phần 3 CẤU TRÚC TẾ BÀO. CÂU HỎI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 137

HỆ THỐNG CÂU HỎI PHẦN CẤU TRÚC TẾ BÀO

Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ => tỉ lệ S/V lớn => hoạt động trao đổi chất và năng lượng với
môi trường diễn ra mạnh mẽ => sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình
dạng nhưng kích thước lớn hơn.
Câu 2. Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp gram đối với các chủng vi khuẩn.
Phương pháp nhuộm Gram phân lập Vi khuẩn thành 2 nhóm lớn:
- VK Gram dương: thành tế bào dày, bắt màu tím.
- VK Gram âm: thành tế bào mỏng, bắt màu đỏ.
Từ những đặc điểm của 2 lnhoms vi khuẩn mà có thể nhận biết và sử dụng các thuốc kháng sinh đặc
hiệu cho từng loại, ngăn ngừa sự bùng phát của chúng, bảo vệ sức khỏe con người và sinh vật khác.
Câu 3. Plasmit là gì? Plasmit có vai trò gì đối với vi khuẩn.
Ở vi khuẩn, ngoài ADN vùng nhân còn có các ADN vòng nhỏ gọi là Plasmit.
Plasmit có thể tự nhân lên độc lập với ADN NST của vi khuẩn.
Các plasmid không phải là yếu tố nhất thiết phải có đối với sự sống tế bào, nhưng khi có mặt, chúng
đem lại cho tế bào nhiều đặc tính chọn lọc quý giá như có thêm khả năng phân giải một số hợp chất,
khả năng kháng kháng sinh ( mang gen kháng kháng sinh – gen đánh dấu), chống chịu với nhiệt  độ
bất lợi, chống chịu với các kháng sinh… 
Câu 4. Thuốc kháng sinh là gì? Nêu các tác động của thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn một cách đặc hiệu.
Thuốc kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi
khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm
sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Cụ thể:
+ Ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn (vỏ) của vi khuẩn.
+ Ức chế chức năng của màng tế bào.
+ Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein.
+ Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic.
Câu 5. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?
Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen. Tức là vi khuẩn “tự nhiên” có
những gen kháng thuốc trong tế bào. Nhờ có gen kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại
tác dụng của thuốc kháng sinh. Và nhờ đó mà chúng có thể tồn tại và tiếp tục gây bệnh.
Vi khuẩn có được gen kháng thuốc là do 3 nguyên nhân:
+ Đột biến gen.
+ Lai tạo gen giữa các dòng vi khuẩn.
+ Hiện tượng chuyển gen giữa các dòng vi khuẩn.
Câu 6. Nêu cấu trúc và chức năng của các cấu trúc bên ngoài tế bào nhân sơ? ( Bổ sung phần cấu trúc)
- Thành tế bào: là một trong những thành phần quan trọng của tế bào vi khuẩn. Được cấu tạo chủ
yếu từ peptiđôglican, có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
- Vỏ nhầy: ... Làm tăng sức bảo vệ tế bào, bám dính của tế bào vào các bề mặt.
- Roi: ......Có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.
- Lông: Ở 1 số vi khuẩn gây bệnh ở người, ..... lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào chủ.
Câu 7. Trình bày cấu trúc, chức năng của tế bào chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ?
+ Tế bào chất: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành phần
chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các
ribôxôm và các hạt dự trữ. Trong TBC của TB nhân sơ không có hệ thống nội màng  ko có các bào
quan có màng bao bọc. Chức năng : Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
+ Vùng nhân nằm lẫn trong TBC, thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng, trần duy nhất.
Là nơi lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền và là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
Câu 8. Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị đầu
độc?

1
Gan có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng giải độc. Như vậy khi
uống rượu nhiều thì các tế bào gan hoạt động mạnh để khử chất độc của rượu, bảo vệ cơ thể. Do đó tế
bào gan có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển mạnh để khử chất độc hại, bảo vệ cơ thể.
Uống rượu nhiều có hại cho cơ thể vì tế bào gan có khử độc nhưng chúng cũng chỉ hoạt động được
trong một giới hạn nào đó. Vì vậy con người không nên uống nhiều rượu.
Câu 9. Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
Nhân tế bào chứa vật chất di truyền, bản chất là ADN. Trên ADN có các gen quy định mọi hoạt
động sống của tế bào và cơ thể.
Câu 10. Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nhân tế bào quyết định mọi đặc điểm của cơ thể.
Thí nghiệm: Lấy nhân (2n) tế bào ếch A cấy vào tế bào trứng ếch B đã hủy nhân. Kích thích trứng
phát triển thành phôi, thành ếch con. Khi đó ếch con có các đặc điểm của ếch A.
Kết luận: Nhân tế bào quy định các tính trạng của tế bào và cơ thể sinh vật.
Câu 11. Tại sao lá cây có màu xanh? Giải thích một số cây lại có màu khác màu xanh? Những
cây có lá màu đỏ, tím… khác màu xanh thì lá có khả năng quang hợp không?
 Màu xanh của cây là màu của diệp lục. Diệp lục là sắc tố quang hợp chính của cây, nó có
khả năng hấp thụ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp của cây. Nhưng diệp lục không
hấp thụ ánh sáng màu xanh lục nên ánh sáng màu lục xuyên qua lá hoặc phản xạ lại môi
trường, do đó lá cây có màu xanh lục.
 Một số cây có lá màu khác màu xanh là do trong hệ sắc tố quang hợp ngoài diệp lục còn có hệ
sắc tố quang hợp phụ là Carotenoit gồm Caroten và Xantophyl có màu vàng, tím, đỏ... Do tỉ lệ
sắc tố phụ lớn hơn sắc tố chính (diệp lục) nên những cây đó có màu khác màu xanh.
 Những cây có lá màu đỏ, tím… khác màu xanh thì lá vẫn có khả năng quang hợp vì nó
vẫn có đầy đủ các sắc tố chính ( diệp lục a, diệp lục b…) bên cạnh nhóm sắc tố phụ.
Câu 12. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm
thấu? Tại sao?
Không bào.
Giải thích: Không bào chứa nước và chất hoà tan tạo thành dịch tế bào. Dịch tế bào luôn có một áp
suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất. Không bào TB lông hút luôn có áp
suất thẩm thấu cao để phù hợp với chức năng hút nước và ion khoáng.
Câu 13. Loại tế bào nào trong cơ thể động vật có nhiều lizôxôm nhất?
- Tế bào bạch cầu.
- Vì tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ tiêu diệt tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và các tế
bào già nên phải chứa nhiều Lizôxôm nhất. Lizôxôm tiết ra nhiều enzim (lizôzim) để phân giải, phân
hủy các chất, phá vỡ các tế bào bệnh lí và các tế bào già…
Câu 14. Tại sao các enzim trong lizôxôm không phá vỡ lizôxôm của tế bào?
Lúc bình thường các enzim trong Lizôxôm được giữ ở trạng thái bất hoạt, khi có nhu cầu sử dụng
thì các enzim này mới được hoạt hóa bằng cách hạ thấp độ pH trong Lizôxôm. Nếu Lizôxôm bị vỡ ra
thì tế bào bị phá hủy.
-…
Câu 15. So sánh không bào ở tế bào động vật và tế bào thực vật về cấu tạo và chức năng?
 Giống nhau: Chúng đều bào quan có 1 lớp màng tế bào bao bọc ( bào quan được bao bọc bởi
màng đơn). Chức năng của không bào rất đa dạng, khác nhau tùy theo từng loại sinh vật và
từng loại tế bào.
 Khác nhau: Các tế bào nhân thực có nhiều loại không bào tương ứng với chức năng khác nhau
như ở.
Không bào ở tế bào thực vật Không bào ở tế bào động vật
- Kích thước lớn hơn, thường phổ - Kích thước nhỏ hơn, chỉ có ở một số loại
biến. tế bào
Cấu
- Chứa nước, các chất khoáng hoà tan - Chứa các hợp chất hữu cơ, enzim
tạo
- Hình thành dần trong quá trình phát - Hình thành tuỳ từng lúc và trạng thái hoạt
triển của tế bào, kích thước lớn dần động của tế bào
Tuỳ loại tế bào: dự trữ nước, muối Tiêu hoá nội bào, bài tiết, co bóp
Chức
khoáng, điều hoà áp suất thẩm thấu, chứa
năng
các sắc tố…

2
Câu 16.  Nhà khoa học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm và thu được một
số bào quan: các bào quan này có khả năng hấp thụ CO2 và giải phóng O2. Bào quan đó là gì?
Em hãy mô tả cấu trúc bào quan đó.
Bào quan đó là Lục lạp
- Là bào quan có cấu trúc màng kép, có trong tế bào quang hợp của thực vật.
- Lục lạp bao gồm các hạt grana (tạo thành bởi các tilacoit xếp chồng lên nhau, trên màng tilacoit
chứa hệ sắc tố và enzim xúc tác cho các phản ứng sáng) và chất nền (chứa enzim xúc tác cho các phản
ứng tối). Ngoài ra, trong chất nền lục lạp có ADN dạng vòng, Riboxom  có thể tổng hợp ADN,
ARN, prôtêin lục lạp...
- Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá
học trong các hợp chất hữu cơ).
Câu 17. Trình bày những chức năng của ti thể trong tế bào? Căn cứ vào đâu mà thuyết cộng
sinh cho rằng: Sự có mặt của ti thể trong tế bào nhân chuẩn là kết quả cộng sinh của một dạng vi
khuẩn kị khí với tế bào?
- Ti thể được coi là “ nhà máy năng lượng” của tế bào, là bào quan hô hấp, chuyển hóa các
chất hữu cơ thành năng lượng ATP, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
Sự có mặt của ti thể trong tế bào nhân chuẩn là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn kị
khí với tế bào :
- Ti thể chứa ADN vòng giống Vi khuẩn, có Riboxom riêng giống Riboxom Vi khuẩn và hệ enzim
riêng. Do vậy Ti thể có khả năng tự tổng hợp một số loại protein cần thiết cho mình. Tất cả các ti thể
trong tế bào đều được tạo ra bằng cách tự nhân đôi những ti thể đã tồn tại trước đó.
=> Ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn kị khí sống cộng sinh trong tế bào nhân chuẩn.

Câu 17*
Các tế bào động vật có lizôxôm, trong khi ở thực vật không có bào quan này. Loại bào quan nào ở tế bào
thực vật có thể thay thế chức năng của lizôxôm? Giải thích.
Tế bào thực vật không có lizôxôm, nhưng có không bào trung tâm. Loại bào quan này có ở tế bào thực
vật có thể thay thế chức năng của lizôxôm ở tế bào động vật.
Vì: Không bào cũng có nhiều enzym thủy phân và có các chức năng phân giải các chất hữu cơ cũng như
thủy phân các bào quan và các tế bào già  giống chức năng lizôxôm.
Câu 18. Trình bày chức năng của các thành phần cấu trúc nên màng sinh chất của tế bào nhân
thực.
Chức năng các thành phần:
+ Lớp photpholipit kép:Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính động cho màng và là con đường
cho 1 số chất khuếch tán qua ( chất có kích thước nhỏ, không phân cực, không tích điện, hoặc tan
trong dầu).
+ Prôtêin màng: Tạo các kênh vận chuyển đặc hiệu, tạo các thụ thể hoặc chất mang, ghép nối giữa
các tế bào trong mô.
+ Colesteron: Tạo các giới hạn để hạn chế sự dịch chuyển cuả các phân tử photpholipit, làm ổn định
cấu trúc của màng
+ GlicoProtein:Tạo các “dấu chuẩn’’đặc trưng cho từng lọai tế bào giúp cho các tế bào nhận biết
được nhau và phân biệt các tế bào lạ.
Câu 19. Nêu hai trạng thái sol và gel và vai trò của chúng trong tế bào?
Chất nguyên sinh dạng keo có các phân tử bám xung quanh và có độ nhớt
3
- Khi ở dạng sol (1/2 lỏng, ngoài hạt keo có nước tự do bám xung quanh) độ nhớt
- Khi chất nguyên sinh gặp trường hợp mất nước thì sẽ chuyển từ trạng thái sol gel (1/2 rắn vì
các phân tử nước tự do bay mất còn lại nước liên kết) có tính đàn hồi
Vai trò:
- Trạng thái sol: tế bào thực hiện mọi phản ứng
- Trạng thái gel: bắt đầu giảm phản ứng hoá học, tăng tính chống chịu
Câu 20. Khi chẻ rau muống rồi ngâm vào nước muối. Điều gì sẽ xảy ra?
Nước muối là môi trường ưu trương => Nước trong các tế bào rau muống bị hút ra ngoài => Tế bào
Rau muống bị mất nước sẽ co nguyên sinh => Rau muống héo.
Câu 21. Thành tế bào thực vật có vai trò gì? Nhờ đặc trưng nào mà giúp thành tế bào thực hiện được
vai trò trên?
Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenlulozơ, có tác dụng bảo
vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào.
- Xenluloz là chất trùng hợp (polime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucoz
- Các đơn phân glucoz này liên kết với nhau bằng liên kết 1 -4 glicozit tạo nên sự đan xen một
“xấp”, một “ngửa” nàm như dảy băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh
- Nhờ cấu trúc này mà các liên kết hidrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài
dưới dạng vi sợi. Các vi sợi không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu
trúc dai và chắc
Câu 22. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em, dấu chuẩn
là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
- Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin
- Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của
mạng lưới nội chất hạt ® tạo thành túi ® bộ máy gôngi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc,
gắn thêm hợp chất saccarit ® glycoprotein hoàn chỉnh ® đóng gói®đưa ra ngoài màng bằng xuất
bào.
Câu 23. Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải từ một số tế
bào có kích thước lớn?
Vì:
- Mỗi tế bào sẽ duy trỳ sự kiểm tra tập trung các chức năng một cách có hiệu quả. Nhân truyền lệnh
đến tất cả các bộ phận của tế bào. Nếu mỗi tế bào có kích thước quá lớn thì phải mất nhiều thời
gian các tín hiệu điều khiển mới tới được vùng ngoại biên. Do đó, tế bào nhỏ được điều khiển có
hiệu quả hơn
- Kích thước tế bào nhỏ S/V lớn có khả năng thông tin với môi trường tốt hơn
Câu 24. Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào?
Tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vi sợi (actin), sợi trung gian. Cả sợi trung gian và sợi actin đều
được néo chặt vào protein ở phía bên trong màng sinh chất, giúp tế bào có độ bền cơ học. Sợi trung
gian hoạt đông như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế bào còn sợi
actin xác định hình dạng tế bào
Câu 25. Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của
glicôprôtêin?
+  Quá trình tổng hợp glicôprôtêin:
- Glicoprotein cấu tạo từ gluxit liên kết với prôtêin
- Gluxit được tổng hợp bên trong mạng lưới nội sinh chất
- Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên mạng lưới nội chất hat.
- Sau khi tổng hợp xong gluxit và prôtêin được đưa vào gôngi để ttổng hợp nên glicoprotein
+ Chức năng của glicoprotein:
- Là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau.
- Là các thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin.
Câu 26: So sánh cấu tạo của tế bào nhân thực và nhân sơ
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
- Kích thước bé (1 – 10 µm) Kích thứơc lớn (10 – 100 µm)
- Cấu tạo đơn giản Cấu tạo phức tạp
- Chưa có màng nhân Có màng nhân
4
- Vật chất di truyền là AND vòng, không chứa - Vật chất di truyền là NST gồm AND kết
protein loại histon hợp với protein loại histon
- Chưa có: các bào quan có màng, hệ thống - Có các bào quan có màng, hệ thống nội
nội màng và bộ khung tế bào màng và khung xương tế bào
- Riboxom loại 70S - RB có 2 loại: 70S ở bào quan (ti thể, lạp
thể ) và 80S ở nhân tế bào.
Trực phân Nguyên phân và giảm phân
Có lông, roi cấu tạo đơn giản từ protein Có lông và roi cấu tạo vi ống phức tạp theo
flagenlin kiểu 9+2
Câu 27: Tại sao khi làm mứt các loại củ, quả … trước khi dim đường người ta thường luộc qua
nước sôi?
Khi luộc qua nước sôi sẽ làm các tế bào chết đi vì vậy:
- Tính thấm chọn lọc của màng giảm (quá trình vận chuyển chủ động qua tế bào không diễn ra) , tế
bào không bị mất nước ® mứt giữ nguyên được hình dạng ban đầu không bị teo lại
- Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong ® mứt có vị ngọt từ bên trong
Câu 28:
Đồ thị sau cho thấy nồng độ của một chất bên trong và bên ngoài tế bào.
Màng tế bào
A B C

Môi trường ngoài Tế bào chất


Nồng độ

6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6

a. Nếu các chất được tự do di chuyển bằng khuếch tán, nó sẽ di chuyển như thế nào: Bên trong tế
bào? Giữa các tế bào và giữa bên trong và bên ngoài tế bào?
b. Nếu, sau một số giờ, nồng độ không thay đổi, em có giả định gì về sự di chuyển các chất qua
màng tế bào?
a. Các chất di chuyển theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đền nơi có nồng độ thấp
b. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất tan.
Câu 29 : Cho 4 nhóm tế bào thực vật cùng loại vào 4 dung dịch nhược trương riêng biệt có cùng
nồng độ là: A – nước; B – KOH; C – NaOH; D – Ca(OH)2. Sau 1 thời gian chuyển các tế bào sang
các ống nghiệm chứa dung dịch saccarozơ ưu trương có cùng nồng độ. Nêu hiện tượng và giải
thích.
- Khi đưa tế bào thực vật vào các dung dịch nhược trương, nước đi từ ngoài vào tế bào dẫn đến
hiện tượng trương nước của tế bào:
+ Nước cất: nước vào tế bào nhiều, tế bào trở nên tròn cạnh.
+Dung dịch KOH và NaOH: KOH và NaOH điện ly hoàn toàn làm tăng áp suất thẩm thấu của
dung dịch nước vẫn khuếch tán vào trong tế bào nhưng thấp hơn nước cất, tế bào trương nước
ít hơn.
+ dung dịch Ca(OH)2 điện ly theo 2 nấc, trong đó nấc 1 có độ điện ly bằng của KOH và NaOH do
đó tính chung dung dịch Ca(OH)2 có áp suất thẩm thấu cao hơn các dung dịch khác Mức độ
trương nước thấp hơn các dung dịch khác.
- Khi đưa các tế bào trên vào dung dịch saccarozơ ưu trương thì tốc độ co nguyên sinh của các tế
bào giảm dần theo thứ tự: D > B=C >A
Câu 30: Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi tách ti thể ra khỏi tế bào, nó vẫn có thể tổng hợp được
ATP trong điều kiện invitro thích hợp. Làm thế nào để ti thể tổng hợp được ATP trong ống
nghiệm? Giải thích
5
- Tạo ra chênh lệch về nồng độ H+ giữa hai phía màng trong của ti thể.
- Ban đầu, cho ti thể vào trong dung dịch có pH cao (VD pH = 8) sau đó lại chuyển ti thể vào dung
dịch có pH thấp (VD pH = 4). Khi có sự chênh lệch nồng độ H + giữa hai phía màng trong của ti
thể, ATP được tổng hợp qua phức hệ ATP- syntêtaza.
Câu 31 : Ở tế bào nhân thực thường thì các chất ở bên ngoài thấm vào nhân phải qua tế bào chất,
tuy nhiên ở 1 số tế bào có thể có sự xâm nhập thẳng của các chất từ môi trường ngoài  tế bào vào
nhân không thông qua tế bào chất. Hãy lí giải điều này.
- Màng nhân  cũng có cấu trúc màng lipoprotein như màng sinh chất, gồm 2 lớp màng: màng ngoài
và màng trong; giữa 2 lớp màng là xoang quanh nhân
- Màng ngoài có thể nối với mạng lưới nội chất hình thành 1 hệ thống khe thông với nhau;
hệ thống khe này có thể mở ra khoảng gian bào, như vậy qua hệ thống khe của TBC có sự liên
hệ trực tiếp giữa xoang quanh nhân và MT ngoài (TB đại thực bào, ống thận, một số TBTV) vì vậy
các chất có thể có  sự xâm nhập thẳng từ môi trường ngoài vào nhân mà không thông qua tế bào
chất
Câu 32: Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm như sau :
1 tủ ấm, 1 lọ glucozo, 1 lọ axit pyruvic, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào
không có các bào quan, 1 lọ chứa ti thể .
Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp và nêu các giai đoạn hô hấp trong mỗi thí
nghiệm ?
Có mấy thí nghiệm có CO2 bay ra
- Có 2 nguyên liệu tham gia hô hấp : Glucoz , axit pyruvic
Có 3 môi trường hô hấp : 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào
không có các bào quan, 1 lọ chứa ti thể .
có 6 thí nghiệm.
+ (1): Glucoz + dịch nghiền tế bào -> xảy ra toàn bộ quá trình hô hấp, có CO2 bay ra.
+ (2): Glucoz + dịch nghiền tế bào không có các bào quan-> dừng lại ở đường phân, không có CO2
bay ra.
+ (3): Glucoz + Ti thể -> không xảy ra quá trình nào, không có CO2 bay ra.
+ (4): axit pyruvic + dịch nghiền tế bào -> xảy ra chu trình crep và chuỗi truyền elêctron, có CO 2
bay ra.
+ (5): axit pyruvic + dịch nghiền tế bào không có các bào quan->không xảy ra quá trình nào ,
không có CO2 bay ra.
+ (6): axit pyruvic + Ti thể -> xảy ra chu trình crep và chuỗi truyền elêctron, có CO2 bay ra.
Có 3 thí nghiêm có có CO2 bay ra (1,4,6)
Câu 33 :Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng của cơ thể sống?
Hướng dẫn

a .TB là đơn vị cấu trúc :


- Các dạng SV từ đơn giản đến phức tạp đều có cấu trúc TB hoặc dạng TB
- Ở SV đơn bào ,TB là một cơ thể hoàn chỉnh (VK)
- Ở SV đa bào ,cơ thể được cấu tạo từ một số lượng lớn TB phân hóa cấu trúc và chức năng tạo nên
các cơ quan khác nhau hợp thành cơ thể .
- Ở các nhóm SV khác nhau hình dạng và cấu trúc TB không giống nhau ,nhưng nói chung một TB
có cấu trúc điển hình gồm có các thanh phần : nhân TB (hoặc vùng nhân),màng sinh chất , tế bào
chất .

6
b. TB là đơn vị chức năng :
- TB là đơn vị hoạt động thống nhất trong đó nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống .
- Các cơ chế di truyền ở cấp phân tử hay mức TB đều xảy ra trong TB để di truyền qua các thế hệ .
- Trong TB xảy ra các hoạt động đặc trưng của sự sống như : sinh trưởng ,phát triển,sinh sản,cảm
ứng ,hô hấp ,tổng hợp ….
- Các TB trong cùng mô,cơ quan có cấu trúc hinh thái và chức năng giống nhau, cơ quan khác nhau
có chức năng khác nhau ,đảm bảo cho cơ thể hoạt động thống nhất .
- TB là đơn vị sinh trưởng của cơ thể đa bào .
- Trong mọi hình thức sinh sản (vô tính hay hữu tính) TB luôn đảm bảo sự kế tục về mặt di truyền .

Câu 34
a. Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào?
b. Căn cứ vào đặc điểm nào người ta chia các phương thức vân chuyển các chất qua màng là: Thụ
động, chủ động, xuất nhập bào?
Hướng dẫn
a. Chức năng chính của prôtêin màng gồm:
- Ghép nối 2 tế bào với nhau
- Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin- Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu
( glicôprôtêin).......................................0,25
- Là các kênh vận chuyển các chất qua màng, là enzim màng
b. Căn cứ:
- Năng lượng có sử dụng hay không
- Màng có biến dạng hay không.

Câu 35:. Trong các bào quan của tế bào nhân thực, những bào quan nào có cấu trúc màng kép? Lập
bảng so sánh cấu trúc và chức năng của hệ thống màng kép của các bào quan dó.
Hướng dẫn

- Trong các bào quan của tế bào nhân thật, những bào quan có cấu trúc màng kép là: Ti thể, lục lạp và
nhân
- Lập bảng so sánh:
Vấn đề Màng ti thể Màng lục lạp Màng nhân
Cấu trúc Màng kép, màng trong tạo Màng kép, màng Màng kép có nhiều
nên các mào chứa chuỗi tilacoit chứa clorophyl, chuỗi lỗ
truyền điện tử truyền điện từ
Chức năng Chuyển hóa năng lượng Chuyển hóa năng lượng ánh sáng Vận chuyển chất
có trong các chất dinh thành năng lượng tích lũy trong giữa nhân và tế bào
dưỡng thành năng lượng ATP và NADPH, cung cấp cho chất (các ARN,
ATP trong hô hấp hiếu phản ứng tối của quang hợp prôtêin, ribôxôm,...)
khi
Câu 36:
a, Phân biệt lưới nội chất hạt với lưới nội chất trơn.
b, Bào quan nào đặc biệt phát triển ở bạch cầu có c
hức năng thực bào vi khuẩn? Vì sao?
Hướng dẫn

a Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn


- Nối liền với màng ngoài của nhân - Nối liền với lưới nội chất hạt
- Gồm các xoang dạng túi - Gồm các xoang dạng ống
- Mặt ngoài màng có các ribôxôm - Không có ribôxôm
- Có chức năng tổng hợp protein - Có chức năng tổng hợp lipit, chuyển hóa dưỡng
và giải độc cho tế bào
b - Lyzôxôm.
- Lyzôxôm chứa các enzym thủy phân. Khi bạch cầu thực bào vi khuẩn, lyzoxom sẽ kết hợp với

7
các không bào tiêu hóa và phân giải tế bào vi khuẩn.
Câu 37.
a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm?
b. Điều gì sẽ xảy ra khi lizôxôm của tế bào bị vỡ ra?
Hướng dẫn
a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm?
- Cấu trúc: Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi, có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzim thuỷ
phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Lizôxôm được hình thành từ bộ máy gôngi.
- Chức năng: Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng
như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng.
b.Điều gì sẽ xảy ra khi lizôxôm của tế bào bị vỡ
- Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào.

Câu 38:
Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này
vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kính hiển vi ta sẽ quan sát thấy tế bào có
hình gì? Giải thích?
Hướng dẫn
+ Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này
vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kinh hiển vi quang học, ta sẽ quan sát
thấy các tế bào có hình cầu.
+ Giải thích: Vi thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào, khi mất thành
tế bào áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm cho chúng căng tròn => tế bào
có hình cầu.
Câu 39 :
a. Hãy giải thích sự hợp lí trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân thực.(1,0
điểm)
b. Cho 3 tế bào sống cùng loại vào:Nước cất(A),dung dịch KOH nhược trương(B), dung dịch Ca(OH)2
nhược trương(C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau một thời gian cho cả 3 tế bào vào dung dịch
saccarôzơ ưu trương. Hãy cho biết tế bào nào mất nước nhiều nhất, tế bào nào mất nước ít nhất sau khi
cho vào dung dịch saccarôzơ? Giải thích
Hướng dẫn
- Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bọc có liên quan chặt chẽ đến
sự gia tăngkích thước tế bào.
-Tế bào nhân thực có chứa nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau nên kích thước lớn
đảm bảo cho tế bào có khả năng chứađược nhiều bào quan.
-Sự xoang hóa đảm bảo tổng diện tích màng lớn→đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất của tế bào
nhân thực mặcdù kích thướclớn, tỉ lệS/V nhỏ.
-Kích thước tế bàolớn thì nhu cầu trao đổi chấ ttăng, cần nhiều loại enzim khácnhau→Sự xoang
hóa tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau phù hợp cho hoạt động của từng enzim.
b.
- Trườnghợp(A) mất nướcnhiều nhất, trườnghợp(C) mất nướcítnhất.
- Giải thích, vì:
+ (A)là nước cất nên cho tế bào vào sẽ hút nước nhiều nhất,khi cho vào dung dịch ưu trương sẽ mất
nước nhiều nhất.
+(B)và(C)cùng nồng độ nhưng Ca(OH)2 phân li thành nhiều ion hơn KOH vì vậy số phân tử nước
tự do ở(B) nhiều hơn(C) nên cho tế bào vào (B)thì tế bào sẽ hút nhiều nước hơn
chovào(C).Khichovào dung dịch ưu trương thì(C) mất nước ít nhất.
Câu 40:
a. Nêu vai trò của lưới nội chất trơn? Giải thích vì sao nếu sử dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần
thường xuyên thì có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc (phải dùng liều cao mới có tác dụng)?
b. Trong số các dạng cấu trúc tạo thành khung xương tế bào, dạng nào có vai trò quan trọng trong
sự vận động của các bào quan trong tế bào? Trình bày vai trò của dạng cấu trúc đó?
Hướng dẫn

8
a. - Vai trò của lưới nội chất trơn:
+ Tổng hợp các loại lipit như dầu thực vật, photpholipit, streroit,chuyển hóa đường, dự trữ ion Ca++.
+ Khử độc rượu, thuốc, bằng cách gắn nhóm OH- vào chất độc, giúp đẩy chất độc dễ dàng ra khỏi tế
bào...
- Hiện tượng nhờn thuốc giảm đau, an thần là do:
+ Khi dùng các thuốc này sẽ kích thích sự sinh sôi của mạng lưới nội chất trơn và các enzim khử độc
liên kết với nó, nhờ vậy làm tăng tốc độ khử độc.
 Điều đó lại làm tăng sự chịu đựng đối với thuốc, nghĩa là ngày càng dùng liều cao mới đạt hiệu
quả.
b. - Trong số các cấu trúc tham gia hình thành hệ thống khung xương tế bào thì vi ống là cấu trúc hỗ
trợ sự vận động của các bào quan.
- Cấu trúc của vi ống: Đường kính 25nm, phần ống rỗng bên trong có đường kính là 15nm, được cấu
tạo bởi 13 cột tubulin trong đó có 2 loại đơn phân là α tubulin và β tubulin xếp xoắn nhau.
- Chức năng của vi ống: Duy trì hình dạng tế bào, giúp sự vận động của tế bào bằng lông hoặc roi
nhân thực, hỗ trợ sự vận động của NST trong quá trình phân bào và sự vận động của các bào quan
trong tế bào.

Câu 41:
So sánh cấu trúc và chức năng của ty thể và lạp thể.
Hướng dẫn

Nội dung trả lời


* Giống nhau:
- Cấu tạo gồm 2 lớp mang bao bọc;
- Bên trong đều có chứa ADN vòng;
- Bên trong có chứa ribôxôm giống ribôxôm của vi khuẩn
* Khác nhau:
Ty thể Lục lạp
- Màng trong gấp khúc ăn sâu vào trong chất nền; - Cả hai màng đều không gấp khúc;
- Có chứa nhiều enzim hô hấp; - Trong lục lạp có chứa sắc tố, có enzim
- Thực hiện hô hấp nội bào, cung cấp năng lượng tham gia vào quá trình quang hợp;
cho mọi hoạt động sống của tế bảo. - Thực hiện chức năng quang hợp, tạo ra
các chất hữu cơ.

Câu 42 : Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá
trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có
hiện tượng như vậy? Trình bày thí nghiệm chứng minh?
Hướng dẫn

Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào.


Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:
- Lấy 1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng.
- Sau 1 thời gian quan sát:
+ Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số lượng tế bào không thay
đổi.
+ Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào tăng lên.
Câu 43.
a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp?
b. Loại bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan nào chỉ có ở tế bào động vật?
Hướng dẫn

a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp


* Cấu trúc:
- Gồm 2 lớp màng bao bọc.
9
- Bên trong:
+ Chất nền không màu có chứa ADN, ribôxôm, enzim xúc tác cho các phản ứng tối.
+ Hạt Grana: Hệ thống các túi dẹt (tilacoit) xếp chồng chất lên nhau, màng tilacôit có chứa
chất diệp lục và enzim xúc tác cho các phản ứng sáng của quang hợp. Các Grana nối với nhau
bằng hệ thống màng.
* Chức năng:
- Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học
- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
b. Loại bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan nào chỉ có ở tế bào động vật
- Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là lục lạp
- Loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật là trung thể
Câu 44. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động theo các tiêu chí: nguyên nhân, nhu
cầu năng lượng, hướng vận chuyển, kết quả.
Hướng dẫn
Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
Nguyên nhân Do sự chênh lệch nồng độ Do nhu cầu của tế bào...
Nhu cầu năng lượng Không cần năng lượng Cần năng lượng
Hướng vận chuyển Theo chiều gradien nồng độ Ngược chiều gradien nồng độ
Kết quả Đạt đến cân bằng nồng độ Không đạt đến cân bằng nồng độ

Câu 45:
1) Các enzyme thủy phân có mặt trong bào quan lyzoxom đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế
các vật chất có trong tế bào. Hãy chỉ ra các giai đoạn cùa quá trình hình thành những enzyme thủy
phân có mặt trong bào quan lyzoxom.
2) Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải vào tế bào thì họ thường gắn vào
thuốc nhóm methyl (- CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi các nhà khoa
học thiết kế thuốc cần hoạt động ngoài tế bào thì họ thường gắn vào đó nhóm tích điện để giảm khả
năng thuốc đi qua màng và vào tế bào. Giải thích?
Hướng dẫn
1)
- Giai đoạn 1: Tông họp chuôi polypeptit ở riboxom liên kêt ở lưới nội chất hạt.
- Giai đoạn 2: Các chuỗi polypeptit được đưa vào khoang lưới nội chất hạt đế cuộn xoắn và sửa
đổi.
- Giai đoạn 3: Vận chuyển đến bộ máy golgi, đi qua các túi dẹt, qua mỗi túi protein được chế
biến, hoàn thiện thành enzyme.
- Giai đoạn 4: Tại mặt trans của bộ máy golgi, enzyme hoàn chỉnh được đóng gói thành túi, giải
phóng và tạo ra lyzoxom.
2)
- Màng tế bào là màng photpholipit: đầu ưa nước hướng ra ngoài, đầu kị nước hướng vào trong và
hướng vào nhau => chất kị nước đi qua màng dễ dàng, chất ưa nước khó đi trực tiếp qua màng.
- Thuốc bị gắn thêm nhóm -CH3 là nhóm chức kị nước nên thuốc sẽ có tính chất kị nước => dễ
dàng qua lớp photpholipit kép vào trong tế bào.
- Thuốc bị gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính ưa nước nên khó đi qua màng tế bào => hoạt động
bên ngoài tế bào.
Câu 46:
2.1. Nêu cấu trúc, chức năng và nguồn gốc của lizôxôm.
2.2. Phân biệt lizôxôm cấp 1 và lizôxôm cấp 2.
2.3. Đột biến xảy ra ở một gen trong nhân tế bào nhưng lại làm cho kích thước của lizôxôm cấp 2
tăng lên bất thường so với lizôxôm cấp 2 của tế bào không bị đột biến. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Hướng dẫn

2.1 Nêu cấu trúc, chức năng và nguồn gốc của lizôxôm.
* Cấu trúc:
- Là bào quan có cấu trúc dạng túi (bóng) có một lớp màng bao bọc;
1
0
- Bên trong có chứa nhiều enzim thủy phân.
* Chức năng: Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương và các bào quan hết hạn sử dụng.
* Nguồn gốc: được hình thành từ bộ máy Gôngi dưới dạng túi tiết nhưng không bài xuất ra
ngoài tế bào.
2.2 Phân biệt lizôxôm cấp 1 và ỉizôxôm cấp 2.
- Lizôxôm cấp 1: là dạng túi (bóng) được bao bọc bởi lipoprôtêin chưa tham gia hoạt động
thủy phân.
- Lizôxôm cấp 2: là dạng lizôxôm đang hoạt động tiêu hóa, chúng được hình thành giữa
lizôxôm cấp 1 với các bóng thực bào (phagôxôm) hoặc bóng ẩm bào (pinôxôm) hay các bào
quan trong tế bào bị tiêu hủy.
2.3 Giải thích: Khi gen bị đột biến làm cho enzim thủy phân một loại cơ chất nào đó không được
tổng hợp => cơ chất trong lizôzôm cấp 2 không được phân giải => tích tụ trong lizôxôm cấp 2
=> tăng kích thước lizỏxôm cấp 2.

Câu 47 : So sánh không bào ở tế bào động vật và thực vật về cấu tạo và chưc năng?
Hướng dẫn

Không bào ở tế bào thực vật Không bào ở tế bào động vật
- Kích thước lớn hơn, thường phổ biến - Kích thước nhỏ hơn, chỉ có ở một số
- Chứa nước, các chất khoáng hoà tan loại tế bào
Cấu
- Hình thành dần trong quá trình phát - Chứa các hợp chất hữu cơ, enzim
tạo
triển của tế bào, kích thước lớn dần - Hình thành tuỳ từng lúc và trạng thái
hoạt động của tế bào
Chức Tuỳ loại tế bào: dự trữ nước, muối khoáng, Tiêu hoá nội bào, bài tiết, co bóp
năng điều hoà áp suất thẩm thấu, chứa các sắc tố
Câu 48: Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân thực? Cho biết tế bào thực vật khác tế bào động
vật ở những điểm cơ bản nào?
Hướng dẫn
Mặc dù cũng được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và nhân nhưng các tế
bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với tế bào nhân sơ.
- Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên cấu trúc gọi là nhân tế bào.
- Bên trong tế bào chất các hệ thống màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt.
- Nhiều bào quan trong tế bào chất cũng được bao bọc bởi lớp màng.
Tế bào động vật và tế bào thực vật có những điểm khác nhau chính sau:
Tế bào động vật Tế bào thực vật
- Không có thành tế bào - Có thành tế bào
- Không có lục lạp - Có lục lạp
- Không có không bào - Có không bào
- Có trung thể - Không có trung thể
Câu 49: Kể tên và nêu chức năng từng thành phần của màng sinh chất?
Hướng dẫn trả lời

Câu 50: So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp?


Hướng dẫn
1
1
* Giống nhau:
- Đều có 2 lớp màng bao bọc.
- Đều có chức năng tổng hợp ATP cho tế bào .
- Đều chứa ADN và ribôxôm.
- Cả 2 bào quan này có nhiều enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
- Tự sinh sản bằng phân đôi.
* Khác nhau:
Ti thể Lục lạp
- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp. - Hai lớp màng đều trơn nhẵn.
- Có enzim hô hấp đính trên màng trong (hay các - Có enzim pha sáng quang hợp đính trên
tấm răng lược crista) các túi tilacoit ở hạt grana.
- Năng lượng (ATP) tạo ra được sử dụng cho tất cả - Năng lượng (ATP) tạo ra ở pha sáng được
các hoạt động của tế bào. dùng cho pha tối để tổng hợp chất hữu cơ.
- Có mặt hầu hết ở các tế bào. - Có mặt ở trong các tế bào quang hợp.

Câu 51: Tại sao bộ máy gôngi có thể phân phối các sản phẩm đích chính xác?
Hướng dẫn
- Bộ máy gongi phân loại và hướng các sản phẩm đó tới đích ở các phần khác nhau của tế bào.
- Các dấu xác định phân tử ( như nhóm phot phat được thêm vào sản phẩm) nhằm phân loại sp.
- trên bề mặt túi vận chuyển có các phân tử để nhận biết “ vị trí cập cảng trên bề mặt màng các
bào quan hoặc màng sinh chất.
Câu 52: Tại sao lục lạp thường có hình bầu dục?
Hướng dẫn
Thích nghi với tiếp nhận ánh sáng:
+ Khi cường độ ánh sáng mạnh, diệp lục xếp dọc theo vách tế ào để tránh tổn thương do sự đốt nóng
của nhiệt
+ Khi cường độ ánh sáng yếu thì nằm vuông góc với tia sáng để tận dụng tối đa nguồn năng lượng ánh
sáng mặt trời.
Câu 53: Các loại protein vận chuyển trên msc?
Hướng dẫn
- Chất mang: Là loại protein vận chuyển khi liên kết với chất vận chuyển đặc hiệu nó sẽ bị biến đổi
cấu hình để có thể vận chuyển được chất mang ra vào tế bào.
- Kênh: Là loại protein tạo nên kênh (lỗ ) trên màng phù hợp với chất vận chuyển nhất định. Khi chất
được vận chuyển có kích thước hoặc điện tích phù hợp sẽ được di chuyển qua kênh.
- Cổng: Là một loại kênh protein vận chuyển nhưng được điều khiển đóng mở bằng các tín hiệu hóa
học hay tín hiệu điện.
- Bơm: Là loại protein vận chuyển chỉ vận chuyển được các chất khi được cung cấp năng lượng (ATP).
Câu 54:
1. Giải thích tại sao ở tế bào gan của người lại có lizôxôm và mạng lưới nội chất hạt phát triển?
2. Nêu chức năng của các bộ phận, bào quan trong tế bào nhân thực trực tiếp tham gia vào việc sản
xuất và vận chuyển glycoprotein ra khỏi tế bào động vật.
Hướng dẫn
Ý Nội dung
1 - Tế bào gan có lizôxôm phát triển là có tế bào gan là nơi tái sử dụng lại prôtêin. Lizôxôm là
bào quan chức hệ enzim thủy phân, những loại prôtêin sau khi đã được thực hiện chức năng
sẽ được phân giải trong lizôxôm tạo ra các aa. Các aa sinh ra ở được đưa ra tế bào và cơ thể
- Tế bào gan có mạng lưới nội chất hạt phát triển là do: Mạng lưới nội chất hạt có chức năng
tổng hợp các loại prôtêin của màng sinh chất và prôtêin đưa ra ngoài tế bào đáp ứng cho hoạt
động sống của cơ thể. Tế bào gan là nơi tổng hợ hầu hết các loại prôtêin của huyết tương
trong máu nên cần có mạng lưới nội chất hạt phát triển
2 Bào quan Chức năng
Nhân tế bào - Chứa thông tin di truyền. Các gen trong nhân phiên mã tạo
ra mARN, tARN, rARN.
-Lứới nối chất hạt -Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin và chuyển
1
2
prôtêin tới bộ máy Golgi.
-Bóng tải/túi tiết - Tham gia vào vận chuyển prôtêin đến bộ máy Golgi.
- Tại đây, prôtêin được biến đổi và gắn thêm carbohydrate,
-Bộ máy gôngi sau khi hoàn thiện chúng lại được chuyển đến màng sinh
chất của tế bào.
- Màng sinh chất có chức năng vận chuyển glycoprotein qua
-Màng sinh chất màng.

Câu 55 :
a.“Ở tế bào động vật, cấu trúc này được cấu tạo bởi các tiểu đơn vị protein tubulin hình thành cấu trúc
dạng ống với đường kính khoảng 25nm, chúng cỏ mặt trong tế bào chất của tế bào”. Đoạn thông tin
trên mô tả một cấu trúc điển hình có mặt trong tế bào chất của tế bào nhân thực. Hãy chỉ ra ít nhất 4
chức năng của cấu trúc này trong tế bào động vật.
b) Hiệu quả điều trị bệnh bằng kháng sinh đối với những bệnh nhân có tiền sử nghiện ma túy thường
thấp hơn so với những người bình thường không nghiện chất kích thích. Từ cơ sở cấu trúc và chức
năng của các bào quan trong tế bào, hãy giải thích hiện tượng trên.

Hướng dẫn

a. Đoạn thông tin trên mô tả cấu trúc vi ống trong tế bào nhân thực (microtubulin). Có thể chỉ ra các
chức năng của vi ống trong tế bào động vật bao gồm:
+ Tham gia thành phần của khung xương tế bào, định hình và duy trì hình dạng của tế bào.
+ Tham gia vào sự vận động, sự phân ly của nhiễm sắc thế trong quá trình phân bào (vi ống thể động -
tơ vô sắc và vi ống không thể động).
+ Làm “đường ray” cho sự vận động của các bào quan, các túi vận chuyển trong tế bào.
+ Tham gia cấu trúc nên trung thể, lông và roi, hỗ trợ cho sự vận động của tế bào.
b.
+ Người có tiền sử nghiện ma túy trong một thời gian dài có các tế bào đặc biệt là các tê bào gan có sự
phát triên bất thường của lưới nội chất trơn.
+ Lưới nội chất trơn phát triển tham gia vào cơ chế giải độc các thành phần có mặt trong ma túy bằng
cách gắn các gốc hydroxyl vào các hợp chất này, tăng tính hòa tan và đào thải ra bên ngoài.
+ Khi điều trị bệnh cho những người có tiền sử nghiện ma túy trong thời gian dài bằng kháng sinh, do
sự phát triên mạnh của hệ thống lưới nội chất tham gia vào quá trình giải độc tố nên lượng kháng sinh
bị đào thải nhiều hơn so với người bình thường, do vậy hiệu quả điều trị bệnh thấp hơn.
Câu 56:
a. Kể tên các cấu trúc, các bào quan được cấu tạo từ màng cơ sở có trong tế bào nhân thực ? Những
cấu trúc, bào quan nào không thuộc hệ thống màng nội bào? Giải thích?
b. Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức năng: dung hợp
màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Hướng dẫn
a.- Các cấu trúc, các bào quan được cấu tạo từ màng cơ sở có trong tế bào nhân thực: nhân, lưới nội
chất hạt, lưới nội chất trơn, màng sinh chất, bộ máy Golgi, Lizoxom, không bào, peroxixom, ty thể, lục
lạp.
- Các bào quan, cấu trúc không thuộc hệ thống màng nội bào: ty thể, lục lạp, peroxixom vì:
+ Không có nguồn gốc từ lưới nội chất, không liên kết về mặt vật lý cũng như thông qua các túi vận
chuyển với các bào quan của hệ thống màng nội bào.
+ Ti thể và lục lạp rất khác về cấu trúc (màng kép) với các túi có nguồn gốc từ lưới nội chất (có màng
đơn).
* Dung hợp màng:
- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn quay vào nhau, đầu ưa nước
quay ra ngoài). Tính kỵ nước của lớp kép phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành màng kín, còn phần tách
ra hình thành túi tiết kín.
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ dàng hòa nhập thành một.

1
3
- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand – chất gắn) hoặc từ môi
trường trong (protein tương thích trên màng túi tiết), khởi động quá trình biến dạng màng.
* Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử của khối chất nền ngoại bào
ở mặt ngoài màng (Hình 7.9 trang 129 Campbell)
- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với một phân tử chất nền ngoại
bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên
trong của protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền thông tin vào bên
trong tế bào.
Câu 57:
1. Sự khác nhau về cấu trúc, tính chất, chức năng giữa màng sinh chất và màng nhân?
2. Trong quá trình truyền tin qua tế bào đối với các chất hòa tan trong nước, chúng phải thông qua
thụ quang màng.
- Có những loại thụ qua nào?
- Với loại thụ quan liên kết với protein G, hãy nêu vai trò của protein G?
3. Trong thí nghiệm co và phản co nguyên sinh cả tế bào thực vật. Thành phần cấu trúc nào của tế
bào đóng vai trò chính trong quá trình đó? Tại sao?
Hướng dẫn
1. Sự khác nhau về cấu trúc, tích chất, chức năng của màng sinh chất và màng nhân
Chỉ tiêu Màng nhân Màng sinh chất
Cấu trúc - Cấu tạo màng kép, có xoang gian - Cấu tạo màng đơn
màng (xoang quanh nhân)
- Độ dày khoảng 40nm
- Màng nhân không liên tục do có hệ - Độ dày khoảng 10nm
thống lỗ. - Liên tục không có hệ thống
- Mặt ngoài của màng có đính lỗ.
riboxom, mặt trong có hệ thống tấm - Mặt trong có liên kết với các
lamina có vai trò cơ học. vi sợi của khung xương tế bào
Tính chất - Không có khả năng hàn gắn khi bị - Có khả năng hàn gắn khi bị
phá hủy. phá hủy.
- Tính thấm chọn lọc khác nhau - Tính thấm chọn lọc khác
Ví dụ: các protein kiềm histon dễ nhau.
dàng qua màng nhân
Chức năng - Trao đổi chất giữa nhân và tế bào - Trao đổi chất giữa tế bào và
chất môi trường.
- Phân lập, cách li NST ra khỏi tế - Giới hạn giữa tế bào và môi
bào trường.
2– Có 3 loại thụ quan màng: thụ quan liên kết với protein G, thụ quan- kênh ion, thụ quan
tirozinkinaza.
- Vai trò của protein G: nó có linh hoạt của GTPaza, khi ở dạng hoạt hóa nó bám vào một enzim
làm cho enzim này được hoạt hóa để kích hoạt bước tiếp theo trong con đường truyền tín hiệu, dẫn
đến một đáp ứng của tế bào. Do đó protein G hỗ trợ cho hoạt động của thụ quan liên kết với nó.
3. – Không bào đóng vai tro chính trong thí nghiệm này.
- Do không có kích thước rất lớn, có chứa nước và dịch hòa tan, tạo ra dịch tế bào. Dịh tế bào luôn
có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
Câu 58. Lizoxom có chức năng gì đối với tế bào?
Tại sao các ezim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ chính nó?
Hướng dẫn
Chức năng:
- Tiêu hóa, tự vệ.
- Tham gia vào quá trình phân hủy tế bào già, các tế bào bị tổn thươn, cũng như các tế bào thoái
hóa, hư hỏng.
- Lúc cơ thẻ bị đói kéo dài lizoxom tiêu hóa một số bào quan để cung cấp năng lượng cho các
hoạt động quan trọng nhất đối với sự duy trì sự sống.
* Giải thích:

1
4
Các enzim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ lizoxom vì trong điều kiện bình
thường các enzim này ở trạng thái bất hoạt.
Khi có nhu cầu sử dụng, các enzim này mới được hoạt hóa bằng cách thay đổi độ pH trong
lizoxom. Sau đó enzim lại được trở về trạng thái bất hoạt cho nên không làm vỡ lizoxom.
Câu 59: Thành tế bào thực vật có vai trò gì? Nhờ đặc trưng gì mà giúp thành tế bào thực hiện được
vai trò trên?
Hướng dẫn
- Vai trò của thành tế bào:
+ Làm nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ cho hệ chất nguyên sinh bên trong
+ Chống lại áp suất thẩm thấu do không bào trung tâm gây nên.
- Đặc trưng của thành tế bào: Thành tế bào bền vững về mặt cơ học nhưng cũng mềm dẻo để có thể
sinh trưởng
+ Tính bền vững: nhờ vật liệu cấu trúc có tính đàn hồi và ổn định của phân tử xenlulose.
+ Tính mềm dẻo: Các vật liệu cấu trúc mềm mại dưới dạng khuôn vô định hình của
propectin và hemixenlulose.
Câu 60: Trong các bào quan có trong tế bào nhân thực:
a. Những bào quan nào chứa đồng thời protein và a. nucleic?
b.Những bào quan nào thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào?
c. Ti thể và lục lạp có được xếp vào hệ thống nội màng không? Tại sao?
Hướng dẫn
a. Những bào quan nào chứa đồng thời protein và a. nucleic: Nhân , ti thể, lục lạp, rioxom
- Nhân: có AND( NST) và ARN
- Ti thể: có AND dạng vòng
- Lục lạp: có AND dạng vòng
- Rioxom: có rARN
b. Có 2 loại bào quan thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào: Ti thể và lục lạp
c. Ti thể và lục lạp không được xếp vào hệ thống nội màng vì có nguồn gốc từ lưới nội chất,
không liên hệ với hệ thống nội màng và có cấu trúc khác với các màng thuộc hệ thống nội màng
Câu 61: Vì sao người ta cho rằng “ ti thể” chính là “ vi khuẩn”
Hướng dẫn
Người ta cho rằng “ ti thể” chính là “ vi khuẩn” vì:
- Khác biệt giữa vi khuẩn và tế bào chất xung quanh
+ Ở ti thể sao chép AND độc lập với nhân
+ Ti thể và lục lạp có màng đôi, còn ào quan khác có màng đơn
- Ti thể có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn:
+ Kích thước chúng tương tự nhau khoảng 1-5 micromet
+ Ti thể có nhiễm sắc thể riêng, các AND này giống với NST của tế bào nhân sơ là có dạng vòng
không liên kết với pr và không có màng bao.
+ Riboxom của ti thể giống riboxom của tế bào nhân sơ
+ AND của ti thể ở nhiều động vật là vòng kép kín như vi khuẩn.
+ AND của ti thể và vi khuẩn không có histon đính vào vách
Câu 62: Hoạt tính của lizoxom được điều hòa bởi cơ chế nào?
Hướng dẫn
Duy trì độ Ph = 5, trong môi trường axít yếu nhờ hoạt động của bơm prôton định khu ở màng
lizoxôm
Câu 63:
1. Theo mô hình khảm-động màng sinh chất được cấu tạo bởi những thành phần hóa học nào? Nêu
chức năng của từng thành phần hóa học cấu tạo nên màng sinh chất?
2. Căn cứ vào đâu mà thuyết cộng sinh cho rằng: sự có mặt của ti thể trong tế bào nhân chuẩn là kết
quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn hiếu khí với tế bào?
Hướng dẫn
1.- Thành phần hóa học của màng sinh chất:
+ Lipit màng: lớp photpholipit kép
+ Các phân tử colesrol
+ Protein màng

1
5
+ Cacbonhidrat màng
- Chức năng của các thành phần:
+ Lớp photpholipit tạo nên tính mềm dẻo, linh hoạt của màng
+ Các phân tử colestrol tạo nên khung ổn định của màng nếu tỉ lệ photpholipit / colestrol cao
màng sẽ mềm dẻo, còn tỉ lệ này thấp (lượng colestrol cao), màng bền chắc và kém linh động.
+ protein màng: phân bố khảm vào màng lipit ở dạng bám màng hay xuyên màng và có những
chức năng: vận chuyển, xúc tác, thu nhận và truyền đạt thông tin, nhận biết tế bào, kết nối…
+ Cacbonhidrat màng: liên kết với protein bám ngoài màng tạo chất nền ngoại bào lipoprotein vừa
có chức năng kết dính giữa các tế bào vừa có chức năng thu nhận thông tin
2
- Dựa vào những bằng chứng:
+ Cấu trúc AND và kích thước ribosome của ti thể giống vi khuẩn
+ Cơ chế tổng hợp protein của ti thể có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn
+ Màng ti thể có cấu tạo giống màng vi khuẩn
+ Ti thể được hình thành do sự sự phân chia của ti thể trước đó
Câu 64 : Có hai thành phần của tế bào thực vật mà khi chúng thay đổi cấu trúc đều làm thay đổi kích
thước tế bào, đó là những thành phần nào? Nêu điểm khác nhau và mối liên hệ của các thành phần đó
trong cơ chế làm tăng kích thước tế bào thực vật.
Hướng dẫn
Thành phần trong tế bào, điểm khác nhau và mối liên hệ:
- Không bào và thành tế bào.
- Khác nhau:
+ Không bào: hút nước để tăng thể tích, không cần ATP.
+ Thành tế bào: đứt liên kết hidro và giãn dài, cần ATP để hoạt hóa bơm prôton.
- Mối liên hệ: Khi các sợi xenlulôzơ trong thành tế bào bị đứt gãy các liên kết hidro do bơm prôton
bơm H+ vào thành, không bào hút nước tăng thể tích, tạo lực đẩy các sợi xenlulôse trượt trên nhau,
thành tế bào giãn, tế bào tăng kích thước.
Câu 65: Trình bày thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật khác nhau để chứng minh các
phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di chuyển .
Hướng dẫn
- Trước tiên người ta phải đánh dấu prôtêin màng của hai loài khác nhau sao cho có thể phân biệt được
chúng (đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hoặc bằng chất phát quang), sau đó cho các tế bào của hai loài
tiếp xúc và dung hợp với nhau (nhờ sự trợ giúp của các chất nhất định). - Sau từng khoảng thời gian
một, quan sát các dấu chuẩn của từng loài trên "tế bào lai" dưới kính hiển vi. Nếu prôtêin màng của các
loài đan xen với nhau trên tế bào lai thì chứng tỏ các prôtêin màng đã dịch chuyển. Tuy nhiên, nếu các
prôtêin của từng loài không pha trộn vào nhau mà vẫn nằm ở hai phía riêng biệt của tế bào lai thì ta
vẫn chưa thể kết luận chắc chắn là prôtêin màng không di chuyển. Vì prôtêin của cùng một loài có thể
vẫn di chuyển trong loại tế bào đó nhưng khó có thể di chuyển sang màng tế bào của loài khác
Câu 66:
Các tế bào nhận biết nhau bằng các dẫu chuẩn có trên màng sinh chất. Theo em, dấu chuẩn là hợp
chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển tới màng sinh chất như thế nào?
Hướng dẫn
Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein
Protein được tổng hợp ở các ribosome trên màng lưới nội chất hạt, sau đó được đưa vào trong
xoang của lưới nội chất hạt  tạo thành túi  bộ máy gonghi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu
trúc. Gắn thêm hợp chất saccarit  glycoprotein hoàn chỉnh  đóng gói  đưa ra bên ngoài màng
bằng xuất bào.
Câu 67
A .Kể tên các thành phần của hệ thống màng nội bào?
b. Cho các tế bào sau ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β- đảo tụy (tế bào nội tiết
tuyến tụy). Ở mỗi tế bào đều có một loại màng nội bào rất phát triển. Cho biết tên gọi và chức năng
của loại màng nội bào đó ở mỗi tế bào?
c. Ty thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại không có khả
năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào? Hãy giải thích?
Hướng dẫn

1
6
a. Các thành phần của hệ thống màng nội bào: màng nhân, lưới nội chất, bộ máy gongi, lizoxom, các
loại không bào khác nhau, màng sinh chất.
b.Tên gọi và chức năng của loại màng nội bào ở mỗi tế bào:
- Đại thực bào: Lizoxom phát triển, tiết enzym phân giải các thành phần có trong túi thực bào gắn với
nó.
- Tế bào tuyến sinh dục: Lưới nội chất trơn rất phát triển, có chức năng tổng hợp lipit, từ đó hình thành
nên các hoocmon sinh dục như ơstrogen, tesrosteron,…
- Ở tế bào β- đảo tụy: Lưới nội chất hạt rất phát triển, có chức năng tổng hợp nên các protein tiền thân
của các hoocmon Insulin và Glucagon.
c. Vì: - Trong quá trình phát sinh ti thể và lục lạp, một số gen trong ADN ti thể và lục lạp được sát
nhập với hệ gen nhân. Những gen này quy định một số sản phẩm tham gia cấu trúc, hoạt động chức
năng và sinh sản của ti thể và lục lạp.
- Vì thế khi tách ra khỏi tế bào, ti thể và lục lạp không thể tự tổng hợp được và các sản phẩm bị thiếu
sót đó dẫn đến chúng không thực hiện được chức năng một cách đầy đủ, cũng như
Câu 68. Vào các dịp tết, người dân thường làm mứt bí, mứt cà rốt bằng cách luộc qua nước sôi sau đó
tẩm đường. Theo em tại sao phải luộc qua nước sôi?
Hướng dẫn
Khi luộc qua nước sôi làm TB mất khả năng sống:
+ Làm mất tính thấm chọn lọc của màng TB, quá trình vận chuyển chủ động không diễn ra, TB không
bị mất nước khi đó sẽ giữ được hình dạng mức quả.
+ Đường dễ dàng thấm vào bên trong.
Câu 69.
a. Bào quan lizôxôm ở tế bào động vật được hình thành từ đâu? Tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào
hồng cầu, tế bào bạch cầu loại tế bào nào chứa nhiều lizôxôm nhất? Giải thích.
b. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit, không có prôtêin) với màng
sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào? Giải thích.
Hướng dẫn
Ý Nội dung
a * Bào quan lizôxôm ở tế bào nhân thực được hình thành từ bộ máy golgi. Cấu tạo dạng túi,
màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào.
* Tế bào bạch cầu chứa lizôxôm nhiều nhất và nó đảm nhiệm chức năng tiêu diệt vi khuẩn,
tế bào già, tế bào bị tổn thương.
b So sánh tính thấm giữa 2 loại màng với glyxêrol và Na+:
- Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp
phôtpholipit kép.
- Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na + là chất tích điện
nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân tạo không có kênh
prôtêin nên không thể đi qua được.

