Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO TỔNG HỢP


KẾT QUẢ THỰC TẾ NĂM THỨ I

Lớp/Khoá: QH-2020-E KTPT CLC 4


Cố vấn học tập: Th.S Đỗ Thị Minh Huệ
Cơ quan công tác: Bản Lác – Mai Châu – Hòa Bình

Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC TẬP, THỰC TẾ ............................................3
I. Thông tin cơ bản ...............................................................................................................3
1.1 Thông tin về sinh viên ...............................................................................................3
1.2 Thông tin về cơ quan đến thực tập ...........................................................................6
II. Báo cáo tổng hợp ............................................................................................................9
2.1 Giới thiệu về đơn vị thực tế; Thời gian và địa điểm thực tập ...................................9
2.1.1 Khu du lịch Bản Lác ...........................................................................................9
2.1.2 Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu ...................................................................11
2.1.3 Một số các bản khác tại Mai Châu ...................................................................13
2.1.3.1 Bản Văn .....................................................................................................13
2.1.3.2 Bản Nhót ....................................................................................................13
2.1.4 Trang trại cam Cao Phong ................................................................................14
2.1.4.1. Lịch sử cam Cao Phong ............................................................................14
2.1.4.2. Lý do suy thoái .........................................................................................15
2.1.4.3 Giải pháp và kết quả đạt được ...................................................................15
2.2 Mô tả nội dung công việc ........................................................................................16
2.2.1 Thực tập tại UBND huyện Mai Châu ...............................................................16
Đặc điểm địa hình huyện Mai Châu: .................................................................16
Phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh năm 2021 và 3 tháng
đầu năm 2022: ......................................................................................................17
Kết quả thực hiện từng ngành, lĩnh vực: ..........................................................17
2.2.2 Thực tập tại BQL du lịch Bản Lác ...................................................................26
2.2.3 Thăm quan mô hình kinh doanh kinh tế hộ gia đình tại trang trại cam Cao
Phong .........................................................................................................................28
Mô tả chi tiết công việc: ......................................................................................29
Tìm hiểu đặc điểm cam Cao Phong: ..................................................................30
Đặt câu hỏi và nghe giải đáp: .............................................................................30
2.3 Kết quả thực hiện công việc ....................................................................................31
2.3.1 Du lịch cộng đồng ............................................................................................31
2.3.2 OCOP................................................................................................................33
2.4 Những thuận lợi, khó khăn trong kỳ thực tập........................................................36
2.4.1 Thuận lợi ...........................................................................................................36
2.4.2 Khó khăn...........................................................................................................42
2.4.3 Đề xuất giải pháp. .............................................................................................44

2
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC TẬP, THỰC TẾ

I. Thông tin cơ bản


1.1 Thông tin về sinh viên

Họ tên SV (Có thể nhiều Sv Nội dung đóng


STT Ghi chú
đóng góp cùng 1 nội dung) góp

1 Nguyễn Tường Anh Viết báo cáo

Chụp ảnh tư liệu


2 Phạm Minh Anh
báo cáo
Sưu tầm và đặt
3 Trần Thị Quỳnh Anh câu hỏi trong
chuyến đi thực tập.
Ghi chú lại kế
hoạch di chuyển
4 Vũ Ngọc Anh
và những chú ý
quan trọng
Chụp ảnh tư liệu
5 Ngô Lan Chi
báo cáo

6 Hà Thị Kiều Diễn Viết báo cáo

Chụp ảnh tư liệu


7 Nguyễn Tuấn Dũng
báo cáo
Chụp ảnh tư liệu
8 Ngô Đắc Thái Duy
báo cáo
Chụp ảnh tư liệu
9 Cao Danh Tiến Đạt
báo cáo
Chụp ảnh tư liệu
10 Đỗ Hương Giang
báo cáo
Chụp ảnh tư liệu
11 Nguyễn Thị Thu Giang
báo cáo
Chụp ảnh tư liệu
12 Nguyễn Thị Hoàng Hà
báo cáo

13 Nghiêm Thị Hồng Hạnh Viết báo cáo

14 Nguyễn Thị Hảo Viết báo cáo

3
Ghi chú lại kế
hoạch di chuyển
15 Hoàng Xuân Hiếu
và những chú ý
quan trọng
Ghi chú lại kế
hoạch di chuyển
16 Trần Thế Hoàng
và những chú ý
quan trọng
Ghi chú lại kế
hoạch di chuyển
17 Bùi Thị Khánh Huyền
và những chú ý
quan trọng
Ghi chú lại kế
hoạch di chuyển
18 Nguyễn Thị Huyền
và những chú ý
quan trọng
Ghi chú lại kế
hoạch di chuyển
19 Phạm Mai Hương
và những chú ý
quan trọng

20 Đinh Thanh Lam Viết báo cáo

Ghi chú lại kế


hoạch di chuyển
21 Mai Thị Khánh Linh
và những chú ý
quan trọng
Ghi chú lại kế
hoạch di chuyển
22 Nguyễn Thị Mỹ Linh
và những chú ý
quan trọng
Sưu tầm và đặt
23 Vũ Hạnh Linh câu hỏi trong
chuyến thực tập.
Tổng hợp công
24 Đỗ Kiều Minh việc đã thực hiện
được.
Tổng hợp công
25 Nông Trung Nam việc đã thực hiện
được.
Tổng hợp công
26 Dương Quỳnh Nga việc đã thực hiện
được.

4
Tổng hợp công
27 Nguyễn Thị Ngân việc đã thực hiện
được.
Tổng hợp tài liệu
28 Nguyễn Lê Vân Ngọc báo cáo về cơ
quan thực tập
Tổng hợp tài liệu
29 Võ Bùi Khôi Nguyên báo cáo về cơ
quan thực tập.
Tổng hợp tài liệu
30 Đỗ Thị Quỳnh Như báo cáo về cơ
quan thực tập.
Tổng hợp tài liệu
31 Nguyễn Thùy Phương báo cáo về cơ
quan thực tập.
Ghi chú những
khó khăn, thuận
32 Hồ Đắc Quang
lợi trong suốt
chuyến đi.
Ghi chú những
khó khăn, thuận
33 Trịnh Minh Quân
lợi trong suốt
chuyến đi.
Ghi chú những
khó khăn, thuận
34 Cao Việt Tùng
lợi trong suốt
chuyến đi.
Ghi chú những
khó khăn, thuận
35 Lê Phương Thảo
lợi trong suốt
chuyến đi.
Tổng hợp kết quả
36 Nguyễn Thanh Thảo thu được sau quá
trình thực tập.
Tổng hợp kết quả
37 Trần Kiều Phương Thảo thu được sau quá
trình thực tập.
Tổng hợp kết quả
38 Lê Văn Thắng thu được sau quá
trình thực tập.
Tổng hợp kết quả
39 Nguyễn Thanh Thủy
thu được sau quá

5
trình học tập.

Sưu tầm và đặt


40 Phạm Thị Thương câu hỏi trong
chuyến thực tập.
Sưu tầm và đặt
41 Đoàn Xuân Trúc câu hỏi trong
chuyến thực tập.
Sưu tầm và đặt
42 Vũ Hà Uyên câu hỏi trong
chuyến thực tập.

43 Ma Thị Hải Yến Viết báo cáo.

44 Nguyễn Thị Hải Yến Viết báo cáo.

1.2 Thông tin về cơ quan đến thực tập


Cơ quan đến thực tập, thực tế:

- Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Ban quản lý (BQL) du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh
Hòa Bình
- Thăm quan mô hình sinh thái nghỉ dưỡng tại Mai Châu Mountain View resort.
- Thăm quan mô hình kinh kinh doanh kinh tế hộ gia đình tại trang trại cam Cao
Phong.

Thời gian thực tập, thực tế: từ ngày 19/04/2022 đến ngày 20/04/2022

Địa chỉ:

- Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình


- Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Họ và tên người hướng dẫn thực tập:

- Giảng viên hướng dẫn:


1. TS. Đào Thị Thu Trang
2. Ths. Lê Thị Ngọc Quỳnh
3. Ths. Phạm Cảnh Toàn
4. Ths. Ngô Thu Hằng
5. TS. Nguyễn Bích Diệp

6
6. TS. Lê Khánh Cường
7. TS. Lò Thị Hồng Vân
- Giảng viên viên phụ trách lớp: PGS.TS. Lê Đình Hải
- Báo cáo viên:

STT Mã SV Họ và tên Ngày sinh Lớp Chức vụ

QH-2020-E KTPT Bí thư


1 20051215 Nguyễn Tường Anh 02/12/2002
CLC 4

QH-2020-E KTPT
2 20051216 Phạm Minh Anh 14/09/2001
CLC 4

QH-2020-E KTPT
3 20051220 Trần Thị Quỳnh Anh 16/01/2002
CLC 4

QH-2020-E KTPT
4 20051224 Vũ Ngọc Anh 28/03/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
5 20051228 Ngô Lan Chi 30/09/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
6 20051232 Hà Thị Kiều Diễn 14/02/2002 Lớp phó
CLC 4
QH-2020-E KTPT
7 20051236 Nguyễn Tuấn Dũng 12/09/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
8 20051240 Ngô Đắc Thái Duy 10/05/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
9 20051244 Cao Danh Tiến Đạt 20/02/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
10 20051248 Đỗ Hương Giang 20/08/2002
CLC 4
Nguyễn Thị Thu QH-2020-E KTPT
11 20051252 11/09/2002
Giang CLC 4
QH-2020-E KTPT
12 20051256 Nguyễn Thị Hoàng Hà 13/09/2002
CLC 4
Nghiêm Thị Hồng QH-2020-E KTPT
13 20051260 25/03/2002
Hạnh CLC 4
QH-2020-E KTPT Hội phó
14 20051264 Nguyễn Thị Hảo 02/08/2002
CLC 4 HSV
QH-2020-E KTPT
15 20051268 Hoàng Xuân Hiếu 01/05/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
16 20051272 Trần Thế Hoàng 09/10/2002
CLC 4

