Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

CHI TRÊN

1. Cơ nào sau đây bám vào bờ ngoài xương bả vai:

A. Cơ tròn nhỏ
B. Cơ dưới gai
C. Cơ dưới vai
D. Đầu dài cơ tam đầu

2. Các cơ sau đây đều bám vào mỏm quạ xương vai ngoại trừ:

A. Cơ quạ cánh tay


B. Đầu ngắn cơ nhị đầu
C. Cơ ngực nhỏ
D. Đầu dài cơ tam đầu

3. Bờ nào của xương vai không sờ thấy được: (NEET Pattern 2015)

A. Trong
B. Ngoài
C. Dưới
D. Trên

4. Cấu trúc nào sau đây không thuộc các thành phần nội khớp: (NEET Pattern 2015)

A. Hố quạ
B. Hố quay
C. Hố khuỷu
D. Lồi cầu ngoài xương cánh tay

5. Thần kinh nào sau đây không liên quan đến xương cánh tay: (NEET Pattern 2015)

A. Thần kinh nách


B. Thần kinh quay
C. Thần kinh trụ
D. Thần kinh cơ bì

7. Cơ nào sau đây không bám vào củ lớn xương cánh tay: (AIIMS 2015)

A. Cơ tròn nhỏ
B. Cơ trên gai
C. Cơ dưới gai
D. Cơ dưới vai

8. Cơ nào sau đây bám vào rãnh gian củ xương cánh tay:(NEET Pattern 2012)

A. Cơ lưng rộng
B. Cơ tròn lớn
C. Cơ ngực lớn
D. Cơ Deltoid

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
9. Câu nào đúng về xương quay: (NEET Pattern 2013)

A. Có rãnh quay ở mặt sau


B. Thành phần chính ở khớp cổ tay
C. Nằm phía trong xương trụ
D. Động mạch quay nằm phía trong mỏm trâm quay

10. Cấu trúc nằm ngoài lồi củ quay: (NEET Pattern 2014)

A. Cơ duỗi ngón cái dài


B. Cơ duỗi cổ tay quay dài
C. Cơ cánh tay quay
D. Cơ duỗi cổ tay trụ

11. Mỏm trâm quay là nơi bám của: (NEET Pattern 2012)

A. Cơ duỗi cổ tay trụ


B. Cơ cánh tay quay
C. Cơ duỗi cổ tay quay
D. Cơ khuỷu

12. Tất cả các đôi cơ và chỗ bám dưới đây đều đúng ngoại trừ:

A. Cơ lưng rộng: sàn rãnh gian củ xương cánh tay


B. Cơ dưới vai: lồi củ nhỏ
C. Đầu ngắn cơ nhị đầu: mỏm quạ xương vai
D. Cơ tròn lớn: lồi củ lớn

13. Cơ nào sau đây không cho vận động khớp vai? (NEET Pattern 2014)

A. Cơ tròn lớn
B. Cơ ngực nhỏ
C. Cơ dưới vai
D. Cơ thang

14. Các cơ sau đây có chức năng giạng cánh tay ngoại trừ: (AIPG Pattern 2014)

A. Cơ Deltoid
B. Cơ trên gai
C. Cơ răng trước
D. Cơ ngực lớn

15. Câu nào sau đây đúng khi nói về động tác giạng khớp vai (Đ/S): (PGIC 2016)

A. Cơ trên gai khởi động động tác


B. Cơ răng trước và cơ thang hỗ trợ cho động tác
C. Các sợi phần đòn cơ deltoid có vai trò giạng khớp vai
D. Tổn thương thần kinh nách không ảnh hưởng tới động tác
E. Gân của các cơ giạng khớp vai giúp cố định khớp

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
16. Thần kinh nào sau đây có nguyên ủy từ thân đám rối cánh tay? (NEET Pattern 2013,16)

A. Thần kinh trên vai


B. Thần kinh ngực dài
C. Thần kinh ngực trước
D. Thần kinh cho cơ dưới đòn

17. Thần kinh nào sau đây không nhận các nhánh thần kinh chi phối từ các rễ C5, 6,7? (NEET
Pattern 2015)

A. Thần kinh ngực ngoài


B. Thần kinh cơ bì
C. Rễ ngoài của thần kinh giữa
D. Thần kinh trụ

18. Thần kinh nào sau đây nhận tất cả các nhánh từ các rễ đám rối cánh tay? (NEET Pattern
2013)

A. Thần kinh nách


B. Thần kinh trụ
C. Thần kinh giữa
D. Thần kinh cơ-bì

19. Tất cả các cấu sau đây đều đúng khi nói về đám rối cánh tay ngoại trừ: (NEET pattern
2014)

A. Thân dưới được tạo bởi các rễ C8 và T1


B. Bó ngoài được tạo nên bởi thân trên và thân giữa
C. Bó sau được tạo nên bởi các nhánh sau của cả 3 thân
D. Rễ C4 tham ra một phần tạo nên đám rối cánh tay

20. Thần kinh vai sau chi phối:(JIPMER 2007; NEET Pattern 2014)

A. Cơ nâng vai và cơ trám


B. Cơ trên gai và cơ dưới gai
C. Cơ lưng rộng
D. Cơ răng trước

21. Bó sau của đám rối cánh tay được tạo nên bởi:(NEET Pattern 2015)

A. Nhánh trước của thân trên


B. Nhánh sau của thân trên

C. Nhánh trước của thân trên, giữa và dưới


D. Nhánh sau của thân trên, giữa và dưới

22. Tất cả các nhánh sau đều tách ra ở dưới xương đòn ngoại trừ:(NEET Pattern 2013)

A. Thần kinh trụ


B. Thần kinh ngực dài

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
C. Thần kinh nách
D. Thần kinh ngực lưng

23. Tất cả các thần kinh sau đều là nhánh của bó sau đám rối cánh tay ngoại trừ: (JIPMER
2010; NEET Pattern 2014)

A. Thần kinh nách


B. Thần kinh quay
C. Thần kinh ngực dài
D. Thần kinh ngực lưng

24. Bó sau đám rối cánh tay chi phối cho: (NEET Pattern 2015)

A. Cơ tròn nhỏ
B. Cơ ngực nhỏ
C. Cơ quạ cánh tay
D. Đầu dài cơ nhị đầu

25. Các rễ cho các sợi tới thần kinh ngực- lưng là: (NEET Pattern 2013)

A. C5, 6, 7
B. C8; T1
C. C6, 7, 8
D. T1, 2

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
ĐÁP ÁN PHẦN LÝ THUYẾT
1. a. Cơ tròn nhỏ >> d (câu hỏi 1 đáp án thì chọn a)

• Bờ ngoài xương vai là nguyên ủy của cơ tròn nhỏ

• Đầu dài cơ nhị đầu bám vào củ dưới ổ chảo (thuộc bờ ngoài xương vai).

2. d. Đầu dài cơ tam đầu bám vào củ dưới ổ chảo.

3. b. Bờ ngoài>>d

• Bờ ngòai xương vai là chỗ bám của các cơ dưới vai, cơ tròn lớn, tròn nhỏ, cùng với đầu bám tận của
cơ tăng trước ở phía dưới cho nên không thể sờ được dưới da

• Bờ trên xương vai nằm khá sâu, khó có thể sờ được dưới da

4. d. Lồi cầu ngoài xương cánh tay

• Lồi cầu ngoài và trong xương cánh tay nằm ngoài dây chằng bao khớp.

5. d. Thần kinh cơ bì

Thần kinh cơ bì không có mối liên quan trực tiếp về giải phẫu nào với xương cánh tay.

Các thần kinh có mối liên quan gần với xương cánh tay: thần kinh nách, thần kinh quay, thần kinh trụ.

7. d. Cơ dưới vai

• Cơ dưới vai bám vào củ nhỏ xương cánh tay (không phải củ lớn ).

• SIT (Cơ trên gai, Cơ dưới gai, Cơ tròn nhỏ) bám vào củ lớn xương cánh tay.

8. a. lưng rộng

• Cơ lưng rộng bám vào sàn của rãnh gian củ.

• Cơ ngực lớn bám vào môi ngoài rãnh , Cơ tròn lớn bám vào môi trong rãnh gian củ.

9. b. Thành phần chính của cổ tay > d. Nằm phía trong mỏm trâm quay

• Ban đầu ĐM quay nằm phía trong mỏm trâm quay, sau đó vòng ra ngoài uốn quanh mỏm trâm quay
vào hõm lào giải phẫu

10. b. Cơ duỗi cổ tay quay dài

11. b. Cơ cánh tay quay

12. d. Cơ tròn lớn bám tận vào môi trong rãnh gian củ xương cánh tay.

13. b. Cơ ngực nhỏ

• Cơ ngực nhỏ là một cơ hô hấp phụ, nó giúp cố định xương vai bằng cách đẩy xương vai ra trước

14. d.

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
15. a b. e.

• Cơ răng trước và cơ deltoid là 2 cơ chính giúp giạng cánh tay.

• Cơ răng trước và cơ thang giúp vận động động tác khi giạng quá đầu.

• Phần cùng vai của cơ deltoid có vai trò giúp giạng khớp vai.

• Tổn thương thần kinh nách gây liệt cơ deltoid, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới động tác giạng

Các gân cơ của nhóm cơ này cố định khớp vai phía trên sau và một phần phía trước

16. d. Thần kinh cho cơ dưới đòn> a. Thần kinh trên vai

• Hầu hết các tác giả nói rằng thần kinh trên vai và thần kinh cho cơ dưới đòn tách ra từ thân trên đám
rối cánh tay.

• Gray’s anatomy đề cập rằng một nhánh thần kinh nhỏ cho cơ dưới đòn (C5, 6) tách ra từ thân trên

• Thần kinh trên vai (C5, 6) thường tách ra từ bụng trước rễ C5. Nó chi phối cho cơ trên gai và dưới
gai.

17. d. 18. c. 19. d. 20. a. Cơ nâng vai và các cơ trám 21. d.

22. b. Thần kinh ngực dài

• Thần kinh ngực dài tách ra tại vùng cổ.

• chi phối cho cơ răng trước

23. c. Thần kinh ngực dài

• Thần kinh ngực dài tách ra trưc tiếp từ các rễ đám rối cánh tay (C- 5,6,7).

24. a. Cơ tròn nhỏ

• Bó sau đám rối cánh tay cho ra 5 nhánh, bao gồm thần kinh nách chi phối cho cơ tròn nhỏ

25. c. C6, 7, 8

• Thần kinh ngực lưng (C6, 7, 8) là nhánh của bó sau đám rối cánh tay, chi phối cho cơ lưng rộng

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
CÂU HỎI CASE LÂM SÀNG
1. Bệnh nhân nam 25 tuổi vào viện vì mất vận động cánh tay sau tai nạn sinh hoạt. Thăm khám
lâm sàng phát hiện bệnh nhân mất vận động khớp khuỷu, bầm tím vùng mặt sau cánh tay vùng
cơ tam đầu. Thần kinh nào sau đây chi phối vận động cho cơ tam đầu?

A. Thần kinh quay


B. Thần kinh nách
C. Thần kinh giữa
D. Thần kinh trụ
E. Thần kinh cơ bì

2. Bệnh nhân nữ 45 tuổi vào viện để phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực. Phẫu thuật viên quan sát
thấy 2 ngực bệnh nhân sệ xuống đáng kể. Cấu trúc nào sau đây đã bị căng giãn gây ra tình
trạng kể trên cho bệnh nhân?

A. Mạc Scarpa
B. Cơ ngực lớn
C. Cơ ngực bé
D. Dây chằng chéo vú (Cooper’s)
E. Cơ răng trước

3. Bệnh nhân nam 27 tuổi, vào viện vì sưng nề vùng bả vai sau tai nạn giao thông. Chẩn đoán
hình ảnh phát hiện bệnh nhân có đường gãy bờ ngoài xương vai, được chỉ định điều trị bảo tồn.
6 tuần sau chấn thương, Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân yếu động tác xoay trong và
khép cánh tay. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh dưới vai


B. Thần kinh nách
C. Thần kinh quay
D. Thần kinh phụ phần tủy sống
E. Thần kinh trụ

4. Bệnh nhân nữ, 48 tuổi, vào viện được chẩn đoán bị hội chứng ống cổ tay. Cơ nào sau đây có
thể bị yếu ở bệnh nhân này?

A. Cơ gian cốt mu tay


B. Cơ giun III và IV
C. Cơ ô mô cái
D. Cơ gian cốt gan tay

5. Bệnh nhân nam, 45 tuổi, vào viện vì chấn thương khuỷu tat trái sau tai nạn ngã xe đạp. Chẩn
đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân có đường gãy lồi cầu trong xương cánh tay có tổn thương
thần kinh trụ. Cơ nào sau đây có thể bị liệt?

A. Cơ gấp các ngón nông


B. Cơ nhị đầu cánh tay
C. Cơ cánh tay quay
D. Cơ gấp cổ tay trụ

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
E. Cơ ngửa

6. Bệnh nhân nam 18 tuổi, vào viện vì đau và mất vận động khớp khuỷu sau tai nạn sinh hoạt
ngã chống tay xuống đất. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân có đường gãy phía trên 2 lồi
cầu xương cánh tay di lệch. Thần kinh nào thường bị tổn thương khi gãy tại vị trí này?

A. Thần kinh nách


B. Thần kinh giữa
C. Thần kinh cơ bì
D. Thần kinh quay
E. Thần kinh trụ

7. Bệnh nhân nam 19 tuổi, vào viện vì đau và mất vận động cánh tay trái sau tai nạn sinh hoạt.
Chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân có đường gãy ⅓ giữa xương cánh tay. Các cấu trúc
nào sau đây có thể bị tổn thương tại vị trí đường gãy?

A. Thần kinh giữa và động mạch cánh tay


B. Thần kinh nách và động mạch mũ cánh tay sau
C. Thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu
D. Động mạch và thần kinh trên vai
E. Thần kinh ngực dài và động mạch ngực ngoài

8. Bệnh nhân nam, 52 tuổi,vào viện vì khó khăn trong việc cầm nắm sau một buổi vận động thể
lực quá sức tại phòng gym. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân gặp khó khăn trong việc
cầm nắm, cổ tay rơi. Vận động khớp khuỷu bình thường. Bệnh nhân không bị mất cảm giác ở
chi bị tổn thương. Thần kinh nào sau đây có nguy cơ bị tổn thương?

A. Thần kinh trụ


B. Thần kinh gian cốt trước
C. Thần kinh gian cốt sau
D. Thần kinh giữa
E. Nhánh nông của thần kinh quay

9. Bệnh nhân nữ 32 tuổi, vào viện vì sưng đau hạn chế vận động cánh tay trái sau tai nạn giao
thông. Thăm khám lâm sàng phát hiện động tác gấp khuỷu và sấp cẳng tay của bệnh nhân có cơ
lực ⅖, mất cảm giác mặt ngoài cẳng tay. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh quay


B. Thần kinh cơ bì
C. Thần kinh giữa
D. Bó ngoài của đám rối cánh tay
E. Thần kinh bì cẳng tay ngoài

10. Bệnh nhân nữ 24 tuổi, vào viện vì vết thương chó cắn vào nền đốt bàn ngón tay cái. Vết
thương bị viêm nhiễm và lan đến bao hoạt dịch quay. Gân của cơ nào sau đây bị ảnh hưởng?

A. Cơ gấp các ngón sâu


B. Cơ gấp các ngón nông
C. Cơ gấp ngón cái dài

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
D. Cơ gấp cổ tay quay
E. Cơ gấp ngón cái ngắn

11. Bệnh nhân nữ 24 tuổi, phải lấy máu ở hố khuỷu để làm xét nghiệm hoá sinh. Động mạch nào
sau đây có nguy cơ bị tổn thương nhất khi mũi kim đi qua hố khuỷu?

A. Động mạch cánh tay


B. Động mạch gian cốt chung
C. Động mạch trụ
D. Động mạch gian cốt trước
E. Động mạch quay

12. Bệnh nhân nữ 49 tuổi, vào viện được chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân được sử dụng
động mạch ngực trong làm cầu nối trong thủ thuật nối thông mạch vành. Động mạch nào sẽ
thay thế động mạch ngực trong cấp máu cho các khoang liên sườn trước?

A. Động mạch hoành


B. Động mạch thượng vị trên
C. Động mạch gian sườn sau
D. Động mạch ngực ngoài
E. Động mạch ngực lưng

13. Bệnh nhân nữ 24 tuổi, vào viện trong tình trạng hôn mê. Y tá thực hiện đếm mạch cho bệnh
nhân. Vị trí bắt mạch ở cổ tay nằm ngoài gân cơ nào sau đây?

A. Cơ gan tay dài


B. Cơ gấp ngón cái dài
C. Cơ gấp các ngón sâu
D. Cơ gấp cổ tay quay
E. Cơ gấp các ngón nông

14. Bệnh nhân nam 45 tuổi, vào viện vì bị chấn thương tay trái sau tai nạn sinh hoạt va vào cửa
kính làm vỡ kính. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có nhiều vết thương vùng tay trái,
Mất khả năng gấp các đốt ngón xa thứ 4-5. cơ nào sau đây đã bị ảnh hưởng?

A. Cơ gấp các ngón sâu


B. Cơ gấp các ngón nông
C. các cơ giun
D. Cơ gấp các ngón nông và sâu
E. Cơ gian cốt gan tay

15. Bệnh nhân nam 24 tuổi, vào viện vì vết thương gan bàn tay. Thăm khám lâm sàng phát hiện
bệnh nhân không thể chạm ngón cái và ngón trỏ cùng bên với nhau, tuy nhiên có thể kẹp tờ giấy
giữa 2 ngón tay. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Nhánh sâu của thần kinh trụ


B. Thần kinh gian cốt trước
C. Thần kinh giữa
D. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
E. Nhánh sâu của thần kinh quay

16. Bệnh nhân nam, 55 tuổi, vào viện vì sưng đau thành ngực bên sau tai nạn sinh hoạt ngã cao.
Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân không thể nâng cánh tay tới cao hơn khớp vai, góc
dưới xương vai của bệnh nhân bên phải nhô ra sau nhiều hơn bên trái, đặc biệt khi bệnh nhân
làm nghiệm pháp kháng trọng lực. Cấu trúc thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thừng sau của đám rối cánh tay


B. Thần kinh ngực dài
C. Thân trên của đám rối cánh tay
D. Nguyên uỷ của thần kinh dưới vai
E. Nhánh trước các rễ thần kinh tuỷ cổ C7, C8, và T1

17. Bệnh nhân nam, 4 tuổi, vào viện vì hạn chế vận động cẳng tay sau bạo lực gia đình. Thăm
khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân không thể duỗi thẳng được khớp khuỷu, có vết bầm tím
sưng nề tại vùng khuỷu. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có trật chỏm quay. Dây
chằng nào sau đây đã bị ảnh hưởng?

A. Dây chằng vòng


B. bao khớp
C. Dây chằng gian cốt
D. Dây chằng bên quay
E. Dây chằng bên trụ

18. Sau một cuộc chuyển dạ bằng foceps, Trẻ sơ sinh có tay trái khép, xoay trong và cổ tay gấp.
Phản xạ giật mình thấy không có phản ứng ở chi cùng bên. Phần nào của đám rối cánh tay đã bị
ảnh hưởng sau một cuộc chuyển dạ đẻ khó?

A. Thừng ngoài
B. Thừng trong
C. Nhánh trước của thân dưới
D. Nhánh trước của thân giữa
E. Nhánh trước của thân trên

19. Bệnh nhân nam 25 tuổi vào viện vì có khối u dưới móng ngón út chèn ép gây đau. Thần kinh
nào sau đây cần phải gây tê trước khi lấy khối u?