Câu 70
a. Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm carbohydrate
của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề
mặt phía tế bào chất?
b. Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng
hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Đề xuất giả thuyết trong trường hợp
trên. Thiết kế thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết?
Hướng dẫn
a. - Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid được gắn vào màng
lưới nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy Golgi nhờ túi tiết.
Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi hoàn thiện chúng lại được chuyển
đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm ở trong túi tiết nên khi túi tiết dung hợp
với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra phía ngoài màng tế bào.
b. - Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào.
- Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:

1
7
+ Lấy 1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng.
+ Sau 1 thời gian quan sát: Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số
lượng tế bào không thay đổi. Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào
tăng lên.
Câu 71: Phân biệt hệ enzim có trong lizôxôm và perôxixôm về nguồn gốc và chức năng. Giải thích tại
sao trog nước tiểu của người và linh trưởng có chứa axit uric còn các động vật khác thì không?
Hướng dẫn
Hệ enzim trong lizôxôm: được tổng hợp từ lưới nội chất hạt, xúc tác các phản ứng thủy phân.
Hệ enzim trong perôxixôm: được tổng hợp từ ribôxôm tự do trong tế bào, xúc tác các phản ứng ôxi
hóa khử.
Ở người và linh trưởng, trong perôxixôm không có các thể đặc hình ống tổng hợp các enzim
uricaza để phân giải axit uric còn các động vật khác thì có.

Câu 72: Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị nhiễm độc?
Hướng dẫn trả lời
- Gan có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể trong đó có chức năng khử độc. Vì vậy khi uống rượu
thì các tế bào gan phải hoạt động mạnh để khử tác động độc hại của rượu giúp cho cơ thể khỏi bị
nhiễm độc. Trong tế bào gan có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển để sản xuất các enzim khử độc.
- Uống rượu nhiều có hại cho sức khỏe, mặc dù đã có các tế bào gan hoạt động để khử tác động độc
hại của rượu nhưng khả năng của gan cũng có hạn, vì vậy cần hạn chế uống rượu để tránh gây tổn hại
cho gan.
Câu 73:
a. Giả sử cho một tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng bao trong màng có tính thấm chọn lọc được
ngâm vào cốc chứa một loại dung dịch khác. Màng thấm cho nước và đường đơn đi qua nhưng không
cho đường đôi đi qua.
- Kích thước tế bào nhân tạo có thay đổi hay không?
Giải thích.
- Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?

b. Chức năng chủ yếu của ty thể là: Sinh nhiệt cho cơ thể; Thúc đẩy tế bào chết theo chương trình; Sản
sinh ATP; Trao đổi axit béo.
Cho các tế bào sau: tế bào tuyến thượng thận, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào tuyến tụy.
- Em hãy cho biết trong các tế bào trên, tế bào nào có nhiều ty thể?
- Chức năng chủ yếu của ty thể tương ứng với mỗi loại tế bào trên là gì?
Hướng dẫn
Ý Nội dung
A - Dung dịch trong bình là nhược trương so với tế bào nhân tạo.
- Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào trong tế bào nhân
tạo.
- Sucrose là đường đôi không thấm qua màng chọn lọc.
- Glucose là đường đơn khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài môi trường còn fructose là
đường đơn khuếch tán từ ngoài môi trường vào trong tế bào.
b -Tế bào có nhiều ty thể: tế bào tuyến thượng thận, tế bào gan, tế bào cơ.
- Tế bào tuyến thượng thận: Sinh nhiệt cho cơ thể
- Tế bào gan: thúc đẩy tế bào chết theo chương trình, trao đổi axit béo.
- Tế bào cơ: sản sinh ATP.

Câu 74:
a. Em hãy giải thích nguyên nhân gây các bệnh: viêm phổi ở các thợ mỏ, Chadiak – streinbrink,
Pompe.
1
8
b. Những người đàn ông mắc hội chứng claifenter bị vô sinh do tinh trùng không chuyển động được,
thường bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và có các cơ quan nội tạng sai lệch vị trí. Em hãy giải thích
nguyên nhân dẫn đến các bệnh và dị tật trên.
Hướng dẫn
Ý Nội dung
1 * Cả 3 bệnh trên đều liên quan đến sự bất bình thường trong cấu trúc màng hoặc hệ enzim của
lizôxôm. Màng lizôxôm thường được bảo vệ khỏi tác động của các enzim bản thân nhờ lớp
glicoprotein phủ phía trong, nhưng có thể bị phá hủy do tác động của nhiều nhân tố như sốc,
co giật, ngạt oxi, các nội độc tố, virut, các kim loại nặng, silic, tia UV, …
- Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở các thợ mỏ: Khi lizôxôm cấp 2 tích lũy các hạt bụi
silic, amiăng,…dẫn đến màng lizôxôm bị hư hỏng do đó các enzim lizôxôm bị giải phóng tác
động lên các phế nang gây nên bệnh viêm phổi.
- Nguyên nhân gây bệnh Chadiak – streinbrink: Màng lizôxôm có thể bị sai lệch do di
truyền đã dẫn đến biến đổi tính thấm của màng lizôxôm gây nên bệnh Chadiak – streinbrink.
Biểu hiện của bệnh là giảm sức đề kháng, to tỳ, gan, hạch limpho, sợ ánh sáng và bị bạch tạng.
- Nguyên nhân gây bệnh Pompe ( bệnh tim mạch thừa glicogen II ): Nguyên nhân do thiếu
enzim glucogidaza trong lizôxôm nên glicogen không được phân hủy, tích lũy lại trong
lizôxôm dẫn tới các biểu hiện lâm sàng như sai lệch về tim, hô hấp và dẫn tới tử vong.
2 - Nguyên nhân: do khuyết tật vận động dựa trên vi ống của lông roi và lông nhung.
+ Tinh trùng không chuyển động được vì lông roi hoạt động kém.
+ Thường bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và có các cơ quan nội tạng sai lệch vị trí là do các
đường dẫn khí bị tổn thương và các sự kiện truyền tín hiệu trong quá trình phát triển phôi
không diễn ra chính xác. Suy cho cùng là do các lông nhung kém hoạt động chức năng.
Câu 75:
a. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các sợi actin và
myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự co dãn của tế bào cơ.
b. Giả sử người ta tạo ra các kênh H+ ở màng trong của ti thể đồng thời cung cấp đủ glucôzơ và O2 cho
các ti thể này thì sự tổng hợp ATP trong ti thể và quá trình đường phân của tế bào bị ảnh hưởng như
thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn
a. - Bào quan đó là lưới nội chất trơn.
- Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng tế bào cơ (màng sau xinap) kích hoạt bơm Ca2+ trên màng
LNCT  bơm Ca2+ từ xoang LNCT ra bào tương.
- Ca2+ hoạt hóa trôpolin, kéo trôpomiozin ra khỏi vị trí liên kết giữa actin và miozin, miozin trượt trên
actin làm cơ co.
- Khi điện thế hoạt động ở màng tế bào cơ tắt – kênh Ca2+ trên màng LNCT mở  Ca2+ từ bào tương
đi vào xoang LNCT.
b. - Sự tổng hợp ATP trên màng trong ti thể bị giảm.
- Giải thích: H+ từ xoang gian màng qua kênh H+ đi vào chất nền ti thể làm triệt tiêu gradien H+ giữa
hai bên màng trong.
- Quá trình đường phân tăng lên.
- Giải thích: Do thiếu ATP nên tế bào phải tăng phân giải đường đề bù lại lượng ATP bị thiếu hụt.
Câu 76:Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gongi lai có màng đơn. Nếu ti
thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức
năng của chúng?
Hướng dẫn
- Ti thể còn một lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp năng lượng ở chuỗi chuyền điện tử:
Mất màng trong thì không tổng hợp được ATP còn nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP
giảm.
- Nếu bộ máy gongi có màng kép có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết để bao gói sản
phẩm.

Câu 77: Dựa vào kiến thức về cấu trúc tế bào, hãy cho biết các phương thức tiến hoá tạo nên các bào
quan có cấu tạo màng ở tế bào nhân thực?
Hướng dẫn trả lời
1
9
Sự tạo nên các bào quan có cấu tạo màng ở tế bào nhân thực có thể được hình thành bằng 2 con đường
chủ yếu :
+ Do sự phân hoá của màng sinh chất vào khối tế bào chất (VD hình thành mạng lưới nội chất).
+ Do sự cộng sinh của tế bào nhân sơ với tế bào (VD ti thể, lục lạp). Ti thể là kết quả cộng sinh của
một dạng vi khuẩn hiếu khí với tế bào. Lục lạp là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn lam với tế
bào.

Câu 78. Cho tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có lizôzim.
Có hiện tượng gì xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?

Hướng dẫn trả lời


Trong dung dịch đẳng trương: do dung dịch có thế nước tương đương dịch bào nên lượng nước đi ra,
đi vào tế bào bằng nhau
- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi đặc điểm do lizozim không tác động tới cấu trúc của
hai loại tế bào này.
- Tế bào vi khuẩn bị lizozim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban đầu, trở thành dạng hình cầu
trong dung dịch.
Câu 79
Hình dưới là sơ đồ siêu cấu trúc của tế bào. Hãy chọn một trong các số từ A đến G để trả lời các câu
hỏi sau:

1. Nếu bạn nhận được 2 ảnh hiển vi điện tử, một chụp các tế bào tuyến tụy và một chụp các tế bào biểu
mô của ống lượn gần của nephron. Cấu trúc nào nêu trong hình trên sẽ có nhiều ở tế bào tuyến tụy?
2. Khi các tế bào sinh trưởng, diện tích bề mặt của mỗi tế bào sẽ gia tăng. Cấu trúc nào là vị trí để tổng
hợp lipit cho màng sinh chất? 3. Nếu bạn xử lý các tế bào bằng 3H-Uracil trong một thời gian ngắn để
nhận biết cấu trúc tế bào nhờ đồng vị phóng xạ, cấu trúc nào (bào quan nào) sẽ có nhiều hạt được đánh
dấu đồng vị phóng xạ nhất?
4. Cấu trúc nào có khả năng tổng hợp một số protein mà các protein này không được các gen trong
nhân mã hóa?
5. Erythropoietin (EPO) là một loại hoocmon kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. EPO là một protein
tiết được glico hóa nhiều. Cấu trúc nào chịu trách nhiệm cho việc tổng hợp EPO?
6. Cấu trúc nào là vị trí để hoàn thiện quá trình glico hóa của EPO?
7. Cấu trúc nào là cần thiết để vận chuyển EPO ở bên trong tế bào?
8. Thụ thể cho EPO là một loại protein màng. Cấu trúc nào chịu trách nhiệm cho việc tổng hợp thụ thể
cho EPO?
Hướng dẫn trả lời
1. F 2. B 3. G 4. E
5. F 6. A 7. C 8. F

Câu 80 : Khi phân tích thành phần hóa học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như
photphoidase, Cytochrom B, transferase… Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo của bào
quan đó.
Hướng dẫn trả lời

2
0
Bào quan đó là ti thể.
- Cấu tạo của ti thể:
+ Bên ngoài có lớp màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp
khúc tạo nên các mào trên có nhiều enzim hô hấp.
+ Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và riboxom.

Câu 81.
Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm carbohydrate
của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở
bề mặt phía tế bào chất?
Hướng dẫn
- Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid được gắn vào màng lưới
nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy Golgi nhờ túi
tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi hoàn thiện chúng lại được
chuyển đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm ở trong túi tiết nên khi túi
tiết dung hợp với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra phía ngoài màng tế bào.

Câu 82.
Tại sao những người cao tuổi, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 cao?
Hướng dẫn
- Glucose được vận chuyển liên tục từ máu vào trong tế bào, đảm bảo cho tế bào hoạt động bình
thường. Quá trình vận chuyển glucose vào tế bào là kiểu vận chuyển thụ động qua kênh protein. Vì
vậy, tốc độ vận chuyển phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch nồng độ glucose giữa bên trong và bên
ngoài tế bào, số lượng kênh glucose trên màng tế bào, nồng độ insulin. Nếu quá trình này bị trục
trặc, lượng đường từ máu vào trong tế bào ít, hàm lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây nên bệnh
tiểu đường typ 2.
- Ở người cao tuổi, quá trình chuyển hóa giảm, nếu lại ít vận động thì nhu cầu năng lượng càng
thấp, dẫn đến giảm tiêu thụ glucose. Kết quả là lượng đường trong máu tăng lên. Ngoài ra, do người
cao tuổi có nhu cầu năng lượng thấp, nên số lượng thụ thể, kênh glucose trên màng tế bào giảm,
tuyến tụy giảm tiết insulin làm cho đường từ máu vào tế bào ít.

Câu 83 . Đánh dấu axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng xạ.
Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu phóng xạ có
thể xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào? Cho biết chức năng của các cấu trúc đó.
Hướng dẫn
- Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó dấu phóng xạ xuất hiện ở các túi vận
chuyển của lưới nội chất hạt, rồi đến bộ máy Golgi, đến các túi vận chuyển của Golgi. Tiếp theo, dấu
phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, hoặc ở màng sinh chất, hoặc ở bên ngoài tế bào.
- Chức năng của các cấu trúc:
+ Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin và chuyển prôtêin tới bộ máy Golgi.
+ Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển prôtêin đến bộ máy Golgi.
+ Bộ máy Golgi có chức năng làm biến đổi prôtêin như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất khác nhau, sau
đó xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác.
+ Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử prôtêin đến các bào quan của tế
bào hoặc đến màng sinh chất, hoặc đưa ra bên ngoài tế bào.
+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài tế
bào, nhận biết giữa các tế bào, tạo hình dạng tế bào…
Câu 84 .Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là hai loại
bào quan nào? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau?
Hướng dẫn
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm.
Cơ chế khử độc của hai loại bào quan:

2
1
- Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH) vào
các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
- Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ chất độc đến ôxi tạo ra
H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O.

Câu 85
a) Không bào trung tâm là loại bào quan đặc trưng của tế bào thực vật. Hãy cho biết không bào trung
tâm được hình thành như thế nào?
b) Tại sao nói không bào trung tâm là bào quan đa năng của tế bào thực vật?
Hướng dẫn
a) Sự hình thành không bào trung tâm ở tế bào thực vật:
- Tế bào thực vật còn non ở mô phân sinh chứa nhiều không bào nhỏ, có nguồn gốc từ bộ máy Golgi.
Trong quá trình sinh trưởng của tế bào, các không bào nhỏ dung hợp / kết hợp dần với nhau và cuối
cùng hình thành không bào trung tâm duy nhất.
b) Không bào trung tâm được coi là bào quan đa năng của tế bào thực vật vì không bào:
- là nơi chứa nước, các ion vô cơ, các hợp chất hữu cơ, các chất dự trữ, các sản phẩm thứ cấp, các chất
dư thừa của tế bào… Chứa các sắc tố tạo ra những màu sắc hấp dẫn ở các cơ quan thực vật như lá, hoa
- duy trì áp suất trương cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
- chứa axit malic (hoặc ở dạng malat), là nguồn dự trữ CO2 cần cho quang hợp ở thực vật CAM.
- chứa các enzym thủy phân (prôteaza, ribônucleaza, glycôsidaza...) tham gia vào quá trình lão hóa và
phá hủy tế bào
Câu 86: Bào quan nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phân chia của tế bào thực
vật? Giải thích.
- không bào
- Không bào làm tế bào to ra khi hấp thụ nước  tế bào lớn hơn với lượng tế bào chất mới cần đầu tư
là tối thiểu  tiết kiệm năng lượng  thực vật sinh trưởng nhanh chóng.
2 0,5đ
1,5đ (mỗi ý
0,5đ)
Câu 87.
1. Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết bào quan đó
là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó không hoạt động
hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
2. Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được tách ra từ mô người bệnh
ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein phân chia không ngừng. Hãy bố trí thí nghiệm dùng 2
loại tế bào này chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?

1 - Bào quan đó là lizoxom.


2
2
- Nguồn gốc của bào quan này: từ bộ máy Gôngi.
- Nếu bào quan đó không hoạt động thì cơ chất trong lizoxom không được phân giải,
không phân được các bào quan, tế bào già, tổn thương, không tái chế đuợc các sản phẩm
cho tế bào, không tiêu hóa được các phân tử lạ,tế bào lạ dẫn tới ảnh hưởng đến các hoạt
động khác của tế bào, cơ thể gây nên bệnh lí. Ví dụ: bệnh Tay – Sách: không có enzim tiêu
hóa lipit gây thoái hóa thần kinh, não.
- Nếu bào quan đó bị vỡ:
+ Nếu vỡ ít thì ít ảnh hưởng hoạt động tế bào:vì enzim trong lizoxom ra tế bào chất
gặp môi trường trung tính sẽ bị bất hoạt.
+ Nếu vỡ nhiều thì gây làm tan tế bào, mô gây nguy hiểm cho cơ thể.
2 Đưa nhân bị bất hoạt của tế bào hồng cầu gà vào tế bào chất của tế bào ung thư Hela.
→ Kết quả : Tế bào mới được tổ hợp này vẫn tiếp tục sinh trưởng và phân chia.
- Giải thích: tế bào Hela ở mô người bệnh ung thư phân chia không ngừng do sự biến đổi
trong vật chất di truyền . Nhưng trao đổi chất của tế bào cũng đóng vai trò rất quan trọng nó
góp phần gây nên quá trình phân bào mất kiểm soát. Do đó bệnh ung thư còn được xem là
một bệnh về chuyển hóa chứ không chỉ là bệnh di truyền đơn thuần. Các nhân tố hoạt hóa
gen trong tế bào chất của tế bào Hela như HDACs với số lượng rất lớn gây ảnh hưởng mạnh
đến quá trình tăng trưởng và chết của tế bào. Ngoài ra những thay đổi trong ty thể của tế
bào ung thư sẽ tiếp tục thúc đẩy các tế bào tăng trưởng và phân chia ngay cả khi nhân tế bào
ung thư được thay thế bằng nhân hồng cầu gà vốn bị bất hoạt.
- Khi một nhân tế bào hồng cầu của gà được hợp nhất với tế bào ung thư ở người, một dị tế
bào được hình thành với hai nhân có nguồn gốc khác nhau trong một tế bào chất thôn
g thường. Phân tích tế bào soma lai này ta thấy rằng nhân tế bào hồng cầu được nhanh
chóng kích hoạt lại bởi các nhân tố hoạt hóa gen trong tế bào chất của tế bào Hela nên có
khả năng tổng hợp AND và ARN. Bằng các phương pháp miễn dịch ta có thể phát hiện việc
hình thành các kháng nguyên cụ thể của gà trong tế bào lai soma .
Thí nghiệm này đã cho thấy mối liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất.
Câu 88
a. Erythropoetin (EPO) là loại hoocmon kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. EPO là một loại
prôtêin tiết, được glyco hóa nhiều. Cấu trúc nào làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO? Giải
thích?
b. Em hãy giải thích nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở các thợ mỏ.
2 a - Mạng lưới nội chất hạt.
Vì chức năng của lưới nội chất hạt là tổng hợp prôtêin.
- Các prôtêin sau khi được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt sẽ được tập trung vào
lòng túi để vận chuyển đến phức hệ Gôngi. Tại đây chúng tiếp tục được hoàn chỉnh
bằng cách được gắn thêm cacbohidrat (glyco hóa), sau đó chúng được phóng thích
đến màng sinh chất hay các lizôxôm hoặc được tiết ra ngoài.
b - Bệnh trên liên quan đến sự bất bình thường trong cấu trúc màng hoặc hệ enzim của
lizôxôm. Màng lizôxôm thường được bảo vệ khỏi tác động của các enzim bản thân
nhờ lớp glicoprôtêin phủ phía trong, nhưng có thể bị phá hủy do tác động của nhiều
nhân tố như sốc, co giật, ngạt ôxi, các nội độc tố, virut, các kim loại nặng, silic, tia
UV, …
- Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở các thợ mỏ: Khi lizôxôm cấp 2 tích lũy các hạt
bụi silic, amiăng,…dẫn đến màng lizôxôm bị hư hỏng do đó các enzim lizôxôm bị
giải phóng tác động lên các phế nang gây nên bệnh viêm phổi.
Câu 89.
a. Có hai tế bào vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một màng đơn bao quanh tế bào
của nó, trong khi vi khuẩn B được bao quanh bởi 2 màng phân tách nhau bởi một khoảng không gian
hẹp chứa peptidoglican.
- Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G+ và vi khuẩn nào là vi khuẩn G-? Tại sao vi khuẩn G- lại có
xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn vi khuẩn G+?
- Cách hữu hiệu nhất để diệt các loại vi khuẩn đã kháng kháng sinh là gì?

7 a - Vi khuẩn A là vi khuẩn G+, vi khuẩn B là vi khuẩn G-


2
3
- Vi khuẩn G- có lớp màng ngoài lipopolisacarit (LPS) có khả năng ngăn cản được
sự xâm nhập của kháng sinh, bảo vệ các thành phần của tế bào .
- Sử dụng Phage – là tác nhân diệt khuẩn bằng cách phân giải vi khuẩn. Ngày nay
phage được coi là tác nhân diệt khuẩn hiệu quả. Điều này cho phép phage thay thế
các chất kháng sinh trong trận chiến chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt
là các vi khuẩn đã kháng với kháng sinh truyền thống.

Câu 90:
Tốc độ vận chuyển của các phân tử hoặc ion qua màng tế bào chịu ảnh hưởng bởi nồng độ của các
phân tử hoặc ion ở hai bên màng. Đồ thị dưới đây cho thấy của sự thay đổi tốc độ của các hình thức
vận chuyển khi tăng dần sự chênh lệch về nồng độ của các phân tử hoặc ion ở 2 bên màng. Có 3 hình
thức vận chuyển được quan sát: khuếch tán đơn giản, vận chuyển chủ động và khuếch tán nhờ kênh.

a) Dựa vào đồ thị xác định A, B, C là các hình thức vận chuyển nào? Giải thích.
b) Khi thêm cyanua vào tế bào thì các đường A, B hay C sẽ thay đổi như thế nào?
c) Phân biệt hình thức vận chuyển của A và C.
Đáp án
a A. Vận chuyển chủ động do không cần điều kiện chênh lệch nồng độ 2 bên màng.
B. Khuếch tán đơn giản do phụ thuộc hoàn toàn vào sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.
C. Khuếch tán nhờ kênh do khi sự chênh lệch tăng lên ở mức cao, tốc độ vận chuyển tăng
chậm lại do bão hòa kênh, tất cả các kênh đều có các phân tử đi qua. Do giới hạn số lượng
kênh trên màng tế bào nên tốc độ tăng chậm lại.
b - Chỉ có đường A bị ảnh hưởng.
- cyanua ức chế chuỗi chuyền điện tử --> giảm cung cấp ATP.
- Vận chuyển chủ động cần ATP --> tốc độ vận chuyển giảm xuống
c Vận chuyển tích cực Khuếch tán nhờ kênh
Ngược chiều gradient nồng độ Cùng chiều gradient nồng độ
Có tiêu tốn ATP Không có
Không có. Vận chuyển theo nhu cầu Kết quả đạt đến cân bằng nồng độ 2 bên màng
tế bào
CÂU 91:
Nồng độ Ca2+ trong tế bào cơ trơn là khoảng 10-7 M, còn nồng độ Na+ là khoảng 10-3 M. Hoocmon
noradrenalin làm kích hoạt con đường truyền làm co cơ trơn, trong con đường này có sự tham gia của
Ca2+ là chất truyền tin thứ hai. Tại sao nồng độ Na+ cao hơn nhiều so với Ca2+ nhưng tế bào lại sử
dụng Ca2+ làm chất truyền tin thứ 2 mà không sử dụng Na+?
Đáp án:
Do nồng độ Ca2 + nội bảo rất thấp nên chỉ cần thay đổi 1 lượng nhỏ Ca2 + cũng dẫn đến sự
thay đổi lớn về nồng độ trong tế bào chất.
Ngược lại, Na + cần thay đổi số lượng phân tử lớn hơn nhiều để tăng nồng độ lên gấp nhiều
2
4
lần.
Trong cơ trơn, có thể đạt được sự thay đổi nồng độ Ca+ gấp nhiều lần trong thời gian ngắn
bằng cách phóng ra Ca2 + từ của lưới nội chất trơn và ty thể. Còn thay đổi nồng độ Na+
nhiều lần trong tế bào là rất khó.
--> tế bào sử dụng Ca2+ làm chất truyền tin thứ 2 mà không sử dụng Na+

Câu 92 :
1. Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A,B,C và D) dưới đây:

Bên ngoài tế bào

a. Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của prôtêin trong (a)
màng sinh
(b) chất.
b. Hình D: (a), (b) minh họa cho hình thức vận chuyển gì? Giải thích. ATP
(A) (C) (D)
c. Những phân tử có đặc(B) điểm như thế nào thì khuếch tán qua lớp kép photpholipit?
2. Một số chất cần được vận chuyển chủ động hoặc thụ động từ vị trí được tổng hợp đến nơi mà
chúng hoạt động. Cho các chất sau đây:
(1) tARN;
(2) Protein histone;
(3) Nucleotide;
(4) Protein tham gia vào chuỗi truyền electron.
Chất nào được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân, chất nào không được vận chuyển
1.
a. Chức năng của các protein xuyên màng tương ứng ở
- Hình A: protein xuyên màng giữ chức năng ghép nối các tế bào.
- Hình B: protein xuyên màng giữ chức năng nhận diện các tế bào.
- Hình C: protein thụ quan (thụ thể) bề mặt tế giữ chức năng tiếp nhận thông tin từ ngoài để
truyền vào bên trong tế bào.
- Hình D: protein kênh hoặc bơm giữ chức năng vận chuyển các chất qua màng
b.
- Hình D:
(a) minh họa cho hình thức vận chuyển thụ động qua kênh protein, vì nồng độ các chất bên ngoài
cao hơn trong tế bào.
(b) minh họa cho hình thức vận chuyển chủ động nhờ protein vận chuyển, vì nồng độ các chất
bên ngoài thấp hơn trong tế bào và có sự tiêu dùng năng lượng ATP.
c. Những phân tử có kích thước nhỏ không phân cực, các phân tử tan trong lipit.
2.
- Những chất được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân:
+ Protein histone: là những protein được tổng hợp ở các ribosome tự do nằm rải rác trong tế
bào chất, chúng được vận chuyển vào nhân để tham gia vào cấu trúc của NST cùng với ADN.
+ Nucleotide: được thu nhận bằng cách thực bào, ẩm bào hoặc được tổng hợp ở tế bào chất,
chúng được vận chuyển vào nhân để tham gia vào quá trình tái bản ADN hoặc phiên mã.
- Những chất không được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân:
+ tARN: được tổng hợp ở trong nhân và được vận chuyển ra tế bào chất để tham gia quá trình
sinh tổng hợp protein.
+ Protein tham gia vào chuỗi truyền electron được tổng hợp ở mtADN (ADN ti thể) hoặc
cpADN ( ADN lục lạp) vận chuyển đến màng trong của ti thể hoặc màng tilacoit
theo con đường này? Tại sao?

2
5
Câu 93 
1. Một số bạch cầu có thể nuốt và tiêu hủy các mầm bệnh qua quá trình thực bào. Các enzym tiêu
hóa chỉ giết được các mầm bệnh trong môi trường axit. Hãy cho biết có những sự kiện nào xảy ra ở
quá trình tổng hợp và vận chuyển các enzym tiêu hóa trong quá trình thực bào trên?
2. Giả sử phân lập được các thực bào từ một mẫu máu và nuôi cấy những tế bào này trong một
ống nghiệm. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng với các tế bào
E. coli. Nếu ức chế bơm proton trên màng lizôxôm bởi một chất ức chế đặc hiệu, điều nào sau đây xảy
ra? Giải thích.
a. Các thực bào nhận ra E. coli thông qua thụ thể.
b. Sự nuốt vi khuẩn E. coli của các thực bào bị ức chế.
c. Nếu các lizôxôm thực bào hình thành, các enzym tiêu hóa của chúng bị bất hoạt.
d. Các thực bào có thể tiết các mảnh vỡ của tế bào bị tiêu hóa ra ngoài tế bào.
1.
- Phiên mã tạo mARN trong nhân sau đó được vận chuyển ra khỏi nhân và hình thành phức hệ
mARN-ribôxôm.
- Phức hệ mARN-ribôxôm được chuyển đến lưới nội chất hạt để tiếp tục dịch mã.
- Các enzym sau khi được tổng hợp vào lưới nội chất và bộ máy gôngi để được sửa đổi hoàn
chỉnh.
- Các enzym sau khi hoàn thiện được lưu giữ ở lizôxôm.
2. Điều sẽ xảy ra:
a. Các thực bào nhận ra E. coli thông qua thụ thể.
c. Nếu các lizôxôm thực bào hình thành, các enzym tiêu hóa của chúng bị bất hoạt.
Giải thích:
- Vì ức chế bơm proton trên màng lizôxôm → quá trình nhận diện vi khuẩn E.coli và nuốt của
thực bào vẫn xảy ra bình thường.
- Bơm proton trên màng lizôxôm có vai trò axit hóa dịch trong khoang của bào quan tạo điều
kiện cho các enzim hoạt động. Vì vậy, nếu ức chế bơm proton → các enzym tiêu hóa của chúng
bị bất hoạt.

Câu 94 : Người ta đưa các tế bào động vật có cùng nộng độ các chất tan vào dung dịch NaCl có nộng
độ khác nhau, quan sát thấy hiện tượng như sau:
NaCl 0,3M NaCl 0,2M NaCl 0,15M NaCl 0,1M NaCl 0,05M NaCl 0,02M
Tế bào giảm Tế bào giảm Tế bào giảm Tế bào tăng Tế bào tăng Tế bào tăng
kích thước kích thước kích thước kích thước kích thước kích thước
Giải thích hiện tượng trên. Nếu đưa tế bào có cùng nồng độ các chất với tế bào đó vào dung dịch
saccarozo 0,3M thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? Biết thí nghiệm tiến hành ở cùng điều kiện nhiệt độ với thí
nghiệm trên.
Hướng dẫn
– Ở dung dịch NaCl 0,3M, NaCl 0,2M, NaCl 0,15M tế bào đều giảm kích thước chứng tỏ sức hút nước
của tế bào nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch, tế bào mất nước.
– Ở dung dịch NaCl 0,1M, NaCl 0,05M, NaCl 0,02M tế bào đều tăng kích thước chứng tỏ sức hút
nước của tế bào lớn hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch, tế bào hút nước.
- Nếu đưa tế bào vào dung dịch saccarozo 0,3M thì ta thấy:
Psaccarozo = R.i.C.T = 0,082.[1+0.(0-1)].0,3.T = 0,0246T.
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch NaCl 0,15M:
PNaCl 0,15 = 0,082.[1+1.(2-1)].0,15.T = 0,0246T.
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch NaCl 0,1M:
PNaCl 0,1 = 0,082.[1+1.(2-1)].0,1.T = 0,0164T.
- Như vậy, ta thấy áp suất thẩm thấu của dung dịch saccarozo 0,3M bằng áp suất thẩm thấu của dung
dịch NaCl 0,15M, do đó tế bào sẽ mất nước làm cho tế bào giảm kích thước.

Câu 95 :
1. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh protein có
những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp kép photpholipit?

2
6
2. Khi quan sát tế bào gan của một người thường xuyên lạm dụng thuốc an thần dưới kính hiển vi điện
tử, người ta thấy có một loại bào quan sinh sôi nảy nở, phát triển nhiều hơn so với tế bào gan của một
người bình thường không dùng bất kì loại thuốc nào.
a. Đó là bào quan nào? Giải thích.
b. Trình bày cấu trúc của bào quan nói trên.
Hướng dẫn
Ý Nội dung
1. - Khuếch tán qua kênh có tính đặc hiệu cao hơn: mỗi kênh protein chỉ cho 1 hoặc 1 số chất
tan giống nhau đi qua.
- Qua kênh protein cho các phân tử có kích thước lớn hoặc các chất tích điện đi qua; lớp kép
photpholipit thì không.
- Khuếch tán qua kênh có thể được điều hòa tùy thuộc nhu cầu tế bào nhờ đóng – mở các
kênh; số lượng kênh trên màng. Còn khuếch tán qua lớp kép thì phụ thuộc hoàn toàn vào
gradient nồng độ ở 2 bên màng.
- Tốc độ khuếch tán qua kênh nhanh hơn so với qua lớp kép lipit.
2. a. –Mạng lưới nội chất trơn.
-Mạng lưới nội chất trơn có khả năng khử độc thuốc và chất độc bằng cách gắn nhóm
hydroxyl vào các phân tử thuốc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ dàng bị đẩy ra khỏi tế bào,
cơ thể.
-Khi lạm dụng thuốc an thần sẽ kích thích mạng lưới nội chất trơn và các enzim khử độc
trong hệ thống này tăng số lượng để làm tăng tốc độ khử độc thuốc dẫn đến việc lạm dụng,
tăng liều thuốc.
b. Cấu trúc: hệ thống xoang dạng ống thông với nhau và thường thông với lưới nội chất hạt,
màng đơn và trên màng không có gắn các hạt ribôxôm. Bên trong xoang chứa nhiều loại
enzim.

Câu 96
a. Trong tế bào, các bào quan nào chịu trách nhiệm cho quá trình giải độc, chúng tập trung ở các tế bào
nào? Phân biệt cơ chế giải độc của mỗi loại bào quan đó?
b. Tại sao việc lạm dụng thuốc an thần có thể dẫn đến giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc kháng sinh
và thuốc có ích khác trong điều trị bệnh?
HDC
0,25 điểm
0,5 điểm
Cơ chế giải độc của peroxisome: Trong peroxisome có các tinh thể enzyme oxy hóa khử, phân cắt
các peroxide hoặc các superoxide một cách an toàn mà không để các chất độc ấy lan ra tế bào chất.
b.
- Khi lạm dụng thuốc an thần và các chất kích thích trong một thời gian dài các tế bào phải tiến
hành đào thải các chất này nhờ hoạt động tích cực của lưới nội chất trơn, đồng thời để thích nghi
với sự có mặt của thuốc, các tế bào tăng cường tổng hợp lưới nội chất trơn.
- Khi bị ốm và điều trị bằng thuốc kháng sinh, hiệu quả điều trị bằng kháng sinh giảm đáng kể vì
hoạt động mạnh mẽ của hệ thống lưới nội chất trơn đã được “luyện tập” trước đó.

Câu 97
a. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm mạc ruột ở cơ thể động vật và
tế bào trong cơ thể thực vật.
b. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước
nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng. Hãy giải thích các chức năng của loại bào quan này.
Hướng dẫn
a. Cấu trúc của vi sợi
- Cấu trúc của vi sợi: Có đường kính 7 nm và được cấu tạo từ các phân tử actin.
- Các phân tử actin hình cầu liên kết với nhau thành chuỗi và vi sợi được cấu tạo từ hai chuỗi actin
xoắn lại với nhau. - Trong các tế bào làm nhiệm vụ hấp thu các chất (như tế bào niêm mạc ruột), các vi
sợi tham gia vào cấu tạo nên các lõi của vi lông nhung làm tăng diện tích màng tế bào do đó làm gia
tăng bề mặt diện tích hấp thu các chất vào bên trong tế bào.
2
7
- Trong các tế bào thực vật, vi sợi giúp vận chuyển dòng tế bào chất bên trong tế bào nhờ đó việc phân
phối các chất trong tế bào diễn ra nhanh hơn.
b.
- Bào quan đó là không bào. Không bào lớn (không bào trung tâm) hút nước và gia tăng kích thước
làm cho tế bào trương lên khi thành tế bào đã được axit hoá làm giãn ra. Do vậy tế bào có thể nhanh
chóng gia tăng kích thước rồi sau đó mới tổng hợp thêm các chất cần thiết.
- Loại bào quan này ở thực vật còn có các chức năng như dự trữ các chất dinh dưỡng, chứa các chất
độc hại đối với các tế bào, là kho dự trữ các ion cần thiết cho tế bào, không bào ở cánh hoa còn chứa
sắc tố giúp hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn, không bào còn chứa các chất độc giúp thực vật chống lại
các động vật ăn thực vật.
Câu 98.
Đánh giá axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng xạ. Lúc đầu
người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu phóng xạ có thể xuất
hiện ở những cấu trúc nào của tế bào ? Cho biết chức năng của các cấu trúc đó.
Hướng dẫn
* Sự di chuyển của dấu phóng xạ.
+ Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó dấu phóng xạ xuất hiện ở các túi vận
chuyển của lưới nội chất hạt.
+ Tiếp đến bộ máy Golgi, rồi đến các túi vận chuyển của Golgi.
+ Tiếp theo, dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, hoặc ở màng sinh chất, hoặc ở bên
ngoài tế bào.
* Chức năng của các cấu trúc:
+ Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin và chuyển prôtêin tới bộ máy Golgi.
+ Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển prôtêin đến bộ máy Golgi.
+ Bộ máy Golgi có chức năng làm biến đổi prôtêin như gắn thêm hoặc
loại bỏ các chất khác nhau, sau đó xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác.
+ Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử prôtêin đến các bào quan của tế bào
hoặc đến màng sinh chất, hoặc đưa ra bên ngoài tế bào.
+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài tế bào,
nhận biết giữa các tế bào, tạo hình dạng tế bào.

Câu 99.
1. Có hai thành phần của tế bào thực vật mà khi chúng thay đổi cấu trúc đều làm thay đổi kích thước tế
bào, đó là những thành phần nào? Nêu điểm khác nhau và mối liên hệ của các thành phần đó trong cơ
chế làm tăng kích thước tế bào thực vật.
2. Một tế bào trong cơ thể đa bào khác với động vật đơn bào về những đặc điểm nào?
HƯỚNG DẪN
Nội dung
1.
- Đó là không bào và thành tế bào.
- Khác nhau:
+ Không bào: hút nước để tăng thể tích, không cần ATP.
+ Thành tế bào: đứt liên kết hidro và giãn dài, cần ATP để hoạt hóa bơm prôton.
- Mối liên hệ: Khi các sợi xenlulôzơ trong thành tế bào bị đứt gãy các liên kết hidro do bơm
prôton bơm H+ vào thành, không bào hút nước tăng thể tích, tạo lực đẩy các sợi xenlulôse trượt
trên nhau, thành tế bào giãn, tế bào tăng kích thước.
2.
- Động vật đơn bào là một đơn vị hoàn chỉnh, tế bào trong cơ thể đa bào là thành viên của 1 tập
thể nên nhiều khi không hoàn chỉnh (không nhân, không có khả năng phân chia…)
- Động vật đơn bào sống tự do, phải tự hoạt động để nuôi sống bản thân mình. Tế bào trong cơ
thể đa bào thừa hưởng thành quả lao động của 1 cơ thể hoàn chỉnh.
- Động vật đơn bào sống tự lập, chết độc lập. Tế bào trong cơ thể đa bào dù còn sung sức nhưng
vẫn phải chết theo tập thể khi cơ thể ngừng hoạt động.
- Động vật đơn bào không có chất nền ngoại bào, tế bào trong cơ thể đa bào phải liên hệ với các
tế bào khác qua cầu sinh chất (đối với tế bào thực vật), qua chất nền ngoại bào (đối với tế bào

2
8
động vật).

Câu 100.
a. Hình vẽ dưới đây thể hiện mô hình cấu trúc màng tế bào. Hãy cho biết A, B, C là những thành phần
cấu trúc nào và nêu những chức năng cơ bản của chúng.

b. Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm carbohydrate
của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề
mặt phía tế bào chất?
HƯỚNG DẪN
a. a. A: photpholipit B: protein xuyên màng C: oligoxacarit
- A tạo thành lớp cho phép các chất tan trong lipit đi qua màng tế bào và ngăn cản các chất tan trong
nước. Đuôi axit béo còn đóng vai trò đảm bảo tính lỏng của màng.
- B có thể là enzim với trung tâm hoạt động hướng về phía các chất trong dung dịch xung quanh, có
thể là glycoprotein làm dấu hiệu trong nhận biết tế bào, có thể là protein gắn kết với bộ khung tế
bào và chất nền ngoại bào giúp duy trì hình dạng tế bào và điều hòa sự thay đổi các chất ngoại bào
hoặc nội bào.. ..
- C là vị trí nhận biết cho các chất hóa học đặc hiệu, tham gia nhận biết tế bào. C cũng ổn định màng
tế bào bằng cách tạo liên kết hiđrô với nước.
b-Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptide được gắn vào màng
lưới nội chất nhờ protein tín hiện, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy Golgi nhờ túi
tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi hoàn thiện, chúng lại được
vận chuyển đến màng tế bào.
- Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm trong túi tiết nên khi túi tiết dung hợp với màng tế
bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra bên ngoài màng tế bào.

Câu 101:
1. Nêu sự khác nhau giữa enzim của lizoxom và peroxixom về nguồn gốc, cơ chế tác động. Vì sao
trong nước tiểu của linh trưởng và người có axit uric mà các động vật khác không có?
2. Trong một thí nghiệm, tế bào động vật được ngâm trong dung dịch glucôzơ với các nồng độ khác
nhau. Mối tương quan giữa nồng độ glucôzơ trong dung dịch và tốc độ hấp thụ glucôzơ qua màng tế bào
được mô tả ở bảng sau:
Nồng độ (g/l) 0 5 10 15 20 25 30 35 40
Tốc độ hấp thụ (g/l/s) 0 5 10 14 17 19 20 20 20
Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

Nội dung

2
9
Tiêu chí Enzim của lizoxom Enzim của
peroxixom
Nguồn gốc Được tổng hợp từ các Được tổng hợp từ các
riboxom trên lưới nội chất riboxom tự do trong
hạt tế bào chất
1. Đặc điểm xúc Xúc tác các phản ứng thủy Xúc tác các phản ứng
tác phân oxi hóa khử
- Peroxixom của người và linh trưởng không có thể đặc hình ống nên không sản sinh
enzim uricaza phân giải axit uric
- Do đó trong nước tiếu của linh trưởng và người có axit này, các động vật khác không có.

- Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khi nồng độ glucozơ thấp, tốc độ hấp thụ glucozơ tỉ lệ
thuận với nồng độ glucozơ. Khi nồng độ glucozơ từ 30 trở đi thì tốc độ hấp thụ giữ ổn
định.
- Nguyên nhân là vì glucozơ được hấp thụ qua kênh đặc hiệu. Khi toàn bộ kênh prôtêin
2.
đều tham gia vận chuyển glucozơ thì nếu tiếp tục tăng nồng độ glucozơ thì vẫn không thể
tăng tốc độ hấp thụ.
- Như vậy, tốc độ hấp thụ glucozơ vừa phụ thuộc nồng độ, vừa phụ thuộc số lượng kênh
đặc hiệu.

Câu 102
1. Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm carbohydrate
của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm
ở bề mặt phía tế bào chất?
2. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm virus?
Giải thích.
HƯỚNG DẪN
1. a.
- Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid được gắn vào
màng lưới nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy Golgi nhờ
túi tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi hoàn thiện chúng lại
được chuyển đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm ở trong túi tiết nên
khi túi tiết dung hợp với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra phía ngoài
màng tế bào.
b.
- Cầu sinh chất là protein dạng ống, nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thông tin, vật
chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
- Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập được vào tế bào, chúng có thể nhanh
chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất, thậm chí một số loại virus còn
có khả năng kích hoạt tế bào tiết ra các protein mở rộng cầu sinh chất để chúng đi qua. Chính
vì vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn bộ cây.

Câu 103
Hình 3 thể hiện mô hình màng tế bào.
a. Hãy nêu chức năng của các thành phần A, B, C được đánh dấu trên hình 3.
b. Trong 1 thí nghiệm, tế bào động vật được ngâm trong dung dịch glucozơ với các nồng độ
khác nhau.
Tốc độ hấp thụ glucozơ qua màng tế bào được xác định cho từng nồng độ. Kết quả được trình
bày ở đồ thị hình 4. Hãy sử dụng đồ thị hình 4 để giải thích sự vận chuyển glucozơ vào tế bào theo cơ
chế khuyếch tán tăng cường.

3
0
Cấu trúc tế bào
a) – A (ôligôxacarit) là vị trí nhận biết cho các chất hóa học đặc hiệu, tham gia nhận biết tế
bào. A cũng ổn định màng tế bào bằng cách tạo liên kết hiđrô với nước.
- B (phôtpholipit) tạo thành lớp cho phép các chất tan trong lipit đi qua màng tế bào và ngăn
cản các chất tan trong nước. Đuôi axit béo còn đóng vai trò đảm bảo tính lỏng của màng.
- C (một số protein ) có thể là enzim với trung tâm hoạt động hướng về phía các chất trong
dung dịch xung quanh, có thể là glycoprotein làm dấu hiệu trong nhận biết tế bào, có thể là
protein gắn kết với bộ khung tế bào và chất nền ngoại bào giúp duy trì hình dạng tế bào và điều
hòa sự thay đổi các chất ngoại bào hoặc nội bào.
b) Kết quả biểu diễn ở đồ thị cho thấy khi nồng độ glucozơ thấp, tốc độ hấp thu glucozơ phụ
thuộc vào nồng độ glucozơ. Tốc độ hấp thụ tăng khi nồng độ glucozơ đạt đến 1 giá trị nhất định
rồi giữ ổn định. Sự ổn định này là do toàn bộ protein mang đều tham gia vận chuyển glucozơ.

Câu 104.
a. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm mạc ruột ở cơ thể động vật và
tế bào trong cơ thể thực vật.
b. Màng sinh chất của tế bào có thể biến đổi để thích nghi với chức năng của chúng, em hãy lấy 4 ví dụ
về các tế bào khác nhau để chứng minh nhận định đó?
HƯỚNG DẪN
a - Cấu trúc của vi sợi: Có đường kính 7 nm và được cấu tạo từ các phân tử actin.
- Các phân tử actin hình cầu liên kết với nhau thành chuỗi và vi sợi được cấu tạo từ hai
chuỗi actin xoắn lại với nhau.
- Trong các tế bào làm nhiệm vụ hấp thu các chất (như tế bào niêm mạc ruột), các vi sợi
tham gia vào cấu tạo nên các lõi của vi lông nhung làm tăng diện tích màng tế bào do đó
làm gia tăng bề mặt diện tích hấp thu các chất vào bên trong tế bào.
- Trong các tế bào thực vật, vi sợi giúp vận chuyển dòng tế bào chất bên trong tế bào nhờ
đó việc phân phối các chất trong tế bào diễn ra nhanh hơn.

b Bốn ví dụ là:
- Vi khuẩn lam: Màng sinh chất gấp nếp tạo thành các túi tilacoit chứa sắc tố, nơi thực
hiện quang hợp
- Vi khuẩn cố định đạm: Màng sinh chất gấp nếp tạo thành các túi chứa enzim
nitrogenaza giúp thực hiện quá trình cố định đạm.
- Tế bào biểu mô ống thận: Màng sinh chất lõm xuống tạo thành các ô chứa ty thể cung
cấp năng lượng.
- Tế bào biểu mô ruột non: Màng sinh chất lồi ra kéo theo chất nguyên sinh và hệ thống vi
sợi hình thành nên lông ruột làm tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng.

Câu 105
3
1
1. Thành phần cấu trúc nào (yếu tố nào) trong màng tế bào quyết định tính lỏng của màng tế
bào?
2. Oxy hóa chất béo khi cơ thể cạn kiện nguồn năng lượng glucose là một giải phát tuyệt vời ở
một số loài kể cả con người. Việc oxy hóa chất béo ngoài ty thể còn do 1 bào quan nữa phụ trách. Hãy
cho biết bào quan đó là gì ? Quá trình oxy hóa diễn ra như thế nào ?
1. Gọi tên phương thức đồng hóa và viết phương trình tổng hợp cacbonhidrat ở:
a. Tảo Chlorella
b. Vi khuẩn Nitrosomonas
2. Phân biệt hai phương thức đồng hóa trên đây?
1:
a. Tảo Chlorella : quang tổng hợp
Ánh sáng
6CO2 + 12H2O Diệp lụcC6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Ánh sáng
( có thể viết : CO2 + H2O (CH2O)
Diệp lục + 6O2 )

b. Vi khuẩn Nitrosomonas: hóa tổng hợp


NH4+ + O2  NO2- + H2O + Q
CO2 + H+ + Q  (CH2O)

2.Phân biệt quang tổng hợp – hóa tổng hợp


Điểm so sánh Quang tổng hợp Hóa tổng hợp
Nguồn năng lượng Ánh sáng Từ quá trình oxi hóa các chất vô cơ

Phương trình tổng CO2 + H2A  (CH2O) + A A( chất vô cơ ) + O2  AO2 + Q


quát + H2O CO2 + RH2 + Q  (CH2O)

Nguồn cho H+ và e H2O hoặc chất khác (H2S) RH2

Mức độ tiến hóa Tiến hóa hơn Kém tiến hóa hơn

Câu 106
a. Bào quan bán tự sinh là gì? Trong tế bào động vật, bào quan nào là bào quan bán tự sinh?
b. Đưa ra luận điểm chống lại ý kiến nên đưa ti thể, lục lạp và peroxysome vào hệ thống màng nội
bào?
c. Ở cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân? Nêu chức năng của loại tế bàođó? Trình bày quá
trình hình thành tế bào không có nhân?
Hướng dẫn
a. Bào quan bán tự sinh là loại bào quan tự sinh trưởng và sinh sản trong tế bào.
- Trong tế bào động vật, bào quan bán tự sinh là ty thể.
b. Ti thể, lục lạp và peroxysome không thuộc hệ thống màng nội bào:
- Không có nguồn gốc từ mạng lưới nội chất hạt
- Cấu trúc khác với các loại túi tạo ra từ ER có màng đơn
- Không liên kết về mặt vật lý cũng như thông qua túi vận chuyển ở hệ thống màng trong
c. Ở cơ thể người :
- Tế bào nào không có nhân: Hồng cầu
+ Thực hiện chức năng vận chuyển O2 và CO2, mất nhân, giảm khối lượng dẫn đến giảm tiêu tốn năng
lượng vô ích.
- Quá trình hình thành tế bào không có nhân:
Hồng cầu được sinh ra từ tế bào tuỷ xương (tế bào có một nhân). Trong quá trình chuyên hoá về cấu
tạo để thực hiện chức năng, hồng cầu ở người đã bị mất nhân. Bào quan Lizôxôm thực hiện tiêu hoá
nội bào, phân giải nhân của tế bào hồng cầu.

3
2
Câu 107:
a. Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự
nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
b. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào ở người có lưới nội
chất hạt phát triển; một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển. Giải thích chức năng của mỗi loại tế
bào này?

Trả lời
a.
-Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm
tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần
nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì
tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá
học.
- Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì
những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn
b
- Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra ngoài tế bào hoặc
prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các lizôxôm.
- Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá
đường và giải độc.
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và tiết ra các kháng
thể.
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc.

Câu 108: Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức năng: dung
hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Hướng dẫn

a. Dung hợp màng:


- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn quay vào nhau, đầu ưa nước
quay ra ngoài). Tính kỵ nước của lớp kép phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành màng kín, còn phần tách
ra hình thành túi tiết kín.
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ dàng hòa nhập thành một.
- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand – chất gắn) hoặc từ môi
trường trong (protein tương thích trên màng túi tiết), khởi động quá trình biến dạng màng.
b. Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử của khối chất nền ngoại bào
ở mặt ngoài màng
- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với một phân tử chất nền ngoại
bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên
trong của protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền thông tin vào bên
trong tế bào.
Câu 109.
Dựa chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm carbohydrate của
glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề
mặt phía tế bào chất?
Hướng dẫn
- Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid được gắn vào màng lưới
nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy Golgi nhờ túi
tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi hoàn thiện chúng lại được

3
3
chuyển đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm ở trong túi tiết nên khi túi tiết
dung hợp với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra phía ngoài màng tế bào.
Câu 110.
Tại sao những người cao tuổi, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 cao?
Hướng dẫn
- Glucose được vận chuyển liên tục từ máu vào trong tế bào, đảm bảo cho tế bào hoạt động bình
thường. Quá trình vận chuyển glucose vào tế bào là kiểu vận chuyển thụ động qua kênh protein. Vì
vậy, tốc độ vận chuyển phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch nồng độ glucose giữa bên trong và bên
ngoài tế bào, số lượng kênh glucose trên màng tế bào, nồng độ insulin. Nếu quá trình này bị trục
trặc, lượng đường từ máu vào trong tế bào ít, hàm lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây nên bệnh
tiểu đường typ 2.
- Ở người cao tuổi, quá trình chuyển hóa giảm, nếu lại ít vận động thì nhu cầu năng lượng càng
thấp, dẫn đến giảm tiêu thụ glucose. Kết quả là lượng đường trong máu tăng lên. Ngoài ra, do người
cao tuổi có nhu cầu năng lượng thấp, nên số lượng thụ thể, kênh glucose trên màng tế bào giảm,
tuyến tụy giảm tiết insulin làm cho đường từ máu vào tế bào ít.
Câu 111.
a) Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm virus?
Giải thích.
b) Một khi tác nhân gây bệnh như virus hoặc nấm xâm nhập được vào tế bào thì tế bào bị nhiễm có
những đáp ứng gì chống lại tác nhân gây bệnh?
Hướng dẫn
a) - Cầu sinh chất là protein dạng ống, nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thông tin, vật chất
như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
- Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập được vào tế bào, chúng có thể nhanh chóng
truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất, thậm chí một số loại virus còn có khả năng
kích hoạt tế bào tiết ra các protein mở rộng cầu sinh chất để chúng đi qua. Chính vì vậy, virus nhanh
chóng phát tán trong toàn bộ cây.
b) - Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây bệnh, hoạt hóa
chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác nhân gây bệnh
nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó.
- Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh chống lại
nhiều tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày.

Câu 112: “Nhờ bào quan này, tế bào được xoang hóa nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật thiết
giữa các khu vực trong tb” nhân định trên nói về bào quan nào? Nêu chức năng của bào quan đó?

Nội dung
- Đó là Mạng lưới nội chât. Chức năng: liên lạc giữa các bào quan trong tế bào

ER hạt( có riboxom) ER trơn( không có riboxom)


Chức năng: +Tổng hợp lipit như phospholipit màng,
+ Tổng hợp protein thực hiện chức năng steroid(HM sinh dục)
trong các bào quan, pr trong các túi tiết hoặc +Chuyển hóa đường
pr trên các loại màng, pr xuất bào +Khử độc thuốc và các chất độc ( tế bào gan): bổ
+ Gắn cacbohydrat vào protein đưa vào sung nhóm OH vào chất độc-> chất độc phân
xoang lưới nội chất ->glycoprotein-> hình cực dễ hòa tan nên đẩy ra ngoài dễ dàng hơn
thành các túi tiết đưa đến golgi + Dự trữ ion Ca2+( vận động co cơ, truyền tín hiệu
+ Tổng hợp phospholipit cho chính nó tế bào thần kinh)

3
4
Câu 113: Một học sinh thu được mẫu tách ti thể từ gan và nghiên cứu hô hấp qua việc liên tục theo dõi
sự hấp thụ O2 của 1ml huyền phù ti thể trong phản ứng. Học sinh đó cho thêm vào huyền phù các chất
như hình vẽ. Kết quả theo dõi như sau:
300 Malat (50mol)

ADP (50mol) + photphat (200 mol)


1
2
Ôxi
trong
bình 3
phản
2,4-dinitrophenol (1mmol)
ứng
(mol)
4
5
Cyanid (1mmol)

6
0

Thời gian

Hãy giải thích những biến đổi xảy ra trong các giai đoạn từ 1 -6 và Nêu vai trò của các chất được đưa
vào huyền phù.

Đáp án
* Giai đoạn 1: Không có cơ chất nên quá trình hô hấp không xảy ra, không tiêu thụ ôxi  lượng ôxi
trong bình không giảm.
* Giai đoạn 2: Khi bổ sung malat thì ti thể sử dụng malat cho chu trình crep xảy ra trong ti thể tạo ra
NADPH và FADH2 đi vào chuỗi chuyền e  ti thể hô hấp và sử dụng ôxi  lượng ôxi trong bình
giảm.
* Giai đoạn 3: Bổ sung ADP và Pi với tỉ lệ 1:4  cung ca71p cơ chất cho ATP – sylthetaza tăng tổng
hợp ATP  tăng tiêu thụ ôxi  lượng ôxi trong bình giảm mạnh. Từ đó chứng tỏ hô hấp song song
với quá trình tổng hợp ATP.
* Giai đoạn 4: Lượng ADP trong bình cạn kiệt  quá trình to73ng hợp ATP giảm  lượng ôxi tiêu
thụ ít hơn  lượng ôxi trong bình giảm chậm.
* Giai đoạn 5: 2,4 dinitrophonol làm tăng tính thấm của màng trong của ti thể với inon H+  Giảm sự
chênh lệch nồng độ H+ giữa hai bên màng trong ti thể  ức chế quá trình tổng hợp ATP  tế bào phải
tăng cường quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cho tế bào hoạt động  tăng sử dụng ôxi  lượng ôxi
trong bình giảm mạnh.
* Giai đoạn 6: Cyanin gây ức chế hoạt động của enzim Ôxidaza  ức chế chuỗi chuyền e  ôxi
không được sử du5ngt  lượng ôxi trong bình không đổi.

