Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 52

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA TOÁN – THỐNG KÊ

BÁO CÁO DỰ ÁN
“ XU THẾ CHI TIÊU CỦA HỌC SINH SINH VIÊN SAU
ĐẠI DỊCH COVID TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM”
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Lớp – Khóa: FNC11 – K48
Mã lớp học phần: 22C1STA508005
Nhóm thực hiện: nhóm 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 1 năm 2023


STT Họ Và Tên Nhiệm Vụ Thời Gian Độ Hoàn Thành
Thực Hiện Công Việc

1 Huỳnh Chí Dũng

2 Sử Duy Quân

3 Nguyễn Anh Tùng

4 Nguyễn Thị

Ánh Như

5 Mai Trúc Pha

6 Đỗ Anh Thư
LỜI MỞ ĐẦU

Vào học kì cuối của năm 2022, nhóm sinh viên chúng em được học môn
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh do cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc
giảng dạy. Bên cạnh việc được học những kiến thức xác suất, thống kê hay và rất
bổ ích, chúng em còn được hướng dẫn làm một dự án nghiên cứu để phục vụ việc
đánh giá điểm cuối kì. Với mong muốn có thể áp dụng thật tốt những lý thuyết và 
kĩ năng về thống kê đã được học vào thực tế, chúng em đã quyết định thực hiện dự
án nghiên cứu về đề tài “ XU THẾ CHI TIÊU CỦA HỌC SINH SINH VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU ĐẠI DỊCH COVID-19”.
Trong khoảng thời gian từ ngày 12/12/2022 đến ngày 16/12/2022, chúng em
đã thực hiện một cuộc khảo sát có quy mô 220 người, với đối tượng là học sinh
sinh viên trong khu vực TP.HCM, trong độ tuổi từ 15-22. Chúng tôi đã tiến hành
thu thập dữ liệu từ học sinh, sinh viên trên các trường trung học phổ thông, đại học
ở khu vực TP.HCM.
Thông qua đề tài lần này, chúng em đã thực hiện nhuần nhuyễn hơn các
phương pháp thống kê cơ bản cũng như rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Chúng em cũng hiểu hơn về tâm lý, nhận thức, xu hướng và cách chi tiêu của giới
trẻ khi đối mặt với bối cảnh nền kinh tế sau đại dịch covid-19 và cách khắc phục
vấn đề.
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em gửi lời cảm ơn vô cùng chân thành đến cô Chu
Nguyễn Mộng Ngọc - Giảng viên môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh
doanh, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này một
cách thuận lợi nhất và hoàn thiện nhất. Chúng em rất trân trọng những lời đóng
góp cũng như nhận xét tận tình của cô xuyên suốt quá trình nghiên cứu và học tập,
điều đó đã giúp chúng em hoàn thành đề tài dự án một cách hoàn thiện. Và từ đó sẽ
giúp cho chúng em có một hành trang vững chắc về kiến thức thống kê để phục vụ
cho công việc sau này.
Và cũng không thể thiếu những lời cảm ơn đến các bạn, các anh chị đã điền
form, nhờ đó mà chúng mình có được thông tin, dữ liệu vô cùng cần thiết để hoàn
thành dự án này.
Cuối cùng, trong bài nghiên cứu không thể tránh khỏi sự thiếu sót về kiến
thức hay kinh nghiệm, do đó chúng mình rất mong sẽ nhận được những đóng góp,
nhận xét thật lòng nhất từ các bạn cũng như cô.
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................4
PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI...............................................................................7
I. Lí do chọn đề tài:.............................................................................................7
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:......................................................................7
III. Mục tiêu nghiên cứu:....................................................................................7
IV.   Ý nghĩa của dự án:.........................................................................................8
PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................8
I. Khái niệm:........................................................................................................8
II. Tác động của đại dịch Covid-19:.....................................................................8
III. Thực trạng chi tiêu trong tình hình kinh tế sau đại dịch Covid 19:..............9
PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................10
PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU..................................................................................10
PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................34
I. Kết luận:.........................................................................................................34
II. Đề xuất:..........................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................36
PHỤ LỤC................................................................................................................37
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng tần số, tần suất thể hiện giới tính của ĐTKS

Bảng 2: Bảng tần số, tần suất thể hiện độ tuổi của ĐTKS

Bảng 3: Bảng tần số thể hiện công việc hiện tại của HS- SV

Bảng 4: bảng tần số về nơi làm việc của HS - SV

Bảng 5: Tần số, tần suất nơi ở hiện tại của HS - SV

Bảng 6: Bảng tần suất thể hiện khu vực sinh sống của đối tượng khảo sát
trên địa bàn thành phố

Bảng 7: Bảng tần số, tần suất thể hiện những nguồn thu nhập chủ yếu của HSSV

Bảng 8: Bảng tần số thể hiện sự phụ thuộc vào gia đình của HSSV

Bảng 9: Bảng tần số thể hiện việc kiếm thêm thu nhập trong tổng thời gian của

HS - SV

Bảng 10: Bảng phân tích dữ liệu thu nhập trung bình hàng tháng của học sinh viên

Bảng 11: Bảng tần số thể hiện mức chi tiêu trung bình 1 tháng của HS-SV

Bảng 12: Bảng tần số thể hiện việc sử sụng phần mềm quản lí chi tiêu ở học sinh
sinh viên

Bảng 13: Bảng tần suất thể hiện tần suất chi tiêu của HS-SV cho những vấn đề
không cần thiết

Bảng 14: Bảng tần số thể hiện việc chi tiêu vượt ngân sách của HS-SV

Bảng 15: Bảng tần số thể hiện số tiền cao nhất từng chi trong 1 tháng

Bảng 16. Bảng tần số, tần suất thể hiện việc kiểm soát chi tiêu của ĐTKS

Bảng 17. Bảng tần số, tần suất thể hiện mức phần trăm chi tiêu của ĐTKS

Bảng 18: Bảng tần số, tần suất thể hiện khoảng dư tiết kiệm của ĐTKS

Bảng 19: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng về khoảng chi tiêu
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của HS-SV

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của HS-SV

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện công việc hiện tại của HS- SV

Biểu đồ 4: Biểu đồ về nơi làm việc của HS - SV

Biểu đồ 5: Biểu đồ nơi ở hiện tại của HS - SV

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện khu vực sinh sống của đối tượng khảo sát trên
địa bàn thành phố

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện những nguồn thu nhập chủ yếu của HSSV

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc vào gia đình của HSSV

Biểu đồ 9: Biểu đồ thể hiện việc kiếm thêm thu nhập trong tổng thời gian của

HS - SV

Biểu đồ 10: Biểu đồ dữ liệu thu nhập trung bình hàng tháng của học sinh viên

Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện mức chi tiêu trung bình 1 tháng của HS-SV

Biểu đồ 12: Biểu đồ thể hiện việc sử sụng phần mềm quản lí chi tiêu ở học sinh
sinh viên

Biểu đồ 13: Biểu đồ thể hiện tần suất chi tiêu của HS-SV cho những vấn đề không
cần thiết

Biểu đồ 14: Biểu đồ thể hiện việc chi tiêu vượt ngân sách của HS-SV

Biểu đồ 15: Biểu đồ thể hiện số tiền cao nhất từng chi trong 1 tháng

Biểu đồ 16: Biểu đồ thể hiện việc kiểm soát chi tiêu của HS-SV

Biểu đồ 17: Biểu đồ thể hiện mức phần trăm chi tiêu của HS-SV

Biểu đồ 18: Biểu đồ thể hiện khoảng dư tiết kiệm của HS-SV

Biểu đồ 19: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về khoảng chi tiêu
PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI
I. Lí do chọn đề tài: 

Những năm gần đây, nền kinh tế bắt đầu có nhiều biến động nhất là sau đại dịch Covid.
Lạm phát xuất hiện và phát triển 1 cách mạnh mẽ, dù đã và đang được kiểm soát những
vẫn duy trì ở mức khá. Hệ lụy tất yếu là giá cả nhu yếu phẩm tăng, làm mức sống người
dân tăng. Từ đó dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, gây tác động mạnh lên vấn đề chi
tiêu. Chi tiêu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu không của riêng bất kì đối tượng
nào. Chi tiêu không chỉ là giải pháp mà còn là khó khăn nếu như không biết cách chi tiêu
hợp lí.

Đối với sinh viên nói riêng, phần lớn thu nhập đến từ sự trợ cấp của gia đình, lại sinh
sống và học tập ở những thành phố đắt đỏ, trở nên nhạy cảm với sự tăng về giá. Để làm
rõ vấn đề này, trong khuôn khổ môn học “ thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh
doanh”, nhóm nghiên cứu chúng em quyết định chọn đề tài “ Xu hướng chi tiêu của học
sinh sinh viên sau đại dịch Covid” từ đó đặt ra giải pháp nhằm thúc đẩy việc quản lí chi
tiêu của học sinh sinh viên trong những năm tới.