A. Nhánh nông thần kinh quay


B. Nhánh gan ngón chung của thần kinh giữa
C. Nhánh gan ngón chung của thần kinh trụ
D. Nhánh sâu thần kinh quay
E. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa

20. Bệnh nhân nam 36 tuổi vào viện vì vết thương sâu do dao cắt nằm ở mặt trong đầu xa cẳng
tay. Bệnh nhân mất khả năng kẹp tờ giấy giữa các ngón tay, mất cảm giác mặt trong gan tay và
ngón út. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh nách


B. Thần kinh giữa

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
C. Thần kinh cơ-bì
D. Thần kinh quay
E. Thần kinh trụ

21. Bệnh nhân nam 19 tuổi, vào viện sau tai nạn thể thao được chẩn đoán trật khớp vai. Sau nắn
trật, bệnh nhân không thể giạng cánh tay bình thường và đau phía mặt sau xương vai. Cộng
hưởng từ phát hiện bệnh nhân có đụng dập cơ. Cơ nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Cơ quạ cánh tay


B. Dầu dài cơ tam đầu cánh tay
C. Cơ ngực bé
D. Cơ trên gai
E. Cơ tròn lớn

22. Bệnh nhân nữ 47 tuổi, là vận động viên tennis, vào viện vì đau và hạn chế vận động cánh tay.
Bệnh nhân được chẩn đoán có tổn thương khối cơ xoay cánh tay, cần phải phẫu thuật do một
dây chằng ở khớp vai đã gây tổn thương các cấu trúc bên dưới trong suốt quá trình hành nghề.
Dây chằng nào dưới đây đã gây ra triệu chứng cho bệnh nhân?

A. Dây chằng cùng vai - đòn


B. Dây chằng quạ - cánh tay
C. Dây chằng ngang vai
D. Dây chằng ổ chảo - cánh tay
E. Dây chằng quạ - cùng vai

23. Bệnh nhân nam 79 tuổi, vào viện vì tê bì và hạn chế vận động bàn tay phải. Thăm khám lâm
sàng phát hiện bệnh nhân tê bì 3 ngón tay giữa, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, khối cơ ô mô
cái bị teo nhỏ. Mô tả nào sau đây đúng về căn nguyên gây ra các triệu chứng của bệnh nhân?

A. Chèn ép thần kinh giữa tại ống cổ tay


B. Khối u cơ chèn ép thần kinh trụ tại lồi cầu trong xương cánh tay
C. Phì đại cơ tam đầu cánh tay làm chèn ép đám rối cánh tay
D. Viêm khớp dạng thấp các đốt sống cổ
E. Tổn thương tái đi tái lại thần kinh trụ

24. Bệnh nhân nam 23 tuổi, vào viện vì hạn chế vận động cẳng bàn tay trái sau tai nạn giao
thông xe máy- xe máy. thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có nhiều vết bầm tím và tụ
máu. bệnh nhân mất khả năng duỗi cổ tay và các ngón tay, mặc dù bệnh nhân có thể duỗi
khuỷu. Bệnh nhân bị mất cảm giác nửa ngoài mu bàn tay trái. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn
thương, vị trí tổn thương nằm ở đâu?

A. Thần kinh giữa, vùng cổ tay trước


B. Thần kinh giữa, vùng cánh tay
C. Thần kinh quay, vùng giữa cánh tay
D. Thần kinh trụ, vùng giữa cẳng tay
E. Thần kinh trụ, vùng giữa gan tay

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
25. Bệnh nhân nam 17 tuổi, vào viện vì bị yếu động tác gấp khuỷu tay và sấp cẳng tay trái sau
khi bị dao cắt vào cánh tay cùng bên. Thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh phát hiện
một cơ đã bị tổn thương. Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện các triệu chứng nào sau đây?

A. Mất khả năng giạng và khép các ngón tay


B. Mất khả năng gấp các ngón tay
C. Mất khả năng gấp ngón cái
D. Mất cảm giác phía mặt ngoài cẳng tay
E. Mất cảm giác mặt trong cẳng tay

26. Sau vài ngày tập luyện 12h/ ngày cho buổi giao hưởng, bệnh nhân nam 52 tuổi, vào viện vì
đau mặt sau cẳng tay và không thể tiếp tục tập luyện. Khi bệnh nhân được kiểm tra tại vị trí
cách 2cm phía sau-dưới đầu xa lồi cầu ngoài xương cánh tay, bênh nhân nhăn nhó vì đau. bệnh
nhân được chỉ định tiêm steroid để giảm đau. Bệnh nhân đa bị tổn thương nào sau đây?

A. Chèn ép thần kinh trụ do phì đại cơ gấp cổ tay trụ


B. Chèn ép thần kinh giữa do phì đại cơ sấp tròn
C. Chèn ép thần kinh giữa do phì đại cơ gấp các ngón nông
D. Chèn ép nhánh nông thần kinh quay do phì đại cơ cánh tay quay
E. Chèn ép nhánh sâu thần kinh quay do phì đại cơ ngửa

27. Bệnh nhân nam 45 tuổi vào viện vì đau và hạn chế vận động cổ sau tai nạn giao thông. Chẩn
đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân bị thoát vị các đốt sống C7, C8, và T1. Bệnh nhân có biểu
hiện thương tổn các rễ C8 và T1. Hạch lưng các rễ C8 và T1 mang tế bào cảm giác cho thần
kinh nào sau đây?

A. Thần kinh bì cẳng tay trong


B. Thần kinh ngực dài
C. Thần kinh bì cẳng tay ngoài
D. Nhánh sâu thần kinh trụ
E. Thần kinh gian cốt trước

28. Bệnh nhân nam 45 tuổi ngã ở tư thế duỗi cẳng tay, gây nên gãy đầu xa xương quay. Chẩn
đoán hình ảnh phát hiện khối xương cổ tay bị trật về hướng gan tay, gây nên chèn ép thần kinh
trong ống cổ tay. Xương nào ở cổ tay đã bị trật?

A. Xương móc
B. Xương thang
C. Xương cả
D. Xương thuyền
E. Xương nguyệt

29. Bệnh nhân nữ 15 tuổi vào viện vì bị chó cắn gây rách các gân ở ô mô đốt bàn tay thứ nhất
mặt mu tay. Gân của các cơ nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn


B. Cơ giạng ngón cái dài và cơ duỗi ngón cái ngắn
C. Cơ duỗi các ngón tay
D. Cơ duỗi ngón trỏ

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
E. Cơ duỗi cổ tay trụ

30. Bệnh nhân nữ 17 tuổi vào viện vì hạn chế vận động tay trái sau tai nạn sinh hoạt ngã cao.
Chụp cộng hưởng từ phát hiện bệnh nhân tổn thương bó trong đám rối cánh tay. Thần kinh tuỷ
nào sau đây có nguy cơ bị tổn thương?

A. C5, C6
B. C6, C7
C. C7, C8
D. C7, C8, N1
E. C8, N1

31. Bệnh nhân nữ 21 tuổi vào viện vì đau và hạn chế vận động tay phải sau tai nạn giao thông xe
máy đi qua cánh tay. Chẩn đoán hình ảnh không phát hiện đường gãy, tổn thương phần mềm
nặng vị trí rãnh thần kinh quay, thần kinh quay bị tổn thương. Cơ nào sau đây nguyên vẹn sau
chấn thương?

A. Cơ gấp cổ tay trụ


B. Cơ duỗi ngón trỏ
C. Cơ cánh tay quay
D. Cơ duỗi cổ tay quay dài
E. Cơ ngửa

32. Vận động viên nữ 21 tuổi vào viện được chẩn đoán tổn thương thần kinh quay tại vị trí rãnh
quay. Triệu chứng nào sau đây có thể khám được ở bệnh nhân?

A. Yếu động tác giạng và duỗi ngón cái


B. Yếu động tác đối chiếu ngón cái
C. Mất khả năng duỗi khuỷu
D. Liệt cơ sấp bàn tay
E. Liệt các cơ giạng và cơ khép cánh tay

33. Bệnh nhân nam 58 tuổi vào viện vì bị vết thương đạn bắn vào mặt trong khuỷu. Một thần
kinh chính của chi trên đã bị tổn thương tại vị trí lồi cầu trong xương cánh tay. Máu chảy đã
được cầm ở động mạch đi gần thần kinh này. Phẫu thuật sửa chữa mạch đã được thực hiện do
mạch máu có vai trò quan trọng trong việc cấp máu cho thần kinh này. Mạch máu nào sau đây
đã được sửa chữa?

A. Động mạch cánh tay sâu


B. Động mạch bên quay
C. Động mạch bên trụ trên
D. Động mạch bên trụ dưới
E. Động mạch quặt ngược trụ trước

34. Bệnh nhân nam 60 tuổi, vào viện vì vết thương ở cổ tay do dao cứa, gây tổn thương một
phần thần kinh trụ. Động tác nào sau đây có thể bị mất do tổn thương gây nên?

A. Gấp khớp đốt ngón gần ngón út


B. Duỗi ngón cái

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
C. Khép ngón út
D. Giạng ngón cái
E. Đối chiếu ngón cái

35. Bệnh nhân nam 23 tuổi, ngủ trong tư thế giạng cánh tay, kê bên dưới nách là cuốn sách dày.
Khi bênh nhân thức dậy có triệu chứng mất duỗi cổ tay và các ngón tay. Vận động bên chi đối
diện bình thường. Thần kinh nào sau đây đã bị chèn ép?

A. Bó ngoài của đám rối cánh tay


B. Bó trong của đám rối cánh tay
C. Thần kinh quay
D. Thần kinh giữa
E. Thần kinh ngực ngoài và ngực trong

36. Bệnh nhân nữ 32 tuổi, vào viện vì vết rách đầu gần cẳng tay sau tai nạn sinh hoạt. Sau khi
vết thương được đóng lại, thăm khám lâm sàng hậu phẫu phát hiện 3 ngón tay đầu tiên của
bệnh nhân không thể gấp lại; ngón 4 và 5 hơi gấp ở khớp cổ bàn tay và gấp đáng kể ở đốt xa
ngón tay; mất cảm giác cạnh ngoài gan bàn tay, các ngón tay 1,2,3 và ½ ngón 4 mặt gan tay.
Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh giữa


B. Thần kinh trụ và thần kinh giữa
C. Thần kinh trụ
D. Thần kinh quay và thần kinh trụ
E. Thần kinh quay

37. Bệnh nhân nam, 35 tuổi, vào viện vì đau và hạn chế vận động khớp vai sau tai nạn sinh hoạt
ngã chống tay xuống sàn nhà. Thăm khám lâm sàng phát hiện, Bệnh nhân dùng tay bên đối
diện để đỡ lấy tay đau, mất khả năng vận động chi bị tổn thương. Chẩn đoán hình ảnh phát
hiện bệnh nhân bị trật khớp vai. Mô tả nào sau đây đúng nhất về tổn thương giải phẫu bệnh của
bệnh nhân?

A. Chỏm xương cánh tay trật ra trước


B. Chỏm xương cánh tay trật ra sau
C. Chỏm xương cánh tay trật xuống dưới
D. Chỏm xương cánh tay trật lên trên
E. Chỏm xương cánh tay trật vào trong

38. Bệnh nhân nam 45 tuổi, vào viện vì vết thương vùng tam giác cổ sau sau tai nạn trong một
trận ẩu đả. Thăm khám lâm sàng phát hiện vai trái của bệnh nhân hạ thấp hơn vai phải, và góc
trên xương vai bên trái nhô ra ngoài nhẹ. Động tác quay đầu sang 2 bên của bệnh nhân bình
thường. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh trên vai tại vị trí hố trên gai


B. Nhánh tận của thần kinh vai sau
C. Thân trên của đám rối cánh tay
D. Thần kinh phụ phần tuỷ sống tại tam giác cổ sau
E. Thần kinh ngực lưng tại hố nách

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
39. Bệnh nhân nữ 44 tuổi được chẩn đoán liệt thần kinh quay. Thăm khám lâm sàng ở các đốt
cổ bàn tay (MCP), đốt ngón gần (PIP), đốt ngón xa (DIP), triệu chứng lâm sàng nào sau đây có
thể phát hiện được?

A. Mất khả năng giạng các ngón tay tại khớp cổ bàn tay
B. Mất khả năng khép các ngón tay tại khớp cổ bàn tay
C. Mất khả năng duỗi khớp cổ bàn tay
D. Mất khả năng duỗi các khớp cổ bàn tay, đốt ngón gần, đốt ngón xa
E. Mất khả năng duỗi các đốt ngón gần và xa

40. Bệnh nhân nam 27 tuổi, vào viện vì hạn chế vận động cánh tay sau tai nạn ngã cao. Thăm
khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân hạn chế giạng cánh tay (<15 độ) và không thể xoay ngoài
cánh tay, mất cảm giác vùng vai. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện có đường gãy xương cánh tay.
Tổn thương giải phẫu bệnh nào sau đây gây ra triệu chứng kể trên?

A. Gãy lồi cầu trong xương cánh tay


B. Gãy ổ chảo xương vai
C. Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay
D. Gãy cổ giải phẫu xương cánh tay
E. Gãy ⅔ giữa xương cánh tay

41. Bệnh nhân nữ 29 tuổi, vào viện vì đau vùng vai sau tai nạn ngã cao. Chẩn đoán hình ảnh
phát hiện bệnh nhân có đường gãy xương đòn, kèm theo máu tụ bên trong. Mạch máu nào sau
đây đã bị tổn thương?

A. Động mạch dưới đòn


B. Tĩnh mạch đầu
C. Động mạch ngực ngoài
D. Tĩnh mạch dưới đòn
E. Động mạch ngực trong

42. Bệnh nhân nữ 34 tuổi vào viện vì hạn chế vận động khớp vai sau tai nạn thể thao, ngã chống
tay sau khi bị rơi xuống hố. chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân có hình ảnh khớp vai tách
rời nhau. Cơ chế điển hình của tổn thương là gì?

A. Trật chỏm xương cánh tay khỏi ổ chảo


B. Rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng cùng vai- đòn và quạ đòn
C. Rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng quạ cùng vai
D. Tổn thương dây chằng ngang ổ chảo
E. Gãy ổ chảo

43. Bệnh nhân nam 22 tuổi, vào viện vì vêt thương chi trên sau tai nạn đạn bắn vào cánh tay.
Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân mất khả năng gấp khớp gian đốt xa ngón 4 và 5.
Đâu là nguyên nhân gây ra tổn thương cho bệnh nhân?

A. Tổn thương thần kinh trụ tại vị trí gần ròng rọc xương cánh tay
B. Tổn thương thần kinh trụ tại khớp cổ tay
C. Tổn thương thần kinh gữa tại vị trí cơ sấp tròn
D. Tổn thương thần kinh giữa tại vị trí cổ tay

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
E. Tổn thương rễ C8 tủy sống

44. Bệnh nhân nam 44 tuổi, vào viện vì vết thương vùng vai sau tai nạn sinh hoạt bị vật nhọn
đâm phải. Động mạch nách bị cắt ngang qua ngay phía trên động mạch dưới vai. Bệnh nhân
được phẫu thuật cầm máu, nút mạch 2 đầu tổn thương. Các động mạch nào sau đây đóng vai
trò là tuần hoàn bàng hệ giúp động mạch nách cấp máu cho các cơ quan dưới vị trí tổn thương?

A. Động mạch trên vai và động mạch mũ vai


B. Động mạch vai sau và động mạch ngực sau
C. Động mạch mũ cánh tay sau và động mạch cánh tay sâu
D. Động mạch ngực ngoài và động mạch cánh tay
E. Động mạch ngực trong và động mạch cùng vai-ngực

45. Bệnh nhân nam 17 tuổi bị gãy 1 xương cổ tay sau tai nạn sinh hoạt ngã chống tay. Xương
nào sau đây hay bị tổn thương nhất?

A. Xương thang
B. Xương nguyệt
C. Xương mác
D. Xương cả
E. Xương thuyền

46. Bệnh nhân nam 34 tuổi vào viện vì vết thương do cọc đâm vùng cẳng tay. Sau khi được phẫu
thuật cắt lọc và rửa vết thương, thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân mất khả năng chạm
đầu ngón cái vào các ngón tay khác tại chi bị tổn thương. Bệnh nhân mất khả năng chạm các
đầu ngón 2-3 vào gan bàn tay, vẫn còn khả năng chạm các đầu ngón 4 và 5 vào mặt gan bàn tay.
Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh giữa


B. Thần kinh gian cốt sau
C. Thần kinh quay
D. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa
E. Thần kinh gian cốt trước

47. Nội soi khớp vai cho một bệnh nhân 62 tuổi phát hiện bệnh nhân bị xơ hoá bào mòn một gân
trong khớp ổ chảo-cánh tay. Gân nào sau đây đã được nhắc đến?

A. Dây chằng ổ chảo-cánh tay


B. Đầu dài cơ tam đầu
C. Đầu dài cơ nhị đầu
D. Cơ dưới gai
E. Cơ quạ cánh tay

48. Phẫu thuật viên chấn thương bộc lộ một cơ phía trên gai vai để chỉnh sửa khối cơ xoay ngoài
cánh tay bị tổn thương, thấy được một động mạch đi trên một dây chằng bắt ngang qua khuyết
vai. Đâu là động mạch được kể đến?

A. Động mạch dưới vai


B. Động mạch ngang cổ

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
C. Động mạch vai sau
D. Động mạch mũ cánh tay sau
E. Động mạch trên vai

49. Bệnh nhân nam 61 tuổi vào viện vì bầm tím sưng nề và hạn chế vận động cánh tay trái sau
va chạm bị gậy đánh vào. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân mất khả năng duỗi cổ tay
và mất cảm giác vùng đốt ngón gần 2 ngón tay đầu tiên. Thần kinh nào chi phối cảm giác vùng
da đó?

A. Thần kinh quay


B. Thần kinh gian cốt sau
C. Thần kinh bì cẳng tay ngoài
D. Thần kinh bì cẳng tay trong
E. Nhánh mu tay thần kinh trụ

50. Bệnh nhân nam 45 tuổi vào viện vì đau mỏi vùng cổ. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh
nhân có thoát vị đốt sống cổ. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân yếu động tác duỗi cổ
tay và có cảm giác dị cảm mặt sau cánh tay và cẳng tay. Thần kinh tuỷ nào sau đây đã bị tổn
thương?

A. C5
B. C6
C. C7
D. C8
E. T1

51. Bệnh nhân nữ 22 tuổi, vào viện vì chấn thương vùng cổ tay sau khi ngã trong tư thế duỗi cổ
tay. Khi hõm lào giải phẫu được bộc lộ, cấu trúc nào nằm ngay trên hõm lào giải phẫu?

A. ĐM trụ
B. ĐM quay
C. ĐM gian cốt trước
D. ĐM gian cốt sau
E. ĐM gan tay sâu

52. Bệnh nhân nữ 45 tuổi vào viện vì đau vùng cổ. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân có
một khối u vùng khoang miệng trái. Một cuộc phẫu thuật đã được tiến hành để lấy bỏ khối u và
các cấu trúc xung quanh. Hậu phẫu ngày thứ 14 phát hiện xương vai trái của bệnh nhân hạ
thấp đáng kể, yếu động tác quay đầu sang phải, giạng cánh tay trái. Cấu trúc nào sau đây đã bị
tổn thương khi phẫu thuật vùng cổ?

A. Thần kinh trên vai


B. Thần kinh ngực dài
C. Thần kinh tuỷ 11
D. Chỗ nối các rễ c5-6 của đám rối cánh tay
E. Thần kinh quay

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
53. Bệnh nhân nữ 43 tuổi đến khám tại khoa thần kinh. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh
nhân không thể giữ tờ giấy giữa ngón cái và cạnh ngoài ngón trỏ mà không phải gấp đốt xa
ngón cái. Cơ nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Cơ gấp ngón cái dài


B. Cơ khép ngón cái
C. Cơ gấp ngón út ngắn
D. Cơ gấp cổ tay quay
E. Cơ duỗi ngón trỏ

54. Bệnh nhân nữ 48 tuổi vào viện vì tê bì và dị cảm tay trái. Bệnh nhân được chẩn đoán có hội
chứng ống cổ tay, được phẫu thuật giải phóng. Hậu phẫu tuần thứ 2, thăm khám lâm sàng phát
hiện bệnh nhân bị yếu vận động ngón tay cái, đặc biệt là động tác đối chiếu, cảm giác của chi
bình thường. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật?