7
QH-2020-E KTPT
17 20051276 Bùi Thị Khánh Huyền 04/11/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
18 20051280 Nguyễn Thị Huyền 19/04/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
19 20051284 Phạm Mai Hương 24/01/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
20 20051288 Đinh Thanh Lam 21/10/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
21 20051292 Mai Thị Khánh Linh 25/11/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
22 20051296 Nguyễn Thị Mỹ Linh 21/01/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
23 20051300 Vũ Hạnh Linh 25/12/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
24 20051304 Đỗ Kiều Minh 26/05/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
25 20051311 Nông Trung Nam 22/10/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
26 20051312 Dương Quỳnh Nga 09/10/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT UV BCH
27 20050141 Nguyễn Thị Ngân 11/03/2001
CLC 4 Chi Đoàn
QH-2020-E KTPT
28 20051323 Nguyễn Lê Vân Ngọc 14/11/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
29 20051327 Võ Bùi Khôi Nguyên 29/11/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
30 20051331 Đỗ Thị Quỳnh Như 27/02/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
31 20051335 Nguyễn Thùy Phương 09/12/2002 Lớp trưởng
CLC 4
QH-2020-E KTPT
32 20051339 Hồ Đắc Quang 12/10/2001
CLC 4
QH-2020-E KTPT
33 20051343 Trịnh Minh Quân 10/09/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
34 20051384 Cao Việt Tùng 11/05/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
35 20051350 Lê Phương Thảo 12/01/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT UV BCH
36 20051355 Nguyễn Thanh Thảo 30/09/2002
CLC 4 Chi hội
Trần Kiều Phương QH-2020-E KTPT
37 20051358 05/12/2002
Thảo CLC 4
QH-2020-E KTPT
38 20051362 Lê Văn Thắng 07/01/2002 Hội trưởng
CLC 4

8
QH-2020-E KTPT
39 20051366 Nguyễn Thanh Thủy 20/11/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
40 20051370 Phạm Thị Thương 11/09/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
41 20051378 Đoàn Xuân Trúc 12/11/2002
CLC 4
QH-2020-E KTPT
42 20051387 Vũ Hà Uyên 24/03/2002 Lớp phó
CLC 4
QH-2020-E KTPT
43 20051394 Ma Thị Hải Yến 09/03/2002 Phó bí thư
CLC 4
QH-2020-E KTPT
44 20051395 Nguyễn Thị Hải Yến 19/08/2002
CLC 4

II. Báo cáo tổng hợp


2.1 Giới thiệu về đơn vị thực tế; Thời gian và địa điểm thực tập
2.1.1 Khu du lịch Bản Lác

Nằm cách thủ đô Hà Nội 140km, Bản Lác nằm ẩn mình trong thung lũng được
bao bọc bởi núi rừng trung điệp và những màn sương bao quanh mờ ảo. Bản Lác từ
lâu trở thành địa điểm lý tưởng cho du khách muốn tránh xa sự ồn ào náo nhiệt nơi
phố thị, hoà mình vào cuộc sống bình yên giản của bản làng vùng cao yên bình.

Trải qua lịch sử hơn 700 năm, Bản Lác trở thành biểu tượng văn hoá đậm đà
bản sắc dân tộc của người dân tộc Thái trắng thu hút đông đảo khách du lịch trong
và ngoài nước.

Từ khi hình thành chưa được nhiều người biết đến về du lịch, người dân ở đây
chủ yếu thuộc 5 dòng họ dân tộc Thái là: Hà, Mác, lộc, Lò, Vì sống chủ yếu là hoạt
động trồng lúa, lên nương, chăn nuôi và dệt thổ cẩm. Về sau khi được được lên các
phương tiện truyền thông Bản Lác trở nên nổi tiếng bởi vẻ đẹp thì người dân bắt
đầu chuyển sang kinh doanh du lịch, cho khách thuê nhà sản để ngủ qua đêm, phục
vụ ăn uống, thuê quần áo, phương tiện đi lại,.....Nhà sàn ở bản là nơi khô ráo, cách
mặt đất 2m được trụ vững bởi những cột gỗ vững chắc. Mái nhà lợp bằng lá gồi
hoặc lá mây, cửa sổ vừa đủ lớn có thể đón gió mát, cạnh đó có treo những giỏ lan
rừng để trang trí luôn làm hài lòng du khách. Mặc dù được sử dụng để kinh doanh
nhưng những vật liệu xây dựng luôn được trang bị đầy đủ tiện nghi và giữ được vẻ
đẹp hoang sơ của nó.

9
Đến Mai Châu du lịch ngoài ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên mộng mơ tươi
đẹp của cửa ngõ Tây Bắc này thì một trong những trải nghiệm được khách du lịch
yêu thích tiếp theo đó là trải nghiệm văn hóa cộng đồng, khám phá nét đẹp văn hóa
con người ở Mai Châu. Điểm đến tìm hiểu văn hóa đa dạng của Việt Nam ở Mai
Châu nổi tiếng nhất chắc chắn là bản Lác - bản làng với 700 năm tuổi.

Những năm gần đây, bên cạnh các tour du lịch về với cộng đồng dân tộc thiểu
số miền Tây Bắc như Mộc Châu, Sơn La, Sa Pa, Hà Giang..., du khách đã có thêm
một địa chỉ cho những chuyến du lịch của mình.
Những bước chuyển mình
Bản Lác, thuộc huyện lỵ Mai Châu, thành phố Hòa Bình, là nơi sinh sống của
người dân tộc Thái đen với 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Theo Trưởng bản Hà
Công Tím, bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và
nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần
được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị
tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên
bản Lác đã được nhiều người biết như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt
Nam.

Loại hình du lịch homestay - sống trong chính ngôi nhà của người dân được du
khách đặc biệt ưa chuộng. Từ những sợi mỏnh manh người dân bản Lác đã dệt
thành những chiếc khăn với nhiều họa tiết hoa văn độc đáo để bán cho du khách.

Đốt lửa trại cũng là hình thức thu hút được nhiều du khách tới Mai Châu. Sau
bữa tối, du khách được đắm mình trong men rượu cần và thưởng thức những tiết
mục ca nhạc đặc sắc ngay trên nhà sàn do thanh niên nam nữ trong bản biểu diễn.
Nếu muốn, khách cũng có thể tham gia nhảy múa cùng dân bản trong một số tiết
mục.
Đã từng ngủ lại nhà sàn ở những bản làng hẻo lánh xa xôi, nhưng chỉ một ngày
đêm tại bản Lác có cái gì đó thật khó quên khi bốn bề gió lùa, sương giăng trước
mặt và vách núi dựng âm u. Đâu đó trong đêm, vang lên tiếng thì thầm tâm sự của
những con người mới đây thôi còn lạ bỗng chốc trở thành thân quen. Cuộn mình
trong chiếc chăn thổ cấm ấm áp, tôi cứ nghĩ lan man về một vùng rừng núi, nơi
những người dân bản hiền lành, thật thà làm du lịch giỏi và một nền tảng văn hóa

10
dân tộc phong phú. Bấy nhiêu thôi cũng quá đủ để Mai Châu vẫy gọi du khách bốn
mùa, bốn phương.
2.1.2 Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu
Du lịch huyện Mai Châu phát triển với mục tiêu khai thác tối đa lợi thế, tiềm
năng của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai thực hiện việc xây dựng huyện Mai Châu trở thành Điểm du lịch
Quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 5 năm qua, tỉnh đã định hướng
cho du lịch phát triển với mục tiêu khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng du lịch của địa
phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ
vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện Mai Châu. Chất lượng dịch vụ, công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh du lịch từng bước được nâng cao.
Công tác thu hút đầu tư và triển khai các dự án du lịch - thương mại trên địa bàn
huyện Mai Châu luôn được chú trọng. Sau khi có Quyết định công bố quy hoạch
Điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, số lượng
các nhà đầu tư về du lịch, thương mại vào Mai Châu ngày càng tăng lên. Đến nay,
trên địa bàn huyện có gần 20 dự án du lịch, thương mại được Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư 178,142 tỷ đồng, vốn
đầu tư đã và đang thực hiện là 150.741 tỷ đồng gồm các đơn vị. Bên cạnh đó, tỉnh
cũng chú trọng đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình hạ tầng giao
thông phục vụ phát triển du lịch tại vùng lõi của Điểm du lịch quốc gia Mai Châu
(xã Chiềng Châu, xã Nà Phòn, xã Nà Thia, Thị trấn Mai Châu): Xây dựng 7 tuyến
đường, với tổng chiều dài là 5,472km và 02 cầu (Cầu Bai Tá và Cầu Lác I). Tổng
mức đầu tư công trình 39,1 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi và vốn xây
dựng cơ bản tập trung ngân sách tỉnh. Xây dựng công trình đường bê tông xóm Nà
Thia, xã Nà Phòn, với tổng chiều dài 807,56 m. Cải tạo, xây dựng các công trình từ
nguồn vốn ngân sách huyện: Đường từ tổ dân phố Vãng đến tổ dân phố Văn, thị
trấn Mai Châu, với tổng chiều dài tuyến 1,4Km; tổng mức đầu tư 5,3 tỷ đồng từ
nguồn vốn ngân sách huyện. Xây dựng cổng chào huyện Mai Châu; lắp dựng 04
biển quảng bá du lịch Mai Châu tại Ngã ba Tòng Đậu (xã Tòng Đậu); bản văn, bản
Pom Cọong (thị trấn Mai Châu); bản Lác (xã Chiềng Châu). Xây dựng công trình
trang trí vỉa hè khu vực trung tâm thị trấn Mai Châu và lắp đặt thiết bị thể thao
ngoài trời tại thị trấn Mai Châu. Tổng mức đầu tư của các công trình 4,8 tỷ đồng.

11
Huyện Mai Châu hiện có 07 điểm du lịch cộng đồng gồm Bản Lác (xã Chiềng
Châu), bản Bước (xã Xăm Khòe), bản Văn, bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu),
bản Hịch (xã Mai Hịch), bản Pà Cò (xã Pà Cò) và bản Hang Kia (xã Hang Kia), góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống người dân, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Các khu nghỉ dưỡng cao cấp
như Avana Resort, Mai Chau Lodge, Mai Châu Ecolodge, Ba Khan village Resort,
Mai Chau Hideaway Resort... đã góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch có chất
lượng tốt, thu hút đối tượng khách du lịch có mức chi trả cao, tăng doanh thu.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 222 tỷ đồng.

