You are on page 1of 197

G I Á O Á N Đ Ị A L Í T H E O

CÔNG VĂN 5512

vectorstock.com/10212084

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 11 KẾT


NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 (2
CỘT) NĂM HỌC 2023-2024 (HỌC KÌ 1)
WORD VERSION | 2024 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : 
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
BÀI 1: SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát
triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo
GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người
- Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các
nhóm nước.
- Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước, phân tích được
bảng số liệu về kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
- Thu thập được tư liệu về kinh tế – xã hội của một số nước từ các nguồn khác
nhau.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
1
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (tìm kiếm, chọn lọc được thông
tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu; đọc được
bản đồ, bảng số liệu,... để xác định mức độ khác biệt về trình độ phát triển kinh
tế – xã hội giữa các nhóm nước,...); khai thác internet phục vụ môn học (tìm
kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá thông tin trên các trang web về nội
dung bài học)
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm
kiếm thông tin đề cập nhật về các nhóm nước, sự khác biệt về trình độ phát
triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước, liên hệ đến Việt Nam)
3. Phẩm chất
- Giáo dục thế giới quan khoa học.
- Hiểu được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm
nước để từ đó thêm quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp hơn, phát
triển hơn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh về sự khác biệt giữa các nhóm nước.
- Bảng số liệu về sự khác biệt giữa các nhóm nước.
- Bản đồ phân bố các nhóm nước.
- Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu
+https://hdr.undp.org/
+https://data.worldbank.org/
+https://unctad.org/.....
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu:
- HS xác định được vấn đề đặt ra trong bài học.
- HS có hứng thú tìm hiểu về các nhóm nước và sự khác biệt giữa các nhóm nước.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, kể tên các nhóm nước trên thế giới hiện nay
và nêu lên một số khác biệt về kinh tế và xã hội của các nhóm nước.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Thế giới hiện nay có hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ được phân chia thành các nhóm nước khác nhau. Vậy chỉ tiêu
nào được sử dụng để phân chia các nhóm nước? Các nhóm nước khác nhau có sự
khác biệt như thế nào về trình độ phát triển kinh tế và xã hội?, chúng ta sẽ cùng nhau
đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của các nhóm nước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các nhóm nước
a. Mục tiêu:

3
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển
và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người);
cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người
- Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước, phân tích được bảng
số liệu về kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh
tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính
theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người
c. Sản phẩm học tập: Các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước
phát triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo
GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Các nhóm nước
- GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp hiểu biết của bản - Chỉ tiêu phân chia các nhóm nước là
thân kiến thức đã học ở Địa lí 10 để kể tên các tiêu tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu
chí phân loại các nhóm nước. người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và
- GV yêu cầu dựa vào nội dung mục I, hãy phân biệt chỉ số phát triển con người.
các nước phát triển (Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản) và các - Phân biệt các nhóm nước:
nước đang phát triển (Bra-xin, Cộng hoà Nam Phi, + Nhóm các nước phát triển có thu
Việt Nam) về các chỉ tiêu GNI/ngườicơ cấu kinh tế nhập bình quân đầu người cao; ngành
và HDI. công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng
rất lớn trong cơ cấu kinh tế và xếp thứ
hạng rất cao về HDI.
+ Nhóm các nước đang phát triển,
nhìn chung, có mức sống, thu nhập, sự
phát triển kinh tế và công nghiệp ở

4
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

mức thấp hơn các nước phát triển.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc cá nhân, tự viết ra một chỉ tiêu phân
loại các nhóm nước (lưu ý HS cần làm rõ chỉ tiêu đó
nghĩa là gì dựa trên kiến thức đã học ở lớp 10, riêng
chỉ tiêu chỉ số phát triển con người thì GV sẽ hướng
dẫn thêm HS). (Chỉ số này dao động từ 0 đến 1
trong đó 1 thể hiện mức độ phát triển nhất).
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu một vài HS đọc câu trả lời của mình

5
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

trước lớp.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mở rộng: Bên cạnh 3 chỉ tiêu trên, mức độ
phát triển cơ sở hạ tầng; khả năng tiếp cận các dịch
vụ y tế và giáo dục và mức độ bất bình đẳng trong
thu nhập cũng được sử dụng để phân loại các nước
thành nước phát triển và nước đang phát triển. GV
nêu thêm câu hỏi liên quan đến các tiêu chí phân
loại như:
• Trong số các thước đo được sử dụng để đo
lường mức độ phát triển của một nền kinh tế
thì thước đo nào thể hiện yếu tố kinh tế, thước
đo nào không thể hiện yếu tố kinh tế?
• Hãy kể tên 3 phương diện phản ánh sự phát
triển của con người được thể hiện trong HDI.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: các chỉ
tiêu phân loại nhóm nước đã được trình bày trong
SGK là thu nhập quốc gia bình quân đầu người
(GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con
người (HDI).
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự khác biệt về kinh tế – xã hội của các nhóm nước
a. Mục tiêu:
- Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm
nước. - Phân tích được bảng số liệu về kinh tế – xã hội của các nhóm nước
6
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội
của các nhóm nước.
c. Sản phẩm học tập: Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các
nhóm nước
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Sự khác biệt về kinh tế – xã hội của các
- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong nhóm nước
5 phút và hoàn thành PHT: Tiêu chí Nước phát Nước đang
+ Nhóm chẵn: Tìm hiểu các nước phát triển triển phát triển
+ Nhóm lẻ: Tìm hiểu các nước đang phát triển Đặc - Nước phát Nước đang phát
PHIẾU HỌC TẬP điểm triển thường triển thường có
Nhóm:…….. có quy mô quy mô GDP
Dựa vào thông tin mục 2 và quan sát bảng số GDP lớn và trung bình và
liệu, hình ảnh, hoàn thành bảng sau: tốc độ tăng thấp nhưng tốc
GDP khá ổn độ tăng GDP
định. Nhóm khá cao. Cơ cấu
nước này kinh tế chuyển
tiến hành dịch theo hướng
công nghiệp công nghiệp
hoá từ sớm hoá - hiện đại
và dẫn đầu hoá. Một số
trong các nước bắt đầu
cuộc cách chú trọng phát
mạng công triển các lĩnh
nghiệp. vực có hàm
Ngành dịch lượng khoa học

7
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

vụ có đóng – công nghệ và


góp nhiều tri thức cao
nhất cho
GDP. Hiện
nay, các
nước phát
triển đang
tập trung vào
Tiêu chí Nước phát Nước đang
đổi mới và
triển phát triển
phát triển các
Đặc
sản phẩm có
điểm
hàm lượng
Tỉ lệ
khoa học -
tăng tự
công nghệ
nhiên
cao
của dân
Tỉ lệ Thấp Đang có xu
số
tăng tự hướng giảm
Cơ cấu
nhiên nhưng một số
dân số
của dân nước vẫn còn
Đô thị
số cao
hoá
Cơ cấu Già Phần lớn có cơ
Chất
dân số cấu dân số trẻ
lượng
và đang có xu
cuộc
hướng già hoá
sống
Đô thị Diễn ra sớm, Tốc độ đô thị
Điều
hoá tỉ lệ dân hoá diễn ra
kiện
thành thị cao nhanh, song tỉ
GD, y tế
lệ dân thành thị
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập chưa cao 8
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh,
Chất Cao Ở nhiều mức:
thảo luận và trả lời câu hỏi.
lượng cao, trung bình,
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về sự phân chia các nhóm nước và sự khác biệt về kinh tế - xã hội
của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
- So sánh được đặc điểm kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển và nhóm nước
đang phát triển.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát
triển và đang phát triển) là?
A. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
B. Đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội .
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã
hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là.
A. Thành phần chủng tộc và tôn giáo.
B. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.
C. Trình độ khoa học – kỹ thuật.
D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của các nước phát triển?

9
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều.


B. Dân số đông và tăng nhanh.
C. GDP bình quân đầu người cao.
D. Chỉ số phát triển con người ở mức cao.
Câu 4: Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển
không bao gồm
A. Nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người thấp.
C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
D. Chỉ số phát triển con người ở mức thấp.
Câu 5: Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước
phát triển so với nhóm nước đang phát triển là
A. Tỉ trọng khu vực III rất cao.
B. Tỉ trọng khu vực II rất thấp.
C. Tỉ trọng khi vực I còn cao.
D. Cân đối về tỉ trọng giữa các khu vực.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
C C B C A
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK

10
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV nêu yêu cầu HS làm việc cá nhân, xác định và lập bảng so sánh về các chỉ tiêu
GNI/người, cơ cấu GDP và HDI của ít nhất 2 nước phát triển và 2 đang nước đang
phát triển.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
Nước GNI/người Cơ cấu GDP HDI
Hoa Kỳ 64,1 nghìn USD DV chiếm tỉ trọng cao Trên 0,8
Nhật Bản 40,8 nghìn USD DV chiếm tỉ trọng cao Trên 0,8
CH Công Gô 0 nghìn USD Dưới 0,55
Ấn Độ 0 nghìn USD 0,55 – 0,7
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu nội dung liên quan đến bài học.
- Biết cách tìm hiểu và trình bày về một số chỉ số kinh tế – xã hội của một nước phát
triển hoặc nước đang phát triển mà HS quan tâm.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

11
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: tìm hiểu và trình bày
về một số chỉ số kinh tế – xã hội của một nước phát triển hoặc nước đang phát triển
mà HS quan tâm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
GV gợi ý các nội dung tìm hiểu về kinh tế (quy mô GDP, tốc độ tăng GDP, cơ cấu
GDP, thu nhập bình quân...), về xã hội (dân số, đô thị hoá, chất lượng cuộc sống...).
GV cung cấp cho HS một số đường link để lấy số liệu.
+ Thu nhập bình quân đầu người
httpa//data.worldbank.ong/indicator/NYGNEPCARCD
+ Cơ cấu kinh tế: http://diworldbank.org/table/4.2
+ Chỉ số phát triển con người https://hdrundpong/datz-centerhuman development-
index#/indicies/HDI
– HS chọn lọc, tổng hợp thông tin và trình bày theo chủ đề.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 1 trong Sách bài tập Địa lí 11
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.

12
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: TOÀN CẦU HOÁ VÀ KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế, phân tích ảnh
hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; phân tích được ý
nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
- Sưu tầm và hệ thống hoá được các tư liệu, số liệu về toàn cầu hoá, khu vực hoá.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (tìm kiếm, chọn lọc được thông
tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ để nghiên cứu; nhận xét,
phân tích được bảng số liệu thống kê; xây dựng được bằng thống kê có cấu trúc
phù hợp với ý tưởng phân tích số liệu); khai thác internet phục vụ môn học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm
kiếm thông tin để cập nhật về quá trình toàn cầu hoả và khu vực hoá kinh tế).

13
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

3. Phẩm chất
- Hiểu được ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá và ý nghĩa của khu vực hoá để
tận dụng mặt tích cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hạn chế mặt tiêu cực
của hai quá trình này,

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh thể hiện quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.
- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
- Đường link một số trang web để HS tìm dữ liệu:
+ https://data.worldbank.org
+ https://trungtamwto.vn
+ http://hoinhapkinhte.gov.vn,...

2. Đối với học sinh


- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- HS xác định được vấn đề đặt ra trong bài học.
- HS có hứng thú tìm hiểu về quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- Cách chơi:

14
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ Chia lớp thành 4 đội, thực hiện một nhiệm vụ: HS kể tên các sản phẩm có sự tham
gia sản xuất, phân phối và tiêu dùng của nhiều nước (ví dụ như đồ dùng học tập, đồ
dùng ở nhà,...
+ Trong vòng 1 phút, đội nào kể được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS tham gia trò chơi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Toàn cầu hoá và khu vực hoa
kinh tế là đặc trưng và xu hướng phổ biến trên thế giới, thu hút sự tham gia của rất
nhiều nên kinh tế. Vậy toàn cầu hoa và khu vực hoa kinh tế là gì? Quá trình này có
ảnh hưởng như thế nào đến nên kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi
quốc gia nổi riêng, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay –
Bài 2: Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Toàn cầu hoá kinh tế
a. Mục tiêu:
- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.
- Phân tích được ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế; ảnh
hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước
c. Sản phẩm học tập: Các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế; ảnh hưởng của
toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước
d. Tổ chức hoạt động:
15
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Toàn câu hoá kinh tế

- GV nêu khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình liên - Biểu hiện:
kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh + Các dòng hàng hoá – dịch vụ vốn,
tế đến văn hoá, khoa học.... Trong đó, toàn cầu hoá lao động và tri thức ngày càng được tự
kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền do dịch chuyển.
kinh tế – xã hội thế giới. + Các giao dịch quốc tế về thương

- GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục I, hãy trình mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh.
bày biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế. + Hình thành và phát triển các tổ chức
kinh tế toàn cầu.
+ Các công ty đa quốc gia có vai trò
quan trọng.
+ Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp
dụng ngày càng rộng rãi trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
- GV chia bảng thành 2 cột, hệ quả tích cực, hệ quả - Hệ quả:
tiêu cực và yêu cầu: + Tăng cường chuyên môn hoá và hợp

• HS hãy chọn ra 3 điểm về hệ quả tích cực, hệ tác hoá trong sản xuất, thúc đẩy phân
quả tiêu cực công lao động, qua đó lực lượng sản

• HS làm việc cá nhân (3 phút), sau đó thảo xuất phát triển mạnh mẽ.
luận cặp đôi (3 phút). + Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố

• Đại diện các cặp đôi trình bày về 3 điểm đã sản xuất như lao động, vốn, công nghệ
lựa chọn. và tri thức.
+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại
các nước theo hướng phát triển các
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và

16
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

trí thức cao, hướng tới phát triển xanh


và bền vững.
+ Gia tăng sự phân hoá trình độ phát
triển kinh tế và khoảng cách giàu
nghèo trong từng nước và giữa các
nước.
- GV yêu cầu dựa trên yêu cầu của buổi trước, các - Ảnh hưởng:
nhóm HS trình bày các ảnh hưởng của toàn cầu hoá + Góp phần khai thác lợi thế cạnh
kinh tế đến một nước cụ thể tham gia vào quá trình tranh của từng quốc gia, tăng cường
này. (khuyến khích HS trình bày ý kiến và minh hoạ chuyên môn hoá và phân công lao
bằng tranh ảnh, số liệu cụ thể.) động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập đẩy tăng trưởng kinh tế.
- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu + Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế,
hỏi. hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận tư và kinh doanh,..
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận: + Gia tăng các nguồn lực bên ngoài
biểu hiện, hệ quả và ảnh hưởng của toàn cầu hoá. (vốn, lao động, công nghệ...) cho phát
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. triển kinh tế - xã hội.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ + Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về
học tập kinh tế giữa các nước gây ra các vấn
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. đề môi trường, rác thải, đặc biệt rác
- GV chuyển sang nội dung mới. thải nhựa.

Hoạt động 2: Khu vực hoá kinh tế


a. Mục tiêu:
- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế.
- Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
17
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; ý nghĩa
của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
c. Sản phẩm học tập: Biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; ý nghĩa của khu vực
hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Khu vực hoá kinh tế
- GV chia lớp thành các nhóm; các nhóm đọc (bảng bên dưới)
thông tin mục II để hoàn thành một phần phiếu học
tập.
+ Nhóm tìm hiểu về biểu hiện của khu vực hoá
+ Nhóm tìm hiểu về hệ quả của khu vực hoá
+ Nhóm tìm hiểu về ý nghĩa của khu vực hoá
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:….
Biểu hiện Hệ quả Ý nghĩa

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo
luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc: biểu hiện, hệ quả và ảnh hưởng của khu
vực hoá kinh tế.
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

18
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ


học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết
luận.
- GV chuyển sang Hoạt động mới.

Biểu hiện Hệ quả Ý nghĩa


- Gia tăng số lượng - Tạo lập một thị trường sản - Khu vực hoá kinh tế giúp các
và quy mô của các tổ xuất và tiêu dùng rộng lớn, nước trong khu vực có thể dễ
chức khu vực trên thúc đẩy đầu tư và thương mại dàng liên kết với nhau và rút
thế giới. nội khối cũng như tăng cường ngắn khoảng cách đạt được mục
- Hợp tác khu vực hợp tác, nâng cao trình độ tiêu phát triển kinh tế.
ngày càng đa dạng khoa học - công nghệ trong - Việc liên kết với nhau để hình
và phát triển. khu vực. thành một tổ chức khu vực giúp
- Thúc đẩy quá trình mở cửa các nước giải quyết các vấn đề
thị trưởng ở các quốc gia, tạo chung của khu vực và nâng cao
cơ hội việc làm, thu hút các vị thế khu vực so với các khu
nhà đầu tư. Các doanh nghiệp vực khác trên thế giới. Đồng
ở các nước thành viên được thời, làm tăng sức cạnh tranh
hưởng nhiều ưu đãi hơn nhờ của khu vực và khai thác được
các hiệp định thương mại khu các lợi thế của các thành viên
vực. trong khu vực.
- Hình thành các rào cản - Khu vực hoá kinh tế bổ sung
thương mại (thuế, tiêu chuẩn cho toàn cầu hoá kinh tế và từng
chất lượng..) đối với những bước làm cho nền kinh tế thế
nước bên ngoài khu vực giới trở thành một thể thống
nhất
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
19
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?
A. Hiệp hội tổ chức do thương mại Bắc Mĩ.
B. Tổ chức thương mại thế giới.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Liên minh châu Âu.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút.
Câu 3: Vai trò to lớn của tổ chức thương mại thế giới là.
A. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
B. Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
D. Giải quyết xung đột giữa các nước.
Câu 4: Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được
biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Xây dựng.

