Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Nhóm Alien
Tên thành viên:
1. Phan Dương Khang
2. Lê Trịnh Thảo Uyên
3. Đặng Minh Trâm
4. Lê Huỳnh Minh Tú
5. Trần Nguyễn Gia Linh
6. Võ Thái Hồng Vi
Câu hỏi thảo luận nhóm: Nếu một công ty sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam muốn
mua một công nghệ sản xuất mì ăn liền của một công ty ở Ý.
 Phân tích rào cản doanh nghiệp đã có thể gặp phải
 Đề xuất một số cách thức vượt qua rào cản chuyển giao đó.
BÀI LÀM
1. Phân tích rào cản doanh nghiệp
 Hiện tượng NIH
Một số người trong bộ phận lãnh đạo hay cổ đông tin tưởng rằng công nghệ sản
xuất của họ có thể mang lại giá trị sản xuất đạt tiêu chuẩn mà không cần tốn thời gian,
chỉ phi hay các vấn đề khác liên quan đến thủ tục pháp lý nếu mua một công nghệ sản
xuất đến tử công ty nước ngoài. Một số nhân viên vẫn còn chưa thực sự hiểu rõ về tầm
quan trọng của công tác chuyển giao công nghệ mới do các nhà lãnh đạp, quản lý vẫn
chưa thực sự truyền đạt được hết cho các nhân viên của mình. Như vậy, với hiện tượng
này thì khi công ty ở Việt Nam muốn mua công nghệ sản xuất mì của công ty Ý thì họ
sẽ gặp cản trở vì họ sợ vi phạm bằng sáng chế, thiếu hiểu biết về tác phẩm nước ngoài.
Trong trường hợp này, công ty sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam có thể gặp phải
những rào cản sau đây do hiện tượng NIH:
- Tự hào về kỹ năng và kiến thức: Do công ty đã sản xuất và kinh doanh mì ăn liền
trong thị trường Việt Nam trong một khoảng thời gian dài, họ có thể tự tin với kiến
thức và kỹ năng sản xuất của mình. Tuy nhiên, việc chấp nhận và áp dụng công nghệ
từ công ty ở Ý có thể gây khó khăn vì sự tự hào này. Vì công ty mì ăn liền ở Việt Nam
đã có kinh nghiệm trong việc sản xuất mì ăn liền bằng công nghệ cũ, do đó khi chuyển
giao công nghệ mới, công ty sẽ cần một khoảng thời gian để nắm bắt và tiếp cận, cũng
như cần thời gian để xây dựng kinh nghiệm sản xuất mới. Chính vì vậy, họ sẽ khó có
thể tự tin như khi họ thực hiện sản xuất bằng công nghệ cũ.
- Sợ mất quyền kiểm soát: Công ty sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam có thể lo lắng
rằng việc sử dụng công nghệ từ công ty ở Ý sẽ làm mất quyền kiểm soát của họ trên
sản phẩm.
- Khó khăn trong việc áp dụng: Công nghệ của công ty ở Ý có thể khác biệt với
phương pháp sản xuất mì ăn liền hiện tại của công ty ở Việt Nam. Việc áp dụng công
nghệ mới và thích nghi với nó có thể là một thách thức đối với nhân viên của công ty ở
Việt Nam.
 Khả năng hấp thụ
Awareness: (Các doanh nghiệp cùng ngành có đang sử dụng công nghệ mới này hay
không ?) – Có, nhiều doanh nghiệp cùng ngành vẫn đang sử dụng và phát triển công
nghệ mới, ngày càng nhiều công ty tiếp cận và áp dụng mô hình chuyển giao công
nghệ mới => Công ty sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam cần phải có nhận thức về công
nghệ sản xuất mì từ Ý, bao gồm các ưu điểm, nhược điểm của công nghệ này và quyết
định xem liệu công nghệ này có phù hợp với chiến lược sản xuất của mình hay không
(Việc chuyển giao có dễ dàng không ?) – Không, vì nhiều doanh nghiệp chưa nhận
thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động tiếp nhận công nghệ, sản xuất kinh doanh,
do vậy chưa có sự quan tâm đứng mức và đề ra giải pháp thích hợp đẩy mạng hoạt
động này trong doanh nghiệp.
(Việc chuyển giao đã gặp những khó khăn trở ngại gì ?) - Cơ chế quản lý khoa học
công nghệ tại các doanh nghiệp còn nhiều bất cập và việc tiếp nhận công nghệ, sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp hiện còn mang tính thời vụ, không liên tục; trang
thiết bị, cơ sở vật chất, mặt bằng để tiếp thu, triển khai công nghệ, sản xuất kinh doanh
ở các doanh nghiệp còn rất thiếu thốn, lạc hậu và không đồng bộ, điều này làm hạn chế
rất nhiều đến hoạt động triển khai, nhất là tham gia triển khai công nghệ mới.