Thời gian tới, tỉnh đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ đưa Khu du lịch Mai
Châu được phê duyệt trong danh mục quy hoạch thành Khu du lịch Quốc gia trong
Quy hoạch tổng thể hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng, huy động nguồn vốn ODA, thu hút các dự án đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cơ sở lưu trú. Có chính sách hỗ trợ đầu tư khai
thác tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
du lịch thể thao, vui chơi giải trí cao cấp, các ngành dịch vụ khác và công nghiệp
phụ trợ cho du lịch; khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn
từ 3 sao trở lên, trong đó có một số cơ sở lưu trú được xếp hạng tiêu chuẩn 4 sao và
5 sao. Bố trí nguồn kinh phí để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc,
phục dựng, duy trì các lễ hội và các làng nghề thủ công truyền thống; tu bổ tôn tạo
các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, sản xuất nông nghiệp sạch. Tiếp
tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom rác, xử lý nước thải sinh hoạt tại các
khu, điểm du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong đầu tư
xây dựng hạ tầng và các dự án đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường các giải pháp
phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, đảm bảo là Điểm đến an toàn, thân
thiện, hấp dẫn; chú trọng công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn huyện Mai Châu. Phát triển nguồn nhân lực về du lịch theo hướng chuyên
nghiệp. Tăng cường thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
trong nước và quốc tế để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh nhằm thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Mai Châu.

12
2.1.3 Một số các bản khác tại Mai Châu
2.1.3.1 Bản Văn
Bản Văn hiện có 94 hộ sinh sống, 376 nhân khẩu, trong đó người Thái chiếm
99%, được chia thành 5 tổ liên gia theo tổ đội sản xuất. Hiện nay, bản có 2 hộ gia
đình làm dịch vụ du lịch theo mô hình homestay – khách ăn nghỉ, tham gia sinh
hoạt cùng gia chủ để khám phá văn hóa bản địa. Hàng năm bản đón hàng trăm lượt
du khách trong và ngoài nước tới thăm quan.

Hình 1: Hình ảnh bản Văn

2.1.3.2 Bản Nhót


Cũng như các bản khác ở Mai Châu, người dân của bản Nhót thường sinh sống
ở những nơi có sông, suối, làm nhà dựa lưng vào núi đồi, phía trước nhà thường là
cánh đồng bao la.

Những ngôi nhà ở đây thường xây dựng theo lối kiểu kiến trúc truyền thống của
người Thái. Mái nhà lợp gianh, lá mây hoặc bằng gạch. Sàn nhà được xây dựng
bằng tre và làm cách mặt đất khoảng 2m bằng những cột gỗ chắc chắn. Đến đây bạn
nên lang thang khám phá thêm các hàng thổ cẩm và tìm cho mình một món đồ yêu
thích hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Tới điểm du lịch Mai Châu này
bạn sẽ có cơ hội tự tay thử ngồi dệt vải, giã gạo, sàng gạo, nấu rượu, cho gia súc ăn,
học làm các món ăn truyền thống và xem biểu diễn nhạc cụ dân tộc.

13
Hình 2: Hình ảnh bản Nhót\

2.1.4 Trang trại cam Cao Phong


2.1.4.1. Lịch sử cam Cao Phong

Các chuyên gia Liên Xô đã tìm đến mảnh đất Hòa Bình khảo sát và thành lập
nông trường Cao Phong (1964). Sau đó tại đây sản xuất các mặt hàng cam và xuất
khẩu sang thị trường Liên Xô. trong khoảng 1980 – 1990, giống cam này bị xuống
sản lượng và ít được biết đến vì dịch bệnh trên cây. Các giống cây cam bị đốn sạch
vào thời kỳ đó. Tình trạng kéo dài cho đến năm 1990, giống cam Nam Phong mới
được canh tác trở lại.

Giá trị thương phẩm cao, được công nhận là sản phẩm OCOP.

14
Hình 3: Trại cam Cao Phong

2.1.4.2. Lý do suy thoái


Các địa phương khác đến đây và học hỏi kinh nghiệm. Từ đó diện tích trồng
cam ở các vùng khác tăng lên, tăng độ cạnh tranh. Dẫn đến tình trạng cung lớn hơn
cầu.

Tình trạng phát triển ồ ạt và cơ quan quản lý không quản lý được hết giống. Có
nhiều giống cây không đạt chuẩn được đưa vào trồng và nhân giống. Điều này làm
suy thoái giống

Cây cam không được chăm sóc kỹ lưỡng, giống cây yếu, cây dễ bị nhiễm các
bệnh.

2.1.4.3 Giải pháp và kết quả đạt được


- Áp dụng khoa học công nghệ vào mô hình trồng cam, dẫn đến cả sản lượng và
chất lượng đều tăng
- Chăm sóc cam kỹ lưỡng, tiêm phòng cho cam định kỳ

⇒ Sản lượng, chất lượng tăng

- Trong thời kỳ Covid: Giá cam đắt đỏ


+ Cam canh cuối vụ: 42,000vnđ/kg
+ Cam V2: 50,000vnđ/kg tại vườn

15
Bảng tổng hợp chi tiết thời gian và địa điểm thực tế theo từng buổi.

Ghi
STT THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM
chú

13h30 - 15h30
1 Bản Lác
(Ngày 19/04/2022)

15h30 -18h00
2 Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu
(Ngày 19/04/2022)

9h -11h30 Thăm quan bản Văn, bản Nhót, mô hình sinh


3
(Ngày 20/04/2022) thái tại bản Lác

14h- 15h
4 Thăm quan trại cam Cao Phong
(Ngày 20/04/2022)

2.2 Mô tả nội dung công việc


2.2.1 Thực tập tại UBND huyện Mai Châu
Đặc điểm địa hình huyện Mai Châu:
Mai Châu là vùng cao của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố 70km.
Phía đông giáp huyện Tân Lạc, Phía tây giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Phía nam
giáp huyện Quan Hóa và huyện Bá Thước thuộc tỉnh Thanh Hóa, Phía bắc giáp
huyện Đà Bắc.
Huyện Mai Châu có 2 con sông là: sông Đà và sông Mã chảy qua.
Sông Đà tỉnh Hòa Bình đang quy hoạch chi tiết để sắp tới triển khai Hồ Hòa
Bình.
Sông Mã chảy qua một ít ở xã Mai Hịch, có nguồn gốc từ bài thơ “Tây Tiến”
của Quang Dũng.
Diện tích tự nhiên năm 2022 của huyện là 56.982 ha với dân số hiện nay trên
57.000 người, bao gồm 7 dân tộc đó là: Thái, Kinh, Mường, Tày, Mông, Dao, Hoa.
Huyện Mai Châu có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn
Mai Châu (huyện lỵ) và 15 xã: Bao La, Chiềng Châu, Cun Pheo, Đồng Tân, Hang
Kia, Mai Hạ, Mai Hịch, Nà Phòn, Pà Cò, Sơn Thủy, Tân Thành, Thành Sơn, Tòng
Đậu, Vạn Mai, Xăm Khòe.

16
Dân số ở mỗi dân tộc bao gồm: Dân tộc Thái chiếm 57.3%, Mường chiếm
18%, Kinh chiêm hơn 11%, Mồng chiếm hơn 10%, các dân tộc khác chiếm hơn
10%.
Phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh năm 2021 và 3
tháng đầu năm 2022:

Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện đã chủ động, linh hoạt trong thực
hiện những giải pháp chỉ đạo, điều hành đã đề ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền,
đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự quyết tâm, đồng lòng của người
dân nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục giữ được ổn định. Mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đã hoàn thành kế hoạch đề ra.

- Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) ước thực hiện 3.258 tỷ đồng, đạt
93,38% kế hoạch và bằng 110,59% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó:
+ Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản 1.062 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 32,60%);
+ Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp 1.097 tỷ
đồng (chiếm tỷ trọng 33,67%);
+ Giá trị sản xuất thương mại, du lịch và dịch vụ 1.099 tỷ đồng (chiếm tỷ
trọng 33,73%)

Kết quả thực hiện từng ngành, lĩnh vực:

A. LĨNH VỰC KINH TẾ

1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Trồng trọt: Tình hình thời tiết trong năm 2021 cơ bản thuận lợi cho việc gieo
trồng và chăm sóc các loại cây nông nghiệp. Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung
chỉ đạo kế hoạch sản xuất theo đúng khung thời vụ, tăng cường trong công tác phối
hợp, hướng dẫn, tập huấn nông dân phòng trừ dịch hại, bệnh hại trên cây trồng. Cơ
cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường,
chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao; chuyển đổi
diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, rau đậu, cây hàng năm và cây
lâu năm khác. Nhìn chung diện tích trồng cây lương thực, rau màu các loại gieo
trồng đảm bảo theo đúng khung thời vụ và đạt kế hoạch đề ra.

- Chăn nuôi, thú y: Đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn chủ động trong kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, làm tốt công tác

17
phòng, chống đói rét cho gia súc, gia cầm, thường xuyên duy trì hoạt động kiểm tra
của chốt kiểm dịch động vật, nhằm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ các
địa phương lân cận. Kịp thời triển khai các đợt tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc,
gia cầm, và phun thuốc khử trùng tiêu độc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc,
đồng thời tiếp tục chỉ đạo duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn
huyện. Tuy nhiên, trong năm trên địa bàn huyện đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục
trên đàn bò, dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục xuất hiện tại một số xã trên địa bàn, Ủy
ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp khoanh vùng, dập
dịch tại các điểm mới phát sinh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn
nuôi và giảm nguy cơ lây lan sang các vùng lân cận, đến thời điểm hiện tại dịch
viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đã cơ bản được khống chế, riêng dịch tả lợn Châu
Phi do chưa có vắc xin phòng, chống nên UBND huyện đang tiếp tục chỉ đạo các
biện pháp phòng ngừa, khoanh vùng dịch

bệnh.

