Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHỮA BÀI HỌC KỲ II

A. Đề 1
I. Đọc hiểu: “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ”
1. Nghị luận
2. Theo tác giả, nếu bạn bươn trải vất vả trong 10 năm, thứ mà bạn chắc chắn có được là 50 năm
hạnh phúc.
3. Câu nói “Muốn một đời không khổ nhọc, chúng ta phải chịu khổ nhọc một thời” có ý
nghĩa/được hiểu là
- Để chuẩn bị cho bản thân một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống sau này không phải lo toan thì
tuổi trẻ phải miệt mài cố gắng, phải vất vả phấn đấu, phải nỗ lực hết mình trên con đường học
tập và làm việc.
- Bởi vậy, khi còn trẻ chúng ta không nên chọn cách sống an nhàn, mà cần luôn có ý thức nỗ
lực và cố gắng để được an nhàn về sau.
4. Tôi đồng tình với ý kiến: “Điều đáng nói nhất không phải là tiền bạc mà là thời gian”, vì:
- Tiền bạc tuy là vật chất có giá trị nhưng khi mất đi có thể kiếm lại được, còn thời gian mất đi

1.
- Đoạn văn trên nói về tác giả Nguyễn Tuân.
- Bởi vì trong đoạn văn đề cập đến một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước
cách mạng: Ông thường viết về vẻ đẹp một thời còn vang bóng trong văn hóa truyền thống
của dân tộc như những thú chơi tao nhã, những món ăn truyền thống…(trong các tác phẩm
như “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”. Ở những sáng tác đó ta thấy ông là người tài
hoa uyên bác trong việc vận dụng tiếng mẹ đẻ vào sáng tác văn chương, Nguyễn Tuân trân
trọng những thể loại văn học dân tộc, những tác giả lớn của văn học dân tộc.
2.
- Nhan đề: Nguyễn Tuân và những giá trị văn hóa cổ truyền.
3.
- Câu chủ đề của đoạn văn: Lòng yêu nước của ông có những nét riêng: gắn bó với những giá
trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
- Đoạn văn được triển khai theo cách diễn dịch.
4.
Từ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc mà đoạn văn đã gợi ra, chúng ta có những suy
nghĩ sâu sắc về nền văn hóa cổ truyền của dân tộc mình:
- Nước ta có một nền văn hóa cổ truyền phong phú, có giá trị: tiếng mẹ đẻ, văn học, âm nhạc
dân gian, những thú chơi tao nhã, những món ăn truyền thống, những hội hè đình đám … tất
cả những điều này là giá trị tinh thần cao đẹp của nhân dân được kết tinh từ bao đời. Nó thể
hiện bản sắc rất riêng của văn hóa dân tộc, thể hiện tư duy, cách cảm, cách nghĩ, lối sống, thế
giới quan và nhân sinh quan của con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
- Giữ gìn bản sắc dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển
đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại
càng là vấn đề quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ - một lực
lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội. Giới trẻ cần biết
tự hào về văn hóa cổ truyền dân tộc, trân trọng và giữ gìn trong cuộc sống hàng ngày. Đó
chính là một trong những biểu hiện sâu sắc của tình yêu quê hương đất nước và ý thức dân
tộc.
5. Đoạn thơ đã gợi về hình ảnh người bà: giữa sức tàn phá khốc liệt của bom đạn chiến tranh, bà
bán trứng ở ga Lèng, tần tảo, lam lũ đồng thời cũng rất kiên cường và nghị lực vươn lên trong
chiến tranh. Đó là sự hi sinh thầm lặng và to lớn của bà để nuôi cháu lớn khôn. Người bà vừa
giản dị vừa vĩ đại, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
6. Đoạn thơ đã thể hiện quá trình nhận thức của người cháu.

You might also like