BÀI TẬP ĐỌC HIỂU TỔNG HỢP ĐỀ THI THPTQG 1

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 74

PHẦN MỘT - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC (THƠ)

A. CÁC MỨC ĐỘ CỦA CÂU HỎI TRONG ĐỀ ĐỌC HIỂU


Câu 1: Câu hỏi nhận biết loại 1 (hỏi có liên quan đến kiến thức tiếng Việt, Làm văn...)
Câu 2: Câu hỏi nhận biết loại 2 (hỏi về thông tin trong văn bản)
Câu 3: Câu hỏi thông hiểu
Câu 4: Câu hỏi vận dụng
B. KỸ NĂNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (CÂU 1, CÂU 2)
1. Câu hỏi nhận biết loại 1 (Câu 1): Hỏi về thể thơ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ...
1.1. Hỏi về thể thơ: thường gặp nhất trong đề đọc hiểu (4/5)
- Cách hỏi: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
- Cách thức tư duy: Đếm số chữ của từng câu, đếm hết tất cả các câu
- Cách trả lời và trình bày câu trả lời:
+ Trả lời: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do/ năm chữ (năm tiếng)/ bảy chữ (bảy tiếng)...
+ Trình bày: Vì câu trả lời chỉ có 1 ý nên không cần kí hiệu đầu dòng
- Lưu ý:
Thể thơ thường xuất hiện trong đề THPT Quốc gia là: thể thơ tự do (5/5)
1.2. Hỏi về phương thức biểu đạt: đã xuất hiện trong đề thi ĐH, chưa xuất hiện trong đề thi THPT QG
đối với ngữ liệu thơ
- Cách hỏi:
+ Hỏi chung về PTBĐ: Chỉ ra/Xác định (các) phương thức biểu đạt trong đoạn trích
+ Hỏi có định lượng bằng số từ: Chỉ ra/Xác định 01 phương thức biểu đạt trong đoạn trích
+ Hỏi có từ “CHÍNH”/ “CHỦ YẾU”: Chỉ ra/Xác định phương thức biểu đạt chính/chủ yếu trong
đoạn trích
- Cách thức tư duy để tìm câu trả lời:
+ Thơ là thể loại trữ tình nên phương thức biểu đạt chính thường là: biểu cảm. Ngoài ra, còn có các
phương thức biểu đạt kết hợp như: miêu tả, tự sự...
+ PTBĐ biểu cảm có thể bộc lộ trực tiếp bằng các từ ngữ chỉ cảm xúc như “nhớ”, “thương”... có thể
bộc lộ gián tiếp qua bút pháp nghệ thuật. Nếu thấy xuất hiện các hình ảnh so sánh, ví von, liên tưởng bay
bổng, lãng mạn; nhân hoá độc đáo...thì chứng tỏ hiện thực được miêu tả trong thơ đã mang đậm dấu ấn
chủ quan của tác giả, nghĩa là hình ảnh bị chi phối bởi cảm xúc của nhà thơ. Do đó, PTBĐ chính là biểu
cảm. Hoặc nếu thấy đoạn thơ được viết bằng cảm xúc hoài niệm, các sự vật, sự việc đều được tái hiện
bằng hồi ức, bằng kí ức thì chứng tỏ nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm, do đó, PTBĐ chính là biểu cảm.
- Cách trả lời và cách trình bày:
+ Đối với “Hỏi chung về PTBĐ”: liệt kê tất cả các PTBĐ có trong đoạn trích. Thực hiện nguyên
tắc: Thừa hơn thiếu. Nếu đoạn trích có nhiều PTBĐ thì NÊN đưa PTBĐ chính đặt lên đầu, sau đó liệt kê
các PTBĐ còn lại (Điều này không bắt buộc). Có thể diễn đạt: Đoạn trích đã sử PTBĐ.... kết hợp với
PTBĐ....
+ Đối với “Hỏi có định lượng bằng số từ”: chỉ nêu đúng số lượng PTBĐ mà đề yêu cầu. Thực hiện
nguyên tắc: chỉ ĐỦ, không thừa, không thiếu. Có thể diễn đạt: Đoạn trích đã sử dụng kết hợp nhiều
PTBĐ, trong đó có PTBĐ ...
+ Đối với “Hỏi có từ CHÍNH/CHỦ YẾU”: chỉ nêu đúng 01 PTBĐ (Muốn biết PTBĐ nào chính/chủ
yếu thì phải căn cứ vào cảm xúc, căn cứ vào hình ảnh thơ... chứ không được căn cứ vào dung lượng câu
chữ. Bởi vì: không phải cứ PTBĐ nào chiếm dung lượng câu chữ nhiều trong ngữ liệu thì là PTBĐ chính.
Có thể diễn đạt: Đoạn trích đã sử dụng PTBĐ chính/chủ yếu là: ....
Ví dụ 1:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nơi đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy


Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay...
(Ông đồ, Vũ Đình Liên)
 PTBĐ chính/chủ yếu: Biểu cảm
 PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả
Ví dụ 2:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
(Quê hương, Tế Hanh)
 Đoạn thơ trên có sáu câu thơ đều là sáu câu thơ miêu tả nhưng phương thức biểu đạt chính của
đoạn thơ là biểu cảm. Bởi lẽ, toàn bộ hệ thống hình ảnh miêu tả trong đoạn thơ chỉ là tái hiện phong cảnh,
cuộc sống và người dân quê hương làng chài trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình. Như vậy, yếu tố miêu tả
ở đây, dù chiếm tỉ lệ lớn nhưng vẫn chỉ là phương thức phụ, hỗ trợ cho biểu cảm, trữ tình. Mặt khác, ngòi
bút miêu tả của tác giả không khách quan mà trái lại thấm đẫm chủ quan với những hình ảnh so sánh bay
bổng, lãng mạn, với những hình ảnh nhân hoá độc đảo như thổi linh hồn vào sự vật, khiến sự vật có một
vẻ đẹp, một ý nghĩa, tầm vóc bất ngờ.
1.3. Hỏi về phong cách ngôn ngữ: chưa xuất hiện trong đề thi Đại học/Quốc gia/Tốt nghiệp đối với ngữ
liệu thơ
- Cách hỏi: Xác định/Chỉ ra PCNN của đoạn trích trên...
- Cách trả lời: PCNN của đoạn trích là nghệ thuật

