Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ

MỤC TIÊU

1. Nắm được những vấn đề cần làm của thầy thuốc cho người bệnh phải mổ

2. Đánh giá chính xác tình trạng người bệnh trước khi mổ và dự đoán những
tai biến

3. Mô tả được cách đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh trước mổ

I. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN


1. Đánh giá bệnh nhân trước mổ theo phân loại ASA
- ASA I : bệnh nhân tình trạng sức khỏe bình thường, không mắc một bệnh nào
khác kèm theo
- ASA II : bệnh nhân mắc một bệnh nhẹ, ảnh hưởng nhẹ đến các chức năng các
cơ quan của cơ thể
- ASA III : bệnh nhân mắc một bệnh trung bình, gây ảnh hưởng nhất định đến
chức năng các cơ quan của cơ thể
- ASA IV : bệnh nhân mắc một bệnh nặng, đe dọa thường xuyên đến tính mạng
của người bệnh và gây suy sụp các chức năng các cơ quan của cơ thể người bệnh
- ASA V : bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, hấp hối, có thể tử vong dù có mổ
hay không mổ , tiên lượng sống dưới 24 giờ
- ASA VI : bệnh nhân đã chết não, có thể lấy cơ quan để ghép cho người khác
2. Thăm khám bệnh nhân
Thăm khám bệnh nhân là công tác bắt buộc phải thực hiện 48 giờ trước, trừ
những trường hợp cấp cứu, mục đích công tác này để:

1
- Đánh giá nguy cơ do cơ địa của bệnh nhân: bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường,
đánh giá mức độ suy hô hấp, tình trạng bệnh tim mạch
- Đánh giá nguy cơ phẫu thuật : tính chất của cuộc phẫu thuật dự định tiến hành,
thời gian phẫu thuật kéo dài lâu hay mau để định kế hoạch gây mê hồi sức
- Đánh giá nguy cơ gây mê : bệnh nhân đã được chuẩn bị nhịn ăn uống hay tình
trạng dạ dày đầy có nhiều nguy cơ ói mửa và kế hoạch đề phòng ôn ói
Thăm khám bệnh nhân thông qua các khâu :
- Thăm hỏi bệnh nhân
- Khám bệnh nhân
- Xét nghiệm
- Kế hoạch gây mê
- Thông tin cho bệnh nhân
a. Hỏi bệnh :
- Tiền sử nội khoa :
+ Bệnh tim mạch : hỏi tiền sử đau ngực, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,
loạn nhịp, bệnh van tim, tăng huyết áp, viêm tắc động mạch
+ Bệnh hô hấp : tiền sử hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi cũ
- Tiền sử bệnh ngoại khoa : tiền sử phẫu thuật, loại phẫu thuật, các biến chứng,
thời gian nằm hồi sức của lần mổ trước
- Tiền sử dị ứng :
+ Phản ứng dị ứng với các loại thuốc đã dùng: dị ứng kháng sinh họ Pennicilin
hay với học thuốc khác…
+ Cơ địa dị ứng đối với thời tiết, thức ăn, hóa chất, phấn hoa, lông thú…
- Tiền sử dị gia đình : bệnh lý về máu, Porphyrin, hen phế quản, sốt cao ác tính,
bệnh về cơ
- Các thói quen: nghiện thuốc lá, rượu bia, nghiện hay sử dụng thuốc phiện
2
- Những thuốc hiện dùng ;
+ Bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị thuốc chẹn beta – adrenergic cần phải
được tiếp tục điều trị trong và sau phẫu thuật để tránh gây cường giao cảm làm
nhịp tim nhanh, tăng huyết áp
+ Các thuốc ức chế Calcium đã dùng như Nifedipin, Nicardipin; những thuốc
này hiện nay được dùng khá phổ biến trong điều trị tình trạng suy tuần hoàn vành,
cao huyết áp. Nên được duy trì trước, trong và sau mổ do có tác dụng giảm hậu
gánh
+ Các thuốc ức chế men chuyển , nếu đã được dùng trước đó thì nên ngừng
trước mổ ít nhất 24 giờ để tránh tụt huyết áp trầm trọng nguy hiểm và mạch chậm
khi khởi mê
+ Thuốc lợi tiểu nên ngưng trước 24 giờ để tránh giảm khối lượng tuần hoàn và
chú ý có thể làm giảm Kali máu hay không
+ Các thuốc điều trị tiểu đường có thể uống, hay Insuline có tác dụng dài nên
đổi qua Insuline loại tác dụng ngắn, sau mổ tiếp tục duy trì để đường huyết ổn định
+ Thuốc chống đông loại Antivitamin K, hoặc Aspegic nên ngừng trước mổ vì
có thể gây chảy máu nếu bắt buộc phải dùng nên chuyển sang heparin và duy trì
theo kết quả đông máu
+ Các bệnh nhân bị mắc những bệnh hệ thống như bệnh tạo chất keo, giảm tiểu
cầu vô căn…, hoặc các bệnh khác cần điều trị Corticoid kéo dài thì cần phải duy trì
trong và sau phẫu thuật
b. Thăm khám lâm sàng
- Khám toàn thân : thể trạng béo gầy hay suy kiệt, phù. Tình trạng tâm trí :
nhanh nhẹn hoạt bát hay chậm chạp. Màu sắc da, niêm mạc, kích thước tuyến giáp.
Lấy các dấu hiệu sinh tồn
- Khám chức năng cơ quan hô hấp:
3
+ Nhìn hình dạng của lồng ngực, dị dạng hay bình thường
+ Có khó thở không, khó thở khi gắng sức hay khó thở thường xuyên
+ Chụp phim X- quang : để xem có xẹp phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi
không
+ Đo chức năng hô hấp và khí máu động mạch trong những trường hợp cần
thiết
+ Bệnh nhân có hút thuốc lá hay không, số lượng hút mỗi ngày
- Khám chức năng cơ quan tuần hoàn
+ Đánh giá chức năng cơ quan tuần hoàn để xem bệnh nhân có thể chịu đựng
được cuộc gây mê và phẫu thuật hay không
+ Nghe tiếng tim vá bắt mạch để xem nhịp tim có đều hay không
+ Nếu có cao huyết áp phải hỏi bệnh nhân đã bị thời gian lâu mau, đã ảnh
hưởng đến cơ quan khác như thế nào
+ Kiểm tra và nghe động mạch cổ hai bên
+ Đánh giá hệ thống tĩnh mạch, tìm kiếm các yếu tố toàn thân hay tại chỗ
thuận lợi cho bệnh tắc mạch huyết khối
+ Siêu âm tim, siêu âm mạch máu, đánh giá khả năng co bóp của cơ tim, đo
cung lượng tim
- Khám chức năng hệ thần kinh trung ương
+ Bệnh nhân tỉnh táo, lờ đờ hay hôn mê
+ Bệnh nhân vận động bình thường hai tay hai chân hay yếu, liệt một phần cơ
thể
+ Bệnh nhân có bệnh về cơ như liệt cơ chu kỳ, bệnh teo cơ hệ thống
+ Đánh giá tình trạng tâm lý của người bệnh qua tiếp xúc, tìm hiểu, khai thác
bệnh sử
+ Những xét nghiệm chuyên biệt để khảo sát về điện cơ, điện não
4
- Khám chức năng hệ tiêu hóa
+ Khám ống tiêu hóa từ miệng cho đến đoạn cuối đại tràng
+ Căn dặn kỹ càng bệnh nhân nhịn ăn đồ đặc ít nhất từ 6 – 8 giờ, nhịn uống
nước ít nhất 3 – 4 giờ
+ Khám kỹ cơ quan gan , mật: cần xác định gan lớn hay không, mật độ cứng
hay mềm
+ Những xét nghiệm sinh hóa để khảo sát, đánh giá chức năng gan mật cần
phải thực hiện đầy đủ
- Khám chức năng hệ tiết niệu:
+ Tìm các dấu hiệu đặc hiệu như phù chân, chạm thận
+ Khảo sát nước tiểu: số lượng, màu sắc
+ Đánh giá chức năng hệ tiết niệu qua những thăm khám lâm sang và cận lâm
sang: siêu âm, UIV, X – quang
+ Làm các xét nghiệm : Ure/máu, Bun, Creatinine
III. DỰ KIẾN ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ
- Khoảng cách miệng – hầu theo Mallampati : được đánh giá ở bệnh nhân với tư
thế ngồi, cổ ngửa thẳng, há miệng rộng, thè lưỡi và phát ra âm “ A “. Có 4 mức độ
được người gây mê đánh giá như sau :
+ Mức độ I : Nhìn thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, lưỡi gà toàn phần, thành
sau họng, trụ trước và trụ sau của Amidan
+ Mức độ II : nhìn thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, một phần lưỡi gà và thành
sau họng
+ Mức độ III : Nhìn thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, và nền của lưỡi gà
+ Mức độ IV : chỉ nhìn thấy khẩu cái cứng

