Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN

MỤC TIÊU

1. Nắm được cách chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ để gây mê hồi sức
2. Trình bày được cách đặt nội khí quản
3. Nắm được chỉ định và chống chỉ định gây mê nội khí quản
4. Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của gây mê nội khí quản

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN.

Gây mê nội khí quản; nên được gọi là “gây mê toàn thể có dùng ống nội khí
quản”, là một phương pháp vô cảm bằng cách đặt ống nội khí quản và dung thuốc
mê đường hô hấp hay tĩnh mạch phối hợp với thuốc dãn cơ , giảm đau để duy trì
hay người bệnh đạt độ mê thích hợp.

Gây mê nội khí quản rất thông dụng, có nhiều lợi điểm:

- Nó giúp chúng ta điều khiển một cách chắc chắn sự hô hấp của bệnh nhân.

- Kiểm soát hô hấp hiệu quả, dễ dàng.

- Có thể hút rửa những chất xuất tiết dễ dàng ở khí, phế quản.

- Giảm bớt khoảng trống cơ thể.

- Không gây trở ngại, càn trở cho đường hô hấp.

- Người gây mê có thể ở cách xa bệnh nhân mà vẫn kiểm soát được hô hấp.

II. ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

1. Định nghĩa :

Đặt nội khí quản hay thông khí quản là phương pháp đặt một cái ống qua mũi
hay qua miệng, qua thanh quản để một đầu của ống thông nằm trong lòng khí
quản.

1
2. Dụng cụ :

a. Ống thông : có nhiều loại

- Bằng cao su, nhựa trong

- Ống có nhiều cỡ lớn nhỏ

- Thành ống phải cứng đều, mỏng, ống không bị xẹp hay gập góc

- Lòng ống phải thông và sạch, nếu vô trùng càng tốt.

- Chiều dài của ống sử dụng ở người lớn thường từ 24- 26 cm. Ống đặt qua mũi
thường dài hơn 2 – 4 cm và nhỏ hơn.

b. Đèn soi thanh quản: có nhiều cở lớn , nhỏ. Có hai loại :

- Loại lưỡi thẳng

- Loại lưỡi cong


2
c. Cây thông nòng ( stylet, Mandrin)

d. Ống nâng lưỡi , dụng cụ chắn răng

e. Ống nối

f. Ống chích, dầu bôi trơn, kẹp Magill…

g. Máy hút, ống hút

3. Điều kiện để đặt nội khí quản

Đặt nội khí quản dễ dàng và ít tai biến khi vùng hầu, thanh quản, mất cảm giác
phản xạ và các cơ mềm để dễ mở rộng miệng bệnh nhân

Có nhiều phương pháp vô cảm để đạt được điều kiện trên

Thanh quản chỉ bị mất cảm giác , phản xạ ở cuối độ 2 của thời kỳ III

4. Rút ống nội khí quản

a. Điều kiệm để rút ống nội khí quản

- Bệnh nhân tỉnh táo , nhưng có thể rút ống nội khí quản khi bệnh nhân còn mê
nhưng đã có phản xạ, cảm giác vùng hầu, thanh quản .

- Hô hấp ổn định : nhịp thở bình thường, lượng thở đủ, các thuốc dãn cơ hết
hiệu quả.

- Tuần hoàn ổn định : mạch, huyết áp bình thường.

b. Những việc cần làm khi rút ống nội khí quản :

- Xem bệnh nhân có đủ điều kiệm để rút.

- Chuẩn bị dụng cụ đặt lại nếu cần.

- Hút sạch đàm dãi trong khí, phế quản đúng phép: dung ống hút sạch, tay sạch,
cho sâu theo ống nội khí quản, chỉ hút khi rút ra, vừa hút vừa xoay nhẹ và thời gian
mỗi lần hút không quá 15 giây. Nếu cần hút lại phải cho bệnh nhân thở dưỡng khí
2 – 3 phút.

3
- Cho bệnh nhân thở dưỡng khí 3 – 5 phút, vì nếu bệnh nhân bị co thắt thanh
quản thì có lượng dưỡng khí dự trữ. Điều này quan trọng với người có bệnh tim
mạch.

- Rút ống nội khí quản ra nhẹ nhàng, rút xong nên úp mask cho bệnh nhân thở
dưỡng khí 3 – 5 phút cho đến khi bệnh nhân thở đều đặn.

- Những bệnh nhân tổn thương vùng cổ ,mặt, đầu cũng như những bệnh nhân
thông khí quản khó khăn cứ để nguyên ống thông mà chuyển ra hồi sức và chỉ rút
khi bệnh nhân tỉnh hẳn.

5. Kỹ thuật đặt nội khí quản đường miệng.

a. Nguyên tắc chung:

- Chọn ống có đường kính và chiều dài thích hợp.

- Kiểm tra ống có thông không? Bơm thử túi hơi

- Đèn soi thanh quản phải sang.

- Quan sát vùng mũi, miệng mở rộng, hầu cổ để dự đoán những khó khăn.