2. Câu hỏi nhận biết loại 2: hỏi về thông tin trong đoạn trích như từ ngữ, hình ảnh, biện
pháp tu từ...(Câu 2)
Căn cứ trả lời: dựa vào ngữ liệu để trả lời (Trừ câu hỏi có định lượng bằng số từ, tất cả các câu hỏi
còn lại thực hiện nguyên tắc: Thừa hơn thiếu)
2.1. Hỏi về từ ngữ, hình ảnh: thường xuất hiện trong đề thi Quốc gia/Tốt nghiệp (3/5)
- Cách hỏi: Có ba cách diễn đạt, tuy nhiên về bản chất là như nhau
+ ... được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích?
+ Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả....
+ Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về...?
- Cách thức tư duy để tìm câu trả lời:
+ Thường đề chỉ hỏi về một phương diện nào đó nên đọc kĩ câu hỏi để tránh mất thời gian.
+ Tìm trong đoạn thơ: câu hỏi chỉ hỏi về từ ngữ hoặc chỉ hỏi về hình ảnh thì vẫn liệt kê hết
+ Đảm bảo nguyên tắc: Thừa hơn thiếu
+ Không được trích nguyên câu thơ
- Cách trả lời và trình bày câu trả lời:
+ Liệt kê tất cả những hình ảnh, từ ngữ trong ngữ liệu miêu tả về...
+ Trình bày: không cần kí hiệu đầu dòng (... được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh:.....)
2.2. Hỏi về biện pháp tu từ: thường xuất hiện trong đề thi Quốc gia/Tốt nghiệp (2/5)
- Cách hỏi: Có 4 cách hỏi
+ Hỏi chung về BPTT: Kể tên/Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong...
+ Hỏi có định hướng: Kể tên/Xác định các biện pháp tu từ ngữ âm/từ vựng/cú pháp được sử dụng
trong...
+ Hỏi có định lượng: Kể tên/Xác định 01/02... biện pháp tu từ được sử dụng trong...(2/2)
+ Hỏi có định lượng và định hướng: Kể tên/Xác định 01/02... biện pháp tu từ ngữ âm/từ vựng/cú
pháp được sử dụng trong...
- Cách thức tư duy để tìm câu trả lời:
+ Đọc ngữ liệu và dựa vào yếu tố ngữ âm / từ vựng / cú pháp để xác định BPTT
+ Nếu thấy khó xác định hãy nghĩ đến BPTT: liệt kê, đảo ngữ, chêm xen,... bởi trên thực tế, tư duy
của chúng ta hay bỏ qua những BPTT này.
+ Nếu vẫn khó xác định thì hãy suy nghĩ theo phương pháp loại trừ (cách này mất nhiều thời gian)
- Cách trả lời và cách trình bày câu trả lời:
+ Đối với “Hỏi chung về BPTT”: liệt kê tất cả các BPTT có trong phạm vi ngữ liệu. Nếu có từ 2
BPTT trở lên thì mỗi BPTT được trình bày bằng một gạch đầu dòng. Mỗi gạch đầu dòng gồm tên gọi +
các yếu tố ngôn ngữ được tu từ.
+ Đối với “Hỏi có định hướng”: Liệt kê tất cả các BPTT thuộc nhóm BPTT mà câu hỏi yêu cầu.
Nếu có từ 2 BPTT trở lên thì mỗi BPTT được trình bày bằng một gạch đầu dòng. Mỗi gạch đầu dòng gồm
tên gọi + các yếu tố ngôn ngữ được tu từ.
+ Đối với “Hỏi có định lượng”: Chỉ kể ra đúng số lượng BPTT mà câu hỏi yêu cầu. Nên chọn
những BPTT nổi bật, dễ thấy nhất. Nếu có từ 2 BPTT trở lên thì mỗi BPTT được trình bày bằng một gạch
đầu dòng. Mỗi gạch đầu dòng gồm tên gọi + các yếu tố ngôn ngữ được tu từ.
+ Đối với “Hỏi có định lượng và định hướng”: Chỉ kể ra đúng số lượng BPTT thuộc nhóm BPTT
mà câu hỏi yêu cầu. Nếu có từ 2 BPTT trở lên thì mỗi BPTT được trình bày bằng một gạch đầu dòng.
Mỗi gạch đầu dòng gồm tên gọi + các yếu tố ngôn ngữ được tu từ.
II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (CÂU 3)
1. Hỏi về nội dung câu thơ/đoạn thơ: thường gặp trong các đề thi Quốc gia/Tốt nghiệp (3/5)
- Cách hỏi:
+ Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
+ Nêu nội dung chính của đoạn trích/đoạn thơ.
- Cách thức tư duy để tìm câu trả lời:
Lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Đoạn thơ viết về đối tượng nào?
+ Đối tượng đó được khắc hoạ ra sao?
+ Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với đối tượng?
+ Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhắn nhủ đến người đọc điều gì?
- Cách trả lời và cách trình bày:
+ Câu trả lời gồm 3 câu văn: Có thể viết thành một đoạn văn hoặc theo hình thức gạch đầu dòng
Câu 1: Nội dung của đoạn thơ/đoạn trích/các dòng thơ là bộc lộ cảm xúc của nhà thơ về....(đối
tượng).
Câu 2: Trong cảm nhận của nhà thơ, .... hiện lên... (chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng)
Câu 3: Từ đó, tác giả thể hiện tình cảm (liệt kê tất cả các từ chỉ cảm xúc) đối với....
Câu 4: Qua đó, tác giả nhắn nhủ đến người đọc: mỗi chúng ta cần phải.... đối với...)
Ví dụ: Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau?
Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Trả lời: Nội dung của hai dòng thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của tiếng Việt. Trong cảm
nhận của nhà thơ, tiếng Việt có vẻ đẹp đa dạng, vừa mộc mạc, bình dị, vừa mềm mại, trong sáng, mượt
mà, uyển chuyển, tinh tế. Từ đó, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, ca ngợi, tự hào của nhà thơ đối với
tiếng Việt. Qua đó, nhà thơ nhắn nhủ chúng ta cần phải biết trân trọng và giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
2. Hỏi về tác dụng của BPTT: thường gặp trong đề thi Quốc gia/Tốt nghiệp (3/5), Đại học (1/2)
- Cách hỏi:
+ Hỏi về hiệu quả của các BPTT nói chung (1): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử
dụng trong câu thơ: ...
+ Hỏi về hiệu quả của 1 BPTT cụ thể (2): Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn
trích (2/3)
- Cách thức tư duy để tìm câu trả lời:
+ Hai cách hỏi trên chỉ khác nhau ở chỗ: một câu hỏi không giới hạn số lượng BPTT (1), một câu
hỏi giới hạn số lượng BPTT. Do vậy câu trả lời chỉ khác nhau ở việc liệt kê BPTT. Còn phần trình bày
hiệu quả như nhau.
+ Mỗi BPTT khác nhau có những tác dụng khác nhau: có BPTT có tác dụng về mặt nghệ thuật
nhưng cũng có những BPTT có tác dụng về mặt nội dung. Ở phương diện nghệ thuật, có BPTT có tác
dụng tạo giọng điệu, lại có BPTT làm cho câu thơ có sức gợi hình, gợi cảm. Ở phương diện nội dung có
BPTT có tác dụng bộc lộ cảm xúc lại có BPTT nhấn mạnh ý. Do đó, để tránh mất điểm, với bất cứ BPTT
nào cũng nên chỉ ra tác dụng ở cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung.
- Cách trả lời và trình bày câu trả lời:
(-) Gạch đầu dòng thứ nhất: Liệt kê tất cả các BPTT có trong ngữ liệu (1)/Liệt kê số lượng BPTT
như yêu cầu (2). Nếu có từ 2 BPTT trở lên thì mỗi BPTT được trình bày bằng một dấu cộng đầu dòng.
Mỗi cộng đầu dòng gồm: Gọi tên BPTT + chỉ ra yếu tố từ ngữ được tu từ
(-) Gạch đầu dòng thứ hai: Lần lượt nêu hiệu quả của BPTT trên 2 phương diện nội dung và nghệ
thuật với 4 ý tương đương với 4 dấu cộng (+): (- Hiệu quả của các BPTT trên là:)
(+) Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, đoạn thơ. Giúp người đọc có thể hình dung cụ thể
về ... và khơi gợi được cảm xúc... của người đọc đối với...
(+) Tạo giọng điệu ... cho câu thơ, đoạn thơ (căn cứ vào hình ảnh thơ, cảm xúc thơ và hiệu quả của
từng BPTT để lựa chọn giọng điệu phù hợp: nếu cảm xúc yêu mến, ngợi ca, tự hào thì giọng thơ vui tươi,
hào hứng, say mê (thường do hiệu quả của phép so sánh, điệp đem lại); nếu cảm xúc nhớ nhung thì giọng
thơ trữ tình, da diết, sâu lắng; nếu cảm xúc là nỗi băn khoăn, sự lo âu thì là giọng thơ trầm lắng, suy tư,
trăn trở (thường do hiệu quả của câu hỏi tu từ... đem lại); nếu cảm xúc phê phán, lên án, tố cáo thì giọng
thơ đanh thép, mỉa mai, giễu cợt, châm biếm...; nếu cảm xúc đồng cảm, xót thương thì giọng thơ trầm
buồn, ngậm ngùi, xót xa....)
(+) Làm nổi bật ... (liệt kê tất cả các đặc điểm, tính chất của đối tượng trong khoảng 3-4 dòng).
(+) Nhấn mạnh... (liệt kê tất cả từ ngữ đồng nghĩa chỉ tình cảm theo mức độ tăng tiến) của tác giả
đối với.... Từ đó, nhắc nhở mỗi người phải biết....
- Lưu ý:
+ Cần phân biệt sự khác nhau giữa BPTT và nghệ thuật thơ/Biện pháp nghệ thuật
+ Sự phối hợp của nhiều BPTT có thể tạo thành nhiều giọng điệu khác nhau
+ HS có thể nói tác dụng nghệ thuật trước  nội dung sau hoặc ngược lại (Đáp án của Bộ không
bắt buộc: 2018, 2019)
+ Khi nêu tác dụng bắt buộc phải có động từ trước mỗi ý
+ Ngoài 4 tác dụng trên, tuỳ vào từng BPTT mà có thể diễn đạt thêm (sau ý thứ nhất): Giúp người
đọc có thể hình dung cụ thể, toàn diện về đối tượng... (so sánh, liệt kê)/Làm cho câu thơ cân đối hài hoà
trong diễn đạt (phép đối)/ Làm cho câu thơ hàm súc, gợi lên những liên tưởng ý nhị, sâu sắc (hoán dụ,
ẩn dụ)/ Làm cho câu thơ gây được ấn tượng, nhấn mạnh ý... (Đảo ngữ, Nói quá, Điệp ngữ)/ Làm giảm
nhẹ đi sự đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng... (Nói giảm nói tránh)/ Làm cho câu thơ có
điểm nhấn và gợi sự lắng đọng cho cảm xúc (phép lặng)/Làm cho (đối tượng) hiện ra sinh động, gần gũi,
có cảm xúc, có linh hồn (nhân hoá)/ Làm nổi bật sự phong phú, đa dạng của...(điệp + liệt kê)...)
Ví dụ: Chỉ ra hiệu quả của các BPTT được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Trả lời:
- BPTT được sử dụng trong hai dòng thơ trên là:
+ So sánh: tiếng Việt được so sánh “như đất cày”, “như lụa”, “tre ngà”, “như tơ”
+ Liệt kê: “đất cày”, “lụa”, “tre ngà”, “tơ”
- Tác dụng của các BPTT trên là:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, đoạn thơ. Giúp người đọc dễ hình dung
về vẻ đẹp của tiếng Việt và khơi gợi được cảm xúc yêu mến của người đọc đối với tiếng Việt.
+ Tạo giọng điệu vui tươi, hào hứng, say mê.
+ Làm nổi bật vẻ đẹp đa dạng của tiếng Việt. Qua so sánh, liệt kê cho thấy tiếng Việt
có vẻ dẹp vừa mộc mạc, giản dị vừa mềm mại, mượt mà, tinh tế.
+ Nhấn mạnh/Bộc lộ tình cảm yêu mến, ca ngợi, tự hào của tác giả đối với tiếng Việt.
Từ đó, gợi nhắc mỗi người phải biết yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
2.3. Hỏi về ý nghĩa thông dụng của từ: chưa xuất hiện trong đề thi ĐH/QG/TN đối với ngữ liệu thơ.
- Cách hỏi:
+ Em hiểu, như thế nào là...?
+ Theo em, ... là gì?
- Cách thức tư duy để tìm câu trả lời:
+ Trả lời theo từ điển tiếng Việt (nếu nắm được)
+ Nếu khó khăn trong định nghĩa hãy dựa vào ngữ liệu để xem tác giả hiểu về khái niệm này như
thế nào, để bước đầu định hướng câu trả lời.
+ Tiếp đến, hãy đặt từ đó vào trong chính hoạt động giao tiếp, hoạt động trải nghiệm của bản thân
mình để hoàn chỉnh câu trả lời. Ví dụ, khi được hỏi: “hạnh phúc là gì?”, HS hãy nghĩ về một trải nghiệm
cụ thể nào đó trong quá khứ mà ở đó bản thân đã có cảm giác hạnh phúc. Tiếp đến, hãy trả lời câu hỏi:
khi hạnh phúc mình thấy như thế nào và vì sao mình lại thấy hạnh phúc? Từ đó, khái quát lên thành định
nghĩa: hạnh phúc là trạng thái cảm xúc sung sướng khi được thoả mãn những điều mà mình mong muốn.
- Cách trả lời và trình bày câu trả lời:
+ Câu trả lời phải diễn đạt bằng câu chữ của bản thân, không được lặp lại y nguyên câu chữ của tác
giả: Theo em... là....
+ Vì câu trả lời có 1 ý nên không cần dùng kí hiệu đầu dòng
2.4. Hỏi về ý nghĩa tu từ của từ ngữ / giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh: đã xuất hiện trong đề thi
Đại học, chưa xuất hiện trong đề thi QG/TN đối với ngữ liệu thơ
- Cách hỏi:
+ Các từ...có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh...?
+ Em hiểu như thế nào về hình ảnh... trong câu thơ...?
+ Theo em, hình ảnh... chỉ/tượng trưng cho điều gì?
- Cách thức tư duy để tìm câu trả lời:
+ Đầu tiên, hãy tìm hiểu về nghĩa thông thường của từ ngữ, hình ảnh
+ Tiếp đến, hãy đặt từ ngữ đó, hình ảnh đó vào trong ngữ cảnh câu thơ xem nó miêu tả cái gì, nó
tượng trưng cho điều gì.
- Cách trả lời và trình bày câu trả lời:
+ Từ... khắc hoạ sống động hình ảnh... Qua đó cho thấy cảm xúc... của chủ thể trữ tình tác giả /
nhân vật trữ tình trong bài thơ... (đối tượng được miêu tả + cảm xúc của tác giả)
+ Từ... vừa có tính tả thực vừa có tính tượng trưng, gợi... Qua đó, cho thấy cảm xúc... của chủ thể
trữ tình tác giả / nhân vật trữ tình trong bài thơ...đối với... (đối tượng được miêu tả + cảm xúc của tác
giả)
+ Theo em, hình ảnh ... chỉ / tượng trưng cho / ẩn dụ cho... Qua đó, cho thấy cảm xúc... của chủ thể
trữ tình tác giả / nhân vật trữ tình trong bài thơ...đối với... (đối tượng được miêu tả + cảm xúc của tác
giả)
2.5. Hỏi về tình cảm của nhân vật trữ tình / chủ thể trữ tình (tác giả): đã xuất hiện trong đề thi Đại
học, chưa xuất hiện trong đề thi THPT QG đối với ngữ liệu thơ
- Cách hỏi:
+ Nhân vật trữ tình... đã bày tỏ nỗi niềm gì đối với...? (1)
+ Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?(2)
- Cách thức tư duy để tìm câu trả lời:
+ Thứ nhất, phải thấy rằng, thơ là cảm xúc của chủ thể trữ tình (tác giả). Có thể chủ thể trữ tình đó
ẩn sau nhân vật trữ tình (nhân vật được miêu tả trong đoạn thơ). Vậy nên cần chú ý vào câu hỏi, xem câu
hỏi hỏi về tình cảm của ai đối với ai để không làm lạc đề.
+ Thứ hai, cảm xúc hướng ngoại trong thơ (hướng về đối tượng được miêu tả): cảm xúc trong thơ
cũng có nhiều cung bậc khác nhau chứ không đơn nhất. Cùng một đối tượng, khi viết về khía cạnh này sẽ
viết bằng cảm xúc này nhưng khi viết về khía cạnh khác lại thể hiện cung bậc cảm xúc khác. Đó là chưa
kể, trong một ngữ liệu, có thể xuất hiện nhiều đối tượng miêu tả khác nhau và mỗi đối tượng lại được
miêu tả ở nhiều khía cạnh khác nhau. Do đó, nếu câu hỏi, hỏi một cách chung chung (2), không nói rõ
“tình cảm của tác giả đối với ai” thì trước hết, phải xác định được các đối tượng được miêu tả trong ngữ
liệu. Tiếp đến, với mỗi đối tượng, phải xem tác giả viết về những khía cạnh nào. Còn nếu câu hỏi, hỏi cụ
thể (1), thì chỉ việc xác định các khía cạnh được đề cập đến cho đối tượng đó. Từ đó, dựa theo quy luật
tâm lí để trả lời: nếu viết về cái gian khổ, vất vả thì cảm xúc là đồng cảm, thương xót; nếu viết về những
mất mát, hi sinh thì cảm xúc phải là đau đớn, xót xa; nếu viết về công lao, chiến công thì cảm xúc phải là
biết ơn, ca ngợi, tự hào...
+ Thứ ba, cảm xúc hướng nội trong thơ (hướng về chính mình): Vì thơ là thể loại trữ tình nên ngoài
hướng về thế giới khách quan để bày tỏ cảm xúc còn thường hướng về thế giới nội tâm của mình để trăn
trở, suy tư. Do vậy, phải xem, ngoài bộc lộ cảm xúc hướng ngoại với các đối tượng được miêu tả, nhân
vật trữ tình / chủ thể trữ tình còn hướng về chính mình để: khiêm tốn khi nói về đóng góp của mình / tự
hào về đóng góp của mình / ân hận, tự trách, cật vấn chính mình về những sai lầm, thiếu sót...của bản thân
trong quá khứ.... Ví dụ bài thơ: Ánh trăng, Đò lèn...
- Cách trả lời và trình bày câu trả lời:
+ ... đã bày tỏ cảm xúc ...đối với... (Câu 1: liệt kê một số từ ngữ đồng nghĩa chỉ cung bậc cảm xúc
thứ nhất đối với khía cạnh thứ nhất của đối tượng 1. Câu 2: liệt kê một số từ ngữ đồng nghĩa chỉ cung bậc
cảm xúc thứ hai đối với khía cạnh thứ hai của đối tượng 1....)
+ .... đã bày tỏ cảm xúc ...đối với... (Câu 1: liệt kê một số từ ngữ đồng nghĩa chỉ cung bậc cảm xúc
thứ nhất đối với khía cạnh thứ nhất của đối tượng 2. Câu 2: liệt kê một số từ ngữ đồng nghĩa chỉ cung bậc
cảm xúc thứ hai đối với khía cạnh thứ hai của đối tượng 2....)
- Lưu ý:
+ Không được liệt kê trong cùng một câu văn hàng loạt những từ ngữ không cùng cung bậc cảm
xúc rồi sau đó liệt kê một loạt các khía cạnh không cùng nét nghĩa giống nhau của đối tượng. Ví dụ,
KHÔNG ĐƯỢC VIẾT: Nhà thơ bày tỏ niềm thương cảm, xót xa, ngưỡng mộ, khâm phục về những vất
vả, gian lao, mất mát hi sinh và tinh thần dũng cảm, vượt lên trên khó khăn, gian khổ của người lính. MÀ
PHẢI VIẾT: Nhà thơ bày tỏ niềm thương cảm, xót xa về những vất vả, gian lao, mất mát, hi sinh của
người lính. Đồng thời, tác giả thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục trước tinh thần dũng cảm, vượt lên
trên khó khăn, gian khổ của các anh.
+ Cảm xúc hướng nội: cảm xúc tiêu cực (ân hận, dằn vặt, tự trách bản thân), cảm xúc tích cực
(khiêm tốn / tự hào...)
+ Cảm xúc hướng ngoại: cảm xúc tích cực (nhớ nhung da diết/ yêu quý, ngợi ca, tự hào/ cảm thông,
thương xót/ thương yêu, trân trọng, biết ơn...), cảm xúc tiêu cực (chê trách/phê phán, lên án, tố cáo/căm
phẫn, oán hận...)
III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (CÂU 4)
1. Nhận xét quan điểm của tác giả (Đúng/Sai, Phù hợp/không phù hợp) / bày tỏ thái độ đối với quan
điểm của tác giả (đồng tình/không đồng tình): thường xuất hiện trong đề thi Quốc gia/Tốt nghiệp (2/5)
- Cách hỏi:
+ Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong các dòng thơ: ... có còn phù hợp với thực tiễn ngày
nay không? Vì sao?
+ Anh/Chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả được thể hiện trong các dòng thơ:...
- Định hướng tư duy:
+ Đây là câu hỏi yêu cầu người viết lựa chọn thái độ của bản thân và lí giải vì sao mình có sự lựa chọn
đó. Do vậy, đầu tiên HS phải hiểu ý kiến của tác giả, tiếp đến phải đưa ra thái độ mà mình lựa chọn và
cuối cùng là giải thích vì sao mình lựa chọn thái độ đó.
+ Khi nhận xét quan điểm của tác giả cần phải căn cứ vào câu hỏi để lựa chọn từ ngữ tương thích
(câu hỏi Đ/S thì trả lời Đ/S; câu hỏi có phù hợp/không phù hợp thì trả lời phù hợp/không phù hợp; câu hỏi
đồng tình/không đồng tình thì trả lời đồng tình/không đồng tình; câu hỏi nhận xét thì lựa chọn cả 3 cách
trả lời trên)
+ Khi giải thích lí do cần phải dựa vào đặc điểm đối tượng / mặt lợi / mặt hại
- Cách trả lời và cách trình bày:
(-) Gạch đầu dòng thứ nhất: Rút ra quan điểm của tác giả (Quan điểm của tác giả trong các dòng
thơ này có thể hiểu là....)
(-) Gạch đầu dòng thứ hai: Nhận xét quan điểm của tác giả + từ “vì:” để xuống dòng giải thích lí do
(Quan điểm của tác giả là đúng, vì: ):
(+) Cộng đầu dòng thứ nhất: nêu lí do thứ nhất (dựa vào mặt lợi / mặt hại / đặc điểm của đối tượng
để diễn dạt thành lập luận trọn vẹn với độ dài từ 3-4 dòng)
(+) Cộng đầu dòng thứ hai: nêu lí do thứ hai (dựa vào mặt lợi / mặt hại / đặc điểm của đối tượng để
diễn dạt thành lập luận trọn vẹn với độ dài từ 3-4 dòng)
Ví dụ: Em có đồng tình với quan điểm của tác giả được nêu ra trong câu thơ: “Sống là cho đâu chỉ
nhận riêng mình” (Tố Hữu) không?
Trả lời:
- Quan điểm của tác giả trong đoạn thơ này có thể hiểu là: Sống là phải biết cho đi chứ không nên
ích kỉ, chỉ biết nhận về cho bản thân mình.
- Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả, vì:
+ Sống phải biết cho đi, bởi khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Sự cho đi
càng nhiều thì cái chúng ta nhận được càng nhiều hơn gấp bội. Trong đời sống, sự cho đi và nhận
lại đó sẽ góp phần duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người, kéo con người xích lại gần nhau
hơn (Mặt lợi)
+ Sống chỉ biết nhận mà không biết cho đi là biểu hiện của lối sống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.
Nếu sống mà chỉ biết nghĩ cho riêng mình, chỉ biết nhận mà không biết cho đi thì đến một lúc nào
đó, con người sẽ trở thành kẻ tham lam đến thảm hại trong con mắt của người khác. Sự quan tâm,
chia sẻ đến từ một phía đó sẽ khiến cho mối quan hệ giữa người và người sẽ trở nên xa cách (Mặt
hại)
+ Cuộc sống có vay có trả, có cho đi có nhận lại, đó là điều bình thường. Cũng như việc tự
nguyện cho đi và mong muốn được nhận lại là quy luật tâm lí chung của con người. Cũng như
chúng ta, những người xung quanh, trong những hoàn cảnh đặc biệt, họ cũng luôn mong muốn đón
nhận một điều gì đó từ những người khác để có thêm động lực, có thêm sức mạnh. Hay chỉ đơn
giản mong muốn nhận lại một điều gì đó để biết mình còn được quan tâm, còn là quan trọng. Cũng
vậy, khi chúng ta mong muốn người khác nhận những gì từ mình cho như thế nào thì người cho
chúng ta cũng mong muốn chúng ta đón nhận những thứ mà họ cho như thế đó. Biết nhận của ai đó
cũng là cách để chúng ta làm vui lòng người khác. Biết nhận lại và biết cho đi, đó là biểu hiện của
lối sống văn hoá, cách ứng xử đạo lí giữa người với người (Đặc điểm tâm lí con người, đạo đức
giữa người và người)
2. Trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề được đặt ra trong đoạn trích : xuất hiện nhiều
trong các đề thi Quốc gia/Tốt nghiệp (3/5)
- Cách hỏi:
+ ... được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
+ Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với ...?
+ Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về...
+ Từ đoạn trích, anh/chị thấy mình phải làm gì khi...?
- Cách trả lời và cách trình bày:
(-) Gạch đầu dòng thứ nhất: Rút ra vấn đề được đặt ra trong đoạn trích bằng một đoạn văn 4-5 dòng.
(-) Gạch đầu dòng thứ hai: bày tỏ tình cảm (ít nhất 2 trạng thái cảm xúc, tương ứng với 2 câu văn),
rút ra bài học về nhận thức (ít nhất 2 bài học nhận thức, tương ứng với 2 câu văn, mỗi bài học phải có giải
thích: Tôi hiểu được...vì.... / Tôi nhận thấy...vì.../ Tôi rút ra được một điều...vì....), rút ra bài học về hành
động (ít nhất 2 bài học hành động tương ứng với 2 câu văn, mỗi câu văn tương ứng với một hành động dự
định sẽ làm và có lí giải cho từng hành động. Khi lí giải cho hành động thì dựa vào mặt lợi / mặt hại. Tôi
sẽ...vì điều đó sẽ giúp cho.... / Tôi sẽ không...vì điều đó sẽ khiến cho....)
- Định hướng tư duy:
+ Thường khi viết về một đối tượng nào đó, tác giả sẽ đề cập đến nhiều phương diện khác nhau
như: cuộc sống / phẩm chất (ý chí, nghị lực, tình yêu, ...) / công lao.... Do vậy, khi bày tỏ cảm xúc, HS lưu
ý: với mỗi phương diện được đề cập phải có một sắc thái cảm xúc khác nhau. Chẳng hạn như: nếu cuộc
sống cơ cực  diễn đạt: Tôi thấy xót xa, thương cảm trước nỗi cơ cực của...; nếu giàu ý chí, nghị lực... 
diễn đạt là: Tôi thấy khâm phục/cảm phục, ngưỡng mộ trước ý chí, nghị lực hơn người của...
+ Tuy câu hỏi có rộng (1) / hẹp (2, 3, 4) khác nhau nhưng để tránh mất điểm khi đáp án nâng cao,
HS nên trình bày đủ cả 2 phương diện: tình cảm và tư tưởng, tương ứng với 3 ý: tình cảm, bài học nhận
thức và bài học hành động (bài học nhận thức và bài học hàng động là hai bình diện của tư tưởng)
+ Có thể trình bày thành các cộng đầu dòng: mỗi phương diện tình cảm/tư tưởng là một cộng đầu
dòng và là một lập luận hoàn chỉnh.
Ví dụ: Đoạn thơ gợi cho anh/chị tình cảm gì với người lính đảo? (2015)
- Người lính đảo trong bài thơ được khắc hoạ với cuộc sống gian khổ, nguy hiểm // nhưng họ
luôn thể hiện được tinh thần dũng cảm, coi thường gian nan, coi thường hi sinh, bảo vệ biển đảo
quê hương. // Họ sống gắn bó trong tình đồng chí đồng đội, có tâm hồn lãng mạn, giàu mơ mộng và
luôn lạc quan với tình yêu biển đảo lớn lao.
- Tình cảm của bản thân đối với người lính đảo: Bản thân trước hết thấy đồng cảm, xót xa, sẻ
chia đối với cuộc sống gian khổ và tiếc thương trước sự hi sinh của người lính đảo. Qua đoạn thơ,
thấy càng thêm yêu mến, cảm phục trước tinh thần vượt lên gian khổ và sự lạc quan của những
người lính đảo. Ngoài ra, bản thân còn thấy biết ơn và tự hào trước công lao của những người lính
đảo// Từ đó, tôi nhận thấy, việc bảo vệ biển đảo quê hương là nhiệm vụ của mỗi người, trong đó có
bản thân tôi. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để có tri thức và sức khoẻ, góp phần
bảo vệ biển đảo quê hương. Trong hoàn cảnh biển đảo quê hương bị xâm phạm, tôi sẽ sẵn sàng lên
đường theo tiếng gọi của Tổ quốc.
3. Rút ra thông điệp/bài học: chưa thấy xuất hiện trong đề thi Đại học/Quốc gia/Tốt nghiệp đối với ngữ
liệu thơ
- Cách hỏi:
+ Từ văn bản trên, em rút ra được thông điệp nào?/ bài học nào?
+ Em rút ra được thông điệp gì/bài học gì từ các dòng thơ:...?
- Cách trả lời:
+ Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng, ít nhất là 2 thông điệp/2 bài học (bao gồm bài học về nhận
thức và bài học về hành động).
+ Mỗi thông điệp/bài học phải được trình bày thành một lập luận hoàn chỉnh với kết cấu 2 phần, đó
là phần nêu thông điệp/bài học rút ra + lí giải cho bài học đó: Phải....vì.../Đừng... vì../ Hãy... vì.../ Nên...
vì..../ Không nên ... vì...
- Định hướng tư duy:
+ Để dễ xác định, HS nên dựa vào 3 căn cứ: những câu thơ có tính chất triết lí trong ngữ liệu/nội
dung của ngữ liệu/câu nghị luận xã hội để rút ra thông điệp / bài học.
+ Khi giải thích cho thông điệp / bài học, HS nên căn cứ vào mặt lợi / mặt hại để suy nghĩ và tìm
câu trả lời (Phải... vì điều đó sẽ giúp cho chúng ta...; Không nên... vì điều này sẽ làm cho chúng ta...)
+ Cần phải phân biệt được sự khác nhau của thông điệp và bài học
(-) Thông điệp là tư tưởng, quan điểm, lời khuyên, điều nhắn nhủ của người viết. Nó có thể được
phát biểu trực tiếp bằng những câu thơ bắt đầu bằng từ “Hãy...”, “Phải...”, “Đừng...”.. hoặc cũng có thể
được thể hiện gián tiếp thông qua những cách diễn đạt khác nhau. Khi thông điệp được phát biểu trực tiếp
thì HS có thể lấy luôn câu thơ đó làm thông điệp và giải thích là xong. Còn khi thông điệp được nêu gián
tiếp thì HS phải tự rút ra thông điệp và giải thích cho thông điệp.
(-) Bài học là những điều về nhận thức và hành động mà HS rút ra được từ thông điệp của người
viết. Như vậy, muốn rút ra được bài học thì phải rút ra được thông điệp (thực hiện trong tư duy). Khi
thông điệp được phát biểu trực tiếp thì lúc này HS có thể lấy thông điệp của tác giả làm bài học cho bản
thân mình. Do ngôn từ trong thơ ca có tính hàm súc cao, do vậy, HS nên dựa vào thông điệp của tác giả
để diễn đạt lại ý theo câu chữ của mình. Chú ý, nếu tác giả dùng từ “Hãy” thì phải chuyển thành từ
“Phải”, nếu tác giả dùng từ “Đừng” thì chuyển thành “Không” (Vì bài học là điều tự nhủ mình, tự dặn
lòng nên không thể dùng lệnh “Hãy”, “Đừng”...). Còn nếu thông điệp được phát biểu gián tiếp qua nội
dung thì người viết phải tự khái quát để rút ra thông điệp của tác giả (thực hiện trong tư duy) và từ đó, rút
ra bài học cho mình. Chú ý: thông điệp/bài học nào cũng phải giải thích (dựa vào mặt lợi/hại/đặc điểm đối
tượng)
Ví dụ: Rút ra thông điệp/bài học từ câu thơ sau:
Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
(+) Thông điệp: “Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội  Tác giả đã phát biểu thông
điệp một cách trực tiếp, khuyên con người hãy sống như đời của những dòng sông, để biết yêu
thương, gắn bó vớ cội nguồn của mình. Bởi vì, đời sông có được đó là nhờ đến nguồn cội, nhờ đến
bao đời của những dòng suối nhỏ, đã không quản nhọc nhằn, róc rách chảy qua bao đèo cao, vực
sâu, bao thác ghềnh hiểm trở để đem nước đổ về với sông. Khi sống như đời sông, con người mới
thấy được, cuộc sống của mình có được đó là nhờ đến nguồn cội, nhờ đến tổ tiên, nhờ đến lớp lớp
nững con người đi trước. Từ đó, con người sẽ biết yêu thương, gắn bó với nguồn cội của mình.
Điều đó sẽ nâng đỡ con người, tạo nên những cảm xúc tích cực, giúp con người có thể trưởng thành
hơn.
(+) Bài học rút ra: Phải biết yêu thương, gắn bó với tổ tông, với những thế hệ đi trước vì cuộc
sống của mỗi người có được đó là nhờ đến bao cuộc đời trước đó. Có được cuộc sống hoà bình như
hôm nay, đó là nhờ đến tổ tông, nhờ đến bao thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống. Con người có
gốc gác, có tổ tông, cũng như cây thì có cội, sông thì có nguồn vậy. Sự yêu thương gắn bó với
nguồn cội của mình sẽ tạo nên sức mạnh, tạo nên những cảm xúc tích cực, sẽ giúp cho mỗi người
chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sống.
4. Rút ra thông điệp tâm đắc nhất/bài học sâu sắc nhất: chưa thấy xuất hiện trong đề thi Đại học/Quốc
gia/Tốt nghiệp đối với ngữ liệu thơ
- Cách hỏi:
- Anh/chị thấy tâm đắc nhất với thông điệp nào từ đoạn trích trên? Vì sao?
- Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra được bài học sâu sắc nào? Vì sao?
- Định hướng tư duy: (Xem ở mục 3)
- Cách trả lời và trình bày:
(-) Gạch đầu dòng thứ nhất: rút ra 1 thông điệp / 1 bài học (- Tôi tâm đắc nhất với thông điệp:
Phải...vì.../ - Bài học có ý nghĩa nhất đối với tôi là:..Phải...vì.....)
(-) Gạch đầu dòng thứ hai: Lí giải vì sao mình tâm đắc (- Sở dĩ tôi tâm đắc với thông điệp này là
vì:...):
(+) Cộng đầu dòng thứ nhất: Vì tôi thấy nó đúng/nó sâu sắc (dựa vào mặt lợi/ mặt hại hoặc dựa vào
đặc điểm của đối tượng để chỉ ra tính đúng đắn của thông điệp / bài học)
(+) Cộng đầu dòng thứ hai: Vì nó giúp tôi nhận thức được rằng....(nêu tác dụng của ý kiến đối với
bản thân)
Câu 1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm (Miêu tả, tự sự)/ thể thơ (tự do, …tiếng, …)
Câu 2.
- Tìm từ ngữ…/ Chỉ ra hình ảnh…./Xác định BPTT trong….
+ Số từ: một/hai/ba…
+ Gọi tên + chỉ ra
Câu 3. Nội dung / Hiệu quả của BPTT/….
* Nội dung
- Dòng thơ bộc lộ cảm xúc của nhà thơ đối với……
- Trong cảm nhận của tác giả, ….(đặc điểm, tính chất của đối tượng trữ tình)
- Qua đó, nhà thơ thể hiện… (cảm xúc theo mỗi phương diện của đối tượng trữ tình) ( nhắn nhủ mọi
người…)
*Hiệu quả của BPTT
- Gọi tên + chỉ ra
- Hiệu quả:
+ Làm
+ Tạo (cảm xúc)
+ Làm (đối tượng trữ tình)
+ Nhấn (chủ thể trữ tình)
Câu 4. Trình bày suy nghĩ …/ Ấn tượng nhất với…
*Trình bày suy nghĩ …
- Khái quát về đối tượng bằng 1 đoạn văn (đặc điểm, tính chất của đối tượng trữ tình): Người bà vất vả,
gian lao, bươn chải để mưu sinh, để nuôi cháu nên người…. Từ đó, thấy được những hi sinh, tình yêu
thương cháu…
- Nêu suy nghĩ: tình cảm-thái độ  tư tưởng-hành động
*Ấn tượng nhất với…
- Tôi ấn tượng nhất với….
- Khái quát về đối tượng bằng 1 đoạn văn (đặc điểm, tính chất của đối tượng trữ tình)
- Nêu suy nghĩ: tình cảm-thái độ  tư tưởng-hành động
BÀI TẬP 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị


chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế


bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
(Đò lèn - Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013,
tr.148)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà?
Câu 3. Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức của mình?
Câu 4. Hồi ức của người cháu trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
- Hồi ức của người cháu:
+ Nhớ về những năm tháng sống cùng bà
+ Người bà đã phải lam lũ, vất vả để nuôi cháu
+ Người cháu không nhận ra được những cơ cực của bà
+ Người cháu vô lo, vô nghĩ, chỉ biết mải chơi, nghịch ngợm…, không đỡ dần được bà
 ân hận…
- Suy nghĩ của mình
BÀI TẬP 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị


chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế


bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
(Đò lèn - Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013,
tr.148)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua hồi ức nào?
Câu 3. Nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ in đậm.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ in đậm là:
+ Liệt kê:…….
+ Điệp từ “bà” và điệp cấu trúc “bà…”
- Hiệu quả của các biện pháp tu từ trên là:
+ Làm cho câu thơ trở nên sinh động. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm..
+ Tạo giọng điệu xót xa, ngậm ngùi
+ Làm nổi bật sự cơ cực, vất vả của người bà
+ Nhấn mạnh tình yêu thương, sự trân trọng, biết ơn của người cháu dành cho bà, nhất là thái độ ân hận
của người cháu vì đã không nhận thấy sợ cơ cực của bà…
Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về hình ảnh người cháu?
- Hình ảnh người cháu:
+ Người vô tư, vô lo, vô nghĩ, hiếu động…
+ Biết ân hận về sự vô tâm của mình trong quá khứ để rồi xót xa, thương cảm với những vất vả gian
lao…, biết ơn ơn bà…
- Suy nghĩ:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về những việc mà mỗi cá nhân phải làm đối với ông bà, cha mẹ.
Câu 2. (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích:


Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của
người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con-Người của mỗi sinh thể người .
Tính“con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến
khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành
vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm,
đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài gian khổ của một đời người, cái mất và cái được
không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể,
mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ
gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên
tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất,… có mất có được nhưng không phải ai cũng đã
nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một
nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo
dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa
không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm
họa vô cảm trong xã hội ta nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những ngày tháng gần đây
báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm hoạ, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2014, tr.36-37)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 3. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?
Câu 4. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người “ Chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo
tâm hồn mình đang vơi cạn khô héo dần “?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về sự cần thiết phải rèn luyện kĩ năng sống.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ:
Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời
Cho biển cả không còn hoang lạnh
Đứa ở đồng chua
Đứa ở đất mặn
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngắt ra khơi
Chia nhau tin vui
Về một cô gái làng khểnh răng hay hát
Vầng trăng lặng dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi, ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Ngày mai đảo sẽ nhô lên
Tổ quốc Việt Nam một lần nữa nối liền
Hoàng Sa, Trường Sa
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo ơi, đảo ơi!
Đảo thuyền chài, 4-1982
(Trích Hát về một hòn đảo–Trần Đăng Khoa,Trường Sa,NXB Văn học 2014, tr.51)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình
ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những hòn đảo long lanh
như ngọc dát
- So sánh: những hòn đảo “như ngọc dát”
- Tác dụng:
+
+ Tạo giọng điệu tự hào, say mê, hào hứng
+ Làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của những hòn đảo.
+ Bộc lộ tình yêu mến, cảm xúc tự hào, ngợi ca của nhà thơ…
Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh chị tình cảm gì đối với người lính đảo?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về những việc mà mỗi cá nhân phải làm khi đất nước gặp khó khăn
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát


Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy


Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng


Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng


Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1985, tr.218)
Câu 1. Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?
Câu 2. Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về các biện pháp bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống
nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn
thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời
gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố
nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào.
Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương
mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những
cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.
(Theo A.L.Ghéc-xen, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.31)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2. Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được
thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân
chẳng có gì đáng thèm muốn”?
Câu 4. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân”
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về tác hại của lối sống chỉ biết đến bản thân mình.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 5
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của
người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tuỷ hay cái đau thấu xương, thấu
cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được
những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn
của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan
sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.
Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông
của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường
bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ
Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua
trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn run lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi
anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.
(Trích Thiện Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì?
Câu 3. Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến
trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
BÀI TẬP 6
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non


châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...
Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982
(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em, Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015,
tr.289-290)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.
Câu 4. Theo anh/chị, quan điểm của tác giả được thể hiện trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm
lực/tiềm lực còn ngủ yên... có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm)

BÀI TẬP 7
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi


Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Câu 4. Hành trình theo đuổi ước mơ trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)

BÀI TẬP 8
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cơ hội là điều có thật chứ không phải là kết quả của một sự may mắn hay tình cờ nào đó. Cơ hội
luôn hiện hữu xung quanh chúng ta nhưng thường núp dưới cái bóng rủi ro hoặc thất bại tạm thời. Đó là
lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình. Gục ngã hoàn toàn sau thất bại đầu tiên và không bao
giờ đứng dậy được nữa, họ không nhận ra rằng, đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới.
Nhiều người tin rằng thành công là kết quả của những bước ngoặt may mắn, Dù không thể phủ
nhận sự may mắn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào yếu tố này, thì gần như bạn sẽ luôn thất vọng. Bước
ngoặt duy nhất mà bất kì ai cũng có thể dựa vào là bước ngoặt do chính họ tạo ra hoặc biết nắm bắt cơ
hội mà cuộc sống mang đến cho mình,
Để làm được điều này, trước hết bạn hãy cố gắng nhận ra cơ hội của mình, đồng thời phân tích
những thuận lợi và thách thức mà nó mang lại. Biến cơ hội thành hiện thực nghĩa là bạn sẵn lòng làm
những công việc, từ đơn giản nhất, và cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc bạn phải biết tận dụng từng phút giây quý báu của mình và làm phần việc được giao tốt
hơn phạm vi trách nhiệm của bạn.
Những việc lớn lao thường tiềm ẩn và bắt đầu từ những cơ hội nhỏ nhặt mà chỉ người can đảm,
kiên nhẫn mới có thể nhìn thấy. Nếu bỏ lỡ hoặc không nhận ra cơ hội trong quá khứ thì bạn sẽ khó lòng
nắm bắt được cơ hội trong tương lai, khi chúng ngụy trang dưới những dạng thức khác nhau. Khi biết tận
dụng cơ hội nhỏ nhất thì những cơ hội lớn sẽ đến với bạn một cách tự nhiên, và bạn hoàn toàn có thể
nắm bắt được chúng.
(Không gì là không thể - George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018,
tr. 60-61)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Lí do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình được nêu trong đoạn trích là gì?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả quan niệm thế nào về vai trò của yếu tố may mắn đối với thành công của
con người?
Cau 3. Nêu mối quan hệ giữa cơ hội nhỏ và cơ hội lớn được đề cập trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội
mới? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 9
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm
quan trọng của việc “sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực, giữa
mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình
trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa
đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết
mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm.
Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có
những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong
khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái
nóng như thiêu như đổt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chủng sẽ lại trỗi dậy... Quả
thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt
khoảng thời gian sống được hạn định. Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến
ngày mai. Vậy thì loài người chủng ta lại càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua
kém cỏ cây muông thú.
(Trích Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường, Inamori Kazuo, NXB Lao động, 2020, tr.
103-104)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính dược sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè
ngắn ngủi?
Câu 3. Chỉ ra những điểm trương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực
và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù
nhỏ bé, vươn tới ngày mai”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 10

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Thiên nhiên luôn chứa đựng đầy rẫy những ẩn dụ để giúp ta hiểu ra các nghịch lí giữa đón nhận sự
hỗ trợ hay đơn độc dấn thân. Ví dụ như tập quán bay thành hình chữ V của đàn chim. Bay như thế sẽ tiết
kiệm được nhiều năng lượng, làm giảm sức cản của gió mà chim bay một mình sẽ gặp phải. Kết quả là,
đàn chim có thể bay được xa hơn so với bay riêng. Các nhà khoa học cho rằng, kiểu bay thành hình chữ
V còn cho phép các chú chim trong đàn liên lạc với nhau dễ dàng bằng cách ra hiệu động tác, nhờ vậy sẽ
khó bị lạc đàn. Khi chim đầu đàn – nhân vật làm việc nhiều nhất – thấm mệt và bay lùi về, một chú chim
khác sẽ nhanh chóng thế chỗ. Thật ra mỗi con trong đàn đều có cơ hội bay đầu. Cơ hội sống sót trong
suốt cuộc di cư trường kì phụ thuộc vào sức mạnh của cá nhân và tinh thần tập thể. Chúng hoà hợp các
kĩ năng về sự tự chủ và hộ trợ lẫn nhau theo bản năng.
Đối với chúng ta, kiểu hoà hợp hai loại kĩ năng đó lại không đến tự nhiên. Vài người trong chúng ta
cảm thấy nếu nhờ ai đó giúp đỡ thì thật kì cục. Và nếu thuộc trường hợp này, bạn có lẽ phải chịu đựng
gánh nặng từ quan niệm sai lầm rằng “nếu mình không tự làm được là không ổn rồi”. Tệ hơn, bạn còn
tin rằng mình không xứng đáng nhận sự trợ giúp. Mọi người đều xứng đáng được giúp đỡ, và chúng ta
phải học cách cho đi cũng như nhận lại điều này.
(Trích Trân trọng chính mình, Patricia Spadaro, NXB Thanh niên, 2020, tr.73-74)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính dược sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, tập quán bay của đàn chim có tác dụng gì trong cuộc di cư trường kì?
Câu 3. Chỉ ra cách phối hợp với nhau giữa những con chim trong đàn khi di cư được thể hiện trong đoạn
trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Mọi người đều xứng đáng được giúp đỡ, và
chúng ta phải học cách cho đi cũng như nhận lại điều này”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về sức mạnh của sự đoàn kết trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
BÀI TẬP 11
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Chỉ những ai dám tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thì mới thực sự cáng
đáng được công việc! Trái lại, những người thiếu niềm tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho
ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch
chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểm vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất, cũng là yếu tố cần
thiết, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chủ được khoảng không bao la ấy. Nếu không
có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể
có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với
ung thư cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con
người tìm ra nhiều phác đồ điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người ta bàn luận xôn xao chung quanh
việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa châu Âu, dài trên 50km, với e
ngại đó là một dự án viển vông. Quả thực, dự án xuyên biển Manche được khởi đầu với không ít sai lầm,
nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Chính
niềm tin kiên trì là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, mà Hiệp hội Kỹ
sư dân dụng Mỹ gọi đó là một trong bảy kỳ quan thế giới hiện đại.
Trích Dám nghĩ lớn, David J. Schwartz, Ph.D, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019,
tr.19-20)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, người ta e ngại điều gì khi xây đựng đường hầm xuyên biển Manche?
Câu 3. Chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường
hầm xuyên biển Manche được nêu trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn
nhất”? Vì sao?
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dụng đoạn trích ở phản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bảy
suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điển)
BÀI TẬP 12
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng
trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời
gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu
hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?
(2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời
Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh
Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến,
con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ - thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh
vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.
(3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc
Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại,
chẳng ai ngăn cản ta cả.
(Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh
hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong
khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của sự tự học.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 13
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ:
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao


quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa
nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 14
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và
ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới
chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris
chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là
con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự
thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ
phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha
mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời
thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David
McCullough – Theo http://ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua
thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc
các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của lòng vị tha.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 15
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế, hãy chấp
nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng đều phải nếm trải
những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn
rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với
việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một
bước lùi gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết
trân trọng nó.
Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình mong muốn,
ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài lòng và cũng
đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không
tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả. […]
Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người. Bởi
vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp
nhận bản thân như vốn có.
(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang – Minh Tươi, NXB
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một
bước lùi gần?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải
học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chi ̣hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 16
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình
cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại
không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì
không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc
sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống
quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến
cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác,
mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời
là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và
không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều
lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều
bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)

BÀI TẬP 17
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
   Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là
khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với
mức kì vọng của mọi người, là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin
tưởng mà không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật
với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và
theo đuổi đến khi thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần
thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo”
vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của
chúng ta trong đời.
(Trích Đánh thức con người phi thường trong bạn - Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, 2019, tr. 397 - 398) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào trước khó khăn,
nghịch cảnh? 
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai
hoàn hảo? 
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận
những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao? 
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. 
Câu 2 (5.0 điểm)

BÀI TẬP 18
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết
cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đổi
người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.
   Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng
bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trị của bạn, hãy
tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá
nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người
khác.
   Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình
đáng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng
ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc.
(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ - Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-
40)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng như thế
nào? 
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhà"?
Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với
anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần
thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 19
Con về thăm mẹ chiều mưa,
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.
Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.
Con đi đánh giặc một đời,
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.
(Tô Hoàn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2. Cuộc sống gian lao, vất vả khó nhọc của người mẹ được miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con?
Câu 4. Bài thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về tình mẫu tử được gợi ra trong phần đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
BÀI TẬP 20
Tuổi thơ con có những gì
Có con cười với mắt tre trong hầm
Có làn gió sớm vào thăm
Có ông trăng rằm sơ tán cùng con
Sông dài, biển rộng, ao tròn
Khói bom đạn giặc, sao hôm cuối trời
Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi
Con chơi với đất, con chơi với hầm
Mong ngày, mong tháng, mong năm
Một năm con vịn vách hầm con đi
( Trích “ Tuổi thơ của con” – Theo “ Xuân Quỳnh “Thơ và đời”, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1998)
Câu 7. Xác định hai biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong đoạn thơ. ( 0,5 điểm)
Câu 8. Hãy cho biết tình cảm tác giả gửi gắm trong bốn câu thơ sau: ( 0,5 điểm)
Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi
Con chơi với đất, con chơi với hầm
Mong ngày, mong tháng, mong năm
Một năm con vịn vách hầm con đi
Trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)

BÀI TẬP 21
Lá đỏ
              - Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
 
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
 
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
 
                                (Trích Trường Sơn, 12/1974)

 2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?  (0,25đ)
3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê
hương?  (0,25đ)
4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng
Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)
5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình
ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã
học? (0,5đ)
6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên
cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh
bảo vệ tổ quốc? (0,5đ

