Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA NGOẠI NGỮ KINH TẾ


------***------

TIỂU LUẬN
Môn: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
ĐỀ TÀI: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁCH CẤU TẠO TỪ
CỦA NHÓM TỪ THỜI TRANG, ẨM THỰC TRONG TIẾNG
VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thùy Linh

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

MỤC LỤC
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU.........4
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................4
1. Trong tiếng Anh......................................................................................4

1
2. Trong tiếng Việt......................................................................................5
III. NÊU CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..........................................6
IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỤ THỂ..........................................6
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................6
VI. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................7
1. Khái niệm về thuật ngữ thời trang..........................................................7
2. Khái niệm về thuật ngữ ẩm thực.............................................................7
3. Phương thức cấu tạo của nhóm từ thời trang và ẩm thực trong tiếng Việt
và tiếng Anh...........................................................................................................8
3.1. Cấu tạo của nhóm từ chỉ trang phục và món ăn trong tiếng việt................................8
3.2. Cấu tạo của nhóm từ chỉ trang phục, món ăn trong tiếng Anh...................................9
3.3. Sự giống và khác nhau giữa cấu tạo của nhóm từ từ thuộc lĩnh vực thời trang và ẩm
thực tiếng Việt và tiếng Anh.........................................................................................................10
3.3.1. Điểm giống nhau.........................................................................10

3.3.2. Điểm khác nhau giữa hai mô hình cấu trúc của 2 nhóm từ trong
hai ngôn ngữ....................................................................................................10

4. Đặc điểm nguồn gốc nhóm từ thời trang, ẩm thực tiếng Việt và tiếng Anh.
............................................................................................................................. 11
4.1. Nguồn gốc nhóm từ thời trang, ẩm thực trong tiếng Việt........................................11
4.2. Nguồn gốc nhóm từ thời trang, ẩm thực trong tiếng Anh........................................12
5. Cách thức hình thành............................................................................13
5.1. Dựa trên ngữ liệu sẵn có...........................................................................................13
5.1.1. Với từ ngữ thời trang...................................................................13

5.1.2. Với từ ngữ ẩm thực, nhóm từ này có đặc trưng phân loại nên sử
dụng từ ghép chính phụ....................................................................................13

5.2. Vay mượn từ tiếng nước ngoài.................................................................................13


5.2.1. Với từ thời trang..........................................................................14

5.2.2. Với từ ẩm thực............................................................................14

5.3. Phiên âm...................................................................................................................14


5.3.1. Với từ ngữ thời trang...................................................................14

5.3.2. Với từ ngữ ẩm thực.....................................................................15

2
5.4. Ghép lai.....................................................................................................................15
5.4.1. Với từ ngữ thời trang...................................................................15

5.4.2. Với từ ngữ ẩm thực.....................................................................15

5.5. Giữ nguyên dạng từ ngữ tiếng nước ngoài...............................................................15


5.6. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành................................................................15
6. Tạo từ ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có với các phương thức: phái
sinh, phương thức ghép........................................................................................16
6.1 Phương thức phái sinh (derivation)...........................................................................16
6.2. Phương thức ghép (compounding)...........................................................................16
6.2.1. Với từ ngữ thời trang...................................................................17

6.2.2. Với từ ngữ ẩm thực.....................................................................17

6.3. Phương thức viết tắt.................................................................................................17


6.4. Vay mượn từ tiếng nước ngoài.................................................................................17
6.4.1. Với từ ngữ thời trang...................................................................18

6.4.2. Với từ ngữ ẩm thực.....................................................................18

6.5. Vay mượn từ ngữ liên ngành....................................................................................18

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU


Ẩm thực và thời trang rất quan trọng vì hai lý do: thoả mãn nhu cầu cơ bản và
nhu cầu tăng lên của con người đi kèm với mức sống ngày càng tăng; ẩm thực và thời

3
trang thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, gắn với giá trị văn hoá của các quốc gia, dân tộc,
vùng miền khác nhau.
Hội nhập kinh tế và văn hoá toàn cầu khiến các khu vực địa lý khác nhau như
quốc gia, vùng miền có sự giao lưu về các món ăn và trang phục. Từ đó đặt ra câu hỏi
là cùng một thứ nhưng được gọi tên khác nhau theo các ngôn ngữ khác nhau sẽ như
thế nào?
Tuy nhiên, việc đối chiếu với tất cả ngôn ngữ là không thể, nên chúng em chọn
ngôn ngữ tiêu biểu: Tiếng anh - với ảnh hưởng sâu rộng, vai trò của ngôn ngữ chủ yếu
của khoa học và tầm quan trọng lớn của ngôn ngữ toàn cầu.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Thuật ngữ phương thức cấu tạo từ không còn xa lạ gì với các nhà ngôn ngữ học.
Trong nghiên cứu cấu tạo từ, đơn vị cấu tạo từ đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ
vấn đề nghiên cứu. Sau đây chúng em xin điểm qua lịch sử nghiên cứu về từ và
phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
1. Trong tiếng Anh
Ferdinand de Saussure (1973), các nhà ngôn ngữ học theo trường phái cấu trúc
luận ở châu Âu, Leonard Bloomfield (1973) và các nhà ngôn ngữ học theo trường phái
cấu trúc luận ở Mỹ  khác cho rằng đơn vị cấu tạo nên từ chỉ là hình vị. 
Leonard Bloomfield (1973) đã phân loại hình vị thành hai loại: hình vị tự
do/độc lập (free/independent morpheme) và hình vị hạn chế/ràng buộc
(bound/dependent morpheme). 
Quan điểm tạo sinh luận của Noam Chomsky (1965) cho rằng hình vị
(morpheme) thuộc về cấu trúc bề sâu và nó đối lập với các yếu tố cấu tạo từ
(formative) ở cấu trúc bề mặt.
Theo quan điểm nghĩa vị luận, Hjemslev xem tín hiệu (sign) làm khái niệm cơ
sở để sản sinh ra các khái niệm như hình vị (dt Đỗ Hữu Châu 2004). 
Trong việc nghiên cứu từ tiếng Anh hiện đại, các nhà nghiên cứu tiêu biểu như
Norman C. Stageberg (1965) - An Introductory English grammar, Howard Jackson
(1982) – Analyzing English, Irina V. Arnold (1986) – The English Word, Andrew
Carstairs-McCarthy (2002) – An Introduction to English Morphology, Ingo Plag