II.   Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: học sinh sinh viên trên địa bàn TP.HCM

- Phạm vi nội dung: vấn đề chi tiêu của học sinh sinh viên trên địa bàn TP.HCM sau đại
dịch Covid

- Phạm vi không gian: thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi thời gian: trong giai đoạn 2022

III. Mục tiêu nghiên cứu:

- Xây dựng mô hình nghiên cứu phân tích về khoản thu và mức chi tiêu hàng tháng của
học sinh sinh viên khu vực TP.HCM

- Xác định mục đích chi tiêu chủ yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chi
tiêu hợp lý
-   Nâng cao phát triển kĩ năng tương tác, làm việc nhóm

- Bổ sung kiến thức môn học qua quá trình nghiên cứu

- Đưa ra cái nhìn tổng quát về cách tiếp cận và xử lí vấn đề

IV. Ý nghĩa dự án:


Thông qua đề tài lần này, chúng em đã thực hiện nhuần nhuyễn hơn các phương pháp
thống kê cơ bản cũng như rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Chúng em cũng hiểu
hơn về tâm lý, nhận thức, xu hướng và cách chi tiêu của giới trẻ khi đối mặt với bối cảnh
nền kinh tế sau đại dịch covid-19 và cách khắc phục vấn đề.

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.  Khái niệm:
- Chi tiêu (Spending): là dùng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
cụ thể nào đó: mua hàng hóa, mua thực phẩm, … Việc chi tiêu này sẽ
làm giảm đi số tiền hiện có của mình nhưng đổi lấy một thứ có giá trị. 
Chẳng hạn: Chi tiêu cho việc học đổi lại học sinh sẽ được giáo dục ở một
môi trường tốt, sẽ được tiếp thu những kiến thức từ những người dày dặn
kinh nghiệm, được phát triển toàn diện về mọi mặt: học tập, thể lực, đạo
đức,… hoặc việc chúng ta chi tiêu vào việc mua nhà đổi lại chúng ta sẽ có
được một căn nhà hoàn thiện với đầy đủ tiện nghi,… 
- Xu thế chi tiêu (spending trends): là hướng thay đổi chung, chủ yếu của
mọi người về hành vi sử dụng tiền vào việc nào đó trong một khoảng
thời gian để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
- COVID-19 là một loại virus (cụ thể hơn là virus Corona) được xác định
là nguyên nhân gây ra dịch bệnh suy hô hấp được phát hiện ở thành phố
Vũ Hán, Trung Quốc và dần dần lan rộng ra toàn cầu. Không chỉ dừng
lại ở đó, ở nhiều nước trong đó có Việt Nam xuất hiện nhiều biến thể
mới làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân,
làm nền kinh tế đình trệ, gián đoạn,… Sau một năm trải qua đại dịch
chưa từng có trong lịch sử, TP.HCM đang từng bước khôi phục về mọi
mặt. TP.HCM luôn đi đầu, tổn thương nhiều nhất nhưng là khôi phục
sớm nhất, phục hồi nhanh nhất. 

Đến giữa tháng 2-2022, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - viện trưởng Viện
Nghiên cứu phát triển TP.HCM - khẳng định: “TP.HCM đã lấy lại vị trí đầu
tàu kinh tế của cả nước sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
COVID-19”. Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng
trưởng GDP của TP.HCM đang có dấu hiệu tăng vượt chỉ tiêu kế hoạch
(tăng 3,82%). Trong đó, công nghiệp – xây dựng tăng 2,23%, nông – lâm –
ngư nghiệp tăng 1,77%, thương mại- dịch vụ chiếm ưu thế với 4,83%, thuế
sản phẩm tăng 2,03%. 

II. Tác động của đại dịch Covid-19:


1. Đến tình hình lao lao động việc làm: 
- Nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội,
sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để đẩy
nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đã
có hiệu quả rõ rệt đối với thị trường lao động Việt Nam. Số lao động bị
ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 đã giảm mạnh.
Trong quý I năm 2022, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ
15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng con
số này đã giảm mạnh so với quý trước (giảm 7,8 triệu người). Đây là
mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự
bùng phát của đại dịch Covid-19.
- Trong tổng số hơn 16,9 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, có
0,9 triệu người bị mất việc, chiếm 1,2%; 5,1 triệu người phải tạm
nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 6,7%; 5,7 triệu người bị cắt
giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm
7,6% và 13,7 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 18,3%. Đồng bằng
sông Hồng và Đông Nam Bộ vẫn là hai vùng có tỷ lệ lao động bị ảnh
hưởng nhiều hơn so với các vùng khác. Số lao động ở 2 vùng này cho
biết công việc của họ bị ảnh hưởng do đại dịch chiếm lần lượt là 25,7%
và 23,9%; cao hơn đáng kể so với con số này ở vùng Trung du miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên, tương ứng là 18,8% và 14,4%. Thành thị vẫn
là khu vực có số lao động chịu thiệt hại nhiều hơn nông thôn. Có 25,8%
lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng tiêu cực, trong khi đó tỷ lệ này
ở nông thôn là 20,5%. Đa phần những người có công việc bị tác động
xấu bởi đại dịch Covid-19 trong thời gian qua có độ tuổi khá trẻ, từ 25
đến 54 tuổi, chiếm 73,8%.
2. Đến kinh tế ở Việt Nam:
- Mặc dù nước ta đã có sự kiểm soát khá chặt chẽ và linh hoạt qua mỗi
lần dịch bùng nổ mạnh mẽ trở lại song vẫn phải chịu ảnh hưởng không
nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Được thể hiện rõ qua tăng trưởng kinh tế
đã suy giảm chạm đáy ở quý 2/2020 nhưng sau đó đã có dấu hiệu phục
hồi và phát triển là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát
sự lây lan của dịch bệnh cùng với việc tung ra các gói hỗ trợ ổn định
kinh tế vĩ mô, tăng cường đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh,
ổn định an sinh xã hội. Nền kinh tế Việt Nam được phục hồi một cách
mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022. Sau đợt giãn cách xã hội do dịch
bệnh hồi quý 3/2021, nền kinh tế bật tăng trở lại, tăng trưởng 5,2%
trong quý 4/2021 và 6,4% trong nửa đầu năm 2022. Trong khi đó vào
đầu năm 2022, các nhà kinh tế dự báo lạm phát ở Việt Nam có khả năng
tăng cao kèm theo đó là vật giá leo thang nhưng hiện nay theo các báo
cáo về tình hình kinh tế thì lạm phát đang ở mức 2-3%, nằm trong tầm
kiểm soát của Chính phủ. Vì vậy, giá cả trên thị trường sẽ không có quá
nhiều biến động ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
III. Thực trạng chi tiêu trong tình hình kinh tế sau đại dịch Covid 19:
- Trong những năm đại dịch bùng nổ mạnh mẽ, Chính phủ phải ra chỉ thị
16, giãn cách xã hội để tránh việc lây lan dịch bệnh. Mọi người hầu như
không được phép ra khỏi nhà chỉ khi thật sự cần thiết. Từ đó, việc chi
tiêu vào những thứ không cần thiết như du lịch, đi chơi, mua sắm gần
như bằng không. Nhờ đó họ dư một khoản tiền tiết kiệm khi cắt bớt chi
tiêu nhưng cũng có những người bị mất việc hay tiền lương bị cắt bớt
thì tiền tiết kiệm ấy họ dùng cho việc ăn uống. Đặc biệt, học sinh sinh
viên chi tiêu khá là ít vì hầu như họ chi tiêu cho sở thích, đi chơi, mua
sắm là chủ yếu nên khi giãn cách họ chỉ chi tiêu cho việc ăn uống. Vì
thế, tình hình kinh tế Việt Nam trong đại dịch bị ngưng trệ. Nhưng khi
hết giãn cách, sau đại dịch, nền kinh tế phát triển trở lại nhanh là do mọi
người có thể thoải mái chi tiêu cho nhu cầu cá nhân, sở thích và tìm
được việc làm. Đặc biệt học sinh sinh viên chính là một trong những
phân khúc những người chi tiêu khá cao. Bởi họ luôn dành mối quan
tâm cho các sở thích cá nhân cũng như nhu cầu mong muốn. Họ là lớp
trẻ nên họ có khả năng nắm bắt xu hướng, am hiểu những điều mới mẻ
một cách nhanh chóng. Hơn nữa, một phần họ được gia đình chu cấp
nhưng bản thân đã có thể kiếm ra tiền nên việc chi tiêu có phần trở nên
thoải mái hơn.

