Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

I.

KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN


TTHCM
I. Khái niệm
- Khái niệm tư tưởng là toàn bộ những quan điểm, quan niệm đã pt thành hệ
thống, được xd trên 1 nền tảng triết học nhất định, nhằm lý giải các vấn đề tự
nhiên, xã hội và con người.
- KN tư tưởng trong thuật ngữ tư tưởng HCM: là 1 hệ thống những quan
điểm, quan niệm, luận điểm được xd trên 1 nền tảng triết học (thế giới quan và
phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của 1 g/c, 1 dân
tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động
thực tiễn, cải tạo hiện thực
- TT HCM
+ là 1 hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
c/m VN;
+ kết quả của sự vận dụng và pt sáng tạo CN Mác – Lênin vào điều kiện cụ
thể của nước ta, kế thừa và pt các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi
mãi soi đường cho sự nghiệp c/m của nhân dân ta giành thắng lợi
Khái niệm trên đây chỉ rõ nội hàm cơ bản của TTHCM, cơ sở hình thành
cũng như ý nghĩa TTHCM
II. Ý nghĩa
1. Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận
-Trang bị cho sv tri thức KH về c/m VN; hình thành năng lực, phương
pháp làm việc, tình cảm c/m
- Củng cố cho sv lập trường, quan điểm c/m trên nền tảng CN Mác –
Lênin; đấu tranh phê phán quan điểm sai trái; biết vận dụng vào giải quyết các
vấn đề đặt ra trong c/s...
2. Giáo dục và định hướng thực hành đạo đức CM, củng cố niềm tin khoa
học gắn liền với trau dồi tình cảm CM, bồi dưỡng lòng yêu nước
- SV nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định ý thức và trách nhiệm của
công dân, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân...

1
- SV có điều kiện tốt để thực hành đạo đức c/m, chống CN cá nhân, lập
thân, lập nghiệp, sống có ích cho xã hội
3. Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác
- Người học có đk vận dụng kiến thức, kỹ năng đã nghiên cứu, học tập
vào xd phương pháp học tập, tu dưỡng, rèn luyện phù hợp điều kiện cụ thể của
mỗi người
- Tư tưởng HCM góp phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục
hoàn thiện nhân cách, trở thành chiến sĩ tiên phong bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
đất nước VN to đẹp hơn.

II. CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ


PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM
1. Cơ sở thực tiễn
1.1. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (5)
1.1.1. 1858: Pháp xâm lược VN. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng
phong kiến diễn ra sôi nổi nhưng thất bại
Khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và, triều đình nhà Nguyễn lần lượt
ký hết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của TD Pháp.
Đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp. Kể đến:
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám…Các cuộc khởi nghĩa vũ
trang do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. => chứng tỏ tư
tưởng phong kiến tỏ ra lỗi thời trước nhiệm vụ lịch sử
1.1.2. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam.
TD Pháp từng bước biến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong
kiến. Chúng vẫn duy trì nền KTế Nông nghiệp lạc hậu, giai cấp địa chủ được bổ
sung cùng với điền chủ người Pháp
1.1.3. Xã hội Việt Nam xuất hiện những giai tầng mới (công nhân, tiểu tư
sản, tư sản)
Xuất hiện những giai cấp mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản => bên cạnh
những MT cũ: nông dân – địa chủ thì những MT mới xuất hiện: công nhân – tư
sản, nhân dân VN – TDân Pháp
1.1.4. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại

2
Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ,
lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại: Phong trào Đông Du – PBChâu, Ptrào
Duy Tân – Phan Châu Trinh…
NNhân: Sâu xa: GC tư sản còn non yếu; Ttiếp: Tổ chức và người lãnh
đạo chưa có đường lối, phương pháp c/m đúng đắn
1.1.5. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Đầu Tkỉ XX, công nhân phát triển và trở thành một giai cấp.
CN VN chịu 3 tầng áp bức: Thực Dân, tư bản, phong kiến. Họ sớm vùng
dậy đấu tranh, từ hình thức thô sơ nhất: đốt lán trại, bỏ trốn tập thể nhanh chóng
tiến tới đình công, bãi công
Các phong trào yêu nước và PTr công nhân tạo điều kiện truyền bá CN
Mác – Lênin vào VN, cbị về chính trị, tư tưởng, tạo tiền đề cho TTHCM về CM
VN
1.2. Thực tiễn thế giới cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (4)
1.2.1. Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới phát
triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc
- CNĐQ xâm lược các nước khác, đàn áp, bóc lột
=> GP giai cấp ko còn là VĐề của mỗi quốc gia mà trở thành vấn đề
chung
1.2.2. Thế giới tồn tại nhiều mâu thuẫn
- MT giai cấp: Vô Sản – Tư sản ở các nước tư bản
- MT giữa các nước đế quốc – đế quốc
- MT CN đế quốc – thuộc địa
Các MT ngày càng gay gắt, giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa trở
thành mong muốn chung của giai cấp VSản qtế
1.2.3. Cách mạng t10 Nga thành công (1917)
Liên Xô thành công => ảnh hưởng đến các nước khác về cả tinh thần, vật
chất, mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng
dân tộc
1.2.4. 2/3/1919: Quốc tế cộng sản ra đời (Qte thứ III)
Quốc tế cộng sản là tổ chức của giai cấp vô sản trên phạm vi toàn thế
giới, trở thành Bộ tham mưu, lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. Quốc tế
3
Cộng sản đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm Cách
mạng Tháng Mười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày
càng mạnh mẽ của các đảng cộng sản ở nhiều nước.
2. Cơ sở lý luận (3)
2.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN (4)
2.1.1. CN yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất đấu tranh để dựng
nước và giữ nước
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những gtại tthống tốt đẹp
của dtộc VN, là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy HCM ra
đi tìm đường cứu nước
HCM đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh, anh dũng, bất khuất
vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo bệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
2.1.2. Tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng
đồng, hòa hiếu với các dân tộc khác
Con người là nhân tố quyết định thành công của CM. Xây dựng thắng lợi
trên nền nhân dân, đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là nguyên tắc
quyết định thắng lợi của CM VN
2.1.3. Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, thương
người
2.1.4. Niềm tự hào về lịch sử, trân trọng nền v/h, ngôn ngữ, phong
tục...tốt đẹp của d. tộc
2.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại
2.2.1. THVH Phương Đông
- Nho giáo (Khổng Tử)
+Triết lý hành động tích cực, tư tưởng nhập thế hành đạo giúp đời.
+Triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra
truyền thống hiếu học... Dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội, xây dựng 1
xã hội có công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng
- Phật giáo:
+Tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn
+Đề cao tinh thần bình đẳng, không phân biệt đẳng cấp.
+Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, làm điều thiện; đề cao lao
động, khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước

4
- Đạo giáo: HCM kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử
+Khuyên con người nên sống thuận theo tự nhiên, gắn bó với thiên
nhiên, bảo vệ môi trường sống. (Tết trồng cây)
+Tư tưởng thoát khỏi mọi ràng buộc của vòng danh lợi..(khuyên cán bộ
sống cần kiêm liêm chính, chí công vô tư)
2.2.2. THVH Phương Tây
- Quan điểm nhân quyền, dân quyền trong bản Tuyên ngôn độc lập 1776
của Mỹ, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp
- Tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền của các nhà khai
sáng phương Tây: Vonte, Rutxo
2.3. Chủ nghĩa Mác- Lênin
- CN Mác-Lênin là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất
trong tư tưởng HCM, khiến Người vượt hẳn lên phía trước so với những người
yêu nước cùng thời
- Cung cấp cho HCM thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn, là
tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong hình thành TTHCM
3. Nhân tố chủ quan HCM
3.1. Phẩm chất Hồ Chí Minh
- Lí tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu nước cứu dân: người kiên trì, bôn ba
làm nhiều việc cực khổ để thực hiện ước mơ của mình
- Tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại: thể hiện ở
 Chiến lược thống nhất đất nước
 Xu hướng phát triển của đất nước
 Quan hệ với nước ngoài
 Trong chiến đấu vs Mỹ “B52 sẽ đưa ra HN”
- Suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân: cả một đời, Bác luôn đau
đáu một nỗi nước nhà độc lập, ND ấm no
- Bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, vận dụng
đúng quy luật vào VN: có nhiều người xuất ngoại nma cái nhìn của họ vẫn
còn hạn chế => ko tìm đc con đường cứu nc đúng đắn, chỉ có Bác mới có
cái nhìn vấn đề đúng đắn, phù hợp
3.2. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển thành lý luận
- Vốn sống và thực tiễn CMạng phong phú, phi thường:
Người đã sống, hoạt động học tập ở gần 30 nước. Người hiểu sâu sắc về
bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, thực dân; về tình cảnh người dân

5
thuộc địa; về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng CNXH , ĐCS qua
cả lý luận và hoạt động thực tế
- Hiện thực hóa tư tưởng, lý luận c/m thành hiện thực; tổng kết thực tiễn c/m,
bổ sung, phát triển lý luận, tư tưởng c/m: tham gia sáng lập ĐCS VN, sáng
lập Mặt trận thống nhất, QĐội NDVN, khai sinh Nhà nước kiểu mới ở VN

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP


DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1. Vấn đề độc lập dân tộc
1.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả
dân tộc
- Lịch sử dựng nước, giữ nước luôn gắn liền với truyền thống yêu nước,
chống giặc ngoại xâm => nói lên khát khao to lớn của nhân dân ta là có được
độc lập, tự do
- Người khẳng định “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Đó
là những lẽ phải ko ai chối cãi đc”
- Trong bản TNĐL “Nước VN có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật
đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Người đã đưa ra một chân lý
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
1.2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
-Người luôn coi Độc lập phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
-CMT8 thành công, Người một lần nữa khẳng định dân tộc phải gắn liền
với tự do “Nước độc lập mà dân ko hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”
- Trong hoàn cảnh nạn đói, mù chữ năm 1945, HCM yêu cầu
“ Làm cho dân có ăn
Làm cho dân có mặc
Làm cho dân có chỗ ở
Làm cho dân có học hành”
1.3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

6
Thực dân Pháp thành lập các chính phủ bù nhìn, tuyên truyền độc lập tự
do giả hiệu cho nhân dân, để che đậy bản chất ăn cướp và giết người của chúng
HCM cho rằng độc lập thật sự là chúng ta phải có quyền tự quyết trên
mọi lĩnh vực. Trong bối cảnh sau CMT8 còn nhiều khó khăn, nhất là nạn thù
trong giặc ngoài, để bảo vệ nền độc lập mới giành đc, Người cùng chính phủ
VN DCCH sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp ngoại giao để đảm
bảo nền độc lập thật sự của đất nước

1.4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
- Là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời HĐCM của HCM
-Khi tổ quốc ta Bắc Nam phân chia, người khẳng định “Đồng bào Nam
Bộ là dân nước VN. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy ko bao
giờ thay đổi”
- Người KĐ “Nước VN là một, dân tộc VN là một”
2. Về CM giải phóng dân tộc
2.1. Cách mạng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS
- Từ thực tiễn những phong trào yêu nước ở VN đầu Tki XX và qua quá
trình khảo nghiệm các cuộc CM trên thế giới, người nhìn thấy những hạn chế
của những phong trào, CMTS đó
- Khi đọc bản luận cương của Lenin, và txuc CMT10 Nga người đã tìm ra
con đường cứu nc: Con đường CMVS
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc ko có con đường nào khác ngoài
CMVS”
=> Đây là con đường CM triệt để nhất phù hợp vs yêu cầu của CM VN
và xu thế phát triển của thời đại
GPDT phải gắn liền với gp giai cấp, trong đó GPDT là trên hết, là trước
hết
Độc lập dân tộc phải gắn liền vs CNXH
2.2. Cách mạng gpdt trong điều kiện của VN, muốn chiến thắng phải
do ĐCS lãnh đạo
Tiếp thu lý luận của CN Mác -Lê nin, HCM khẳng định vai trò của Đảng.
Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước
hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài

7
thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững
cách mệnh mới thành công”
HCM cho rằng ĐCS vừa là đội tiên phong của GCCN vừa là đội tiên
phong của nhân dân lao động, kiên quyết nhất, hăng hái nhất, tận tâm tận lực
phụng sự tổ quốc
2.3. Cách mạng gpdt phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân
tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng
Kế thừa tư tưởng CN Mác – Lênin, người khẳng định: có dân là có tất cả,
trên đời này ko gì quý bằng dân, được lòng dân thì được tất cả, mất lòng dân thì
mất tất cả. “Cách mệnh là việc chung của cả dân chứ ko phải việc của một hai
người” => phải tập hợp và đoàn kết nhân dân thì cách mạng mới thành công
Khi TD Pháp xâm lc VN, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “Bất
kỳ đàn ông đàn bà, bất kỳ người già người trẻ ko chia tôn giáo đảng phái, dân
tộc. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”
Trong Đường Kách Mệnh “công nông là người chủ cách mệnh… là gốc
cách mệnh” Công- nông là 2 giai cấp đông đảo bị bóc lột nhiều nhất vì thế có ý
chí cách mạng nhất
2.4. Cách mạng gpdt cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng
lợi trước c/m vô sản ở chính quốc
Quan điểm của Qte CSản cho rằng CM thuộc địa phải phụ thuộc vào
CMVS ở chính quốc. Tuy nhiên, HCM chỉ rõ mqh khăng khít, tác động qua lại
lẫn nhau của chúng – mqh bình đẳng, ko lệ thuộc, ko phụ thuộc vào nhau mà
CMTĐịa còn có thể giành thắng lợi trước. Luận điểm đó dựa trên những cơ sở:
- Thuộc địa có vị trí, vai trò quan trọng, là miếng mồi béo bở của CNĐQ
- Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, có thể bùng lên khi đc tập hợp, hướng
dẫn và giác ngộ CM
2.5. Cách mạng gpdt phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực
cách mạng
Angghen “Bạo lực cách mạng là bà đỡ cho một xã hội mới đang thai
nghén trong lòng xã hội cũ”
HCM “Độc lập tự do không thể cầu xin mà có được”
Người khẳng định phải dùng BLCM vì “Chủ nghĩa thực dân tự bản thân
nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”

8
Về hình thức BLCM ở đây là BL của quần chúng, vs 2 lực lg Ctrị và Qsự,
2 hình thức đấu tranh là Ctrị và Qsự
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
1. TTHCM về CNXH
- Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về CNXH ở Việt Nam
Cơ sở lý luận:
-CN yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã của
dân tộc VN
-Tư tưởng sơ khai ở phương Đông qua “thuyết đại đồng”
-CN Mác-Lênin
Cơ sở thực tiễn: Năm 1923, HCM sang Liên Xô, tận mắt chứng kiến các
thành quả của chính sách kinh tế mới của Lênin, chứng kiến con đường xd chế
độ xã hội mới nên càng tin theo Lênin
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
CNXH ở gđ đầu của CNCS. Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xh cũ
nhưng CNXH không còn áp bức, bóc lột, xh do NDLĐ làm chủ, trong đó con
người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa
thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau.
1.2. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là 1 tất yếu khách quan
- Lịch sử xh loài người trải qua 5 hình thái kt-xh nhưng không bắt buộc
với tất cả các nước mà tùy hoàn cảnh cụ thể từng nước để tiến thẳng hoặc bỏ
qua gđ nào đó. Có nước thì tiến thẳng lên CNXH như Liên Xô. Có nước thì phải
trải qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên CNXH như các nước Đông Âu, TQ,
VN ta (CDDC mới: chế độ dưới sự lãnh đạo của Đảng và GCCN, nhân dân
đánh đổ đế quốc và pkien; trên nền tảng công nông liên minh; nhân dân lao
động làm chủ, nhân dân dân chủ chuyên chính theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác
– Lênin.
-Thời gian, phương thức tiến lên cnxh ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau
1.3. Một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
- Về chính trị: Xã hội XHCN là xh do nhân dân làm chủ
Địa vị cao nhất là nhân dân. Mọi quyền lợi, quyền hạn thuộc về nhân dân
và mọi hoạt động xây dựng, bve tổ quốc, bảo vệ cđộ XH cx thuộc về NDân

