Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Câu 1: Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH?

-Khái niệm: TKQĐ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc
toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, bắt đầu từ khi giai cấp công
nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước cho đến
khi CNXH tạo ra được những cơ sở của chính mình trên các lĩnh vực
đời sống xã hội.
Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của CN Mác- Lenin đã chỉ rõ:
lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái KT-XH: Cộng sản nguyên thủy.
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
So với các hình thái KTXH đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái KT-
XH CSCN có sự khác biệt về vật chất, trong đó không có giai cấp đối
kháng, con người từng bước trở thành người tự do,… Bởi vậy, theo
quan điểm CN Mác-Leenin, từ CN tư bản lên XHCN tất yếu phải trải
qua thời kì quá độ chính trị.
-Thời kỳ độ lên CNXH là một tất yếu khách quan, là một thời kỳ cải
biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới
-Khẳng định tính tất yếu của của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà
sáng lập CNXHKH cũng phân biệt có 2 loại quá độ từ CNTB lên
CNCS:
+ Qúa độ trực tiếp: đối với những nước đã trải qua CNTB phát triển,
cho đến nay TKQĐ trực tiếp lên CNCS từ CNTB phát triển chưa từng
diễn ra.
+ Qúa độ gián tiếp: đối với những nước chưa trải qua CNTB phát
triển (Liên Xô, các nước Đông Âu trước đây, TQ, VN và một số nước
XHCN khác)
Câu 8 (bổ sung): Khái niệm dân tộc
Cho đến nay, dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa:
Khái niệm dân tộc theo nghĩa hẹp: dùng để chỉ một cộng đồng
người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền
vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hóa.
Khái niệm dân tộc theo nghĩa rộng: dùng để chỉ một cộng đồng
người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có
nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống
nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền
thống văn hóa và truyền thống đấu tranh trong suốt quá trình lịch sử
lâu dài dựng nước và giữ nước.
Câu 11: Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình?
Gia đình là một hình thức cộng động xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết
thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và
nghĩa vụ của các thành viên trong gđ.
* Chức năng tái sản xuất ra con người (sinh đẻ)
-Là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể
thay thế. Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của
con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống cùa gia đình, dòng họ
mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động của xã hội.
-Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng
gđ nhưng không chỉ là việc riêng của gđ mà còn là vấn đề xã hội. Bởi
vì thực hiện chức năng này quyết định mật độ dân cư và nguồn lực lao
động của một quốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã
hội.
* Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
-Thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái,
đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội.
-Gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách,
đạo đức, lối sống của mỗi người.
-Gia đình góp phẩn to lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai
của xã hội, cung cấp nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã
hội.
* Chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng
-Trong gia đình có sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức sản xuất
và phân phối sản phẩm lao động.
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Khác với đơn vị khác, gia đình là cộng đồng duy nhất tham gia vào
quá trình tái sản xuất ra sức lao động - một yếu tố không thể thiếu
trong quá trình sản xuất.
-Gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh
thần của các thành viên trong gia đình.
-Gia đình đóng góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải,
sự giàu có của xà hội.
* Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
-Đây là chức năng thường xuyên của gđ, bao gồm việc thỏa mãn nhu
cầu tinh cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, bảo đảm sự cân
bằng tâm lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em.
-Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về
mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về mặt vật chất.
-Việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gđ có ý nghĩa quyết định
đến sự ổn định và phát triển của xã hội.
Ngoài các chức năng trên, gia đình còn có các chức năng: Văn hóa,
chính trị:
-Với chức năng văn hóa: gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa
của dân tộc cũng như tộc người
-Với chức năng chính trị: gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội,
là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy
chế của làng xã. Đồng thời hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính
sách và quy chế đó. Gia đình cũng là cầu nối của mối quan hệ giữa
nhà nước với công dân.

You might also like