Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Responsibility & implementation cycle

WORK CONTENS/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC Trách nhiệm & Chu kỳ thực hiện
Tech. Manager/QL.KT VEE
EMART
Day/Ngày Week/Tuần 04 Month
/Tháng
I.Showcases/Tủ quầy kệ lạnh
- Controller to records x - x
showcase temperature/Thiết bị
ghi nhận nhiệt độ tủ.

- Evaporators for Positive (+) - x x


showcase/ Dàn bay hơi tủ
nhiệt độ dương.

- Condensers & Evaporators - x x


for Negative (-) showcase/
Dàn ngưng tụ và dàn bay hơi
của tủ nhiệt độ âm.

- Heater ice dischange / Điện - x x


trở xả bang

- Discharge is cycle and x - x


Checking melting ice level after each
works cycle / Chu kỳ xả băng và mức
Công tác kiểm độ tan băng sau mỗi chu kỳ.
tra
- Electric cable system , - x x
lighting and controllers / Hệ
thống điện động lực, chiếu
sáng và điều khiển.

- Rack compressors for - x x


negative (-) showcases / Máy
nén của các tủ nhiệt độ âm.

- Drain water pipe system / Hệ x - x


thống thoát nước thải và ngưng
tự.

- Gas leaks on pipelines and - x x


accessories / Rò rĩ gas trên
đường ống dẫn gas lạnh và phụ
kiện.

- Insulation pipe / Cách nhiệt - - x


đường ống

- Sealing for slot, flange / Các - x x


khe, gờ làm kín.
Outside
clening - Panels / Các tấm vách. - x x
Vệ sinh bên
ngoài - Glasses / Kính. x - -

- Handrails / Tay vịn. x - -

- Out side of showcases / Thân - x x


tủ…
- Sliding door, slide groove / - x X
Cửa trượt, các khe rãnh trượt.

- Glasses / Kính x x -

- The tray, grid, Racking / Các x - -


Inside khay, lưới , kệ chứa hàng.
cleaning
Vệ sinh bên - The chamber, the walls inside x - -
trong showcases / Các khoang chứa,
thành vách bên trong tủ.

- Drain water hole & pipe / Lỗ - x x


và ống thoát nước thải và
ngưng tự.

-Lighting / Đèn chiếu sáng. - x x


II. Cold rooms/Kho lạnh
Checking - Electrical switches and x - x
Kiểm tra alarms to avoid people
strained inside cold room /
Công tắc điện và chuông báo
chống kẹt người trong kho
đông x - x

- The safety latch (anti-lock


outside) / Các chốt cửa an x x
-
toàn (chống khóa bên ngoài).

- Door heater of cold room /


Điện trở sưởi của kho - x x

- Floor heater of cold room /


Điện trở sưởi sà cửa kho - x x
lạnh.

- Operation of cold room’s air


prsessure regulator / Hoạt x - x
động của valve thông áp khô
đông.

- The tighty and smooth of


water hope and drain water x x
-
pipe / Sự kín khít và thông
suốt của phieeys thu và ống
thoát nước và nước ngưng tụ. x - x

- The tight fit of the joints - x x


panel / Sự kín khít của các
mối ghép panel.

- The water leak beneath x - x


panels between cold rooms /
Sự rò rĩ nước dưới chân panel
các kho.
Troubl Fix the erros (if any), except The simple errors and x
shooting giữa for the drainage system drainage system / Các
Khắc phục (not underVEE’s lỗi đơn giản và hệ thống
responsibility) / Khắc phục thoát nước
các sai lỗ (nếu có), ngoại trừ
hệ thống thoát nước (không
thuộc trách nhiệm của VEE)
III. Refrigerant equiments/ Thiết bị cung cấp lạnh

- The temperature probe / Các đầu dò - x x


nhiệt độ.

- Warning system: light, bell ... / Hệ - x x


thống cảnh báo: đèn, chuông...

- Filter and evaporator fan of cold - x x


room / Fin và quạt dàn bay hơi của
kho lạnh.

-Ice discharge heater of the - x x


evaporator / Điện trở xả băng của các
dàn bay hơi.