9
- Về kinh tế: Nền kinh tế pt cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công
hữu về TLSX chủ yếu
- Về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: Có trình độ pt cao về văn
hóa, đạo đức bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xh
- Về chủ thể xây dựng CNXH: Là công trình tập thể của nhân dân dưới
sự lãnh đạo của ĐCS
Lợi ích của cá nhân gắn liền vs lợi ích của xã hội nên nhân dân là chủ thể,
và cần 1 Đảng lãnh đạo để đưa CM GPDT và CMXHCN đến thành công
2. Tư tưởng HCM về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Về chính trị: Xây dựng được chế độ dân chủ
Dân làm chủ và dân là chủ. Tất cả lợi ích đều vì dân, tất cả quyền hạn đều
của dân, công cuộc đổi mới là trách nhiệm của dân, sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước là công việc của dân, …
- Mục tiêu kinh tế: xd được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết
với mục tiêu về chính trị
Ktế pt cao vs “CN và NN hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”, “dựa
trên chế độ sở hữu toàn dân”. Gắn bó mật thiết vs mtiêu ctrị vì mục đích của chế
độ ktế và xã hội là để phục vụ người dân
- Về văn hóa: XD được nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại
chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Văn hóa góp phần thực hiện mục tiêu chính trị và kinh tế
- Về quan hệ xã hội: Đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh
Với tư cách làm chủ, người dân phải làm tròn trách nhiệm của người làm
chủ để xây dựng CNXH, có các quyền công dân và bình đẳng trước Pluật
2.2. Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.2.1. Về lợi ích của dân
Người quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng & những người cụ thể.
Điều này là điểm khác cơ bản của CNXH vs chế độ trước đó. Mỗi người có 1 vị
trí, đóng góp 1 phần nhất định.
2.2.2. Về dân chủ
“Dân chủ là quý báu nhất của nhân dân”; “Địa vị cao nhất là dân, vì dân
là chủ”

10
2.2.3. Về sức mạnh đoàn kết toàn dân
Là lực lượng mạnh nhất, chỉ có thể XD đc với sự giác ngộ của NDân về
quyền, trách nhiệm, địa vị + sự lao động sáng tạo. Lợi ích, dân chủ, đoàn kết
gắn bó hữu cơ, là cơ sở, tiền đề của nhau, tạo nên các động lực mạnh nhất.
2.2.4. Về hoạt động của những tổ chức
- ĐCS lãnh đạo, cầm lái vững chắc
- NNc đại diện cho ý chí và quyền lực của dân, quản lý xã hội, biến chủ
trương của Đảng thành hiện thực
- Các tổ chức CT-XH tuy nội dung là phương phức khác nhau nhưng nhất
quán về chính trị, tư tưởng theo ĐCS, NNc, lợi ích tổ chức đi cùng lợi ích dân
tộc
=> Ko ngừng nêu cao cảnh giác, chống địch ngoài, chống CN Cá nhân,
chống tư tưởng “làm quan CM”
2.2.5. Về con người VN
Cần xây dựng con người CNXH, có tư tưởng và tác phong của CNXH: ý
thức làm chủ, tinh thần tập thể, “tất cả phục vụ sản xuất”, cần kiệm liêm chính,
chống lại tư tưởng xấu: CNCNhân, tham ô, quan liêu …
3. Tư tưởng HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
III.1. Tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
- Tính chất: Là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó
khăn, gian khổ
- Đặc điểm: Đặc điểm lớn nhất là từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên CNXH, không trải qua gđ phát triển TBCN
- Nhiệm vụ: Đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xh cũ, xd yếu tố
mới phù hợp quy luật tiến lên CNXH trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống.
+ CTrị: XD cđộ Dân chủ, trước hết là chống CNCNhân
+ KT: Cải tạo nền KT cũ, XD nền KT mới có Công nghiệp, nông nghiệp
hiện đại
+ V.hóa: Tẩy trừ văn hóa đế quốc, phát triển truyền thống, tiếp thu tinh
hoa Vhóa tiến bộ trên TG
+ Qhệ XH: XD xhội dân chủ, công bằng, văn minh, phát huy tính cách và
sở trường riêng trong sự hài hòa với đời sống chung
III.2. Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
- Mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa
Mác – Lênin:
11
HCM quan niệm CN Mác – Lê nin là khoa học về cách mạng của quần
chúng bị bóc lột, về sự thắng lợi của CNXH, về xd CNCSản => Cm của
GCCN chỉ thành công trên cơ sở CN Mác – Lênin => Người luôn khuyến
khích học tập lập trường, quan điểm, phương pháp CN Mác- Lênin, cụ
thể hóa với từng hoàn cảnh
- Phải giữ vững độc lập dân tộc:
Độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết của mỗi dân tộc. ĐLDT là điều
kiện tiên quyết để thực hiện CNXH, CNXH là cơ sở đảm bảo ĐLDT
- Phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em
+ CMVN là 1 phần của CM thế giới, sự đoàn kết có ý nghĩa quan trọng
bậc nhất
+ CN phải học tập kinh nghiệm từ các nước anh em, song ko đc áp đặt và
phải vận dụng linh hoạt
- Xây phải đi đôi với chống: Chống lại những thế lực cản trở, phá hoại
+ Với kẻ địch: luôn tỉnh táo, đập tan mọi âm mưu
+ Với tàn dư xã hội cũ: thay đổi nếp sống, thành kiến
+ Với mỗi con người: chống lại CNCNhân vì nó gây ra tham lam, kiêu
ngạo,…
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội
1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội
- HCM khẳng định phương hướng CM nước ta “làm tư sản dân quyền
CM và thổ địa CM để đi tới XHCS” => mục đích đầu tiên là ĐLDT, sau đó làm
cơ sở đi đến CNCS
- ĐLDT phù hợp với định hướng CNXH: ĐLDT gắn liền với dân chủ, tự
do, toàn vẹn lãnh thổ
- ĐLDT vừa là tiền đề, vừa là nguồn sức mạnh to lớn cho CMXHCN:
CM gpdt ở VN là CMVS, vốn mang định hướng XHCN. CM Dân tộc dân chủ
nhân dân càng sâu sắc triệt để thì càng tạo tiền đề thuận lợi, smạnh to lớn cho
CMXHCN.
- Tư tưởng này đúng đắn và sáng tạo, phù hợp vs hoàn cảnh VN, quy luật
phát triển của thời đại
2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững
chắc
- CNXH là xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với lợi ích của nhân dân
VN => CMGPDT phải mang định hướng XHCN mới giành đc thắng lợi hoàn
toàn