4
(2003) – Word-formation in English, Geert Booij (2005) – The Grammar of Words,…
đều cho rằng từ tiếng Anh được cấu tạo chủ yếu bằng phương thức thêm tiếp tố/ phụ tố
(affixation) và phương thức ghép (compounding). 
2. Trong tiếng Việt
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Nguyễn Tài Cẩn và học trò của ông đã tiếp
thu những tư tưởng của Polivanov và Dragunov, xác định rằng đơn vị cấu tạo từ tiếng
Việt là tiếng. Việc phân loại từ ghép dựa vào tính chất và quan hệ giữa các thành tố. 
Trong việc nghiên cứu phương thức cấu tạo từ tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu (1981)
đã khẳng định tiếng Việt sử dụng ba phương thức sau đây: phương thức từ hóa,
phương thức ghép và phương thức láy.
Hồ Lê (1976) phân chia những nguyên vị thành sáu loại chính: nguyên vị thực,
nguyên vị ngữ pháp, nguyên vị hệ thống, nguyên vị tiềm tàng, nguyên vị tình cảm,
nguyên vị mục đích. Các từ ghép: từ ghép song song và từ ghép chính phụ.
Ngoài ra, Nguyễn Văn Tu (1976) xem từ tố như đơn vị gốc của từ và nó cũng
được xem như đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa. 
Trong ấn bản Vấn đề “từ” trong tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp (2011) đã
chứng minh rằng từ tiếng Việt có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết. 
Nguyễn Thị Trung Thành (2009) đã đứng trên phương diện nghiên cứu lịch sử
phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỷ XX bằng con đường cấu tạo từ.
Nguyễn Đức Tồn (2011) nghiên cứu Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng
Việt nhìn từ góc độ nhận thức và bản thể.
Mai Thị Kiều Phượng (2011) cho rằng đơn vị cấu tạo từ là tiếng vị và phân loại
phương thức cấu tạo từ tiếng Việt dựa vào ngữ pháp - ngữ nghĩa và dựa vào ngữ pháp
với đơn vị xuất phát là từ.

III. NÊU CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo của nhóm từ ẩm thực và thời trang trong
tiếng Việt và tiếng Anh?
Có phải tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán để cấu tạo nên nhóm từ ngữ ẩm thực
và thời trang?
Cấu tạo từ của tiếng Việt dài dòng, rườm rà hơn tiếng Anh?

5
Có những cách thức nào để cấu tạo nên nhóm từ thời trang và ẩm thực trong
tiếng Việt?
Thuật ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn theo hình thức nào?
Làm cách nào để tăng tính phong phú trong cách cấu tạo từ của nhóm từ thời
trang và ẩm thực trong tiếng Việt và tiếng Anh?
Có những nguyên tắc nào để tạo lập nhóm từ này trong tiếng Anh và tiếng
Việt?

IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỤ THỂ


Chúng em thực hiện nghiên cứu này nhằm ba mục đích:
Thứ nhất, miêu tả và xác định những đặc điểm phương thức cấu tạo của nhóm
từ thời trang và ẩm thực trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Thứ hai, đối chiếu phương thức cấu tạo từ của nhóm từ thời trang và ẩm thực
trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những tương đồng và dị biệt về phương thức
cấu tạo từ của hai thứ tiếng này.
Thứ ba, từ những kết quả thu được từ việc nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra
phương pháp học hiệu quả, dễ hiểu giúp người bản ngữ Tiếng Anh có thể hiểu được
đặc điểm cấu tạo từ của nhóm từ thời trang và ẩm thực nói riêng và tiếng Việt nói
chung và ngược lại.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để tiến hành nghiên cứu này, chúng em sẽ sử dụng hai phương pháp luận
nghiên cứu:
- Nghiên cứu định tính bằng cách thông qua việc khát quát hóa những quan
điểm cơ bản cùa các tác giả theo quan điểm truyền thống nhằm xây dựng cơ
sở lý luận cho việc thu thập và phân tích dữ liệu.
- Thủ pháp thống kê được sử dụng để hệ thống hóa các số liệu thuật ngữ thời
trang tiếng Việt: thống kê từ loại… Các bảng biểu thống kê sẽ tổng hợp các
dữ liệu đã khảo sát được, nhằm thể hiện rõ nét hơn các đặc trưng cơ bản của
thuật ngữ thời trang tiếng Việt và so sánh chúng với thuật ngữ thời trang

