Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TOÁN – THỐNG KÊ

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT VỀ VIỆC


HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN UEH HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Trãi


Lớp mã học phần: 21D1STA50800520 ( chiều thứ 2 )
Môn: Ứng dụng thống kê trong kinh doanh
Nhóm thực hiện: Lê Đức Anh - 31201022028
Trịnh Đăng Phương - 31301022604
Hồ Trúc Thanh - 31201026428
Lê Thị Bích Trâm - 31201021460
Nguyễn Thị Hồng Tuyết - 31201023333

NĂM HỌC: 2020-2021


LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Trãi tận
tình hướng dẫn nhóm qua từng buổi học trên lớp, cũng như là những quan tâm và góp ý
của thầy dành cho bài dự án của chúng em. Môn thống kê là một môn học rất quan trọng
đối với cá nhân mỗi sinh viên học kinh tế như tụi em, chính nhờ sự nhiệt tình cũng như
là chuyên môn của thầy mà qua mỗi buổi học, chúng em đều được tiếp cận thêm nhiều
kiến thức, những công cụ bổ ích cũng như là những kỹ năng cần thiết để áp dụng vào dự
án. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện chúng em không thể tránh khỏi những sai sót nên
kết quả có phần không được như mong đợi, kính mong thầy bỏ qua.

Đồng thời chúng em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các anh/chị, các bạn
đã hỗ trợ và giúp đỡ để chúng em có được những số liệu khảo sát để có thể thực hiện
được dự án trên.
MỤC LỤC
TÓM TẮT............................................................................................................3
PHẦN l. GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................4
1. Bối cảnh nghiên cứu.....................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................4
3. Ý nghĩa nghiên cứu:......................................................................................4
PHẦN II: TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU................................................................4
1. Phương pháp khảo sát.................................................................................4
2. Thời gian khảo sát.......................................................................................5
3. Đối tượng khảo sát.......................................................................................5
4. Số lượng mẫu khảo sát.................................................................................6
5. Công cụ nghiên cứu.....................................................................................6
6. Công cụ xử lý số liệu....................................................................................6
7. Tổng quan tình hình khảo sát và bảng câu hỏi.............................................6
PHẦN III: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ GIẢI THÍCH...........................................7
1. Đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát...................................................7
2. Sinh viên tự đánh giá mức độ tiếng Anh của mình:.........................................9
3. Cách học tiếng anh của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 10
4. Lý do học tiếng anh của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM11
5. Mức độ cần thiết của tiếng anh trong thời kỳ hiện nay:................................12
6. Các bạn sinh viên đã có ý định cải thiện tiếng anh của mình chưa?...............13
7. Những kỹ năng trong tiếng anh mà các bạn sinh viên cần cải thiện:..............14
8. Số giờ học tiếng anh của các bạn sinh viên mỗi ngày....................................15
9. Sinh viên nhận xét về độ khó khi học tiếng Anh...........................................16
10. Xét mối liên hệ giữa khả năng tập trung khi học tiếng anh của sinh viên với
mức độ tiếp thu những kiến thức khi học tại trường.........................................17
PHẦN IV: ĐỀ NGHỊ GIẢI PHÁP.......................................................................20
PHẦN V: KẾT LUẬN.........................................................................................21
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................23
PHẦN VII: PHỤ LỤC.........................................................................................23
TÓM TẮT

Thống kê – một trong những môn học quan trọng và được áp dụng vào thực tế cuộc
sống rất nhiều, đặc biệt là trong xu hướng xã hội phát triển hiện nay. Chính vì thế, nhóm
sinh viên chúng em không muốn chỉ dừng lại ở việc học hỏi kiến thức ở trường lớp hay
sách vở mà còn muốn được học hỏi kinh nghiệm thực tế thông qua đề tài “ KHẢO SÁT
VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN UEH HIỆN NAY ”.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay, tiếng anh được đánh giá là
ngôn ngữ chung của thế giới chính vì vậy tiếng anh là một ngoại ngữ rất quan trọng. Vì
học tiếng anh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích từ cơ hội đi du học nước ngoài đến hấp dẫn
hơn trong mắt nhà tuyển dụng, .. .Để thành thạo ngôn ngữ này chúng ta đã phải rất cố
gắng và chăm chỉ.” Là một trong những sinh viên UEH, chúng em nhận thấy vẫn còn
nhiều bạn sinh viên có mong muốn được cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình, bài dự
án này lập ra nhằm đánh giá mức độ quan tâm của các bạn dành cho ngôn ngữ này,
cũng như khả năng sử dụng tiếng anh ở sinh viên, đồng thời tìm hiểu khó khăn gặp phải
và giải pháp giúp các bạn cải thiện trình độ tiếng anh tốt hơn.”

Với khoảng thời gian tuy không dài, từ ngày 24/5/2021 đến ngày 31/5/2021 thực
hiện các cuộc khảo sát online trên 120 sinh viên đang học tại trường UEH, nhưng chúng
em tin rằng nhóm đã tìm hiểu đủ về xu hướng suy nghĩ chung của các đối tượng được
khảo sát. Bài báo cáo và phân tích thống kê sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn các mẫu
thống kê của sách giáo trình chuẩn CENGAGE.