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiến hành khảo sát 220 đối tượng là học sinh, sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

-        Thiết kế biểu mẫu khảo sát online bằng Google Form.

-        Thu thập dữ liệu qua Google Form và Google Sheet.

-        Sử dụng Microsoft Word, Microsoft Excel để tổng hợp, thống kê số liệu.

-   Từ những số liệu, thông tin thu thập được khi khảo sát, tiến hành phân tích đưa ra những
kết luận và hoàn thành bài báo cáo thống kê.

PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


Câu 1: Giới tính của bạn là:

Bảng 1: Bảng tần số, tần suất thể hiện giới tính của ĐTKS
Giới tính Tần số Tần suất Tần suất %

Nam 66 0.3 30
Nữ 154 0.7 70
Tổng 220 1 100

Câu 2: Độ tuổi của bạn là:


Bảng 2: Bảng tần số, tần suất thể hiện độ tuổi của ĐTKS

Tuổi Tần số Tần suất Tần suất %


15 - 18 171 0.7773 77.73

19 - 22 49 0.2227 22.27
Tổng 220 1 100

 Nhận xét: Chúng em đã tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến với 220 học sinh, sinh
viên ở độ tuổi từ 15-22 đến từ các trường trung học, đại học trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh. Trong số đó, có tới 171 người ở độ tuổi 15-18 (chiếm 77,73%), 49
người ở độ tuổi 19-22 (chiếm 22,27%) . Ngoài ra, trong 220 người tham gia khảo
sát có 66 đối tượng là nam, chiếm tỉ lệ 30,00% và 154 đối tượng là nữ, chiếm tỉ lệ
70,00%.

Câu 3: Công việc hiện tại của bạn là:

BIỂU ĐỒ DOUGHNUT THỂ HIỆN TỈ LỆ CÔNG VIỆC


HIỆN TẠI CỦA HS - SV

38.64; 39% Học sinh


Sinh viên

Bảng 3: Bảng tần số thể hiện công việc hiện tại của HS- SV
61.36; 61%
Công việc hiện tại Tần số Tần suất Tần suất %

Học sinh 85 0,3864 38,64

Sinh viên 135 0,6136 61,36

Tổng 220 1,0000 100,00

 Nhận xét: Theo khảo sát cho thấy, trong tổng số 220 người tham gia khảo sát,
phần lớn đối tượng khảo sát là sinh viên chiếm 61,36% (135 người), còn học sinh
chiếm 38,64% (85 người).

Câu 4: Nơi làm việc của bạn:


Bảng 4: Bảng tần số về nơi làm việc của HS - SV

Nơi làm việc Tần số Tần suất Tần suất %

Còn học 208 0,9455 94,55

Cơ quan/ công ty 5 0,0227 2,27

Online 3 0,0136 1,36

Khác 4 0,0182 1,82

Tổng 220 1,0000 100,00

BIỂU ĐỒ CỘT THỂ HIỆN NƠI LÀM VIỆC SAU GIỜ HỌC
CHÍNH KHÓA CỦA HS - SV
100 94.55
90
80
70
60
50
40
30
20
10 2.27 1.36 1.82
0
Còn học Cơ quan/ công ty Online Khác

 Nhận xét: Khảo sát được thực hiện với 220 người hiện tại đang sống tại thành
phố Hồ Chí Minh, qua số liệu ta thấy, người còn học chiếm tỉ lệ cao nhất là
94,55% với 208 người và những người làm việc sau giờ học chính khóa qu hình
thức online chiếm 1,36% (3 người), có 5 người trong tổng số 220 người làm việc
sau giờ học chính khóa chiếm 2,27%, còn lại làm ở nơi khác chiếm 1,82% (4
người).

Câu 5: Nơi ở của bạn hiện nay:

Bảng 5: Tần số, tần suất nơi ở hiện tại của HS - SV


Nơi ở hiện tại Tần số Tần suất Tần suất %

Nhà (tại nhà, nhà


82 0,3727 37,27
người thân)

Trọ 74 0,3364 33,64

Kí túc xá 45 0,2045 20,45

Chung cư 15 0,0682 6,82

Khác 4 0,0182 1,82

Tổng 220 1,0000 100,00

BIỂU ĐỒ THANH THỂ HIỆN TỈ LỆ NƠI Ở HIỆN TẠI


CỦA HS - SV

Khác 1.82

Chung cư 6.82

Kí túc xá 20.45

Trọ 33.64

Nhà (tại nhà, nhà người thân) 37.27

 Nhận xét: Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết những người tham
gia khảo sát đều ở nhà (tại nhà, nhà người thân) chiếm tỉ lệ lớn nhất với
37,27% (82 người), người ở trọ chiểm tỉ lệ 33,64% (74 người), có 45
người trong tổng 220 người ở kí túc xá với 20,45%, người ở chung cư
chiếm 6,82% (15 người) và những người còn lại ở chỗ khác chiếm 1,82%
(4 người). Điều này cũng ảnh hưởng tới mức chi tiêu của học sinh, sinh
viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 6: Khu vực sinh sống của bạn hiện nay:

Khu vực Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)


Bình Chánh 7 0,0318 3,18
Bình Tân 3 0,0136 1,36
Phú Nhuận 2 0,0091 0,91
Q1 30 0,1364 13,64
Q10 17 0,0773 7,73
Q11 14 0,0636 6,36
Q12 6 0,0273 2,73
Q3 32 0,1455 14,55
Q4 3 0,0136 1,36
Q5 43 0,1955 19,55
Q6 2 0,0091 0,91
Q7 20 0,0909 9,09
Q8 7 0,0318 3,18
Q9 5 0,0227 2,27
Tân Bình 13 0,0591 5,91
Tân Phú 7 0,0318 3,18
Thủ Đức 3 0,0136 1,36
Gò Vấp 6 0,0273 2,73
TỔNG 220 1,0000 100
Bảng 6: Bảng tần suất thể hiện khu vực sinh sống của đối tượng khảo sát trên
địa bàn thành phố
 Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy sau khi nhận được kết quả khảo sát gồm
220 người nhóm chúng em nhận thấy được giới trẻ hiện nay đang sinh sống ở
khắp tất cả các quận/huyện trên địa bàn TP HCM. Cụ thể là ở huyện Bình Chánh
là 7 người(3,18%); quận Bình Tân là 3 người(1,36%); quận Gò Vấp là 6
người(2,73%); quận Phú Nhuận là 2 người(0,91%); Q1 là 30 người(13,64%); Q10
là 17 người (7,73%); Q11 là 14 người(6,36%); Q12 là 6 người(2,73%); Q3 là 32
người(14,55%); Q4 là 3 người(1,36%); Q5 là 43 người(19,55%); Q6 là 2
người(0,91%); Q7 là 20 người(9,09%); Q8 là 7 người(3,18%); Q9 là 5
người(2,27%); Quận Tân Bình là 13 người(5,91%); Quận Tân Phú là 7
người(3,18%) và cuối cùng là TP Thủ Đức là 3 người chiếm tỉ lệ 1,36%. Từ những
số liệu trên cho ta thấy được số người được khảo sát tập trung nhiều nhất ở Q5 là
43 người chiếm 19,55% và ít nhất là quận Phú Nhuận, Q6 ( đều chiếm 0,91%). Từ
những dữ liệu trên nhóm chúng em thấy được những người được khảo sát đa số
tập trung ở những quận trung tâm(những khu vực này nhóm chúng em nhận thấy
được sẽ có sự chi tiêu nhiều hơn ở các vùng ven TP HCM nên rất phù hợp với chủ
đề khảo sát của nhóm chúng em).

Câu 7: Thu nhập chủ yếu của bạn đến từ những nguồn nào:

Bảng 7: Bảng tần số, tần suất thể hiện những nguồn thu nhập chủ yếu của HSSV

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất %

Gia đình 195 0,6794 67,94

Làm thêm (full time/part time) 61 0,2125 21,25

Bán hàng online 11 0,0383 3,83

Đầu tư 7 0,0244 2,44

Nguồn thu khác 13 0,0453 4,53

Tổng 287 1,0000 100,00


 Nhận xét: Thu nhập chủ yếu của học sinh, sinh viên hầu hết đến từ gia đình với
195 đối tượng (chiếm tỷ lệ 67,24% trong tổng số 220 mẫu khảo sát). 61 đối tượng
(chiếm tỷ lệ 21,25%) làm thêm để tăng thu nhập. 11 đối tượng (chiếm tỷ lệ 3,83)
đang bán hàng online. 7 đối tượng (chiếm tỷ lệ 2,44%) đầu tư. 13 đối tượng
(chiếm tỷ lệ 4,53%) tăng thu nhập nhờ vào các nguồn thu khác. Dựa vào bảng tần
số và biểu đồ như trên, chúng em thấy được rằng hầu hết học sinh, sinh viên đều
dựa vào gia đình trong việc chi tiêu hằng ngày, một số khác ít phụ thuộc vào gia
đình hơn nhờ vào việc làm thêm và bán hàng online.