Câu 115.
1. Tại sao bộ máy gôngi có thể phân phối các sản phẩm đến đích một cách chính xác?
2. Giả sử một protein hoạt động chức năng ở lưới nội chất nhưng cần được chỉnh sửa ở bộ máy
gôngi trước khi nó có thể thực hiện được chức năng ở đó. Hãy mô tả con đường mà protein đó đi qua
bắt đầu từ phân tử mARN quy định protein đó.

3
5
Hướng dẫn

1. Bộ máy gôngi phân loại và hướng sản phẩm tới các phần khác nhau của tế bào nhờ
- Các dấu xác định phân tử (như gắn nhóm photphat vào sản phẩm nhằm phân loại sản phẩm).
- Trên bề mặt túi có các phân tử để nhận biết vị trí đến định vị trên bề mặt màng các bào quan hoặc
màng sinh chất.
2. Protein được đưa vào xoang lưới nội chất, biến đổi → túi vận chuyển → bộ máy gongi.
- Bộ máy gongi chỉnh sửa,hoàn thiện sản phẩm.
- Bộ máy gongi bao gói sản phẩm vào túi vận chuyển khác mang protein trở lại LNC.
Câu 116
1. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải vào tế bào thì họ thường gắn vào thuốc
nhóm mêthyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi các nhà khoa học
thiết kế thuốc cần hoạt động ngoài tế bào thì họ gắn vào đó nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi
qua màng và vào tế bào. Giải thích?
2. Nếu có công cụ để đo tốc độ vận chuyển một chất nào đó từ bên ngoài vào bên trong tế bào thì có
thể tiến hành thí nghiệm như thế nào để xác định chất đó được vận chuyển theo kiểu khuếch tán qua
kênh hay khuếch tán qua lớp photpholipit kép? Giải thích.
Hướng dẫn
Nội dung
1. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc, trong đó có lớp photpholipit kép dễ dàng cho các chất kích
thước nhỏ, không phân cực hoặc chất tan trong dầu mỡ đi qua.
- Đối với những chất phân cực, khi qua màng bị đuôi axit béo kị nước đẩy ra → khó xâm nhập →
thuốc có gắn thêm nhóm CH3 làm cho phân tử thuốc có đuôi kị nước, dễ dàng qua màng tế bào →
hoạt động bên trong tế bào.
- Khi gắn vào thuốc nhóm tích điện → xâm nhập vào trong khó khăn → phân tử thuốc bị giữ lại bên
ngoài → hoạt động bên ngoài.
2. Thí nghiệm xác định chất được vận chuyển theo kiểu khuếch tán qua kênh hay qua lớp
photpholipit kép:
-Tăng dần nồng độ chất tan bên ngoài tế bào rồi đo tốc độ vận chuyển tương ứng với từng mức nồng
độ chất tan bên ngoài.
+ Nếu tốc độ vận chuyển tăng tỉ lệ thuận với tăng nồng độ chất tan  khuếch tán qua lớp
photpholipit kép.
+ Nếu tốc độ vận chuyển chất tan vào tế bào tăng đến một nồng độ nào đó mà sự gia tăng chất tan
bên ngoài có cao hơn cũng không làm gia tăng tốc độ vận chuyển khuếch tán qua kênh protein.
- Giải thích:
+ Khuếch tán qua lớp photpholipit kép phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ chất tan.
+ Khuếch tán qua kênh protein: phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ chất tan và số lượng kênh
trong màng tế bào. Khi nồng độ chất tan bên ngoài tăng đến một giới hạn nhất định phù hợp với số
lượng kênh có trên màng thì tốc độ vận chuyển đạt tối đa. Khi nồng độ chất tan cao hơn nữa thì tốc
độ vận chuyển không thể tăng hơn được vì tất cả các kênh vận chuyển đã được bão hòa.
Câu 117 : Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực kháng vi khuẩn gây bệnh
Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoanh giấy thấm tròn với
dịch chứa 2mg chất kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch nuôi cấy vi
khuẩn Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình 3 dưới đây. Được biết 5 chất kháng sinh này
gây độc với người ở các liều lượng khác nhau như số liệu trình bày trên hình 4.

3
6
Hình 3. Sự mẫn cảm với các chất kháng sinh Hình 4. Liều bắt đầu gây độc của các chất kháng
khác nhau ( A  E) của S.aureus sinh khác nhau (A  E) với người trưởng thành
1.Hãy sắp xếp hiệu lực kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại chất kháng sinh (A  E)
theo thứ tự giảm dần. Giải thích.
2. Ở liều dùng 2mg, chất kháng sinh nào vừa an toàn cho người sử dụng vừa có hiệu lực kháng vi
khuẩn Staphylococcus aureus cao? Giải thích.
Hướng dẫn

Nội dung
1.- Hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại chất kháng sinh (A E) theo thứ tự
giảm dần là: E > B > D = C > A.
- Giải thích:
Theo hình 3:
+ Chất kháng sinh E có vùng vi khuẩn không mọc rộng nhất  có hiệu lực cao nhất.
+ Chất kháng sinh D và C có vùng vi khuẩn không mọc gần bằng nhau, nhưng nhỏ hơn thuốc kháng
sinh E  D và C có hiệu lực bằng nhau, nhưng thấp hơn E.
+ Chất kháng sinh B có vùng vi khuẩn không mọc nhỏ hơn E nhưng lớn hơn D và C.
+ Chất kháng sinh A không có vùng vi khuẩn không mọc không có hiệu lực đối với vi khuẩn
Staphylococcus aureus.
2- Ở liều dùng 2mg, chỉ có chất kháng sinh B là vừa an toàn cho người sử dụng vừa có hiệu lực diệt
vi khuẩn Staphylococcus aureus cao.
- Giải thích:
Theo hình 4:
+ Chấtkháng sinh A và D sử dụng liều cao mới gây độc đối với người, nhưng không có hiệu lực
hoặc có hiệu lực thấp đối với Staphylococcus aureus.
+ Chấtkháng sinh C sử dụng liều thấp (< 2mg) đã gây độc đối với người và có hiệu lực thấp.
+ Chất kháng sinh E có hiệu lực kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus rất cao, nhưng sử dụng liều
thấp (< 1mg) đã gây độc đối với người.

Câu 118.
Prôtêin X
Hình 1
Prôtêin Y

Màng kép
Sợi actin
lipit Hình 1
Hình vẽ trên mô tả cấu trúc một vùng màng sinh chất của tế bào nghiên cứu. Trong đó, prôtêin
Y có miền cấu trúc gắn với các sợi actin bất động trên bề mặt bên trong của màng tế bào. Không có
miền tương tự trong prôtêin X. Một thí nghiệm được tiến hành để cho thấy tính di động của prôtêin X
và Y trong màng tế bào. Các prôtêin này được dán nhãn bằng các chất huỳnh quang khác nhau (màu
đỏ cho prôtêin X và màu xanh cho prôtêin Y) chỉ với một phân tử huỳnh quang cho mỗi prôtêin. Sau
đó, một vùng nhỏ của bề mặt tế bào được chiếu xạ liên tục để tẩy các phân tử thuốc nhuộm và cường
độ huỳnh quang của tế bào được theo dõi theo thời gian.
a. Hãy dự đoán kết quả của thí nghiệm sau một thời gian dài chiếu xạ.
b. Nếu chiếu xạ một thời gian ngắn thì vùng chiếu xạ có được phục hồi màu sắc ban đầu hay
không? Giải thích.
c. Kết quả thí nghiệm thay đổi như thế nào khi thay đổi nhiệt độ môi trường? Giải thích.
Nội dung
a - Sau chiếu xạ thời gian dài thì chỉ quan sát thấy huỳnh quang màu xanh trên bề mặt tế
bào.
- Giải thích: do màng có tính động, prôtêin X di chuyển thường xuyên trong phạm vi
màng, chúng lần lượt bị tẩy màu khi chúng đi qua vùng chiếu xạ. prôtêin Y không di
3
7
chuyển được nên chỉ có vùng chiếu xạ bị tẩy màu còn vùng khác chúng duy trì huỳnh
quang màu xanh.
b - Không.
- Do prôtêin Y không di chuyển nên tại vùng chiếu xạ chúng bị tẩy màu và không phục
hồi, các vùng còn lại duy trì cường độ huỳnh quang như ban đầu.
- Prôtêin X từ vùng khác di chuyển đến vùng đã bị chiếu xạ nên vùng này chỉ có màu đỏ.
Các vùng còn lại có cả hai màu, huỳnh quang màu đỏ bị tẩy bớt nên giảm so với ban đầu.
c - Nhiệt độ ảnh hưởng đến tính động của màng, nhiệt độ cao tính động tăng và ngược lại.
- Nếu thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao thì thời gian tẩy màu prôtêin X
nhanh hơn ở điều kiện môi trường nhiệt độ thấp.
Câu 119:
a.Giả sử có công cụ để đo tốc độ vận chuyển một chất nào đó từ bên ngoài vào bên trong tế
bào. Sử dụng công cụ đó bằng cách nào người ta có thể xác định được chất đó được vận chuyển theo
kiểu khuếch tán qua kênh hay khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép? Mô tả thí nghiệm và giải thích.
b. Lấy 1ml dịch chiết khoai tây cho vào ống nghiệm số 1 và 2; lấy 1ml hồ tinh bột cho vào ống
nghiệm số 3 và 4. Sau đó nhỏ 1-2 giọt thuốc thử Lugol vào ống nghiệm số 1 và 3; nhỏ 1 ml thuốc thử
Benedict vào ống nghiệm số 2 và 4.
Đun sôi 5 ml tinh bột với 1 ml HCl trong vài phút; để nguội rồi trung hòa bằng NaOH (thử
bằng giấy quỳ). Sau đó lấy lần lượt 1 ml dịch cho vào ống nghiệm số 5 và số 6; rồi nhỏ 1 -2 giọt thuốc
thử Lugol vào ống số 5; nhỏ 1 ml thuốc thử Benedict vào ống số 6. Quan sát sự thay đổi màu của 6
ống nghiệm và giải thích.

Câu Nội dung


a. - Cơ sở: Khuếch tán qua lớp photpholipit kép tỉ lệ thuận với sự chênh lệch nồng độ chất tan
hai bên màng, khuếch tán qua kênh protein không những phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng
độ chất tan mà còn phụ thuộc vào số lượng kênh trong màng tế bào. Khi nồng độ chất tan bên
ngoài tăng đến một giới hạn nhất định phù hợp với số lượng kênh có trên màng thì tốc độ vận
chuyển đạt tối đa, song khi nồng độ chất tan cao hơn nữa thì tốc độ vận chuyển không thể
tăng hơn được vì tất cả các kênh vận chuyển đã được bão hòa.
- Dựa vào đặc điểm này ta có thể thiết kế thí nghiệm: Tăng dần nồng độ chất tan bên ngoài tế
bào rồi đo tốc độ vận chuyển tương ứng với từng mức nồng độ chất tan bên ngoài. Khi gia
tăng nồng độ chất tan có kèm theo sự gia tăng về tốc độ vận chuyển chất tan vào tế bào,
nhưng đến một nồng độ nào đó mà sự gia tăng chất tan bên ngoài có cao hơn cũng không làm
gia tăng tốc độ vận chuyển thì chứng tỏ chất được vận chuyển đã khuếch tán qua kênh
protein.
b. Nhận xét:
- Ống 1 màu xanh tím nhạt, ống 3 màu xanh tím đậm. Vì cả hai ống nghiệm đều có chứa tinh
bột nên bắt màu với thuốc thử Lugol tạo màu xanh, nhưng lượng tinh bột trong ống 3 nhiều
hơn.
- Ống 2 và ống 4 không có sự thay đổi màu do Benedict không phải thuốc thử nhận biết tinh
bột.
- Ống 5: có màu của thuốc thử Lugol do tinh bột bị thủy phân thành glucozo nên không bắt
màu với Lugol.
- Ống 6: có kết tủa màu đỏ gạch do tinh bột bị thủy phân thành glucozo => chúng khử Cu 2+
trong thuốc thử Benedict thành Cu2O kết tủa đỏ gạch.

Câu 120: Hình 1. vẽ lát cắt ngang của một cấu trúc trên bề mặttế
bào (cấu trúc số 1) quan sát được bằng kính hiển vi điện tử.
a)Hãy chú thích tên gọi của các cấu trúc số 2 và số 3.
b) Xét các loại tế bào sau: Tế bào trùng đế giày, vi khuẩn E. coli,
quản bào ở thực vật có hoa, tế bào biểu mô ống ruột của người.
Loại tế bào nào có chứa cấu trúc số 1? Chức năng của cấu trúc số 1
ở mỗi loại tế bào đó là gì?

3
8
Nội dung
a Tên gọi:
- Cấu trúc 2: Bộ đôi vi ống (HS chú thích là vi ống vẫn cho điểm tối đa)

- Cấu trúc 3: Màng tế bào.


b - Các tế bào chứa cấu trúc 1 và chức năng của cấu trúc 1 ở mỗi loại tế bào như sau:
+ Tế bào trùng đế giày: Cấu trúc 1 chính là lông của tế bào, giúp tế bào di chuyển trong
nước.
+ Tế bào biểu mô ống ruột: Cấu trúc 1 chính là vi nhung mao, có chức năng làm tăng diện
tích bề mặt tế bào, giúp tăng tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng của tế bào.
Câu 121.
a. Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và côlesterol khác
nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều côlesterol so với màng tế bào
phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này.
b. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải đi qua màng tế bào thì họ thường gắn
vào thuốc nhóm methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi thiết kế
thuốc cần hoạt động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng
thuốc đi qua màng vào trong tế bào. Giải thích.
Hướng dẫn
Ý Nội dung
a - Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no. Phần gần móng
tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao.
- Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính
linh động của màng
b -Màng tế bào là màng phôtpholipit: đầu ưa nước hướng ra ngoài, đầu kị nước quay vào trong
và hướng vào nhau  chất kị nước đi qua màng dễ dàng, chất ưa nước khó đi trực tiếp qua
màng.
-Thuốc bị gắn thêm nhóm –CH3 là nhóm chức kị nước nên thuốc sẽ có tính chất kị nước  dễ
dàng qua lớp phôtpholipit kép vào trong tế bào.
-Thuốc bị gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính ưa nước nên khó đi qua màng tế bào  hoạt
động bên ngoài tế bào.

Câu 122.
a. Có hai thành phần của tế bào thực vật mà khi chúng thay đổi cấu trúc đều làm thay đổi kích thước
tế bào đó là những thành phần nào? Nêu điểm khác nhau và mối liên hệ của các thành phần đó
trong cơ chế làm tăng kích thước tế bào thực vật.
b. Các bào quan trong tế bào chất thực hiện vào quá trình tổng hợp và hoàn thiện cấu trúc các enzym
thủy phân của lizôxôm như thế nào?
Hướng dẫn
Ý Nội dung
a - Đó là không bào và thành tế bào.
- Khác nhau:
+ Không bào: hút nước để tăng thể tích, không cần ATP.
+ Thành tế bào: đứt liên kết hidro và giãn dài, cần ATP để hoạt hóa bơm prôton.
- Mối liên hệ: Khi các sợi xenlulôzơ trong thành tế bào bị đứt gãy các liên kết hidro do bơm
prôton bơm H+ vào thành, không bào hút nước tăng thể tích, tạo lực đẩy các sợi xenlulôse
trượt trên nhau, thành tế bào giãn, tế bào tăng kích thước.
b - Tổng hợp chuỗi pôlypeptit tại riboxom ở lưới nội chất hạt.
=> các chuỗi pôlypeptit được đưa vào khoang lưới nội chất hạt để cuộn xoắn và hoàn thiện
cấu trúc
=> vận chuyển tới mặt cis, tại đây tiếp tục được sửa đổi trong quá trình đưa tới mặt trans của
bộ máy golgi.
=> tại mặt trans, enzim hoàn chỉnh được đưa tới lizôxôm trong các túi vận chuyển.

Câu 123. Tốc độ vận chuyển của các phân tử hoặc ion qua màng tế bào chịu ảnh hưởng bởi nồng độ
của các phân tử hoặc ion ở hai bên màng. Đồ thị dưới đây cho thấy sự thay đổi tốc độ của các hình
thức vận chuyển khi tăng dần sự chênh lệch về nồng độ của các phân tử hoặc ion ở 2 bên màng. Có 3
3
9
hình thức vận chuyển được quan sát: khuếch tán đơn giản, vận chuyển chủ động và khuếch tán nhờ
kênh.

a) Dựa vào đồ thị xác định A, B, C là các hình thức vận chuyển nào? Giải thích.
b) Khi thêm cyanua vào tế bào thì các đường A, B, C sẽ thay đổi như thế nào?
c) Phân biệt hình thức vận chuyển của A và C.
Hướng dẫn
A. Vận chuyển chủ động do không cần điều kiện chênh lệch nồng độ 2 bên màng.
B. Khuếch tán đơn giản do phụ thuộc hoàn toàn vào sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.
C. Khuếch tán nhờ kênh do khi sự chênh lệch tăng lên ở mức cao, tốc độ vận chuyển tăng
a chậm lại do bão hòa kênh, tất cả các kênh đều có các phân tử đi qua. Do giới hạn số lượng
kênh trên màng tế bào nên tốc độ tăng chậm lại.
- Chỉ có đường A bị ảnh hưởng.
b - cyanua ức chế chuỗi chuyền điện tử --> giảm cung cấp ATP.
- Vận chuyển chủ động cần ATP --> tốc độ vận chuyển giảm xuống
Vận chuyển của A Vận chuyển của C
Vận chuyển tích cực Khuếch tán nhờ kênh
c Ngược chiều gradient nồng độ Cùng chiều gradient nồng độ
Có tiêu tốn ATP Không có
Không có. Vận chuyển theo nhu cầu tế Kết quả đạt đến cân bằng nồng độ 2 bên màng
bào

Câu 124
1. Hãy nêu các loại prôtêin khác nhau về chức năng trong cấu trúc của màng sinh chất tế bào.
2. Những bộ phận nào trong tế bào nhân thực có chứa ADN, so sánh cấu trúc của các loại ADN trong
các bộ phận đó.
3. Nêu các điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp.

Ý NỘI DUNG
Các loại Pr màng:
1. - Pr thụ thể, giúp tế bào nhận biết tín hiệu hóa học.
- Pr vận chuyển là những phân tử Pr xuyên màng, tạo nên các kênh khuếch tán hay các bơm
vận chuyển tích cực.
- Pr làm nhiệm vụ “ghép nối” giữa các tế bào.
- Pr enzim được định vị trên màng theo trình tự nhất định (thường gặp ở tế bào vi khuẩn)
- Đó là: nhân tế bào, ti thể, lục lạp.
2. - So sánh các loại ADN:
+ Giống nhau: đều mạch kép, 4 loại đơn phân, 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS bằng
liên kết hiđrô, các nu trong mỗi mạch liên kết theo chiều dọc bằng LK phôtphodieste.
+ Khác nhau: - ADN trong nhân: dạng mạch thẳng, có liên kết với Histon
- ADN ngoài nhân: dạng vòng, trần (…)
3. - Đều có màng kép.
- Đều có chứa ADN vòng, ribôxôm 70S.
- Đều xảy ra sự tổng hợp ATP.
- Đều có khả năng nhân đôi (về số lượng).

4
0
Câu 125.
Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A,B,C,D và E) dưới đây.
(1)
(4)
(3) (3) (3)

(2)
(3)

(a) (b)
(3) ATP
(C) (D) (E)
(A) (B)
a) Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên.
b) Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của protein trong màng sinh chất.
Đáp án:

1a. chú thích hình: 1= photpholipit, 2= cácbonhidrat (hoặc glico protein), 3=protein xuyên màng, 4=
các chất tan hoặc các phân tử tín hiệu.
b. chức năng của các protein xuyên màng tương ứng ở mỗi hình:
hình A và B: các protein xuyên màng hoặc protein – gluco( glico protein ), làm chức năng ghép nối và
nhận diện các tế bào.
Hình C; protein thụ quan (thụ thể) bề mặt tế bào làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để truyền
vào bên trong tế bào (thí sinh cũng có thể nói:protein trung gian giữa hệ thống truyền tín hiệu thứ nhất
và thứ 2, hoặc ngoại bào và nội bào).
Hình D: protein làm chức năng vận chuyển (hoặc kênh) xuyên màng.
Hình E: enzim hoặc protein định vị trên màng theo trình tự nhất định (các protein tham gia các con
đường truyền tín hiệu nội bào theo trật tự nhất định

Câu 126.
Tế bào bạch cầu có khả năng bắt và tiêu hóa (phân giải) vi khuẩn. Chức năng này được thực hiện bằng
phương thức nào? Mô tả hoặc vẽ hình minh họa.
Hướng dẫn

Bằng phường thức thực bào (nhập bào).


Mô tả hoặc vẽ hình minh họa:
- hình thành chân giả hoặc bao lấy vi khuẩn.
- tạo bóng thực bào liên kết với lizoxôm.
- vi khuẩn bị tiêu hóa (phân giải) bởi các enzim có trong lizoxom.
Câu 127: a. Mặc dù có những sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc tế bào giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật
nhân thực, nhưng các nhà khoa học vẫn cho rằng chúng có cùng một tổ tiên chung. Dựa vào cấu trúc tế
bào, hãy chứng minh điều đó.
Trả lời:
a. Cấu trúc tế bào sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có:
- Cấu trúc màng sinh chất giống nhau: 1 lớp màng cơ sở
- Vật chất di truyền đều là axit nucleic.
- Ti thể và lục lạp của tế bào nhân thực có axit nucleic dạng vòng và các ribôxôm 70S giống như ở
tế bào nhân sơ.
- Kích thước ti thể giống với kích thước sinh vật nhân sơ.
 Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có tổ tiên chung và trong quá trình tiến hóa có hiện
tượng nội cộng sinh của sinh vật nhân sơ trong tế bào sinh vật nhân thực

Câu 128:
a. Ở tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô
ống thận ở người, màng sinh chất có những biến đổi gì giúp tế bào thích nghi với chức năng?
b. Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gongi lai có màng đơn. Nếu
ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức
năng của chúng?
a - Tế bào vi khuẩn lam: màng sinh chất gấp nếp và tách ra hình thành các túi dẹt tilacoit chứa
4
1
sắc tố giúp tế bào thực hiện chức năng quang hợp
- Vi khuẩn cố định đạm: màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom, bên trong chứa hệ enzim
nitrogenaza giúp tế bào thực hiện quá trình cố định nito
- Tế bào biểu mô ruột ở người: màng sinh chất lồi ra ngoài hình kép theo chất nguyên sinh và
hệ thống vi sợi, thành các vi mao làm tăng diện tích tiếp xúc giúp tế bào thực hiện chức năng
hấp thu các chất dinh dưỡng
- Tế bào biểu mô ống thận ở người; màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô, trong các ô
chứa nhiều ti thể giúp tế bào tăng cường trao đổi các chất
- Ti thể còn một lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp năng lượng ở chuỗi chuyền
điện tử: Mất màng trong thì không tổng hợp được ATP còn nếu mất màng ngoài thì khả năng
b tổng hợp ATP giảm.
- Nếu bộ máy gongi có màng kép có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết để
bao gói sản phẩm.
Câu 129.
a. Những người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển động được,
thường bị nhiễm khuẩn phổi và có các cơ quan nội tạng, như tim, không đúng phía của cơ thể. Dị tật
này có cơ sở di truyền. Cho biết dị tật đó có thể do nguyên nhân gì?
b. Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết bào quan đó
là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó không hoạt động
hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?

a. Dị tật này có thể do nguyên nhân: gen qui định vi ống bị đột biến tạo ra vi ống có hoạt động chức
năng kém hoặc không hoạt động được.
- Tinh trùng không bơi được hoặc bơi kém hiệu quả dẫn đến vô sinh.
- Lông nhung chuyển đông kém hoặc không chuyển động được nên không cản được bụi bẩn, vi
khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp dẫ đến viêm khuẩn phồi
………………………………………………………………………………..
- Qúa trình truyền tin kém hiệu quả hoặc sai lệch nên các cơ quan nội tạng hình thành không đúng vị
trí……………………………………………………….
b. Bào quan đó là lizoxom.
- Nguồn gốc của bào quan này: từ bộ máy Gôngi………………………….
- Nếu bào quan đó không hoạt động thì cơ chất trong lizoxom không được phân giải, không phân
được các bào quan, tế bào già, tổn thương, không tái chế đuợc các sản phẩm cho tế bào, không tiêu
hóa được các phân tử lạ,tế bào lạ dẫn tới ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tế bào, cơ thể gây
nên bệnh lí. Ví dụ: bệnh Tay – Sách: không có enzim tiêu hóa lipit gây thoái hóa thần kinh,
não………………..
- Nếu bào quan đó bị vỡ:
+ Nếu vỡ ít thì ít ảnh hưởng hoạt động tế bào:vì enzim trong lizoxom ra tế bào chất gặp môi trường
trung tính sẽ bị bất hoạt.
+ Nếu vỡ nhiều thì gây làm tan tế bào, mô gây nguy hiểm cho cơ thể.
Câu 130 :
a) Trong tế bào động vật ,những loại cấu trúc dưới tế bào có chứa axit nucleic liên kết với
protein .Nêu sự khác nhau chủ yếu giữa các a.xit nucleic có trong các loại cấu trúc đó ?
b) Nêu cấu tao của phân tử nước? Đặc tính nào của phân tử nước giúp cơ thể cân bằng và ổn
định nhiệt độ?
Đáp án :
a)Những cấu trúc dưới tế bào có chứa axit nucleic liên kết với protein :
- Nhân : chứa ADN liên kết với protein để tạo NST ------------------------0,125
- Ribôxom : chứa rARN liên kết với protein để tạo nên tiểu phần nhỏ và tiêủ phần lớn của
ribôxom .--------------------------------------------------------0,125
 Sự khác nhau chủ yếu của hai loại axit nucleic trên :
Đặc điểm so sánh ADN rARN
Cấu tạo : ( 0,5 ) - Phân tử có hai mạch đơn ,gồm - Phân tử có một mạch đơn
- Vật lí : hàng ngàn đến hàng chục ngàn gồm từ vài trăm đến vài ngàn
đơn phân . đơn phân
4
2
- Cả phân tử ở trạng thái xoắn - Chỉ có một số phần của mạch
hoặc duỗi xoắn tuỳ theo từng giai đơn gấp xoắn lại
đoạn hoạt động chức năng
- Thành phần đơn phân :
+ Đường C5H10O4 - Thành phần đơn phân :
+ bazơnitơ : có T + Đường C5H10O5
+ có U
Chức năng : (0,25) - Lưu giữ ,truyền đạt thông tin di - Tham gia cấu tạo
truyền qua các thế hệ tế bào riboxom ,nơi tổng hợp protein
Vị trí ( 0,125) Chỉ có ở trong nhân tế bào Được tổng hợp ở trong nhân
nhưng chủ yếu ở tế bào chất
Số lượng ( 0,125) Mỗi loại ADN trong nhân chỉ có Có nhiều bản sao trong tế bào
một phân trong tế bào
b
*Cấu tạo của phân tử nước: Gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O bằng liên kết cộng
hoá trị
* Đặc tính phân tử nước:.
- Có khả năng bốc hơi cao -> có khả năng hấp thu nhiệt -> giảm nhiệt độ cơ thể
- Có khả năng liên kết với nhau -> toả nhiệt-> tăng nhiệt độ cơ thể
Câu 131:
a) Hãy chứng minh màng sinh chất có tính khảm , tính động và tính chọn lọc ?Về cấu trúc protein
xuyên màng khác protein bám rìa màng như thế nào ?
b) Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau rõ nhất ở điểm
nào ?Ý nghĩa của hiện tượng này ?
c) Khung xương của tế bào gồm những thành phần nào ?Vai trò của từng thành phần ?Em hãy cho
biết hai loại bệnh ở người có liên quan đến thành phần của hệ thống khung xương bị hư hỏng ?
d) Khung xương của tế bào gồm những thành phần nào ? Vai trò của từng thành phần ?Em hãy cho
biết hai loại bệnh ở người có liên quan đến thành phần của hệ thống khung xương bị hư hỏng ?

Đáp án :
a) - Tính khảm : có các phân tử protein khảm bên trong và bên ngoài màng

- Tính động : Các đại phân tử protein và lipit không ngừng chuyển động
- Tính chọn lọc : Màng sinh chất có thể cho chất này đi qua mà không cho chất khác đi qua
b) - Protein xuyên màng có sự phân hoá các vùng ưa nước và vùng kỵ nước.Vùng kỵ nước
không phân cực nằm xuyên trong lớp kép lipit ,vùng phân cực ưa nước lộ ra trên bề mặt màng
- Protein bám màng không có vùng kỵ nước
c) - Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ chất
khoáng cao hơn hẳn so với thực vật ưa ẩm
- Đó là một đặc điểm thích nghi với môi trường sống ,thực vật chịu hạn sống ở vùng đất khô ,tế
bào lông hút phải tạo ASTT cao bằng cách dự trữ muối khoáng trong không bào mới hút được nước
- Mặt khác các ion khoáng trong đất khô hạn bám chặt bề mặt hạt keo ,cây chịu hạn hút chất
khoáng bằng hình thức trao đổi ion mạnh hơn cây ưa ẩm
d)Khung xương của tế bào gồm những thành phần nào ?Vai trò của từng thành phần ?Em hãy
cho biết hai loại bệnh ở người có liên quan đến thành phần của hệ thống khung xương bị hư
hỏng ?
- Vi sợi : cấu tạo từ protein actin và miozin
- Vi ống : Cấu tạo từ protein tubulin
- Sợi trung gian cấu tạo từ các protein khác nhau
- Vai trò : Tạo nên khung nâng đỡ tế bào và các bào quan .Tham gia vai trò vận động ( vận động
tế bào chất ,vận động chân giả , vận động cơ....)
- Gây bệnh :
+ Trường hợp : Nam bị nhiễm độc hệ thống vi ống tạo nên đuôi tinh trùng hỏng ( không
chuyển đọng đến ống dẫn trứng ) dẫn đến vô sinh hoặc hỏng các tế bào lông của biểu mô hệ

4
3
thống dẫn khí ( tế bào lông không chuyển động ,không tạo nên dòng chả và không ngăn được
vi khuẩn xâm nhập vào phổi ) có thể nhiễm trùng gây viên phổi .
Câu13 2:
Một vài chất tan cần được vận chuyển (chủ động hoặc thụ động) từ vị trí được tổng hợp đến nơi mà
chúng hoạt động. Trong những chất tan sau đây, chất nào được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân,
chất nào không được vận chuyển theo con đường này? Tại sao?
- tARN
- Protein histone
- Nucleotide
- Các tiểu phần enzyme tổng hợp ATP (ATP-synthase)
Đáp án :
- Những chất tan được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân:
+ Protein histone. Đây là những protein được tổng hợp ở các ribosome tự do nằm rải rác trong tế bào
chất, chúng được vận chuyển vào nhân để tham gia vào cấu trúc của NST cùng với ADN
+ Nucleotide. Các nucleotide được thu nhận bằng cách thực bào, ẩm bào hoặc được tổng hợp ở tế bào
chất, chúng được vận chuyển vào nhân để tham gia vào quá trình tái bản ADN hoặc phiên mã.
- Những chất tan không được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân:
+ tARN. Chúng được tổng hợp ở trong nhân và được vận chuyển ra tế bào chất để tham gia quá trình
sinh tổng hợp protein.
+ Các tiểu phần enzyme tổng hợp ATP (ATP-synthase). ATP-synthase là loại protein màng được tổng
hợp ở lưới nội chất hạt trong tế bào chất rồi được vận chuyển đến màng sinh chất mà không phải được
vận chuyển tới nhân
Câu 133:.
a. Cho các tế bào: Tuyến nhờn của da, tế bào gan, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào thùy trước tuyến
yên. Trong các tế bào này, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển, tế bào nào có lưới nội
chất hạt phát triển; chức năng phổ biến của tế bào đó là gì?
b. Erythropoetin (EPO) là loại hoocmon kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. EPO là một loại
prôtêin tiết, được glyco hóa nhiều. Cấu trúc nào làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO? Giải
thích?
- Tế bào có lưới nội chất trơn phát triển là:
+ Tuyến nhờn của da - chức năng tổng hợp lipit.
+ Tế bào gan- chức năng phổ biến loại bỏ độc tính cho tế bào cơ thể.
a
+ Tế bào kẽ tinh hoàn - chức năng tổng hợp steroit (testosteron).
- Tế bào có lưới nội chất hạt phát triển là: Tế bào thùy trước tuyến yên - chức năng tổng hợp
prôtêin.
- Mạng lưới nội chất hạt.
Vì chức năng của lưới nội chất hạt là tổng hợp prôtêin.
- Các prôtêin sau khi được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt sẽ được tập trung vào lòng túi để
b
vận chuyển đến phức hệ Gôngi.
Tại đây chúng tiếp tục được hoàn chỉnh bằng cách được gắn thêm cacbohidrat (glyco hóa), sau
đó chúng được phóng thích đến màng sinh chất hay các lizoxom hoặc được tiết ra ngoài.

Câu 134:
a. Hãy mô tả tiến trình thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật khác nhau để chứng
minh các phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di chuyển hay không.
b. Hãy giải thích vì sao khi dùng thuốc thử lugol để nhận biết tinh bột thì ta thấy có màu xanh đậm,
nhưng khi đun nóng thì bị mất màu và để nguội thì màu sắc nhận biết lại xuất hiện?

4
4
+ Trước tiên người ta phải đánh dấu protein màng của hai loài khác nhau sao cho có thể phân
biệt được chúng (đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hoặc bằng chất phát quang), sau đó cho các
tế bào của hai loài tiếp xúc và dung hợp với nhau (nhờ sự trợ giúp của các chất nhất định).
+ Sau từng khoảng thời gian một, quan sát các dấu chuẩn của từng loài trên "tế bào lai" dưới
a kính hiển vi. Nếu protein màng của các loài đan xen với nhau trên tế bào lai thì chứng tỏ các
prôtêin màng đã dịch chuyển. Tuy nhiên, nếu các protein của từng loài không pha trộn vào
nhau mà vẫn nằm ở hai phía riêng biệt của tế bào lai thì ta vẫn chưa thể kết luận chắc chắn là
protein màng không di chuyển. Vì protein của cùng một loài có thể vẫn di chuyển trong loại
tế bào đó nhưng khó có thể di chuyển sang màng tế bào của loài khác.
+ Thành phần của thuốc thử lugol: Thuốc thử lugol là dung dịch chứa 5% Iodine (I2) và 10%
potasium iodide (KI).
+ Các phân tử I2 sẽ liên kết với chuỗi polymer tinh bột trong vùng lõi nhờ liên kết yếu tạo ra
b hợp chất có màu xanh đậm.
Khi đun nóng, chuỗi xoắn duỗi ra và không có khả năng liên kết với Iode nên mất màu.
Khi hạ nhiệt độ, cấu trúc xoắn tái xác lập và lại có khả năng liên kết với Iode, màu sắc nhận
biết lại xuất hiện.

Câu 135.
Cho một mẫu mô đã bị nghiền nát. Làm thế nào để nhận biết mẫu mô đó là mô động vật hay
mô thực vật? Giải thích?
Đáp án :

Nhỏ dung dịch KI lên mẫu mô đã bị nghiền nát, nếu cho kết quả màu xanh tím thì đó là mô thực vật,
nếu kết quả cho màu đỏ tím thì đó là mô động vật.
*Giải thích:
-Mô thực vật chứa tinh bột. Tinh bột có 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilozo có mạch
không phân nhánh. Khi KI tan trong dịch mô có chứa tinh bột thì các phân tử iod sẽ kết hợp với
amilozo ở bên trong xoắn tạo màu xanh tím
-Mô động vật có chứa glicogen. Glicogen có mạch phân nhánh phức tạp (như amilopectin). Iod
liên kết với mạch phân nhánh nhiều của glicogen cho màu tím đỏ.
Câu 136.
a) Ở động vật, những tổ chức dưới tế bào chứa cả ADN và ARN? Giải thích.
b) Khi sản xuất các túi tải để phát triển màng sinh chất, bộ máy Gôngi tạo ra các túi có màng bất đối
xứng. Giải thích mối liên quan về tính bất đối xứng giữa cấu trúc màng túi và cấu trúc màng sinh chất.
Đặc tính bất đối xứng có liên quan đến chức năng nào của màng sinh chất?
Hướng dẫn
a)
- Tổ chức dưới tế bào chứa axit nucleic: Ti thể và nhân
- Gt:
+ Ti thể là bào quan chứa bộ máy di truyền riêng, có ADN mạch kép, vòng, trần mang một số gen qui
định protein của ti thể, có phiên mã tạo mARN và có các tARN thực hiện dịch mã trong ti thể, có
rARN cấu trúc riboxom 70S của ti thể.
+ Nhân: Chứa ADN/NST, chứa các loại ARN là sản phẩm phiên mã trong nhân
b)
- Giải thích mối liên quan về tính bất đối xứng giữa cấu trúc màng túi và cấu trúc màng sinh chất:
+ Tính bất đối xứng của màng sinh chất: Do trong các phức hợp phân tử glicoprotein cấu trúc nên
màng sinh chất, các chuỗi cacbohidrat chỉ phân bố ở mặt ngoài của màng.
+ Khi tổng hợp các phức hợp phân tử glicoprotein để phát triển màng sinh chất, phức hệ gôngi đã sản
sinh ra các bóng tải có cấu trúc bất đối xứng nhưng ngược với tính bất đối xứng của màng sinh chất,
các chuỗi cacbohidrat hướng vào mặt trong của túi
+ Khi túi tải được vận chuyển tới dung hợp với màng sinh chất, mặt trong túi trở thành mặt ngoài của
màng.
- Đặc tính này có liên quan đến chức năng của màng sinh chất:
+ Thụ thể thu nhận thông tin và trao đổi chất từ môi trường của tế bào.
+ Dấu chuẩn các tế bào nhận biết nhau.

4
5
Câu 137:
a. Kể tên các thành phần của hệ thống màng nội bào.
b. Cho các tế bào sau ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β - đảo tụy (tế bào nội tiết
tuyến tụy). Ở mỗi tế bào đều có một loại màng nội bào rất phát triển. Cho biết tên gọi và chức năng
của loại màng nội bào đó ở mỗi tế bào.
c.Ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại không có khả
năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào. Hãy giải thích.

a - Các thành phần của hệ thống màng nội bào: màng nhân, lưới nội chất, bộ máy Golgi, các
lizoxom, các loại không bào khác nhau, màng sinh chất
(yêu cầu HS phải kể đủ mới cho điểm)
b - Ở đại thực bào: Lizosome phát triển, tiết enzyme phân giải các thành phần có trong túi thực bào
gắn với nó.
- Ở tế bào tuyến sinh dục: Lưới nội chất trơn rất phát triển, có chức năng tổng hợp lipid, từ đó
hình thành nên các hoocmon sinh dục như estrogen, testosteron,…
- Ở tế bào β- đảo tụy, lưới nội chất hạt rất phát triển, có chức năng tổng hợp nên các protein tiền
thân của các hoocmon Insulin và Glucagon
c - Trong quá trình phát sinh ti thể và lục lạp, 1 số gen trong ADN ti thể và lục lạp được sát nhập
với hệ gen nhân. Những gen này quy định 1 số sản phẩm tham gia cấu trúc, hoạt động chức năng
và sinh sản của ti thể và lục lạp.
- Vì thế, khi tách ra khỏi tế bào, ti thể và lục lạp không thể tự tổng hợp được các sản phẩm bị
thiếu sót đó, dẫn đến chúng không thực hiện được chức năng 1 cách đầy đủ, cũng như không thể
tự nhân lên
Câu138
a) Vì sao khi xử lí các tế bào động vật có hình bầu dục, hình đĩa bằng consixin thì chúng chuyển
thành hình cầu?
b) Trình bày các bước hoạt động của phức hệ protein chaperon?
c) Dynein là gì? Chức năng của dynein? Dynein “đi bộ” làm cho roi và lông chuyển động như thế
nào?

a) Trong tế bào chất có nhiều sợi actin và các vi ống, các cấu trúc đó bị tiêu hủy do sự kích
thích của cosixin. Khi đó sức căng của tế bào phân bố về mọi phía làm cho tế bào chuyển
thành hình cầu
b) - Chuỗi polipeptit chưa cuộn xoắn vào ống trụ từ một đầu.
- Mũ chụp vào, làm cho ống trụ thay đổi hình dạng để tạo môi trường ưa nước cho sự cuộn
xoắn của chuỗi polipeptit.
- Mũ rời ra và chuỗi polipeptit cuộn xoắn được giải phóng ra.
c) - Dynein là các protein động cơ ở phần roi và lông vận động có chức năng giúp cho roi
hoặc lông tham gia vào sự vận động di chuyển.
- Dynein giúp cho roi và lông vận động di chuyển theo 3 hình thức.
+ Nếu lông rung hoặc lông roi không có protein kết nối chéo thì hai chân của mỗi dynein sẽ
luân phiên giữ và thả bộ đôi liền kề. Giúp bộ đôi liên kề hướng lên phía trước.
+ Hiệu ứng các protein kết nối chéo điều này giúp protein uốn cong....
+ Thực hiện chuyển động sóng: Nhiều dynein tham gia vào và chuyển động hướng từ gốc
lông/roi lên phía trên tạo chuyển động sóng.
(Thí sinh có thể vẽ hình minh họa sự chuyển động theo 3 cách)

4
6
Câu 139
a. Chiều hướng tiến hóa của tế bào về hình dạng kích thước là gì?
b. Hãy nêu điểm khác nhau giữa hệ gen của sinh vật nhân sơ và hệ gen của sinh vật nhân thực?

ý Nội dung chính cần đạt

a Chiều hướng tiến hóa của tế bào về hình dạng kích thước là gì?
- Kích thước của tế bào tiến hóa theo chiều hướng gia tăng về kích thước, sinh vật nhân sơ
kích thước tế bào nhỏ, sinh vật nhân thực kích thước tế bào lớn.
- Tăng kích thước giúp tế bào tăng khả năng trao đổi chất với môi trường.
- Kích thước của tế bào tăng đến mức độ nhất định, để đảm bảo trao đổi chất ở mức cao nhất
khi tỷ lệ S/V cao nhất (S bề mặt lớn thúc đẩy trao đổi chất)
- Tiến hóa theo hướng tăng số lượng tế bào, hình dạng của tế bào giúp tế bào thực hiện trao
đổi chất tốt nhất. Ví dụ: Hàng triệu tế bào lông ruột nhỏ hình ngón tay trên một thể tích nhỏ
nhưng diện tích tiếp xúc với thức ăn rất lớn.
b Hãy nêu điểm khác nhau giữa hệ gen của sinh vật nhân sơ và hệ gen của sinh vật nhân
thực?
- Các tế bào nhân sơ không có các xoang nội bào như tế bào nhân thực.
- Các hệ gen của sinh vật nhân sơ ít ADN hơn hệ gen của sinh vậtnhân thực.
- ADN được chứa trong một NST dạng vòng nằm trong vùng nhân chứ không được bao bọc
bởi màng nhân.
- Nhiều sinh vật nhân sơ còn chứa Plasmit – AND dạng vòng nhỏ chứa một vài gen.
Câu 140 :
a. Trên màng tế bào có các loại protêin nào? Tại sao tế bào có thể nhận biết được những biến đổi của
môi trường và các tế bào khác ?
b. Động vật hằng nhiệt có thể điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, cơ chế của quá trình này dựa
trên tính chất nào của nước?

a Trên màng tế bào có các loại protêin nào? Tại sao tế bào có thể nhận biết được những
biến đổi của môi trường và các tế bào khác ?
- Màng tế bào có các loại protêin: Bám màng, xuyên màng, lỗ màng, dấu chuẩn.
- Tế bào nhận biết được những biến đổi của môi trường là nhờ loại protein bám màng,
nhận biết tế bào khác nhờ protêin dấu chuẩn nằm phía ngoài màng.
- Protein bám màng là những thụ thể thu nhận kích thích của môi trường bằng sự liên kết
với các chất tiếp xúc với màng tế bào.
- Protein dấu chuẩn giúp tế bào nhận biết tế bào khác nhờ gai glycoprotein.

b Động vật hằng nhiệt có thể điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, cơ chế của
quá trình này dựa trên tính chất nào của nước?
- Tính phân cực, tính kết dính của nước.
- Sự vận động của các phân tử nước nhanh khi nhiệt độ tăng => một số phân tử nước thoát
ra khỏi liên kết giữa các phân tử với nhau thoát ra ngoài dưới dạng hơi.
- Thoát nước kèm với đứt liên kết Hiđro => Thải nhiệt ra môi trường.
=> Kết quả là động vật hằng nhiệt có thể điều chỉnh thân nhiệt ổn định khi nhiệt độ môi
trường thay đổi.

Câu 141:
Hãy chứng minh màng sinh chất có tính khảm , tính động và tính chọn lọc ?Về cấu trúc protein
xuyên màng khác protein bám rìa màng như thế nào ?
e) Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau rõ nhất ở điểm
nào ?Ý nghĩa của hiện tượng này ?
f) Khung xương của tế bào gồm những thành phần nào ?Vai trò của từng thành phần ?Em hãy cho
biết hai loại bệnh ở người có liên quan đến thành phần của hệ thống khung xương bị hư hỏng ?
g) Khung xương của tế bào gồm những thành phần nào ? Vai trò của từng thành phần ?Em hãy cho
biết hai loại bệnh ở người có liên quan đến thành phần của hệ thống khung xương bị hư hỏng ?
4
7
Đáp án :
b) - Tính khảm : có các phân tử protein khảm bên trong và bên ngoài màng
- Tính động : Các đại phân tử protein và lipit không ngừng chuyển động
- Tính chọn lọc : Màng sinh chất có thể cho chất này đi qua mà không cho chất khác đi qua
b) - Protein xuyên màng có sự phân hoá các vùng ưa nước và vùng kỵ nước.Vùng kỵ nước không phân
cực nằm xuyên trong lớp kép lipit ,vùng phân cực ưa nước lộ ra trên bề mặt màng
- Protein bám màng không có vùng kỵ nước
c) - Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ chất khoáng
cao hơn hẳn so với thực vật ưa ẩm
- Đó là một đặc điểm thích nghi với môi trường sống ,thực vật chịu hạn sống ở vùng đất khô ,tế
bào lông hút phải tạo ASTT cao bằng cách dự trữ muối khoáng trong không bào mới hút được nước -
Mặt khác các ion khoáng trong đất khô hạn bám chặt bề mặt hạt keo ,cây chịu hạn hút chất khoáng
bằng hình thức trao đổi ion mạnh hơn cây ưa ẩm
d)Khung xương của tế bào gồm những thành phần nào ?Vai trò của từng thành phần ?Em hãy
cho biết hai loại bệnh ở người có liên quan đến thành phần của hệ thống khung xương bị hư
hỏng ?
- Vi sợi : cấu tạo từ protein actin và miozin
- Vi ống : Cấu tạo từ protein tubulin
- Sợi trung gian cấu tạo từ các protein khác nhau
- Vai trò : Tạo nên khung nâng đỡ tế bào và các bào quan .Tham gia vai trò vận động ( vận động
tế bào chất ,vận động chân giả , vận động cơ....)
- Gây bệnh :
+ Trường hợp : Nam bị nhiễm độc hệ thống vi ống tạo nên đuôi tinh trùng hỏng ( không
chuyển đọng đến ống dẫn trứng ) dẫn đến vô sinh hoặc hỏng các tế bào lông của biểu mô hệ
thống dẫn khí ( tế bào lông không chuyển động ,không tạo nên dòng chả và không ngăn được
vi khuẩn xâm nhập vào phổi ) có thể nhiễm trùng gây viên phổi .

Câu 6: Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprotein màng.Giải thích tại sao chất độc A làm
mất chức năng của bộ máy Golgi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô .
b)Em hãy thiết kế thí nghiệm tìm áp suất thẩm thấu của lá cây theo công thức:
P = C. R. T. i
Đáp án :
a) Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprotein màng.Giải thích tại sao chất độc A làm
mất chức năng của bộ máy Golgi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô .

Các tế bào trong mô nhận biết nhau tạo thành tập hợp mô là nhờ các glicoprotein màng. Chất
độc A làm mất chức năng của bộ máy Golgi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô vì chất độc A đã gián tiếp
gây hỏng các glicoprotein của màng theo các bước:
- Phần protein được tổng hợp trên lưới nội chất hạt được đưa vào bộ máy Golgi
- Trong bộ máy Golgi protein được lắp giáp thêm cacbonhiđrat tạo nên glicoprotein ,
- Glicoprotein được đưa vào bóng nội bào và chuyển vào màng tạo nên glicoprotein của
màng.
- Chất độc A tác động gây hỏng chức năng của bộ máy Golgi nên quá trình lắp giáp
glicỏpotein bị hỏng nên màng thiếu glicoprotein hoặc glicoprotein bị sai lệch nên các tế bào
không còn nhận biết nhau.

b)Thiết kế thí nghiệm tìm áp suất thẩm thấu của lá cây theo công thức:
P = C. R. T. i
*Nguyên tắc:
Để tìm P ta đã biết R (hằng số khí, = 0,0821), T (nhiệt độ môi trường tính theo 0K) và i (hệ số
điều chỉnh sự phân li). Ta chỉ phải tìm C (nồng độ của dịch tế bào). Như vậy thực chất của thí
nghiệm là xác định nồng độ dịch tế bào. Ta có thể xác định được nồng độ của dịch tế bào bằng
cách đo gián tiếp thông qua việc xác định nồng độ dung dịch đẳng trương bằng thí nghiệm
quan sát hiện tượng co nguyên sinh của tế bào thực vật.

4
8
*Nguyên liệu và thiết bị thí nghiệm
Lá cây: Thài lài tía hoặc một loại lá cây khác mà tế bào có màu.
- Hóa chất: dung dịch KNO3 ở các nồng độ cho trước (có thể dùng dung dịch muối ăn
hay dung dịch đường cũng được).
- Dụng cụ thí nghiệm: giấy thấm, kính hiển vi, lưỡi dao cạo, kim mũi mác, bản kính và lá
kính, đĩa kính, ống nhỏ giọt, ống nghiệm.
*Cách tiến hành
Chuẩn bị một dãy các ống nghiệm đựng dung dịch KNO 3 ở các nồng độ khác nhau 0,2M;
0,4M; 0,6M; 0,8M và 1M. Tách các tế bào biểu bì lá thài lài tía ở mặt ngoài cho vào các ống
nghiệm nói trên, để một lúc rồi lấy các tế bào ra quan sát dưới kính hiển vi. Giả sử ở các nồng
độ 0,2M; 0,4M; 0,6M không quan sát thấy hiện tượng co nguyên sinh, còn ở các nồng độ 0,8M
và 1M quan sát thấy hiện tượng co nguyên sinh thì ta lại tiếp tục sử dụng một thang nồng độ
khác: 0,65M; 0,70M; 0,75M để kiểm tra nhằm xác định nồng độ dung dịch đẳng trương.
*Chú ý:
- dãy nồng độ dung dịch càng nhiều thì thí nghiệm càng chính xác.
- Nếu dùng loại lá cây mà tế bào không có màu ta cũng có thể xác định được nồng độ
dịch bào bằng cách quan sát sự di chuyển của giọt màu trong các ống nghiệm.
Câu 142 :Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có khả năng gia tăng
kích thước nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng. Hãy giải thích các chức năng của loại bào
quan này.
a. Nêu cấu trúc phân tử và chức năng của hạch nhân (nhân con) ở tế bào nhân thực.
a - Bào quan đó là không. Không bào lớn (không bào trung tâm) hút nước và gia tăng kích thước
làm cho TB trương lên khi thành TB đã được axit hóa làm giãn ra. Do vậy TB có thể nhanh
chóng gia tăng kích thước rồi sau đó mới tổng hợp thêm các chất cần thiết.
- Loại bào quan này ở TV còn có các CN như dự trữ các chất dinh dưỡng, chứa các chất độc hại
đối với các TB, là kho dự trữ các ion cần thiết cho TB, không bào ở cánh hoa còn chứa sắc tố
giúp hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn, không bào còn chứa các chất độc giúp TV chống lại các
ĐV ăn TV.
b - Hạch nhân là một cấu trúc có trong nhân TBSVNT. Nó gồm có ADN nhân và các phân tử
rARN do chính ADN nhân mã hóa, ngoài ra nó còn gồm các protein được “nhập khẩu” từ TBC.
- Hạch nhân là nơi “lắp ráp” (đóng gói) các phân tử rARN và protein, hình thành các tiểu phần
lớn và nhỏ của ribosom, trước khi những cấu trúc này được vận chuyển ra TBC và tham gia vào
quá trình dịch mã.

Câu 143. ( HÀ TĨNH 2011)


a) Vì sao màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có tính chọn lọc?
b) Adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ. Vẽ sơ
đồ mô tả con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen.
c) Các chất: O2, NO, CO2, Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O được vận chuyển qua màng sinh chất bằng
những con đường nào?
d) Phân biệt quá trình khuyếch tán của NO với quá trình khuyếch tán của Na+ qua màng sinh chất.
1.0 - Màng sinh chất được cấu tạo bởi hai lớp phôpholipit, xen giữa có các prôtêin tạo nên cấu
trúc khảm. Các phân tử prôtêin và phân tử phôtpholipit có khả năng chuyển động tạo nên
tính động của màng.
- Màng có tính chọn lọc là vì lớp phôpholipit có tác dụng ngăn cản sự khuyếch tán của các
chất tan trong nước, các chất này phải đi qua kênh prôtêin. Màng thực hiện thấm chọn lọc
bằng cách điều chỉnh trạng thái đóng mở của kênh prôtêin trên màng.
1.0 Adrênalin → Thụ thể màng → Prôtêin G → adênylat-cyclaza (ATP → AMPv); AMPv →
hoạt hoá kinaza → hoạt hoá glicôgenphôtphorylaza phân giải glicôgen thành glucôzơ.
0,5 - O2, NO, CO2 : vận chuyển trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit, theo gradien.
0,5 - Na+, Ca2+, glucôzơ: vận chuyển qua kênh prôtêin (thụ động) hoặc nhờ prôtêin tải (chủ
động) theo cách đơn chuyển, đồng chuyển hoặc đối chuyển. Nước được khuyếch tán qua
kênh aquapôrin.
1.0 Phân biệt quá trình khuyếch tán của NO với quá trình khuyếch tán của Na+
Khuyếch tán của NO Khuyếch tán của Na+
4
9
- Qua lớp kép phôtpholipit - Qua kênh prôtêin, phụ thuộc vào số
lượng và trạng thái đóng mở của kênh.
- Tốc độ nhanh, không có tính chọn lọc - Tốc độ chậm, có tính chọn lọc.

