Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

VỘI VÀNG

Xuân Diệu
Người ta vẫn thường hay nói tuổi xuân giống như một cơn mưa rào. Cho dù bạn bị cảm
lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Thông thường khi đã
đi qua tuổi thanh xuân rồi, người ta mới cảm thấy nuối tiếc. Đúng là như vậy! Chỉ những khi mọi
thứ trôi đi ta nhìn lại mới thấy nó đẹp và đáng yêu đến nhường nào. Thời gian là một thứ luôn
luôn dịch chuyển, chẳng đứng lại chờ ai bao giờ. Chính vì thế nếu được sống ta hãy sống cho trọn
vẹn từng khoảnh khắc, từng phút giây của một đời người. Xuân Diệu đã thể hiện đầy đủ nhất ý
thức cá nhân của cái tôi mới và cũng mang đậm bản sắc riêng. Trong số những bài thơ của ông,
chúng ta không thể không nhắc đến Vội Vàng. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng
vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. 13 câu đầu là đoạn thơ hay nhất thể
hiện tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.
Bài thơ mở ra bằng khát vọng đầy mạnh mẽ của cái “tôi” cá nhân Xuân Diệu:

"Tôi muốn tắt nắng đi


Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi"
Bốn câu thơ ngũ ngôn kết hợp với phép điệp ngữ, điệp cấu trúc "tôi muốn" đã bày tỏ thật
rõ ràng khao khát và mong muốn của tác giả. Nói nhà thơ Xuân Diệu có cái "tôi" cá nhân đầy bản
lĩnh quả là không sai. Ông muốn "tắt nắng" để màu sắc cuộc đời không phai đi. Ông muốn " buộc
gió" để mùi hương cuộc sống chẳng bay mất. Những mong muốn, ước vọng đôi khi thật ngông
cuồng và khó tả. Tác giả đang muốn thay đổi, níu kéo những quy luật, dòng chảy của thiên nhiên,
của tạo hóa. Người thanh niên mới vừa đôi mươi ấy, muốn ngưng đọng thời gian, ngưng đọng
năm tháng để lưu giữ lại vẻ đẹp, sắc hương cho nhân thế.
Người xưa có câu: "Thi trung hữu họa", vậy nên có thể nói, những câu thơ dài tiếp theo
chính là bức tranh đã được nhà thơ vẽ nên bằng những nét thật sinh động và xinh xắn:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si"
Điệp từ "này đây" được lặp đi lặp lại nhiều lần, tác giả muốn khẳng định cảnh này, vật
này chính là một thiên đường trần gian, một thiên đường không phải ở đâu xa mà tồn tại ngay
trên mặt đất. Đồng thời, "này đây" cũng giống như một lời mời gọi quyến rũ, thúc giục mọi người
mau mau tới đây thưởng thức, tận hưởng. Bức tranh thiên nhiên mà Xuân Diệu vẽ ra, có màu sắc
(xanh rì), có hương vị (mật ngọt), có hình khối (hoa, lá) và có cả đường nét (cành tơ phơ phất)
những hình ảnh này rất quen thược không phải quá mới mẻ. Tuy nhiên cách mà Xuân Diệu để
chúng xuất hiện lại qua một hơi thở tươi mới nên lúc nào cũng như quen mà lạ, như lạ mà quen.
“Tuần tháng mật” gợi cho chũng ta liên tưởng đến tuần trăng mật, khoảng thời gian hạnh phúc
nhất của hôn nhân và cũng là khoảng thời gian con người chìm đắm trong những khám phá mới
mẻ của những điều tinh khôi đầu tiên. Hình ảnh “đồng nội xanh rì” thể hiện sức sống của cỏ cây
hoa lá , là màu xanh của những thảm cỏ trải dài khắp không gian của bức tranh thiên nhiên và
mùa xuân. Hình ảnh cành tơ phơ phất cũng mang nhịp điệu lạ kỳ do cách hiệp vần của hai tiên
liền kề “tơ”,”phơ”tạo ra một âm vang rất lạ như chính sợi dây rung cảm của nhà thơ trước vẻ tươi
non, mơn mởn của lá cành. Đâu chỉ cảm nhận thiên nhiên bằng đôi mắt, người nghệ sĩ đã thả hồn
mình để từng tế bào rung lên xúc động. Thính giác căng ra gom những âm thanh trong trẻo vào
mình. Từ đấy tiếng chim yến anh đâu chỉ biết hát khúc xuân về mà còn là khúc tình si. Cụm từ
"yến anh" không chỉ dùng để nói tới những loài chim mùa xuân - chim yến, chim oanh - mà còn
dùng để nói về những nam thanh nữ tú, sóng bước bên nhau cùng đi du xuân. Dường như, thiên
đường mật ngọt mà Xuân Diệu đã vẽ nên, chính là một "mảnh vườn tình ái" đầy mơ mộng, ngọt
ngào. Bởi trong những dòng thơ, vạn vật đều đang say sưa, ngập tràn hạnh phúc, vạn vật đều đã
có đôi, có cặp.