12
- CNXH: có dân chủ trên mọi mặt => điều kiện quan trọng nhất để đảm
bảo ĐLDTộc
- CNXH: ko có áp bức bóc lột, bình đẳng, kinh tế phát triển cao, đạo đức
cao => Đất nước phát triển mạnh mẽ => nền tảng cho bảo đảm ĐLDT
3. Điều kiện để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Đảm bảo vai trò lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS trong suốt tiến trình CM:
ko có Đảng => ko theo CMVS => ko giành đc ĐLDT. Cần củng cố, tăng cường
sự lãnh đạo
- Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là liên
minh công nông: DĐK => vai trò chiến lược, quyết định thành công CM
- Đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với CM thế giới: tạo sức mạnh to lớn, góp
phần vào hòa bình độc lập, CNXH trên Tgiới
IV. Vận dụng tư tưởng HCM về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội trong sự nghiệp cách mạng VN giai đoạn hiện nay
1. Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà HCM đã xác định
2. Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa
3. Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ
hệ thống chính trị
4. Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức
lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

IV. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN


VIỆT NAM VÀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN
DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
I. Tư tưởng HCM về Đảng cộng sản VN

1. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của ĐCS VN

- HCM khẳng đinh: ĐCS (đội quân tiên phong của giai cấp công nhân) là
nhân tố quyết định hàng đầu đưa CMVN đến thắng lợi.

- “Trước hết phải Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức
quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và VSGCấp ở mọi nơi.
Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái mới vũng thì
thuyền mới chạy”.

13
Khẳng định ĐCS như người cầm lái cho con thuyền cách mạng là quan
điểm nhất quán của HCM về vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong suốt quá trình
cách mạng, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Như vậy, sự lãnh đạo của ĐCSVN là 1 tất yếu – điều đó xuất phát từ
yêu cầu phát triển của dân tộc VN. Thực tế quá trình vận dụng và phát triển tư
tưởng HCM đã chỉ ra rằng, việc bảo đảm, phát huy vai trò lãnh đạo của ĐCSVN
trong suốt tiến trình phát triển của đất nước theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội là
một nguyên tắc vận hành của xã hội VN từ khi có Đảng.

- ĐCSVN do HCM sáng lập và rèn luyện là một Đảng chính trị tồn tại và
phát triển theo những quan điểm của V.I. Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp
vô sản.

Học thuyêt Mác - Lênin cho rằng,


đảng cộng sản = chủ nghĩa xã hội khoa học + phong trào công nhân.

Đối với Viêt Nam, HCM nhận định:


Đảng Cộng sản Việt Nam = chủ nghĩa Mác - Lênin +phong trào công nhân +
phong trào yêu nước.

Quan điểm của Hổ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với xã hội thuộc địa và
phong kiến như Việt Nam, khi mọi giai cấp, tầng lớp, trừ tư sản mại bản và đại
địa chủ, đểu có mâu thuẫn dân tộc. Đó là mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể nhân
dân Việt Nam với các thế lực đế quốc và tay sai. Trong thực tế, những phong
trào đấu tranh của công nhân đã kết hợp được rất nhuẩn nhuyễn với phong trào
yêu nước.

+ Một số người Việt Nam yêu nước lúc đầu đi theo xu hướng dân chủ tư
sản, nhưng qua thực tế, dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mac-Lenin, đã dần
dần chuyển sang xu hướng cộng sản.

+ Hàng loạt tổ chức yêu nước ra đời tiêu biểu nhất là tổ chức Hội VN
Cách mệnh Thanh niên do HCM lập ra.

=> Đấu tranh giai cấp hòa quyện với đấu tranh dân tộc. Các phong trào
đó tuy khác nhau về lực lượng, phương thức, khẩu hiệu đấu tranh nhưng chung
mục tiêu dành độc lập, tự do cho dân tộc. ĐCSVN ra đời, tồn tại và phát triển
chính là do nhu cầu tất yếu của xh VN từ đầu 1930 trở đi. Đảng đã được toàn
dân tộc trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
và đi lên CNXH.

2. Đảng phải trong sạch, vững mạnh

IV.1. Đảng là đạo đức, là văn minh

14
Theo HCM, đạo đức của Đảng thể hiện qua:

- Thứ nhất, mục đích hoạt động của Đảng là lãnh đạo đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người:
làm cho dân tộc được độc lập, nhân dân ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự, đoàn
kết hữu nghị với dân tộc trên thế giới.

- Thứ hai, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động thực tiễn
của Đảng đều phải nhằm mục đích trên. Đảng phải luôn trung thành với lợi ích
dân tộc. Đảng không có mục đích riêng; sự ra đời của Đảng chỉ có 1 mục đích
duy nhất là làm cho đất nước hùng cường, đi lên CNXH, đưa lại quyền lợi cho
nhân dân.

- Thứ ba, đội ngũ đảng viên luôn phải thấm nhuần đạo đức cách mạng,
ra sức tu dưỡng, rèn luyện suốt đời phấn đấu cho lợi ích của dân, của nước.
Người nhấn mạnh, đảng viên càng phải là những người có lòng nhân ái trung
với Đảng, trung với nước, hiếu với dân; có 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính và luôn
luôn chí công vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng

Xây dựng ĐCSVN thành một Đảng có đạo đức cách mạng tức là xây
dựng Đảng để Đảng trở thành một Đảng văn minh, hoặc HCM hay gọi đó là
“một Đảng cách mạng chân chính”. Điều này thể hiện chủ yếu:

- Một là, Đảng văn minh là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và
danh dự của dân tộc.

- Hai là, Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của
văn minh, tiến bộ của dân tộc, nhân loại. Mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát
từ lợi ích của dân tộc.

- Ba là, Đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử
do nhân dân, dân tộc giao phó là lãnh đạo giành độc lập cho Tổ quốc và đem lại
tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đối với Đảng cầm quyền, HCM chú
trọng việc phòng, chống tiêu cực trong Đảng.

- Bốn là, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng
không phải là tổ chức đứng trên dân tộc

- Năm là, Đảng văn minh còn thể hiện ở chỗ đội ngũ đảng viên. Tất cả
đảng viên đều phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công tác và
cuộc sống hằng ngày.

- Sáu là, Đảng văn minh phải là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, bảo
vệ lợi ích dân tộc, đồng thời coi trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

15
lãnh thổ của quốc gia khác; vì hòa bình, hữu nghị và sự phát triển chung của
toàn nhân loại.

Nếu Đảng không đạo đức, văn minh thì sẽ mất quyền lãnh đạo, mọi thành
quả của CMVN sẽ bị tiêu tán.

IV.2. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng (8)

- Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Leenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động. Đảng mà ko có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu ko
có bàn chỉ nam. phải trung thành với CN Mác – Lênin nhưng đồng thời phải
luôn luôn vận dụng, sáng tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh

- Tập trung dân chủ: Tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ phải đi đến
tập trung. Mọi đảng viên bày tỏ ý kiến, từ đó thảo luận rồi đi đến tập trung tức ý
chí, hành động động thống nhất, như thế mới có sức mạnh.

Đối với tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có lúc HCM coi tập thể lãnh đạo là
dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Cần tránh: một là, độc đoán, chuyên
quyền, coi thường tập thể; hai là, dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán. Hai
vế tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách luôn phải đi đôi với nhau.