Câu 144 : ( HÀ TĨNH 2013)


a. Trong tế bào động vật, những cấu trúc dưới tế bào nào có chứa axít nuclêic? Hãy nêu đặc điểm cấu
tạo và chức năng chủ yếu của các cấu trúc đó.
b. Khi một prôtêin lạ xuất hiện trong máu của người, chúng thường bị các tế bào bạch cầu phát hiện và
phân hủy. Hãy cho biết tế bào bạch cầu có thể phân hủy các prôtêin này theo cơ chế nào? Tại sao chỉ
có prôtêin lạ bị bạch cầu phân hủy còn prôtêin của cơ thể thì không?
a.
- Các cấu trúc dưới tế bào trong tế bào động vật có chứa axit nucleic: Nhân, ti thể, ribôxôm.
- Cấu tạo và chức năng của các cấu trúc:
+ Ribôxôm: Là bào quan không có màng bọc, cấu tạo gồm rARN và prôtêin liên kết với nhau tạo thành
2 tiểu phần lớn và bé. Bình thường các tiểu phần tách nhau ra, chỉ liên kết lại khi thực hiện chức năng.
Ribôxôm là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào.
+ Nhân: Được bọc bởi 2 lớp màng, bên trong có chứa dịch nhân, chất nhiễm sắc (ADN) và nhân con.
Về chức năng, nhân là nơi lưu giữ thông tin di truyền quy định toàn bộ đặc tính của tế bào, kiểm soát
mọi hoạt động của tế bào và tham gia vào quá trình phân bào.
+ Ti thể: Được bọc bởi hai lớp màng, màng ngoài nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào trên đó
có nhiều enzim hô hấp. Bên trong chất nền chứa ADN và ribôxôm. Ti thể là nơi tổng hợp ATP cung
cấp cho các hoạt động sống của tế bào.
b.
+ Các prôtêin lạ bị phân hủy theo cơ chế thực bào: Màng tế bào tiếp xúc với prôtêin, lõm vào hình
thành túi nhập bào sau đó túi nhập bào được dung hợp với lizôxôm, các enzim thủy phân trong lizôxôm
sẽ phân hủy prôtêin lạ.
+ Bạch cầu có thể phân biệt được đâu là prôtêin lạ, đâu là prôtêin của cơ thể nhờ các thụ thể trên màng
tế bào. Chỉ những prôtêin liên kết được với thụ thể trên màng tế bào bạch cầu mới bị phân hủy.
Câu 145 : (HÀ TĨNH 2014)
a) Nêu cấu trúc của phôtpholipit. Vì sao phôtpholipit lại giữ chức năng quan trọng trong cấu trúc màng sinh học?
b) Bào quan nào được ví như là một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu chức năng của bào quan đó?
Hướng dẫn
a. Cấu trúc và chức năng của phôtpholipit
- Gồm 1 phân tử glixeron liên kết với 2 pt axit béo, 1 gốc phôtphat, gốc phôtphat liên kết với 1 alcôn
phức (côlin...)
- Đầu phôtphat ưa nước, đuôi axit béo kị nước  là phân tử lưỡng cực.
- Là phân tử lưỡng cực nên phôtpholipit vừa tương tác được với nước vừa bị nước đẩy => trong môi
trường nước, các phân tử phôtpholipit có xu hướng tập hợp lại đầu ưa nước quay ra ngoài môi trường,
đuôi kỵ nước quay vào nhau tạo nên cấu trúc kép, tạo nên lớp màng => tham gia cấu trúc nên tất cả các
màng sinh học.
b. Bào quan
- Bào quan đó là lizôxôm
- Cấu trúc: dạng túi, có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân prôtêin, cacbohiđrat,
lipit,...
- Chức năng: phân hủy các TB già, TB tổn thương, các bào quan hết hạn sử dụng

Câu 146: (HÀ TĨNH 2016)


Một loại muối trung tính X được vận chuyển vào trong tế bào nhờ prôtêin Y. Cho các tế bào thực vật vào
trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng thời gian người ta tiến hành đo pH của dung
dịch cùng với lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận thấy: theo thời gian, pH của dung dịch tăng dần
lên và lượng chất X đi vào tế bào cũng gia tăng.
a) Nếu một chất độc A làm hỏng bộ máy Gôngi thì ảnh hưởng như thế nào đến sự vận chuyển chất X
vào trong tế bào?
b) Dựa vào những dẫn liệu thu được ở trên, hãy nêu giả thuyết về cơ chế vận chuyển chất X vào trong
tế bào và trình bày phương pháp kiểm tra giả thuyết đưa ra.
5
0
Hướng dẫn

a)
- Prôtêin Y được tổng hợp ở lưới nội chất hạt sau đó vận chuyển sang Gôngi để hoàn thiện cấu trúc rồi
từ đó phân phối đến màng tế bào thực hiện chức năng.
- Chất độc A làm hỏng bộ máy Gôngi, prôtêin Y không được hoàn thiện và phân phối đến màng, do
đó, tế bào không thể hấp thu chất X.
b)
- Giả thuyết: Sự hấp thu chất X vào trong tế bào xảy ra đồng thời với sự tăng pH (sự giảm nồng độ
H+). Điều này chứng tỏ chất X được vận chuyển vào trong tế bào theo cơ chế đồng vận chuyển với H+.
- Kiểm tra giả thuyết:
Bất hoạt bơm H+ trên màng tế bào sau đó đưa tế bào vào trong dung dịch chứa chất X nhưng có pH
kiềm và tăng dần và kiểm tra lượng chất X được hấp thu.
+ Nếu chất X vẫn được hấp thu bình thường thì giả thuyết sai;
+ Nếu sự hấp thu chất X giảm dần rồi ngừng hẳn thì giả thuyết đúng.
Thí sinh trình bày cách kiểm tra khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa

Câu 147 : (HÀ TĨNH 2016)


Trên bàn thí nghiệm có các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất sau đây:
- Dụng cụ, thiết bị: Lưỡi dao cạo, kim mũi mác, phiến kính, lá kính, đĩa kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm,
kính hiển vi, kẹp thí nghiệm, nước cất.
- Hóa chất: Dung dịch KNO3 1M.
- Mẫu vật: Lá thài lài tía.
a) Trên lá thài lài tía, tế bào biểu bì ở một số vùng đã chết, trong khi tế bào ở các vùng khác vẫn còn
sống. Từ các dụng cụ, thiết bị, hóa chất đã cho, hãy trình bày các bước thí nghiệm để xác định xem tế
bào biểu bì ở vùng nào của lá bị chết.
b) Trong một thí nghiệm về hiện tượng co nguyên sinh, bạn Minh đã nhỏ một giọt dung dịch Glyxerol
ưu trương lên tế bào vảy hành còn sống và quan sát. Kết quả lúc đầu thấy tế bào bị co nguyên sinh,
nhưng sau đó tế bào lại trở lại bình thường. Em hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng như vậy? Biết
rằng dung dịch glyxerol không gây chết tế bào.
Hướng dẫn

a)
- Nguyên lí: Nếu tế bào còn sống thì sẽ bị co nguyên sinh khi đưa vào dung dịch ưu trương; nếu tế
bào đã chết thì không có hiện tượng trên.
- Để kiểm tra tế bào ở vùng nào đã chết, ta làm như sau:
+ Tại vị trí cần kiểm tra, dùng kim mũi mác tước lấy một mẫu biểu bì mặt ngoài. Dùng dao cạo cắt
một miếng nhỏ ở chỗ mỏng nhất, đặt lên phiến kính với một giọt nước cất. Đậy lá kính, đưa lên
kính quan sát.
+ Nhỏ một giọt KNO3 1M ở một phía của lá kính, ở phía đối diện đặt miếng giấy thấm để rút nước
dần dần.
+ Quan sát hiện tượng co nguyên sinh: Nếu thấy khối tế bào chất (màu hồng) bị co lại chứng tỏ tế
bào bị co nguyên sinh. Có nghĩa là tế bào còn sống. Nếu khối tế bào chất không bị co lại, chứng tỏ
tế bào không co nguyên sinh, nghĩa là tế bào đã chết.
+ Lặp lại thí nghiệm ở các vùng khác của lá cần kiểm tra.
b)
Giải thích:
- Ban đầu, khi để tế bào trong dung dịch glyxerok ưu trương, nước trong tế bào bị rút ra ngoài, tế
bào xảy ra co nguyên sinh.
- Do glyxerol là chất tan trong lipit, chúng tự do khuếch tán vào trong tế bào, sau một thời gian,
nồng độ glyxerol ở trong và ngoài tế bào cân bằng nhau, tế bào không bị co nguyên sinh nữa.

Câu 148: (HÀ TĨNH 2017)


Người ta thiết kế các túi lọc (A, B, C) bằng màng bán thấm

5
1
(không cho sacarôzơ đi qua nhưng lại cho nước đi qua) bên trong chứa dung dịch sacarôzơ với nồng
độ khác nhau. Cho mỗi túi vào một cốc riêng biệt đựng dung dịch sacarôzơ 0,5M. Mức thay đổi khối
lượng của mỗi túi được theo dõi và biểu diễn kết quả trong đồ thị ở hình bên. Dựa vào đồ thị hãy cho
biết:
a) Nồng độ sacarôzơ ban đầu trong túi nào cao nhất?
b) Tại thời điểm t = 50 phút, dung dịch trong túi nào là nhược trương so với dung dịch bên ngoài?
c) Nếu thí nghiệm được tiến hành ở 250C thì áp suất thẩm thấu của dung dịch trong túi B là bao nhiêu?
a) Khi cho vào dung dịch sacarozơ 0,5M, túi A tăng khối lượng, túi B không thay đổi khối lượng,
túi C giảm khối lượng  Dung dịch trong túi A là ưu trương so với bên ngoài, dung dịch trong túi B
là đẳng trương so với bên ngoài còn dung dịch trong túi C là nhược trương so với bên ngoài 
Nồng độ sacarozơ ban đầu trong túi A là cao nhất
b) Tại thời điểm t = 50 phút, chỉ có túi C đang tiếp tục giảm khối lượng  Dung dịch trong túi C là
nhược trương so với bên ngoài.
c) Từ kết quả phân tích trên  nồng độ sacarozơ trong túi B là 0,5M  Áp suất thẩm thấu của
dung dịch trong túi: P = RCTi = 0,082 x 0,5 x (273 + 25) x 1 = 12,218 (atm)

Câu 149 : (HÀ TĨNH 2017)


Ngày nay, nhiều nhà khoa học đã công nhận giả thuyết cho rằng sự xuất hiện của ti thể và lục lạp trong
tế bào nhân thực là kết quả nội cộng sinh giữa tế bào vi khuẩn với tế bào nhân thực nguyên thủy. Theo
đó, ti thể được cho là có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí, lục lạp được cho là có nguồn gốc từ vi khuẩn
quang hợp.
a) Hãy nêu bằng chứng liên quan đến enzim ATPaza để ủng hộ giả thuyết trên.
b) Theo em, trong quá trình tiến hóa của tế bào nhân thực, ti thể xuất hiện trước hay lục lạp xuất hiện
trước? Cơ sở nào để em đưa ra nhận định đó?
a) Bằng chứng liên quan đến ATPaza: Trong tế bào nhân thực, ATPaza có ở màng trong ti thể và
màng tilacoit của lục lạp, trong tế bào nhân sơ, ATPaza có ở màng tế bào  màng trong ti thể giống
màng của tế bào vi khuẩn; màng tilacoit giống như là một phần của màng tế bào vi khuẩn  phù
hợp với giả thuyết nội cộng sinh.
b)
- Ti thể có thể đã xuất hiện trước lục lạp.
- Cơ sở: Toàn bộ giới sinh vật nhân thực gồm cả nấm, động vật và thực vật đều có ti thể; nhưng chỉ
có một nhóm sinh vật nhân thực (tảo và các thực vật) có lục lạp → lục lạp có lẽ xuất hiện sau ti thể
trong quá trình tiến hoá.

Câu 150 : (HÀ TĨNH 2018)


Những phát biểu nào sau đây sai? Giải thích.
a) Tất cả các tế bào vi khuẩn đều có màng, tế bào chất và nhân.
b) Tất cả các tế bào của cơ thể người đều có nhân tế bào.
c) Ở tế bào thực vật, lục lạp là bào quan duy nhất có màng kép.
d) Ở tế bào động vật, ADN chỉ được phân bố trong nhân tế bào.
e) Trong tế bào nấm, chỉ có ti thể và nhân tế bào mới chứa axit nucleic.
g) Ở tế bào nhân thực, tất cả các bào quan đều có màng.
Nội dung
Cả 6 phát biểu đều sai.
a) sai. Vì tế bào vi khuẩn không có nhân.
b) sai. Vì tế bào hồng câu không có nhân.
c) sai. Vì ti thể cũng có màng kép.
5
2
d) sai. Vì ti thể có ADN.
e) sai. Vì riboxom có axit nucleic.
g) sai. Vì bào quan riboxom không có màng.
Câu 151 : (HÀ TĨNH 2018)
Hình 1 thể hiện mô hình cấu trúc của màng tế bào.
a) Hãy nêu chức năng của các thành phần A, B được
đánh dấu trên hình 1.
b) Mức độ linh động của màng phụ thuộc vào những
yếu tố nào? Giải thích. Cho một ví dụ minh họa về khả
năng điều chỉnh mức độ linh động của màng tế bào.
c) Trong một thí nghiệm, tế bào động vật được ngâm
trong dung dịch chứa chất X với các nồng độ khác nhau.
Mối tương quan giữa nồng độ chất X trong dung dịch và
tốc độ hấp thụ chất X qua màng tế bào được mô tả ở bảng A B
dưới đây:
Nồng độ (mM) 0 3 6 10 15 20 25 30 35 40 45
Tốc độ hấp thụ 0 3 6 10 13 16 18 19 20 20 20
(µM/phút)
Biết rằng khi đi vào tế bào thì chất X được chuyển hóa hoàn toàn. Hãy giải thích kết quả thí
nghiệm.
Nội dung
a) - A là phôtpholipit. A có chức năng tạo thành lớp màng bảo vệ tế bào và thực hiện tính thấm
chọn lọc của màng. Đuôi axit béo của photpholipit còn đóng vai trò trong việc đảm bảo tính lỏng
của màng.
- B là các phân tử prôtêin màng. Chức năng của B tùy thuộc vào loại protein. Là enzim với trung
tâm hoạt động hướng về phía các chất trong dung dịch xung quanh; Là glicoprôtêin làm dấu hiệu
trong nhận biết tế bào; Là prôtêin gắn kết với bộ khung tế bào và chất nền ngoại bào giúp duy trì
hình dạng tế bào và điều hòa sự thay đổi các chất ngoại bào hoặc nội bào; Là các protein tải làm
nhiệm vụ vận chuyển các chất qua màng.
b) Mức độ linh động của màng tế bào phụ thuộc vào thành phần hóa học của màng tế bào và phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Nhiệt độ cao thì các phân tử di chuyển mạnh hơn nên tăng tính linh động và ngược lại. Tuy nhiên,
ở cùng nhiệt độ như nhau thì các màng cũng có tính linh động khác nhau do khác biệt về thành
phần cấu trúc.
- Cấu trúc của màng: Nếu các phân tử phospholipid chứa nhiều axit béo không bão hòa thì khoảng
cách giữa các phân tử là lớn hơn so với khi chúng được cấu tạo từ các axit béo bão hòa vì thế tính
linh động của màng sẽ tăng lên; Thành phần của các loại sterol cũng ảnh hưởng đến tính linh động
của màng. Nhiều cholesterol cũng làm cho màng trở nên ổn định hơn.
- Ví dụ minh họa: Sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường có nhiệt độ thấp, để tăng tính linh
động của màng tế bào các phospholipid có nhiều axit béo không no thường được tổng hợp. Ở vi
khuẩn, để tăng tính ổn định của màng thường tăng cường thêm sterol.
c) - Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khi nồng độ chất X thấp, tốc độ hấp thụ chất X tỉ lệ thuận với
nồng độ chất X của môi trường. Khi nồng độ chất X từ 35mM trở đi thì tốc độ hấp thụ giữ ổn định.
- Nguyên nhân là vì chất X được hấp thụ qua kênh đặc hiệu. Khi toàn bộ kênh prôtêin đều tham gia
vận chuyển chất X thì nếu tiếp tục tăng nồng độ chất X thì vẫn không thể tăng tốc độ hấp thụ.

Câu 152 : (HÀ TĨNH 2019)


Để nghiên cứu hình thức vận chuyển ion A và ion B qua màng tế bào, người ta đã thay
đổi nồng độ các chất này ở bên ngoài và đo tốc độ vận chuyển các chất đó vào trong các
tế bào của cùng một mô. Kết quả thí nghiệm thu được như sau:
Nồng độ bên ngoài tế bào (mmol/l) 10 20 30 40 50 60 70
Tốc độ vận chuyển Ion A 2,5 5 7,5 10 12 12,5 12,5
(µmol/phút) Ion B 10 10 10 10 10 10 10
a) Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ vận chuyển ion A và ion B qua màng tế
bào với nồng độ các ion đó bên ngoài tế bào.
5
3
b) Dựa trên kết quả thí nghiệm, bạn An đã kết luận: “ion A được vận chuyển theo hình
thức khuếch tán qua kênh prôtêin, ion B được vận chuyển theo hình thức vận chuyển chủ
động”. Theo em, kết luận như vậy đã thỏa đáng chưa? Vì sao?
c) Nếu tế bào bị hỏng bộ máy Gôngi thì quá trình vận chuyển ion A và ion B qua màng
có bị ảnh hưởng không? Vì sao?

5
4
Nội dung
a)

b)
- Đối với ion A tốc độ vận chuyển tỉ lệ thuận với nồng độ bên ngoài tế bào, đồng thời có hiện
tượng bão hòa tốc độ chứng tỏ ion A được vận chuyển theo hình thức khuếch tán qua kênh
prôtêin. Kết luận như vậy là thỏa đáng.
- Đối với ion B, tốc độ vận chuyển không thay đổi trong suốt thời gian thí nghiệm. Điều này có
thể do sự vận chuyển ion B đã đạt mức bão hòa hoặc ion B được vận chuyển theo hình thức
chủ động. Kết luận như bạn An là chưa thỏa đáng.
Nếu thí sinh trả lời chung là “Kết luận chưa thỏa đáng” và giải thích đúng thì vẫn cho điểm tối
đa.
Nếu thí sinh trả lời: “Kết luận chưa thỏa đáng” nhưng không giải thích hoặc giải thích sai thì
cho 0,25 điểm.
c)
- Các prôtêin vận chuyển các ion A và B là các prôtêin xuyên màng, chúng được tổng hợp ở
lưới nội chất hạt, sau đó hoàn thiện cấu trúc ở bộ máy Gôngi và được bộ máy Gôngi phân phối
đến màng.
- Chất độc làm hỏng bộ máy Gôngi dẫn đến các prôtêin vận chuyển các ion A và B không được
đưa đến màng hoặc không được hoàn thiện cấu trúc, không thể thực hiện chức năng. Kết quả là
quá trình vận chuyển ion A và chất B bị đình trệ hoặc rối loạn.

Câu 153 : a. Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào, bào quan nào trong cơ thể
người phải tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ thể? Hãy cho biết cơ chế khử độc của bào quan
đó?
b. Nêu cấu trúc và chức năng của thành phần tham gia hình thành khung nâng đỡ tế bào nhân thực?
Hướng dẫn

a.
- Loại tế bào: gan
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm.
- Cơ chế khử độc:
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hyđrôxin (-OH) vào các
phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hiđrô từ chất độc đến ôxi tạo ra H 2O2,
chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O
b.
- Khung nâng đỡ là hệ thống mạng sợi và ống prôtêin gồm vi ống,vi sợi và sợi trung gian đan chéo nhau
→ duy trì hình dạng tế bào và neo giữ nhiều bào quan vào vị trí cố định.
Khung nâng đỡ gồm:
- Vi ống là các ống rỗng, hình trụ dài, đường kính 25nm → tạo thoi vô sắc tham gia vào phân bào, định
dạng và nâng đỡ tế bào.
- Vi sợi (sợi actin) là các sợi prôtêin dài, rất mảnh, đường kính 7 nm. → xác định hình dạng tế bào, kết
hợp với vi ống tạo nên lông roi, trung tử của tế bào.
- Sợi trung gian là hệ thống các sợi prôtêin bền, đường kính khoảng 10nm, nằm trung gian giữa vi ống và
vi sợi, được néo chặt vào prôtêin gắn phía ngoài màng sinh chất → giúp tế bào có độ bền cơ học, ngăn
ngừa sự co dãn quá mức của tế bào.
Câu 154 :
a. Ađrênalin là một loại hoocmôn gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải glycôgen thành
glucôzơ còn hoocmôn testôsterôn hoạt hóa các gen quy định tổng hợp enzim gây hình thành các tính trạng
sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận và truyền đạt thông tin qua màng đối với 2 loại hoocmôn
này có gì khác nhau.
b. Tiến hành thí nghiệm với các ống nghiệm đã đánh dấu lần lượt theo thứ tự như sau:
+ Ống nghiệm 1: 1ml hồ tinh bột + 1ml thuốc thử Iôt.
+ Ống nghiệm 2: 1ml hồ tinh bột + 1 ml nước bọt pha loãng 2 - 3 lần + 1ml thuốc thử Iôt.
+ Ống nghiệm 3: 1ml hồ tinh bột + 1ml thuốc thử Iôt + đun nóng, để nguội.
+ Ống nghiệm 4: 2 ml hồ tinh bột + 1ml HCl, đun sôi trong 15 phút, để nguội, trung hòa bằng NaOH
(nhờ quỳ tím) + 1 ml thuốc thử Phêlinh.
Hãy nêu hiện tượng quan sát được ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
Hướng dẫn

a.- Đối với ađrênalin :


+ Không trực tiếp qua màng, nên được tế bào đích thu nhận nhờ các thụ thể đặc trưng trên màng → phức
hệ ađrênalin – thụ thể.
+ Phức hệ ađrênalin – thụ thể hoạt hóa Prôtêin Gs màng → hoạt hóa ezim ađêninxiclaza → xúc tác
chuyển hóa ATP thành AMP vòng → AMP vòng kích hoạt các enzim phân giải glycôgen thành glucôzơ.
- Đối với testôsterôn:
+ Thuộc loại hoocmôn sterôit được vận chuyển qua màng vào trong tế bào chất →liên kết với các thụ thể
nội bào → phức hệ testôsterôn – thụ thể.
+ Phức hệ testôsterôn – thụ thể đi vào nhân tế bào và hoạt hóa các gen qui định tổng hợp các enzim và
prôtêin gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới.
b.- Ống nghiệm 1: có màu xanh đặc trưng. Do dạng amilôzơ của tinh bột có cấu trúc hình xoắn ốc, các phân tử
iôt bị giữ lại trong ống tạo thành chất có màu xanh đặc trưng.
- Ống nghiệm 2: không chuyển màu. Do tinh bột bị thủy phân hoàn toàn bởi enzim amilaza, không có
phản ứng đặc trưng xảy ra với thuốc thử Iôt.
- Ống nghiệm 3: có màu xanh đặc trưng, sau khi đun nóng dung dịch mất màu do các amilôzơ duỗi ra, giải
phóng các phân tử iôt. Sau khi để nguội, cấu trúc tinh bột hồi tính, nên dung dịch lại có màu xanh đặc
trưng.
- Ống nghiệm 4: có màu đỏ gạch do tinh bột bị thủy phân thành đường đơn trong môi trường kiềm
glucôzơ đã phản ứng với thuốc thử Phêlinh (khử Cu2+ thành Cu+).
Câu 156: Trên màng tế bào có các loại protêin nào? Tại sao tế bào có thể nhận biết được những biến đổi
của môi trường và các tế bào khác ?
Hướng dẫn

- Màng tế bào có các loại protêin: Bám màng, xuyên màng, lỗ màng, dấu chuẩn.
- Tế bào nhận biết được những biến đổi của môi trường là nhờ loại protein bám màng, nhận biết tế bào
khác nhờ protêin dấu chuẩn nằm phía ngoài màng.
- Protein bám màng là những thụ thể thu nhận kích thích của môi trường bằng sự liên kết với các chất tiếp
xúc với màng tế bào.
- Protein dấu chuẩn giúp tế bào nhận biết tế bào khác nhờ gai glycoprotein.
Câu 157:
a.Cơ chế gây đáp ứng với các hoocmon hòa tan trong nước và hòa tan trong lipit khác nhau như thế nào ở
tế bào đích?
b. Cho 3 tế bào gồm 1 tế bào hồng cầu, 1 tế bào thần kinh, 1 tế bào cơ hủy màng trong ty thể và 1 ty thể
vào 4 ống nghiệm có đầy đủ oxi, nước và đường glucôzơ. Sau 1 thời gian, em hãy dự đoán sản phẩm gì
được tạo ra trong mỗi ống nghiệm? Giải thích.
Hướng dẫn

a.
- Các hoocmon tan trong nước không thể xâm nhập qua màng tế bào mà chỉ gắn với các thụ thể ở bề mặt
tế bào. Sự tương tác này kích hoạt một con đường truyền tín hiệu nội bào làm thay đổi hoạt động của
protein bào tương (hoạt hóa 1 enzim thay đổi trong hấp thụ hoặc chế tiết các phân tử đặc hiệu hoặc sắp
xếp lại bộ khung xương của tế bào) hoặc làm cho các protein bào tương dịch chuyển vào trong nhân làm
thay đổi phiên mã của các gen đặc hiệu.
- Các hoocmon tan trong lipit có thể qua màng tế bào vào trong nội bào, ở đó chúng gắn với thụ thể nằm
trong bào tương (hoocmon steroid) hoặc thụ thể nằm trong nhân (thyroid, vitamin D và các hoocmon hòa
tan trong lipit nhưng không phải là steroid). Phức hợp thụ thể - hoocmon sau đó hoạt động trực tiếp như
một yếu tố phiên mã gắn với ADN hoặc với một protein gắn với ADN gây kích hoạt hoặc ức chế phiên mã
của gen đặc hiệu.
b.
- Ống nghiệm chứa ty thể: Không có sản phẩm vì không có đủ nguyên liệu để thực hiện chu trình Crep.
Ống nghiệm chứa tế bào hồng cầu: axit pyruvic, ATP, NADH, vì tế bào không có ty thể nên - chỉ
thực hiện được đường phân.
- Ống nghiệm chứa tế bào thần kinh: CO2, H2O, ATP, nhiệt độ vì tế bào có ty thể nên thực hiện được
quá trình hô hấp hiếu khí.
- Ống nghiệm chứa tế bào cơ: ATP, CO2, NADH, FADH2 vì tế bào này chỉ thực hiện được đường
phân và chu trình Crep do mất màng trong ty thể.
Câu 158: Photpholipit là thành phần cấu tạo chính của màng sinh chất. Ngoài cơ thể, lipit sẽ trở nên lỏng
hơn khi nhiệt độ tăng cao và dần đông cứng lại khi nhiệt độ xuống thấp. Ngược lại, trong tế bào cơ thể, để
chịu đựng nhiệt độ lạnh vào mùa đông, màng sinh chất trở nên lỏng và mềm dẻo hơn; khi chịu đựng nhiệt
độ nóng vào mùa hè, màng sinh chất trở nên đặc và cứng chắc hơn. Hãy giải thích hiện tượng trên? Đặc
tính này của màng sinh chất có ý nghĩa như thế nào đối với tế bào?
Màng sinh chất có thể điều hòa tính linh động, mềm dẻo hay vững chắc của màng cho phù hợp với sự
thay đổi nhiệt độ của môi trường qua việc điều tiết thành phần lipit của màng.
- Ở tế bào thực vật: Khi nhiệt độ dần xuống thấp, thành phần lipit có đuôi axit béo không no của màng
sẽ được tăng cường.Khi nhiệt độ dần tăng cao, thành phần lipit có đuôi axit béo no của màng sẽ được
tăng cường.
Khi nhiệt độ dần tăng cao, thành phần lipit có đuôi axit béo no của màng sẽ được tăng cường.
- Ở tế bào động vật: Ngoài việc thay đổi thành phần lipit tương tự như tế bào thực vật thì cholesterol
được xem là “đệm nhiệt độ” của màng. Khi nhiệt độ tăng cao, cholesterol sẽ làm cho màng ít lỏng hơn
nhờ việc cản trở sự vận động của các phân tử photpholipit.
Khi nhiệt độ thấp, cholesterol sẽ làm cho màng ít cứng hơn do các phân tử cholesterol nằm xen kẽ và
làm gián đoạn sự bó chặt đều đặn của các phân tử photpholipit với nhau.
Đặc tính trên của màng sinh chất giúp duy trì ổn định tính thấm của màng trước sự thay đổi nhiệt độ
của môi trường → hoạt động trao đổi chất của tế bào diễn ra bình thường.
Câu 159: Vì sao các vi khuẩn gây bệnh thường thuộc nhóm Gram (-) nhiều hơn nhóm Gram (+)? Bên
cạnh đó, bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra cũng thường nặng hơn và khó điều trị hơn bệnh do vi khuẩn
Gram (+) gây ra?
- Trong thành tế bào của vi khuẩn Gram (-), bên ngoài lớp peptidoglican là lớp màng lipopolisaccarit.
- Lớp màng này có các tác dụng như sau:
+ Thành phần lipit của màng là 1 loại nội độc tố của vi khuẩn.
+ Bảo vệ vi khuẩn Gram (-) vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể.
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc kháng sinh và nhiều chất độc khác có khả năng làm tổn thương tế
bào vi khuẩn.
→ Vi khuẩn Gram (-) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh hơn vi khuẩn Gram (+).
Việc dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt Gram (-) khó khăn hơn nhiều:
+ Khó khăn trong việc chọn thuốc kháng sinh: những loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn do ức chế quá
trình tổng hợp thành peptidoglican sẽ ít hiệu quả đối với chúng,…
+ Liều lượng thuốc dùng để điều trị cũng phải hết sức cẩn thận vì nội độc tố chỉ được giải phóng ra khi
vi khuẩn chết và thành tế bào của chúng bị vỡ. Vì vậy, nếu dùng kháng sinh liều lượng cao làm chết
nhiều vi khuẩn cùng lúc có thể gây ra tình trạng nguy kịch, thậm chí là tử vong.

Câu 160
1. a. Insulin là một loại hoocmon có bản chất protein. Nó được tổng hợp trong các tế bào β của tuyến tụy
nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia vào cơ chế điều chỉnh lượng glucozo trong máu. Hãy cho
biết trong tế bào β tuyến tụy, insulin được tổng hợp và phân phối theo con đường nào để có thể ra khỏi tế
bào, đi vào máu thực hiện chức năng?
b. Ở cơ thể người, tế bào nào chứa nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không cần ti thể?
2. a. Cho các chất sau đây: nước, etanol, metan, clorofoc, clorua natri.
- Các chất trên được vận chuyển qua màng theo hình thức nào? Giải thích?
- Nêu đặc điểm của cơ chế vận chuyển các chất trên.
- Sự vận chuyển các chất qua màng phụ thuộc vào các yếu tố nào?
b. Ở những người có hàm lượng cholesterol trong máu rất cao, gây xơ vữa động mạch do di truyền có liên
quan đến một trong những kiểu nhập bào, đó là kiểu nào? Em hãy giải thích hiện tượng này?
1 a. Con đường tổng hợp và phân phối insulin:
- Insulin được tổng hợp nhờ các riboxom trên lưới nội chất hạt sau đó được đóng gói trong trong các
túi đưa sang bộ máy gongi để hoàn thiện cấu trúc.
- Sau khi hoàn thiện cấu trúc, insulin được đóng gói trong các túi xuất bào và đưa ra màng tế bào.
Khi có tín hiệu, các túi này dung hợp với màng tế bào để giải phóng insulin ra dịch mô. Từ dịch mô,
insulin khuếch tán vào máu để thực hiện chức năng.
b. – Ti thể là bào quan sản sinh năng lượng, do đó tế bào có nhiều ti thể là tế bào hoạt động mạnh
nhất. Tế bào cơ (cơ tim), tế bào gan, vùng nào cần nhiều năng lượng thì tập trung nhiều ti thể nhất.
- Tế bào hồng cầu không cần ti thể, không tiêu tốn oxi trong ti thể vì năng lượng cần cho vận
chuyển lấy từ đường phân (2ATP).
2 a. *Hình thức vận chuyển các chất qua màng:
- Các chất metan, clorofoc, etanol khuếch tán qua lớp lipit vì metan, clorofoc là những chất không
phân cực, còn etanol phân cực yếu (có gốc không phân cực chiếm ưu thế).
- Nước, muối clorua natri khuếch tán qua kênh protein vì đây là các chất phân cực và tích điện.
Những chất phân cực và tích điện bị hút giữ ở vùng ưa nước của lớp kép lipit nên không khuếch tán
qua lớp lipit được.
*Các chất trên được vận chuyển theo cơ chế thụ động. Đặc điểm của cơ chế này là vận chuyển theo
chiều gradien nồng độ, vận chuyển theo 1 chiều phụ thuộc vào nồng độ và không tiêu tốn năng
lượng.
*Sự vận chuyển các chất qua màng phụ thuộc vào:
- Nhu cầu sinh lí của tế bào.
- Khối lượng phân tử, các chất có khối lượng phân tử nhỏ được vận chuyển dễ dàng hơn các chất có
khối lượng phân tử lớn.
- Phụ thuộc vào đường kính ion, các ion có đường kính nhỏ vận chuyển qua màng dễ dàng hơn.
- Hệ số phân tán (khả năng hòa tan trong lipit lớn dễ khuếch tán qua màng hơn).
- Khả năng hydrat hóa (mức độ hydrat hóa nhỏ dễ vận chuyển hơn).
b. Ở những người có hàm lượng cholesterol trong máu rất cao do di truyền là protein thụ thể trên
màng lấy các hạt cholesterol (gọi là hạt lipoprotein) bị sai hỏng hay bất hoạt hoàn toàn; do đó các
hạt này không vào trong tế bào được bằng cách nhập bào.
Thay vào đó, cholesterol tích tụ trong máu gây xơ vữa động mạch – là sự tích tụ cặn lipit trong
thành mạch máu. Chỗ tụ đó làm thành mạch máu phồng vào phía trong làm hẹp mạch máu và cản
trở dòng máu.

Câu 161
1.a. Tại sao tế bào có khả năng thu nhận thông tin lí hóa học từ bên ngoài để đưa ra những đáp ứng thích
hợp và các tế bào trong cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau hay nhận biết các tế bào lạ?
b. Căn cứ vào vai trò của chất thông tin thứ 2 trong quá trình truyền đạt thông tin qua màng, hãy giải thích
tại sao khi người bị nhiễm vi khuẩn tả thì thường bị tiêu chảy cấp?
2. Có 5 ống nghiệm chứa α- amilaza
+ Ống 1: cho thêm HCl
+ Ống 2: cho thêm nước cất Cho vào tinh bột tan và ủ
+ Ống 3: cho thêm phelinh (Cu /OH )
2+ -
trong 20 phút ở 370C
+ Ống 4: cho thêm dung dịch muối sinh lí --------------------------> Sau đó cho
+ Ống 5: cho thêm lugon (KI) phelinh vào
Cho biết kết quả xuất hiện ở mỗi ống? Giải thích?
1 a. Giải thích:
- Do màng sinh chất có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào từ đó, tế bào có thể tiếp
nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và đưa ra những đáp ứng thích hợp.
- Do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là các glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy,
các tế bào trong cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ.
b. - Vi khuẩn tả khư trú tại niêm mạc ruột non và sản sinh ra một chất độc. Đây là một enzim có
chức năng biến đổi hoá học một loại protein G liên quan đến điều hoà bài tiết muối và nước.
- Khi protein G bị biến đổi thì nó không thuỷ phân GTP thành GDP nên nó luôn tồn tại ở trạng thái
hoạt động, kích thích sản xuất AMP vòng (chất thông tin thứ 2) làm tế bào ruột bài tiết một lượng
lớn muối và nước nên dẩn đến tiêu chảy cấp.
2 *Ống 1 có màu đỏ gạch.
- Giải thích: Tuy HCl gây biến tính α-amilaza nhưng HCl còn có khả năng thủy phân tinh bột mạnh
hơn amilaza nhiều  thủy phân tinh bột thành đường đơn glucozo. Glucozo sẽ tác dụng với phelinh
cho kết tủa màu đỏ gạch.
*Ống 2 có màu đỏ gạch.
- Giải thích: Amilaza thủy phân tinh bột thành đường mantozo có tính khử  khi kết hợp với
phelinh cho kết tủa màu đỏ gạch.
* Ống 3 có màu xanh.
- Giải thích: Phelinh có Cu2+ ức chế hoạt động của α- amilaza  không thủy phân tinh bột  màu
xanh.
* Ống 4 có màu đỏ gạch.
- Giải thích: NaCl là chất kích thích hoạt tính của α- amilaza  thủy phân tinh bột tạo đường đơn.
Đường đơn tác dụng với phelinh  màu đỏ gạch.
*Ống 5 sẽ cho màu xanh.
- Giải thích: Lugol ức chế hoạt động của α- amilaza  khi cho tinh bột vào có màu xanh; cho tiếp
phelinh vào không thấy có hiện tượng.
Câu 162
Thành phần lipit màng của các động vật, thực vật, vi khuẩn (thích nghi với nhiệt độ giống nhau) khác
nhau như thế nào? Vì sao?
Hướng dẫn
, - Tế bào động vật: Có cholesteron.
- Tế bào thực vật: Không có cholesteron.
- Tế bào vi sinh vật: Không có cholesteron.
- Vì tế bào động vật không có thành tế bào, tỷ lệ cao cholesteron có tác dụng hạn chế sự di chuyển của các
phân tử phốtpholipit, tăng tính ổn định của màng.
Câu 163
a, Các tế bào trong cơ thể đa bào liên kết với nhau như thế nào để tạo thành các mô?
b, Khi kích thước tế bào tăng thì tỷ lệ S/V giảm làm giảm khả năng trao đổi chất qua màng của tế
bào. Vì sao tế bào thực vật thường có kích thước lớn hơn tế bào động vật nhưng vẫn trao đổ chất
bình thường?
Hướng dẫn
a, - Ở cơ thể thực vật, các tế bào liên kết với nhau nhờ:
+ Cầu sinh chất
+ Chất kết dính (pec tin) ở khoảng trống giữa các tế bào.
- Ở cơ thể động vật, các tế bào liên kết với nhau nhờ:
+ các sợi của chất nền ngoại bào liên kết với các prôtêin xuyên màng và bộ
khung xương tế bào.
+ các mối nối kín, mối nối hở và thể nối.
b, - Tế bào thực vật có không bào trung tâm lớn, bào tương chỉ là 1 lớp mỏng ở giữa không bào và
màng sinh chất nên thực chất thể tích bào tương nhỏ → tỷ lệ S/V vẫn lớn, đảm bảo sự trao đổi chất
của tế bào.
- Giữa các tế bào thực vật có hệ thống cầu sinh chất phát triển hơn tế bào động vật.
- Một số sản phẩm trao đổi chất của tế bào thực vật được tích trữ trong không bào mà không cần
thải ra ngoài như tế bào động vật.

Câu 164
a, Thế nào là chất truyền tin thứ nhất và chất truyền tin thứ hai? Cho ví dụ.
b, Vì sao cùng một loại tín hiệu có thể gây đáp ứng khác nhau ở những loại tế bào khác nhau? Cho ví
dụ?
Hướng dẫn
a, - Chất truyền tin thứ nhất (còn gọi là chất gắn, phân tử tín hiệu): Các phân tử truyền tin ngoại bào
liên kết với thụ thể màng sinh chất hoặc thụ thể bên trong tế bào.
- Ví dụ: Hormone, chất dẫn truyền thần kinh.
- Chất truyền tin thứ hai: Các ion hoặc các phân tử hữu cơ nhỏ, tan trong nước, tham gia vào con
đường truyền tin trong tế bào.
- Ví dụ: Ca+ , cAMP
b, Một phân tử tín hiệu có thể gây đáp ứng khác nhau ở những loại tế bào khác nhau do:
- Các con đường truyền tin có một hoặc một số prôtêin khác nhau.
- Thụ thể nhận tín hiệu ở các loại tế bào khác nhau là khác nhau.
- Liên lạc với con đường truyền tin khác.
Ví dụ: Adrenalin gây đáp ứng khác nhau ở các loại tế bào:
- Ở tế bào gan: Glycôgen → glucôzơ.
- Ở tế bào cơ tim: Co cơ.
- Ở mạch máu ruột: Co mạch.
- Ở mạch máu cơ vân: Giãn mạch.

Câu 165.
a. Một tế bào trong cơ thể đa bào khác với động vật đơn bào về những đặc điểm nào?
b. Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào, bào quan nào trong cơ thể người phải
tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ thể? Hãy cho biết cơ chế khử độc của bào quan đó?
Hướng dẫn

a.
- Động vật đơn bào là một đơn vị hoàn chỉnh, tế bào trong cơ thể đa bào là thành viên của 1 tập thể nên
nhiều khi không hoàn chỉnh (không nhân, không có khả năng phân chia…)
- Động vật đơn bào sống tự do, phải tự hoạt động để nuôi sống bản thân mình. Tế bào trong cơ thể đa bào
thừa hưởng thành quả lao động của 1 cơ thể hoàn chỉnh.
- Động vật đơn bào sống tự lập, chết độc lập. Tế bào trong cơ thể đa bào dù còn sung sức nhưng vẫn phải
chết theo tập thể khi cơ thể ngừng hoạt động.
- Động vật đơn bào không có chất nền ngoại bào, tế bào trong cơ thể đa bào phải liên hệ với các tế bào
khác qua cầu sinh chất (đối với tế bào thực vật), qua chất nền ngoại bào (đối với tế bào động vật).
b
- Loại tế bào: gan
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm.
- Cơ chế khử độc:
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH) vào các
phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ chất độc đến ôxi tạo ra H 2O2,
chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O.
Câu 166.
Một bạn học sinh phân lập được các thực bào từ một mẫu máu. Sau đó, nuôi cấy những tế bào này
trong một ống nghiệm. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng với các
tế bào E. coli. Điều gì xảy ra nếu bạn trung hòa pH axit trong lyzôxôm qua đó ức chế bơm proton bởi một
chất ức chế đặc hiệu?
Hướng dẫn
- Các thực bào có thể nuốt và diệt E. coli
- E. coli có thể sống sót trong lizôxôm thực bào
- Nếu các lyzôxôm thực bào hình thành, các enzym tiêu hóa của chúng bị bất hoạt.
Câu 167.
Nếu một người uống thuốc pelicillin với một lượng lớn thì chỉ vài ngày trong các tế bào gan có một loại
bào quan tăng gấp đôi, số lượng bào quan này chỉ trở lại bình thường trong vòng 5 ngày sau khi thôi dùng
thuốc. Tên gọi, cấu tạo và chức năng của bào quan có sự thay đổi đó?
Hướng dẫn
- Kháng sinh là chất độc đối với cơ thể và gan có chức năng khử độc; Mạng lưới nội chất trơn
- Cấu tạo:
+ Lưới nội chất gồm mạng lưới các ống có màng bao bọc, các túi chứa dịch. Màng của lưới nội
chất phân tách thành xoang lưới nội chất, màng lưới tiếp nối với màng nhân..
+Trong xoang có chứa nhiều enzim tổng hợp lipit, chuyển hóa cacbohydrate và enzim khử độc
thuốc và chất độc
-Chức năng:
+ Tổng hợp lipit: dầu thực vật, photpholipit, hoocmone có thành phần là steroid như, chuyển hóa
cacbohydrat
+ Khử độc: phương thức chủ yếu là bổ sung thêm nhóm OH- làm cho nó dễ tan do vậy dễ đào thải
ra khỏi cơ thể
Câu 168
a. Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào, bào quan nào trong cơ thể người phải
tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ thể? Hãy cho biết cơ chế khử độc của bào quan đó?
b. Một vài chất cần được vận chuyển (chủ động hoặc thụ động) từ vị trí được tổng hợp đến nơi mà chúng
hoạt động. Trong những chất sau đây, chất nào được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân, chất nào không
được vận chuyển theo con đường này? Tại sao?
- tARN
- Protein histone
- Nucleotide
- Các tiểu phần enzyme tổng hợp ATP (ATP-synthase)
Hướng dẫn
a.
- Loại tế bào: gan
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm.
- Cơ chế khử độc:
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH) vào
các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ chất độc đến ôxi tạo ra
H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O.

b.
- Những chất tan được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân:
+ Protein histone. Đây là những protein được tổng hợp ở các ribosome tự do nằm rải rác trong tế bào chất,
chúng được vận chuyển vào nhân để tham gia vào cấu trúc của NST cùng với ADN
+ Nucleotide. Các nucleotide được thu nhận bằng cách thực bào, ẩm bào hoặc được tổng hợp ở tế bào
chất, chúng được vận chuyển vào nhân để tham gia vào quá trình tái bản ADN hoặc phiên mã.
- Những chất tan không được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân:
+ tARN. Chúng được tổng hợp ở trong nhân và được vận chuyển ra tế bào chất để tham gia quá trình sinh
tổng hợp protein.
+ Các tiểu phần enzyme tổng hợp ATP (ATP-synthase). ATP-synthase là loại protein màng được tổng hợp
ở lưới nội chất hạt trong tế bào chất rồi được vận chuyển đến màng sinh chất mà không phải được vận
chuyển tới nhân.
Câu 169
Một nhà khoa học đang nghiên cứu về một loại prôtêin do tế bào động vật giải phóng vào môi trường nuôi
cấy. Ông nhận thấy loại prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy khi cho một vài giọt hoocmôn
vào tế bào. Trước khi cho hoocmôn vào Ông đã đánh dấu prôtêin trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm
huỳnh quang. Nhờ đó, Ông đã quan sát thấy thuốc nhuộm đó có trong các phiến dẹt phẳng, trong cấu trúc
hình ống ở khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hoocmôn,
thuốc nhuộm cũng được quan sát thấy như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất.
Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả trên.
ST Nội dung
T
1 Prôtêin được giải phóng vào trong môi trường nuôi cấy chứng tỏ đó là loại prôtêin ngoại tiết.
2 Nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng, trong cấu trúc hình ống, đó
chính là cấu trúc của lưới nội chất hạt.
Và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng, đó là cấu trúc của phức hệ Gôngi.
3 Sau khi hoocmon được thêm vào, các chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất và xuất hiện
bên ngoài môi trường, chứng tỏ sự bài xuất prôtêin này ra ngoài tế bào theo con đường xuất bào
và con đường này chịu sự chi phối của hoocmon được thêm vào.
Câu 170
a. Trong cơ thể người, các tế bào gan chịu trách nhiệm cho quá trình giải độc. Bào quan nào chịu trách
nhiệm giải độc các chất độc và các thuốc khi đi vào tế bào gan? Chỉ ra ba chức năng chủ đạo của bào quan
này?
b. Tại sao việc lạm dụng thuốc an thần có thể dẫn đến giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc kháng sinh và
thuốc có ích khác trong điều trị bệnh?

ST Nội dung
T
a - Bào quan chịu trách nhiệm cho sự giải độc các chất độc và thuốc khi vào tế bào gan là lưới nội
chất trơn (SER)
- Ba chức năng quan trọng nhất của lưới nội chất trơn bao gồm: Tổng hợp lipid cho tế bào bao
gồm dầu thực vật; phospholipid và các dạng steroid là các hormon quan trọng; chuyển hóa
carbohydrate và khử độc cho tế bào
b - Các chất độc và thuốc sẽ được chuyển đến lưới nội chất trơn để tiến hành quá trình giải độc
bằng cách gắn thêm các gốc hydroxyl làm tăng khả năng tan của thuốc và chất độc và được đẩy
ra ngoài.
- Các thuốc an thần cũng bị đào thải theo cơ chế trên, khi uống nhiều thuốc an thần làm tăng
cường sự phát triển của hệ thống lưới nội chất trơn và các enzyme khử độc của nó.
- Các thuốc có ích khác khi đưa vào sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng bởi số lượng lớn
enzyme khử độc của hệ thống lưới nội chất và mất tác dụng.
Câu 171.
1. Các phân tử lipit có vai trò như thế nào trong việc qui định tính ổn định nhưng lại mềm dẻo của màng?
2. Làm thế nào để phân biệt 2 mẫu mô chứa tinh bột và glycogen đã nghiền nát? Giải thích phương pháp
nhận biết đó?
1. Các phân tử lipit màng:
Tính ổn định:
- Lớp kép photpholipit nhờ liên kết cộng hóa trị tạo nên bộ khung liên tục đồng thời có sự xen vào
các phân tử cholesterol.
- Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái no
Tính mềm dẻo:
- Sự linh hoạt của khung lipit nhờ lực kị nước, làm cho màng có thể dịch chuyển lên xuống và dịch
chuyển ngang thay đổi tính thấm đáp ứng với các hoạt động thích nghi của tế bào.
- Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái không no.
2.
Nhỏ vài giọt dung dịch KI vào 2 dung dịch trên:
- Mẫu có màu xanh tím là chứa hồ tinh bột.
- Mẫu có màu tím đỏ là glycogen.
Giải thích:
- Tinh bột chứa 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilo có mạch không phân nhánh,
khoảng 24 -30 đơn vị gluco có 1 phân nhánh, phân nhánh thưa hơn, khi nhỏ KI lên mẫu mô chứa tinh
bột các phân tử iot kết hợp với amilozo xoắn tạo màu xanh tím.
- Glycogen có mạch phân nhánh phức tạp, sự phân nhánh dày hơn cứ 8 -12 đơn phân có 1 phân
nhánh, khi nhỏ KI lên mô glycogen, các phân tử iot iot kết hợp với mạch phân nhánh nhiều cho màu
tím đỏ.

Câu 172
1. Nêu cấu trúc và chức năng của thành phần tham gia hình thành khung nâng đỡ tế bào nhân thực?
2. Một axit amin chứa Nitơ phóng xạ ngoài môi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy nó tồn tại
trong protein tiết ra ngoài tế bào. Hãy chỉ ra các đại phân tử và các bào quan mà axit amin trên đã đi qua.
Nêu vai trò của các bộ phận này đối với axit amin trên.
1.
- Khung nâng đỡ là hệ thống mạng sợi và ống protein gồm vi ống,vi sợi và sợi trung gian đan chéo
nhau → duy trì hình dạng tế bào và neo giữ các bào quan như riboxom, ti thể, nhân vào vị trí cố định.
Khung nâng đỡ gồm:
- Vi ống là các ống rỗng, hình trụ dài, đường kính 25nm → tạo thoi vô sắc tham gia vào phân bào, định
dạng và nâng đỡ tế bào.
- Vi sợi (sợi actin) là các sợi protein dài, rất mảnh, đường kính 7 nm. → xác định hình dạng tế bào, kết
hợp với vi ống tạo nên lông roi, trung tử của tế bào.
- Sợi trung gian là hệ thống các sợi protein bền, đường kính khoảng 10nm, nằm trung gian giữa vi ống
và vi sợi, được néo chặt vào protein gắn phía ngoài màng sinh chất → giúp tế bào có độ bền cơ học,
ngăn ngừa sự co dãn quá mức của tế bào.
2.
- Màng sinh chất thực hiện quá trình hấp thụ axit amin này qua kênh đặc trưng: Axit amin + ATP +
tARN → phức hợp aa- tARN.
- mARN khuôn lắp ráp axit amin vào đúng vị trí trên phân tử protein. Riboxom trên lưới nội chất hạt
liên kết axit amin này vào chuỗi polipeptit tạo protein.
- Túi tiết chuyển protein chứa axit amin này vào bộ máy Gongi để đóng gói, hoàn chỉnh protein.
- Túi tiết vận chuyển protein này đến màng sinh chất, thực hiện cơ chế xuất bào chuyển protein có chứa
axit amin này ra ngoài.
Câu 173.
a. Bào quan bán tự sinh là gì? Trong tế bào động vật, bào quan nào là bào quan bán tự sinh?
b. Đưa ra luận điểm chống lại ý kiến nên đưa ti thể, lục lạp và peroxysome vào hệ thống màngnội bào?
c. Tại sao các protein màng lyzosome không bị thủy phân bởi enzim thủy phân có trong lyzosome.
Hướng dẫn
a. Bào quan bán tự sinh là loại bào quan tự sinh trưởng và sinh sản trong tế bào.
- Trong tế bào động vật, bào quan bán tự sinh là ty thể.
b. Ti thể, lục lạp và peroxysome không thuộc hệ thống màng nội bào:
- Không có nguồn gốc từ mạng lưới nội chất hạt
- Cấu trúc khác với các loại túi tạo ra từ ER có màng đơn
- Không liên kết về mặt vật lý cũng như thông qua túi vận chuyển ở hệ thống màng trong
c. Để tránh tác động phân hủy của hydroxylaza trong lyzosome, các protein trên màng lyzosome đều được
glycosyl hóa
- Glycosyl hóa đầu N với sự gắn oligosacharit tạo glycoprotein giúp tránh tác động của enzim.

Câu 174:
a. Vai trò của thụ quan bề mặt đối với tế bào của cơ thể động vật đa bào?
b. Các protein sau khi được tổng hợp ở tế bào chất làm thế nào nhân biết được vị trí sẽ được đi tới?
c. Hãy thiết kế một thí nghiệm đơn giản để chứng minh diệp lục không hấp thu ánh sáng xanh lục.
Hướng dẫn
a. Vai trò của thụ quan bề mặt đối với tế bào của cơ thể động vật đa bào:
- Thụ quan bề mặt đối với tế bào đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể động vật đa bào. VD:
Truyền tín hiệu thần kinh, thụ quan hoocmon (adrenalin, insuallin...) giúp điều chỉnh hoạt động trao đổi
chất.
b. Ở tế bào nhân thực, protein được tổng hợp ở tế bào chất sau đó được vận chuyển đến các phần khác
nhau trong tế bào.
- Tùy thuộc vào loại peptide đặc biệt gọi là tín hiệu dẫn mà protein được vận chuyển đến đúng vị trí (nhân/
bào quan/ màng sinh chất).
- Tín hiệu dẫn là đoạn peptit ngay trên phân tử protein, thường ở đầu N. Tín hiệu bị cắt bỏ khi protein vận
chuyển đến đích.
- Protein khác nhau có tín hiệu dẫn khác nhau.
c.
- Nguyên lí:
+ Nếu diệp lục không hấp thu ánh sáng thì không thể xảy ra quang hợp.
+ Có thể nhận biết diệp lục có hấp thu ánh sáng hay không bằng cách kiểm tra lượng ôxi thoát ra.
- Chuẩn bị:
+ Mẫu vật: Sợi tảo lục
+ Thiết bị: bình nước, lăng kính, nguồn sáng trắng
+ Hóa chất: nước sạch
- Cách tiến hành:
+ Đặt sợi tảo dọc theo bình nước
+ Chiếu ánh sáng qua lăng kính, để ánh sáng phân thành 7 màu, sao cho các màu phân bố ở các vùng khác
nhau của sợi tảo.
+ Quan sát và đếm số bọt khí thoát ra ở mỗi vùng.
- Kết quả:
+ Vùng ánh sáng xanh lục không có bọt khí chứng tỏ diệp lục không hấp thu ánh sáng xanh lục.
Câu 175.
a. Các tế bào động vật có lizôxôm trong khi ở thực vật không có loại bào quan này. Loại bào quan nào
trong tế bào thực vật có thể thay thế chức năng của lizôxôm? Giải thích?
b. Nêu các chức năng chủ yếu củalưới nội chất.Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội
chất hạt phát triển,một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế
bào này.
Hướng dẫn
a. Tế bào thực vật không có lizoxom nhưng có không bào tiêu hóa trung tâm.
- Loại bào quan này có ở tế bào thực vật có thể thay thế chức năng của lizoxom ở tế bào động vật.
- Vì không bào cũng có nhiều enzim thủy phân và có chức năng phân giải các chất hữu cơ cũng
như thủy phân các bào quan và các tế bào già.
b.
- Chứcnăngchínhcủalướinộichấthạtlàtổnghợpcácloạiprôtêindùngđểtiếtrangoàitếbào hoặc prôtêin của
màng tế bào cũng như prôtêin của các lizôxôm.
- Chứcnăngcủalướinộichấttrơn:Chứacácenzim tham giavàoquátrìnhtổnghợplipit, chuyển hoáđường
và giải độc.
- Tếbàobạchcầucólướinộichấthạtpháttriểnvìchúngcóchứcnăngtổnghợpvàtiếtra các kháng thể.
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc.
Câu 176
a. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có khả năng gia tăng kích
thước nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng. Hãy giải thích các chức năng của loại bào
quan này.
b. Nêu cấu trúc phân tử và chức năng của hạch nhân (nhân con) ở tế bào nhân thực.
a - Bào quan đó là không. Không bào lớn (không bào trung tâm) hút nước và gia tăng kích thước
làm cho TB trương lên khi thành TB đã được axit hóa làm giãn ra. Do vậy TB có thể nhanh chóng
gia tăng kích thước rồi sau đó mới tổng hợp thêm các chất cần thiết.
- Loại bào quan này ở TV còn có các CN như dự trữ các chất dinh dưỡng, chứa các chất độc hại
đối với các TB, là kho dự trữ các ion cần thiết cho TB, không bào ở cánh hoa còn chứa sắc tố giúp
hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn, không bào còn chứa các chất độc giúp TV chống lại các ĐV ăn
TV.
b - Hạch nhân là một cấu trúc có trong nhân TBSVNT. Nó gồm có ADN nhân và các phân tử rARN
do chính ADN nhân mã hóa, ngoài ra nó còn gồm các protein được “nhập khẩu” từ TBC.
- Hạch nhân là nơi “lắp ráp” (đóng gói) các phân tử rARN và protein, hình thành các tiểu phần lớn
và nhỏ của ribosom, trước khi những cấu trúc này được vận chuyển ra TBC và tham gia vào quá
trình dịch mã.
Câu 177.
Trong các bào quan của tế bào nhân thực, những bào quan nào có cấu trúc màng kép? Lập bảng so sánh
cấu trúc và chức năng của hệ thống màng kép của các bào quan dó.
- Trong các bào quan của tế bào nhân thật, những bào quan có cấu trúc màng kép là: Ti thể, lục lạp và
nhân
- Lập bảng so sánh:
Vấn đề Màng ti thể Màng lục lạp Màng nhân
Cấu trúc Màng kép, màng trong Màng kép, màng Màng kép có nhiều lỗ
tạo nên các mào chứa tilacoit chứa clorophyl, chuỗi
chuỗi truyền điện tử truyền điện từ
Chức năng Chuyển hóa năng lượng Chuyển hóa năng lượng ánh sáng Vận chuyển chất
có trong các chất dinh thành năng lượng tích lũy trong giữa nhân và tế bào
dưỡng thành năng lượng ATP và NADPH, cung cấp cho chất (các ARN,
ATP trong hô hấp hiếu phản ứng tối của quang hợp prôtêin, ribôxôm,...)
khi

Câu 178. Những nhận định sau là đúng hay sai? Em hãy làm rõ tại sao nhận định đó là đúng hay sai.
a) Chỉ có tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn mới có cấu trúc thành tế bào.
b) Nước vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình quang hợp.
c) Đa số tế bào có một nhân, cá biệt có loại tế bào có nhiều nhân hoặc không có nhân.
d) Một trong những điểm khác nhau giữa hô hấp kị khí và lên men là chất nhận electron cuối cùng.
e) Sinh trưởng của vi sinh vật được xem là sự tăng lên về khối lượng và kích thước của tế bào.
f) Thuốc kháng sinh pênicilin cỏ tác dụng hiệu quả đối với các bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra.
g) Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất được thực hiện theo 2 phương thức là: Vận chuyển thụ
động và vận chuyển chủ động.
h) Vi rút là loại tác nhân gây bệnh cho người, động vật và thực vật có kích thước nhỏ nhất.
* Chọn đúng sai và giải thích:
Hướng dẫn
a) Sai vì: Ngoài tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn còn có tế bào của nhiều loại nấm có thành kitin.
b) Đúng vì: Nước là nguyên liệu của pha sáng và là sản phẩm của pha tối (hoặc viết phương trình quang
hợp đềy đủ).
c) Đúng vì: Đa số tế bào chi có một nhân, một số loại tế bào có nhiều nhân (tế bào bạch
cầu đa nhân) hoặc có loại tế bào không có nhân (tế bào hồng cầu).
d) Đúng vì: Chất nhận điện từ cuôi cùng của hô hấp kị khí là một số chất vô cơ, còn ở lên men là các
phân tử hữu cơ.
e) Sai vì: Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng tế bào
f. Sai vì: Pênicilin là loại thuốc khảng sinh thuộc nhóm có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào. Vi
khuân Gram âm thành tế bào có ít peptidôglycan nên ít nhạy cảm với pênicilin.
g) Sai vì: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất được thực hỉện theo 3 phương thức là: Vận chuyển
thụ động, vận chuyển chủ động và xuất nhập bào.
h) Sai vì: Viroit và Prion là tác nhân gây bệnh cho người, động vật và thực vật có kích
thước nhỏ hơn virut.
Câu 179.
a) Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào.
b) Những bào quan nào của tế bào tham gia vào việc sản xuất và vận chuyển prôtêỉn ra khỏi tế bào?
Hãy nêu quá trình vận chuyển đó.
a. Chất nền ngoại bào và chức năng:
- Chất nền ngoại bào là cấu trúc bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật
- Được cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác
nhau.
- Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu
nhận thông tin
b. Các thành phần tham gia sàn xuất vá vận chuyển prôtêỉn qua màng sinh chất:
- Lưới nộỉ chất hạt (ribôxôm), gôngi, túi tiết và màng sinh chất.
- Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên lưới nội chất hạt sau đó được vận chuyển tới bộ
máy gôngi bằng túi tiết.
- Tại gôngi, prôtêin được liên kết với một số chất khác sau đó được đóng gói trong túi tiết đến màng
sinh chất và được vận chuyển qua màng qua phương thức xuất bào.

