29 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I

I. Hệ thống kiến thức đã học


Câu 1: Đọc- hiểu văn bản
Kiểm tra về văn bản truyện.
(ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
- PTBĐ chính, ngôi kể (0,5)
- Nội dung chính (1,0)
- Bài học, suy nghĩ (0,5)
Câu 2: Tiếng Việt
Kiểm tra các kiến thức trọng tâm sau: Thán từ, từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Nhận biết thán từ, từ tượng thanh, từ tượng hình (1,0)
- Tác dụng từ tượng thanh, từ tượng hình (1,0)
Câu 3: Làm văn-Văn tự sự (6,0)
(Kể chuyện sáng tạo)
Kiểm tra kiến thức trọng tâm liên quan đến các văn bản sau: Cô bé bán diêm, Chiếc
lá cuối cùng.

II. Luyện tập


Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hai anh em
Ngày xưa ở một làng nọ, có hai anh em đẻ sinh đôi, trẻ tuổi, đáng yêu. Tuy
nhiên tính tình của họ rất ngỗ nghịch. Và mọi việc trở nên nghiêm trọng khi hai anh
em bắt đầu đi ăn trộm cừu của những người nông dân trong vùng – một hành vi bị
coi là trọng tội. Một lần nọ, cả hai anh em bị bắt quả tang. Dân làng quyết định
trừng phạt bằng cách trích lên trán họ hai chữ “ST” (sheep thief – tên trộm cừu) như
một dấu ấn tội lỗi sẽ theo họ suốt đời.
      Một người trong hai anh em vì quá xấu hổ, nên đã bỏ làng đi biệt xứ. Kể từ đó,
chẳng còn ai biết tin tức được gì về anh ta.
     Còn người thứ hai vô cùng ân hận, đã ở lại làng và cố gắng hết sức để bù đắp lại
những lỗi lầm của mình. Lúc đầu mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu gì với
anh ta. Tuy nhiên anh ta vẫn quyết tâm chuộc lỗi. Hễ trong làng có ai đau yếu anh
đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều giúp
đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hay nghèo. Cứ thế, anh luôn sống vì người
khác mà chẳng hề đòi ban thưởng hay trả công.
     Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ, có một vị khách đi ngang qua ngôi làng. Trong
lúc ngồi quán nước bên đường, ông trông thấy một cụ già, trên trán có khắc một dấu
khác lạ. Bất kì ai trong làng đi qua đều dừng lại kính cẩn chào hỏi cụ; đám trẻ con
chơi xong cũng chạy đến sà vào lòng cụ. Tất cả mọi người đều thể hiện thái độ yêu
quý, kính trọng ông cụ.
Vị khách tò mò hỏi chủ quán:
– Hai kí tự trên trán ông cụ có nghĩa là gì thế?
– Tôi cũng không rõ nữa. Chuyện xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi – người chủ quán
đáp.
Sau đó ông ngừng suy nghĩ một chút rồi nói – nhưng theo tôi chắc nó có nghĩa là
“Thánh nhân”. (Theo sách Hạt
giống tâm hồn)
a. Cho biết phương thức biểu đạt chính và ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên?
b. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản?
c. Viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học rút
ra từ văn bản trên?
Câu 2:
a. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong ví dụ:
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước
mắt chảy ra. Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như
con nít. Lão hu hu khóc…
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong ví dụ trên.

CÂU 1:
a. 
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
- Ngôi kể: ngôi thứ 3.
b.  Nội dung chính của văn bản: câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi ăn trộm cừu,
bị dân làng trừng phạt, một người bỏ đi biệt tích, một người ở lại tìm cách chuộc lại
lỗi lầm, lúc về già được mọi người yêu quí, kính trọng.
c. Bài học: Hãy can đảm đối diện, kiên trì sửa lỗi bằng tất cả sự chân thành và tình
yêu thương thì sẽ được đền đáp. Đó là cách ứng xử đẹp khi lầm lỗi, thất bại trên
đường đời.
CÂU 2:
a.
- Từ tượng hình là: móm mém.
- Từ tượng thanh là: hu hu
b. Tác dụng: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ già nua và tâm trạng đau khổ, day dứt, ân hận
tột cùng của lão Hạc.
CÂU 3:
Nhập vai một cây thông Noel để kể lại truyện “Cô bé bán diêm”.
1. Mở bài: Nhập vai nhân vật cây Thông kể lại câu chuyện:
- Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel.
- Tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động.
Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong
một đêm Noel rét mướt.
2. Thân bài:
- Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài
đường. 
- Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát
của một cô bé bán diêm.
- Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết.
- Bàn ăn kể cho tôi nghe về cô bé:
+ Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng.
+ Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi.
+ Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn
khiến gia cảnh ngày một lụi bại.
+ Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở.
Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy.
+ Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn
còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán
diêm...
- Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau.
- Lần quẹt đầu tiên, tôi thấy đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó
khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm.
- Que diêm thứ hai, đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy
hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. 
- Lần thứ ba, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong
mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy
nhảy xung quanh tôi.
- Que diêm thứ tư: Đôi mắt của cô rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt
tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa: " Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu!
Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ
cháu....!" 
- Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã
đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. 
3. Kết bài: Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị
ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài
đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô
bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.

