Nguyen Kim Binh - Final - 31.05.19

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 81

Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

LỜI NÓI ĐẦU


Điện năng là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Nó
được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như: công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dịch vụ ...Những hư hỏng và chế độ không bình
thường trong hệ thống điện gây hậu quả tai hại đối với kinh tế và xã hội. Chính vì thế nên
việc hiểu biết về những hư hỏng và hiện tượng không bình thường có thể xảy ra trong hệ
thống điện cùng với những phương pháp và thiết bị bảo vệ nhằm phát hiện đúng và nhanh
chóng cách ly phần tử hư hỏng ra khỏi hệ thống, cảnh báo và xử lý khắc phục chế độ không
bình thường là mảng kiến thức quan trọng của kỹ sư ngành hệ thống điện.
Vì lý do đó, em đã chọn đề tài tốt nghiệp “Thiết kế bảo vệ rơle cho trạm biến áp
110/23/10,5 kV và xuất tuyến đường dây 23 kV ”. Đồ án gồm 5 chương:
+ Chương 1 : Ngắn mạch phục vụ tính toán và chỉnh định rơle.
+ Chương 2 : Lựa chọn phương thức bảo vệ.
+ Chương 3 : Tính năng và thông số các loại rơle sử dụng.
+ Chương 4 : Chỉnh định các thông số và kiểm tra sự làm việc của bảo vệ
+ Chương 5 : Phối hợp sự làm việc giữa bảo vệ quá dòng và cầu chì trong lưới điện
phân phối.
Trong thời gian qua, nhờ sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Tùng, em
đã hoàn thành bản đồ án này. Tuy nhiên, với khả năng và trình độ còn hạn chế nên bản đồ án
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
các thầy cô giáo.
Sinh viên

Nguyễn Kim Bình

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 1


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

CHƯƠNG I

NGẮN MẠCH PHỤC VỤ TÍNH TOÁN CHỈNH ĐỊNH RƠLE


Trạm biến áp chỉ làm việc an toàn, tin cậy với hệ thống bảo vệ rơ le tác động nhanh,
nhạy và đảm bảo độ chọn lọc. Để lựa chọn và chỉnh định các thiết bị bảo vệ phải tính toán
dòng ngắn mạch đi qua chỗ đặt bảo vệ.
Yêu cầu của việc tính toán ngắn mạch là phải xác định được dòng ngắn mạch lớn
nhất để phục vụ cho việc chỉnh định rơle và dòng ngắn mạch nhỏ nhất để kiểm tra độ nhạy
cho rơ le đã được chỉnh định.
Trong hệ thống điện (HTĐ) người ta thường xem xét các loại ngắn mạch: 3 pha (N (3));
2 pha (N(2)); 2 pha chạm đất (N (1,1)) và 1 pha (N(1)). Khi đó dòng ngắn mạch 2 pha nhỏ hơn

dòng ngắn mạch 3 pha ( I ( 2)


N =( √ 3 /2).I (3)
N ). Dòng điện ngắn mạch 2 pha chạm đất và dòng

điện ngắn mạch 1 pha thì tuỳ vào quan hệ giữa tổng trở thứ tự thuận và tổng trở thứ tự không
mà có thể lớn hơn hoặc bé hơn dòng ngắn mạch 3 pha.
Do đó, khi tính dòng điện ngắn mạch lớn nhất, không cần tính cho N (2) và khi tính
dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất không tính cho N(3).
1.1. Các giả thiết và công thức sử dụng trong tính toán ngắn mạch
Để tính toán ngắn mạch ta có một số giả thiết như sau:
 Tần số của hệ thống không thay đổi.
 Bỏ qua phụ tải khi tính toán ngắn mạch.
 Mạch từ không bị bão hoà, khi đó mạch điện là tuyến tính nên ta có thể áp dụng
nguyên lý xếp chồng trong tính toán.
 Bỏ qua các lượng nhỏ trong thông số của một số phần tử :
 Bỏ qua dung dẫn của các đường dây điện áp thấp.
 Bỏ qua mạch từ hoá của các máy biến áp.
 Bỏ qua điện trở cuộn dây máy biến áp và đường dây.
 Hệ thống sức điện động 3 pha của nguồn là đối xứng.
 Các tính toán thực hiện trong hệ đơn vị tương đối cơ bản. Các thông số cuối cùng
sẽ được chuyển sang hệ đơn vị có tên. Trước hết ta thành lập các sơ đồ thay thế
thứ tự thuận, nghịch và không, sau đó biến đổi về sơ đồ đẳng trị sau:
Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 2
Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

I1 I2 I0∑
N N
X1∑ X2 N X0∑ N
EH N

T
Thuận Nghịch Không

Hình 2 - Các sơ đồ thay


thế

Trong đó:
- X1: Điện kháng thứ tự thuận.
- X2: Điện kháng thứ tự nghịch.
- X0: Điện kháng thứ tự không.
( n)
Bảng 1.1 - Điện kháng bổ sung XΔ

Dạng ngắn mạch N(n) n X(n) m(n)


N(1) 1 X2 + X0 3
N(2) 2 X2 √3
N(1,1) 1,1 X2 // X0
√3 . √ 1−
( X2 Σ . X0 Σ )
( X2Σ +X0 Σ)
2

N(3) 3 0 1

1.2.Quy đổi các thông số hệ thống và thiết bị


a.Chọn đại lượng cơ bản :
Chọn đại lượng cơ bản như sau :
Scb = Sđm MBA= 63 MVA
Ucb= Utb các cấp (115; 23; 10,5kV)
Cấp điện áp 110 kV có Utb1= 115 kV :

kA
Cấp điện áp 22 kV có Utb2= 23 kV :

kA

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 3


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Cấp điện áp 10,5 kV có Utb3= 10,5 kV :

kA
b.Điện kháng hệ thống
*Chế độ max :
S cb
X1maxHT = X2maxHT = S N max =
X0maxHT = 2,7.X1maxHT = 0,15.2,7 = 0,405
*Chế độ min :
S cs
X1minHT = X2minHT = S N min =

X0minHT = 2,7.X1minHT = 2,7.0,231 = 0,623


c.Điện kháng của máy biến áp
Điện kháng máy biến áp 3 cuộn dây :
*Điện áp ngắn mạch của các cuộn dây :

*Điện kháng cuộn cao :

*Điện kháng cuộn trung :


XT = 0
*Điện kháng cuộn hạ :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 4


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Điện kháng máy biến áp hai cuộn dây hạ áp :

d. Điện kháng của đường dây xuất tuyến 22 kV


Thông số đường dây :

*Đường dây D1 : L= 2,1 km .

*Đường dây D2 : L= 1,5 km .

*Đường dây D3 : L= 1,8 km .

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 5


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

1.3. Tính toán ngắn mạch


Vị trí các điểm cần tính ngắn mạch:

10,5kV
N3
BI3
115kV N3’
BI1 23,5kV
Hệ thống
BI2
N1 N1’
N2 N2’

BI01 BI02

Hình 3 - Vị trí các điểm cần tính toán

1.3.1. Chế độ cực đại


1.3.1.1. Điểm ngắn mạch N1
Phía 110 kV của MBA có trung tính trực tiếp nối đất nên việc tính dòng điện ngắn
mạch thực hiện ở ba dạng N(3), N(1) và N(1,1)
Các sơ đồ thay thế:

I1
∑ N
X1 1
BI1
EH ∑
0,150 U1
T
N1

Hình 4 - Sơ đồ thay thế thứ tự thuận (nghịch) khi ngắn mạch tại N1

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 6


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

IOH I0
B
XO N1 BI X XH
H
0,405 I0 1
U0 C
0,108 0,063
∑ N1

I0
∑ N
X0 1

0,120 U0
N1

Hình 5 - Sơ đồ thay thế thứ tự không khi ngắn mạch tại N1

Ta có:

a.Ngắn mạch ba pha N(3)


- Dòng ngắn mạch 3 pha :

*Xét điểm ngắn mạch N1 trước BI1 :


- Dòng qua các BI bằng 0 :
*Xét điểm ngắn mạch N1’ sau BI1 :
- Dòng qua BI1 :
I BI 1=I (3)
N =6,667

- Dòng qua các BI còn lại bằng 0

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 7


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

b.Ngắn mạch 1 pha:


- Các thành phần dòng điện và điện áp tại chỗ ngắn mạch
+ Dòng điện thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ tự không :

+ Điện áp thứ tự không tại điểm ngắn mạch :

+Dòng điện thành phần TTK về phía máy biến áp :

+Dòng điện thành phần TTK về phía hệ thống :

*Xét điểm ngắn mạch N1 trước BI1 :

-Dòng điện thành phần thứ tự không chạy qua BI1 :

I0BI1 = I0B = 1,678

-Dòng qua BI1 :

IBI1 = I0B = 1,678

-Dòng điện thứ tự không chạy qua BI01 :


IBI01= 3.I0B = 3.1,678 = 5,034
-Dòng điện chạy qua các BI còn lại bằng 0
*Xét điểm ngắn mạch N1’ sau BI1 :
- Dòng điện chạy qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không chạy qua BI1 :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 8


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

I0BI1 = I0H = 0,704

+Dòng ngắn mạch chạy qua BI1 :

+Dòng ngắn mạch qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

-Dòng điện thứ tự không chạy qua BI01 :


IBI01 = 5,034
-Dòng chạy qua các BI còn lại bằng 0.
c.Dòng điện ngắn mạch hai pha chạm đất N(1,1) :
*Các thành phần dòng điện và điện áp tại chỗ ngắn mạch.
-Dòng điện thứ tự thuận

-Dòng điện thứ tự nghịch.

-Dòng điện thứ tự không:

-Điện áp chỗ ngắn mạch :

-Dòng điện thành phần TTK về phía máy biến áp :

-Dòng điện thành phần TTK về phía hệ thống :

*Xét điểm ngắn mạch N1 trước BI1 :


-Dòng chạy qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không chạy qua BI1 :
Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 9
Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

+Dòng ngắn mạch qua BI1 :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 10


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

-Dòng điện thứ tự không chạy qua BI01 :

-Dòng chạy qua các BI còn lại bằng 0


*Xét điểm ngắn mạch N1’ sau BI1 :
-Dòng điện chạy qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không chạy qua BI1 :

+Dòng ngắn mạch qua BI1 :

+Dòng điện qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không

-Dòng điện thứ tự không chạy qua BI01 :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 11


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

1.3.1.2. Điểm ngắn mạch N2


Phía 22 kV của MBA có trung tính trực tiếp nối đất nên việc tính dòng điện ngắn mạch
thực hiện ở ba dạng N(3), N(1) và N(1,1)

I1H I1B

X1 BI X X BI N
H
0,150 1 C
0,108 T0 2 I1 2 U1
∑ N1
I1
∑ N
X1 2

0,258 U1
N1

Hình 6 - Sơ đồ thay thế thứ tự thuận (nghịch) khi ngắn mạch tại N2

I0H I0 N
∑ 2
X0 BI X X BI2
0,405
H 1 0,108
C T0
X U0
0,063
H N1

I0
∑ N
X0 2
0,056
∑ U0
N1

Hình 7- Sơ đồ thay thế thứ tự không khi ngắn mạch tại N2

Từ sơ đồ thay thế trên tính được:


-Điện kháng tổng thứ tự thuận (thứ tự nghịch):

-Điện kháng tổng thứ tự không (từ sơ đồ thay thế thứ tự không có):

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 12


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

a.Ngắn mạch N(3) :


-Dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm ngắn mạch :
(3) E 1
I N 2= = =3,883
X 1 Σ 0,258
Dòng ngắn mạch chạy qua các BI như sau :
*Xét điểm ngắn mạch N2 sau BI2 :
-Dòng qua BI1 và BI2 :
I BI 1=I BI 2=I (3)
N =3,883

-Dòng qua các BI còn lại bằng 0


*Xét điểm ngắn mạch N2’ trước BI2 :
-Dòng qua BI1 :
IBI1 = 3,883
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0
b.Ngắn mạch N(1) :
- Các thành phần dòng điện và điện áp tại vị trí điểm ngắn mạch :

U0∑= -I0∑.X0∑= -1,752.0,056 = -0,098

*Xét điểm ngắn mạch N2 sau BI2 :


-Dòng qua BI1:
+Dòng điện thành phần thứ tự không chạy qua BI1 :

+Dòng điện chạy qua BI1 :

+Dòng điện chạy qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 13


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

-Dòng qua BI2 :


+Dòng điện thành phần thứ tự không chạy qua BI2 :

+Dòng điện chạy qua BI2 :

+Dòng điện chạy qua BI2 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

-Dòng điện thứ tự không qua BI01 :

-Dòng điện thứ tự không qua BI02 :


IBI02 = 3. I0∑ = 3.1,752 = 5,257
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0
*Xét điểm ngắn mạch N2’ trước BI2 :
-Dòng qua BI1:
+Dòng điện thành phần thứ tự không chạy qua BI1 :

+Dòng điện mạch qua BI1 :


IBI1 = 3,695
+Dòng điện qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :
IBI1 = 3,695
-Dòng qua BI01 : IBI01= 0,571
-Dòng qua BI02 : IBI02 = 5,257
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 14


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

c.Dạng ngắn mạch N(1,1) :