20
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

D. Dịch vụ.
Câu 5: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là:
A. Sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau.
B. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
C. Sự kết nối giữa các ngân háng lớn với nhau.
D. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
B D C D B
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Hoàn thành bảng theo mẫu sau (vào vở ghi bài) với nội dung thể
hiện hệ quả của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.
Hệ quả
Toàn cầu hoá kinh
tế
Khu vực hoá kinh
tế
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ

21
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
Hệ quả
Toàn cầu hoá kinh + Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất,
tế thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ.
+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn,
công nghệ và tri thức.
+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng
phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ
có hàm lượng công nghệ và trí thức cao, hướng tới phát triển
xanh và bền vững.
+ Gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế và khoảng
cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
Khu vực hoá kinh + Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc
tế đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp
tác, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trưởng ở các quốc gia, tạo cơ
hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp ở các
nước thành viên được hưởng nhiều ưu đại hơn nhờ các hiệp
định thương mại khu vực.
+ Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất
lượng..) đối với những nước bên ngoài khu vực

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
22
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: Sưu tầm thông tin về
ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đến Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV gợi ý:
Hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa Việt Nam vào tốp 20 nên thương mại hàng
hoá. lớn nhất thế giới vào năm 2021.
• Việt Nam là quốc gia xếp thứ 17 trên thế giới về xuất khẩu. Trong đó, với lợi
thế về điều kiện tự nhiên và khí hậu, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dừa và hạt
điều lớn nhất thế giới, xuất khẩu tiêu và quế đứng thứ hai thế giới.
• Ngoài ra, với lợi thế về nguồn lao động và ưu đãi từ các chính sách thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được hơn 15,7 tỉ USD vốn FDI
năm 2021.
• Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã khiến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam giảm mạnh từ mức 7,1% năm 2007 xuống 5,7% năm 2008 và 5,4%
năm 2009.
• Gần đây nhất, đại dịch COVID-19 đã khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
suy giảm từ mức 7% năm 2019 xuống mức 2,9% năm 2020.

23
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận


- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 2 trong Sách bài tập Địa lí 11
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về cơ hội, thách thức của
toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.

24
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA TOÀN
CẦU HOÁ VÀ KHU VỰC KINH TẾ

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trao đổi, thảo luận được về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá
đối với các nước đang phát triển.
- Xác định được cơ hội của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang
phát triển.
- Xác định được thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang
phát triển.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học, khai thác internet phục vụ môn
học.

25
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm thông tin cập nhật về cơ hội và
thách thức của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đến các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam.

3. Phẩm chất
- Biết được cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đến các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam để từ đó có thêm sự chuẩn bị cho
việc tận dụng cơ hội và giải quyết thách thức trong tương lai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu đánh giá.
- Đường link một số trang web để HS tìm dữ liệu:

+ Thương mại và đầu tư toàn cầu: https://unctadstat.unctad.org/


+ Cổng thông tin cung cấp các văn kiện, tin tức, số liệu,... của WTO, các Hiệp
định thương mại liên quan đến Việt Nam..: https://trungtamwto.vn
+ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: http://hoinhapkinhte.gov.vn
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế về toàn cấu hoá và khu vực hoá kinh
tế, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

26
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung đã học hãy chia sẻ hiểu biết của em về toàn cầu
hoá và khu vực hoá kinh tế trên thế giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu
trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về cơ hội, thách thức của
toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
- Trao đổi, thảo luận được về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối
với các nước đang phát triển.
- Xác định được cơ hội của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát
triển.
- Xác định được thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát
triển.
b. Nội dung: GV cho HS viết báo cáo
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS viết báo cáo theo mẫu gợi ý

27
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV yêu cầu HS làm việc theo tổ


+ Sưu tầm và hệ thống hoá các tư liệu, số liệu về
toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.
+ Viết báo cáo về những cơ hội, thách thức của toàn
cầu hoá và khu vực hoá đối với các nước đang phát
triển
- GV hướng dẫn HS viết báo cáo theo mẫu như SGK
(có thể làm trước ở nhà).
CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU
HOÁ VÀ KHU VỰC HOÁ ĐỐI VỚI CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với
các nước đang phát triển
- Cơ hội
- Thách thức
2. Cơ hội và thách thức của khu vực hoá đối với
các nước đang phát triển
– Cơ hội
- Thách thức

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin, thảo luận theo tổ và trả lời câu
hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV cung cấp thêm một số tài liệu để HS đọc và
tìm hiểu thêm:
+ Các sách, báo cáo, tài liệu,... có liên quan đến toàn
cầu hoá và khu vực hoá
28
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ Địa chỉ một số trang web có nội dung liên quan


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày báo cáo.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Mẫu đánh giá:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Tiêu Chấm điểm Điểm Điểm
chí tuyệt đối chấm
Nội cấu trúc đầy đủ, rõ 2
dung ràng
Nội dung phong 2
phú, chính xác
Nguồn thông tin 1
đáng tin cậy
Có nhiều dạng 1
thông tin
Hình Trình bày khoa 1
thức học
Tính thẩm mĩ, 1
sáng tạo
Báo Trình bày báo cáo 1
cáo rõ ràng
Trả lời câu hỏi rõ 1
ràng, dễ hiểu

29
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Tổng 10
hợp

- GV chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
B. Quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
C. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế-Xã hội thế giới.
D. Toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.
Câu 2: Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
C. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
Câu 3: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
B. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
C. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
D. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

30
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Câu 4: Đâu là biểu hiện của khu vực hóa kinh tế?
A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
C. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
D. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ra đời.
Câu 5: Mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế:
A. Tăng cường hợp tác giữa các nước, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
B. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
C. Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển đầu tư sang các nước phát triển.
D. Các nước phát triển giảm tỉ lệ thất nghiệp và luồng nhập cư từ nước ngoài.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
A C C D C
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:

31
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: Viết báo cáo về những
cơ hội, thách thức của toàn cầu hoá và khu vực hoá đối với Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 3 trong Sách bài tập Địa lí 11
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn
cầu

32
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC, AN NINH TOÀN CẦU

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Liên hợp quốc (UN), Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp
tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
- Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần
thiết phải bảo vệ hoà bình.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (tìm kiếm, chọn lọc được thông
tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ để nghiên cứu; sử dụng
được tranh, ảnh địa lí đề hiểu được: một số tổ chức khu vực và quốc tế, một số
vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay; xây dựng được bảng so sánh các tổ chức
quốc tế và khu vực theo các tiêu chí khác nhau); khai thác internet phục vụ môn
học.

33
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm
kiếm thông tin đề cập nhật về các tổ chức khu vực và quốc tế và các vấn đề an
ninh toàn cầu hiệu nay).

3. Phẩm chất
- Hiểu được sự cần thiết và ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình trên thế giới.
- Biết được vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực để từ đó
thêm tự hào và thêm yêu quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tranh ảnh/video về các tổ chức khu vực và quốc tế, các vấn đề an ninh
toàn cầu.
- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
- Đường link một số trang web để HS tìm dữ liệu
+ https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to-chuc-
quoc-te
+ Trang web của UN, WTO, IME, APEC...

2. Đối với học sinh


- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết về tổ chức khu vực và quốc tế, các vấn đề an
ninh toàn cầu, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài
mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

34
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS


d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- Cách chơi:
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội thực hiện một nhiệm vụ: Kể tên tổ chức khu vực và
quốc tế, các vấn đề an ninh toàn cầu.
+ Trong vòng 1 phút, đội nào kể được nhiều và đúng hơn thì đội đó thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các đội tham gia trò chơi
VD: Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, APEC, IMF,…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Để đảm bảo một nên hoa bình trên thế giới và nhằm điều tiết, giám sát, thúc đẩy hoạt
động kinh tế toàn cầu và khu vực, các nước đã hình thành các tổ chức quốc tế và khu
vực. Vay các tổ chức này có vị trí và vai trò như thế nào? Các vấn đề an ninh toàn
cầu mà thế giới phải đối mặt hiện nay là gì? chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong
bài học ngày hôm nay – Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Một số tổ chức quốc tế và khu vực

35
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

a. Mục tiêu: Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Liên hợp quốc (UN),
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu một số tổ chức khu vực và quốc tế
c. Sản phẩm học tập: Một số tổ chức khu vực và quốc tế
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Một số tổ chức quốc tế và khu

- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo kĩ thuật vực


mảnh ghép, thực hiện nhiệm vụ: (Bảng bên dưới)

Vòng 1: Nhóm chuyên gia


+ Nhóm 1: Nêu năm thành lập, số thành viên, tôn
chỉ hoạt động và mục tiêu hoạt động của Liên hợp
quốc (UN)
https://www.youtube.com/watch?v=ttCCLl0pa7o

+ Nhóm 2: Nêu năm thành lập, số thành viên, tôn


chỉ hoạt động và mục tiêu hoạt động của Tổ chức
thương mại Thế giới (WTO)
https://www.youtube.com/watch?v=4H-0uBiEEKc

36
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ Nhóm 3: Nêu năm thành lập, số thành viên, tôn


chỉ hoạt động và mục tiêu hoạt động của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF)
https://www.youtube.com/watch?v=cfnkF_JG65A

+ Nhóm 4: Nêu năm thành lập, số thành viên, tôn


chỉ hoạt động và mục tiêu hoạt động của Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
https://www.youtube.com/watch?v=7CHER465afE

37
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: Từ các nhóm chuyên


gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành 4 nhóm
mới là nhóm mảnh ghép, bằng cách: trong nhóm
chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự, những
HS có cùng số thứ tự sẽ về chung một nhóm mới.
Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội
dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm chuyên
gia cho các bạn trong nhóm. Các thành viên trong
nhóm mới thảo luận, phản biện và giải quyết nhiệm
vụ mới và thống nhất sản phẩm cuối cùng hoàn
thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:……..
Tên tổ Năm số Tôn chỉ Mục
chức thành thành hoạt tiêu
lập viên động hoạt
động
Liên hợp
quốc (UN)
Tổ chức
thương
mại Thế
giới
(WTO)
Quỹ Tiền
tệ Quốc tế
(IMF)

38
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Diễn đàn
hợp tác
kinh tế
châu Á –
Thái Bình
Dương

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc SGK, thông tin các trang web, thảo luận
nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.

PHIẾU HỌC TẬP


Nhóm:……..
Tên tổ chức Năm số Tôn chỉ hoạt Mục tiêu hoạt động
thành thành động
lập viên
Liên hợp quốc 1945 193 bảo đảm một + Duy trì hoà bình và an ninh quốc
(UN) nền hoà bình tế.
và trật tự thế + Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa

39
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

giới bền các quốc gia trên cơ sở tôn trọng


vững nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi
giữa các dân tộc và nguyên tắc dân
tộc tự quyết.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông
qua giải quyết các vấn đề quốc tế
trên cơ sở tôn trọng các quyền con
người và quyền tự do cơ bản cho tất
cả mọi người, không phân biệt chủng
tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.
+ Xây dựng UN là trung tâm điều
hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục
tiêu chung.
Tổ chức thương 1995 164 thiết lập và + Thúc đẩy tăng trưởng thương mại
mại Thế giới duy trì một hàng hoá và dịch vụ trên thế giới
(WTO) nền thương phục vụ cho sự phát triển, ổn định,
mại toàn cầu bền vững và bảo vệ môi trường.
tự do, thuận + Thúc đẩy sự phát triển các thể chế
lợi và minh thị trường, giải quyết các bất đồng
bạch. và tranh chấp thương mại giữa các
nước thành viên trong khuôn khổ
của hệ thống thương mại đa phương,
phù hợp với các nguyên tác cơ bản
của Công pháp quốc tế.
+ Nâng cao mức sống, tạo việc làm
cho người dân các nước thành viên,
bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao

40
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

động tối thiểu


Quỹ Tiền tệ 1944 190 thúc đẩy hợp + Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế,
Quốc tế (IMF) tác tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ
toàn cầu, bảo trợ tài chính tạm thời cho các nước
đảm sự ổn thành viên khi các nước này gặp khó
định tài khăn.
chính, tạo + Bảo đảm sự ổn định của hệ thống
thuận lợi cho tiền tệ quốc tế – hệ thống tỉ giá và hệ
thương mại thống Thanh toán toàn cầu để các
quốc tế, thúc quốc gia và mọi người dân giao dịch
đẩy việc làm, được với nhau và với công dân của
tăng trưởng nước khác.
kinh tế bền
vững và giảm
nghèo trên
toàn thế giới.
Diễn đàn hợp 1989 21 thúc đẩy tự + Giữ vững sự tăng trưởng và phát
tác kinh tế châu do thương triển trong khu vực.
Á – Thái Bình mại, đầu tư + Tăng cường hệ thống đa phương
Dương và mở cửa mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình
trong khu Dương và các nền kinh tế khác.
vực châu Á – + Phát huy những tác động tích cực
Thái Bình của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau
Dương. ngày càng tăng của kinh tế khu vực
và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự
giao lưu hàng hoá – dịch vụ, vốn và
công nghệ

41
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Hoạt động 2: An ninh toàn cầu và bảo vệ hoà bình trên thế giới
a. Mục tiêu:
- Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết
phải bảo vệ hoà bình
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng
định được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình
c. Sản phẩm học tập: Một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được
sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. An ninh toàn cầu và bảo vệ hoà
- GV giới thiệu tải niệm về an ninh toàn cầu. Sau đó bình trên thế giới
chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc a. An ninh toàn cầu
thông tin mục II, hãy trình bày về một vấn đề an (bảng bên dưới)
ninh toàn cầu (an ninh lương thực, an ninh năng b. Bảo vệ hoà bình
lượng, an ninh nguồn nước, an ninh mạng). Mỗi vấn - Phải bảo vệ hoà bình vì
đề cần tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân và giải pháp + Hoà bình là khát vọng của mỗi quốc
để đảm bảo an ninh. gia và toàn nhân loại.
PHIẾU HỌC TẬP + Bảo vệ hoà bình giúp các nước
Nhóm:….. chung tay giải quyết các vấn đề an ninh
Khái niệm Nguyên Giải pháp toàn cầu
nhân + Bảo vệ hoà bình cũng là bảo vệ cho
An ninh đất nước ngày càng thịnh vượng.
lương - Biện pháp bảo vệ hoà bình: mỗi quốc
thực gia có trách nhiệm duy trì và bảo vệ
An ninh hoà bình tại quốc gia, khu vực và trên
năng toàn cầu; tăng cường đối thoại và hợp

42
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

lượng tác để giải quyết mâu thuẫn và xung


An ninh đột giữa các nước; tăng cường vai trò
nguồn của các tổ chức quốc tế trong việc thúc
nước đẩy và gìn giữ hoà bình trên thế giới
An ninh
mạng

- GV yêu cầu HS lắng nghe bài hát và trả lời các câu
hỏi gợi mở cho HS: Tại sao phải bảo vệ hoà bình
thế giới. Các biện pháp bảo vệ hoà bình là gì?
https://www.youtube.com/watch?v=-479GsF_lfg

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo
luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

43
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ


học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết
luận.
- GV chuyển sang Hoạt động mới.

Khái niệm Nguyên nhân Giải pháp


An ninh An ninh lương thực Xung đột vũ trang, - Cung cấp lương thực và cứu
lương thực là việc đảm bảo mọi chiến tranh, biến đổi trợ nhân đạo cho các khu vực
người có quyền tiếp khí hậu, thiên tai, dịch mất an ninh lương thực
cận các nguồn bệnh, làm gián đoạn nghiêm trọng
lương thực một nguồn sản xuất và - Đẩy mạnh sản xuất lương
cách đầy đủ, an cung ứng lương thực, thực bằng nhiều cách.
toàn để duy trì cuộc thực phẩm. - Nâng cao vai trò của các tổ
sống khoẻ mạnh chức quốc tế để giải quyết vấn
để an ninh lương thực toàn
cầu.
An ninh An ninh năng lượng Những thay đổi lượng - Đẩy mạnh tiết kiệm năng
năng là sự đảm bảo đầy là sự đảm trong thị lượng và phát triển năng
lượng đủ năng lượng, trường dầu mỏ và các lượng tái tạo.
dưới nhiều hình năng lượng khác, - Khai thác hợp lí các nguồn
thức khác nhau để cùng sự xuất hiện tài nguyên và tìm kiếm các
phục vụ cho nhu nhiều nguy cơ như: nguồn năng lượng mới.
cầu của con người xung đột vũ trang, - Tăng cường vai trò của các
và cho các hoạt biến đổi khí hậu,... đã tổ chức quốc tế trong việc đàm
động kinh tế - xã khiến an ninh năng phán, hợp tác, phân phối năng
hội. lượng không được bảo lượng.