- The thaw level after each ice x - x


discharge cycle / Mức độ tan băng
sau mỗi chu kỳ xả băng
Checking
Công tác Kiểm - Refrigerant gas leaks on pipes and - x x
tra fittings / Sự rò rĩ gas lạnh trên đường
ống và phụ kiện.

- Insulation for refrigerant gas - x x


pipeline / Các nhiệt đường dẫn ống
gas lạnh.

- Stabilization in the operation of - x x


Rack compressor / Sự ổn định trong
hoạt động của Rack máy nén.

- Liquid gas levels / Mức gas lỏng. - x x

- Filter and fan of positive - x x


temperature condeser / Fin và quạt
dàn ngưng tụ nhiệt độ dương

Checking - Electrical cabinet:the joints, the - x x


Công tác kiểm components in cabinet, temperature
tra of cabinets / Tủ điện: các mối nối,
các linh kiện trong tủ, nhiệt độ tủ.

- Crankcase heater of compressor / - x x


Điện trở sưởi các- te máy nén

- Dairy operation: the index of all gas x - x


& oil pressure clock, electrical,
voltage of compressors /condensing
unit et,... / Sổ nhật ký vận hành: các
chỉ số của tất cả các đồng hồ báo áp
suất gas, nhớt dòng điện, điện áp..
của các máy mén /cụm máy nén vv...

- Operation and reliability of the - x x


fittings on the refrigrant gas
pipeline / Hoạt động và độ tin cậy
của các phụ kiện trên đường ống dẫn
gas lạnh.

- Cleaning for machine room and - - x


central cabinet / Vệ sinh phòng máy
nén và tủ điện trung tâm

- Correction for controller parameters - - x


(if necessary) / Hiệu chỉnh các thông
số điều khiển (nếu cần)

- Cleaning for all dranaige - - x


condensate / Vệ sinh các đường thoát
nước ngưng tụ

Maintenance - Hygiene, open investigation - - x


Công tác bảo lubrication for condenser fan and
dưỡng flake ice machines / Vệ sinh tra mỡ
bôi trơn cho các quạt dàn ngưng và
bạc đạn máy đá vảy

- Checking, tighten for all joints in - - x


elcectrical cabinets / Kiểm tra, siết
chặc các mối nối điện trong tủ điện

-Repair, replace damaged parts under - - x


warranty (if any) / Sửa chữa, thay thế
cho các bộ phận hư hỏng thuộc phạm
vi bảo hành (nếu có)
-Replace for comperssor oil / Thay - - 5.000
mới nhớt máy nén hours/giờ

- Renew for suction filter / Thay mới - - 5.000


phin lọc ẩm hours/giờ

- Maitaining and replacing for rusted - - -


Periodic copper pipe sections rot, rust (if
replacement any) / Thay mới các đoạn ống bị
Công tác thay mục, rỉ (nếu có).
thế định kỳ
- Replacing for broken insulation - - -
pipe (if any) / Thay mớt các đoạn
cách nhiệt bị hỏng ( nếu có)
Note/Ghi chú :

Labors provided by VEE, EMART


supply for all of materials and spare
parts (not under warranty condition)
VEE cung cấp nhân công, EMART
cung cấp toàn bộ vật tư và linh kiện
thay thế (Không thuộc diện bảo
hành )

3.2 Staffs for periodic maintenance / Danh sách nhân viên trực bảo hành và bảo trì định kỳ

TT Họ và Tên Chức vụ Ngày sinh CONTACT No.


No. Full name Position Date of bitrth

01 Lê Quốc Khánh Đội trưởng 1980 0909.679.014


Leader

02 Dương Ngọc Thành NVKT 1981 01698.502.810


Technician

03 Đặng Văn Chương NVKT 1990 0979.574.356


Technician
Emergency Contact information / Liên lạc trường hợp khẩn cấp - hotline:

1900 561 282

Mr. Nguyễn Tường (TP. Bảo trì/Service Header_VEE):


HP: +84937.302.282 - Fax: +848 3862.6600 - Email : ntuong@veevn.com

No./POS. Material/Equiments Name Qty Remarks

I Showcases / Tủ quầy kệ lạnh

01 Frozen showcases / Tủ đông Warranty within 24 months for


equiments and 12 months for
02 Chiller / Tủ dương installation works.
Bảo hành 24 tháng đối với thiết
bị và 12 tháng đối với công việc
lắp đặt