Qua đề tài lần này cũng như những buổi phân tích vấn đề cần thống kê, chúng em ít
nhiều đã hiểu thêm về tâm lý của sinh viên UEH về vấn đề học tiếng anh hiện nay. Góc
nhìn của chúng em được cải thiện và mở rộng hơn rất nhiều, bản thân cũng được rèn
giũa trong cách làm việc và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
PHẦN l. GIỚI THIỆU CHUNG.

1. Bối cảnh nghiên cứu.


Thời buổi công nghệ hiện đại, chúng ta càng có nhiều hình thức học tiếng anh hơn.
Ngoài học tại các trung tâm tiếng anh, các bạn còn có thể học trên mạng, học online, học
bằng cách xem phim,… từ những vấn đề đó nên nhiều người chưa chọn cho mình được
cách học tiếng anh chuẩn xác, chưa tìm được hướng đi tốt để rèn luyện và trau dồi trình
độ tiếng anh của bản thân.

2. Mục tiêu nghiên cứu.


Đề tài được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Đưa ra cái nhìn tổng quát về trình độ tiếng anh của sinh viên trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
- Khảo sát cách học tiếng anh của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Chỉ ra những thuận lợi khó khăn trong việc học tiếng anh để sinh viên từ đó tự cải thiện
trình độ tiếng anh của mình và nhà trường có những biện pháp cũng như cách dạy một cách
hiệu quả nhất.

3. Ý nghĩa nghiên cứu:


Giúp các bạn phần nào đưa ra những khó khăn và thuận lợi để nhà trường và
các trung tâm tiếng anh, các kênh mạng sử dụng thông tin từ bài tiểu luận phần nào
hiểu được, từ đó đưa ra các giải pháp giúp các bạn sinh viên hoàn thiện và phát triển
trình độ tiếng anh của mình ngày một hoàn thiện hơn.

PHẦN II: TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.

1. Phương pháp khảo sát

Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi khảo sát trên, đề tài được thực hiện thông qua các
phương pháp khảo sát sau:

 Phân tích định tính:


 Tổng quan lý thuyết.
 Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu.
 Điều tra thí điểm 13 bảng câu hỏi nhằm kiểm tra tính ứng dụng thực tế của bảng câu hỏi,
từ đó tiến hành chỉnh sửa bảng câu hỏi cho phù hợp.

 Phân tích định lượng:


 Số lượng mẫu: 120 sinh viên
 Phương pháp lấy mẫu: tạo biểu mẫu khảo sát và gửi cho bạn bè, các anh chị trong nhóm
học tập, các CLB, Đội, Nhóm của trường.
 Phân tích dữ liệu: sử dụng kĩ thuật phân tích sau:
 Thống kê mô tả: mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu.

2. Thời gian khảo sát


Công tác Thời gian

Xác định các thông tin cần có. 25/5/2021

Sơ thảo về kế hoạch nghiên cứu 25-26/05/2021

Tìm nguồn thông tin thứ cấp. 26/05/2021

Soạn thảo các mục và thước đo dùng trong 26/05/2021


bảng câu hỏi.
Hoàn chỉnh bảng câu hỏi. 26/05/2021

Tiến hành khảo sát. 26/05 - 31/05/2021

Tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu. 01/06 - 02/06/2021

Phân tích thống kê bằng phần mềm máy 03/06/2021


tính.
Soạn thảo các bảng biểu và đồ thị. 03/06/2021

Tiến hành viết báo cáo. 01/06 - 08/06/2021

Nộp báo cáo. 09/06/2021

3. Đối tượng khảo sát

Với mục tiêu đã đề ra đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát của đề tài được xác định:

- Đối tượng khảo sát: quá trình học tiếng anh của sinh viên UEH; những thuận lợi và khó
khăn trong quá trình học cũng như tiếp thu kiến thức của sinh viên.
- Đơn vị khảo sát: sinh viên K44, K45, K46 của trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

- Phạm vi khảo sát: khảo sát việc học tiếng anh của sinh viên UEH được thực hiện trong
phạm vi trường Đại học Kinh tế TPHCM.

4. Số lượng mẫu khảo sát

- Khảo sát 121 sinh viên


- Có 1 bản khảo sát không hợp lệ, không đúng yêu cầu.
- Chọn mẫu 120 sinh viên tiến hành phân tích.

5. Công cụ nghiên cứu


- Phần mềm khảo sát của Google Biểu mẫu để khảo sát trực tuyến.
- Phần mềm Excel: tính toán các dữ kiện theo yêu cầu đề bài.
- Một số trang web và bài luận văn tham khảo, là nguồn thông tin thứ cấp.

6. Công cụ xử lý số liệu
- Các thuật toán của Excel
- Phần mềm Minitab

7. Tổng quan tình hình khảo sát và bảng câu hỏi

- Theo sự hiểu biết của chúng em hiện nay cũng ít đề tài khảo sát về việc học tiếng anh của
sinh viên UEH.

- Đề tài của chúng em được thực hiện theo phương pháp thu thập dữ liệu, tạo biểu mẫu
những câu hỏi khảo sát có chọn lọc và gửi từng đối tượng.