44
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

đảm - Các quốc gia phối hợp với


nhau để giải quyết các vấn đề
năng lượng
An ninh An ninh nguồn Việc sử dụng nước - Các quốc gia cần thường
nguồn nước là việc đảm số còn kém hiệu quả, xuyên phối hợp, nghiên cứu, |
nước lượng, chất lượng lãng phí, ô nhiễm môi thảo luận các giải pháp đảm
nước phục vụ dân trường, biến đổi khí bảo an ninh nguồn nước
sinh trong mọi tình hậu,... - Mỗi nước cũng cần chủ động
huống; đáp ứng nhu bảo vệ nguồn nước, tránh tình
cầu sử dụng nước |trạng ô nhiễm nước, phát triển
cho các hoạt động hệ thống thuỷ lợi và nâng cao
kinh tế; đảm bảo công nghệ xử lí nước thải,...
mọi người dân, mọi - Các nước có chung nguồn tài
đối tượng được tiếp nguyên nước cần chia sẻ, hợp
cận, sử dụng nước tác và phối hợp kiểm soát
công bằng, hợp lí. nguồn nước
An ninh An ninh mạng là sự Các hiện tượng mất an - Nhiều quốc gia, tổ chức, liên
mạng đảm bảo hoạt động ninh mạng như phát minh quốc tế ban hành chiến
trên không gian tán các thông tin sai, lược an ninh mạng, các đạo
mạng không gây vi-rút, lộ dữ liệu cá luật về an ninh mạng.
hại đến an ninh nhân,... diễn biến - Thành lập các lực lượng
quốc gia, trật tự, an nhanh, ngày càng chuyên trách về an ninh mạng,
toàn xã hội, quyền phức tạp và có tác chiến tranh mạng, phòng
và lợi ích hợp pháp động đến mọi mặt đời chống khủng bố mạng,...
của cơ quan, tổ sống, kinh tế, chính - Các quốc gia, các cơ quan,
chức, cá nhân trị, an ninh, quốc |tổ chức quốc tế, các hãng
phòng của mỗi quốc công nghệ cần hợp tác chặt

45
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

gia và trên toàn thế chẽ trong phòng, chống tấn


giới. công mạng và tội phạm mạng;
cùng chung tay xây dựng
không gian mạng an toàn, lành
mạnh

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Tổ chức Liên hợp quốc UN được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1945.
B. Năm 1950.
C. Năm 1955.
D. Năm 1960.
Câu 2: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào và thành viên thứ bao
nhiêu của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Tháng 7/ 1995, thành viên thứ 148
B. Tháng 9/ 1975, thành viên thứ 148
C. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 149
D. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 150
Câu 3: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích
A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

46
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

B. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
D. duy trì trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mĩ.
Câu 4: Các thành viên của WTO là:
A. Các quốc gia độc lập và có chủ quyền
B. Các quốc gia và lãnh thổ có quyền độc lập về chính sách thương mại trong quan hệ
thương mại quốc tế
C. Các quốc gia độc lập và vùng lãnh thổ có thị phần tham gia vào thương mại quốc
tế tối thiểu là 0,3%
D. Các quốc gia trước hết phải là thành viên của IMF
Câu 5: Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là
A. Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
B. Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
C. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
D. Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
A C D B B
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

47
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV nêu yêu cầu:


Bài 1: Hoàn thành bảng theo mẫu về các tổ chức quốc tế và khu vực.
Tên tổ chức Năm số Mục tiêu hoạt động Việt Nam gia
thành thành nhập
lập viên
Liên hợp
quốc (UN)
Tổ chức
thương mại
Thế giới
(WTO)
Quỹ Tiền tệ
Quốc tế
(IMF)
Diễn đàn
hợp tác kinh
tế châu Á –
Thái Bình
Dương
Bài 2: Phân tích mối liên hệ giữa một vấn đề an ninh toàn cầu với việc cần phải bảo
vệ hoà bình trên thế giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
Bài 1:

48
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Tên tổ chức Năm số Mục tiêu hoạt động Việt Nam gia
thành thành nhập
lập viên
Liên hợp 1945 193 + Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. 1977
quốc (UN) + Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các
quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên
tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các
dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua
giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ
sở tôn trọng các quyền con người và
quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi
người, không phân biệt chủng tộc, màu
da, ngôn ngữ và tôn giáo.
+ Xây dựng UN là trung tâm điều hoà
các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu
chung.
Tổ chức 1995 164 + Thúc đẩy tăng trưởng thương mại 2007
thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục
Thế giới vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững
(WTO) và bảo vệ môi trường.
+ Thúc đẩy sự phát triển các thể chế
thị trường, giải quyết các bất đồng và
tranh chấp thương mại giữa các nước
thành viên trong khuôn khổ của hệ
thống thương mại đa phương, phù hợp
với các nguyên tác cơ bản của Công

49
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

pháp quốc tế.


+ Nâng cao mức sống, tạo việc làm
cho người dân các nước thành viên,
bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao
động tối thiểu
Quỹ Tiền tệ 1944 190 + Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế,
Quốc tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ
(IMF) tài chính tạm thời cho các nước thành
viên khi các nước này gặp khó khăn.
+ Bảo đảm sự ổn định của hệ thống 1976
tiền tệ quốc tế – hệ thống tỉ giá và hệ
thống Thanh toán toàn cầu để các quốc
gia và mọi người dân giao dịch được
với nhau và với công dân của nước
khác.
Diễn đàn 1989 21 + Giữ vững sự tăng trưởng và phát 1998
hợp tác kinh triển trong khu vực.
tế châu Á – + Tăng cường hệ thống đa phương mở
Thái Bình vì lợi ích của châu Á – Thái Bình
Dương Dương và các nền kinh tế khác.
+ Phát huy những tác động tích cực
của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày
càng tăng của kinh tế khu vực và thế
giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu
hàng hoá – dịch vụ, vốn và công nghệ
Bài 2: An ninh toàn cầu và bảo vệ hoà bình có quan hệ qua lại với nhau. Bảo vệ an
ninh toàn cầu đều tạo nên sự ổn định cho thế giới. Ngược lại, bảo vệ được hoà bình
thế giới là cơ sở để giải quyết vấn đề an ninh toàn cầu.
50
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: Sưu tầm thông tin, tìm
hiểu về các hoạt động của một tổ chức quốc tế hoặc khu vực mà em quan tâm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 4 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu về đặc điểm
và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.

51
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ BIỂU HIỆN CỦA
NỀN KINH TẾ TRI THỨC

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thu thập tư liệu, viết được báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của
nền kinh tế tri thức.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Sử dụng các công cụ Địa lí học: Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn
bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu; sử dụng được tranh, ảnh
địa lí để hiểu được đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
- Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống
được các thông tin từ các trang web liên quan đến kinh tế tri thức.
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm thông tin cập nhật về sự phát
triển của kinh tế tri thức và liên hệ với Việt Nam

3. Phẩm chất

52
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Biết được quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và các yếu tố ảnh hưởng đến
nền kinh tế tri thức để từ đó có thêm sự chuẩn bị cho việc phát triển nền kinh tế
tri thức ở Việt Nam trong tương lai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tranh ảnh/video về
- Các tài liệu có liên quan.
- + Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
+ Đường link một số trang web để HS tìm dữ liệu:
+ http://www.jaist.ac.jp/~bao/Writings/bai%20anh%20Bao.pdf
+ https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/23936

2. Đối với học sinh


- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế tìm hiểu về nền kinh tế tri thức, từ đó
GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS xem video và trả lời câu hỏi: Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh
tế tri thức và tại Việt Nam ra sao?
https://www.youtube.com/watch?v=v1Zy4L8pYe0
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

53
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- HS xem video và trả lời câu hỏi.


- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Đặc điểm và các biểu hiện của
nền kinh tế tri thứcnhư thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày
hôm nay – Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện
của nền kinh tế tri thức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thu thập tư liệu, viết được báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu
hiện của nền kinh tế tri thức
b. Nội dung: GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thu thập tư liệu, viết được báo cáo
tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế
tri thức
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận và thực hiện
nhiệm vụ: Thu thập tư liệu, viết được báo cáo tìm
hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri
thức.
BÁO CÁO NỀN KINH TẾ TRI THỨC
Nhóm:…….

54
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

1. Khái niệm
- Tri thức
- Nền kinh tế tri thức
2. Đặc điểm nền kinh tế tri thức
- Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp
- Nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành
tựu của khoa học – công nghệ
- Cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng
ngày càng coi trọng lao động trí tuệ
- Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan
trọng
- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu
3. Biểu hiện nền kinh tế tri thức
- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng
nhanh theo hướng tăng nhanh giá trị gia tăng
- Tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở
thành ngành sản xuất đặc biệt quan trọng
- Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực
trong nền kinh tế tri thức thay đối căn bản

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thu thập thông tin, thảo luận theo nhóm và viết
báo cáo
- HS dựa vào thông tin tham khảo SGK trang 21.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày báo cáo tìm hiểu về
đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
55
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.


- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá báo cáo:
Tiêu Chấm điểm Điểm Điểm
chí tuyệt đối chấm
Nôị Cấu trúc đầy đủ, rõ 2
dung ràng
Nội dung phong phú, 2
chính xác
Nguồn thông tin 1
đáng tin cậy
Nhiều dạng thông 1
tin: hình ảnh, số
liệu,,..
Hình Trình bày khoa học 1
thức Tính thẩm mĩ, sáng 1
tạo
Báo Trình bày báo cáo rõ 1
cáo ràng
Trả lời câu hỏi chính 1
xác, rõ ràng
Tổng 10
hợp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ


học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.

56
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Trình bày đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Đặc điểm nền kinh tế tri thức
- Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp
- Nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học – công nghệ
- Cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ
- Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng
- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu
Biểu hiện nền kinh tế tri thức
- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo hướng tăng nhanh giá
trị gia tăng
- Tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất đặc biệt quan
trọng
- Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức thay đối
căn bản
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
57
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau:
Hãy thu thập thông tin trên internet, sách báo,… tìm hiểu nền kinh tế tri thức tại Việt
Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 5 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội
khu vực Mỹ Latinh.

58
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN 2: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
KHU VỰC MỸ LATINH
BÀI 6: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU
VỰC MỸ LA TINH

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và một số đặc điểm nổi bật về tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội.
- Trình bày được vấn đề đô thị hoá, một số vấn đề về dân cư, xã hội và phân tích
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Vẽ được biểu đồ, rút ra nhận xét.
- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhauyền địa lí khu vực Mỹ La tinh.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:

59
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Nhận thức khoa học Địa lí nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (phân
tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội; xác định và lí
giải được sự phân bố của các đối tượng địa lí); giải thích các hiện tượng và quá
trình địa lí (giải thích các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư của khu vực,...).
- Tìm hiểu địa lí sử dụng các công cụ Địa lí học (tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,...);
khai thác internet phục vụ môn học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tim
kiếm thông tin từ các nguồn để cập nhật kiến thức về khu vực Mỹ La tinh)

3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, thái độ tôn trọng những giá trị
văn hoá khác nhau của khu vực Mỹ La tinh.
- Hình thành thái độ đúng dân trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ tự nhiên khu vực Mỹ La tinh.
- Bản đồ phân bố dân cư khu vực Mỹ La tinh.
- Video, tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Mỹ La tinh.
- Bảng tổng hợp kiến thức.
- Đường link, một trang web để HS tìm dữ liệu:

+https://www.adb.org/where-we-work/main
+ https://www.oecd.org/mena/

60
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ https://www.gso.gov.vn/
+ https://cacnuoc.vn,...
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế về khu vực Mỹ Latinh, từ đó GV có thể
kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS làm việc theo cặp và sử dụng KTDH "Chúng em biết 3".
+ GV giao nhiệm vụ :Đọc thông tin mục 2, hãy kể 3 quốc gia – 3 địa điểm du lịch nổi
tiếng – 3 lễ hội của khu vực Mỹ Latinh để trình bày trước lớp.
+ HS làm việc cá nhân (3 phút), sau đó thảo luận cặp đôi (3 phút).
+ Đại diện các cặp đôi trình bày về 3 điểm đã lựa chọn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Mỹ Latinh là một khu vực rộng lớn thuộc châu Mỹ. Các đặc điểm về vị trí địa lí, điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, xã hội và đô thị hoa có ảnh hưởng
61
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Mỹ La tinh?, chúng ta sẽ cùng nhau
đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân
cư và xã hội khu vực Mỹ Latinh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vị trí địa lí
a. Mục tiêu:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội
- Xác định được vị trí của khu vực và kể tên các quốc gia trong khu vực Mỹ La tinh
b. Nội dung: Đọc thông tin mục I, hình 6.1, hãy:
+ Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí khu vực Mỹ La tinh trên bản đồ.
+ Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh - xã hội khu vực
c. Sản phẩm học tập: Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Vị trí địa lí

- GV giao nhiệm vụ Đọc thông tin mục I, hình 6.1, hãy: - Mỹ La tinh gồm Mê-hi-cô, eo

+ Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí khu vực Mỹ La tinh đất Trung Mỹ, các đảo và quần
trên bản đồ. đảo trong vùng biển Ca-ri-bê và

(Mỹ La tinh gồm những bộ phận nào? Kéo dài từ khoảng toàn bộ lục địa Nam Mỹ, có diện
vĩ tuyến nào đến vĩ tuyến nào? Đặc điểm đặc biệt của vị tích khoảng 20 triệu km2.
trí địa lí của khu vực Mỹ La tinh?) - Vị trí địa lí:

+ Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh + Trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B
- xã hội khu vực. đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với
ba đại dương phía đông là Đại
Tây Dương, phía tây là Thái Bình
Dương và phía nam là Nam Đại
Dương.

62
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ Mỹ La tinh nằm hoàn toàn ở


bán cầu Tây, tách biệt với các
châu lục khác.
+ Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ
(gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa)
- Ảnh hưởng: thuận lợi phát triển
kinh tế biển, hợp tác trong khu
vực và với các khu vực khác trên
thế giới; kênh đào Pa-na-ma có
vai trò đặc biệt quan trọng đối
với phát triển kinh tế và giao
thương; khu vực Bắc Mỹ là thị
trường tiêu thụ rộng lớn và nơi
cung cấp nguồn đầu tư quan
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập trọng cho các nước Mỹ La tinh.
- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mở rộng: Kênh đào Panama:
https://www.youtube.com/watch?v=wpgLx5lbBlo&t=70s
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên


a. Mục tiêu:
63
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Phân tích được ảnh hưởng của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội
b. Nội dung: Dựa vào thông tin mục II và hình 6.1, hãy:
+ Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Mỹ La
tinh (về địa hình – đất, khí hậu, sông – hồ, khoáng sản, sinh vật, biển).
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực
c. Sản phẩm học tập: Ảnh hưởng của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
- GV chia lớp thành các nhóm (4hs/nhóm) thảo thiên nhiên
luận theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện nhiệm (bảng bên dưới)
vụ:
Dựa vào thông tin mục II và hình 6.1, hãy:
+ Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên của khu vực Mỹ La tinh (về địa
hình – đất, khí hậu, sông – hồ, khoáng sản, sinh
vật, biển).
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh
tế – xã hội của khu vực.
Yếu tố Đặc điểm Ảnh hưởng
Địa
hình -
đất

64
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Khí hậu
Sông -
hồ
Khoáng
sản
Sinh vật
Biển

65
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập
trung vào câu hỏi đặt ra. Viết vào ô mang số của
bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...).
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 8 phút.
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên
chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa
tấm khăn trải bàn (giấy A0).
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết
luận.
- GV chuyển sang Hoạt động mới.

Yếu tố Đặc điểm Ảnh hưởng

66
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Địa hình - đất Có nhiều dạng địa hình:


- Phía tây là miền núi cao sơn - Khó khăn cho hoạt động sản
nguyên Mê-hi-cô và vùng núi trẻ xuất, cư trú và giao thông; đồng
Trung Mỹ, hệ thống núi An-đét thời các dãy núi cao ngăn ảnh
cao và đồ sộ. hưởng của biển vào sâu trong
- Phía đông là miền núi thấp, sơn nội địa; vùng núi cũng là nơi có
nguyên và đồng bằng, bao gồm: nhiều thiên tai (động đất, núi
+ Sơn nguyên Guy-a-na và sơn lửa,..)
nguyên Bra-xin, bề mặt nhiều nơi - Thuận lợi trồng cây công
phủ đất feralit hình thành từ dung nghiệp, cây lương thực và chăn
nham núi lửa; nuôi gia súc.
+ Phần trung tâm sơn nguyên Guy-
a-na và phần đông sơn nguyên
Bra-xin được nâng lên thành một
số dãy núi.
+ Các đồng bằng La nốt, La Pla-ta
là những vùng đất thấp, bề mặt - Thuận lợi trồng cây công
được bồi đắp phù sa dày, khá bằng nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và
phẳng đồng bằng A-ma-dôn có phát triển du lịch.
phần lớn.
- Vùng biển Caribe có nhiều đảo,
đất màu mỡ.
Khí hậu - Khí hậu của phần lớn lãnh thổ - Nhìn chung, khíhậu Mỹ La
Mỹ La tinh có tính chất nóng, ẩm. tinh thuận lợi để phát triển nông
+ Do phạm vi lãnh thổ trải dài trên nghiệp, nhất là nông nghiệp
nhiều vĩ độ và đặc điểm của địa nhiệt đới với các loại cây ăn quả
hình nên khí hậu Mỹ La tinh có sự chuối, dứa, xoài,...), cây công

67
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

phân hoá đa dạng thành nhiều đới nghiệp (cao su, cà phê, mía,...).
và kiểu khí hậu khác nhau: khí hậu - Khí hậu Mỹ La tinh cũng gây
xích đạo, khí hậu cận xích đạo, khí một số khó khăn cho đời sống và
hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt và sản xuất: một số khu vực có khí
khí hậu ôn đới. hậu khắc nghiệt; vùng biển Ca-
+ Các vùng núi cao ở phía tây lục ri-bê và dải đất Trung Mỹ hằng
địa Nam Mỹ có kiểu khí hậu núi năm chịu ảnh hưởng của bão
cao. nhiệt đới, lũ và ngập lụt
Sông - hồ - Mạng lưới sông ở Mỹ La tinh khá - Sông ngòi có giá trị về nhiều
phát triển, có nhiều sông lớn và mặt: là đường giao thông quan
dài, phần lớn các sông nhiều nước trọng, nguồn nước tưới tiêu,
quanh năm như A-ma-dôn, Ô-ri- tiềm năng thuỷ điện lớn và là
nô-cô,... các địa điểm du lịch hấp dẫn
– Các hồ ở Mỹ La tinh đa số là hồ - Một số hồ có ý nghĩa về du
nhỏ, nằm trên các độ cao lớn, có lịch(hồ Titi ca ca, Ni-ca-ra-
nguồn gốc kiến tạo, núi lửa, băng goa,...).