*Dòng điện và điện áp các thành phần tại điểm ngắn mạch:
-Dòng điện thứ tự thuận

-Dòng điện thứ tự nghịch

-Dòng điện thứ tự không:

-Điện áp tại chỗ ngắn mạch :

-Phân bố dòng điện thứ tự không:

*Xét điểm ngắn mạch N2 sau BI2 :


-Dòng điện qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không qua BI1:

+Dòng điện chạy qua BI1 :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 15


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

+Dòng điện chạy qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

-Dòng điện qua BI2 :


+Dòng điện thứ tự không qua BI2 :

+Dòng điện chạy qua BI2 :

+Dòng điện qua BI2 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

-Dòng thứ tự không qua BI01 :

-Dòng thứ tự không qua BI02 :

-Dòng qua các BI còn lại bằng 0

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 16


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

*Xét điểm ngắn mạch N2’ trước BI2 :


-Dòng qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không qua BI1:

+Dòng điện qua BI1 :


IBI1 = 3,746
+Dòng điện qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :
IBI1 = 3,626
-Dòng qua BI01 : IBI01 = 0,884
-Dòng qua BI02 : IBI02 = 8,132
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0
1.3.1.3. Điểm ngắn mạch N3
Điểm N3 thuộc mạng điện có trung tính cách đất nên chỉ cần tính cho N3(3). Sơ đồ thay
thế hình 2.8:

N
X1H BI X XH BI3 3
EH 0,150 1 C
0,108 0,063 U1N
T 3
I1
∑ N
X1 3
EH ∑
0,320 U1N
T 3

Hình 8 - Sơ đồ thay thế khi ngắn mạch tại N3

Ta có:
X1∑= X1H +XC + XH = 0,150 + 0,108 + 0,063 = 0,320
-Dòng điện 3 pha tại điểm ngắn mạch:

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 17


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

*Xét điểm ngắn mạch N3 sau BI3 :


+Dòng điện ngắn mạch chạy qua BI1 và BI3:

+Dòng qua các BI còn lại bằng 0


*Xét điểm ngắn mạch N3’ trước BI3 :
+Dòng điện ngắn mạch qua BI1:

+Dòng qua các BI còn lại bằng 0


1.3.2. Chế độ cực tiểu
1.3.2.1. Điểm ngắn mạch N1
Các sơ đồ thay thế:

I1
∑ N
X1 1
BI1
EH ∑
0,231 U1
T
N1

Hình 9 - Sơ đồ thay thế thứ tự thuận khi ngắn mạch tại N1

IOH I0
B
XO N1 BI X XH
H
0,623 I0 1
U0 C
0,108 0,063
∑ N1

I0
∑ N
X0 1

0,134 U0
N1

Hình 10 - Sơ đồ thay thế thứ tự không khi ngắn mạch tại N1

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 18


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Ta có:

X 0Σ =

a.Ngắn mạch 2 pha


-Dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm ngắn mạch :

-Dòng ngắn mạch 2 pha tại điểm ngắn mạch :

IN1 =
(2)

-Dòng ngắn mạch chạy qua các BI như sau :


*Xét điểm ngắn mạch N1 trước BI1 :
-Dòng qua các BI đều bằng 0
*Xét điểm ngắn mạch N1’ sau BI1 :
-Dòng điện qua BI1 :
IBI1 = IN1(2) = 3,753
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0.
b.Ngắn mạch 1 pha chạm đất
-Dòng điện thành và điện áp các phần tại chỗ ngắn mạch:
+ Dòng điện thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ tự không :

+Điện áp thứ tự không tại điểm ngắn mạch :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 19


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

+Dòng TTK từ MBA tới điểm ngắn mạch là:

+Dòng TTK do hệ thống cung cấp tới điểm ngắn mạch là:

*Xét Điểm ngắn mạch N1 trước BI1 :

-Dòng qua BI1 :


+Dòng điện thành phần thứ tự không qua BI1 :
I0BI1 = I0B = 1,320
+Dòng điện qua BI1 :
IBI1 = I0B = 1,320
+Dòng điện qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :
IBI1 = 0
-Dòng điện thứ tự không qua BI01 :
IBI01 = 3. I0B =3.1,320 = 3,961
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0
*Xét điểm ngắn mạch N1’ sau BI1 :
-Dòng qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không qua BI1 :

+Dòng điện qua BI1 :

BI1 =
I

+Dòng điện qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

BI1 =
I

-Dòng điện thứ tự không qua BI01 :


IBI01 = 3. I0B =3.1,320 = 3,961
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0.
Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 20
Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 21


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

c.Ngắn mạch 2 pha chạm đất


-Dòng điện và điện áp các thành phần tại điểm ngắn mạch:
+Dòng điện thành phần TTT :

+Dòng điện thành phần TTN

+Dòng điện thành phần TTK :

+Điện áp tại chỗ ngắn mạch :

+Dòng TTK từ MBA tới điểm ngắn mạch là:

+Dòng TTK do hệ thống cung cấp tới điểm ngắn mạch là:

*Xét điểm ngắn mạch N1 trước BI1 :


-Dòng qua BI1 :
+Dòng thứ tự không qua BI1 :

+Dòng điện qua BI1:

-Dòng qua BI01 :

-Dòng qua các BI còn lại bằng 0

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 22


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

*Xét điểm ngắn mạch N1’ sau BI1 :


-Dòng qua BI1 :
+Dòng thứ tự không qua BI1 :

+Dòng điện qua BI1 :

+Dòng điện qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

-Dòng qua BI01 :

-Dòng qua các BI còn lại bằng 0


1.3.2.2. Điểm ngắn mạch N2
Các sơ đồ thay thế:

I1H I1B

X1 BI X X BI N
H
0,231 1 C
0,108 T0 2 I1 2 U1
∑ N2
I1
∑ N
X1 2

0,338 U1
N2

Hình 11- Sơ đồ thay thế thứ tự thuận (nghịch) khi ngắn mạch tại N2

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 23


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

I0H I0 N
∑ 2
X0 BI X X BI2
0,623
H 1 0,108
C T0
X U0
0,063
H N2

I0
∑ N
X0 2
0,058
∑ U0
N2

Hình 12 - Sơ đồ thay thế thứ tự không khi ngắn mạch tại N2

Ta có:

a. Ngắn mạch hai pha


-Dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm ngắn mạch :

-Dòng ngắn mạch 2 pha tại điểm ngắn mạch :

-Dòng ngắn mạch chạy qua các BI :


*Xét điểm ngắn mạch N2 sau BI2 :
-Dòng ngắn mạch chạy qua BI1, BI2 :

IBI1 = IBI2 =
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 24


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

*Xét điểm ngắn mạch N2’ trước BI2 :


-Dòng ngắn mạch chạy qua BI1:
IBI1 = 2,560
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0.
b.Ngắn mạch 1 pha
-Dòng điện và điện áp các thành phần tại điểm ngắn mạch:
+Dòng điện thành phần thứ tự tại điểm ngắn mạch:

I
+Điện áp thứ tự không tại chỗ ngắn mạch :

+Dòng thứ tự không từ hệ thống về điểm ngắn mạch :

*Xét điểm ngắn mạch N2 sau BI2 :


-Dòng chạy qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không qua BI1 :

+Dòng điện qua BI1:

+Dòng điện qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

-Dòng chạy qua BI2 :


+Dòng điện thứ tự không qua BI2 :

+Dòng điện qua BI2 :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 25


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

+Dòng điện qua BI2 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

+Dòng điện thứ tự không qua BI01 :

-Dòng chạy qua BI02 :

IBI02 = 3. = 3.1,362 = 4,087


-Dòng chạy qua các BI còn lại bằng 0.
*Xét điểm ngắn mạch N2’ trước BI2:
-Dòng chạy qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không qua BI1 :

+Dòng điện qua BI1 :


IBI1 = 2,832
+Dòng điện qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :
IBI1 = 2,724
-Dòng chạy qua BI01 : IBI01 = 0,322
-Dòng chạy qua BI02 : IBI02 = 4,087
-Dòng chạy qua các BI còn lại bằng 0.
c. Ngắn mạch 2 pha chạm đất
-Dòng điện và điện áp các thành phần tại điểm ngắn mạch :
+Dòng điện các thành phần tại điểm ngắn mạch:

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 26


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

+Điện áp tại chỗ ngắn mạch :

+Phân bố dòng thứ tự không qua các phần tử :

*Xét điểm ngắn mạch N2 sau BI2 :


-Dòng điện qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không qua BI1 :

- Dòng điện chạy qua BI1 :

+Dòng điện qua BI1 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

- Dòng điện qua BI2:


+Dòng điện thứ tự không qua BI2 :

+Dòng điện qua BI2 :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 27


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

+Dòng điện qua BI2 đã loại bỏ thành phần thứ tự không :

-Dòng điện thứ tự không qua BI01 :

-Dòng điện thứ tự không qua BI02 :

-Dòng qua các BI còn lại bằng 0


*Xét điểm ngắn mạch N2’ trước BI2 :
- Dòng qua BI1 :
+Dòng điện thứ tự không qua BI1 :

+Dòng điện qua BI1 :


IBI1 = 2,861
+Dòng điện qua BI1đã loại bỏ thành phần thứ tự không :
IBI1 = 2,788
-Dòng điện thứ tự không qua BI01 :

-Dòng điện thứ tự không qua BI02 :

-Dòng qua các BI còn lại bằng 0

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 28


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

1.3.2.3. Điểm ngắn mạch N3


Sơ đồ thay thế:

N
X1H BI X 3
XH BI3
EH 0,231 1 C
0,108 0,063 U1N
T 3
I1 N
∑ 3
X1
EH ∑
0,401 U1N
T 3

Hình 13 - Sơ đồ thay thế khi ngắn mạch tại N3

Ta có:

-Dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm ngắn mạch ( xét ngắn mạch 3 pha ) :

-Dòng ngắn mạch 2 pha tại điểm ngắn mạch :

-Dòng chạy qua các BI như sau :


*Xét điểm ngắn mạch N3 sau BI3:
-Dòng ngắn mạch qua BI1, BI3 :

-Dòng qua các BI còn lại bằng 0


*Xét điểm ngắn mạch N3’ trước BI3 :
-Dòng ngắn mạch qua BI1 : IBI1 = 2,161
-Dòng qua các BI còn lại bằng 0