Bảng câu hỏi:

STT Biến Kí hiệu biến

1 Giới tính C1
2 Khóa C2

3 Ngành học C3

4 Đánh giá mức độ tiếng Anh của mình C4

5 Cách học tiếng Anh C5

6 Lý do học tiếng Anh C6

7 Mức độ cần thiết của tiếng Anh hiện nay C7

8 Khi nào cải thiện tiếng Anh C8

9 Cần cải thiện kỹ năng nào C9

10 Thời gian học tiếng Anh trong một ngày C10

11 Nhận xét về việc học tiếng Anh C11

12 Khả năng tập trung C12

13 Mức độ tiếp thu tại trường C13


PHẦN III: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ GIẢI THÍCH

1. Đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát

Kết quả khảo sát được xây dựng dựa trên câu trả lời của sinh viên năm thứ nhất, thứ
hai và ba tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mẫu lấy được
là 120. Kết quả khảo sát về đặc điểm của đối tượng được trình bày dưới đây:

a) Giới tính

Bảng 1. Thống kê về giới tính của các sinh viên tham gia khảo sát.

Giới tính Số lượng câu trả lời Tỷ lệ trong mẫu %

Nam 35 29,2
Nữ 85 70,8

Tổng 120 100

Đa số sinh viên được phỏng vấn là nữ (70.8%)

Mẫu khảo sát bao gồm 85 nữ (70.8%) và 35 nam (29.2%).

b) Khóa học

Khóa học của sinh viên UEH được khảo sát như sau:

Bảng 2: Thống kê sinh viên trong mẫu theo khóa học

Khóa học Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)


K44 7 5.8
K45 15 12.5
K46 98 81.7
Tổng 120 100.0

Đa số sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm nhất (K46) chiếm 81.7% trong
tổng số 120 sinh viên tham gia khảo sát. Sinh viên năm hai ( K45) chiếm 12,5 %. Sinh
viên năm ba (K44) chỉ chiếm 5,8%.

c) Ngành học

Các ngành học của sinh viên UEH được khảo sát như sau:
Bảng 3. Thống kê sinh viên trong mẫu theo ngành học

Ngành học Số sinh viên Tỉ lệ trong mẫu ( %)

Tài chính – Ngân hàng 63 52.5

Quản trị kinh doanh 7 5.8

Kế toán 22 18.3

Kinh doanh quốc tế 2 1.7

Kinh doanh thương mại 2 1.7

Hệ thống thông tin quản lý 6 5.0

Marketing 4 3.3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ 2 1.7


hành

Quản trị khách sạn 2 1.7


Kinh tế 5 4.2
Bảo hiểm 2 1.7

Ngôn ngữ Anh 3 2.5

Tổng 120 100.0

Ngành học: Số sinh viên học ngành Tài chính – Ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất
(52.5%). Tiếp theo là nhóm sinh viên trong ngành Kế toán (18.3%). Tiếp đến là nhóm
sinh viên ngành Quản trị kinh doanh (5.8%). Và những ngành chiếm tỉ lệ khá thấp là Hệ
thống thông tin quản lý (5.0%), Kinh tế (4.2%), Marketing (3.3%) và Ngôn ngữ Anh
(2.5%). Nhóm sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Quản trị
dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn và Bảo hiểm chiếm tỷ lệ thấp nhất
(1.7%).

Mặc dù các ngành chênh lệch nhau về số lượng nhưng đa số đã khảo sát gần như đầy
đủ các ngành của trường.

2. Sinh viên tự đánh giá mức độ tiếng Anh của mình:

Được thể hiện như sau:

Bảng 4. Thống kê sinh viên theo sự đánh giá mức độ tiếng anh của mình
Mức độ tiếng anh Số sinh viên Tỉ lệ trong mẫu ( % )

1 7 5.8
2 37 30.8
3 53 44.2
4 17 14.2
5 6 5.0
Tổng 120 100.0

Biểu đồ thống kê sinh viên tự đánh giá trình độ tiếng Anh của mình.

Thông qua bảng thống kê ở trên và biểu đồ trong phần khảo sát thì ta thấy hầu như
sinh viên trường UEH đang tự đánh giá trình độ tiếng anh của mình ở mức độ 3
(44.2%). Đây cũng là mức độ tương đối và thuộc loại khá. Tiếp theo là mức độ 2 cũng
chiếm khá nhiều (30.8%). Và mức độ 4 cũng chiếm 14,2%, với mức độ này cũng được
đánh giá trình độ tiếng anh bạn thuộc loại giỏi và bạn khá tự tin vào khả năng tiếng anh
của mình. Mức độ 1 chiếm 5.8% cho thấy vẫn còn một số bạn mất gốc tiếng anh và học
chưa tốt lắm. Mặc dù mức độ 5 chiếm tỉ lệ thấp nhất (5%) nhưng cũng đã thể hiện rất
tốt, những bạn này chắc hẳn đã có chứng chỉ và rất tự tin giao tiếp tiếng anh.

3. Cách học tiếng anh của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Được thể hiện như sau:

Bảng 5: Thống kê các cách học tiếng anh của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh
tế TP.HCM
Các câu trả lời Phần trăm có
Cách học trong các câu trả
Số câu trả lời Tần suất phần
lời (%)
trăm (%)
Học thêm 44 23.3 36.7
Tự học 80 42.3 65
Chỉ học tại trường 65 34.4 53.3
Tổng 189 100.0 156.6

Thông qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được:


- Phần trăm cao các bạn học theo phương thức tự học là chính (42.3%): điều này
cho thấy khả năng tự học tiếng anh của trường ta là rất cao.
- Tiếp theo đó hình thức Chỉ học tại trường cũng là cách học chiếm số lượng đa số
trong phần lớn các bạn sinh viên (tỉ lệ chọn là 34.4%).
- Tỉ lệ các bạn sinh viên học tiếng anh theo hình thức Học thêm chiếm tỉ lệ thấp
nhất (23.3%) vì về hình thức học này là xuất phát từ nhu cầu cá nhân riêng cũng
như là về mặt kinh tế gia đình.
- Ngoài ra các bạn sinh viên hiện nay còn có xu hướng kết hợp song song các hình
thức học cùng một lúc như học thêm-tự học, tự học-học tại trường, học thêm-học
tại trường và cả kết hợp cả ba hình thức học thêm-tự học-học tại trường.