6
tiếng Anh. Những số liệu khảo sát sẽ được phân tích và đánh giá để làm cơ
sở cho những kết luận và kiến giải về các kết quả nghiên cứu của bài viết.
Ngoài ra, chúng em còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác
như mô hình hóa và lập bảng biểu để minh họa cho các kết quả nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là
phương thức cấu tạo từ của nhóm từ trong ẩm thực và thời trang trong tiếng Việt và
tiếng Anh.
Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tuần 6 đến hết tuần 8.
Cỡ mẫu nghiên cứu: Dựa trên 200 thuật ngữ về thời trang và 150 thuật ngữ về
ẩm thực trong cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

VI. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Những vấn đề được trình bày trên cho thấy sự giống và khác nhau của cách cấu
tạo từ của nhóm từ thời trang, ẩm thực trong tiếng Việt và tiếng Anh.
1. Khái niệm về thuật ngữ thời trang.
Theo Từ điển tiếng Việt (2003), khái niệm thời trang được hiểu theo một cách
ngắn gọn là “cách ăn mặc, trang điểm trong xã hội trong một thời gian nào đó”[11; tr.
956]. Như vậy, có thể hiểu thời trang là một phong cách thịnh hành và phổ biến về
trang phục, giày dép, phụ kiện, trang điểm, kiểu tóc. Trong bài tiểu luận này, khái
niệm thời trang sẽ được chúng em áp dụng trong các luận điểm cũng như các ví dụ về
từ chỉ thời trang, cụ thể là phong cách, xu hướng, kiểu dáng phổ biến và hiện đại của
trang phục mặc ngoài như quần áo, dày dép, phụ kiện, trừ kiểu tóc, cách trang điểm và
đồ lót.
2. Khái niệm về thuật ngữ ẩm thực.
Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm ẩm thực đơn giản là “ăn và uống”. Như vậy,
có thể hiểu, ẩm thực là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động thoả mãn nhu cầu thiết yếu
của cơ thể, cung cấp năng lượng sống cho con người. Và thứ được sử dụng trong quá
trình đó là các món ăn và đồ uống. Tuỳ theo vùng miền, địa phương và khu vực quốc
gia địa lý mà ẩm thực có thể có sự khác nhau. Và căn cứ vào lịch sử và sự giao thoa
văn hoá trong thời đại mới, ẩm thực giữa các khu vực khác nhau có sự giao thoa rất

7
lớn. Trong bài tiểu luận này, chúng em áp dụng khái niệm ẩm thực trong việc trình bày
các luận điểm, các ví dụ về từ chỉ món ăn, thức uống, cũng như trình bày nguồn gốc
của các nhóm từ về ẩm thực. 
3. Phương thức cấu tạo của nhóm từ thời trang và ẩm thực trong
tiếng Việt và tiếng Anh
3.1. Cấu tạo của nhóm từ chỉ trang phục và món ăn trong tiếng việt.
Tiếng Việt là một điển hình của ngôn ngữ đơn lập. Tiếng Việt cấu tạo từ chủ
yếu dựa trên phương thức trật tự từ, ghép, láy,...để tạo thành từ mới. Chúng ta có thể
dự đoán một quy luật trong cách cấu tạo:
- Từng từ thuộc lĩnh vực thời trang, ẩm thực được thể hiện bằng một từ đơn.
Ví dụ:
- Trang phục: áo, quần, mũ, nón, ...
- Ẩm thực: cơm, nước, thịt, cá, rượu…
- Từ ghép đẳng lập có cấu trúc song tiết chỉ từ thuộc lĩnh vực thời trang, ẩm
thực tương đương thường đi theo từng cặp.
Ví dụ:
- Trang phục: quần áo, áo quần, giày dép, mũ áo, ...
- Ẩm thực: cơm nước, thịt cá, rau dưa, rượu thịt...
- Từ ghép chính phụ định danh chỉ trang phục, món ăn có mô hình cấu trúc
thống nhất:

Từ thuộc lĩnh vực thời trang/ ẩm thực + yếu tố định danh.

Lưu ý: Yếu tố định danh có thể là danh từ, danh ngữ, động từ, động ngữ,
tính từ, tính ngữ và từ vay mượn từ các loại ngôn ngữ khác. Nó có vai trò
phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính.
Ví dụ:
- Thời trang: Áo hoa, áo bơi, áo mới; áo sơ mi (danh từ+ từ mượn từ
Pháp, Anh: Chemise hay từ được tạo ra bằng cách lấy từ chỉ trang
phục kết hợp với cách phát âm của tiếng nước ngoài) …

8
- Ẩm thực: bánh bèo, bánh cắt, bánh ít, bánh ga-to, rượu vang, rượu
trắng...
- Từ láy: từ thuộc lĩnh vực thời trang và ẩm thực có thể là từ láy. Nhưng dự
đoán số lượng sẽ ít.
- Có trường hợp cấu trúc từ không giống như mô hình: các từ ngẫu hợp, là lớp
từ mà không tìm được mối quan  hệ giữa các thành tố cấu tạo của chúng về
ngữ âm hoặc ngữ nghĩa, tức là các tiếng tổ hợp lại với nhau một cách ngẫu
nhiên.
Ví dụ: tàu hũ, ô mai, bò lúc lắc,...
3.2. Cấu tạo của nhóm từ chỉ trang phục, món ăn trong tiếng Anh.
Nếu tiếng Việt là một điển hình của ngôn ngữ đơn lập, cấu tạo từ chủ yếu dựa
trên phương thức trật tự từ, ghép, láy,...để tạo thành từ mới thì tiếng Anh là điển hình
của ngôn ngữ hoà kết, khi tạo từ mới thì chủ yếu sử dụng phương thức biến hình.
Tính chất này có căn cứ vào tính “tổng hợp tính” và “phân tích tính” của từ xét
về mặt cấu tạo:
 Tính chất “tổng hợp tính” được hiểu là các đặc trưng định danh được hoà
kết, tổng hợp không tách thành các thành phần cấu tạo định danh tương
ứng.
Song song với tính chất này, phương thức cấu tạo của các từ thuộc lĩnh
vực thời trang và ẩm thực được biểu diễn bằng 1 hình vị duy nhất gọi là
từ hoá hình vị.
Ví dụ:
- Trang phục: Coat, shoes, hat, jewelry, trouser, dress,...
- Món ăn: meat, egg, vegetables, cake, soup,...
 Tính chất “phân tích tính” nghĩa là dựa vào hình thái bên trong của từ
tách thành những đặc trưng định danh tương ứng.
Cùng với đó, ta có phương thức cấu tạo từ thuộc nhóm ẩm thực và thời
trang trong tiếng Anh là phương thức phụ gia và phương thức hợp thành.
Ví dụ:

9
- Trang phục: raincoat, waistcoat, pea coat, overcoat, pants, jeans,
princess dress, polo dress, maxi dress, tennis shoes, dancing shoes,...
- Món ăn: steamed fish, grilled lobster, sticky rice, catfish, fried
potatoes, chicken soup,...
Mô hình cấu trúc thống nhất của nhóm từ chỉ thời trang,món ăn trong tiếng anh:

Yếu tố định danh + Từ thuộc lĩnh vực thời trang và ẩm thực

Lưu ý: yếu tố định danh có thể là danh từ, danh ngữ, động từ, động ngữ, tính từ,
tính ngữ, giới từ,..
Ví dụ:
- Thời trang: trench coat, pea coat, dancing shoes, royal coat, overcoat,
raincoat, waistcoat (cấu trúc hai thân từ- phương thức hợp thành)
- Món ăn: chicken soup, steamed fish, sticky rice, catfish,...
3.3. Sự giống và khác nhau giữa cấu tạo của nhóm từ từ thuộc lĩnh vực thời trang
và ẩm thực tiếng Việt và tiếng Anh.
3.3.1. Điểm giống nhau.
Mô hình cấu trúc “danh từ + danh từ” giống nhau giữa hai ngôn ngữ, nên
có thể dự đoán cấu trúc này chiếm tỉ lệ khá cao.
3.3.2. Điểm khác nhau giữa hai mô hình cấu trúc của 2 nhóm từ trong hai
ngôn ngữ.
Có thể thấy mô hình cấu trúc của nhóm từ tiếng Việt và nhóm từ tiếng
Anh có sự khác biệt rõ rệt, hay nói cách khác là trái ngược hoàn toàn với nhau.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do trật tự cấu tạo từ của hai ngôn ngữ, một
bên là đơn lập, một bên là biến hình. Như vậy, ta có thể thấy sự khác nhau bao
gồm:
Một là, trong cấu tạo từ Tiếng Việt: yếu tố chỉ trang phục, món ăn, đồ
uống... làm thành phần chính đứng trước, yếu tố phụ giúp khu biệt định danh
các loại trang phục, món ăn, đồ uống... làm thành phần phụ đứng sau đứng sau.

10
Hai là, trong cấu tạo từ tiếng Anh: các yếu tố phụ mang chức năng định
danh làm thành phần phụ đứng trước, yếu tố chính chỉ trang phục đứng sau làm
thành phần chính của từ.
Ba là, trong mô hình cấu trúc của nhóm trong tiếng anh có “giới từ +
danh từ” nhưng tiếng Việt không có.
Cuối cùng là, trong mô hình cấu trúc của nhóm trong tiếng anh có cấu
trúc hai thân từ kết hợp với nhau nhưng tiếng Việt không có. Hay nói cách
khác, trong tiếng Anh có phương thức hợp thành còn tiếng Việt không có.
Từ những điều đã trình bày về phương thức cấu tạo của nhóm từ thuộc
lĩnh vực thời trang và ẩm thực, ta có thể trả lời câu hỏi: “Cấu tạo từ tiếng Việt
có rườm rà hơn tiếng Anh không?” là cấu tạo từ tiếng Việt không hề rườm rà
so với tiếng Anh.
4. Đặc điểm nguồn gốc nhóm từ thời trang, ẩm thực tiếng Việt và
tiếng Anh.
Hai nhóm từ này đa khá đa dạng, bao gồm từ thuần Việt, và từ ngoại lai (gồm
các từ gốc Hán, gốc Pháp, gốc Anh… hay kết hợp cả tiếng Việt + và phiên âm nước
ngoài), Sự đa dạng về nguồn gốc này cũng góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng
tiếng Việt về mặt cấu tạo cũng như về mặt ngữ nghĩa.
4.1. Nguồn gốc nhóm từ thời trang, ẩm thực trong tiếng Việt.
Trải qua lịch sử gần 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm đô hộ của thực dân
phương tây nên lớp từ vựng của tiếng Việt khá đa dạng về nguồn gốc. Cùng với quá
trình phát triển và giao thoa văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, rất nhiều trang
phục, ẩm thực đã đc du nhập vào Việt Nam, đồng nghĩa với việc ta có thêm từ vựng
mới để gọi tên chúng. Hầu hết chúng được giữ nguyên theo cách gọi của người bản
xứ, ví dụ như "KFC" của Mỹ, "sushi, kimono" của Nhật, "kimchi, kimbap, hanbok"của
Hàn… Như vậy, xét về yếu tố lịch sử, nguồn gốc nhóm từ thời trang, ẩm thực trong
tiếng Việt chủ yếu xuất phát từ tiếng Hán, và tiếng Pháp. Xem xét thêm yếu tố quá
trình phát triển, giao lưu văn hóa, ta có thêm một phần các từ mượn có nguồn gốc từ
hệ ngôn ngữ Nhật - Hàn, tiếng Anh,.... 
Ví dụ:

11
- Từ có nguồn gốc tiếng Hán: áo măng tô, Hán phục, đậu hũ tứ xuyên, bánh
bao kim sa, trứng bách thảo, ...
- Từ có nguồn gốc tiếng Pháp: áo sơ mi (chemise),cà phê (cafe), bánh kếp
( Crepe), ...
→ Tiếng Việt có vay mượn từ tiếng Hán để tạo nên nhóm từ thời trang và trang
phục không?
Như vậy, ta có thể trả lời :tiếng Việt có vay mượn từ tiếng Hán để tạo nên nhóm
từ ẩm thực, thời trang và hầu hết chúng được cấu tạo bằng từ Hán- Việt
Ví dụ: Mì trường thọ, trứng bách thảo, kẹo hồ lô, bánh bao kim sa, ...

4.2. Nguồn gốc nhóm từ thời trang, ẩm thực trong tiếng Anh.
Thuộc ngữ hệ Ấn-Âu, cũng giống như bất kỳ một ngôn ngữ nào khác, tiếng
Anh gồm có hai phần: tiếng Anh bản địa và tiếng Anh vay mượn. Do trong lịch sử
nhập cư kéo dài hàng thế kỷ nên tiếng Anh đã vay mượn nhiều từ thuộc lĩnh vực thời
trang và ẩm thực thuộc nhiều nền văn hoá khác nhau. Và chủ yếu từ vay mượn là từ
các nước thuộc ngữ hệ Ấn-Âu như Pháp, Mexico, Tây Ban Nha, Ý, Latin,….
Ví dụ:
- Từ có nguồn gốc bản địa: KFC, Fish and chips, fried chicken, hotdog,
bacon, trousers, shorts…
- Từ có nguồn gốc vay mượn: barbecue (Barbecoa), pizza (Ý), jeans (Ý),…

5. Cách thức hình thành


Đối chiếu Cách thức hình thành của nhóm từ thời trang và ẩm thực trong tiếng
Việt

12
5.1. Dựa trên ngữ liệu sẵn có
5.1.1. Với từ ngữ thời trang
Dựa trên phương thức ghép trong tiếng Việt cũng tạo ra các từ ghép và
cụm từ (tổ hợp từ) định danh. Theo đó, nhóm từ thời trang và ẩm thực trong
tiếng Việt là từ ghép sẽ được tạo ra bằng sự kết hợp của hai hình vị tự do với
nhau. Bên cạnh đó, nhóm từ thời trang tiếng Việt là cụm từ định danh sẽ được
hình thành bằng sự kết hợp của một hình vị tự do với (các) từ khác. Theo
nguyên tắc cấu tạo từ tiếng Việt, từ ghép bao gồm từ ghép chính phụ và từ ghép
đẳng lập.
- Từ ghép chính phụ, các ngữ tố cấu tạo phụ thuộc vào nhau, ngữ tố chính
được bổ trợ về mặt ý nghĩa bởi ngữ tố phụ. Ví dụ: thảm đỏ, giày bệt...
Theo đó, thảm và giày được xác định là ngữ tố chính, kết hợp với các
ngữ tố phụ là đỏ và bệt để tạo nên các từ ngữ thời trang tiếng Việt là từ
ghép chính phụ.
- Từ ghép đẳng lập, các ngữ tố cấu tạo có mối quan hệ bình đẳng với
nhau, ví dụ: phối trộn, pha trộn, ...
5.1.2. Với từ ngữ ẩm thực
Từ ghép chính phụ: bánh mì, bánh bò, thịt lợn, thịt bò, ...
Từ ghép đẳng lập: cơm cháo, rượu thịt, bánh trái,..
Cụm từ định danh thực chất là những cụm từ có chức năng gọi tên sự
vật. Mỗi cụm từ định danh có chứa một ngữ tố chính và một vài ngữ tố phụ
miêu tả đối tượng/sự vật được nêu ở ngữ tố chính, ví dụ: túi xách quai đeo chéo,
đầm xòe cúp ngực, bánh mì, thịt lợn.... Theo đó, ngữ tố chính (túi và đầm; bánh
và thịt) đã kết hợp với các ngữ tố phụ (xách, quai đeo chéo và xòe, cúp ngực;
mì và lợn) để tạo nên các thuật ngữ thời trang tiếng Việt là cụm từ định danh.
Do đó, phương thức ghép từ trong tiếng Việt chính là cách tạo từ mới
dựa trên ngữ liệu sẵn có.
5.2. Vay mượn từ tiếng nước ngoài
Xã hội ngày càng phát triển về kinh tế xã hội và theo đó ngành phát triển hơn cả
là ẩm thực và thời trang. Vì thế, chúng ta cần phải tiếp thu và học hỏi sự phát triển ấy.
Do đó, ngôn ngữ tiếng Việt cũng dần được mở rộng theo con đường vay mượn tiếng