Câu 180
a) Một học sinh dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phôpholipit kép để tiến hành thí nghiệm xác định
tính thấm của màng này với glixêrol và iôn Na + nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Dựa vào
những hiểu biết của mình, em hãy dự đoán kết quả và giải thích.
. Thí nghiệm xác định tính thấm của màng sinh chất nhân tạo:
Hướng dẫn
- Glixêrol dễ dàng thấm qua màng lipit kép vì glixêrol là một chất tan trong lipit.
- Iôn Na+ không thấm qua màng này vì Na+ là một chất mang điện, nó không thể thấm qua lipit mà chỉ có
thể đi qua các kênh prôtein xuyên màng hoặc bơm prôtêin.
Câu 181.
a, Phân biệt lưới nội chất hạt với lưới nội chất trơn.
b, Bào quan nào đặc biệt phát triển ở bạch cầu có chức năng thực bào vi khuẩn? Vì sao?
a Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn
- Nối liền với màng ngoài của nhân - Nối liền với lưới nội chất hạt
- Gồm các xoang dạng túi - Gồm các xoang dạng ống
- Mặt ngoài màng có các ribôxôm - Không có ribôxôm
- Có chức năng tổng hợp protein - Có chức năng tổng hợp lipit, chuyển hóa dưỡng và
giải độc cho tế bào
b - Lyzôxôm.
- Lyzôxôm chứa các enzym thủy phân. Khi bạch cầu thực bào vi khuẩn, lyzoxom sẽ kết hợp với
các không bào tiêu hóa và phân giải tế bào vi khuẩn.

Câu 182
Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn. Sau đó
cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương.
a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?
b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn.
Sau đó cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương.
1
a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?
b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
- Các vi khuẩn đều có hình cầu: ………………………………………….
a
- Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn:…………
- Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh……………….
- Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến biểu hiện
b ngay ra kiểu hình………………………………………….
- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu…………………….
- Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi……

Câu 183: Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào
nhân thực bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này,
hãy chứng minh giả thuyết trên?
* Về cấu trúc
- Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực → màng ngoài là màng của tế bào
nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào………………
- Có 1 ADN vòng, kép, có riboxom riêng (Riboxom 70S)…, do đó có thể tự tổng hợp protein riêng → có
thể tự sinh sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân chia giống như hình thức sinh sản
của vi khuẩn.......................
* Về chức năng
- Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn
gốc từ vi sinh vật tự dưỡng quang năng
- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn gốc từ sinh vật dị
dưỡng hiếu khí.......................................................

Câu 184
a. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động?
b. Những người bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau để làm cho rau tươi lâu hơn, cơ sở khoa
học của thao tác này là gì?
a. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động?
Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
- Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng độ cao - Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng độ thấp
đến nơi có nồng độ thấp (thuận chiều građien đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien
nồng độ). nồng độ).
- Không cần tiêu tốn năng lượng. - Tiêu tốn năng lượng.
- Khuếch tán trực tiếp qua màng hoặc nhờ các - Nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu trên màng.
prôtêin xuyên màng.
b. Muốn cho rau tươi ta phải vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương
lên khiến cho rau tươi, không bị héo

Câu 185
a. Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để thu được một số bào
quan sau: ty thể, lizôxôm, lục lạp, không bào và bộ máy Gôngi. Hãy cho biết bào quan nào có cấu trúc
màng đơn, màng kép. Từ đó nêu những điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng giữa các bào quan có
cấu trúc màng kép.
Hướng dẫn

- Màng đơn: lizôxôm, bộ máy Gôngi, không bào


- Màng kép: ty thể và lục lạp
- Khác nhau:
Ti thể Lục lạp
- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp - Hai lớp màng đểu trơn nhẵn
- Có các enzim hô hấp đính trên màng trong (hay
các tấm răng lược crista) - Có enzim pha sáng quang hợp đính trên các túi
- Năng lượng (ATP) tạo ra được sử dụng cho tất tilacoit ở hạt grana.
cả các hoạt động sống của tế bào. - Năng lượng (ATP) tạo ra ở pha sáng được
- Có mặt hầu hết ở các tế bào. dùng cho pha tối để tổng hợp chất hữu cơ.
- Có mặt trong các tế bào quang hợp ở thực vật.
Câu186: Thuốc kháng sinh tác động đến các vi khuẩn như thế nào?
Hướng dẫn

- Ức chế tổng hợp thành tế bào (penixilin, ampixilin


- Phá hoại màng sinh chất (polimixin B…)
- Ức chế tổng hợp prôtêin (streptomixin, tetraxiclin…)
-Ức chế tông hợp axit nuclêic (ciprofloxacin, rifampin …)
Câu 187
a- Xét 2 ti thể có cùng kích thước, một ti thể của tế bào gan và một ti thể của tế bào cơ tim. Hãy cho biết ti
thể ở loại tế bào nào có diện tích bề mặt của màng trong lớn hơn? Tại sao?
b- Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin.
a - Tế bào cơ tim có diện tích bề mặt của màng trong ti thể lớn hơn
- Giải thích: (Tế bào cơ tim cần nhiều NL cho hoạt động  cần có nhiều enzim tham gia vào chuỗi
truyền điện tử  diện tích bề mặt màng trong ti thể lớn.
b  Quá trình tổng hợp glicôprôtêin:
- Glicoprotein cấu tạo từ gluxit liên kết với prôtêin
- Gluxit được tổng hợp bên trong mạng lưới nội sinh chất
- Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên mạng lưới nội chất hat.
- Sau khi tổng hợp xong gluxit và prôtêin được đưa vào gôngi để tổng hợp nên glicoprotein
Chức năng của glicoprotein:
- Là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau.
- Là các thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin.

Câu 188
a- Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới
nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại
tế bào này.
b- Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự
nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?

a.- Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra ngoài tế bào hoặc
prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các lizôxôm.
- Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá
đường và giải độc.
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và tiết ra các kháng
thể.
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc.
b.- Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm
tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần
nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì
tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá
học.
- Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì
những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn.
Câu 189: Bào quan nào khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật từ đó phản ánh được những
đặc điểm khác nhau của giới Thực vật với giới Động vật? (Có giải thích)
Hướng dẫn

- Thành tế bàoxenlulôzơ thực vật quy định hình dạng, kích thước và bảo vệ tế bào.
+ Do có cấu trúc vững chắc của thành tế bào nên tế bào thực vật không đàn hồi góp phần tạo nên lối sống
cố định khác với lối sống di động ở động vật.
+ Do có thành tế bào nên trong phân bào, tế bào thực vật xuất hiện vách ngăn ở vùng trung tâm của tế bào
chất phát triển dần ra ngoại vi cho tới khi liền với vách bao tế bào. Trong khi tế bào động vật thì hình
thành eo thắt dần.
- Lục lạp trong tế bào thực vật là nơi diễn ra quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ.
Vì vậy, giới Thực vật sống tự dưỡng còn giới Động vật sống dị dưỡng.
- Tuy đều có không bào, nhưng không bào ở tế bào thực vật trưởng thành lớn hơn nhiều ở tế bào động vật.
Không bào có nhiều chức năng: điều tiết áp suất thẩm thấu, hấp thụ nước và muối khoáng, vận chuyển các
chất hữu cơ, …Những chức năng này của không bào biểu hiện rõ nhất ở tế bào thực vật.
- Trung thể: là bào quan có ở tế bào động vật giúp hình thành thoi vô sắc trong phân chia tế bào trong khi
tế bào thực vật phân bào không có sao.
Câu 190
a. Nếu các tế bào thần kinh của người có các lizôxỏm với kích thước quá lớn thì sẽ cản trở hoạt động
bình thường của tế bào (gây thoái hóa tế bào thần kinh). Nguyên nhân nào đẫn đến tình trạng kích thước
quá lớn của lizôxôm ?
b. Hãy ghép vi ống, vi sợi, sợi trung gian phù hợp với các chức năng (a,b,c,d,e,f và g) được nêu ở bảng
dưới đây:
Vi ống.... a. Thay đổi hình dạng tế bào
Vi sợi.... b. Hình thành phiến lót màng nhân
Sợi trung gian .... c. Chuyển động của các bào quan
d. Tạo chân giả
e. Neo giữ nhân và một số bào quan
f. Chịu lực căng
g. Làm tăng diện tích bề mặt tế bào

Hướng dẫn
a.Thiếu enzim thuỷ phân nên các chất chứa trong lizôxôm không đượcphân giải.
b.
- Vi ống: c
- Vi sợi: a,d
- Sợi trung gian: b, e

Câu 191
Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một
tế bào thực vật

Hãy cho biết:


a. Bào quan I và II là gì?
b. Tên gọi của A, B, C, D, E ?
c. Tên gọi của các chất 1, 2, 3?
Trả lời
a. Tên gọi của bào quan I là tỉ thể và bào quan II là lạp thể
b. Tên gọi của các giai đoạn/pha:
+ A: vha sáng:B : pha tối: C: đường phân: D: chu trình Crep, E: chuỗi chuyền electron.
HD: + Xác định đúng 4 đến 5 giai đoạn (0,5đ)
+ Xác định đúng 2 đến 3 giai đoạn (0,25đ)
c. Tên gọi của các chất: chất 1: CO2; chất 2: O2; chất 3: glucôzơ
HD: + Xác định đúng 2-3 chất (0,25ã)
Câu 192.
a. Người ta tiến hành thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau, sau một thời
gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí
nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Nêu ý nghĩa của tính chất đó đối với tế bào?
b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về
màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác
nhau đó.
Hướng dẫn
a.
- Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng .
- Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào thực hiện các chức năng: trao đổi chất, sinh trưởng,
vận động, cảm ứng...
b. Giải thích :
- Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu.
- Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc, chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn
phôi chết không có đặc tính này.
Câu 193:
a) Nêu các chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào.
b) Cho các tế bào sau ở người: đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β - đảo tụy (tế bào nội tiết
tuyến tụy). Mỗi tế bào đều có một loại màng nội bào rất phát triển. Cho biết tên gọi và chức năng của loại
màng nội bào đó ở mỗi tế bào?
- Vận chuyển chất
- Nối tiếp giữa các tế bào, nối với khung xương và cơ chất tế bào.
a
- Là enzim tham gia trao đổi chất.
- Tiếp nhận và thu nạp tín hiệu
- Ở đại thực bào: Lizosome phát triển, tiết enzyme phân giải các thành phần có trong túi thực bào gắn với
nó.
- Ở tế bào tuyến sinh dục: Lưới nội chất trơn rất phát triển, có chức năng tổng hợp lipid, từ đó hình thành
b
nên các hoocmon sinh dục như estrogen, testosteron,…
- Ở tế bào β- đảo tụy: Lưới nội chất hạt rất phát triển, có chức năng tổng hợp nên các protein tiền thân của
các hoocmon insulin và glucagon.
- Mỗi tế bào có 1 hệ protein tham gia con đường truyền tin của adrenalin khác nhau, bao gồm protein thụ
thể, các protein tham gia truyền tín hiệu và các protein đáp ứng.
a
- Sự khác biệt đó dẫn đến các đáp ứng khác nhau của các tế bào thuộc các mô khác nhau với cùng tác
nhân là Adrenalin.
Câu 194
a) Adrenalin là hoocmon do tủy tuyến thượng thận tiết ra, đổ vào máu, tác dụng lên các cơ quan đích
khác nhau trong cơ thể. Với tế bào gan và cơ, nó làm tăng tốc độ phân giải glicogen thành glucôzơ. Nó làm
giãn mạch máu cung cấp cho cơ nhưng cũng đồng thời co mạch máu đến các cơ quan tiêu hóa,…Giải thích cơ
chế nào dẫn đến các đáp ứng khác nhau của các tế bào khác nhau với cùng tín hiệu là adrenalin?
b) Tại sao ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại không có
khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào?
- Mỗi tế bào có 1 hệ protein tham gia con đường truyền tin của adrenalin khác nhau, bao gồm protein thụ
thể, các protein tham gia truyền tín hiệu và các protein đáp ứng.
a
- Sự khác biệt đó dẫn đến các đáp ứng khác nhau của các tế bào thuộc các mô khác nhau với cùng tác nhân
là Adrenalin.
b - Trong quá trình phát sinh ti thể và lục lạp: 1 số gen ti thể và lục lạp sát nhập với hệ gen nhân. Những gen
này quy định 1 số sản phẩm tham gia cấu trúc, hoạt động chức năng, sinh sản của ti thể và lục lạp.
- Khi tách khỏi tế bào: ti thể và lục lạp không tự tổng hợp được các sản phẩm bị thiếu đó không thực
hiện được chức năng đầy đủ, không tự nhân lên.
- Nhóm 2 thành công
a - Do rễ có đai caspary  không cho chất ức chế quang hợp vào rễ, lên lá ức chế quang hợp. Còn ở lá chất
này có thể được dung nạp gây ức chế quang hợp
Câu 195. Trình bày thí nghiệm tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, giải thích thí nghiệm với các câu
hỏi sau:
- Tại sao phải đun sôi cách thủy 5 phôi trong 5 phút?
- Quan sát dưới kính hiển vi các lát phôi không đun cách thủy với các lát phôi đun cách thủy thấy có gì
khác nhau về màu sắc?
- Từ thí nghiệm này có thể rút ra kết luận gì?
Hướng dẫn

* Trình bày tóm tắt thí nghiệm:


- Dùng kim mũi mác tách 10 phôi từ hạt ngô đã ủ trong 10 ngày. Lấy 5 phôi cho vào ông nghiệm, đun sôi
cách thủy trong 5 phút.
- Sau đó đem cả phôi chưa đun và phôi đã đun cách thủy ngâm vào phẩm nhuộm cacmin inđigô hoặc xanh
mêtilen, khoảng 2 giờ. Tiếp đó rửa sạch phôi, dùng dao cắt phôi thành các lát cắt mỏng đưa lên tiêu bản và
quan sát dưới kính hiển vi.
* Giải thích:
- Sở dĩ phải đun sôi cách thủy 5 phôi trong 5 phút là để giết chết phôi.
- Quan sảt dưới kính hiển vi các lát phôi ta thấy phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết (do bị đun sôi
cách thủy) ăn màu thẩm..
- Kết luận: Thí nghiệm chứng tỏ rằng phôi sống do màng sinh chất có khả năng thấm chọn lọc nên không
bị nhuộm màu. Còn phôi chết, màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất
nguyên sinh bắt màu.
Câu 196
a) So sánh điểm giống, khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu tạo và chức năng.
b) Hãy nêu những bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn hiếu khí. Tại
sao nhiều nhà khoa học cho rằng ti thể xuất hiện trước lục lạp trong quá trình tiến hóa?

So sánh diêm giống, khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cẩu tạo và chức năng
* Giống nhau:
- Đều là các loại bào quan chỉ có ở tế bào nhân thực, có màng kép bao bọc và bên trong là chất nền
- Đều có nhiều loại enzim, trong chất nền đều có chứa ADN dạng vòng.
* Các điểm khác nhau:
Lục lạp Ty thể
Cấu tạo - Chỉ có ở tế bào thực vật (đối với - Có cả ở tế bào thực vật và động vật
tế bào nhân thực)
- Lớp màng kép bao bọc đều khắp - Màng trong ăn sâu vào chất nền tạo
bể mặt của lục lạp. nhiều nếp gấp được gọi là mào
- Có nhiều hình dạng khác nhau (bầu - Có dạng bầu dục
dục, bản, ...)
- Có chứa sắc tố quang hợp (diệp - Không chứa sẳc tố
lục và sắc tố vàng)
- Chứa enzim xúc tác quá trình truyền - Chứa enzim xúc tác quá trình ôxi hóa trong
điện tử trong quang hợp hô hấp tể bào.
Chức Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy Phân giải chất hữu cơ để giải phóng
năng năng lượng dưới dạng hóa năng năng lượng dưới dạng ATP (Có chức
(Có chức năng đồng hóa) năng dị hóa)
Hãy nêu những bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn hiếu
khí.
- Trong ti thể có chứa ADN trần dạng vòng giống ADN của vi khuẩn.
- Ribôxôm của ti thể có kích thước và rARN gỉống ribôxôm của vi khuẩn.
- Cơ chế và hoạt động tổng hợp prôtêin trong ti thể có nhiều điểm giống với vi khuẩn (như axit
amim mở đầu đều là focmin mêtiônin; Sự tổng hợp bị ức chế bởi chloramphênicol).
* Nhiều nhà khoa học cho rằng tỉ thể xuất hiện trước lục lạp trong quá trình tiến hóa là vì:
Toàn bộ sinh vật nhân thực đều có ti thể, nhưng chỉ có một nhóm sinh vật nhân thực (tảo, thực vật)
mới có lục lạp. Chứng tỏ lục lạp xuất hiện sau ti thể trong quá trình tiến hóa.
Câu 197: Kháng sinh là gì? Thuốc kháng sinh có tác động đến vi khuẩn như thế nào?
Hướng dẫn
- Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp với nồng
độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triên hoặc diệt được vi khuẩn.
- Gây hư hại thành và màng tế bào hoặc kìm hãm tổng hợp prôtêin và axit nuclêic.

Câu 198
a) Cấu tạo và chức năng của bào quan lizôxôm? Tại sao bình thường lizôxôm không tự phân hủy chính
mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu vì lý do nào đó mà lizôxôm của tể bào bị vỡ ra?
b) Một bạn học sinh đã dùng dung dịch KI để nhận biết 2 ống nghiệm, một ống đựng dung dịch hồ tinh
bột, một ống đựng dung dịch glycôgen. Hãy cho biết bạn đó đã làm như thế nào để phân biệt được 2 ống
nghiệm nói trên? Giải thích?
Hướng dẫn
a.
- Cấu tạo: Lizôxôm có cấu trúc màng đơn, trong chứa nhiều enzim thủy phân tiêu hóa nội bào
- Chức năng: Phân hủy các chất hữu cơ giúp tiêu hóa nội bào, phá hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn
thương
- Lizôxôm không tự phá hũy mình vi lúc bình thường các enzim trong lizôxôm tồn tại dưới dạng bất
hoạt, khi có nhu cầu sử dụng thì nó mới được hoạt hóa nhờ sự hạ thấp độ pH trong lizôxôm.
- Nếu lizôxôm bị vỡ ra thì tế bào sẽ bị phân hủy.
b.
* Phương pháp nhận biết:
- Thuốc thử tinh bột và glycôgen đều là KI.
- Nhỏ ít giọt KI vào 2 ống nghiệm đựng các dung dịch nói trên, dùng tay lắc nhẹ 2 ống nghiệm và quan sát
sẽ thấy một ống có màu xanh, một ống có màu đỏ tím => nhận biết được hai ống.
*Giải thích:
- Cấu trúc phân tử tinh bột gồm 70% là amilôpectin có mạch phân nhánh và 30% là amilôzơ có dạng
không phân nhánh mà xoắn lại. Khi iốt tan trong dung dịch chứa hồ tinh bột chúng sẽ kết hợp với amilôzơ
ở bên trong vòng xoắn tạo thành phức màu xanh.
- Phân tử glycôgen có dạng cấu trúc tương tự như amilôpectin nhưng mức độ phân nhánh nhiều hơn. Khi
iốt tan trong dung dịch có glycôgen chúng sẽ kết hợp với các mạch phân nhiều nhánh tạo thành phức màu
đỏ tím.
Câu 199
a) Chứng minh rằng: Màng sinh chất có cấu tạo phù hợp với chức năng vận chuyển các chất qua màng?
b) Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
1/ Pha sáng của quang hợp diễn ra ở cơ chất của lục lạp.
2/ Electron được tách ra từ glucôzơ trong hô hấp nội bào cuối cùng có mặt ở NADH và FADH2.
3/ Các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ của cơ thể khác nhờ
màng sinh chất có prôtêin thụ thể.
Hướng dẫn
a.
- Màng sinh chất có cấu tạo theo cấu trúc khảm - động nên rất phù hợp với chức năng vận chuyển
các chất qua màng.
- Màng kép phôtpholipit: mỗi phân tử phôtpholipit có một đầu ưa nước và một đầu kị nước; các
đuôi kị nước luôn hướng vào nhau. => Các chất kích thước phân tử nhỏ, tan được trong lipit được
khuyếch tán trực tiếp qua lớp này.
- Khảm các phân tử prôtêin bám màng (nằm rải rác trên màng) => Giúp các chất khuyếch tán qua
"kênh” prôtêin dễ dàng.
- Khảm các prôtêin xuyên màng => Vận chuyển chủ động các chất có kích thước lớn, không tan
trong lớp photpholipit, các ion,...
- Lipit và prôtêin (xuyên màng) của màng di chuyển không ngừng (do liên kết giữa các
photpholipit là liên kết yếu) => Biến dạng màng tế bào để thực hiện quátrình thực bào, ẩm bào,
xuất bào.
b.
1) Sai. Vì pha sáng của quang hợp diễn ra ở các hạt (grana) của lục lạp.
2) Sai. Vì trong chuỗi truyền điện tử, êlectron sẽ được truyền từ NADH và FADH 2 tới oxi và giải
phóng ra nước (H2O)
3) Sai. Vì Các tế bào của cùng một co thể cỏ thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ của cơ
thể khác nhờ màng sinh chất có “dấu chuẩn” là glicôprôtêin.
Câu 200
a. Có ba dung dịch để trong phòng thí nghiệm. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amilaza, dung
dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ
phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc của từng chất trên? Giải thích?
b. Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào? Giải thích?
c. Một số bác sỹ cho những người muốn giảm khối lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này
rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử
dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm khối lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng
người ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ty thể.
Hướng dẫn
a.
- Chất biến đổi nhiều nhất là amilaza vì
+ Nó có bản chất prôtêin nên rất dễ biến đổi cấu trúc khi bị đun nóng do các liên kết H2 bị bẻ gãy
+ Amilaza gồm nhiều loại aa nên tính đồng nhất không cao, vì vậy sự phục hồi chính xác các liên kết H 2
sau khi đun nóng là khó khăn
- ADN cũng bị biến tính ( tách thành hai mạch ) vì
+ Các liên kết H2 giữa hai mạch đứt gãy
+ Nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết H2 của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi hạ
nhiệt độ, các liên kết H2 được tái hình thành(sự hồi tính ) do đó có thể phục hồi lại cấu trúc ban đầu
- Glucôzơ không bị biến đổi vì glucôzơ là một phân tử đường đơn, các liên kết trong phân tử đều là liên
kết cộng hóa trị bền vững nên không đứt gãy khi bị đun nóng
b.
- Prôtêin sau khi được tổng hợp trong lưới nội chất hạt được chuyển đến bộ máy Gôngi bằng túi tiết được
tách ra từ lưới nội chất
- Túi tiết liên kết với bộ máy Gôngi để chuyển prôtêin vào bào quan này để liên kết với một số chất khác.
Các chất này được đóng gói trong túi tiết để chuyển đến màng tế bào, túi sẽ nhập với màng để giải phóng
các phân tử hữu cơ ra khỏi tế bào
c.
- Ti thể là nơi tổng hợp ATP mà màng trong ti thể bị hỏng nên H+ không tích lại được trong khoang giữa 2
lớp màng ti thể vì vậy ATP tổng hợp được ít
- Giảm khối lượng cơ thể vì hô hấp vẫn diễn ra bình thường mà tiêu tốn nhiều glucôzơ, lipit
- Gây chết do tổng hợp được ít ATP, các chất dự trữ tiêu tốn nhiều
Câu 201: Để kiểm tra sự vận chuyển của ion K+ và glixerol, người ta làm thí nghiệm cho hai chất trên
qua màng bán thấm. Cần thiết kế màng bán thấm có thành phần các chất như thế nào là hợp lí? Vì sao ?
Nêu rõ vai trò các chất đó trong màng. Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào ?
Hướng dẫn

-Thiết kế cấu tạo màng chỉ có lớp lipit kép là hợp lí. Vì 2 chất trên vận chuyển theo 2 con đường khác
nhau, 1 chất qua lớp Lipit kép, 1 chất qua kênh Protein. Cấu tạo màng như thế chỉ cho một chất đi qua:
đạt được mục đích thí nghiệm.
-Vai trò thành phần các chất trong màng
* Lớp lipit kép
+ Là cấu trúc cơ bản của màng sinh chất, gồm hai dãy phân tử lipit áp sát nhau. Các phân tử lipit gồm
3 loại: photpholipit, cholesterol, glycolipit. Cả 3 loại đều có đầu ưa nước và phần đuôi kị nước.
+ Đầu ưa nước quay ra phía bề mặt trong và bề mặt ngoài tế bào để tiếp xúc với nước. Đầu kị nước
quay vào nhau. Nhờ đó mà màng lipit có tính linh động, tái hợp nhanh mỗi khi mở ra, có thể nhận 1 bộ
phận lipit mới vào màng, có thể hợp nhất hai màng của tế bào với nhau.
+ Các phân tử lipit trong màng có khả năng chuyển động (biến dạng để thực hiện các hoạt động
sống).
+ Photpholipit: Có nhiều loại, là thành phần nhiều nhất trong màng sinh chất, làm dung môi của
protein màng hoặc giúp cho protein màng có hoạt động tối ưu. Một số protein màng chỉ có thể hoạt
động dưới sự có mặt của các nhóm photpholipit đặc hiệu.
+ Cholesterol: Có một hàm lượng lớn trong màng. Các phân tử cholesterol nằm xen với các
photpholipit. Cholesterol có tác dụng ngăn cản các chuỗi hidrocacbon liên kết với nhau và kết tinh nên
duy trì tính lỏng linh động của màng. Đặc tính này giúp cho quá trình vận tải chất qua màng và sự hoạt
động men của màng.
Cholesterol có tác dụng duy trì tính bền cơ học của màng. Ví dụ: tế bào đột biến mất khả năng tổng hợp
cholesterol làm màng lipit không tồn tại được sẽ bị tan đi nhanh chóng.
+ glycolipit: tăng tính bất đối xứng của màng.
-Kết quả thí nghiệm:
Glixerol vận chuyển qua lớp lipit kép của màng theo con đường vận chuyển thụ động, còn ion K + vận
chuyển chủ động qua kênh protein nhờ bơm K+; Na+ nên cấu tạo màng như trên chỉ cho glixerol đi qua
còn ion K+ không vận chuyển được qua màng.
Câu 202
2.1. Nêu cấu trúc, chức năng và nguồn gốc của lizôxôm.
2.2. Phân biệt lizôxôm cấp 1 và lizôxôm cấp 2.
2.3. Đột biến xảy ra ở một gen trong nhân tế bào nhưng lại làm cho kích thước của lizôxôm cấp 2 tăng
lên bất thường so với lizôxôm cấp 2 của tế bào không bị đột biến. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Hướng dẫn

2.1 Nêu cấu trúc, chức năng và nguồn gốc của lizôxôm.
* Cấu trúc:
- Là bào quan có cấu trúc dạng túi (bóng) có một lớp màng bao bọc;
- Bên trong có chứa nhiều enzim thủy phân.
* Chức năng: Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương và các bào quan hết hạn sử dụng.
* Nguồn gốc: được hình thành từ bộ máy Gôngi dưới dạng túi tiết nhưng không bài xuất ra ngoài
tế bào.
2.2 Phân biệt lizôxôm cấp 1 và ỉizôxôm cấp 2.
- Lizôxôm cấp 1: là dạng túi (bóng) được bao bọc bởi lipoprôtêin chưa tham gia hoạt động thủy
phân.
- Lizôxôm cấp 2: là dạng lizôxôm đang hoạt động tiêu hóa, chúng được hình thành giữa lizôxôm
cấp 1 với các bóng thực bào (phagôxôm) hoặc bóng ẩm bào (pinôxôm) hay các bào quan trong tế
bào bị tiêu hủy.
2.3 Giải thích: Khi gen bị đột biến làm cho enzim thủy phân một loại cơ chất nào đó không được
tổng hợp => cơ chất trong lizôzôm cấp 2 không được phân giải => tích tụ trong lizôxôm cấp 2
=> tăng kích thước lizỏxôm cấp 2.
Câu 203. Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân
thực bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy
chứng minh giả thuyết trên?
Hướng dẫn
* Về cấu trúc
- Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực → màng ngoài là màng của tế bào
nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào………………
- Có 1 ADN vòng, kép, có riboxom riêng (Riboxom 70S)…, do đó có thể tự tổng hợp protein riêng →
có thể tự sinh sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân chia giống như hình thức
sinh sản của vi khuẩn.......................
* Về chức năng
- Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn
gốc từ vi sinh vật tự dưỡng quang năng
- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn gốc từ sinh vật dị
dưỡng hiếu khí.......................................................
Câu 204
a. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động?
b. Những người bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau để làm cho rau tươi lâu hơn, cơ sở khoa
học của thao tác này là gì?
Hướng dẫn
a. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động?
Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
- Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng độ cao - Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng độ thấp
đến nơi có nồng độ thấp (thuận chiều građien đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien
nồng độ). nồng độ).
- Không cần tiêu tốn năng lượng. - Tiêu tốn năng lượng.
- Khuếch tán trực tiếp qua màng hoặc nhờ các - Nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu trên màng.
prôtêin xuyên màng.
b. Muốn cho rau tươi ta phải vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương
lên khiến cho rau tươi, không bị héo

Câu 205.
a) Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp
chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
b) Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu
sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Tại sao có sự khác nhau đó? Từ
thí nghiệm này rút ra kết luận gì?
A
- Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin ...................................................................
- Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang
của mạng lưới nội chất hạt  tạo thành túi  bộ máy gôngi. Tại đây prôtêin được hoàn thiện cấu
trúc, gắn thêm hợp chất saccarit  glycôprôtêin hoàn chỉnh  đóng gói đưa ra ngoài màng
bằng xuất bào...................................
B
* Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách
thủy là do
Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế bào sống có khả năng thẩm chọn lọc chỉ
cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này.
* Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do màng sinh chất có khả năng thấm chọn
lọc nên không bị nhuộm màu. Còn phôi chết màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên
phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu. ........
Câu 206.
a) Các hoocmôn sau: Testosterôn, adrênalin, thyroxine. Chất nào trong số những chất đã cho không cần
prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào trong quá trình truyền tin? Giải thích.
b) Tại sao tế bào lại cần hệ thống chất truyền tin thứ hai?
A
- Chất không cần prôtêin thụ thể trên màng tế bào là testosteron và thyroxine ........
- Do testosteron là hoocmon thuộc nhóm sterôit , thyroxine tan được trong lipit. vì vậy trong quá trình
truyền tin không cần protein thụ thể trên màng tế bào…….......
B
Vai trò của chất truyền tin thứ hai:
- Có khả năng khuếch đại tín hiệu: nhờ sự liên kết của ligand vào thụ thể dẫn đến tổng hợp được nhiều
phân tử cAMP hoạt hóa ………………..................................
- Tốc độ nhanh: một lượng lớn cAMP được tạo ra trong thời gian ngắn ….............
Câu 207
a. Cho các chất sau: Ca2+, CO2, ethanol, glucose, ARN, H2O. Hãy sắp xếp các chất đó theo thứ tự
giảm dần khả năng khuếch tán qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất. Giải thích cơ sở của sự sắp
xếp đó.
b. Tại sao tốc độ vận chuyển các chất tan đi qua màng tế bào bằng protein mang thường chậm hơn so
với việc vận chuyển qua kênh protein?
Hướng dẫn

a. Lớp phospholipid kép có các đầu ưa nước quay ra ngoài còn các đuôi kị nước quay vào trong → tính
phân cực. Có hai tính chất cơ bản kiểm soát khả năng khuếch tán các chất qua lớp phospholipid kép của
màng tế bào là:
+ kích thước chất khuếch tán: chất có kích thước nhỏ khuếch tán qua lớp phospholipid kép nhanh hơn
chất có kích thước lớn
+ độ phân cực: chất không phân cực khuếch tán tốt hơn (>) chất phân cực > chất tích điện
→ Thứ tự sắp xếp các chất theo khả năng khuyếch tán tốt nhất đến kém nhất như sau: CO 2 (kích thước
nhỏ và không phân cực) > ethanol (kích thước nhỏ và hơi phân cực) > H 2O (kích thước nhỏ và phân
cực) > glucose (kích thước lớn và phân cực) > Ca2+ (kích thước nhỏ và tích điện) > ARN (kích thước
lớn và tích điện cao).
b. Protein mang vận chuyển các chất tan đi qua màng tế bào chậm hơn rất nhiều so với vận chuyển các
chất qua kênh protein vì các protein mang phải liên kết với chất vận chuyển, sau đó, phải trải qua một
loạt biến đổi về cấu hình không gian trước khi có thể vận chuyển các chất qua màng tế bào. Trong khi
đó, việc vận chuyển các chất qua kênh protein nhanh hơn rất nhiều vì đó là các kênh dạng lỗ chuyên
hóa, chúng không liên kết với các chất vận chuyển và không phải thay đổi cấu hình để vận chuyển các
chất qua màng.

Câu 208
a) Nêu vai trò của các loại prôtêin trên màng tế bào.
b) Người ta tiến hành thí nghiệm
đánh dấu prôtêin bề mặt màng tế bào bằng
thuốc nhuộm huỳnh quang, sau đó dùng tia
laze tẩy màu ở một vùng nhỏ trên màng (đã
được đánh dấu) rồi quan sát sự phục hồi màu
huỳnh quang trên vùng bị tẩy theo thời gian.
Kết quả thu được như Hình 1.
b1) Nêu nhận xét và giải thích kết
quả thí nghiệm.
b2) Trong một thí nghiệm khác, thay
vì đánh dấu tất cả các prôtêin trên màng,
người ta chỉ đánh dấu một loại prôtêin duy
nhất và tiến hành thí nghiệm như trên, kết
quả nhận thấy vùng bị tẩy màu không có
hiện tượng phục hồi huỳnh quang.
Hãy nêu giả thuyết giải thích các hiện tượng trên. Biết rằng tế bào được đánh dấu không liên kết với
các tế bào khác.
Nội dung chấm
a. Vai trò của prôtêin màng:
- Vận chuyển các chất qua màng.
- Thụ thể tiếp nhận thông tin.
- Dấu chuẩn nhận biết tế bào.
- Enzim xúc tác các phản ứng trên màng tế bào.
- Liên kết các tế bào với nhau hoặc màng tế bào với các thành phần khác (neo màng).

- Nhận xét: Màu huỳnh quang được phục hồi ở vùng bị tẩy, tỉ lệ phục hồi là 50%.

- Giải thích: Màu huỳnh quang được phục hồi là do các prôtêin được đánh dấu ở vùng không bị
tẩy màu di chuyển đến vùng bị tẩy. Tỉ lệ phục hồi chỉ đạt 50% do trong thời gian thí nghiệm, số
prôtêin di chuyển đến vùng bị tẩy chỉ chiếm 50% tổng số prôtêin của vùng. Nguyên nhân có thể do
mật độ prôtêin đã bão hòa hoặc thời gian chưa đủ dài.
b2.
- Vùng bị tẩy không có hiện tượng phục hồi huỳnh quang chứng tỏ các prôtêin được đánh dấu ở
ngoài vùng bị tẩy không di chuyển được vào trong vùng bị tẩy.
- Nguyên nhân: các prôtêin này đã được neo giữ cố định trên màng nhờ hệ thống khung xương tế
bào hoặc các prôtêin kết nối nằm ở mặt trong hoặc mặt ngoài màng.

Câu 209.
Khi sản xuất các túi tải để phát triển màng sinh chất, bộ máy Gôngi tạo ra các túi có màng bất đối
xứng. Giải thích mối liên quan về tính bất đối xứng giữa cấu trúc màng túi và cấu trúc màng sinh chất.
Đặc tính bất đối xứng có liên quan đến chức năng nào của màng sinh chất?
Hướng dẫn
- Giải thích:
+ Tính bất đối xứng của màng sinh chất do các phức hợp phân tử glicoprotein chỉ phân bố ở mặt ngoài
của màng.
+ Khi tổng hợp các phức hợp phân tử glicoprotein để phát triển màng sinh chất, phức hệ gôngi đã sản
sinh ra các bóng tải có cấu trúc bất đối xứng nhưng ngược với cấu trúc bất đối xứng của màng sinh chất,
các chuỗi cacbohidrat hướng vào mặt trong của túi.
+ Khi túi tải được vận chuyển tới dung hợp với màng sinh chất, mặt trong túi trở thành mặt ngoài của
màng.
- Đặc tính này có liên quan đến chức năng của màng sinh chất:
+ Thụ thể thu nhận thông tin từ môi trường.
+ Liên kết các tế bào trong một mô.
+ Dấu chuẩn để các tế bào nhận biết nhau.
+ Quy định kháng nguyên bề mặt tế bào.
Câu 300.
Khi đặt trứng ếch và tế bào hồng cầu vào trong nước cất, tế bào hồng cầu sẽ căng phồng và vỡ trong
khi đó trứng ếch vẫn duy trì được trạng thái của chúng. Giải thích tại sao tế bào hồng cầu bị vỡ trong khi
trứng ếch thì không khi chúng cùng được đặt trong nước cất? Biết mặc dù trứng ếch lớn hơn tế bào hồng
cầu hàng nghìn lần, cả hai đều có nồng độ các ion trong tế bào gần giống nhau vì thế áp suất thẩm thấu là
tương đương.

Hướng dẫn

- Cả trứng ếch và hồng cầu đều chứa nồng độ ion tương đương  tạo áp suất thẩm thấu tương đương 
tạo ra một áp suất thẩm thấu tương đương, áp suất này tạo ra lực hút nước tương đương để hút nước vào
trong tế bào hồng cầu hoặc trứng ếch.
- Tuy nhiên khi đặt tế bào hồng cầu và trứng ếch vào trong nước cất (dung dịch nhược trương) có kết quả
khác nhau là do:
+ Trên màng tế bào hồng cầu có chứa kênh aquaporin, kênh này luôn mở, nước thẩm thấu từ ngoài vào
trong tế bào làm tế bào trương nước. Kết quả tế bào bị vỡ
+ Trên màng trứng ếch không có kênh aquaporin (ở giai đoạn trứng gen mã hóa kênh aquaporin không
được biểu hiện) vì thế khi đặt trong môi trường nhược trương nước không thể thẩm thấu vào được. Kết
quả là trứng ếch không bị vỡ.
Câu 301
a) Các tấm phospholipit 2 lớp có những tính chất nào làm cơ sở cho nhiều hoạt tính của màng tế bào?
b) Tại sao sự bất thường về cấu trúc màng tế bào gan có thể làm máu quá tải colesteron?
Hướng dẫn
a) -Tính dòng lỏng 2 chiều (tính động):
+Các phân tử phospholipit có thể di chuyển dọc, ngang theo 1 phía của màng (tốc độ 107 lần/s). Các phân
tử có thể tự di động ngang hay quay tròn. Tính chất này cho phép các loại phân tử khác gắn trên nó có thể
di chuyển theo bề mặt của màng vận chuyển các chất qua màng hoặc tạo thành chuỗi truyền
-Tạo túi kín: có khả năng tự động khép lại tạo thành túi kín không để đầu mút bị hở tạo màng giới hạn
-Mềm dẻo, dễ biến dạng giúp vận chuyển các chất theo hình thức xuất nhập bào
-Sự dung hợp màng: các túi lipit có thể nhập vào nhau, khi đó các màng 2 lớp nối liền nhau thành tấm liên
tục chung của túi lớn. Nhờ đó vật chất từ bộ phận này có thể chuyển sang chỗ khác như từ túi tiết đưa ra
khỏi TB trong hiện tượng xuất bào hoặc đưa các phân tử lớn từ ngoài vào bằng hình thức nhập bào.
b) - Cholesteron được lưu thông trong máu là các tiểu phần mang tên LDL (lipoprotein mật độ thấp- low
density lipoprotein). Bình thường tế bào gan lấy LDL bằng cách nhập bào qua chất nhận trung gian là
các protein có trên màng tế bào.
- Nếu màng tế bào bị khuyết tật, thấp hoặc không có protein nhận LDL, LDL không được chuyển vào gan
mà tích tụ lại trong máu mức LDL tăng cao trong máu đe dọa mạng sống.

Câu 302
1. Khi xem dưới kính hiển vi các lát cắt của cùng một mô thực vật ở môi trường Sacarose ưu trương và
urê ưu trương quan sát thấy rằng: Trong dung dịch sacarose quá trình co nguyên sinh xảy ra lâu hơn, bền
hơn. Còn trong dung dịch urê, sau một thời gian vẫn quan sát được hiện tượng phản co nguyên sinh. Hãy
giải thích.
2. Giải thích như thế nào về tốc độ phản co nguyên sinh xảy ra khác nhau ở các vùng sinh trưởng khác
nhau của tảo khi cho tảo vào dung dịch urê ưu trương?
Hướng dẫn
. giải thích thí nghiệm:
- Cả hai tế bào khi nhúng vào 2 dung dịch sacarose ưu trương và urê ưu trương đều gây ra hiện tượng co
nguyên sinh vì do nước từ trong tế bào dịch chuyển ra môi trường dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn
- Tuy nhiên sacarose không vận chuyển qua được màng TB nhưng urê lại là chất có khả năng vận chuyển
qua được màng tế bào rất nhanh.
- Khi urê vận chuyển từ dung dịch vào tế bào làm cho tế bào có nồng độ chất tan tăng do đó nước lại đi từ
dung dịch vào trong tế bào gây ra hiện tượng phản co nguyên sinh.Hiện tượng này không xảy ra ở tế bào
nhúng vào dung dịch sacarose ưu trương
2. - Nguyên nhân gây ra tốc độ co nguyên sinh khác nhau là do các tế bào của sợi tảo ở các vùng sinh
trưởng, thân, rễ... có nồng độ chất tan khác nhau do đó áp suất TT của các tb đó là khác nhau. Vì vậy khả
năng giữ nước khác nhau gây nên tốc độ co nguyên sinh là khác nhau
Câu 303
1.Trong tế bào nhân thực có một bào quan được coi là "túi đa năng"
a. Đó là bào quan nào? Trình bày cấu trúc của bào quan nói trên?
b. Đặc điểm của bào quan này ở các loại tế bào đặc biệt?
2.Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Hãy cho biết bản chất hóa học
của “dấu chuẩn”. Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
Hướng dẫn
1.- Đó là bào quan không bào.
- Cấu trúc của không bào
+ Là bào quan có kích thước nhỏ có cấu tạo màng đơn, màng cấu tạo giống màng sinh chất về thành phần
cáu tạo.
+ Trong không bào chứa các chất dự trữ như nước, muối khoáng, các chất hữu cơ tùy thuộc vào loại
không bào
* Các loại không bào ở các tế bào đặc biệt
- Tế bào lông hút: Không bào chứa nhiều muối khoáng hòa tan giúp tạo áp suất TT → Tế bào dễ dàng hút
nước
- Tế bào đỉnh sinh trưởng: không bào dự trữ nhiều nước để giúp kích thích tế bào phân chia
- Tế bào cánh hoa không bào chứa các chất hữu cơ tạo màu thu hút côn trùng, lá cây có chứa chất độc,
chất tiết không bào chứa các chất hữu cơ tạo mùi ngăn cản động vật không dám ăn.
- Ở động vật nguyên sinh có không bào co rút chứa nhiều nước và có khả năng bơm nước ra ngoài để giúp
cân bằng áp suất thẩm thấu cho cơ thể.
2. Bản chất hóa học của “dấu chuẩn” là glicôprôtêin. Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên màng lưới
nội chất hạt -> xoang lưới nội chất hạt -> tạo thành túi và được đưa đến bộ máy Gôngi -> gắn thêm hợp
chất saccarit -> glicôprôtêin hoàn chỉnh -> đóng gói và được đưa ra ngoài màng bằng cách xuất bào.
Câu 304:
Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.
1. Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên
những loại đất có nồng độ muối cao là do thế nước của đất quá thấp.
2. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
3. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm.
4. Tế bào vi khuẩn có thể bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương.
5. Tinh bột và xenlulozơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật.
Hướng dẫn
1. Đúng. Thế nước của đất quá thấp --> cây mất nước chứ không hút được nước --> cây chết.
2. Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ty thể, lục lạp của tế bào nhân thực.
3. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong lizôxôm phân huỷ.
4. Sai. Tế bào vi khuẩn có thành tế bào sinh ra một áp suất trương nước( sức căng trương nước) giữ cho tế
bào có hình dạng kích thước ổn định không bị phá vỡ.
5. Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, Xenlulzơ là thành phần cấu trúc thành tế
bào thực vật.
Câu 305.
a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất
hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
b. Một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết -1,4-
glycozit thành mạch thẳng không phân nhánh.Tên của loại polisaccarit này là gì? Ở tế bào nấm, chất hóa
học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Hãy cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này?
a a.
- Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein.
- Protein được tổng hợp ở các riboxom trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong
xoang của mạng lưới nội chất hạttạo thành túibộ máy Golgi. Tại đây protein được hoàn
thiện cấu trúc gắn thêm hợp chất saccarit  glicoprotein hoàn chỉnh đóng gói đưa ra
ngoài màng bằng xuất bào.
b.
b a. Xellulozơ
b. Kitin
Đơn phân: Glucozơ liên kết với N-axetylglucozamin.

Câu 306
Trong tế bào có một bào quan được ví như “hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng ruộng”? Hãy cho
biết tên gọi, cấu tạo, chức năng của loại bào quan này trong tế bào nhân thực?
Hướng dẫn
- Lưới nội chất
- Cấu tạo
+ Là hệ thống màng đơn, có cấu tạo giống màng sinh chất
+ Gồm một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau tạo thành mạng lưới phân bố khắp tế bào, ngăn
cách với phần còn lại của tế bào chất.
+ Xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy golgi, thể hoà tan thành một
thể thống nhất.
+ Lưới nội chất hạt mặt ngoài còn gắn các riboxom, lưới nội chất trơn thì đính rất nhiều các enzim.
- Chức năng:
+ Chức năng chung : là hệ thống trung chuyển nhanh chóng các chất ra vào tế bào đồng thời đảm bảo sự
cách li của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào.
+ Lưới nội chất hạt: Nơi tổng hợp protein
+ Lưới nội chất trơn: Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại.
Câu 307
Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng
hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng
như vậy ? Trình bày thí nghiệm chứng minh ?
Hướng dẫn
* Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào..
* Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:
- Lấy 1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng...
- Sau 1 thời gian quan sát:
+ Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số lượng tế bào không thay đổi.
+ Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào tăng lên..
Câu 308
Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- trong một số cấu trúc của động vật được thể hiện trên Hình sau
a) Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở mỗi tế bào: (1) tế bào ống lượn gần của thận người, (2) tế bào
đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của thận người, (3) tế bào mang cá rô (cá xương nước ngọt) được thể
hiện tương ứng với hình nào trong những hình trên (từ Hình a đến Hình d)? Giải thích.
b) Ở người, áp suất thẩm thấu của máu khoảng 300 mOsm/L, nhưng thận có thể bài tiết nước tiểu cô
đặc gấp bốn lần (khoảng 1200 mOsm/L). Điều này là do hiện tượng đồng áp suất thẩm thấu giữa dịch lọc
và dịch kẽ ở phần tủy thận.
Sự vận chuyển NaCl giữa dịch lọc và dịch kẽ ở phần nào của ống thận là quan trọng nhất quy định
áp suất thẩm thấu cao ở dịch kẽ tuỷ thận. Nêu cơ chế vận chuyển NaCl ở phần ống thận đó?

Ý Hướng dẫn chấm


1 - Cơ chế vận chuyển Na và Cl ở tế bào ống lượn gần của thận người được thể hiện ở Hình c vì ở
+ -

ống lượn gần, Na+ được vận chuyển tích cực từ dịch lọc vào dịch kẽ và Cl- di chuyển theo.
- Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của thận người được thể
hiện ở Hình d vì dịch lọc trong đoạn mảnh nhánh lên quai Henle đã được cô đặc rất nhiều (do nước
được tái hấp thu ở nhánh xuống) nên NaCl được khuếch tán (vận chuyển thụ động) vào dịch kẽ.
- Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào mang cá rô được thể hiện ở Hình c vì dịch cơ thể cá rô
có áp suất thẩm thấu cao hơn môi trường sống nước ngọt nên cá rô bị mất muối do khuếch tán. Cá
rô có cơ chế hồi phục muối qua mang nhờ vận chuyển tích cực Cl - từ môi trường vào cơ thể và Na+
đi theo.
2 Sự vận chuyển NaCl ở nhánh lên của quai Henle tạo nên áp suất thẩm thấu cao ở dịch kẽ tuỷ
thận, cụ thể:
- Ở phần tủy trong: sự khuếch tán NaCl (vận chuyển thụ động) từ dịch lọc ra ngoài ở đoạn mảnh
nhánh lên quai Henle giúp duy trì áp suất thẩm thấu cao ở dịch kẽ.
- Ở phần tủy ngoài: sự vận chuyển tích cực NaCl từ dịch lọc ra ngoài ở đoạn dày nhánh lên giúp
duy trì áp suất thẩm thấu cao ở dịch kẽ.

Câu 310
Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích!
a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP.
b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm.
c. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật.
d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu
trúc đa phân.
f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4.
g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức.
Đáp án
a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP.
Sai. Lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP.
b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm.
Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong lizôxôm phân huỷ.
c. Tinh bột và xenlulôzơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật.
Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, xenlulôzơ là thành phần cấu
trúc nên thành tế bào thực vật.
d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực.

e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu
trúc đa phân.
Sai. Lipit không có cấu trúc đa phân.
f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4.
Đúng.
g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức.
Sai. Có tế bào không có nhân. Ví dụ tế bào hồng cầu.
h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể.
Sai. Thực vật bậc cao không có trung thể, thoi phân bào hình thành nhờ thể hình sao.
Câu 311. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.Trong cơ thể loại tế bào nào có nhiều nhân? Loại tế bào nào
không nhân? Tế bào không nhân có sinh trưởng không? Vì sao?
Nhân cấu tạo gồm 3 phần:
- Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế
bào chất.
- Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất.
- Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này
sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần
của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN
Đáp án
- Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân, tế bào hồng cầu là tế bào không nhân.
- Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng.
- vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi hoạt động sống
của tế bào.

Câu 312
a. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước
nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng. Hãy giải thích chức năng của loại bào quan này.
b. Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm carbohydrate
của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề mặt
phía tế bào chất?
a.
- Bào quan đó là không bào. Không bào lớn (không bào trung tâm) hút nước và gia tăng kích thước làm
cho tế bào trương lên khi thành tế bào đã được axit hóa làm giãn ra. Do vậy tế bào có thể nhanh chóng
gia tăng kích thước rồi sau đó mới tổng hợp các chất cần thiết.
- Loại bào quan này ở thực vật còn có chức năng như dự trữ các chất dinh dưỡng, chúa các chất độc
hại với tế bào, là kho dự trữ các ion cần thiết cho tế bào, không bào ở cánh hoa còn chứa sắc tố giúp hấp
dẫn côn trùng đến thụ phấn, không bào còn chứa các chất độc giúp thực vật chống lại các động vật ăn
thực vật.
b.
-Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptide được gắn vào màng lưới
nội chất nhờ protein tín hiện, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới nội chất.
-Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy Golgi nhờ túi tiết. Tại
đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi hoàn thiện, chúng lại được vận chuyển đến
màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm trong túi tiết nên khi túi tiết dung hợp với
màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra bên ngoài màng tế bào.

Câu 313
a. Bằng cách nào tế bào hồng cầu ở người duy trì được hình dạng là đĩa và lõm hai mặt?
b. Người ta nhận thấy các chất có khả năng phá huỷ các vi ống thì đồng thời làm cho các sợi
cenlulose của thành tế bào bị mất định hướng. Hãy giải thích hiện tượng này?
Hướng dẫn
a. Tế bào hồng cầu ở người có dạng lõm hai mặt đặc trưng do một giàn giáo protein spectrin ở mặt trong
màng với các vi sợi actin của bộ khung xương tế bào.
b. Sự tổ chức các vi ống vùng tế bào chất trực tiếp hướng dẫn đường đi cho các enzym cenlulase synthase,
enzym đóng vai trò xếp đặt các sợi celulose. Vì vậy, khi các vi ống bị phá huỷ dẫn đến các enzym
cenlulase synthase bị mất định hướng và sự sắp xếp các sợi cenlulose trên thành bị mất định hướng theo.
Câu 314
a.Trong tế bào có những loại hợp chất hữu cơ nào? Những chất hữu cơ nào là thành phần cơ bản
của sự sống?Vì sao?
b. Các thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó.
c. +Trong tế bào thực vật có những bào quan nào chứa axit nucleic?
+Phân biệt các loại axit nucleic trong các loại bào quan đó.
+Cho biết vai trò của các loại bào quan đó.
Đáp án :
a/ những hợp chất hữu cơ trong tế bào: - Cacbonhidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic, . . .
- Chất hữu cơ là thành phần cơ bản của sự sống: Prôtêin và axit nuclêic
Vì: + Prôtêin có các vai trò sau: Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể, điều hòa
hoạt động cơ thể, xúc tác các phản ứng hóa học, thụ thể, vận động, . . .
+ Axit nuclêic : Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.(ADN), Truyền đạt thông tin di truyền( mARN),
Vận chuyển aa (tARN), cấu tao ribôxôm (rARN).
b. Thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó:
- Lớp kép phôtpholipit: Giữ nước cho tế bào, vận chuyển các chất không phân cực hòa tan trong lipit,
giúp màng có tính khảm động.
- Protein xuyên màng và protein bám màng: Vận chuyển các chất qua màng có tính chọn lọc, góp
phần vào tính khảm động của màng.
- Chôlestêrôn: Tăng cường sự ổn định của màng (tế bào động vật).
- Glicoprotein:“Dấu chuẩn” nhận biết tế bào quen và liên kết lại thành mô.
c/- Bào quan chứa axit nucleic trong tế bào thực vật là: Nhân, lục lạp, ti thể và ribôxôm.
Phân biệt các loại axit nucleic của các loại bào quan:
- Axit nucleic của nhân chủ yếu là ADN mạch thẳng xoắn kép có kết hợp với protein histon. Ngoài ra
còn có một ít ARN.
- Axit nucleic của ti thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protein.
- Axit nucleic của ribôxôm là ARN riboxom
Vai trò của các loại bào quan
- Nhân: Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
- Ti thể: Hô hấp nội bào cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể.
- Lục lạp: Thực hiện quang hợp tổng hợp chất hữu cơ ( 0,25)
-Riboxom: Tổng hợp protein cho tế bào.( 0,25)
Câu 315:
a. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu
sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Tại sao có sự khác nhau đó? Từ
thí nghiệm này rút ra kết luận gì?
b. Tại sao khi làm mứt các loại củ, quả … trước khi dim đường người ta thường luộc qua nước sôi?
Hướng dẫn
a. Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy là do
- Đun sôi cách thủy các phôi trong 5 phút. Để giết chết phôi
- Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế bào sống có khả năng thẩm chọn lọc chỉ cho
các chất cần thỉết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này.
Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do MSC có khả năng thấm chọn lọc nên không bị
nhuộm màu. Còn phôi chết MSC mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sính
bắt màu.
b. Khi luộc qua nước sôi sẽ làm các tế bào chết đi vì vậy
- Tính thấm chọn lọc của màng giảm (quá trình vận chuyển chủ động qua tế bào không diễn ra) , tế bào
không bị mất nước  mứt giữ nguyên được hình dạng ban đầu không bị teo lại
- Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong  mứt có vị ngọt từ bên trong

Câu 316. Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và colesterol
khác nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều colesterol so với màng tế
bào phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này?
Hướng dẫn
- Phần gần móng tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao.
- Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no.

- Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính linh
động của màng
Câu 317. Đồ thị sau cho thấy nồng độ của một chất bên trong và bên ngoài tế bào.