4. Lý do học tiếng anh của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Được thể hiện như sau:

Bảng 6: Thống kê lý do học tiếng anh của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế
TP.HCM
Các câu trả lời Phần trăm có
Lý do học ngoại ngữ trong các câu
Số câu trả lời Tần suất phần
trả lời (%)
trăm (%)
Đam mê ngoại ngữ 26 7.8 21.7
Tiếng anh là môn bắt buộc học ở 88 26.3 73.3
trường
Du học nước ngoài 13 3.9 10.8
Hấp dẫn hơn trong mắt nhà 80 23.9 66.7
tuyển dụng
Tiếng anh là ngôn ngữ thông 96 28.6 80
dụng
Xem phim nước ngoài dễ dàng 30 8.9 25
hơn
Muốn hiểu biết 1 0.3 0.8
Hội nhập với bạn bè quốc tế 1 0.3 0.8
Tổng 335 100.0 279.1

Thông qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được:


Lý do đa số các bạn lựa chọn học tiếng anh là vì mức độ thông dụng của ngôn
ngữ này trên thế giới (tỉ lệ chọn lên đến 28.6%).

Lý do được nhiều bạn lựa chọn tiếp theo là vì tiếng anh là môn học bắt buộc ở
trường (tỉ lệ chọn lên đến 26.2%) điều này đáng phải quan tâm khi lý do học
tiếng anh của các bạn sinh viên là vì bị sự bắt buộc đến từ nhà trường.

Lý do được lựa chọn nhiều thứ ba liên quan đến vấn đề việc làm và nhà tuyển
dụng (tỉ lệ chọn là 23.8%) cho thấy mức độ quan tâm của sinh viên đến tương
lai, cơ hội việc làm sau này là rất cao.

Theo đó các lý do để sinh viên học tiếng anh lần lượt là: xem phim nước ngoài
dễ dàng hơn (tỉ lệ chọn là 8.9%), du học nước ngoài (tỉ lệ chọn là 3.9%), hội
nhập với bạn bè quốc tế (tỉ lệ chọn là 0.6%), muốn hiểu biết (tỉ lệ chọn là
0.3%). Những lý do trên đều nằm ở phạm trù mong muốn cá nhân của mỗi
người và không chiếm số lượng đa số.

5. Mức độ cần thiết của tiếng anh trong thời kỳ hiện nay:

- Được thể hiện như sau:

Bảng 7. Thống kê sinh viên trong mẫu theo mức độ cần thiết của tiếng anh hiện
nay:

Mức độ cần thiết Số sinh viên Tỉ lệ mẫu trong mẫu (%)


Không quan trọng 0 0.0

Bình thường 1 0.8


Quan trọng 16 13.4
Cực kỳ quan trọng 103 85.8
Tổng 120 100.0
120

103
100

80

60

40

20 16

0 1
0
Khô ng quan trọ ng Bình thườ ng Quan trọ ng Cự c kì quan trọ ng

Biểu đồ đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết của tiếng anh hiện nay

Mức độ cần thiết của tiếng anh hiện nay: 85.8% sinh viên được phỏng vấn cho biết
mức độ cần thiết của tiếng anh ngày nay là “cực kỳ quan trọng”. Đây là lựa chọn chiếm
tỉ lệ cao nhất trong những phương án trả lời được đưa ra. Bên cạnh đó ta thấy rằng, mức
độ “quan trọng” cũng chiếm (13.4%). Điều này có thể lý giải bởi trong nền xã hội phát
triển, việc giao lưu kinh tế với nước ngoài đang được mở rộng nên mức độ cần thiết của
tiếng anh rất cần thiết đối viên sinh viên, đặc biệt là sinh viên UEH.Cho nên với mức độ
cần thiết của tiếng anh là “bình thường” thì chỉ chiếm (0.8%) và không có sinh viên nào
cho rằng mức độ cần thiết của tiếng anh hiện nay là “không quan trọng”.

6. Các bạn sinh viên đã có ý định cải thiện tiếng anh của mình chưa?

- Được thể hiện như sau:

Bảng 8. Thống kê sinh viên trong mẫu theo ý định cải thiện trình độ tiếng anh hiện
tại

Ý định cải thiện Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)


Chưa nghĩ tới 3 2.5
Ngay bây giờ 82 68.3
Khi nào có đủ điều kiện 35 29.2
Tổng 120 100.0
2.5%
29.2
% Chưa nghĩ tớ i
Ngay bây giờ
68.3
% Khi nào có đủ điều kiện

Biểu đồ về ý định cải thiện trình độ tiếng anh của sinh viên

Ý định cải thiện trình độ tiếng anh hiện nay: Chúng ta có thể thấy rõ rằng, phần lớn
sinh viên được khảo sát đều trả lời ý định cải thiện tiếng anh là “ngay bây giờ” chiếm tỉ
lệ (68.3%). Tiếp đến là sẽ cải thiện “khi nào có đủ điều kiện” là 29.2%. Kết quả ít nhất
trong cuộc khảo sát này là “chưa nghĩ tới” ý định cải thiện trình độ tiếng anh hiện nay
chỉ chiếm 2.5%. Từ số liệu trên, ta có thể nhận thấy rằng sinh viên UEH đa số đang cần
cải thiện trình độ tiếng anh ngay bây giờ.