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 29


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

1.4. Tổng kết kết quả tính toán ngắn mạch


1.4.1. Tổng kết dòng ngắn mạch ở chế độ cực đại

Dòng điện ngắn mạch qua chỗ đặt BI


Điểm Dạng
NM NM
IBI1 I0BI1 IBI1(-0) IBI01 IBI2 I0BI2 IBI2(-0) IBI02 IBI3

N(3) - - - - - - - - -

N1 N(1) 1,678 1,678 - 5,034 - - - - -

N(1,1) 1,808 1,808 - 5,425 - - - - -

N(3) 6,667 - 6,667 - - - - - -

N1’ N(1) 5,469 0,704 4,765 5,034 - - - - -

N(1,1) 6,124 0,759 5,915 5,425 - - - - -

N(3) 3,883 - 3,883 - 3,883 - 3,883 - -

N2 N(1) 3,695 0,190 3,504 0,571 5,257 1,752 3,504 5,257 -

N(1,1) 3,746 0,295 3,626 0,884 5,277 2,711 3,626 8,132 -

N(3) 3,883 - 3,883 - - - - - -

N2’ N(1) 3,695 0,190 3,504 0,571 - - - 5,257 -

N(1,1) 3,746 0,295 3,626 0,884 - - - 8,132 -

N3 N(3) 3,125 - 3,125 - - - - - 3,125

N3’ N(3) 3,125 - 3,125 - - - - - -

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 30


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

1.4.2. Tổng kết dòng ngắn mạch ở chế độ cực tiểu

Dòng điện ngắn mạch qua chỗ đặt BI


Điểm Dạng
NM NM
IBI1 I0BI1 IBI1(-0) IBI01 IBI2 I0BI2 IBI2(-0) IBI02 IBI3

N(2) - - - - - - - - -

N1 N(1) 1,320 1,320 - 3,961 - - - - -

N(1,1) 1,578 1,578 - 4,734 - - - - -

N(2) 3,753 - 3,753 - - - - - -

N1’ N(1) 3,721 0,360 3,361 3,961 - - - - -

N(1,1) 4,018 0,431 3,885 4,734 - - - - -

N(2) 2,560 - 2,560 - 2,560 - 2,560 - -

N2 N(1) 2,832 0,107 2,724 0,322 4,087 1,362 2,724 4,087 -

N(1,1) 2,861 0,174 2,788 0,521 4,183 2,205 2,788 6,616 -

N(2) 2,560 - 2,560 - - - - - -

N2’ N(1) 2,832 0,107 2,724 0,322 - - - 4,087 -

N(1,1) 2,861 0,174 2,788 0,521 - - - 6,616 -

N3 N(2) 2,161 - 2,161 - - - - - 2,161

N3’ N(2) 2,161 - 2,161 - - - - - -

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 31


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

CHƯƠNG II
LỰC CHỌN PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ
Trong hệ thống điện, máy biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất liên kết
với hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối. Vì vậy, việc nghiên cứu các tình trạng làm
việc không bình thường, sự cố…xảy ra với MBA là rất cần thiết.
Để bảo vệ cho MBA làm việc an toàn cần phải tính đầy đủ các hư hỏng bên trong MBA
và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của máy biến áp. Từ đó đề
ra các phương án bảo vệ tốt nhất, loại trừ các hư hỏng và ngăn ngừa các yếu tố bên ngoài
ảnh hưởng đến sự làm việc của MBA.
2.1. Các dạng hư hỏng và tình trạng làm việc không bình thường xảy ra với máy biến
áp (MBA)
a. Sự cố bên trong máy biến áp
Sự cố bên trong được chia làm hai nhóm sự cố trực tiếp và sự cố gián tiếp.
+Sự cố trực tiếp là ngắn mạch các cuộn dây, hư hỏng cách điện làm thay đổi đột ngột các
thông số điện.
+Sự có gián tiếp diễn ra từ từ nhưng sẽ trở thành sự cố trực tiếp nếu không phát hiện và
xử lý kịp thời (như quá nhiệt bên trong MBA, áp suất dầu tăng cao…).
Vì vậy yêu cầu bảo vệ sự cố trực tiếp phải nhanh chóng cách ly MBA bị sự cố ra khỏi hệ
thống điện để giảm ảnh hưởng đến hệ thống. Sự cố gián tiếp không đòi hỏi phải cách ly
MBA nhưng phải được phát hiện, có tín hiệu báo cho nhân viên vận hành biết để xử lý.
b. Dòng điện từ hóa tăng vọt khi đóng máy biến áp không tải
Hiện tượng dòng điện từ hóa tăng vọt có thể xuất hiện vào thời điểm đóng MBA không tải.
Dòng điện này chỉ xuất hiện trong cuộn sơ cấp MBA. Nhưng đây không phải là dòng điện
ngắn mạch do đó yêu cầu bảo vệ không được tác động.
c. Sự cố bên ngoài ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của máy biến áp
 Dòng điện tăng cao do ngắn mạch ngoài và quá tải.
 Mức dầu bị hạ thấp do nhiệt độ không khí xung quanh MBA giảm đột ngột.
 Quá điện áp khi ngắn mạch một pha trong hệ thống điện…

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 32


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

2.2. Các yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ


 Tác động nhanh: hệ thống bảo vệ tác động càng nhanh càng tốt nhắm loại trừ sự cố
một cách nhanh nhất, giảm được mức độ hư hỏng của thiết bị.
 Chọn lọc: các bảo vệ cần phải phát hiện và loại trừ đúng phần tử hệ thống sự cố khỏi
hệ thống.
 Độ nhạy: các bảo vệ chính cần đảm bảo hệ số độ nhay không thấp hơn 1,5; các bảo vệ
phụ (dự phòng) có độ nhạy không thấp hơn 1,2.
 Độ tin cậy: khả năng bảo vệ làm việc đúng khi có sự cố xảy ra trong phạm vi đã được
xác định trong nhiệm vụ bảo vệ, không tác động nhầm khi sự cố xảy ra ngoài phạm vi
bảo vệ đã được xác định.
 Tính kinh tế: đối với lưới trung áp, hạ áp số lượng các phần tử cần được bảo vệ lơn,
yêu cầu bảo vệ không cao bằng lưới truyền tải cao áp nên cần cân nhắc về tính kinh tế
sao cho thiết bị bảo vệ có thể đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật với chi phí thấp
nhất.
2.3. Các bảo vệ đặt cho máy biến áp
Tùy theo công suất của máy biến áp, vị trí, vai trò của nó trong hệ thống điện mà lựa
chọn các phương thức bảo vệ thích hợp. Những loại bảo vệ thường dùng để phát hiện sự cố
và chế độ làm việc không bình thường của máy biến áp được giới thiệu trong Bảng2.1
Bảng 2.1 - Những loại bảo vệ thường dùng cho máy biến áp
Loại hư hỏng Loại bảo vệ
- So lệch có hãm (bảo vệ chính)
- Khoảng cách (bảo vệ dự phòng)
Ngắn mạch một pha hoặc nhiều pha - Quá dòng có thời gian (chính hoặc dự
chạm đất phòng tùy theo công suất của máy biến
áp)
- Quá dòng thứ tự không
Chạm chập các vòng dây
- Rơ le khí
Thùng dầu bị thủng hoặc rò
- Quá dòng điện
Quá tải
- Hình ảnh nhiệt
Quá bão hòa mạch từ - Chống quá bão hòa

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 33


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

2.4. Sơ đồ phương thức bảo vệ cho máy biến áp


Dùng một bộ rơle bảo vệ so lệch có hãm là 7UT613 của SIEMENS. Rơle 7UT613
được lấy tín hiệu dòng điện từ BI ngăn máy cắt đầu các phía MBA. Các chức năng bảo vệ đề
xuất sử dụng: chức năng bảo vệ so lệch có hãm (87T), bảo vệ chống chạm đất hạn chế (87N)
và bảo vệ chống quá tải nhiệt (49).
Rơle 7SJ612 là rơle đa chức năng của hãng SIEMENS với các chức năng cơ bản: 50,
51, 50N, 51N và 50BF:
 Chức năng chống hư hỏng máy cắt (50BF) tác động khi có sự cố hỏng ở máy
cắt nhận được lệnh cắt.
 Chức năng bảo vệ quá dòng (50/51) và bảo vệ quá dòng điện thứ tự không
(50N/51N) là chức năng bảo vệ dự phòng cho MBA.
Rơle khí (Buchholz) 2 cấp tác động có tác dụng cảnh báo hoặc tác động máy cắt khi
có sự cố hoặc tụt dầu quá giới hạn cho phép bên trong máy biến áp.
Bảo vệ chống chạm đất phía 10,5kV: dùng bảo vệ tác động với thành phần 3U 0, tín
hiệu điện áp 3U0 do cuộn tam giác hở của biến điện áp loại 3 pha 5 trụ cung cấp. Khi có sự
cố chạm đất, nếu trị số 3U0 vượt quá ngưỡng Uđặt thì bảo vệ sẽ tác động, gửi tín hiệu cảnh
báo có sự cố chạm đất phía 10,5 kV.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 34


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

BI0
115 kV 1 BI02 3
23 kV
1

K
R
2
BI1 BI2

θo I> 7
5 I>> 4
6 I0>> I0> 8
7 I> 50BF 10
8 I0>
10 50BF
1 ∆I
BI3
7 1
2 ∆I0
0
I> 50BF
9 I≥
10,5 kV

11 U0
>
Hình 14 - Sơ đồ tổng thể các loại bảo vệ đặt cho máy biến áp

1. Bảo vệ so lệch dòng


2 điện có hãm 6. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh thứ tự không
2. Bảo vệ so lệch dòng thứ tự không 7. Bảo vệ quá dòng pha có thời gian
3. Rơle khí (BUCHHOLZ) 8. Bảo vệ quá dòng thứ tự không có thời gian
4. Rơle nhiệt 9. Bảo vệ chống quá tải
5. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh 10. Bảo vệ khi máy cắt từ chối làm việc
11. Bảo vệ quá điện áp thứ tự không

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 35


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

CHƯƠNG III
TÍNH NĂNG & THÔNG SỐ CÁC LOẠI RƠLE SỬ DỤNG
3.1. Rơle 7UT613 của hãng Siemens
3.1.1. Giới thiệu chung
Rơle số 7UT613 do tập đoàn Siemens AG chế tạo, được sử dụng để bảo vệ chính cho
máy biến áp 3 cuộn dây hoặc máy biến áp tự ngẫu ở tất cả các cấp điện áp. Rơle này cũng có
thể dùng để bảo vệ cho các loại máy điện quay như máy phát điện, động cơ, các đường dây
ngắn hoặc các thanh cái cỡ nhỏ (có từ 3-5 lộ ra). Các chức năng khác được tích hợp trong
rơle 7UT613 làm nhiệm vụ dự phòng như bảo vệ quá dòng, quá tải nhiệt, bảo vệ quá kích
thích, chống hư hỏng máy cắt. Bằng cách phối hợp các chức năng tích hợp trong 7UT613 ta
có thể đưa ra phương thức bảo vệ phù hợp và kinh tế cho đối tượng cần bảo vệ chỉ cần sử
dụng một rơle. Đây là quan điểm chung để chế tạo các rơle số hiên đại ngày nay.
 Đặc điểm của rơle 7UT613 :
 Rơle 7UT613 được trang bị hệ thống vi xử
lý 32 bít.
 Thực hiện xử lý hoàn toàn tín hiệu số từ đo
lường, lấy mẫu, số hoá các đại lượng đầu vào
tương tự đến việc xử lý tính toán và tạo các
lệnh, các tín hiệu đầu ra.
 Cách li hoàn toàn về điện giữa mạch xử lý bên
trong của 7UT613 với các mạch đo lường
điều khiển và nguồn điện do các cách sắp xếp đầu vào tương tự của các bộ
chuyển đổi, các đầu vào, đầu ra nhị phân, các bộ chuyển đổi DC/AC hoặc
AC/DC.
 Hoạt động đơn giản, sử dụng panel điều khiển tích hợp hoặc máy tính cá nhân
sử dụng phần mềm DIGSI.
 Giới thiệu các chức năng bảo vệ được tích hợp trong rơle 7UT613 :
 Chức năng bảo vệ so lệch máy biến áp: Đây là chức năng bảo vệ chính của rơ
le 7UT613
o Đặc tính tác động có hãm của rơle.
Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 36
Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

o Có khả năng ổn định đối với quá trình quá độ gây ra bởi các hiện tượng
quá kích thích máy biến áp bằng cách sử dụng các sóng hài bậc cao, chủ
yếu là bậc 3 và bậc 5.
o Có khả năng ổn định đối với các dòng xung kích dựa vào các sóng hài bậc
hai.
o Không phản ứng với thành phần một chiều và bão hoà máy biến dòng.
o Ngắt với tốc độ cao và tức thời đối với dòng sự cố lớn.
 Bảo vệ so lệch cho máy phát điện, động cơ điện, đường dây ngắn hoặc thanh
góp cỡ nhỏ.
 Bảo vệ chống chạm đất hạn chế (REF).
 Bảo vệ so lệch trở kháng cao.
 Bảo vệ chống chạm vỏ cho máy biến áp.
 Bảo vệ chống mất cân bằng tải.
 Bảo vệ quá dòng đối với dòng chạm đất.
 Bảo vệ quá dòng một pha.
 Bảo vệ quá tải theo nguyên lí hình ảnh nhiệt.
 Bảo vệ quá kích thích.
 Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt.
 Ngoài ra rơle 7UT613 còn có các chức năng sau:
o Đóng cắt trực tiếp từ bên ngoài: Rơle nhận tín hiệu từ ngoài đưa vào thông
qua các đầu vào nhị phân. Sau khi xử lí thông tin, rơle sẽ có tín hiệu phản
hồi đến các đầu ra, các đèn LED…
o Cung cấp các công cụ thuận lợi cho việc kiểm tra, thử nghiệm rơle.
o Cho phép người dùng xác định các hàm logic phục vụ cho các phương thức
bảo vệ.
o Chức năng theo dõi, giám sát:
 Liên tục tự giám sát các mạch đo lường bên trong, nguồn điện của rơle,
các phần cứng, phần mềm tính toán của rơle với độ tin cậy cao.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 37


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

 Liên tục đo lường, tính toán và hiển thị các đại lượng vận hành lên màn
hình hiển thị (LCD) mặt trước rơle.
 Ghi lại, lưu giữ các số liệu, các sự cố và hiển thị chúng lên màn hình
hoặc truyền dữ liệu đến các trung tâm điều khiển thông qua các cổng
giao tiếp.
 Giám sát mạch tác động ngắt.
3.1.2. Khả năng truyền thông kết nối của rơle 7UT613
Với nhu cầu ngày càng cao trong việc điều khiển và tự động hoá hệ thống điện, các
rơle số ngày nay phải đáp ứng tốt vấn đề truyền thông và đa kết nối. Rơle 7UT613 đã thoả
mãn các yêu cầu trên, nó có các cổng giao tiếp sau:
 Cổng giao tiếp với máy tính tại trạm (Local PC): Cổng giao tiếp này được đặt ở mặt
trước của rơle, hỗ trợ chuẩn truyền tin công nghiệp RS232. Kết nối qua cổng giao tiếp
này cho phép ta truy cập nhanh tới rơle thông qua phần mềm điều khiển DIGSI 4 cài
đặt trên máy tính, do đó ta có thể dễ dàng chỉnh định các thông số, chức năng cũng
như các dữ liệu có trong rơle. Điều nay đặc biệt thuận lợi cho việc kiểm tra, thử
nghiệm rơle trước khi đưa vào sử dụng.
 Cổng giao tiếp dịch vụ: Cổng kết nối này được đặt phía sau của rơle, sử dụng chuẩn
truyền tin công nghiệp RS485, do đó có thể điều khiển tập trung một số bộ bảo vệ
rơle bằng phần mềm DIGSI 4. Với chuẩn RS485, việc điều khiển vận hành rơle từ xa
có thể thực hiện thông qua MODEM cho phép nhanh chóng phát hiện xử lí sự cố từ
xa. Với phương án kết nối bằng cáp quang theo cấu trúc hình sao có thể thực hiện
việc thao tác tập trung. Đối với mạng kết nối quay số, rơle hoạt động như một Web-
server nhỏ và gửi thông tin đi dưới dạng các trang siêu liên kết văn bản đến các trình
duyệt chuẩn có trên máy tính.
 Cổng giao tiếp hệ thống: Cổng này cũng được đặt phía sau của rơle, hỗ trợ chuẩn giao
tiếp hệ thống của IEC: 60870-5-103. Đây là chuẩn giao thức truyền tin quốc tế có
hiệu quả tốt trong lĩnh vực truyền thông bảo vệ hệ thống điện. Giao thức này được hỗ
trợ bởi nhiều nhà sản xuất và được ứng dụng trên toàn thế giới. Thiết bị được nối qua
cáp điện hoặc cáp quang đến hệ thống bảo vệ và điều khiển trạm như SINAULT LAS

