Lê Nguyễn Bảo Trân 72101202 Tthcm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Câu hỏi:
1. Phân tích điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản.
2. Chứng minh nhận định “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” là
nội dung xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.

GV: Ngô Bá Khiêm


Họ và tên SV thực hiện: Lê Nguyễn Bảo Trân
MSSV: 72101202
Mã môn: 306106
Nhóm: 04
Học kì hè 2022-2023

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 7 năm 2023


MỤC LỤC

Câu 1. Phân tích điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản...........................3
Câu  2. Chứng minh nhận định “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” là nội
dung xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.................................................................4
Tài liệu tham khảo:.......................................................................................................7

2
Câu 1. Phân tích điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản.

Ngay khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo
quan điểm của Các Mác và Ăngghen. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Bác khẳng
định “ trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài
thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.”. Từ đây, chúng ta thấy
rằng Người đã hiểu rõ vai trò quan trọng của việc thành lập Đảng phát triển theo những quan
điểm của Lê-nin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

Điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đây là sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ
phong trào công nhân kết hợp với chủ nghĩa Mác và phong trào yêu nước, trong khi Đảng
Cộng sản chỉ từ phong trào công nhân và kế thừa chủ nghĩa Mác. Quan điểm của Người là một
quan điểm mới mẻ mà vô cùng đúng đắn với tình hình đất nước lúc bấy giờ. Phong trào yêu
nước có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Bác Hồ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
đã từng kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ
quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,
gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.” và đây là tập hợp sức mạnh yêu
nước của người dân Việt Nam vào chiến đấu.

Hình 1: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh

Yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam. Bác đã rất tinh tế khi phát hiện
rằng phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân. Đa số giai cấp công nhân xuất thân
từ nông dân, mà giai cấp nông dân từ xưa chống giặc đã mang trong mình tình yêu quê hương
đất nước mãnh liệt. Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, cách mạng
Việt Nam mang sức mạnh lịch sử, nền tảng lực lượng là khối liên minh công - nông vững chắc
và mang tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin. Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu
nước nhuần nhuyễn vì nó có mục tiêu chung là giành nền độc lập dân tập, tự do. Ví dụ điển
hình chính là Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm cứu nước cũng bắt nguồn từ tình cảm yêu nước, nỗi

3
khổ nhục khi đất nước rơi vào tình thế khó khăn, bị đế quốc chà đạp. Khi nhắc đến phong trào
yêu nước thì lực lượng chủ yếu là giai cấp nông dân, bên cạnh đó giai cấp trí thức Việt Nam
cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản

Việt Nam.

Hình 2: Hội nghị thành lập Đảng 1930

Hồ Chí Minh không bê vào nguyên quan điểm Đảng cộng sản từ hai yếu tố là phong trào công
nhân và chủ nghĩa Mác, ở đây Người đã thêm vào phong trào yêu nước, Người cải biến kết
hợp phong trào công nhân và phong trào yêu nước cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước Việt
Nam. Đó chính là điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản.

Quan điểm C.Mác Ăngghen về Đảng Cộng sản

Phong trào công


Chủ nghĩa Mác
nhân

Quan điểm Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam ( đã vận dụng sáng tạo)

Phong trào công Phong trào yêu


Chủ nghĩa Mác
nhân nước

4
Câu  2. Chứng minh nhận định “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” là nội
dung xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nhận định “ Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội” là một nhận định thể hiện được tính
nhất quán từ tư duy đến hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng chính là nội dung
cốt lõi xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh.

Độc lập dân tộc là giành được độc lập và dân chủ, thống nhất, có dân quyền và toàn vẹn lãnh
thổ. Còn xã hội chủ nghĩa là nền xã hội có nền kinh tế phát triển cao, là một chế độ dân chủ,
mang đến các mục tiêu và chính sách phát triển nhiều lĩnh vực cho đất nước. Đất nước Việt
Nam với mục tiêu sau khi giành được độc lập, tự do, đã hướng mục tiêu xây dựng theo con
đường chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng tiến lên xã hội chủ nghĩa đã được Chủ tịch tiếp thu từ Cách
mạng tháng Mười Nga 1917 - cuộc cách mạng “đến nơi” thành công, Người đã tìm thấy con
đường mà dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật sự - cách mạng xã hội
chủ nghĩa.

Đầu tiên, độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vận dụng lý luận cách
mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh đất nước, trong Chánh cương vắn
tắt của Đảng (2/1930), Người đã xác định mục tiêu chiến lược là làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Từ đó, xác định được giải phóng dân tộc,
giành độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt.

Hình 3: Chánh cương vắn tắt của Đảng

5
Độc lập dân tộc mà phải mang lại tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân, tức là đây là
mục tiêu trước mắt của Việt Nam lúc bấy giờ. Phải có cách mạng độc lập dân tộc, nhân dân có
tự do trước thì mới thực hiện được cuộc cách mạng tiếp theo - cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng triệt để thì càng tạo ra thuận lợi to lớn cho cách
mạng sau - cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cần phải xác định những tính chất của cuộc cách
mạng độc lập dân tộc là do giai cấp công nhân lãnh đạo. Các giai cấp trong khối công - nông -
trí thức giác ngộ được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau
khi các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc cách mạng được xác định rõ ràng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân lao động tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội. Nói chung, con
đường đích đang hướng tới là chủ nghĩa xã hội mà tiền đề là độc lập dân tộc, đây cũng điểm
khác biệt trong con đường cứu nước của Hồ Chí minh so với những con đường cứu nước trước
đó.