13
nước ngoài. Theo khảo sát, hiện nay hệ thống từ thời trang và ẩm thực tiếng Việt có sự
du nhập với số lượng lớn
5.2.1. Với từ thời trang
Vay mượn gốc tiếng Anh như: mốt (mode), mix; tiếng Pháp như: cà
vạt(caravate), áo sơ mi (chemise), tay áo măng sét (manchette); cả tiếng Anh và
tiếng Pháp như: dép săng đan (sandals, sandale), vải cô-tông (cotton, coton).
Bên cạnh đó, còn có sự hiện diện của nhiều thuật ngữ vay mượn gốc Hán như:
mỹ ký (đồ trang sức bằng vàng bạc giả) ...
5.2.2. Với từ ẩm thực
Vay mượn từ tiếng Pháp: xúc-xích (saucisse), pa-tê (paté), giăm-bông
(jambon), thịt phi-lê (thịt thăn, thịt lườn – filet), ra-gu (ragout), cà-ri (curry), … 
Cách vay mượn từ ngữ nước ngoài được thể hiện qua các hình thức:
phiên âm, ghép lai và giữ nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài.
5.3. Phiên âm
Theo Từ điển tiếng Việt (2003) thì phiên âm là “ghi lại cách phát âm các từ ngữ
của một ngôn ngữ bằng hệ thống kí hiệu riêng hoặc bằng hệ thống chữ cái của một
ngôn ngữ khác” [11; tr.779]. Đây là hình thức mượn nguyên cách phát âm nước ngoài
và giữ nguyên cách viết con chữ.
5.3.1. Với từ ngữ thời trang
Từ ngữ theo hình thức phiên âm xuất hiện không nhiều, hiện có 9/170
thuật ngữ, chiếm tỉ lệ 5,29%. Ví dụ “xăng- đan” (sandals - Anh), “vét- tông”
(veston- Pháp)
Để thuận lợi trong việc phiên âm các thuật ngữ nước ngoài du nhập vào
tiếng Việt, người Việt đã thêm thanh điệu cho các âm tiết đó, bỏ bớt âm trong
các tổ hợp phụ âm, hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với
cách phát âm của người Việt, ví dụ: dame -đầm, veston-vét tông,...Bên cạnh đó,
độ dài của các thuật ngữ vay mượn gốc Ấn -Âu thường được rút ngắn bớt và
cấu trúc hóathành số lượng âm tiết đơn giản như trong tiếng Việt, ví dụ: mode-
mốt, caravate-ca vát...

14
5.3.2. Với từ ngữ ẩm thực
Đa phần từ ngữ ầm thực vay mượn từ tiếng Pháp: ốp-lết (trứng tráng –
omelette), đậu cô-ve (đậu ve – haricot vert), cà-rốt (carotte)
5.4. Giữ nguyên dạng từ ngữ tiếng nước ngoài
Hình thức vay mượn bằng cách giữ nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài được áp
dụng khi trong hệ thống tiếng Việt chưa có từ ngữ hoặc khái niệm tương ứng để phản
ánh hoàn toàn chính xác khái niệm của từ ngữ gốc. Theo xu thế phát triển các ngành
công nghiệp hiện nay, trong đó có ngành thời trang và ẩm thực, các sản phẩm mới gắn
liền với dòng chảy thị hiếu của con người đã liên tục được cập nhật, giới thiệu và
quảng bá. Người Việt, đặc biệt là giới trẻ, cũng hòa chung vào xu thế này bằng sự tiếp
nhận những dòng thời trang mang luồng hơi thở mới với những thuật ngữ giữ nguyên
dạng tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh).
5.5. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành
Tương tự như trong tiếng Anh, từ ngữ thời trang trong tiếng Việt cũng có vay
mượn từ một số thuật ngữ của các ngành khoa học khác. Theo khảo sát của chúng tôi,
sự xuất hiện của những từ ngữ vay mượn từ ngành khoa học khác không nhiều với
5/170 thuật ngữ (chiếm tỉ lệ 2,94%).
Ví dụ: bản sắc thiết kế (Văn hóa), phối trộn (Xây dựng),..
 Tiểu kết:
Đa số nhóm từ thời trang và ẩm thực trong tiếng Việt sử dụng phương thức
ghép là chủ yếu. Do khả năng kết hợp gốc từ và các từ định danh đa dạng đã làm cho
vốn từ tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, pưhong thức vay mượn từ
tiếng nước ngoài cũng chiếm số lượng tương đối giúp chúng ta bắt kịp với sự phát
triển của thế giới và tăng tính hội nhập.
6. Tạo từ ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có với các phương
thức: phụ gia, phương thức ghép các gốc từ
Đối chiếu Cách thức hình thành từ ngữ thời trang, ẩm thực trong tiếng Anh

