Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN THIẾT KẾ HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

1- Tại sao hệ truyền động điện lại thiết kế theo cấu trúc nối tầng và có mấy mạch
vòng. Vai trò của các mạch vòng này. Nhiệm vụ người thiết kế truyền động
điện thực hiện ở mạch vòng nào?*
2- Khi thiết kế hệ truyền động điên cần sử dụng các tiêu chuẩn cơ bản nào? Phân
tích tại sao phải sử dụng những tiêu chuẩn đó? *
3- Vai trò quan trọng trong việc phân tích đề đề ra nhiệm vụ cho bản thiết kế
truyền động điện*
4- Phân biệt tính chất khác nhau của các sản phẩm thiết kế : Bản thiết kế nguyên
lý, bản thiết kế nhiệm vụ và bản thiết kế triển khai.*
5- Phân biệt thể nào là hệ truyền động điện điều khiển tốc độ (Speed Control) và
hệ truyền động điện điều khiển mô men (Torque Control) . Hệ truyền động
điều khiển mô men dùng trong trường hợp nào? Cho ví dụ**
6- Phân loại hệ truyền động điều khiển tốc độ trong thực tế. Khi thiết kế cho mỗi
trường hợp ta quan tâm những chỉ tiêu nào?**
7- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới độ chính xác của hệ truyền động điện? Khi
thiết kế cần lưu ý những vấn đề gì*
8- Quan hệ giữa cấp vô sai của hàm truyền hở của hệ với cấp vô sai của lượng
đặt, ảnh hưởng như thế thế nào tới sai lệch của hệ điều khiển truyền động
trong chế độ xác lập và tưa xác lập. Cho ví dụ**
9- Quan hệ giữa cấp vô sai của hàm truyền hở của hệ với cấp vô sai của lượng
nhiễu tải, ảnh hưởng như thế thế nào tới sai lệch của hệ điều khiển truyền động
trong chế độ xác lập và tưa xác lập. Cho ví dụ cụ thể**
10- Các giải pháp thiết kế để nâng cao độ chính xác hệ điều khiển truyền động
trong chế độ xác lập và tựa xác lập theo lượng đặt. Hãy cho ví dụ cụ thể**
11- Các giải pháp thiết kế để nâng cao độ chính xác hệ điều khiển truyền động
trong chế độ xác lập và tựa xác lập theo nhiễu tải. Hãy cho ví dụ cụ thể**
12- Để dánh giá hệ điều khiển người ta thường dùng các tiêu chuẩn tích phân sai
lệch, hãy cho biết vận dụng các tiêu chuẩn đó như thế nào cho phù hợp? *
13- Ảnh hưởng của ba chức năng bộ điều khiển: P tỷ lê ; I tích phân; D đạo hàm
lên các chỉ tiêu đặc tính động của hệ: Thời gian gia tốc, quá điều chỉnh, số lần
dao động và thời gian điều chỉnh. Điều này có định hướng như thế nào khi
chỉnh định bộ điều khiển PID***
14- Tại sao trong các mạch vòng dòng điện của hệ truyền động điện chỉ dùng PI
mà không dùng P hoặc PD?*
15- Nguyên lý điều khiển sinh mô men của động cơ điện, hãy lấy ví dụ cụ thể
của vấn đề điều khiển sinh mô men của ba loại động cơ: Một chiều kích từ
độc lập, động cơ xoay chiều không đồng bộ ba pha điều khiển véc tơ định
hướng theo trường FOC và đông cơ xoay chiều đồng bộ ba pha kích từ vĩnh
cửu SPM điều khiển véc tơ.* với   cb
16- Phân tích sự tương đồng và sự khác nhau khác nhau của điều khiển sinh mô
men của động cơ điện một chiều kích từ độc lập và động cơ xoay chiều không
đồng bộ ba pha điều khiển véc tơ định hướng theo trường FOC với   cb *
17- Phân tích sự tương đồng và sự khác nhau của điều khiển sinh mô men của
động cơ điện một chiều kích từ độc lập và động cơ xoay chiều đồng bộ ba pha
điều khiển kích từ vĩnh cửu SPM điều khiển véc tơ. với   cb *
18- Phân tích sự tương đồng và sự khác nhau của điều khiển sinh mô men của
động cơ xoay chiều không đồng bộ ba pha điều khiển véc tơ định hướng theo
trường FOC và động cơ xoay chiều đồng bộ ba pha điều khiển kích từ vĩnh
cửu SPM điều khiển véc tơ. với   cb *
19- Khi chọn biến áp cho hệ truyền động điện cần chú ý thông số cơ bản nào?*
20- Trong hệ truyền động điện có bộ biến đổi điện tử công suất nó ảnh hưởng
như thế nào tới lưới điện? Có tiêu chuẩn nào quy định về vấn đề này ? Khi
thiết kế ta cần chú ý giải pháp gì ?
21- Khi chọn biến tần cho hệ truyền động điện đông cơ xoay chiều cảm ứng cần
căn cứ vào các thông số cơ bản nào ?
22- Hệ truyền động biến tần- động cơ xoay chiều cảm ứng có các loại: a)Điều
khiển U/f ; b) Điều
khiển FOC có sen sơ, điều khiển FOC không dùng sen sơ và U/f dưa trên nền
FOC;
c)DTC có sen sơ, DTC không có sen sơ và U/f trên nền DTC.