II Evaporators / Dàn bay hơi


Fish chiller SPBE 022D 01 set

Meat chiller SPBE 042D 01 set

Dry food chiller SPBE 022D 01 set

Dry food storage SPBE 022D 01 set

Veg chiller SPBE 032D 01 set

Fruit chiller SPBE 032D 01 set

Delica chiller SPBE 042D 01 set

Dairy chiller SPBE 043D 01 set

Cold SPBE 042D 02 set

Fish workshop DFA 071C 01 set

Meat workshop DFA 052C 01 set

F&V workshop DFA 062C 02 sets

Delica workshop DFA 062C 01 set

Bakery workshop DFA 063C 04 sets

Fish Frozen SPBE 032D 01 set

Meat Frozen SPBE 022D 01 set

Delica Frozen SPBE 042D 02 sets

Frozen SPBE 043D 02 sets

Spare Part Fan Moter 05 sets

III

Equipments and accessories of the refrigerant system

CHILLER for STREAM Compressor C.D.U –


MEDIUM TEMPERATURE Power Unit R404A

(Walter Chiller / Power Pack multi Type)

- Brand: Emerson

- C.D.U: HPM1804FW(A)ST04 (01 set)

- Accessorie included: Phase advance


01 capaitor, DPS, High pressure, Oil pressure,
Suction filters, Drier, Oil seperator,
01 sys
Accumulater, Muffler, Receiver tank, Oil
regulator (Digital)

FREEZER for STREAN Compressor C.D.U –


LOW TEMPERATURE Power Unit R404A

(Walter Chiller / Power Pack multi Type)

- Brand: Emerson

- C.D.U: HPM1604RW(A)ST04 (01 set)


Warrantly within 24
- Accessorie included: Phase advance months for
02
capaitor, DPS, High pressure, Oil pressure, equipments and 12
Suction filters, Drier, Oil seperator, 01 sys months for
Accumulater, Muffler, Receiver tank, Oil installation works.
regulator (Digital)

Bảo hành 24 tháng


đối với thiết bị và 12
tháng đối với các
Accessories of refrigerant gas-pipes / Phụ kiện và đường công việc lắp đặt.
ống dẫn gas lạnh:

Ball valve, Expansion valve, Soleeniod valve,


Pressure regulator, Sight glass, High/Low
01 sys
pressostat,…

Copper pipe:
Φ76,67,54,42,34,28,22,19,16,12,10,06,90°
03 01 sys
Elbow, 45° elbow, reducer, Tee, welding
lod…

Insulation pipe, PVC pipe, elbow, Tee, 01 sys


reducer, foam

Control panel: Warrantly within 24


months for
Electric wire, Electric cable
equipments and 12
months for
installation works.
01 sys

Bảo hành 24 tháng


04 đối với thiết bị và 12
tháng đối với các
công việc lắp đặt

Refrigerant gas and oil Will add gas/oil


within 12 months if
cause by installation
works.
05

01 sys
Sẽ bổ sung/nạp
gas/nhớt trong vòng
12 tháng nếu lỗi do
công tác lắp đặt.
IV Cold rooms

01 Insulation panels and Accessories 01 sys Warranty within 24


months for
02 Hinge doors & Accessories 03 sets equipment and 12
03 Sliding doors (1400) & 14 sets months for
Accessories installation works.

04 Air pressure control value 14 sets Bảo hành 24 tháng


đối với thiết bị và
05 Air curtain 04 sets 12 tháng đối với các
công việc lắp đặt