Khoáng sản - Giàu tài nguyên khoáng sản, tập - Cơ sở để phát triển nhiều
trung chủ yếu ở vùng núi An-đét ngành công nghiệp và xuất khẩu.
và phía đông nam sơn nguyên Bra- - Tuy nhiên, nhiều loại khoáng
xin. sản có nguy cơ cạn kiệt do bị
- Khoáng sản phong phú về chủng khai thác quá mức
loại; có trữ lượng lớn là sắt (Bra-
xin,...); chì – kẽm, bạc (Bô-li-vi-a,
Pê-ru, Ác-hen-ti-na); đồng (Chi-
lê); dầu mỏ, khí tự nhiên (Vê-nê-
xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển

68
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ca-ri-bê...).
- Ngoài ra còn có thiếc, man-gan,
niken,...
Sinh vật - Thảm thực vật rất đa dạng, bao - Rừng ở Mỹ La tinh là nguồn
gồm: rừng nhiệt đới (rừng mưa cung cấp gỗ quan trọng cho nền
nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió kinh tế và có ý nghĩa đặc biệt về
mùa,...), rừng cận nhiệt đới, xa van đa dạng sinh học, điều hoà khí
và rừng thưa, hoang mạc và bán hậu,...
hoang mạc.... - Tuy nhiên, diện tích rừng tự
- Giới động vật rất phong phú, có nhiên đang có xu hướng giảm do
nhiều loài đặc hữu như thú| ăn bị khai phá để lấy gỗ, lấy đất
kiến, cá sấu Nam Mỹ, vẹt, lạc đà canh tác và làm đường giao
Nam Mỹ (La-ma),... thông
Biển - Mỹ La tinh giáp ba đại dương, có - Là điều kiện thuận lợi để phát
vùng biển rộng. triển các ngành kinh tế biển
- Tài nguyên sinh vật biển phong
phú.
- Dọc bờ biển có nhiều địa điểm
thuận lợi để xây dựng cảng biển.
- Nhiều nơi, nhất là khu vực Ca-ri-
bê có các bãi biển đẹp
Hoạt động 3: Dân cư
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số vấn đề về dân cư và phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế - xã hội
- Đọc và nhận xét được bảng số liệu, bản đồ liên quan đến dân số
b. Nội dung: Đọc thông tin mục 1 và hình 6.4, 6.5 và trả lời câu hỏi.

69
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

c. Sản phẩm học tập: Một số vấn đề về dân cư và phân tích ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế - xã hội
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Dân cư và xã hội


- GV cho HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ 1. Dân cư
Đọc thông tin mục 1 và hình 6.4, 6.5, hãy:
- Quy mô và gia tăng dân số:
+ Nêu đặc điểm dân cư khu vực Mỹ La tinh (quy
mô và gia tăng, dân tộc, cơ cấu dần số, phân bố + Mỹ La tinh có số dân 652 triệu người
dân cư). (năm 2020).

+ Phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm dân cư tới + Trước đây khu vực Mỹ La tinh có tỉ
phát triển kinh tế – xã hội khu vực. lệ tăng dân số thuộc loại cao, hiện nay
+ Xác định một số siêu đô thị (từ 10 triệu người trở đã giảm nhiều, tỉ lệ tăng dân số của khu
lên) của khu vực Mỹ La tinh. vực năm 2020 là 0,94%.

=> Dân cư là thị trường tiêu thụ sản


phẩm, đồng thời cung cấp nguồn lao
động cho các hoạt động sản xuất.

- Dân tộc:

+ Mỹ La tinh là một trong những khu


vực có sự đa dạng về chủng tộc bậc
nhất trên thế giới.

+ Có nên văn hoá đa dạng, đặc sắc là


đặc điểm thu hút khách du lịch.

- Cơ cấu dân số:

+ Mỹ Latinh đang trong thời kì dân số

70
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

vàng và có sự thay đổi theo hướng già


hoá dân số, số người trong độ tuổi từ 15
đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người từ
65 tuổi trở lên chiếm 8,9% tổng số dân
(năm 2020)

+ Nguồn lao động dồi dào,…


- Phân bố dân cư:
+ Mật độ dân số trung bình khoảng 33
người/km2 (năm 2020), thuộc loại thấp
so với nhiều khu vực khác trên thế giới .
+ Dân cư tập trung đông ở các đảo lớn
trong vùng biển Ca-ri-bê, các vùng ven
biển, các đồng bằng màu mỡ, một số
cao
nguyên,...
+ Các khu vực núi kinh tế. cao, rừng
mưa nhiệt đới, vùng khô hạn,... dân cư
rất thưa thớt
+ Nơi tập trung đông dân có kinh tế
phát triển, nhiều vùng rộng lớn không
có dân cư sinh sống, khó khăn trong
khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát
triển kinh tế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn để hoàn

71
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

thành nhiệm vụ.


- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một số HS để phát biểu ý kiến. HS cần sử
dụng bản đồ phân bố dân cư khu vực Mỹ La tinh
năm 2020 để xác định mật độ dân số theo quốc gia
và một số đô thị lớn của khu vực
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang Hoạt động 4.
Hoạt động 4: Đô thị hoá
a. Mục tiêu: Trình bày được vấn đề đô thị hoá và phân tích ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế - xã hội
b. Nội dung: Đọc thông tin mục 2, hãy:
+ Trình bày đặc điểm đô thị hoá của khu vực Mỹ La tinh.
+ Xác định một số siêu đô thị ở khu vực Mỹ La tinh.
+ Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực
c. Sản phẩm học tập: Đô thị hoá và phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã
hội
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Đô thị hoá


- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân: Đọc - Đặc điểm đô thị hoá:
thông tin mục 2, hãy: + Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá
+ Trình bày đặc điểm đô thị hoá của khu vực Mỹ trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh

72
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

La tinh. thổ.
+ Xác định một số siêu đô thị ở khu vực Mỹ La + Tỉ lệ dân đô thị cao so với các khu
tinh. vực khác của thế giới, nhất là với các
+ Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá tới phát triển nước đang phát triển, năm 2020 lên tới
kinh tế – xã hội khu vực khoảng 80%. Một số nước có tỉ lệ dân
đô thị chiếm hơn 90% dân số như U-ru-
goay, Ác-hen-ti-na,
+ Mỹ La tinh là khu vực tập trung nhiều
đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm
2020, Mỹ La tinh có khoảng 60 đô thị
với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6
siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Mê-
hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Bu-ê-nốt
Ai-rét, Xao Pao-lô, Ri-ô đề Gia-nê-rô.
- Ảnh hưởng của đô thị hoá:
+ Đô thị hoá thúc đẩy sự phát triển công
nghiệp, dịch vụ, lan toả lối sống đô thị
trong dân cu,...
+ Nảy sinh một số vấn đề kinh tế – xã
hội. Đô thị hoá tự phát gây ra các hậu
quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh
trật tự,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin SGK quan sát, thảo luận nhóm

73
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

và hoàn thành nhiệm vụ.


- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để
trình bày kết quả làm việc
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mở rộng thêm về đặc điểm đô thị hoá của khu
vực, tuy tỉ lệ dân thành thị cao hơn các khu vực
khác trên thế giới, nhưng trình độ đô thị hoá của
Mỹ La tinh thấp, thể hiện ở cơ sở hạ tầng thiếu
đồng bộ, chênh lệch giữa các nhóm dân cư ở đô thị
rất lớn....
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang Hoạt động 5.
Hoạt động 5:
a. Mục tiêu: Trình bày được vấn đề xã hội và phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế - xã hội
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 3, nêu đặc điểm về xã hội của
khu vực Mỹ La tinh.
c. Sản phẩm học tập: Vấn đề xã hội và phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh tế -
xã hội
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3.Xã hội


- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 3, nêu đặc - Khu vực Mỹ La tinh có nền văn hoá

74
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

điểm về xã hội của khu vực Mỹ La tinh theo các gợi độc đáo, thường gọi là “văn hoá Mỹ
ý: La tinh với nhiều lễ hội, ẩm thực, âm
nhạc, vũ điệu độc đáo được hình
thành từ sự kết hợp văn hoá của
những nền văn minh cổ đại (In-ca,
May-a, A-dơ-tếch) với văn hoá của
các chủng tộc di dân tới Mỹ La tinh.
=> Văn hoá đa dạng, đặc sắc là điểm
+ Về văn hoá
nhấn thu hút khách du lịch quốc tế.
+ Về chất lượng cuộc sống
- Cùng với sự phát triển kinh tế, chất
+ Các vấn đề còn tồn tại
lượng cuộc sống của người dân các
- GV chiếu video: Văn hoá Mỹ Latinh
nước Mỹ La tinh đã chuyển biến theo
https://www.youtube.com/watch?v=NbDq6up-
chiều hướng tích cực.
BMY&t=6s
- Bên cạnh sự tiến bộ xã hội, ở nhiều
Chênh lêch giàu nghèo:
nước Mỹ La tinh vẫn còn một số vấn
https://www.youtube.com/watch?v=ummsHAOru2Y
đề tồn tại: chênh lệch giàu nghèo (tỉ lệ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
người nghèo cao, mức độ chênh lệch
- HS trao đổi theo bàn, cặp đôi để hoàn thành các
giữa nhóm - giàu và nhóm nghèo lớn),
thông tin.
xung đột xã hội xuất hiện ở một số
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
quốc gia...
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để
trình bày kết quả làm việc
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

75
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Ở Mĩ La Tinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập chung chủ yếu ở vùng
nào?
A. Vùng núi An-đét.
B. Đồng bằng A-ma-dôn.
C. Đồng bằng La Pla-ta.
D. Đồng bằng Pam-pa.
Câu 2: Mĩ La Tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc là do.
A. Có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh.
B. Có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.
C. Ngành công nghiệp chế biến phát triển.
D. Nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào.
Câu 3: Mĩ La-tinh giáp với các đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 4: Địa hình chủ yếu phân bố trên lãnh thổ của Mĩ La-tinh là?
A. Tây: đồng bằng. Đông: núi già và núi trẻ.

76
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

B. Tây: núi trẻ. Đông: đồng bằng, cao nguyên.


C. Bắc: đồng bằng. Nam: núi trẻ.
D. Nam: núi trẻ. Bắc: đồng bằng.
Câu 5: Kênh đào Pa-na-ma là kênh nối liền 2 đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương,
C. Ấn Độ Dương - Địa Trung Hải.
D. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
B B C B B
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu:
1. Lập sơ đồ thể hiện thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế...
xã hội của Mỹ La tinh.
2. Dựa vào hình 64, nhận xét sự thay đổi số dân và tỉ lệ tăng dân số của khu vực Mỹ
La tinh giai đoạn 2000 - 2020.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ

77
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
1.

2.
- Số dân của khu vực Mỹ La tinh tăng thêm 131,4 triệu người trong giai đoạn
2000 – 2020.
- Tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm, từ 1,56% năm 2000 xuống còn 0,94% năm
2020.
- Quy mô dân số phụ thuộc vào tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ tăng dân số ngày càng
giảm nền quy mô dân số tăng chậm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:

78
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau:
Tìm hiểu một số nét văn hoá độc đáo của Mỹ La tinh (nền văn minh In-ca, lễ hội Ca-
na-van...) và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động du lịch.
- GV gợi ý: Thông tin HS đã thu thập, viết thành một báo cáo ngắn và trình bày trước
lớp (tham khảo mục IV).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 6 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ Latinh

79
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: KINH TẾ KHU VỰC MỸ LATINH

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ
La tinh.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Vẽ được biểu đồ, rút ra nhận xét.
- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực Mỹ La tinh.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức khoa học Địa lí: Giải thích được tình hình phát triển kinh tế và sự
phát triển của các ngành kinh tế khu vực Mỹ La tinh.
- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (Đọc bản đồ phân bố nông
nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Mỹ La
tinh năm 2020; nhận xét, phân tích các bảng số liệu thống kê; vẽ được biểu đồ

80
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh từ số liệu đã cho); khai thác
internet phục vụ môn học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận
dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Phẩm chất
- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng
vào thực tiễn.
- Hình thành tình yêu quê hương đất nước, có thái độ làm việc nghiêm túc và
tinh thần phát triển kinh tế cho địa phương, đất nước và khu vực.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực Mỹ La tinh năm
2020.
- Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Mỹ La tỉnh năm 2020.
- Đường link một số trang web để HS tìm dữ liệu:
+https://www.gso.gov.vn/
+https://cacnuoc.vn/
+https://data.worldbank.org/
+https://www.fao.org/home/en
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

81
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết về kinh tế khu vực Mỹ Latinh, từ đó GV có
thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các sản phẩm đặc trưng của nền kinh tế khu
vực Mỹ La tinh (khoáng sản, chuối, cà phê, cao su...), sau đó yêu cầu HS cho biết
những hình ảnh đó thể hiện điều gì về kinh tế khu vực Mỹ La tinh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

82
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Trong các thập kỉ gần đây, kinh tế
- xã hội của khu vực Mỹ La tinh có nhiều chuyển biến. Kinh tế Mỹ Latinh phát triển ra
sao? Các ngành kinh tế có đặc điểm gì nổi bật?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu
trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ Latinh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế
a. Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La
tinh
- Phân tích được các bảng số liệu về tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.
b. Nội dung: Đọc SGK mục 1 trang 30 kết hợp với kiến thức của bản thân, trình bày
khái quát tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ Latinh.
c. Sản phẩm học tập: Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La tinh
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Tình hình phát triển kinh tế

- GV giao nhiệm vụ: Đọc SGK mục 1 trang 30 kết 1. Tình hình phát triển kinh tế
hợp với kiến thức của bản thân, trình bày khái quát - Quy mô GDP: tăng liên tục nhưng
tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ còn nhỏ so với thế giới, có sự khác
Latinh. biệt rất lớn giữa các quốc gia.

+ Dựa vào bảng 7.1, nhận xét về quy mô GDP và + Khu vực Mỹ La tinh đóng góp
GDP/người theo giá hiện hành của một số nước Mỹ khoảng 6% vào GDP thế giới (năm
La tinh năm 2000 và năm 2020. 2020).
+ Quy mô GDP của các nước trong

83
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

khu vực có sự chênh lệch lớn, các


nước có quy mô GDP lớn nhất khu
vực năm 2020 là Bra-xin (1448,6 tỉ
USD), Mê-hi-cô (1090,5 tỉ USD).
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng
+ Dựa vào bảng 7.2, nhận xét về tốc độ tăng GDP
GDP của khu vực Mỹ Latinh nhìn
của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 1961-2020.
chung còn chậm và không ổn định.
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch
+ Dựa vào hình 7.1, nhận xét về những thay đổi vụ.
trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở khu vực Mỹ La 2. Nguyên nhân
tinh. - Quy mô GDP của khu vực nhìn
chung còn thấp là do các nước trong
khu vực đều là các nước đang phát
triển, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài
về vốn, công nghệ, thị trường...
- Sự chênh lệch về quy mô GDP giữa
các quốc gia là do nguồn lực phát
triển kinh tế các quốc gia trong khu
vực khác nhau.
- Tốc độ tăng GDP của Mỹ La tinh
- GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2
còn chậm và không ổn định do nền
trang 31 để tìm hiểu các nguyên nhân để giải thích
kinh tế của phần lớn các nước trong
các đặc điểm kinh tế của khu vực Mỹ La tinh.
khu vực phụ thuộc nhiều vào nước
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
ngoài, cùng với các bất ổn về chính
- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.
trị, xã hội và ảnh hưởng của thiên tai,
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
dịch bệnh...
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

84
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - Hiện nay, một số nước đã tiến hành
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. cải cách kinh tế, tích cực hội nhập, tự
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ do hoá, thương mại,... nên nền kinh tế
học tập từng bước được cải thiện và đạt nhiều
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. thành tựu
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Một số ngành kinh tế


a. Mục tiêu:
- Trình bày khái quát một số ngành kinh tế nổi bật của khu vực Mỹ Latinh
- Đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, bản đồ phân bố
công nghiệp khu vực Mỹ Latinh
b. Nội dung: GV nên tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 6 HS tìm
hiểu về một ngành kinh tế
c. Sản phẩm học tập: Một số ngành kinh tế nổi bật của khu vực Mỹ Latinh
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Một số ngành kinh tế
- GV nên tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, mỗi (Bảng bên dưới)
nhóm từ 4 – 6 HS tìm hiểu về một ngành kinh tế.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành công nghiệp
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành dịch vụ
- GV giao nhiệm vụ Đọc thông tin mục II và hình
16.2, 16.3, hãy trình bày tình hình phát triển, phân
bố một số ngành kinh tế ở khu vực Mỹ La tinh và
hoàn thành vào phiếu học tập:

85
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngành Sự phát triển Sự phân bố


Nông

86
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

nghiệp
Công
nghiệp
Dịch vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo
luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết
luận.
- GV chuyển sang Hoạt động mới.

Ngành Sự phát triển Sự phân bố


Nông nghiệp - Cơ cấu cây trồng của Mỹ La tinh rất đa Các nước sản xuất lương
dạng gồm cả cây lương thực, cây công thực hàng đầu là Pa-ra-goay,
nghiệp và cây ăn quả. Mê-hi-cô, Bra-xin, Ác-hen-
+ Các cây lương thực chính là ngô, lúa ti-na, chính là ngô, lúa mì.
mì.
+ Cây công nghiệp là thế mạnh trong - Các nước có ngành chăn
nông nghiệp Mỹ La tinh. Các cây công nuôi phát triển nhất là Bra-

87
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na,


mía, thuốc lá, bông, cao su,... Cô-lôm-bi-a
- Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La tinh là bò,
gia cầm.
- Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La tinh đang
phát triển theo hướng chuyên môn hoá,
hiện đại hoá, đẩy mạnh ứng dụng khoa
học – công nghệ.
Công nghiệp - Công nghiệp đóng góp quan trọng vào - Ngành công nghiệp khai
GDP của khu vực Mỹ La tinh. khoáng phát triển nhất ở
+ Công nghiệp khai khoáng rất phát triển Bra-xin,Vê-nê-xu-ê-la, Chi-
dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản lê, Mê-hi-cô...
dạng phong phú. Mỹ La tinh là nơi sản - Các nước phát triển mạnh
xuất 45% lượng đồng 50% lượng bạc, nhất là Ac-hen-ti-na, Bra-
21% lượng kẽm của thế giới. Mỹ La tinh xin, Chi-lê, Mê-hi-cô,..
cũng là khu vực khai thác nhiều dầu mỏ
và khí tự nhiên của thế giới.
+ Các ngành công nghiệp sản xuất ô tô,
máy bay được chú trọng phát triển, nhiều
sản phẩm đạt trình độ công nghệ cao
Dịch vụ - Ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-
GDP của khu vực và tỉ trọng có xu hướng ti-na,...
tăng.
- Lĩnh vực dịch vụ quan trọng của Mỹ La
tinh là ngoại thương.
+ Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là
quặng khoáng sản, dầu thô, các sản phẩm

88
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

nông nghiệp nhiệt đới, thịt, sữa,...