Hãy cho biết các loại này được sử dụng trong trường hợp nào? Cho ví dụ cụ
thể.**
23- Khi thiết kế hệ truyền động điện cần chú ý vấn đề chống nhiễu như thế nào?
Hãy nêu một số giải pháp cụ thể**
24- Trong hệ truyền động điện xoay chiều có dùng bộ biến tần, động cơ điện
được chọn cần tuân theo tiêu chuẩn cơ bản gì ? Tại sao*
25- Khi thiết kế hệ truyền động điều khiển tốc độ có vùng điều chỉnh rộng và cần
ổn định tốc độ thấp. Cần dùng những giải pháp gì?**
26- Vai trò của khâu Ramp trong mạch vòng tốc độ. Khi nào thì dùng Ramp là
khâu tuyến tính và khi náo thì dùng khâu (2-1-2)
27- Hãy phân biệt hệ truyền động điều khiển vị trí với chế độ dịch chuyển theo
quãng đường cố định và chế độ bám. Cho ví dụ cụ thể trong thực tế.*
28- Có hai cấu trúc của bộ điều khiển vị trí là nối tầng và PD bù trọng trường hãy
giải thích?**
29- Tại sao khi thiết kế hệ truyền động điều khiển vị trí với chế độ dịch chuyển
theo quãng đường cố định lại thiết kế bộ điều khiển tác động nhanh với bộ
điều khiển vị trí là phi tuyến**
30- Tại sao khi thiết kế bộ điều khiển vị trí người ta không dùng chức năng tích
phân mà chỉ dùng chức năng P và D*
31- Những đặc điểm chính của hệ truyền đông điều khiển vị trí bám quỹ đạo, cho
ví dụ cụ thể trong thực tế *
32- Những giải pháp thiết kế dùng cho hệ truyền đông điều khiển vị trí bám quỹ
đạo. Cho ví dụ**
33- Ảnh hưởng của khớp nối tới hệ truyền động điện . Thông số độ cứng của
khớp nối được đánh giá thông qua thông số nào, cho ví dụ.***
34- Khi thiết kế hệ truyền động điều khiển tốc độ có khớp nối mềm cần chú ý
những vấn đề gì?*
35- Những dạng cơ bản của cơ cấu truyền lực trong phần cơ truyền động gồm
những loại gì? Ta cần nghiên cứu những thông số nào của chúng.*
36- Hệ truyền động quat gió trong hệ điều khiển áp suất buồng đốt lò hơi nhà
máy điện, người ta dùng bốn phương án:
a)Tốc độ động cơ không đổi điều khiển Dumper;
b) Điều khiển tốc độ động cơ thông qua thay đổi tỷ số truyền của hộp giảm
tốc nối giữa trục động cơ và quạt
c) Điều khiển tốc độ động cơ thông qua biến tần
d) Điều khiển tốc độ thông qua biến tần kết hợp với Dumper
Trên quan điểm người thiết kế hệ truyền động hãy phân tích và đánh giá ***
37- Nêu phương án thiết kế mạch nguyên lý hãm cho các cơ cấu truyền động biến
tần –động cơ IM cho hai trường hợp: Năng lượng hãm là động năng và năng
lượng hãm là thế năng.****
38- So sánh ba phương án thiết kế mạch hãm tái sinh cho truyền động máy nâng
hạ biến tần –động cơ IM: Điện trở, chỉnh lưu tirito và chỉnh lưu tích cực***.*
39- Trong hệ truyền động nhiều động cơ những trường hợp nào cần thiết kế điều
khiển chia tải. Cho ví dụ một cấu trúc điều khiển của một dây chuyền***
40- Trong hệ truyền động nhiều động cơ những trường hợp nào cần thiết kế điều
khiển chia tải kết hợp với bù tốc độ. Cho ví dụ một cấu trúc điều khiển của
một dây chuyền ***
41- Trong hệ truyền động nhiều động cơ những trường hợp nào cần thiết kế điều
khiển đồng tốc độ hoặc tỷ lệ tốc độ. Cho ví dụ một cấu trúc điều khiển của
một dây chuyền.***
42- Cho một hệ truyền động băng tải có hai pu li (dẫn động và bị động). Hãy tính
toán giá trị giới hạn tốc độ thấp để hệ không bị quá tải ***
43- Cho hệ truyền động máy nghiền như hình vẽ hãy thiết hệ lô gic vận hành*
44- Cho hệ truyền động máy nghiền như hình vẽ hãy thiết hệ lô gic bảo vệ*
45- Biến lô gic điều kiện trong hệ truyền động là gì? Cho ví dụ**
46- Thống kê những tác nhân gây sự cố cho truyền động Tirito-động cơ một chiều
công suất lớn**
47- Thống kê những tác nhân gây sự cố cho truyền động động cơ không đồng bộ
48- Phân biệt và phân tích sự cố quá tải, quá dòng và quá nhiệt mối liên hệ giữa
chúng*.
49- Trong trường hợp nào thì lô gic cảnh báo tác động, lô gic bảo vệ cắt có thời
gian tác động và lô gic bảo vệ tác động nhanh tác động*
50- Thế nào là bảo vệ so lệch dọc cho động cơ xoay chiều trung thế công suất
lớn, hãy nêu nguyên lý bảo vệ của nó. **
Thầy soạn ra các câu hỏi thi cuối kỳ các học trò chuẩn bị dần đi là vừa câu nào
không trả lời được thầy sẽ giảng lại

You might also like