- Sản xuất lâm nghiệp: Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp theo
Quyết định số 3229/QĐ-UBND ngày 23/12/2020 của UBND tỉnh Hòa Bình về phát
triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm
2030 với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững,
hình thành chuỗi liên kết từ trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chỉ đạo thực hiện
tốt công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, tăng cường công tác tuyên
truyền về quản lý bảo vệ rừng, phòng chống, chữa cháy rừng. Duy trì xây dựng
đường băng cản lửa, kịp thời xử lý các vụ vi phạm khai thác lâm sản trái pháp luật.
Trong năm 2021 đã trồng mới được 279,67 ha rừng tập trung, đạt 186,45% so với
kế hoạch; trồng được trên 137 nghìn cây phân tán các loại, đạt 122,44% so với kế
hoạch UBND tỉnh giao trồng 1 tỷ cây xanh. Giữ tỷ lệ độ che phủ rừng ở mức trên
65%.

- Thủy sản: Nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định, tiếp tục duy trì phát triển nuôi
cá lồng và phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại những vùng có điều kiện
thuận lợi. Tổng diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản là 75,22 ha đạt 100% kế hoạch;
Duy trì và phát triển số lồng cá hiện có theo kế hoạch; sản lượng thủy sản nuôi
trồng và khai thác ước đạt trên 287 tấn, đạt 32,69% kế hoạch, và bằng 104,17% so
cùng kỳ.

18
- Công tác di dân, tái định cư: Đã tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát
những điểm có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống, tính mạng của người dân để
tuyên truyền, vận động người dân di chuyển đến nơi ở mới an toàn. Hiện nay,
UBND huyện đã triển khai thực hiện xây dựng hoàn thành giai đoạn 1 và gấp rút
triển khai giai đoạn 2 khu tái định cư Táu Nà, xã Cun Pheo, khu tái định cư xóm
Suối Nhúng, xã Sơn Thủy để sớm đưa người dân đến khu định cư mới.

2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ bản; giao thông
vận tải; giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư và kinh tế tập thể.

a) Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở, doanh
nghiệp trên địa bàn và chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có nhiều diễn biến
phức tạp để duy trì hoạt động sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa
phương.

b) Công tác xây dựng cơ bản

Triển khai thực hiện Quyết định số 3326/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của
UBND tỉnh Hòa Bình về phê duyệt Kế hoạch đầu tư công năm 2021, nguồn vốn
ngân sách tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị được giao làm chủ đầu tư khẩn trương triển khai
các công trình kế hoạch năm 2021 thuộc nguồn vốn ngân sách huyện và công trình
thuộc nguồn vốn ngân sách xã. Năm 2021 ngân sách huyện đầu tư xây dựng 39
công trình, với kế hoạch vốn đã bố trí là 31,71 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2021
giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn giao.

c) Công tác giao thông vận tải

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ các phương tiện tham gia hoạt
động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ vừa đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn
phòng chống dịch bệnh Covid - 19 theo quy định, vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa
phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của dịch
bệnh Covid-19, trong những tháng đầu năm, tại một số thời điểm các phương tiện
vận tải hành khách trên địa bàn phải dừng hoạt động theo yêu cầu giãn cách xã hội
nên các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, các chủ phương tiện vận tải gặp không ít
khó khăn.

19
d) Công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế tập thể

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
để thực hiện các dự án. Những vướng mắc về giải phóng mặt bằng dự án đầu tư đều
được các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu
tư triển khai thực hiện dự án.

3. Thương mại, dịch vụ, du lịch

a) Về thương mại, dịch vụ:

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp nên đã ảnh hưởng
đến các hoạt động thương mại, dịch vụ, đặc biệt là hình thức thương mại truyền
thống, thị trường tiếp tục ổn định, không có hiện tượng găm hàng, tăng giá; các mặt
hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
của người dân. Công tác quản lý thị trường, giá cả, chống buôn lậu, hàng giả, gian
lận thương mại tiếp tục tăng cường; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị
trường, xử lý vi phạm, thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết trên địa bàn,
nhằm tăng cường kỷ cương, trật tự thị trường. Cơ quan chuyên môn đã cắt giảm thủ
tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để cho người dân đến làm thủ tục cấp giấy
phép đăng ký kinh doanh theo đúng quy định.

b) Về phát triển du lịch

Là ngành chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên với việc triển
khai các hoạt động kích cầu du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá,
trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên Mai Châu vẫn là điểm đến mà nhiều
du khách lựa chọn để thăm quan, nghỉ dưỡng tại địa bàn huyện, các điểm đón khách
đều tuân thủ nghiêm các điều kiện về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

B. LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Giáo dục và Đào tạo

Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, trường học tập trung
triển khai thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo quy
định. Triển khai các hoạt động dạy và học theo kế hoạch năm học 2020 - 2021 đã
đề ra. Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện; tiếp tục
tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên
các cấp học, qua đó chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từng
20
bước được nâng cao; tổ chức và tham gia các kỳ thi, hội thi của ngành, qua đó chất
lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục khẳng định và có chuyển biến tích cực. Thực hiện
chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh, ngành giáo dục đã tập trung triển khai
các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong
các trường học. Đã triển khai thực hiện điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường
năm học 2020-2021 đối với cấp THCS, chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch
và tổ chức cho giáo viên hướng dẫn học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ
học để phòng tránh dịch Covid-19. Chỉ đạo các trường học báo cáo tổng kết năm
học 2020-2021 theo hướng dẫn của ngành giáo dục. Tập trung nguồn lực để thực
hiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường học trên địa bàn,
kết quả năm 2021 có 2 trường được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia, bằng
100% kế hoạch đề ra.

2. Y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tiếp tục được quan tâm chỉ
đạo thực hiện tốt, đảm bảo việc khám bệnh, điều trị bệnh nhân ở tất cả các tuyến.
Công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai tích cực. Trước những diễn biến
phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã khẩn trương triển khai rà soát, xác minh, truy
vết, tổ chức cách ly, lấy mẫu xét nghiệm đúng quy định các trường hợp trở về từ ổ
dịch, vùng dịch theo quy định. Thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng và kiểm soát
lây nhiễm bệnh Covid-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh và chống lây nhiễm
chéo trong khu vực cách ly tập trung. Đồng thời đã xây dựng phương án ứng phó,
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập khu cách ly tập trung và cách ly tại nhà
đối với những người nghi nhiễm, người tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19,
người từ vùng dịch thuộc đối tượng cách ly, thông tin tuyên truyền kịp thời về tình
hình dịch bệnh Covid-19 để người dân yên tâm, tránh gây tâm lý hoang mang trong
nhân dân, gây mất ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn huyện.

UBND huyện Mai Châu đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí
quốc gia về y tế năm 2021, cơ quan chuyên môn đã phối hợp với các xã tập trung
triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, năm 2021 có 2 xã được công nhận
đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế, đạt 100% kế hoạch giao.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được quan tâm, Ban chỉ đạo của
huyện thường xuyên phối hợp với các ngành kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn
21
thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn
uống trên địa bàn huyện. Công tác Dân số gia đình và trẻ em được cấp ủy đảng,
chính quyền luôn quan tâm, trẻ em được chăm sóc về mọi mặt. Thường xuyên lồng
ghép các chương trình tuyên truyền pháp lệnh dân số thông qua các hội nghị, cuộc
họp, hệ thống chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số cơ sở hoạt động có hiệu
quả.

3. Lao động, việc làm, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội

Công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động của người lao
động tiếp tục được quan tâm. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thực
hiện và đạt nhiều kết quả(21). Các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện tốt phong
trào đền ơn đáp nghĩa, chế độ trợ cấp cho các đối tượng chính sách bảo đảm đầy đủ,
kịp thời. Đôn đốc các xã, thị trấn lập danh sách và cấp thẻ BHYT cho các đối tượng
được nhà nước đảm bảo kinh phí, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế BHYT
ước đạt 90%, đạt 93,75% so với kế hoạch. Năm 2021, kết quả kiểm tra, rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo 2016-2020: Hộ nghèo trên địa bàn huyện là
1.314 hộ = 9,67%, giảm 2,89% so với năm 2020, đạt 103,21% kế hoạch giao; Hộ
cận nghèo 2.180 hộ = 16,04%. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ, thăm hỏi tặng quà cho
các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, đồng bào sinh sống tại các
xã vùng khó khăn…được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ huyện
đến cơ sở thực hiện tốt. Công tác hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Covid-19 được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiếp tục quản
lý và duy trì các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng kế hoạch mở
các lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

4. Văn hóa - Thông tin; viễn thông và truyền thanh - truyền hình

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - thông tin, kịp
thời tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tuyên
truyền sâu rộng đến đông đảo người dân về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII,
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 - 2026; thông tin thường xuyên về tình hình dịch bệnh Covid- 19,
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của huyện, quốc phòng - an ninh của địa phương.

