Nháp 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Hiến pháp năm 2013 

đã trao trách nhiệm bảo hiến cho nhiều cơ quan nhà nước,
trong đó Quốc hội và cơ quan thường trực của Quốc hội. Như vậy, Hiến pháp năm
2013 đã ghi nhận Quốc hội và cơ quan thường trường của nó đóng vai trò trung
tâm trong cơ chế bảo hiến, thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến
pháp. Trong các cơ quan này thì tòa án cũng được nhắc đến là cơ quan có trách
nhiệm trong việc bảo vệ Hiến pháp, tuy nhiên trên thực tế thì Hiến pháp và các đạo
luật về ngành tư pháp đều không quy định thẩm quyền đáng kể của các tòa án
trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp. Trên thực tế trong hoạt động của mình
thì Tòa án cũng chưa bao giờ viện dẫn Hiến pháp để xét xử, giải thích Hiến pháp
hay xem xét tính hợp hiến của một đạo luật hay quy phạm pháp luật.
ở Việt Nam hiện nay chưa ghi nhận quyền khiếu nại, khiếu kiện hiến pháp của
công dân. Để hiện thực hóa các quyền hiến định của nhân dân, khi các quyền cơ
bản bị vi phạm thì công dân cần có quyền khiếu nại, khiếu kiện lên cơ quan bảo vệ
Hiến pháp. Tuy vậy, các quy định pháp luật hiện hành không trao cho người dân có
quyền khởi kiện, khiếu nại các vi phạm Hiến pháp. Trong khi đó, Hiến pháp và
pháp luật hiện hành trao thẩm quyền đề xuất xử lý các vi phạm hiến pháp
vào chính các cơ quan nhà nước. Chưa kể đến việc là thực tế chỉ một số ít cơ quan
nhà nước có quyền đề xuất vụ việc hiến pháp. Mặt khác, hoạt động của các cơ
quan nhà nước nói chung và số ít các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói riêng
này thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố chính trị, đặc biệt là đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 thực tế thì hiện nay nhận thức của người dân về Hiến pháp, về các quyền con
người, quyền cơ bản của công dân, về các cơ chế hiến định còn hạn chế. Nguyên
nhân cơ bản của tình trạng này trước hết là sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người
dân về Hiến pháp. Mặt khác, cũng chính từ việc người dân không thể sử dụng
trực tiếp được Hiến pháp, thiếu các cơ chế hữu hiệu để người dân có thể sử
dụng để bảo vệ các quyền hiến định khi bị vi phạm nên dẫn đến sự thờ ơ, vô
cảm của người dân, làm cho người dân có cảm giác là những vấn đề về dân chủ,
quyền con người, quyền công dân, về cơ chế bảo hiến là xa vời, không thực tế.
Việt Nam cũng có lý do dân chủ tương tự để từ chối giao quyền bảo hiến cho các
tòa án thường. Các thẩm phán thường ở Việt Nam được hình thành bằng con
đường bổ nhiệm. Xét trên phương diện dân chủ, họ không ở một vị trí thích hợp để
phán xét về tính hợp hiến của một đạo luật do cơ quan dân chủ là Quốc hội ban
hành
Do tổ chức bảo vệ hiến pháp không thuần túy chỉ là một thực thể tư pháp mà mang
đậm tính chính trị quốc gia nên việc giao Tòa án tối cao thẩm quyền bảo vệ hiến
pháp là chưa thực sự phù hợp. Việc thành lập một tổ chức bảo vệ hiến pháp ngoại
lai như mô hình Tòa án hiến pháp với chức năng phán xét hoạt động các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng chưa
giải quyết thấu đáo, thỏa đáng yêu cầu của nguyên tắc tập quyền XHCN.
