Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÂU 4: Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức: “Cần, kiệm,

liêm, chính, chí công vô tư”

1. Vai trò của đạo đức

Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, ngọn
nguồn của sông suối. Người nói: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không
có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân.

2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức: “Cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư”
* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

- Cần: Siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất với
tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm. Vd:
Trong sự nghiệp tìm đường cứu
cước người đã chăm chỉ lao động và học tập không nghỉ để tự mình tìm ra con
đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

- Kiệm: Tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, công sức, của cải của nước của dân); không
xa xỉ, không hoang phí, phô trương, bừa bãi, liên hoan, chè chén lu bù. Vd: Bác đề
ra phong trào “ Hũ gạo cứu đói” 10 ngày nhịn 1 bữa để cùng đồng bào vượt qua
nạn đói.

- Liêm: Tôn trọng của công, của dân. Phải trong sạch, không tham tiền của, địa vị,
danh tiếng. Vd: Bác là người lãnh tụ nhiên rất gần gũi với dân, giữa bộn bề công
việc của đất nước bác không quên các em nhỏ, trong đó có những em bán báo,
đánh giày, không quên các cụ già, người gửi thiệp chúc tết chúc chúc mình sinh
nhật, bạn bè gần gũi, chia vui với niềm vui đồng bào, đồng chí.

- Chính: Không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Thể hiện qua mối quan hệ: với mình, với
người, với việc.

Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là người thực
hiện trước để làm kiểu mẫu cho dân.
- Chí công vô tư: là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, làm việc gì cũng
không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vui
sau thiện hạ”. Thực hành chí công vô tư là nêu chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa
cá nhân.

3. Kết luận
- Đạo đức, đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho
con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng.
- Tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự
nguyện dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.
- Đồng thời, qua đó chống nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, xa xỉ, quan
liêu, công thần, cửa quyền... ngày càng nhiều. Đẩy mạnh chống chủ nghĩa cá
nhân, tham ô lãng phí.

You might also like