Thứ hai, chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ
nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Như vậy, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu
chủ yếu mà bất kỳ thời đại nào cũng đang hướng tới và Bác đang hướng đất nước theo con
đường này. Chủ nghĩa xã hội đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là xã hội bình đẳng, công
bằng và hợp lý, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, đảm bảo
lợi ích cho nhân dân. Chủ nghĩa xã hội giúp độc lập dân tộc được toàn diện hơn, tạo nền tảng
vững chắc để xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chủ nghĩa xã hội không chỉ mang đến
đời sống ấm no, hạnh phúc mà còn củng cố vững chắc độc lập dân tộc hơn. Người cũng khẳng
định “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tiềm lực phát triển của dân tộc toàn diện. Xây dựng xã hội dân là chủ và
dân làm chủ - dân chủ là vấn đề từ trước tới nay Người luôn mong muốn, có như vậy nền độc
lập dân tộc mới vững chắc.

Muốn nền độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cần đảm bảo vai trò lãnh đạo tuyệt đối
của Đảng Cộng sản trong suốt tiến trình cách mạng. Đảng có vai trò vô cùng to lớn trong việc
hoạch định đường lối, lãnh đạo và công tác kiểm tra. Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì
cách mạng Việt Nam khó mà theo được con đường vô sản, khó giành được độc lập, như những
phong trào thất bại trước đó. Cần giữ Đảng trong sạch, vững mạnh thì mới cốt giữ được vai trò
của Đảng. Tiếp theo, phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là khối
liên minh công - nông - trí thức. Đoàn kết tạo nên sự thành công, muốn giữ vững được nền độc
lập dân tộc, toàn dân phải đoàn kết. Toàn dân được Người xác định là mối liên minh giữa
công, nông và trí. Thứ ba, đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới bởi vì ngoài việc
sử dụng nội lực nhân dân để giành độc lập dân tộc tiến tới chủ nghĩa xã hội mà còn kết hợp với
sức mạnh quốc tế, nhận sự ủng hộ từ bạn bè ngoại quốc. Bác từng nói “ đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết”, không chỉ Việt Nam mà trên quốc tế, các nước khác cũng đang đấu tranh giành nền
độc lập, chính sự đoàn kết quốc tế góp phần chung cho nền hòa bình, tiến bộ thế giới.

Trên đây là những ý nghĩa lý thuyết chứng minh cho việc độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Việc này chỉ được thực hiện tốt khi đảm bảo được ba
điều kiện trên được kết hợp với nhau, đặc biệt là giữ vững kiên định vai trò của Đảng. Bên
cạnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội vào sự
nghiệp cách mạng. Tiến tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là quy luật, sự lựa chọn
đúng đắn của Hồ Chí Minh và Đảng. Vì vậy cần phải kiên định mục tiêu và con đường cách
6
mạng đã xác định, phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra củng cố, phát huy
sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị để nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa được thực hiện. Tuy nhiên, phải đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Vận dụng được tư
tưởng Hồ Chí Minh với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phải
tích cực để giữ vững con đường này. Không thể không nói, nội dung độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội thật sự là nội dung xuyên suốt từ khi tư tưởng Hồ Chí Minh mới vận dụng
sáng tạo những quan điểm của Lê-nin cho đến sự nghiệp cách mạng ngày nay, nội dung ấy vẫn
không hề thay đổi.

Tài liệu tham khảo:

[1] Đào Việt Dũng, 19/05/2021, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, được truy cập tại
https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/24668/22/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-doc-lap-dan-toc-
gan-lien-voi-chu-nghia-xa-hoi.html.

[2] ThS Ngô Thanh Danh, 11/03/2022, Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội – niềm
tin tất thắng của Việt Nam, Trường Chính trị Cà Mau, được truy cập tại
https://truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3Apath
%3A/truongchinhchilibrary/truongchinhtrisite/trangchu/nghiencuukhoahoc/hoithaokhoahoc/
bnbvncvncvnbgfdgdfgsnvbvncbvncvncbn.

[3] Hồ Chí Minh, 19/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

[4] Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, bổ sung sửa đổi 2021, trang 73-126.

[5] Khoa Xã hội và nhân văn Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Bài giảng điện tử môn Tư
tưởng Hồ Chí Minh.

[6] ThS Đinh Thùy Dung, 17/05/2023, Chủ nghĩa xã hội là gì? Đặc trưng và con đường lên
CNXH, Luật Dương Gia, được truy cập tại https://luatduonggia.vn/chu-nghia-xa-hoi-la-gi-dac-
trung-va-con-duong-len-cnhx/.

[7] Nhiều tác giả, 13/04/2015, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội*, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, được truy cập tại
https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/noi-dung-tu-tuong-dao-duc/tu-tuong-ho-
chi-minh-ve-doc-lap-dan-toc-gan-lien-voi-chu-nghia-xa-hoi-23.

You might also like