7. Những kỹ năng trong tiếng anh mà các bạn sinh viên cần cải thiện:

- Được thể hiện như sau:

Bảng 9. Thống kê sinh viên trong mẫu theo những kỹ năng trong tiếng anh cần cải
thiện

Số câu trả lời Phần trăm có


Kỹ năng trong các câu trả
Số câu trả lời Tần suất phần lời
trăm
Nghe 100 27.5 83.3
Nói 102 28.0 85
Đọc 75 20.6 62.5
Viết 87 23.9 72.5
Tổng 364 100.0 303.3
Biểu đồ về những kỹ năng cần cải thiện của sinh viên

Kỹ năng trong tiếng anh cần cải thiện: Câu hỏi này chúng em chọn phương pháp xây
dựng “câu hỏi có nhiều phương án trả lời” để thu thập được nhiều thông tin hơn cũng
như để tổng hợp những phương án khác nhau cho cùng một câu hỏi. Với số sinh viên
tham gia khảo sát là 120, chúng em thu được 364 kết quả cho câu hỏi này. Trong những
đáp án thu được thì kĩ năng “nghe”, “nói” chiếm tỉ lệ tương đối cao lần lượt là 27.5% và
28.0% trong tổng số kết quả thu được. Bên cạnh đó thì các kĩ năng còn lại “đọc”,
“viết”cũng chiếm tỉ lệ tương đối lần lượt là 20.6% và 23.9%. Cho thấy rằng, đa số các
sinh viên UEH đều yếu cả bốn kỹ năng và đang cần được cải thiện.

8. Số giờ học tiếng anh của các bạn sinh viên mỗi ngày

- Được thể hiện như sau:

Bảng 10. Thống kê số giờ học tiếng anh mỗi ngày của sinh viên

Thời gian học tiếng anh mỗi ngày Số câu trả lời Tỉ lệ trong mẫu (%)
Dưới 1 giờ 71 59.2
Từ 1 đến 3 giờ 45 37.5
Từ 3 đến 5 giờ 1 0.8
Nhiều hơn 5 giờ 2 1.7
Tùy thời gian rảnh 1 0.8
Tổng 120 100
Biểu đồ về thời gian học tiếng anh của sinh viên mỗi ngày

Phần lớn sinh viên UEH dành một tiếng mỗi ngày cho việc học tiếng anh với 59,2%.
Số sinh viên học tiếng anh từ 1 đến 3 tiếng mỗi ngày là 37,5%. Kế đến, số học sinh
chăm chỉ hơn, dành 3 đến 5 tiếng mỗi ngày cho việc học Tiếng Anh, chỉ chiếm 0.8%.
Tiếp theo là những sinh viên chăm chỉ nhất chiếm đến 1.7%. Họ dành ra hơn 5 tiếng
mỗi ngày cho việc học Tiếng Anh, cao hơn cả mức sinh viên học từ 3 đến 5 tiếng. Ngoài
ra, có 0.8% sinh viên được hỏi trả lời rằng họ học Tiếng Anh tùy thời gian rảnh. Những
con số cho thấy sinh viên UEH học Tiếng Anh hằng ngày chiếm tỉ lệ rất lớn. Điều này
có thể cho ta thấy các bạn sinh viên đã có những kế hoạch học tiếng anh và đi theo lộ
trình mỗi ngày.

9. Sinh viên nhận xét về độ khó khi học tiếng Anh


- Được thể hiện như sau:

Bảng 11. Thống kê nhận xét của sinh viên về độ khó khi học Tiếng Anh

Độ khó của việc học Tiếng Anh Số câu trả lời Tỉ lệ trong mẫu (%)
Rất dễ 1 0.8
Dễ 3 2.5
Bình thường 35 29.2
Khó 67 55.8
Rất khó 14 11.7
Tổng 120 100
Biểu đồ nhận xét của sinh viên vê việc học tiếng anh

Việc học tiếng anh được sinh viên UEH đánh giá Rất khó chiếm 11.7%, một con số
tương đối lớn. Đối với phần lớn sinh viên (55.8%) việc học Tiếng anh được cho là Khó.
Có 29.2%, 35 sinh viên cho rằng việc học tiếng anh là Bình thường. Học tiếng anh là Dễ
đối với 3 sinh viên (2.5% tổng số sinh viên tham gia khảo sát). Cá biệt, có 1 sinh viên
(0.8%) cho rằng học tiếng anh là Rất dễ. Nhìn chung, việc học tiếng anh được sinh viên
đánh giá là khó.

10. Xét mối liên hệ giữa khả năng tập trung khi học tiếng anh của sinh viên với
mức độ tiếp thu những kiến thức khi học tại trường.