A. Nhánh gan ngón chung đầu tiên của thần kinh giữa
B. Nhánh gan ngón chung thứ 2 của thần kinh giữa
C. Nhánh thần kinh quặt ngược của thần kinh giữa
D. Nhánh sâu thần kinh trụ
E. Thần kinh gian cốt trước

55. Bệnh nhân nam 19 tuổi, vào viện vì vết thương sâu chi trên do tai nạn sinh hoạt bị mảnh vỡ
thuỷ tinh cứa vào. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân mất khả năng duỗi các khớp gian
đốt ngón 4 và 5, giảm vận động động tác duỗi ngón thứ 2 và 3, vận động duỗi cổ tay bình
thường. Bệnh nhân không có rối loạn cảm giác. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh quay tại vị trí khớp khuỷu


B. Thần kinh giữa tại vị trí khớp cổ tay
C. Thần kinh trụ tại vị trí giữa cẳng tay
D. Nhánh sâu thần kinh trụ
E. Nhánh quặt ngược thần kinh giữa

56. Bệnh nhân nữ 41 tuổi được lên kế hoạch phẫu thuật nâng ngực. Một phần của cơ lưng rộng
được kéo về phía trước, dựa trên một động mạch đi qua tam giác bả vai tam đầu, cấp máu cho
cơ này. Động mạch được kể đến là?

A. Động mạch mũ vai


B. Động mạch vai sau
C. Động mạch cổ ngang
D. Động mạch ngực ngoài
E. Động mạch ngực cùng vai

57. Bệnh nhân nam 31 tuổi, vào viện vì hạn chế vận động cánh tay sau tai nạn sinh hoạt. Chẩn
đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân có đường gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay, đầu ngoại vi bị
kéo lên trên và vào trong. Cơ nào sau đây đã kéo đầu ngoại vi ổ gãy vào phía trong?

A. Cơ nhị đầu
B. Cơ tròn nhỏ
C. Cơ ngực lớn
D. Cơ trên gai

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
E. Cơ ngực nhỏ

58. Bệnh nhân nữ 74 tuổi, vào viện vì đau và hạn chế vận động vùng cẳng tay sau tai nạn sinh
hoạt ngã chống tay. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện đường gãy ⅔ trên xương quay, đầu ngoại vi
của cẳng và bàn tay ở tư thế sấp. Đầu trung tâm của xương quay di lệch ra ngoài. Cơ nào sau
đây đã làm đầu trung tâm xương quay di lệch ra ngoài?

A. Cơ sấp tròn
B. Cơ ngửa
C. Cơ sấp vuông
D. Cơ cánh tay quay
E. Cơ cánh tay

59. Bệnh nhân nam 12 tuổi vào viện vì vết thương vùng cổ tay do dao cắt. Một gân chính giữa
vùng cổ tay đã bị lộ ra ngoài. Gân cơ nào nằm tại vị trí kể trên ở hầu hết trường hợp?

A. Cơ gan tay dài


B. Cơ gấp cổ tay quay
C. Cơ giạng ngón cái dài
D. Cơ gấp cổ tay trụ
E. Cơ gấp ngón cái dài

60. Một số động tác của một bệnh nhân 14 tuổi bị vẹo cột sống đã bị giảm đáng kể bao gồm: đối
chiếu ngón cái, giạng và khép các ngón tay, duỗi các khớp gian đốt ngón tay. chẩn đoán hình
ảnh phát hiện bệnh nhân bị gù vẹo cột sống nghiêm trọng, làm cho xương sườn thứ nhất của
bệnh nhân bị nâng lên cao. Các cơ gấp dài bàn tay và duỗi cổ tay hoạt động bình thường. Bệnh
nhân bị giảm cảm giác mặt trong cẳng tay. Cấu trúc thần kinh nào sau đây của bệnh nhân đã bị
tổn thương?

A. Thần kinh giữa


B. Thân giữa đám rối cánh tay
C. Thần kinh quay
D. Thân dưới đám rối cánh tay
E. Nhánh trước Thần kinh N1

61. Vận động viên cử tạ 26 tuổi vào phòng khám vì đau vùng khớp vai. Chẩn đoán hình ảnh
phát hiện bệnh nhân bị viêm gân của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay. Thăm khám lâm sàng có thể
phát hiện được các triệu chứng nào sau đây?

A. Đau vùng nách trước khi co cơ nhị đầu


B. Đau thành ngoài của nách khi co cơ nhị đầu
C. Bệnh nhân cảm thấy đau khi giạng và gấp cánh tay
D. Bệnh nhân cảm thấy đau khi duỗi và khép cánh tay
E. Bệnh nhân cảm thấy đau vùng thành ngoài của nách khi gấp cánh tay

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
62. Bệnh nhân nam 27 tuổi, vào viện sau tai nạn giao thông chầy xước da vùng mu bàn tay trái.
Chẩn đoán hình ảnh không phát hiện các tổn thương khác. Do chức năng của cơ duỗi cổ tay
quay dài và ngắn bị mất do tổn thương gân, bác sĩ phẫu thuật quyết định thay bằng gân cơ gan
tay dài 2 bên do chức năng không quan trọng. Hậu phẫu ngày thứ 2, thăm khám lâm sàng phát
hiện bệnh nhân bị mất cảm giác vùng ngoài gan tay 2 bên, da 3 ngón tay đầu tiên. Bệnh nhân
mất khả năng đối chiếu ngón cái. Đâu là nguyên nhân gây ra tổn thương kể trên cho bệnh
nhân?

A. Thần kinh N1 bị tổn thương ở 2 bên do gãy xương sườn số 1


B. Tổn thương thân dưới đám rối cánh tay
C. Gãy Dupuytren
D. Thần kinh quay bên trái bị tổn thương tại vị trí cẳng tay
E. Thần kinh bên dưới cơ gan tay dài 2 bên đã bị cắt trong quá trình phẫu thuật

63. Bệnh nhân nam 26 tuổi, vào viện vì vết thương đạn bắn vùng cánh tay trái, được chỉ định
phẫu thuật. Hậu phẫu tháng thứ 3, phát hiện bệnh nhân có thể gấp duỗi được cổ tay bình
thường, bàn tay hình vuốt thú. Cơ chế tổn thương của bệnh nhân?

A. Thần kinh trụ đã bị tổn thương tại vị trí cổ tay


B. thần kinh giữa đã bị tổn thương trong ống cổ tay
C. Thần kinh giữa và thần kinh trụ đã bị tổn thương tại cổ tay.
D. Thần kinh giữa và thần kinh trụ đã bị tổn thương tại khuỷu tay.
E. Thần kinh giữa, trụ, quay đã bị tổn thương tại vùng cánh tay

64. Bệnh nhân nữ, 31 tuổi, vào viện vì đau vùng cẳng tay trái sau tai nạn sinh hoạt. Thăm khám
lâm sàng phát hiện bệnh nhân mất khả năng gấp đốt xa ngón trỏ, ngón cái, mất cảm giác vùng ô
mô cái mặt gan bàn tay. Đâu là cơ chế tổn thương của bệnh nhân?

A. Thần kinh giữa bị tổn thương tại vị trí hố trụ


B. Thần kinh gian cốt trước bị tổn thương tại vị trí cơ sấp tròn
C. Thần kinh quay bị tổn thương tại vị trí đi vào khoang sau cẳng tay
D. Thần kinh giữa bị tổn thương tại vị trí cổ tay
E. Thần kinh trụ bị tổn thương tại vị trí cẳng tay

65. Bệnh nhân nam 30 tuổi, vào viện vì hạn chế vận động tay trái sau tai ngã cao khi đang leo
núi. Bệnh nhân đã nắm lấy cành cây khi đang ngã, gây ra tổn thương bụng trước các rễ thần
kinh C8-N1. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân mất cảm giác da được chi phối bởi thần
kinh nào sau đây?

A. Thần kinh bì-cẳng tay ngoài


B. Thần kinh cơ bì
C. Thần kinh gian sườn-cánh tay
D. Thần kinh bì-cẳng tay trong
E. Thần kinh giữa

66. Một phẫu thuật cắt u ngực đã được thực hiện ở bệnh nhân nữ, 62 tuổi, gồm cắt u và nạo vét
hạch, bao gồm hạch ngực, hạch dưới đòn và hạch nách. Hậu phẫu tháng thứ 6, thăm khám lâm
sàng phát hiện bệnh nhân bị teo khối cơ sâu vùng trong đầu dưới xương đòn, vận động và cảm
giác chi bình thường. Đâu là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng cho bệnh nhân?

A. Một phần của cơ ngực lớn đã bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật
B. Cơ ngực nhỏ đã bị loại bỏ toàn bộ trong quá trình phẫu thuật

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
C. Một nhánh của thần kinh ngực ngoài đã bị cắt bỏ
D. Thần kinh ngực trong đã bị cắt bỏ
E. Bó ngoài của đám rối cánh tay bị tổn thương

67. Bệnh nhân nữ 50 tuổi, vào viện vì mất ý thức sau ngã cao. Thăm khám lâm sàng phát hiện
phản xạ gân cơ cánh tay quay bị mất. Thần kinh tủy nào sau đây đã bị tổn thương?

A. C5
B. C6
C. C7
D. C8
E. N1

68. Bệnh nhân nam 43 tuổi, vào viện vì đau và hạn chế vận động đốt sống cổ sau tai nạn giao
thông. Chụp MRI phát hiện bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Thăm khám lâm sàng
phát hiện bệnh nhân bị mất động tác duỗi khuỷu; mất phản xạ gân cơ tam đầu và mất duỗi cổ
tay cùng bên. Thần kinh tủy nào sau đây đã bị tổn thương?

A. C5
B. C6
C. C7
D. C8
E. T1

69. Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, vào viện vì đau và hạn chế vận động cánh tay sau tai nạn giao thông
xe máy-xe máy, ngã đập vai xuống đường. Thăm khám lâm sàng phát hiện cánh tay của bệnh
nhân sưng nề, nhợt nhạt và lạnh. Chẩn đoán hình ảnh thấy đường gãy kèm khối máu tụ lớn,
dẫn đến hội chứng Volkmann. Đâu là vị trí hay gặp nhất của đường gãy?

A. Cổ phẫu thuật
B. Rãnh thần kinh quay
C. Đường trên lồi cầu xương cánh tay
D. Mỏm khuỷu xương trụ
E. Lồi cầu ngoài xương cánh tay

70. Bệnh nhân nữ 67 tuổi vào viện vì đau và hạn chế vận động tay trái sau tai nạn sinh hoạt ngã
từ trên giường xuống, chống tay xuống đất. Chẩn đoán hình ảnh không phát hiện đường gãy
xương. Thăm khám lâm sàng phát hiện: Bệnh nhân yếu động tác gấp cổ tay ở phía trong, mất
cảm giác mặt trong bàn tay, bàn tay hình vuốt thú. Đâu là vị trí tổn thương thần kinh?

A. Sau lồi cầu trong xương cánh tay


B. Giữa xương móc và gân gấp cổ tay
C. Trong ống cổ tay
D. Tại hõm lào giải phẫu, giữa đầu trụ và đầu quay của cơ gấp các ngón nông
E. Tại cổ xương quay, 1 cm dưới khớp khuỷu

71. Bệnh nhân nữ 18 tuổi, vào viện vì vết thương sâu ở cổ tay, làm đứt hoàn toàn thần kinh trụ
tại vị trí này. Đâ là triệu chứng lâm sàng gặp được ở bệnh nhân?

A. Bệnh nhân không thể chạm đầu ngón cái vào đầu các ngón tay khác
B. bệnh nhân bị mất cảm giác mặt trong mu bàn tay
C. Bệnh nhân mất khả năng gấp đốt gian ngón gần và xa

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
D. Giảm khả năng duỗi các khớp gian đốt ngón tay
E. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện không rõ ràng ở bệnh nhân

72. Hậu phẫu tuần thứ 2 sau cắt bỏ khối u vùng ngực và nạo vét hạch, Bệnh nhân nữ 32 tuổi đến
khám với triệu chứng vai trái bị nhô ra phía sau khi làm động tác kháng trọng lực với tay trái.
Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nâng tay trái quá đầu khi buộc tóc. Chẩn đoán hình ảnh
phát hiện một thần kinh đã bị cắt phải khi phẫu thuật. Đâu là thần kinh được đề cập đến?

A. Thân trên đám rối cánh tay


B. Các nhánh sau của thân giữa đám rối cánh tay
C. Các nhánh trước của thần kinh tủy đám rối cánh tay
D. Bó sau đám rối cánh tay
E. Bó ngoài của đám rối cánh tay

73. Bệnh nhân nữ 24 tuổi vào viện vì một chấn thương vùng vai. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện
bệnh nhân bị trật khớp vai. Thần kinh nào sau đây dễ bị tổn thương nhất?

A. Thần kinh nách


B. Thần kinh quay
C. Thần kinh giữa
D. Thần kinh trụ
E. Thần kinh cơ - bì

74. Bệnh nhân nữ 42 tuổi, vào viện được chẩn đoán viêm gân cơ trên gai, cần phải phẫu thuật
sửa chữa. Câu nào sau đây đúng về cơ trên gai?

A. Nó bám tận vào củ bé xương cánh tay.


B. Giúp khởi động động tác khép vai.
C. Được chi phối chủ yếu bởi rễ thần kinh tủy C5.
D. Nhận chi phối từ thần kinh dưới vai trên.
E. Có nguyên ủy từ bờ ngoài xương vai.

75. Khám lâm sàng cho một bệnh nhân 60 tuổi phát hiện yếu động tác nghiêng trong cổ tay, mất
cảm giác mặt trong bàn tay, bàn tay có hình vuốt thú. Đâu là tổn thương gặp ở bệnh nhân?

A. Chèn ép 1 thần kinh đi giữa xương cánh tay và đầu nguyên ủy của cơ gấp cổ tay trụ
B. chèn ép 1 thần kinh chạy qua xương đậu và mạc hãm các gân gấp cổ tay
C. Chèn ép 1 thần kinh đi qua ống cổ tay tại vị trí ống cổ tay
D. Chèn ép 1 thần kinh chạy giữa đầu trụ và đầu quay cơ gấp các ngón nông
E. Chèn ép 1 thần kinh chạy sâu dưới cơ cánh tay quay

76. Bệnh nhân nữ 17 tuổi, là vận động viên thể thao, vào viện vì đau bàn tay. Thăm khám am
sàng phát hiện bệnh nhân bị mất động tác giạng và khép các ngón tay, động tác gấp các ngón
tay bình thường. Bệnh nhân cũng có biểu hiện mất cảm giác mặt gan tay ngón 5 và một phần
ngón 4. Câu nào sau đây mô tả đúng tổn thương ở bệnh nhân?

A. Chèn ép thần kinh giữa tại vị trí ống cổ tay


B. Đường gãy tại vị trí xương tháp, tổn thương mặt sau thần kinh trụ
C. Trật một xương tại hàng trên khớp cổ tay
D. Đường gãy xương đốt bàn ngón 5
E. Tổn thương thần kinh trụ tại vị trí ống Guyon

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
77. Bệnh nhân nam 10 tuổi vào viện vì vết thương chó cắn vùng cổ tay. Chẩn đoán hình ánh
phát hiện bệnh nhân có tổn thương bao hoạt dịch gân gấp cẳng tay. 2 ngày sau, bệnh nhân xuất
hiện sốt, sưng nề 1 ngón tay, gan tay tấy đỏ. Ngón tay nào của bệnh nhân đã bị sưng?

A. Ngón cái
B. Ngón trỏ
C. Ngón giữa
D. Ngón nhẫn
E. Ngón út

78. Bệnh nhân nam, 23 tuổi, vào viện vì vết thương vùng thành ngực trên ngoài, vị trí rãnh
deltoid-ngực. Bệnh nhân được băng ép cầm máu, sau đó được kẹp mạch nách cầm máu. Đầu là
tuần hoàn bàng hệ giúp cấp máu cho vị trí dưới tổn thương?

A. Động mạch cổ ngang và động mạch trên vai


B. Động mạch mũ cánh tay sau và động mạch cánh tay sâu
C. Động mạch trên vai và động mạch mũ vai
D. Động mạch ngực trên và động mạch cùng vai ngực
E. Động mạch ngực ngoài và động mạch trên vai

79. Bệnh nhân nam 24 tuổi, vào viện vì vết thương vùng cẳng tay, gây tổn thương thần kinh
giữa tại nơi nó đi vào cẳng tay. Đâu là triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi bệnh nhân thả
lỏng tay?

A. Đốt ngón gần và xa của ngón 2 và 3 của bệnh nhân ở tư thế duỗi.
B. Ngón tay thứ 3 và 4 của bệnh nhân ở trong tư thế gấp nhẹ.
C. Ngón cái của bệnh nhân ở tư thế gấp và giạng nhẹ.
D. Ngón thứ nhất, thứ 2, thứ 3 của bệnh nhân ở tư thế gấp nhẹ.
E. Đốt ngón gần và xa cả ngón thứ 2 và 3 của bệnh nhân ở tư thế gấp nhẹ.

80. Bệnh nhân nam, 32 tuổi, là vận động viên bắn súng, vào viện vì đau các tay và tê bì các ngón
tay cùng bên, biểu hiện rõ rệt nhất ở ngón 4 và 5. Bệnh nhân kể rằng triệu chứng xuất hiện rõ
rệt khi bắn súng tư thế tay quá đầu. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân có xương sườn
phụ ở cổ và có thêm một cơ bậc thang phụ. Cấu trúc nào sau đây dễ bị chèn ép nhất?

A. Động mạch nách


B. Thân trên đám rối cánh tay
C. Động mạch dưới đòn
D. Thân dưới đám rối cánh tay
E. Động mạch cánh tay đầu và thân dưới đám rối cánh tay

81. Bệnh nhân nam, 28 tuổi, vào viện vì đau ngực sau tai nạn sinh hoạt- tập gym. Thăm khám
lâm sàng phát hiện bệnh nhân đau ở thành ngực trái, lan ra cánh tay trái. Bệnh nhân thấy
choáng váng và mất ý thức sau 10 phút. Bác sĩ cố gắng bắt mạch quay cho bệnh nhân. Động
mạch quay nằm giữa 2 gân vùng cổ tay, là mốc quan trọng để kiểm tra cấp máu cho chi dưới.
Đâu là 2 gân được kể đến?

A. Cơ gấp cổ tay quay và cơ gan tay dài


B. Cơ gấp cổ tay quay và cơ cánh tay quay
C. Cơ cánh tay quay và cơ gấp ngón cái dài
D. Cơ gấp ngón cái dài và cơ gấp các ngón nông
E. Cơ gấp ngón cái dài và cơ gấp các ngón sâu

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
82. Bệnh nhân nữ, 59 tuổi, vào viện trong tình trạng shock. Thăm khám lâm sàng phát hiện
bệnh nhân có vài vết thương sâu vùng cẳng tay, mạch quay không bắt được tại chi tổn thương.
Đâu là vị trí bắt mạch quay tại vị trí ngay dưới cổ tay?

A. Giữa 2 đầu của cơ gian cốt mu tay đầu tiên


B. Tại hõm lào giải phẫu
C. Dưới gân cơ gấp ngón cái dài
D. Giữa cơ gian cốt mu tay thứ nhất và thứ 2
E. Giữa cơ gian cốt mu tay đầu tiên và cơ khép ngón cái dài

83. Bệnh nhân nữ 69 tuổi, vào viện vì tê bì và dị cảm vùng bàn tay phải, bệnh diễn biến 3 tháng.
Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân tê bì dị cảm 3 ngón tay phải bên ngoài, giảm đi bằng
cách tự bóp chặt cổ tay. Bệnh nhân bị yếu các cơ giạng ngón cái ngắn, cơ đối chiếu ngón cái, 2
cơ giun đầu tiên của bàn tay. Bệnh nhân bị giảm cảm giác cạnh ngoài gan bàn tay và 3 ngón tay
bên ngoài gan tay. Thần kinh nào sau đây đã bị chèn ép?