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 38


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

hoặc SICAM qua giao diện này.Cổng kết nối này cũng hỗ trợ các giao thức khác như
PROFIBUS cho hệ thống SICAM, PROFIBUS-DP, MOSBUS, DNP3.0.
3.1.3. Thông số kỹ thuật của rơle 7UT613
 Mạch đầu vào
Tần số định mức fN 50Hz/60Hz/16,7Hz(Có thể lựa chọn)
Dòng điện danh định Inom 1A/5A/0,1A(Có thể thay đổi)
IN = 1A Xấp xỉ 0,05VA
IN = 5A Xấp xỉ 0,3VA
IN = 0,1A Xấp xỉ 1mVA
Công suất tiêu thụ mỗi đầu
vào
Đầu vào độ nhạy
Xấp xỉ 0,05VA
cao ở 1A

100IN trong 1s
Nhiệt 30IN trong 10s
Dung lượng quá tải dòng điện
4IN liên tục
Xung 1250A (Nửa chu kì)
300A trong 1s
Dung lượng quá tải dòng điện Nhiệt 100A trong 10s
đầu vào độ nhậy cao 15A liên tục
Xung 750A (Nửa chu kì)
24 đến 48V

Điện áp một chiều 60 đến 125V

100 đến 250

115V (f=50/60Hz)
Điện áp xoay chiều
230V

±20% (DC)
Khoảng cho phép làm việc
≤15% (AC)

Công suất tiêu thụ 5÷7W

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 39


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

 Đầu vào nhị phân


Số lượng 5
Điện áp danh định 24 đến 250V (DC)
Dòng tiêu thụ 1,8mA
1.1. Điện áp lớn nhất cho phép 300V (DC)

 Đầu ra nhị phân


Số lượng tiếp điểm 8 tiếp điểm thường và 1 tiếp điểm cảnh báo
Đóng: 1000W/VA
Cắt: 30W/VA
Khả năng đóng cắt
Cắt với tải là điện trở: 40W
Cắt với tải là L/R: 250W(≤50ms)
Điện áp đóng cắt 250V
30A cho 0,5s
Dòng đóng cắt cho phép
5A không hạn chế thời gian

3.2. Rơle số 7SJ612


3.2.1. Giới thiệu tổng quan về rơle 7SJ612
Rơle số 7SJ612 do hãng Siemens chế tạo, dùng để bảo vệ
đường dây trong mạng cao áp và trung áp có trung điểm nối đất, nối
đất tổng trở thấp, mạng không nối đất hoặc nối đất bù điện dung,
bảo vệ các loại động cơ không đồng bộ. Nó có đầy đủ các chức
năng để làm bảo vệ dự phòng cho máy biến áp với chức năng chính là
bảo vệ quá dòng.
Rơle này có những chức năng điều khiển đơn giản cho máy cắt và các thiết bị tự
động.
Logic tích hợp lập trình được (CFC) cho phép người dùng thực hiện được tất cả các
chức năng sẵn có, ví dụ như chuyển mạch tự động (khoá liên động).
Giao diện linh hoạt mở rộng cho những hệ thống điều khiển có kiến trúc giao tiếp
hiện đại.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 40


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Các chức năng bảo vệ:


 Bảo vệ quá dòng có thời gian (đặc tính thời gian độc lập/ đặc tính phụ thuộc/ đặc tính
do người sử dụng cài đặt).
 Phát hiện chạm đất với độ nhạy cao
 Bảo vệ chống hư hỏng cách điện
 Hãm dòng đột biến
 Bảo vệ động cơ:
 Giám sát dòng cực tiểu
 Giám sát thời gian khởi động
 Hạn chế khởi động lại
 Kẹt rotor
 Bảo vệ quá tải
 Giám sát nhiệt độ
 Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt
 Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch
 Tự động đóng lại
 Chức năng khoá
 Chức năng điều khiển/logic lập trình được:
 Điều khiển máy cắt và dao cách ly
 Điều khiển qua bàn phím, đầu vào nhị phân, hệ thống DIGSI4
hoặc SCADA.
 Người sử dụng cài đặt logic tích hợp lập trình được (ví dụ như cài đặt khoá
liên động).
 Chức năng giám sát:
 Đo giá trị dòng làm việc
 Chỉ thị liên tục
 Đồng hồ thời gian
 Giám sát đóng, ngắt mạch
 8 biểu đồ dao động ghi lỗi

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 41


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Các cổng giao tiếp


 Giao diện hệ thống:
 Giao thức IEC 60870 – 5 – 103
 PROFIBUS – FMS /- DP
 DNP 3.0/MODBUSRTU
 Cung cấp giao diện cho DIGSI 4 (modem/đo nhiệt độ (RTD - box)
 Giao diện ở mặt trước rơle cho DIGSI 4
 Đồng bộ thời gian thông qua IRIGB/DCF 77
 Phần cứng:
 4 máy biến dòng
 11 đầu vào nhị phân
 6 rơle đầu ra
3.2.2. Nguyên lý hoạt động chung của 7SJ612
 Hệ thống vi sử lý 32bit
 Thực hiện xử lý hoàn toàn bằng tín hiệu số các quá trình đo lường, lấy mẫu, số hoá
các đại lượng đầu vào tương tự
 Không liên hệ về điện giữa khối xử lý bên trong thiết bị với những mạch bên ngoài
nhờ bộ biến đổi DC, các biến điện áp đầu vào tương tự, các đầu vào ra nhị phân.
 Phát hiện quá dòng các pha riêng biệt, dòng điện tổng.
 Chỉnh định đơn giản bằng bàn phím hoặc bằng phần mềm DIGSI 4
 Lưu giữ số liệu sự cố

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 42


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Hình 15 - Cấu trúc phần cứng của rơle 7SJ612


Bộ biến đổi đầu vào (MI) biến đổi dòng điện thành các giá trị phù hợp với bộ vi xử lý
bên trong của rơle. Có 4 dòng đầu vào ở MI gồm 3 dòng pha, 1 dòng trung tính, chúng được
chuyển tới tầng khuyếch đại.
Tầng khuyếch đại đầu vào IA tạo các tín hiệu tổng trở cao từ các tín hiệu analog đầu
vào, nó có các bộ lọc tối ưu về giải thông và tốc độ xử lý.
Tầng chuyển đổi tương tự - số (AD) bao gồm bộ dồn kênh, bộ chuyển đổi tương tự -
số (A/D) và những modul nhớ để chuyền tín hiệu số sang khối vi xử lý.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 43


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Khối vi xử lý C bao gồm những chức năng điều khiển, bảo vệ, xử lý những đại
lượng đo được. Tại đây diễn ra các quá trình sau:
 Lọc và sắp sếp các đại lượng đo.
 Liên tục giám sát các đại lượng đo
 Giám sát các điều kiện làm việc của từng chức năng bảo vệ
 Kiểm soát các giá trị giới hạn và thứ tự thời gian
 Đưa ra các tín hiệu điều khiển cho các chức năng logic
 Lưu giữ và đưa ra các thông số sự cố phục vụ cho việc tính toán và phân tích
sự cố.
 Quản lý sự vận hành của khối và các chức năng kết hợp như ghi dữ liệu, đồng
hồ thời gian thực, giao tiếp truyền thông.
Thông qua cổng vào ra nhị phân, bộ vi xử lý nhận các thông tin từ hệ thống, từ thiết
bị ngoại vi, đưa ra các lệnh đóng cắt cho máy cắt, các tín hiệu gửi đến trạm điều khiển, tín
hiệu đến hệ thống hiển thị ...
3.2.3. Chức năng bảo vệ quá dòng điện có thời gian
Người sử dụng có thể chọn bảo vệ quá dòng điện có đặc tính thời gian độc lập hoặc
phụ thuộc.
Các đặc tính có thể được cài đặt riêng cho các dòng pha và dòng đất. Tất cả các
ngưỡng là độc lập nhau.
Với bảo vệ quá dòng có thời gian độc lập, dòng điện các pha được so sánh với giá trị
đặt chung cho cả 3 pha, còn việc khởi động là riêng cho từng pha, đồng hồ các pha khởi
động, sau thời gian đặt tín hiệu cắt được gửi đi.
Với bảo vệ quá dòng có thời gian phụ thuộc, đường đặc tính có thể được lựa chọn.
Rơle 7SJ612 cung cấp đủ các loại bảo vệ quá dòng như sau:
 50: bảo vệ quá dòng cắt nhanh, có trễ hoặc không trễ
 50N: Bảo vệ quá dòng thứ tự không cắt nhanh, có trễ hoặc không trễ
 51 : Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập hoặc phụ thuộc
 51N: Bảo vệ quá dòng thứ tự không với đặc tính thời gian độc lập hoặc
phụ thuộc.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 44


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

 50N , 51N : Chống chạm đất có độ nhạy cao, cắt nhanh hoặc có thời gian. Loại
bảo vệ quá dòng, quá dòng thứ tự không với đặc tính thời gian phụ thuộc của
7SJ612 có thể hoạt động theo chuẩn đường cong của IEC (hình 4-7), hoặc
đường cong do người dùng thiết lập.

Đặc tính dốc bình thường Đặc tính rất dốc Đặc tính cực dốc
Hình 16 - Đặc tính thời gian tác động của rơle 7SJ612 theo tiêu chuẩn IEC

Các công thức biểu diễn các đường đặc tính trên là:
Đặc tính dốc bình thường ( normal inverse) :
0,14
0,02
tP
t= ( P)
I/I −1
(s)
Đặc tính rất dốc (very inverse):
13,5
t
t= ( I/I P )−1 P (s)
Đặc tính cực dốc (extremely inverse):
80
2
tP
t= ( P)
I/I −1
(s)
Trong đó:
t : thời gian tác động của bảo vệ (sec)
tp: bội số thời gian đặt (sec)
I : dòng điện sự cố (kA)
Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 45
Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Ip: dòng điện khởi động của bảo vệ (kA)


3.2.4. Chức năng tự động đóng lại:
Người sử dụng có thể đặt số lần đóng lại và khoá nếu sự cố vẫn tồn tại sau lần đóng
lại cuối cùng.
Rơle có những chức năng sau:
 Đóng lại 3 pha với tất cả các sự cố.
 Đóng lại từng pha riêng biệt.
 Đóng lại nhiều lần, một lần đóng nhanh, những lần sau có trễ.
 Khởi động của tự đóng lại phụ thuộc vào loại bảo vệ tác động (ví dụ 46, 50, 51)
3.2.4. Chức năng bảo vệ quá tải:
Tương tự như chức năng bảo vệ quá tải trong rơle 7UT613
3.2.5. Chức năng bảo vệ khi máy cắt từ chối tác động:
Khi bảo vệ chính phát tín hiệu cắt tới máy cắt thì bộ đếm thời gian của bảo vệ 50BF
(T - BF) sẽ khởi động. T-BF vẫn tiếp tục làm việc khi vẫn tồn tại tín hiệu cắt và dòng sự cố.
Nếu máy cắt từ chối lệnh cắt (máy cắt bị hỏng) và bộ đếm thời gian T-BF đạt tới ngưỡng
thời gian giới hạn thì bảo vệ 50BF sẽ phát tín hiệu đi cắt các máy cắt đầu nguồn có liên quan
đến máy cắt hỏng để loại trừ sự cố.
Có thể khởi động chức năng 50BF của 7SJ612 từ bên ngoài thông qua các đầu vào
nhị phân, do đó có thể kết hợp rơle 7SJ612 với các bộ bảo vệ khác nhằm nâng cao tính chọn
lọc, độ tin cậy của hệ thống bảo vệ.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 46