BÀI TẬP 22
Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên Trái Đất. 
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày 
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay 
Càng không có hạt nhân nguyên tử 
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa 
Có tình yêu và có lời ru 
Những con cò con vạc từ xưa 
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép 
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp 
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày... 
                                                               1986
                             (Trích Thơ vui về phái yếu, Xuân Quỳnh, NXB Đồng Nai, 1997
1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
2. Em hiểu ý thơ “những người đàn bà bình thường” như thế nào. (0,5 điểm)
3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu cuối của đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện
pháp tu từ đó. (1,0 điểm)
4. Những con cò con vạc từ xưa 
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép 
 Lời thơ gợi đến vẻ đẹp nào của người phụ nữ Việt Nam? (1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm )
Từ nội dung đoạn thơ trong phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về
ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam.
            Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 22
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trang
Rồi thao thức không sao ngủ được
Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ầm ào gầm thét
Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian
Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối
Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết
Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Shakespeare:
Tồn tại hay không tồn tại
Không có nghĩa là sống hay không sống
Mà là hành động hay không hành động
nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?
Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại
Chỉ day dứt một điều: làm sao với những sự vật bình thường
Những ngày tháng bình thường
Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
(Lưu Quang Vũ, Cho Quỳnh những ngày xa, dẫn theo thivien.net)
Câu 1. Cho biết phương 02 phưong thức biểu đạt nổi bật sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao tiếng kim đồng hồ lại là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người?
Câu 3. Hình ảnh tấm vé và con tàu trong câu thơ: Ta biến thành con tàu, thành tấm vé tượng trưng cho điều
gì?
Câu 4. Theo anh/ chị, giá trị thực sự của thời gian là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp trong đoạn trích thơ trích
từ phần Đọc hiểu:
Tồn tại hay không tồn tại
Không có nghĩa là sống hay không sống
Mà là hành động hay không hành động
nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?
Câu 2 (5,0 điểm)

Những dấu chân lùi lại phía sau


Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Câu 1. Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả
qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ "Mười tám hai mươi
sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ". (0,75 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất
định mùa xuân sẽ bùng lên"? (0,75 điểm)
Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ được nêu
trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:
"Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"
Câu 2. (5,0 điểm)

BÀI TẬP 23
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
… Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí
Óc nghĩ suy không thể mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.
Ta tin ở sức mình, vô hạn
Như ta tin ở tuổi 25
Của chúng ta là tuần trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.
Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại
Những sông Thương bên đục, bên trong
Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng
Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại...
(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Của chúng ta là tuần trăng rằm; Dám khám phá,
bay cao, tự tay mình bẻ lái”?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ 2. Hiệu quả nghệ thuật của các
biện pháp tu từ ấy?
Câu 4 (1,0 điểm). Nhà thơ đã tâm sự gì qua đoạn thơ trên?

BÀI TẬP 24
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
(Chiều xuân – Anh Thơ )
Câu a. Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu b. Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì? ( 0.5 điểm)
Câu c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ?
( 0.5 điểm)
Câu d. Anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả qua đoạn thơ trên? ( 0.5 điểm)

BÀI TẬP 25

Các anh đứng như tượng đài quyết tử


Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra   
( Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)
    Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ:  Các anh đứng như tượng đài
quyết  tử.
    Câu 3. Hai từ bồn chồn, thao thức thể hiện tình cảm gì đối với Trường Sa?
    Câu 4. Câu thơ Để một lần Tổ quốc được sinh ra gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì?

BÀI TẬP 26

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội


Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

 
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

 
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên? 
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ  được sử dụng trong lời bài hát trên? 
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? 
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

BÀI TẬP 20
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã


Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ
tôi ngọt hơi thở láng giềng?
Câu 4. Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý
nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm)

“Một vài người thông minh không hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được
thành công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ
không bao giờ cải thiện các kỹ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích
những ai vượt trội hơn họ. (…)
 Rất nhiều người thông minh chọn phương án làm một việc lương cao cho một công ty của một
người chủ thông minh. Điều này nói lên rằng, họ sợ mạo hiểm, họ không cởi mở và không dám thử những
điều mới, không dám thử những việc họ không giỏi, họ sợ mất cái mác “thông minh” trước những người
xung quanh.
 Người có trí thông minh thường lười biếng. Những người thông minh này lại không tập trung vào
phát triển khả năng tự nhiên của mình. Thay vì đó, những người không có nhiều tài, họ dành thời gian
cho việc thực hành, điều này khiến họ gặt hái thành công dễ dàng hơn.
 Rất nhiều người thông minh không kết hợp tốt giữa cái tôi và sự logic, đó là lý do họ thường đặt ý
kiến họ cho là đúng lên trên tất cả mọi người. Sẽ rất nguy hiểm nếu họ cứ khăng khăng điều mình nói là
đúng, và họ sẽ rất ngượng ngùng khi nhận ra mình sai.”
( Trích “11 lý do khiến người thông minh thất bại trong cuộc sống’’– Báo Dân Việt).
Câu 1. Chỉ ra các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm nào của “người thông minh’’ khiến họ phải gặp thất bại
trong cuộc sống?
Câu 3. Nhận xét về thái độ của tác giả đối với đối tượng “người thông minh’’ được đề cập trong
văn bản trên.
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả trong bài viết: “Sẽ rất nguy hiểm nếu họ
(người thông minh) cứ khăng khăng điều mình nói là đúng, và họ sẽ rất ngượng ngùng khi nhận ra mình
sai.” không? Vì sao?
2. Viết đoạn văn
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tầm quan trọng của việc
xây dựng mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống

Chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. Nhưng đó
chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với
việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ.
Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn
tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như
cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn
có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi ích của xã
hội.
Thật may mắn vì chúng ta có thể cảm nhận được lợi ích của sự chuyển biến này ngay lập tức. Đôi
khi ta cần phải quyết định lại; nhưng mỗi khi lựa chọn nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác, thay vì
chú tâm vào khuyết điểm, chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Và điều đó
sẽ tiếp sức cho hy vọng. Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiêu thì
chúng ta càng cảm thấy thanh thản bấy nhiêu.
Một vài người còn tin rằng, khi nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác là chúng ta đã làm trọn ý
nguyện của Thượng đế, bởi lẽ đó chính là cách Thượng đế nhìn nhận con người. Dù ý tưởng này phù hợp
với niềm tin của bạn hay không cũng chẳng quan trọng. Lời khuyên mấu chốt tôi muốn đề cập ở đây là
cần ý thức được
rằng, tâm trạng của mình sẽ thay đổi khi ta cư xử hòa nhã và nhiệt tình với mọi người xung quanh, thay
vì hạ thấp họ bằng phán xét. Bạn nên biết con người luôn cảm nhận được sự phán xét dù họ có thể không
nhìn thấy hay nghe thấy. Nói một cách đơn giản, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp.
Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung.
(Theo Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên. (nhận biết)
Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác? (thông hiểu)
Câu 3. Tác giả cho rằng: Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến
tình yêu thương và lòng bao dung. Anh/chị có đồng ý không? Tại sao? (thông hiểu)
Câu 4. Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen chê bai, chỉ trích người khác trên các
trang mạng xã hội. Lời khuyên nào anh/chị muốn dành cho những bạn này? (vận dụng)

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi phía dưới
(1) …Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.
(2) Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lí hay, ta phải tranh thủ sống
đến từng giây của cuộc đời. Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ đi ý nghĩa
của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học
cuộc đời. Em sẽ bằng lòng chờ đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra? Đợi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết
rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó
là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm năm phút nữa, vì biết có bao
nhiều điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng
phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến
những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…
(3) Vì vậy, hãy cứ bình tâm, em nhé. Cuộc đời ta cũng như rượu vang vậy. Có những loại vài
tháng là uống được. Nhưng cũng có loại phải lưu giữ rất nhiều năm để đạt độ chín cần thiết. Điều quan
trọng không phải là sớm hay muộn, mà là đúng lúc. Bởi mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó. Vì rượu
ngon chính là phần thưởng của tháng năm…
(4) Tôi nhớ có một câu danh ngôn, đại ý rằng: “Bạn sẽ có con gà cao lông vàng mũm mĩm bằng
cách ấp trứng, chứ không phải bằng cách đập vỡ cái trứng ra”. Vậy thì đó lý do tại sao con sâu phải nằm
trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người phải chín tháng mười ngày mới nên rời
lòng mẹ. Đó cũng là lý do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài trên ghế nhà
trường, của một mối tình thiết tha còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc
đời.
(5) Mọi vật đều có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian. Nếu trái chưa chín thì
đừng nên hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn đồng
điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác động…
(Theo Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2016, tr84-87)
Câu 1. Câu nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích?
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháo tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn thứ (2) của đoạn
trích.
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: Rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm?
Câu 4. Quan điểm: “Mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó” giúp anh/chị rút ra bài học gì cho bản
thân?
2. Viết đoạn văn
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) rình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý nghĩa của sự chờ đợi.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
hạnh phúc ở trong những điều giản dị
trong ngày, trong đêm
đừng than phiền cuộc sống nhé em
hạnh phúc ngay cả khi em khóc
bởi trái tim buồn là trái tim vui
hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
là tiếng xe về mỗi chiều của bố
cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
là ngọn đèn soi tương lai em sáng
là điểm mười mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen
hạnh phúc là khi mình có một cái tên
vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.
(Hạnh phúc – Thanh Huyền)
Câu 1. Xác đinh phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2. Quan niệm về hạnh phúc của tác giả được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được thể hiện trong những câu thơ in đậm.
Câu 4. Anh/Chị có suy nghĩ gì về những điều nhắn nhủ:
Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
hạnh phúc ở trong những điều giản dị
[....]
đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.
Hãy viết một đoạn văn (hoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của hạnh phúc
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, giăng lưới, bủa vây

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi


Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc hoà bình bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình


Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng giẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu mỗi người thao thức tiếng “Việt Nam”

Chín mươi triệu người lấy thân mình che chở cho Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc hoà bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình
(Tổ quốc gọi tên mình, Nguyễn Phan Quế Mai)
Câu 1. Xác định 2 phương thức nổi bật trong bài thơ trên.
Câu 2. Ở khổ thơ thứ ba, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh kẻ lạ mặt bằng những từ ngữ nào? Hình ảnh
ẻ lạ mặt gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
Câu 3. Chỉ ra và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu
thơ in đậm
Câu 4. Anh/chị có cảm nhận gì về ước nguyện của nhà thơ?
2. Nghị luận xã hội
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (hoảng 200 từ) trình bình suy nghĩ của bản thân về ý thức, trách
nhiệm của tuổi trẻ với quê hương, đất nước hôm nay.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hoá thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu thói độc tàn, thử sống kiên trung.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hoá ruộng đồng,
Thủ nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hoá chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu rầy, khô khát.
Thử ngập mặt, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hoá đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỉ,
Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.
Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này...!
Trời đất có cho tôi?
(Xin đổi kiếp này – Nguyễn Bích Ngân)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với những vấn đề còn tồn tại của xã hội? Thái độ được thể
hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ và câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản
trên.
Câu 4. Từ góc độ cá nhân, em hãy nhận xét về những khao khát mà tác giả đặt ra trong văn bản.
2. Nghị luận xã hội
Từ văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về hậu quả của ô nhiễm môi trường hiện nay.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Trích Tự sự - Nguyễn Quang Vũ)
Câu 1. Xác đinh phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng
Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng:
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
2. Nghị luận xã hội
Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa được rút ra từ hai
câu thơ:
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh.
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Nxb Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35 - 36)
Câu 1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu thơ cuối.
Câu 2. Từ ngữ, hình ảnh nào trong văn bản được lấy từ chất liệu văn học dân gian?
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về nội dung của câu thơ: Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa?
Câu 4. Thông điệp nào anh/chị tâm đắc nhất? Vì sao?
2. Nghị luận xã hội
Từ văn bản trong phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (hoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
… Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí
Óc nghĩ suy không thể mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.

Ta tin ở sức mình, vô hạn


Như ta tin ở tuổi hai lăm
Của chúng ta, là tuổi trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại


Những sông Thương bên đục, bên trong
Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng
Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại
(Trích Tuổi 25, Tố Hữu, Tố Hữu - Từ ấy và Việt Bắc, NXB Văn học, tr332)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ sau:
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:
Của chúng ta, là tuổi trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái
Câu 4. Xác định thông điệp của văn bản trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ văn bản đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu
suy nghĩ ý nghĩa của niềm tin vào bản thân.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như hàng cây / Đã qua mùa gió
bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ.(0,5 điểm)
Câu 3: .Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa gì? (1
điểm)
Câu 4: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ: Thời gian như là
gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em …/Cùng tình yêu ở lại. (1 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về thông điệp trong văn bản: “Hãy
giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
ĐỀ 17 (3-36)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Trích Tự sự - Nguyễn Quang Vũ)
Câu 1. Xác đinh phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng
Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng:
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa được rút ra từ hai
câu thơ:
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đề 18 (28-102)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Theo GS.TS Phạm Quang Trung, PHT Trường Đại học kinh tế Quốc dân:
“Chúng ta học trong sách thế là quá đủ rồi. Chúng ta lâu nay học toàn những thứ xa vời ở trên
cao nhưng lại bị trượt ngã bởi những thứ bình thường nhất. Hay nói cách khác, sinh viên học trên trời
nhưng trượt ngã ngay dưới mặt đất”, GS Trung ví von một cách hài hước.
Để minh chứng cho điều mà GS Trung vừa ví von, nhiều diễn giả đén từ các công ti lớn đã chỉ ra
nhiều điều thực tế mà sinh viên ngành nhân sự vừa mới ra trường, đang gặp phải. Ông Phạm Hồng
Quân, Giám đốc Nhân sự khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của công ti Piaggio Việt Nam cho hay,
mình đã từng có 10 năm công tác trong ngành nhân sự và thấy một thực tế: kĩ năng mềm của sinh viên
Việt Nam hiện nay còn quá thiếu.
“Khi đi phỏng vấn các sinh viên, tôi thực sự thất vọng bởi có nhiều em thậm chí học 4 năm từ một
trường ĐH Ngoại ngữ nhưng không đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ. Thứ hai, sinh viên hiện nay rất
chăm chú tham gia mạng xã hội nhưng lại quên mất việc đào tạo kĩ năng máy tính. Do vậy, nhiều em khi
tốt nghiệp, đi làm, vẫn không biết trình bày một bản PwerPoint. Chỉ cần thiếu một số điều cơ bản này, đã
chặn đứng cơ hội vào công ti nước ngoài của một sinh viên vừa ra trường...”
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi thấy có đơn vị yêu cầu kiểm tra
IQ khi tuyển nhân lực đầu vào. Tôi thì nghĩ, EQ mới là chỉ số quyết định sự thành công của mỗi người
trong cuộc đời, bởi lẽ, có những người có thể học rất giỏi ở trường nhưng khi ra đời hông thành công.
Ngược lại, có người chỉ học bình thường ở trường nhưng khi ra trường lại thành công hơn người học
giỏi”
(Theo Báo Dân trí, 20/10/2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, ông Phạm Hồng Quân cảm thấy thất vọng về điều gì?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: sinh viên học trên trời nhưng trượt ngã ngay dưới
mặt đất?
\ Câu 4. Anh/Chị rút ra được bài học gì cho mình sau khi đọc văn bản trên?
II. Nghị luận xã hội
Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ của mình
về ý kiến: Thành công của con người được quyết định bởi 20% kĩ năng cứng và 80% còn lại thuộc về kĩ
năng mềm (Đắc Nhân Tâm)
ĐỀ 19 (1-30)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Tôi từng nghe kể về một người. Một người bình thường. Anh suýt mất mạng hi nhảy xuống sông
cứu hàng chục trẻ em và người lớn bị lật thuyền giữa dòng nước xiết. Bạn nghĩ người ấy làm điều đó vì
ai? Vì những nạn nhân ư? Hay là vì tình yêu con người? Phải chăng anh đã hoàn toàn quên mình trong
khoảnh khắc ấy? Khi mọi người xúm lại trầm trồ thán phục người đàn ông ấy thì anh làu bàu: “Có chi
đâu mà nói. Nếu như dưới đó có cá thằng trộm đồ nhà tui thì tui cũng phải nhảy xuống cứu nó lên. Chớ
không thì làm sao tui sống nổi với mình?”
Vậy đó. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, rất nhiều người làm việc thiện nguyện hay một hành động
dũng cảm đơn giản là vì chính họ. Và tôi mong tất cả chúng ta đều vậy. Chúng ta phải mang đến điều tốt
đẹp cho người khác trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài
danh tiếng và những lời hoa mỹ. Vì chúng ta không thể ìm lòng được vì nếu không đến và xoa dịu nỗi đau
của người khác, không đưa tay cứu lấy người khác trong lúc ngặt nghèo thì trái tim ta không thể nào
thanh thản.
[...] Chúng ta không thể đem lại hạnh phúc cho người khác nếu chính bản thân chúng ta luôn
hoang mang và hối tiếc. Chúng ta không thể thanh thản và hạnh phúc thật sự nếu chỉ sống, làm việc, học
hành vì người khác – dù đó là những người chúng ta vô cùng yêu quý – thay vì sống theo mong muốn của
chính mình. Bởi thế, bạn thân mến, hãy luôn sống vì mình, hãy sống vì mình một cách khôn ngoan”
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)
Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo lời tác giả kể thì vì sao người đàn ông lại dũng cảm cứu người?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác trước hết là
vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mỹ?
Câu 4. Anh/Chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên?
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ của mình
về ý nghĩa của những việc làm tốt.

ĐỀ 20 (10-55)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
hạnh phúc ở trong những điều giản dị
trong ngày, trong đêm
đừng than phiền cuộc sống nhé em
hạnh phúc ngay cả khi em khóc
bởi trái tim buồn là trái tim vui
hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
là tiếng xe về mỗi chiều của bố
cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
là ngọn đèn soi tương lai em sáng
là điểm mười mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen
hạnh phúc là khi mình có một cái tên
vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.
(Hạnh phúc – Thanh Huyền)
Câu 1. Xác đinh phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2. Quan niệm về hạnh phúc của tác giả được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được thể hiện trong những câu thơ in đậm.
Câu 4. Anh/Chị có suy nghĩ gì về những điều nhắn nhủ:
Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
hạnh phúc ở trong những điều giản dị
[....]
đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Hãy viết một đoạn văn (hoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của hạnh phúc
ĐỀ 20 (10-55)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh.
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Nxb Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35 - 36)
Câu 1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu thơ cuối.
Câu 2. Từ ngữ, hình ảnh nào trong văn bản được lấy từ chất liệu văn học dân gian?
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về nội dung của câu thơ: Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa?
Câu 4. Thông điệp nào anh/chị tâm đắc nhất? Vì sao?
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Từ văn bản trong phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (hoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.
ĐỀ 21 (41-135)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hoá thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu thói độc tàn, thử sống kiên trung.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hoá ruộng đồng,
Thủ nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hoá chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu rầy, khô khát.
Thử ngập mặt, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hoá đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỉ,
Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.
Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này...!
Trời đất có cho tôi?
(Xin đổi kiếp này – Nguyễn Bích Ngân)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với những vấn đề còn tồn tại của xã hội? Thái độ được thể
hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ và câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản
trên.
Câu 4. Từ góc độ cá nhân, em hãy nhận xét về những khao khát mà tác giả đặt ra trong văn bản.
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Từ văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về hậu quả của ô nhiễm môi trường hiện nay.

ĐỀ 21 (44-143)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, giăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc hoà bình bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình


Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng giẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu mỗi người thao thức tiếng “Việt Nam”

Chín mươi triệu người lấy thân mình che chở cho Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc hoà bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình
(Tổ quốc gọi tên mình, Nguyễn Phan Quế Mai)
Câu 1. Xác định 2 phương thức nổi bật trong bài thơ trên.
Câu 2. Ở khổ thơ thứ ba, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh kẻ lạ mặt bằng những từ ngữ nào? Hình ảnh
ẻ lạ mặt gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
Câu 3. Chỉ ra và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu
thơ in đậm
Câu 4. Anh/chị có cảm nhận gì về ước nguyện của nhà thơ?
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (hoảng 200 từ) trình bình suy nghĩ của bản thân về ý thức, trách
nhiệm của tuổi trẻ với quê hương, đất nước hôm nay.
ĐỀ 22 (33-115)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ nghĩ rằng, nếu số
đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? Nếu
mọi người chấp nhận hắn, phải chăng dó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự
nhạy cảm?
Không hẳn. Tư duy số đông cho rằng Trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên
cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách hoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác
trong thái dương hệ của chúng ta quay quanh Mặt trời. Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần
những dụng cụ y tế sạch, những Joseph Lister đã nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới
thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. Tư duy số đông cho rằng phụ
nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Suán B.Anthony đã
đấu tranh giành được quyền đó. Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của
Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu.
Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự hác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. Mọi người có thể
nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.
(John Maxwell, Tôi tư duy, tôi thành đạt, Nxb Lao động xã hội, 2012)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Từ văn bản trên, anh/chị hiểu thế nào là “tư duy số đông”?
Câu 4. Anh/chị ứng xử với “tư duy số đông” như thế nào?
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Theo tư duy số đông phải chăng là không có chính kiến?
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề trên.

ĐỀ 23 (26-96)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
(1) [...] Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần
phải thiết lập mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng
ta hơn. Trong cuộc sống, hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi và
yêu quý những con người xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng
xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự
nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống
này...
(2) Dựa vào nguyên tắc của cuộc sống đơn giản, tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống là: đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại. Tất nhiên, để đạt được điều đó, bạn phải
bỏ ra một số công sức và thời gian nhất định. Nhưng, điều quan trọng ở đây là, ngoài tất cả những thứ
đó, trong thời gian còn lại, việc mà bạn cần làm là biến mình thành con người nhàn nhã và bình yên,
không bao giờ phí thời gian và công sức vào những việc làm vô bổ. Hiện nay, xu hướng sống đơn giản
vẫn chưa được nhiều người chúng ta chú ý. Nhưng thực ra, lối sống này đã được cha ông chúng ta coi
trọng từ xưa và đã trở thành một trong những giá trị văn háo của người Việt. Có thể kể ra ở đây rất
nhiềudanh nhân đất Việt đã từng có cuộc sống như vậy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí
Minh...
(Trích Sống đơn giản – Xu thế của thế kỉ XXI, Chương Thâu, Ngữ văn 11, tập một, Nxb Giáo dục
Việt Nam 2014, tr.16)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, người sống đơn giản là người như thế nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an
nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này...?
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ra trong
đoạn trích ở phận đọc hiểu: Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với
nhau hơn
Bởi nơi ta về có mười tám thôn vườn trầu, mỗi vườn trầu
có bao nhiêu mùa hạ
Chị đợi chờ quay mặt vào đêm
Hai mươi năm mong trời chóng tối
Hai mươi năm cơm phần để nguội
Thôi tết đừng về nữa chị tôi buồn
Thôi đừng ai mừng tuổi chị tôi
Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy
Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc
Chị tôi không trẻ nữa, xóm làng thương ý tứ vẫn kêu cô
Xóm làng thương không khoe con trước mặt
Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy
Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc
Vẫn được tiếng là người đứng vậy
[…]
Nhưng chị tôi không thể làm như con rắn que cời
Lột cái xác già nua dưới gốc cây cậm quẫy
Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra
Trong giỗ tết họ hàng nội ngoại
Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cui một mình
Những đêm trở trời trái gió
Tay nọ ấp tay kia
Súng thon thót ngoài đồn dân vệ
Một mình một mâm cơm
Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền
(Trích Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, theo www.dantri.com.vn, 27/4/2014)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của chị tôi được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Câu 3. Nêu ý nghĩa biểu đạt của từ côi cui trong câu thơ: Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cui một mình.
Câu 4. Sử dụng 02 phương thức biểu đạt, ghi lại cảm nhận của anh/chị về câu thơ: Chị chôn tuổi xuân
trong má lúm đồng tiền. Chỉ rõ các phương thức biểu đạt đã sử dụng.
Đáp án:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm.
Câu 2. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của chị tôi được thể hiện thông qua hàng loạt các chi tiết, hình ảnh: chị quay
mặt vào đêm, mong trời chóng tối, cơm phần để nguội, tết đừng về nữa chị tôi buồn, thiếu anh nên chị bị
thừa ra, côi cui một mình, tay nọ ấp tay kia, một mình một mâm cơm, ngồi bên nào cũng lệch…
Câu 3. Từ côi cui đặc tả sự lầm lũi và nỗi cô đơn của nhân vật chị tôi khi chồng đi chiến trận.
Câu 4. Thí sinh cảm nhận được tứ thơ thật “đắt” trong câu thơ Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng
tiền: Câu thơ vừa tô đậm vẻ đẹp duyên dáng, đằm thắm của chị tôi, vừa khắc họa bi kịch cá nhân của
người phụ nữ có chồng đi chiến đấu (tuổi xuân phai tàn, khát vọng hạnh phúc bị chôn vùi bởi chiến tranh
đã chia cắt, làm biệt li đôi lứa vợ chồng).
Thí sinh sử dụng 02 phương thức biểu đạt đã học một cách phù hợp để ghi lại cảm nhận đó. Chỉ rõ các
phương thức biểu đạt đã sử dụng.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3 (0.5 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi
cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4 (0.5 điểm). Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
GỢI Ý
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm
2 Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ… (Thí sinh chỉ ra
được một đến ba từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 điểm, từ bốn từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm)
3 - Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời
- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi
cuộc sống con người.
4 Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật (Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó
với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình...)
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
.(Thời gian - Văn Cao)

Câu 1: (1,0 điểm)