Không phải là”này đây”nữa, câu thơ thứ năm chuyển vần đột ngột “và này đây” như nhấn
mạnh xúc cảm tha thiết của nhà thơ. Người nhệ sĩ không muốn mọi thứ dựng lại ở “này đây”.
Ông vẫn còn luyến tiếc khi chưa thể giăng bày ra hết mọi nguồn vui mà lòng thì nô nức quá:
"Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa "
Từ xưa tới nay, thiên nhiên luôn luôn là chuẩn mực của mọi cái đẹp và rất phổ biến trong
thi ca. Ví dụ như trong câu thơ: " Phù dung như diện, liễu như mi", ý nói tới người con gái có
gương mặt đẹp như hoa phù dung, đôi mắt, đôi mi, lông mày đẹp như lá liễu. Nhưng với Xuân
Diệu, quan điểm của ông hoàn toàn ngược lại. Tác giả lấy con người làm biểu tượng, hình mẫu,
làm chuẩn mực cho cái đẹp, cho thiên nhiên vạn vật. Thế nên người nghệ sĩ nhìn đời bằng đôi
mắt lúc nào cũng trong vắt như thuở đầu tiên. Cái khoảnh khắc đẹp nhất, mê ly nhất khi cảnh vật
hiện lên trước mắt là lúc “ánh sáng chớp hàng mi” .Hoá ra cái đẹp của thiên nhiên cũng sẽ vô
nghĩa nếu không gắn với cái đẹp của con người.nhà thơ đã khám phá những phút giây tuyệt diệu
của ánh sáng truyền từ đôi mắt đẹp với bờ mi dài nhu cánh cửa của một tâm hồn trong ngần.
Chưa bao giờ ta lại thấy hình ảnh vầng thái dương dịu dàng và e ấp đến thế. Và rồi, mỗi ngày của
tuổi trẻ, đều là một ngày vui, một ngày hạnh phúc ngập tràn. “thần vui” là cách nới cụ thể hoá
niềm hạnh phúc, nguồn vui đến từ con người, con người là đối tượng trung tâm của nụ cười.
Thiên nhiên cảnh sắc đẹp bởi con người vì con người mà rạng rỡ nên nhà thơ hình dung mối quan
hệ giữ còn người và thiên nhiên như một đôi trẻ yêu nhau say sưa trong tình yêu hạnh phúc:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Có ai lại đi ví thiên nhiên, ví thời gian với con người. Nhưng Xuân Diệu đã làm thế. Đúng
là, chỉ có một nhà thơ mới, một nhà thơ chịu ảnh hưởng nhiều từ phong cách phương Tây mới có
thể có suy nghĩ mới mẻ và táo bạo đến thế. Nhà thơ sử dụng phép so sánh đặc biệt độc đáo, điều
mà không bao giờ tìm thấy ở thơ ca trung đại. Hình ảnh cụ thể của sức sống trẻ teung “cặp môi”
so sánh với thời gian trừu tượng “tháng giêng”. Một phép so sánh đầy niểm vui trần tục của đôi
lứa yêu nhau chỉ khi tận hưởng được niềm hạnh phúc ngọt ngào ấy thì mới thật sự chạm vào cái
tận cùng của niềm hạnh phúc mà chỉ tuổi trẻ mới có thể cảm nhận được trọn vẹn. Cũng như tháng
giêng là tháng đầu tiên của một năm, là một mùa xuân mơn mởn mang đầy sức quyến rũ. Nhà thơ
đã cảm nhận bằng con tim và huy động cả vị giác để “tháng giêng” bỗng trở nên “ngon”. Biện
pháp chuyển đổi cảm giác này đã góp phần tăng thêm sức gợi cảm cho hình ảnh thơ vfa nhấn
mạnh mong muốn chiếm giữ, tận hưởng của thi sĩ.
Hai câu thơ cuối của đoạn thơ vẫn là những dòng tâm trạng của tác giả, nhưng lúc này
ông đã chợt nhận ra, chợt nhớ tới quy luật của thời gian, tạo hóa:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"
Dấu "." ở giữa câu thơ, chia dòng chữ ra làm đôi: trong một câu thơ, có tới hai luồng cảm
xúc. Xuân Diệu đang sung sướng, hạnh phúc tột độ khi được đắm mình trong thiên nhiên tươi
đẹp, tràn đầy sức sống. Nhưng rồi ngay lập tức ông đã biết vội vàng, tiếc nuối mùa xuân, tiếc
nuối tuổi trẻ. Rõ ràng, thời gian vẫn còn chưa đuổi tới, mà tác giả đã lo sợ sự chảy trôi. Vậy mới
nói, nhà thơ Xuân Diệu luôn luôn bị ám ảnh bởi bước đi và quy luật của thời gian.
Tóm lại, 13 câu thơ đầu trong bài thơ "Vội vàng" của tác giả Xuân Diệu là những câu thơ
tả cảnh đầy lãng mạn và mộng mơ. Đồng thời, qua những câu thơ ấy, ta rút ra được một quan
niệm sống mới mẻ: hãy sống vội vàng nhân lúc còn trẻ, còn "xuân"; bởi cuộc sống vô cùng nhiều
những thứ tươi đẹp để cho ta nhìn ngắm, hưởng thụ. Tuy nhiên, sống vội vàng không có nghĩa là
sống cẩu thả, buông lơi; mà hãy sống sao cho xứng đáng với những gì mà cuộc đời ban tặng, hãy
có trách nhiệm, biết yêu và tận hưởng từ những điều nhỏ nhặt đơn giản nhất!