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

3.2.5. Một số thông số kỹ thuật của 7SJ612


Mạch đầu vào
 Dòng điện danh định: 1A hoặc 5A ( có thể lựa chọn)
 Điện áp danh định : 115V/230V (có thể lựa chọn)
 Tần số danh định : 50Hz/ 60Hz (có thể lựa chọn)
 Công suất tiêu thụ:
 Ở Iđm = 1A : < 0,05VA
 Ở Iđm = 5A : < 0,3VA
 Ở Iđm = 1A :  0,05VA (cho bảo vệ chống chạm đất có độ nhạy cao)
Khả năng quá tải về dòng
 Theo nhiệt độ (trị số hiệu dụng ): 100.Iđm trong 1s
30I đm trong 10s
4I đm trong thời gian dài
 Theo giá trị dòng xung kích : 250Iđm trong 1/2 chu kỳ
 Khả năng quá tải về dòng cho chống chạm đất có độ nhạy cao
 Theo nhiệt độ (trị số hiệu dụng): 300A trong 1s
100A trong 10s
15A trong thời gian dài
 Theo giá trị dòng xung kích: 750A trong 1/2 chu kỳ
 Điện áp cung cấp một chiều
 Điện áp định mức 24/48V khoảng cho phép 19  58V
 60/125V khoảng cho phép 48  150V
 110/250V khoảng cho phép 88  330V
 Công suất tiêu thụ
 Tĩnh (Quiescent)  3  4 W
 Kích hoạt (energized)  7  9 W
Các tiếp điểm đóng cắt
 Số lượng : 6
 Khả năng đóng cắt: : Đóng 1000W/VA

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 47


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Cắt 30W/VA
 Điện áp đóng cắt: ≤ 250 V
 Dòng đóng cắt cho phép: 30A trong 0,5s
6A với thời gian không hạn chế
 Đầu vào nhị phân
 Số lượng : 11
 Điện áp làm việc : 24  250V
 Dòng tiêu thụ 1,8mA(độc lập với dòng điều khiển)

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 48


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

CHƯƠNG IV
CHỈNH ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VÀ KIỂM TRA SỰ LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ
4.1. Các số liệu phục vụ tính toán chỉnh định
4.1.1. Thông số về máy biến áp
Bảng 4.1 - Bảng thông số về máy biến áp
Phía 110kV 22kV 10,5kV
Công suất danh định (MVA) 63 63 63
Điện áp trung bình (kV) 115 23 10,5
Dòng điện làm việc (A) 316 1581 3464
Tổ đấu dây Y0 Y0 Δ11
Giới hạn điều chỉnh điện áp (%) ±9 x 1,78%
4.1.2. Chọn máy biến dòng điện
Điều kiện chọn:
 Dòng điện: IdđBI ≥ Ilvcb
 Điện áp: UdđBI ≥ Udđl
 Cấp chính xác: 5P hoặc 10P
Trong đó:
IdđBI: Dòng điện danh định của máy biến dòng điện.
Ilvcb: Dòng điện làm việc cưỡng bức lớn nhất của phụ tải.
UdđBI: Điện áp danh định của máy biến dòng.
Udđl: Điện áp lưới điện.
Dòng điện làm việc cưỡng bức các phía:
*Phía 110kV :

Ilvcb =
*Phía điện áp 23kV:

Ilvcb =
*Phía điện áp 10,5kV:

Ilvcb =

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 49


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Từ số liệu trên ta chọn dòng định mức sơ cấp của BI ở các cấp điện áp 110 kV, 23kV và
10,5kV lần lượt là: 500A, 2500A và 5000A.
Máy biến dòng được dùng cho thiết bị bảo vệ: chọn cấp chính xác 5P.
Chọn hệ số giới hạn dòng điện: từ bảng kết quả tính toán ngắn mạch ta có dòng điện
ngắn mạch lớn nhất chạy qua BI1 là I Nmax = 6,67 (Dòng chạy qua BI1 trong trường hợp ngắn
mạch ba pha tại điểm N1’ ở chế độ cực đại.
Xét tỉ số:

Vậy ta chọn hệ số giới hạn dòng điện của BI1 là 10.


Tương tự, dòng điện ngắn mạch lớn nhất chạy qua BI2 là INmax = 5,28
Xét tỉ số:

Vậy ta chọn hệ số giới hạn dòng điện của BI2 là 10.


Dòng điện ngắn mạch lớn nhất chạy qua BI3 là INmax = 3,13
Xét tỉ số:

Vậy ta chọn hệ số giới hạn dòng điện của BI3 là 10.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 50


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Bảng 4.2 - Thông số của máy biến dòng ở các cấp điện áp
Cấp điện áp (kV) 115 23 10,5
Dòng sơ cấp định mức (A) 500 2500 5000
Dòng thứ cấp định mức (A) 1 1 1
Tỷ số biến dòng 500/1 2500/1 5000/1
Điện áp danh định (kV) 115 23 10,5
Cấp chính xác 5P10 5P10 5P10
4.1.3. Chọn máy biến điện áp
Điều kiện chọn:
 Điện áp: UdđBU ≥ Ung
 Máy biến điện áp dùng cho bảo vệ: chọn cấp chính xác là 3P.
Bảng 4.3 - Thông số của máy biến điện áp ở các cấp điện áp
Cấp điện áp (kV) 110 22 10
Điện áp danh định (kV) 115 24 11
Điện áp sơ cấp (kV) 115000/√3 24000/√3 11000/√3
Điện áp thứ cấp (kV) 100/√3 100/√3 100/√3
Tỷ số biến áp 1150 240 110
Cấp chính xác 3P 3P 3P
4.2. Cài đặt những chức năng bảo vệ dùng rơle 7UT6133
4.2.1. Khai báo thông số máy biến áp
Việc chỉnh định các thông số cài đặt cho từng chức năng được thực hiện trong các khối
chức năng tương ứng. Trong mỗi khối, các thông số có thể chỉnh định bằng cách bấm các
phím trên mặt rơle. Từ những thông số danh định của máy biến áp, rơle tự động tính toán để
thích ứng với tổ đấu dây và dòng danh định của các cuộn dây. Rơle cần những thông số sau
cho mỗi cuộn dây:
 Công suất danh định Sdđ (MVA)
 Điện áp danh định Udđ (kV)
 Dòng điện danh định Idđ (A)
 Tổ đấu dây
Máy biến áp có điều chỉnh điện áp dưới tải thì không khai báo điện áp danh định mà khai
báo điện áp đặt theo công thức sau:
U max . U min
Ud = 2. U max +U min

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 51


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Trong đó Umax , Umin là giá trị điện áp cực đại và cực tiểu có thể đạt được khi thay đổi đầu
phân áp.
Bảng 4.4 - Khai báo thông số máy biến áp

Địa chỉ Các lựa chọn Cài đặt Nội dung


311 0,4  800 kV 115 kV Điện áp phía cao áp
312 0,2  5000 MVA 63 MVA Công suất cuộn cao áp
Solid Earthed
313 Solid Earthed Trung tính nối đất trực tiếp
Isolated
Y
314 D Y Cuộn cao áp đấu sao
Z
321 0,4  800 kV 23,5 kV Điện áp phía trung áp
322 0,2  5000 MVA 63 MVA Công suất cuộn trung áp
Solid Earthed
323 Solid Earthed Trung tính nối đất trực tiếp
Isolated
Y
324 D Y Cuộn trung áp đấu sao
Z
325 0  11 0 Tổ đấu dây
331 0,4  800 kV 10,5 kV Điện áp phía hạ áp
332 0,2  5000 MVA 63 MVA Công suất cuộn hạ áp
Solid Earthed
333 Isolated Trung tính cách đất
Isolated
Y
334 D D Cuộn hạ áp đấu tam giác
Z
335 0  11 11 Tổ đấu dây
372 1  100000 A 316,29 A Dòng điện làm việc phía cao áp
373 1  100000 A 1581,44 A Dòng điện làm việc phía trung áp
374 1  100000 A 3464,10 A Dòng điện làm việc phía hạ áp

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 52


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

4.2.2. Chức năng bảo vệ so lệch có hãm


Đặc tính làm việc của rơle 7UT613 có dạng:

ISL
IDIFF>> d

Vùng tác động


KHc
c

Vùng hãm
2

b
KHb
1
IDIFF> a
IH
Hình 17 - Dạng đặc tính làm việc của rơle 7UT613

Thông số cài đặt được chỉnh định theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất:
 Đoạn a: dòng khởi động ngưỡng thấp: I DIFF >¿=0,2÷0,5→ Chọ n I DIFF> ¿=0,3 ¿ ¿

 Đoạn b: đoạn thẳng kéo dài qua gốc với độ dốc α 1. Chọn KHb = SLOPE1 = tgα1 =
0,25 (KHb là hệ số hãm đoạn b). Vậy α 1 = 14,04o . Ngưỡng thay đổi hệ số hãm thứ
nhất:
I SL>¿ 0,3
I H 1= = =1,2¿
K Hb 0,25

 Đoạn c: đoạn thẳng có độ dốc α2, kéo dài đi qua điểm IHCS2 (dòng điện hãm cơ sở 2).
Độ dốc α2: tg α2 = SLOPE2 = 0,25 ÷ 0,95.
Ta chọn bằng 0,5 suy ra α2 = 26,57o. IHCS2 = 2 ÷ 2,5 ; ta chọn bằng 2,5.
 Đoạn d: dòng điện so lệch ngưỡng cao IDIFF>>. Đoạn đặc tính này phụ thuộc vào giá trị
dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại đầu cực của máy biến áp. Khi ngắn mạch trong
vùng bảo vệ, dòng điện so lệch lớn hơn I DIFF>>, rơle tác động tức thời không hãm,
ngưỡng này thường được chỉnh định ở mức khi ngắn mạch ở đầu ra máy biến áp và

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 53


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

1
dòng sự cố xuất hiện lớn hơn
U Nmin % lần dòng danh định của máy biến áp (giả thiết
hệ thống vô cùng lớn).
Như trên ta cũng có :
1 1
I DIFF ≫= = =9,52
U
min
N % 10,5 %

Ngưỡng thay đổi hệ số hãm thứ hai:


I HCS 2 . SLOPE 2 2,5.0,5
I H 2= = =5
SLOPE 2−SLOPE 1 0,5−0,25
Dòng điện so lệch tương ứng với ngưỡng thay đổi hệ số hãm thứ hai:
I SL2=I H 2 . SLOPE 1=5.0,25=1,25
Ngưỡng thay đổi hệ số hãm thứ ba:
I SL≫ 9,52
I H 3= + I HCS 2= +2,5=21,54
SLOPE 2 0,5
 Phạm vi hãm bổ sung nhằm tránh cho rơle tác động nhầm khi BI bão hoà mạnh khi
ngắn mạch ngoài lấy bằng 7.
 Tỷ lệ thành phần hài bậc hai đạt đến ngưỡng chỉnh định, tín hiệu cắt sẽ bị khoá, tránh
cho rơle khỏi tác động nhầm (15%).
 Thời gian trễ của cấp ISL > là 0s.
 Thời gian trễ của cấp ISL >> là 0s.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 54


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

4.2.3. Chức năng chống chạm đất hạn chế


Dòng khởi động của bảo vệ được xác định theo công thức: I k đ 87 N =k 0 . I d đ BI
Trong đó: k 0 là hệ số chỉnh định, chọn k 0=0,3.
Vậy ta có:
I k đ 87 N 110 =k 0 . I d đ BI 1=0,3.500=150 A

I k đ 87 N 22=k 0 . I d đ BI 2=0,3.2500=750 A

Dòng so lệch thứ tự không ngưỡng thấp: I SL>¿ / I


¿ ¿
=0,3¿
Nobj

0
Góc giới hạn: φ REF =110
Thời gian trễ: t REF =0,00 s

Độ dốc của đặc tính tác động: SLOPE=0,00


4.2.4. Chức năng bảo vệ quá nhiệt
I max
 Hệ số K: K=
I Nobj

Hệ số này biểu diễn mối quan hệ giữa dòng điện phát nóng liên tục cho phép với
dòng điện danh định của máy biến áp. Nhà sản xuất máy biến áp thường đưa ra thông số
dòng điện liên tục cho phép. Trong trường hợp không có thông số rõ ràng thì dòng điện liên
tục cho phép lớn nhất thường lấy bằng 1,1 lần dòng điện danh định. Như vậy có thể chọn hệ
số K=1,1.
 Hằng số thời gian τ :
Hằng số τ được tính trong đơn vị phút. Công thức tính như sau:

( )
2
τ 1 I 1s
= .
min 60 I max

Trong đó: I1s: Dòng điện lớn nhất cho phép trong 1s.
Imax: Dòng điện liên tục cho phép.
Do không có đủ tham số nên giả thiết hằng số thời gian tăng nhiệt độ là τ = 100 phút.
 Ngưỡng cảnh báo θ alarm:
Cài đặt ngưỡng cảnh báo nằm dưới ngưỡng tác động cắt máy cắt giúp tránh phải cắt
máy cắt thông qua việc sớm giảm tải cho máy biến áp. Ngưỡng phần trăm cài đặt có thể lên
đến độ tăng nhiệt tới hạn ở dòng điện lớn nhất cho phép.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 55