A. Thần kinh trụ


B. Thần kinh quay
C. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa
D. Thần kinh giữa
E. Thần kinh gian cốt sau

84. Bệnh nhân nam, 32 tuổi, vào viện vì sưng nề biến dạng tay phải sau tai nạn giao thông ô tô-
xe máy. Bệnh nhân được phẫu thuật đặt nẹp vít cố định. Sau phẫu thuật 5 tháng, bệnh nhân
quay lại phòng khám. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có thể giạng cánh tay và duỗi
cẳng tay, cảm giác vùng cẳng và bàn tay còn nguyên vẹn;động tác cầm nắm của bệnh nhân yếu,
bệnh nhân không thể duỗi cổ tay kháng lại trọng lực. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương
trong quá trình phẫu thuật?

A. Bó sau đám rối cánh tay


B. Thần kinh quay tại vị trí đầu xa xương cánh tay
C. Thần kinh quay và thần kinh trụ
D. thần kinh quay, thần kinh trụ, thần kinh giữa
E. thần kinh quay và thần kinh cơ bì

85. Bệnh nhân nam 53 tuổi, vào viện vì đau và hạn chế vận động cẳng tay sau tai nạn sinh hoạt.
Chẩn đoán hình ảnh phát hiện đường gãy xương quay. chụp cộng hưởng từ phát hiện khối máu
tụ giữa xương quay và cơ ngửa. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân bị yếu động tác
giạng ngón cái và duỗi khớp cổ bàn tay. Thần kinh nào sau đây đã bị ảnh hưởng?

A. Thần kinh gian cốt trước


B. Thần kinh gian cốt sau
C. Thần kinh quay
D. Nhánh sâu thần kinh trụ
E. Thần kinh giữa

86. Bệnh nhân nữ 34 tuổi, vào viện vì sưng nề và biến dạng vùng cánh tay sau tai nạn giao
thông. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện có khối máu tụ ở cánh tay, không tìm thấy đường gãy.
Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân không thể giạng cánh tay mà không có sự trợ giúp
ban đầu, mất khả năng gấp khuỷu và vai. Đâu là vị trí thần kinh đã bị tổn thương ở bệnh nhân?

A. Thân trên
B. Thân giữa
C. Thân dưới

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
D. Bó ngoài
E. Bó trong

87. Bệnh nhân nam 22 tuổi vào viện vì đau và hạn chế vận động cánh tay sau tai nạn giao thông.
Chẩn đoán hình ảnh phát hiện đường gãy chéo xoắn tại vị trí cánh tay. Thăm khám lâm sàng
phát hiện bệnh nhân mất khả năng duỗi cẳng tay. Thần kinh bị tổn thương nhận các nhánh chi
phối từ các rễ thần kinh tuỷ nào?

A. C5, C6
B. C5, C6, C7
C. C5, C6, C7, C8, T1
D. C6, C7, C8, T1
E. C7, C8, T1

88. Bệnh nhân nữ 56 tuổi vào viện vì đau và hạn chế vận động cẳng tay sau tai nạn sinh hoạt.
Chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân bị gãy Colles. Xương cổ tay nào sau đây thường bị
trật hoặc gãy trong tổn thương colles?

A. Xương tháp và xương thuyền


B. Xương tháp và xương nguyệt
C. Xương thuyền và xương nguyệt
D. Xương tháp, xương thuyền và xương nguyệt
E. Xương tháp và xương đậu

89. Bệnh nhân nam 61 tuổi, vào viện vì đau và hạn chế vận động cánh tay sau va chạm bị gậy
bóng chày đánh vào giữa cánh tay. Thăm khám lâm sàng phát hiện vận động khớp khuỷu bình
thường, mất duỗi khớp cổ tay, mất cảm giác mặt mu tay 2 ngón 1 và 2. Chẩn đoán hình ảnh
phát hiện đường gãy vị trí ⅔ trên và ⅓ dưới cánh tay. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh giữa


B. Thần kinh trụ
C. Thần kinh quay
D. Thần kinh cơ bì
E. Thần kinh nách

90. Bệnh nhân nam 42 tuổi, vào viện vì tổn thương thân trên đám rối cánh tay, được chẩn đoán
liệt Erb-Duchenne. Đâu là triệu chứng lâm sàng gặp ở bệnh nhân?

A. Bả vai nhô ra sau


B. Mất khả năng xoay ngoài cánh tay
C. Liệt các cơ nội tại của bàn tay
D. Tê bì mặt trong cánh tay
E. Mất cảm giác mặt mu bàn tay

91. Bệnh nhân nữ 41 tuổi, vào viện vì hạn chế vận động cẳng tay sau tai nạn giao thông. Chẩn
đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân có ổ gãy tại tại xương quay gần chỗ bám tận cơ sấp tròn.
Đầu trung tâm của ổ gãy di lệch ra ngoài. Cơ nào góp phần vào sự di lệch này?

A. Cơ sấp tròn
B. Cơ sấp vuông
C. Cơ cánh tay
D. Cơ ngửa
E. Cơ cánh tay quay

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
92. Bệnh nhân nữ 22 tuổi vào viện vì đau và hạn chế vận động cổ tay sau tai nạn sinh hoạt ngã
cao 3m. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện đường gãy xương đậu và xương móc. Thần kinh nào sau
đây có nguy cơ cao bị tổn thương?

A. Thần kinh giữa


B. Nhánh quặt ngược thần kinh giữa
C. Thần kinh quay
D. Thần kinh gian cốt trước
E. Nhánh sâu thần kinh trụ

93. Bệnh nhân nam 43 tuổi vào viện vì đau bả vai dai dẳng. Chụp cộng hưởng từ phát hiện bệnh
nhân bị viêm gân cơ trên gai. Đâu là triệu chứng lâm sàng phát hiện được khi khám ở bệnh
nhân?

A. Đau khi giạng cánh tay từ góc 0 - 15 độ


B. Đau khi giạng cánh tay từ góc 0 - 140 độ
C. Đau khi giạng cánh tay từ góc 70-140 độ
D. Đau khi giạng cánh tay từ góc 15-140 độ
E. Đau khi giạng cánh tay từ góc 40 -140 độ

94. Bệnh nhân nữ 54 tuổi vào viện vì sưng đau cổ tay sau khi ngã cao chống tay tư thế duỗi cẳng
tay. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân bị trật khớp cổ tay. Xương cổ tay nào sau đây
của bệnh nhân đã bị ảnh hưởng?

A. Thuyền - nguyệt
B. Thang - tháp
C. Móc - nguyệt
D. Đậu - Tháp
E. Đậu - Cả

95. Bệnh nhân nữ 54 tuổi được người dân phát hiện khi đang nằm bất tỉnh trong xe, được đưa
vào phòng cấp cứu. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân bị mất phản xạ nhị đầu. Sợi
hướng tâm của phản xạ đi theo rễ nào?

A. C5
B. C6
C. C7
D. C8
E. T1

96. Bệnh nhân nữ 54 tuổi được người dân phát hiện nằm bất tỉnh trên giường, được đưa tới
khoa cấp cứu. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân bị mất phản xạ cơ cánh tay quay.
Nhánh trước của rễ thần kinh nào liên quan đến cung phản xạ?

A. C5
B. C6
C. C7
D. C8
E. T1

97. bệnh nhân nữ 52 tuổi vào viện vì sưng đau vùng cổ tay sau ngã cao tư thế duỗi cánh tay.
Chẩn đoán hình ảnh phát hiện có đường gãy của xương đậu. Thần kinh nào sau đây có khả
năng cao bị ảnh hưởng?

A. Thần kinh trụ

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
B. Thần kinh quay
C. Thần kinh giữa
D. Nhánh sâu thần kinh trụ
E. Nhánh sâu thần kinh quay

98. Bệnh nhân nữ 32 tuổi vào viện vì sưng đau vùng khuỷu tay sau tai nạn ngã xe đạp. Thăm
khám lâm sàng phát hiện ngón trỏ và ngón giữa của bệnh nhân ở tư thế duỗi; ngón nhẫn và
ngón út của bệnh nhân ở tư thế gấp nhẹ khi bàn tay để thả lỏng. Chẩn đoán sơ bộ nào sau đây
hợp lý nhất?

A. Tổn thương thần kinh giữa và thần kinh quay


B. Tổn thương thần kinh giữa
C. Tổn thương thần kinh quay và trụ
D. Tổn thương thần kinh trụ
E. Tổn thương thần kinh giữa và thần kinh quay

99. Bệnh nhân nữ 34 tuổi vào viện vì đau chi trên trái sau tai nạn sinh hoạt gạch rơi vào tay.
Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân bị yếu các động tác khép và giạng các ngón tay,
động tác gấp các ngón tay bình thường. Bệnh nhân bị giảm cảm giác mặt gan tay ngón tay thứ 4
và 5. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Chèn ép thần kinh giữa tại vị trí ống cổ tay


B. Tổn thương thần kinh quay tại vị trí mặt sau xương cánh tay
C. Chèn ép thần kinh giữa khi nó chạy giữa 2 đầu cơ sấp tròn
D. Chèn ép thần kinh quay tại vị trí cơ ngửa
E. Tổn thương thần kinh trụ do gãy xương đậu

100. Bệnh nhân nam 64 tuổi vào viện vì đau nhiều vùng vai phải sau tai nạn ngã cao tư thế duỗi
khuỷu. Bệnh nhân trong tư thế tay lành đỡ tay đau, tay tổn thương hơi giạng và xoay ngoài.
Bệnh nhân bị dị cảm và giảm cảm giác vùng da phủ cơ deltoid. Đâu là chẩn đoán đúng nhất ở
bệnh nhân?

A. Trật khớp ra trước của chỏm xương cánh tay


B. Bán trật khớp cùng vai- đòn
C. Gãy xương đòn
D. Gãy thân xương cánh tay di lệch
E. Tổn thương gân khối cơ xoay ngoài cánh tay

101. Một nữ sinh viên điều dưỡng thực hành lấy máu vị trí tĩnh mạch giữa khuỷu. Bạn này
xuyên kim qua tĩnh mạch giữa khuỷu nhưng không thể lấy máu. Bạn sinh viên đã kịp thời nhận
ra kim tiêm đã xuyên qua tĩnh mạch. Thành phần nào nằm sâu dưới tĩnh mạch giữa khuỷu
đóng vai trò là tấm chắn giúp ngăn cản kim truyền xuyên vào động mạch?

A. Mạc hãm các gân gấp khuỷu


B. Cơ sấp tròn
C. Chẽ cân cơ nhị đầu cánh tay
D. Cơ cánh tay quay
E. Gân cơ nhị đầu cánh tay

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
102. Bệnh nhân nữ 34 tuổi vào viện vì vết thương vùng gan tay từ nền ngón cái tới xương đậu
sau tai nạn sinh hoạt. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân bị mất động tác đối chiếu
ngón cái, không có rối loạn về cảm giác. Mô tả nào sau đây đúng nhất về thương tổn của bệnh
nhân?

A. Tổn thương thần kinh giữa tại vị trí ống cổ tay


B. Tổn thương nhánh gan tay nông của thần kinh giữa
C. Tổn thương nhánh quặt ngược và nhánh nông của thần kinh giữa
D. Tổn thương nhánh quặt ngược của thần kinh giữa tại vị trí cổ tay
E. Tổn thương thần kinh quay và trụ

103. Bệnh nhân nam 23 tuổi vào viện vì chấn thương vùng cổ tay sau tai nạn sinh hoạt ngã
chống tay ở tư thế duỗi. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, hõm lào giải phẫu được bộc lộ.
Một động mạch được nhìn thấy chạy qua khu vực này, nằm trên một xương làm sàn cho khu
vực. Đâu là động mạch được kể đến?

A. ĐM trụ
B. ĐM quay
C. ĐM gian cốt trước
D. ĐM gian cốt sau
E. Cung gan tay sâu

104. Bệnh nhân nam 34 tuổi vào viện vì vết thương sâu do dao cắt mặt trong đầu xa cẳng tay.
Bệnh nhân mất khả năng giữ tờ giấy giữa 2 ngón tay cạnh nhau, mất cảm giác ngón tay thứ 5 và
nửa trong ngón tay thứ 4. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh nách


B. Thần kinh giữa
C. Thần kinh cơ bì
D. Thần kinh quay
E. Thần kinh trụ

105. Bệnh nhân nam 28 tuổi, vào viện vì tai nạn sinh hoạt ngã cao, tiếp đất bằng vai. Chẩn đoán
hình ảnh phát hiện đường gãy dài chạy qua rãnh gian củ xương cánh tay. Cơ có nguy cơ cao bị
tổn thương được chi phối bởi thần kinh nhận rễ từ các nhánh nào sau đây?

A. C3 và C4
B. C6 tới C8
C. C4 và C5
D. C2 tới C4
E. C5 tới C7

106. Bệnh nhân nữ 24 tuổi, vào viện được chẩn đoán trật khớp vai sau tai nạn sinh hoạt, được
nắn chỉnh và ra viện. Một tuần sau bệnh nhân đến khám lại phát hiện bị yếu động tác xoay
trong cánh tay. Cơ nào sau đây đã bị tổn thương trật khớp/nắn chỉnh?

A. Cơ dưới gai
B. Cơ ngực lớn
C. Cơ dưới vai
D. Cơ trên gai
E. Cơ tròn nhỏ

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
107. Bệnh nhân nam, 29 tuổi, vào viện vì gặp khó khăn trong việc vận động các ngón tay. Vài
tuần trước, bệnh nhân bị ngã cao từ giàn giáo, bàn tay nắm vào cành cây khi đang rơi xuống.
Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân mất khả năng giạng và khép các ngón tay, mất đối
chiếu ngón cái. Đâu là cấu trúc đã bị tổn thương?

A. Thân dưới đám rối cánh tay


B. Thần kinh giữa
C. Thần kinh cơ bì
D. Thần kinh trụ
E. Thân trên đám rối cánh tay

108. Bệnh nhân nam 28 tuổi, vào viện vì nhiều vết thương vùng cẳng tay sau va chạm bị dao
chém. Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân không thể duỗi ngón nhẫn và ngón út tại các
khớp gian đốt ngón, mất khả năng giạng các ngón tay. Yếu liệt cơ nào dưới đây gây nên triệu
chứng của bệnh nhân?

A. Cơ gian cốt mu tay


B. Cơ duỗi các ngón tay
C. các cơ giun
D. cơ gian cốt gan tay
E. Cơ duỗi ngắn ngón út

109. Sau khi ngã chống tay ở tư thế duỗi, Bệnh nhân nữ 72 tuổi vào viện vì đau vùng khuỷu tay.
Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có một khối đập theo nhịp mạch vùng khuỷu tay.
Động tác gấp khuỷu của bệnh nhân gây đau nhưng không bị hạn chế về biên độ vận động. Chẩn
đáon hình ảnh không thấy gãy xương và trật khớp. Bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương gân
cơ nhị đầu. Cơ nào sau đây giúp bệnh nhân vẫn còn khả năng gấp khuỷu?

A. Cơ cánh tay và cơ cánh tay quay


B. Cơ gấp cổ tay trụ và cơ gấp cổ tay quay
C. Cơ gấp các ngón nông và cơ gấp các ngón sâu
D. Cơ sấp tròn và cơ ngửa
E. Cơ tam đầu cánh tay và cơ quạ cánh tay

110. Bệnh nhân nữ 16 tuổi, vào viện vì vết thương dao cắt vùng cổ tay do cố ý tự tử. Phần sâu
nhất của vết thương nằm giữa gân cơ gấp cổ tay trụ và gân cơ gấp các ngón nông. Động tác nào
sau đây ở bệnh nhân có thể bị yếu liệt?

A. Giạng và khép các ngón tay


B. Duỗi ngón trỏ
C. Gấp ngón nhẫn và ngón út
D. Mất cảm giác vùng nền đốt bàn ngón út
E. Động tác đối chiếu ngón cái, gấp ngón 2 và 3

111. Bệnh nhân nam 35 tuổi vào viện vì chấn thương vùng cổ và vai sau tai nạn lao động bị gạch
rơi vào. Thăm khám lâm sàng phát hiện vai bệnh nhân nhô ra sau và một phần cơ hoành của
bệnh nhân bị liệt. Phần nào của đám rối thần kinh cánh tay đã bị tổn thương?

A. Các thừng
B. Các bó
C. Nhánh trước thần kinh tủy
D. Các nhánh tận
E. Thân

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
112. Bệnh nhân nam 55 tuổi vào viện vì đau khuỷu một tuần nay. Đau bắt đầu sau một trận
tennis dài. Đau lan ra vùng cẳng tay. Cố định khuỷu tay giúp bệnh nhân giảm đau. Thăm khám
lâm sàng phát hiện sưng nề bầm tím vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay. Động tác nào của bệnh
nhân ở cổ tay khi kháng trọng lực sẽ làm tăng cảm giác đau?

A. Nghiêng quay
B. Nghiêng trụ
C. Gấp
D. Duỗi
E. Gấp và nghiêng trụ

113. Bệnh nhi 3 ngày tuổi trải qua một cuộc chuyển dạ đẻ khó. Thăm khám lâm sàng ngày thứ 3
phát hiện tay bên phải của bệnh nhân vận động kém, cánh tay khép và xoay trong, cẳng tay có
tư thế duỗi tại khuỷu và sấp, cổ tay ở tư thế gấp nhẹ. Tổn thương bụng trước của các thần kinh
tủy nào sau đây gây ra triệu chứng ở bệnh nhân?

A. C5 và C6
B. C6 và C7
C. C7 và C8
D. C8 và N1
E. C5 tới N1

114. Bệnh nhân nữ 48 tuổi vào khoa chấn thương chỉnh hình được chẩn đoán hội chứng ống cổ
tay. Cơ nào sau đây của bệnh nhân có thể bị yếu?

A. Các cơ gian cốt mu tay và gan tay


B. Các cơ giun III và IV
C. Các cơ ô mô cái và các cơ giun I và II
D. Cơ gấp các ngón nông và sâu
E. Cơ mô út

115. Bệnh nhân nam 24 tuổi vào viện khám vì không thể cài cúc áo. Thăm khám lâm sàng phát
hiện bệnh nhân có thể kẹp tờ giấy giữa ngón 2 và 3, không có rối loạn cảm giác ở bàn tay và
ngón tay. Thần kinh nào sau đây đã bị ảnh hưởng?

A. Nhánh sâu thần kinh trụ


B. Thần kinh gian cốt trước
C. Thần kinh giữa
D. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa
E. Nhánh sâu của thần kinh quay

116. Bệnh nhân nam 22 tuổi vào viện vì vết thương sâu quanh mặt trước nếp gấp cổ tay phải
sau tai nạn sinh hoạt đập tay vào cửa kính. Vết thương đi trên bề mặt mạc hãm các gân gấp
nhưng chưa vượt qua chúng. Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện các triệu chứng nào sau
đây?

A. Yếu động tác sấp cẳng tay


B. Mất khả năng giạng ngón cái
C. Yếu động tác gấp ngón cái
D. Yếu động tác đối chiếu ngón cái
E. Mất khả năng khép ngón cái

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
117. Bệnh nhân nam 36 tuổi, vào viện vì hạn chế vận động cánh tay sau tai nạn thể thao. Thăm
khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân yếu động tác xoay ngoài cánh tay, mất vận động giạng
cánh tay góc từ 0- 15 độ. Thần kinh nào sau đây đã bị tổn thương?

A. Thần kinh dưới vai dưới


B. Thần kinh nách
C. Thần kinh quay
D. Thần kinh trên vai
E. Thần kinh dưới vai trên

118. Bệnh nhân nữ 25 tuổi vào viện vì tê bì và dị cảm vùng cánh tay và bàn tay phải sau khi
mang hành lý nặng. Thăm khám lâm sàng không phát hiện thiếu hụt vận động và cảm giác chi
trên bên phải. Khi bệnh nhân được yêu cầu sấp ngửa cẳng tay khi cánh tay ở tư thế giạng cánh
tay góc ngang vai , triệu chứng dị cảm biểu hiện ở bờ trong chi thể. Cấu trúc thần kinh nào sau
đây đã bị chèn ép?