22
Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Duy trì
các đội văn nghệ, thường xuyên biểu diễn phục vụ khách tham quan du lịch, phục
vụ nhân dân. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ với nhiều nội dung phong
phú, thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước; các hoạt động văn nghệ,
thể thao mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu năm 2021, thu hút sự tham gia của đông
đảo quần chúng nhân dân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu
xuân, góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ đạo cơ quan chuyên
môn xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thi “Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững”
huyện Mai Châu năm 2021; lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Nghệ
thuật múa Keng Loóng dân tộc Thái, huyện Mai Châu đề nghị đưa vào Danh mục
di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Công tác Truyền thanh - Truyền hình: Thực hiện tốt công tác thu, phát sóng Đài
Trung ương, đài tỉnh, bảo đảm chất lượng và thời lượng. Xây dựng các chương
trình truyền hình cộng tác với Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, bám sát nội dung
tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
nhiệm vụ chính trị của huyện và phản ánh các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể
dục - thể thao diễn ra trên địa bàn huyện. Công tác thông tin - truyền thông được
đẩy mạnh, đảm bảo thông tin phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và nhu
cầu của nhân dân; công tác kiểm tra các hoạt động bưu chính viễn thông, công nghệ
thông tin được duy trì và đạt hiệu quả.
C. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH
1. Công tác quân sự địa phương
Duy trì nghiêm chế độ trực ban, trực chỉ huy và trực sẵn sàng chiến đấu, chủ
động phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội trong các ngày lễ, tết và thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII,
cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026. Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ
trong lực lượng vũ trang và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của
Đảng, nhà nước về quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Làm tốt công tác
tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021, hoàn thành 100% chỉ tiêu được
giao; tổ chức đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương
và đăng ký vào ngạch dự bị. Tổ chức phân công lực lượng để duy trì quân số

23
thường trực thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và phòng, chống dịch bệnh
Covid-19. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn
đến năm 2050. Chỉ đạo các đơn vị huấn luyện chiến đấu năm 2021. Hoàn thành kế
hoạch diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2021, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn
triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương theo đúng kế
hoạch đề ra.
2. Công tác an ninh trật tự
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững, ổn định, không để
xảy ra vụ việc đột xuất, phức tạp, điểm nóng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho nhân dân. Tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo tấn công trấn áp các loại tội phạm. Chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả
02 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, điều tra khám phá án đạt tỉ lệ 100%,
không xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Tổ chức thu nhận thông tin cấp Căn cước
công dân, làm sạch cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đạt kết quả cao; công tác tuần
tra, kiểm soát giao thông được duy trì thường xuyên, tai nạn giao thông giảm 01
tiêu chí; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục phát triển về chiều sâu
và chất lượng.
D. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG
Kết quả đạt được
Năm 2021 là năm có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp
của dịch bệnh Covid-19 đã có nhiều tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội, song
dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện và UBND huyện, sự quyết
liệt của các cấp chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể từ huyện đến cơ sở, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục được phát triển ổn
định, kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh có hiệu quả; hoạt động thương mại, dịch vụ
đáp ứng được nhu cầu của người dân; chất lượng giáo dục ở các cấp học, ngành học
được giữ vững; công tác văn hóa, thông tin và truyền thông được quan tâm thực
hiện tốt; hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân
được thực hiện có hiệu quả, tập trung mọi nguồn lực để phòng chống và đẩy lùi
dịch bệnh Covid-19; công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hoàn thành vượt
kế hoạch đề ra. Chính sách an sinh xã hội, chăm lo người có công và các đối tượng
chính sách được triển khai đầy đủ, kịp thời; Đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại
biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-

24
2026; Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp công dân, cải cách thủ tục hành
chính từng bước được nâng cao; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã
hội được bảo đảm. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2021 cơ bản
hoàn thành kế hoạch đề ra.

Hình 4: Chia sẻ của phó chủ tịch huyện Mai Châu

Hình 5: Giải đáp những thắc mắc của sinh viên.

25
Hình 6: Chia sẻ của PGS.TS Nguyễn An Thịnh về sự hợp tác giữa Huyện Mai Châu và
trường Đại học Kinh tế.

Hình 7: : Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa UBND huyện Mai Châu và Trường Đại học
Kinh tế

2.2.2 Thực tập tại BQL du lịch Bản Lác


Gặp gỡ giữa ban quan lý du lịch Bản Lác và thầy trò khoa Kinh tế Phát triển
Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.

26
Chia sẻ của cán bộ Ban quản lý du lịch Bản Lác về đặc điểm kinh tế - xã hội và
tình hình kinh doanh mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại Bản Lác - xã
Chiềng Châu huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình:
+ Đặc điểm kinh tế - xã hội
+Tình hình kinh doanh mô hình du lịch
+ Khó khăn hạn chế và phương hướng phát triển trong tương lai
+Thu từ công nghiệp tiểu công nghiệp xây dựng đạt 51,17%
dự kiến thu nhập từ du lịch và dịch vụ chỉ 74,8 % ( lý do vì codvid 19 )
+ Về tổng sản lượng lương thực: Ngoài đồi núi còn trồn glusa nước đạt sản
lượng trên 1829 tấn.
+ Về bình quân thu nhập đầu người : dự kiến đạt trên 53 tr/ năm của huyện Mai
Châu (hiện tại 49tr/năm)

Báo cáo phát triển kinh tế xã hội :


A. VỀ LĨNH VỰC KINH TẾ:
Về nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp có trên 366 ha, bình quân
năng suất đạt 72 tạ/ha
Phát triển Mai Châu theo hướng du lịch xanh nên có tỉ lệ che phủ rừng đạt trên
74% so với diện tích đất rừng tự nhiên
Về công tác công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : Trên dịa bàn xã Chiềng Châu
có 5 xóm có trên 8 công ty doanh nghiệp hữu hạn, kinh doanh và có 1 khu công
công nghiệp đóng trên địa bàn xã Chiềng Châu
Về công tác xây dựng: Xây dựng trụ sở nhà nước, xây dựng cơ sở kinh doanh,
khu công nghiệp thì bên cạnh đó khuyến khích người dân giữ các nếp nhà sàn để
phục vụ việc phát triển du lịch cộng đồng.
Về thương mại dịch vụ du lịch: Trên địa bàn xã có 70 hộ dân kinh doanh
Homestay, phát triển du lịch cộng đồng, có 9 nhà nghỉ, khách sạn, resort khu nghỉ
dưỡng. Trong năm 2021 chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên lượng khách
đến với xã có giảm nhiều so với các năm. Thu nhập từ dịch vụ du lịch chiếm 78%.
Về công tác văn hoá xã hội :
Tỷ lệ hộ nghèo: 1,18 % (2021), 11/900 hộ là hộ nghèo, hộ cận nghèo: 6,55%
giảm hộ nghèo nhiều so với mặt bằng chung của Huyện Mai Châu

27
Về phong trào văn hoá văn nghệ: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, thường
xuyên giao lưu văn hoá văn nghệ giữa các thôn bản, quảng bá văn hoá tới khách
tới thăm.
Về gia đình văn hoá: trên 86,66 % gia đình văn hoá đạt 5/5 làng văn hoá
Về an ninh quốc phòng: Có vị thế về an ninh quốc phòng nhờ địa hình lòng
chảo, hoàn thành tốt chỉ tiêu về quân sự tại địa phương.

Về công tác xây dựng nông thôn mới: Đạt danh hiệu xã nông thôn mới

Khó khăn hạn chế và phương hướng phát triển trong tương lai: Khó khăn
trong huy động vốn đầu tư phát triển, quy hoạch lại các mô hình du lịch cộng đồng.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid khiến các mô hình kinh doanh hạn chế hoạt động,
lượng khách đến tham quan du lịch giảm nhiều. Khó khăn trong việc quảng bá địa
điểm du lịch vì đa số dân vẫn còn nghèo, chưa phát triển về công nghệ thông tin.
Người dân đa phần là người dân tộc Thái, Mường chưa có kiến thức kinh doanh tốt.

Cuối cùng là trao đổi với sinh viên về các vấn đề thắc mắc trong kinh doanh
phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác, xã Chiềng Châu nói riêng và
huyện mai Châu nói chung.
2.2.3 Thăm quan mô hình kinh doanh kinh tế hộ gia đình tại trang trại cam Cao
Phong

Địa điểm tìm hiểu: Trại Cam Cao Phong (Thị trấn Cao Phong – huyện Cao
Phong – tỉnh Hòa Bình)

28
Mô tả chi tiết công việc:

- Tham quan vườn cam, chụp ảnh tư liệu.

- Tìm hiểu chung về lịch sử hình thành vùng cam Cao Phong:

Vùng này cách đây 5-7 năm trước được Bộ Khoa học Công nghệ công nhận là
chỉ giới địa lý vùng cam Cao Phong, và được thành lập năm 1964.

Trước đây, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hóa, nhập khẩu rất
nhiều vật tư, thiết bị của Liên Xô. Các chuyên gia Liên Xô tìm đến vùng đất Hòa
Bình, vùng cam Cao Phong để khảo sát và thành lập nông trường quốc doanh Cao
Phong từ năm 1964. Sau đó, cam Cao Phong được sản xuất và xuất khẩu sang Liên
Xô.
29
Đến 1990, CNXH sụp đổ, Cam Cao Phong đến thời kì suy thoái. Một thời gian
sau, đất của nông trường bị phong hóa, đựa vào hợp đồng nhận khoản và tiếp tục
trồng cam. Sau đó, giá trị thương phẩm mà bộ Khoa học – Công nghệ công nhận là
chỉ giới địa lý cam Cao Phong thì vùng cam Cao Phong có giá trị rất cao, các sản
phẩm có chất lượng cao vì được ưu đãi bởi khí hậu và đất đai.

Thời kì đỉnh cao của cam Cao Phong đã qua cách đây khoảng từ 3-5 năm. Hiện
tại, các gia đình tại đây đang áp dụng khoa học – kĩ thuật thì vườn cam vẫn đang
xanh tốt và vẫn cho lợi nhuận cao.

Tìm hiểu đặc điểm cam Cao Phong:

- Là những cây có múi.

- Tất cả những cây có múi như chanh, mít,… trồng ở đất Cao Phong thì đều
được gọi là cam Cao Phong. Bản thân cùng Cao Phong không sản xuất ra cam,
không sản xuất giống đó mà chỉ là nơi trồng, bởi vì trồng ở đây nên được gọi là cam
Cao Phong.

Đặt câu hỏi và nghe giải đáp:

Câu hỏi 1: Sản lượng cung cấp cam Cao Phong là bao nhiêu? Diện tích trồng
cam là bao nhiêu? Giá cả? Thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước như thế
nào? Suy thoái do giá cả thị trường hay giống cây?

Câu hỏi 2: Vấn đề an toàn sản phẩm

Câu hỏi 3: Thương hiệu liên qan đến hiệp hội?

Câu hỏi 4: Giá cam tại vườn và giá trị đến thị trường của mùa vụ trước?