Câu 8: Thu nhập của bạn có phụ thuộc vào gia đình không?
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện sự phụ thuộc vào gia đình của HSSV

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất %

Hoàn toàn phụ thuộc 161 0,7318 73,18

Phụ thuộc 1 nửa 39 0,1773 17,73

Phụ thuộc 1 phần nhỏ 10 0,0455 4,55


Hoàn toàn không phụ thuộc 10 0,0455 4,55

Tổng 220 1,0000 100,00

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện mức độ phụ thuộc tài chính của HS-SV

 Nhận xét: Trong số 220 mẫu khảo sát, có đến 161 đối tượng ( chiếm tỷ lệ 73,18%)
phụ thuộc vào gia đình. 39 đối tượng (chiếm tỷ lệ 17,73%) phụ thuộc một nửa vào
gia đình. 10 đối tượng (chiếm tỷ lệ 4,55%) phụ thuộc một phần nhỏ vào gia đình.
10 đối tượng (chiếm tỷ lệ 4,55%) hoàn toàn không phụ thuộc vào gia đình. Từ
những kết luận trên, chúng em thấy được rằng hầu hết các học sinh, sinh viên phụ
thuộc rất nhiều vào gia đình trong việc chi tiêu cá nhân, một số phụ thuộc một ít
vào gia đình do họ làm thêm hoặc bán hàng online, số ít còn lại hoàn toàn không
phụ thuộc vào gia đình là những sinh viên sống tự lập.

Câu 9:  Việc kiếm thêm thu nhập chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng thời gian
của bạn?

Bảng 9: Bảng tần số, tần suất thể hiện việc kiếm thêm thu nhập trong tổng thời
gian của HS - SV

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần số %


Hoàn toàn thời gian 10 0,0455 4,55

Thời gian rảnh 81 0,3682 36,82

Chưa đi làm 129 0,5864 58,64

Tổng 220 1,0000 100

Biểu đồ 9: Biểu đồ thể hiện thời gian dành cho việc kiếm thêm thu nhập của HS-SV

 Nhận xét: Theo như khảo sát 220 đối tượng, ta thấy được rằng sinh viên chưa đi
làm chiếm tỉ lệ rất cao (58,64%) với 129 trong 220 đối tượng, đây là con số cho
thấy rằng sinh viên chưa sẵn sàng đi làm. Một số khác đi làm vào thời gian rảnh
chiếm tỷ lệ 36,82% (81 trong 220 đối tượng), sinh viên đi làm hoàn toàn thời gian
chiếm rất ít trong tổng số (4,55%) với chỉ 10 trong 220 đối tượng, đây có thể là
những sinh viên khó khăn nên bảo lưu việc học để tập trung làm việc giúp đỡ gia
đình.

Câu 10: Thu nhập trung bình 1 tháng của bạn bao nhiêu?

Đại lượng đo lường Thống kê


Trung bình 4.727

Phương sai 7.186

Độ lệch chuẩn 2.840

Giá trị nhỏ nhất 1

Tứ phân vị thứ 1 2.5

Trung vị 4.5

Tứ phân vị thứ 3 6.5

Giá trị lớn nhất 10

Mode 3

Khoảng biến thiên 2.248

Độ trải giữa 4

Bảng 10: Bảng phân tích dữ liệu thu nhập trung bình hàng tháng của học sinh viên
Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện thu nhập trung bình hàng tháng của học sinh sinh viên.

 Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng phân tích, ta có thể thấy thu nhập của học sinh sinh
viên chủ yếu dao động ở mức trung bình và bị giới hạn trong phạm vi hẹp. Phần
lớn người khảo sát có mức thu nhập 3 triệu VNĐ ( chiếm 22,3%). Trên 50% số
sinh viên được khảo sát có thu nhập trong khoảng từ 2 triệu đến 5 triệu. Các giá trị
ngoại lệ chỉ chiếm một phần trăm nhỏ trong khảo sát, chứng tỏ đa số người khảo
sát chưa hoàn toàn tự chủ tài chính và chưa có nguồn thu riêng thêm. Thu nhập ít
nhất là 1 triệu đồng chiếm 5,9% (13/220 người).

Câu 11: Chi tiêu trung bình 1 tháng của bạn bao nhiêu?

Nam Nữ Tổng
Mức chi
tiêu Tần Tần suất Tần Tần suất Tần Tần suất
số phần trăm số phần trăm số phần trăm
(triệu
đồng) (%) (%) (%)

1-2.9 22 33.85 50 32.26 72 32.73

3-4.9 24 36.9 61 39.35 85 38.64

5-6.9 15 23.08 36 23.23 51 23.18


7-8.9 3 4.62 7 4.52 10 4.55

9-10.9 1 1.54 1 0.65 2 1

Tổng 65 100 155 100 220 100


Bảng 11: Bảng tần số thể hiện mức chi tiêu trung bình 1 tháng của HS-SV

Biểu đồ 11: Biểu đồ histogram thể hiện mức chi tiêu trung bình hàng tháng của sinh viên nam
 Nhận xét: Sau khi phân tích, có thể thấy rằng có sự chênh lệch tương đối giữa các
nhóm chi tiêu, và dữ liệu có hướng lệch phải. chúng tôi nhận thấy rằng phân bố
nhiều nhất rơi vào nhóm 3-4,9 triệu là khoảng mà nhiều bạn trẻ dành nhiều cho
nhu cầu chi tiêu nhất với 24 người trên tổng mẫu 65 người nam (36,9%). Xếp kế
tiếp là mức 1-2,9 triệu với 22 người (33,85%). Từ 5 triệu trở đi, số sinh viên nam
sẵn lòng bỏ tiền để chi tiêu hoang phí và gần như cho những thứ không quan

trọng là giảm dần. Từ biểu đồ và bảng số liệu trên chứng tỏ số tiền mà sinh viên
nam sẵn lòng bỏ ra để chi tiêu trong 1 tháng chỉ nằm ở mức thấp (1-4,9 triệu
chiếm hơn 50%), từ đó thấy rằng họ chỉ chi cho những nhu cầu thiết yếu.

Biểu đồ 11: Biểu đồ histogram thể hiện mức chi tiêu trung bình hàng tháng của sinh viên nữ

 Nhận xét: Tương tự như biểu đồ của nhóm sinh viên nam, đối với lựa chọn của các
sinh viên nữ thì cũng thấy rằng có sự chênh lệch tương đối giữa các nhóm chi tiêu,
và dữ liệu cũng lệch về bên phải tuy nhiên tần số chi tiêu của mỗi mức tiền ở mức
cao hơn so với sinh viên nam. Số sinh viên chi khoảng 3-4,9 triệu chiếm nhiều
nhất (39,35 %). Tiếp theo là đến nhóm 1-2,9 triệu với 50/155 người (32,26%). Hầu
như không có sinh viên nữ nào dành ít hơn 1 triệu để chi tiêu trong 1 tháng. Từ
biểu đồ ta có thể thấy tuy cùng mức chi tiêu nhưng tần số của sinh viên nữ chênh
lệch hoàn toàn so với sinh viên nam (trên 50 ở hai mức chi tiêu 1-2,9 triệu và 3-4,9
triệu). Mặc dù từ mức 5 triệu trở đi số sinh viên nữ sẵn lòng bỏ tiền để chi tiêu đều
giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao ( 5-6,9 triệu chiếm 23,23%). Từ đó cho thấy rằng
sinh viên nữ có nhu cầu chi tiêu cao hơn so với sinh viên nam và họ sẵn lòng chi
tiêu nhiều hơn vào những thứ họ thích ở mỗi tháng.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC CHÊNH LỆCH VỀ CHI TIÊU


GIỮA NAM VÀ NỮ
1-2.9

9-10.9 3-4.9

Nam
Nữ

Câu
12:
7-8.9 5-6.9 Bạn
có sử
dụng phần mềm quản lí chi tiêu không?