A. Thần kinh trụ ở vị trí lồi cầu trong xương cánh tay
B. Thần kinh quay tại vị trí cổ xương quay
C. Thần kinh giữa tại vị trí ống cổ tay
D. Thân dưới đám rối cánh tay
E. Các nhánh của đám rối cánh tay

119. Bệnh nhân nam 24 tuổi vào viện vì sưng đau vùng cổ tay phải sau tai nạn giao thông. Sau
khi bệnh nhân được phẫu thuật ổn định một tuần, thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân bị
giảm cảm giác cạnh trong bàn tay, ngón nhẫn và ngón út; yếu động tác khép ngón cái và giạng
khép các ngón tay khác, động tác gấp các khớp gian đốt ngón bình thường tại chi thể bị tổn
thương. Nếu tổn thương thần kinh không hồi phục, đâu là biểu hiện của bệnh nhân sau vài tuần
tới?

A. Teo các cơ ô mô cái


B. Cổ tay rơi
C. Nghiêng quay tại khớp cổ tay
D. Nghiêng trụ tại vị trí các khớp gian đốt
E. Nhô các xương cổ tay với biểu hiện xẻ rãnh các xương tại cổ tay

120. Bệnh nhân nam 30 tuổi vào viện vì đau nhiều vùng cổ tay sau tai nạn sinh hoạt ngã trượt
cầu thang chống tay trong tư thế duỗi khuỷu. Bệnh nhân đau liên tục 3 giờ sau ngã, sau đó bệnh
nhân cảm thấy tê bì dị cảm bàn tay. Chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân gãy mỏm trâm
trụ và quay, kèm theo trật khớp cổ tay. Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện những rối loạn
về vận động và cảm giác nào sau đây?

A. Dị cảm cạnh trong của bàn tay, ngón út và yếu động tác khép ngón cái
B. Dị cảm da vùng gan tay và mặt gan tay của ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, yếu động tác đối chiếu
ngón cái
C. Tê bì cạnh trong của bàn tay và ngón út, yếu động tác duỗi cổ tay
D. Tê bì cạnh ngoài vùng mu tay và mặt mu tay các ngón cái, ngón giữa, ngón trỏ, yếu trong việc cầm
nắm
E. Dị cảm da vùng gan tay và mặt gan tay của ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, yếu động tác khép ngón
cái

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
ĐÁP ÁN PHẦN CASE LÂM SÀNG
1. A: Thần kinh dễ bị tổn thương nhất trong chấn thương cánh tay là thần kinh quay. Thần kinh nách,
giữa, trụ không chi phối cơ nào ở cánh tay. Thần kinh cơ bì chi phối cơ cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay
và cơ quạ cánh tay ở khoang trước cánh tay.

2. D. Dây chằng chéo ở vú, còn được gọi là dây chằng Cooper’s, chạy từ da đến bám vào mạc nông
dưới da, có chức năng chính hỗ trợ ngực chống lại trọng lực. Tình trạng ngực bị sệ xuống là do căng
giãn dây chằng này và có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Cân Scarpa là một lớp màng
sâu của mạc nông thành bụng trước. Cơ ngực lớn và ngực bé là 2 cơ vận động cho cánh tay và nằm
sâu dưới ngực nhưng không cung cấp bất kỳ kết nối nào với tuyến vú. Cơ răng trước chi phối vận
động cho xương bả vai.

3. A. Thần kinh dưới vai có nguyên ủy từ các sợi thần kinh tủy cổ C5-C6. Nó chi phối cơ tròn to và cơ
dưới vai giúp khép và xoay trong cánh tay. Thần kinh nách cũng nhận chi phối từ các sợi C5-C6, chi
phối vận động cho cơ detoid và cơ tròn nhỏ. Cơ deltoid là một cơ rộng và che phủ toàn bộ khớp vai,
hỗ trợ vận động cho cánh tay ở mọi hướng. Cơ tròn nhỏ là một cơ xoay ngoài cánh tay. Thần kinh
quay có nguyên ủy từ thừng sau đám rối cánh tay. Nó là nhánh lớn nhất của bó sau, chi phối cơ tam
đầu cánh tay và cơ khuỷu. Thần kinh phụ là một thần kinh sọ, chi phối cho cơ thang, giúp nâng vai và
hạ vai. Thần kinh trụ bắt nguồn từ bó trong đám rối cánh tay và chạy xuống phía trong cánh tay. Nó
chi phối cho các cơ vùng cẳng tay và bàn tay.

4. C. Các cơ ô mô cái (và các cơ giun I và II) được chi phối bởi thần kinh giữa, thần kinh này đi qua
ống cổ tay. Thành trước của ống cổ tay được tạo nên bởi hãm gân gấp cổ tay và thành sau được tạo
nên bởi khối các xương cổ tay. Hội chứng ống cổ tay gây nên chèn ép thần kinh giữa do giảm thể tích
trong ống cổ tay. Ống cổ tay chứa cơ gấp dài ngón cái, cơ gấp các ngón nông và sâu, bao hoạt dịch
của từng gân. Cơ gian cốt mu tay, cơ giun 3 và 4, cơ gian cốt gan tay và khối cơ ô mô út đều được chi
phối bởi thần kinh trụ

5. D. Tổn thương lồi cầu trong xương cánh tay thường gây ra tổn thương thần kinh trụ do vị trí của nó
nằm ở rãnh thần kinh trụ phía sau lồi cầu trong x cánh tay. Thần kinh trụ chi phối cho 1,5 cơ vùng
cẳng tay, bao gồm cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong cơ gấp các ngón sâu. Thần kinh trụ đi xuống chi
phối cho hầu hết các cơ vùng bàn tay. Cơ gấp các ngón nông được chi phối bởi thần kinh giữa và cơ
nhị đầu cánh tay được chi phối bởi thần kinh cơ bì. Thần kinh quay chi phối cho cơ cánh tay quay và
cơ ngửa.

6. B. Gãy trên lồi cầu xương cánh tay thường gây ra tổn thương thần kinh giữa. Thần kinh giữa đi
phía trước ngoài xương cánh tay. Tại khớp khuỷu, nó nằm trong động mạch cánh tay. Thần kinh nách
chạy qua lỗ tứ giác ra phía sau xương cánh tay, đi cùng động mạch mũ cánh tay sau, chạy xung quanh
cổ phẫu thuật xương cánh tay. Tổn thương tại vị trí cổ phẫu thuật xương cánh tay có thể ảnh hưởng tới
thần kinh nách. Thần kinh cơ bì xuyên qua cơ quạ cánh tay, chạy giữa 2 cơ nhị đầu và cơ cánh tay. Nó
tiếp tục chạy xuống cẳng tay,đổi tên thành thần kinh bì cẳng tay ngoài. Thần kinh trụ chạy phía trong
xương cánh tay, đi trong rãnh thần kinh trụ nằm ở phía sau lồi cầu trong xương cánh tay.

7. C. Gãy ở ⅓ giữa thân xương cánh tay có thể gây tổn thương thần kinh quay và động mạch cánh tay
sâu bởi cả 2 cùng đi sau rãnh thần kinh quay thuộc xương cánh tay. Thần kinh giữa và động mạch
cánh tay có thể bị tổn thương khi gãy trên lồi cầu xương cánh tay, cơ chế do ngã chống tay xuống đất,
khuỷu tay gấp một phần. Đường gãy tại cổ phẫu thuật xương cánh tay có thể gây tổn thương tới thần
kinh nách và động mạch mũ cánh tay sau. Động mạch và thần kinh trên vai có thể bị ảnh hưởng khi
bệnh nhân bị trật khớp vai. Thần kinh ngực dài và động mạch ngực ngoài có thể bị tổn thương trong
phẫu thuật cắt tuyến vú.

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
8. C. Thần kinh quay chạy phía sau giữa 2 đầu dài và đầu ngoài của cơ tam đầu cánh tay, chạy xuống
dưới phía sau cánh tay giữa đầu trong và đầu ngoài của cơ tam đầu cánh tay. Thần kinh quay chọc qua
vách gian cơ ngoài ra trước tại đầu dưới xương cánh tay rồi đi xuống hố khuỷu, nơi nó chia thành các
nhánh nông và sâu. Nhánh sâu của thần kinh quay chạy vòng phía ngoài cổ xương quay, chạy giữa 2
đầu cơ ngửa và đi tiếp xuống dưới đổi tên thành thần kinh gian cốt sau, chi phối các cơ phía sau cẳng
tay có chức năng duỗi cẳng tay và cổ tay. Do thương tổn không gây nên mất cảm giác ở chi tổn
thương, nên nhánh nông của thần kinh quay không bị ảnh hưởng. Nếu thần kinh quay bị tổn thương ở
vị trí đầu gần xương cẳng tay hoặc phía cánh tay, bệnh nhân sẽ bị mất khả năng duỗi khuỷu. Nhánh
chi phối cho cơ tam đầu cánh tay tách ra tại vị trí thần kinh quay đi trong rãnh quay phía đầu gần.
Nhánh gian cốt trước thuộc thần kinh giữa chi phối cho cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp ngón cái dài và
cơ sấp vuông. Không cơ nào bị tổn thương trong trường hợp này.

9. B. Thần kinh cơ bì chi phối cho cơ nhị đầu và cơ cánh tay, thực hiện động tác gấp cẳng tay tại khớp
khuỷu. Thần kinh cơ bì cho nhánh tận là thần kinh bì cẳng tay ngoài, chi phối cảm giác cho mặt ngoài
cẳng tay. Cơ nhị đầu cánh tay có chức năng sấp cẳng tay. Tổn thương thần kinh này sẽ gây ra giảm
vận động các đông tác gấp khuỷu, sấp cẳng tay và giảm cảm giác mặt trước ngoài cẳng tay. Tổn
thương thần kinh quay sẽ gây nên yếu động tác duỗi cẳng tay và cổ tay, dẫn đến triệu chứng bàn tay
rơi. Tồn thương thần kinh giữa sẽ làm ảnh hưởng tới động tác gấp cổ tay, teo cơ ô mô cái. Bó ngoài
đám rối thần kinh cánh tay cho nguyên ủy của cả thần kinh cơ bì và thần kinh ngực ngoài. Bệnh nhân
không có dấu hiệu của tổn thương thần kinh ngực ngoài (khép và xoay trong cánh tay).

10. C. Viêm gân bao hoạt dịch có thể gây nên bởi viêm bao hoạt dịch các ngón tay. Viêm gân bao
hoạt dịch ngón cái có thể lan đến viêm gân bao hoạt dịch cơ gấp ngón cái dài, Còn được biết đến là
bao hoạt dịch quay. Gân cơ gấp các ngón nông và ngón sâu được bao bọc trong bao hoạt dịch trụ. Cơ
gấp cổ tay quay và cơ gấp ngón cái ngắn không nằm trong bao hoạt dịch gân gấp. \

11. A. 3 cấu trúc quan trọng của hố khuỷu bao gồm gân cơ nhị đầu, Động mạch cánh tay, và thần kinh
giữa. Động mạch gian cốt chung và gian cốt trước tách ra ở dưới hố khuỷu; Động mạch trụ và động
mạch quay là 2 nhánh tận của động mạch cánh tay, tách ra phía dưới hố khuỷu.

12. C. Có tổng cộng 12 động mạch gian sườn trước, chạy 2 bên 6 khoang liên sườn phía trước, tiếp
nối giải phẫu với các nhánh động mạch gian sườn phía sau. Động mạch cấp máu cho cơ hoành là một
nhánh tận của động mạch gian sườn trong, cấp máu cho màng tim, cơ hoành và các cơ thành bụng
trước. Nó cho nhánh tiếp nối giải phẫu với động mạch mũ chậu sâu. Động mạch thượng vị trên là một
nhánh tận khác của động mạch ngực trong, cấp máu cho cơ hoành, khung chậu và thành bụng trước,
tiếp nối giải phẫu với động mạch thượng vị dưới. Động mạch ngực ngoài đi dọc bờ ngoài cơ ngực bé
và cấp máu cho cơ ngực lớn, cơ ngực bé và cơ răng trước. Động mạch ngực lưng và thần kinh ngực
lưng đi cùng nhau, cùng chi phối cho cơ lưng rộng ở thành ngực ngoài.

13. D. Vị trí bắt mạch quay nằm phía ngoài gân cơ gấp cổ tay quay, Phía đầu xa xương quay. Mạch
quay còn có thể bắt được ở vị trí hõm lào giải phẫu, nằm giữa gân cơ duỗi ngón cái dài và cơ duỗi
ngắn ngón cái.

14. A. Cơ gấp các ngón sâu được chi phối bởi 2 dây thần kinh trụ và giữa, trong đó thần kinh trụ chi
phối cho 2 ngón tay phía trong cơ gấp các ngón sâu, thần kinh giữa chi phối cho phần ngón trỏ và
giữa. Do thần kinh trụ đi nông phía cẳng tay nên dễ bị tổn thương bởi các vết thương. Tổn thương cơ
gấp các ngón tay sâu sẽ làm mất khả năng gấp các khớp gian đốt xa ngón tay, yếu một phần gấp cổ
tay và đốt ngón gần. Cơ gấp các ngón nông được thần kinh giữa chi phối, thần kinh này đi sâu ở cẳng
tay nên khó bị tổn thương. Cơ giun giúp gấp các khớp bàn ngón tay và hỗ trợ duỗi các khớp gian đốt
ngón. Cơ gian cốt giúp giạng và khép các ngón.

15. D. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa là chi phối vận động cho ô cơ mô cái, cho các cơ giạng
ngón cái, gấp ngắn ngón cái và đối chiếu ngón cái. Nếu cơ đối chiếu ngón cái bị liệt, bệnh nhân không

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
thể chạm đầu ngón cái vào đầu các ngón khác cùng bên. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa không
chi phối cảm giác. Kẹp các tờ giấy giữa các ngón tay là một test đơn giản giúp kiểm tra động tác khép
các ngón tay. Cơ vận động cho động tác này được chi phối bởi nhánh sâu của thần kinh Trụ, không bị
tổn thương ở bệnh nhân này.

16. B. Bờ trong xương vai của bệnh nhân đã bị tách khỏi thành ngực sau sau khi chấn thương. Cơ
răng trước là cơ giúp cố định bờ trong của xương vai với thành ngực sau, được chi phối bởi thần kinh
ngực dài. Cơ răng trước hỗ trợ nâng cánh tay lên cao hơn mặt phẳng ngang qua khớp vai bằng cách
xoay xương vai làm cho ổ chảo hướng lên trên nhiều hơn.

17. A. Dây chằng vòng chạy quanh chỏm xương quay, Hình thành trục bám cho dây chằng bên quay
và dây chằng bao khớp. Dây chằng vòng giúp ngăn cản sự chệch ra khỏi vị trí của chỏm quay. ở lứa
tuổi này, chỏm quay có đường kính gần tương đương với thân xương quay, cho nên rất dễ bị trật. Bao
khớp có chức năng giúp khớp khuỷu vận động tự do và không có chức năng trong việc cố định. Màng
gian cốt là một màng sợi dày ở đầu (phần dày lên gọi là dây chằng), có chức năng giữ 2 xương trụ và
quay ở vị trí tương đối. Dây chằng bên quay kéo dài từ lồi cầu ngoài xương đùi xuống bám tận vào
rãnh quay của xương trụ và dây chằng vòng. Dây chằng bện trụ có hình tam giác trải dài từ lồi cầu
trong xương cánh tay tới mỏm khuỷu xương trụ.

18. E. Tổn thương được mô tả là tổn thương liệt Erb-Duchenne, xảy ra trên bệnh nhi đẻ khó. Nó
thường do tổn thương thân trên đám rối cánh tay, Biểu hiện yếu liệt động tác giạng, xoay ngoài và gấp
cánh tay. Thân trên đám rối cánh tay bao gồm các nhánh trước thần kinh tuỷ C5-6.

19. C. Nhánh gan gón chung tác ra từ nhánh nông thần kinh trụ chi phối cảm giác cho da ngón út và
nửa trong ngón nhẫn. Nhánh nông của thần kinh quay chi phối cảm giác cho mặt mu bàn tay và 2
ngón rưỡi phía quay, đốt ngón gần. Nhánh gan ngón chung của thần kinh giữa Chi phối cảm giác cho
hầu hết phía ngoài gan tay và mặt mu tay của ngón thứ 2 và ngón thứ 3 và nửa ngoài đốt ngón tay thứ
4. Nhánh sâu thần kinh quay chi phối cho cơ duỗi cổ tay quay ngắn và khối cơ phía sau cẳng tay, chạy
xuống đổi tên thành thần kinh gian cốt sau. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa chi phối cho đầu
ngắn cơ giạng ngón cái, Cơ gấp ngón cái ngắn, và cơ đối chiếu ngón cái.

20. E. Thần kinh trụ chi phối vận động cho cơ gian cốt gan tay, có chức năng khép các ngón tay.
Động tác này giúp các ngón tay có thể kẹp tờ giấy. Thần kinh nách không chi phối vận động cho các
cơ ở bàn tay. Thần kinh giữa chi phối vận động cho cơ giun thứ nhất và thứ 2, Cơ đối chiếu ngón cái,
Đầu ngắn cơ giạng ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn. Thần kinh quay và thần kinh cơ bì không chi phối
vận động cho các cơ vùng bàn tay.

21. D. Cơ trên gai là một trong 4 cơ xoay cánh tay—3 cơ còn lại là cơ dưới gai, cơ tròn nhỏ và cơ
dưới vai. Gân cơ trên gai tương đối vô mạch và dễ bị tổn thương khi khớp vai bị trật. Cơ trên gai giúp
khởi đầu động tác giạng cánh tay, tổn thương cơ này dẫn đến triệu chứng kể trên của bệnh nhân. Cơ
quạ cánh tay có nguyên uỷ từ mỏm quạ chạy xuống bám tận vào xương cánh tay, có chức năng khép
và gấp cánh tay. Chức năng chính của cơ tam đầu cánh tay là duỗi khuỷu, tổn thương đầu dài của nó
không ảnh hưởng động tác giạng cánh tay. Cơ ngực nhỏ giúp cố định xương vai, đóng vai trò làm cơ
hô hấp phụ. Cơ tròn lớn giúp khép và xoay trong cánh tay.

22. E. Dây chằng quạ- cùng vai cản trở sự trật lên trên của xương cánh tay so với ổ chảo. Do dây
chằng này rất khoẻ nên rất ít khi bị tổn thương; Thay vào đó, dây chằng này làm thoái hoá gân của các
cơ trên gai khi chúng đi dưới dây chằng này. Dây chằng cùng vai- đòn, kéo dài từ mỏm cùng vai đến
đầu ngoài xương đòn, không có sự liên hệ gì với gân cơ trên gai. Dây chằng quạ cánh tay nằm phía
trong gân cơ trên gai và không thể gây chèn ép vào gân. Dây chằng ổ chảo cánh tay nằm sâu dưới
khối cơ xoay cánh tay và không gây tổn thương cho khối cơ này. Dây chằng ngang vai chạy ngang
qua khuyết vai, không gây ảnh thưởng tới khối cơ xoay cánh tay.

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
23. A. Thần kinh giữa chi phối cảm giác cho 3 ngón rưỡi phía ngoài bàn tay, chi phối vận động cho
khối cơ ô mô cái. Chèn ép thần kinh giữa tại ống cổ tay sẽ gây ra thiếu hụt vận động và cảm giác của
các cơ và vùng da kể trên. Thần kinh trụ không bị tổn thương trong trường hợp này. Phì đại khối cơ
tam đầu cánh tay không gây ra chèn ép đám rối cánh tay. Hơn nữa, tổn thương đám rối cánh tay sẽ
gây ra các triệu chứng ở cánh tay rầm rộ hơn, giống như trong viêm đốt sống cổ gây chèn ép thần
kinh.