Association: Sau khi có nhận thức về công nghệ sản xuất mì từ Ý, công ty cần thiết
lập mối liên hệ với công ty ở Ý để trao đổi thông tin về công nghệ sản xuất và thảo
luận các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển giao công nghệ. Trong quá trình này,
cần thiết lập các thỏa thuận phù hợp về bản quyền, đối tác và các điều khoản khác liên
quan đến quá trình chuyển giao công nghệ.
Assimilation: Công ty sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam cần phải hòa nhập công nghệ
sản xuất từ Ý vào quá trình sản xuất của mình. Để đạt được điều này, công ty cần đào
tạo nhân viên về kỹ thuật sản xuất mới và áp dụng công nghệ sản xuất mới vào quy
trình sản xuất của mình. Công ty cần cân nhắc đến yếu tố văn hóa và tôn trọng các thói
quen và phong cách làm việc của nhân viên để đảm bảo quá trình học tập và áp dụng
công nghệ diễn ra thuận lợi.
Application: Doanh nghiệp có khả năng áp dụng công nghệ mới, nhưng để tạo ra lợi
thế cạnh tranh thì cần nhiều yếu tố để đánh giá (ví dụ như: quy mô của công ty, trình
độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên,...). Thêm vào đó, hiện nay công nghệ sản xuất
mì ăn liền của Nhật Bản đang phù hợp với thị trường Việt Nam nên việc nhận chuyển
giao công nghệ từ Ý là quá mới và khó được chấp nhân ở Việt Nam. Do vậy, khả năng
cạnh tranh khi áp dụng công nghệ này là không cao.
 Cần có thời gian dài để có thể chuyển giao hoàn toàn công nghệ mới. Vì doanh
nghiệp Việt Nam phải học lại toàn bộ cách thức, phương pháp vận hành và cách
áp dụng hiệu quả công nghệ đó vào quá trình sản xuất của mình.
 Sự khác biệt về văn hoá
Phong cách làm việc: Các công ty ở Ý có xu hướng thực hiện các quy trình nghiêm
ngặt và thường đòi hỏi sự chính xác và độ chính xác cao trong mọi khía cạnh. Trong
khi đó, ở Việt Nam, nhiều công ty có xu hướng linh hoạt và thường cho phép nhân
viên tự quyết định và có sự sáng tạo trong công việc.
Giải quyết xung đột: Trong văn hoá doanh nghiệp của Ý, các cuộc họp và cuộc thảo
luận được coi là cách thức chính thức để giải quyết xung đột. Trong khi đó, ở Việt
Nam, các cuộc họp và cuộc thảo luận thường được xem như một cách để tạo sự đồng
thuận, và các cuộc đối thoại không được thực hiện một cách chặt chẽ như ở Ý.
Thái độ đối với thời gian: Thái độ đối với thời gian cũng là một khác biệt văn hoá
quan trọng giữa Ý và Việt Nam. Trong văn hoá doanh nghiệp của Ý, các cuộc họp và
cuộc thảo luận thường bắt đầu đúng giờ và kết thúc đúng giờ. Trong khi đó, ở Việt
Nam, các cuộc họp và cuộc thảo luận thường bắt đầu muộn và có thể kéo dài hơn thời
gian dự kiến.
Tính cá nhân và tính đồng đội: Trong văn hoá doanh nghiệp của Ý, tính cá nhân
được coi trọng và nhân viên thường được đánh giá dựa trên thành tích của bản thân.
Trong khi đó, ở Việt Nam, tính đồng đội được coi là quan trọng hơn, và các nhân viên
thường được đánh giá dựa trên khả năng làm việc nhóm và hỗ trợ đồng nghiệp.
Tôn trọng chức vụ: Trong văn hoá doanh nghiệp của Ý, tôn trọng chức vụ là điều rất
quan trọng. Nhân viên được đánh giá dựa trên chức vụ của họ và những quyền hạn đi
kèm với chức vụ đó. Trong khi đó, ở Việt Nam, nhân viên có thể được đánh giá dựa
trên hiệu quả làm việc và khả năng đóng góp cho công ty, độ tuổi và kinh nghiệm của
họ, chứ không chỉ dựa trên chức vụ của họ.
 Loại hình đổi mới
Phức tạp - Có nhiều loại rào cản có thể xảy ra trong quá trình đổi mới công nghệ
- Đổi mới sản phẩm: Nếu công nghệ mới từ Ý yêu cầu sử dụng các nguyên liệu
hoặc quy trình sản xuất khác với những gì công ty đã quen thuộc ở Việt Nam,
thì sẽ có rào cản về đổi mới sản phẩm. Công ty sẽ phải tìm cách đưa các nguyên
liệu mới vào quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và đảm bảo tính
ổn định của sản phẩm. Nếu không thực hiện đúng cách, sản phẩm có thể không
đáp ứng được yêu cầu của thị trường và dẫn đến thất bại.