- Được thể hiện như sau:

Bảng 12. Thống kê về khả năng tập trung khi học tiếng anh của sinh viên:

Khả năng tập trung Số câu trả lời Tỷ lệ trong mẫu(%)


Yếu 5 4.2
Không nhiều 14 11.7
Khá 67 55.8
Tốt 27 22.5
Cực tốt 7 5.8
Tổng 120 100.0
5,8% 4,2%
11,7%
22,5%

55,8%

Yế u Không nhiề u Khá Tốt Cự c tốt

Biểu đồ về khả năng tập trung khi học của sinh viên

Thông qua bảng thống kê và biểu đồ trên ta thấy:

- Đa số sinh viên đều tập trung khi học tiếng anh: khả năng tập trung khi học tiếng
anh của sinh viên đều ở mức khá (55.8%) nằm trong 120 khảo sát thu thập được. Có
22% sinh viên có khả năng tập trung tốt và 6% sinh viên tập trung cực tốt vào bài học,
đối lập với việc này là có 12% sinh viên tập trung không nhiều và 4% sinh viên khó có
thể tập trung vào bài học.

Bảng 13. Thống kê theo sự đánh giá của sinh viên về mức độ tiếp thu kiến thức tiếng
anh khi học tại trường

Mức độ tiếp thu kiến Số câu trả lời Tỷ lệ trong mẫu(%)


thức
Yếu 4 3

Không nhiều 21 18
Khá 54 45
Tốt 35 29
Cực tốt 6 5
Tổng 120 100
Cực tốt Rất yếu
5% 3,3% Yếu
17,5%
Tốt
29,2%

Khá
45%

Biểu đồ về mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên khi học tại trường

- Đa số sinh viên hiểu và tiếp thu được kiến thức tiếng anh khi học tập chiếm
79% trong tổng số 120 sinh viên tham gia khảo sát. Trong đó mức tiếp thu khá đạt tỉ
lệ cao nhất 45%, mức tốt đạt tỉ lệ vừa phải là 29%, mức cực tốt đạt 5%. Trái lại có
21% sinh viên không tiếp thu được kiến thức khi được tiếp cận gồm : mức yếu có
3% sinh viên, mức không nhiều có 18% sinh viên.

 Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có mối liên hệ nào giữa khả năng tập trung
khi học tiếng anh và mức độ tiếp thu khi học tiếng anh tại trường?

Để trả lời cho câu hỏi này ta sẽ sử dụng Kiểm định Chi-bình phương.

Để kiểm định mối liên hệ, ta đặt giả thiết:

- Ho: Khả năng tập trung khi học tiếng anh không có liên hệ với mức độ tiếp
thu khi học tiếng anh tại trường.

- H1: Có mối liên hệ giữa khả năng tập trung khi học tiếng anh với mức độ tiếp
thu khi học tiếng anh tại trường.

Kiểm định với độ tin cậy 95%.

Sử dụng Minitab, cho ta kết quả sau:


Bảng Thống kê:

Mức độ tiếp thu khi học tiếng anh tại trường


Yếu Không Khá Tốt Cực tốt Tổng
nhiều
Khả năng Yếu 3 0 1 0 0 4
tập
trung khi Không 1 7 11 2 0 21
học tiếng nhiều
anh Khá 1 6 34 11 2 54

Tốt 0 1 20 12 2 35

Cực tốt 0 0 1 2 3 6

Tổng cộng 5 14 67 27 7 120

Bảng : Chi-Square Test:

Chi – Square DF
Pearson 92.421 16
Likelihood Ratio 48.002 16

8 cell(s) with expected counts less than 1.

Chi-Square approximation probably invalid.

19 cell(s) with expected counts less than 5.

Với bậc tự do là 16 và mức ý nghĩa alpha 0.05 ta dò bảng trang 809 sách giáo trình
Thống kê trong kinh tế và kinh doanh.

Ta có: Chi – Square (tra bảng) = 26.296 < 92.421 Chi – Square (pearson). Nên ta bác
bỏ Ho.

Vậy kết luận khả năng tập trung khi học tiếng anh có liên quan tới mức độ tiếp
thu khi học tiếng Anh tại trường.
PHẦN IV: ĐỀ NGHỊ GIẢI PHÁP
Qua kết quả của cuộc khảo sát thì nhóm chúng em đã nhìn nhận chung được tình hình
về việc học tiếng anh của sinh viên UEH hiện nay và đưa ra các giải pháp sau:

Sinh viên cần nên bỏ ra nhiều thời gian hơn cho việc rèn luyện tiếng anh. Bởi
lẽ đa số sinh viên tham gia khảo sát chỉ dành rất ít thời gian cho việc học tiếng
anh “ dưới 1h/ngày”. Mà kiến thức môn tiếng anh rất là lớn nên chúng ta cần bỏ
thời gian ra nhiều hơn để tiếp thu một cách tốt nhất.
Theo nhận định của khảo sát thì đa số các sinh viên tự đánh giá khả năng tiếng
anh của mình trên mức 3 (mức trung bình) có nhiều hơn cho mình 1 cách học (tự
học, học tại trường, học thêm,...). Chính vì vậy các học sinh có thể lựa chọn thêm
cho mình nhiều cách học để nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.
Thông qua khảo sát không khó để chúng ta xác định rằng tỉ lệ sinh viên trường
ĐH Kinh tế TP.HCM đang cùng lúc yếu 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) là rất
cao, chính vì vậy chúng em xin được phép đưa ra những phương pháp học có thể
giúp các bạn cải thiện những kỹ năng trên:

+ Luyện nghe: thường xuyên nghe nhạc US/UK, ngoài ra việt xem phim
nước ngoài có phụ đề tiếng anh cũng là phương pháp hiệu quả mà được nhiều
người áp dụng.