, Hiến pháp Việt Nam không có hiệu lực áp dụng trực tiếp. Các cơ quan, tổ chức
khi áp dụng pháp luật thường không viện dẫn quy định của Hiến pháp để giải quyết
một vụ việc cụ thể, người dân cũng ít khi viện dẫn điều khoản của Hiến pháp để
chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm khi khởi kiện hoặc
khiếu nại;
vì ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, không có một
cơ quan nào đứng trên Quốc hội để phán xử hành vi của Quốc hội. Xuất phát
từ nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nên khác với cơ quan bảo
hiến chuyên trách theo mô hình bảo hiến Châu Âu, phán quyết về tính hợp
hiến đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan bảo hiến không dẫn
đến sự vô hiệu ngay lập tức một văn bản hoặc một quy phạm pháp luật
nếu một thiết chế thành lập ra mà hoạt động không có hiệu quả thì sẽ lãng phí
ngân quỹ nhà nước và tiền thuế của nhân dân đóng góp cho Nhà nước sẽ không sử
dụng đúng mục đích đặt ra. Điều kiện chủ yếu để HĐHP hoạt động có hiệu quả đó
là tính chất độc lập của nó. Có thể coi HĐHP là “đội cận vệ của Hiến pháp”. Sứ
mệnh của HĐHP là bảo vệ Hiến pháp nên bất cứ văn bản luật nào của Quốc hội,
hay bất cứ văn bản pháp luật nào do Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mà vi hiến
đều phải được HĐHP tuyên bố là vi hiến. Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy
trước đây Thái Lan cũng đã thành lập CQBH trực thuộc Nghị viện và đã hoạt động
không có hiệu quả nên về sau phải thành lập CQBH (gọi là TAHP) độc lập với
Nghị viện, lúc này CQBH mới hoạt động có hiệu quả. Vì nhiệm vụ chủ yếu của
CQBH là xem xét tính hợp hiến của luật (do Quốc hội ban hành) và một số văn bản
pháp luật khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao nên HĐHP phải độc lập với tất cả các cơ quan nói trên.
Đó là yêu cầu về hệ thống pháp luật hoàn thiện, sử dụng án lệ làm nguồn pháp
luật, áp dụng cơ chế phân quyền, cách thức đào tạo và bổ nhiệm thẩm phán
luôn ở yêu cầu rất cao
. Mọi quyết định của tòa án Hiến pháp đều mang tính độc lập, có thẩm quyền
quyết định chung thẩm, bắt buộc với mọi đối tượng.
Đặc điểm mô hình tòa án Hiến pháp ở Đức
Thứ nhất, tòa án Hiến pháp tiến hành hoạt động xem xét văn bản pháp lý, hành vi,
sự kiện một cách độc lập, có trình tự và thủ tục hoạt động riêng, thống nhất và
đồng bộ, không bị ảnh hưởng bởi hệ thống tư pháp. Trình tự thủ tục bảo hiến được
xây dựng theo tính đặc thù mô hình, không bị trùng lập với bất kỳ thủ tục tố tụng
dân sự, hình sự hay hành chính. Tòa án Hiến pháp xem xét tất cả những vấn đề liên
quan đến bảo vệ Hiến pháp, thụ lý không chỉ những vụ việc mang tính cụ thể mà
còn tiến hành xem xét cả những vấn đề có dấu hiệu vi hiến. Tòa án Hiến pháp sẽ
thụ lý tất cả những vụ việc được yêu cầu đúng trình tự thủ tục tố tụng.
Thứ hai, tòa án Hiến pháp hoạt động độc lập với hệ thống cơ quan quyền lực nhà
nước, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp hay tư
pháp. Tòa án Hiến pháp có quyền tuyên bố những văn bản pháp lý là vi hiến, có
quyền đình chỉ hay hủy bỏ văn bản pháp luật đã có hiệu lực pháp luật
Thứ ba, tòa án Hiến pháp là hoạt động trên nguyên tắc công khai, thông thường
hướng đến việc xem xét kiểm hiến sau, kiểm tra các văn bản đã có hiệu lực pháp
luật chứ không thực hiện nhiệm vụ kiểm hiến trước. Điều này xuất phát từ yêu cầu
thực tiễn của nước Đức khi xây dựng cơ quan chuyên trách, đặc điểm trên vừa
mang tính đặc thù, vừa là hạn chế của tòa án Hiến pháp
Đặc điểm của mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ:
Thứ nhất, cơ quan bảo hiến Hoa Kỳ hoạt động dựa trên mô hình tòa án tư pháp
thông thường. Từ tòa án địa phương cho đến tòa án liên bang đều có thẩm quyền
xét xử những vụ án liên quan đến vi hiến. Tuy quyền hạn trao cho tất cả các tòa án
các cấp quyền bảo hiến nhưng các quyết định của các tòa án cấp cao nhất có ưu thế
bởi chỉ những quyết định đó mới có tính bắt buộc với mọi tòa khác. Sau khi tòa án
cấp cao nhất phủ nhận tính hợp hiến của đạo luật thì đạo luật đó trên thực tế mới
mất hiệu lực pháp lý.