- Đổi mới quy trình sản xuất: Nếu công nghệ mới yêu cầu sử dụng quy trình
sản xuất khác với những gì công ty đã áp dụng ở Việt Nam, rào cản sẽ xuất hiện
ở đổi mới quy trình sản xuất. Công ty phải thay đổi quy trình sản xuất, đào tạo
nhân viên mới, cập nhật thiết bị máy móc và phải đảm bảo rằng quy trình sản
xuất mới không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu suất sản xuất.
- Đổi mới khối lượng sản xuất: Nếu công nghệ mới yêu cầu sản xuất sản phẩm
với khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với khả năng sản xuất hiện tại của
công ty, rào cản sẽ xuất hiện ở đổi mới khối lượng sản xuất. Công ty cần đầu tư
thêm thiết bị, tăng năng suất lao động và cải tiến quy trình sản xuất để đáp ứng
được yêu cầu về khối lượng sản xuất mới.
- Đổi mới thị trường: Nếu công nghệ mới yêu cầu mở rộng thị trường hoặc khác
hẳn so với thị trường hiện tại của công ty, rào cản sẽ xuất hiện ở đổi mới thị
trường. Công ty phải đưa ra chiến lược tiếp cận thị trường mới, nghiên cứu nhu
cầu của khách hàng và phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu của thị trường mới
này.
 Yếu tố thời gian
Nghiên cứu thị trường để đưa sản phẩm một cách hợp lý sao cho phải phù hợp với
thị hiếu của người tiêu dùng.
 Hợp tác với các lực lượng
Khi một công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam muốn mua một công nghệ sản xuất
mi ăn liền của một công ty ở Ý thị những sự khác biệt như mạng lưới cung cấp thiết bị,
sự sẵn có của nguồn nguyên liệu mới (lúa mì nguyên hạt, lúa mi cứng), hay hệ thống
vận chuyển đường cao tốc nhanh chóng là những sự cản trở đối với việc chuyển giao.
2. Đề xuất giải pháp:
- Bố trí vị trí địa lý của các bộ phận trong tổ chức tạo điều kiện chuyển giao đổi
mới: Công ty sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam nên sắp xếp vị trí của các phòng
ban hợp lý như vị trí của bộ phận nghiên cứu phát triển ở gần các phòng ban
khác liên quan như phòng Marketing để tiện trao đổi và nghiên cứu cách thức
áp dụng công nghệ mới.
- Lập kế hoạch chuyển giao kỹ lưỡng: Khi công ty ở Việt Nam muốn mua công
nghệ sản xuất mỳ của công ty Ý thì trước hết họ nên phối hợp cùng các bộ phận
liên quan để xác định các yếu tố thuộc chuyển giao công nghệ mới này như xác
định mục tiêu, nội dung kiến thức cần chuyển giao, cơ chế chuyển giao cũng
như nguồn nhân lực để phục vụ cho việc áp dụng công nghệ chuyển giao.
- Di chuyển nhân lực linh hoạt trong quá trình chuyển giao: Trong quá trình
chuyển giao sẽ đòi hỏi và yêu cầu nhiều kiến thức, chuyên môn đặc biệt và mới
lạ nên nhân sự tại các phòng ban hiện tại có thể sẽ có người đang ở phòng ban
này nhưng khi áp dụng công nghệ chuyển giao thì chuyên môn và kiến thức của
họ lại phù hợp và đáp ứng được các công việc của chuyển giao công nghệ mới.
Ví dụ như khi công nghệ sản xuất mỳ của công ty Ý được áp dụng thì đòi hỏi
dữ liệu phải được kiểm soát tự động, đoì hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức lập trình
phần mềm, nhập liệu hơn và khi này nhân viên của bộ phận IT sẽ phù hợp để
chuyển sang bộ phận kế toán để kiểm soát dữ liệu một cách hiệu quả hơn.
- Phát triển các hình thức chuyển giao đổi mới: Để chuyển giao đổi mới công
nghệ, doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền phải thuê các chuyên gia phát triển ý
tưởng của công nghệ chuyển giao mì ăn liền ở Ý. Việc thuê những chuyên gia
này để họ có thể truyền đạt công nghệ này cũng như giảng dạy cho các lãnh đạo
nhân viên các cấp trong công ty có thể tiếp thu và học hỏi nó một cách nhanh
chóng. Đưa những kiến thức cũng như cách sử dụng công nghệ đó vào trong
sản xuất mì ăn liền. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp nhận và phát
triển công nghệ sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam mạnh mẽ.

You might also like