi có yêu cầu nhập sách từ các đại lý, bộ phận phát hành sẽ kiểm tra lượng sách
hiện có. Nếu được bộ phận này sẽ lập một phiếu xuất để xuất sách cho đại lý. Trong
phiếu xuất ghi rõ tên đại lý, địa chỉ đại lý, người nhận sách, ngày xuất, các thông tin về
sách. Hệ thống lưu lại một bản sao của phiếu xuất và ghi nợ cho đại lý, nếu không có
đủ số lượng hoặc không có loại sách yêu cầu thì thông báo từ chối xuất.
Khi có yêu cầu bán sách từ các nhà xuất bản, bộ phận quản lý việc nhập sách sẽ
kiểm tra chất lượng sách. Nếu chất lượng sách đảm bảo nhà xuất bản sẽ chuyển sách
đến công ty, bộ phận này sẽ lập một phiếu nhập sách. Trong phiếu nhập sẽ ghi rõ thông
tin và địa chỉ liên lạc của nhà xuất bản cũng như người giao sách… tổng số tiền, đủ các
chữ kí các bên, một bản được lưu lại và sau đó sách được chuyển vào kho.
Hàng tháng các đại lý sẽ gửi danh mục những sách đã bán được cho bộ phận thống
kê. Bộ phận này sẽ thống kê lại lượng sách đã bán, thu tiền và điều chỉnh sách từ các đại
lý. Bộ phận này cũng thống kê lượng sách còn tồn trong kho sau đó gửi thông báo về
sách tồn và thanh toán tiền sách đã bán cho các nhà xuất bản.
Ngoài ra hệ thống cần lưu giữ các thông tin về sách, tên tác giả, lĩnh vực...Các thông
tin về nhà xuất bản gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản,...Trong thông tin lưu trữ
về các đại lý cần có thông tin về lượng sách đã lấy, số tiền đã trả, số tiền còn nợ để đảm
bảo không một đại lý nào được nợ quá số tiền cho phép.
Quy trình nghiệp vụ 7: Nghiệp vụ quản lý của một trung tâm tin học:
Trung tâm tin học A mở nhiều khóa học trong một năm, mỗi khoá đào tạo trung tâm
mở nhiều môn học cho học viên lựa chọn. Một môn học có thể có nhiều lớp được mở.
Mỗi lớp tương ứng với một ca học nhất định. Khi đến ghi danh theo học, mỗi học viên sẽ
được ghi nhận thông tin cá nhân theo CMND hoặc thẻ sinh viên hoặc thông tin cá nhân
như họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp, … và có thể chọn ca học phù
hợp với mình. Sau đó học viên được phát thẻ học viên dùng để vào lớp và tham dự các kỳ
thi.

9
Học viên phải đóng học phí cho môn học mà mình đã đăng kí. Các mức học phí cũng
khác nhau tùy vào môn học, trung tâm cũng có chế độ giảm học phí cho học viên cũ hay
sinh viên học sinh tùy theo từng thời điểm trong năm và chính sách từng năm của trung
tâm. Học viên có thể đăng kí gia hạn thời gian đóng học phí.
Trung tâm sắp xếp thời khóa biểu cho giáo viên phù hợp với từng môn học, ca học và
phòng học. Mỗi giáo viên có thể dạy nhiều môn học và nhiều ca học khác nhau.
Cuối khóa học, trung tâm sẽ tổ chức thi và cấp bằng chứng nhận học viên đã hoàn tất
môn học. Học viên còn nợ học phí sẽ không được dự thi và công nhận kết quả. Nếu học
viên thi không đạt yêu cầu sẽ được thi lại và phải đăng kí 2 tuần trước ngày thi. Nếu học
viên tiếp tục không đạt hoặc chưa thi thì phải đăng kí học lại với khóa khác.
Quy trình nghiệp vụ 8:
Một chương trình được thực hiện để quản lý phát sóng chương trình âm nhạc của đài
truyền hình như sau:
Một danh sách các bài hát được phép phát sóng và có trong các băng đĩa lưu trữ được
cập nhật sẵn vào máy tính (gồm thông tin bài hát, nhạc sĩ, năm sáng tác, ca sĩ, thông tin
liên quan đến nhạc sĩ và ca sĩ). Danh sách này sẽ được bổ sung thường xuyên khi có
những bài hát mới biên tập viên xin phép thêm được.
Hàng ngày biên tập viên sẽ cập nhật danh sách các bài hát được yêu cầu phát. Sau
mỗi kì phát sóng, biên tập viên sẽ cập nhật danh sách những bài hát được phát sóng trong
kì.
Mỗi khi quản lý chương trình hoặc lãnh đạo đài yêu cầu, biên tập viên có thế thống
kê các thông tin sau: Những bài hát được ưa thích nhất trong tháng, những bài hát thính
giả yêu cầu chưa được phát sóng, số lần yêu cầu,… dựa vào đó biên tập viên có thể lên
lịch phát sóng cho những lần kế tiếp, hoặc lập kế hoạch cho các chương trình sau
Tất cả các danh sách bài hát được phát trong tháng và danh sách các khách mời đều
được thống kê và báo cáo. Các chi phí bản quyền và thuê ca sĩ thực hiện được thanh toán
theo hợp đồng thỏa thuận giữa đài truyền hình và đối tác.
Gợi ý thêm về các Quy trình nghiệp vụ khác:
- Quy trình đặt vé tại phòng vé du lịch,
- Quy trình đặt, trả phòng tại khách sạn,
- Quy trình order, thanh toán món ăn,
- Quy trình quản lý các phương tiện ra vào bến
- Quy trình quản lý hồ sơ…

10

You might also like