        Tần suất
      Lựa chọn           Tần số     phần trăm(%)

Có 50 22.73

Không 170 77.27

Tổng 220 100,0


Bảng 12: Bảng tần số thể hiện việc sử sụng phần mềm quản lí chi tiêu ở học sinh sinh viên
Biểu đồ 12: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng phần mềm quản lí chi tiêu của học sinh sinh viên

 Nhận xét: Chỉ có 23% sinh viên đồng ý với việc sử dụng phần mềm quản lí chi
tiêu, có thể xuất phát từ việc họ thật sự quan tâm đến nhu cầu chi tiêu mỗi tháng.
Tuy nhiên, có tới 77% các bạn sinh viên không đồng tình với việc sử dụng phần
mềm quản lí chi tiêu. Điều đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và đặc biệt là
sau đại dịch Covid 19 thì vấn đề tiền bạc càng không phải là vấn đề quan tâm hàng
đầu của giới trẻ. Theo “Blog nhịp sống khỏe” nhiều người trẻ luôn trong tình trạng
lương vừa nhận nhưng chớp mắt đã hết, dù họ tự thấy mình “chẳng tiêu xài bao
nhiêu vì thế họ thấy việc sử dụng app quản lí chi tiêu là không cần thiết. Qua đó có
thể thấy được hiện nay hầu hết sinh viên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chi tiêu
và quản lí việc cân bằng chi tiêu sao cho phù hợp nhất với bản thân, từ đó có thể
ảnh hưởng đến cân bằng chất lượng cuộc sống.

Câu 13: Số lần bạn chi tiêu cho những vấn đề không cần thiết:

Tần suất
Số lần chi tiêu cho những vấn đề Tần Tần số tích Tần
phần trăm
không cần thiết(lần) số lũy suất
(%)

Không bao giờ(<1 lần/tháng) 13 13 0,0591 5,91

Hiếm khi(1-2 lần/tháng) 78 91 0,3545 35,45

Thỉnh thoảng(3-4 lần/tháng) 92 183 0,4182 41,82


Thường xuyên(5-6 lần/tháng) 31 214 0,1409 14,09
>6 lần/tháng 6 220 0,0273 2,73
TỔNG 220 1,0000 100
Bảng 13: Bảng tần suất thể hiện tần suất chi tiêu của HS-SV cho những vấn đề không cần thiết
 Nhận xét: Từ bảng phân phối trên trong tổng số 220 người tham gia khảo sát thì
số lần chi tiêu cho những vấn đề không cần thiết ở mức <1 lần/tháng là 13 người
chiếm 5,91%; hiếm khi(1-2 lần/tháng) là 78 người chiếm 35,45%; Thỉnh thoảng
(3-4 lần/tháng) là 92 người chiếm tỉ lệ 41,82%; ở mức độ thường xuyên (5-6
lần/tháng) là 31 người chiếm tỉ lệ  14,09%; và ở mức cao nhất là >6 lần/tháng có 6
người chiếm tỉ lệ 2,73%. Từ những số liệu trên cho ta thấy được số lần chi tiêu cho
những vấn đề không cần thiết ở mức trên 6 lần/tháng chiếm tỉ lệ thấp nhất là
2,73% . Và cao nhất là ở khoảng 3-4 lần/tháng chiếm 41,82%. Từ đó dễ dàng cho
thấy các bạn học sinh sinh viên rất thỉnh thoảng chi tiêu vào những vấn đề không
cần thiết điều đó sẽ rất ảnh hưởng đến việc phân bổ chi tiêu. Biểu đồ Ogive trên
cho ta thấy được tần số tích lũy ở mức dưới 1 lần là 13 người; mức 1-2 lần/tháng
là 91 người do tích lũy được ở mức < 1 lần( 13 người). Tần số tích lũy ở mức
thỉnh thoảng 3-4 lần/tháng là 183 người( do tích lũy được từ mức <1 lần và 1-2
lần/tháng). Tần số tích lũy ở mức thường xuyên(5-6 lần/tháng) là 214 người ( do
tích lũy được ở mức < 1 lần+ mức 2-3 lần + mức 3-4 lần) và cuối cùng là tần số
tích lũy mức >6 lần/tháng là cao nhất 220 người ( do tích lũy được ở các mức thấp
hơn). Từ biểu đồ trên ta thấy được có tới 183 người có số lần chi tiêu cho những
vấn đề không cần thiết bé hơn 4 lần và có tần suất phần trăm tích lũy là 83,18%.
Đây là một con số cho thấy lượng người có số lần chi tiêu vượt ngân sách < 4
lần/tháng thì nhiều hơn các mức còn lại. Nên suy ra học sinh sinh viên ngày nay có
số lần chi tiêu vào những vấn đề không cần thiết ở mức trung bình.

Câu 14: Bạn đã từng chi tiêu vượt ngân sách chưa?
Chi tiêu vượt ngân sách Tần số Tần suất Tuần suất phần trăm(%)
Chưa từng 55 0,2500 25,00
Đã từng 131 0,5955 59,55
Từng nhiều lần 34 0,1545 15,45
TỔNG 220 1,0000 100
Bảng 14: Bảng tần số thể hiện việc chi tiêu vượt ngân sách của HS-SV

 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ trên ta thấy được rằng, trong tổng số 220 người tham
gia khảo sát về việc chi tiêu vượt ngân sách thì có tới 55 người chưa từng chi tiêu
vượt ngân sách chiếm tỉ lệ 25%. Cũng từ khảo sát trên có đến 131 người đã từng
chi tiêu vượt ngân sách chiếm tỉ lệ 59,55% và việc chi tiêu vượt ngân sách nhiều
lần là 34 người chiếm tỉ lệ 15,45%. Từ biểu đồ trên cho ta thấy được số lượng
người từng nhiều lần chi tiêu vượt ngân sách là thấp nhất chỉ 15,45% trong khi đó
số lượng người đã từng chi tiêu vượt ngân sách là 59,55%. Từ những số liệu trên
cho ta thấy được một thực trạng đáng quan tâm là số lượng người đã từng chi tiêu
vượt ngân sách quá lớn suy ra được mức thu nhập của mỗi người trong giới trẻ thì
có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của họ nên mới sinh ra thực trạng là
chi tiêu vượt ngân sách. Chúng ta sẽ dàng nhận thấy giới trẻ ngày nay còn thiếu
nhiều kĩ năng trong quản lý chi tiêu.

Câu 15: Số tiền cao nhất bạn từng chi trong 1 tháng?

Số tiền cao nhất từng chi trong 1


Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)
tháng(triệu)
<5 125 0,5682 56,82
5-7 50 0,2273 22,73
7-9 16 0,0727 7,27
9-11 7 0,0318 3,18
11-13 6 0,0273 2,73
13-15 7 0,0318 3,18
15-17 1 0,0045 0,45
>17 8 0,0364 3,64
TỔNG 220 1,0000 100
Bảng 15: Bảng tần số thể hiện số tiền cao nhất từng chi trong 1 tháng
 Nhận xét: Biểu đồ histogram trên cho ta thấy biểu đồ đang có xu hướng lệch phải
thể hiện phần lớn số người từng chi số tiền cao nhất trong 1 tháng có mức tiền < 7
triệu. Trong tổng số 220 người tham gia khảo sát thì số lượng người có số tiền cao
nhất chi tiêu trong 1 tháng dưới 5 triệu là 125 người chiếm tỉ lệ 56,82%. Số lượng
người có số tiền cao nhất từng chi trong 1 tháng dao động từ 5-7 triệu là 50 người
chiếm tỉ lệ 22,73%. Số lượng người có số tiền từng chi cao nhất trong 1 tháng dao
động từ 7-9 triệu là 16 người chiếm tỉ lệ 7,27%. Số lượng người có số tiền từng
chi cao nhất trong 1 tháng dao động từ 9-11 triệu là 7 người chiếm tỉ lệ 3,18%. Số
lượng người có số tiền từng chi cao nhất trong 1 tháng dao động từ 11-13 triệu là 6
người chiếm tỉ lệ 2,73%. Số lượng người có số tiền từng chi cao nhất trong 1 tháng
dao động từ 13-15 triệu là 7 người chiếm tỉ lệ 3,18%. Số lượng người có số tiền
từng chi cao nhất trong 1 tháng dao động từ 15-17 triệu là 1 người chiếm tỉ lệ
0,45%. Cuối cùng là số lượng người có số tiền từng chi cao nhất trong 1 tháng lớn
hơn 17 triệu là 8 người chiếm 3,64%. Vậy nên ta thấy được số lượng người có số
tiền từng chi nhiều nhất trong 1 tháng là 15-17 triệu là thấp nhất chỉ có 1
người(0,45%) và cao nhất thuộc về số lượng người có số tiền từng chi trong 1
tháng dưới 4 triệu là cao nhất 125 người chiếm tỉ lệ 56,82%.  Từ đó ta dễ dàng
thấy được mức thu nhập và tài chính của giới trẻ hiện nay cũng khá thấp do suy ra
được từ tổng số 125 người đã bình chọn có mức chi lớn nhất trong 1 tháng là bé
hơn 4 triệu.