Màng tế bào
A B C

Môi trường ngoài Tế bào chất


Nồng độ

6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6

a. Nếu các chất được tự do di chuyển bằng khuếch tán, nó sẽ di chuyển như thế nào: Bên trong tế bào?
Giữa các tế bào và giữa bên trong và bên ngoài tế bào?
b. Nếu, sau một số giờ, nồng độ không thay đổi, em có giả định gì về sự di chuyển các chất qua màng tế
bào?
Hướng dẫn

a. Các chất di chuyển theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đền nơi có nồng độ thấp
b. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất tan.
Câu 318
a) Nêu chức năng của mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm
động.
b) Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.
c) Những câu sau đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng.
c1. Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị trương lên.
c2. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ tan.
c3. Vận chuyển dễ dàng các chất qua màng tế bào là phương thức vận chuyển cần tiêu phí năng
lượng ATP.
Hướng dẫn

a) Chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên MSC theo mô hình khảm động .
- Phốt phô lipit: là chất lưỡng cực không cho các chất tan trong nước cũng như các chất tích điện đi qua,
và cho các phân tử kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit đi qua.
- Các prôtêin màng: Các kênh vận chuyển các chất, thụ để thu nhập thông tin, các prôtêin làm nhiệm vụ
ghép nối các tế bào trong 1 mô, các enzim tham gia trao đổi chất...
- Colesteron: Làm tăng độ ổn định của MSC.
b) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua MSC
- Chiều vận chuyển: Vận chuyển thụ động theo chiều gradient nồng độ, vận chuyển chủ động: ngược
chiều gradient nồng độ.
- Nhu cầu sử dụng năng lượng: Vận chuyển thụ động, không tiêu tốn NLATP, vận chuyển chủ động tiêu
tốn NL ATP.
c) Những câu sau đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng.
c1: Sai. Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị co lại vì tế bào mất nước.
c2 Sai, tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên nhưng không bị vỡ tan vì có thành
tế bào, do đó tạo sức trương.
c3 Sai, vận chuyển dễ dàng là phương thức vận chuyển thụ động nhờ sự giúp đỡ của protêin, không tiêu
phí năng lượng

Câu 319
a. Nêu cơ chế vận chuyển của prôtêin, axít béo, ion và nước đi qua màng sinh chất.
b. Cho 4 nhóm tế bào thực vật cùng loại vào 4 dung dịch nhược trương riêng biệt có cùng nồng độ là: A
– nước; B – KOH; C – NaOH; D – Ca(OH)2. Sau 1 thời gian chuyển các tế bào sang các ống nghiệm
chứa dung dịch saccarozơ ưu trương có cùng nồng độ. Nêu hiện tượng và giải thích.
Đáp án:
a.
- Protein: Sự biến dạng của màng sinh chất (xuất hoặc nhập bào).
- Steroid: Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit.
- ion:
+ Vận chuyển thụ động nhờ các pecmeaza, không tiêu tốn năng lượng ATP.
+Vận chuyển chủ động nhờ các kênh protein trên màng, tiêu tốn năng lượng ATP
- Nước: Vận chuyển thụ động qua kênh aquaporin trên màng, nhờ protein mang hoặc khuếch tán trục
tiếp qua lớp kép photpholipit.
b.
- Khi đưa tế bào thực vật vào các dung dịch nhược trương, nước đi từ ngoài vào tế bào dẫn đến hiện
tượng trương nước của tế bào:
+ Nước cất: nước vào tế bào nhiều, tế bào trở nên tròn cạnh.
+Dung dịch KOH và NaOH: KOH và NaOH điện ly hoàn toàn làm tăng áp suất thẩm thấu của dung
dịch => nước vẫn khuếch tán vào trong tế bào nhưng thấp hơn nước cất, tế bào trương nước ít hơn.
+ dung dịch Ca(OH)2 điện ly theo 2 nấc, trong đó nấc 1 có độ điện ly bằng của KOH và NaOH do
đó tính chung dung dịch Ca(OH)2 có áp suất thẩm thấu cao hơn các dung dịch khác => Mức độ
trương nước thấp hơn các dung dịch khác.
- Khi đưa các tế bào trên vào dung dịch saccarozơ ưu trương thì tốc độ co nguyên sinh của các tế bào
giảm dần theo thứ tự: D > B=C >A
Câu 320
a. Phân biệt chức năng của prôtêin bám màng và prôtêin xuyên màng?
b. Vì sao 2 loại prôtêin trên lại quyết định đến tính linh hoạt của màng sinh chất?
Prôtêin bám màng Prôtêin xuyên màng
- Bám vào phía mặt ngoài và mặt trong của Xuyên qua màng 1 hay nhiều lần
màng
- Mặt ngoài: -> tín hiệu nhận biết các tế bào, - Pecmeaza, là chất mang vận chuyển tích cực các chất
ghép nối các tế bào với nhau ngược građien nồng độ
- Mặt trong: -> xác định hình dạng tế bào và - Tạo kênh giúp dẫn truyền các phân tử qua màng
giữ các prôtêin nhất định vào vị trí riêng - Thụ quan giúp dẫn truyền thông tin vào tế bào
- Do 2 loại prôtêin trên có thể thay đổi vị trí, hình thù trong không gian tạo nên tính linh hoạt mềm dẻo
cho màng
- Các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống giữa 2 lớp màng. Ngoài ra
khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương đối đồng đều trên màng, nhưng khi có sự thay đổi
nào đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả năng di chuyển tạo nên những tập hợp lại với nhau.
Câu 321
a. So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?
b. Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân
thực bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy
chứng minh giả thuyết trên?
* Giống nhau:
- Đều có cấu trúc màng kép
- Đều là bào quan có khả năng tổng hợp ATP
* Khác:
Ti thể Lục lạp
- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc - Cả hai màng đều trơn nhẵn, có thêm hệ thống túi
trên có đính các enzim hô hấp tylacoid, trên đó có đính các sắc tố quang hợp và
các chất vận chuyển điện tử.
- Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho pha tối
- Tổng hợp ATP dùng cho mọi hoạt động của tế của quang hợp
bào - Chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật
- Có trong mọi loại tế bào
* Về cấu trúc
- Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực -> màng ngoài là màng của tế bào
nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào.
- Có 1 AND vòng, kép, có riboxom riêng…, do đó có thể tự tổng hợp protein riêng -> có thể tự sinh
sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân chia giống như hình thức sinh sản của vi
khuẩn.
- Riboxom 70S.
* Về chức năng
- Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn gốc từ vi
sinh vật tự dưỡng quang năng.
- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn gốc từ sinh vật dị
dưỡng hiếu khí.
Câu 322
Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn. Sau đó
cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương.
a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?
b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
Hướng dẫn
- Các vi khuẩn đều có hình cầu:
- Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn
b.
- Tỉ lệ S/V lớn  hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh
- Hệ gen đơn giản  dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến biểu hiện ngay ra kiểu
hình
- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu
- có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi
Câu 323:
a. Kích thước lớn của các tế bào nhân thực đã mang lại cho chúng ưu thế trong trường hợp nào? Tại sao
kích thước tế bào không tăng mãi?
b. Kích thước của tế bào nhân thực lớn hơn tế bào nhân sơ. Điều này có những ưu, nhược điểm gì? Tế bào
nhân thực đã khắc phục nhược điểm này như thế nào?
Hướng dẫn

a.
- Ưu thế:
+ Trong dị dưỡng, các tế bào có kích thước lớn khó bị thực bào và dễ thực bào các tế bào nhỏ hơn
 được CLTN giữ lại.
+ Trong cấu trúc và thực hiện chức năng: cho phép hình thành nhiều cấu trúc, bào quan bên trong tế bào--
> thực hiện các hoạt động sống tinh vi và hoàn thiện hơn.
- Kích thước tế bào không tăng mãi vì kich thước lớn S/V giảm trao đổi chất kém.
b.
- Ưu điểm:
+ Khó bị thực bào.
+ Kích thước lớn cho phép hình thành nhiều cấu trúc, bào quan bên trong tế bào--> thực hiện các
hoạt động sống tinh vi và hoàn thiện hơn.
- Nhược điểm: Kích thước lớn tỉ lệ S/V nhỏ trao đổi chất giảm.
- Khắc phục : Tế bào nhân thực khắc phục bằng cách có hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao
bọc riêng làm tăng tiê lệ S/V và tạo các không gian riêng biệt để hoạt động này không ảnh hưởng đến
hoạt động kia.
Câu 324: Tế bào bạch cầu chết theo chương trình sẽ bị co lại và tạo thành các túi nhỏ. Hãy cho biết cách
thức tế bào chết theo chương trình như vậy có lợi ích gì đối với cơ thể?
Hướng dẫn
Tế bào chết phân thành các túi nhỏ  tạo điều kiện cho các bạch cầu dễ dàng thực bào, các enzym và các
chất khác trong tế bào chết ko bị giải phóng ra ngoài làm chết các tế bào khác.

Câu 325: Nêu đặc điểm thích nghi trong cấu tạo tế bào của những thực vật sống ở vùng hàn đới và vùng
nhiệt đới?
Hướng dẫn

- TV vùng hàn đới:


+ Photpholipit của màng sinh chất có nhiều axit béo không no tăng khả năng linh động của màng.
+ Có khả năng tăng nồng độ chất tan trong tế bào  chống nước bị đông.
Có hệ enzym hoạt động được ở nhiệt độ thấp.
- TV nhiệt đới :
+ Tỉ lệ axit béo no trong màng cao.
+ Enzym hoạt động được ở nhiệt độ cao, có protein chống sốc nhiệt.
Câu 326: Áp suất thẩm thấu là gì ? Áp suất thẩm thấu được hình thành như thế nào ? Bằng cách nào mà
các cơ thể đơn bào như : vi khuẩn, tảo, nấm và động vật nguyên sinh... có thể tránh sự biến động của áp
suất thẩm thấu từ môi trường sống tự do ?
Hướng dẫn

– Áp suất thẩm thấu: Là áp lực của các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp dung dịch có
nồng độ cao khi các phân tử dung môi đi qua màng.
- Áp suất thẩm thấu được hình thành do :
+ Chênh lệch nồng độ chất tan giữa hai phía của màng.
+ Khi phân tử dung môi (nước) khuếch tán qua màng tế bào, tế bào xuất hiện áp suất đẩy ra hướng đến
màng tế bào, nước tiếp tục đi vào tế bào  áp suất tăng.
- Vi khuẩn, tảo và nấm tránh được sự thay đổi áp suất thẩm thấu là do chúng có thành tế bào ổn định
hình dạng tế bào.
- Động vật nguyên sinh không có thành tế bào nhưng chúng có không bào co rút ổn định áp suất thẩm
thấu.
Câu 327: Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như LNC đã chia tế bào chất thành
những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho hoạt động của enzim ?
Hướng dẫn

– Các bào quan có màng bọc cũng như LNC chia tế bào thành các xoang tương đối cách biệt tạo thuận lợi
cho hoạt động của enzim vì :
+ Làm nồng độ của enzim tăng cao ở từng xoang.
+ Làm tăng nồng độ cơ chất trong xoang khi tiếp xúc với enzim.
+ Làm cho pH khác nhau ở các xoang để phù hợp với từng loại enzim.
Câu 328: Peroxixom tồn tại chủ yếu ở các loại tế bào nào ? Trong peroxixom có chứa những loại enzim
nào ?
Hướng dẫn

Peroxixom có ở những bào quan hoạt động trao đổi chất mạnh, sinh ra nhiều chất độc như: tế bào
gan, tế bào thận (động vật có vú), tế bào nấm men, tế bào lá, hạt của 1 số thực vật...
- Các loại enzim trong peroxixom là :
+ Catalaza : phân giải H2O2 --> H2O + O2
+ Amino ôxidaza : tác động lên axitamin
+ Uricaza : phân giải axit uric là sản phẩm trao đổi chất của các purin.
Câu 329: Đặc điểm cấu trúc của Lizôxôm thích nghi với chức năng là "nhà máy xử lý phế thải" của tế
bào?
Hướng dẫn

* Chức năng : phân hủy các tế bào, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi,
kết hợp với không bào tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
*Đặc điểm cấu trúc :
- Được bao bọc bởi 1 lớp màng lipoprotein.
- Bên trong có chứa nhiều loại enzim thủy phân.
+ Lizoxom cấp I có enzim ở dạng bất hoạt.
+ Lizoxom cấp II có enzim ở trạng thái hoạt động.
- Bên trong màng lizoxom có lót lớp mỏng hạn chế tác động của enzim thủy phân  lizoxom không bị vỡ
bởi enzim của chính nó.
Câu 330: Tế bào biểu bì lông ruột và tế bào hồng cầu có điểm gì khác về cấu trúc và chức năng? Tìm
điểm chung về cấu trúc của hai loại tế bào này thể hiện sự phù hợp với chức năng hấp thụ các chất?
Hướng dẫn
* Điểm khác:
- TB biểu bì lông ruột: có nhiều vi mao --> tăng diện tích tiếp xúc. Có nhân. Chức năng hấp thụ các chất.
- TB hồng cầu: hình đĩa lõm hai mặt --> tăng diện tích tiếp xúc. Không nhân. Chức năng vận chuyển O 2,
CO2 và đệm pH.
* Điểm chung: Kích thước nhỏ nhưng tỉ lệ S/V lớn thuận lợi cho trao đổi chất.

Câu 331: Đặc điểm cấu tạo của màng sinh chất thích nghi với chức năng mà nó đảm nhiệm như thế nào?
Hướng dẫn

- Chức năng của màng sinh chất:


+ Trao đổi chất, thông tin giữa tế bào với môi trường, giữa tế bào với tế bào.
+ Bảo vệ tế bào.
+ Liên kết các tế bào  mô.
- Cấu tạo của màng sinh chất:
+ MSC cấu tạo theo mô hình khảm động gồm lớp photpholipit kép quay đầu ưa nước ra ngoài và
vào trong, quay đuôi kị nước vào nhau, giữa các phân tử photpholipit là các phân tử protein xuyên màng
và bám màng. Các phân tử protein liên kết với đầu ưa nước và đuôi kị nước của axit béo bằng các liên kết
yếu hạn chế sự chuyển dịch của các photpholipit  tạo cho màng sinh chất có tính bền vững giúp thực
hiện chức năng bảo vệ tế bào. Màng sinh chất của tế bào động vật còn có thêm cholesteron giúp màng
thêm bền vững.
+ Các phân tử photpholipit và protein có khả năng chuyển động trong phạm vi hai lớp photpholipit
hoặc một lớp photpholipit  màng sinh chất có tính linh động, giúp thực hiện chức năng trao đổi vật chất.
+ Các protein trên màng liên kết với gluxit  glicoprotein là các dấu chuẩn giúp các tế bào nhận
ra nhau và nhận diện tế bào lạ  giúp tế bào trao đổi thông tin và liên kết với nhau tạo thành mô.

Câu 332: Vị trí của hệ thống màng nội bào thích nghi với chức năng của nó như thế nào?
Hướng dẫn

- Hệ thống màng nội bào :


+ Gồm : : Lưới nội chất, Gôngi, lizôxom, không bào.
+ Nguồn gốc: Được hình thành do màng sinh chất ăn sâu vào tế bào chất sau đó tách ra tạo thành
hệ thống màng bên trong tế bào.
- Chức năng của hệ thống màng nội bào:
+ Giao thông nội bào.
+ Tổng hợp các chất.
- Vị trí của hệ thống màng nội bào:
+ Lưới nội chất hạt nằm gần màng nhân. Vì lưới nội chất hạt có chức năng tổng hợp protein,
mARN được tạo thành trong nhân khi đi ra tế bào chất sẽ gặp riboxom trên màng lưới nội chất hạt để dịch
mã ngay.
+ Lưới nội chất trơn và bộ máy Gôngi nằm gần màng sinh chất. Vì lưới nội chất tổng hợp lipit, bộ
máy Gôngi có chức năng bao gói , phân phối sản phẩm đưa ra màng sinh chất  nằm gần màng sinh chất
để đưa sản phẩm, thông tin từ nhân ra màng sinh chất.
Câu 333: Phân tích đặc điểm cấu tạo của ty thể và lục lạp thích nghi với chức năng chuyển hóa vật chất
và năng lượng?
Hướng dẫn

- Chức năng của ty thể và lục lạp:


+ Ty thể:
 Hô hấp nội bào, cung cấp năng lượng cho tế bào sử dụng.
 Di truyền ngoài nhân.
 Tự chết của tế bào.
+ Lục lạp:
 Quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng trong các hợp chất hóa
học.
 Di truyền ngoài nhân.
- Cấu tạo:
+ Ty thể là bào quan có hai lớp màng bao bọc, giữa hai lớp màng là khoang gian màng chứa nồng độ H +
cao tạo ra sự chênh lệch hai bên màng trong ty thể  tổng hợp ATP. Màng trong ty thể gấp nếp làm tăng
diện tích tiếp xúc, trên màng có chuỗi truyền điện tử và phức hệ ATP- syntheraza  tổng hợp được nhiều
ATP trong giai đoạn chuỗi truyền điện tử. Chất nền ty thể có chứa hệ enzim của chu trình Crep để thực
hiện các phản ứng ôxi hóa khử. Có ADN và riboxom 70S để tự tổng hợp các laoị enzim và protein cần
thiết.
+ Lục lạp :
 Là bào quan có hai lớp màng trơn nhẵn bao bọc  phát triển hệ thống màng thứ ba là các
đĩa tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành các grana làm tăng diện tích tiếp xúc .
 Trên đĩa tilacoit có hệ sắc tố quang hợp  hấp thu được nhiều ánh sáng mặt trời.
 Màng tilacoit có chuỗi truyền điện tử và phức hệ ATP - syntheraza, xoang tilacoit cóa
nhiều H+ tạo sự chênh lệch giữa hai phía của màng tilacoit  tổng hợp ATP.
 Chất nền stroma có hệ enzim của chu trình Canvin để khử CO 2  C6H12O6. Có ADN và
riboxom 70S để tự tổng hợp các loại enzim và protein cần thiết.
 Hình dạng : Hình bầu dục giúp hấp thụ ánh sáng tối ưu nhất.
- Số lượng : Ty thể và lục lạp có thể tăng hoặc giảm số lượng tùy theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Số
lượng mào ty thể cũng có thể thay đổi cũng để phù hợp với nhu cầu của tế bào.
Câu 334: Tại sao sự sống lại chọn enzim làm tăng tốc độ phản ứng chứ không chọn cách làm tăng nhiệt
độ?
Hướng dẫn

Sự sống chọn enzim làm làm tăng tốc độ phản ứng chứ không chọn cách làm tăng nhiệt độ vì:
- Sự sống chọn enzim để xúc tác các phản ứng mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản
ứng xảy ra nhanh hơn vì:
+ Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt độ để các phản ứng này xảy
ra được thì đồng thời cũng làm biến tính protein và làm chết tế bào. Mặt khác, khi tăng nhiệt độ sẽ làm
tăng tốc độ của tất cả các phản ứng , không phân biệt phản ứng nào là cần thiết hay không cấn thiết.
+ Enzim được lựa chọn vì enzim xúc tác cho phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa
của các phản ứng khiến các phản ứng xảy ra dễ dàng hơn. Enzim có tính đặc hiệu với từng loại phản ứng
nhất định nên phản ứng nào cần thiết thì enzim sẽ xúc tác để phản ứng đó xảy ra.
Câu 336 : a) Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở
đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó.
b) Để tổng hợp 1 phân tử glucô, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu phần tử CO2 , bao nhiêu
phân tử ATP, NADPH?
c) Giải thích tại sao khi chất độc ức chế 1 enzim của chu trình CANVIN thì cũng ức chế các phản
ứng của pha sáng.
d) H2O hình thành trong quang hợp ở pha sáng hãy pha tối giải thích.
Hướng dẫn

a) Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucô cần năng lượng
từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.
- Pha sáng xảy ra ở tilacốit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp dãy chuyền điện tử,
phức hệ ATP - synthetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành năng lượng tích trong ATP và NADPH.
- Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp, trong chất nền lục lạp chứa các enzim và cơ chất của chu trình
Canvis do đó glucô được tổng hợp từ CO2 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.
b) Để tổng hợp 1 phân tử gluco, chu trình Canvin cần sử dụng 6 phân tử CO 2, 18 phân tử ATP, 12 phân
tử NADPH.
c) Giải thích tại sao khi chất độc ức chế 1 enzim của chu trình canvin thì cũng ức chế các phản ứng của
pha sóng. .
- Vì pha sóng cần ADP và NADP+, nhưng những chất này lại không được sinh ra khi chu trình canvin
ngừng hoạt động.
d) H2O hình thành trong quang hợp ở pha tối.
+ Từ phương trình chung về quang hợp ở cây xanh.
NLAS
6 CO + 12H2O C6H12O6 + 6H2O + 6O2
HST
+ Theo phương trình trên, 6 nguyên tử ô xi của 6 phân tử H 2O ở vế bên phải của phương trình là 6 nguyên
tử ôxi của CO2. Vậy H2O sinh ra trong quang hợp từ pha tối.
Câu 337:
a. Trình bày đặc điểm cấu trúc lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp.
b. Để tạo ra 10 phân tử Glucozơ, pha tối cần sử dụng bao nhiêu ATP, NADPH từ pha sáng?
c. Người ta tiến hành thí nghiệm sắc ký trên giấy với dung dịch chiết rút sắc tố trong dung môi axêtôn
thì thu được các vạch sắc tố có màu sắc khác nhau. Cho biết đó là những màu gì? Của loại sắc tố
nào và giải thích tại sao ta lại thu được các vạch sắc tố như vậy?
Hướng dẫn

a.
- Hình dạng: hình bầu dục: hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời 1 cách tối ưu:
+ Khi cường độ ánh sáng cao -> lục lạp quay mặt có đường kính nhỏ về phía có ánh sáng -> hạn
chế hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời.
+ Khi cường độ ánh sáng thấp -> lục lạp quay mặt có đường kính lớn về phía có ánh sáng ->
tăng cường hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Kích thước nhỏ, số lượng lớn -> tăng tổng diện tích bề mặt và linh hoạt hơn khi hấp thu năng lượng
ánh sáng mặt trời.
b. Tạo 10 glucôzơ, pha tối đã dùng:
10X18 = 180 ATP
10X12 = 120ATP
c. - Các vạch sắc tố tính từ vệt sắc tố lên phía trên giấy sắc kí lần lượt là:
Màu lục - diệp lục b
Màu xanh lục – diệp lục a
Màu vàng – xantophyl
Màu vàng cam – carotenoit
- Có được các vạch trên la do trọng lượng phân tử của chúng giảm dần từ diệp lục b -> diệp lục a ->
xantophyl -> carotenoit.
Câu 338: So sánh hiệu quả năng lượng của hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men? Giải thích tại sao
lại có sự khác biệt đó.
Hướng dẫn

- So sánh hiệu quả năng lượng:


+ Hô hấp hiếu khí: Từ 1 phân tử glucozơ  38 ATP.
+ Hô hấp kị khí: Từ 1 phân tử glucozơ  20 - 22 ATP.
+ Lên men: Từ 1 phân tử glucozơ  1 - 2 ATP.
Như vậy, hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều ATP nhất, thứ nhì là đến hô hấp hiếu khí, hiệu quả năng lượng thấp
nhất là lên men.
- Nguyên nhân:
+ Lên men không có chuỗi vận chuyển điện tử và cũng không có chu trình Creps, chất nhận
electron cuối cùng của lên men là hợp chất hữu cơ. Hô hấp hiếu khí có chu trình Creps, chuỗi vận chuyển
điện tử, chất nhận electron cuối cùng là O2 có độ âm điện cao  lực hút electron lớn chuỗi vận chuyển
điện tử tạo ra được nhiều ATP nhất. Hô hấp kị khí có chu trình Creps, chuỗi vận chuyển điện tử, chất nhận
electron cuối cùng là oxi nguyên tử trong các hợp chất vô cơ  độ âm điện nhỏ hơn oxi phân tử nhưng
lớn hơn độ âm điện của hợp chất hữu cơ  chuỗi truyền e tạo ra được 18 -20 ATP.
+ Trong lên men, 2 phân tử NADH được tạo ra trong đường phân đã được dung trong giai đoạn
sau mà không tạo ATP.
+ Năng lượng hóa học trong lên men vẫn tích lũy trong các liên kết hóa học của các hợp chất hữu
cơ mà không được giải phóng như trong hô hấp hiếu khí.
Câu 339: Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một
số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
Hướng dẫn

- Các tế bào nhận biết các tế bào khác bằng các chuỗi hidratcacbon trên màng sinh chất. Chuỗi
hidratcacbon thường ngắn, nhô ra phía ngoài màng. Hầu hết chuỗi hidratcacbon liên kết cộng hóa trị với
prôtêin màng tạo thành glicôprôtêin. Một số liên kết cộng hóa trị với lipit màng tạo thành các phân tử
glicolipit.
- Tính đa dạng và vị trí của các phân tử hidratcacbon trên bề mặt màng tế bào giúp cho chúng có chức
năng như những dấu chuẩn để phân biệt tế bào này với tế bào khác.
- Các hidratcacbon là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cá thể, giữa các cá thể cùng loài và
giữa các loài.
- Một số vai trò: phân loại các tế bào vào các mô và các cơ quan ở phôi động vật; cơ sở để loại bỏ các tế bào lạ
nhờ hệ thống miễn dịch; tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh...
Câu 340
a. Hai TB vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một màng đơn bao quang tế bào của nó,
trong khi vi khuẩn B được bao quanh bởi 2 màng phân tách nhau bởi một khoảng không gian hẹp chứa
peptidoglican. Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G+ và vi khuẩn nào là vi khuẩn G-?
b. Tại sao vi khuẩn G- lại có xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn vi khuẩn G+?
c. Cách hữu hiệu nhất để diệt các loại vi khuẩn đã kháng kháng sinh là gì?
d. Vi khuẩn có thể dinh dưỡng bằng cách thực bào không? Vì sao?
Hướng dẫn

a. Vi khuẩn A là vi khuẩn G+, vi khuẩn B là vi khuẩn G-.


b. Vi khuẩn G- có lớp màng ngoài LPS có khả năng ngăn cản được sự xâm nhập của kháng sinh, bảo vệ
các thành phần của TB .
c. Phage là tác nhân diệt khuẩn bằng cách phân giải chúng. Ngày nay phage được coi là tác nhân diệt
khuẩn hiệu quả. Điều này cho phép phage thay thế các chất kháng sinh trong trận chiến chống lại các
bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là các vi khuẩn đã kháng với kháng sinh truyền thống.
d. Không. Vì vi khuẩn có thành TB rất vững chắc.
Câu 341:
a. Nêu những điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa prôtêin và ADN trong tế bào sinh vật?
b. Tại sao prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng trong tế bào?
c. Insulin là một loại hooc môn có bản chất prôtêin. Nó được tổng hợp trong các tế bào β của tuyến
tụy nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia vào cơ chế điều chỉnh lượng glucôzơ trong máu. Hãy
cho biết trong tế bào β tuyến tụy, Insulin được tổng hợp và phân phối theo con đường nào để có thể
ra khỏi tế bào, đi vào máu thực hiện chức năng?
Hướng dẫn

a/
Protein AND
Thành phần C, H, O, N, S C, H, O, N, P
hóa học
Đơn phân 20 loại axit amin 4 loại nucleoti
Số bậc cấu trúc 4 bậc 2 bậc
- Mỗi phân tử gồm 1 hoặc nhiều - Mỗi phân tử gồm hai chuỗi
chuỗi polipeptit liên kết với nhau, tạo polinucleotit song song ngược chiều,
nên hình dạng không gian ba chiều liên kết với nhau bằng các liên kết H tạo
Cấu trúc không
đặc trưng (hình cầu hoặc hình sợi) nên cấu trúc xoắn đều đặn.
gian
- Cấu trúc không gian dễ bị thay đổi - Cấu trúc không gian tương đối ổn định,
dưới tác động của các nhân tố môi phân tử có độ bền tương đối.
trường.
b/ Prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng khác nhau trong tế bào là do prôtêin có tính đa dạng
cao về cấu trúc.
- Tính đa dạng về cấu trúc phân tử của prôtêin có được là do nó được cấu tạo từ 20 loại đơn phân khác
nhau và có cấu trúc nhiều bậc.
- Sự đa dạng về cấu trúc của prôtêin dẫn đến sự đa dạng về đặc tính lí hóa.
- Sự đa dạng về đặc tính lí hóa giúp cho prôtêin có thể tham gia vào rất nhiều chức năng khác nhau trong
tế bào.
c/ Con đường tổng hợp và phân phối Insulin:
- Insulin được tổng hợp nhờ các ribôxôm trên lưới nội chất hạt sau đó được đóng gói trong các túi đưa
sang bộ máy gôngi để hoàn thiện cấu trúc.
- Sau khi hoàn thiện cấu trúc, Insulin được đóng gói trong các túi xuất bào và đưa ra màng tế bào. Khi có
tín hiệu, các túi này dung hợp với màng tế bào để giải phóng Insulin ra dịch mô. Từ dịch mô, Insulin
khuếch tán vào máu để thực hiện chức năng.
Câu 342: Trả lời ngắn gọn các câu sau:
- Tế bào cơ có nhiều ti thể hơn các loại tế bào khác trong tế bào, giải thích tại sao?
- Các loại thuốc sử dụng để chữa bệnh do thực, động vật kí sinh thường ảnh hưởng đến sức khỏe
hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây bệnh, giải thích?
- Giải thích tại sao màng tế bào lại có khả năng cân bằng nội môi?
- Vì sao bơm Na+/K+ có thể giúp tế bào động vật không bị vỡ?
Hướng dẫn

- Tế bào cơ có nhiều ti thể hơn các loại tế bào khác trong tế bào, giải thích tại sao?
Vì tế bào cơ hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng ATP, ATP được tạo ra từ ti thể.
- Các loại thuốc sử dụng để chữa bệnh do thực, động vật kí sinh thường ảnh hưởng đến sức khỏe
hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây bệnh, giải thích?
Vì kháng sinh có thể tiêu diệt tế bào vi khuẩn và không gây hại cho tế bào người (tế bào nhân sơ).
Trong khi đó thuốc tiêu diệt thực vật hoặc động vật kí sinh có thể gây hại cho tế bào người vì cùng là tế
bào nhân thực.
- Giải thích tại sao màng tế bào lại có khả năng cân bằng nội môi?
Vì màng tế bào có khả năng điều chỉnh các chất ra hoặc vào tế bào nên nó có khả năng bảo toàn sự cân
bằng nội môi.
- Vì sao bơm Na+/K+ có thể giúp tế bào động vật không bị vỡ?
Vì bơm Na+/K+ giúp đưa ion Na+ ra khỏi tế bào làm cho nồng độ Na+ trong tế bào giảm. Vì vậy, lượng
nước khuếch tán vào tế bào sẽ ít hơn.
Câu 343:
a. Bào quan nào trong tế bào làm nhiệm vụ khử độc thuốc khi sau khi uống vào cơ thể. Mô tả cấu
trúc bào quan đó.
b. Phần lớn các loại thuốc điều trị bệnh trong y dược học đang sử dụng hiện nay tác động lên tế
bào của cơ thể qua màng sinh chất mà không cần phải hấp thụ vào bên trong tế bào. Theo bạn thuốc tác
lên thành phần cấu trúc nào của màng sinh chất sẽ đạt hiệu quả cao, tại sao?
Hướng dẫn

a. Bào quan đó là lưới nội chất


Cấu trúc: ER là một hệ thống màng, được tạo ra từ màng lipôprôtêit, hình thành hệ thống phức tạp các
kênh, các túi và bể chứa. Các kênh, túi và bể chứa thông với nhau hình thành nên mạng lưới ba chiều
phức tạp, phân bố khắp tế bào chất của tế bào sinh vật nhân chuẩn và liên thông với màng tế bào chất và
màng nhân.
Có 2 dạng ER:
- Mạng lưới nội sinh chất có hạt (Rough ER): gồm những túi dẹp xếp song song thành nhóm. Mặt ngoài
màng có đính các ribôxôm. Một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia nối với lưới nội chất trơn.
- Mạng lưới nội sinh chất trơn (Smooth ER) gồm các kênh hẹp nối với, không có ribôxôm. SER thông
với màng nhân, màng ti thể, màng sinh chất. SER có nhiều enzim tổng hợp lipit, enzim phân hủy chất
độc.
b. Tác động lên Pr màng vì
=> Vì protein màng thực hiện phần lớn các hoạt động của màng cũng như của tế bào nên từ lâu nó đã
được coi là đích điều trị bệnh lý tưởng trong y dược học. Bằng việc thay đổi hoạt tính của một protein
màng, một tác nhân dược học có thể ảnh hưởng tới sinh lý bên trong của tế bào mà không cần phải được
hấp thụ vào bên trong. Thực chất, tầm quan trọng của các protein màng với vai trò là các đích tác dụng
có thể được minh chứng bởi cơ chế tác dụng của phần lớn các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay.
Câu 344: Cho một mẫu mô đã bị nghiền nát. Làm thế nào để nhận biết mẫu mô đó là mô động vật hay mô
thực vật? Giải thích?
Nhỏ dung dịch KI lên mẫu mô đã bị nghiền nát, nếu cho kết quả màu xanh tím thì đó là mô thực vật, nếu
kết quả cho màu đỏ tím thì đó là mô động vật.
Hướng dẫn

- Mô thực vật chứa tinh bột. Tinh bột có 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilozo có mạch
không phân nhánh. Khi KI tan trong dịch mô có chứa tinh bột thì các phân tử iod sẽ kết hợp với amilozo ở
bên trong xoắn tạo màu xanh tím
- Mô động vật có chứa glicogen. Glicogen có mạch phân nhánh phức tạp (như amilopectin). Iod liên kết
với mạch phân nhánh nhiều của glicogen cho màu tím đỏ.
Câu 345: Đánh giá axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng xạ.
Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu phóng xạ có thể
xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào ? Cho biết chức năng của các cấu trúc đó.
Hướng dẫn

- Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó dấu phóng xạ xuất hiện ở các túi vận
chuyển của lưới nội chất hạt, rồi đến bộ máy Golgi, đến các túi vận chuyển của Golgi. Tiếp theo, dấu
phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, hoặc ở màng sinh chất, hoặc ở bên ngoài tế bào.
- Chức năng của các cấu trúc:
+ Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin và chuyển prôtêin tới bộ máy Golgi.
+ Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển prôtêin đến bộ máy Golgi.
+ Bộ máy Golgi có chức năng làm biến đổi prôtêin như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất khác nhau,
sau đó xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác.
+ Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử prôtêin đến các bào quan của
tế bào hoặc đến màng sinh chất, hoặc đưa ra bên ngoài tế bào.
+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài
tế bào, nhận biết giữa các tế bào, tạo hình dạng tế bào …
Câu 346: Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết bào quan
đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó không hoạt động
hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
Hướng dẫn
Bào quan đó là lizoxom.
- Nguồn gốc của bào quan này: từ bộ máy Gôngi
- Nếu bào quan đó không hoạt động thì cơ chất trong lizoxom không được phân giải, không phân huỷ
được các bào quan, tế bào già, tổn thương, không tái chế đuợc các sản phẩm cho tế bào, không tiêu hóa
được các phân tử lạ, tế bào lạ dẫn tới ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tế bào, cơ thể gây nên bệnh
lí. Ví dụ: bệnh Tay – Sách: không có enzim tiêu hóa lipit gây thoái hóa thần kinh, não…
- Nếu bào quan đó bị vỡ:
+ Nếu vỡ ít thì ít ảnh hưởng hoạt động tế bào: vì enzim trong lizoxom ra tế bào chất gặp môi trường
trung tính sẽ bị bất hoạt.
+ Nếu vỡ nhiều thì gây làm tan tế bào, mô gây nguy hiểm cho cơ thể.
Câu 347. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là hai loại bào
quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau ?
Hướng dẫn

- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm.
Cơ chế khử độc của hai loại bào quan:
- Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH)
vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
- Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ chất độc đến ôxi tạo ra
H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O.
Câu 348.
a. Hãy giải thích vì sao khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô sinh ở nam
giới và bệnh viêm đường hô hấp?
b. Hãy cho biết sự biến đổi cấu trúc của màng tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm sống
hiếu khí, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người thích nghi với chức năng?
Hướng dẫn
a. Khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô sinh ở nam giới và bệnh viêm
đường hô hấp:
- Sự chuyển động của tinh trùng phụ thuộc vào hệ thống vi ống cáu tạo nên đuôi của tinh trùng. Nếu hệ
thống vi ống bị hỏng thì tinh trùng không chuyển động đến ống dẫn trứng được, do đó vô sinh. Hệ thống
vi ống chính là khung xương của tế bào.
- Khi hỏng hệ thống khung xương thì các tế bào của biểu mô ở hệ thống ống dẫn khí không chuyển động
được nên không ngăn được sự xâm nhập của vi khuẩn  gây viêm đường hô hấp, viêm phổi.
b. Sự biến đổi cấu trúc của màng ở người phù hợp với chức năng:
- Tế bào vi khuẩn lam: Màng sinh chất gấp nếp vào trong tế bào chất và tách thành các túi dẹt tilacoit
(gần giống với hạt grana của lục lạp) chứa sắc tố giúp tế bào quang hợp.
- VK cố định đạm sống hiếu khí: Màng gấp nếp tạo thành dị bào nang, có thành dày ngăn cản sự xâm
nhập của oxi, chứa hệ enzim nitrogenaza tạo điều kiện yếm khí để cố định đạm. Trong khi đó, tế bào
bình thường tiến hành quang hợp tổng hợp chất hữu cơ.
- Tế bào biểu mô ruột ở người: Màng sinh chất lồi ra hình thành vi nhung mao làm tăng diện tích tiếp xúc với
chất dinh dưỡng  tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- TB biểu mô ống thận ở người: Màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô, trong các ô có chứa nhiều ty
thể giúp tế bào tăng cường trao đổi chất.
Câu 349:
a. Tiến hành thí nghiệm sau trên 2 tế bào riêng biệt. Tế bào thứ nhất bị chọc thủng màng sinh chất, tế bào
thứ hai bị chọc thủng màng nhân. Nuôi cấy 2 tế bào này trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, sau 1
thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy ra ở 2 tế bào này? Giải thích.
b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lisosome nhất?
Tại sao?
c. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H + và sự sinh tổng hợp ATP ở
ty thể. Có 2 ty thể được phân lập từ tế bào rồi được đặt vào ống nghiệm A có pH = 8. Sau đó chuyển ty thể
thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ty thể thứ hai chuyển vào ống nghiệm C có pH = 9. Sự tổng hợp
ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm nào? Tại sao?
Hướng dẫn

a/ - Sau một thời gian nuôi cấy trong môi trường thích hợp, nhận thấy tế bào thứ nhất vẫn sống còn tế bào
thứ hai bị chọc thủng màng nhân bị chết.
- Giải thích: Do tính không hàn gắn của màng nhân.
+ Màng nhân tích điện dương nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó không có khả năng thấm
Ca nên màng không được hàn gắn lại => nhân chết => tế bào chết.
2+

+ Màng sinh chất tích điện âm nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó có khả năng thấm Ca 2+ nên
màng được hàn gắn lại => tế bào sống.
b/ - Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất
- Giải thích: do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lý,
tế bào già nên chúng phải có nhiều lizoxom nhất.
c/ - Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ống nghiệm B
- Giải thích:
+ Khi đặt ty thể vào ống nghiệm A có pH = 8 thì môi trường ở xoang gian màng và chất nền ty thể có
pH = 8
+ Trường hợp 1: chuyển ty thể vào ống nghiệm B: có sự chênh lệch nồng độ giữa xoang gian màng và
chất nền ty thể, làm H+ được vận chuyển vào trong chất nền ty thể, tạo động lực thúc đẩy ATP-synthase
hoạt động tổng hợp ATP.
+ Trường hợp 2: chuyển ty thể vào ống nghiệm C: có sự chênh lệch nồng độ giữa xoang gian màng và
chất nền ty thể, làm H+ được vận chuyển từ chất nền ra xoang gian màng. Mặt khác mũ hình nấm của
ATP-synthase lại quay vào trong chất nền ty thể nên dòng H+ di chuyển từ chất nền ra xoang gian màng
không thể thúc đẩy ATP-synthase hoạt động tổng hợp ATP
Câu 350.
a. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng với các tế bào E. coli. Điều
gì xảy ra nếu bạn trung hòa pH axit trong lizôxôm thông qua ức chế bơm proton H+ bởi một chất ức chế
đặc hiệu? Giải thích.
b. Epinephrin có khả năng kích thích phân giải glicogen bằng cách hoạt hóa enzim glicogen photphorylaza
tạo glucozo nhưng khi epinephrin được bổ sung vào ống nghiệm chứa loại enzim này thì thấy phản ứng
phân giải không xảy ra. Em hãy nêu lí do khiến thí nghiệm trên không thực hiện được. Biết hoạt tính của
enzim trên và epinephrin vẫn bình thường.
Hướng dẫn

a. Lizoxom của đại thực bào không thể thực bào tế bào vi khuẩn E. coli hoặc có thể thực bào nhưng không
tiêu hóa được.
Giải thích: Do các enzim trong lizoxom hoạt động trong môi trường pH axit nên khi trung hòa pH axit và
ức chế hoạt động bơm thì pH của lizoxom vẫn duy trì ở pH trung tính, các enzim đều bị bất hoạt.
b. - Epinephrin không trực tiếp tương tác với enzim xúc tác phản ứng phân giải glicogen.
- Thiếu thụ thể tiếp nhận epinephrin trên màng sinh chất nên con đường truyền tín hiệu xúc tác phản ứng
không diễn ra.
Câu 351.
a. Em hãy tự thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh vai trò của nhân tế bào.
b. Nếu tế bào bị mất nhân thì tế bào đó có lập tức ngưng mọi hoạt động sinh tổng hợp các chất ngay hay
không? Tại sao?
Hướng dẫn
a. - Cắt amip thành 2 phần, 1 phần chứa nhân, 1 phần không chứa nhân
- Cả 2 phần co tròn lại và màng sinh chất khối phục bao kín tế bào chất:
+ Phần có nhân tăng trưởng phát triển bình thường và sinh sản bình thường bằng cách nhân đôi
+ Phần không nhân có thể tồn tại thêm 1 thời gian rồi chết
- Thí nghiệm này chứng tỏ: nhân kiểm soát hoạt động sống của tế bào và mang thông tin di truyền để
truyền cho các tế bào con khi phân bào
b. - Nếu tế bào bị mất nhân thì các hoạt động sinh tổng hợp vẫn còn tồn tại một tại 1 thời gian rồi mới mất
đi là nhờ các quá trình tổng hợp protein vẫn duy trì được trong tế bào mất nhân do:
+ Trong tế bào chất còn có dự trữ mARN là loại ARN mang thông tin cần thiết để tổng hợp nên protein
+ Trong tế bào chất có các đơn vị di truyền độc lập như ti thể, lục lạp có khả năng chứa thông tin đủ để
tổng hợp một số enzim nào đó.
Câu 352: Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được tách ra từ mô người
bệnh ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein phân chia không ngừng. Hãy bố trí thí nghiệm dùng 2
loại tế bào này chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
Hướng dẫn
Đưa nhân bị bất hoạt của tế bào hồng cầu gà vào tế bào chất của tế bào ung thư Hela.
→ Kết quả : Tế bào mới được tổ hợp này vẫn tiếp tục sinh trưởng và phân chia.
- Giải thích: tế bào Hela ở mô người bệnh ung thư phân chia không ngừng do sự biến đổi trong vật chất di
truyền . Nhưng trao đổi chất của tế bào cũng đóng vai trò rất quan trọng nó góp phần gây nên quá trình
phân bào mất kiểm soát. Do đó bệnh ung thư còn được xem là một bệnh về chuyển hóa chứ không chỉ là
bệnh di truyền đơn thuần. Các nhân tố hoạt hóa gen trong tế bào chất của tế bào Hela như HDACs với số
lượng rất lớn gây ảnh hưởng mạnh đến quá trình tăng trưởng và chết của tế bào. Ngoài ra những thay đổi
trong ty thể của tế bào ung thư sẽ tiếp tục thúc đẩy các tế bào tăng trưởng và phân chia ngay cả khi nhân tế
bào ung thư được thay thế bằng nhân hồng cầu gà vốn bị bất hoạt.
- Khi một nhân tế bào hồng cầu của gà được hợp nhất với tế bào ung thư ở người, một dị tế bào được hình
thành với hai nhân có nguồn gốc khác nhau trong một tế bào chất thông thường. Phân tích tế bào soma
lai này ta thấy rằng nhân tế bào hồng cầu được nhanh chóng kích hoạt lại bởi các nhân tố hoạt hóa gen
trong tế bào chất của tế bào Hela nên có khả năng tổng hợp AND và ARN. Bằng các phương pháp miễn
dịch ta có thể phát hiện việc hình thành các kháng nguyên cụ thể của gà trong tế bào lai soma .
Thí nghiệm này đã cho thấy mối liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất. 
Câu 353. Điểm giống và khác nhau tế bào động vật và tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống và khác
nhau?
Hướng dẫn
Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực, có đủ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân đã
có màng nhân .
Trong tế bào chất có cùng các bào quan như: ty thể, lưới nội chất, bộ gongi, ...
Khác nhau:
Tế bào động vật Tế bào thực vật
- Chỉ có màng sinh chất không có thành - Bên ngoài màng sinh chất có thành xenlulôzơ
xenlulôzơ.
- Không có lục lạp , hóa dị dưỡng - Có lục lạp , quang tự dưỡng
- Chất dự trữ là glycôgen - Chất dự trữ là tinh bột
- Có trung tử - Không có trung tử
- Ít có không bào - Hệ không bào phát triển và giữ vai trò quan trọng.
- Phân bào có sao và phân chia tế bào chất - Phân bào không có sao và phân chia tế bào chất
bằng eo thắt trung tâm bằng xuất hiện vách ngăn ngang ở trung tâm.

Ý nghĩa: Cùng thực hiện chức năng chung của cơ thể: đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
sống; Động vật và thực vật có nguồn gốc chung.
Thực vật có lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, sống tự dưỡng; Còn động vật có khả
năng di chuyển, vận động tìm mồi, sống dị dưỡng, sinh giới đã tiến hóa theo hai hướng thực vật tự dưỡng
và động vật dị dưỡng.
Câu 354. Điểm khác nhau tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Đại diện Vi khuẩn, vi khuẩn lam Nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật
Kích thước Bé ( 1 – 10 micromet) Lớn ( 10 – 100 micromet)
Cấu tạo Đơn giản Phức tạp
Vật chất di ADN mạch kép , trần, xoắn vòng, kín, ADN mạch kép dạng sợi thẳng, kết hợp
truyền nằm phân tán trong tế bào chất. với protein histon tạo nên cấu trúc NST
có trong nhân tế bào.
Nhân Chưa có nhân chính thức, chưa có Có nhân chính thức, có màng nhân để
màng nhân để ngăn cách giữa nhân và ngăn cách giữa nhân và tế bào
tế bào chất, gọi là thể nhân nằm trong chất.Trong nhân chứa chất nhiễm sắc và
khối tế bào chất. dịch nhân.
Các bào quan Chỉ có bào quan đơn giản: ribôxôm, Chứa đầy đủ các bào quan có màng bao
mêzôxôm, hạt sắc tố, hạt dự trữ. bọc: ty thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ
gôngi,..
Phân bào Sự phân đôi (trực phân) Phân bào có thoi phân bào (gián phân)
Cấu tạo của Cấu tạo đơn giản từ protein flagein Cấu tạo từ vi ống phức tạp kiểu 9 + 2.
lông, roi

Câu 355: Giải thích sự hợp lý trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân thực? Vì sao
tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự nhiên có thể
làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
Hướng dẫn
 Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc có liên quan chặt chẽ
đến sự gia tăng kích thước tế bào.
- Tế bào nhân thực chứa nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau nên kích thước lớn
đảm bảo cho tế bào có khả năng chứa được các bào quan.
- Sự xoang hoá đảm bảo tổng diện tích màng lớn  đáp ứng được nhu cấu trao đổi chất của tế bào
nhân thực mặc dù kích thước, tỉ lệ S/V nhỏ.
- Kích thước tế bào lớn thì nhu cầu trao đổi chất tăng, cần nhiều loại enzim khác nhau  Sự xoang
hoá tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau phù hợp cho hoạt động của từng enzim.
 Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm
giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng
cần nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm
hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin
hoá học.
 Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì
những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn.
Câu 19: Nêu cấu trúc, chức năng của mạng lưới nội chất, tại sao tế bào gan người có mạng lưới nội
chất phát triển? Khi nào tế bào gan của người có hệ thống lưới nội chất trơn tăng bất thường?

Lưới nội chất là hệ thống màng đơn gồm các ống, xoang dẹt thông với nhau . Có 2 dạng
Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn
Cấu Kích thước các xoang lớn, mặt ngoài Kích thước các xoang bé hơn, mặt ngoài không đính
trúc đính các ribôxôm nhờ protein ri bo forin các ribôxôm nên trơn nhẳn
Vận chuyển nội bào: tập trung vận chuyển các chất từ ngoài môi trường vào tế bào chất và từ
bào quan này sang bào quan khác
Chức
Tồng hợp protein cung cấp cho bào Tổng hợp lipit , tổng hợp phân giải glicogen, khử độc
năng
quan, cấu trúc màng sinh chất, hoặc tập trung và chuyển hóa các độc tố . Tập trung ion
đóng gói tiết ra ngoài canxi quan trọng trong hoạt động sinh lý tế bào
 Giải thích:
- Gan là nơi tổng hợp hầu hết các loại protein của máu nên có mạng lưới nội chất hạt phát triển.
- Gan còn là nơi khử các độc tố được tạo ra từ trao đổi chất hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể nên có
mạng lưới nội chất trơn phát triển.
- Khi tế bào gan bị đầu độc thì lưới nội chất trơn phát triển mạnh tạo ra nhiều enzim giải độc..
Câu 356: Nêu cơ chế truyền đạt thông tin qua màng tế bào. Các loại phân tử tín hiệu như ơstrogen,
testosteron, insulin phù hợp với loại thụ thể nào trên màng? Vì sao?
Hướng dẫn
Màng thu nhận thông tin nhờ các thụ quan protein hay glicoprotein đặc trưng trong màng .
Các thụ quan có thể thay đổi hình thù không gian và liên kết đặc trưng với các chất mang tín hiệu thông
tin được gọi là chất gắn hay ligand. Khi chất mang thông tin gắn vào thụ quan đặc hiệu tạo nên phức hệ
thụ quan –ligand. thì thụ quan này sẽ phát động các hiệu ứng sinh lý như : Mở kênh vận chuyển ion -
kích hoạt enzym trên màng tế bào - hoạt hóa enzym trong dây chuyền trao đổi chất - truyền tín hiệu vào
trong tế bào để hoạt hóa gen trong nhân .
 Nếu các ligand là những chất hòa tan trong nước không thể trực tiếp vận chuyên qua lớp
photpholipit thì sự thu nhận thông tin phải nhờ các thụ quan trên màng Các thụ quan này gồm :
+ Thụ quan liên kết với proteinG: Mỗi loại thụ quan chỉ liên kết với chất gắn đặc trưng của mình
theo hai cơ chế :
Cơ chế trực tiếp : Ligand liên kết với thụ quan màng tạo phức hợp ligand – thụ quan , phức
hợp này hoạt hóa protein G => phát động chuỗi phản ứng chức năng của tế bào
Gián tiếp qua chất thông tin thứ hai: phức hợp ligand – thụ quan hoạt hóa protein G , Protein
G hoạt hóa enzym ađêninxiclaza hoặc enzym kinaza làm sản sinh ra AMP vòng ( ađênozin mono
photphat), AMP vòng kích hoạt các phản ứng chức năng của tế bào
+ Thụ quan tirôzinkinaza: có chức năng như enzym xúc tác chuyển nhóm photphat ( cóhoạt tính
kinaza) . Thụ quan tirôzinkinaza có thể gắn với nhiều loại chất khác nhau , phát động nhiều kiểu phản
ứng khác nhau đặc biệt là phản ứng điều hòa sinh trưởng và sinh sản của tế bào
+ Thụ quan kênh ion : Là thụ quan đồng thời là kênh ion có “cổng ”. Khi thụ quan liên kết với
chất gắn => thay đổi cấu hình cổng => cổng mở => vận chuyển ion qua màng . Có vai trò quan trọng
trong dẫn truyền xung thần kinh qua xinap
 Nếu ligand là chất hòa tan trong lipit chúng sẽ đi qua màng rồi liên kết với các thụ quan nội bào =>
đi vào nhân , hoạt hóa các gen
 Ơstrogen,testosteron là các hoocmon steroit, tan trong lipit nên có thể đi qua lớp kép photpholipit
 thích hợp với thụ thể là protein trong tế bào.
Insulin là protein kích thước lớn nên không qua màng  thích hợp với thụ thể là protein trên màng
sinh chất.
Câu 357: Vì sao nói AMP vòng là chất truyền tin thứ hai? Vai trò và cơ chế hoạt động của AMP vòng?
Hướng dẫn
- Vì AMP vòng không nhận trực tiếp thông tin từ chất tín hiệu mà nhận thông tin từ chất truyền tin thứ
nhất.Vai trò: AMP vòng là chất khuếch đại thông tin của chất truyền tin thứ nhất.
- Cơ chế hoạt động: chất truyền tin thứ nhất (VD : hooc môn) kết hợp với thụ thể đặc hiệu trên màng
sinh chất của tế bào đích gây kích thích hoạt hoá enzim adenylylcyclaza, sau đó enzim này xúc tác cho
chuyển hóa phân tử ATP chuyển thành thành AMP vòng, tiếp đó AMP vòng hoạt động làm thay đổi một
hay nhiều quá trình photphorin hoá (hay hoạt hoá chuỗi enzim), nhờ vậy làm tín hiệu ban ðầu ðýợc
khuếch ðại lên nhiều lần.
Câu 357: Nêu cơ chế và con đường vận chuyển nước qua màng sinh chất? Trong các chất CO2 , gluco zơ,
Na+ , rượu etylic, insulin chất nào dễ dàng khuếch tán qua màng mà không chịu sự kiểm soát của màng?
Tại sao? Trong thí nghiệm thẩm thấu, cần sử dụng chất tan thế nào để chứng minh nước có đi qua màng?
Hướng dẫn
 Cơ chế: thẩm thấu là từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp (nồng độ chất tan thấp, thế nước cao) đến
nơi có ASTT cao (nồng độ chất tan cao, thế nước thấp)
 Các con đường:
- Qua kênh protein.
- Trực tiếp qua lớp photpholipit kép (do có kích thước nhỏ)
 CO2, rươu etylic là chất có kích thước nhỏ nên 2 chất này dễ dàng khuếch tán qua lớp photpholipit
kép.
Ion Na+ là chất mang điện, glucozo là chất phân cực nên không thể đi qua lớp photpholipti mà chỉ
có thể qua kên protein màng.
Hoocmon insulin là loại protein nên không thể khuếch tán qua màng mà chỉ có thể đi qua màng
nhở sự biến dạng của màng (nhập bào, xuất bào).
 Sử dụng chất tan không có hoạt tính thẩm thấu (không qua màng)
Câu 358:
a. Phân biệt các loại protein có chức năng vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
b. Hình vẽ dưới đây cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng:

Hãy cho biết 1, 2, 3 có thể là chất gì? Nêu cơ chế vận chuyển chất đó qua màng tế bào?

Hướng dẫn
a. Các loại protein vận chuyển:
- Chất mang: Là loại protein vận chuyển khi liên kết với chất vận chuyển đặc hiệu nó sẽ bị biến đổi cấu
hình để có thể vận chuyển được chất mang ra vào tế bào.
- Kênh: Là loại protein tạo nên kênh (lỗ ) trên màng phù hợp với chất vận chuyển nhất định. Khi chất
được vận chuyển có kích thước hoặc điện tích phù hợp sẽ được di chuyển qua kênh.
- Cổng: Là một loại kênh protein vận chuyển nhưng được điều khiển đóng mở bằng các tín hiệu hóa học
hay tín hiệu điện.
- Bơm: Là loại protein vận chuyển chỉ vận chuyển được các chất khi được cung cấp năng lượng (ATP).
b. Vận chuyển chất qua màng:
(1) : Có thể là các phân tử bé như : O2, CO2, NO. . .
(2) : Có thể là Na+, K+, Ca2+. . .
(3) : Có thể là glucôzơ, axit amin Na+, K+. . .
Cơ chế vận chuyển các chất đó :
(1), (2) : Vận chuyển thụ động theo cơ chế khuếch tán vật lí của chất tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi
có nồng độ thấp.
(1) : Khuếch tán xảy ra trực tiếp qua lớp lipit kép, không chọn lọc.
(2) : Khuếch tán nhanh qua kênh prôtêin màng, có chọn lọc.
(3) : Vận chuyển chủ động có tiêu dùng năng lượng ATP nhờ prôtêin đặc hiệu của màng tế bào.
Câu 359: Phân biệt chức năng của prôtêin bám màng và prôtêin xuyên màng.
Hướng dẫn
- Prôtêin bám màng: mặt ngoài và mặt trong.
+ Mặt ngoài  tín hiệu nhận biết các tế bào, ghép nối các tế bào với nhau.
+ Mặt trong  xác định hình dạng tế bào và giữ các prôtêin nhất định vào vị trí riêng.
- Prôtêin xuyên màng có chức năng:
+ Chất mang  vận chuyển tích cực các chất ngược građien nồng độ.
+ Tạo kênh  dẫn truyền các phân tử qua màng.
+ Thụ quan  dẫn truyền thông tin vào tế bào.
Câu 360: Trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật (co và phản co nguyên sinh):
a. Thành phần cấu trúc nào của tế bào đóng vai trò chính trong quá trình đó? Tại sao?
b. Tế bào thực vật có thể bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương hay không? Tại sao?
Hướng dẫn
a. Không bào, vì nó chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào, dịch tế bào luôn có một áp
suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
b. Không bị phá vỡ, vì khi nước vào tế bào, không bào lớn lên, ép chất nguyên sinh vào thành tế
bào làm cho thành tế bào sinh ra sức chống lại để giữ cho tế bào có kích thước ổn định, không bị phá vỡ.
Đó chính là áp suất trương nước hay sức căng trương nước. Đây chính là đặc điểm của tế bào có vách
xenlulô.
Câu 361: Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức năng: dung hợp
màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Hướng dẫn
* Dung hợp màng:
- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn quay vào nhau, đầu ưa nước
quay ra ngoài). Tính kị nước của lớp kép phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín.
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành màng kín, còn phần tách ra
hình thành túi tiết kín.
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ dàng hòa nhập thành một.
- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand – chất gắn) hoặc từ môi
trường trong (protein tương thích trên màng túi tiết), khởi động quá trình biến dạng màng.
* Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử của khối chất nền ngoại bào ở
mặt ngoài màng.
- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với một phân tử chất nền ngoại
bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên trong
của protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền thông tin vào bên trong tế
bào.
Câu 162: Nêu các thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào (màng sinh chất) theo mô hình khảm động
và giải thích từng thành phần đó có những chức năng gì? Vì sao nói cholesteron có tính đệm nhiệt?
Hướng dẫn
*Các thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất và chức năng của từng thành phần
+ Photpholipit là chất không phân cực do đó nó không cho các chất tan trong nước cũng như các chất tích
điện đi qua.
+ Prôtêin của màng có thể là enzym, các kênh vận chuyển các chất, là các thụ thể . . .
+ Cacbonhydrat chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với prôtêin hoặc lipit tạo nên dấu chuẩn
đặc trưng riêng cho từng loại tế bào.
+ Cholesteron có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.
* Cholesteron có tính đệm nhiệt vì:
+ Cholesteron cản trở việc bó chặt của photpholipit khi ở nhiệt độ thấp nên tính lỏng của màng được duy
trì.
+Khi ở nhiệt độ cao Cholesteron lại hạn chế sự dịch chuyển của photpholipit duy trì ổn định cấu trúc
màng.