- Tự phê bình và phê bình: HCM coi là việc làm thường xuyên. Người
cho rằng, tự phê bình và phê bình là “thang thuốc” tốt nhất để làm cho phần tốt
trong mỗi tổ chức và mỗi con người nảy nở và phần xấu bị mất dần đi; tự phê
bình và phê bình phải trung thực, kiên quyết, đúng người, đúng việc, phải có
văn hóa, …

- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác: Sức mạnh của một đảng cộng sản bắt
nguồn từ kỷ luật, muôn người như một, cùng 1 ý chí, hành động. Khi đã tự giác
thì kỷ luật của đảng mới nghiêm và mới bền lâu, thực sự tạo sức mạnh cho đảng

- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn: Quyền lực vủa Đảng là do giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc giao phó. Đảng không có
mục đích tự thân, không để làm quan phát tài mà hoạt động vì tổ quốc, đồng
bào. Do đó, thường xuyên tự chỉnh đốn trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng, đặc biệt hơn khi đứng trước những thử thách lớn trong quá trình hoạt
động. Đảng phải chọn được những người trung thành, hăng hái đoàn kết và loại
bỏ được những phần tử hủ hóa => lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng: Đoàn kết trong Đảng là điều kiện để
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đoàn kết, thống nhất trong Đảng trước
hết là trong cấp ủy, trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt; đoàn kết trên cơ sở

16
chủ nghĩa Mac-lênin, trên cơ sở cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nghị quyết
của Đảng.

- Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân: ĐCSVN là 1 bộ phận của
toàn thể dân tộc Vn. Đảng Cộng sản – giai cấp công nhân – nhân dân VN là mối
quan hệ khăng khít, máu thịt, và cùng hướng đến: độc lập dân tộc và với chủ
nghĩa xã hội, là xây dựng một nước VN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Phải coi trọng chữ tín: Dân tin Đảng – Đảng tin dân, ko được
xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân. ĐCSVN là đội tiên phong của GCCN,
NDLĐ và dân tộc

- Đoàn kết quốc tế: Đảng phải chú trong giữ vững và tăng cường mối
quan hệ quốc tế trong sáng. Điều này xuất phát từ tích chất quốc tế của giai cấp
công nhân. HCM coi CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CM thế giới.

IV.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên

HCM lưu ý phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức vừa có
tài, trong sạch, vững mạnh.

- Phải tuyệt đối trung thành với Đảng: suốt đời phấn đấu cho lợi ích cách
mạng, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng. Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu
thuẫn với lợi ích riêng cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân
cho lợi ích Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh
cho Đảng.

- Cán bộ, đảng viên phải nghiêm chỉnh thực hiện Cương lĩnh, đường lối,
quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng.

- Phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng.

- Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

- Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân: Cán bộ, đảng viên là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân; tiên phong, gương mẫu, chịu khổ trước nhân dân cà vui sau nhân dân,
“đảng viên đi trước, làng nước theo sau”

- Phải luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo: Cán bộ, đảng
viên phải là những người “thắng không kiêu bại không nản”

- Phải là những người luôn luôn phòng và chống các tiêu cực: Cán bộ,
đảng viên phải đặc biệt phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu bởi HCM cho
đó là giặc nội xâm, là những kẻ địch bên trong.

17
Người nghiêm khắc chỉ rō: “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận
biết sai lầm thì phải ra sức sủa chữa. Chúng ta phải ghi sâu những chữ “công
bình, chính trực” vào lòng”. Hổ Chí Minh cho rằng, một đảng giấu giếm khuyết
điểm của mình là một đảng hỏng. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự
sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên”.

Trong công tác cán bộ, Hổ Chí Minh yêu cẩu: phải hiểu và đánh giá đúng
cán bộ; phải chú trọng huấn luyện cán bộ, huấn luyện một cách thiết thực, có
hiệu quả; phải để bạt đúng cán bộ; phải sắp xếp, sử dụng cán bộ cho đúng, phải
kết hợp cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương; phải chống bệnh địa
phương cục bộ; phải kết hợp cán bộ trè với cán bộ cũ; phải phòng và chống các
tiêu cực trong công tác cán bộ; phải thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ cán bộ.

II. Tư tưởng HCM về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân

Cơ sở hình thành TT HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân:

- Cơ sở lý luận:

+ Tư tưởng tiến bộ về xây dựng nhà nước của dân tộc: thể hiện trong các
bộ sử lớn của dân tộc như Đại Việt sử ký,.. Hoặc trong các bộ luật nổi tiếng như
Hình thư, Luật Hồng Đức, Gia Long

+ Tinh hoa văn hóa nhân loại: Phương Đông là “dân vi quý” (lấy dân làm
gốc) của Mạnh Tử, Phương Tây là tư tưởng nhà nước pháp quyền

+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:

 Vấn đề cơ bản của mọi cuốc cách mạng là vấn đề chính quyền.
 Vấn đề cơ bản của 1 chính quyền là nó thuộc về ai? Phục vụ cho ai?
 Nhà nước XHCN khác với các hình thức nhà nước khác trong lịch
sử.

- Cơ sở thực tiễn:

+ Thực tiễn CM thế giới

+ Thực tiễn CM VN

1. Nhà nước dân chủ

a. Bản chất giai cấp của Nhà nước

 Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước VN thể hiện qua:

18
- Đảng CSVN giữ vị trí và vai trò cầm quyền: Nhà nước ta có nòng cốt là
liên minh công – nông – trí, do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là
ĐCSVN lãnh đạo. Đảng cầm quyền bằng:

+ Đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành
pháp luật, chính sách, kế hoạch

+ Hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong bộ máy, cơ quan
nhà nước

+ Công tác kiểm tra

- Định hướng xã hội: Đưa đất nước đi lên CNXH và CNCS

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nhà nước phải tập trung thống nhất
quyền lực để tất cả mọi quyền lực để tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân

 Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân
tộc của nhà nước thể hiện qua:

- Nhà nước ta ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ
của toàn dân tộc: các tầng lớp ndân VN ko quản hy sinh chiến đấu vì độc lập,
tự do của tổ quốc => Nhà nước ko của riêng giai cấp nào, mà thuộc về nhân dân

- Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích dân tộc làm cơ
bản. HCM khẳng định quyền lợi cơ bản của GCCN thống nhất với NDLĐ và
toàn dân tộc => Nhà nước mới là đại diện, bảo vệ, đấu tranh ko chỉ cho GCCN,
mà còn cho NDLĐ, cho toàn dân tộc.

- Mục tiêu: độc lập dân tộc và CNXH cũng là sự nghiệp của nhà nước ta:
Nhà nước VN kiểu mới đảm đương nhiệm vụ mà toàn thể dân tộc giao phó

b. Nhà nước của nhân dân

Tức là nhân dân là người làm chủ nhà nước. Nhà nước của dân có đặc điểm:

- Mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân

- Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước

- Nhân dân thực thi quyền lực thông qua 2 hình thức

 Dân chủ trực tiếp: Nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên
quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân chúng => Hoàn bị
nhất
19
 Dân chủ gián tiếp: nhân dân thực thi quyền làm chủ thông qua các
đại diện mà họ lựa chọn bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên

+ Quyền lực nhà nước là” thừa ủy quyền” của nhân dân: tự bản
thân Nhà nước ko có quyền lực, quyền lực này là do nhân dân giao
phó

+ Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi
miễn những đại biểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán
những thiết chế quyền lực mà họ đã lập nên.

+ Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân: Luật
pháp nước VN mới phản ánh ý nguyện và bảo vệ quyền lợi của dân
chúng, là công cụ thực thi quyền lực của nhân dân, là phương tiện để
kiểm soát quyền lực nhà nước

c. Nhà nước do nhân dân

- Do nhân dân lập nên dưới sự lãnh đạo của ĐCS, do nhân dân “cử ra”,
“tổ chức nên” dựa trên nền tảng pháp lý của một chế độ dân chủ và theo các
trình tự dân chủ với các quyền bầu cử, phúc quyết.

- Do “dân làm chủ” : nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với
tư cách là người chủ (“dân là chủ”: xác định vị thế của nhân dân với quyền lực
nhà nước). Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn
phận công đân, giữ đúng đạo đức công dân: tuân theo pháp luật, kỷ luật, nộp
thuế, hăng hái tham gia công việc chung...

- Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để dân thực hiện các quyền mà Hiến
pháp và pháp luật quy định làm tròn nghĩa vụ của mình

- Do dân phê bình và xây dựng

d. Nhà nước vì nhân dân

Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền
đặc lợi, thật sự trong sạch, cần kiệm, liêm, chính.

- Lấy việc lo cho dân, trước hết là lo cho những lợi ích thiết thân hàng ngày của
dân (ăn,mặc, ở, đi lại,…) làm mục tiêu hoạt động của mình.

- Ngoài ra không có đặc quyền đặc lợi nào khác

- Cán bộ Nhà nước phải vừa là đầy tớ trung thành của dân, vừa là người lãnh
đạo hướng dẫn nhân dân
20
2. Nhà nước pháp quyền

a. Nhà nước hợp hiến, hợp pháp

- Trong tuyên bố độc lập: Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới
về sự khai sinh ra nhà nước mới là nhà nước VN DCCH

- Theo đề nghị của HCM: 20/9/1945 Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước
VNDCCH do HCM làm trưởng ban được thành lập.

- 6/1/1946: tổng tuyển cử trong cả nước tiến hành thành công, bầu ra Quốc hội.
Ngày 2/3/1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên, cử ra chính phủ. Đây là chính phủ
đầu tiên của nước ta.

- 9/1946: Quốc hội họp kỳ t2 thông qua Hiến pháp đầu tiên (HP 1946) của nước
VN DCCH

b. Nhà nước thượng tôn pháp luật

Nhà nước quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng quan
trọng nhất là quản lý bằng Hiến pháp và pháp luật:

- Cần làm tốt công tác lập pháp.

- Đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành, có cơ chế
giám sát việc thi hành pháp luật

- Nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật

- Khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước, giám sát
quá trình Nhà nước thực thi pháp luật đồng thời nhắc nhở cán bộ các cấp, các
nghnh phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ
thuộc nghành hành pháp và tư pháp.

c. Pháp quyền nhân nghĩa

- Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người,
chăm lo đến lợi ích của mọi người Hiến pháp của đất nước đã ghi nhận một
cách toàn diện quyền con người ở VN. Đây là nền tảng pháp lý để bảo vệ và
thực thi các quyền con người đó 1 cách triệt để.

- Pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện. việc xây dựng và thi hành pháp luật
phải dựa trên nền tảng đạo đức, pháp luật vì con người.

3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh


21
a. Kiểm soát quyền lực nhà nước

- Kiểm soát nhà nước là tất yếu. 1 số cơ quan, cán bộ vì có quyền mà lạm
dụng => để đảm bảo mọi quyền đều thuộc về ndân cần Ksoát quyền lực nhà
nước

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của ĐCSVN trong kiểm soát quyền lực.
Để kiểm soát tốt, theo HCM, cần có 2 đk là việc kiểm soát phải có hệ thống và
người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín. Người còn nêu rõ 2 cách
kiểm soát là từ trên xuống và từ dưới lên và nhấn mạnh rằng phải “khéo kiểm
soát”
- Nhân dân có quyền kiểm soát quyền lực nhà nước. Vì nhân dân là chủ
thể của quyền lực nhà nước, nhân dân là đa số “mọi công tác phải dựa hẳn vào
quần chúng, hoan nghênh quần chúng đôn đốc và kiểm tra”.
b. Phòng chống tiêu cực trong nhà nước
 Phải đề phòng và khắc phục những tiêu cực của nhà nước:
- Đặc quyền, đặc lợi: tẩy trừ CNCN: hách dịch với dân, lạm quyền, đồng
thời để vơ vét tiền của, lợi dụng chứa quyền để làm lợi cho cá nhân mình
- Tham ô, lãng phí, quan liêu: quan liêu là ko sát sao thực tế, chỉ xem trên
giấy tờ => sinh ra tham ô, lãng phí
- Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo: kéo bè kéo cánh
 Một số biện pháp cơ bản:
- Nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội
- Pháp luật, kỷ luật của nhà nước phải nghiêm minh. Công tác ktra phải
thường xuyên.
- Phạt nghiêm minh, nghiêm khắc, đúng người, đúng tội
- Cán bộ phải làm gương
- Huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
III. Vân dụng tư tưởng HCM vào công tác xây dựng Đảng và xây đựng
nhà nước
1. Xây dựng Đảng thật sự trong sạch và vững mạnh
1.1. Phải đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn
Dựa trên nền tảng CN Lác – Lê nin, vận dụng phù hợp hoàn cảnh
1.2. Phải tổ chức thực hiện thật tốt đường lối, chủ trương của đảng

22
Phải thể chế hóa, biến thành hành động tích cực nhất. Đội ngũ cán bộ
phải nêu gương
1.3. Phải chú trọng hơn nữa công tác chỉnh đốn đảng
Phải quán triệt sâu sắc hơn nữa trong Đảng tư tưởng và hành động của
HCM về thống nhất nói và làm. Tăng cường giám sát, kiểm tra để thực hiện tốt
quyền lực mà nhân dân giao phó
2. Xây dựng nhà nước
- Phải xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh: hoàn
thiện pháp luật, kiểm soát quyền lực, xây dựng đội ngũ cán bộ ,
đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng
- Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với NNước

V. TTHCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN


TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
I. TTHCM về đại đoàn kết toàn dân tộc
1. Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc
1.1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định
thành công của CM
- Đại đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược lâu dài, nhất quán của CMVN,
là nhân tố quyết định sự thành bại của CM. Trong mỗi giai đoạn CM, trước
những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp đại
đoàn kết có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho từng đối tượng khác nhau song
không bao giờ được thay đổi chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
1.2.Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
CMVN
- Đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng và nhiệm vụ này phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường
lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng
- Đoàn kết là đòi hỏi khách quan của nhân dân trong cuộc đấu tranh tự
giải phóng => Đảng phải thức tỉnh, hướng dẫn nhân dân chuyển nhu cầu khách
quan, tự phát đó thành đòi hỏi tự giác, hiện thực => tạo SMTHợp
2. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
2.1.Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
23
công nhân, nông dân và trí thức. Nền tảng này càng được củng cố vững
chắc thì khối ĐĐKTDT càng có thể mở rộng, khi ấy không có thế lực nào có thể
làm suy yếu khối ĐĐKTDT
2.2.Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
toàn thể nhân dân, tất cả những người VN yêu nước ở các giai cấp, các
tầng lớp trong xã hội các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các
tôn giáo, các đảng phái…
- XD khối DĐK phải đứng trên lập trường GCCN, giải quyết các mqh
giữa các giai cấp, tầng lớp; ko bỏ sót lực lượng trung thành nào, ko phản bội lại
quyền lợi của nhân dân
3. Điều kiện để XD khối ĐĐKTDT
- Một là phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các
lợi ích khác biệt chính đáng. Theo HCM, có điểm chung thì mới đoàn kết được
lực lượng. Đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân
dân lao động làm mục tiêu phấn đấu, đây là nguyên tắc để quy tụ các tầng lớp,
giai cấp, đảng phái, dân tộc và tôn giáo vào trong Mặt trận. Đồng thời phải chú
trọng xử lý các mqh lợi ích rất đa dạng trong XHVN
- Hai là phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của
dân tộc. Truyền thống đó chính là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc
chiến đấu và chiến thắng thiên tai, địch họa làm cho đất nước trường tồn, bản
sắc dân tộc dc giữ vững.
- Ba là phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Ai cũng có ưu,
khuyết điểm. Vì lợi ích của CM, cần phải có lòng khoan dung, độ lượng, trân
trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi người, có vậy mới tập hợp, quy tụ rộng rãi
mọi lực lượng, đi đến đoàn kết, tương lai vẻ vang
- Bốn là phải có niềm tin vào nhân dân: Dân là chỗ dựa vững chắc đồng
thời cũng là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết
định thắng lợi của CM
4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc-Mặt trận dân tộc
thống nhất
4.1.Mặt trận dân tộc thống nhất
- là nơi quy tụ mọi tổ chức, cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân
nước Việt, cả trong nước và kiều bào sinh sống ở nước ngoài. Qua từng chặng
đường lịch sử, mặt trận dân tộc thống nhất đã có những tên gọi khác nhau: Hội