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Hệ số K=1,1. Tín hiệu cảnh báo nên được đưa ra khi độ tăng nhiệt độ đạt đến độ tăng
nhiệt tới hạn ở dòng điện danh định máy biến áp.
Vậy cài đặt giá trị: θ alarm=82 %
 Dòng điện cảnh báo phía 110 kV:
S đ mBA 63
I alarm=1,1. =1,1. =0,348 kA
√3 . U C √ 3.115
 Dòng điện cảnh báo phía 22 kV:
Sđ mBA 63
I alarm=1,1. =1,1. =1,740 kA
√3 . U T √ 3 .23
4.3. Những chức năng bảo vệ dùng rơle 7SJ612
4.3.1. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh (I>>/50) phía 110kV
Thời gian làm việc: t = 0 giây
Dòng điện khởi động được xác định theo: I k đ =k at . I Nng. max , kA
Trong đó:
kat: là hệ số an toàn, chọn kat = 1,2.
INng.max: là dòng ngắn mạch lớn nhất qua BI khi có ngắn mạch ngoài.
Từ kết quả tính toán ngắn mạch ở chương 2, ta có: dòng ngắn mạch ngoài cực đại qua
BI1 khi ngắn mạch 3 pha tại N2 trong trường hợp chế độ cực đại.
INngmax = 3,883
Ikđ110 = 1,2.3,883.316,29= 1473,96 A
Trong hệ đơn vị tương đối so với dòng định mức BI:
¿ I k đ 110 1473,96
I k đ 110 = = =2,95
I đ m BI 1 500
4.3.2. Bảo vệ quá dòng có thời gian (I>/51)
Dòng khởi động của bảo vệ quá dòng được tính theo công thức sau:
k at . k mm
I k đ= . I lvmax=k . I d đ B
k tv
Trong đó:
k – hệ số chỉnh định có xét đến khả năng quá tải của máy biến áp, chọn k = 1,6.
IdđB – dòng điện danh định của máy biến áp.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 56


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Từ công thức trên và kết quả tính toán dòng điện danh định của các phía máy biến áp ta
tính được giá trị dòng điện khởi động của bảo vệ quá dòng ở các phía như dưới đây:
Bảng 4.5 - Giá trị dòng điện khởi động

Thông số Phía 110 kV Phía 23 kV Phía 10,5 kV


IdđB (A) 316,29 1581,44 3464,10
Ikđ I>(A) 506,06 2530,30 5542,56
IdđBI (A) 500 2500 5000

¿ I¿kđ
I dđBI = ( A)
I dđBI 1,01 1,01 1,11

Bảo vệ quá dòng chọn đặc tính thời gian độc lập, thời gian cắt của các bảo vệ được tính theo
công thức:
Phía 10,5kV:
Công thức tính
t{I>[10,5]}=t{I>[phụ tải10,5]}+∆t
Giả thiết t{I>[phụ tải10,5]}=1,2 giây và bậc phân cấp ∆t =0,5 giây
t{I>[10,5]}=t{I>[phụ tải10,5]}+∆t =1,2+0,5=1,7 giây
Phía 23kV:
Công thức tính
t{I>[23]}=t{I>[phụ tải23]}+∆t
Giả thiết t{I>[phụ tải23]}=1,1 giây
t{I>[23]}=t{I>[phụ tải23]}+∆t =1,1+0,5=1,6 giây
Phía 110kV:
Công thức tính:
t{I>[110]}=max(t{I>[10,5]}; t{I>[23]})+∆t
t{I>[110]}=1,7+0,5=2,2 giây
4.3.3. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh thứ tự không (I0>>/50N)
Dòng khởi động của bảo vệ quá dòng thứ tự không cắt nhanh:
Ikđ50N = kat.3.I0Nngmax
Trong đó:
k0at – hệ số an toàn, thường chọn k0at = 1,2 ÷ 1,3, chọn: k0at = 1,2

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 57


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

I0Nngmax – dòng ngắn mạch ngoài thứ tự không cực đại đi qua bảo vệ, chọn theo công

thức I0Nngmax= max{I0quaBI1 }


Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: dòng ngắn mạch thứ tự không ngoài cực đại
qua BI1 khi ngắn mạch một pha chạm đất tại N1 trong chế độ max – trạm vận hành 1MBA:
I0Nngmax = 1,808
Ikđ50N = 1,2.1,828.316,29.3 =2059,15 A
Trong hệ đơn vị tương đối so với dòng định mức BI:
I 0 k đ 110 2059,15
I ¿0 k đ 110 = = =4,12
I đ m BI 1 500
Bảo vệ quá dòng cắt nhanh thứ tự không, chọn đặc tính thời gian độc lập, thời gian cắt: 0
giây.
4.3.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự không có thời gian (I0>/51N)
Dòng khởi động của bảo vệ quá dòng thứ tự không được chọn theo công thức:
Ikđ = 0,3.IdđBI ;
với IdđBI là dòng điện danh định của BI.
*Phía 23 kV:
I0>kđ23 = 0,3.2500 = 750 A
Bảo vệ quá dòng TTK sử dụng đặc tính thời gian độc lập. Thời gian tác động của bảo vệ
được chọn phối hợp với bảo vệ phía đường dây, giả thiết đặt là t = 1,5s.
*Phía 110 kV:
I0>kđ110 = 0,3.500 = 150 A
Bảo vệ quá dòng TTK sử dụng đặc tính thời gian độc lập, thời gian tác động của chức năng
51N phía 110kV sẽ phối hợp với thời gian làm việc của chức năng 51N phía 23kV:
t 51 N 110 =t 51 N 23+ ∆ t=1,5+0,5=2,0 sec
4.3.5. Bảo vệ báo chạm đất phía 10,5kV (59 - U0>)
Giá trị khởi động U0kđ = (0,1 ÷ 0,3).Udđ = 10 ÷ 30V (thứ cấp), chọn giá trị đặt vào rơle là 30V
(phía thứ cấp).
Chức năng này chỉ cho tín hiệu cảnh báo

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 58


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

4.4. Kiểm tra sự làm việc của bảo vệ


4.4.1. Chức năng bảo vệ so lệch có hãm
Để kiểm tra sự làm việc của bảo vệ so lệch máy biến áp, ta kiểm tra độ nhạy và độ an toàn
hãm của bảo vệ được đặc trưng bởi hệ số an toàn kat và hệ số nhạy knh. Như vậy ta cần tính:
 Hệ số an toàn hãm kat đối với những điểm ngắn mạch nằm ngoài vùng bảo vệ
của bảo vệ so lệch máy biến áp (N1, N2, N3) ở chế độ max.
 Hệ số nhạy tác động knh đối với những điểm ngắn mạch nằm trong vùng bảo vệ
của bảo vệ so lệch máy biến áp (N1’, N2’, N3’) ở chế độ min.
a. Kiểm tra độ an toàn hãm
Đặc tính làm việc của bảo vệ so lệch:
Đoạn a: Dải 0 ≤ I H ≤ 1,2, phương trình: I SL=I DIFF >¿=0,3 ¿
Đoạn b: Dải 1,2 ≤ I H ≤5 , phương trình: I SL=0,25. I H
Đoạn c: Dải 5 ≤ I H ≤ 21,54 , phương trình: I SL=0,5.( I H −2,5)
Đoạn d: Dải I H ≥21,54 , phương trình: I SL=I DIFF ≫=9,52
Dòng điện đưa vào rơle gồm có hai thành phần, được tính theo công thức:
I so lệch=I SL =I cao −I trung −I hạ =I quaBI 1−I quaBI 2−I quaBI 3
I hãm=I H =|I cao|+|I trung|+|I hạ|=|I quaBI 1|+|I quaBI 2|+|I quaBI 3|

Theo lý thuyết khi sự cố ngoài vùng hoặc chế độ làm việc bình thường thì tổng ‌dòng
điện đi vào máy biến áp bằng tổng dòng điện đi ra khỏi máy biến áp nên dòng điện so lệch
phải bằng không: Isolệch = ISL= Icao – Itrung– Ihạ= 0
Nhưng thực tế do các biến dòng điện BI không phải là lý tưởng nên các đặc tính của chúng
không giống nhau hoàn toàn. Chính do sự sai khác về đặc tính của các BI dẫn tới sẽ có một
dòng điện không cân bằng chạy qua rơle trong chế độ sự cố ngoài vùng:
Isolệch = ISL= Icao – Itrung– Ihạ= Ikcb
Giá trị dòng điện không cân bằng này có xu hướng làm cho rơle tác động nhầm, để tránh cho
rơle làm việc nhầm trong trường hợp này ta phải kiểm tra xem dòng điện hãm khi đó có đủ
khả năng hãm rơle (nghĩa là có thắng được tác động của dòng không cân bằng) hay không.
Giá trị dòng điện không cân bằng rất khó xác định chính xác, nhưng một cách gần đúng có
thể xác định theo công thức:

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 59


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

I kcb =I SL=( k kck . k đ n . f i + ΔU ) . I Nngmax

Trong đó:
kkck = 1 là hệ số kể đến ảnh hưởng của thành phần dòng điện không chu kỳ trong
dòng điện ngắn mạch đến đặc tính làm việc của BI.
kđn là hệ số thể hiện sự đồng nhất về đặc tính làm việc của các BI
o kđn = 1 nghĩa là đặc tính làm việc của các BI khác nhau hoàn toàn.
o kđn = 0 nghĩa là đặc tính làm việc của các BI giống nhau hoàn toàn.
fi = 0,1 là sai số cho phép lớn nhất của BI dùng cho mục đích bảo vệ rơle
∆U:xét đến ảnh hưởng của việc chuyển đổi đầu phân áp đến độ lớn dòng điện
không cân bằng chạy qua rơle, ∆U = 9.1,78 = 0,16.
INngmax: dòng điện ngắn mạch ngoài cực đại có thể chạy qua máy biến áp đã quy
đổi về phía 110 kV.
Vậy dòng điện không cân bằng được tính theo công thức :
I kcb =I SL=( k kck . k đ n . f i + Δ U ) . I Nngmax
I kcb =I SL=( 1.1 .0,1+ 0,16 ) . I Nngmax=0,26. I Nngmax
*Kiểm tra độ an toàn hãm khi sự cố ngoài vùng phía 110 kV (điểm N1)
Với sự cố 3 pha, 2 pha: không có dòng điện chạy qua các BI nên rơle không nhận
được bất cứ giá trị dòng điện nào cả do đó rơle không tác động (đúng).
Với sự cố 1 pha, 2 pha chạm đất: chỉ có thành phần dòng điện thứ tự không chạy qua
BI1, không có dòng điện chạy qua các BI 2 và BI3. Nhưng do rơle đã được thiết kế để luôn
luôn loại trừ thành phần dòng điện TTK chạy qua nó nên kết quả là dù BI 1 có dòng TTK
chạy qua nhưng dòng điện này cũng bị loại trừ trong rơle do đó trường hợp này rơle không
tác động vì cũng không có dòng điện chạy qua.
*Kiểm tra độ an toàn hãm khi sự cố ngoài vùng phía 23 kV (điểm N2)
Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: Dòng điện ngắn mạch cực đại chạy qua
máy biến áp (không kể đến thành phần thứ tự không) khi ngắn mạch ba pha (N (3)) tại N2 đã
quy về phía 110kV trong chế độ cực đại.
INngmax = 3,883
Ikcb =ISL = 0,26.3,883= 1,010

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 60


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

I H =|İ BI1|+| İ BI 2|+|İ BI 3|=3,883+3,883+0=7,767

Vì 5 ≤ IH ≤ 21,5 nên dòng điện hãm được xác định theo công thức:
I SL 1,010
I Htt = +2,5= +2,5=4,519
0,5 0,5
Hệ số an toàn hãm:

I H 7,767
k at = = =1,719
I Htt 4,519
Như vậy hệ số an toàn hãm của bảo vệ đạt yêu cầu.
*Kiểm tra độ an toàn hãm khi sự cố ngoài vùng phía 10,5 kV (điểm N3)
Quá trình tính toán kiểm tra tương tự như trường hợp ngắn mạch tại N 2. Ta có bảng
tổng kết kết quả như sau:
Bảng 4.6 – Bảng tổng hợp kiểm tra độ an toàn hãm
Điển NM INngmax ISL IH IHtt KatH
N2 3,883 1,010 7,767 4,519 1,719
N3 3,125 0,813 6,250 4,125 1,515
b. Kiểm tra độ nhạy tác động
Khi sự cố trong vùng thì độ lớn dòng điện so lệch bằng độ lớn dòng điện hãm:
I SL=I H =|İ BI 1|+|İ BI 2|+|İ BI 3|

*Tính toán độ nhạy tác động khi sự cố trong vùng phía 110 kV (điểm N1’)
Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất tại N ’1 là :
3,361 (không kể đến thành phần thứ tự không) khi ngắn mạch một pha (N (1)) trong chế độ
cực tiểu.
I SL=I H =|İ BI 1|+|İ BI 2|+|İ BI 3|=3,361

Do 1,2 ≤ I H ≤5 nên dòng điện so lệch ngưỡng được tính theo công thức:
I SLtt =0,25. I H =0,25.3,361=0,840
Độ nhạy tác động:
I SL 3,361
k nh= = =4,000
I SLtt 0,840

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 61


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

*Tính toán độ nhạy tác động khi sự cố trong vùng phía 23kV (điểm N2’)
Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất tại N ’2 là: 4,235
khi ngắn mạch hai pha (N(1)) trong chế độ cực tiểu.
I SL=I H =|İ BI 1|+|İ BI 2|+|İ BI 3|=2,560

Do 1,2 ≤ I H ≤5 nên dòng điện so lệch ngưỡng được tính theo công thức:
I SLtt =0,25. I H =0,25.2,560=0,640
Độ nhạy tác động:

I SL 2,560
k nh= = =4,000
I SLtt 0,640
*Tính toán độ nhạy tác động khi sự cố trong vùng phía 10,5kV (điểm N3’)
Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất tại N ’3 là:
2,161 khi ngắn mạch hai pha (N(2)) trong chế độ cực tiểu.
I SL=I H =|İ BI 1|+|İ BI 2|+|İ BI 3|=2,161

Do 1,2 ≤ I H ≤5 nên dòng điện so lệch ngưỡng được tính theo công thức:
I SLtt =0,25. I H =0,25.2,161=0,540
Độ nhạy tác động:
I SL 2,161
k nh= = =4,000
I SLtt 0,540
Bảng 4.7 – Bảng tổng hợp kiểm tra độ nhạy của bảo vệ
Điển NM INmin ISL IH ISLtt Kn
N1’ 3,361 3,361 3,361 0,840 4,000
N2’ 2,560 2,560 2,560 0,640 4,000
N3’ 2,161 2,161 2,161 0,540 4,000
4.4.2. Bảo vệ chống chạm đất hạn chế (bảo vệ so lệch TTK 87N)
Biểu thức xác định độ nhạy của bảo vệ như sau:
3. I 0∑
k 87 N =
Ikđ

Trong đó:
Ikđ – trị số dòng khởi động của bảo vệ.
I0∑ – trị số dòng thứ tự không tổng nhỏ nhất tại vị trí ngắn mạch.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 62


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Do chức năng 87N chỉ bảo vệ được cuộn dây phía 110kV và phía 23kV chống lại các
dạng sự cố chạm đất nên cũng chỉ cần kiểm tra độ nhạy khi có sự cố trong vùng phía 110kV
và phía 23kV.
Theo tính toán ngắn mạch chương 2 ta có:

Dòng NM
Chế độ Điểm NM Dạng NM Dòng NM I0Σ
I0Σmin (A)
I(1)0Σ 1,680
N1’ 531,448
I(1,1)0Σ 2,008
Chế độ min 1 MBA làm việc
I(1)0Σ 1,362
N2’ 2154,216
I(1,1)0Σ 2,205
*Sự cố trong vùng phía 110 kV (N1’)
Dòng điện ngắn mạch thứ tự không tổng nhỏ nhất tại điểm ngắn mạch N 1’ là 531,448 A
khi ngắn mạch hai pha chạm đất (N(1,1)) trong chế độ cực tiểu.
3. I 0 Nmin 3.531,448
k 87 N 110 = = =10,630
I kđ 110 150
*Sự cố trong vùng phía 22 kV (N2’)
Dòng điện ngắn mạch thứ tự không tổng nhỏ nhất tại điểm ngắn mạch N 2’ là 2154,216 khi
ngắn mạch hai pha chạm đất (N(1,1)) trong chế độ cực tiểu.
3. I 0 Nmin 3.2154,216
k 87 N 22= = =8,617
I kđ 22 750
Vậy bảo vệ chống chạm đất hạn chế có độ nhạy cao
4.4.3. Bảo vệ quá dòng điện có thời gian 51
Biểu thức xác định độ nhạy của bảo vệ như sau:
I Nmin
k nh =
I kđ
Trong đó:
Ikđ - trị số dòng khởi động của bảo vệ.
INmin - trị số dòng ngắn mạch nhỏ nhất đi qua bảo vệ.
Thông số Phía 110kV Phía 22kV Phía 10,5kV
IkđI> (A) 506,06 2530,30 5542,56

*Quá dòng phía 110 kV


Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 63
Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất chạy qua
bảo vệ 1 là: 2,161 khi ngắn mạch hai pha tại N3 trong chế độ cực tiểu.
I Nmin 2,161.316
k nh= = =1,351
I kđ 506,06
Như vậy bảo vệ đạt yêu cầu về độ nhạy.
*Quá dòng phía 23 kV
Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất chạy qua
bảo vệ 2 là: 2,560 khi ngắn mạch hai pha tại N2 trong chế độ cực tiểu.
I Nmin 2,560.1548
k nh = = =1,600
I kđ 2476,46
Như vậy bảo vệ đạt yêu cầu về độ nhạy.
*Quá dòng phía 10,5 kV
Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất chạy qua
bảo vệ 3 là: 3,244 khi ngắn mạch hai pha tại N3 trong chế độ cực tiểu.
I Nmin 2,161.3464
k nh = = =1,351
I kđ 5542,56
Như vậy bảo vệ đạt yêu cầu về độ nhạy.
4.4.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự không 51N
Hệ số độ nhạy của bảo vệ được xác định như sau:
3. I 0 min
k nh51 N =
I kđ 51 N
Trong đó:
I0min: dòng điện thứ tự không cực tiểu qua bảo vệ khi có ngắn mạch cuối vùng
bảo vệ.
Ikđ51N: dòng khởi động của bảo vệ.
*Phía 110 kV
Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: Dòng điện ngắn mạch thứ tự không nhỏ
nhất chạy qua bảo vệ 1 là : 0,107 khi ngắn mạch một pha (N(1)) tại N2 trong chế độ cực tiểu.
Hệ số nhạy của bảo vệ được xác định như sau:
3. I 0 min 3.0,107 .316
k nh51 N = = =0,679
I kđ 51 N 150

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 64


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Như vậy bảo vệ chống chạm đất đạt yêu cầu về độ nhạy.
*Phía 23 kV
Từ kết quả tính ngắn mạch ở chương 2 ta có: Dòng điện ngắn mạch thứ tự không nhỏ
nhất chạy qua bảo vệ 2 là: 1,362 khi ngắn mạch một pha (N(1)) tại N2 trong chế độ cực tiểu.
Hệ số nhạy của bảo vệ được xác định như sau:
3. I 0 min 3.1,362.1581
k nh51 N = = =8,617
I kđ 51 N 750
Như vậy bảo vệ chống chạm đất đạt yêu cầu về độ nhạy.
Kết luận chung:
- Bảo vệ quá dòng có đủ độ nhạy cần thiết
- Bảo vệ so lệch có đủ độ nhạy với sự cố trong vùng và đảm bảo hãm an toàn khi xảy
ra sự cố ngoài vùng
- Sơ đồ phương thức bảo vệ gồm nhiều vòng bảo vệ (bảo vệ chính và bảo vệ dự phòng)
đảm bảo độ tin cậy của toàn bộ hệ thống bảo vệ rơle.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 65


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

CHƯƠNG V
PHỐI HỢP SỰ LÀM VIỆC GIỮA BẢO VỆ QUÁ DÒNG VÀ CẦU CHÌ TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
5.1. GIỚI THIỆU
Nhiệm vụ của thiết bị bảo vệ là đảm bảo cắt các sự cố với thời gian ngắn nhất có thể,
tuy nhiên vẫn cho phép thiết bị được bảo vệ làm việc với một mức độ quá tải nhất định.
Các rơle bảo vệ phải được cài đặt đảm bảo tính chọn lọc.Khái niệm chọn lọc ở đây có thể
hiểu là bảo vệ gần chỗ sự cố nhất sẽ tác động trước, các bảo vệ cấp trên có thể nhìn thấy sự
cố và khởi động tuy nhiên chỉ được phép tác động sau một khoảng thời gian trễ nhất định
(khi bảo vệ chính không làm việc).
Các phần tiếp theo sẽ đi sâu phân tích về việc sử dụng và phối hợp các cầu chì cấp trung áp
với các rơle quá dòng đặc tính thời gian phụ thuộc.

Hình 5.1: Đồ thị mô tả sự phối hợp giữa cầu chì điện áp cao với rơ le
5.2. CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ PHỔ BIẾN TRONG LƯỚI TRUNG ÁP
5.2.1 Cầu chì cấp trung áp
Cầu chì cấp trung áp là một thiết bị bảo vệ, cho phép ngắt mạch khi dòng điện chạy
qua vượt ngưỡng cho phép, và không có khả năng tự đóng lại như các hệ thống máy cắt-rơle
hoặc thiết bị tự đóng lại. Cầu chì được sử dụng phổ biến ở cấp điện áp trung và hạ thế.
Cầu chì có thể được sử dụng để bảo vệ cho máy biến áp, các bộ tụ, các lộ cáp chống lại các
nguy hiểm do lực điện động và nhiệt gây ra bởi dòng ngắn mạch.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 66


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Tuy nhiên, cầu chì không được sử dụng như bảo vệ quá tải bởi vì chúng chỉ có thể tác động
tin cậy khi dòng điện vượt ngưỡng cắt nhỏ nhất. Đối với hầu hết các cầu chì cao áp thì dòng
điện cắt nhỏ nhất nằm trong khoảng Icắtmin = 2,5÷3Iđm (Iđm: là dòng định mức của cầu chì).
Một số đặc tính làm việc của cầu chì được biểu diễn trong hình 5.2

Hình 5.2: Đặc tính làm việc của cầu chì điện áp cao
5.2.2 Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc
Bảo vệ quá dòng là chức năng được sử dụng phổ biến như bảo vệ chính ở các lưới phân
phối và làm bảo vệ dự phòng cho các bảo vệ khác ở cấp điện áp cao.
Bảo vệ quá dòng thường được trang bị các đặc tính thời gian độc lập (DT) và phụ thuộc
(IDMT) như thể hiện trên như sau

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 67


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Hình 5.3: Đặc tính thời gian phụ thuộc của rơ le bảo vệ
Thông thường bảo vệ quá dòng cho phép cài đặt chức năng bảo vệ quá dòng cấp 2 (I>>) và
cấp 3 (I>>>) với đặc tính thời gian phụ thuộc, còn chức năng bảo vệ quá dòng có thời gian
(I>) có thể lựa chọn với đặc tính độc lập hoặc phụ thuộc tùy ý.
Trên hình 5.4 biểu diễn một số đặc tính thời gian phụ thuộc qui định theo tiêu chuẩn IEC.

Hình 5.4: Các đặc tính thời gian phụ thuộc qui định theo tiêu chuẩn IEC
Có các dạng đặc tính sau:
 Dốc bình thường (Normal Inverse)
Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 68
Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

 Rất dốc (Very Inverse)


 Cực dốc (Extreme Inverse)
 Dốc thời gian dài (Long time Inverse)
Các dạng đặc tính này đều được biểu diễn thông qua công thức đã được chuẩn hóa (theo
chuẩn IEC hoặc ANSI).
5.3 MÔ TẢ HỆ THỐNG CẦN TÍNH TOÁN CHỈNH ĐỊNH
Hệ thống cần tính toán phối hợp bảo vệ là một đường dây trung áp 23kV có máy cắt đặt
tại đầu xuất tuyến, tại trạm; cầu chì điện áp cao được sử dụng để bảo vệ các máy biến áp tại
các nhánh rẽ. Đây là cấu hình phổ biến đối với lưới điện phân phối Việt Nam.

BI01 BI02 23,5kV


110kV
BI1 BI2
L1=2,1 km L2=1,5 km L3=1,8km
HTÐ
BI4

KH1 KH2 KH3


BI3

10,5kV 0,4kV 0,4kV 0,4kV

Hình 5.5: Đường dây phân phối cần bảo vệ


Các thông số của đường dây và các máy biến áp hạ áp được cho trên sơ đồ, điện kháng
hệ thống tính tới thanh góp 23kV của trạm là:
X1HT23max= X2HT23max= 0,258
X1HT23min= X2HT23min = 0,338
5.3.1 Tính toán ngắn mạch
Để đảm bảo có thể phối hợp tốt nhất các bảo vệ cần tính toán được dòng điện ngắn mạch lớn
nhất và nhỏ nhất có thể xuất hiện trên xuất tuyến. Vị trí các điểm ngắn mạch cần tính được
thể hiện trên hình

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 69


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

23 kV N N4 N5 N6
X 1HT X 1D1 X 1D2 X 1D3
E

X KH1 X KH2 XKH3

N4' N5' N6'

*Qui đổi thông số :


Từ tính toán chương 1 (phần 1.2 ) ta có :
Điện kháng máy biến áp hai cuộn dây hạ áp :

Điện kháng của đường dây xuất tuyến 23 kV


- Đường dây D1 : L = 2,1 km .

- Đường dây D2 : L = 1,5 km .