Thứ hai, tòa án thực hiện giám sát Hiến pháp sau khi văn bản pháp luật được ban
hành hoặc có hiệu lực. Đây là một cái nhìn thực tiễn sâu sắc, mang màu sắc của án
lệ, đặc trưng của hệ thống thông luật, mọi đạo luật đều được kiểm nghiệm tính
pháp lý thông qua thực tiễn chứ không phải chỉ trên giấy tờ. Sự ảnh hưởng của đạo
luật nhất định phải được chứng minh bằng thực tiễn áp dụng.
Thứ ba, tòa án bảo vệ Hiến pháp trong từng sự việc cụ thể, điều này một phần xuất
phát từ triết lý chân lý luôn mang tính cụ thể của Hoa Kỳ. Tòa án chỉ giám sát tính
hợp hiến của văn bản pháp luật khi có những sự kiện pháp lý nhất định, hay nói
cách khác kiện tụng chính là tiền đề để Tòa án phán xét tính hợp hiến của một đạo
luật
Bên cạnh đó, mô hình Tòa án Tư pháp bảo hiến cần có những yêu cầu khắt
khe: hệ thống Tư pháp có đủ sự độc lập, đội ngũ thẩm phán có năng lực, hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh, sử dụng án lệ là nguồn pháp luật, 32 cơ chế phân
quyền triệt để, tư pháp độc lập với lập pháp và hành pháp có thẩm quyền tồn
tại trong một cơ chế phân chia quyền lực rõ ràng.

Mô hình hòa án Hiến pháp yêu cầu xây dựng một cơ quan hoàn toàn mới trong hệ thống
chính trị ở nước ta, có quyền lực rất lớn nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động bảo hiến nên
sẽ yêu cầu rất cao về nguồn kinh phí, nhân lực. Nếu một thiết chế thành lập ra mà hoạt
động không có hiệu quả thì sẽ lãng phí ngân quỹ nhà nước và tiền thuế của nhân dân
đóng góp cho Nhà nước sẽ không sử dụng đúng mục đích đặt ra.
Việc hình thành Tòa án Hiến Pháp cũng tạo nên sự tác động mạnh mẽ đến sự ổn định của
hệ thống chính trị, tòa án Hiến pháp hoạt động độc lập với hệ thống cơ quan quyền lực
nhà nước, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp hay tư
pháp. Tòa án Hiến pháp có quyền tuyên bố những văn bản pháp lý là vi hiến, có quyền
đình chỉ hay hủy bỏ văn bản pháp luật đã có hiệu lực pháp luật. Từ đây, xuật hiên mâu
thuẫn giữa một bên là tính tối cao của Quốc hội “Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất” và nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước với một bên là việc xem xét
những giá trị pháp lý của Quốc hội ban hành. Bộ máy nhà nước Việt Nam là bộ máy nhà
nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Đây là nguyên tắc hiến định nhằm bảo đảm tất cả quyền lực nhà
nước thực sự thuộc về nhân dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập
pháp và không có một cơ quan nào đứng trên Quốc hội để phán xử hành vi của Quốc hội.
Nếu ta thiết lập mô hình trên sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn về chính trị. Xã hội Việt Nam
luôn đề cao tính ổn định, mọi ảnh hưởng dù nhỏ nhất đều gây lên những hậu quả xấu.

You might also like