Câu hỏi 5: Chu kì kinh doanh là bao nhiêu năm (từ lúc đầu tư cơ bản đến khi
cây thoái hóa phải thay cây khác)? Thời kì cho ra quả là bao nhiêu năm? Trong thời
kì kinh doanh, đầu tư một năm là bao nhiêu và lợi nhuận là bao nhiêu? Ở tỉnh Hòa
Bình, ngoài cam tươi là sản phẩm OCOP, thì ở đó còn sản phẩm chế biến không?
Trong chuỗi, tác nhân nào là tác nhân quan trọng nhất?

Câu hỏi 6: Trồng cam ở nước ngoài có khác với Việt Nam hay không?

30
Câu hỏi 7: Việc sản xuất cam có theo cơ chế thị trường? Vai trò của hiệp hội là
quản lý sản xuất hay marketing cho đầu ra? Vai trò của chính quyền? Có được hỗ
trợ hay không?

2.3 Kết quả thực hiện công việc


2.3.1 Du lịch cộng đồng
Người dân cùng nhau nâng cấp nhà ở, chế biến món ăn ngon, thành lập đội văn
nghệ biểu diễn phục vụ khách. Từ chỗ chỉ dệt khăn, áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ bản
Lác dần làm các loại đồ lưu niệm như khăn quàng cổ, vải treo tường, vòng đeo tay,
ví, trong khi đàn ông làm cung nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và, phách gỗ... để bán cho du
khách. Theo thời gian, tư duy làm DLCĐ tại bản Lác dần hình thành và loại hình du
lịch homestay - sống trong chính ngôi nhà của người dân được du khách ưa chuộng,
đặc biệt là khách quốc tế.
Bên cạnh cảnh quan, bản sắc văn hóa, DLCĐ bản Lác còn được nhiều du khách
chọn lựa bởi chi phí hợp lý, không có tình trạng chèo kéo khách, an ninh trật tự bảo
đảm, khách có làm rơi đồ, người dân nhặt được sẽ mang đến nhà trưởng bản để
thông báo tìm người đánh rơi... Diện tích đất canh tác ít, không có nghề phụ, trên
địa bàn huyện cũng rất ít nhà máy, xí nghiệp để có thể giải quyết việc làm cho
người dân. Do đó, DLCĐ đã góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển, đời sống người
dân cải thiện rõ rệt.
Địa phương đã phục dựng và duy trì tổ chức lễ hội “Xên Mường” của dân tộc
Thái; xây dựng khu trưng bày hiện vật, cổ vật dân tộc… Huyện cũng quan tâm đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Hằng
năm, người dân trong bản được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm
du lịch; tuyến đường vào bản được mở rộng, bê tông hóa. Bãi đỗ xe được quy
hoạch xây dựng rộng rãi, rác thải được thu gom hằng ngày...
Trưởng bản Hà Công Hồng phấn khởi cho biết thêm: DLCĐ đã giải quyết việc
làm cho khoảng 300 lao động với thu nhập ổn định. Ngoài cho thuê chỗ ở, chế biến
món ăn cho khách, người dân còn có thu nhập từ bán đồ lưu niệm, cho thuê trang
phục, tham gia các đội văn nghệ...
Gần đây, các hộ trong bản đã đầu tư mua 60 xe điện phục vụ khách tham quan
với mức phí từ 250- 350 nghìn đồng/lượt. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người

31
của bản đạt 32,5 triệu đồng, năm 2019 tăng lên 43 triệu đồng. Nhiều hộ sửa sang
nhà cửa, thậm chí mua ô tô.

32
2.3.2 OCOP
Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng núi cao đặc thù, các sản phẩm
nông sản tỉnh Hòa Bình đang từng bước khẳng định được ưu thế, chất lượng trên các
thị trường tiêu thụ. Hiện, tỉnh có 18 sản phẩm đạt 4 sao, 52 sản phẩm đạt 3 sao theo

33
tiêu chuẩn OCOP. Đây đều là những nông sản thế mạnh của tỉnh như: gà ri Lạc
Thủy, các sản phẩm từ cá sông Đà, sản phẩm nước cam tươi lên men, cam quà tặng
cao cấp của Hợp tác xã 3T nông sản Cao Phong, chuối Viba, thổ cẩm dệt tay của
người Thái Mai Châu…
Các sản phẩm từ cam là một trong những thương hiệu nông sản chất lượng tiêu
biểu của tỉnh Hòa Bình đang được Hợp tác xã Hà Phong chế biến và sản xuất. Hiện
nay, với 100% diện tích cam sản xuất và thu hoạch đã được chứng nhận tiêu chuẩn
VietGAP, từ khâu chăm sóc đến thu hoạch đều tuân thủ các quy định kỹ thuật
nghiêm ngặt.
Hợp tác xã Hà Phong, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong đã triển khai mô hình
dây chuyền chế biến các sản phẩm từ cam tươi hữu cơ. Chuỗi các sản phẩm chế biến
từ cam có 8 loại gồm: nước cốt cam, mứt cam, nước cam tươi lên men, tinh dầu cam,
mứt vỏ cam, rượu cam, rượu men cam được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ
hiện đại, khép kín, khử trùng cao đã được người tiêu dùng đánh giá cao về nhiều tác
dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, hai sản phẩm cam quà tặng cao cấp và nước cam
tươi lên men được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao năm 2019 cấp tỉnh.
Để tiếp tục khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm OCOP của huyện Cao
Phong, ngay từ đầu năm 2020, HTX Hà Phong và HTX 3T nông sản Cao Phong tập
trung nguồn lực đầu tư chăm sóc cam theo tiêu chuẩn VietGAP; đầu tư dây chuyền
công nghệ sơ chế sau thu hoạch; tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm thông qua
phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2020, huyện đề ra mục tiêu nâng hạng tiêu
chuẩn, phấn đấu sản phẩm nước cốt cam và mứt cam của HTX Hà Phong và cam quà
tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong phấn đấu nâng cấp lên sản phẩm
OCOP 4 sao cấp tỉnh. Huyện thực hiện chuẩn hóa 3 sản phẩm mới là trà chanh đào
mật ong, rượu cam của HTX Hà Phong và hạt dổi Thạch Yên. Kinh phí dành cho
nâng cấp và chuẩn hóa sản phẩm OCOP của huyện dự kiến 720 triệu đồng.
Xác định cây cam là cây thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện
và người dân đã chung sức, đồng lòng xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam
của huyện. Hiện nay, huyện chủ trương phát triển và trồng cam theo tiêu chuẩn
VietGAP, hữu cơ, đảm bảo ATTP vì sức khỏe của người tiêu dùng; phát triển mô
hình liên kết theo chuỗi, liên kết vùng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Hiện, toàn
huyện phát triển trên 3.000 ha cam, quýt các loại, với sản lượng trên 40.000 tấn. Sản
lượng cam ổn định, chất lượng đảm bảo là nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ các

34
chủ thể phát triển sản phẩm OCOP, đặc biệt là sản phẩm chế biến từ cam đang là mặt
hàng được thị trường ưa chuộng.
Để đạt được mục tiêu nâng hạng cho sản phẩm OCOP, ngay từ đầu năm, huyện
triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP đến các chủ thể kinh tế; hỗ trợ các
chủ thể xây dựng kế hoạch kinh doanh. Định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm
nông sản, sản phẩm chế biến từ cam đáp ứng tiêu chuẩn ở nhiều thị trường khác
nhau. Huyện chủ trương phát triển sản phẩm, dịch vụ phải đi liền với phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như HTX, tổ hợp tác để kích thích quá trình liên
kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác quảng bá, mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý Chương
trình OCOP, chủ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ thể tham gia chương trình để
có kiến thức về quản trị sản xuất, kiến thức marketing…
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế
khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị bền vững, trọng
tâm là phát triển sản phẩm, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương. Hiện nay, chương
trình được huyện triển khai tích cực, hiệu quả, gắn với 2 mục tiêu cốt lõi: Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất gắn với
tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, huyện tiếp tục hỗ trợ các
chủ thể nâng cấp sản phẩm mới, thực hiện tư vấn hoàn thiện sản phẩm về quy trình
sản xuất, quản lý chất lượng, hoàn thiện nhãn mác, bao bì, hồ sơ sản phẩm để đánh
giá sản phẩm cấp huyện, tỉnh.

35
2.4 Những thuận lợi, khó khăn trong kỳ thực tập
2.4.1 Thuận lợi
Đầu tiên, không phải nơi nào cũng có cảnh đẹp tự nhiên như Mai Châu. Đến với
Mai Châu là một sự lựa chọn vô cùng lý tưởng để quên đi những mệt mỏi, thoát khỏi
sự ồn ào, bụi bặm của chốn thành thị, cảm nhận thiên nhiên trong lành, cảnh vật hữu
tình. Từ trên đỉnh đèo cao trông về, thung lũng Mai Châu đẹp xinh biết bao. Khung
cảnh vừa có nét kỳ vĩ đặc trưng của núi rừng miền Bắc, vừa lại nên thơ, mộng mơ
của xứ sở cổ tích. Lạc bước vào thung lũng Mai Châu với vẻ đẹp của thiên nhiên nơi
đây với những cụm đồi núi thoai thoải, những con đường ngoằn ngoèo uốn lượn,
những dòng suối nước chảy róc rách, những ô ruộng trải dài khắp nơi và những nếp

36
nhà con con xinh xắn. Chính bởi vì khung cảnh tự nhiên nơi đây mà sinh viên được
trải nghiệm ở môi trường với không khí vô cùng trong lành.

Hình 8: Khung cảnh huyện Mai Châu với những nhà sàn gần nhau.

Thời tiết trong thời gian thực tập rất thuận lợi. Mai Châu với miền khí hậu ôn
hòa, dịu mát; về cơ bản, bốn mùa Mai Châu đều đem lại cảm giác dễ chịu và thoải
mái. Ban ngày thời tiết ở đây nắng không quá gắt, về đêm thời tiết se lạnh do địa
hình đồi núi vì thế thời tiết rất phù hợp cho những hoạt động của khoa tổ chức.

Hình 9: Vườn hoa do hộ gia đình kinh doanh.