TRÀNG GIANG
Huy Cận
Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một
lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông,
trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận…”. Thật vậy, thơ Huy Cận là sự đan
xen giữa nổi sầu vũ trụ của thế nhân với nổi cơ đơn mang tính thời đại của các nhân, nó tạo thành
nổi sầu vạn kỉ trong hồn thơ ông. Đó là một tiếng thơ có nét gì đó rất riêng, là sự hòa trộn giữa
yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại. Bài thơ “Tràng Giang là một tác phẩm tiêu cho phong cách
nghệ thuật độc đáo ấy. Qua bài thơ mang “vẻ đẹp cổ điện mà hiện đại”, Huy Cận đã bộc lộ cái
sầu của một cái tối cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời,
lòng yêu nước thầm kín nhưng thật thiết tha. Đặc biệt với 2 khổ đầu bài thơ, bức tranh thiên
nhiên hùng vĩ mà đượm buồn cùng tâm trạng bơ vơ, bế tắc đã góp phần làm nên sắc thái rất
riêng, rất Huy Cận.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
…..
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Khoảng thời gian trước Cách mạng tháng Tám, đại đa số thanh niên, tri thức trẻ nhất là những
người có tinh thần dân tộc, hầu như bế tắc khi không tìm được hướng đi cho bản thân trong hoàn
cảnh xã hội rối ren, đất nước rơi vào tay giặc. Chàng trai Huy Cận đang nhìn đời bằng đôi mắt
xanh non bỗng nhuốm màu sầu khổ khi ý thức được nỗi đau thân phận. Nỗi buồn này không phải
buồn cho mình mà là buồn cho người. Nỗi sầu cũng không vì thân thế mà vì nhân thế.  
Tràng giang ban đầu có tên Chiều trên sông, sau đó chính nhà thơ sửa lại và in trong tập Lửa
thiêng (1939). Với thể thơ bảy chữ trường thiên, Tràng giang như một miền hoài tưởng xa xôi mà
ở đó mỗi khổ thơ hiện lên thành một bức tranh thuỷ mặc có chiều sâu liên tưởng. Chiều sâu này
được tạo ra từ ngay nhan đề. Tràng giang có nghĩa là sông dài hoặc trường giang. Tuy nhiên về
mặt âm tiết thì tràng sẽ ngân vang hơn trường. Âm tiết mở này rất phù hợp để gợi cảm giác dòng
sông khoáng đạt, bao la, vô tận. Tràng giang còn là tiếng gọi tha thiết của thi nhân khi đang lạc
lõng, chơi vơi giữa cuộc đời, mong muốn giao cảm với người, với đời mà nhận lại tuyệt vọng,
đắng cay.
Bài thơ mở ra với câu đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã làm dấy lên cảm xúc rợn
ngợp khó tả khi trước mắt chúng ta là không gian bao la của sông dài và trời rộng. Một trạng thái
“bâng khuâng” nhiều nghĩ ngợi, lo âu và buồn tủi khi nghĩ về phận mình, phận đời còn vô định.
“Trời rộng”, “sông dài” vẽ ra một không gian bất tận ở đó chữ “nhớ” như một nhịp cầu nối hai
bờ. Tuy vậy cái hữu hình không sao ngăn được sự vô hình của tâm trạng đang choáng ngợp cả
không gian, lẫn thời gian. Cấu tứ bài thơ cũng đặc biệt khi bốn khổ thơ đặt cạnh nhau như bốn
bức tranh tả cảnh mà cũng tả tình. Dẫu đêu mang một màu tâm trạng cô đơn, sầu tủi nhưng mỗi
nỗi sầu mang một diện mạo riêng.
Khổ thơ đầu tiên đã vẽ ra cảnh sông nước tràng giang mênh mông, ở đó có những nỗi buồn thân
phận cho kiếp người lạc lõng, vô định.:

“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp


Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Mở đầu là cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước, ở khổ thơ đầu tác giả sử dụng một loạt các từ:
“thuyền, nước” là các từ mà nhà thơ xưa hay dùng để miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ. Đây như
là một bức tranh thủy mặc, đầy đủ cảnh sông nước lãng mạn, tĩnh lặng êm đềm nhưng lại buồn
đến tê tái. Nói về nỗi buồn ấy, Hoài Thanh đã nhận xét: “thiên nhiên trong thơ mới đẹp nhưng lại
thấm đượm Nỗi buồn da diết bâng Khuâng”. Nỗi buồn đó lại được Huy Cận lý giải rằng “chúng
tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên kéo dài triền miên”. Đó là
nỗi buồn của những con người sống trong cảnh nước mất nhà tan, có lẽ thế nên trong dòng Tràng
Giang chỉ có một giải buồn bát ngát.
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Từ láy “điệp điệp” là gợi tả những con sóng gợn lên hết lớp này đến lớp khác, triền miên vô tận.
Buồn điệp điệp miêu tả cái buồn thiên nhiên nhưng thực chất nó đang diễn tả một nỗi buồn của
thi nhân, đang gợn lên theo từng đợt sóng. Những con sóng vỗ vào bờ. Thuyền và nước là hai
cảnh vật luôn đi cùng nhau gắn bó với nhau không bao giờ xa cách. Thuyền theo dòng nước,
nước nhẹ đẩy thuyền trôi. Từ láy “song song” có nghĩa gắn bó, song hành những không thể chạm
vào nhau. Giữa thuyền và nước dường như đã định sẵn sự biệt ly khi chẳng bao giờ có thể gặp
gỡ, chỉ song song bên nhau chứ không thể gắn bó tha thiết. Từ đó mà nỗi sầu của nhà thơ càng
dâng lên cao.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