+ Năm 2020, trị giá xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ đạt 1 189,1 tỉ USD, trị giá nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 1 146,5 tỉ
USD.
+ Các đối tác thương mại chính của Mỹ
La tinh là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc. Du
lịch cũng là ngành kinh tế quan trọng của
khu vực.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mĩ La tinh là từ
A. Tây Ban Nha và Anh
B. Hoa Kì và Tây Ban Nha
C. Bồ Đào Nha và Nam Phi
D. Nhật Bản và Pháp
Câu 2: Các nước Mĩ La Tinh hiện nay còn phụ thuộc nhiều nhất vào.
A. Hoa kì.
B. Tây Ban Nha.
C. Anh

89
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

D. Pháp.
Câu 3: Tốc độ phát triển kinh tế ở các nước Mĩ La-tinh có đặc điểm gì?
A. Đa số tốc độ phát triển kinh tế không đều.
B. Tốc độ phát triển kinh tế còn chậm.
C. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.
D. Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao nhưng tăng liên tục.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây thể hiện tình hình kinh tế các nước Mĩ La-tinh ngày
càng được cải thiện?
A. Tốc độ tăng trưởng khá cao.
B. Khống chế được nạn lạm phát.
C. Tỉ lệ tăng giá tiêu dùng giảm.
D. Xuất khẩu tăng nhanh.
Câu 5: Vùng nào dưới đây không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do lượng mưa
quá ít?
A. Sơn nguyên Mê-hi-cô.
B. Cao nguyên Guy-an.
C. Đông nam Bra-xin.
D. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
B A A D D
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

90
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.


Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu:
1. Dựa vào bảng 7.2, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La-tinh
giai đoạn 1961 – 2020. Nêu nhận xét.
2. Hoàn thành bảng thể hiện sự phân bố một số nông sản của Mỹ La-tinh theo mẫu
sau.
Tên nông sản Phân bố

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
1.

91
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Biểu đồ tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 1961 – 2020
- Nhận xét: Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh không ổn định do phụ thuộc và
nhiều nguyên nhân bất ổn xã hội phụ thuộc vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị
trườn thiên tai, dịch bệnh... Năm 2020 tăng trưởng GDP âm do ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19.
2.
Tên nông sản Phân bố
Luá mì Mê-hi-cô, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,
Ngô Mê-hi-cô, Bra-xin, Pê-ru, Ác-hen-ti-na,...
Cao su Bra-xin, Bô-li-vi-a,...
Cà phê Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo
Mía Cu-ba, Cô-lôm-bi-a, Guy-a-na
Cưù Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, Bra-xin,...
Bò Bra-xin, Ác-hen-ti-naU-ru-goay...
Cây ăn quả Mê-hi-cô, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Hôn-đu-rát,...
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

92
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: HS sưu tầm thông tin
về một loại nông sản xuất khẩu nổi bật (cà phê, ca cao, đậu tương....) của Mỹ La tinh.
(Gợi ý: Thông tin HS đã thu thập, viết thành một báo cáo ngắn và trình bày trước lớp)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 7 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 8: Thực hành: Viết báo cáo tình hình phát triển
kinh tế - xã hội ở Cộng hoà Liên bang Bra-xin

93
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI Ở CỘNG HOÀ LIÊN BANG BRA-XIN

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giúp HS rèn luyện Viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng
hoà Liên bang Bra-xin.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Giúp HS rèn luyện năng lực tìm kiếm, chọn lọc thông tin và viết báo cáo

3. Phẩm chất
- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng
vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11
- Máy tính, máy chiếu.

94
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Một số tranh ảnh/video, số liệu, thông tin về Cộng hoà Liên bang Bra-xin.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế Cộng hoà Liên bang Bra-xin, từ đó GV
có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau và cho biết các hình ảnh sau liên quan đến
quốc gia nào?

95
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: các hình ảnh trên nhắc đến đất nước: Cộng hoà
liên bang Bra-xin
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Để biết về tình hình kinh tế - xã
hội của CHLB Bra-xin, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay
– Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà Liên
bang Bra-xin.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà Liên
bang Bra-xin.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trước cho HS về nội dung bài thực hành và yêu cầu HS
hoàn thành báo cáo ở nhà, sau đó báo cáo trên lớp.

96
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

c. Sản phẩm học tập: Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà
Liên bang Bra-xin.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập BÁO CÁO CỘNG HOÀ LIÊN

- GV yêu cầu HS trước cho HS về nội dung bài thực BANG BRA-XIN

hành và yêu cầu HS hoàn thành báo cáo ở nhà (theo Nhóm:…..

gợi ý cấu trúc báo cáo ở mục 3). - Diện tích: 8.510.000 km²

GV gợi ý: - Số dân: 214,3 triệu (2021)

+ Dựa vào kiến thức đã học, thông tin tham khảo và 1. Tình hình phát triển kinh tế

thông tin thu thập được, trình bày về tình hình phát - Đặc điểm phát triển kinh tế:

triển kinh tế (đặc điểm chung phát triển kinh tế, tình + Thu nhập của người dân Bra-xin

hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế của có sự chênh lệch rất lớn: 10% những

Bra-xin). người giàu nhất chiếm hơn 40%

+ Dựa vào bảng 8.1, 8.2 và thông tin tham khảo: GDP, trong khi 10% những người
nghèo nhất chỉ chiếm khoảng 1%
GDP
+ Các vùng trong nước có sự phân
hoá lớn. Vùng Đông Nam tập trung
trên 40% số dân và chiếm trên 60%
GDP, trong khi các vùng Trung Tây
và Bắc chỉ có khoảng 10% số dân
và chiếm khoảng 10% GDP
2. Những vấn đề xã hội cần giải
• Nhận xét về quy mô và tốc độ tăng GDP của quyết
Bra-xin giai đoạn 2000 – 2020. - Mất an ninh, trật tự xã hội là một
• Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP của Bra-xin vấn đề cần phải giải quyết ở Bra-
giai đoạn 2000 – 2020.
97
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

• Liệt kê các vấn đề xã hội cần giải quyết của xin.


Bra-xin. - Tỉ lệ dân thành thị rất cao (87%
năm 2020). Đô thị hoá tự phát,
+ Dựa vào thông tin tham khảo, chọn lọc các thông
không gắn với công nghiệp hoá đã
tin liên quan đến nội dung báo cáo theo mẫu:
làm trầm trọng thêm các vấn đề xã
BÁO CÁO CỘNG HOÀ LIÊN BANG
hội và môi trường đô thị tỉ lệ thất
BRA-XIN
nghiệp cao, bên cạnh các toà nhà
Nhóm:…..
cao tầng hiện đại là các khu nhà "ổ
- Diện tích:
chuột" của dân nghèo.
- Số dân:
1. Tình hình phát triển kinh tế
- Đặc điểm phát triển kinh tế:
- Nguyên nhân phát triển:
2. Những vấn đề xã hội cần giải quyết
- Vấn đề mức sống của dân cư, phân hóa
giàu nghèo, thất nghiệp, nghèo đói, bệnh tật
ở các khu ổ chuột...
- Vấn đề đô thị hoá tự phát và hậu quả.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS trình bày báo cáo trên lớp và
nhận xét, đánh giá về bài thực hành của HS theo các
tiêu chí:
Tiêu Chấm điểm Điểm Điểm
chí tuyệt đối chấm
Nôị Cấu trúc đầy đủ, rõ 2

98
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

dung ràng
Nội dung phong phú, 2
chính xác
Nguồn thông tin 1
đáng tin cậy
Nhiều dạng thông 1
tin: hình ảnh, số
liệu,,..
Hình Trình bày khoa học 1
thức Tính thẩm mĩ, sáng 1
tạo
Báo Trình bày báo cáo rõ 1
cáo ràng
Trả lời câu hỏi chính 1
xác, rõ ràng
Tổng 10
hợp

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

99
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

d. Tổ chức hoạt động:


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh, thông tin và trình bày một vấn đề xã
hội đang “nóng” ở CHLB Bra-xin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong phần Vận dụng SGK
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: Tìm hiểu, sưu tầm
tranh ảnh, thông tin và trình bày một vấn đề xã hội đang “nóng” ở một quốc gia khu
vực Mỹ Latinh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
100
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 8 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Liên minh châu Âu.

101
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
BÀI 9: LIÊN MINH CHÂU ÂU – MỘT LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC LỚN

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của
hợp tác và liên kết trong khu vực.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống
hoá và trình bày theo chủ đề
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Sử dụng các công cụ Địa lí học:
+ Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các nguồn tin cậy để phân tích được vị
thế của EU, một số biểu hiện về hợp tác và liên kết của EU.

102
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ Đọc được bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... để xác định quy mô, tổ chức, vị thế
của EU.
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm thông tin để cập nhật về địa lí
của EU, về mục tiêu và hoạt động nổi bật của EU
3. Phẩm chất
- Ủng hộ các hoạt động hợp tác của Việt Nam và EU.
- Tôn trọng văn hoá và các thành tựu đạt được của EU.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tranh ảnh/video về các hoạt động nổi bật của EU hiện nay.
- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
- Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu: https://europeanunion.europa.eu/
index_en, https://data.worldbank.org....
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết của em về liên minh châu Âu EU, từ đó GV có
thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành bảng KWL:
K (Em đã biết gì về liên W (Em muốn biết gì về L (Em đã học được gì về

103
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

minh châu Âu EU) liên minh châu Âu EU) liên minh châu Âu EU)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi, hoàn thành cột KW.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Liên minh châu Âu (EU) là một liền kết kinh tế khu vực lớn, đạt nhiều thành tựu về
hợp tác khu vực trên thế giới. Vay EU hoạt động với mục tiêu và thể chế như thế nào?
Vi thế của EU trong nên kinh tế thế giới và sự hợp tác, liên kết trong EU được thể
hiện ra sao?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9:
Liên minh châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU
a. Mục tiêu:
- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
- Đọc được bản đồ, bảng số liệu... để xác định quy mô của EU.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU
c. Sản phẩm học tập: Quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân kết hợp SGK, động của EU

104
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

hãy nêu khái quát quy mô của EU. - Quy mô: EU là tổ chức khu vực có
quy mô lớn về số thành viên, diện tích
và số dân và vẫn đang có xu hướng
tiếp tục mở rộng.
- Mục tiêu:
+ EU xác định xây dựng một khu vực
hoà bình, tự do, phát triển bền vững và
chuyển đổi kĩ thuật số.
+ EU cũng tăng cường vai trò của
mình trên thế giới, cả về kinh tế và an
ninh, hoà bình.
- Thể chế hoạt động:
+ Bốn cơ quan thể chế ra quyết định
chính và điều hành EU là Hội đồng
châu Âu, Hội đồng Liên minh châu
Âu, Uỷ ban châu Âu và Nghị viện
châu Âu.
+ Các cơ quan này có chức năng riêng
biệt, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm
- GV đưa các hình ảnh hoặc thông tin, câu chuyện
ra quyết định và điều hành hoạt động
về hoạt động của EU, yêu cầu HS quan sát và xác
của EU.
định hình ảnh, thông tin đó thể hiện mục tiêu nào
của EU.

105
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV đưa ra tình huống: Có một doanh nghiệp Việt


Nam muốn hợp tác với EU và gặp em để nhờ tư vấn
về các cơ quan thể chế của EU. Em sẽ trình bày gì
về các cơ quan thể chế của EU đề doanh nghiệp Việt
Nam hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và hoạt động của
từng cơ quan.
- GV chia nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 4 – 5 HS.
HS đọc SGK, lựa chọn thêm thông tin và viết ra
giấy vai trò, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan thể
chế nhóm mình tìm hiểu. Các nhóm cùng nhiệm vụ
trao đổi với nhau và thống nhất nội dung.

106
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc cá nhân, tự viết ra 1 câu khái quát về
quy mô của EU.
- GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội dung
này; HS đưa ra thông tin, các HS khác trong lớp xác
định thông tin đó thể hiện mục tiêu nào.
- HS quan sát hình ảnh hoặc lắng nghe các thông tin
và xác định mục tiêu
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV có thể giảng giải các khái niệm, thuật ngữ
trong bài học. GV cần yêu cầu HS trình bày lại theo
cách hiểu của mình, triển khai thành các ý cụ thể
hơn hoặc lấy thêm các ví dụ.... Khi đó mới chứng tỏ
HS đã xác định được mục tiêu và thể chế hoạt động
của EU.
- Về mục tiêu của EU, GV cần nhắc cho HS xác
định mục tiêu theo Hiệp ước Li-xbon, là mục tiêu
hiện nay của EU. Mục tiêu theo Hiệp ước Ma-xtrích

107
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

là mục tiêu từ khi thành lập.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- Một vài HS trình bày câu trả lời của mình. Các HS
khác nhận xét.
- GV mở rộng: Để phù hợp với quá trình hợp tác,
phát triển và mở rộng thành viên, EU đã điều chỉnh
các mục tiêu của mình, thể hiện ở Hiệp ước Li-xbon
(2009). Mục tiêu chung hiện nay của EU là xây
dựng một khu vực dân chủ hơn, hiệu quả hơn và có
khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề toàn cầu.

- Ngoài 4 cơ quan thể chế, EU còn có 3 cơ quan


quản lí về tư pháp, tài chính và kiểm toán (Toà án
Công lí của EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu,
Toà án Kiểm toán châu Âu). Các cơ quan khác phụ
trách các lĩnh vực kinh tế, giáo dục y tế, quốc phòng
và môi trường,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.

108
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Hoạt động 2: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới


a. Mục tiêu:
- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
- Phân tích được số liệu, tư liệu về vị thế của EU.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
c. Sản phẩm học tập: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Vị thế của EU trong nền kinh tế
- GV chia nhóm HS theo khả năng, năng khiếu của thế giới
từng em. GV giao nhiệm vụ tìm hiểu vị thế của EU - EU là khu vực có quy mô kinh tế lớn .
trong nền kinh tế thế giới. - Một số lĩnh vực dịch vụ của EU có vị
thế cao trên thế giới là thương mại, đầu
tư, tài chính ngân hàng
- Một số lĩnh vực sản xuất của EU có vị
thế cao trên thế giới là công nghiệp chế
tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo
luận và trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý các nội dung tìm hiểu về: quy mô nền
kinh tế, một số lĩnh vực dịch vụ (thương mại, đầu
tư, tài chính, ngân hàng), một số lĩnh vực sản xuất
như công nghiệp chế tạo.
- GV khuyến khích HS trình bày theo khả năng. sở
thích của các em: trang web, infographic, poster,...
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

109
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu thông tin, trình


bày sản phẩm và lựa chọn hình thức báo cáo trước
lớp.
- GV tổ chức cho HS báo cáo, có thể dưới dạng
buổi triển lãm hoặc cuộc thi GV chuẩn bị sẵn phiếu
đánh giá để các nhóm đánh giá lẫn nhau (về nội
dung, hình thức, cách báo cáo và trả lời câu hỏi).
Lưu ý: GV khuyến khích HS nhận xét theo nhiều
chiều để phát triển tư duy phản biện. EU có vị thế
quan trọng trong nền kinh tế thế giới nhưng có một
số lĩnh vực đang bị cạnh tranh gay gắt. GV nhấn
mạnh rằng vị thế của EU không chỉ ở kinh tế mà
còn ở việc đảm bảo các giá trị nhân văn hạnh phúc
của công dân, công bằng xã hội và các vấn đề môi
trường, sinh thái.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết
luận.
- GV chuyển sang Hoạt động mới.

Hoạt động 3: Một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực
a. Mục tiêu:
- Phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực của EU.
- Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các nguồn tin cậy để phân tích biểu hiện hợp
tác của EU
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu
vực
110
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

c. Sản phẩm học tập: Một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Một số biểu hiện của hợp tác và
- GV đưa ra tình huống: Có ý kiến cho rằng "Sức liên kết trong khu vực
mạnh của EU đến từ sự thống nhất và hợp tác của - Sức mạnh của EU đến từ sự thống
Liên minh”. Em có đồng ý với nhận định trên nhất và hợp tác của Liên minh.
không? Hãy lấy ví dụ chứng minh cho quan điểm - Biểu hiện:
của mình. + Thiết lập một EU tự do, an ninh và
công lí,
+ Hình thành một liên minh kinh tế và
tiền tệ với đồng tiền chung Ơ- rô.
+ Hợp tác chuyển đổi kĩ thuật số và
phát triển bền vững
=> Như vậy, sự hợp tác của EU rất toàn
diện, cả về kinh tế, chính trị và môi
trường, tài nguyên. Việc hình thành một
liên minh kinh tế và tiền tệ chứng tỏ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
mức độ hợp tác sâu sắc, chặt chẽ và
- HS làm việc cá nhân tìm kiếm các dẫn chứng để
mức độ liên kết rất cao của EU.
củng cố quan điểm của mình.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số HS đã hoàn thành để
trình bày kết quả làm việc
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mở rộng:

111
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ Với vị thế về kinh tế của mình, EU có vai trò đặc


biệt trong các tổ chức quốc tế, EU là thành viên và
có đóng góp quan trọng trong WTO, ASEM,
OECD, G20. EU có thể tác động đến nhiều tổ
chức, diễn đàn kinh tế (IMF, WB,..) thông qua các
nước thành viên và các cơ quan của mình.
+ Sau khi một số nước Đông Âu gia nhập EU, các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn và công
nghệ ở các nước Tây Âu và các ngành công nghiệp
sử dụng nhiều lao động ở các nước Đông Âu bổ
trợ cho nhau. Ví dụ trong ngành may mặc: các
nước Đông Âu tổ chức sản xuất dệt may còn các
nước Tây Âu thiết kế và marketing thương hiệu.
Ơ-rô-dôn gồm 19 quốc gia (năm 2021) sử dụng
một đồng tiền chung Ơ -rô. Các thành viên phải
phối hợp với nhau trong chính sách kinh tế và tiền
tệ để duy trì ổn định và thịnh vượng.
+ Thoả thuận Xanh của EU được phê duyệt vào
năm 2020, là một bộ chính sách của Uỷ ban châu
Âu đưa ra nhằm giải quyết các thách thức liên
quan đến khí hậu và môi trường. Trong đó đặt ra
mục tiêu vào năm 2030, giảm phát thải khí nhà
kinh của châu Âu ít nhất 55% (so với mức của năm
1990), tạo ra một nền kinh tế mà không phụ thuộc
vào việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập

112
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.


- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: EU là tổ chức?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương.
C. Liên minh Châu Âu.
D. Thị trường chung Nam Mỹ .
Câu 2: Tính đến năm 2021, các nước vùng lãnh thổ là thành viên của Liên minh Châu
Âu ( EU) là?
A. 25
B. 26
C.27
D.28
Câu 3: Liên minh Châu Âu (EU) được thành lập vào năm?
A. Năm 1954.
B. Năm 1955.
C. Năm 1956.
D. Năm 1957.

113
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Câu 4: Các thành viên Hội đồng châu Âu là những người?


A. Đứng đầu nhà nước các nước thành viên.
B. Đại diện của các dân tộc EU, do các công dân trong EU trực tiếp bầu.
C. Trong cơ quan lập pháp của EU.
D. Trong tổ chức lãnh đạo liên quốc gia, do chính phủ các nước thành viên bổ nhiệm.
Câu 5: Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu ÂU
là?
A. Gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khối.
B. Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.
C. Tăng thêm nhu cầu trao đổi, buôn bán hành hóa giữa các nước.
D. Tăng thêm diện tích và số dân của toàn khối.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
C C D A B
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu:
1. Dựa vào bảng 9.2, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và trị giá
xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU so với thế giới. Nêu nhận xét.

114
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

2. Hãy chứng minh sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của EU trong việc thiết lập một EU tự
do.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
1.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ LỆ GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ TRỊ GIÁ
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ CỦA EU SO VỚI THẾ GIỚI
- Nhận xét: EU chiếm tỉ lệ đầu tư ra nước ngoài và trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ cao trên thế giới.
2.
- Sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của EU trong việc thiết lập một EU tự do:
+ Bốn quyền tự do của EU là: tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu
thông hàng hóa và tự do lưu thông tiền vốn. Công dân EU có quyền tự do sinh sống.
làm việc và được đảm bảo an toàn ở bất kì đầu trong EU.
+ Trên cơ sở bốn quyền tự do, EU xây dựng thị trường chung, được vận hành theo
nguyên tắc hợp tác chặt chẽ, cạnh tranh bình đẳng và thủ tục minh bạch, hợp lí; nhằm:

115
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

thúc đẩy chuyên môn hoá, tạo việc làm, giảm bớt rào cản thương mại và cải thiện kinh
doanh.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau:
Em hãy tìm hiểu và viết báo cáo về trao đổi thương mại một mặt hàng giữa Việt Nam
và EU (hàng nông sản, may mặc, điện tử, hàng tiêu dùng...).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 9 trong Sách bài tập Địa lí 11.

116
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 10: Thực hành: Viết báo cáo về sự phát triển công
nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức.

117
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP CỦA CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Viết được báo cáo tìm hiểu về sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà Liên
bang Đức.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Sử dụng các công cụ Địa lí học: Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các
nguồn tin cậy để viết được báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà
Liên bang Đức.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng
vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
118
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Máy tính, máy chiếu.


- Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu: https://data.worldbank.org.
https:// cacnuoc.vn/....
- Phiếu đánh giá dành cho HS
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cần giải quyết trong bài học. HS có hứng
thú tìm hiểu các vấn đề về công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng hình ảnh quảng cáo hoặc một số sản phẩm công nghiệp của Cộng hoà
iên bang Đức để dẫn dắt vào bài. GV yêu cầu HS nêu một câu nhận định của em về
công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sat hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

119
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận


- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Để biết được tình hình phát triển công nghiệp của CHLB Đức, chúng ta sẽ cùng nhau
đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Thực hành: Viết báo cáo về sự
phát triển công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Tìm kiếm, hệ thống hoá thông tin và viết báo cáo về công nghiệp của
Cộng hoà Liên bang Đức.
b. Nội dung: GV cho HS viết báo cáo về công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo về công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập CÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ

- GV có thể giao nhiệm vụ cho HS tìm kiếm thông LIÊN BANG ĐỨC

tin và viết báo cáo từ trước. GV có thể yêu cầu HS 1. Khái quát chung

làm việc theo cặp đôi hoặc nhóm nhỏ. - Khái quát về ngành công nghiệp
của Cộng hoà Liên bang Đức (vai
trò, vị thế của ngành công nghiệp).
2. Sự phát triển công nghiệp của
Cộng hoà Liên bang Đức
- Các điều kiện phát triển ngành
công nghiệp.
- Hiện trạng phát triển: giá trị sản

120
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

xuất, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, các


ngành nổi bật và phân bố sản xuất
ngành công nghiệp.
- Hướng phát triển.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu
hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Một số cặp HS trình bày báo cáo trước lớp, Các
HS khác đặt câu hỏi và nhận xét, đánh giá vào phiếu
đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét cách thức làm việc, sản phẩm bài báo
cáo của HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị nội dung và hình thức thuyết trình

121
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: Tìm hiểu thông tin về
ngành công nghiệp điện tử - tin học của Cộng hoà Liên bang Đức.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
122
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Làm bài tập Bài 10 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã
hội khu vực Đông Nam Á.

123
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
BÀI 11: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU
VỰC ĐÔNG NAM Á

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế -
xã hội
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tử liệu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức khoa học Địa lí Phân tích được các yếu tố của vị trí địa lí, phạm vi
lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến quá trình phát triển kinh
tế - xã hội.
- Tìm hiểu địa lý Sử dụng các công cụ Địa lí học (bản đồ tự nhiên, bản đồ phân
bố dân cư, tranh ảnh, bảng số liệu....), khai thác internet phục vụ môn học.
124
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận
dụng trí thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến tự nhiên, dân cư
khu vực Đông Nam Á.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, thái độ tôn trọng những giá trị
văn hoá khác nhau của khu vực Đông Nam Á.
- Hình thành tình yêu quê hương đất nước, có thái độ làm việc nghiêm túc và
tinh thần phát triển kinh tế cho địa phương, đất nước và khu vực.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ tự nhiên, bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á.
- Video, tranh ảnh về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, dân cư, xã hội của khu vực
Đông Nam Á.
- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
- Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu:
+ https://data.worldbank.org/
+ https://www.adb.org/where-we-work/main
+https://www.gso.gov.vn/
+ https://cacnuoc.vn,...
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

125
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

a. Mục tiêu: Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về tự nhiên, dân cư khu
vực Đông Nam Á ở cấp học dưới với bài học. Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn,
- GV chia lớp thành 4 đội, yêu cầu HS trong thời gian 1 phút liệt kê các quốc gia
Đông Nam Á lục địa hoặc Đông Nam Á hải đảo, những cảnh đẹp, những nét đẹp về
văn hoá - xã hội, các thành phố lớn.
- Đội nào kể được nhiều hơn đội đó giành chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS tham gia trò chơi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.

BAGAN, MYANMAR VỊNH LAN HẠ, VIỆT NAM

126
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

HỒ KELIMUTU, INDONESIA RUỘNG BẬC THANG BANAUE,


PHILIPPINES

PHỐ NGƯỜI HOA Ở SINGAPORE


ĐẢO ATAURO, ĐÔNG TIMOR

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:


Đông Nam Á đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và có nên kinh tế phát
triển năng động trên thế giới. Các đặc điểm về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, dân
cư và xã hội đã có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế của khu
vực này?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Vị
trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí
a. Mục tiêu:

127
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế
– xã hội.
- Xác định được vị trí của khu vực và kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh
tế – xã hội.
c. Sản phẩm học tập: Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

- GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục I và hình - Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông
11.1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy: Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện

+ Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm
khu vực Đông Nam Á. hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và

+ Xác định các quốc gia, khu vực, các biển và đại Đông Nam Á hải đảo,
dương tiếp giáp khu vực Đông Nam Á. - Vị trí địa lí:

+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí + Nằm ở phía đông nam của châu Á,
địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế – xã phần đất trong khoảng vĩ độ từ 28°B
hội của khu vực. đến 10°N, phía bắc giáp khu vực
Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á
và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái
Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtrây-
li-a và Ấn Độ Dương.
+ Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với
lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa giữa
các luồng sinh vật và các vành đai
sinh khoáng.
- Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và

128
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã


hội:
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú
thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh
tế nhưng cũng là khu vực thường
xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên
tại như bão, động đất, núi lửa, sóng
thần....
+ Có nhiều tuyến đường biển quốc tế
quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển
Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập hàng hải lớn, góp phần vận chuyển
- HS làm việc theo cặp, viết ra các câu khái quát về hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam
đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược
vực Đông Nam Á. lại.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. + Có vị trí địa – chính trị quan trọng,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận là nơi giao thoa của các nền văn hoá
- GV chỉ định một số cặp HS chia sẻ ý kiến và mời lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa
một số HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn trước lớp. dạng và đặc sắc, đồng thời ảnh hưởng
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ và an ninh quốc phòng trong khu vực.
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tào nguyên thiên nhiên


a. Mục tiêu:

129
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- HS trình bày được đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự
phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
- Đọc được bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á và rút ra nhận xét về điều kiện tự
nhiên của khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á
c. Sản phẩm học tập: Đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của khu vực Đông Nam Á
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Điều kiện tự nhiên và tào nguyên
- GV sử dụng bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á thiên nhiên
và các hình ảnh hoặc thông tin, câu chuyện về điều (Bảng bên dưới)
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- GV yêu cầu HS quan sát và xác định hình ảnh,
thông tin đó thể hiện điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên nào của khu vực Đông Nam Á.
- GV chia lớp thành các nhóm để tìm hiểu về các
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và ảnh
hưởng của nó đến phát triển kinh tế – xã hội của khu
vực. Mỗi nhóm được chỉ định tìm hiểu 3 đặc điểm
tự nhiên bất kì (có thể là 1 – 2 – 3,4 – 5 – 6 hoặc 1 –
3 – 5,2-4-6). GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục
II và dựa vào hình 11.1, hoàn thành nội dung của
phiếu học tập.

130
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

PHIẾU HỌC TẬP


Nhóm:…….
Điều kiện tự Đặc điểm Ảnh hưởng
nhiên và tài tới sự phát
nguyên thiên triển kinh tế -
nhiên xã hội
Địa hình và đất
đai
Khí hậu
Sông, hồ
Sinh vật
Khoáng sản
Biển

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo

131
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

luận và trả lời câu hỏi.


- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- GV có thể mở rộng kiến thức:
+ Đông Nam Á hải đảo là khu vực tập trung các
nhóm đảo lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng 20 000
đảo nhỏ và nhiều quần đảo. Trong đó, Ca-li-man-tan
là đảo lớn thứ ba trên thế giới và lớn nhất ở châu Á.
In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin là hai quốc gia quần đảo
lớn nhất thế giới. Do các quần đảo nằm kế sát vành
đai lửa châu Á – Thái Bình Dương nên có nhiều núi
lửa và động đất, sóng thần. Khí clo từ tro bụi núi lửa
có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khoẻ và ảnh hưởng đến giao thông hàng không.
Tuy nhiên, tro núi lửa lâu ngày tạo nên các khoáng
chất khiến đất màu mỡ, là điều kiện tốt để phát triển
nông nghiệp.
+ Vấn đề hợp tác xuyên biên giới giữa các quốc gia
ở Đông Nam Á đang ngày càng trở nên phức tạp
hơn do sự phụ thuộc lẫn nhau về tài nguyên, nguồn
nước, nguồn lao động, các hoạt động kinh tế và cùng
giải quyết các vấn đề môi trường
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập

132
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết


luận.
- GV chuyển sang Hoạt động mới.

PHIẾU HỌC TẬP


Nhóm:…….
Điều kiện tự Đặc điểm Ảnh hưởng tới sự phát triển
nhiên và tài kinh tế - xã hội
nguyên thiên
nhiên
Địa hình và đất - Khu vực Đông Nam Á lục địa: - Địa hình bị chia cắt, gây khó
đai Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các khăn cho giao lưu kinh tế; đồng
dãy núi chạy theo hướng tây bắc – bằng với đất phù sa màu mỡ thuận
đông nam hoặc bắc – nam. Ngoài lợi phát triển nền nông nghiệp với
ra, còn có các đồng bằng châu thổ cơ cấu cây trồng đa dạng
do các hệ thống sông lớn bồi đắp và
mở rộng dần về phía biển. Đất chủ
yếu là đất feralit ở miền đồi núi và
đất phù sa ở các đồng bằng.
- Khu vực Đông Nam Á hải đảo: - Đất ở Đông Nam Á hải đảo khá
Địa hình chủ yếu là núi trẻ với màu mỡ, thuận lợi cho trồng các
nhiều núi lửa; các đồng bằng phần cây công nghiệp.
lớn nhỏ hẹp lạ nằm ven biển, một
số đồng bằng lớn có ở các đảo Ca-
li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-
nê...
Khí hậu - Đại bộ phận nằm trong các đới - Thuận lợi cho phát triển nền

133
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

khí hậu xích đạo và nhiệt đới, có nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và
nhiệt độ cao (trung bình từ 21°C cư trú.
đến 27°C), độ ẩm lớn (trên 80%),
lượng mưa nhiều (trung bình từ 1
000 mm đến 2 000 mm).
- Đông Nam Á lục địa chủ yếu có - Chịu ảnh hưởng của thiên tại
kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ
Đông Nam Á hải đảo có khí hậu lụt,... Biến đổi khí hậu và mực
nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo nước biển dâng đang trực tiếp ảnh
và cận xích đạo. Ngoài ra, khí hậu hưởng đến nhiều quốc gia, đặc
có sự phân hoá theo đai cao. biệt ở các khu vực ven biển.
Sông, hồ - Đông Nam Á lục địa - Các sông có vai trò cung cấp
+ Có mạng lưới sông ngòi dày đặc nước cho sinh hoạt, sản xuất và là
với nhiều sông lớn. như: sông Mê địa bàn đánh bắt, nuôi trồng thuỷ
Công, sông I-ra-va-đi, sông Hồng, sản; một số sông thuận lợi cho
sông Mê Nam,... giao thông đường thuỷ phát triển,
+ Chế độ nước sông theo mùa"Các tiềm năng lớn về thuỷ điện,...
sông ở Đông Nam Á hải đảo - Các hồ có vai trò điều tiết dòng
thường ngắn và cá nhiều nước. chảy, là nơi trữ nước ngọt cho
- Đông Nam Á có nhiều hồ tự sinh hoạt và sản xuất, mặt nước
nhiên, trong đó hồ Tôn-lê Sáp cho hoạt động khai thác và nuôi
(Cam-pu-chia) là hồ nước ngọt lớn trồng thuỷ sản, nhiều hồ có cảnh
nhất khu vực, ngoài ra còn có hồ quan đẹp thuận lợi để phát triển
In-lê (Mi-an-ma), hồ Tô-ba (In-đô- du lịch,...
nê-xi-a)
Sinh vật - Đông Nam Á là khu vực có tài - Cung cấp nguồn nguyên liệu cho
nguyên sinh vật và mức độ đa dạng các ngành kinh tế, đặc biệt là

134
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

sinh học phong phú bậc nhất thế ngành công nghiệp chế biến và
giới. xuất khẩu gỗ.
- Diện tích rừng nhiệt đới của Đông - Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật
Nam Á khoảng 2 triệu km2 với hai trong khu vực bị khai thác quá
hệ sinh thái chính là rừng mưa mức, đang trở thành vấn đề cấp
nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió bách tại nhiều quốc gia.
mùa.
- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý,
trữ lượng lớn như lim, nghiến, táu;
các loại dược liệu,...
Khoáng sản Tài nguyên khoáng sản của khu Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho
vực đa dạng, nhiều loại có trữ nhiều ngành công nghiệp: nhiệt
lượng lớn như thiếc (đứng đầu thế điện, luyện kim, hoá dầu,... và tạo
giới), than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị
khí tự nhiên... cho nhiều nước
Biển Đông Nam Á có vùng biển rộng Tạo thuận lợi cho hầu hết các
lớn thuộc Ấn Độ Dương và Thái quốc gia trong khu vực phát triển
Bình Dương; vùng biển giàu hải các ngành kinh tế biển.
sản, khoáng sản, có nhiều bãi biển
đẹp, nhiều vịnh biển.

Hoạt động 3: Dân cư


a. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của dân cư khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu
vực Đông Nam Á.

135
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Đọc được bảng số liệu quy mô, cơ cấu và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số khu vực
Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2020, bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á
năm 2020
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm nổi bật của dân cư khu vực Đông Nam Á.
c. Sản phẩm học tập: Đặc điểm nổi bật của dân cư khu vực Đông Nam Á.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Dân cư và xã hội


- GV cho HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ: 1. Dân cư
Đọc thông tin mục I và dựa vào hình 11.4, 11.5; - Đông Nam Á có số dân đông, chiếm
bảng 11.1, hãy: 8,6% số dân thế giới (năm 2020). Tỉ lệ
+ Cho biết đặc điểm của dân cư khu vực Đông tăng tự nhiên của dân số trong khu vực
Nam Á (quy mô và gia tăng, cơ cấu dân số, dân có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở
tộc, phân bố dân cư, đô thị hoá). mức cao → tạo nên thị trường tiêu thụ
lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy
kinh tế phát triển nhưng cũng là sức ép
đối với nhiều nước trong việc nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi
trường và giải quyết việc làm.
- Đông Nam Á có cơ cấu giới tính
tương đối cân bằng; cơ cấu dân số trẻ,
một số quốc gia đang trong quá trình
già hoá dân số -> nguồn lao động dồi
dào, nhưng đặt ra các vấn đề về an sinh
xã hội và chăm sóc y tế,...
- Đông Nam Á có nhiều nhóm dân tộc

136
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

khác nhau → sự phong phú trong văn


hoá. tập quán sản xuất.
- Đông Nam Á có dân cư sinh sống
đông đúc, mật độ dân số trung bình là
khoảng 149 người/km2 (năm 2020)
nhưng không đều giữa đồng bằng và
miền núi, giữa các quốc gia → chênh
lệch về trình độ phát triển kinh tế.
- Tỉ lệ dân thành thị của khu vực chưa
cao (năm 2020 là 49,9%), có sự phân
hoá giữa các quốc gia → đô thị là nơi
thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Tuy nhiên, một số đô thị không cung
cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ
bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ
tầng bị quá tải.