15
6.1 Phương thức phụ gia
Phương thức phụ gia trong tiếng Anh chính là sự hình thành một thuật ngữ thời
trang tiếng Anh mới bằng cách thêm một hoặc nhiều phụ tố (affixes) vào từ gốc. Đây cũng
là phương thức đặc trưng cho loại hình ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh. Nhưng không
phải là phương thức chủ đạo để cấu tạo nên nhóm từ ngữ này.
Với từ ngữ thời trang
Những hình vị phụ thuộc được thêm vào phần đầu của từ được gọi là tiền tố:
aqua- (nước), multil- (nhiều), mono- (đơn, một), super- (siêu). Ví dụ: aquamarine,
multicolor, monochrome, supermodel.
Những hình vị phụ thuộc được thêm vào phần cuối từ gọi là hậu tố: – er, -ian, –
let, -y, -ion, - or, -ing, -y, -ie, -lion, -ism, -ist… Ví dụ: stylist, designer, fashionable,
collection, ...
6.2. Phương thức ghép các gốc từ (compounding)
Ghép từ cũng là phương thức tạo từ ngữ mới của tiếng Anh. Có thể nói, đây là
phương thức chủ đạo để hình thành nên từ ngữ thời trang và ẩm thực tiếng Anh, bao
gồm từ ghép và từ định danh. 
6.2.1. Với từ ngữ thời trang
Ví dụ: sun + dress = sundress (váy đầm hai dây, dáng xòe, xếp ly tựa
ánh mặt trời), pull + over= pullover (áo len chui đầu). 
Đa phần các từ theo phương pháp ghép đều có thể đoán được nghĩa của
từ
Ví dụ: leather (da thuộc) + jacket (áo khoác) = leather jacket (áo khoác
da); slim (nhỏ, thon) + fit (vừa khít) = slim-fit (ôm khít).
6.2.2. Với từ ngữ ẩm thực
Ví dụ: hot dog, sticky rice, chopstick, ...
Có ba cách để ghép từ tạo thành thuật ngữ như sau:
- Một là, dùng dấu gạch nối (hyphen) giữa các từ. Ví dụ: slim-fit,
regular-fit, …
- Hai là, viết tách rời từng từ một (no join). Ví dụ: pea coat, desert
boot, hot dog, sticky rice…

16
- Ba là, viết liền các từ với nhau (fusion). Ví dụ: crossbody,
sundress, chopstick…
6.3. Vay mượn từ tiếng nước ngoài
Tiếng Anh cũng như bao ngôn ngữ khác, con đường hình thành của ngôn ngữ
này cũng vay mượn không ít từ ngữ nước ngoài. Đó là do yếu tố lịch sử, văn hóa, thời
kì kinh tế xã hội mà hình thành.
6.4.1. Với từ ngữ thời trang
Trong tiếng Anh, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy hàng loạt những từ mà
chúng vay mượn, hoặc có nguồn gốc từ những ngôn ngữ khác như: uniform
(uniforme- Pháp), rucksack (rucken- Đức), sandals (sandale – Pháp), ...
6.4.2. Với từ ngữ ẩm thực
Ví dụ: salad (salade- Pháp), omelette (omelette- Pháp), soup (soupe-
Pháp) tofu (dou fu- Trung)
6.4. Vay mượn từ ngữ liên ngành
Sự phát triển của hệ thuật ngữ thời trang còn có sự vay mượn thuật ngữ của một
số ngành khoa học khác. Tuy nhiên, số lượng từ ngữ sử dụng phương thức này không
đáng kể.
Ví dụ: crew (hàng hải), design (kiến trúc), jumper (thể thao)

 Tiểu kết:
Có thể nói, những con đường hình thành từ ngữ chính là các phương hướng để
xây dựng và phát triển các hệ thống từ ngữ nói chung và từ ngữ thời trang, ẩm thực
trong tiếng Anh nói riêng. Việc nghiên cứu các con đường và phương thức hình thành
thuật ngữ cho phép chúng ta hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tư duy, vai trò của
tư duy, của sự nhận thức và sự tiến bộ xã hội đối với sự phát triển ngôn ngữ thông qua
việc diễn đạt các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học. Như vậy, những con đường hình
thành thuật ngữ đã làm giàu vốn từ, làm giàu tri thức và cách thức tư duy của con
người về ngôn ngữ hiện đại ngày nay.

17
Từ đơn Cơm, phở, cháo, bánh, thịt, chả, rượu,
nước, quả...
Từ ghép đẳng lập Cơm cháo, rượu thịt, cơm nước, bánh
Từ ghép trái...
Từ ghép chính phụ Từ chỉ món ăn, thức uống đơn giản

- Chỉ hành động làm chín thực phẩm:


Ví dụ: gà luộc, lợn luộc, xôi chiên, gà
xào, vịt nướng, chim quay, ngỗng hấp,
trứng rán, thịt kho, trứng luộc, bánh
hấp...
- Chỉ cách chế biến thực phẩm:

18
Yếu tố định danh là động từ/ Động từ Ví dụ: phở cuốn, cam vắt, bánh đa
động ngữ trộn...
- Thành tố phụ có thể là danh từ, chỉ
nguyên liệu món ăn:
Ví dụ: Gà xào sả ớt, cá kho tiêu đen,
cá sốt cà chua, cá nướng mỡ hành, cá
Động ngữ trạch cuốn lá gừng...
- Thành tố phụ có thể là tính từ, chỉ
cách thức của hành động quay:
Ví dụ: vịt nướng giòn, mì xào giòn, bò
hầm mục, thịt rang cháy cạnh, ...
- Thành tố phụ có thể là một một
mệnh đề:
Ví dụ: Gà tẩm bột rán, thịt ướp chao
nướng, mì trộn thịt sắt mỏng... (Thành
tố phụ: bột rán, chao nướng, thịt sắt
mỏng bổ sung nghĩa cho thành tố
trung tâm là gà, thịt, mì.)
- Cấu trúc mở trộng của động ngữ có
nghĩa là nhiều động từ kết hợp với
nhau, nhiều động từ kết hợp với nhiều
danh từ, có sự kết hợp của giới từ.
Ví dụ: Gà hầm nấm và sâm, Cá diêu
hồng tẩm ướp nướng, Thịt băm xào
hành tây ngọt, Ghẹ hấp bia và sả ớt,
thịt lợn với hành tây và tiêu đen...
Yếu tố định danh là danh từ, Danh từ - Danh từ nêu tên một sự vật làm đặc
danh ngữ trong cho sự vật nêu ở trung tâm:
Ví dụ: Bánh tai voi, bánh sừng bò,
bánh trứng nhện,
- Danh từ chỉ nguyên liệu tạo nên món
ăn:
Ví dụ: Bún riêu cua, canh khoai từ,

