Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

https://vilas.edu.vn/5-phuong-thuc-san-xuat-co-ban-mts-mto-ato-cto-eto.

html

Chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovative Supply Chain)

Các sản phẩm thay đổi liên tục trên thị trường (các loại chíp, phần mềm tin học, quần áo thời trang, đồ
gỗ,…). Đặc điểm của loại chuỗi này là thông tin được chia sẻ tốt, thời gian đáp ứng rất nhanh, tốc độ qua
chuỗi lớn, vòng đời sản phẩm ngắn, mức độ tồn kho ít. Việc dự báo nhu cầu thị trường và thiết kế sản
phẩm rất quan trọng. Lợi thế cạnh tranh là thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường. Cấu trúc chuỗi linh
hoạt, các lớp chức năng trong chuỗi này tích hợp sâu đề đẩy nhanh tốc độ hàng hóa qua chuỗi.

Chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng (Functional Supply Chain)

Đặc tính sản phẩm ít thay đồi, nhu cầu trên thị trường ít biến động (lương thực, thực phẩm, các sản
phẩm nông nghiệp...). Để tăng hiệu suất hoạt động của chuỗi, nên tìm cách giảm chi phí trong sản xuất,
vận chuyển và giao dịch. Quản lý chuỗi chú trọng tới việc giảm tồn kho, và tăng chia sẻ thông tin giữa
các thành viên với nhau. Lợi thế cạnh tranh giữa các chuỗi là chi phí thấp.

Chuỗi cung ứng sản xuất theo đơn hàng(Build to Order)


BTO là viết tắt của cụm từ Build to Order, nghĩa là sản xuất khi có đơn đặt hàng.
Hay nói cách khác, các công ty áp dụng mô hình BTO sẽ bắt đầu quá trình sản xuất
sau khi nhận được đơn đặt hàng. Mô hình này được xem là mô hình dạng kéo, sau
khi đơn hàng được xác nhận thì việc sản xuất sẽ bắt đầu, và kéo theo đó là sự vận
động của cả dây chuyền cung ứng.
Đặc điểm:
Lợi thế lớn nhất đối với một chiến lược BTO là tính chuyên môn hóa cho từng sản
phẩm. Một khách hàng sẽ đặt hàng một sản phẩm với thông số kỹ thuật nhất định
và công ty sẽ sản xuất sản phẩm này đáp ứng các tiêu chí đó của khách hàng.
Chiến lược BTO giúp loại bỏ hàng tồn kho không cần thiết trong nhà kho hoặc trên
kệ bán hàng của công ty. Thay vì là một chủ doanh nghiệp với rất nhiều sản phẩm
chưa bán được, với BTO, chủ doanh nghiệp không phải lo lắng về việc mất tiền do
các mặt hàng tồn kho.
Chiến lược BTO giúp loại bỏ hàng tồn kho không cần thiết trong nhà kho hoặc trên
kệ bán hàng của công ty.
Hạn chế của mô hình BTO là nhiều công ty sẽ chịu áp lực về thời gian sản xuất và
thời gian giao hàng khi nhu cầu thị trường quá lớn.
Áp dụng:
Những ngành sản xuất hay những sản phẩm phù hợp để áp dụng mô hình BTO
như: dòng xe phân khối lớn và xe thể thao, máy bay, các mặt hàng thủ công được
làm từ nguyên liệu quý hiếm, sản phẩm tiêu dùng sang trọng làm từ vật liệu đặc
thù, trang sức quý giá, dụng cụ y tế và trang thiết bị nghiên cứu...
Ví dụ: như việc sản xuất các thiết bị khai thác mỏ trong thời kỳ nhiều người đổ xô
khai thác mỏ than, vấn đề sẽ xảy ra khi người mua đột ngột hủy bỏ đơn đặt hàng,
lúc đó các công ty sản xuất phải rất vất vả và tốn thời gian để tìm kiếm một khách
hàng phù hợp cho sản phẩm, trong khi thị trường dành cho nhóm sản phẩm này là
rất nhỏ.
Sp xe roll royce k/h sẽ đc cá nhân hóa sp của mình. Sau đó sẽ bắt đầu quá trình sản
xuất khi nhận được đơn đặt hàng và time làm sp sẽ rất lâu vì nó là sp cá nhân . vấn
đề tồn kho chỉ xảy ra khi người mua đột ngột hủy bỏ đơn đặt hàng công ty sản xuất
sẽ rất khó và tốn thời gian để tìm kiếm một khách hàng phù hợp vs sp

You might also like