MC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

VĂN MINH CHĂM – PA, PHÙ NAM

BỘ CÂU HỎI 1:
Câu 1: Văn minh Chăm-pa bắt nguồn từ nền văn hóa nào?
Đáp án: Văn hoá Sa Huỳnh.
Thuyết trình: Văn minh Chăm-pa có cội nguồn là nền văn hóa Sa Huỳnh.
Câu 2: Nhà nước Chăm-pa theo thể chế nào?
Đáp án: Quân chủ chuyên chế.
Thuyết trình: Nhà nước Chăm-pa theo thể chế quân chủ chuyên chế. Đứng đầu bộ máy
nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối.
Câu 3:

Đáp án: Trường Sơn


Thuyết trình: Dãy Trường Sơn tiếp giáp phía Tây Chăm-pa
Câu 4: Địa hình Chăm-pa phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo, xen kẽ là …
nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở.
d/i/n/ằ/b/g/n/ồ/đ/g/ả
Đáp án: dải đồng bằng
Thuyết trình: Địa hình Chăm-pa phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo, xen
kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những
núi, đèo hiểm trở.
Câu 5:

Đáp án: con đường hồ tiêu


Thuyết trình: Con đường hồ tiêu là đường biển, đã giúp Phù Nam có thể kết nối với nền
thương mại biển quốc tế sôi động.
Câu 6: Tầng lớp bị trị trong xã hội Phù Nam bao gồm?
Đáp án: Nông dân, thợ thủ công, nô lệ.
Thuyết trình: Nông dân, thợ thủ công và một bộ phận nô lệ là lực lượng lao động, hợp
thành tầng lớp bị trị trong xã hội Phù Nam. 
Câu 7: Những điều kiện tự nhiên của Phù Nam như mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất đai
nhiều phù sa cộng với có biển và nhiều hải cảng đã tạo thuận lợi gì cho đất nước?
Đáp án: Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại.
Câu 8: Trong xã hội Phù Nam, ai là người nắm quyền lực lớn trong nền kinh tế ?
n/t/h/h/n/â/ư/g/ơ/n
Đáp án: thương nhân
Thuyết trình: Phù Nam phát triển thương nghiệp  thương nhân nắm quyền lực lớn nhất
trong nền kinh tế.
Câu 9: Nhà nước Phù Nam ra đời trong khoảng thời gian nào và tồn tại được bao lâu? 
Đáp án: Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng đầu thế kỉ I, tồn tại đến thế kỉ VII.
Câu 10: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là?
Đáp án: nông nghiệp trồng lúa nước 
Thuyết trình: Cũng như cư dân Việt cổ, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Cham-pa là
nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò. Họ đã biết sử
dụng guồng nước trong sản xuất.
Câu 11: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với…
m/b/t/ụ/ô/ì/n/h/h/a/r/c
Đáp án: mô hình ba trục
Thuyết trình: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú
với mô hình ba trục: cảng (phía Đông) – thành (trung tâm) – trung tâm tôn giáo (phía Tây)
Câu 12: Khoảng thế kỉ III trên cơ sở …, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ.
c/ữ/ạ/h/P/n/h
Đáp án: Chữ Phạn
Thuyết trình: Khoảng thế kỉ III trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo
ra chữ Chăm cổ,gọi là A-kha Ha-y-sáp.
Câu 13: Tiền thân của nhà nước Chăm-pa là?
m/â/ấ/p/l
Đáp án: Lâm Ấp
Câu 14:

Đáp án: Thuỷ lợi


Thuyết trình: Người Champa và Phù Nam có kinh nghiệm trong xây dựng các công trình
thủy lợi để khai thác nguồn nước sạch cũng như cải tạo đất đai
Câu 15:

Đáp án: Đúc trang sức


Thuyết trình: Việc phát triển thương mại khá mạnh mẽ, người dân ở Phù Nam cũng biết
làm đẹp, họ đã phát triển trong việc đúc các trang sức từ những kim loại quý
Câu 16:

Đáp án: Nam Đảo


Thuyết trình: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ Nam Đảo
Câu 17: Hình ảnh sau đây là thành tựu về lĩnh vực nào, và của nền văn minh nào trong
lịch sử Việt Nam?

Đáp án: Lĩnh vực điêu khắc, chạm trổ của văn minh Phù Nam.
Câu 18: Quần thể kiến trúc nào của cư dân Champa được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới?
Đáp án: Thánh địa Mỹ Sơn 
Thuyết trình: Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam).
Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì
lợi ích của cả nhân loại, ngày 4 tháng 12 năm 1999, tại thành phố Marr kesk - Nước cộng
hòa Maroc, khu di tích Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới của
UNESCO.
Câu 19: Năm 192 SCN đã diễn ra sự kiện gì đánh dấu sự ra đời của tiền thân nhà nước
Chăm-pa?
Đáp án: Năm 192, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Chăm-pa chống lại ách đô hộ của nhà Hán
giành thắng lợi, thành lập nhà nước Lâm Ấp, tiền thân của nhà nước Chăm-pa.
Câu 20: Trong hai quốc gia cổ đại từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, quốc gia nào phát
triển xung quanh vùng có nhiều sông ngòi (kể tên sông) và rừng rậm. Qua đó, dự đoán về
tầm quan trọng của giao thương đối với quốc gia ấy.
Đáp án:
-Phù Nam, phát triển ở hạ lưu sông Mê Công.
-Vì có nhiều sông ngòi, lương thực dư thừa và qua đó tạo thế mạnh của ngành giao thương
của Phù Nam cổ đại.