24. C. Thần kinh quay chi phối các cơ duỗi vùng cánh tay và cẳng tay. Nó tách ra nhánh cho cơ tam
đầu phía đầu gần rãnh thần kinh quay, cho nên động tác duỗi khuỷu trong th này không bị ảnh hưởng.
Nó cũng cho nhánh chi phối cảm giác vùng phía sau cánh tay và cẳng tay, mặt mu tay ngón giữa,
ngón trỏ và ½ dưới ngón giữa. Triệu chứng được mô tả chỉ nằm ở đầu xa cánh tay. Thần kinh giữa chi
phối các cơ gấp ở cẳng tay và các cơ phía ô mô cái và chi phối cảm giác phía ngoài gan bàn tay. Thần
kinh trụ chi phối cơ gấp cổ tay trụ và 2 bó trong của cơ gấp các ngón sâu, chi phối cảm giác cho vùng
giữa mu tay và gan tay.

25. D. Thần kinh cơ bì chi phối cảm giác cho cơ nhị đầu và cơ cánh tay, là 2 cơ chính có chức năng
gấp khuỷu. Cơ nhị đầu cánh tay bám vào đầu ngoài xương quay và là một cơ gấp cẳng tay quan trọng.
Thần kinh cơ bì cho nhánh tận là thần kinh bì cẳng tay ngoài, chi phối cảm giác cho mặt ngoài cẳng
tay. Giạng và khép các ngón tay được chi phối bởi thần kinh trụ. Cơ gấp ngón cái ngắn được chi phối
bởi nhánh quặt ngược thần kinh giữa. Chi phối cảm giác cho mặt trong cẳng tay do thần kinh bì cẳng
tay trong chi phối, là nhánh tách ra trực tiếp từ đám rối cánh tay.

26. E. Nhánh sâu thần kinh quay chạy giữa 2 đầu cơ ngửa và nằm phía trong và dưới lồi cầu ngoài
xương cánh tay. Sau khi thần kinh này nhô ra khỏi cơ ngửa, nó đổi tên thành thần kinh gian cốt sau.
Nó có thể bị chèn ép do phì đại cơ ngửa, gây nên đau và yếu các cơ duỗi cổ tay. Thần kinh trụ chạy
bên ngoài lồi cầu trong xương cánh tay và chạy ra trước dưới cơ gấp cổ tay trụ. Thần kinh giữa chạy
giữa 2 khoang cơ gấp cẳng tay; Nhánh nông thần kinh quay chạy phía ngoài đằng sau cẳng tay và
không gây đau do khó bị chèn ép khi các cơ phì đại.

27. A. Thần kinh bì cẳng tay trong mang cảm giác về hạch tạo nên bởi 2 rễ C8 và T1. Thần kinh bì
cẳng tay ngoài là nhánh tận của thần kinh cơ bì, mang cảm giác chi phối về tuỷ qua các rễ C5, C6 và
C7. Nhánh sâu của thần kinh trụ và thần kinh gian cốt trước mang chủ yếu các nhánh chi phối vận
động. Các sợi cảm giác của thần kinh quay về tuỷ qua các sợi C5 tới C8.

28. E. Trong gãy xương kiểu Smith, đầu xa của xương quay di lệch về phía gan tay, thường làm cho
xương nguyệt trật ra trước.

29. B. Cơ giạng ngón cái dài và cơ duỗi ngón cái ngắn thuộc khoang mu tay thứ nhất của bàn tay. Cơ
duỗi cổ tay quay dài và ngắn nằm trong khoang mu tay thứ 2 của bàn tay. Cơ duỗi các ngón tay và cơ
duỗi ngón trỏ nằm trong khoang mu tay thứ 3. Cơ duỗi cổ tay trụ nằm trong khoang mu tay thứ 6 của
bàn tay.

30. E. Bó trong đám rối cánh tay bị tổn thương khi thân dưới của đám rối bị căng giãn sau tai nạn. Bó
trong là sự tiếp tục của thân dưới đám rối chạy xuống dưới, tạo nên bởi các rễ C8 và N1. Rễ trước của
C5 và C6 tạo nên thân trên. C7 hình thành nên thân giữa.

31. A. Cơ gấp cổ tay trụ được chi phối bởi thần kinh trụ. Các cơ khác kể trên đều được chi phối bởi
các nhánh tách ra phía xa bên dưới rãnh quay của thần kinh quay.

32. A. Tổn thương thần kinh quay tại vị trí rãnh quay sẽ gây ra liệt cơ giạng ngón cái dài và các cơ
duỗi ngón cái. Bệnh nhân sẽ mất khả năng duỗi cổ tay. Động tác duỗi khuỷu không bị ảnh hưởng do
các nhánh cho cơ tam đầu cánh tay tách ra ở đầu gần phía trên rãnh quay.

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
33. C. Động mạch bên trụ trên là nhánh của động mạch cánh tay chạy cùng thần kinh trụ tại rãnh thần
kinh trụ phía sau lồi cầu trong xương cánh tay, có vai trò quan trọng trong việc cấp máu cho thần kinh
trụ. Động mạch cánh tay sâu chạy ra phía sau cùng thần kinh quay qua tam giác cánh tay tam đầu.
Động mạch bên quay có nguyên uỷ từ động mạch cánh tay sâu và nối tiếp với nhánh quặt ngược của
động mạch quay phía ngoài khuỷu. Động mạch bên trụ dưới có nguyên uỷ từ động mạch cánh tay và
đi cùng thần kinh giữa xuống cẳng tay. Động mạch quặt ngược trụ trước có nguyên uỷ từ động mạch
trụ và tiếp nối giải phẫu với động mạch bên trụ dưới vị trí trước khớp khuỷu.

34. C. Động tác khép các ngón tay được thực hiện bởi các cơ gian cốt gan tay do thần kinh trụ chi
phối. Gấp đốt ngón gần ngón út do cơ gấp các ngón nông vận động là chủ yếu, cơ này được chi phối
bởi thần kinh giữa. Động tác đối chiếu ngón cái được chi phối bởi thần kinh giữa.

35. C. Thần kinh quay đã bị chèn ép ở rãnh thần kinh quay, gây nên triệu chứng ở bệnh nhân. Thần
kinh quay chi phối các cơ duỗi khuỷu, cổ tay và các ngón tay. Các nhánh chi phối cơ tam đầu của nó
tách ra ở phía trên rãnh quay, do đó thần kinh động tác duỗi khuỷu của bệnh nhân bình thường. Tổn
thương bó ngoài đám rối cánh tay sẽ gây liệt các dây thần kinh cơ bì, ngực ngoài và trong. Bó trong
của đám rối cánh tay cho nhánh đến thần kinh giữa và trụ. Thần kinh giữa chi phối các cơ gấp ở cẳng
tay và các cơ ô mô cái. Thần kinh ngực ngoài và trong chi phối các cơ ngực lớn và nhỏ.

36. A. Thần kinh giữa chi phối chủ yếu các cơ ô mô cái,hầu hết các cơ gấp cổ và bàn tay ở cẳng tay.
Tổn thương thần kinh giữa sẽ gây yếu động tác gấp đốt ngón gần của tất cả các ngón (Cơ gấp các
ngón nông), mất gấp đốt bàn ngón cái, khớp gian đốt xa ngón 2 và 3 (Một phần cơ gấp các ngón sâu),
Yếu động tác gấp khớp đốt bàn ngón tay thứ 2 và 3 (Cơ giun thứ nhất và thứ 2). Tổn thương cả thần
kinh giữa và thần kinh trụ sẽ gây mất gấp ở tất cả các đốt ngón tay. Thần kinh trụ chi phối cho đầu
trong cơ gấp các ngón sâu, cơ giun thứ 3 và 4, tất cả các cơ gian cốt. Tổn thương thần kinh quay sẽ
gây yếu động tác duỗi cổ tay, các đốt bàn ngón tay.

37. C. Chỏm xương cánh tay bị trật xuống dưới do không có dây chằng quạ-cùng vai gia cố như ở bên
trên. Nó cũng có thể bị đẩy ra trước tương đối phía dưới mỏm quạ bởi các cơ ngực và các cơ dưới vai.
Nó không thể bị trật ra sau do có gân cơ dưới gai và cơ tròn nhỏ. Gân cơ dưới vai gia cố phía trong
giúp chỏm xương vai không thể trật vào trong.

38. D. Thần kinh phụ (XI) đã bị tổn thương ở đầu xa cơ ức đòn chũm, dẫn đến liệt cơ thang làm cho
xương vai hạ thấp xuống và nhô ra sau. Cơ ức đòn chũm không bị tổn thương do động tác quay đầu
sang hai bên của bệnh nhân không bị ảnh hưởng. Các cơ xoay ngoài cánh tay và các cơ gấp khuỷu
không bị tổn thương (Chi phối bởi thần kinh trên vai, thân trên đám rối cánh tay). Tổn thương thần
kinh ngực lưng sẽ gây liệt cơ lưng rộng, một cơ giạng và xoay trong cánh tay.

39. C. Bệnh nhân sẽ bị mất khả năng duỗi khớp cổ tay. Gân của cơ duỗi các ngón tay dài và ngắn
được chi phối bởi thần kinh quay, có chức năng duỗi cổ tay, một phần tham gia duỗi các đốt ngón gần
và xa. Giạng và khép các ngón tay được thực hiện bởi cơ gian cốt, Được chi phối bởi nhánh sâu thần
kinh trụ. Duỗi các đốt ngón gần và xa được chi phối bởi các cơ giun và cơ gian cốt. 2 cơ giun đầu tiên
được chi phối bởi thần kinh giữa; các cơ giun còn lại được thần kinh trụ chi phối.

40. C. Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay thường gây nên tổn thương thần kinh nách, Chi phối cơ
deltoid và cơ tròn nhỏ. Giạng cánh tay giữa góc 15 độ và mặt phẳng ngang qua khớp vai được thực
hiện bởi cơ deltoid. Xoay ngoài xương cánh tay được thực hiện chủ yếu bởi cơ deltoid, cơ tròn nhỏ và
cơ dưới gai. Cơ deltoid và tròn nhỏ đã bị liệt trong th này. Tổn thương ổ chảo xương cánh tay sẽ làm
vai hướng xuống dưới giống như tổn thương cổ giải phẫu xương cánh tay. Gãy ⅔ giữa xương cánh tay
thường gây ra tổn thương thần kinh quay. Gãy lồi cầu trong xương cánh tay sẽ có khả năng gây nên
tổn thương thần kinh trụ

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
41 D. ™ dưới đòn chạy giữa xương đòn và xương sườn thứ nhất và là cấu trúc dễ bị tổn thương nhất
khi gãy xương đòn. Động mạch dưới đòn chạy phía sau ™ dưới đòn, do nằm khá sâu về vị trí giải
phẫu nên khó bị tổn thương. ™ đầu là một nhánh của ™ nách sau khi đi lên từ mặt ngoài cánh tay.
Động mạch ngực ngoài là nhánh của động mạch nách chạy phía ngoài cơ ngực nhỏ. Đường đi của nỏ
nằm bên dưới và trong nguyên ủy của nó tại động mạch nách.

42. B. Trong trật khớp vai, Dây chằng cùng vai-đòn và/ hoặc quạ đòn đều có thể bị tổn thương, khớp
cùng vai đòn có thể bị trật lên trên. Trật chỏm xương cánh tay ra khỏi xương vai là trật khớp vai. Dây
chằng quạ cùng vai không bị ảnh hưởng. gãy ổ chảo thường đi cùng với trật khớp vai.

43. A. Thần kinh trụ bị tổn thương tại khuỷu tay, Gây liệt 2 bó trong cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp cổ
tay trụ, các cơ giun 3 và 4, các cơ gian cốt gây ra mất gấp đốt ngón xa ngón 4 và 5, yếu động tác gấp
cổ tay (không đáng kể). Thần kinh trụ bị tổn thương ở cổ tay sẽ không gây ra mất gấp đốt ngón xa 4
và 5, mặc dù nó gây ra mất khép các ngón tay do ảnh hưởng lên các cơ giun và gian cốt. Thần kinh
giữa khi bị tổn thương tại vị trí cơ sấp tròn sẽ gây ra yếu liệt động tác gấp các đốt ngón gần, gấp ngón
cái, gấp ngón xa các ngón 2 và 3. Thần kinh giữa bị tổn thương tại khớp cổ tay sẽ gây ra yếu liệt các
cơ ô mô cái, cơ giun 1 và 2; các cơ gấp cổ bàn tay khác không bị ảnh hưởng.

44. C. Tuần hoàn bàng hệ duy nhất giữa động mạch nách- cánh tay tại vị trí động mạch nách bị tổn
thương là nhờ động mạch mũ cánh tay sau và nhánh lên của động mạch cánh tay sâu, đủ để cấp máu
cho chi trên. Động mạch mũ cánh tay sau tách ra gần nơi tận hết của động mạch nách, thường cho
nhánh nối với các nhánh đi lên của động mạch mũ cánh tay sâu. Động mạch trên vai và động mạch
mũ vai tiếp nối giải phẫu sâu trong cơ dưới gai. Động mạch vai sau và động mạch ngực sau không cho
tiếp nối giải phẫu với nhau tại vị trí bị tổn thương. Động mạch ngực ngoài không cho tiếp nối giải
phẫu với động mạch cánh tay. Động mạch ngực trong và động mạch cùng vai- ngực không có các
nhánh nối đáng quan tâm nào.

45 E.

46. E Thần kinh gian cốt trước là nhánh của thần kinh giữa, chi phối cho cơ gấp ngón cái dài, nửa
ngoài của cơ gấp các ngón sâu, cơ sấp vuông. Khi thần kinh bị tổn thương, động tác gấp các đốt ngón
xa ngón 2-3 bị ảnh thưởng. Thần kinh gian cốt sau là nhánh thần kinh của thần kinh quay, chi phối
cho các cơ duỗi. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa chi phối cho các ô mô cái. Tổn thương nhánh
thần kinh này chỉ có động tác đối chiếu ngón cái bị ảnh hưởng rõ rệt.

47. C. Gân của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay chạy qua khớp vai, nằm trong bao hoạt dịch. Dây chằng ổ
chảo cánh tay gồm 3 dây chằng đi từ ổ chảo tới xương cánh tay, nằm ngoài bao khớp. Đầu dài cơ tam
đầu đi từ củ dưới ổ chảo, bên dưới khớp vai. Gân cơ dưới gai chạy sau chỏm xương cánh tay, tới bám
vào củ lớn xương cánh tay. Cơ quạ-cánh tay chạy từ mỏm quạ xuống bám tận vào xương cánh tay.

48. E. Động mạch trên vai chạy phía trên dây chằng ngang vai, thần kinh trên vai chạy phía bên dưới.
Dây chằng này chạy ngang qua khuyết vai. Sau đó động mạch và thần kinh này chạy vào sâu trong cơ
trên gai, chi phối cho cả cơ trên vai và dưới vai. Động mạch dưới vai là nhánh của động mạch nách,
tận hết bằng động mạch mũ vai và động mạch ngực lưng. Động mạch cổ ngang chạy phía trước khu
vực này. Động mạch và thần kinh vai sau chạy sâu phía trong bờ trong xương vai. Động mạch mũ
cánh tay sau cùng thần kinh nách qua lỗ tứ giác chạy quanh cổ phẫu thuật cùng với thần kinh nách.

49. A. Thần kinh quay đã bị tổn thương tại rãnh quay. Nhánh nông thần kinh quay chi phối cảm giác
cho mặt mu đốt ngón gần 2 ngón tay 1 và 2. Thần kinh gian cốt sau chi phối cảm giác cho da mặt sau
cẳng tay và các cơ duỗi cổ tay. Thần kinh bì cẳng tay ngoài là nhánh tận của thần kinh cơ-bì chi phối
cảm giác cho mặt ngoài cẳng tay. Thần kinh bì cẳng tay trong tách ra trực tiếp từ bó trong đám rối
cánh tay và chi phối cảm giác cho da mặt trong cẳng tay. Nhánh bì mu tay của thần kinh trụ chi phối
cảm giác cho da mặt trong mu bàn tay.

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
50. C. Thần kinh cổ 7 tạo nên phần chính của thần kinh quay, đóng vai trò chính trong việc duỗi cổ
tay, cảm giác chính cho mặt sau cánh tay và cẳng tay.

51. B. Khi động mạch quay đi từ trước ra sau phía mu tay, nó chạy qua hõm lào giải phẫu, chạy qua
xương móc. Động mạch trụ nằm ở phía trong cổ tay, chạy dưới cơ gấp cổ tay trụ. Động mạch gian cốt
trước và sau có nguyên uỷ từ động mạch gian cốt chung, nhánh của thần kinh trụ, chạy từ phía đầu
gần xương cẳng tay ra xa giữa xương quay và trụ, lần lượt nằm giữa các khoang gân gấp và gân duỗi.
Nhánh gan tay sâu của thần kinh trụ chạy giữa 2 đầu của cơ khép ngón cái tiếp nối với ĐM quay tạo
nên cung gan tay sâu.

52. C. Thần kinh phụ (CN XI) bắt nguồn từ các rễ C1 tới C4, chi phối cơ ức đòn chũm và cơ thang, có
chức năng xoay đầu và nâng xương vai. Thần kinh dưới vai nhận các nhánh từ C5-6, chi phối cơ trên
gai, chức năng giúp khởi động động tác giạng cánh tay. Thần kinh ngực dài bắt nguồn từ các rễ C5, 6
và 7, chi phối cho cơ răng trước.

53. B. Dấu hiệu Froment dương tính trong liệt thần kinh trụ. Bệnh nhân bị liệt cơ khép ngón cái. Cơ
gấp ngón cái dài được chi phối bởi thần kinh gian cốt trước thuộc thần kinh giữa. Cơ gấp ngón út
ngắn được chi phối bởi nhánh sâu thần kinh trụ. Cơ gấp cổ tay quay được chi phối bởi thần kinh giữa,
và cơ duỗi ngón trỏ được chi phối bởi thần kinh quay.

54. C. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa chi phối một số cơ vùng ô mô cái (Cơ đối chiếu ngón cái,
cơ giạng ngón cái ngắn, cơ gấp ngón cái ngắn), không chi phối cảm giác. Tổn thương các nhánh bì
gan tay của thần kinh giữa hoặc thần kinh trụ không gây ra yếu động tác đối chiếu ngón cái, vì đây là
các nhánh chỉ chi phối cảm giác. Nhánh sâu thần kinh trụ chi phối các cơ mô út, giạng và khép các
ngón từ 2–5, cơ khép ngón cái.

55. D. Tổn thương thần kinh trụ gây ra liệt toàn bộ các cơ gian cốt, các cơ giun ngón 4 và 5. Động tác
duỗi cổ tay bình thường, do đây là chức năng của thần kinh quay. Bệnh nhân mất khả năng duỗi các
khớp gian đốt 4 và 5, do liệt các cơ giun tương ứng. Động tác duỗi ngón 2 và 3 vẫn còn một cách yếu
ớt do các cơ giun 2 và 3 vẫn còn được chi phối bởi thần kinh giữa. Thần kinh quay và thần kinh giữa
không bị tổn thương trong th này. Nếu thần kinh trụ bị tổn thương tại vị trí giữa cẳng tay, bệnh nhân
sẽ bị mất cảm giác một phần vùng gan tay ngón 4 và 5 và một phần da vùng mu tay. Nhánh quặt
ngược của thần kinh giữa chi phối cho các cơ ô mô cái; nó không chi phối cơ giun nào.

56. A. Động mạch mũ vai tách ra từ động mạch dưới vai, đi qua tam giác bả vai tam đầu. Nó cho các
nhánh nông bao phủ cơ lưng rộng, Nhánh sâu của nó đi sâu vào trong hố dưới gai để tiếp nối với động
mạch trên gai. Động mạch vai sau chạy giữa các thân trước đám rối cánh tay. Động mạch cổ ngang
tách ra từ thân giáp-cổ tại nền cổ, cho nguyên uỷ của động mạch vai sau đi ra. Động mạch ngực ngoài
và động mạch ngực cùng vai là các nhánh cảu động mạch nách và không cấp máu cho cơ lưng rộng.