Câu 1: Đọc câu chuyện ” Quà tặng cuộc sống ” và trả lời các câu hỏi:
Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3.
Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé
gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu
chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola.
Anh mỉm cười và nói với nó:
– Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé
có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó
chỉ vào ngôi mộ và nói:
– Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa
hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe
một mạch 300 km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”
(Quà tặng cuộc sống)
a. Cho biết phương thức biểu đạt chính và ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên?
b. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản?
c. Viết một đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em về bài học rút ra từ
văn bản trên?
Câu 2:
a. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong ví dụ:
Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt
long sòng sọc.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong ví dụ trên.

Câu 1:
a. 
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Ngôi kể: ngôi thứ 3
b. Nội dung câu chuyện: Kể về lòng hiếu thảo của một cô bé mồ côi đã làm cảm động
và thay đổi hành động của nhân vật “anh”, khiến anh thanh niên nhận ra bài học về
cách ứng xử với các đấng sinh thành.
c. Bài học: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều
vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý
nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được
Câu 2:
a. Từ tượng hình: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
b. Tác dụng: Trong ví dụ trên tác giả đã sử dụng từ tượng hình để gợi tả hình ảnh,
dáng vẻ đau đớn, khổ sở, đáng thương của lão Hạc trước khi chết.

ĐỀ : Nhập vai Giôn-xi kể lại truyện “Chiếc lá cuối cùng”.


1. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện Chiếc lá cuối cùng bằng lời của Giôn-xi.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sống
- Tôi sống trong một căn hộ thuê cùng với một người bạn hơn tuổi, cũng là một họa sĩ
trẻ, đó là Xiu.
- Ở tầng bên dưới là phòng của cụ Bơ-men, một họa sĩ nghèo và cả đời cụ mơ ước sẽ
vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
b. Căn bệnh của Giôn-xi
- Mùa đông năm ấy, tôi mắc căn bệnh sưng phổi, tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi và
ốm yếu. Đã nhiều lần, tôi nghĩ đến cái chết.
- Nhìn ra bức tường gạch đối diện cửa sổ, tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây
thường xuân, tôi đã nghĩ rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng hết thì cũng là lúc tôi
lìa đời.
- Khi tôi ngủ, chị Xiu đã nhẹ nhàng kéo tầm mành xuống để tôi ngủ được ngon giấc.
Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi mở to cặp mắt nhưng trước mắt chỉ là tấm mành và
tôi đã bảo chị Xiu kéo tấm mành lên giúp mình.
c. Chiếc lá cuối cùng
- Ngày hôm đó trôi qua, tôi và chị Xiu vẫn nhìn trông ra chiếc lá thường xuân đơn
độc níu vào cái cuống của nó trên tường đơn độc.
- Đêm hôm đó, gió bấc lại ào ào, trời đã mưa rất to và đập mạnh vào cửa sổ, tôi nghe
tiếng mưa rơi lộp độp xuống mặt đất.
d. Điều kì diệu đã xảy ra
- Khi trời vừa sáng, tôi lại bảo chị kéo mành lên và nhìn ra cửa sổ trông chờ. Tôi vô
cùng vui mừng khi chiếc lá thường xuân vẫn nằm ở đó.
- Buổi chiều bác sĩ đến khám và thông báo bệnh tình của tôi đã khỏi được năm phần,
rằng tôi đã qua cơn nguy hiểm. Tôi vui mừng khôn xiết.
- Nhưng chỉ ít lâu sau, chị Xiu ôm lấy tôi và kể cho em bí mật về chiếc lá cuối cùng,
về sự ra đi của cụ Bơ-men… Hai chị em tôi khóc nức lên.
- Giờ đây, cụ Bơ-men đã yên nghỉ ở một thế giới khác. Sự hi sinh của cụ vì sự sống
của tôi và vì nghệ thuật đã tiếp thêm sức mạnh và tình yêu nghề cho hai chị em tôi.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân qua câu chuyện.

You might also like