Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Anh Tuấn


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thục Đoan
Mã số sinh viên: 31221024652
Lớp – Khoá: FB001 – K48
Mã lớp học phần: 23D1POL51002518

TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC
I. NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN ..................................................................................................3
1. BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN ..................................................................... 3
a. Nền dân chủ XHCN ............................................................................................................................................... 3
b. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa ................................................................................................................................... 4
2. BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA NỀN DÂN CHỦ VÀ NHÀ NƯỚC XHCN.................................................... 4
3. MỐI QUAN HỆ KHÔNG THỂ TÁCH RỜI GIỮA DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN ........................ 5
II. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN HIỆN NAY. VAI TRÒ
CỦA SINH VIÊN UEH ..................................................................................................................................................5
1. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN ................................................ 5
a. Những thành tựu .................................................................................................................................................... 5
b. Những hạn chế ....................................................................................................................................................... 6
2. VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC UEH ........................................................................................................... 6
III. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN..............................................................................................................................7
1. QUAN ĐIỂM CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ........................................................ 7
a. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền .......................................................................................................... 7
b. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền ..................................................................................................................... 7
2. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN UEH CẦN PHẢI LÀM ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ................. 8
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................................8

2
I. NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
1. BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
a. Nền dân chủ XHCN
Trích các nhận định của các nhà kinh đỉnh chủ nghĩa Mác – Lênin, sẽ là một quá trình
lâu dài, phức tạp kể từ khi việc đấu tranh cho dân chủ bộc phát, diễn ra và kết thúc; nhưng lại
cho ra một kết quả rằng giá trị của nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất. Vì vậy, để
giải quyết vấn đề trên, một nền dân chủ mới được ra đời, nền dân chủ này được cho rằng là sẽ
cao hơn nên dân chủ cũ và được gọi với cái tên là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Bàn về nền dân chủ được nhắc đến ở trên, tức là bàn về bản chất của nó trên nhiều
phương diện, khía cạnh phổ biến, được đề cập nhiều nhất bao gồm chính trị, kinh tế, văn hoá tư
tưởng và xã hội, cụ thể như sau:
Về chính trị: Dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất, nền dân chủ XHCN đảm bảo
rằng quyền lực thực sự thuộc về nhân dân trên mọi lĩnh vực xã hội; thể hiện rõ ràng nhất qua các
quyền dân chủ, quyền con người, cụ thể hơn là có thể tham gia và có ý nghĩa mạnh mẽ, quyết
định đến công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Cũng có thể nói rằng đây là nền dân chủ
của tuyệt đại đa số nhân dân, với mục đích thoả mãn các nhu cầu, lợi ích của họ càng ngày cao
hơn, tốt hơn. Ngoài ra, đây cũng là nền dân chủ có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
Về kinh tế: Trên cơ sở đầu tiên đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất của toàn xã
hội, từ đó xây dựng nền dân chủ được đề cập nhằm đáp ứng sự phát triển, tiến bộ ngày càng cao
của lực lượng sản xuất; cuối cùng, thoả mãn những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần của toàn thể
nhân dân lao động dựa trên các nền tảng khoa học – công nghệ hiện đại ngày nay. Tuy nhiên,
bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dù có những điểm khác biệt so với của các chế độ tư
hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng sẽ xuất hiện những điểm tương tự có thể kể đến chính
là nó không hình thành từ hư vô theo mong muốn của bất kỳ cá nhân nào. Đây chính là sự kế
thừa, đồng thời phát triển mọi thành tựu của nhân loại đã, đang và sẽ tạo ra trong lịch sự, hiện tại
hay thậm chí trong tương lai. Không chỉ vậy, những yếu tố lạc hậu, cổ hũ mang tính chất tiêu
cực, kìm hãm sự phát triển,… của các chế độ trước đó sẽ không ngừng bị loại bỏ trong suốt quá
trình này.
Về văn hoá, tư tưởng: Lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân làm chủ đạo, chuẩn mực dân chủ thâm nhập và chi phố mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực
của xã hội khác trong xã hội mới. Điều đó có nghĩa là, các công dân nói riêng, và các tổ chức xã
hội nói chung đều sở hữu khả năng nhận thức và vận dụng các giá trị dân chủ, từ đó hình thành
những quy tắc, tiêu chuẩn phổ biến trong các hoạt động và các mối quan hệ trong xã hội. Ngoài
ra, cũng từ các giá trị tiêu chuẩn trên, mà thể chế hoá pháp luật quyền lực của nhân dân, ngay
sau đó hình thành hệ thống chính trị, đồng thời đặt ra những nguyên tắc, mục tiêu và cũng là
động lực của sự phát triển, tiến bộ.
Về xã hội: xuất hiện xuyên suốt trong nền dân chủ XHCN chính là sự kết hợp hài hoà
về lợi ích giữa cá thể, cộng đồng và lợi ích của toàn xã hội. Nền dân chủ trên đã góp phần thúc
đẩy khả năng sáng tạo tiềm năng của từng cá thể, tính tích cực của nhân dân trong quá trình xây
dựng xã hội mới.