57. C. Cổ phẫu thuật xương cánh tay khá thường gặp trong gãy xương cánh tay cơ chế gián tiếp.
Đường gãy nằm trên chỗ bám tận của cơ ngực lớn, cơ tròn lớn, và cơ lưng rộng. Cơ trên gai làm giạng
đầu gần của ổ gãy, đầu ngoại vi được kéo lên trên bởi cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay, cơ detoild,
kéo vào trong bởi cơ ngực lớn, cơ tròn lớn và cơ lưng rộng.

58. B. Đường gãy ⅓ trên của xương quay nằm giữa chỗ bám tận của cơ ngửa và cơ sấp tròn. Đầu
ngoại vi của xương quay và bàn tay ở tư thế sấp do sự co cơ sấp tròn và cơ sấp vuông. Đầu trung tâm
của ổ gãy di lệch ra ngoài do sự co cơ ngửa. Cơ cánh tay quay bám tận vào đầu xa xương quay. Cơ
cánh tay bám tận vào lồi củ xương trụ và không gây ra di lệch nào lên xương quay.

59. A. Cơ gan tay dài chạy dọc trên đường giữa ở lớp nông cẳng tay. Cơ gấp cổ tay quay nằm ở phía
ngoài lớp nông cẳng tay, chạy qua xương thang tới bám vào xương đốt bàn thứ 2 của bàn tay. Gân cơ
giạng ngón cái dài nằm ở phía ngoài cổ tay, góp phần tạo nên bờ ngoài của hõm lào giải phẫu. Gân cơ

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
gấp cổ tay trụ có thể sờ thấy tại vị trí phía trong cổ tay. Gân cơ gấp ngón cái dài đi sâu trong ống cổ
tay.

60. E. Gù vẹo cột sống gây di lệch lên trên xương sườn thứ 1 có thể gây chèn ép hoặc căng giãn bụng
trước thần kinh tủy N1 khi nhánh này hợp với nhánh trước của thần kinh C8 tạo nên thân dưới đám
rối cánh tay. Thần kinh N1 chi phối cảm giác cho mặt trong cẳng tay, thông qua thần kinh bì cẳng tay
trong tách ra từ bó trong đám rối cánh tay. Thần kinh N1 là nguồn chi phối vận động chính cho hầu
hết các cơ nội tại vùng gan tay. Động tác gấp dài các ngón tay và cổ tay bình thường, cho nên thần
kinh quay và trụ chưa bị ảnh hưởng nhiều; Động tác duỗi cổ tay ổn định, cho nên thần kinh quay vẫn
chưa bị tổn thương.

61. A. Đầu dài cơ nhị đầu cánh tay hỗ trợ cho động tác gấp cánh tay. Trong bệnh lý viêm gân cơ nhị
đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vùng thành trước của nách khi co cơ, khi mà cơ nhị đầu có nguyên ủy
từ củ trên ổ chảo.

62. E. Phẫu thuật viên đã cắt phải đầu xa của thần kinh giữa 2 bên ở cẳng tay bệnh nhân do nhâm lẫn
đso là gân cơ gan tay dài.

63C. Tổn thương thần kinh trụ và thần kinh giữa ở cổ tay gây ra triệu chứng các ngón tay có hình vuốt
thú. Khớp cổ- bàn tay có thể duỗi bình thường do thần kinh quay không bị tổn thương. Tất cả các cơ
giun và cơ gian cốt đã bị liệt do mất chi phối từ thần kinh trụ (tất cả các cơ gian cốt, cơ giun 3 và 4) và
thần kinh giữa (cơ giun 1 và 2). Các cơ giun và cơ gian cốt có chức năng quan trọng trong việc duỗi
các đốt bàn ngón tay. Khi chúng bị liệt, cơ gấp dài các ngón tay tác động làm bàn tay có hình vuốt
thú. Nếu thần kinh giữa còn nguyên vẹn triệu chứng sẽ ít rõ rệt hơn tại ngón trỏ và ngón giữa. Nếu
thần kinh giữa bị tổn thương đơn độc tại ống cổ tay, bệnh nhân sẽ biểu hiện liệt các cơ ô mô cái. Nếu
thần kinh giữa và trụ bị tổn thương tại khuỷu tay, động tác gấp cổ tay sẽ bị ảnh hưởng.

64. A. Do thần kinh giữa bị tổn thương tại vị trí hố trụ nên cơ gấp dài các ngón tay đã bị liệt, bao gồm
cả cơ gấp ngón cái dài. Cơ gấp ngón cái dài sẽ không bị liệt nếu thần kinh giữa bị tônr thương tại vị trí
cổ tay. Mất cảm giác cạnh ngoài gan bàn tay là do tổn thương thần kinh giữa. Nếu chỉ có thần kinh
gian cốt trước bị tổn thương, bệnh nhân sẽ không có thiếu hụt về cảm giác. Thần kinh quay chi phối
các cơ duỗi cổ tay, cơ giạng ngón cái dài, và cơ duỗi các đốt cổ-bàn ngón tay. Thần kinh trụ không chi
phối cảm giác cho cạnh ngoài gan bàn tay.

65. D. Trong tổn thương thân dưới đám rối cánh tay, hay bụng trước rễ C8-N1, Bệnh nhân bị mất cảm
giác mặt trong cẳng và bàn tay. Bó trong đám rối cánh tay là sự kéo dài của thân dưới. Bó trong đám
rối cánh tay cho nguyên ủy của thần kinh bì-cẳng tay trong, chi phối cảm giác cho mặt trong vùng
cẳng tay trước. Thần kinh bì cẳng tay ngoài là nhánh tận của thần kinh cơ-bì, tách ra từ bó ngoài đám
rối cánh tay,C5-C6. Thần kinh gian sườn cánh tay là nhánh bì ngoài của thần kinh N2 chi phối cảm
giác cho mặt trên tring vùng cánh tay. Thần kinh giữa nhận các sợi từ C6 và C7, chi phối cảm giác
cạnh ngoài gan bàn tay và 3. 5 ngón tay phía ngoài mặt gan tay.

66. C. Nhánh đầu tiên của thần kinh ngực ngoài chi phối vận động cho đầu trong xương đòn của cơ
ngực lớn. Nếu nó bị tổn thương, phần cơ này sex bị liệt-phì đại- teo nhỏ. Phần còn lại của thần kinh
ngực ngoài nối với thần kinh ngực trong cho nhánh chi phối phần còn lại của cơ ngực lớn và cơ ngực
nhỏ. Tổn thương thần kinh ngực trong sẽ không gây ảnh hưởng tới phần đòn của cơ ngực lớn. Tổn
thương bó ngoài đám rối cánh tay không chỉ làm ảnh hưởng tới thần kinh ngực ngoài mà còn gây tổn
thương thần kinh cơ-bì, dẫn đến liệt cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay, mất cảm giác da vùng trước
ngoài cẳng tay.

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
67. B. Thần kinh tủy C6 chi phối cho phản xạ gân cơ cánh tay quay. Thần kinh C5 và C6 đều chi phối
cho phản xạ gân cơ nhị đầu; C5 chi phối vận động, C6 là đường truyền vào của cung phản xạ; TK C7
chi phối cho phản xạ cơ tam đầu

68. C. Thần kinh tủy C7 là nhánh chính tạo nên thần kinh quay và chi phối cho cơ tam đầu cánh tay.

69. C. Bệnh nhân bị gãy trên lồi cầu xương cánh tay. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiểu
dưỡng Volkmann. Đầu gãy của xương thường làm tổn thương động mạch cánh tay, gây tụ máu vùng
khoang cơ gấp cánh tay. Giảm sự cấp máu đột ngột từ các nhánh động mạch cánh tay gây ra thiểu
dưỡng. Tụ máu trong khoang cơ gấp cánh tay gây nên tăng áp lực trong khoang, đầu tiên cản trở máu
tĩnh mạch trở về,Sau đó làm giảm lưu lượng máu động mạch đi nuôi cơ ở giai đoạn muộn. Các cơ bị
thiếu cấp máu trở nên thiểu dưỡng. Bệnh nhân thường được nẹp bột từ vai xuống cổ tay, che dấu đi sự
thiếu máu cho đến khi mô bị mất. Lạnh, mất cảm giác chi, mạch bắt yếu, đau quá mức của một gãy
xương là những dấu hiệu chỉ điểm hội chứng chèn ép khoang, yêu cầu phải rạch giải phóng chèn ép
khoang cấp cứu. Đường gãy tại vị trí cổ phẫu thuật xương cánh tay thường gây ra tổn thương thần
kinh nách và động mạch mũ cánh tay

sau. Đường gãy tại vị trí rãnh thần kinh quay thường làm tổn thương thần kinh quay và động mạch
cánh tay sâu. Đường gãy tại mỏm khuỷu xương trụ không gây ra thiểu dưỡng Volkmann, mặc dù cơ
tam đầu cánh tay thường làm di lệch đầu ngoại vi xương trụ

70. A. Lực tác động được truyền lên cẳng tay, thường gây nên trật ròng rọc tại khớp khuỷu, gây tổn
thương thần kinh trụ khi nó trật lên lồi cầu trong xương cánh tay. Tổn thương thần kinh trụ thường
gây liệt một phần khối cơ gấp cổ tay do thần kinh trụ chi phối cơ gấp cổ tay trụ và đầu trong cơ gấp
các ngón sâu, mất cảm giác mặt trong gan tay. Thần kinh trụ còn chi phối cho các cơ gian cốt và 2 cơ
giun phía trong. Liệt các cơ này gây ra bàn tay hình vuốt thú, đặc biệt là ở các ngón 4 và 5. Tổn
thương thần kinh trụ ở vị trí xương móc không gây ra liệt cơ gấp cổ tay trụ, không gây nên mất cảm
giác mặt trong gan bàn tay bởi nhánh bì mu tay tách ratrước khi đi đến cổ tay. Hội chứng ống cổ tay
gây ra tổn thương thần kinh giữa, không được đề cập trong th này. Thần kinh trụ chạy phía trong hõm
lào giải phẫu giữa 2 đầu cơ gấp cổ tay trụ, không phải giữa các đầu cơ gấp các ngón nông. Tổn thương
tại cổ xương quay sẽ gây ra tổn thương nhánh chia của thần kinh quay, không biểu hiện lâm sàng
trong th này.

71. D. Các cơ gian cốt có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duỗi các khớp gian đốt ngón tay. Các
cơ giun cũng góp phần duỗi các khớp gian đốt ngón tay. Thần kinh trụ ở cổ tay bị tổn thương sẽ gây
ra liệt các cơ gian cốt và 2 cơ giun phía trong. Các cơ duỗi đốt bàn ngón tay được chi phối bởi nhánh
sâu thần kinh quay. 2 cơ giun phía ngoài của bàn tay vẫn còn nguyên vẹn do nó được chi phối bởi
thần kinh giữa, cho nên dấu hiệu bàn tay vuốt trụ không thấy rõ ở các ngón 2 và 3. Động tác đối chiếu
ngón cái bị mất khi nhánh quặt ngược của thần kinh giữa bị liệt. Nếu thần kinh trụ bị tổn thương ở cổ
tay, Nhánh tới mu bàn tay của nó không bị ảnh hưởng.

72. C. Thần kinh ngực dài đã bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, làm liệt cơ răng trước. Cơ răng

trước là một cơ xoay vai quan trọng giúp cánh tay có thể nâng lên qua khớp vai. Khi cơ này mất

chức năng, đầu trong xương vai sẽ bị nhô ra sau, đặc biệt khi làm động tác kháng trọng lực. Thần kinh

ngực dài có nguồn gốc từ bụng trước các thần kinh tủy C5, C6, và C7. Thân trên đám rối cánh tay
(C5,

C6) chi phối các cơ xoay ngoài, giạng vai và gấp khuỷu. Nhánh sau của thân giữa đám rối cánh

tay C7 chi phối cho các cơ duỗi khuỷu và cổ tay. Bó ngoài đám rối cánh tay (C5, C6, và C7) cho

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
các nhánh thần kinh ngực ngoài, thần kinh cơ bì, và nhánh ngoài của thần kinh giữa.

73. A. Thần kinh nách tách ra trực tiếp từ bó sau đám rối cánh tay, chạy vòng quanh cổ phẫu thuật
xương

cánh tay chi phối vận động cho cơ tròn nhỏ và cơ deltoid. Thần kinh nách liên quan giải phẫu trực tiếp

với đầu gần xương cánh tay. Khi chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo, nó thường gây nên

tổn thương thần kinh nách.

74. C. Cơ trên gai bám tận vào củ lớn xương cánh tay và có chức năng giạng và xoay ngoài

xương cánh tay. Nó nhận chi phối chủ yế từ các nhánh tủy C5. Cơ dưới vai là cơ duy nhất bám

tận vào củ bé xương cánh tay. Cơ dưới vai được chi phối bởi thần kinh dưới vai trên và dưới vai dưới.

Cơ tròn nhỏ và tròn lớn có nguyên ủy từ bờ ngoài xương vai.

75. A. Thần kinh trụ đi giữa 2 đầu cơ gấp cổ tay trụ để đi vào cẳng tay, chi phối cơ gấp cổ tay trụ
(giúp

nghiêng trong cổ tay) và 2 đầu trong cơ gấp các ngón tay sâu. Tổn thương thần kinh trụ dẫn đến dấu

hiệu bàn tay hình vuốt thú. Nó đi vào bàn tay ở trước mạc hãm các gân gấp, bên ngoài xương

móc. Thần kinh giữa chạy vào cổ tay qua ống cổ tay và thần kinh quay đi sâu dưới cơ cánh tay quay.

76. E. Bệnh nhân đã bị tổn thương thần kinh trụ tại vị trí ống Guyon. Đó là một ống hình tam giác có
bờ

trong là xương móc, sàn là mạc hãm các gân duỗi, trần là da và mạc cổ tay. Tổn thương làm mất

cảm giác da mặt trong và 1. 5 ngón tay phía trong gan bàn tay, mất vận động khối cơ mô út, cơ

gian cốt và 2 cơ giun phía trong. Không có triệu chứng tổn thương thần kinh giữa ở bệnh nhân. Nếu

xương nguyệt bị trật sẽ không gây ra chèn ép thần kinh trụ tại vị trí ống cổ tay.

77. E. Gân gấp chung các ngón thường bao quanh gân các ngón tay tại vị trí ống cổ tay và đầu gần
mặt gan bàn tay, tiếp tục liên tiếp với bao hoạt dịch ngón út.

78. C. Tổn thương xảy ra ở đoạn 2 động mạch nách. Động mạch trên vai là nhánh của thân giáp- cổ
thuộc động mạch dưới đòn. Động mạch dưới vai là nhánh của động mạch nách đoạn 3, tách ra động
mạch mũ vai và động mạch ngực lưng.

79. A. Tổn thương thần kinh giữa tại vị trí của bệnh nhân sẽ gây ra liệt tất cả các gận gấp cổ và ngón
tay, ngoại trừ đốt ngón xa ngón 4 và 5 do nửa trong cơ gấp ngón sâu vận động, được chi phối bởi thần
kinh trụ. Do đó các gân duỗi bàn ngón tay thể hiện ưu thế, gâp ra triệu chứng cho bệnh nhân. các cơ
nội tại của gan tay do thần kinh trụ chi phối có thể gấp các ngón tay một phần.

80. D. Xương sườn cổ (thường thấy ở ds C7) thường gây ra hội chứng ống ngực nhỏ, Biểu hiện bởi
yếu cơ lực chi cùng bên, mạch quay bắt yếu khi bệnh nhân giạng cánh tay quá khớp vai. Dựa vào triệu
chứng của bệnh nhân có thể thấy bệnh nhân bị chèn ép thân dưới đám rối cánh tay, có ảnh hưởng tới
thần kinh trụ. Động mạch nách chi phối các cơ vùng vai và chi dưới, bệnh nhân không biểu hiện mất
cơ lực đáng kể. Thân trên đám rối cánh tay cũng chi phối cho vùng vai, bệnh nhân không biểu hiện

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
mất cơ lực rõ rệt. Động mạch dưới đòn nằm phía trước đám rối cánh tay cho tới khi nó phân ra thành
các bó. Động mạch cánh tay đầu không có liên quan trực tiếp tới đám rối cánh tay về mặt giải phẫu.

81. B. Mạch quay được bắt rõ nhất ở đầu xa cẳng tay vị trí gần cổ tay. Tại vị trí này, động mạch quay
nằm giữa gân cơ cánh tay quay và cơ gấp cổ tay quay. Cơ gan tay dài chạy ở phía trong hơn động
mạch. Cơ gấp ngón cái dài thuộc lớp cơ sâu vùng cẳng tay trước và cũng nằm ở phía trong hơn so với
động mạch quay.

82. B. Động mạch quay đi vào vùng gan tay qua hõm lào giải phẫu. Sau đó, động mạch đi giữa 2 đầu
của cơ gian cốt mu tay đầu tiên và đi sâu vào vùng gan tay. Gân cơ gấp ngón cái dài đi vào vùng gan
tay, trong khi động mạch quay đi từ vùng mu tay vào khoang sau gan tay, do đó động mạch quay
không đi dưới gân cơ này.

83. D. Thần kinh giữa chi phối vận động cho hầu hết các cơ vùng gân gấp cẳng tay; một số cơ nội tại
của bàn tay: 2 cơ giun đầu tiên, cơ giạng ngón cái ngắn, cơ đối chiếu ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn;
chi phối cảm giác cho cạnh ngoài gan tay, 3 ngón rưỡi mặt gan tay, các ngón từ 2-4 mặt mu tay. do
thần kinh giữa có chạy qua ống cổ tay cho nên triệu chứng đau của bệnh nhân có thể giảm đi khi bop
chặt gây chèn ép thần kinh. Thần kinh trụ chi phối cho đầu trong cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp cổ tay
trụ. Thần kinh quay chi phối cho các cơ duỗi vùng cẳng tay và cổ tay. Thần kinh gian cốt sau là nhánh
của thần kinh quay, chi phối cho các cơ duỗi vùng cẳng tay.

84. B. Bệnh nhân có thể duỗi cẳng tay, chứng tỏ cơ tam đầu cánh tay chưa bị liệt. Bệnh nhân có biểu
hiện bàn tay rơi => thần kinh quay đã bị tổn thương tại dưới vị trí nó phân nhánh cho cơ tam đầu.
Cảm giác vùng cẳng và bàn tay còn nguyên vẹn => nhánh nông thần kinh quay còn nguyên vẹn.
Nhánh nông thần kinh quay tách ra từ vị trí ⅓ dưới vùng cánh tay, chi phối cảm giác cho mặt sau cẳng
tay và một phần da vùng mu tay. Bó sau đám rối cánh tay tách ra 2 nhánh tận là thần kinh nách và
thần kinh quay. Chi phối của thần kinh nách còn nguyên vẹn ở bệnh nhân này. Bệnh nhân không bị
yếu động tác khép cổ tay, chứng tỏ thần kinh trụ của bệnh nhân còn nguyên vẹn. Nếu cả thần kinh
quay và thần kinh cơ bì bị tổn thương, động tác sấp ngửa cẳng tay sẽ bị mất do cơ ngửa và cơ nhị đầu
bị liệt.

85. B. Thần kinh gian cốt sau là phần kéo dài của nhánh sâu thần kinh quay sau khi nó đi qua đầu xa
cơ ngửa. Nó chi phối cho một số cơ vùng cẳng tay sau, bao gồm các cơ duỗi cổ bàn tay. Nhánh sâu
thần kinh quay chạy vòng quanh xương quay và chạy giữa 2 đầu cơ ngửa, rất dễ bị chèn ép khi khối
máu tụ ở giữa 2 đầu cơ ngửa. Mặc dù thần kinh quay tách ra thần kinh gian cốt sau, tuy nhiên không
bộc lộ được chính xác một cách tỷ mỉ ở bệnh nhân. Các nhánh sâu của thần kinh trụ và thần kinh giữa
lần lượt chạy phía trong và trước trong cẳng tay. Các nhánh này chi phối khoang cơ gấp của cẳng tay.
Thần kinh gian cốt trước là nhánh của thần kinh giữa chi phối cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp ngón cái
dài và cơ sấp vuông.