37
Một điểm vô cùng thuận lợi trong chuyến đi này đó là mọi chuyện đều do khoa
tổ chức lo liệu sẵn trước, từ chỗ ăn đến chỗ nghỉ đến các điểm đi thực tập thực tế.
Thường thì việc đi đến những khu du lịch thực tập thực tế sẽ khá tốn kém khi đi
riêng lẻ tuy nhiên khoa đã tổ chức tất cả những sinh viên trong khoa đi thì giá cho
chuyến đi sẽ thấp hơn. Nếu sinh viên tự tổ chức có thể sẽ thuê xe có giá cao tuy
nhiên đi đông sẽ không phải bận tâm về việc này vì tất cả do khoa tổ chức, sắp xếp
chu đáo. Trong đó cũng có phần của cán bộ lớp đã chu đáo chuẩn bị đồ uống, đồ ăn
cho lớp, chuẩn bị thuốc dự phòng, quản lý lớp một cách hợp lý.
Trong chuyến đi này sinh viên đạo tạo điều kiện thuận lợi để tìm hiểu thêm về
những hộ kinh doanh gia đình, được làm việc với những cán bộ xã Chiềng Châu nói
riêng và với UBND huyện Mai Châu nói chung, gặp gỡ phó chủ tịch hội trồng cam
Cao Phong. Chúng em có thêm nhiều những hiểu biết về kiến thức kinh doanh hộ
gia đình, cách hoạt động du lịch cộng đồng ở Mai Châu, những chia sẻ về hội trồng
cam và các thông tin khác về cam Cao Phong trước đây và hiện nay đã có sự thay
đổi. Do có sự liên kết giữa khoa kinh tế phát triển và UBND huyện Mai Châu, sinh
viên thu thập được những số liệu chính xác, nếu đi thực tập riêng lẻ sẽ khó có thể
thu thập được. Qua làm việc với những hộ kinh doanh, UBND huyện Mai Châu
chúng ta thấy được cuộc sống của người dân nơi đây đã được cải thiện nhiều sao
với trước tuy nhiên cuộc sống của một bộ phận người dân nơi đây vẫn còn khá vất
vả, chưa ổn định. Từ đó chuyến thực tập thực tế này cũng giúp sinh viên áp dụng
những kiến thức lý thuyết đã học trên lớp vào mô hình thực tiễn và cũng phần nào
hình thành lên một số ý tưởng cho nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

38
Hình 10: Khoa kinh tế phát triển ký kết thỏa thuận hợp tác cùng UBND huyện Mai Châu.

Sinh viên được sinh hoạt ở nhà sàn, tiếp xúc trực tiếp với người dân địa
phương. Mai Châu là nơi người Thái Trắng sinh sống từ lâu đời. Khác với người
Thái Đen ở Điện Biên, người Thái Trắng có lối sống đặc trưng riêng, từ trang phục,
lối canh tác và nhà sàn. Sinh viên được đến các bản Lác, Văn và Pom Coong để
thăm những làng văn hóa du lịch, mua sắm đồ lưu niệm và ghé chơi những nếp nhà
sàn xinh xắn. Trong đó bản Lác là bản đông khách du lịch hơn cả vì có nhiều nhà
nghỉ cộng đồng và cũng là nơi sinh viên sinh hoạt ở đó. Sinh viên được trải nghiệm
những món đặc sản ở đây như cơm Lam, gà đồi, các loại cá ở suối. Mai Châu là
một thung lũng lúa có chất lượng gạo cao hàng đầu miền Bắc. Món ngon mà bạn
nhất định phải thử là xôi nếp, thứ đặc sản nổi tiếng trong câu thơ “Mai Châu mùa
em thơm nếp xôi” trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Xôi nếp ở đây
được nhuộm màu bằng các loại cây cỏ rừng núi thành xôi ngũ sắc nổi tiếng. Trước
đây xôi ngũ sắc chỉ được chế biến vào ngày lễ tết hoặc ngày cưới xin, giỗ chạp.
Cơm lam cũng là một món ăn khác làm từ gạo Mai Châu. Gạo được nướng trong
ống tre sau đó bày bán rất nhiều nơi ở Mai Châu. Với địa hình nhiều sông suối,
người dân Mai Châu ăn nhiều cá suối, cá sông Đà trong bữa ăn của mình. Hầu hết
cá đều được chế biến bằng cách nướng như nướng vỉ, nướng vùi trong than hay hấp
lá dong. Người dân ở Mai Châu vô cùng hiếu khách, được gặp nhiều người dân địa

39
phương thân thiện và hiếu khách, họ sẽ luôn chào đón khách du lịch và sẻ chia
những nụ cười, những câu chuyện và giúp chúng ta khám phá nét sinh hoạt, nét văn
hóa truyền thống của họ. Sinh viên được người dân địa phương chuẩn bị đồ ăn đặc
sản nơi đây với đầy đủ dinh dưỡng.

Hình 11: Những bữa ăn người dân chuẩn bị cho sinh viên.

Tại bản Lác – nơi sinh hoạt chung của sinh viên, mỗi lớp được phân chia ra một
nhà sàn thì đầy đủ tiện nghi như chăn gối, đệm, điều hòa, phòng tắm với nóng lạnh,

40
… Hơn nữa nhà sàn ở đây cũng có wifi giúp sinh viên dễ liên lạc, truy cập thông tin
cần thiết. Việc những thành viên trong lớp ở chung nhà sàn giúp tăng tính đoàn kết
của lớp. Ở nơi thực tập có những hoạt động cho nhóm bạn bè như đạp xe lang thang
hàng giờ ở Mai Châu mà chẳng thấy chán chường, đạp xe rong ruổi trên qua những
con đường, len lỏi vào thăm những bản làng của đồng bào dân tộc và cùng họ trải
nghiệm những nét văn hóa vùng cao và hòa vang giai điệu rộn ràng trong những
ngày.
Những nơi tổ chức hoạt động tập thể rộng rãi, được chuẩn bị trước. Trong thời
gian thực tập thực tế có hoạt động lửa trại không chỉ gắn kết những sinh viên trong
khoa lại mà còn gắn kết người dân địa phương với sinh viên với nhau giúp sinh
viên hiểu hơn về văn hóa người dân nơi đây. Hoạt động lửa trại được tổ chức ở bãi
đất rộng, thoáng, có cửa hàng đồ uống gần đó. Hay làm việc với cán bộ huyện Mai
Châu được bố trí trong hội trường rộng đảm bảo đủ chỗ cho sinh viên toàn khoa.
Những hoạt động về đêm diễn ra đều được tổ chức an toàn, điện đường được lắp
đặt đầy đủ.

Hình 12: Người dân địa phương biểu diễn văn nghệ trong hoạt động đốt lửa trại.

Về phương tiện di chuyển trong khu du lịch, sinh viên di chuyển bằng ô tô nếu
là các địa điểm nằm xa khu vực bản Lác, nếu gần đó sẽ di chuyển bằng xe điện.
Mai Châu là một thung lũng có địa hình khá bằng phẳng và diện tích không quá lớn
41
nên bạn có thể di chuyển dễ dàng bằng các phương tiện đơn giản như xe đạp, xe
điện hay thậm chí là đi bộ. Trong bán kính khoảng 10km đổ lại có thể thuê xe đạp
hoặc dùng xe đạp miễn phí ở khu nghỉ dưỡng để khám phá các bản làng xung
quanh như Bản Lác, bản Văn, Bản Pom Coong. Việc di chuyển xe điện giúp sinh
viên tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây và tránh được việc say xe của một số sinh
viên và chi phí xe điện không quá đắt do xe nhiều người. Và sinh viên có thể thuê
xe đạp để đi vòng quanh với giá 30.000 đồng/ giờ/ xe để tận hưởng khung cảnh
khung quanh, đi những con đường xe điện khó di chuyển.
2.4.2 Khó khăn
Điều đầu tiên là hiện tại nước ta vẫn đang trong giai đoạn dịch bệnh chưa hoàn
toàn ổn định. Mặc dù hầu như tất cả mọi người đã được hỗ trợ tiêm vacxin, nhưng
hậu quả để lại khi dương tính với covid vẫn nặng nề. Trong quá trình sinh hoạt
chung, có không ít sinh viên hơi lo ngại vì vấn đề dịch bệnh nên chưa thực sự thoải
mái. Ví dụ, có những sinh viên chưa bao giờ bị dương tính sẽ cảm thấy sợ hãi nếu
như ăn và ngủ nghỉ cùng nhau, có thể khiến cho họ trở thành F0. Hay những sinh
viên đã khỏi F0, sức đề kháng kém đi, sẽ không muốn bị tái lại vì hậu quả hậu
covid sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thực tế cho thấy, sau khi kết thúc kỳ thực tập
thực tế, trải qua quá trình sinh hoạt cộng đồng, có một số sinh viên đã có hiện tượng
trở thành F0 và nhiều sinh viên khác trở thành F1. Điều đó khiến cho kỳ thực tập
không thu được kết quả hoàn hảo.
Vấn đề thứ hai, thời gian lịch trình được sắp xếp khá là gấp gáp và dày. Mặc dù
có rất nhiều điểm đến cần được tham quan và học hỏi, nhưng sinh viên không có đủ
thời gian để được trải nghiệm kĩ lưỡng. Ngay sau khi đã kết thúc buổi giao lưu, trò
chuyện với địa điểm này thì sẽ nhanh chóng chuyển sang địa điểm tiếp theo. Một số
trường hợp các bạn bị say xe và có sức khỏe kém, việc di chuyển đường dài và
bằng ô tô trong ngày đầu tiên có thể dẫn đến năng suất kém hiệu quả khi lắng nghe
những trao đổi của người dân bản địa. Bên cạnh đó, huyện Mai Châu – tỉnh Hòa
Bình với người dân là dân tộc Thái và dân tộc Mông, điều đó tạo nên đặc trưng
riêng của nơi này, nhưng thời gian hạn chế khiến cho sinh viên chưa có cơ hội được
giao tiếp và trao đổi nhiều với họ. Điển hình là trong buổi tối giao lưu văn hóa, vì
một vào nguyên nhân là mệt mỏi sau quãng đường đi dài và thời gian khá muộn nên
cuộc giao lưu chưa thực sự hiệu quả. Chúng ta chỉ được thưởng thức những tiết
mục văn hóa của người dân bản địa, nhưng dường như điều mà sinh viên mong