3
Ra đời chỉ mới một khoảng thời gian không dài, thậm chí ngắn hơn rất nhiều so với
các nền dân chủ trước đó, vì vậy việc xuất hiện những vấn đề, hạn chế nhất định trên các khía
cạnh của đời sống xã hội là điều hiển nhiên. Vì thế cho nên, cần phải liên tục học tập, hoàn thiện
để có thể thoả mãn các nhu cầu về dân chủ của người dân.
b. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
Nhà nước XHCN là nơi mà giai cấp công nhân là người thống trị, do sự ra đời của
cách mạng xã hội chủ nghĩa và mang trên mình sứ mệnh xây dựng thành công CNXH, khéo theo
đó là việc nhân dân lao động được đưa lên một tầm cao mới, được làm chủ trên mọi khía cạnh
trong đời sống xã hội trong một xã hội phát triển, tiến bộ hay còn được biết đến với cái tên là xã
hội xã hội chủ nghĩa. Tương tự với nền dân chủ XHCN, bản chất của Nhà nước XHCN cũng
được thể hiện trên các phương diện được đề cập ở trên như sau:
Về chính trị: Nhà nước XHCN là đại biểu, đại diện cho ý chí chung của nhân dân lao
động, mang trong mình bản chất của giai cấp công nhân, mang đến lợi ích phù hợp cho lợi ích
chung của quần chúng nhân dân lao động.
Về kinh tế: Không diễn ra các quan hệ sản xuất bóc lột mà chỉ chịu sự quy định của
cơ sở kinh tế của xã hội XHCN – chế độ sở hữu xã hội về chủ yếu tư liệu sản xuất.
Về văn hoá, xã hội: Tương tự với nền dân chủ XHCN, được xây dựng trên tinh thần,
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hoá tiến bộ, tiên tiến của
nhân loại và giữ gìn những bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Ngoài ra, loại bỏ những sự phân hoá
giàu nghèo hay giữa các giai cấp, tầng lớp qua từng ngày, bình đẳng tiếp cận các nguồn lực cũng
như cơ hội để có thể cùng nhau phát triển.
2. BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA NỀN DÂN CHỦ VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
Giữa hai cá thể luôn luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết, và đương nhiên điều đó
cũng xuất hiện trong mối quan hệ giữa nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN. Việc đó được
biểu hiện như sau.
Đầu tiên, Nền dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng góp phần sự xây dựng, phát triển của
nhà nước XHCN. Trong một XHCN, nhân dân được phép tham gia một cách trực tiếp hay gián
tiếp vào các hoạt động quản lý của nhà nước. Thêm vào đó, góp phần khai thác và phát huy một
cách hiểu quả nhất dù gián tiếp hay trực tiếp vào các hoạt động, thể chế quản lý của nhà nước.
Ngoài ra, nền dân chủ XHCN sở hữu khả năng kiểm soát một cách hợp pháp, hiệu quả quyền lực
của nhà nước, đồng thời ngăn chặn, loại bỏ các tệ nạn xã hội nói riêng và sự tha hoá nói chung
của quyền lực nhà nước. Không chỉ thế, việc tổ chức điều hành cần đảm bảo bám sát theo lý
tưởng của XHCN, lần lượt bao gồm chính trị, kinh tế, văn hoá – tư tưởng và xã hội phát triển
bền vững, toàn diện.
Tiếp theo chính là việc ra đời, xuất phát dựa trên cơ sở nền dân chủ XHCN, nhà nước
XHCN đã trở một trong những chiếc chìa khoá quan trọng cho cánh cửa thực thi quyền làm chủ
của người dân. Tức là, thể chế hoá ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý, phân biệt và
xác định rành mạch quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, từ đó hình thành nền móng vững chắc
để mỗi cá thể, mỗi người dân thực hiện quyền làm chủ của bản thân. Tức là, mục đích chính của
việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền của