Câu 361: Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A,B,C,D và E) dưới đây.
(1)
(4)
(3) (3) (3)

(2)
(3)

(a) (b) ATP


(3)
(D) (E)
(A) (B) (C)

a) Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên.
b) Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của protein trong màng sinh chất.
Hướng dẫn
1a. Chú thích hình: 1= photpholipit, 2= cácbonhidrat (hoặc glicoprotein), 3=protein xuyên màng,
4= các chất tan hoặc các phân tử tín hiệu.
b. chức năng của các protein xuyên màng tương ứng ở mỗi hình:
Hình A và B: các protein xuyên màng hoặc protein – gluco (glico protein), làm chức năng ghép nối
và nhận diện các tế bào.
Hình C; protein thụ quan (thụ thể) bề mặt tế bào làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để
truyền vào bên trong tế bào
Hình D: protein làm chức năng vận chuyển (hoặc kênh) xuyên màng.
Hình E: enzim hoặc protein định vị trên màng theo trình tự nhất định (các protein tham gia các con
đường truyền tín hiệu nội bào theo trật tự nhất định).
Câu 362: Mức độ no của các axit béo của photpholipit màng khác nhau như thế nào ở thực vật thích nghi
với môi trường lạnh và thực vật thích nghi với môi trường nóng?
Hướng dẫn
-Thực vật thích nghi với môi trường lạnh sẽ có nhiều acid béo không no trong màng hơn vì chúng duy trì
trạng thái lỏng ở nhiệt độ thấp.
-Thực vật thích nghi với môi trường nóng sẽ có nhiều acid béo no hơn, chúng cho phép các acid béo xếp
chặt hơn làm cho màng kém lỏng và nhờ đó chúng được nguyên vẹn ở nhiệt độ cao.

Câu 363: Tế bào bạch cầu có khả năng bắt và tiêu hóa (phân giải) vi khuẩn. Chức năng này được thực
hiện bằng phương thức nào? Mô tả hoặc vẽ hình minh họa.
Hướng dẫn
Bằng phương thức thực bào.
Mô tả hoặc vẽ hình minh họa:
- Hình thành chân giả hoặc bao lấy vi khuẩn.
- Tạo bóng thực bào liên kết với lizoxôm.
- Vi khuẩn bị tiêu hóa (phân giải) bởi các enzim có trong lizoxom.
Câu 364: Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường vận chuyển các chất qua màng tế bào:

a. Hãy ghi chú thích cho các số 1, 2, 3, 4, 5.


b. Sự vận chuyển các chất theo con đường (1) và (2) có gì khác nhau?
c. Cho ví dụ minh họa cho con đường (3), (4).
d. Con đường (5) có thể diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn
a. Chú thích: 1. Khuếch tán; 2. Khuếch tán nhanh có chọn lọc; 3. Vận chuyển đồng cảng; 4. Vận
chuyển đối cảng; 5. Biến dạng màng (xuất nhập bào).
b.
Con đường 1 Con đường 2
- Vận chuyển các phân tử nhỏ, hay các ion nhỏ - Vận chuyển các chất một cách chọn lọc nhờ
qua lớp kép phôtpholipit. . . các kênh chuyên hóa.
- Không mang tính chọn lọc - Mang tính chọn lọc, có thể cần năng lượng
c. Ví dụ minh họa cho con đường (3) và (4).
d. Con đường (5) có thể diễn ra: Thực bào hay ẩm bào.
Câu 365: Dựa vào đặc điểm cấu trúc của màng tế bào (màng sinh chất), hãy cho biết:
a. Những chất nào có thể đi qua lớp phôtpholipit kép nhờ sự khuếch tán?
b. Các đại phân tử như prôtêin, các ion có thể qua màng tế bào bằng cách nào?
Hướng dẫn
a. Những chất tan trong lipit, chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực.
b. Các đại phân tử prôtêin có kích thước lớn qua màng tế bào bằng cách xuất bào, ẩm bào hay thực
bào.
c. Các ion có thể đi qua màng tế bào nhờ các kênh prôtêin:
- Có thể khuếch tán qua kênh (theo chiều Gradien nồng độ).
- Có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh ngược chiều Gradien nồng độ.
Câu 365:
a. Trong cấu trúc màng sinh chất, những thành phần nào đã quyết định nên tính linh hoạt của màng
sinh chất?
Hướng dẫn
a. Tính linh hoạt của màng sinh chất do lớp kép lipit, protein, glucolipit, glicoproteit quy định.
* Tính linh hoạt của lớp kép photpholipit
- Do sự phân bố của các phân tử photpholipit ở trạng thái no và chưa no
+ Nếu các phân tử photpholipit ở trạng thái no  màng nhớt.
+ Nếu các phân tử photpholipit ở trạng thái chưa no  màng lỏng.
- Do sự chuyển động của các phân tử photpholipit
+ Chuyển động chuyển chỗ
+ Chuyển động co dãn
* Tính linh hoạt của các protein màng
- Các phân tử protein có khả năng chuyển động quay và chuyển chỗ trong màng.
* Tính linh hoạt của màng do sự phân bố của các phân tử cholesterol
Hàm lượng cholesterol tăng thì màng trở nên cứng rắn.
Câu 366: Tại sao tế bào hồng cầu cũng như các tế bào khác trong cơ thể người lại không bị vỡ do thấm
nhiều nước?
Hướng dẫn
Nguyên nhân do nồng độ chất tan của môi trường trong cơ thể và nồng độ chất tan trong tế bào hồng cầu
như nhau nên lượng nước vào trong tế bào và lượng nước ra khỏi tế bào là ngang nhau nên tế bào không
bị vỡ ra
Câu 367: Tại sao khi xào rau, rau thường bị quắt lại? Làm thế nào để rau xào không bị quắt lại mà vẫn
xanh?
Hướng dẫn
Khi xào rau, do tính thẩm thấu, nước ra khỏi tế bào làm rau quắt lại nên rau dai, không ngon. Để
tránh hiện tượng này, ta nên chia ra xào từng ít một, không cho mắm muối ngay từ đầu, đun to lửa để
nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài cọng rau "cháy" ngăn cản nước thẩm thấu ra
bên ngoài. Do vậy nước vẫn giữ lại trong tế bào làm rau không bị quắt nên vẫn giòn ngon. Trước khi cho
ra đĩa mới tra mắm muối như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu nước từ tế bào ra ngoài.
Câu 368 :Tại sao các phân tử nước cần protein vận chuyển để nhanh chóng qua màng với số lượng lớn?
Hướng dẫn
Vì nước là phân tử phân cực nên nó không thể nhanh chóng đi qua vùng kị nước ở giữa lớp kép
phospholipid.
Câu 369: Aquaporin không cho ion hydronium đi qua. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy vai
trò của một số aquaporin trong quá trình chuyển hóa chất béo, trong đó chúng cho glyxerol và nước đi
qua. Hydronium có kích thước gần với nước hơn glyxerol, vậy cơ sở của tính chọn lọc này là gì?
Hướng dẫn
Ion hydronium tích điện, còn glycerol thì không. Sự tích điện là quan trọng hơn kích thước phân tử để
làm cơ sở cho sự loại bỏ đó bởi kênh aquaporin.
Câu 370: Khi tế bào sinh trưởng, màng tế bào mở rộng. Quá trình đó có sự tham gia của hiện tượng nhập
bào hay xuất bào? Giải thích?
Hướng dẫn
Xuất bào. Khi túi vận chuyển kết hợp với màng tế bào thì màng túi trở thành một phần của màng tế bào.
Câu 371: Glucose, glixerol, nước, Ca2+, O2, vitamin D, cooctizon, NO, vi khuẩn, testosteron được vận
chuyển qua màng tế bào theo con đường nào?
Hướng dẫn
-Glucose, Ca vận chuyển qua kênh protein
2+

-Glixerol, O2, vitamin D, cooctizon, NO, testosteron vận chuyển trực tiếp qua lớp kép photpholipit.
-Nước vận chuyển qua kênh protein aquaporin
-vi khuẩn vận chuyển bằng phương thức xuất, nhập bào
Câu 372:
a. Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và côlesterol khác
nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều côlesterol so với màng tế bào
phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này.
b. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải đi qua màng tế bào thì họ thường gắn vào
thuốc nhóm methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi thiết kế thuốc cần
hoạt động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua
màng vào trong tế bào. Giải thích.
Hướng dẫn
a.
-Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no. Phần gần móng tiếp xúc
trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao.
- Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính linh động của
màng
b.
-Màng tế bào là màng phôtpholipit: đầu ưa nước hướng ra ngoài, đầu kị nước quay vào trong và hướng
vào nhau  chất kị nước đi qua màng dễ dàng, chất ưa nước khó đi trực tiếp qua màng.
-Thuốc bị gắn thêm nhóm –CH3 là nhóm chức kị nước nên thuốc sẽ có tính chất kị nước  dễ dàng qua
lớp phôtpholipit kép vào trong tế bào.
-Thuốc bị gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính ưa nước nên khó đi qua màng tế bào  hoạt động bên ngoài
tế bào.
Câu 373: Lông và roi ở vi khuẩn khác với lông và roi ở động vật đơn bào ở những đặc điểm nào?
Hướng dẫn

Lông và roi của vi khuẩn khác lông và roi ở động vật đơn bào ở những điểm sau:
- Lông và roi của vi khuẩn có cấu trúc đơn giản chỉ gồm protein flagelin kết hợp tạo thành
- Lông và roi của tế bào động vật có cấu trúc phức tạp kiểu 9+2 nghĩa là có cấu trúc hình ống gồm 9
nhóm vi ống ngoại vi và 2 nhóm vi ống trung tâm tạo thành. Các vi ống được cấu tạo từ protein tubulin.
Câu 374: Khung xương của tế bào bao gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần? Em hãy
cho biết 2 loại bệnh ở người liên quan đến từng thành phần của hệ thống khung xương khi bị hư hỏng?
Hướng dẫn

- Khung xương tế bào bao gồm các thành phần là vi ống, vi sợi và sợi trung gian
- Vai trò:
+ Vi ống:
/ Duy trì hình dạng tế bào (xà chống nén)
/ Vận động tế bào (lông rung hoặc roi)
/ Chuyển động của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào (sao và thoi phân bào)
/ Chuyển động của các bào quan
+ Vi sợi:
/ Duy trì hình dạng tế bào (các yếu tố chịu lực căng)
/ Thay đổi hình dạng tế bào
/ Co cơ
/ Dòng tế bào chất trong tế bào
/ Vận động tế bào (như chân giả)
/ Phân chia tế bào (hình thành rãnh phân cắt)
+ Sợi trung gian:
/ Duy trì hình dạng tế bào (các yếu tố chịu lực căng)
/ Neo giữ nhân và một số bào quan khác
/ Hình thành các phiến lót màng nhân
-Hai bệnh ở người liên quan tới hỏng hệ thống khung xương tế bào:
+ Trường hợp nam giới bị nhiễm độc dẫn tới hệ thống vi ống tạo nên đuôi tinh trùng bị hỏng (không
chuyển động trong ống dẫn trứng) dẫn tới vô sinh
+ Trường hợp hư hỏng các lông của tế bào biểu mô ống dẫn khí làm cho tế bào lông không chuyển động,
không tạo nên dòng chảy để đẩy vi khuẩn và bụi bẩn ra ngoài có thể gây nhiễm trùng, viêm phổi.
Câu 375: Những thành phần hóa học nào của màng sinh chất giúp nó thực hiện được các chức năng: dung
hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Hướng dẫn

* Dung hợp màng:


- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn quay vào nhau, đầu ưa nước
quay ra ngoài). Tính kỵ nước của lớp kép phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành màng kín, còn phần tách ra
hình thành túi tiết kín.
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ dàng hòa nhập thành một.
- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand – chất gắn) hoặc từ môi
trường trong (protein tương thích trên màng túi tiết), khởi động quá trình biến dạng màng.
* Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử của khối chất nền ngoại bào ở
mặt ngoài màng.
- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với một phân tử chất nền ngoại
bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên trong
của protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền thông tin vào bên trong tế
bào.
Câu 376: Bằng những cách nào đã tạo ra màng các bào quan trong tế bào nhân thực?
Gợi ý đáp án:
Sự tạo nên các bào quan có cấu tạo màng ở tế bào nhân thực có thể được hình thành bằng 2 con đường
chủ yếu :
+ Do sự phân hoá của màng sinh chất vào khối tế bào chất (VD hình thành mạng lưới nội chất).
+ Do sự cộng sinh của tế bào nhân sơ với tế bào (VD ti thể, lục lạp). Ti thể là kết quả cộng sinh của một
dạng vi khuẩn hiếu khí với tế bào. Lục lạp là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn lam với tế bào.
Câu 377: Một loài VK có thể sử dụng etanol và axetat là nguồn cacbon duy nhất trong quá trình sinh
trưởng. Tốc độ hấp thụ ban đầu của 2 loại hợp chất này được trình bày trong bảng sau:
Nồng độ cơ chất Tốc độ hấp thu
M Chất A Chất B
0,1 2 18
0,3 6 46
1,0 20 100
3,0 60 150
10,0 200 182

a. Vẽ đồ thị biểu diễn tốc độ hấp thụ ban đầu và nồng độ 2 chất trên.
b. Dựa vào đồ thị đã vẽ hãy cho biết: Sự vận chuyển 2 chất A và B qua màng theo cách nào? Trong 2
chất A và B chất nào là etanol, chất nào là axetat.
Hướng dẫn

Tốc độ hấp thụ


B

A
Thời gian
b.Sự hấp thụ chất B cho thấy tốc độ hấp thụ tăng cùng với nồng độ, đến 1 giai đoạn sự hấp thụ không tăng
ngay cả khi tăng nồng độ cơ chất. Như vậy, chất B được vận chuyển qua kênh protein, sự vận chuyển B
không tăng khi bão hòa kênh.
Sự hấp thụ chất A : tốc độ hấp thu phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ chất tan. Như vậy, chất A được
khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit kép của màng mà không cần qua kênh protein xuyên màng.
A là etanol còn B là axetat. Vì : etanol là chất có phân tử nhỏ, không tích điện nên có thể khuếch tán qua
lớp kép photpholipit của màng. B là axetat CH3COO- chất tích điện nên khó khuếch tán qua lớp kép
photpholipit vì lớp kép photpholipit có đuôi kị nước.
Câu 378 : Trong cơ thể động vật, 2 tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trong tế bào ?
Nêu 1 số vai trò quan trọng của việc nhận biết tế bào trong hoạt động sống của sinh vật.
Hướng dẫn

Các tế bào nhận biết các tế bào khác thông qua các chuỗi hidrocacbon trên màng tế bào. Chuỗi
hidrocacbon thường ngắn, nhô ra phía ngoài màng, hầu hết có liên kết với protein màng thành
glicoprotein, một số liên kết cộng hóa trị với lipit màng tạo thành glicolipit.
Tính đa dạng và vị trí của các phấn tử hidrocacbon trên màng giúp như các dấu chuẩn để nhận biết các tế
bào.
Các hidrocacbon là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng 1 cá thể, giữa các cá thể của cùng loài, giữa
các loài khác nhau.
Một số vai trò quan trọng :
- Phân loại các tế bào, các mô, cơ quan động vật.
- Là cơ sở loại bỏ các tế bào lạ nhờ hệ thống miễn dịch.
- Tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh.

Câu 379 : Màng tế bào được tổng hợp mạnh nhất khi nào ? Nhờ những bào quan nào ?
Gợi ý đáp án :
Màng tế bào được tổng hợp mạnh nhất là trước lúc phân bào, khi bào tương được sinh tổng hợp thì màng
tế bào cũng được tổng hợp đủ cho hai tế bào con. Bào quan trực tiếp tổng hợp nên màng mới là lưới nội
sinh chất. Màng lipit do màng lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp, prôtêin màng do các riboxom bám
trên lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp. Nguồn gluxit lấy từ bào tương và một phần không nhỏ do các túi
gôngi cung câp thông qua các túi tiết và các túi thải chất cặn bã.
Ngoài ra, màng sinh chất thường xuyên bị thu nhỏ lại vì phải tạo nên các bóng nhập bào do hiện tượng
ẩm bào hoặc thực bào. Để bù lại thường xuyên tế bào có các túi tiết và túi thải cặn bã, khi đã đưa hết nội
dung ra ngoài rồi thì phần vỏ túi ở lại và hòa nhập vào màng tế bào.
Câu 380:
a. Hãy mô tả tiến trình thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật khác nhau để chứng minh các
phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di chuyển hay không.
b. Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động loại prôtêin
nào của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích. (Đề thi HSG QG năm 2011)
Hướng dẫn
a. Trước tiên người ta phải đánh dấu protein màng của hai loài khác nhau sao cho có thể phân biệt được
chúng (đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hoặc bằng chất phát quang), sau đó cho các tế bào của hai loài tiế
p xúc và dung hợp với nhau (nhờ sự trợ giúp của các chất nhất định).
Sau từng khoảng thời gian một, quan sát các dấu chuẩn của từng loài trên "tế bào lai" dưới kính hiển vi.
Nếu protein màng của các loài đan xen với nhau trên tế bào lai thì chứng tỏ các prôtêin màng đã dịch
chuyển. Tuy nhiên, nếu các protein của từng loài không pha trộn vào nhau mà vẫn nằm ở hai phía riêng
biệt của tế bào lai thì ta vẫn chưa thể kết luận chắc chắn là protein màng không di chuyển. Vì protein của
cùng một loài có thể vẫn di chuyển trong loại tế bào đó nhưng khó có thể di chuyển sang màng tế bào của
loài khác.
b. Tế bào niêm mạc dạ dày tạo ra axit HCl bằng cách có một số bơm H + (bơm proton) và một số khác
bơm Cl- vào trong dạ dày để rồi các ion này kết hợp với nhau tạo ra HCl trong dịch vị dạ dày.
Nếu vì lý do nào đó việc tiết các ion này tăng lên quá mức sẽ khiến cho dạ dày bị dư thừa axit và bị
loét. Do vậy, chúng ta có thể dùng thuốc ức chế các bơm proton trên màng sinh chất để giảm bớt axit của
dạ dày.
Câu 381: Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh prôtêin có
những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép?
(Đề thi HSG QG năm 2013)
Hướng dẫn

Khuếch tán qua kênh protein có tính đặc hiệu cao hơn so với khuếch tán qua lớp phôtpholipit. Mỗi
kênh protein thông thường chỉ cho một hoặc một số chất tan giống nhau đi qua.
Khuếch tán qua kênh protein cho phép các chất (phân tử) có kích thước lớn và/hoặc tích điện đi qua
màng, trong khi đó phương thức khuếch tán thì không.
Khuếch tán qua kênh protein có thể dễ dàng được điều hòa tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào. Tế bào có
thể điều hòa hoạt động này qua việc đóng – mở các kênh, qua số lượng các kênh trên màng. Trong khi đó,
khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép hoàn toàn phụ thuộc vào sự chênh lệch (gradient) nồng độ giữa bên
trong và bên ngoài màng.
Khuếch tán qua kênh prôtêin diễn ra nhanh hơn so với khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép.
Câu 385: Fusicoccin là một độc tố của nấm kích thích các bơm H+ của màng sinh chất tế bào thực vật. Nó
có ảnh hưởng như thế nào lên sự sinh trưởng của các đoạn thân cắt rời? Ảnh hưởng đó tương tự loại
hoocmon thực vật nào?
Hướng dẫn
- Khả năng của fusicoccin là làm tăng hoạt động của bơm H + trong màng sinh chất nên sẽ dẫn đến
kích thích kéo dài tế bào thân.
- Ảnh hưởng đó tương tự loại hoocmon thực vật auxin, GA.
Câu 386:
a. Giả sử nếu không có màng trong ti thể thì ảnh hưởng như thế nào đến chu trình Krebs ở tế bào
nhân thực? Giải thích.
b. Nếu phức hệ IV trong chuỗi chuyền electron trên màng trong ti thể không hoạt động thì hóa thẩm
có tạo ra ATP không và nếu như vậy tốc độ tổng hợp sẽ khác như thế nào?
Hướng dẫn
a. - Nếu không có màng trong ti thể thì chu trình Krebs không hoàn thành được.
- Vì:
+ Không có màng trong, chuỗi chuyền electron không xảy ra, không tái tạo lại NAD + và FAD, là
nguyên liệu của chu trình Krebs.
+ Trong tế bào nhân thực, tất cả enzim của chu trình Krebs được định vị trong phần chất nền ti thể,
trừ enzim xúc tác chuyển succinat thành fumarat định vị ở màng trong ti thể.
b. - Lúc đầu, một số ATP có thể được tạo ra bởi vì sự chuyển electron có thể tiếp tục cho đến phức
hệ III và một gradient H+ nhỏ có thể được tăng lên.
- Song, ngay sau đó, không nhiều electron có thể được chuyển cho phức hệ III bởi vì nó không thể
tái oxy hóa do chuyền electron cho phức hệ IV nên không tiếp tục tổng hợp ATP được.
Câu 387: Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp photpholipit kép để tiến hành thí nghiệm xác
định tính thấm của màng này với glixerol và ion Na+ nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự
đoán kết quả và giải thích.
Hướng dẫn
Glixerol dễ thấm qua màng photpholipit kép và glixerol là một chất tan trong lipit.
Na+ không thấm qua màng này vì Na+ là một chất mang điện, nó không thể thấm qua lipit mà chỉ có
thể đi qua các kênh protein xuyên màng hoặc bơm protein.
Câu 388: Hãy mô tả tiến trình thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật khác nhau để chứng
minh các phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di chuyển hay không.
Hướng dẫn
- Trước tiên người ta phải đánh dấu protein màng của hai loài khác nhau sao cho có thể phân biệt
được chúng (đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hoặc bằng chất phát quang), sau đó cho các tế bào của hai
loài tiếp xúc và dung hợp với nhau (nhờ sự trợ giúp của các chất nhất định).
- Sau từng khoảng thời gian một, quan sát các dấu chuẩn của từng loài trên "tế bào lai" dưới kính
hiển vi. Nếu protein màng của các loài đan xen với nhau trên tế bào lai thì chứng tỏ các prôtêin màng đã
dịch chuyển. Tuy nhiên, nếu các protein của từng loài không pha trộn vào nhau mà vẫn nằm ở hai phía
riêng biệt của tế bào lai thì ta vẫn chưa thể kết luận chắc chắn là protein màng không di chuyển. Vì protein
của cùng một loài có thể vẫn di chuyển trong loại tế bào đó nhưng khó có thể di chuyển sang màng tế bào
của loài khác.
Câu 389: Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động loại
prôtêin nào của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích.
Hướng dẫn

- Tế bào niêm mạc dạ dày tạo ra axit HCl bằng cách có một số bơm H+ (bơm proton) và một số khác
bơm Cl– vào trong dạ dày để rồi các ion này kết hợp với nhau tạo ra HCl trong dịch vị dạ dày.
- Nếu vì lý do nào đó việc tiết các ion này tăng lên quá mức sẽ khiến cho dạ dày bị dư thừa axit và bị
loét. Do vậy, chúng ta có thể dùng thuốc ức chế các bơm proton trên màng sinh chất để giảm bớt axit của
dạ dày.
Câu 390: Tại sao các enzim trong lizoxom không phá vỡ lizoxom của tế bào?
Hướng dẫn
Enzim thủy phân không làm vỡ lizoxom của tế bào vì các enzim được giữ ở trạng thái bất hoạt, khi
có nhu cầu sử dụng thì chúng mới được hoạt hóa bằng cách hạ thấp độ pH trong lizôxôm xuống.
Màng lizoxom có cấu trúc không gian ba chiều đặc biệt (được glycosyl hóa) để chống lại được sự
thủy phân của enzim.
Câu 391: Cho các tế bào thực vật chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng thời gian người ta tiến hành
đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận thấy theo thời gian pH của dung
dịch tăng dần lên lượng chất X đi vào trong tế bào theo thời gian cũng tăng lên cũng gia tăng.
a. Hãy đưa ra giải thiết cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào?
b. Làm thế nào để chứng minh giả thuyết đưa ra là đúng?
Hướng dẫn
a. - Chất X được vận chuyển qua kênh vào tế bào cùng với sự vận chuyển của ion H + từ môi trường
vào bên trong tế bào.
- Điều này thể hiện ở chỗ pH của môi trường bên ngoài tăng lên cùng với sự gia tăng lượng chất X
được vận chuyển vào trong tế bào.
- Sự gia tăng của pH đồng nghĩa với sự sụt giảm về nồng độ của ion H+.
- Như vậy các tế bào trong cây cần phải bơm H + ra bên ngoài tế bào để làm gia tăng nồng độ H + bên
ngoài tế bào. Sau đó H+ khuếch tán qua kênh trên màng cùng với chất X vào trong tế bào (cơ chế đồng vận
chuyển).
b. - Ta có thể làm thí nghiệm cho chất ức chế tổng hợp ATP syntaza để ức chế bơm proton khiến tế
bào không bơm được H+ ra bên ngoài dẫn đến tế bào không hấp thụ được chất X.
- Hoặc ta cho tế bào thực vật vào dung dịch kiềm có độ pH tăng dần và theo dõi sự vận chuyển của
chất X vào trong tế bào. Nếu pH gia tăng làm giảm dần sự hấp thu chất X vào tế bào đến một mức nào đó
thì sự hấp thu chất X hoàn toàn dừng lại.
Câu 400: Nêu sự biến đổi về cấu trúc của màng tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm sống hiếu khí,
tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người thích nghi với chức năng?
Hướng dẫn
- Tế bào vi khuẩn lam: màng sinh chất gấp nếp vào trong tế bào chất và tách ra hình thành các túi
dẹt tilacoit ( gần giống với các túi tilacoit trong lục lạp) và chứa sắc tố  giúp tế bào thực hiện chức năng
quang hợp.
- Tế bào vi khuẩn cố định đạm : màng sinh chất gấp nếp và ăn sâu vào trong tế bào chất tạo các
mezoxom. Bên trong mezoxom chứa hệ enzym nitrogenaza  giúp tế bào cố định nito.
- Tế bào biểu mô ruột ở người: màng sinh chất lồi ra ngoài hình thành các vi lông  tăng diện tích
tiếp xúc, giúp tế bào thực hiện chức năng hấp thu các chất.
- Tế bào biểu mô ống thận ở người: màng sinh chất lõm xuống ăn sâu vào trong tế bào chất tạo
thành các ô. Trong mỗi ô chứa nhiều ty thể  tăng diện tích bề mặt màng, giúp tế bào thực hiện chức
năng vận chuyển tích cực các chất.
Câu 401: Một số con Amip (trùng biến hình) được đưa vào môi trường chứa đầy mảnh vụn hữu cơ.
1. Hãy mô tả cơ chế sử dụng các mảnh vụn hữu cơ đó của trùng amip.
2. Biết rằng các enzim trong lizosome hoạt động tốt nhất khi pH môi trường bằng 5.
a. Hãy vẽ đồ thị cho thấy mối quan hệ giữa pH môi trường và hoạt tính của enzim trong
lizosome.
b. Điều gì sẽ xảy ra với những con amip nếu người ta thêm vào môi trường một chất làm bất hoạt
các bơm prôtôn trên màng lizosome? Giải thích.
c. Điều gì cũng sẽ xảy ra nếu người ta cho thêm vào môi trường một chất hoá học để các bào
quan bên trong tế bào của amip không chuyển động được nữa?
Hướng dẫn
1. Đó là cơ chế ẩm bào vì các mảnh vụn hữu cơ có kích thước nhỏ.
Diến biến:
- Khi amip tiếp xúc với các mảnh vụn hữu cơ, chất nguyên sinh ở phía ngoài dồn về 1 phía, hình thành
chân giả, bao lấy thức ăn.
- Màng sinh chất lõm vào tạo thành các túi, bóng ẩm bào.
- Các túi này sau đó nhập với lizôsome.
- Các enzim thuỷ phân trong lizôsome sẽ thuỷ phân các thành phần trong mảng vụn thành các chất hữu
cơ đơn giản.
- Các chất sử dụng được sẽ dược hấp thụ còn chất không sử dụng được sẽ bị thải ra ngoài bằng xuất
bào.
2.
a. Vẽ đồ thị: Đề bài không cho ngưỡng tối đa và tối thiểu của pH nên HS chỉ cần vẽ đúng dạng đồ thị
với 1 trục biểu diễn độ pH, 1 trục là biểu diễn hoạt tính enzim. Đồ thị có dạng gần giống parabol
và có điểm cực thuận với pH bằng 5.
b. Amip sẽ bị chết đói do:
Chất đó làm bất hoạt bơm proton (H+) trên màng lizosome, pH của lizosome không được duy trì
nên các enzim thuỷ phân không hoạt động được. Quá trinh thuỷ phân thức ăn không xảy ra nên
amip bị chết đói.
c.
- Các bào quan trong tế bào không chuyển động được chứng tỏ bộ khung xương tế bào đã bị bất
hoạt.
- Khi đó đầu tiên tế bào amip sẽ có dạng cầu, các chân giả không được hình thành do chất nguyên
sinh không thể chuyển động. Cơ chế nhập bào cũng không thể diễn ra. Cuối cùng amip cũng chết đói.
Câu 402: Xét về mặt tế bào học, nêu nguyên nhân của bệnh tiểu đường typ II, bệnh nhiễm trùng do
Streptococcie.
Hướng dẫn
- Bệnh tiểu đường typ II:
+ Các thụ quan insulin trên màng sinh chất của tế bào gan và tế bào cơ bị trục trặc (thường gặp ở
những người cao tuổi >45).
+ Insulin không kết hợp được với thụ quan insulin để vận chuyển qua màng tế bào, không kích hoạt
được phản ứng chuyển hóa glucose thành glycogen trong các tế bào cơ và gan, do đó, lượng đường trong
máu không được điều chỉnh nên tăng cao và được thải qua đường tiết niệu, gây bệnh tiểu đường.
- Bệnh nhiễm trùng do Streptococcie: vi khuẩn làm phá hủy màng lizoxom làm enzim được giải
phóng tiêu hủy tế bào.
Câu 403: Tính động của màng được quyết định bởi những yếu tố nào? Tại sao colesteron được coi là
"đệm nhiệt độ" cho màng ?
Hướng dẫn
- Tính động (lỏng) của màng được quyết định bởi :
+ Sự chuyển động kiểu flip - flop của các phân tử photpholipit trong màng.
+ Sự chuyển động của một số protein trong màng.
+ Tỷ lệ giữa các loại photpholipit chứa axit béo no/không no.
+ Tỷ lệ photpholipit/colestron.
- Ở nhiệt độ thấp, colesteron được coi là "đệm nhiệt độ" cho màng do :
+ Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao : Các phân tử Colesteron sắp xếp xen kẽ trong lớp kép
photpholipit giúp cản trở sự vận động của phospholipit nên làm tăng tính ổn định, rắn chắc cho màng
(giảm tính động của màng).
+ Nhưng khi ở nhiệt độ thấp, colesterol lại ngăn cản sự bó chặt đều đặn của photpholipit làm cản trở
sự rắn lại của màng, do đó sẽ làm giảm nhiệt độ cần thiết làm rắn màng xuống thấp hơn.
Câu 404: Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gongi lai có màng đơn. Nếu ti
thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng
của chúng?
Hướng dẫn

- Ti thể còn một lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp năng lượng ở chuỗi chuyền điện tử:
Mất màng trong thì không tổng hợp được ATP còn nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP giảm.
- Nếu bộ máy gongi có màng kép có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết để bao gói
sản phẩm.
Câu 405: Trong những năm 1940, một số thầy thuốc dùng liều thấp của thuốc mang tên dinitrophenol
(DNP) để giúp bệnh nhân giảm béo. Phương pháp không an toàn này bị cấm sau khi một vài bệnh nhân bị
chết. DNP tách rời bộ máy hóa thẩm do làm cho tầng kép lipit của màng trong ti thể để H+ lọt qua. Hãy
giải thích điều này là nguyên nhân gây ra sự giảm cân như thế nào?
Hướng dẫn
DNP tách rời bộ máy hóa thẩm do làm cho tầng kép lipit của màng trong ti thể để H+ lọt qua, dẫn đến làm
mất gradient H+ giữa hai bên màng trong ti thể. H+ sẽ không đi qua ATP synthase, do đó ATP không được
tổng hợp. Cơ thể thiếu năng lượng nên giảm cân.
Câu 406: Dựa trên cơ sở nào mà màng sinh chất có thể thay đổi tính thấm khi nhiệt độ môi trường thay
đổi?
Hướng dẫn

Màng sinh chất được cấu tạo chủ yếu bởi lớp kép photpholipit, trong đó có thể có colesterol (tế bào
động vật).
Các phân tử photpholipit có đuôi hydrocacbon no thì màng có tính bền chắc, không no thì lỏng lẻo.
Trong khung lipit, các phân tử colesterol sắp xếp xen kẽ vào giữa các phân tử photpholipit tạo nên
tính ổn định của khung. Nếu tỉ lệ photpholipit/colesterol cao thì màng mềm dẻo, thấp thì màng bền chắc.
Chính vì vậy, màng sinh học vừa ổn định vừa mềm dẻo, có thể thay đổi tính thấm khi nhiệt độ môi
trường thay đổi để đáp ứng với các hoạt động thích nghi của tế bào (nhiệt độ thấp thì màng lỏng và mềm
dẻo, nhiệt độ cao thì màng đặc và cứng chắc).
Câu 407: Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải vào tế bào thì họ thường gắn vào
thuốc nhóm mêthyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi các nhà khoa học
thiết kế thuốc cần hoạt động ngoài tế bào thì họ gắn vào đó nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua
màng và vào tế bào. Giải thích?
Hướng dẫn
- Màng tế bào có tính thấm chọn lọc, trong đó có lớp photpholipit kép dễ dàng cho các chất kích
thước nhỏ, không phân cực hoặc chất tan trong dầu mỡ đi qua.
- Đối với những chất phân cực, khi qua màng bị đuôi axit béo kị nước đẩy ra → khó xâm nhập →
thuốc có gắn thêm nhóm CH3 làm cho phân tử thuốc có đuôi kị nước, dễ dàng qua màng tế bào → hoặt
động bên trong tế bào.
- Khi gắn vào thuốc nhóm tích điện → xâm nhập vào trong khó khăn → phân tử thuốc bị giữ lại bên
ngoài → hoạt động bên ngoài.
Câu 408: Đặc điểm nổi bật trong cấu trúc màng tế bào vi khuẩn ưa lạnh, vi khuẩn Micoplasma?
Hướng dẫn
- Màng sinh chất của vi khuẩn ưa lạnh chứa nhiều axit béo không no, nhờ vậy chúng vẫn duy trì
được trạng thái bán lỏng ở nhiệt độ thấp.
- Micoplasma là vi khuẩn không có thành tế bào nên dễ mẫn cảm với áp suất thẩm thấu. Màng sinh
chất của chúng giàu colesteron do đó hạn chế được nước đi vào tế bào trong môi trường nhược trương.
Câu 409: Tại sao màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành các mào, còn màng trong của lục lạp thì trơn
nhẵn?
Hướng dẫn
- Ở ti thể, bộ máy hô hấp nằm ở màng trong nên màng trong gấp nếp để tăng diện tích bề mặt →
tăng số lượng bộ máy hô hấp → tăng năng suất tổng hợp ATP.
- Ở lục lạp, bộ máy quang hợp là các grana nằm trong chất nền lục lạp nên màng trong lục lạp không
cần tăng diện tích bề mặt. Mặt khác, lục lạp không gấp nếp → tăng thể tích chất nền và ánh sáng dễ dàng
đi vào bộ máy quang hợp.
Câu 410: So sánh diện tích hai màng của ti thể và nêu ý nghĩa của chúng. Tế bào cơ tim và tế bào
gan, tế bào nào có nhiều mào hơn? Giải thích.
* Đáp án:
Màng ngoài trơn nhẵn. Màng trong gấp nếp ăn sâu tạo nên các mào. Vì vậy màng trong có diện
tích lớn hơn so với màng ngoài.
Điều đó có ý nghĩa: Làm tăng số lượng bộ máy tổng hợp ATP định vị trên màng trong và làm tăng
hiệu quả tổng hợp ATP.
Tế bào cơ tim hoạt động nhiều, đòi hỏi tiêu phí nhiều ATP nên có số lượng mào nhiều gấp 3 lần tế bào
gan là tế bào tiêu thụ năng lượng ít hơn. Vì trên mào của ti thể có chứa các bộ máy tổng hợp ATP.
Câu 411: Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một
số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
Hướng dẫn
- Các tế bào nhận biết các tế bào khác bằng các chuỗi hidratcacbon trên màng sinh chất. Chuỗi
hidratcacbon thường ngắn, nhô ra phía ngoài màng. Hầu hết chuỗi hidratcacbon liên kết cộng hóa trị với
prôtêin màng tạo thành glicôprôtêin. Một số liên kết cộng hóa trị với lipit màng tạo thành các phân tử
glicolipit.
- Tính đa dạng và vị trí của các phân tử hidratcacbon trên bề mặt màng tế bào giúp cho chúng có chức
năng như những dấu chuẩn để phân biệt tế bào này với tế bào khác.
- Các hidratcacbon là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cá thể, giữa các cá thể cùng loài và
giữa các loài.
- Một số vai trò: phân loại các tế bào vào các mô và các cơ quan ở phôi động vật; cơ sở để loại bỏ các tế bào lạ
nhờ hệ thống miễn dịch; tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh...
Câu 412:
a. Hai TB vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một màng đơn bao quang tế bào của
nó, trong khi vi khuẩn B được bao quanh bởi 2 màng phân tách nhau bởi một khoảng không gian
hẹp chứa peptidoglican. Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G+ và vi khuẩn nào là vi khuẩn G-?
b. Tại sao vi khuẩn G- lại có xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn vi khuẩn G+?
c. Cách hữu hiệu nhất để diệt các loại vi khuẩn đã kháng kháng sinh là gì?
d. Vi khuẩn có thể dinh dưỡng bằng cách thực bào không? Vì sao?
Hướng dẫn

a. Vi khuẩn A là vi khuẩn G+, vi khuẩn B là vi khuẩn G-.


b. Vi khuẩn G- có lớp màng ngoài LPS có khả năng ngăn cản được sự xâm nhập của kháng sinh, bảo vệ
các thành phần của TB .
c. Phage là tác nhân diệt khuẩn bằng cách phân giải chúng. Ngày nay phage được coi là tác nhân diệt
khuẩn hiệu quả. Điều này cho phép phage thay thế các chất kháng sinh trong trận chiến chống lại các
bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là các vi khuẩn đã kháng với kháng sinh truyền thống.
d. Không. Vì vi khuẩn có thành TB rất vững chắc.
Câu 413:
a. Nêu những điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa prôtêin và ADN trong tế bào sinh vật?
b. Tại sao prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng trong tế bào?
c. Insulin là một loại hooc môn có bản chất prôtêin. Nó được tổng hợp trong các tế bào β của
tuyến tụy nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia vào cơ chế điều chỉnh lượng glucôzơ trong
máu. Hãy cho biết trong tế bào β tuyến tụy, Insulin được tổng hợp và phân phối theo con
đường nào để có thể ra khỏi tế bào, đi vào máu thực hiện chức năng?
Hướng dẫn

a/
Protein AND
Thành phần C, H, O, N, S C, H, O, N, P
hóa học
Đơn phân 20 loại axit amin 4 loại nucleoti
Số bậc cấu trúc 4 bậc 2 bậc
- Mỗi phân tử gồm 1 hoặc nhiều - Mỗi phân tử gồm hai chuỗi
chuỗi polipeptit liên kết với nhau, tạo polinucleotit song song ngược chiều,
nên hình dạng không gian ba chiều liên kết với nhau bằng các liên kết H tạo
Cấu trúc không
đặc trưng (hình cầu hoặc hình sợi) nên cấu trúc xoắn đều đặn.
gian
- Cấu trúc không gian dễ bị thay đổi - Cấu trúc không gian tương đối ổn định,
dưới tác động của các nhân tố môi phân tử có độ bền tương đối.
trường.
b/ Prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng khác nhau trong tế bào là do prôtêin có tính đa dạng
cao về cấu trúc.
- Tính đa dạng về cấu trúc phân tử của prôtêin có được là do nó được cấu tạo từ 20 loại đơn phân khác
nhau và có cấu trúc nhiều bậc.
- Sự đa dạng về cấu trúc của prôtêin dẫn đến sự đa dạng về đặc tính lí hóa.
- Sự đa dạng về đặc tính lí hóa giúp cho prôtêin có thể tham gia vào rất nhiều chức năng khác nhau trong
tế bào.
c/ Con đường tổng hợp và phân phối Insulin:
- Insulin được tổng hợp nhờ các ribôxôm trên lưới nội chất hạt sau đó được đóng gói trong các túi đưa
sang bộ máy gôngi để hoàn thiện cấu trúc.
- Sau khi hoàn thiện cấu trúc, Insulin được đóng gói trong các túi xuất bào và đưa ra màng tế bào. Khi có
tín hiệu, các túi này dung hợp với màng tế bào để giải phóng Insulin ra dịch mô. Từ dịch mô, Insulin
khuếch tán vào máu để thực hiện chức năng.
Câu 414: Trả lời ngắn gọn các câu sau:
- Tế bào cơ có nhiều ti thể hơn các loại tế bào khác trong tế bào, giải thích tại sao?
- Các loại thuốc sử dụng để chữa bệnh do thực, động vật kí sinh thường ảnh hưởng đến sức
khỏe hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây bệnh, giải
thích?
- Giải thích tại sao màng tế bào lại có khả năng cân bằng nội môi?
- Vì sao bơm Na+/K+ có thể giúp tế bào động vật không bị vỡ?
Hướng dẫn

- Tế bào cơ có nhiều ti thể hơn các loại tế bào khác trong tế bào, giải thích tại sao?
Vì tế bào cơ hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng ATP, ATP được tạo ra từ ti thể.
- Các loại thuốc sử dụng để chữa bệnh do thực, động vật kí sinh thường ảnh hưởng đến sức khỏe
hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây bệnh, giải thích?
Vì kháng sinh có thể tiêu diệt tế bào vi khuẩn và không gây hại cho tế bào người (tế bào nhân sơ).
Trong khi đó thuốc tiêu diệt thực vật hoặc động vật kí sinh có thể gây hại cho tế bào người vì cùng là tế
bào nhân thực.
- Giải thích tại sao màng tế bào lại có khả năng cân bằng nội môi?
Vì màng tế bào có khả năng điều chỉnh các chất ra hoặc vào tế bào nên nó có khả năng bảo toàn sự cân
bằng nội môi.
- Vì sao bơm Na+/K+ có thể giúp tế bào động vật không bị vỡ?
Vì bơm Na+/K+ giúp đưa ion Na+ ra khỏi tế bào làm cho nồng độ Na+ trong tế bào giảm. Vì vậy, lượng
nước khuếch tán vào tế bào sẽ ít hơn.
Câu 415:
a. Bào quan nào trong tế bào làm nhiệm vụ khử độc thuốc khi sau khi uống vào cơ thể. Mô
tả cấu trúc bào quan đó.
b. Phần lớn các loại thuốc điều trị bệnh trong y dược học đang sử dụng hiện nay tác động
lên tế bào của cơ thể qua màng sinh chất mà không cần phải hấp thụ vào bên trong tế bào. Theo
bạn thuốc tác lên thành phần cấu trúc nào của màng sinh chất sẽ đạt hiệu quả cao, tại sao?
Hướng dẫn

a. Bào quan đó là lưới nội chất


Cấu trúc: ER là một hệ thống màng, được tạo ra từ màng lipôprôtêit, hình thành hệ thống phức tạp các
kênh, các túi và bể chứa. Các kênh, túi và bể chứa thông với nhau hình thành nên mạng lưới ba chiều
phức tạp, phân bố khắp tế bào chất của tế bào sinh vật nhân chuẩn và liên thông với màng tế bào chất và
màng nhân.
Có 2 dạng ER:
- Mạng lưới nội sinh chất có hạt (Rough ER): gồm những túi dẹp xếp song song thành nhóm. Mặt ngoài
màng có đính các ribôxôm. Một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia nối với lưới nội chất trơn.
- Mạng lưới nội sinh chất trơn (Smooth ER) gồm các kênh hẹp nối với, không có ribôxôm. SER thông
với màng nhân, màng ti thể, màng sinh chất. SER có nhiều enzim tổng hợp lipit, enzim phân hủy chất
độc.
b. Tác động lên Pr màng vì
=> Vì protein màng thực hiện phần lớn các hoạt động của màng cũng như của tế bào nên từ lâu nó đã
được coi là đích điều trị bệnh lý tưởng trong y dược học. Bằng việc thay đổi hoạt tính của một protein
màng, một tác nhân dược học có thể ảnh hưởng tới sinh lý bên trong của tế bào mà không cần phải được
hấp thụ vào bên trong. Thực chất, tầm quan trọng của các protein màng với vai trò là các đích tác dụng
có thể được minh chứng bởi cơ chế tác dụng của phần lớn các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay.
Câu 416: Cho một mẫu mô đã bị nghiền nát. Làm thế nào để nhận biết mẫu mô đó là mô động vật
hay mô thực vật? Giải thích?
Hướng dẫn
Nhỏ dung dịch KI lên mẫu mô đã bị nghiền nát, nếu cho kết quả màu xanh tím thì đó là mô thực vật, nếu
kết quả cho màu đỏ tím thì đó là mô động vật.
 Giải thích:
- Mô thực vật chứa tinh bột. Tinh bột có 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilozo có mạch
không phân nhánh. Khi KI tan trong dịch mô có chứa tinh bột thì các phân tử iod sẽ kết hợp với amilozo ở
bên trong xoắn tạo màu xanh tím
- Mô động vật có chứa glicogen. Glicogen có mạch phân nhánh phức tạp (như amilopectin). Iod liên kết
với mạch phân nhánh nhiều của glicogen cho màu tím đỏ.
Câu 417: Đánh giá axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng
xạ. Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu phóng
xạ có thể xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào ? Cho biết chức năng của các cấu trúc đó.
Hướng dẫn
- Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó dấu phóng xạ xuất hiện ở các túi vận
chuyển của lưới nội chất hạt, rồi đến bộ máy Golgi, đến các túi vận chuyển của Golgi. Tiếp theo, dấu
phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, hoặc ở màng sinh chất, hoặc ở bên ngoài tế bào.
- Chức năng của các cấu trúc:
+ Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin và chuyển prôtêin tới bộ máy Golgi.
+ Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển prôtêin đến bộ máy Golgi.
+ Bộ máy Golgi có chức năng làm biến đổi prôtêin như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất khác nhau,
sau đó xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác.
+ Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử prôtêin đến các bào quan của
tế bào hoặc đến màng sinh chất, hoặc đưa ra bên ngoài tế bào.
+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài
tế bào, nhận biết giữa các tế bào, tạo hình dạng tế bào …
Câu 418: Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết bào
quan đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó không
hoạt động hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
Hướng dẫn
Bào quan đó là lizoxom.
- Nguồn gốc của bào quan này: từ bộ máy Gôngi
- Nếu bào quan đó không hoạt động thì cơ chất trong lizoxom không được phân giải, không phân huỷ
được các bào quan, tế bào già, tổn thương, không tái chế đuợc các sản phẩm cho tế bào, không tiêu hóa
được các phân tử lạ, tế bào lạ dẫn tới ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tế bào, cơ thể gây nên bệnh
lí. Ví dụ: bệnh Tay – Sách: không có enzim tiêu hóa lipit gây thoái hóa thần kinh, não…
- Nếu bào quan đó bị vỡ:
+ Nếu vỡ ít thì ít ảnh hưởng hoạt động tế bào: vì enzim trong lizoxom ra tế bào chất gặp môi trường
trung tính sẽ bị bất hoạt.
+ Nếu vỡ nhiều thì gây làm tan tế bào, mô gây nguy hiểm cho cơ thể.
Câu 419. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là hai
loại bào quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau ?
Hướng dẫn
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm.
Cơ chế khử độc của hai loại bào quan:
- Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH)
vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
- Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ chất độc đến ôxi tạo ra
H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O.
Câu 420.
a. Hãy giải thích vì sao khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô sinh ở
nam giới và bệnh viêm đường hô hấp?
b. Hãy cho biết sự biến đổi cấu trúc của màng tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm
sống hiếu khí, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người thích nghi với chức
năng?
Hướng dẫn
a. Khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô sinh ở nam giới và bệnh viêm
đường hô hấp:
- Sự chuyển động của tinh trùng phụ thuộc vào hệ thống vi ống cáu tạo nên đuôi của tinh trùng. Nếu hệ
thống vi ống bị hỏng thì tinh trùng không chuyển động đến ống dẫn trứng được, do đó vô sinh. Hệ thống
vi ống chính là khung xương của tế bào.
- Khi hỏng hệ thống khung xương thì các tế bào của biểu mô ở hệ thống ống dẫn khí không chuyển động
được nên không ngăn được sự xâm nhập của vi khuẩn  gây viêm đường hô hấp, viêm phổi.
b. Sự biến đổi cấu trúc của màng ở người phù hợp với chức năng:
- Tế bào vi khuẩn lam: Màng sinh chất gấp nếp vào trong tế bào chất và tách thành các túi dẹt tilacoit
(gần giống với hạt grana của lục lạp) chứa sắc tố giúp tế bào quang hợp.
- VK cố định đạm sống hiếu khí: Màng gấp nếp tạo thành dị bào nang, có thành dày ngăn cản sự xâm
nhập của oxi, chứa hệ enzim nitrogenaza tạo điều kiện yếm khí để cố định đạm. Trong khi đó, tế bào
bình thường tiến hành quang hợp tổng hợp chất hữu cơ.
- Tế bào biểu mô ruột ở người: Màng sinh chất lồi ra hình thành vi nhung mao làm tăng diện tích tiếp xúc với
chất dinh dưỡng  tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- TB biểu mô ống thận ở người: Màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô, trong các ô có chứa nhiều ty
thể giúp tế bào tăng cường trao đổi chất.
Câu 421:
a. Tiến hành thí nghiệm sau trên 2 tế bào riêng biệt. Tế bào thứ nhất bị chọc thủng màng sinh chất,
tế bào thứ hai bị chọc thủng màng nhân. Nuôi cấy 2 tế bào này trong môi trường dinh dưỡng thích
hợp, sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy ra ở 2 tế bào này? Giải thích.
b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lisosome
nhất? Tại sao?
c. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H + và sự sinh tổng hợp
ATP ở ty thể. Có 2 ty thể được phân lập từ tế bào rồi được đặt vào ống nghiệm A có pH = 8. Sau đó
chuyển ty thể thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ty thể thứ hai chuyển vào ống nghiệm C có pH
= 9. Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm nào? Tại sao?
Hướng dẫn
a/ - Sau một thời gian nuôi cấy trong môi trường thích hợp, nhận thấy tế bào thứ nhất vẫn sống còn tế bào
thứ hai bị chọc thủng màng nhân bị chết.
- Giải thích: Do tính không hàn gắn của màng nhân.
+ Màng nhân tích điện dương nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó không có khả năng thấm
Ca2+ nên màng không được hàn gắn lại => nhân chết => tế bào chết.
+ Màng sinh chất tích điện âm nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó có khả năng thấm Ca 2+ nên
màng được hàn gắn lại => tế bào sống.
b/ - Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất
- Giải thích: do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lý,
tế bào già nên chúng phải có nhiều lizoxom nhất.
c/ - Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ống nghiệm B
- Giải thích:
+ Khi đặt ty thể vào ống nghiệm A có pH = 8 thì môi trường ở xoang gian màng và chất nền ty thể có
pH = 8
+ Trường hợp 1: chuyển ty thể vào ống nghiệm B: có sự chênh lệch nồng độ giữa xoang gian màng và
chất nền ty thể, làm H+ được vận chuyển vào trong chất nền ty thể, tạo động lực thúc đẩy ATP-synthase
hoạt động tổng hợp ATP.
+ Trường hợp 2: chuyển ty thể vào ống nghiệm C: có sự chênh lệch nồng độ giữa xoang gian màng và
chất nền ty thể, làm H+ được vận chuyển từ chất nền ra xoang gian màng. Mặt khác mũ hình nấm của
ATP-synthase lại quay vào trong chất nền ty thể nên dòng H+ di chuyển từ chất nền ra xoang gian màng
không thể thúc đẩy ATP-synthase hoạt động tổng hợp ATP
Câu 422
a. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng với các tế bào E. coli.
Điều gì xảy ra nếu bạn trung hòa pH axit trong lizôxôm thông qua ức chế bơm proton H+ bởi một
chất ức chế đặc hiệu? Giải thích.
b. Epinephrin có khả năng kích thích phân giải glicogen bằng cách hoạt hóa enzim glicogen
photphorylaza tạo glucozo nhưng khi epinephrin được bổ sung vào ống nghiệm chứa loại enzim này
thì thấy phản ứng phân giải không xảy ra. Em hãy nêu lí do khiến thí nghiệm trên không thực hiện
được. Biết hoạt tính của enzim trên và epinephrin vẫn bình thường.
Hướng dẫn
a. Lizoxom của đại thực bào không thể thực bào tế bào vi khuẩn E. coli hoặc có thể thực bào nhưng không
tiêu hóa được.
Giải thích: Do các enzim trong lizoxom hoạt động trong môi trường pH axit nên khi trung hòa pH axit và
ức chế hoạt động bơm thì pH của lizoxom vẫn duy trì ở pH trung tính, các enzim đều bị bất hoạt.
b. - Epinephrin không trực tiếp tương tác với enzim xúc tác phản ứng phân giải glicogen.
- Thiếu thụ thể tiếp nhận epinephrin trên màng sinh chất nên con đường truyền tín hiệu xúc tác phản ứng
không diễn ra.
Câu 423. a. Em hãy tự thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh vai trò của nhân tế bào.
b. Nếu tế bào bị mất nhân thì tế bào đó có lập tức ngưng mọi hoạt động sinh tổng hợp các chất ngay
hay không? Tại sao?
Hướng dẫn
a. - Cắt amip thành 2 phần, 1 phần chứa nhân, 1 phần không chứa nhân
- Cả 2 phần co tròn lại và màng sinh chất khối phục bao kín tế bào chất:
+ Phần có nhân tăng trưởng phát triển bình thường và sinh sản bình thường bằng cách nhân đôi
+ Phần không nhân có thể tồn tại thêm 1 thời gian rồi chết
- Thí nghiệm này chứng tỏ: nhân kiểm soát hoạt động sống của tế bào và mang thông tin di truyền để
truyền cho các tế bào con khi phân bào
b. - Nếu tế bào bị mất nhân thì các hoạt động sinh tổng hợp vẫn còn tồn tại một tại 1 thời gian rồi mới mất
đi là nhờ các quá trình tổng hợp protein vẫn duy trì được trong tế bào mất nhân do:
+ Trong tế bào chất còn có dự trữ mARN là loại ARN mang thông tin cần thiết để tổng hợp nên protein
+ Trong tế bào chất có các đơn vị di truyền độc lập như ti thể, lục lạp có khả năng chứa thông tin đủ để
tổng hợp một số enzim nào đó.
Câu 424: Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được tách ra từ mô
người bệnh ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein phân chia không ngừng. Hãy bố trí thí
nghiệm dùng 2 loại tế bào này chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
Hướng dẫn
Đưa nhân bị bất hoạt của tế bào hồng cầu gà vào tế bào chất của tế bào ung thư Hela.
→ Kết quả : Tế bào mới được tổ hợp này vẫn tiếp tục sinh trưởng và phân chia.
- Giải thích: tế bào Hela ở mô người bệnh ung thư phân chia không ngừng do sự biến đổi trong vật chất di
truyền . Nhưng trao đổi chất của tế bào cũng đóng vai trò rất quan trọng nó góp phần gây nên quá trình
phân bào mất kiểm soát. Do đó bệnh ung thư còn được xem là một bệnh về chuyển hóa chứ không chỉ là
bệnh di truyền đơn thuần. Các nhân tố hoạt hóa gen trong tế bào chất của tế bào Hela như HDACs với số
lượng rất lớn gây ảnh hưởng mạnh đến quá trình tăng trưởng và chết của tế bào. Ngoài ra những thay đổi
trong ty thể của tế bào ung thư sẽ tiếp tục thúc đẩy các tế bào tăng trưởng và phân chia ngay cả khi nhân tế
bào ung thư được thay thế bằng nhân hồng cầu gà vốn bị bất hoạt.
- Khi một nhân tế bào hồng cầu của gà được hợp nhất với tế bào ung thư ở người, một dị tế bào được hình
thành với hai nhân có nguồn gốc khác nhau trong một tế bào chất thông thường. Phân tích tế bào soma
lai này ta thấy rằng nhân tế bào hồng cầu được nhanh chóng kích hoạt lại bởi các nhân tố hoạt hóa gen
trong tế bào chất của tế bào Hela nên có khả năng tổng hợp AND và ARN. Bằng các phương pháp miễn
dịch ta có thể phát hiện việc hình thành các kháng nguyên cụ thể của gà trong tế bào lai soma .
Thí nghiệm này đã cho thấy mối liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất. 
Câu 425. Điểm giống và khác nhau tế bào động vật và tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống và
khác nhau?
Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực, có đủ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân đã
có màng nhân .
Trong tế bào chất có cùng các bào quan như: ty thể, lưới nội chất, bộ gongi, ...
Khác nhau:
Tế bào động vật Tế bào thực vật
- Chỉ có màng sinh chất không có thành - Bên ngoài màng sinh chất có thành xenlulôzơ
xenlulôzơ.
- Không có lục lạp , hóa dị dưỡng - Có lục lạp , quang tự dưỡng
- Chất dự trữ là glycôgen - Chất dự trữ là tinh bột
- Có trung tử - Không có trung tử
- Ít có không bào - Hệ không bào phát triển và giữ vai trò quan trọng.
- Phân bào có sao và phân chia tế bào - Phân bào không có sao và phân chia tế bào chất bằng
chất bằng eo thắt trung tâm xuất hiện vách ngăn ngang ở trung tâm.