HỒ SƠ HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH


TECHNICAL TRAINING DOCUMENTS

HỆ THỐNG LẠNH THỰC PHẨM & TỦ QUẦY


REFREIGERATION SYSTEM & SHOWCASE

1. Bảo dưỡng máy nén:


Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền,
hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn. Máy lạnh dễ xảy ra sự
cố ở trong 3 thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các
chi tiết máy.
a. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu
01 lần.
b. Các máy dùng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.
Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.
- Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoan rỉ, lau chùi các chi
tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.
- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn
bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn
các chi tiết máy.
- Kiểm tra mức độ mài mòn của các thiết bị lạnh như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc,
pittông, vòng găng, thanh truyền vv.. so với kích thước tiêu chuẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ
mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt quá mức cho phép thì phải thay thế cái mới.
- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.
- Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc
tĩnh.
- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hóa
chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẩn bám
giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi
sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.
- Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.
- Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn
dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách nhiệt ảnh
hưởng giải nhiệt cuộn dây.
- Bảo dưỡng định kỳ: Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành
thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp
bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu
mới vào số lượng đầy đủ.
- Kiểm tra dự phòng: Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy
như: xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắpbít, v.v…
- Phá cặn áo nước làm mát: Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải tiến
hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hỗn hợp axit clohidric 25% ngâm 8 đến 12 giờ sau đó rửa
sạch bằng dung dịch NaOH 10 đến 15% và rửa lại bằng nước sạch.
- Tiến hành căn chỉnh và căng lại dây đai tơ của môtơ khi thấy lỏng. Công việc này tiến hành
kiểm tra hằng tuần.
2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ
Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ
thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:
- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
- Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt
- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
- Vệ sinh bể nước, xả cặn.
- Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)
- Sơn sửa bên ngoài
- Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.
 Bảo dưỡng bình ngưng
Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hóa
chất để vệ sinh.
Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hóa chất phá
cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ẩm, sau đó thổi khô bằng khí nén.
Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ
học. Khi tiến hành vệ sinh phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau
chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây
xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tụ
bẩn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.
- Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.
- Xả dầu: Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về
bình chứa nên thực tế thường không có.
- Định kỳ xả air và cặn bẩn ở các nắp bình về phía đường ống giải nhiệt.
- Xả khí không ngưng trong bình ngang: Khi áp suất trong bình khác với áp suất
ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng.
Để xả khí không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng tụ hết gas
còn trong bình ngưng. Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng
ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông bình
ngưng với bĩnh xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không ngưng.
Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.
- Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.
 Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi
- Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc
dùng hóa chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường
xuyên. Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí
nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ
sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.
- Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẩn được
tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẩn. Nếu tiếp tục sử dụng
các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẩn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt làm giảm hiệu
quả của chúng. Vì vậy, phải thường xuyên xả cặn bẩn trong bể, công việc này được
tiến hành tùy thuộc chất lượng nguồn nước.
- Vệ sinh thay thế vòi phun: Kích thước các lỗ phun rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẩn, đặc
biệt khi chất lượng nguồn nước kém. Khi một số mũi bị tắc, một số vùng của dàn
ngưng không được giải nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt rõ rệt. Vì vậy phải
thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các vòi phun hư hỏng
- Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất.
- Bảo dưỡng các bơm, các môtơ quạt, thay dầu mỡ.
- Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng.