42
muốn hơn và được thử nghiệm: ví dụ như là nhảy sạp, mặc dù đã có một bộ phận
sinh viên được hướng dẫn nhảy thử nhưng thời gian quá ít để tất cả mọi người đều
được tự mình thử nghiệm văn hóa tại địa phương này.
Khó khăn thứ ba, một số địa điểm hơi hẹp về mặt diện tích, điều đó làm cho
sinh viên khó có thể đứng tập trung gần để giao lưu cũng như lắng nghe những lời
giới thiệu, chia sẻ của người dân địa phương. Ví dụ như tại địa điểm trại Cam Cao
Phong, vị trí là tại vườn cam dường như đó không phải là địa điểm thích hợp để
giao lưu văn hóa. Số lượng sinh viên khá nhiều dẫn đến không gian khá chật hẹp để
mọi người có thể đứng gần. Đồng thời, việc quá nhiều sinh viên đi vào có thể gặp
trường hợp không may mắn là vô tình làm hỏng hay hư hại một số thiết bị của vườn
Cam. Hay là tại nhà văn hóa xã Chiềng Châu, không gian không đủ diện tích để cho
toàn bộ sinh viên được tham gia quá trình chia sẻ, trao đổi của cán bộ Huyện về tình
hình kinh tế xã hội của huyện Mai Châu.
Một vấn đề nữa đó là chưa vận dụng được lý thuyết vào thực tế. Sinh viên vẫn
chưa nhìn ra được mối liên hệ của những lý thuyết trên lớp cũng như trong sách vở
với mô hình cũng như sự tăng trưởng phát triển của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình. Mặc dù đã nghe những chia sẻ của cán bộ Huyện về tình hình kinh tế xã hội
của huyện Mai Châu nhưng việc vận dụng lý thuyết để giải thích cho mô hình kinh
tế đó còn chưa thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong quá trình di chuyển đôi khi bị mất sóng. Vì địa điểm là Mai
Châu, Hòa Bình – 1 vùng trên cao, hệ thống mạng lưới còn chưa phủ rộng hết khu
vực. Chính vì thế khi đi lên phía rừng cây thì sẽ xảy ra tình trạng mất sóng điện
thoại. Điều đó cũng gây ra sự bất tiện trong quá trình sinh viên cần sử dụng vô
tuyến. Ví dụ như có một số bạn bị lạc đường với đoàn, biện pháp duy nhất là dùng
điện thoại để liên lạc cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng vì điện thoại bị mất
sóng, mất mạng nên các bạn ấy không thể làm gì ngoài việc tìm người dân xung
quanh để hỏi đường. Nhưng nếu trường hợp xung quanh đấy không có ai qua lại thì
sẽ gây ra những hậu quả không tốt.
Ngoài ra: loa bé, bất tiện. Số lượng sinh viên khá đông và phải di chuyển nhiều
địa điểm vì vậy nên hệ thống loa mic được sử dụng để người dân bản địa giới thiệu,
trao đổi về Bản Lác hay một số nơi khác không đủ lớn để tất cả các sinh viên có thể
cập nhật được thông tin. Đồng thời, việc di chuyển loa liên tục cũng đem theo một

43
vài bất tiện, đôi khi có trường hợp không may có thể xảy ra như là tình huống hỏng
loa, va chạm hư hại.
Một vấn đề không quá ảnh hưởng nhưng cũng nên đề cập đó là: chênh lệch thời
tiết. Khí hậu Mai Châu, Hòa Bình ban ngày rất trong lành, thoáng đãng. Nhưng khi
về đêm, khí hậu giảm nhanh tương đối, điều đó khiến cho một số bạn sinh viên có
sức khỏe yếu sẽ dễ có tình trạng bị cảm cúm, cảm lạnh.
Một tình trạng xảy ra nữa và đây cũng là một trong những hạn chế tại nơi này
đó là hệ thống điện, đường còn khá nhiều bất cập. Một số con đường, ngõ ngách
chưa đủ hệ thống đèn đường, không gian quá tối đôi khi gây ra những va chạm hoặc
tai nạn không đáng có. Trong quá trình di chuyển từ nhà sàn ra lửa trại, đường đi
khá vắng vẻ và tối. Một số sinh viên khá lo lắng cho tình huống đột ngột có vật gì
xuất hiện trên đường có thể gây ra sợ hãi, giật mình, hoảng hốt.
Chỗ lửa trại còn rác. Khu vực tập trung lửa trại là địa điểm chung, công cộng
nên không thể tránh khỏi tình trạng vứt rác bừa bãi, tuy nhiên điều đó làm mất thẩm
mỹ và có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của những người tham quan.
Đường đi một số địa điểm khá khó: quãng đường đi lên trại Cam Cao Phong.
Mặc dù đường đi không quá dài và xa, tuy nhiên việc đi lên một con dốc và khá
trơn trượt cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sinh viên. Một số bạn đã có tình
trạng trượt chân và nếu không may mắn có thể gây ra thương tích.
2.4.3 Đề xuất giải pháp.
Với những ảnh hưởng tác động tới tâm lý và thể chất của các sinh viên khoa
KTPT trong chuyến đi thực tế đã nêu trên, để có thể hạn chế được những ảnh
hưởng đó thì chúng ta cần hành động sớm hơn, cụ thể là chúng ta nên làm một cuộc
kiểm tra lại toàn bộ sinh viên với bộ test covid để có thể đảm bảo sự an toàn cho tập
thể trước khi để người bị F0 tiếp xúc 1 tập thể lớn gần 200 người (bao gồm cả tất cả
sinh viên và người dân địa phương ở nơi đến); bên cạnh đó thì chúng ta cũng nên
đầu tư một chút vào mua vài bịch khẩu trang và bình sát khuẩn cho mỗi lớp để có
thể đảm bảo an toàn hơn. Những hành động trên có thể tạo một tâm lý tốt hơn đối
với những bạn chưa từng bị F0 mà sợ bị lây nhiễm vì họ biết được là những người
mình tiếp xúc không bị gì cả và từ đó họ sẽ làm việc hiệu quả hơn mà không mang
tâm trạng lo lắng. Đối với những bạn cảm thấy mệt mỏi sau hậu Covid thì có thể tự
mang cho mình một ít thuốc liên quan tới bệnh, luôn đeo khẩu trang và xịt khuẩn vì
trong tập thể thì chúng ta cần phải tự chăm sóc cho bản thân mình là chính, không

44
phải ai cũng có thể chăm sóc bạn liên tục. Và trước khi lên đường thì nhà trường
hay các cán bộ trong lớp có thể đôn đốc, thông báo cho các bạn trong lớp luôn luôn
thực hiện quy tắc 5K khi ở nơi đông người.
Về vấn đề khoảng thời gian còn hạn hẹp, gấp gáp trong chuyến đi thực tế ở Mai
Châu thì đề xuất giải pháp là điều hơi khó khăn bởi, các thầy cô cũng không có
nhiều thời gian cho việc đi thực tập cùng sinh viên bởi còn có rất nhiều công việc
khác ở trường. Nhưng lớp em vẫn mong nhà trường có thể mở rộng khoảng thời
gian dài ra hơn 1 ngày so với ban đầu để đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho một
chuyến đi xa như vậy, bởi chúng em có rất ít cơ hội có thể đi cùng nhau đến một
nơi xa Hà Nội như vậy và nếu chỉ có chưa tới 2 ngày rồi lại quay về thì hơi đáng
tiếc cho 1 chuyến đi. Nếu có thể kéo dài thời gian thêm 1 ngày thì mỗi sinh viên
chúng em sẽ có thể học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn. VD: chúng em có thể đi tới
những địa điểm buôn bán, vui chơi của bản làng để có thể giao lưu, học hỏi, khám
phá được những cái mới lạ mà chưa từng nhìn thấy; biết được thêm những bản sắc
văn hóa của người dân tộc Thái và Mông; có thời gian nghỉ ngơi hơn cho nhiều bạn
sinh viên bởi các bạn hầu như là đi xa nhiều và nhiều bạn cũng có sức khỏe còn
yếu.
Đề xuất giải pháp cho vấn đề khó nghe tại các điểm tập trung đi đến đó là nhà
trường có thể đầu tư thêm một cái loa to hơn hoặc cho tăng thêm âm lượng lớn hơn
chút để có thể giúp các bạn nghe tốt hơn, hay mang thêm 1,2 micro nữa (1 cái cho
các thầy và 1 cái cho người dân bản địa) để có thể tương tác tốt hơn.
VD: lúc chuyến đi thực tế thì chỉ có 1 micro và truyền đi truyền lại giữa 2,3
người và đôi lúc có những câu hỏi liên quan đến kinh tế chỉ được nói qua miệng
nên làm cho các bạn ở khoảng cách xa không nghe được gì, nếu bây giờ có 2 micro
thì những vấn đề đó không còn là trở ngại nữa.
Nếu có thể nghe rõ những đặc điểm kinh tế của người dân, ngoài việc thầy cô
tổng kết lại những ý nổi bật và những câu hỏi liên quan đến kinh tế đối với người
dân thì chúng em mong các thầy có thể nói tới những khía cạnh liên kết tới những
môn học mà chúng em đã học như những mô hình liên quan tới kinh tế, môi trường;
những ý tưởng khởi nghiệp từ những khoảng trống mà thầy cô nhìn thấy được, định
hướng nghề nghiệp,… Bởi đây cũng là lần đầu bọn em được trải nghiệm 1 buổi
thực tập nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc liên kết thực tiễn với môn học,
nên mới chỉ dừng lại ở việc hiểu lý thuyết. Nên chúng em mong thầy cô có thể nói

45
qua một vài ý nổi bật nêu trên cho các bạn sinh viên nghe để sau đó các bạn sẽ tự
làm dựa trên kiến thức, sự hiểu biết và sáng tạo của mỗi người để có thể làm việc
hiệu quả nhất đối với một chuyến đi thực tế như vậy.

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2022


Đại diện lớp báo cáo

46

You might also like