Bộ câu hỏi 2:
Câu 1: Từ thế kỉ III, tôn giáo nào trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa?
Đáp án: Ấn Độ Giáo (Hindu Giáo)
Câu 2: Tập tục tang ma của người Champa được phân chia như thế nào? 
Đáp án: Tập tục tang ma có sự phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết.
Câu 3: Tín ngưỡng thờ thần tiêu biểu ở Phù Nam là thờ?
M/t/n/ầ/ặ/t/T/i/h/i/ờ/r
Đáp án: thần Mặt Trời
Câu 4: Tín ngưỡng của Phù Nam bao gồm những gì? (ngoài Thần Mặt Trời)
Đáp án: Phù Nam thịnh hành nhiều tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á: tín ngưỡng vạn vật
hữu linh, tín ngưỡng phồn thực,…
Câu 5: Một trong những hình thức chôn cất người chết phổ biến của cư dân Phù Nam là?
t/g/h/ả/á/o/n
Đáp án: hỏa táng
Câu 6:
Đáp án: Ấn Độ
Thuyết trình: Ấn Độ có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với Champa và Phù Nam (phân
hoá các giai cấp, hệ thống tư tưởng tôn giáo, văn hoá, chữ viết, …)
Câu 7: Người Phù Nam rất giỏi nghề?
b/b/ô/n/á/u/n
Đáp án: buôn bán
Câu 8:

Đáp án: Đường biển


Thuyết trình: Người Chăm, Phù Nam rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Các
thương cảng đóng vai trò quan trọng trên con đường mậu dịch biển quốc tế.
Câu 9:

Đáp án: Thương nhân


Thuyết trình: thương nhân - nắm quyền lực lớn nhất trong nền kinh tế.
Câu 10: Đền tháp Chăm xây bằng gì?
Đáp án: Gạch
Thuyết trình: Những đền tháp Chăm là một khối vững chắc xây bằng gạch.
Câu 11: Quốc gia Lâm Ấp(Chăm Pa) được hình thành ở khu vực nào trên lãnh thổ Việt
Nam hiện nay ?
Đáp án: Trên đất nước ta, quốc gia Lâm Ấp - Champa được hình thành ở khu vực miền
Trung và Nam Trung Bộ.
Câu 12: Văn học dân gian của người Chăm-pa … về nhiều thể loại.
p/h/n/g/o/p/ú/h
Đáp án: phong phú
Thuyết trình: Văn học dân gian Chăm-pa phong phú về nhiều thể loại như: sử thi, truyện
cổ, truyền thuyết…
Câu 13:

Đáp án: Tu sĩ
Câu 14: Những lực lượng nào trong xã hội Phù Nam có vai trò chi phối các quan hệ chính
trị - xã hội và ngoại giao?
Đáp án: quý tộc và tu sĩ 
Thuyết trình: Xã hội Phù Nam cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá giàu nghèo rõ
rệt dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Giới quý tộc và tu sĩ thuộc tầng lớp trên của xã hội,
được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao.
Câu 15:

Đáp án: Óc Eo
Thuyết trình: Thương cảng quan trọng của Phù Nam.
Câu 16: Các bộ tộc chính của cư dân Chăm cổ?
b/ộ/t/D/a/c/v/u/ừ/b/a/a/t/c/ộ/C/ộ/ộ
Đáp án: bộ tộc Dừa và bộ tộc Cau
Thuyết trình: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa và bộ tộc Cau được
gọi chung là người Chăm.
Câu 17: Trước thế kỉ VIII, người Chăm-pa đã xây dựng vương quốc ở đâu?
Đáp án: sông Thu Bồn 
Thuyết trình: Trước thế kỉ VIII, người Chăm-pa xây dựng một vương quốc khá hùng
mạnh trên sông Thu Bồn, với kinh đô là Sin-ha-pu-ra (ở Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng
Nam).
Câu 18: Chế độ nào được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?
Đáp án: chế độ mẫu hệ 
Thuyết trình: Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo
của người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân.
Câu 19: Hình ảnh dưới đây là thành tựu về lĩnh vực gì và của quốc gia cổ nào?

Đáp án: Mỹ nữ Apsara, thuộc về thành tựu nghệ thuật và sâu khấu của Chăm Pa cổ.
Câu 20: Cho đoạn tư liệu sau: “Theo Lương thư, làm vua được 3 năm thì Phạm Sư Mạn
mất. Con ông là Phạm Kim Sinh nối ngôi, làm vua được khoảng 5 năm, đến năm 245 thì
bị người anh họ tên Phạm Chiên giết chết để đoạt ngôi. Một người con khác của Phạm Sư
Mạn là Phạm Trường đã nổi dậy lật đổ được Phạm Chiên, nhưng cũng lập tức bị tướng của
Chiên là Phạm Tầm giết. Phạm Tầm lên làm vua. Phạm Sư Mạn đã đem quân đi chinh
phạt được tới hơn 10 nước, mở rộng đáng kể lãnh thổ. Phạm Chiên đã thúc đẩy quan hệ
ngoại giao với Ấn Độ. Còn Phạm Tầm đã thúc đẩy quan hệ ngoại giao với nhà Tấn ở
Trung Quốc. Người nơi ấy đã có chữ viết, kiểu chữ viết có nguồn gốc Ấn Độ.” Đoạn tư
liệu trên nói đến quốc gia nào và thể hiện điều gì?
Đáp án: Phù Nam, đã có chữ viết riêng, có quan hệ bang giao với lân bang.

You might also like