+ Luyện nói: có thể luyện nói với bạn bè những câu đơn giản và gần gũi
trong cuộc sống để tập thói quen phản xạ, nói chuyện với người nước ngoài
để rèn luyện phát âm. Giảng viên cũng nên cho sinh viên giao tiếp bằng tiếng
anh nhiều hơn trên giảng đường.

+ Luyện đọc: chúng ta có thể không hiểu 100% từ vựng của bài đó, nhưng
thông qua tình huống đoạn văn và những từ chúng ta đã biết, chúng ta có thể
đoán nội dung từ đó học thêm được nhiều từ vựng.

+ Luyện viết: để có thể viết thì chúng ta cần phải có vốn từ vựng, học
những từ đồng nghĩa có thể giúp rất nhiều cho kỹ năng này.

PHẦN V: KẾT LUẬN

1. Về đề tài

- Hoàn thành bản báo cáo theo tiêu chuẩn đạt khoảng 70%.
- Áp dụng kiến thức được học và khả năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng (Excel,
Minitab) vào bài nghiên cứu, đạt khoảng 65%.
2. Về thuận lợi trong quá trình thực hiện

a. Đối với đề tài nghiên cứu

Đây là đề tài phổ biến và dễ tiếp cận với hầu hết các sinh viên. Ngoài ra, các kiến
thức trong bộ môn thống kê đã được học cùng sự tư vấn về bảng câu hỏi khảo sát từ
giảng viên đã giúp ích cho việc áp dụng và phân tích dữ liệu cho đề tài.

b. Đối với nhóm tác giả

Trải qua quá trình nghiên cứu, chúng em nhận được sự tiến bộ trong công tác làm
việc nhóm, đó là tinh thần đoàn kết, hỗ trợ trong việc xây dựng nội dung khảo sát, thu
thập dữ liệu thống kê, tổng kết và trình bày v.v. Ngoài ra, chúng em còn được rèn luyện
kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng sử dụng máy tính cùng các phần mềm chuyên
dụng.

3. Về khó khăn trong quá trình thực hiện

a. Đối với đề tài nghiên cứu

Trong lúc thực hiện khảo sát, chúng em gặp khó khăn trong việc tiếp cận tới nhóm
sinh viên khóa trên (năm 2 và năm 3). Vấn đề bắt nguồn từ sự không đồng bộ trong thời
gian tại trường và bài khảo sát trực tuyến chưa được nhóm này quan tâm nhiều. Ngoài
ra, một số đối tượng làm khảo sát trực tuyến điền câu trả lời không hợp lý dẫn đến việc
phải lọc bớt dữ liệu đã thu thập, cộng thêm chỉ tiêu thời gian khá ngắn nên kích cỡ dữ
liệu không lớn.

b. Đối với nhóm tác giả

Đối với đề tài nghiên cứu đầu tiên này, chúng em chưa sắp xếp thời gian hợp lý để
thực hiện hiệu quả, vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khó tránh khỏi có sai
sót.

4. Về hạn chế của đề tài

Do thời điểm thực hiện khảo sát cùng thời lượng không dài, chúng em chưa tiếp
cận được đồng đều các khóa sinh viên để dữ liệu được hoàn chỉnh hơn. Ngoài ra, sự hạn
chế và nghiệp dư trong sử dụng kiến thức cản trở việc phân tích dữ liệu một cách tốt
nhất.

PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Sách giáo trình Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh ( CENGAGE).
- Các trang Web: Facebook.com, Wikipedia.com, bitis.com.
- Các bài báo cáo mẫu:“Bài báo cáo nghiên cứu về tâm lý khách hàng đối với
Yamaha” của sinh viên Đại học Hoa Sen.
PHẦN VII: PHỤ LỤC

A. Dữ liệu thô

Bảng câu hỏi khảo sát về việc học tiếng anh của sinh viên UEH hiện nay

1. Bạn thuộc giới tính nào?

□ Nam ( 35 sinh viên - 29,2%)

□ Nữ ( 85 sinh viên - 70,8%)

2. Bạn là sinh viên khóa nào?

□ K44 ( 7 sinh viên - 5,8% )

□ K45 ( 15 sinh viên - 12,5%)

□ K46 ( 98 sinh viên - 81,7%)

3. Ngành mà bạn đang học ?

……………………………………………………………………………........................

4. Bạn tự đánh giá trình độ tiếng anh của mình ở mức độ nào?

□ Mức độ 1 (7 sinh viên - 5,8%)

□ Mức độ 2 (37 sinh viên - 30,8%)

□ Mức độ 3 (53 sinh viên - 44,2%)

□ Mức độ 4 (17 sinh viên - 14,2%)

□ Mức độ 5 (6 sinh viên - 5%)

5. Bạn thường học tiếng anh như thế nào? ( sinh viên được chọn nhiều câu trả
lời)

□ Học thêm (44 sinh viên - 36,7%)

□ Tự học ( 80 sinh viên - 66,7%)

□ Chỉ học tại trường ( 65 sinh viên - 54,2%)

6. Lý do bạn học tiếng anh? ( sinh viên được chọn nhiều câu trả lời )

□ Đam mê ngoại ngữ ( 26 sinh viên - 21,7%)


