Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

VÔ CẢM TRONG SẢN KHOA

I.ĐẶC ĐIỂM VÔ CẢM TRONG SẢN KHOA

- Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng. Tại Mỹ từ 9 – 30%. Tại bệnh viện Từ Dũ
14.981/41.000 chiếm tỉ lệ 36%.

- Gây mê, gây tê trên hai người khác nhau về thể tích, cân nặng: mẹ và con.

- Nguyên nhân tử vong mẹ chiếm hàng thứ hai do: đặt nội khí quản khó, hít chất
nôn dạ dày, thiếu chăm sóc trong thời gian tỉnh và nguy cơ tăng 6 lần khi mổ cấp
cứu.

- Với phương tiện kỹ thuật cao hiện nay, đa số bác sĩ gây mê hồi sức chọn
phương pháp gây tê tủy sống trong sản khoa.

II. GÂY MÊ TOÀN THÂN MỔ LẤY THAI

1.Chỉ định:

- Tim thai suy, sa dây rốn.

- Nhiễm trùng vùng da lưng.

- Giảm thể tích máu mẹ cấp: nhau tiền đạo, nhau bong non.

- Bệnh về rối loạn đông máu.

- Mẹ từ chối gây tê.

- Không đủ điều kiện gây tê vùng: BS, dụng cụ…

2. Chuẩn bị bệnh nhân

- Nhận biết tiền sử bệnh lý: dị ứng thuốc, bệnh nội khoa.
1
- Truyền dịch với kim luồn 18 và Lactate Ringer.

- Xét nghiệm máu.

- Thuốc kháng acid hoặc kháng thụ thể H2

- Theo dõi mạch , HA, SpO2, ECG

3. Kỹ thuật gây mê

- Monitoring theo dõi M, HA, SpO2, ECG.

- Ngửi Oxy 100% 3 – 5 phút.

- Gây tê hầu họng.

- Thuốc mê tĩnh mạch:

+ Thiobartiurate: 4mg/kg.

+ Ketamin: 1 mg/kg dùng trong HA giảm nhiều.

+ Etomidate: 0,2 mg/kg tốt cho bệnh nhân tim mạch.

+ Propofol: 2mg/kg dạng sữa đục, gây mê nhanh, tỉnh nhanh

- Dãn cơ: Succinylcholine 1 – 1,5 mg/kg

- Đặt ống NKQ số 6 – 7 có bóng hơi.

- Hiện nay kỷ thuật TCI duy trì Propofol trong mổ lấy thai.

- Sau khí lấy bé phải giảm dau Morphine hoặc Fentanyl.

- Oxytocine để co hồi tử cung.

- Dãn cơ dài Tracrium 10 – 15 mg


2
- Mổ xong cho bệnh nhân thở tự nhiên và rút ống NKQ.

4. Đặt nội khí quản khó.

- Chiếm 1/ 300 so với 1/2000 mổ thường.

- Sản phụ mập béo, cổ ngắn, cằm lẹm, chấn thương vùng hàm, sẹo biến dạng
do phỏng, miệng nhỏ, răng thiếu, ngực to, lưỡi to.

- Xác định độ khó theo Mallampati.

- Mask thanh quản

- Ống nội soi mềm

- Thông khí qua khí quản từ da.

4.1 Đánh giá Mallampati

- 1985 Mallampati đề xuất 3 mức

- 1987 Samsoon và Young cải tiến 4 mức.

- Bệnh nhân ngồi đối diện: đầu trung gian, mở miệng lớn, lè lưỡi ra

- Người đánh giá quan sát, trụ họng, vòm, khẩu cái, lưỡi gà, hầu.

3
4.2 Khám đường thở

- Luật 3 – 3 – 2

+ Khoảng giữa 2 cung răng : 3 khoát ngón tay

. Dễ đặt đèn soi thanh quản

. Dễ đặt ống NKQ

+ Khoảng sụn giáp – cằm: 3 khoát ngón tay

4
+ Khoảng cách xương móng đến sụn giáp hoặc khoảng xương móng –
hàm : 2 khoát ngón tay. Nếu ngắn, đường thở bị che lấp đưới đáy lưỡi nên
khó nhìn thấy.

III. GÂY TÊ MỔ LẤY THAI

1. Lợi ích

- Ít ảnh hưởng thai do thuốc mê.

- Giảm nguy cơ hít chất ói vào phổi.

- Tạo tình mẩu tử sớn qua phản xạ da kề da

5
- Giảm đau sau mổ tốt, vận động sớm, ăn uống sớm. Từ đó mẹ có sức khỏe
tốt.

2. Chống chỉ định

- Rối loạn đông máu, bệnh về máu.

- Nhiễm trùng vùng da lưng vùng gây tê, nhiễm trùng toàn thân.

- Sản phụ từ chối

- Cấp cứu sản khoa: tim thai suy, sa dây rốn, nhau tiền đạo, nhau bong non.

- Tăng áp lực nội sọ

- Suy tim mất bù, đảo shunt P –T

- Mẹ cao HA hoặc giảm HA nặng.

3. Kỹ thuật

- Kiểm tra bệnh lý nội khoa, các xét nghiệm cần thiết.
6
- Dấu hiệu sinh tồn: M, HA, ECG, SpO2

- Truyền dịch Lactated Ringer 2 ml/ kg ( kim luồn số 18)

- Cho bệnh nhân ngồi ở tư thế ngồi, cổ gập.

- Sát trùng da bằng Betadin 10% 3 lần.

- Dùng kim 29, khoảng L4 – L5

- Chích Marcain 0,5% 10 – 12 mg + Fentanyl 2 ug.

- Dán Opsite vùng lưng.

- Theo dõi M, HA

- Ephedrin 30 mg pha chai LR.

- Sử dụng Oxytocin sau khi lấy bé ra


7
- Thuốc an thần: Hynovel 2 mg hoặc Propofol 4 mg.

- Theo dõi sau mổ: cử động chân, M, HA

4. Tai biến

- Hạ huyết áp: do phong bế gia cảm rộng, đề phòng với Ephedrin và LR chảy
nhanh

- Run: Dolargan 50 mg TM chậm

- Nôn ói: Primperan 10 mg TM chậm.

- Nhức đầu sau gây tê: do rỉ dịch não tủy, dùng kim nhỏ ( 29 ), nằm nghĩ,
uống nhiều nước, thuốc giảm đau Panadol 500mg mỗi 6 giờ.

- Đau lưng : có nhiều nguyên nhân, chọc dò càng nhiều càng đau lưng.

- Biến chứng thần kinh ngoại vi do tổn thương thần kinh lúc chọc dò.

- Nhiễm trùng: không gây tê ở những bệnh nhân sốt có nguy cơ nhiễm trùng
cao.

You might also like