4
người dân, đồng thời, nhắc nhở những nghĩa vụ và trách nhiệm họ phải gánh vác; để có thể từ đó
đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, giúp đất nước ngày một phát triển tiến bộ và đi lên.
3. MỐI QUAN HỆ KHÔNG THỂ TÁCH RỜI GIỮA DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ
NƯỚC XHCN
Như đã đề cập ở trên, nền dân chủ XHCN là nền móng, cơ sở cho các hoạt động, sự
phát triển của nhà nước XHCN, và tại đây các quyền lực của người dân được tôn trọng, được sử
dụng đúng đắn, song song đó còn được kết hợp vào các hoạt động của nhà nước XHCN góp phần
giúp nhà nước phát triển, đi lên. Không chỉ vậy, các quyền lợi của công dân còn được bảo vệ và
thực hiện tại các đại hội quan trọng tựa đại hội nhân dân – nơi phát hành những quyết định quan
trọng, mang tính thiết yếu và cũng có thể nói là danh giá nhất trong xã hội XHCN.
Ngược lại, nhà nước XHCN được xây dựng dựa trên cơ sở của nền dân chủ XHCN.
Tất cả quyền lực của nhà nước đều được bắt đầu từ nhà nước XHCN, ngoài ra, nhà nước là
phương tiện để người dân thực hiện quyền lợi của bản thân. Nói một cách rõ ràng hơn chính là,
nhà nước có nghĩa vụ phải bảo vệ quyền lợi của người dân, tôn trọng và thực hiện đúng quyền
làm chủ của họ.
Tóm lại, mối quan hệ của hai nhân tố trên được xây dựng trên cơ sở tương đồng và
ngang bằng nhau, cụ thể, trong mối quan hệ trên, quyền lợi và quyền làm chủ của người dân
được thực hiện, được bảo vệ, tôn trọng bởi nhà nước song nhà nước cũng là công cụ để thực hiện
quyền của nhân dân, đồng thời, nhắc nhở họ về nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân. Có thể
thấy, cả hai cá thể cùng hợp tác hoạt động tựa như vài trò của các bánh răng trong một cổ máy
hoàn chỉnh, đồng bộ và hoạt động liên tục, đưa đến kết quả là nhà nước phát triển bền vững, toàn
diện.
II. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN
HIỆN NAY. VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN UEH
1. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN
a. Những thành tựu
Thành tựu đầu tiên có thể nhắc đến chính là áp dụng dân chủ XHCN như một công
cụ để khuyến khích sự công bằng, đồng thời thúc đẩy sự đa dạng trong hệ thống chính trị, nhằm
bảo đảm một điều rằng tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội được đại diện trong quyết định chung.
Ví dụ: Điển hình nhất là nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy nhà nước khi
đủ 21 tuổi, tức là công dân có quyền trực tiếp tham gia quản lý nhà nước thông qua những phương
pháp được đề cập ở trên.
Thêm vào đó, quyền tự do của nhân dân cũng được bảo vệ và đảm bảo như bao quyền
khác bởi nhà nước XHCN dựa trên các quy định, pháp luật hiện hành, cụ thể là quyền tự do báo
chí, tự do thông tin và phổ biến nhất là tự do ngôn luận.
Ví dụ: Việt Nam đã công nhận tự do ngôn luận như một quyền hiến định trong bản
Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào năm 1946 ở điều 10. Và nó cũng được
khẳng định lại vào năm 2013 ở điều 25.