ở hai câu thơ này Huy Cận đã sử dụng phép đối hết sức táo bạo. Chỉ đối ý, đối hình mà câu thơ
vẫn cân xứng hài hòa con thuyền và cành củi khô đang cùng trôi nổi trên dòng Trường Giang.
Trong thơ của Huy Cận đã nói nhiều đến nỗi sầu vạn cổ, buồn thiên thu. Đến bài thơ này ta lại
bắt gặp một cái xấu nữa “sầu trăm ngả” không chỉ với ba từ ây thôi ta đã thấy sầu của thi sĩ trải
dài khắp cảnh vật nơi đây. Nếu trong thơ Xưa thi sĩ thường dùng các chất liệu tùng cúc trúc mai,
làm chất liệu sáng tác thì ở đây Huy Cận lại đưa vào trong thơ một hình ảnh rất đỗi bình thường
và quen thuộc “Củi khô” nhận xét về cành Củi khô đó Nguyễn Đăng Mạnh đã viết “lần đầu tiên
trong lịch sử thơ ca nhân loại có một cành củi khô trôi dạt giữa dòng trong thơ Huy Cận”. Như
nỗi buồn của kiếp người trong xã hội cũ, khổ thơ này được xem là khổ thơ đặc sắc nhất của bài
thơ, vì ở đây mang âm điệu buồn tê tái, khám phá được ở đó là cảnh vật thiên nhiên tràn ngập nỗi
buồn, da diết… cảnh trời rộng sông dài ở đây diễn tả sự mênh mang, trống rỗng thể hiện nỗi buồn
triền miên của Huy Cận và cảnh sông Hồng.
Tiếp với nỗi sầu vạn cổ, buồn thiên thu ấy, nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Bức tranh sông nước
được vẽ thêm đất, thêm làng nhưng vẫn buồn đến tê tái, nỗi buồn ấy được gợi tả từ những cồn
nhỏ, thêm vào đó là sự hiu hắt thổi nhẹ của gió, sự tĩnh lặng vắng vẻ của cảnh vật,
“lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
Dường như ngọn gió đìu hiu ấy đã vượt thời gian, xuyên không gian và trôi vào thơ Huy
Cận. Từ láy “lơ thơ”, đã diễn tả được sự thưa thớt, rời rạc của những hòn đất nhỏ mọc trên dòng
“Tràng Giang”. Trên những cồn đất ấy là hình ảnh của những cây lau, cây sậy mỗi khi gió thoáng
qua nó trở nên hắt hiu tiêu điều.
Câu thơ như chùng xuống càng xoáy sâu vào tâm hồn của nhà thơ, khiến ông càng trở nên
bất lực và muốn tìm đến hơi ấm của con người. “Đâu tiếng làng xa”, là ở đâu không xác định, âm
thanh ấy nghe thật mơ hồ, vậy mà đó lại là âm thanh của chợ đã vãn nghe càng buồn hơn, cũng
viết về chợ nhưng trong thơ của Nguyễn Trãi hình ảnh ấy lại hiện lên thật náo nhiệt đông đúc.
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”
Vui nhất là âm thanh của chợ vui, buồn nhất là âm thanh của chợ vãn. Ở câu câu thơ này
cái tinh tế của Huy Cận là ở chỗ ông lấy động để nói tĩnh, lấy tiếng chợ vãn để gợi nên không khí
vắng lặng của không gian đồng thời thể hiện mong muốn được giao hòa, giao cảm của con người
dù đó chỉ là thính giác.
Đã có ý kiến cho rằng, dòng Tràng giang là một giải buồn mênh mang. Thật đúng như
vậy và hai câu thơ tiếp theo cái buồn của thiên nhiên của con người đã được tác giả đặt đến cái
khôn cùng của nó.
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót,
Sông dài trời rộng bến cô liêu”.
Đến đây nhà thơ đã vẽ nên một không gian ba chiều rộng lớn là chiều cao, chiều dài,
chiều rộng, còn nhà thơ thì đứng ở bến cô liêu nơi giao thoa của vũ trụ đối lập giữa không gian
lớn lao với cái tôi nhỏ bé của con người. “sâu chót vót” cách dùng từ độc đáo vì tác giả không
dùng từ “cao” mà dùng từ “sâu” .Từng vạt nắng chiếu xuống mặt nước phản chiếu hình ảnh bầu
trời dưới lòng sông đã làm cho không gian như được đẩy lên cao hơn đến sự khốn cùng của nó.
“sâu chót vót”, là từ ngữ không chỉ để nói về độ sâu, mà còn dùng để nói về độ cao, tạo cho
người đọc cảm giác về sự rợn ngợp của không gian và đứng trước không gian đó con người càng
trở nên nhỏ bé đáng thương hơn.
Cuộc sống là điểm xuất phát là, đối tượng khám phá, là cái đích cuối cùng của thơ ca.
Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn bắt rễ từ đời sống hiện thực và có sức lan tỏa mãi
trong trái tim bạn đọc. Đến với Tràng Giang của Huy Cận ta như khám phá được những nỗi niềm
nhà thơ ký thác, nghe được tiếng thở dài bất lực của thi nhân trước cảnh nước nhà đang chìm
trong khói lửa của chiến tranh, sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, sử dụng nhiều thi liệu
trong thơ cổ, từ ngữ giản dị giàu hình ảnh, tất cả đã được làm nên thành công cho Tràng Giang
của Huy Cận.
Tác phẩm đã khép lại nhưng mỗi lần đọc bài thơ nói chung và hai khổ thơ đầu nói riêng ta
như thấy được nỗi sầu nhân thế của tác giả trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Phân tích hai khổ đầu
bài thơ Tràng giang nhưng có lẽ đó chính là lý do tại sao dù ra đời đã lâu nhưng Tràng Giang vẫn
không bị bụi thời gian phủ mờ nó vẫn còn sáng mãi trong lòng bạn đọc yêu thơ nhiều thế hệ.

You might also like