 Dàn ngưng kiểu tưới
- Đặc thù của dàn ngưng tụ kiểu tưới là các dàn trao đổi nhiệt để trần trong môi trường
kí nước thường xuyên nên các loại rêu thường hay phát triển. VÌ vậy dàn thường bị
bám rất nhanh. Việc vệ sinh dàn trao đổi nhiệt tương đối dễ dàng. Trong trường hợp
này cách tốt nhất là sử dụng các bàn chải mềm để lau chùi cặn bẩn.
- Nguồn nước được sử dụng, có chất lượng không cao nên thường xuyên xả cặn bể
chứa nước.
- Xả dầu tồn đọng bên trong dàn ngưng.
- Bảo dưỡng nước tuần hoàn, thay dầu mỡ
 Bảo dưỡng dàn ngưng tụ không khí
- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt: Một số dàn trao đổi nhiệt không khí có bộ lọc khí bằng
nhựa hoặc sắt đặt phía trước. Trong trường hợp này có thể rút bộ lọc ra lau chùi vệ
sinh bằng chổi hoặc sử dụng nước.
Đối với dàn bình thường: Dùng chổi mềm quét sạch bụi bẩn bám trên các ống và cánh
trao đổi nhiệt. Trong trường hợp bụi bẩn bám nhiều và sâu bên trong có thể dùng khí
nén hoặc nước phun mạnh vào để rửa.
- Cân chỉnh cánh quạt và bảo dưỡng mô tơ quạt.
- Tiến hành xả dầu trong dàn ngưng
3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi
 Bảo dưỡng dàn bay hơi không khí
- Xả băng dàn lạnh: Khi băng bám trên dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở của dàn
lạnh, dòng không khí đi qua dàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp
làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ.
Vì vậy phải thường xuyên xả băng dàn lạnh.
Trong 01 ngày tối thiểu xả 02 lần. Trong nhiều hệ thống có thể quan sát dòng điện
quạt dàn lạnh để tiến hành xả băng. Nói chung khi băng bám nhiều, dòng không khí bị
thu hẹp dòng làm tăng trở lực kéo theo dòng điện quạt tăng. Theo dõi dòng điện quạt
dàn lạnh có thể biết chừng nào xả băng là hợp lý nhất.
Quá trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Hút hết gas trong dàn lạnh
+ Giai đoạn 2: Xả băng dàn lạnh
+ Giai đoạn 3: Làm khô dàn lạnh
- Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.
- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt, muốn vậy cần ngưng hệ thống hoàn toàn, để khô dàn lạnh
và dùng chổi quét sạch. Nếu không được cần phải rửa bằng nước, hệ thống có xả nước
ngưng bằng nước có thể dùng để vệ sinh dàn.
- Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài.
- Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh.
- Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.
 Bảo dưỡng dàn lạnh xương cá
Đối với dàn lạnh xương cá khả năng bám bẩn ít vì thường xuyên ngập trong nước
muối. Các công việc liên quan tới dàn lạnh xương cá bao gồm:
- Định kỳ xả dầu tích tụ trong dàn lạnh. Do dung tích dàn lạnh xương cá rất lớn nên
khả năng tích tụ ở dàn rất nhiều dầu. Khi dầu tích ở dàn lạnh xương cá hiệu quả trao
đổi nhiệt giảm, quá trình tuần hoàn môi chất bị ảnh hưởng và đặc biệt làm máy thiếu
dầu nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều tới chế độ bôi trơn.
- Bảo dưỡng bộ cánh khuấy
Đồng thời với quá trình bảo dưỡng dàn lạnh xương cá cần tiến hành kiểm tra, lọc nước
bên trong bể. Nếu quá bẩn có thể xả bỏ để thay nước mới. Trong quá trình làm việc,
nước có thể chảy tràn từ các khuôn đá ra bể làm giảm nồng độ muối, nếu nồng độ
nước muối không đảm bảo cần bổ sung thêm muối.
4. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt
Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ bình
ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình
ngưng.
Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc chủ yếu sau:
- Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm dây đai, trục ria phân phối nước.
- Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước
- Xả cặn bẩn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.
- Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao. Bảo
dưỡng bơm quạt giải nhiệt.
5. Bảo dưỡng bơm
Bơm trong hệ thống lạnh gồm:
- Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả và bơm nước lạnh.
- Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.
- Bơm môi chất lạnh.
Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và
cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự
nhau, cụ thể là:
- Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp
nối truyền động. Bôi trơn bạc trục
- Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
- Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng.
- Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có)
- Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường.
6. Bảo dưỡng quạt
- Kiểm tra độ ồn, rung động bất thường
- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.
- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ
- Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa
chữa để cân bằng động tốt nhất.
DANH MỤC KIỂM TRA
DANH MỤC KIỂM TRA TỦ ĐỘ DƯƠNG TỦ
ĐỘ
Â
M
TỦ ĐỨNG CAO 1.2 CAO 0.8
KIỂM Nhiệt độ N N N N
TRA Giới hạn xếp hàng N N N N
BẰNG Dàn nóng N N N N
MẮT Lổ nước xả T T T T
Giai đoạn xả đá T T T T
Đèn N N N
Màn gió T T T T
Khay tủ 2T 2T 2T TH
Kệ chứa thực phẩm (chất hàng) 2T 2T 2T TH
Lổ nước xả và bẩy nước 2T 2T 2T TH
VỆ SINH Kiếng che N N N N
BÊN Vỏ tủ TH TH TH TH
TRONG Mâm chứa hàng 2T 2T 2T TH
TỦ Dàn lạnh TH TH TH TH
Quạt dàn lạnh TH TH TH TH
Kệ phục vụ - N - -
Đèn N N N
Bao bì hàng trưng bày (rác) N N N N
VỆ SINH Thanh cản tủ T T T T
BÊN Thanh dẫn hướng T T T T
NGOÀI Vỏ tủ T T T T
TỦ Kính tủ N N N N
VỆ SINH Dàn nóng TH TH TH TH
CỤM Máy nén TH TH TH TH
MÁY Tủ điện (hút bụi) TH TH TH TH
NÉN Xung quanh máy T T T T
1. Luôn luôn tắt CB (công tắc điện) trước khi thực hiện công tác bảo trì
LƯU Ý 2. Không để nước vào các hộp điện và các mối nối điện
3. Không làm biến dạng các dàn tản nhiệt
4. Không dùng chất làm mài mòn thiết bị