- Đường dây D3 : L = 1,8 km .

a. Chế độ max
Chế độ max ta tính ngắn mạch với dạng ngắn mach N(3)
*Ngắn mạch tại điểm N đầu đường dây xuất tuyến :
23 kV
X1HT N

*Ngắn mạch tại điểm N4:


23 kV N4
X 1HT X 1D1
E

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 70


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

*Ngắn mạch tại điểm N4’:


23 kV N
X1HT X1D1
E

XKH1

N1'

Tính toán tương tự cho các điểm ngắn mạch còn lại ta có bảng kết quả sau :

Điểm ngắn mạch


Chế độ ngắn mạch Dạng ngắn mạch Thuộc phía cao áp Thuộc phía hạ áp
N N4 N5 N6 N'4 N'5 N'6
Chế độ max N(3) 3,883 2,947 2,514 2,138 0,101 0,081 0,136

b.Chế độ min
Chế độ min ta tính ngắn mạch với dạng ngắn mach N(2). Ta chỉ tính toán ngắn mạch với các
điểm N4’, N5’, N6’ và điểm N6
*Ngắn mạch tại N1’
23 kV N
X1HT X1D1
E

XKH1

N1'

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 71


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Tính toán tương tự cho các điểm ngắn mạch còn lại ta có bảng kết quả sau :

Điểm ngắn mạch


Chế độ ngắn mạch Dạng ngắn mạch Thuộc phía cao áp Thuộc phía hạ áp
N6 N'4 N'5 N'6
(2)
Chế độ min N 1,579 0,086 0,069 0,117

- Dòng điện ngắn mạch lớn nhất có thể xuất hiện khi sự cố phía cao áp:

- Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất có thể xuất hiện khi sự cố phía cao áp:

- Dòng điện ngắn mạch lớn nhất có thể xuất hiện khi sự cố phía hạ áp máy biến áp:

- Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất có thể xuất hiện khi sự cố phía hạ áp máy biến áp:

5.3.2. Tính toán lựa chọn các cầu chì


Các điều kiện chọn và kiểm tra cầu chì:
- Điện áp định mức:U đ mcc ≥U đ mlưới
- Dòng định mức dây chảy: I vỏ ≥ I dc ≥ I đ mTB
a.Chọn cầu chì cho máy biến áp KH1
- U đ mcc ≥U đ m l ướ i=23,0 kV

- I đ m cc ≥ I lv max
S 400
- I lv max = = =10,04 A
U . √ 3 23. √ 3
- Chọn loại cầu chì nhãn hiệu CEF 24kV - 16A của ABB

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 72


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

b.Chọn cầu chì cho máy biến áp KH2


U đ mcc ≥U đ m l ướ i=23,0 kV
I đ m cc ≥ I lv max
S 320
I lv max = = =8,03 A
U . √ 3 23. √ 3
Chọn loại cầu chì nhãn hiệu CEF 24kV - 16A của ABB
c.Chọn cầu chì cho máy biến áp KH3
U đ mcc ≥U đ m l ướ i=23,0 kV
I đ m cc ≥ I lv max
S 560
I lv max = = =14,06 A
U . √ 3 23. √ 3
Chọn loại cầu chì nhãn hiệu CEF 24kV - 16A của ABB
5.3.3. Tính toán lựa dòng đặt cho bảo vệ quá dòng đầu xuất tuyến
a.Chức năng bảo vệ quá dòng có thời gian I>
-Dòng làm việc lớn nhất qua bảo vệ :
S KH 1 + S KH 2 +S KH 3 400+320+560
I lv max = = =32,13 A
U . √3 23. √ 3
-Dòng khởi động của bảo vệ :
I ¿kd =1,5 I lv max =1,5.32,13=48,2 A
Chọn dòng đặt : I ¿kd =50 A
*Kiểm tra độ nhạy :
I Nmin 2496,6
K n= = =49,93
I ¿kd 50
Vậy bảo vệ có đủ độ nhạy để phát hiện sự cố ở cuối đường trục chính.
b.Chức năng bảo vệ quá dòng cắt nhanh I>>
Yêu cầu: chức năng không được phép tác động khi có sự cố phía hạ áp máy biến áp.
Dòng ngắn mạch lớn nhất ở phía hạ áp máy biến áp (đã qui đổi về phía cao áp):
I Nmax ha ap=215,7 A
-Dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh phía đầu xuất tuyến đường dây :

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 73


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Chọn I>>kđ = 250 A.


5.4. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN PHỐI HỢP THỜI GIAN BẢO VỆ QUÁ DÒNG VÀ
CẦU CHÌ
5.4.1. Nguyên lý phối hợp
Việc phối hợp giữa các cấp bảo vệ phải đảm bảo sao cho khi xảy ra sự cố thì các bảo vệ gần
nhất phải tác động trước, trong trường hợp bảo vệ này trục trặc thì bảo vệ dự phòng cấp trên
sẽ tác động với khoảng thời gian trễ nhất định.
Khoảng thời gian trễ phân cấp giữa các bảo vệ thường được chọn trong khoảng Δt=0,3÷0,6
giây và trong thực tế thường chọn là 0,5 giây. Khoảng phân cấp thời gian này được sử dụng
khi phối hợp sự làm việc giữa các rơle với nhau, tuy nhiên khi phối hợp với cầu chì thì có
thể giảm bậc phân cấp thời gian xuống do thời gian làm việc của cầu chì cũng đã bao gồm cả
thời gian ngắt mạch (không có thời gian làm việc của máy cắt).
Nhiều tài liệu hướng dẫn khuyến cáo có thể lựa chọn bậc phân cấp thời gian khi phối hợp
với cầu chì phải đảm bảo nhỏ nhất bằng 0,1 giây, tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì trong đồ
án sẽ chọn giá trị bậc phân cấp thời gian nhỏ nhất là Δt=0,2 giây.
Việc phối hợp giữa các thiết bị bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc thường
được biểu diễn trên đồ thị thời gian – dòng điện theo tỷ lệ logarit (log-log). Biểu đồ log-log
cho phép các dữ liệu được biểu diễn gọn hơn và người làm việc dễ dàng quan sát vùng cần
quan tâm.
Chức năng bảo vệ quá dòng cho phép lựa chọn 3 loại đặc tính: đặc tính dốc bình thường, rất
dốc và cực kỳ dốc. Cả 3 đặc tính này sẽ được thử nghiệm lựa chọn để tìm ra đặc tính phù
hợp nhất.
5.4.2. Phối hợp thời gian làm việc giữa rơle và cầu chì
Ví dụ về đặc tính thời gian phụ thuộc dốc bình thường của bảo vệ quá dòng có dạng
0,14
.TP
t = I/I P   1
0,02
(s)
Giả thiết lựa chọn hệ số nhân thời gian của bảo vệ ở mức nhỏ nhất Tp=0.05

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 74


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Biểu diễn đặc tính làm việc của rơle và các cầu chì trên hệ tọa độ thời gian – dòng điện theo
hệ cơ số logarit.
Sử dụng phần mềm DOC của hãng ABB để thiết lập các thông số cho cầu chì và rơle bảo vệ,
sau đó phần mềm sẽ tự biểu diễn các đặc tính trên cùng một hệ tọa độ.

Phối hợp đặc tính làm việc: rơle sử dụng đặc tính dốc bình thường
và Tp=0.05

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 75


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Trường hợp rơle sử dụng đặc tính rất dốc .

Phối hợp đặc tính làm việc: rơle sử dụng đặc tính rất dốc và Tp=0.05

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 76


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

Trường hợp rơle sử dụng đặc tính cực kỳ dốc

Phối hợp đặc tính làm việc: rơle sử dụng đặc tính cực kỳ dốc và
Tp=0.05

Nhận xét:

Với cùng bội số thời gian đặt nhỏ nhất là Tp=0,05 giây thì:
 Đặc tính dốc bình thường và cực kỳ dốc không đảm bảo được sự phối hợp trong một
vài phạm vi dòng ngắn mạch.
 Đặc tính rất dốc của rơle đảm bảo phối hợp tốt với các cầu chì, không có khoảng
giao cắt với các đặc tính của cầu chì sử dụng đặc tính rất dốc cho rơle quá dòng.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 77


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS. TS. Lã Văn Út, “Ngắn mạch trong hệ thống điện”, NXB KHKT – 2005.
[2] GS. Trần Đình Long, “Bảo vệ rơle trong hệ thống điện”, NXB KHKT – 1993.
[3] GS. Trần Đình Long, “Bảo vệ các hệ thống điện”, NXB KHKT – 2000.
[4] Tài liệu hướng dẫn sử dụng các loại rơle 7SJ62 và 7UT63x của hãng Siemens.

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 78


Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG I...................................................................................................................... 2
NGẮN MẠCH PHỤC VỤ TÍNH TOÁN CHỈNH ĐỊNH RƠLE.....................................2
1.1. Các giả thiết và công thức sử dụng trong tính toán ngắn mạch.................................2
1.2.Quy đổi các thông số hệ thống và thiết bị..................................................................3
1.3. Tính toán ngắn mạch.................................................................................................6
1.3.1. Chế độ cực đại....................................................................................................6
1.3.1.1. Ngắn mạch tại N1.............................................................................................6
1.3.1.2 Điểm ngắn mạch N2........................................................................................11
1.3.1.3. Điểm ngắn mạch N3:......................................................................................16
1.3.2. Chế độ cực tiểu.................................................................................................17
1.3.2.1. Ngắn mạch tại N1...........................................................................................17
1.3.2.2. Điểm ngắn mạch N2 :.....................................................................................21
1.3.2.3. Điểm ngắn mạch N3:......................................................................................27
1.4. Tổng kết kết quả tính toán ngắn mạch.....................................................................28
1.4.1. Tổng kết dòng ngắn mạch ở chế độ cực đại......................................................28
1.4.2. Tổng kết dòng ngắn mạch ở chế độ cực tiểu....................................................29
CHƯƠNG II..................................................................................................................30
LỰC CHỌN PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ......................................................................30
2.1. Các dạng hư hỏng và tình trạng làm việc không bình thường xảy ra với máy biến áp
(MBA)........................................................................................................................... 30
2.2. Các yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ.......................................................................31
2.3. Các bảo vệ đặt cho máy biến áp..............................................................................31
2.4. Sơ đồ phương thức bảo vệ cho máy biến áp............................................................32
CHƯƠNG III.................................................................................................................34
TÍNH NĂNG & THÔNG SỐ CÁC LOẠI RƠLE SỬ DỤNG.......................................34
3.1. Rơle 7UT613 của hãng Siemens.............................................................................34
3.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................................34
3.1.2. Khả năng truyền thông kết nối của rơle 7UT613..............................................36
3.1.3. Thông số kỹ thuật của rơle 7UT613.................................................................37
3.2. Rơle số 7SJ612........................................................................................................38
3.2.1. Giới thiệu tổng quan về rơle 7SJ612................................................................38
3.2.2. Nguyên lý hoạt động chung của 7SJ612...........................................................40
3.2.3. Chức năng bảo vệ quá dòng điện có thời gian..................................................42
3.2.4. Chức năng tự động đóng lại:............................................................................44
Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 79
Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

3.2.4. Chức năng bảo vệ quá tải:................................................................................44


3.2.5. Chức năng bảo vệ khi máy cắt từ chối tác động:..............................................44
3.2.5. Một số thông số kỹ thuật của 7SJ612...............................................................45
CHƯƠNG IV................................................................................................................. 47
CHỈNH ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VÀ KIỂM TRA SỰ LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ....47
4.1. Các số liệu phục vụ tính toán chỉnh định................................................................47
4.1.1. Thông số về máy biến áp..................................................................................47
4.1.2. Chọn máy biến dòng điện.................................................................................47
4.1.3. Chọn máy biến điện áp.....................................................................................49
4.2. Cài đặt những chức năng bảo vệ dùng rơle 7UT6133.............................................49
4.2.1. Khai báo thông số máy biến áp.........................................................................49
4.2.2. Chức năng bảo vệ so lệch có hãm.....................................................................51
4.2.3. Chức năng chống chạm đất hạn chế.................................................................53
4.2.4. Chức năng bảo vệ quá nhiệt..............................................................................53
4.3. Những chức năng bảo vệ dùng rơle 7SJ612............................................................54
4.3.1. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh (I>>/50) phía 110kV.............................................54
4.3.2. Bảo vệ quá dòng có thời gian (I>/51)...............................................................54
4.3.3. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh thứ tự không (I0>>/50N).......................................55
4.3.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự không có thời gian (I0>/51N)......................................56
4.3.5. Bảo vệ báo chạm đất phía 10,5kV (59 - U0>)..................................................56
4.4. Kiểm tra sự làm việc của bảo vệ.............................................................................57
4.4.1. Chức năng bảo vệ so lệch có hãm.....................................................................57
4.4.2. Bảo vệ chống chạm đất hạn chế (bảo vệ so lệch TTK 87N).............................60
4.4.3. Bảo vệ quá dòng điện có thời gian 51...............................................................61
4.4.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự không 51N..................................................................62
CHƯƠNG V..................................................................................................................64
PHỐI HỢP SỰ LÀM VIỆC GIỮA BẢO VỆ QUÁ DÒNG VÀ CẦU CHÌ TRONG LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI........................................................................................................64
5.1. GIỚI THIỆU...........................................................................................................64
5.2. CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ PHỔ BIẾN TRONG LƯỚI TRUNG ÁP......................64
5.2.1 Cầu chì cấp trung áp..........................................................................................64
5.2.2 Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc............................................65
5.3 MÔ TẢ HỆ THỐNG CẦN TÍNH TOÁN CHỈNH ĐỊNH........................................67
5.3.1 Tính toán ngắn mạch.........................................................................................67
5.3.2. Tính toán lựa chọn các cầu chì.........................................................................70
5.3.3. Tính toán lựa dòng đặt cho bảo vệ quá dòng đầu xuất tuyến............................71
Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 80
Thiết kế hệ thống rơle bảo vệ cho trạm biến áp 110kV và đường dây 23kV

5.4. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN PHỐI HỢP THỜI GIAN BẢO VỆ QUÁ DÒNG VÀ CẦU
CHÌ................................................................................................................................ 72
5.4.1. Nguyên lý phối hợp..........................................................................................72
5.4.2. Phối hợp thời gian làm việc giữa rơle và cầu chì..............................................72

Sinh viên: Nguyễn Kim Bình Trang 81

You might also like