Câu 16: Bạn có thấy việc kiểm soát chi tiêu trở nên khó khăn trong bối cảnh
hiện nay  hay không?

Bảng 16. Bảng tần số, tần suất thể hiện việc kiểm soát chi tiêu của ĐTKS

Kiểm soát chi tiêu có khó không Tần số Tần suất Tần suất %

Có, khó kiểm soát 128 0.5818 58.18%


Không, tự bản thân có thể cân bằng 92 0.4182 41.82%

Tổng 220 1.0000 100.00

 Nhận xét: Trong số 220 người làm khảo sát, có 128 người (chiếm 58.18%) tự
nhận thấy bản thân khó kiểm soát chi tiêu, chiếm hơn một nửa. 92 người còn lại
(chiếm 41.82%) là cảm thấy tự bản thân có thể cân bằng chi tiêu.

Câu 17: Bạn dành bao nhiêu phần trăm chi tiêu mỗi tháng cho mua sắm và
các mối quan hệ?
Bảng 17. Bảng tần số, tần suất thể hiện mức phần trăm chi tiêu của
ĐTKS

Mức chi tiêu Cho bản thân Cho các mối quan hệ khác

(gia đình, bạn bè, người thân,


…)

Tần số Tần suất Tần số Tần suất

10-20% 79 0.3591 85 0.3864

20-30% 53 0.2409 56 0.2545

30-40% 42 0.1909 39 0.1773

40-50% 21 0.955 18 0.818

50-60% 18 0.818 16 0.727

>60% 7 0.318 6 0.273

Tổng 220 1 220 1


 Nhận xét: Khi được hỏi về mức độ phần trăm chi tiêu cho bản thân và cho các mối
quan hệ khác (gia đình, bạn bè, người thân,…) của các đối tượng khảo sát, kết quả
thu được như sau: Ở mức 10-20% và 20-30% thì hầu hết ĐTKS lựa chọn việc chi
tiêu cho các mối quan hệ khác có phần cao hơn là chi tiêu cho bản thân với tỷ lệ
lần lượt là 38.64% > 35.91%, 25.45% > 24.09%. Nhưng đến mức 30-40%,40-
50%, 50-60% và >60% thì ĐTKS lựa chọn chi tiêu cho bản thân cao hơn so với
chi tiêu cho các mối quan hệ khác với các tỷ lệ lần lượt là 19.09% > 17.73%,
9.55% > 8.18%, 8.18% > 7.27%, 3.18% > 2.73%. Và hầu như ĐTKS đều sẵn sàng
chọn mức chi tiêu cho bản thân cũng như các mối quan hệ khác ở mức phần trăm
dao động từ 10-40 vì số người lựa chọn ở 3 mức đó khá cao (chiếm hơn phân nửa
số người khảo sát).

Câu 18: Mỗi tháng bạn bạn có  khoảng dư tiết kiệm không?

Bảng 18: Bảng tần số, tần suất thể hiện khoảng dư tiết kiệm của ĐTKS

Tần số Tần suất Tần suất %

Có 155 0,7045 70,45

Không 65 0,2955 29,55

Tổng 220 1,0000 100,00


Biểu đồ 18: Biểu đồ thể hiện khoảng dư tiết kiệm của đối tượng khảo sát

 Nhận xét: Thông qua khảo sát, nhận thấy phần lớn mọi người đều có khoản dư
tiết kiệm với 155 người (chiếm 70,45%), còn lại 55 người (chiếm 29,55%) là
không có khoảng dư tiết kiệm. Cho thấy phần lớn học sinh, sinh viên hiện nay đều
biết tiết kiệm nhưng vẫn còn một số ít người chưa biết tạo nguồn tiết kiệm cho bản
thân. Nguyên nhân có thể là họ vẫn còn là học sinh, sinh viên nên vẫn chưa có thu
nhập nhiều để có thể tự tạo cho bản thân một khoảng tiết kiệm, cũng có thể họ chi
tiêu vừa đủ hoặc vượt quá khoảng thu nhập họ kiếm được nên không có khoảng
tiết kiệm.

Câu 19: Đánh giá mức độ hài lòng về chi tiêu của bạn:

MỨC ĐỘ Mức 1 Mức 2 Mức 3

 CHI TIÊU
Tần số Tần suất Tần số Tần suất Tần Tần suất
(TRIỆU ĐỒNG) % % số %

1 7 25 18 64.28 3 10.71
1.5 3 23.08 5 38.46 5 38.46

2 10 40 10 40 5 20

2.5 3 30 5 50 2 20

3 13 30.23 27 62.79 3 6.98

3.5 1 25 2 50 1 25

4 7 24.14 19 65.52 3 10.34

4.5 5 71.43 1 14.29 1 14.29

5 11 28.21 24 61.54 4 10.26

6 3 27.27 4 36.36 4 36.36

7 5 71.43 1 14.29 1 14.29

8 1 50 1 50 0 0

10 1 50 1 50 0 0
Bảng 19: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng về khoảng chi tiêu

Biểu đồ 19: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng khi chi tiêu của học sinh sinh viên
 Nhận xét: Thông qua số liệu khảo sát được, chúng em quan sát được mức chi tiêu
4,5 triệu mỗi tháng có mức hài lòng rất cao, cụ thể có đến 70% đối tượng khảo sát
đồng tình với mức chi tiêu này. Điều này chứng tỏ khoảng 4,5 triệu cho mỗi tháng
là phù hợp cho nhu cầu của mỗi người. Tương tự, mức khảo sát được nhiều sinh
viên không đồng tình nhất là 1,5 triệu (chiếm 38,46%) và 6 triệu (chiếm 36,36%) .
Hai mức chi tiêu này phản ánh độ chênh lệch rõ so với thu nhập trung bình mà họ
có: 1,5 triệu là quá ít cho những nhu cầu và chi tiêu thiết yếu với mức giá đắt đỏ ở
một thành phố lớn; còn 6 triệu là quá cao so với khả năng thu nhập của mỗi học
sinh sinh viên đặc biệt là đa số các bạn còn phụ thuộc tài chính vào thu nhập gia
đình khá nhiều.

PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


I. Kết luận:
- Có thể nhận thấy nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trong tình trạng
khủng hoảng từ đó gây ảnh hưởng đến mức sống của học sinh sinh viên
đang sống ở TP HCM nói riêng và tất cả người dân sống trên địa bàn TP
HCM nói chung. Nền kinh tế có sự ảnh hưởng vô cùng to lớn tới mức
sống của giới trẻ từ đó cho ta thấy được mốii quan hệ mật thiết của nền
kinh tế đối với thu nhập và chi tiêu của học sinh sinh viên TP HCM. Từ
những số liệu bên trên cho chúng ta có thể kết luận rằng mức lương và
tài chính của giới trẻ ngày nay thì lại không phù hợp với nhu cầu chi
tiêu của họ từ đó dẫn đến sự mất cân bằng trong chi tiêu gây ra những
hậu quả hết sức nghiêm trọng . Bên cạnh đó, nguyên nhân khác là do sự
phân bổ chi tiêu của giới trẻ chưa hợp lý từ đó dẫn đó sự thiếu hụt trong
chi tiêu. Hơn thế nữa là các bạn trẻ ngày nay dễ dàng bị thu hút để chi
tiêu vào những vấn đề không cần thiết và đã xem nhẹ đi việc quản lý chi
tiêu và tích lũy tài chính để dành vào những vấn để cấp thiết.
- Nguyên chủ yếu dẫn đến sự mất kiểm soát chi tiêu của giới trẻ trong bối
cảnh nền kinh tế sau đại dịch covid-19:
+ Chi tiêu quá nhiều về những vấn đề không cần thiết
+ Thiếu kĩ năng trong việc quản lý tài chính
+ Không có kế hoạch trong việc phân bổ chi tiêu hằng tháng
+ Mua sắm chỉ để giải tỏa “nỗi buồn” từ đó dẫn đó lãng phí trong chi
tiêu
+ Các bạn trẻ lại hay chạy theo những sở thích hay trào lưu của người
khác mặc dù tài chính không cho phép
+ Giới trẻ dễ bị thu hút bởi những chương trình “săn sale” trên các sàn
thương mại điện tử
+ Không có “ quỹ dự phòng” cho riêng mình để chi tiêu vào những vấn
đề cấp bách
+ Các bạn trẻ còn chủ quan xem nhẹ sự đầu tư từ đó đánh mất đi cơ hội
tạo ra nguồn thu nhập chủ động cho cá nhân
- Hậu quả:
+ Việc chi tiêu thiếu kiểm soát vào những vấn đề không cần thiết sẽ dẫn
đến sự thiếu hụt lớn về tài chính và giới trẻ sẽ rất khó khăn trong việc
chi tiêu cho những việc cấp thiết
+ Thiếu kĩ năng trong quản lý tài chính sẽ gây ra việc giới trẻ điển hình
là học sinh sinh viên sẽ luôn cảm thấy không hài lòng trong việc chi tiêu
từ đó dẫn đến luôn trong tình trạng khó khăn về tiền bạc. Khi gặp những
tình huống rủi ro thì hoàn toàn không có khả năng để chi trả cho những
tình huống đó
+ Không có kế hoạch chi tiêu hàng tháng sẽ dẫn đến việc là sẽ không
thể đủ tài chính để trang trải cho thời gian còn lại của tháng đó. Từ đó
gây ra những căng thẳng áp lực về tiền bạc cho giới trẻ
+ Việc chạy theo trào lưu khi tài chính của giới trẻ là một điều rất phổ
biến nó không chỉ gây ra tình trạng tài chính không phù hợp với chi tiêu
mà nó còn gây ra sự lãng phí to lớn dẫn đến ta sẽ đánh mất đi khoảng
chi tiêu để phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt,…
+ Việc chi tiêu quá nhiều so với tài chính và việc xem nhẹ việc đầu tư
khiến giới trẻ dễ dàng mất đi cơ hội để phát triển và đỡ đần cho gia
đình.
II. Đề xuất:
-  Biện pháp khắc phục: Trước bối cảnh nền kinh tế nước ta còn nhiều
biến động sau đại dịch covid-19 thì việc chi tiêu của giới trẻ còn nhiều
khó khăn vậy nên cần phải đề ra những biện pháp cấp thiết để quản lý
chi tiêu cho hiệu quả từ đó giới cải thiện đời sống của họ
+ Các bạn trẻ nên lập ra bảng phân bố chi tiêu thật sự hợp lý để phù
hợp với tài chính và mức lương của bạn thân
+Tránh đua đòi chạy theo những thú vui trào lưu trên mạng xã hội khi
tài chính của bản thân không thể đáp ứng góp phần lớn vào việc quản lý
chi tiêu ngày càng trở nên hiệu quả từ đó điều kiên tài chính của mỗi
người sẽ cải thiện
+ Thay đổi thói quen mua sắm để quản lý chi tiêu chẳng hạn như: trước
khi mua đồ, chúng ta cần chuẩn bị danh sách những mặt hàng thiết yếu
cần thiết nhất ước tính số tiền sau đó cân nhắc điều chỉnh sao cho hợp
lý. Và sau cùng nếu còn khả năng mới xem xét đến những mặt hàng
không cần thiết
+ Sử dụng các app hoặc các phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân
+ Xây dựng tính kỉ luật và kĩ càng trong việc chi tiêu để tránh tiêu xài
quá mức cho phép
+ Nên phân bổ tài chính ra thành nhiều khoảng: sau khi nhận lương
hàng tháng cần ưu tiên phần tài chính cho tiết kiệm cho những việc cấp
thiết đầu tiên và sau đó mới suy xét đến những khoản chi tiêu cần thiết
cuối cùng là những vấn đề không thiết yếu
+ Chủ động hơn trong việc đầu tư tài chính và các khoảng thu nhập phụ
để giúp chúng ta cải thiện một phần nào những gánh nặng cho nguồn
thu nhập chính để đời sống vật chất và tinh thần của giới trẻ để ngày
càng tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc
làm quý I năm 2022
- “ Vươn lên từ đại dịch” – báo tuổi trẻ online
- Những sai lầm trong quản lý chi tiêu của người trẻ khiến họ lúc
nào cũng rơi vào tình trạng “rỗng túi” - Cake.vn
- Tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế và phát
triển bền vững ở Việt Nam – viện nghiên cứu khoa học
- Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam, Tháng 8/2022 – world bank

PHỤ LỤC
 Bảng câu hỏi:
1. Giới tính của bạn là?
A.   NAM                     B. NỮ
2. Độ tuổi của bạn là?

A.  15-18 TUỔI B.   18-22 TUỔI

3. Công việc hiện tại của bạn:


A. HỌC SINH
B. SINH VIÊN
4. Nơi làm việc của bạn:
A. CÒN HỌC
B. CƠ QUAN/CÔNG TY
C. ONLINE
D. KHÁC
5. Nơi ở hiện nay của bạn:
A. NHÀ ( tại nhà, nhà người thân)
B. TRỌ
C. KÍ TÚC XÁ
D. CHUNG CƯ
E. KHÁC
6. Khu vực sinh sống hiện nay của bạn?
7. Thu nhâp của bạn chủ yếu đến từ những nguồn nào ( chọn nhiều hơn 1
đáp án)?
A. GIA ĐÌNH
B. LÀM THÊM (FULLTIME/ PARTIME)
C. BÁN HÀNG ONLINE
D. ĐẦU TƯ
E. NGUỒN THU KHÁC
8. Thu nhập của bạn có phụ thuộc vào gia đình không?
A. HOÀN TOÀN PHỤ THUỘC
B. PHỤ THUỘC 1 NỬA
C. PHỤ THUỘC 1 PHẦN NHỎ
D. HOÀN TOÀN KHÔNG PHỤ THUỘC
9. Việc kiếm thêm thu nhập chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng thời gian
của bạn?
A. HOÀN TOÀN THỜI GIAN
B. THỜI GIAN RẢNH
C. CHƯA ĐI LÀM
10. Thu nhập trung bình 1 tháng của bạn ( tính cả chu cấp của gia đình)?
11. Chi tiêu trung bình 1 tháng của bạn là?
12. Bạn có sử dụng phần mềm quản lí chi tiêu không?
A. CÓ
B. KHÔNG
13. Tần suất bạn dành cho những vấn đề không cần thiết là:
A. Không bao giờ (<1 lần/tháng)
B. Hiếm khi (1-2 lần/tháng)
C. Thỉnh thoảng (3-4 lần/tháng)
D. Thường xuyên (5-6 lần/tháng)
E. >6 lần/tháng
14. Bạn đã từng chi tiêu vượt ngân sách chưa?
A. CHƯA TỪNG
B. ĐÃ TỪNG
C. TỪNG NHIỀU LẦN
15. Số tiền cao nhất bạn từng chi trong 1 tháng là bao nhiêu?
A. <5 TRIỆU
B. 5-7 TRIỆU
C. 7-9 TRIỆU
D. 9-11 TRIỆU
E. 11-13 TRIỆU
F. 13-15 TRIỆU
G. 15-17 TRIỆU
H. >17 TRIỆU
16. Bạn có thấy việc kiểm soát chi tiêu trở nên khó khăn trong bối cảnh
hiện nay hay không?
A. CÓ, KHÓ KIỂM SOÁT
B. KHÔNG, TỰ BẢN THÂN CÓ THỂ CÂN BẰNG
17. Bạn dành bao nhiêu phần trăm chi tiêu mỗi tháng cho việc mua
sắm cá nhân và các mối quan hệ?
A. 10-20%
B. 20-30%
C. 30-40%
D. 40-50%
E. 50-60%
F. >60%
18. Mỗi tháng bạn có khoảng dư tiết kiệm không?
A. CÓ
B. KHÔNG
19. Đánh giá về mức độ chi tiêu của bạn :
A. MỨC 3: HOÀN TOÀN HÀI LÒNG
B. MỨC 2: HÀI LÒNG
C. MỨC 3: KHÔNG HÀI LÒNG

 Dữ liệu khảo sát:


1 nhaccongnguyen@gmail.com
2 huynhnhu18102004n@gmail.com
3 Dthduogn2809@gmail.com
4 dinhdieulinh19.9.2003@gmail.com
5 nguyenchaubaotranka3cg.ts22@gmail.com
6 nhv2704@gmail.com
7 trannguyenhoangan.02012004@gmail.com
8 tramanhha02@gmail.com
9 trucpha2027@gmail.com
10 mainhuthuy071104@gmail.com
11 phamai.31221025384@st.ueh.edu.vn
12 nguyenthingocnhi2909@gmail.com
13 Rmdanhda@gmail.com
14 duyen.phanduyn269@hcmut.edu.vn
15 hieule.31221021549@st.ueh.edu.vn
16 thaovo123tg@gmail.com
17 linhtran.31211026915@st.ueh.edu.vn
18 2257012274uyen@ou.edu.vn
19 anh.lemhkl@hcmut.edu.vn
20 puyen0945996954@gmail.com
21 nhinhan.31221020496@st.ueh.edu.vn
22 phuonganh102582@gmail.com
23 mytuphan0911@gmail.com
24 nhacao.31221022046@st.ueh.edu.vn
25 doanngocngaan@gmail.com
26 nguyentruc.584639@gmail.com
27 nhakhanh1002@gmail.com
28 phong24404@gmail.com
29 trangiavyan92@gmail.com
30 62200164@student.tdtu.edu.vn
31 uyentp22402@st.uel.edu.vn
32 nhutruong.20012004@gmail.com
33 hienho.31221025371@st.ueh.edu.vn
34 nineonthecloud@gmail.com
35 yennguyen.31221024145@st.ueh.edu.vn
36 uyen.nguyenngocphuong@hcmut.edu.vn
37 pmn17102004@gmail.com
38 minhtrungok1@gmail.com
39 ndanh24032004@gmail.com
40 vocongkhanhcaibe12@gmail.com
41 ngoclan070104@gmail.com
42 nbich2004@gmail.com
43 2200002868@nttu.edu.vn
44 phuochien2004@gmail.com
45 trannguyenkhaainak2004@gmail.com
46 Henryru1712@gmail.com
47 thupham.31221023904@st.ueh.edu.vn
48 uyennhi1407qnm@gmail.com
49 hongconbk@gmail.com
50 vothianhdao0932995292@gmail.com
51 hoangmaid1869@gmail.com
52 minhtri257tk@gmail.com
53 thucdoan02072004@gmail.com
54 lai19001090@gmail.com
55 annt22503@st.uel.edu.bn
56 mongquyen1101@gmail.com
57 honghanhle0310@gmail.com
58 hoanglanle130904@gmail.com
59 hnqtran02@gmail.com
60 phmngchn197@gmail.com
61 trthuphuong.0112@gmail.com
62 Khoinguyenc5a@gmail.com
63 Xinx2006@gmail.com
64 nhudtq22504st@.uel.edu.vn
65 dieuthao247@gmail.com
66 truongminhdung04@gmail.com
67 nataliengvn@gmail.com
68 nhunghuynh.31221021679@st.ueh.edu.vn
69 vyk30324@gmail.com
70 annhien030@gmail.com
71 ngvuwthanhthuy@gmail.com
72 vothitrucquyentg123@gmail.com
73 vosiduc1903@gmail.com
74 ngoctuongvi95@gmail.com
75 dduyen800@gmail.com
76 hienho.31221026933@st.ueh.edu.vn
77 dvdtrungforwork@gmail.com
78 nmq2102@gmail.com
79 baonguyen17112004@gmail.com
80 minhthu9552@gmail.com
81 phuongnguyen.31221022050@st.ueh.edu.vn
82 trancantienn3010@gmail.com
83 nguyenthingocmy.96cb@gmail.com
84 duongquocduy.96cb@gmail.com
85 nguyenquynh260604@gmail.com
86 huynhnhu020304@gmail.com
87 nhudbk10@gmail.com
88 tungle.31221022054@st.ueh.edu.vn
89 dung596848@gmail.com
90 khanhkata1304@gmail.com
91 ngnlamphn0612@gmail.com
92 ymahnahpmahp@gmail.com
93 quyento.31221022167@st.ueh.edu.vn
94 tuan0949227545@gmail.com
95 nauyen234@gmail.com
96 Loan240804@gmail.com
97 oanhbuicaohoang12345@gmail.com
98 Tuongan.10082009@gmail.com
99 lephuongtrinhlalala@gmail.com
100 lnqnhu2004@gmail.com
101 songhientk2016@gmail.com
102 quyenha.31221026607@st.ueh.edu.vn
103 hathimyquyen2019a@gmail.com
104 kimhang160604@gmail.com
105 huynhhoangthanhtam@gmail.com
106 nghinguyen.31221026798@st.ueh.edu.vn
107 hongnhungrm@gmail.com
108 thuctrinh931@gmail.com
109 thuyhuongelodie07@gmail.com
110 giangvnk22407ca@st.uel.edu.vn
111 Akiet2801@gmail.com
112 anhtran6901@gmail.com
113 lanthivananh.10022004@gmail.com
114 huynhvananh8263@gmail.com
115 huyly.31221023092@st.ueh.edu.vn
116 vothiquynhhuong660@gmail.com
117 nguyennhu060504@gmail.com
118 chocodonxxyyzz1@gmail.com
119 vyvy.pckg@gmail.com
120 duyxyz192837465@gmail.com
121 nguyentrung123456@gmail.com
122 thereallifegirl01@gmail.com
123 yyennguyen123@gmail.com
124 nguyenthuyanh134@gmail.com
125 phucnguyngoc000311@gmail.com
126 nhanghi2204@gmail.com
127 thikieutrinh2303@gmail.com
128 nguyetkuongxinhdep@gmail.com
129 mchau11102004@gmail.com
130 doantanthanh0110@gmail.com
131 thanhkhai1234567890@gmail.com
132 nggnhoangha1231@gmail.com
133 kieuoanh0988388611@gmail.com
134 vothidiemmy2k4@gmail.com
135 vylt22@uef.edu.vn
136 vyl488508@gmail.com
137 dinhthinguyet1313@gmail.com
138 meibeauty287@gmail.com
139 trankhaian271104@gmail.com
140 nemm0611@gmail.com
141 hongphuoc2862004@gmail.com
142 2254132021khanh@ou.edu.vn
143 pnguyetmiinh@gmail.con
144 minhhoang16112@gmail.com
145 thanhphanlv2017@gmail.com
146 hn12102004@gmail.com
147 22510100987@uah.edu.vn
148 tan26102004@gmail.com
149 quedoannbk@gmail.com
150 hoad1027@gmail.com
151 mmydungvo@gmail.com
152 phamviethungf9@gmail.com
153 lachihao2004@gmail.com
154 tranlamyentran@gmail.com
155 tle656383@gmail.com
156 luuquinghi@gmail.com
157 lenguyen.31221025124@st.ueh.edu.vn
158 le.panh2403@gmail.com
159 phamthanhthaomy@gmail.com
160 letanthinh2xxx@gmail.com
161 anhphan.31221027061@gmail.com
162 tranduylong2712@gmail.com
163 trantrungtin241@gmail.con
164 nvu44342@gmail.com
165 phunphun2403@gmail.com
166 truongthanhthao531@gmail.com
167 votrongphucka3cg.ts22@gmail.com
168 duongduong2408@gmail.com
169 duongduong2408@gmail.com
170 chungngochongthanh@gmail.com
171 tranthanhtri003gmail.com
172 quocanh.trh@gmail.com
173 hoayujiu@gmail.com
174 banhtetcukieuco102@gmail.com
175 quachthinguyen2004@gmail.com
176 duongkhanhhuyenkg@gmail.com
177 tranhigh33@gmail.com
178 thiendi00k@gmail.com
179 Nhatlan0903ltk@gmail.com
180 thienbaoqn2004@gmail.com
181 xuannhi014@gmail.com
182 duongkhanhhuyen@gmail.com
183 krixi.jennie01@gmail.com
184 Yn472003@gmail.cm
185 tuananh200520062007@gmail.com
186 huuthang6863@gmail.com
187 truongquockiet1211@gmail.com
188 phatxit108@gmail.com
189 phantaiphu3572@gmail.com
190 Nguyenngoctrinh2405@gmail.com
191 ntcamnhung22@gmail.com
192 canhcutbeou22@gmail.com
193 duongvanloi@gmail.com
194 thanhangelbaby1@gmail.com
195 longvo2027@gmail.com
196 myphamgiatot1@gmail.com
197 baothinhpeace@gmail.com
198 nganmoonee1995@gmail.com
199 khanhbangphan2010@ gmail.com
200 18.phambaonguyen@gmail.com
201 ngthgiabao@gmail.com
202 vot85846@gmail.com
203 oanhle.1521@gmail.com
204 truchanmai2706@gmail.com
205 trannnh22404a@st.uel.edu.vn
206 quanpan89@gmail.com
207 nhusu0608@gmail.com
208 ellynhu06082008@gmail.com
209 lammy7565@gmail.com
210 hanly8477@gmail.com
211 camthao9876@gmail.com
212 lyyhanaa@gmail.com
213 giahanly771@gmail.com
214 ghana310310@gmail.com
215 cdiep3276@gmail.com
216 linhmaplongan63@gmail.com
217 tommykg1104@gmail.com
218 nguyenthitoquyen114@gmail.com
219 hang0869887541@gmail.com
220 9andvuthihau@gmail.com

You might also like