Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ TÀI 3

CHỨC NĂNG GIAO TIẾP CỦA NGÔN NGỮ


I/ Các phương tiện giao tiếp trong đời sống:
1. Khái niệm về giao tiếp:
-Là 1 quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm
xúc với nhau nhằm đặt được mục đích giao tiếp

-Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất của con người
-Cử chỉ cũng là 1 trong những phương tiện giao tiếp của con người
+Biểu hiện: lắc đầu, gật đầu, nhún vai, nheo mắt
+Khuyết điểm: nghèo nàn, hạn chế, chỉ bao gồm những động tác đơn
giản, dễ xảy ra hiểu lầm

-Ý nghĩa các cử chỉ khác nhau ở các quốc gia khác nhau:
+Tránh giao tiếp bằng mắt khi ở Trung Quốc: Giao tiếp bằng mắt
được cho là thiếu tôn trọng với người khác. Người Trung Quốc chỉ làm vậy
khi tức giận ai đó
+Không làm kí hiệu OK khi ở Brazil: Ở Việt Nam, kí hiệu OK là bình
thường, nhưng với người Brazil thì nó tương ứng với việc giơ ngón tay giữa.
Do đó bạn không nên làm ký hiệu này trước mặt người Brazil
+Người Ấn Độ lắc đầu để nói đồng ý: Cùng là lắc đầu nhưng người
Việt Nam thì hiểu đó là không đồng ý, nhưng với người Ấn Độ thì nó lại
biểu đạt sự đồng ý

-Các loại dấu hiệu, kí hiệu cũng tham gia vào quá trình giao tiếp
-Hệ thống kí hiệu này không phải là phương tiện giao tiếp toàn xã hội:
+Chỉ áp dụng trong những phạm vi hạn chế
+Muốn hiểu được vẫn phải dùng ngôn ngữ thành tiếng để giải thích
+Chỉ là phương tiện giao tiếp phụ, bổ sung cho ngôn ngữ thành tiếng

-Âm nhạc, hội họa có những khả năng giao tiếp vĩ đại:
+Âm nhạc để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tâm tư, tình cảm của con
người
+Những bức tranh có khả năng truyền tải thông tin, ý nghĩa sâu sắc

-Cả âm nhạc và nghệ thuật tạo hình đều bị hạn chế và có tính phiến diện so
với ngôn ngữ:
+Không thể truyền đạt khái niệm và tư tưởng mà chỉ khơi gợi chúng
trên cơ sở những hình ảnh, cảm xúc đã gây ra được ở người nghe và người
xem
+Những tư tưởng gây ra ở người nghe và người xem tính mơ hồ,
không rõ rệt và rất khác nhau ở những người khác nhau
+Không thể truyền đạt những tư tưởng tình cảm chính xác, rõ ràng và
hoàn toàn xác định

2. Đặc điểm của ngôn ngữ trong giao tiếp:


-Tính đa dạng và phong phú: Mỗi quốc gia sử dụng 1 ngôn ngữ riêng biệt.
Có nhiều cách diễn đạt tùy hoàn cảnh, đối tượng

-Tính rõ ràng, rành mạch: Diễn đạt chính xác, rõ ràng những gì người nói
muốn biểu đạt

-Tính phổ biến: Dùng cho toàn xã hội, được sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trong
mọi sinh hoạt xã hội

-Về mặt số lượng: Phục vụ đông đảo thành viên trong cộng đồng 1 cách dễ
dàng, nhanh chóng và tiện lợi

-Về mặt chất lượng: Giúp các thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ tất
cả các nhu cầu giao tiếp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

II/ Ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp:
1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất:
-Thể hiện bản chất xã hội của ngôn ngữ: Ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư
cách là phương tiện giao tiếp giữa người với người

-Ngôn ngữ giúp con người hiểu biết lẫn nhau, từ đó đồng tâm hiệp lực chinh
phục thiên nhiên, xã hội, làm cho xã hội ngày càng tiến bộ

2. Ngôn ngữ là công cụ thúc đẩy sản xuất phát triển:


3. Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh giai cấp:
-Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng các giai cấp lại dùng nó như 1 vũ
khí đấu tranh sắc bén
-Nếu không có ngôn ngữ, chỉ có các công cụ giao tiếp khác thì chắc chắn xã
hội không thể đạt tới trình độ phát triển như hiện nay được

4. Ngôn ngữ với sự nghiệp gìn và giữ nước:


-Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương dùng ngôn ngữ dân tộc làm vũ khí
tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Cách mạng, tập hợp quần chúng vào mặt
trận chung thống nhất để đấu tranh kẻ thù

-Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước không chỉ tiến hành trên mặt trận
quân sự mà cả trên mặt trận chính trị và ngoại giao. Trên mặt trận chính trị
và ngoại giao thì vũ khí đấu tranh không phải là súng đạn mà là ngôn ngữ

You might also like