Xác định phương thức biểu đạt chính và cho biết văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: (1,0 điểm)
Hai dòng thơ đầu gợi lên điều gì? Nêu ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh chiếc lá.
Câu 3: (1,0 điểm)
Xác định một phép tu từ trong ba câu cuối và cho biết tác dụng của phép tu từ đó.
GỢI Ý
Câu 1 - Xác định phương thức biểu đạt chính và cho biết văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
-Phong cách ngôn ngữ : nghệ thuật.
Câu 2 - Hai dòng thơ đầu gợi lên điều gì? Nêu ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh chiếc lá.
- Ý nghĩa của hai dòng thơ đầu : Cảm nhận về dòng chảy của thời gian , tác động nghiệt ngã của thời gian
với con người và sự sống.
- Nêu ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh chiếc lá: Biểu tượng cho thiên nhiên và sự sống.
Câu 3 Xác định một phép tu từ trong ba câu cuối và cho biết tác dụng của phép tu từ đó.
- Phép tu từ : so sánh ( đôi mắt em- hai giếng nước) hoặc điệp ngữ (riêng, còn xanh), ẩn dụ ( câu thơ, bài
hát – những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người)
-Tác dụng của phép tu từ :
+So sánh: ca ngợi vẻ đẹp của đôi mắt – vẻ đẹp của tình yêu.
+Điệp ngữ: Nhấn mạnh, khẳng định thái độ thách thức chống lại tác động của thời gian.
+Ẩn dụ : khẳng định sự bất tử của nghệ thuật.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
"Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
"Con gà cục tác lá chanh".
...Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa."
(Trích: Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương. Nguồn: SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 2, Nguyễn Minh
Thuyết chủ biên, NXB Giáo dục, 2008 )
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 3 của đoạn trích.
Câu 4: Đoạn thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một
làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập
Hoa niên (1945)
- Bài thơ 8 chữ: Nhớ rừng
2, Nội dung: Đoạn thơ là cảnh dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá và tác giả đã có những miêu tả về con
người và cánh buồm vô cùng sinh động
3, 
"trai tráng" là những con người khỏe mạnh, vạm vỡ, yêu lao động
"tuấn mã" là con ngựa khỏe, đi được xa và đường dài
4, Hình ảnh "dân trai tráng" được miêu tả trong lúc đi ra khơi.
Những câu thơ khác:
"Dân chài lưới màu da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"
5, 
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Biện pháp tu từ so sánh: chiếc thuyền với con tuấn mã. Tác dụng: gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái
rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã. Từ đó gợi ra được vẻ đẹp hình thể của những người dân làng
chài
- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Biện pháp nhân hóa: được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn
ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng
lợi và thành công.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh
hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng
của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của
người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng.
- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động
chân thực như 1 con người
6,
Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình
cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra
thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ
có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ
đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những
người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt
trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập
sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và
thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm
giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh
hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi
mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là
những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm
trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm
được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con
người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất
chứa tình yêu ông dành cho quê hương.
PHẦN HAI – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. CÁC MỨC ĐỘ CỦA CÂU HỎI TRONG ĐỀ ĐỌC HIỂU
Câu 1: Câu hỏi nhận biết loại 1 (hỏi có liên quan đến kiến thức tiếng Việt, Làm văn...)
Câu 2: Câu hỏi nhận biết loại 2 (hỏi về thông tin trong văn bản)
Câu 3: Câu hỏi thông hiểu
Câu 4: Câu hỏi vận dụng
B. KỸ NĂNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (CÂU 1, CÂU 2)
1. Câu hỏi nhận biết loại 1 (Câu 1): Hỏi về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ
1.1. Hỏi về phương thức biểu đạt: đã xuất hiện trong đề thi QG/TN đối vớí văn bản nhật dụng (9/13)
- Cách hỏi:
+ Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. (9/9): 2015, 2016, 2017, minh hoạ 2017,
tham khảo 2018, tham khảo 2020, 2020 đợt 1, 2020 dự bị đợt 1, 2020 đợt 2
+ Chỉ ra PTBĐ chủ yếu trong đoạn trích. (0/9)
+ Chỉ ra 1 phương thức biểu đạt trong đoạn trích. (0/9)
+ Chỉ ra các PTBĐ trong đoạn trích. (0/9)
- Cách thức tư duy để tìm câu trả lời:
+ Đáp án của 9 đề thi đều là nghị luận Đề thi thường lấy ngữ liệu có phương thức biểu đạt nghị
luận để dễ dàng trong việc đặt 4 câu hỏi trong phần đọc hiểu và ra đề viết đoạn văn NLXH.
+ Văn bản nhật dụng: Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ
kiểu văn bản. Tên gọi này chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa
là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản). Văn bản nhật dụng là loại văn bản
đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn để, những hiện tượng gần
gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng. Đề tài của văn bản có tính cập nhật, gắn với cuộc
sống bức thiết hằng ngày, gắn với những vấn để cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với những
vấn để lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Tất cả các vấn đề luôn được các phương tiện thông tin đại
chúng nhắc đến, được xã hội và địa phương quan tâm. Nội dung của Văn bản nhật dụng còn là nội
dung chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của đảng và nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các
tổ chức quốc tế. Giống như tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng
một  phương thức biểu đạt mà kết hớp nhiều phương thức biểu đạt để tăng tính thuyết phục
+ Cũng giống như trong văn bản văn học (thơ), không phải PTBĐ nào chiếm ưu thế về câu chữ thì
nó là PTBĐ chính. Muốn biết là chính hay phụ thì phải căn cứ vào mục đích viết của tác giả. Nếu mục
đích chính là bày tỏ quan điểm  PTBĐ chính là nghị luận; Nếu mục đích chính là cung cấp thông tin 
PTBĐ chính là thuyết minh; Nếu mục đích chính là khắc hoạ sự vật, sự việc  PTBĐ chính là miêu tả;
Nếu mục đích chính là thuật lại sự việc  PTBĐ chính là tự sự....
Ví dụ:
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta
biết tầm quan trọng của việc “sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc
Bắc cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt,
chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn
sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ
ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm.
Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi
khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa.
Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong
cát, trong cái nóng như thiêu như đổt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chủng
sẽ lại trỗi dậy... Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong
từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định. Sống hết mình cho hiện tại sẽ
đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chủng ta lại càng phải biết trân
trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú.
(Trích Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường, Inamori Kazuo, NXB Lao động, 2020,
tr. 103-104)
 số dòng miêu tả nhiều hơn nghị luận
 PTBĐ: nghị luận kết hợp miêu tả
 PTBĐ chính: nghị luận
- Cách trả lời và cách trình bày:
+ Đối với “Hỏi chung về PTBĐ”: liệt kê tất cả các PTBĐ có trong đoạn trích. Thực hiện nguyên
tắc: Thừa hơn thiếu. Nếu đoạn trích có nhiều PTBĐ thì NÊN đưa PTBĐ chính đặt lên đầu, sau đó liệt kê
các PTBĐ còn lại (Điều này không bắt buộc). Có thể diễn đạt: Đoạn trích đã sử PTBĐ.... kết hợp với
PTBĐ....
+ Đối với “Hỏi có định lượng bằng số từ”: chỉ nêu đúng số lượng PTBĐ mà đề yêu cầu. Thực hiện
nguyên tắc: chỉ ĐỦ, không thừa, không thiếu. Có thể diễn đạt: Đoạn trích đã sử dụng kết hợp nhiều
PTBĐ, trong đó có PTBĐ ...
+ Đối với “Hỏi có từ CHÍNH/CHỦ YẾU”: chỉ nêu đúng 01 PTBĐ (Muốn biết PTBĐ nào chính/chủ
yếu thì phải căn cứ vào cảm xúc, căn cứ vào hình ảnh thơ... chứ không được căn cứ vào dung lượng câu
chữ. Bởi vì: không phải cứ PTBĐ nào chiếm dung lượng câu chữ nhiều trong ngữ liệu thì là PTBĐ chính.
Có thể diễn đạt: Đoạn trích đã sử dụng PTBĐ chính/chủ yếu là: ....
1.2. Hỏi về phong cách ngôn ngữ: đã xuất hiện trong đề thi Tốt nghiệp 2014 (1/12)
- Cách hỏi: Xác định PCNN của đoạn trích/văn bản trên.
- Định hướng tư duy:
+ Dựa vào các đặc trưng khu biệt sau để xác định PCNN: Tính chặt chẽ và công khai về quan điểm
chính trị (công khai bình luận các vấn đề chính trị - xã hội)  Chính luận; Tính hình tượng (so sánh, ẩn
dụ...)  Nghệ thuật; Tính thông tin, thời sự (thời gian, địa điểm, sự việc...)  Báo chí; Tính cá thể và cụ
thể (cách nói, diễn đạt cá nhân)  Sinh hoạt; Tính khuôn mẫu  Hành chính; Tính khái quát, trừu tượng
(nhiều thuật ngữ chuyên môn)  Khoa học.
+ Có những văn bản có sự kết hợp của nhiều PCNN khác nhau: báo chí với chính luận; nghệ thuật
với sinh hoạt.... Đáp án đề thi tốt nghiệp 2014 có 3 phương án trả lời: Báo chí/Chính luận/Chính luận kết
hợp với báo chí.
+ Không nên dựa hoàn toàn vào nguồn trích ngữ liệu để xác định PCNN.
- Cách trả lời: PCNN của đoạn trích là .......
1.2. Thao tác lập luận: đã xuất hiện trong đề minh hoạ thi QG 2015 (1/12)
- Cách hỏi: Trong đoạn ..., tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
+ Câu này ít hỏi vì không an toàn
+ Thường sẽ lấy một ngữ liệu có thao tác so sánh  giải thích  bình luận...
+ Cách nhận biết: Giải thích (Làm cho người đọc hiểu các khái niệm, tư tưởng, đạo lí...); Phân tích
(Chia nhỏ đối tượng ra thành nhiều khía cạnh nhỏ để làm rõ); Chứng minh (Dùng dẫn chứng xác thực để
làm sáng tỏ đối tượng); Bình luận (Đưa ra đánh giá, nhận xét của bản thân và mở rộng vấn đề); So sánh
(Đưa các đối tượng vào cùng một bình diện và tìm những nét giống, nét khác của chúng); Bác bỏ (Dùng lí
lẽ, chứng cứ để bác bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thếu chính xác. Đồng thời nêu ý kiến đúng
đắn để đính chính)
- Cách trả lời và trình bày câu trả lời: Trong đoạn..., tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận...
1.3. Xác định câu chủ đề: đã xuất hiện trong đề thi Quốc gia 2015 (1/12)
- Cách hỏi:
+ Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
+ Xác định câu chủ đề của đoạn văn...
- Định hướng tư duy:
+ Câu văn khái quát chủ đề là câu nêu lên ý khái quát của toàn bộ văn bản. Do đó, muốn xác định
câu chủ đề trước hết phải xác định được chủ đề của văn bản.
+ Câu chủ đề thường ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn
- Cách hỏi và cách trả lời:
+ Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên là: “....”
+ Câu chủ đề của đoạn văn... là: “...”
2. Câu hỏi nhận biết loại 2: hỏi về thông tin trong văn bản (10/12)
- Cách hỏi:
+ Theo tác giả, .... là gì? (2): QG 2015, QG 2017
+ Theo tác giả, vì sao...? (1) tham khảo 2018
+ Trong đoạn trích, tác giả cho rằng...là người như thế nào? (1) QG 2019
+ Chỉ ra... được nêu trong đoạn trích. (1) minh hoạ 2019
+ Theo đoạn trích, ...? (4): tham khảo TN 2020, 2020 TN đợt 1, 2020 TN dự bị đợt 1, 2020 TN đợt
2
+ Trong đoạn trích, tác giả quan niệm như thế nào về...? (1) minh hoạ QG 2020,
+... qua hình ảnh nào? (1) QG 2016
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
+ Cách hỏi giống câu hỏi tìm từ ngữ... trong văn bản văn học (thơ)
+ Tìm trong văn bản, liệt kê theo nguyên tắc: thừa hơn thiếu
- Cách trả lời và trình bày câu trả lời:
+ Theo tác giả,... / Trong đoạn trích... là: “....”, “...”, ...
+ Không cần kí hiệu đầu dòng
II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (CÂU 3)
1. Hỏi về nội dung / ý chính / chủ đề của đoạn trích: đã xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp 2014 (1/12)
- Cách hỏi:
+ Nêu nội dung chính của đoạn trích. (0/1)
+ Nêu những ý chính của văn bản (1/1)
+ Nêu chủ đề của đoạn trích (0/1)
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
+ Dựa vào văn bản và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
++ Văn bản đề cập đến vấn đề gì?
+ + Vấn đề đó được triển khai thành mấy ý chính?
+ + Qua đó, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì?
++ Qua đó, tác giả nhắn nhủ điều gì?
+ Trả lời giống với dạng câu hỏi thông hiểu về nội dung của câu thơ. Chỉ khác: văn bản thơ hỏi về
nội dung, văn bản nhật dụng hỏi về ý chính. Cho nên, câu hỏithứ hai, trong văn bản thơ là Cái đó hiện lên
như thế nào? Thì trong văn bản nhật dụng là Vấn đề đó được triển khai thành mấy ý chính.
- Cách trả lời và trình bày: Trình bày thành các ý theo kí hiệu đầu dòng
+ (-) Văn bản bàn/đề cập đến vấn đề...
+ (-) Vấn đề này được triển khai thành ... ý chính:
(+) Ý 1:..
(+) Ý 2:..
(+) Ý 3:..
...
+ (-) Qua đó, tác giả thể hiện thái độ .... và .....
+ (+) Qua đó, tác giả gửi đến thông điệp:...
Ví dụ: Nêu những ý chính của văn bản sau:
Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD
981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung
hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam
theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của
hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân
tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa
và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc.
Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người
dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo,
chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang
diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp.
(Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước - Nguyễn Thế Hanh,
Báo Giáo Dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014)
Trả lời:
- Văn bản thông tin và bàn bạc về những hành động của Trung Quốc và thái độ của nhân dân
Việt Nam, nhân dân tiến bộ trên thế giới trước những hành động đó.
- Nội dung này được triển khai thành 4 ý:
+ Hành động sai trái của Trung Quốc khi xâm nhập, hạ đặt giàn khoan trái phép ở vùng đặc
quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
+ Tình cảm yêu nước của người Việt Nam.
+ Sự quan tâm và ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
+ Kêu gọi nhân dân bình tĩnh, sáng suốt trong việc thể hiện lòng yêu nước
- Tác giả thể hiện thái độ lên án Trung Quốc, tự hào về tinh thần yêu nước của người Việt
Nam và biết ơn trước hành động giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
- Qua đó, tác giả gửi đến thông điệp: Hãy thể hiện lòng yêu nước bằng những hành động phủ
hợp. Yêu nước là tình cảm chính đáng, cao đẹp, cần phải nêu cao thể hiện trong lúc này, tuy nhiên,
cần phải bình tĩnh, sáng suốt để thể hiện tình cảm đó bằng những hành động khôn ngoan nhất. Vì
nếu không bình tĩnh, sáng suốt, những hành động manh động, không phù hợp sẽ không những
không có tác dụng gì, trái lại, có thể làm cho tình hình tồi tệ thêm, sẽ đẩy vấn đề đi xa hơn, khó
kiểm soát...
2. Hỏi về hiệu quả diễn đạt của từ ngữ: đã xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp 2014 (1)
- Cách hỏi:
Việc dùng các từ ngữ... có hiệu quả diễn đạt như thế nào?
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
+ Nếu như câu bao gồm 2 thành phần nghĩa là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái thì từ ngữ bao giờ
cũng có 2 giá trị diễn đạt: miêu tả đối tượng và bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết đối với đối tượng.
+ Gần với dạng câu hỏi về giá trị tu từ của từ ngữ trong văn bản thơ. Do vậy, câu trả lời phải trên 2
phương diện: đối tượng miêu tả và tình cảm, thái độ của người viết. Dù các từ đều miêu tả một đối tượng,
tuy nhiên, mỗi từ ngữ có thể chỉ một tính chất, mức độ khác nhau của tính chất đối tượng, do đó, HS phải
căn cứ vào mỗi từ ngữ để gọi tên được
- Cách trả lời và trình bày:
+ Nhấn mạnh..., ..., ..., ...của....
+ Đồng thời thể hiện thái độ/tình cảm... của người viết đối với....
Ví dụ: (Ngữ liệu trên)
Câu hỏi: Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung
Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và
quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật
Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển (UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào?
Trả lời: Việc dùng các từ ngữ được gạch dưới trong câu văn có hiệu quả:
- Nhấn mạnh hành động phi pháp, (trái phép), trắng trợn (ngang nhiên), bất chấp công lí (hung
hăng) của Trung Quốc.
- Đồng thời, thể hiện thái độ phê phán rõ ràng, dứt khoát của người viết trước những hành động
ngang ngược của Trung Quốc.
2.2. Hỏi về mục đich trích dẫn: đã xuất hiện trong đề minh hoạ thi QG 2019 (1)
- Cách hỏi:
+ Việc tác giả trích dẫn ý kiến của ... có tác dụng gì? (1/1)
+ Vì sao tác giả lại trích dẫn... trong đoạn trích?(0/1)
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
+ Từ hoạt động trải nghiệm của bản thân, trả lời câu hỏi: đã bao giờ mình đưa số liệu, trích dẫn ý
kiến một ai đó trong một hoạt động giao tiếp, học tập gì chưa? Mình thực hiện điều đó nhằm mục đích gì?
+ Việc trích dẫn số liệu, ý kiến,... thường xuất hiện trong văn bản nhật dụng, nhằm mục đích
chứng minh.
+ Mục đích chứng minh được thực hiện sẽ tăng tính thuyết phục cho vấn đè bàn bạc
- Cách trả lời và trình bày câu trả lời:
+ Làm sáng tỏ vấn đề ... mà tác giả đang bàn bạc.
+ Tạo độ tin cậy cho vấn đề ... mà tác giả đang bàn bạc
+ Tăng tính thuyết phục cho vấn đề ... mà tác giả đang bàn bạc
2.4. Hỏi về điều ngược lại: minh hoạ 2019
Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
2.5. Giải nghĩa câu nói (ý kiến, nhận định, quan niệm, quan điểm)
- Đã xuất hiện trong đề tham khảo, minh hoạ thi QG và thi TN
- Khả năng xuất hiện lại trong ĐỀ CHÍNH THỨC: trung bình
- Cách hỏi:
+ Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là: “...”? (Đề tham khảo TN 2020)
+ Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “...”? (Đề minh hoạ 2017, minh hoạ QG 2020)
+ Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “...”? (Đề tham khảo 2018)
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
+ Hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ then chốt
+ Từ đó, thế vào câu nói để hiểu ý nghĩa cả câu.
- Cách trả lời và trình bày: trình bày thành 2 gạch đầu dòng
+ Giải nghĩa câu nói: (-) Nếu câu nói chỉ có nghĩa tường minh thì diễn đạt: Quan điểm của tác giả
có thể hiểu là... Nếu câu nói có cả nghĩa đen và nghĩa bóng thì viết: Thông qua...tác giả muốn...(Nghĩa
tường minh............). Cũng vậy, trong cuộc sống, con người cần.... (Để an toàn, có thể giải thích lí do
giống như câu hỏi vì sao tác giả cho rằng...)
+ Rút ra thông điệp của tác giả: (-) Qua câu nói, tác giả muốn gửi đến thông điệp:....
Ví dụ: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Giọt nước chỉ hoà vào biển cả mới không cạn mà
thôi”?  Câu nói này có cả nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý
Trả lời:
- Giải thích câu nói: Thông qua hình ảnh giọt nước và biển cả, tác giả muốn nói đến mối quan hệ
giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng với cái chung. Giọt nước nếu chỉ đứng một mình sẽ dễ dàng bị tan
biến do quá trình bốc hơi nước. Chỉ khi nó hoà mình vào biển cả, hoá thân vào đại dương bao la thì nó sẽ
không bao giờ cạn. Cũng vậy, trong đời sống con người, nếu tồn tại riêng rẽ, con người sẽ không được
người khác biết đến. Nếu cá nhân muốn tồn tại và phát triển, muốn khẳng định được giá trị của mình,
muốn tăng thêm sức mạnh cho bản thân thì phải biết gắn kết với tập thể, phải biết hoà hợp vào cái chung
rộng lớn.
- Từ đó, tác giả gửi gắm đến thông điệp: Phải biết gắn kết với tập thể vì điều đó giúp cho mỗi người
khẳng định vị trí của bản thân mình.
Ví dụ 2: Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Thất bại là mẹ thành công”?  không có nghĩa hàm ý
Trả lời:
- Ý kiến này có thể hiểu: thất bại là cơ sở, là nền tảng, là tiền đề để tạo nên thành công. (Vì thất bại
cho ta bài học kinh nghiệm giúp ta trưởng thành hơn. Thất bại còn cho ta cơ hội để nhìn lại bản thân, biết
mình còn thiết sót gì để cố gắng và tạo ra môi trường để rèn luyện ý chí của mình. Tất cả những điều dó
sẽ dẫn đến thành công)
- Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp: Đừng bao giờ sợ thất bại, hãy dũng cảm đối mặt nếu ta thất
bại vì thất bại luôn chứa đựng những cơ hội của sự thành công.
2.6. Nhận xét mối liên hệ, mối quan hệ giữa các đối tượng: xuất hiện trong đề thi QG/TN (5/12)
- Cách hỏi:
+ Nhận xét về hành vi của..., ...., .... được nhắc đến trong đoạn trích. (2017)
+ Nêu mối quan hệ giữa... và... được đề cập trong đoạn trích (Dự bị 2019)
+ Chỉ ra cách phối hợp với nhau giữa... được thể hiện trong đoạn trích (Dự bị 2020)
+ Chỉ ra những điểm tương đồng về...của .... và ... trong đoạn trích (2020 đợt 1, 2020 đợt 2)
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
+ Vì đòi hỏi HS nhận xét, đánh giá về hành vi, hoạt động... của nhiều đối tượng trong cùng một câu
hỏi, do đó, giữa chúng chắc chắn tồn tại một mối liên hệ, mối quan hệ nào đó. Đó có thể là điểm gặp gỡ,
điểm tương đồng, điểm khác biệt, mối quan hệ nhân - quả...của các đối tượng này.
+ Mặc dù đề yêu cầu “Chỉ ra”, về bản chất là tìm trong văn bản để liệt kê ra (tức thuộc câu hỏi nhận
biết loại 2). Tuy nhiên, vì trong đề Đọc hiểu, nó thuộc câu 3 (là mức độ thông hiểu) và đáp án của Bộ
cũng không dừng lại ở yêu cầu HS chỉ ra mà đòi hòi HS phải nhận xét. Do đó, HS căn cứ vào đoạn trích
và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
- Cách trả lời và trình bày: Trả lời thành 2 gạch đầu dòng
+ (-) Chỉ ra các câu văn thể hiện mối liên hệ, mối quan hệ của các đối tượng được nêu ra trong đoạn
trích: .... được thể hiện trong đoạn trích là:
(+ ) “...”...
(+) “...”...
+ (-) Nhận xét mối liên hệ, mối quan hệ giữa chúng: Nhận xét:
(+) Điểm khác: 2 ý
(+) Điểm tương đồng/điểm gặp gỡ: 2 ý
Ví dụ: Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc
đến trong đoạn trích.
Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của
người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tuỷ hay cái đau thấu xương, thấu
cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được
những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn
của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan
sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.
Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông
của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường
bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ
Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua
trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn run lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi
anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.
(Trích Thiện Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)
Trả lời:
- Hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn
trích là: “Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô
gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO
2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp
rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà
người vẫn run lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến
thắng”
- Nhận xét:
+ Điểm khác: Các hành vi này khác nhau, được thể hiện trong những hoàn cảnh khác nhau.
+ Điểm tương đồng/điểm gặp gỡ:
++ Đều là những hành động bình thường, nhỏ bé trong đời sống
++ Đều là những hành động có ý nghĩa trong đời sống, thể hiện sự thấu cảm của con người
2.7. Thái độ của tác giả
- Đã xuất hiện trong đề thi QG 2015 (1/12)
- Khả năng xuất hiện lại: trung bình
- Cách hỏi:
+ Tác giả hể hiện thái độ gì khi...? (1/1)
+ Tác giả thể hiện thái độ gì đối với...? (0/1)
+ Tác giả thể hiện thái độ gì trong đoạn trích? (0/1)
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
+ Văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi của đời sống, đặc biệt là những vấn đề nóng.
Do vậy, thái độ, tình cảm của nhà văn được bộc lộ rất rõ. Thái độ, tình cảm có thể bộc lộ trực tiếp ở câu
chữ cũng có thể được bày tỏ gián tiếp thông qua cách viết.
+ Căn cứ vào tâm lí thông thường của con người để suy luận về tình cảm, thái độ của tác giả.
Thường trước một vấn đề, con người sẽ có những ngưỡng thái độ, tình cảm như: tích cực (yêu mến, ca
ngợi, ngưỡng mộ, tự hào...), trung tính (lo ngại, trăn trở, cảnh báo, cảnh tỉnh...) và tiêu cực (phê phán, lên
án, tố cáo...)
+ Văn bản nhật dụng khi bàn bạc sẽ đề cập đến nhiều đối tượng khác nhau, nhiều khía cạnh khác
nhau của cùng vấn đề. Do vậy, có thể tồn tại nhiều ngưỡng thái độ trong cùng một văn bản. (Xem thêm
bên văn bản thơ: Cảm xúc hướng ngoại)
- Cách trả lời và trình bày: Theo hình thức gạch đầu dòng, mỗi loại cảm xúc là một gạch đầu dòng
+ (-) Cảm xúc 1 đối với đối tượng 1
+ (-) Cảm xúc 1 đối với đối tượng 1
+ (-) Cảm xúc 1 đối với đối tượng 1
Ví dụ 1: (ngữ liệu ở câu hỏi ý chính) Tác giả thể hiện thái độ gì trong đoạn trích?
Trả lời: Tác giả thể hiện thái độ:
- Lên án hành động sai trái, ngang ngược của Trung Quốc,
- Tự hào về tinh thần yêu nước của người Việt Nam
- Biết ơn trước hành động giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Ví dụ 2: Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?
Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của
người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con-Người của mỗi sinh thể người .
Tính“con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến
khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành
vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm,
đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài gian khổ của một đời người, cái mất và cái được
không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể,
mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ
gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên
tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất,… có mất có được nhưng không phải ai cũng đã
nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một
nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo
dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa
không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm
họa vô cảm trong xã hội ta nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những ngày tháng gần đây
báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm hoạ, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2014, tr.36-37)
Trả lời: thái độ của tác giả khi bàn về hiểm hoạ vô cảm: lo ngại, trăn trở...
2.8. Giải thích nguyên nhân: Đã xuất hiện trong đề thi minh hoạ (2/12)
- Cách hỏi:
+ Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng...? (Đề minh hoạ 2015)
+ Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “...”? (Đề minh hoạ 2017)
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
+ Khi đưa ra một quan điểm/quan niệm/nhận định/ý kiến/câu nói người ta thường căn cứ trên những
cơ sở nào đó. Cũng như, trong đời sống, muốn đưa ra một kết luận cần dựa trên những căn cứ cụ thể. Căn
cứ đó là: mặt lợi, mặt hại, đặc điểm của thời đại, xã hội, con người (giới tính, lứa tuổi, trí tuệ, nhân cách,
tâm lí...), tự nhiên, xã hội, lao động..
+ Câu hỏi giải thích nguyên nhân yêu cầu HS truy lại căn cứ mà người viết đã dựa vào để đưa ra
câu nói. Do vậy, muốn trả lời cần phải hiểu ý nghĩa nội dung của câu nói.
- Cách trả lời và trình bày: Trình bày theo kí hiệu đầu dòng
+ (-) Giải thích câu nói: Ý kiến của tác giả có thể hiểu là...
+ (-) Dẫn dắt để lí giải nguyên nhân: Sở dĩ tác giả cho là như vậy, vì:
(+) Nguyên nhân 1: trình bày thành một lập luận hoàn chỉnh với độ dài 3 -4 dòng
(+) Nguyên nhân 2: trình bày thành một lập luận hoàn chỉnh với độ dài 3 -4 dòng
(Nêu ít nhất 2 nguyên nhân)
Ví dụ 1: Vì sao tác giả cho rằng “Trong thời đại ngày nay đọc sách không phải là con đường tối ưu
để có kiến thức”?
Trả lời: (dựa vào đặc điểm của thời đại, đặc điểm của việc đọc sách để lí giải,)
- Ý kiến của tác giả có thể hiểu là: Trong thời đại ngày nay, có nhiều cách thức để tiếp cận tri thức
chứ không chỉ có đọc sách.
- Sở dĩ tác giả cho là như vậy, vì: Thời đại ngày nay là thời đại 4.0, khoa học công nghệ phát triển
mạnh mẽ, có nhiều phương tiện để tiếp cận tri thức như: internet, truyền hình, smarphone, ...Do đó, có thể
truy cập, tìm hiểu bất cứ kiến thức nào mà không cần đến sách.
- Trong khi đọc sách phải tốn nhiều thời gian, thậm chí tiền bạc, công sức thì việc tra cứu kiến thức
bằng những thiết bị thông minh đơn giản hơn nhiều.
Ví dụ 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Thất bại là mẹ thành công”?
Trả lời: (dựa vào mặt lợi của thất bại để lí giải)
- Ý kiến của tác giả có thể hiểu là: Thất bại là tiền đề, là cơ sở, là nền tảng của thành công.
- Sở dĩ tác giả cho là như vậy, vì:
+ Thất bại sẽ cho ta những bài học kinh nghiêm, giúp ta trưởng thành hơn. Với những bài học kinh
nghiệm có được, chúng ta sẽ không bị mắc những sai lầm tương tự trong tương lai. Do đó, ta rút ngắn
được khoảng cách để tiến đến thành công.
+ Thất bại sẽ cho ta cơ hội để nhìn nhận lại chính mình. Chúng ta sẽ biết mình đang ở đâu, từ đó cố
gắng để tiến bộ. Sự cố gắng nỗ lực đó sẽ đem lại cho chúng ta thêm kiến thức, kĩ năng. Từ đó, chúng ta sẽ
dễ dàng gặt hái được thành công trong tương lai.
+ Thất bại còn cho ta môi trường để rèn luyện ý chí của bản thân. Sau những lần thất bại, chúng ta
sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta sẽ không còn sợ thất bại, không còn sợ khi phải đương đầu với khó
khăn, thử thách. Ý chí vững vàng sẽ giúp ta dũng cảm để trải nghiệm, dấn thân. Từ đó, chúng ta sẽ tìm
thấy cơ hội để đi đến thành công.