RECIPROCATING MAINTENANCE SCHEDULE


90000
1000 Hour of operation (maximum)
15000
Maintenace 50008000 10000 2000025000
30000
3500040000
45000
50000
55000
6000065000
70000
75000
80000
85000

Remove start filter


of compressor 2)
Change oil 1) x + + + + + + + + + +
Change filters x + + + + + + + + + +
Clear oil strainres x + + + + + + + + + +
Clear liquid x + + + + + + + + + +
strainers
Check & clean + + + + + + + + + + +
suction screen
Check aligment + + + + + + + + +
Check coupling + + + + + + + + +
Confirm + + + + + + + + + + +
temperature &
pressure calibration
Oil analysis 1) x x + + + + + + + +
Vibration analysis + + + + + +
Repalce shaft seal + + +
Inspect compressor +

HƯỚNG DẪN BẢO HÀNH BẢO TRÌ

HỆ THỐNG KHO LẠNH

A. PHÂN CỤM RACK MÁY NÉN TRNG TÂM:

1. Thay nhớt & phin lọc nhớt:

- Thay phin lọc sau 50 đến 100 giờ vận hành đầu tiên

- Sau đó theo chu kỳ ứ 10.000 giờ vận hành phải kiểm tra phin lọc, nếu không có vấn
đề gì có thể sử dụng đến 30.000 giờ là đến luc bắt buộc phải thay phin lọc .

- Thay phin lọc ngay sau khi thay nhớt hoặc sửa chữa

- Thay phin lọc nếu áp suất qua phin bị giảm đến 0.5 bar

- Bắt buộc phải thay nhớt & phin lọc khi thấy có sự ô nhiễm hoặc có sự hình thành
acid
2. Van điện từ cho nhớt

Hằng năm phải kiểm tra màng hoặc kiểm tra 5000 giờ vận hành. Nếu cố biến dạng
phải thay thế màng van và nòng đỡ

Kiểm tra điện trở cuộn dây, điện trở cách điện không nhỏ hơn 0.5m, kiểm tra nối đất.
yêu cầu thay mới sau 100.000 giờ vận hành

3. Công tắc dòng nhớt:

- Hằng năm phải kiếm tra hoặc kiểm tra sau 5.000 giờ vận hành. Yêu cầu thay mới sau
100.000 giờ vận hành

- Kiểm tra lực hút của nam châm, đàn hồi của lò xo, đồng thời chú ý nối đất cho công
tắc

4. Rơ le áp suất cao, rơ le áp suất thấp, rơ le hiệu áp suất nhớt:

- Các rơ le áp suất cao, rơ le áp suất thắp & rơ le hiệu áp suất nhớt phải làm việc tin
cậy, đóng ngắt chính xác, không chập chờn, rung động.

- Sau 750 giờ đến 1000 giờ làm việc, các rơ le áp suất phải được kiểm tra định kỳ một
lần.

- Kiểm tra tình trạng cháy vênh, gr, mắt tiếp xúc điện, lực hút của nam châm, đàn hồi
của lò xo, hộp xếp, lỗ dẫn phải thông, đồng thời chú ý nổi đắt cho các rơ le áp suất.

5. Van một chiều đường đẩy:

- Hằng năm phải kiểm tra hoặc kiểm tra sau 5.000 giờ vận hành.