19
cháo cá hồi, thịt vịt, bánh cốm, quả
táo, trứng gà, trứng vịt, trứng
ngỗng, ...
- Chỉ địa danh, nơi xuất xứ của món
ăn:
Ví dụ: Chả cá Lã Vọng, bánh cốm
Nguyên Ninh, bánh phu thê Đình
Bảng, bánh nẳng Lập Thách, Nem
chua Thanh Hóa, bánh ngõa Vĩnh
Tường, bánh cáy Thái Bình, bánh ít
Bình Định, chả nhái Khương Thượng,
nem Sài Gòn... (Đây là cấu trúc tên
món ăn để lại dấu ấn vùng miền rõ nét
nhất, mang nhiều dấu ấn văn hóa).
Danh ngữ - Thành tố phụ bổ sung nghĩa thể hiện
tính chất của nguyên liệu.
Ví dụ :Mì bò rau thơm, bánh kem bắp,
bánh kem xoài,...
- Thành tố phụ bổ sung nghĩa thể hiện
cách chế biến món ăn.
Ví dụ: Bánh táo nướng, thịt lợn luộc,
mì bò xào, mì gà chiên, phở bò
hầm ,...
Yếu tố định danh là tính Tính từ Ví dụ: Bánh dẻo, bánh dày, bánh
từ,tính ngữ ngọt, rượu trắng, bánh ít, canh chua,...
Tính ngữ Ví dụ: Canh chua rau muống, Gà cay
phô mai, Mì giòn hải sản, canh chua
cá lóc, bánh ngọt trái cây, rượu ngọt
không độ,...
- Từ láy: Mèn mén, cần tìm hiểu thêm.

20
Từ đơn Quần, áo, giày, dép, khăn...
Từ ghép đẳng lập Quần áo, giày dép, áo quần, khăn áo...
Từ ghép
Từ ghép chính phụ

- Chỉ mục đích sử dụng:


Ví dụ: áo bơi, quần bơi, giày múa, váy
múa, túi xách, giày hành quân, giày
nhảy, áo cấy, váy ngủ, mũ bảo hộ, mũ
tốt nghiệp, ...
- Chỉ sự thiết kế của trang phục:
Yếu tố định danh là động Động từ Ví dụ: dép kẹp...
từ/ động ngữ - Thành tố phụ có thể là danh từ.
Ví dụ: quần xẻ gấu, áo cúp ngực, áo
xẻ/cắt vai, dép xỏ ngón, khăn choàng
cổ, giày múa văn nghệ, áo khoác da,
Động ngữ váy xếp ly, quần tập gym, áo may ô,
áo khoác lông thú...
- Thành tố phụ có thể là tính từ
Ví dụ: giày múa hiện đại, áo khoác cổ
điển...
- Thành tố phụ có thể là động từ:
Ví dụ: áo choàng tắm, quần đi làm,
váy dự
- Cấu trúc mở rộng của động ngữ:
Ví dụ: áo khoác nam dạng vest, nơ
thắt cổ áo nam, váy đi dự tiệc, váy
mặc ở nhà, váy cài cúc ngọc bích, áo
thắt ngang lưng, quần mặc trong váy,
dép đi trong nhà...
Yếu tố định danh là danh Danh từ - Danh từ nêu tên một sự vật làm đặc
từ, danh ngữ trong cho sự vật nêu ở trung tâm.
Ví dụ: mũ quả dưa, mũ nồi, mũ lưỡi

21
trai, mũ ca nô, áo đuôi tôm, tất lưới...
- Danh từ chỉ đối tượng sử dụng:
Quần công nhân, Áo trẻ em, giày vận
động viên, giày thầy tu, giày bộ đội,
mũ thợ sơn, váy bà bầu...
- Danh từ chỉ mục đích sử dụng:
Ví dụ: Giày thể thao...
- Danh từ chỉ chất liệu liệu tạo nên
trang phục.
Ví dụ: Dép cao su, ủng cao su, dép
nhựa, áo lụa, áo gấm, quần lanh, áo
len...
Danh ngữ - Thành tố phụ bổ sung nghĩa là danh
từ thể hiện hình dáng của trang phục:
Ví dụ: giày đế xuồng...
- Thành tố phụ bổ sung nghĩa là tính
từ:
Ví dụ: giày gót nhọn, giày đế bẹt, mũ
lưỡi trai phẳng, mũ chóp cao, quần
ống rộng, quần ống đứng, áo tay dài...
- Cấu trúc mở rộng của danh ngữ:
Áo len chui đầu, áo len dài tay, áo len
thun, áo thun ngắn/dài tay, …
Yếu tố định danh là tính Tính từ Ví dụ: áo dài, quần bó/rộng, quần cộc,
từ,tính ngữ áo ấm...
Tính ngữ Ví dụ: áo dài tay, áo dài thắt ngang
lưng, váy sát nách, váy liền...
Yếu tố định danh là phiên - Phiên âm: áo sơ mi, quần sooc, áo,
âm hay nguyên dạng tiếng com lê, vét, gi lê, đầm, coocxe,dép
nước ngoài xăng đan,...
- Nguyên dạng: khoác jean, quần jean,
bikini,...

22

You might also like