SL Thận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Lâm Hữu Hiếu 2153010036 YE47

SINH LÝ THẬN


1. Trình bày lại bài học một cách tóm tắt bằng cách sử dụng các sơ đồ hoặc hình ảnh về động
học lọc tại cầu thận và cơ chế tái hấp thu và bài tiết các chất tại ống thận.
Quá trình lọc tại cầu thận
Lâm Hữu Hiếu 2153010036 YE47

Cơ chế tái hấp thu và bài tiết lại ống thận
Lâm Hữu Hiếu 2153010036 YE47
Lâm Hữu Hiếu 2153010036 YE47

2. Trình bày ngắn gọn các rối loạn thăng bằng toan kiềm cơ bản và cách điều chỉnh rối loạn
thăng bằng này tại thận.
Khái niệm về rối loạn thăng bằng kiềm toan
Rối loạn thăng bằng kiềm toan là sự thay đổi của nồng độ ion H+ trong các dịch của cơ thể, hoặc cao hơn
hoặc thấp hơn mức nồng độ chuẩn dẫn đến những biến đổi lớn của các phản ứng bên trong tế bào, gây ra
những phản ứng nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bị rối loạn thăng bằng kiềm toan.

Sự nguy hiểm của rối loạn thăng bằng kiềm toan


Sự thay đổi của nồng độ ion H+ dù rất nhỏ theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống đều có thể gây ra những
biến chứng không tốt, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu thừa H+ gây toan làm bệnh nhân bị hôn mê
và có thể dẫn tới tình huống xấu nhất là tử vong đột ngột. Nếu thiếu H+ sẽ gây ra kiềm khiến cho bệnh
nhân chết trong các cơn co giật.

Như vậy, các rối loạn thăng bằng toan kiềm dù theo hướng nào cũng đều không tốt và có những ảnh
hưởng nguy hiểm tới người bị rối loạn thăng bằng kiềm toan. Theo đó, phân biệt các rối loạn thăng bằng
toan kiềm cơ bản và hướng điều trị phù hợp hiệu quả có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh.

Sự nguy hiểm của rối loạn thăng bằng kiềm toan


Sự nguy hiểm của rối loạn thăng bằng kiềm toanSự nguy hiểm của rối loạn thăng bằng kiềm toan

Các dạng rối loạn thăng bằng kiềm toan


Tương ứng với quá trình tăng hoặc giảm ion H+ là các rối loạn thăng bằng toan kiềm thuộc hai nhóm cơ
bản sau đây:

 Rối loạn toan chuyển hóa


Đây là tình trạng xảy ra khi nồng độ ion H+ cao đồng nghĩa với pH thấp gây ra nhiễm toan hay còn gọi là
rối loạn toan chuyển hóa.

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn này là do các yếu tố ngoại sinh cung cấp quá nhiều ion H+. Ngoài ra còn do
bị đái tháo đường, thiếu Insulin và tích lũy acid aceto-acetic. Những rối loạn trong chuyển hóa oxy, tăng
sản xuất acid lactic cũng gây nên tình trạng mất thăng bằng nhiễm toan.

Rối loạn chuyển hóa toán gây ra các triệu chứng lâm sàng như gây thở gấp, khó thở, có thể bị rối loạn ý
thức nhưng thường hiếm gặp. Đôi khi có sự rối loạn nhịp tim, suy sụp tuần hoàn.

 Rối loạn chuyển hóa kiềm


Tình trạng này xảy ra khi nồng độ ion H+ thấp tương ứng với pH cao gây nhiễm kiềm. Đây là chứng rối
loạn mà cơ thể khó bù trừ lại và là khởi đầu của những rối loạn phức tạp khác.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa kiềm là do tăng cung cấp HCO3, nếu tăng với lượng
lớn sẽ bị nhiễm kiềm. Sự mất dần ion H+ qua đường tiêu hóa, thận cũng khiến cho chúng ta bị rối loạn
nhiễm kiềm

Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây: Bị rối loạn hô hấp, rối loạn
tiêu hóa, bị buồn nôn, hạ huyết áp, loạn nhịp tim,…
Lâm Hữu Hiếu 2153010036 YE47

Điều trị chứng rối loạn thăng bằng kiềm toan


Việc điều trị rối loạn thăng bằng kiềm toan như thế nào cần phụ thuộc vào hội chứng cụ thể là nhiễm toan
hay nhiễm kiềm. Hướng chỉ định cơ bản như sau:

 Điều trị rối loạn thăng bằng nhiễm toan


Với các nguyên nhân gây bệnh, bác sỹ sẽ được dùng insulin nếu bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Tiến hành điều chỉnh các rối loạn hô hấp và tuần hoàn khi bị toan lactic. Áp dụng các biện pháp giúp tăng
đào thải các chất độc qua đường thận như dung các dung dịch hoặc thuốc lợi tiểu.

Với các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc Citrate và THAM đường uống. Chỉ định dung dịch
Bicarbonate Natri nếu pH<7,15 và HCO3<8mmol/l hoặc bị tăng Kali trong máu. Mục đích của biện pháp
này là nâng nồng độ HCO3 vào khoảng 15<HCO3<20mmol/l. Tiếp theo điều chỉnh pH máy đến 7,20;
điều chỉnh Kali máu, hỗ trợ hô hấp nếu có rối loạn hô hấp. Đôi khi cần phải lọc máu ngoài thận tức chạy
thận nhân tạo nếu có suy thận cấp hoặc mạn với toan nặng hoặc suy tim nặng.

 Điều trị rối loạn thăng bằng nhiễm kiềm:


Biện pháp được áp dụng để điều trị rối loạn nhiễm kiềm đó là điều chỉnh hoặc loại bỏ các nguyên nhân
gây ra kiềm chuyển hóa. Tiến hành điều chỉnh thiếu Na+, thieus Cl-, thiếu K+ bằng dung dịch NaCl hoặc
KCl.

Hy vọng với tất cả những thông tin trên đây về rối loạn thăng bằng kiềm toan, người bệnh sẽ sớm phát
hiện triệu chứng bệnh và thăm khám kịp thời để bảo vệ sức khỏe và tính mạng tốt nhất. Nếu cần tư vấn
thêm về bệnh lý này, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện Đa khoa An Việt theo số Hotline 1900 2838 các bác
sỹ sẽ cho bạn thêm những thông tin hữu ích.

You might also like