24
Phản đế đồng minh, Mặt trận dân chủ Đông Dương, … => bản chất là quy tụ
phần tử yêu nước, sẵn sàng phụng sự tổ quốc
4.2.Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của MTTN
- Phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức và
đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS:
+ do công nông là đông nhất, bị áp bức nhiều nhất, có chí khí CM
chắc chắn, và cần liêm minh chặt chẽ vs giai cấp khác, đb là trí thức
+ ĐCS hoạt động vì lợi ích chung của toàn xã hội, dân tộc => Nắm bắt
thực tiễn, đề ra đường lối phương pháp CM phù hợp
- Hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ: mọi vấn đề được tất cả
thành viên bàn bạc công khai
- Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
5. Phương thức xây dựng khối ĐĐKTDT
- Làm tốt công tác vận động quần chúng. HCM coi đoàn kết, đại đoàn kết
như một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Để thực hiện mục tiêu đó thì
phải làm tốt công tác vận động quần chúng. Vận động quần chúng để thu hút
quần chúng chính là để đoàn kết mọi người, tạo động lực PT KT -VH -XH.
- Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để
tập hợp quần chúng.
+ Đây là những tổ chức để tập hợp, giáo dục, rèn luyện quần chúng
cho phù hợp với từng giai cấp, dân tộc, tôn giáo, vùng miền…như: Công
đoàn, Hội Nông dân, ĐTN, Hội PN…=> hạt nhân của khối ĐĐK => góp
phần thực hiện nhiệm vụ của CM trong từng giai đoạn.
- Các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt
trận dt thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi, càng chặt chẽ,
thống nhất bao nhiêu thì khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng mạnh mẽ, bền
vững bấy nhiêu. Các đoàn thể, tổ chức quần chúng và Mặt trận dt thống nhất là
sợi dây gắn kết Đảng với nhân dân. => Cần đoàn kết tốt các đảng phái, dân tộc
anh em, đồng bào lương và đồng bào tôn giáo … => XD đời sống hòa thuận ấm
no, XD Tổ Quốc
II. Vận dụng TTHCM về DDK toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay
1. Quán triệt TTHCM về đại đoàn kết toàn dân tộc trong hoạch
định chủ trương, đường lối của Đảng

25
Trước đây, khối DDK là để chiến thắng giặc ngoại xâm, giờ để chiến
thắng nghèo nàn lạc hậu
- Bộ CTrị TW Đảng khóa VII ra nghị quyết “Về DDK dân tộc và tăng
cường MTDT thống nhất”
- ĐHội ĐBTQ lần VIII, vđề DDK được đặt lên tầm cao mới, nhằm phát
huy Smạnh toàn dân
- ĐHĐBTQ XII khẳng định: DDK là đường lối chiến lược của CMVN, là
động lực và nguồn lực to lớn trong XD & BV Tổ quốc
- DHĐBTQ XIII chỉ rõ “Phát huy SM DDK toàn dtộc, DCXHCN, quyền
làm chủ của Ndân; tăng cường pháp chế; đảm bảo kỷ cương xã hội”
2. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên
minh công- nông- trí dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Tuyên truyền về các cấp, các ngành về sự cần thiết của khối DDKDT
- Tăng cường SLĐ của Đảng, qlý của NN và tiếp tục thể chế hóa các
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về DDKDT
- Giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp XH; kết hợp
hài hòa lợi ích cá nhân – tập thể - XH
- Tăng cường quan hệ mật thiết NDân – Đảng, NNc, tạo sinh lực mới cho
khối DDK toàn dân tộc
- Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia
rẽ khối ĐKDT

3. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế.
Coi CM VN là 1 phần CMTG, tiếp tục ủng hộ, đoàn kết các phong trào
cách mạng, xu hướng, trào lưu tiến bộ của thời đại

VI. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON


NGƯỜI.
I. Trình bày TTHCM về văn hóa
1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các
lĩnh vực khác.
1.1. Quan niệm của HCM về văn hóa

26
- HCM có 4 cách tiếp cận: phương thức sinh hoạt; đời sống tinh thần xã
hội; trường học và người biết đọc, viết; phương thức sử dụng công cụ S.hoạt
- “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
1.2. Quan điểm HCM về quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực khác.
-Quan hệ văn hóa-chính trị: Giải phóng chính trị để mở đường cho văn
hóa phát triển. Văn hóa phải phục vụ mọi nhiệm vụ chính trị, đồng thời mọi
hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa.
-Quan hệ văn hóa- kinh tế: Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng. Vì vậy
những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết dc và có
đủ đk để phát triển. Kinh tế phát triển thúc đẩy văn hóa phát triển và mỗi bước
phát triển của kinh tế đều có sự khai sáng của văn hóa.
-Quan hệ văn hóa-xã hội: Phải làm CM GPDT, giành chính quyền về tay
nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng XH, đưa ĐCSVN lên địa vị cầm
quyền thì mới giải phóng dc văn hóa
- Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại:
Bản sắc VHDT: về nội dung là lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc
lập, tự tôn, tự cường dân tộc… Về hình thức: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ
hội, … BSVHDT phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc => phải bt trân
trọng, giữ gìn, phát triển
Vhóa VN ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông – Tây, kim cổ,… =>
Phải biết chắt lọc lấy những cái tốt để làm giàu nền vhóa VN hợp với tthần dân
chủ. Lấy VHDT làm gốc để tiếp thu THVHNL
2. Quan điểm của HCM về vai trò của văn hóa
2.1. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp CM
- Văn hóa là mục tiêu.
Mục tiêu của CMVN là độc lập dt và CNXH, cùng với chính trị, kt, xh,
văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình CM.
Mục tiêu VH nhìn một cách tổng quá t- là quyền sống, quyền sung sướng,
quyền tự do, quyền mưu cầu hp… Đó là một XH dân chủ, công bằng, văn minh,
con người có đk pt toàn diện.
- Văn hóa là động lực: Động lực pt của ĐNc quy tụ bởi con người và đều
có thể xem xét được dưới góc độ văn hóa
27
+ Văn hóa chính trị soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để
thực hiện độc lập, tự chủ, tự cường.
+ Văn hóa văn nghệ nâng cao lòng yêu nước, tình cảm CM, sự lạc
quan…
+ Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu
biết quy luật của XH, đào tạo nhân lực CLCao
+ Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành
mạnh cho con người, hướng con người tới các giá trị chân thiện mỹ.
+ Văn hóa pháp luật đảm bảo dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước
2.2. Văn hóa là một mặt trận:
- Mặt trận văn hóa là lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mqh mật
thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của
hoạt động văn hóa.
- Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh CM trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng.
Nội dung mặt trận VH phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức,
lối sống, … của các hđ văn nghệ, báo chí, công tác lý luận.
- Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa, vì vậy các
văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên lĩnh vực ấy, có nhiệm vụ phụng sự tổ quốc,
bảo vệ nhân dân: lập trường tư tưởng vững vàng, ngòi bút sắc bén để “phò
chính trừ tà”, bám sát thực tiễn để phê phán những thói hư tật xấu, ca tụng
người tốt việc tốt
2.3. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân:
- TTHCM phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng văn
hóa của người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Mọi hoạt động văn hóa phải
trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh dc tư tưởng và khát
vọng của quần chúng.
- Nhân dân là những người thụ hưởng các giá trị văn hóa. Họ cung cấp
tư liệu và là người thẩm định khách quan các sản phẩm văn nghệ.
3. Quan điểm của HCM về xây dựng nền văn hóa mới
- Giai đoạn trước CMT8 1945: HCM qtâm xd nền VH vs 5 nội dung: XD
tâm lý, luân lý, XH, Ctrị, Ktế
- Trong kháng chiến chống TD Pháp: XD nền VH có tính chất dân tộc,
khoa học, đại chúng