5
Một thành tựu khác chính là việc cung cấp các dịch vụ công cộng cần thiết có thể kể
đến như giáo dục, y tế, và quan trọng nhất chính là an ninh và quân sự; đồng thời hỗ trợ giúp sức
các công dân xây dựng nền kinh tế vững mạnh.
Ví dụ: Việc thị xã Sapa đã chính thức tham gia Liên minh Du lịch quốc tế, từng bước
đưa Sapa trở thành khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, từ đó, cải thiện đời sống của người
dân bản địa, nâng cao nền kinh tế. Ngoài ra, các trẻ em ở đây còn được tiếp cận với nền giáo dục
tốt nhất.
b. Những hạn chế
Tự do ngôn luận tuy là thành tựu nhưng cũng được xem như một hạn chế. Tức là,
chính quyền Việt Nam hay bộ máy nhà nước đã đặt ra những quy định, hạn chế, những biện pháp
kiểm duyệt thông tin để kiểm soát truyền thông và giới hạn tự do ngôn từ.
Ví dụ: “Tội phát tán thông tin xuyên tạc” trích điều 117 Bộ luật hình sự 2015 (sử đổi
2017) là một cơ sở để các cơ quan có thể kiểm duyệt các thông tin được đăng tải trên mạng.
Nối tiếp chính là quyền tụ tập và tự do biểu đạt bị hạn chế ở Việt Nam, cụ thể chính
là các hoạt động biểu tình công khai, biểu tình để yêu cầu các quyền lợi của bản thân, hoặc các
tổ chức không chính thức có khả năng bị giám sát chặt chẽ và thậm chí là bị cấm hoặc đàn áp.
Ví dụ: Từ cuối năm 2017, các cơ quan chức năng ở Hải Phòng liên tiếp nhận được các
đơn phản ánh, báo cao hay thư cầu cứu từ một số gia đình trong khu vực về hoạt động phi pháp
của một tổ chức được gọi là “Hội Thánh Đức Chúa Trời”. Được biết tổ chức này lôi kéo, dụ dỗ
những người nhẹ dạ cả tin, chủ yếu là những nữ sinh viên, phụ nữ trẻ hay những cá nhân thiếu
hiểu biết khiến nhiều gia đình ly tán, tinh thần lẫn thể xác đều suy sụp, và hậu quả sau cùng là
tiền mất tật mang, cuộc sống bị đảo lộn. May mắn thay công an TP Hải Phòng đã trực tiếp phối
hợp với các quận huyện, tham mưu chính quyền cơ sở đấu tranh, răn đe và yêu cầu ngừng hoạt
động tôn giáo trái pháp luật trên.
Ngoài ra còn có hạn chế trong quyết định chính sách, tức là người dân Việt Nam
không được can thiệp hoàn toàn trong công cuộc quản lý công hay quyết định chính sách. Một
số quy trình thường không đảm bảo sự minh bạch và thường có rất ít trường hợp có sự đại diện
và tham gia công bằng của người dân.
Ví dụ: Nông dân không còn coi trọng sản xuất nông nghiệp hay không còn coi “tất đất
tất vàng” và những vụ kiện về đất có xu hướng tăng lên, không thuyên giảm.
2. VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC UEH
Sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên trên
cả nước nói chung được cho rằng là một trong những chiếc chìa khoá quan trọng, phù hợp với
cánh cửa dẫn đến sự phát huy hiệu quả nhất quyền làm chủ của sinh viên và người dân. Để dẫn
đến kết quả này, có thể thông qua nhiều phương pháp như nghiên cứu, học tập, truyền đạt thông
tin đúng đắn,… Cụ thể như sau:
Thông qua các hoạt động cộng đồng, sinh viên có thể tiếp cận, học tập các vấn đề xã
hội,… sau đó truyền đạt thông tin đáng tin cậy đến cộng đồng. Việc làm này đồng nghĩa với việc
tạo ra một môi trường trao đổi thông tin để mọi người có thể hiểu hơn về tình hình hiện tại.