5
Nếu khám thấy Mallampati ở mức độ III và IV là có nhiều khả năng đặt nội khí
quản khó
- Khoảng cách cằm - giáp : là khoảng cách từ bờ sụn giáp đến phần giữa cằm. Đo
ở tư thế ngồi, cổ ngữa thẳng, hít vào. Nếu khoảng cách này < 6 cm là có nhiều khả
năng đặt nội khí quản khó
- Khoảng cách giữa hai cung răng : khoảng cách giữa hai cung răng đo ở vị trí há
miệng tối đa, nếu < 3 cm là đặt nội khí quản khó
- Các dấu hiệu khác : cổ ngắn, xương hàm dưới nhỏ, hớt ra sau. Vòm miệng cao,
rụng răng, răng hàm trên nhô ra trước
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
a. Chỉ cần cho những cuộc mổ lớn
b. Cần cho tất cả cuộc mổ
c. Chỉ cần cho những cuộc mổ chương trình
d. Các câu a,b,c đều đúng
e. Các câu a,b,c đều sai
2. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
a. Công tác của bác sĩ mổ chính
b. Công tác của điều dưỡng
6
c. Công tác của người làm gây mê hồi sức
d. Các câu a,b,c đều đúng
e. Các câu a,b,c đều sai
3. Cam kết trước mổ
a. Chỉ cân thực hiện cho trẻ em, hay những người quá già yếu
b. Cần cho tất cả người bệnh phải mổ
c. Không bắt buộc luôn luôn phải có
d. Không cần cho trẻ em dưới 10 tuổ
e. Không cân khong phẫu thuật cấp cứu
4. Ống thông mũi – dạ dày
a. Được đặt cho tất cả người bệnh trước khi phẫu thuật
b. Được đặt để hút dịch trong dạ dày và nên rút khi khởi mê
c. Chỉ nên đặt sau khi khởi mê
d. Ngăn ngừa trào ngược khi khởi mê
e. Tất cả các câu trên đều đúng
5. Nhịn ăn uống trước mổ
a. Tất cả trường hợp phẫu thuật cấp cứu phải nhịn ăn uống trước mỗ
b. Chỉ nhịn ăn uống trước mổ với những bệnh thuộc hệ tiêu hóa
c. Thời gian nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ trước mổ với người lớn
d. Thời gian nhịn ăn uống càng kéo dài càng tốt
e. Tất cả các câu trên đều đúng
6. Thức ăn trong dạ dày
a. Nguy hiểm vì làm bụng chướng căng khó mổ
b. Cần thiết để cung cấp năng lượng cho người bệnh
c. Nguy hiểm vì ói mữa trong khi mê sẽ hít vào phổi
d. Đặt nội khí quản có thể tránh được nguy hiểm ói mữa
7
e. Tất cả các câu trên đều đúng
7. Trường hợp mổ cấp cứu :
a. Không cần chú ý có đồ ăn trong dạ dày hay không
b. Tất cả đều phải súc rửa dạ dày nếu có đồ ăn
c. Chỉ cần đặt ống Levin hút dạ dày
d. Nên chờ đợi cho dạ dày trống sẽ khởi mê
e. Áp dụng các kỷ thuật, thuốc mên chống tào ngược khi khởi mê
8. Nhiễm trùng ngoại khoa
a. Cần tôn trọng nguyên tắc vô trùng một cách triệt để
b. Không ngại nhiễm trùng vì có thuốc kháng sinh mới
c. Dùng thuốc kháng sinh trước mổ cho tất cả người bệnh
d. Chỉ dùng thuốc kháng sinh trước mổ cho phẫu thuật nhiễm trùng
e. Tất cả các câu trên đều sai
9. Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh
a. Chuẩn bị tinh thần, tâm lý là một khâu quan trọng trước mổ
b. Nên giải thích và dùng thuốc an thần cho người bệnh trước mổ
c. Cần chuẩn bị, điều chỉnh rối loạn nội sinh nếu có
d. Các câu a,b,c đều đúng
e. Các câu a,b,c đều sai
10. Người bệnh đang dùng thuốc trước mổ
a. Phải ngưng tất cả các loại thuốc trước mổ
b. Phải tiếp tục dùng các loại thuốc đã dùng cho tới sau mổ
c. Tùy theo yêu cầu, tính chất mỗi loại thuốc mà ngừng hay tiếp tục
d. Chỉ dùng cho đến khi mổ xong
e. Tất cả các câu trên đều sai

You might also like