- Quan sát răng kỹ: răng giả lấy ra được.

- Kiểm tra máy gây mê hoạt động tốt, nguồn dưỡng khí, máy hút sẵn sang.

b. Kỹ thuật đặt

4
- Người đặt nên đứng và điều chỉnh bàn mổ cho thích hợp: đầu bệnh nhân
ngang vùng thượng vị của người đặt.

- Bệnh nhân nằm ngữa, cổ ngữa, đầu có thể đặt trên gối cao khoảng 10cm , sao
cho trục khí quản hầu và miệng trên một đường thẳng.

5
- Người gây mê dung ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải để tì vào răng hàm
dưới và răng hàm trên bên phải của bệnh nhân để mở rộng miệng của bệnh nhân
ra.

- Tay trái cầm đèn, cầm ở cán đèn sát với gốc của lưỡi đèn , cho đỉnh lưỡi đèn
theo sát mặt trên bên phải của lưỡi và gạt lưỡi từ phải qua trái cho đến khi nhìn
thấy sụn nắp.

- Cho đỉnh của lưỡi đèn vào góc làm bởi đáy lưỡi và sụn nắp.

- Đẩy cán đèn về phía trước và nâng cán đèn về phía trên, lúc đó sụn nắp sẽ bị
kéo ra đằng trước và ta nhìn rõ thanh quản.

6
- Tay phải cầm ống thông, cầm nơi gần gốc, cho đầu ống thông chui qua giữa
hai dây thanh, khi đầu ống thông chui qua dây thanh từ 2 – 3 cm hoặc khi túi hơi
qua khỏi dây thanh thì dừng lại .

- Đặt ống chắn lưỡi hay chắn răng vào miệng bệnh nhân và rút đèn ra

- Giúp thở và kiểm tra phổi bệnh nhân

- Cố định ống nội khí quản với bệnh nhân

6. Đặt nội khí quản ở bệnh nhân có dạ dày đầy

Gây mê để mổ cho những bệnh nhân có dạ đầy đáng lo sợ lúc mê là bệnh nhân
ói mửa và hít chất ói mửa vào đường hô hấp , viêm phổi, hay gây co thắt khí phế
quản gây thiếu dưởng khí cấp. Để tránh nguy cơ hít chất ói mửa , có thể dùng
những phương pháp sau để ngăn ngừa, tùy theo kinh nghiệm của mỗi người.

a. Phương pháp đặt đầu cao.

- Cho bệnh nhân thở dưỡng khí trước 5 – 7 phút qua mặt nạ để bệnh nhân có
dưỡng khí dự trữ.

- Điều chỉnh bàn mổ: đầu cao khoảng 40 0 , chân cao .

- Chích một liều Pentothal và dãn cơ, không bóp bóng giúp thở.

- Khi giãn cơ tác dụng, đặt nội khí quản, có thể dung một liều nhỏ dãn cơ
không khử cực chích trước để tránh tình trạng run cơ, tăng áp lực trong dạ dày.

- Khi đặt xong , bơm nhanh túi hơi và giúp thở ngay.

- Nhờ yếu tố trọng lực, các chất trong dạ dày ít có khả năng trào lên miệng,
nhưng lại dễ hít vào phổi khi đã trào lên.

b. Phương pháp đặt đầu thấp.

- Cũng khởi mê như trên, nhưng để đầu thấp khoảng 15 0

- Khi đặt xong , bơm nhanh túi hơi và giúp thở ngay.

7
- Phương pháp này nếu bệnh nhân ói mửa sẽ chảy ra ngoài, ít khả năng hít vào
phổi.

c. Thủ thuật Sellick.

Khởi mê như trên, nhưng nhờ một người phụ dùng tay đè lên sụn nhẫn về phía
cột sống với áp lực vừa phải, mục đích dể chẹn thực quản không cho các chất trong
dạ dày tràn lên miệng. Khi dãn cơ tác dụng, đặt nội khí quản đồng thời nhắc tay
chận trên sụn vòng nhẫn ra, bơm nhanh túi hơi và giúp thở ngay.

7. Tai biến do đặt nội khí quản

a. Tức thời:

- Tai biến do kích thích lúc đặt hay rút ống nội khí quản : huyết áp tăng cao,
mạch nhanh, loạn nhịp, mạch chậm hay ngừng tim.

- Tai biến do tổn thương : rách môi, gãy răng, rách lưỡi…

- Sưng nề phù thanh quản gây khó thở.

- Xẹp phổi do đặt ống quá sâu vào phế quản.

- Nhiễm trùng phổi do không tôn trọng nguyên tắc vô trùng.


8
- Co thắt thanh khí quản.

- Đặt vào thực quản . Tai biến này nếu không phát hiện tức thời, thường gây
chết người.