Ý nghĩa: Cùng thực hiện chức năng chung của cơ thể: đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
sống; Động vật và thực vật có nguồn gốc chung.
Thực vật có lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, sống tự dưỡng; Còn động vật có khả
năng di chuyển, vận động tìm mồi, sống dị dưỡng, sinh giới đã tiến hóa theo hai hướng thực vật tự dưỡng
và động vật dị dưỡng.
Câu 426. Điểm khác nhau tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Đại diện Vi khuẩn, vi khuẩn lam Nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động
vật
Kích thước Bé ( 1 – 10 micromet) Lớn ( 10 – 100 micromet)
Cấu tạo Đơn giản Phức tạp
Vật chất di ADN mạch kép , trần, xoắn vòng, kín, ADN mạch kép dạng sợi thẳng, kết hợp
truyền nằm phân tán trong tế bào chất. với protein histon tạo nên cấu trúc NST
có trong nhân tế bào.
Nhân Chưa có nhân chính thức, chưa có Có nhân chính thức, có màng nhân để
màng nhân để ngăn cách giữa nhân và ngăn cách giữa nhân và tế bào
tế bào chất, gọi là thể nhân nằm trong chất.Trong nhân chứa chất nhiễm sắc
khối tế bào chất. và dịch nhân.
Các bào quan Chỉ có bào quan đơn giản: ribôxôm, Chứa đầy đủ các bào quan có màng bao
mêzôxôm, hạt sắc tố, hạt dự trữ. bọc: ty thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ
gôngi,..
Phân bào Sự phân đôi (trực phân) Phân bào có thoi phân bào (gián phân)
Cấu tạo của Cấu tạo đơn giản từ protein flagein Cấu tạo từ vi ống phức tạp kiểu 9 + 2.
lông, roi

Câu 427: Giải thích sự hợp lý trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân thực?
Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc
tự nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
Hướng dẫn
 Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc có liên quan chặt chẽ
đến sự gia tăng kích thước tế bào.
- Tế bào nhân thực chứa nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau nên kích thước lớn
đảm bảo cho tế bào có khả năng chứa được các bào quan.
- Sự xoang hoá đảm bảo tổng diện tích màng lớn  đáp ứng được nhu cấu trao đổi chất của tế bào
nhân thực mặc dù kích thước, tỉ lệ S/V nhỏ.
- Kích thước tế bào lớn thì nhu cầu trao đổi chất tăng, cần nhiều loại enzim khác nhau  Sự xoang
hoá tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau phù hợp cho hoạt động của từng enzim.
 Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm
giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng
cần nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm
hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin
hoá học.
 Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì
những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn.
Câu 428: Nêu cấu trúc, chức năng của mạng lưới nội chất, tại sao tế bào gan người có mạng lưới nội
chất phát triển? Khi nào tế bào gan của người có hệ thống lưới nội chất trơn tăng bất thường?
Hướng dẫn
Lưới nội chất là hệ thống màng đơn gồm các ống, xoang dẹt thông với nhau . Có 2 dạng
Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn
Cấu Kích thước các xoang lớn, mặt ngoài Kích thước các xoang bé hơn, mặt ngoài không đính
trúc đính các ribôxôm nhờ protein ri bo forin các ribôxôm nên trơn nhẳn
Vận chuyển nội bào: tập trung vận chuyển các chất từ ngoài môi trường vào tế bào chất và từ
bào quan này sang bào quan khác
Chức
Tồng hợp protein cung cấp cho bào Tổng hợp lipit , tổng hợp phân giải glicogen, khử độc
năng
quan, cấu trúc màng sinh chất, hoặc tập trung và chuyển hóa các độc tố . Tập trung ion
đóng gói tiết ra ngoài canxi quan trọng trong hoạt động sinh lý tế bào
 Giải thích:
- Gan là nơi tổng hợp hầu hết các loại protein của máu nên có mạng lưới nội chất hạt phát triển.
- Gan còn là nơi khử các độc tố được tạo ra từ trao đổi chất hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể nên có
mạng lưới nội chất trơn phát triển.
- Khi tế bào gan bị đầu độc thì lưới nội chất trơn phát triển mạnh tạo ra nhiều enzim giải độc..
Câu 429: Nêu cơ chế truyền đạt thông tin qua màng tế bào. Các loại phân tử tín hiệu như ơstrogen,
testosteron, insulin phù hợp với loại thụ thể nào trên màng? Vì sao?
Hướng dẫn
Màng thu nhận thông tin nhờ các thụ quan protein hay glicoprotein đặc trưng trong màng .
Các thụ quan có thể thay đổi hình thù không gian và liên kết đặc trưng với các chất mang tín hiệu thông
tin được gọi là chất gắn hay ligand. Khi chất mang thông tin gắn vào thụ quan đặc hiệu tạo nên phức hệ
thụ quan –ligand. thì thụ quan này sẽ phát động các hiệu ứng sinh lý như : Mở kênh vận chuyển ion -
kích hoạt enzym trên màng tế bào - hoạt hóa enzym trong dây chuyền trao đổi chất - truyền tín hiệu vào
trong tế bào để hoạt hóa gen trong nhân .
 Nếu các ligand là những chất hòa tan trong nước không thể trực tiếp vận chuyên qua lớp
photpholipit thì sự thu nhận thông tin phải nhờ các thụ quan trên màng Các thụ quan này gồm :
+ Thụ quan liên kết với proteinG: Mỗi loại thụ quan chỉ liên kết với chất gắn đặc trưng của mình
theo hai cơ chế :
Cơ chế trực tiếp : Ligand liên kết với thụ quan màng tạo phức hợp ligand – thụ quan , phức
hợp này hoạt hóa protein G => phát động chuỗi phản ứng chức năng của tế bào
Gián tiếp qua chất thông tin thứ hai: phức hợp ligand – thụ quan hoạt hóa protein G , Protein
G hoạt hóa enzym ađêninxiclaza hoặc enzym kinaza làm sản sinh ra AMP vòng ( ađênozin mono
photphat), AMP vòng kích hoạt các phản ứng chức năng của tế bào
+ Thụ quan tirôzinkinaza: có chức năng như enzym xúc tác chuyển nhóm photphat ( cóhoạt tính
kinaza) . Thụ quan tirôzinkinaza có thể gắn với nhiều loại chất khác nhau , phát động nhiều kiểu phản
ứng khác nhau đặc biệt là phản ứng điều hòa sinh trưởng và sinh sản của tế bào
+ Thụ quan kênh ion : Là thụ quan đồng thời là kênh ion có “cổng ”. Khi thụ quan liên kết với
chất gắn => thay đổi cấu hình cổng => cổng mở => vận chuyển ion qua màng . Có vai trò quan trọng
trong dẫn truyền xung thần kinh qua xinap
 Nếu ligand là chất hòa tan trong lipit chúng sẽ đi qua màng rồi liên kết với các thụ quan nội bào =>
đi vào nhân , hoạt hóa các gen
 Ơstrogen,testosteron là các hoocmon steroit, tan trong lipit nên có thể đi qua lớp kép photpholipit
 thích hợp với thụ thể là protein trong tế bào.
Insulin là protein kích thước lớn nên không qua màng  thích hợp với thụ thể là protein trên màng
sinh chất.
Câu 430: Nêu cơ chế và con đường vận chuyển nước qua màng sinh chất? Trong các chất CO 2 ,
gluco zơ, Na+ , rượu etylic, insulin chất nào dễ dàng khuếch tán qua màng mà không chịu sự kiểm
soát của màng? Tại sao? Trong thí nghiệm thẩm thấu, cần sử dụng chất tan thế nào để chứng minh
nước có đi qua màng?
Hướng dẫn
 Cơ chế: thẩm thấu là từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp (nồng độ chất tan thấp, thế nước cao) đến
nơi có ASTT cao (nồng độ chất tan cao, thế nước thấp)
 Các con đường:
- Qua kênh protein.
- Trực tiếp qua lớp photpholipit kép (do có kích thước nhỏ)
 CO2, rươu etylic là chất có kích thước nhỏ nên 2 chất này dễ dàng khuếch tán qua lớp photpholipit
kép.
Ion Na+ là chất mang điện, glucozo là chất phân cực nên không thể đi qua lớp photpholipti mà chỉ
Câu 431
a. Hình dưới đây minh họa cho cấu trúc của kênh vận chuyển ion K+ trên màng sinh chất của một
tế bào động vật. Trong cấu trúc của kênh, loại axit amin nào phù hợp ở các vị trí: (i) bề mặt phía
trong nơi K+ đi qua; (ii) phần tiếp xúc với lõi kỵ nước của lớp phôtpholipit; (iii) phần tiếp xúc với
tế bào chất; (iv) phần tiếp xúc với chất nền ngoại bào. Hãy giải thích?

b. Một nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mối quan hệ giữa đường kính của các phân tử và
sự chuyển động của chúng qua màng tế bào. Sơ đồ dưới đây cho biết kết quả của nghiên cứu này.

có thể qua kên protein màng.


Hoocmon insulin là loại protein nên không thể khuếch tán qua màng mà chỉ có thể đi qua màng
nhở sự biến dạng của màng (nhập bào, xuất bào).
 Sử dụng chất tan không có hoạt tính thẩm thấu (không qua màng)

Từ sơ đồ trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa đường kính của phân tử và sự
chuyển động của chúng qua màng tế bào?
a.
(i): Bề mặt lòng kênh K+ thường chứa các axit amin ưa nước, đặc biệt là các axit amin tích điện âm
như axit aspartic và axit glutamic vì những axit amin này có ái lực với ion K+ thông qua các liên kết
ion.
- (ii): Cũng giống như phần lõi của lớp phospholipid kép, phần protein nằm trong màng tế bào thường
chứa các axit amin có tính kỵ nước. Những axit amin này tương tác với các đuôi kỵ nước của
phospholipid.
- (iii và iv): Hai vùng này đều là vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước, do vậy ở các vùng này
thường chứa các axit amin ưa nước.
b.
- Khi đường kính của phân tử tăng lên => khả năng chuyển động tương đối của các chất qua màng
giảm đi.
- Mối quan hệ giữa đường kính phân tử và tốc độ vận chuyển qua màng là không tuyến tính. Vì với
các phân tử có đường kính > 0,6nm, khả năng chuyển động thay đổi tương đối ít. Nhưng các phân tử
có đường kính < 0,6nm, khả năng chuyển động qua màng thay đổi nhanh chóng.
Câu 432
a) Trong tế bào thực vật, những cấu trúc nào có chứa axit nucleic? Trong đó, cấu trúc nào
không có ở vi khuẩn lam? Cấu trúc nào không có ở tế bào động vật.
b) Vì sao trong tế bào động vật có nồng độ Na+ thấp hơn bên ngoài tế bào nhưng trên màng
tế bào lại có nhiều bơm vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài tế bào?
a)
- Cấu trúc có chứa axit nucleic là: nhân, ti thể, lục lạp, riboxom
- Cấu trúc không có ở vi khuẩn là: nhân, ti thể, lục lạp
- Cấu trúc không có ở tế bào động vật là: lục lạp
b) Tế bào vẫn bơm Na+ ra ngoài để:
- Duy trì điện thế màng (đảm bảo bên ngoài mang điện dương so với bên trong)
- Nồng độ Na+ bên ngoài cao tạo chênh lệch nồng độ Na+ hai bên màng giúp cho quá trình đồng chuyển
Na+ cùng với Glucozo qua các kênh Protein đồng chuyển để vào trong tế bào

Câu 433
a) Trong tế bào thực vật, những cấu trúc nào có chứa axit nucleic? Trong đó, cấu trúc nào
không có ở vi khuẩn lam? Cấu trúc nào không có ở tế bào động vật.
b) Vì sao trong tế bào động vật có nồng độ Na+ thấp hơn bên ngoài tế bào nhưng trên màng
tế bào lại có nhiều bơm vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài tế bào?
a)
- Cấu trúc có chứa axit nucleic là: nhân, ti thể, lục lạp, riboxom
- Cấu trúc không có ở vi khuẩn là: nhân, ti thể, lục lạp
- Cấu trúc không có ở tế bào động vật là: lục lạp
b) Tế bào vẫn bơm Na+ ra ngoài để:
- Duy trì điện thế màng (đảm bảo bên ngoài mang điện dương so với bên trong)
- Nồng độ Na+ bên ngoài cao tạo chênh lệch nồng độ Na+ hai bên màng giúp cho quá trình đồng
chuyển Na+ cùng với Glucozo qua các kênh Protein đồng chuyển để vào trong tế bào
Câu 434
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của sự ion hóa các chất lên sự xâm nhập của chúng vào tế bào, người ta
thấy rằng các chất điện phân xâm nhập vào tế bào khó hơn, những ion tích điện càng cao càng khó xâm
nhập vào tế bào, nhưng các ion có cùng hóa trị thì khả năng xâm nhập vào tế bào cũng khác nhau. Dưới
đây là sơ đồ cấu tạo nguyên tử của Li, K, và Na. Hãy giải thích khả năng xâm nhập của các ion qua màng
tế bào.
Nguyên tố Số điện tử trong lớp
K L M N
Li 2 1
K 2 8 8 1
Na 2 8 1
Đáp án
Nội dung
- Các ion có cùng hóa trị thì khả năng xâm nhập vào tế bào phụ thuộc vào mức độ thủy hóa của các
ion, là khả năng hút và giữ các phân tử nước quanh mình của các ion.
- Các nguyên tố có số lớp càng nhiều thì khả năng hút nước của các ion càng giảm  mức độ thủy
hóa càng giảm  kích thước của các ion càng giảm  ion đó càng dễ qua màng.
- Dựa trên số liệu ta thấy số lớp giảm dần từ K  Na  Li nên khả năng hút nước giảm dần từ Li+ 
Na+  K+ . Mức độ thủy hóa từ cao đến thấp là Li+  Na+  K+ nên kích thước ion thủy hóa giảm
dần từ Li+  Na+  K+ nên khả năng thấm vào tế bào của K+ là lớn nhất rồi đến Na+ và cuối là Li+.

Câu 435: Một học sinh thu được mẫu tách ti thể từ gan và nghiên cứu hô hấp qua việc liên tục theo dõi sự
hấp thụ O2 của 1ml huyền phù ti thể trong phản ứng. Học sinh đó cho thêm vào huyền phù các chất như
hình vẽ. Kết quả theo dõi như sau:
300 Malat (50 mol)

ADP (50 mol) + photphat (200 mol)

1
2
Ôxi
trong
bình 3
phản
2,4-dinitrophenol (1mmol)
ứng
( mol)
4
5
Cyanid (1mmol)

6
0
Thời gian
Hãy giải thích những biến đổi xảy ra trong các giai đoạn từ 1 -6 và Nêu vai trò của các chất được đưa vào
huyền phù.
Đáp án
Nội dung
* Giai đoạn 1: Không có cơ chất nên quá trình hô hấp không xảy ra, không tiêu thụ ôxi  lượng ôxi
trong bình không giảm.
* Giai đoạn 2: Khi bổ sung malat thì ti thể sử dụng malat cho chu trình crep xảy ra trong ti thể tạo ra
NADPH và FADH2 đi vào chuỗi chuyền e  ti thể hô hấp và sử dụng ôxi  lượng ôxi trong bình
giảm.
* Giai đoạn 3: Bổ sung ADP và Pi với tỉ lệ 1:4  cung ca71p cơ chất cho ATP – sylthetaza tăng tổng
hợp ATP  tăng tiêu thụ ôxi  lượng ôxi trong bình giảm mạnh. Từ đó chứng tỏ hô hấp song song
với quá trình tổng hợp ATP.
* Giai đoạn 4: Lượng ADP trong bình cạn kiệt  quá trình to73ng hợp ATP giảm  lượng ôxi tiêu
thụ ít hơn  lượng ôxi trong bình giảm chậm.
* Giai đoạn 5: 2,4 dinitrophonol làm tăng tính thấm của màng trong của ti thể với inon H+  Giảm
sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai bên màng trong ti thể  ức chế quá trình tổng hợp ATP  tế bào
phải tăng cường quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cho tế bào hoạt động  tăng sử dụng ôxi 
lượng ôxi trong bình giảm mạnh.
* Giai đoạn 6: Cyanin gây ức chế hoạt động của enzim Ôxidaza  ức chế chuỗi chuyền e  ôxi
không được sử du5ngt  lượng ôxi trong bình không đổi.
Câu 436: “Nhờ bào quan này, tế bào được xoang hóa nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật thiết
giữa các khu vực trong tb” nhân định trên nói về bào quan nào? Nêu chức năng của bào quan đó?
Nội dung
- Đó là Mạng lưới nội chât. Chức năng: liên lạc giữa các bào quan trong tế bào

ER hạt( có riboxom) ER trơn( không có riboxom)


Chức năng: +Tổng hợp lipit như phospholipit màng,
+ Tổng hợp protein thực hiện chức năng trong steroid(HM sinh dục)
các bào quan, pr trong các túi tiết hoặc pr trên +Chuyển hóa đường
các loại màng, pr xuất bào +Khử độc thuốc và các chất độc ( tế bào gan): bổ
+ Gắn cacbohydrat vào protein đưa vào xoang sung nhóm OH vào chất độc-> chất độc phân
lưới nội chất ->glycoprotein-> hình thành các cực dễ hòa
túi tiết đưa đến golgi tan nên đẩy ra ngoài dễ dàng hơn
+ Tổng hợp phospholipit cho chính nó + Dự
trữ ion Ca2+( vận động co cơ, truyền tín hiệu tế bào
thần kinh)
Câu 437
Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức năng: dung hợp
màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Đáp án

. Dung hợp màng:


- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn quay vào nhau, đầu ưa nước
quay ra ngoài). Tính kỵ nước của lớp kép phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành màng kín, còn phần tách ra
hình thành túi tiết kín.
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ dàng hòa nhập thành một.
- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand – chất gắn) hoặc từ môi
trường trong (protein tương thích trên màng túi tiết), khởi động quá trình biến dạng màng.
b. Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử của khối chất nền ngoại bào ở
mặt ngoài màng
- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với một phân tử chất nền ngoại
bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên trong
của protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền thông tin vào bên trong tế
bào.
Câu 438
a. Hãy cho biết những chất như Estrogen, Protờin, Ion, O 2 qua màng sinh chất bằng những cách
nào?
b. Giải thớch tại sao khi ta chẻ một qủa ớt thành nhiều mảnh nhỏ rồi ngõm trong nước thỡ cỏc
mảnh quả ớt lại cong lại theo một chiều xỏc định?
Trả lời
a. Estrogen là Lipit nờn cú thể đi qua lớp photpholipit, Protờin cú kớch thước quỏ lớn nờn phải
qua màng tế bào bằng cỏch xuất nhập bào, ion mang điện nờn phải đi qua kờnh Protờin, Oxi cú 1,0 đ
thể khuyếch tỏn qua lớp photpholipit
b. Do cấu tạo ở phớa bờn trong và bờn ngoài quả ớt khỏc nhau: Phớa ngoài ớt thấm nước, phớa
trong thấm nước nhiều hơn vỡ thế nước vào lớp tế bào bờn trong nhiều hơn khiến cho quả ớt 1,0 đ
cong lại cuộn phớa vỏ vào trong

Câu 439
1. - Do 2 loại prôtêin trên có thể thay đổi vị trí, hình thù trong không gian tạo nên tính linh hoạt
mềm dẻo cho màng
- Các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống giữa 2 lớp màng.
Ngoài ra khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương đối đồng đều trên màng, nhưng khi
có sự thay đổi nào đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả năng di chuyển tạo nên những tập
hợp lại với nhau.
2. a) Chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên MSC theo mô hình khảm động .
- Phốt phô lipit: là chất lưỡng cực không cho các chất tan trong nước cũng như các chất tích điện đi qua,
và cho các phân tử kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit đi qua.
- Các prôtêin màng: Các kênh vận chuyển các chất, thụ để thu nhập thông tin, các prôtêin làm nhiệm vụ
ghép nối các tế bào trong 1 mô, các enzim tham gia trao đổi chất...
- Colesteron: Làm tăng độ ổn định của MSC.
b) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua MSC
- Chiều vận chuyển: Vận chuyển thụ động theo chiều gradient nồng độ, vận chuyển chủ động: ngược
chiều gradient nồng độ.
- Nhu cầu sử dụng năng lượng: Vận chuyển thụ động, không tiêu tốn NLATP, vận chuyển chủ động tiêu
tốn NL ATP.
c) Những câu sau đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng.
c1: Sai. Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị co lại vì tế bào mất nước.
c2 Sai, tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên nhưng không bị vỡ tan vì có thành
tế bào, do đó tạo sức trương.
c3 Sai, vận chuyển dễ dàng là phương thức vận chuyển thụ động nhờ sự giúp đỡ của protêin, không tiêu
phí năng lượng.
Hướng dẫn
1. - Do 2 loại prôtêin trên có thể thay đổi vị trí, hình thù trong không gian tạo nên tính linh hoạt mềm
dẻo cho màng
- Các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống giữa 2 lớp màng.
Ngoài ra khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương đối đồng đều trên màng, nhưng khi có
sự thay đổi nào đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả năng di chuyển tạo nên những tập hợp
lại với nhau.
2. a) Chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên MSC theo mô hình khảm động .
- Phốt phô lipit: là chất lưỡng cực không cho các chất tan trong nước cũng như các chất tích điện đi qua,
và cho các phân tử kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit đi qua.
- Các prôtêin màng: Các kênh vận chuyển các chất, thụ để thu nhập thông tin, các prôtêin làm nhiệm vụ
ghép nối các tế bào trong 1 mô, các enzim tham gia trao đổi chất...
- Colesteron: Làm tăng độ ổn định của MSC.
b) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua MSC
- Chiều vận chuyển: Vận chuyển thụ động theo chiều gradient nồng độ, vận chuyển chủ động: ngược
chiều gradient nồng độ.
- Nhu cầu sử dụng năng lượng: Vận chuyển thụ động, không tiêu tốn NLATP, vận chuyển chủ động tiêu
tốn NL ATP.
c) Những câu sau đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng.
c1: Sai. Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị co lại vì tế bào mất nước.
c2 Sai, tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên nhưng không bị vỡ tan vì có thành
tế bào, do đó tạo sức trương.
c3 Sai, vận chuyển dễ dàng là phương thức vận chuyển thụ động nhờ sự giúp đỡ của protêin, không tiêu
phí năng lượng.

Câu 440: Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và
colesterol khác nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều colesterol
so với màng tế bào phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này?

- Phần gần móng tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao.
- Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no.

- Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính linh
động của màng
a. Các chất di chuyển theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đền nơi có nồng độ thấp
b. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất tan.

Câu 441: Đồ thị sau cho thấy nồng độ của một chất bên trong và bên ngoài tế bào.

Màng tế bào
A B C

Môi trường ngoài Tế bào chất


Nồng độ

6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6
a. Nếu các chất được tự do di chuyển bằng khuếch tán, nó sẽ di chuyển như thế nào: Bên trong tế
bào? Giữa các tế bào và giữa bên trong và bên ngoài tế bào?

b. Nếu, sau một số giờ, nồng độ không thay đổi, em có giả định gì về sự di chuyển các chất qua
màng tế bào?

a. Các chất di chuyển theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đền nơi có
nồng độ thấp
b. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất tan.

Câu 442
a. Nêu vai trò của lưới nội chất trơn? Giải thích vì sao nếu sử dụng thuốc giảm đau, an thần
thường xuyên thì có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc (dùng liều cao mới có tác dụng)?
b. Cho tế bào vi khuẩn Gram âm, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng
trương có lizôzim. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?
Ý Nội dung
a - Vai trò của lưới nội chất trơn:
+ Tổng hợp các loại lipit như dầu thực vật, photpholipit, streroit.
+ Khử độc rượu, thuốc...
- Hiện tượng nhờn thuốc giảm đau, an thần là do:
+ Khi dùng các thuốc này sẽ kích thích sự sinh sôi của mạng lưới nội chất trơn và các enzim
khử độc liên kết với nó, nhờ vậy làm tăng tốc độ khử độc. Điều đó lại làm tăng sự chịu đựng
đối với thuốc, nghĩa là ngày càng dùng liều cao mới đạt hiệu quả.
b - Dung dịch đẳng trương có thế nước tương đương dịch bào nên lượng nước đi ra, đi vào tế
bào bằng nhau.
- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi hình dạng do lizôzim không tác động tới cấu
trúc của hai loại tế bào này.
- Tế bào vi khuẩn bị lizôzim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban đầu, trở thành thể
hình cầu trong dung dịch.
Câu 443
a. Tại sao hầu hết các tế bào có kích thước nhỏ và một số khác có hình dạng hẹp, kéo dài như tế bào
thần kinh, tế bào hồng cầu người?
b. Hãy giải thích sự hợp lí trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân thực.

Hướng dẫn
a. - Mỗi µm vuông màng, mỗi giây chỉ có số lượng hạn chế những chất nhất định đi qua -> tỉ lệ S/V là chỉ
tiêu quyết định.
- Kích thước nhỏ …-> Tăng tỉ lệ S/V đảm bảo diện tích bề mặt đủ lớn và phù hợp với thể tích để trao
đổi lượng vật chất lớn với môi trường xung quanh.
b. Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bọc có liên quan chặt chẽ đến sự gia
tăng kích thước tế bào.
+ Tế bào nhân thực phải có kích thước lớn để chứa đựng được số lượng lớn các bào quan.
+ Sự xoang hóa đảm bảo tổng diện tích màng lớn => đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất của tế bào nhân
thực mặc dù kích thước lớn , tỉ lệ S/V nhỏ.
+ Kích thước tb lớn nhu cầu TĐC tăng , cần nhiều loại enzim khác nhau -> sự xoang hóa tạo ra các điều
kiện môi trường khác nhau phù hợp cho hoạt động của từng enzim.
Câu 444
a. Thể Berg ở tế bào gan và thể Nissl ở tế bào thần kinh đều liên quan tới một loại bào quan. Đó là
bào quan nào? Cấu tạo và chức năng của bào quan đó.
b. Tại sao bệnh nhân bị tiêu chảy thường cho uống dung dịch Glucoz và muối với nồng độ cao?

Hướng dẫn
a.
- Đó là mạng lưới nội chất hạt.( chúng tập trung tại 1 vùng tạo thành thể Berg và thể Nissl)
- Cấu tạo :
- Gồm các túi dẹt xếp song song thành nhóm
- Mặt ngoài có đính các riboxom.
- Chức năng : Tổng hợp, đóng gói và chế tiết protein.
b.

- Bệnh nhân tiêu chảy hoặc vận động viên bị mất nhiều nước.
- sử dụng dung dịch có 2 loại chất tan này vì chúng cùng được vận chuyển vào tế bào nhờ 1 pr mang.
- Các chất tan này sẽ được các Pr đồng chuyển vào tế bào ruột -> máu -> tăng Ptt -> gây ra dòng nước từ
ruột non vào máu -> bù nước cho bệnh nhân.

Câu 445
a.Ngâm tế bào thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ có áp suất thẩm thấu 0.8 atm; 1.5 atm. Cho
biết áp suất trong nước của tế bào trước khi ngâm vào dung dịch là 0.6 atm và áp suất thẩm thấu là
1.8 atm. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra ở tế bào thực vật.
b.Vì sao tế bào thực vật được coi là một hệ thẩm thấu sinh học?
c. Màng trong ti thể tương đương với cấu trúc nào ở lục lạp? Giải thích?

Hướng dẫn
a.Ngâm tế bào thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ có áp suất thẩm thấu 0,8 atm; 1,5 atm. Cho
biết áp suất trương nước của tế bào trước khi ngâm vào dung dịch là 0,6 atm và áp suất thẩm thấu là
1,8 atm. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra ở tế bào thực vật.
- Sức hút nước của tế bào: S = P – T = 1,8 – 0,6 = 1,2
- Đường saccarôzơ không thấm qua MSC.
- Khi dung dịch có áp suất thẩm thấu 0,8 atm, nhỏ hơn sức hút nước của tế bào, do đó tế bào bị mất
nước và xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.
. b- Hệ thẩm thấu: Giữa hai dung dịch hay giữa một dung dịch và nước ngăn cách với nhau bằng một
màng bán thấm thì tạo nên một hệ thống thẩm thấu (VD: thẩm thấu kế...)
- Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu vì các thành phần cấu trúc của nó tương ứng với các thành phần của
hệ thẩm thấu vật lí.
+ Lớp màng của chất nguyên sinh và chất nguyên sinh mỏng gây nên hiện tượng thẩm thấu như 1 màng
bán thấm.
+ Dịch bào tương đương với dung dịch trong thẩm thấu kế.
+ Dung dịch bên ngoài tế bào tương đương với dung dịch ngoài thẩm thấu kế.
- Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu sinh học:
+ Nồng độ dịch bào thay đổi tùy loài thực vật, tùy theo loại cơ quan.
+ Lớp chất nguyên sinh có tính thấm chọn lọc.
+ Tế bào thực vật hút nước cho đến khi no nước (S = P – T).
c. Màng trong ti thể tương đương với màng tilacoit ở lục lạp.
Vì: Trên 2 loại màng này đều có sự phân bố chuỗi enzim vận chuyển điện tử và ATP-sintetaza. Khi có
sự chênh lệch nồng độ H+ ở 2 phía của màng tổng hợp ATP.
Câu 446
a. Cho biết tế bào tuyến nước bọt chế tiết ra enzim amilaza là một glicoprotein. Hãy mô tả con
đường hình thành và chế tiết amilaza vào khoang miệng.
b. Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào
nhân thực bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào
quan này, hãy chứng minh giả thuyết trên?

Hướng dẫn

a. -Amilaza là chất glicopotein được cấu tạo bởi hai thành phần là protein và cacbohidrat.
-Protein được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt, sau đó được vận chuyển vào bộ máy gongi. Ở đây,
protein được gắn thêm cacbohidrat để tạo thành glicoprotein. Sau đó amilaza được đóng gói vào các bóng
nội bào và được tiết ra ngoài bằng con đường xuất bào.
b. * Về cấu trúc
- Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực -> màng ngoài là màng của tế bào nhân
thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào.
- Có 1 AND vòng, kép, có riboxom 70S riêng…, do đó có thể tự tổng hợp protein riêng -> có thể tự sinh
sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân chia giống như hình thức sinh sản của vi
khuẩn.
* Về chức năng
- Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn gốc từ vi sinh vật
tự dưỡng quang năng.
- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn gốc từ sinh vật dị
dưỡng hiếu khí.
Câu 447
a. Hãy nêu những đặc điểm khác biệt giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người khiến vi khuẩn có
khả năng sinh sản nhanh hơn tế bào người.
b. Dựa trên sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta có thể dùng
thuốc kháng sinh đặc hiệu để chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người nhưng lại
không làm tổn hại các tế bào người.

Hướng dẫn
a. - Tế bào vi khuẩn:
+ Kích thước bé → tỷ lệ S/V lớn → trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xảy ra nhanh, đồng thời vận
chuyển các chất bên trong tế bào cũng nhanh.
+ Nhân sơ không có màng nhân → quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời → quá trình tổng hợp
protein xảy ra nhanh → sinh sản nhanh.
- Tế bào người:
+ Kích thước lớn→ tỷ lệ S/V nhỏ hơn→ trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xảy ra chậm hơn, đồng
thời vận chuyển các chất bên trong tế bào cũng chạm hơn.
+ Nhân chuẩn có màng nhân → quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra không đồng thời → quá trình tổng
hợp protein xảy ra chậm hơn → sinh sản chậm hơn
b. Tế bào vi khuẩn có thành tế bào còn tế bào người thì không nên người ta có thể sử dụng các chất kháng
sinh để ức chế các enzym tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Câu 448
1. Phân biệt về cấu trúc, chức năng của protein xuyên màng và protein bám rìa màng? Vì sao hai
loại prôtêin trên lại quyết định đến tính linh động của màng sinh chất?
2. Hãy nêu các phương thức tương tác giữa tế bào và môi trường qua màng sinh chất.
Hướng dẫn
1. Phân biệt
- Protein xuyên màng:
+ Cấu trúc: - Xuyên qua màng 1 hay nhiều lần
- Protein xuyên màng có sự phân hóa các vùng ưa nước và vùng kị nước. Vùng kị nước không
phân cực nằm xuyên trong lớp kép lipit, vùng phân cực ưa nước lộ ra trên bề mặt màng
+ Chức năng: - Pecmeaza, là chất mang vận chuyển tích cực các chất ngược građien nồng độ
- Tạo kênh giúp dẫn truyền các phân tử qua màng
- Thụ quan giúp dẫn truyền thông tin vào tế bào
- Protein bám màng
+ Cấu trúc: - Bám vào phía mặt trong và mặt ngoài của màng
- Protein bám màng không có vùng kị nước.
+ Chức năng: - Mặt ngoài: -> tín hiệu nhận biết các tế bào, ghép nối các tế bào với nhau
- Mặt trong: -> xác định hình dạng tế bào và giữ các prôtêin nhất định vào vị trí riêng
* Hai loại prôtêin trên lại quyết định đến tính linh động của màng sinh chất, vì:
- Do 2 loại prôtêin trên có thể thay đổi vị trí, hình thù trong không gian tạo nên tính linh động mềm dẻo
cho màng.
- Các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống giữa 2 lớp màng. Ngoài ra
khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương đối đồng đều trên màng, nhưng khi có sự thay đổi nào
đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả năng di chuyển tạo nên những tập hợp lại với nhau.
2. - Vận chuyển các chất qua màng tế bào: Vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động
- Dẫn truyền nước đi qua
- Dẫn truyền khối vật chất (ẩm bào, thực bào)
- Dẫn truyền chọn lọc phân tử
- Tiếp nhận thông tin
- Nhận dạng tế bào
- Sự ghép nối liên kết với các tế bào khác.
Câu 449
1. Ở cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào có nhiều nhân? Trình bày quá
trình hình thành tế bào không có nhân, tế bào nhiều nhân từ tế bào một nhân?
b. Cho tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có lizozim. Có
hiện tượng gì xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?
1. Hồng cầu là loại tế bào không có nhân.
Tế bào bạch cầu, tế bào cơ là những tế bào có nhiều nhân.
* Quá trình hình thành:
- Hồng cầu được sinh ra từ tế bào tuỷ xương (tế bào có 1 nhân). Trong quá trình chuyên hoá về cấu tạo để
thực hiện chức năng, hồng cầu ở người đã bị mất nhân. Bào quan lizôxôm thực hiện tiêu hoá nội bào, phân
giải nhân của tế bào hồng cầu
- Tế bào bạch cầu, tế bào cơ là những tế bào có nhiều nhân.
Các tế bào có nhiều nhân đ ược hình thành từ tế bào có một nhân thông quá quá trình phân bào nguyên
phân. ở kì cuối của phân bào nguyên phân, nếu màng nhân xuất hiện nhưng màng tế bào không eo lại thì
sẽ hình thành một tế bào có 2 nhân. Tế bào 2 nhân tiếp tục phân bào nhng màng sinh chất không eo lại thì
sẽ hình thành tế bào có 4 nhân. Quá trình diễn ra như vậy cho đến khi hình thành tế bào nhiều nhân.
2. Trong dung dịch đẳng trương: do dung dịch có thế nước tương đương dịch bào nên lượng nước đi ra, đi
vào tế bào bằng nhau
- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi đặc điểm do lizozim không tác động tới cấu trúc của hai
loại tế bào này.
- Tế bào vi khuẩn bị lizozim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban đầu, trở thành dạng hình cầu
trong dung dịch.
Câu 450: So sánh lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?
+ Điểm giống nhau:
- Đều là các bào quan có cấu trúc màng;
- Đều cấu tạo từ protein + photpholipit;
- Đều có nguồn gốc từ màng sinh chất phân hoá, ăn sâu tạo thành;
- Đều có chức năng tổng hợp và vận chuyển các chất trong tế bào.
+ Điểm khác nhau:
Tính chất so
Lưới nội chất trơn Lưới nội chất hạt
sánh
Cấu tạo - Chứa nhiều photpholipit hơn - Chứa ít photpho lipit hơn
- Gồm các kênh hẹp nối với - Gồm các túi dẹp xếp song song
nhau - Phân bố thành từng nhóm
- Nằm phân tán trong tế bào chất - Mặt ngoài có đính nhiều ribôxôm
- Không có ribôxôm - Tổng hợp protein xuất bào, protein màng,
Chức năng - Tổng hợp lipit, chuyển hoá protein lizoxom
hydrat cacbon, giải độc… - Quan hệ về chức năng: các chất tổng hợp ở nội
- Quan hệ về cấu tạo: gongi chất hạt được chuyển sang gongi để hoàn thiện
Quan hệ với được tạo ra từ lưới nội chất và bao gói.
gongi trơn.
Câu 451: Trong quá trình trao đổi chất, tế bào đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm thừa, những vướng mắc đó
đã được tế bào giải quyết như thế nào?
- Tự phân giải nhờ cơ chế tự thực bào nhờ lizôxom
- Phân giải, chuyển hoá nhờ lưới nội bào chất trơn.
Bao gói thành các bóng xuất bào hoặc tạo ra các không bào co bóp để
đưa ra khỏi tế bào
- Hình thành các không bào nhỏ rồi nhập lại, tích trữ trong các không bào lớn
Câu 452
a. Kích thước nhỏ và bộ NST là đơn bội có đặc điểm có lợi gì về tiến hóa và thích nghi ở vi
khuẩn?
b. Phân tử lipôprôtêin trong thành phần của màng sinh chất ở tế bào nhân thực được tổng hợp ở
những bào quan nào? Trình bày sơ đồ tóm tắt sự hình thành chúng trong tế bào.
a. - Do kích thước nhỏ dẫn đến tỉ lệ S/V lớn nên hấp thụ nhiều và chuyển hóa nhanh, sinh trưởng
nhanh, có thể bù đắp được số lượng cá thể bị chết do các yếu tố bất lợi của môi trường. Vì vậy tránh bị
diệt vong.
- Do cơ thể là đơn bào, bộ nhiễm sắc thể chỉ có một nhiễm sắc thể nên dễ phát sinh đột biến và các biến
dị đột biến này sẽ bộc lộ thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau (cả đột biến gen trội và gen lặn). Do đó,
chọn lọc tự nhiên nhanh chóng đào thải các gen có hại và các gen có lợi quy định các đặc điểm thích
nghi được tăng nhanh trong quần thể, dẫn đến tạo ra các quần thể có kiểu hình thích nghi.
b. - Có 3 bào quan là: lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn và bộ máy Gôngi.
- Sơ đồ tóm tắt:
+ Lưới nội chất hạt tổng hợp phân tử prôtêin, bao gói bằng túi tiết để vận chuyển tới bộ máy gôngi.
+ Lưới nội chất trơn tổng hợp phân tử lipit, bao gói bằng túi tiết để vận chuyển tới bộ máy gôngi.
+ Bộ máy gôngi liên kết 2 thành phần trên để tạo ra lipôprôtêin, bao gói bằng túi tiết để vận chuyển đến
màng sinh chất.

Câu 453: Giải thích quá trình tiến hóa dẫn đến gia tăng kích thước tế bào và phương thức hình
thành các đặc điểm mới của tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ nguyên thủy.
- Khi các tế bào sống bằng phương thức dị dưỡng, tế bào này ăn tế bào khác thì tế bào có kích thước
lớn hơn sẽ khó bị thực bào và dễ thực bào các tế bào nhỏ hơn vì thế chọn lọc tự nhiên sẽ ưu tiên giữ lại
những tế bào có kích thước lớn hơn.
- Kích thước tế bào chỉ gia tăng đến mức độ nhất định vì tế bào có kích thước lớn quá thì tỉ lệ S/V sẽ
nhỏ dẫn đến trao đổi chất với môi trường kém hiệu quả cũng như sự khuếch tán các chất trong tế bào từ
nơi này đến nơi khác sẽ rất chậm. Kết quả là chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải các tế bào quá lớn.
- Tế bào có kích thước lớn sẽ phải có các đặc điểm thích nghi như: Có các bào quan có màng bao bọc
và hệ thống lưới nội chất làm tăng tỉ lệ S/V cũng như tạo các xoang riêng biệt làm tăng hiệu quả hoạt
động.
- Các bào quan có màng bao bọc được tiến hóa hoặc bằng cách nội cộng sinh như ti thể và lục lạp hoặc
do màng tế bào lõm vào trong bao bọc lấy vật chất di truyền tạo nên màng nhân, hoặc màng tế bào gấp
vào trong tế bào chất tạo nên mạng lưới nội chất.
Câu 454: Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của một loại prôtêin được giải phóng bởi
một loại tế bào động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại prôtêin đó chỉ xuất
hiện trong môi trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hormon vào tế bào. Trước khi cho hormôn
vào, cô ấy đánh dấu prôtêin trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào
dưới kính hiển vi quang học. Nhờ đó, cô ấy quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng
và cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau
khi thêm hormôn, thuốc nhuộm cũng được quan sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng
sinh chất. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và mô tả cơ chế .
a. Giải thích:
- Prôtêin được giải phóng vào trong môi trường nuôi cấy chứng tỏ đó là loại prôtêin ngoại tiết.
- Nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và các cấu trúc hình ống chính là
cấu trúc của mạng lưới nội chất hạt, và trong các cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng chính là cấu trúc
của phức hệ Golgy.
- Sau khi hormôn được thêm vào, các chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất và xuất hiện bên
ngoài môi trường chứng tỏ sự bài xuất loại prôtêin này ra ngoài tế bào theo con đướng xuất bào và
con đường này chịu sự chi phối của hormôn được thêm vào.
b. Cơ chế:
- Prôtêin được tổng hợp bởi mạng lưới nội chất hạt.
- Sau đó tới phức hệ Golgy. Ở đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, bao gói và phân phối vào các túi
(bóng).
- Khi chưa có tín hiệu của môi trường, prôtêin này được dự trữ trong các túi, bóng trong tế bào.
- Khi có tín hiệu (các hormôn), các túi chứa prôtêin tập hợp dọc theo màng sinh chất, hợp với màng
và bài xuất prôtêin theo con đường xuất bào.

Câu 455: Một số con Amip (trùng biến hình) được đưa vào môi trường chứa đầy mảnh vụn hữu cơ.
1. Hãy mô tả cơ chế sử dụng các mảnh vụn hữu cơ đó của trùng amip.
2. Biết rằng các enzim trong lizosome hoạt động tốt nhất khi pH môi trường bằng 5.
a. Hãy vẽ đồ thị cho thấy mối quan hệ giữa pH môi trường và hoạt tính của enzim trong
lizosome.
b. Điều gì sẽ xảy ra với những con amip nếu người ta thêm vào môi trường một chất làm bất hoạt
các bơm prôtôn trên màng lizosome? Giải thích.
c. Điều gì cũng sẽ xảy ra nếu người ta cho thêm vào môi trường một chất hoá học để các bào
quan bên trong tế bào của amip không chuyển động được nữa?
1. Đó là cơ chế ẩm bào vì các mảnh vụn hữu cơ có kích thước nhỏ.
Diến biến:
- Khi amip tiếp xúc với các mảnh vụn hữu cơ, chất nguyên sinh ở phía ngoài dồn về 1 phía, hình
thành chân giả, bao lấy thức ăn.
- Màng sinh chất lõm vào tạo thành các túi, bóng ẩm bào.
- Các túi này sau đó nhập với lizôsome.
- Các enzim thuỷ phân trong lizôsome sẽ thuỷ phân các thành phần trong mảng vụn thành các chất
hữu cơ đơn giản.
- Các chất sử dụng được sẽ dược hấp thụ còn chất không sử dụng được sẽ bị thải ra ngoài bằng xuất
bào.
2.
a. Vẽ đồ thị: Đề bài không cho ngưỡng tối đa và tối thiểu của pH nên HS chỉ cần vẽ đúng dạng đồ
thị với 1 trục biểu diễn độ pH, 1 trục là biểu diễn hoạt tính enzim. Đồ thị có dạng gần giống
parabol và có điểm cực thuận với pH bằng 5.
b. Amip sẽ bị chết đói do:
Chất đó làm bất hoạt bơm proton (H+) trên màng lizosome, pH của lizosome không được duy
trì nên các enzim thuỷ phân không hoạt động được. Quá trinh thuỷ phân thức ăn không xảy ra
nên amip bị chết đói.
c.
- Các bào quan trong tế bào không chuyển động được chứng tỏ bộ khung xương tế bào đã bị bất hoạt.
- Khi đó đầu tiên tế bào amip sẽ có dạng cầu, các chân giả không được hình thành do chất nguyên
sinh không thể chuyển động. Cơ chế nhập bào cũng không thể diễn ra. Cuối cùng amip cũng chết
đói.
Câu 456.
a. Tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt. Tế bào Hela- các tế bào được tách ra từ mô ung thư
của một người bệnh, có khả năng tích cực tổng hợp protein, phân chia không ngừng. Nêu thí nghiệm sử
dụng hai tế bào này để thấy được sự liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
b. Nêu sự khác nhau giữa enzim của lizoxom và peroxixom về nguồn gốc, cơ chế tác động. Vì sao trong
nước tiểu của linh trưởng và người có axit uric mà các động vật khác không có?
a - Thí nghiệm: Lai hai tế bào với nhau được tế bào lai.
- Kết quả: Tế bào lai vừa tổng hợp protein của người, vừa tổng hợp protein của gà
- Giải thích: Các nhân tố hoạt hóa gen trong tế bào chất của tế bào Hela đã mở các gen của gà trong
tế bào lai nên tế bào lai tổng hợp các pr của gà. Từ đó cho thấy mỗi liên quan mật thiết giữa nhân và
tế bào chất.

b b.
Tiêu chí Enzim của lizoxom Enzim của peroxixom
Nguồn gốc Được tổng hợp từ các riboxom Được tổng hợp từ các riboxom
trên lưới nội chất hạt tự do trong tế bào chất
Đặc điểm xúc tác Xúc tác các phản ứng thủy Xúc tác các phản ứng oxi hóa
phân khử
- Peroxixom của người và linh trưởng không có thể đặc hình ống nên không sản sinh enzim uricaza
phân giải axit uric
- Do đó trong nước tiếu của linh trưởng và người có axit này, các động vật khác không có.

Câu 457: Hãy phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm. Nêu ý
nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này.
Đáp án:
Phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm:
Vi khuẩn Gram dương Vi khuẩn Gram âm
- Không có màng ngoài - Có màng ngoài
- Có axit teicoic - Không có axit teicoic
- Không có khoang chu chất - Có khoang chu chất
- Nhuộm Gram có màu tím - Nhuộm Gram có màu đỏ
- Thành peptiđôglican dày. - Thành peptiđôglican mỏng
- Mẫn cảm với thuốc kháng sinh - Ít mẫn cảm với thuốc kháng sinh pênixillin.
pênixillin.

Ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này:


+ Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu.
+ Dùng trong phân loại để phân biệt các loại kháng sinh khác nhau.

Câu 458: Một tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng (0,03M saccarôzơ, 0,02M glucôzơ) bao trong màng có
tính thấm chọn lọc được ngâm vào cốc chứa loại dung dịch khác (0,01M saccarôzơ, 0,01M glucôzơ,
0,01M fructôzơ). Màng thấm cho nước và đường đơn đi qua nhưng không cho đường đôi đi qua.
a. Hãy chỉ ra đường đi của các chất tan và nước.
b. Dung dịch ngoài tế bào là đẳng trương, ưu trương hay nhược trương.
c. Tế bào nhân tạo này sẽ trở nên mềm hơn, cứng hơn hay không thay đổi.
d. Cuối cùng hai dung dịch đó có nồng độ chất tan khác nhau hay giống nhau.
Đáp án:
a. Glucôzơ đi từ trong tế bào ra ngoài, fructôzơ đi từ ngoài vào trong tế bào, nước đi từ ngoài vào
trong tế bào.
b. Dung dịch ngoài là nhược trương
c. Tế bào nhân tạo này trở nên căng hơn.
d. Cuối cùng hai dung dịch đó có cùng nồng độ chất tan.
Câu 459
1. Những nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?
a. Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
b. Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thể, trung tử, nhân…
c. Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.
d. Bơm Na – K sử dụng năng lượng ATP để vận chuyển các ion Na+ và K+.
2. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “chất đánh dấu - maker” có trên màng sinh chất. Chất đánh dấu là
hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
Hướng dẫn
1.
a. Sai. Một tế bào nhân chuẩn điển hình mới có đủ các thành phần trên chứ không phải mọi tế bào.
Ví dụ: Tế bào vi khuẩn không có các bào quan như bộ máy gôngi, lưới nội chất,… Tế bào hồng cầu không
có nhân.
b. Sai. Tế bào thực vật bậc cao không có trung tử. Tế bào lông hút không có lục lạp.
c. Sai. Nấm cũng có thành tế bào bằng kitin. Không phải tất cả vi khuẩn đều có thành tế bào như
Mycoplasma.
d. Đúng.
2.
- Chất đánh dấu có bản chất là glycôprôtêin.
- Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt.
-> đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt  tạo thành túi
-> tới bộ máy gôngi, tại đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit  glycôprôtêin
hoàn chỉnh  đóng gói đưa ra ngoài màng bằng xuất bào.
Câu 460
Nêu vai trò của vi ống, vi sợi trong tế bào? Nếu vi ống, vi sợi không được tạo thành sẽ gây hậu quả gì ?
Hướng dẫn

-Vai trò của vi ống:


+Duy trì hình dạng tế bào (các “xà nhà chống nén”).
+Giúp chuyển động của các bào quan............
+Cấu tạo roi, lông của tế bào → giúp tế bào vận động.
+ Cấu tạo thoi vô sắc → giúp chuyển động của các NST trong quá trình phân bào. ....
Nếu không hình thành được vi ống dẫn tới: NST không được phân chia trong phân bào, các bào quan
không di chuyển định hướng được, tế bào không duy trì được hình dạng, tinh trùng không roi gây vô sinh,
các tế bào đường hô hấp không hình thành được lông rung cản bụi nên dễ mắc bệnh đường hô hấp.
-Vai trò của vi sợi:
+Duy trì hình dạng tế bào: chịu lực căng của tế bào.
+Thay đổi hình dạng tế bào. .......
+Dòng tế bào chất
+Vận động tế bào: vận động chân giả. ......
+Phân chia tế bào chất.
+Co cơ.......
Nếu không hình thành vi sợi được sẽ gây ra: không phân chia được tế bào chất trong phân bào, amip
không di chuyển được, không co cơ được, tế bào không thay đổi được hình dạng.....
Câu 461
a.Cấu tạo và chức năng của bào quan peroxixom?
b.Peroxixom có mặt nhiều ở tế bào nào? Vì sao?
c.Những enzim nào thường có peroxixom và chức năng của những enzim đó?
Hướng dẫn
a.
- Cấu tạo: bào quan dạng bóng được bao bọc bởi 1 lớp màng lipoprotein, có kích thước 0,15  1,7
micromet
- Chức năng:
+ Tham gia vào oxi hóa nhiều sản phẩm trung gian của trao đỏi chất như axit amin, gluxit, lipit
+ tiêu độc., biến H2O2 thành H2O và O2.
b. Có mặt nhiều ở tế bào gan vì tế bào gan có chức năng tiêu độc..
c.
-Các enzim có trong peroxixom: catalaza, các oxidaza như Glycolat – oxidaza, aa-oxidaza, urat –
oxidaza.
- Chức năng của các loại enzim…
+ Catalaza: phân giải H2O2  H2O + O2
+ D- axitamin oxidaza : tác động lên các D-aa đặc trưng
+ Urat – oxidaza  phân giải axit uric.
+ Glycolat – oxidaza: tham gia vào chu trình glyoxilic ở một số thực vật và động vật bậc thấp biến đổi
lipit và gluxit.
Câu 462:
a, Tiến hành thí nghiệm sau trên 2 tế bào riêng biệt. Tế bào thứ nhất bị chọc thủng màng sinh chất, tế bào
thứ hai bị chọc thủng màng nhân. Nuôi cấy 2 tế bào này trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, sau 1
thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy ra ở 2 tế bào này? Giải thích.
b, Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lisosome nhất?
Tại sao?
c, Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H + và sự sinh tổng hợp ATP ở
ty thể. Có 2 ty thể được phân lập từ tế bào rồi được đặt vào ống nghiệm A có pH = 8. Sau đó chuyển ty thể
thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ty thể thứ hai chuyển vào ống nghiệm C có pH = 9. Sự tổng hợp
ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm nào? Tại sao?
a - Sau một thời gian nuôi cấy trong môi trường thích hợp, nhận thấy tế bào thứ nhất vẫn sống
còn tế bào thứ hai bị chọc thủng màng nhân bị chết.
- Giải thích: Do tính không hàn gắn của màng nhân.
+ Màng nhân tích điện dương nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó không có khả
năng thấm Ca2+ nên màng không được hàn gắn lại => nhân chết => tế bào chết.
+ Màng sinh chất tích điện âm nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó có khả năng
thấm Ca2+ nên màng được hàn gắn lại => tế bào sống.
b - Tế bào bạch cầu có nhiều lisosome nhất
- Giải thích: do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế
bào bệnh lý, tế bào già nên chúng phải có nhiều lisosome nhất.
c - Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ống nghiệm B
- Giải thích:
+ Khi đặt ty thể vào ống nghiệm A có pH = 8 thì môi trường ở xoang gian màng và chất
nền ty thể có pH = 8
+ Trường hợp 1: chuyển ty thể vào ống nghiệm B: có sự chênh lệch nồng độ giữa xoang
gian màng và chất nền ty thể, làm H+ được vận chuyển vào trong chất nền ty thể, tạo động lực
thúc đẩy ATP-synthase hoạt động tổng hợp ATP.
+ Trường hợp 2: chuyển ty thể vào ống nghiệm C: có sự chênh lệch nồng độ giữa xoang
gian màng và chất nền ty thể, làm H+ được vận chuyển từ chất nền ra xoang gian màng. Mặt
khác mũ hình nấm của ATP-synthase lại quay vào trong chất nền ty thể nên dòng H+ di
chuyển từ chất nền ra xoang gian màng không thể thúc đẩy ATP-synthase hoạt động tổng hợp
ATP

Câu 463
a) Nêu vai trò của các loại prôtêin trên màng tế bào.
b) Người ta tiến hành thí nghiệm
đánh dấu prôtêin bề mặt màng tế bào bằng
thuốc nhuộm huỳnh quang, sau đó dùng tia
laze tẩy màu ở một vùng nhỏ trên màng (đã
được đánh dấu) rồi quan sát sự phục hồi
màu huỳnh quang trên vùng bị tẩy theo thời
gian. Kết quả thu được như Hình 1.
b1) Nêu nhận xét và giải thích kết
quả thí nghiệm.
b2) Trong một thí nghiệm khác, thay
vì đánh dấu tất cả các prôtêin trên màng,
người ta chỉ đánh dấu một loại prôtêin duy
nhất và tiến hành thí nghiệm như trên, kết
quả nhận thấy vùng bị tẩy màu không có
hiện tượng phục hồi huỳnh quang.
Hãy nêu giả thuyết giải thích các hiện tượng trên. Biết rằng tế bào được đánh dấu không liên kết với
các tế bào khác.

Nội dung chấm


a. Vai trò của prôtêin màng:
- Vận chuyển các chất qua màng.
- Thụ thể tiếp nhận thông tin.
- Dấu chuẩn nhận biết tế bào.
- Enzim xúc tác các phản ứng trên màng tế bào.
- Liên kết các tế bào với nhau hoặc màng tế bào với các thành phần khác (neo màng).
- Nhận xét: Màu huỳnh quang được phục hồi ở vùng bị tẩy, tỉ lệ phục hồi là 50%.

- Giải thích: Màu huỳnh quang được phục hồi là do các prôtêin được đánh dấu ở vùng không bị
tẩy màu di chuyển đến vùng bị tẩy. Tỉ lệ phục hồi chỉ đạt 50% do trong thời gian thí nghiệm, số
prôtêin di chuyển đến vùng bị tẩy chỉ chiếm 50% tổng số prôtêin của vùng. Nguyên nhân có thể do
mật độ prôtêin đã bão hòa hoặc thời gian chưa đủ dài.
b2.
- Vùng bị tẩy không có hiện tượng phục hồi huỳnh quang chứng tỏ các prôtêin được đánh dấu ở
ngoài vùng bị tẩy không di chuyển được vào trong vùng bị tẩy.
- Nguyên nhân: các prôtêin này đã được neo giữ cố định trên màng nhờ hệ thống khung xương tế
bào hoặc các prôtêin kết nối nằm ở mặt trong hoặc mặt ngoài màng.

Câu 464
a) Ở bề mặt lá của một số loài cây như lá khoai nước, lá chuối, lá su hào có phủ một lớp chất
hữu cơ. Lớp chất hữu cơ này có bản chất là gì? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất và vai trò của
lớp chất hữu cơ đó?
b) Trong cấu trúc màng sinh chất, những thành phần nào đã quyết định nên tính linh hoạt
của màng sinh chất?
a)
- Bản chất của lớp chất hữu cơ này là sáp
- Cấu tạo: mỗi phân tử sáp gồm 1 axit béo liên kết với 1 rượu mạch dài
- Tính chất: không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ête, benzen, clorofooc
- Vai trò: giảm thoát hơi nước qua bề mặt lá cây.
b)
Tính linh hoạt của màng sinh chất do lớp kép photpholipit, protein, cholesterol quy định.
* Tính linh hoạt của lớp kép photpholipit
- Do sự phân bố của các phân tử photpholipit ở trạng thái no và chưa no
+ Nếu các phân tử photpholipit ở trạng thái no  màng nhớt.
+ Nếu các phân tử photpholipit ở trạng thái chưa no  màng lỏng.
- Do sự chuyển động của các phân tử photpholipit
+ Chuyển động chuyển chỗ
+ Chuyển động co dãn
* Tính linh hoạt của các protein màng
- Các phân tử protein có khả năng chuyển động quay và chuyển chỗ trong màng.
* Tính linh hoạt của màng do sự phân bố của các phân tử cholesterol
Hàm lượng cholesterol tăng thì màng trở nên cứng rắn.

You might also like