- Yêu cầu thay thể mới sau 20.000 giờ đến 40.000 giờ vận hành.

6. Bảo dưỡng bình chứa cao áp:

- Duy trì mức lỏng ổn định theo quy định (khoảng 50% dung tích). Mức lỏng thấp sẽ
làm giảm công suất lạnh & tiêu hao điện năng lớn.

- Theo dõi áp suất, mức lỏng, van an toàn thường xuyên và định kỳ xả khí.

7. Phin lọc đường hút :

- Định kỳ lau chùi vệ sinh các phin lọc đường hút


- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng
các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

- Đồi với bộ lọc tỉnh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn
bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn.
Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ
lọc.

8. Hệ thông điện động lực và điều khiên:

- Kiểm tra điện nguồn đảm bảo đạt 3P/380V 5%.

- Kiểm tra điện áp trong giới hạn thiết kế hệ thống và kiểm tra cân bằng cho mỗi pha.

- Kiểm tra các đầu nối dây có bắt chặt & an toàn, kiểm tra bằng mắt phần cáp điện &
những mồi nối .

- Kiểm tra CB, contactor, cầu chì, đèn báo...đảm bảo không có đấu hiệu bắt thường.

- Kiểm tra các điểm tiếp xúc có thích hợp cho vận hành & kiểm tra thay thể những chỗ
tiếp xúc bị mòn.

- Dây cáp cho càm biển PTC đã được nối sẵn với máy nén. Các liên kết khác sẽ tuân
thủ sơ đồ điện điều khiển máy nén.

- Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển, kiểm tra điện trở.

B. DÀN NGƯNG:

1. Giải nhiệt bằng nước:

- Bình ngưng làm mát bằng nước bị tích tụ cầu cặn trong thời gian hoạt động do ảnh
hưởng chất lượng của nước làm mát nên gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh. Nếu
áp suất cao vượt quá sự kiểm soát của giới hạn thiết kế, ta phải tra nguồn nước và làm
sạch bộ ngưng tụ. Thời gian làm sạch được xác định bởi chất lượng nước. Yêu cầu
phải làm sạch bình ngưng kiều vỏ và ống mỗi năm một lằn bởi kỹ thuật viên điện lạnh
được đào tạo. Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có
thể sử dụng hoá chất để vệ sinh.

- Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá
cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.Trong trường
hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến
hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong
đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong
đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ông hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn đễ hơn.
Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải cũng cẩn thận. Xả dầu: Nói chung dầu ít khi
tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường
không có.

- Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.

- Xả khí không ngưng trong bình ngưng: Khi áp suất trong bình khác với áp suất
ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng.
Để xả khi không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ
hết gas còn trong bình ngưng. Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào
và lỏng ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông
bình ngưng với bình xã khí không ngưng, sau đó tiền hành làm mát và xả khí không
ngưng.Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.

C. DÀN LẠNH:

1. Bảo dưỡng dàn bay hơi không khí:

- Bảo dưỡng quạt dàn lạnh. Kiểm tra độ ồn, rung động bắt thường. Kiểm tra độ căng
dây đai, hiệu chỉnh và thay thế. Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ. .Vệ sinh cánh quạt,
trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiễn hành sửa chữa để cân bằng động
tốt nhất.

- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt, muốn vậy cần ngừng hệ thống hoàn toàn, để khô dàn lạnh
và dùng chổi quét sạch. Nếu không được cần phải rửa bằng nước, hệ thống có xả nước
ngưng bằng nuớc có thể dung đề vệ sinh dàn.

- Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài.

- Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh.

- Xã băng dàn lạnh : Khi băng bám trên dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở của dàn
lạnh, dòng không khí đi qua dàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp
làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ. Vì vậy phải thường
xuyên xã băng dàn lạnh. Trong 01 ngày tối thiểu xã 02 lần.

- Trong nhiều hệ thống có thể quan sát dòng điện quạt dàn lạnh để tiến hành xã bang.
Nói chung khi bằng bám nhiều, dòng không khí bị thu hẹp dòng làm tặng trở lực kéo
theo dòng điện của quạt tăng. Theo dõi dòng điện quạt dàn lạnh có thể biết chừng nào
xả băng là hợp lý nhất.