+ Phân tích tác động của các đặc điểm dân cư tới
phát triển kinh tế – xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình ảnh, thảo
luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một số HS phát biểu ý kiến, các HS khác

137
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

bổ sung (nếu có). Trong khi trình bày, GV yêu cầu


HS sử dụng bản đồ phân bố dân cư để xác định
mật độ dân số theo quốc gia và một số đô thị lớn
của khu vực.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các HS lên bảng
- GV khuyến khích HS nhận xét theo các nhóm
nước để thấy được tính đa dạng về dân cư của khu
vực, ví dụ: có những quốc gia là cường quốc về
dân số và cũng có những quốc gia có quy mô dân
số khiêm tốn; có những quốc gia có cơ cấu dân số
trẻ, có quốc gia đang ở giai đoạn cơ cấu dân số
vàng và có những quốc gia đã đang bước vào giai
đoạn già hoá dân số,... và khẳng định: Ngày nay,
Đông Nam Á là một trong những thị trường lớn
nhất và có lực lượng lao động lớn thứ ba trên thế
giới. Tuy nhiên, do xu hướng giảm tỉ suất sinh và
tăng chất lượng cuộc sống nên già hoá dân số
đang trở thành một vấn đề mà nhiều quốc gia
trong khu vực đang và sẽ phải đối mặt, điển hình
là Xin-ga-po, kế đến là Thái Lan và Việt Nam.
- GV chiếu video cho HS quan sát:
https://www.youtube.com/watch?v=jbHPdXzx4Eg
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.
Hoạt động 4: Xã hội
a. Mục tiêu:
138
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Nêu được đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích được tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội khu
vực.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.
c. Sản phẩm học tập: Đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Xã hội


- GV cho HS làm việc theo cặp và giao nhiệm vụ - Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá
Đọc thông tin mục 2 và dựa vào bảng 11.2, hãy: của người dân các nước Đông Nam Á
có nhiều nét tương đồng → thuận lợi để
các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
- Đông Nam Á có sự xuất hiện của hầu
hết các tôn giáo lớn trên thế giới như:
Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo,
Ấn Độ giáo.... - > nền văn hoá độc đáo
nhưng cũng tiềm ẩn những khó khăn do
sự khác biệt về tôn giáo.
+ Nêu một số đặc điểm xã hội của khu vực Đông
- Mức sống của người dân các nước
Nam Á.
trong khu vực và giữa các bộ phận dân
+ Cho biết ảnh hưởng của các đặc điểm xã hội tới
cư trong một nước vẫn còn chênh lệch
phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
nhiều Xin-ga-po, Bru-nây là những
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
nước có mức sống cao nhất trong khu
- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình ảnh, thảo
vực.
luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ.
- Tình hình chính trị, xã hội tương đối
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
ổn định là điều kiện thuận lợi để giao
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
lưu hợp tác và phát triển kinh tế – xã

139
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV chỉ định các HS hoặc cặp HS trình bày, các hội.


HS khác bổ sung (nếu có).
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mở rộng thêm kiến thức trong quá trình dạy:
Phật giáo phổ biến ở Đông Nam Á lục địa, Hồi
giáo phổ biến ở Đông Nam Á biển đảo (In-đô-nê-
xi-a là quốc gia có dân số theo đạo Hội đồng nhất
thế giới), Thiên chúa giáo có ở hầu hết các quốc
gia, đặc biệt là Phi-líp-pin và Đông Ti-mo với lang
80% dân số.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương và Nam Đại Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
140
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Câu 2. Đông Nam Á là cầu nối lục địa


A. Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.
C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Phi với lục địa Á - Âu.
Câu 3. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát
triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.
Câu 4. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. cận xích đạo.
B. cận nhiệt đới.
C. ôn đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân cư ở Đông Nam Á phân bố không đều?
A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới và ở một số khu vực.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan, đặc biệt là ở Việt Nam và Lào.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5

141
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

A A A D C
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu:
1. Thiên nhiên nhiệt đới có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp khu vực
Đông Nam Á?
2. Dựa vào bảng 11.2, hãy so sánh và rút ra nhận xét về số năm đi học trung bình của
người từ 25 tuổi trở lên của một số nước Đông Nam Á.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
1.
+ Thuận lợi: Tạo nên nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa
dạng: năng suất cao; tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá xuất khẩu có giá trị...
+ Khó khăn: Thiên tại hay xảy ra, sản phẩm nông nghiệp tương đối giống nhau giữa
các nước khó khăn cho xuất khẩu vì phải cạnh tranh với nhau...
2.
- Nhận xét:

+ Có sự phân hoá giữa các nước, trong đó Lào và Mi-an-ma thấp hơn mức trung bình
của thế giới; Bru-nây, Xin-ga-po và Việt Nam cao hơn hoặc tương đương mức trung
bình của thế giới.

142
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ Các quốc gia đều có sự tiến bộ về chất lượng cuộc sống nên tuổi thọ trung bình và
số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên từ năm 2000 đến năm 2020 tăng
với mức độ khác nhau. Các quốc gia như Lào và Mi-an-mang nhanh hơn.
+ Xin-ga-po là quốc gia có tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người
từ 25 tuổi trở lên cao nhất khu vực Đông Nam Á.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: Sưu tầm thông tin về
điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của một nước ở khu vực Đông Nam Á.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
143
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Làm bài tập Bài 11 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á.

144
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển
các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
- Đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp và công nghiệp khu vực Đông Nam Á,
rút ra nhận xét; phân tích được các bảng số liệu biểu đó

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức khoa học Địa lí: Giải thích được tình hình phát triển kinh tế và sự
phát triển của các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (bản đồ phân bố nông nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản; bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Đông Nam Á;
nhận xét, phân tích được các bảng số liệu thống kê; nhận xét và vẽ biểu đồ);
khai thác internet phục vụ môn học.

145
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận
dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến kinh tế khu vực
Đông Nam Á

3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành tình yêu quê hương đất nước, có thái độ làm việc nghiêm túc và
tinh thần phát triển kinh tế cho địa phương, đất nước và khu vực.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực Đông Nam Á
năm 2020.
- Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Đông Nam Á năm 2020.
- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
- Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu:
• https://www.gso.gov.vn/
• https://cacnuoc.vn/
• https://data.worldbank.org/
• https://www.fao.org/home/en/.....

2. Đối với học sinh


- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

146
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

a. Mục tiêu: Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về kinh tế trên thế giới
nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu thảo luận theo cặp nêu những hiểu biết cá nhân về kinh tế khu vực Đông
Nam Á (các ngành, sản phẩm nổi bật... ).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Những năm gần đây, kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích
cực, vai trò và vị thế của khu vực ngày càng được nâng cao. Kinh tế khu vực Đông
Nam Á phát triển ra sao? Các ngành kinh tế có đặc điểm gì nổi bật?, chúng ta sẽ cùng
nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam
Á.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế
a. Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông
Nam Á.
147
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Nhận xét được các bảng số liệu, biểu đồ về nội dung tìm hiểu
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực
Đông Nam Á.
c. Sản phẩm học tập: Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Tình hình phát triển kinh tế

- GV cho HS làm việc theo cặp và giao nhiệm vụ - Tình hình phát triển chung

+ Đọc SGK mục I, kết hợp với kiến thức của bản + Khu vực Đông Nam Á có quy mô
thân, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển GDP đứng thứ ba châu Á và tăng khá
kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á. nhanh.

+ Dựa vào bảng 12.1, nhận xét về quy mô GDP theo + Khu vực Đông Nam Á có nền kinh
giá hiện hành và tốc độ tăng GDP của khu vực Đông tế phát triển năng động bậc nhất thế
Nam Á và thế giới giai đoạn 2000 – 2020. giới.
+ Cơ cấu kinh tế của hầu hết các quốc
gia đang chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hoá – hiện đại hoá.
+ Giữa các quốc gia còn có sự chênh
lệch về trình độ phát triển cũng như
đang đối mặt với nhiều thách thức.
- Nguyên nhân: Các quốc gia tận dụng
+ Dựa vào hình 12.1, nhận xét cơ cấu GDP của In-
được các lợi thế về vị trí địa lí, điều
đô-nê-xi-a và Việt Nam giai đoạn 2005-2020.
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lao động cũng như thu
hút được các nguồn , đầu tư bên ngoài

148
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu
hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV có thể mở rộng thêm kiến thức trong quá trình
dạy học như:
+ Cung cấp hình ảnh, số liệu thể hiện tốc độ và thu
nhập bình quân đầu người của các quốc gia khu vực
Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 – 2020 để thể
hiện sự chênh lệch giữa các quốc gia;
+ Thách thức đối với các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á bao gồm cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao trình độ lao động và xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng.
+ Ngoài ra, các hạn chế trong cơ cấu kinh tế của
các quốc gia thể hiện ở việc phụ thuộc quá nhiều
vào thương mại và dòng vốn đầu tư quốc tế, chế độ
bảo trợ xã hội còn chưa toàn diện, có thể bị ảnh

149
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

hưởng nghiêm trọng trước những biến động toàn


cầu như khủng hoảng tài chính, dịch bệnh....
+ Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang
tích cực chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức, với
trọng tâm là nâng cao nguồn lực con người và đẩy
mạnh phát triển nghiên cứu nhằm bắt kịp với cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Các ngành kinh tế


a. Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích được sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam
Á.
- Đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, làm nghiệp và thuỷ sản; bản đồ phân bố
công nghiệp khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
c. Sản phẩm học tập: Các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các ngành kinh tế
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, chia lớp (Bảng bên dưới)
thành các nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một ngành
kinh tế sau đó chốt kiến thức nội dung hoặc dạy
tuần tự theo từng mục trong SGK.

150
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập số 1:


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Yêu cầu: Hãy quan sát lược đồ, bảng 12.2 và
hoàn thành nội dung bảng sau:

Các ngành Sự phát triển Phân bố


Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thuỷ sản
+ Nhóm 2: Hoàn thành PHT số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu: Hãy quan sát lược đồ và hoàn thành

151
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

nội dung bảng sau:

Tình Các ngành kinh tế nổi bật


hình Điện tử - Chế biến Khai
phát tin học thực phẩm, thác
triển sản xuất hàng khoáng
tiêu dùng sản

+ Nhóm 3: Hoàn thành PHT số 3


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Yêu cầu: Quan sát bảng 12.3 và thông tin SGK,
hoàn thành bảng sau:
Các ngành Sự phát triển
Thương mại
Giao thông
vận tải
Tài chính ngân
hàng

152
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Du lịch
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo
luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết
luận.
- GV chuyển sang Hoạt động mới.

Các ngành Sự phát triển Phân bố


Nông nghiệp - Trồng trọt là ngành chính trong sản - Trồng trọt:
xuất nông nghiệp của phần lớn các nước + In-đô-nê-xi-a là nước có sản
Đông Nam Á. lượng lúa gạo lớn nhất khu vực.
+ Các cây trồng chính là lúa gạo, cây Thái Lan và Việt Nam là hai
công nghiệp và cây ăn quả. Lúa gạo là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
cây lương thực truyền thống và quan giới.
trọng nhất của khu vực. Sản lượng lúa + Cao su được trồng nhiều ở Ma-
ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan
Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được và Việt Nam.
cá nhu cầu về lương thực và có xuất + Cọ dầu được trồng nhiều ở In-

153
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

khẩu. đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.


+ Đông Nam Á trồng nhiều cây cà công + Cà phê và hồ tiêu được trồng
nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao; đứng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a,
hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
phê, hồ tiêu. + Cây ăn quả được trồng ở hầu
+ Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm hết các nước trong khu vực
chôm, sầu riêng, trở dứa, chuối,...). - Chăn nuôi:
- Ngành chăn nuôi hiện đang được chú + Trâu, bò được nuôi nhiều ở
trọng phát triển do chất lượng ở cuộc Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái
sống được nâng lên và đem lại hiệu quả Lan và Việt Nam.
kinh tế cao + Lợn được nuôi nhiều ở Việt
Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-
đô-nê-xi-a.
+ Chăn nuôi gia cầm phổ biến ở
hầu hết các nước.
Lâm nghiệp - Là ngành kinh tế quan trọng. Sản lượng In-đô-nê-xi-a, Lào, Thái Lan,
gỗ tròn khai thác của khu vực có xu Mi-an-ma và Việt Nam.
hướng tăng.
- Các nước Đông Nam Á tăng cường
công tác trồng rừng, khoanh nuôi rừng tự
nhiên, thành lập các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên,
Thuỷ sản - Là ngành truyền thống của hầu hết các In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Phi-
nước trong khu vực. Hiện nay, các nước líp-pin.
đã đầu tư vốn, công nghệ, kĩ thuật để đẩy
mạnh hoạt động đánh bắt và nuôi trồng
theo hướng phát triển bền vững.

154
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp


khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản
toàn cầu

Tình hình phát Các ngành kinh tế nổi bật


triển Điện tử - tin học Chế biến thực phẩm, sản Khai thác khoáng
xuất hàng tiêu dùng sản
- Công nghiệp đóng - Ngành phát triển - Được phát triển dựa - Ngành công
vai trò quan trọng dựa trên tiềm năng trên thế mạnh về các sản nghiệp quan trọng
trong nền kinh tế về về nguồn lao động phẩm nông nghiệp nhiệt của nhiều nước
của các quốc gia trẻ, có trình độ kĩ đới, thị trường tiêu thụ trong khu vực.
Đông Nam Á; thúc thuật và thu hút đầu lớn và nguồn lao động Khai thác thiếc
đẩy chuyển dịch cơ tư nước ngoài dồi dào trong khu vực
cấu kinh tế theo chiếm hơn một
hướng công nghiệp nửa sản lượng thế
hoá - hiện đại hoá; giới, phát triển ở
tạo nhiều việc làm; Ma-lai-xi-a, In-
tăng nguồn thu đô-nê-xi-a, Mi-an-
ngoại tệ từ xuất ma, Thái Lan.
khẩu...
Một số trung tâm - Đang trở thành của Là các ngành công Khai thác dây mỏ
công nghiệp lớn ngành mũi nhọn của nghiệp đóng vai trò quan và khí tụ nhiên
của khu vực là nhiều nước trong khu trọng trong nền kinh tế; phát triển mạnh ở
Băng Cốc (Thái vực, như Xin-ga-po, phân bố ở tất cả ở các Bru-nây, Ma-
Lan), Gia-các-ta Thái Lan, Malaixia, quốc gia trong khu vực, laixi-a, In-đô-nê-
(In-đô-nê-xi-a), Việt Nam,… nhất là các nước đông xi-a, Việt Nam,...
Thành phốHồ Chí - Hiện nay, các nước dân như In-đô-nê-xi-a,

155
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Minh (Việt Nam),... trong khu vực đang Thái Lan, Việt Nam và
tham gia vào chuỗi Phi-líp-pin
giá trị toàn cầu trong
lĩnh vực điện tử – tin
học.

Các ngành Sự phát triển


Thương mại - Nội thương:
+ Phát triển nhanh, thể hiện ở trị giá và khối lượng hàng hoá, dịch vụ
trao đổi trên thị trường ngày càng lớn, hình thành các hình thức mới như
siêu thị, trung tâm thương mại và sự phát triển nhanh của thương mại
điện tử.
+ Các nước có ngành nội thương phát triển là Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a,
Ma-lai-xi-a và Thái Lan
- Ngoại thương đóng vai trò then chốt đối với tất cả các quốc gia trong
khu vực.
+ Các đối tác thương mại lớn nhất của khu vực là Trung Quốc, Hoa Kỳ
và Hàn Quốc. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều có trị giá xuất
khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu (xuất siêu).
+ Các mặt hàng xuất khẩu chính là hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản,
dệt may,... Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, hàng tiêu dùng....
+ Các nước có hoạt động ngoại thương phát triển nhất là Xin-ga-po,
Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan
Giao thông vận - Được chú ý phát triển và hiện đại hoá nhằm phục vụ sản xuất, đời sống
tải của nhân dân mỗi nước và tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài.
- Giao thông đường bộ được đầu tư, hiện đại hoá mạnh mẽ, đáp ứng nhu

156
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

cầu sản xuất tăng nhanh. Đường sắt khá phổ biến ở các quốc gia Đông
Nam Á lục địa. Giao thông đường biển đóng vai trò quan trọng. Giao
thông hàng không đang phát triển
Tài chính ngân - Đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới và dần trở
hàng thành động lực thúc đẩy kinh tế các nước trong khu vực.
- Những thuận lợi về nguồn lao động và thị trường quy mô lớn đang
thúc đẩy sự phát triển nhanh và đa dạng của ngành.
- Các trung tâm tài chính lớn trong khu vực là Xin-ga-po, Cu-a-la Lăm-
pơ, Băng Cốc, Thành phố Hồ Chí Minh,...
Du lịch - Du lịch có vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á.
- Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng.
- Các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh là Thái Lan, Việt Nam,
In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po,..

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á
là?
A. Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. Khai thác thế mạnh về đất đai.
C. Thay thế cây lương thực.