6
Sử dụng kiến thức đã được dạy, sinh viên có thể tham gia những cuộc thi nghiên cứu,
đưa ra ý tưởng hoặc thực tập ở các công ty, tập đoàn lớn, từ đó thực hành, “học đi đôi với hành”,
và có thể trở thành những doanh nhân trong tương lai.
Tham gia các hoạt động chính trị, hay nói một cách dễ hiểu hơn là tham gia vào các
quyết định chính sách và quản lý. Tức là, sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động mang tính
chính trị để đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân góp phần xây dựng các chính sách hợp
lý và quản lý công.
III. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1. QUAN ĐIỂM CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
a. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên cơ sở pháp luật kiểu mới và sự vận dụng
trong thực tiễn, thông qua việc quán triệt các quan điểm, ý kiến của chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước. Tức là Nhà nước pháp quyền là một cách thức xây dựng bộ
máy quyền lực của nhà nước tuân theo nên tảng HIến pháp và pháp luật, vì dân chủ, con người
và quyền con người, quyền công dân; có thể khái quát đây là một nhà nước xã hội chủ nghĩa thực
sự của dân, do dân và vì dân. Ở đây, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm được
tính Hiến pháp và đồng thời quản lý xã hội theo pháp luật nhằm thoả mãn các nhu cầu, lợi ích
của nhân dân. Ngoài ra, tất cả do giai cấp công nhân lãnh đạo và chịu sự giám sát của toàn dân.
b. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền
Cũng như được nhắc ở trên, bằng phương pháp vận dụng những quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin được quán triệt một cách mạnh mẽ, song song với đó còn có tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng, tổng kết từ thực tiễn, từ đó xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền; nên các đặc điểm của nhà nước pháp quyền được khái quát qua các khía cạnh như
sau:
Đầu tiên, đây là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đặc điểm này
thể hiện tính phổ biến, chủ yếu đề cập đế chủ quyền của nhân dân, xuất hiện trong tư tưởng Hồ
Chí Minh và nhiều văn kiện khác của Đảng cũng như Hiến pháp và pháp luật nước ta. Ngoài ra,
đặc điểm này còn yêu cầu bảo đảm chủ quyền nhân dân, vai trò quan trọng, chủ thể của nhân
dân. Thực hiện đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng”.
Đặc điểm tiếp theo được thể hiện rành mạch trong xã hội rằng quyền công dân chính
là giá trị to lớn của xã hội, được công nhận, coi trọng, bảo đảm theo Hiến pháp. Tương tự như
đặc điểm đầu tiên, nó cũng thể hiện tính phổ biến. Nâng cao nhận thức về quyền con người,
quyền công dân góp một phần trong việc thoã mãn đặc trưng nay; thêm vào đó, lấy việc tôn
trọng, bảo về quyền con người làm mục tiêu đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của các cơ
quan nhà nước.
Ngoài ra, một đặc điểm khác có thể kể đến đó là Nhà nước tuy xây dựng, vận hành bộ
máy quyền lực theo nguyên tắc thống nhất, những vẫn phải có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước như những cái bánh răng trong quá trình thực hiện quyền lực.

7
Cuối cùng, Nhà nước vừa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vừa được giám sát bởi nhân
dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Thêm vào đó thực hiện
đường lối hoà bình với các anh em, dân tộc trên toàn thế giới; đồng thời dựa trên nguyên tắc độc
lập, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau,…
2. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN UEH CẦN PHẢI LÀM ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN
Đầu tiên, cần tìm hiểu các vấn đề pháp luật hoặc có thể đặt ra những nghi vấn để có
thể nghiên cứu sâu hơn; và không chỉ về pháp luật mà còn có thể những khía cạnh khác bao gồm
như xã hội, kinh tế,…
Thêm vào đó, có thể tham gia các tổ chức thiện nguyện, các hoạt động cho tổ chức
thực hiện, hoặc bất kì các câu lạc bộ nào khác, nơi mà bạn có thể giao lưu, trao đổi những thông
tin, ý tưởng, kinh nghiệm hoặc suy nghĩ của bản thân về bất kì một khía cạnh nào của xã hội.
Tham gia các buổi talkshow cũng là một phương pháp hiệu quả, để bản thân sinh viên
được truyền cảm hứng hay đào tạo về kiến thức, chia sẻ những kinh nghiệm của người đi trước
và hoặc là tạo động lực cho những bước tiến sau này.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội Khoa Học (Bộ GD – ĐT 2021)
2. (Chương 4. Dân Chủ Xhcn Và Nhà Nước Xhcn - Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Và
Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Dân, n.d.)
3. (Việt Nam Thực Hiện Pháp Luật Quốc Tế Về Quyền Chính Trị Của Công Dân, 2021)
4. (Giải Mã "Hội Thánh đứC Chúa Trời", 2018)
5. (Về Quan Niệm, Bản Chất, Giá Trị, đặC Trưng Của Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam, 2022)

8
Nguyễn Thị Thục Đoan
by ĐOAN NGUYỄN THỊ THỤC

Submission date: 26-May-2023 02:42AM (UTC+0700)


Submission ID: 1967023145
File name: 91470038__OAN_NGUYEN_THI_THUC_Nguyen_Thi_Thuc__oan_75_183261371.docx (183.04K)
Word count: 3935
Character count: 13595
1

1 1
1

1
1

1
2

2
2
2
2

2
2
2
Nguyễn Thị Thục Đoan
ORIGINALITY REPORT

9 %
SIMILARITY INDEX
12%
INTERNET SOURCES
14%
PUBLICATIONS
6%
STUDENT PAPERS

PRIMARY SOURCES

1
text.123docz.net
Internet Source 5%
2
admin.baothainguyen.vn
Internet Source 4%

Exclude quotes On Exclude matches < 100 words


Exclude bibliography On

You might also like