- Tắc ống do vật lạ trong lòng ống, xẹp ống, ống gập góc…

- Liệt dây thanh : tổn thương do đặt nội khí quản…

- Suy hô hấp khi vừa đặt nội khí quản xong.

b. Lâu dài :

- Nuốt đau, nuốt khó hay khan tiếng thường khỏi sau 5 – 7 ngày .

- U hạt hay bướu gai ở dây thanh.

- Chít hẹp dưới thanh môn hay khí quản.

III. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Chỉ định :

- Tất cả những cuộc mổ, trừ những cuộc mổ quá ngắn- nhất là những cuộc mổ
mà người gây mê cần kiểm soát chắc chắn đường hô hấp như mổ vùng đầu, vùng
mặt, trong miệng, vùng cổ và cả vùng bụng trên.

- Những cuộc mổ phải hô hấp điều khiển: mổ trong lồng ngực, dung máy thở,
dung thuốc dãn cơ.

- Những cuộc mổ bệnh nhân ở tư thế bất thường : nằm nghiêng, nằm sấp, ngồi.

- Những cuộc mổ lớn, kéo dài, cần hồi sức tích cực.

- Những bệnh nhân có dạ dày đầy, tắc ruột.

- Mổ ở vùng nhiều phản xạ: vùng hậu môn, tử cung, bàng quang

- Mổ ở trẻ em vì khó điều khiển hô hấp hổ trợ.

2. Chống chỉ định : chỉ có tính cách tương đối

- Túi phồng ở cung động mạch chủ.


9
- Viêm thanh quản cấp.

- Lao phổi trong thời kỳ tiến triển.

- Nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp trên.

- Không có dụng cụ và thiếu kinh nghiệm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Gây mê nội khí quản

a. Là một phương pháp vô cảm toàn than

b. Là một phương pháp vô cảm vùng khí phế quản

c. Có đặt một ống nội khí quản dùng thuốc mê hô hấp hay thuốc mê tĩnh
mạch

d. Có đặt ống nội khí quản và chỉ dùng thuốc mê hô hấp

2. Nhờ đặt ống nội khí quản

a. Nó giúp chúng ta điều khiển hô hấp người bệnh chắc chắn

b. Có thể hút rửa những chất trong khí phế quản dễ dàng

c. Đường hô hấp của người bệnh được giữ gìn một cách chắc chắn và hợp

d. Tất cả các câu trên đều đúng

3. Ống nội khí quản khi dùng cho người bệnh

a. Là một ống có đường kính càng lớn càng tốt hơn

b. Là một ống có đường kính lớn hay nhỏ không quan trọng

c. Là một ống có đường kính trong càng lớn càng tốt

d. Là một ống có đường kính trong càng nhỏ càng tốt

4. Chống chỉ định của đặt nội khí quản


10
a. Túi phồng cung động mạch chủ

b. Bệnh lao trong giai đoạn tiến triển

c. Viêm đường hô hấp và đường tiêu hóa trên

d. Tất cả các câu trên đều đúng

5. Chống chỉ định tuyệt đối của đặt nội khí quản

a. Túi phồng cung động mạch chủ dọa vỡ

b. Bệnh lao phổi trong giai đoạn tiến triển

c. Viêm đường hô hấp nặng

d. Tất cả các câu trên đều sai

6. Chỉ định của đặt nội khí quản

a. Đe tọa tắc đường thở dưới

b. Đe tọa tắc đường thở trên

c. Dị vật làm tắc thực quản

d. Làm giảm khoảng chết hô hấp

7. Biến chứng lâu dài của đặt nội khí quản

a. U hạt hay bướu gai ở dây thanh gây khan tiếng

b. Chit hẹp dưới thanh môn hay khí quản

c. Nuốt đau, nuốt khó hay khan tiếng

d. Tất cả các câu trên đều đúng

8. Tai biến của đặt nội khí quản

a. Phù nề thanh quản nguy hiểm nhất vì gây thiếu dưỡng khí trong khi gây

11
b. Đặt vào thực quản nguy hiểm nhất vì gây thiếu dưỡng khí trong khi gây

c. Đặt vào phế quản nguy hiểm nhất vì gây thiếu dưỡng khí trong khi gây

d. Gãy răng nguy hiểm nhất vì gãy lọt vào đường thở

9. Tai biến đặt ống nội khí quản vào đường thở

a. Là tai biến nguy hiểm vì có thể gây tử vong cho người bệnh

b. Phát hiện nhanh nhờ giảm độ bão hòa oxy

c. Phát hiện nhanh nhờ giảm lượng thán khí trong hơi thở ra

d. Tất cả các câu trên đều đúng

10.Điều kiện để rút ống nội khí quản

a. Phải rút ống nội khí quản khi chấm dứt phẫu thuật

b. Chỉ rút khi người bệnh tỉnh táo, chức năng hô hấp tuần ổn định

c. Có thể rút nội khí quản khi chức năng hô hấp, tuần hoàn ổn định

d. Có thể rút khi chức năng hô hấp tuần hoàn ổn định và cảm giác vùng hầu
thanh quản

12

You might also like