28
- Trong thời kỳ XD CNXH: có nội dung XHCN và tính chất DTộc
=> Nền VH mới: - Nền văn hóa toàn diện
- Giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc
- Bảo đảm tính khoa học, tiến bộ, nhân văn
II. Tư tưởng HCM về đạo đức
1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng
- Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng:
+ là tiêu chuẩn, sức mạnh hàng đầu của người CM
+ là nhân tố quyết định thành bại của mọi công việc, phẩm chất con
người
+ Đạo đức CM là chỗ dựa giúp con người vững vàng trước thử thách
+ Là thước đo lòng cao thượng của con người
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH
2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
2.1. Trung với nước, hiếu với dân
- Phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất, chi phối các phẩm chất
khác
- Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Trung với nước là yêu nước
tuyệt đối, trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho cách mạng. Hiếu với
dân là phải thương dân, tin dân, lấy dân làm gốc
2.2. Cần kiệm liêm chính chí công vô tư
- Cần: Lao động siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, năng suất cao
- Kiệm: Tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, ko bủn xỉn
- Liêm: trong sạch, không tham lam
- Chính: Thẳng thắn, đứng đắn, Vs mk ko tự kiêu, vs Người ko nịnh hót,
xem thường, Với việc thì đặt việc nước lên trước
- Chí công vô tư: vì lợi ích chung, không vì tư lợi, công bằng
2.3. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa

29
- Đó là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộng lớn dành cho những người nghèo
khổ, những người bị mất quyền, bị áp bức bóc lột không phân biệt màu da,
chủng tộc.
- Là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nnên nền tảng tư tưởng HCM
- Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường của
GCCN: nghiêm với mk, độ lượng người, tạo đkiện cho con người phát huy tài
năng
2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng
-Sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức,
các dân tộc và nhân dân cả nước, với những người tiến bộ toàn cầu.
-HCM nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường nhưng cũng kêu gọi
tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, ủng hộ giúp đỡ cuộc đấu tranh vì hòa
bình
3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
3.1. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
- Nói đi đôi vs làm
+Là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng nền đạo đức mới, đặc
trưng bản chất của TTHCM
+ Nguyên tắc đối lập với thói quen đạo đức giả, nói một đằng làm một
nẻo
- Nêu gương về đạo đức: Phải lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày
giáo dục lẫn nhau, Gắng làm gương về: tinh thần, vật chất và văn hóa
3.2. Xây đi đôi với chống
- Xây: xây dựng các giá trị, chuẩn mực đạo đức mới
- Chống: chống lại các biểu hiện, hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức
- Để xây dựng một nền đạo đức mới cần kết hợp giữa xây và chống
- Phải khơi dậy ý thức đao đức lành mạnh ở mỗi người => Để con người
tự giác, tự giáo dục, tự trau dồi
- Kiên trì mục tiêu chống đế quốc, những thói quen và tập tục lạc hậu,
chủ nghĩa cá nhân, đồng thời bồi dưỡng phẩm chất, chuẩn mực đạo đức
3.3. Tu dưỡng đạo đức suốt đời

30
- Tu dưỡng đạo đức là cơ sở của một nền đạo đức mới. Phải trau dồi đạo
đức CM thường xuyên, liên tục
- Tu dưỡng rèn luyện là một quá trình gian khổ, lâu dài, nhưng có ý chí
nhất định thành công. Mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua các hoạt
động thực tiễn, trong công việc, trong các mqh..
III. Tư tưởng HCM về con người
1. Quan điểm của HCM về con người
- Con người là một chỉnh thể thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực
- Đa dạng bởi mqh giữa cá nhân và xã hội (qh gia đình, dòng tộc, làng
xã…) và các mqh xh (quan hệ văn hóa, đạo đức, tôn giáo..)
- Con người cụ thể, con người lịch sử: về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp,
chức vụ, vị trí…
2. Quan điểm HCM về vai trò của con người
2.1. Con người là mục tiêu của CM
- Giải phóng dân tộc là xóa bỏ ách thống trị của CN đế quốc, giành lại
độc lập dân tộc. Con người trong giải phóng dân tộc là cộng đồng dt VN và các
dt thuộc địa
- Giải phóng XH là đưa XH phát triển, giúp con người có cs ấm no, tự do,
hạnh phúc.
- Gp giai cấp là xóa bỏ sự áp bức bóc lột, bất công, đem lại sự bình đẳng.
Con người trong GPXH là các giai cấp cần lao, trước hết là công – nông. Pvi
Tgiới là GCVS, NDLĐ
- Gp con người là xóa bỏ tình trạng nô dịch con người, giúp con người
được làm chủ bản thân, làm chủ XH. Con người trong GPCN là cá nhân mỗi
con người, pvi thế giới: loài người
2.2. Con người là động lực của CM
- Con người là vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết định thành công của
sự nghiệp CM
3. Quan điểm của HCM về xây dựng con người
3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng con người
XD con người là yêu cầu khách quan của CM, có ý nghĩa chiến lược; là
trọng tâm và hợp thành của chiến lc ptriển ĐNc. 2 Qđiểm:

31
- “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng người là công việc
lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, phải được tiến
hành thường xuyên; song song cùng LLSX & QHSX, là trách nhiệm của Đảng,
NNc, ndân.
- “Muốn XD CNXH, trước hết cần có những con người CNXH”. Con
người CNXH là động lực để XD CNXH, là con người có lý tưởng , đạo đức, lối
sống, tác phong của XHCN
3.2. ND XD Con người
- Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể CNXH và tư tg “mk vì mn, mn vì
mk”
- Cần kiệm XD ĐNc, hăng hái BVệ Tổ quốc
- Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng
- Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ,
nêu gương
3.3. Phương pháp xây dựng con người
- Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp với xây dựng cơ chế,
tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ
- Biện pháp giáo dục và vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể
IV. Xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay theo
TTHCM
1. Xây dựng và PT văn hóa, con người
- XD con người VN pt toàn diện. Tạo môi trg pt, đẩy lùi cái tha hóa
- XD môi trường VH lành mạnh, phát huy XD gia đình
- XD văn hóa trong chính trị và kinh tế
- Nâng cao chất lượng HĐ văn hóa
- Làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản
- Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi vs dvụ & sản phẩm VH
- Chủ động hội nhập, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại
- Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng hiệu quả Qlý NNc vs lĩnh vực VH
2. Xây dựng ĐĐCM

32
- Học tập DDCM HCM là phải trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu
tranh cho sự nghiệp CM
- Tu dưỡng rèn luyện theo tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư; đức khiêm tốn, trung thực: SV có sự vun đắp tinh thần dân tôc, có ý thức
trách nhiệm với tổ quốc
- Có đức tin tuyệt đối vào SM của nhân dân, kính trọng nhân dân hết
lòng, hết sức phục vụ dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con
người.
- Học tập và làm theo tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn,
quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống
- Học tấm gương về Cnghĩa yêu nước kết hợp vs Cnghĩa QTVSản trong
sáng

33

You might also like