- Quá trình xã băng chia ra làm 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1 : Hút hết gas trong dàn lạnh


 Giai đoạn 2 : Xã băng dàn lạnh
 Giai đoạn 3 : Làm khô dàn lạnh

2. Bảo dưỡng bình bay hơi

Bình bay hơi ít xả ra hỏng hóc, ngoại trừ tình trạng tích tụ dầu bên trong bình. Vì vậy
đối với bình bay hơi cần lưu ý thường xuyên xả dầu tồn đọng bên trong bình. Trường
hợp sử dụng làm lạnh nước, có thể gây ra tình trạng bám bẩn bên trong theo hướng
đường nước, do đó cũng cần phải vệ sinh, xả cặn trong trường hợp đó.

D. CÁC CHI TIẾT KHÁC CỦA HỆ THỐNG LẠNH

1. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt:

- Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ
bình ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình
ngưng.

- Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc chủ yếu sau:

 Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.
 Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước.
 Xả cặn bẩn ở đầy tháp, vệ sinh, thay nước mới.
 Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ bơm, quạt, tình trạng làm việc của van
phao. Bảo dưỡng bơm quạt giải nhiệt.

2. Bảo dưỡng bơm nước giải nhiệt:


- Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp
nối truyền động. Bôi trơn bạc trục. Cứ sau 80 -100 giờ phải châm dầu mỡ cho bơm.

- .Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.

- Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng.

- Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường.

3. Bảo dưỡng hệ thống van:

- Kiểm tra áp suất trong các van của hệ thống, trong đó van chặn đường nén phải mở
và van chặn đường hút phải đóng trước khi vận hành.

- Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén. Kiểm tra van an toàn
luôn được niêm phong chì.

4. Bảo dưỡng cơ khí cho máy nén:

- Kiểm tra mâm van sau khoảng 10.000 -> 12.000 giờ làm việc.

- Cần thiết phải thay thế trong các trường hợp sau đây :

 Lá van bị mòn quá nhiều


 Diện tích mặt cắt hẹp vì dầu carbon
 Khu vực lá van bị hỏng

5. Bổ sung gas hằng năm:

- Định kỳ bỗ sung gas cho hệ thống hàng năm. Chú ý trước khi sạc gas:

 Gia nhiệt cho dầu ở cạc te máy nén, nhiệt độ dầu phải từ 35-40°C
 Kiểm tra mức dầu ở bình tách dầu.
 Tắt CB máy nén, và sạc gas lỏng trực tiếp vào đường ồng từ bình ngưng. đến
bình chứa.
 Trong lúc máy nén vân hành thì sạc gas từ đường ống hút về, và tốt hơn có thể
sạc gas ờ đường ống vào của dàn lạnh.

6. Bảo trì phần cách nhiệt kho lạnh:


- Các hư hỏng đến mặt ngoài panel sẽ ảnh hưởng đến độ cách nhiệt cho kho lạnh và
phải được xử lý lập tức, xử lý những vùng bị tác động do lực, do cào xước hoặc bị mài
mòn.

- Khi mastic bị tấn công bởi nắm mốc, và không còn hiệu quả làm kín panel kho, nó
phải được thay thế Mastie mới (silicone) có thể được phủ trên mastic cùng loại, phải
làm sạch bề mặt một cách cẩn thận trước với dung môi riêng.

7. Ghi nhật ký vận hành:

- Cứ cách 1 hoặc 2 giờ phải ghi vào số nhật ký vận hành hàng ngày tình trạng của thiết
bị lạnh, kho lạnh. Nếu người vận hành ghỉ chính xác, không những có thể vận hành
thiết bị có năng suất cao, an toàn mà giả sử nếu có sự cố xây ra thì có thể biết được
nguyên nhân chính xác nhanh chóng. Đối với người phụ trách máy hàng ngày, chuẩn
bị khi có sự cố phát sinh là điều quan trọng hơn là ngăn không cho sự cố xảy ra

- Ngoài ra, để có biện pháp thích hợp nhanh chóng khi có sự cố thì công nhân vận
hành luôn nhớ sắp xếp phòng máy, dụng cụ và phụ tùng cho thật ngăn nắp.

You might also like