86. A. Thân trên đám rối cánh tay bao gồm các rễ C5 và C6, là nguyên uỷ của thần kinh trên vai, chi
phối cơ trên gai. Cơ trên gai là cơ khởi động cho động tác giạng cánh tay từ 0 tới 15 độ. Cơ deltoid chi
phối phần còn lại của động tác giạng khớp vai do thần kinh nách chi phối, giạng khớp vai từ 15 tới 90
độ. Thân giữa đám rối cánh tay tách ra từ rễ C7 và không có liên quan gì tới động tác giạng cánh tay.
Thân dưới đám rối bắt nguồn từ C8-T1; Động tác gấp khuỷu và cánh tay do thần kinh cơ bì thuộc bó
ngoài chi phối, chủ yếu nhận các sợi từ c5-c6.

87. C. Thần kinh quay chi phối cơ tam đầu cánh tay vận động cho động tác duỗi khuỷu. Thần kinh
này nhận các sợi từ bụng trước các thần kinh tuỷ C5 tới T1.

88. C. Xương thuyền và xương nguyệt thuộc khối xương cổ tay tiếp nối trực tiếp với xương quay,
thường bị tổn thương trong gãy Colles.

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
89. C. Tổn thương thần kinh quay có thể gây ra do gãy xương cánh tay do thần kinh này đi giữa rãnh
thần kinh quay mặt sau cánh tay. triệu chứng của bệnh nhân thể hiện bệnh nhân bị tổn thương thần
kinh quay tại vị trí rãnh thần kinh quay

90. B. Tổn thương thân trên đám rối cánh tay sẽ gây ảnh hưởng tới các rễ tới thần kinh trên vai, thần
kinh nách và thần kinh cơ bì. Tổn thương thần kinh trên vai và thần kinh nách gây ảnh hưởng tới động
tác giạng và xoay ngoài cánh tay. Tổn thương thần kinh cơ-bì gây mất gấp cẳng tay. Triệu chứng bả
vai nhô ra sau gây ra do liệt thần kinh ngực dài. Thần kinh ngực dài nhận các rễ từ C5, C6, và C7, do
đó cơ răng trước sẽ bị yếu khi tổn thương các nhánh từ C5 và C6. Các cơ nội tại của bàn tay được chi
phối bởi thần kinh trụ, không bị ảnh hưởng trong th này. Tê bì mặt trong cánh tay gây ra bởi liệt thần
kinh bì cánh tay trong, tách ra từ các rễ (C8-T1; thân dưới). Mất cảm giác mặt mu tay gây ra bởi tổn
thương cả thần kinh trụ và quay.

91. D. Cơ ngửa bám tận vào đầu gần xương quay và kéo đầu trung tâm di lệch ra ngoài trong th này.
Cơ sấp tròn có nguyên uỷ từ lồi cầu trong xương cánh tay và đầu gần xương trụ, chạy xuống bám tận
vào mặt giữa bờ ngoài xương quay, kéo ổ gãy vào trong. Cơ sấp vuông có nguyên uỷ từ mặt trước đầu
xa xương trụ và bám tận vào mặt trước đầu xa xương quay, kéo xương quay vào trong. Cơ cánh tay
quay có nguyên uỷ từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và bám tận vào mỏm trâm xương trụ.
Cơ cánh tay có nguyên uỷ từ mặt trước phía dưới cánh tay, bám tận vào lồi củ xương trụ.

92. E. Nhánh sâu thần kinh trụ tách ra ngang mức xương đậu và chạy giữa xương đậu và xương móc,
cho nên đây là nhánh dễ bị tổn thương nhất. Thần kinh giữa đi vào cẳng tay giữa xương cánh tay và
đầu trụ cơ sấp tròn, đến cổ tay thì đi nông rồi chui qua mạch hãm các gân gấp vào bàn tay. Nhánh
quặt ngược thần kinh giữa tách ra khi thần kinh giữa qua ống cổ tay. Thần kinh quay tách ra các
nhánh nông và sâu khi nó đi qua hõm lào giải phẫu.

93. A. Cơ trên gai giúp khởi động động tác giạng cánh tay 15 độ đầu tiên.

94. A. Xương thuyền và xương nguyệt là 2 xương tiếp nối với xương quay tại cổ tay.

95. B. Phản xạ nhị đầu được khởi động khi dùng búa phản xạ gõ vào gân cơ nhị đầu tại vị trí gần chỗ
nó bám vào xương quay. Cung phản xạ gồm các rễ đi vào và ra từ các sợi thần kinh tuỷ C5 và C6. C5
cho sợi vận động cho phản xạ; C6 cho sợi hướng tâm vào tuỷ sống.

96. B. Phản xạ cánh tay- quay được khởi động khi dùng búa phản xạ gõ vào gân cơ cánh tay quay.
Cung phản xạ được chi phối bởi các nhánh đi ra vào từ các rễ C5, C6, và C7, trong đó rễ C6 đóng vai
trò chủ yếu.

97. D. Thần kinh trụ đi vào cẳng tay giữa 2 đầu cơ gấp cổ tay trụ, chi phối cho cơ này và nửa trong
của cơ gấp các ngón sâu. Nó đi vào bàn tay trên mạc hãm các gân gấp, ngay bên ngoài xương đậu, nơi
nó tách ra nhánh sâu và rẫt dễ bị tổn thương tại vị trí này. Nhánh sâu thần kinh quay tách ra tại đầu
gần cẳng tay.

98. B. Bệnh nhân có triệu chứng điển hình của một tổn thương thần kinh giữa. Thần kinh giữa chi
phối cơ gấp dài các ngón; thần kinh quay và nhánh sâu thần kinh trụ chi phối các cơ duỗi các ngón 1
và 3, làm cho chúng ở tư thế duỗi nhẹ. Các cơ gấp các ngón 4 và 5 ở tư thế gấp nhẹ do chúng được chi
phối một phần bởi cơ gấp các ngón sâu vẫn còn hoạt động một phần (2 đầu trong cơ gấp các ngón sâu
được chi phối bởi thần kinh trụ)

99. E. Thần kinh trụ đi vào bàn tay phía trước mạc hãm các gân gấp cổ tay, nằm bên ngoài xương đậu
và chi phối các cơ giun thông qua nhánh sâu của nó. Các cơ này đóng vai trò quan trọng trong việc
giạng và khép các ngón tay. Động tác gấp các ngón tay không bị ảnh hưởng do thần kinh giữa chi
phối cho các cơ gấp nông và hầu hết cơ gấp các ngón sâu. Khi thần kinh giữa bị chèn ép tại vị trí ống

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
cổ tay, bệnh nhân sẽ bị yếu vận động ngón cái do ảnh hưởng các nhánh chi phối tới ô mô cái. Tổn
thương thần kinh quay dẫn đến yếu liệt động tác duỗi cổ tay và bàn tay.

100. A. Khớp ổ chảo- cánh tay là một khớp di động mạnh, có biên độ vận động lớn. Trật khớp vai ta
trước trên lâm sàng thường gặp. Khi chỏm xương cánh tay trật ra trước và xuống dưới, bệnh nhân bị
dị cảm vùng deltoid do chịu thêm lực của chỏm xương cánh tay rơi xuống, đồng thời bị giảm cảm
giác vùng này do thần kinh nách bị chèn ép. Thần kinh nách chi phối vận động cho cơ tròn lớn và cơ
deltoid, chi phối cảm giác cho da phủ mặt sau cánh tay và vùng deltoid.

101. C. ™ giữa khuỷu là một ™ nông nằm trên trẽ gân cơ nhị đầu. Chẽ gân cơ nhị đầu là một dạng
mô liên kết phẳng trải từ đầu trong gân cơ nhị đầu uốn cong ra ngoài đi cùng mạc sâu của cơ này. Nó
giúp gia cố cho hố khuỷu và che phủ động mạch cánh tay chạy ngay dưới nó.

102. D. Nhánh quặt ngược của thần kinh giữa có nguyên ủy từ bờ ngoài thần kinh giữa tại vị trí đầu
xa mạc hãm các gân gấp. Nó chi phối 3 cơ ô mô cái: cơ đối chiếu ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn, và
cơ giạng ngón cái ngắn. tổn thương thần kinh giữa tại vị trí ống cổ tay, cũng như là tổn thương nhánh
quặt ngược và nhánh nông thần kinh giữa, gây ra thiếu hụt cả vận động và cảm giác cho bệnh nhân.
Tổn thương thần kinh quay và trụ sẽ gây ra các triệu chứng nặng hơn về vận động và cảm giác ở bàn
tay.

103B. Động mạch quay chạy qua hõm lào giải phẫu khi nó chạy qua vùng mu tay, giữa 2 đầu cơ gian
cốt mu tay thứ nhất. Động mạch trụ chạy ở phía trước cẳng tay và đi vào vùng gan tay. Động mạch
gian cốt trước và sau nằm ở phía trước và sau màng gian cốt, giữa 2 xương trụ và quay. Cung gan tay
sâu tạo nên bởi nhánh gan tay sâu của động mạch trụ và nhánh tận của động mạch quay.

104. E. Thần kinh trụ chi phối cảm giác cho ½ ngón tay trong, chi phối vận động cho các cơ nội tại
của bàn tay, bao gồm các cơ giun. Cơ giun vận động các động tác khép và giạng ngón tay, giúp kẹp tờ
giấy giữa các ngón. Thần kinh giữa chi phối cảm giác cho 3. 5 ngón tay giữa mặt gan tay, các cơ ô mô
cái và 2 cơ giun bên ngoài. Thần kinh cơ bì chi phối vận động cho các cơ vùng cánh tay trước, và
không bị tổn thương trong trường hợp này do nằm khá xa vết thương. Thần kinh quay chi phối cảm
giác cho mặt mu tay, chi phối vận động các cơ duỗi cổ và bàn tay.

105. B. Cơ có bám tận vào rãnh gian củ xương cánh tay là cơ lưng rộng. Cơ được chi phối bởi thần
kinh ngực lưng, là nhánh của bó sau đám rối cánh tay, được tạo bởi các rễ C6-8. Các rễ C2, C3 và C4
không tạo nên đám rối cánh tay mà tạo nên đám rối cổ. TK C4 và C5 cho các nhánh tới thần kinh
hoành, và thần kinh C5 không cho nhánh tới thần kinh ngực lưng.

106. C. Trật chỏm xương cánh tay ra trước có thể gây ra tổn thương thần kinh nách hoặc khối cơ xoay
cánh tay. Xoay trong cánh tay là chức năng chính của cơ dưới vai; Trật khớp vai có thể đã gây tổn
thương thần kinh dưới vai trên hoặc dưới vai dưới. Cơ dưới gai và cơ tròn nhỏ là các cơ xoay ngoài
xương cánh tay, và cơ trên gai là cơ giạng cánh tay góc từ 0 đến 15 độ. Cơ ngực lớn là một cơ gấp,
khép và xoay trong cánh tay, ít khi bị ảnh hưởng trong trật khớp vai.

107. A. Nhánh sâu thần kinh trụ chi phối cho các cơ gian cốt, giúp khép và giạng các ngón tay. Nhánh
quặt ngược thần kinh giữa chi phối cho các cơ ô mô cái, bao gồm cả cơ đối chiếu ngón cái. Cả 2 thần
kinh này đều nhận các sợi từ nhánh trước các thần kinh C8 và T1, tạo nên thân dưới đám rối cánh tay.

108. C. Bệnh nhân có thể đã bị tổn thương thần kinh trụ, làm yếu liệt toàn bộ các cơ gian cốt và 2 cơ
giun phía trong. Các cơ giun phía trong giúp duỗi các ngón nhẫn và út, trong khi các cơ gian cốt có
chức năng giạng và khép các ngón tay. các cơ gian cốt mu tay có chức năng giạng các ngón tay, trong
khi các cơ gian cốt gan tay có chức năng khép các ngón tay. Cơ duỗi ngắn ngón út chỉ vận động ngón
út và nếu tổn thương thì không gây ra triệu chứng ở ngón nhẫn. Cơ duỗi các ngón tay nếu bị yếu liệt
sẽ gây ra triệu chứng ở tất cả các ngón tay.

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
109. A. Động tác gấp khuỷu được thực hiện bởi cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay, và cơ quạ cánh tay.
Cơ nhị đầu cánh tay là cơ chính trong động tác gấp khuỷu. Cơ gấp cổ tay trụ và cơ gấp cổ tay quay
thực hiện động tác gấp cổ tay. Cơ gấp các ngón nông và sâu lần lượt thực hiện các động tác gấp các
đốt gian ngón gần và xa. Cơ sấp tròn và cơ ngửa lần lượt thực hiện các động tác sấp và ngửa cẳng tay.
Cơ quạ cánh tay không vượt quá khớp khuỷu, đóng vai trò gấp khớp vai, cơ tam đầu cánh tay thực
hiện động tác duỗi khuỷu.

110. E. Đối chiếu ngón cái là động tác phức tạp, bắt đầu từ ngón cái ở tư thế duỗi giạng và xoay trong,
được thực hiện bởi cơ gấp ngắn ngón cái và cơ đối chiếu ngón cái. Các cơ này được chi phối bởi
nhánh quặt ngược của thần kinh giữa (C8, T1). Thần kinh giữa là thần kinh chính thuộc khoang cẳng
tay trước, chi phối ô mô cái bàn tay. Nó chạy qua ống cổ tay để chi phối cho một vài cơ nội tại gan
bàn tay. Giạng và khép các ngón tay được chi phối bởi các cơ gian cốt mu tay và gan tay, do thần kinh
trụ chi phối. Cơ duỗi ngón trỏ giúp duỗi các ngón trỏ. Ngón nhẫn và ngón út được gấp lại do đầu
trong cơ gấp các ngón nông (do thần kinh giữa chi phối) và do đầu trong cơ gấp các ngón sâu (do thần
kinh trụ chi phối).

111. C. Thần kinh ngực dài có nguyên ủy từ nhánh trước các thần kinh tủy C5 tới C7 và chi phối cơ
răng trước, có tác dụng cố định khớp vai vào thành ngực. Cơ hoành được chi phối bởi thần kinh
hoành, có nguyên ủy từ nhánh trước các thần kinh tủy C3 tới C5.

112. D. Lồi cầu ngoài xương cánh tay là nguyên ủy của hầu hết các cơ duỗi cổ tay. Khi các cơ nay
vận động sẽ gây nên đau tại điểm tổn thương. Nghiêng quay và nghiêng trụ không ảnh hưởng vì các
cơ thực hiện động tác này có nguyên ủy ở vùng cổ tay. Gấp cổ tay được thực hiện chủ yếu bởi các cơ
có nguyên ủy từ lồi cầu trong xương cánh tay.

113. A. Tổn thương thân trên đám rối cánh tay (C5-C6) gây ra bởi tăng quá mức khớp cổ- vai sau một
cuộc chuyển dạ đẻ khó. Triệu chứng lâm sàng thường khá điển hình, cánh tay duỗi thẳng và xoay
trong. Tổn thương thân dưới đám rối cánh tay (Klumpke paraly-

sis) ít gặp trong trường hợp này.

114. C. Hội chứng ống cổ tay khá thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện gồm tê bì, cảm giác kiến bò ở
bàn tay và ngón tay. Hội chứng ống cổ tay gây chèn ép thần kinh giữa tại vị trí ống cổ tay, chi phối cơ
ô mô cái và các cơ giun 1 và 2. Các cơ gian cốt mu tay, gan tay và các cơ mô út được chi phối bởi
thần kinh trụ. các cơ gấp ở vị trí cẳng tay được chi phối bởi thần kinh giữa trước khi nó đi qua ống cổ
tay.

115. D. Nhánh quặt ngược thần kinh giữa tách ra sau khi thần kinh này đi qua ống cổ tay. Thần kinh
này chi phối các cơ ô mô cái. Cơ đối chiếu ngón cái là một trong số những cơ ô mô cái được sử dụng
trong động tác cài cúc áo, động tác đòi hỏi phải đối chiếu ngón cái. Nhánh sâu thần kinh trụ chi phối
vận động cho hầu hết các cơ nội tại vùng bàn tay, ngoại trừ các cơ ô mô cái và 2 cơ giun đầu tiên, chi
phối cảm giác cho 1. 5 ngón tay phía trong cả mặt mu tay và gan tay. bệnh nhân vẫn có thể kẹp tờ
giấy giữa ngón 2 và 3, đây là chức năng của cơ gian cốt được chi phối bởi thần kinh trụ. Nhánh sâu
thần kinh quay chi phối cho các cơ duỗi cổ tay và ngón tay.

116. E. Bệnh nhân bị mất khả năng khép ngón cái do thần kinh trụ đã bị tổn thương tại vị trí cổ tay.
Thần kinh trụ đi nông trên mạc hãm các gân gấp và chi phối cơ khép ngón cái. Sấp cẳng tay được chi
phối bởi thần kinh giữa, và giạng ngón cái được vận động bởi các cơ được chi phối bởi thần kinh giữa
và quay. Gấp và đối chiếu ngón cái được chi phối bởi các nhánh từ thần kinh giữa và thần kinh giữa k
bị tổn thương trong trường hợp này do đi sâu dưới mạc hãm các gân gấp.

117. D. Cơ trên gai được chi phối bởi thần kinh trên vai (C5, C6) và thần kinh tiếp tục chạy xuống
giữa gai vai và ổ chảo để chi phối cơ dưới gai. Cơ trên gai khởi động động tác giạng khớp vai góc từ

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng
15- 20 độ. Thần kinh dưới vai chi phối cơ dưới vai và cơ tròn lớn, giúp xoay trong cánh tay. thần kinh
nách chi phối cho cơ deltoid và cơ tròn nhỏ, chi phối cảm giác cho da mặt ngoài vùng vai vị trí cơ
deltoid. Cơ deltoid là cơ chính trong động tác giạng cánh tay từ góc 20 trở đi, và cơ tròn nhỏ góp phần
xoay ngoài xương cánh tay. Thần kinh quay chi phối vận động cho các cơ khoang sau cánh tay và
cẳng tay, đóng vai trò chính trong động tác duỗi cẳng tay và cổ tay. Thần kinh dưới vai dưới chi phối
cho cơ dưới vai, giúp xoay trong cánh tay.

118. D. Bệnh nhân đã bị chèn ép thân dưới đám rối cánh tay, nghi ngờ do thoát vị đốt sống cổ. Thân
dưới đám rối cánh tay là thành phần chính cho các sợi đến bó trong đám rối. Thần kinh bì cánh tay
trong (chi phối cảm giác cho mặt trong cánh tay), thần kinh bì cẳng tay trong (chi phối cảm giác cho
mặt trong cẳng tay) cùng với thần kinh trụ (chi phối cảm giác cho 1,5 ngón tay trong) là những nhánh
tận của bó trong đám rối.

119. E. Mất sự chi phối của thần kinh trụ sẽ dẫn tới teo các cơ gian cốt, dẫn đến các triệu chứng biểu
hiện ở bệnh nhân. thần kinh giữa không bị tổn thương cho nên bệnh nhân không bị teo ô mô cái. bệnh
nhân không bị tổn thương thần kinh quay=> các cơ duỗi cổ tay vận động tốt=> không quan sát thấy
triệu chứng bàn tay rơi, cũng như là triệu chứng nghiêng quay (cơ duỗi cổ tay trụ còn vận động tốt)

120. B. Xương nguyệt là xương dễ bị trật nhất trong khối xương cổ tay. xương này thường bị trật ra
trước gây chèn ép thần kinh giữa tại ống cổ tay. Bệnh nhân có biểu hiện giảm/ mất vận động các cơ
nội tại bàn tay và dị cảm/ mất cảm giác vùng da do thần kinh giữa chi phối.

Nguồn: Self Assessment and Review of Anatomy, 1st edition (2018)


Gray’s Anatomy Review, 2nd edition (2016)
Biên dịch: Bs. Trần Quốc Trưởng

You might also like