□ Tiếng anh là môn bắt buộc học tại trường ( 88 sinh viên - 73,3%)

□ Du học nước ngoài (13 sinh viên - 10,8%)

□ Hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng (80 sinh viên - 66,7%)

□ Tiếng anh là ngôn ngữ thông dụng (96 sinh viên - 80%)

□ Xem phim nước ngoài dễ dàng hơn (30 sinh viên - 25%)

□ Muốn hiểu biết (1 sinh viên - 0,8%)

□ Hội nhập với bạn bè quốc tế (1 sinh viên - 0,8%)

7. Theo bạn mức độ cần thiết của tiếng anh hiện nay?

□ Không quan trọng ( không có sinh viên nào )

□ Bình thường ( 1 sinh viên - 0,8%)

□ Quan trọng ( 16 sinh viên - 13,4%)

□ Cực kì quan trọng (103 sinh viên - 85,8%)

8. Bạn đã có ý định cải thiện trình độ tiếng anh của mình hiện tại chưa?

□ Chưa nghĩ tới ( 3 sinh viên - 2,5%)

□ Ngay bây giờ ( 82 sinh viên - 68,3%)

□ Khi có đủ điều kiện (35 sinh viên - 29,2%)

9. Bạn cần cải thiện kỹ năng nào? ( sinh viên được chọn nhiều câu trả lời )

□ Kỹ năng nghe ( 100 sinh viên - 83,3%)

□ Kỹ năng nói ( 102 sinh viên - 85%)

□ Kỹ năng đọc ( 75 sinh viên - 62,5%)

□ Kỹ năng viết ( 87 sinh viên - 72,5%)

10. Bạn dành bao nhiêu thời gian trong một ngày để học tiếng anh?

□ Dưới 1 giờ ( 71 sinh viên - 59,2%)

□ Từ 1 đến 3 giờ ( 45 sinh viên - 37,5%)

□ Từ 3 đến 5 giờ ( 1 sinh viên - 0,8%)


□ Nhiều hơn 5 giờ ( 2 sinh viên - 1,7%)

□ Tùy thời gian rảnh ( 1 sinh viên - 0,8%)

11. Bạn cảm thấy việc học tiếng anh là dễ hay khó?

□ Rất dễ ( 1 sinh viên - 0,8%)

□ Dễ ( 3 sinh viên - 2,5%)

□ Bình thường ( 35 sinh viên - 29,2%)

□ Khó ( 67 sinh viên - 55,8%)

□ Rất khó ( 14 sinh viên - 11.7%)

12. Khả năng tập trung khi học tiếng anh của bạn?

□ Yếu ( 5 sinh viên - 4%)

□ Không nhiều ( 14 sinh viên - 12%)

□ Khá ( 67 sinh viên - 59%)

□ Tốt ( 27 sinh viên -24%)

□ Cực tốt ( 7 sinh viên - 6%)

13. Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên tại trường học:

□ Yếu ( 4 sinh viên - 3%)

□ Không nhiều ( 21 sinh viên - 18%)

□ Khá ( 54 sinh viên - 45%)

□ Tốt ( 35 sinh viên - 29%)

□ Cực tốt ( 6 sinh viên - 5%)

B. Bảng biểu tương quan:

Bảng 1. Thống kê về giới tính của các sinh viên tham gia khảo sát.

Bảng 2. Thống kê sinh viên trong mẫu theo khóa học.

Bảng 3. Thống kê sinh viên trong mẫu theo ngành học.

Bảng 4. Thống kê sinh viên theo sự đánh giá mức độ tiếng anh của mình.
Bảng 5. Thống kê các cách học tiếng anh của 120 bạn sinh viên trường Đại học
Kinh tế TP.HCM.

Bảng 6. Thống kê lý do học tiếng anh của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh
tế TP.HCM.

Bảng 7. Thống kê sinh viên trong mẫu theo mức độ cần thiết của tiếng anh hiện
nay.

Bảng 8. Thống kê sinh viên trong mẫu theo ý định cải thiện trình độ tiếng anh
hiện tại.

Bảng 9. Thống kê sinh viên trong mẫu theo những kỹ năng trong tiếng anh cần
cải thiện.

Bảng 10. Thống kê số giờ học tiếng anh mỗi ngày của sinh viên.

Bảng 11. Thống kê nhận xét của sinh viên về độ khó khi học tiếng anh.

Bảng 12. Thống kê về khả năng tập trung khi học tiếng anh của sinh viên.

Bảng 13. Thống kê theo sự đánh giá của sinh viên về mức độ tiếp thu kiến thức
tiếng anh khi học tại trường.

C. Biểu đồ tương quan:

1. Biểu đồ thống kê sinh viên tự đánh giá trình độ tiếng Anh của mình.

2. Biểu đồ đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết của tiếng anh hiện nay

3. Biểu đồ về ý định cải thiện trình độ tiếng anh của sinh viên

4. Biểu đồ về ý định cải thiện trình độ tiếng anh của sinh viên

5. Biểu đồ về thời gian học tiếng anh của sinh viên mỗi ngày

6. Biểu đồ nhận xét của sinh viên vê việc học tiếng anh

7. Biểu đồ về khả năng tập trung khi học của sinh viên

8. Biểu đồ về mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên khi học tại trường

You might also like