III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (CÂU 4)


1. Câu hỏi nêu quan điểm bản thân đối với quan điểm của tác giả: đã xuất hiện trong cả văn bản
văn học (thơ) và văn bản nhật dụng
- Cách hỏi:
+ Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “...”? Vì sao? 2017, 2020 đợt 2
+ Anh/chị có đồng tình với nhận định của tác giả: “...”? Vì sao? (2020)
+ Anh / Chị có đồng tình với quan niệm: “...”? Vì sao? Tham khảo 2018, minh họa QG 2020
+ Anh/Chị có cho rằng... không? Vì sao? Minh hoạ 2019
+ Anh / Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “...”? Vì sao? Dự bị 2019, dự bị 2020
+ Theo anh/chị, quan điểm... của tác giả: “...” đúng hay sai? Vì sao? (0/)
+ Theo anh/chị, quan điểm của tác giả: “...” có còn phù hợp với ... không? Vì sao? (chỉ mới xuất
hiện trong văn bản văn học đối với thể loại thơ)
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
2. Câu hỏi trình bày suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong văn bản: đã xuất hiện trong cả văn bản văn
học (thơ) và văn bản nhật dụng
- Cách hỏi:
+ Anh / Chị có suy nghĩ như thế nào khi có người “...”? 2015 (1/2)
+ Anh / Chị có suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của con người khi...? 2016 (1/2)
- Cách tư duy để tìm câu trả lời:
3. Câu hỏi về nêu
+ Anh / Chị hãy nêu ít nhất 2 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Minh hoạ 2015
4.
+ Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Minh hoạ 2017
+ Lời khuyên: “...” trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh/chị? Tham khảo 2020

You might also like