157
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

D. Xuất khẩu thu ngoại tệ.


Câu 2. Năm 2020, GDP của các nước Đông Nam Á chiếm bao nhiêu % GDP toàn
cầu?
A. 3,6%.
B, 5,4%.
C. 6,5%.
D. 7,1%.
Câu 3. Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng?
A. Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
B. Mở rộng dịch vụ.
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
Câu 4. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là?
A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
D. Lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía.
Câu 5. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á là.
A. Lào, In-đô-nê-xi-a.
B. Thái Lan, Việt Nam.
C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
D. Thái Lan, Ma-lai-xi-la.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

158
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV mời đại diện HS trả lời:


Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
D A C A B
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu:
Dựa vào bảng 12.2, hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cao su của khu vực Đông Nam
Á và thế giới trong giai đoạn 2000 – 2020. Nếu nhận xét.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ
THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2020
Nhận xét : Sản lượng cao su khu vực Đông Nam Á và thế giới ngày càng tăng (dẫn
chúng); Đông Nam Á chiếm tỉ trọng lớn về sản lượng cao su của thế giới (dẫn chứng).

159
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: Tìm hiếu thông tin về
một địa điểm du lịch nổi tiếng của khu vực Đông Nam Á.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 12 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

160
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

161
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN; cơ chế hoạt động, một số hợp
tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá; phân tích được các thành tựu và thách thức
của ASEAN.
- Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
- Khai thác, chọn lọc, hệ thống hoá được các tư liệu từ các nguồn khác về địa lí
khu vực ASEAN.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức khoa học Địa lí: Phân tích được các mục tiêu của ASEAN, cơ chế
hoạt động, hợp tác trong kinh tế, văn hoá; các thành tựu và thách thức của
ASEAN.
- Tìm hiểu địa lí: Khai thác internet phục vụ môn học.

162
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận
dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiến liên quan đến ASEAN.

3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, ủng hộ các hoạt động giao lưu
và hợp tác giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tranh ảnh/video về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu:
+ https://asean.org/
+ https://www.ase anstats.org/
+ https://wwwcusasean.org/

2. Đối với học sinh


- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS xác định được vấn đề đặt ra trong bài học và hứng thú tìm hiểu các
vấn đề của ASEAN
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

163
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết: Đây là biểu tượng của hiệp hội nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) được thành lập cách đây hơn nửa thế kỉ nhằm thúc đẩy hợp tác liên chính
phủ trong tất cả các lĩnh vực ASEAN có gì giống và khác biệt so với các tổ chức liên
kết khu vực khác trên thế giới. Những thành tựu và thách thức mà ASEAN đã đạt đượ
và đang đối mặt là gì?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay
– Bài 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

164
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
a. Mục tiêu:
- Xác định được mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN; so sánh được với EU về
mục tiêu;
- Trình bày được cơ chế hoạt động của ASEAN.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
c. Sản phẩm học tập: Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của

- GV yêu cầu HS đọc mục 1, kết hợp hiểu biết ASEAN


của bản thân, nêu các mục tiêu của ASEAN. * Mục tiêu:

- GV yêu cầu HS liên hệ bài EU và nội dung bài - Các mục tiêu chính của ASEAN được
học để tìm những điểm giống nhau và khác quy định trong Hiến chương bao gồm:
nhau trong mục tiêu của hai khối. + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 hội và phát triển văn hoá của các nước
để tìm hiểu Cơ chế hoạt động của ASEAN thể thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
hiện qua nguyên tắc và phương thức hoạt động + Thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu
cùng các cơ quan của khối. vực, duy trì một khu vực không có vũ khí
hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn
nhau giữa các nước thành viên về vấn đề
cùng quan tâm (kinh tế, văn hoá, xã hội,
giáo dục, khoa học, hành chính...).
+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa
ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế

165
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

khác.
- Cùng là tổ chức liên kết khu vực, EU và
ASEAN giống nhau về hoàn cảnh ra đời,
mục tiêu và vai trò. EU tiến tới nhất thể
hoá, ASEAN hướng tới thành một cộng
đồng vững mạnh. EU hợp tác toàn diện và
có tầm ảnh hưởng lớn hơn ASEAN.
- Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
động của ASEAN là không can thiệp vào
- HS đọc thông tin, lựa chọn thêm thông tin và
công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết
viết ra giấy các nội dung cần tìm hiểu
định bằng đồng thuận.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
thiết.
+ Cấp cao ASEAN: Cơ quan hoạch định
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
chính sách cao nhất của ASEAN: xem xét,
luận
đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo
định các vấn đề quan trọng liên quan đến
luận
việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN,
- Một vài HS đọc câu nhận xét của mình trước
đến lợi ích của các quốc gia thành viên.
lớp. Các HS khác bổ sung (nếu có).
Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức
- GV mở rộng kiến thức:
hai lần một năm do quốc gia thành viên
+ Mục tiêu của ASEAN thể hiện trong Tuyên
giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trị và có
bố Băng Cốc là phát triển kinh tế - văn hoá
thể được triệu tập khi cần thiết.
thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các
+ Hội đồng Điều phối ASEAN: Chuẩn bị
nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình
các cuộc họp Cấp cao ASEAN (các Bộ
và ổn định khu vực. Lá cờ ASEAN tượng trưng
trưởng ngoại giao ASEAN), điều phối việc
cho sự hoà bình, bền vững, đoàn kết và năng
thực hiện các thoả thuận và quyết định của
động của ASEAN. Bốn màu của lá cờ là: xanh,
Hội nghị Cấp cao ASEAN, xem xét và
đỏ, trắng và vàng. Màu xanh tượng trưng cho

166
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

hoà bình và sự định. Màu đồ thể hiện dũng khí theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của
và sự năng động. Màu trắng nói lên sự thuần ASEAN.
khiết. Màu vàng tượng trưng cho sự thịnh + Các Hội đồng ASEAN: Đảm bảo việc
vượng thực hiện các quyết định có liên quan của
Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm việc trong các lĩnh vực phụ trách.
vụ học tập + Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. trưởng: Thực hiện những thoả thuận và
- GV chuyển sang nội dung mới. quyết định của Cấp cao ASEAN trong
phạm vi phụ trách, tăng cường hợp tác
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức
trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng
đồng ASEAN.
Hoạt động 2: Một số hợp tác của ASEAN
a. Mục tiêu:
- Trình bày được các hợp tác về kinh tế và xã hội của ASEAN.
- Phân tích được số liệu, tư liệu về vị thế của ASEAN
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu hợp tác về kinh tế và xã hội của ASEAN
c. Sản phẩm học tập: Hợp tác về kinh tế và xã hội của ASEAN
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Một số hợp tác của ASEAN
- GV chia sẻ với HS hình ảnh, video về một số hợp Hợp tác về Hợp tác về xã hội
tác kinh tế, văn hoá, y tế tiêu biểu của ASEAN và kinh tế
nêu nhiệm vụ: Dựa vào video, hình ảnh và thông - Hợp tác kinh - Hợp tác về văn
tin mục III, hãy lấy ví dụ cụ thể về các hợp tác kinh tế nội khối: hoá: Xây dựng
tế, văn hoá, y tế của ASEAN. Hình thành các Cộng đồng Văn hoá

167
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Hợp tác về kinh tế Hợp tác về xã hội tổ chức như: – Xã hội ASEAN
AFTA, ATIGA, (ASCC), hợp tác
AEC; thành lập trong lĩnh vực nghệ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập các khu kinh tế thuật, văn học....
- HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu thông tin, trình đặc biệt (SEZ) - Hợp tác về giáo
bày sản phẩm và lựa chọn hình thức báo cáo trước - Hợp tác kinh dục: Hình thành tổ
lớp. tế giữa ASEAN chức mạng lưới các
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. và các quốc gia, trường Đại học
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận khu vực khác ASEAN (AUN), tổ
- GV tổ chức cho HS báo cáo, có thể dưới dạng trên thế giới: chức các Hội nghị
buổi triển lãm hoặc cuộc thi. GV chuẩn bị sản + Triển khai Bộ trưởng Giáo dục
phiếu đánh giá để các nhóm đánh giá lẫn nhau (về nhiều hình thức ASEAN
nội dung, hình thức, cách báo cáo và trả lời câu hỏi liên kết kinh tế, (SEAMEO)...
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. thương mại với - Hợp tác về y tế:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ nhiều đối tác Thành lập Kho dự
học tập lớn như Hoa phòng vật tư y tế
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết Kỳ, Trung khẩn cấp khu vực
luận. Quốc, Ấn Độ,... (RRMS), Quý
- GV chuyển sang Hoạt động mới. + Thành lập các ASEAN ứng phó
quỹ hợp tác khu COVID-19,...
vực và quốc tế - Hợp tác về thể
thao: SEAGames,
ASEAN
Paragames,...
Hoạt động 3: Thành tựu và thách thức của ASEAN
a. Mục tiêu:
- Phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN,

168
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các nguồn tin cậy để lấy ví dụ minh hoạ cho
bu thành tựu và thách thức của ASEAN.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu thành tựu và thách thức của ASEAN
c. Sản phẩm học tập: Thành tựu và thách thức của ASEAN
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Thành tựu và thách thức của
- GV đưa ra tình huống: Có ý kiến cho rằng “ Bối ASEAN
cảnh kinh tế toàn cầu thay đổi nhanh chóng đang
mang lại những cơ hội cũng như thách thức mới
cho ASEAN”. Em hãy nêu quan điểm của mình về
nhận định trên? Hãy lấy các ví dụ để làm rõ cho
cầu trả lời của mình.

Lĩnh Thành tựu Thách thức


vực

Kinh tế

Văn
hoá –
xã hội

An
ninh
chính
trị

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc cá nhân, kết hợp đọc thông tin mục

169
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

III để tim kiếm các dẫn chứng củng cố quan điểm


của mình
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để
trình bày kết quả làm việc
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

Lĩnh vực Thành tựu Thách thức

Kinh tế Trở thành một khu vực kinh tế năng động Trình độ phát triển còn
và có tốc độ phát triển cao trên thế giới. chênh lệch, liên kết kinh tế

- Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn chưa cao.
cầu

- Thông qua nhiều thoả thuận và Hiệp định


quan trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác
Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

Văn hoá – xã hội Đời sống nhân dân được cải thiện. Vẫn còn tình trạng đói

- Chất lượng, thể lực lao động ngày càng nghèo. Các vấn đề tôn
tăng. giáo, dân tộc, ô nhiễm môi
truong,...
- Phát triển cơ sở hạ tầng và những phong
cách sống tích cực.

170
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Chỉ số phát triển con người được cải


thiện.

An ninh chính trị - Tạo dựng được một môi trường hoà d Các diễn biến phức tạp trên
bình, ổn định trong khu vực. Biển Đông.

- Hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp


tác an ninh biển được đảm bảo

Hoạt động 4: Sự hợp tác và vai trò của Việt Nam trong ASEAN
a. Mục tiêu:
- Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
- Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các nguồn tin cậy để làm rõ các biểu hiện của
sự hợp tác và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong
ASEAN
c. Sản phẩm học tập: Sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập IV. Sự hợp tác và vai trò của Việt
- GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp hiểu biết của Nam trong ASEAN
bản thân, nếu khái quát các biểu hiện về sự hợp tác - Sự hợp tác của Việt nam trong
đa dạng của Việt Nam trong ASEAN. ASEAN:
- GV đưa ra các hình ảnh hoặc thông tin, câu + Các hội nghị
chuyện về vai trò của Việt Nam trong ASEAN, + Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố
yêu cầu HS quan sát và chứng minh được vai trò + Các diễn đàn
tích cực của Việt Nam trong tổ chúc. + Các dự án, chương trình phát triển
Lưu ý: GV khuyến khích HS tìm hiểu và cập nhật + Các hạot động văn hoá, thể thao

171
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

những thông tin mới nhất nhằm chứng minh được - Vai trò của Việt Nam:
hoạt động hợp tác và vai trò của Việt Nam trong + Vai trò trong việc kết nạp các thành
ASEAN là rất tích cực và sôi nổi viên mới, xây dựng triển khai các thoả
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập thuận hợp tác kinh tế nội khối
- HS làm việc cá nhân, tự viết ra các câu khái quát + Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế
về các hợp tác trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam + Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai
trong ASEAN. nhiều hội nghị tiêu biểu
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để
trình bày kết quả làm việc
- GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội
dung này; HS đưa ra thông tin, các HS khác trong
lớp xác định thông tin đó thể hiện mục tiêu nào.
- Một vài HS đọc câu nhận xét của mình trước lớp.
GV nhận xét và đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
172
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. ASEAN (Association of South East Asian Nations) là tên viết tắt tiếng Anh
của tổ chức?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Thị trường chung Nam Mĩ.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm?
A. 1967.
B. 1977.
C. 1995.
D. 1997.
Câu 3. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
A. 1967.
B. 1984.
C. 1995.
D. 1997.
Câu 4. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phât triển.
B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
nhất thế giới.
D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa
ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

173
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

B. Thông qua kí kết các hiệp ước.


C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
C A C A D
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Vì sao nói Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất
trong ASEAN?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp: Việt Nam có nhiều đóng góp cho hoạt động
của ASEAN, có vai trò trong khu vực; có nhiều sáng kiến thúc đẩy hoạt động của hiệp
hội là chủ nhà của nhiều sự kiện liên quan.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

174
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để
hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để
trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: Tìm hiểu về Hiến
chương của ASEAN.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 13 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 14: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối
ngoại khu vực Đông Nam Á.

175
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHU
VỰC ĐÔNG NAM Á

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- HS biết khai thác, chọn lọc thông tin từ internet và các nguồn thông tin khác
liên quan đến du lịch khu vực Đông Nam Á.
- Vẽ được biểu đồ theo yêu cầu.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Sử dụng các công cụ Địa lí học: Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các
nguồn tin cậy từ internet liên quan đến du lịch khu vực Đông Nam Á.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ.

3. Phẩm chất
- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng
vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

176
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

1. Đối với giáo viên


- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tranh ảnh/video về du lịch khu vực Đông Nam Á
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết về kinh tế đối ngoại, từ đó GV có thể kết nối
những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết về hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước
trong khu vực Đông Nam Á?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Để hiểu hơn về hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước trong khu vực Đông Nam Á
, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Thực
hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại khu vực Đông Nam Á.
177
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động du lịch
a. Mục tiêu: HS biết khai thác, chọn lọc thông tin từ internet và các nguồn thông tin
khác liên quan đến du lịch khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu du lịch khu vực Đông Nam Á.
c. Sản phẩm học tập: Du lịch khu vực Đông Nam Á.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu hoạt động du lịch

- GV chia lớp thành các nhóm và viết báo cáo ngắn Hoạt động du lịch:
gọn về du lịch khu vực Đông Nam Á. - Tiềm năng:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Tình hình phát triển

- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu + Số lượt khách
hỏi. + Doanh thu

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


- GV gợi ý các nội dung cần tìm hiểu để viết báo
cáo: + Tiềm năng phát triển du lịch: tài nguyên du
lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, nhu cầu du lịch,
mức sống dân cư
+ Tình hình phát triển: Dựa vào kiến thức đã học và
bảng 14 để rút ra các nhận xét về sự phát triển du
lịch của khu vực như: Số khách du lịch đến, doanh
thu du lịch, bình quân chỉ tiêu của khách du lịch; các
trung tâm, điểm du lịch nổi tiếng; tác động của du
lịch đến khu vực...

178
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận


- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Hoạt động xuất, nhập khẩu


a. Mục tiêu:
- Vẽ được biểu đồ theo yêu cầu
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các vẽ biểu đồ
c. Sản phẩm học tập: Biểu đồ
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Hoạt động xuất, nhập khẩu
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng 12.3, vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ:
thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá v Biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập
dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2010 khẩu hàng hoá v dịch vụ của khu vực
– 2020. Nêu nhận xét và giải thích. Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2020

179
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV gợi ý để hs nhận biết dạng biểu đồ, hướng


dẫn HS vẽ biểu đồ.
(Về biểu đồ cột ghép với hai trục tung, một trục
thể hiện số lượt khách (đơn vị: triệu lượt người),
- Nhận xét:
một trục thể hiện doanh thu (đơn vị: tỉ USD))
+ Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tăng qua các
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
năm.
- HS đọc thông tin SGK, lắng nghe và vẽ biểu đồ
+ Đông Nam Á là khu vực xuất siêu
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV gọi đại diện một số HS lên bảng vẽ biểu đồ.
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết
luận.
- GV chuyển sang Hoạt động mới.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 14 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã
hội khu vực Tây Nam Á.

180
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

181
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
KHU VỰC TÂY NAM Á
BÀI 15: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU
VỰC TÂY NAM Á

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, của một số đặc điểm nổi bật về tự
nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.
- Phân tích được ảnh hưởng của một số đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội đến
phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nam Á.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu
- Khai thác, chọn lọc, thu thập được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí
khu vực Tây Nam Á.

2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức khoa học Địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
(phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội; xác định

182
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

và lí giải được sự phân bố của các đối tượng địa lí); giải thích các hiện tượng và
quá trình địa lí (giải thích các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư của khu
vực,...).
- Tìm hiểu địa lí sử dụng các công cụ Địa lí học (tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ....),
khai thác internet phục vụ môn học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm
kiếm thông tin từ các nguồn để cập nhật kiến thức về khu vực Tây Nam Á)

3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, thái độ tôn trọng những giá trị
văn hoá khác nhau của khu vực Tây Nam Á.
- Hình thành thái độ đúng dần trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á.
- Bản đồ phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á.
- Video, tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Tây Nam Á.
- Bảng tổng hợp kiến thức.
- Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu:
+ https://www.adb.org/where-we-work/main
+ https://www.oecd.org/mena/
+ https://www.gso.gov.vn/
+ http://cacnuoc.vn...

183
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

2. Đối với học sinh


- SGK, SBT Địa lí 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS vé khu vực Tây Nam Á
ở cấp học dưới với bài học.
Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về khu vực Tây Nam Á.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý HS liệt kê một số quốc gia nổi bật (I-xra-en, Ca-ta,...), các sự kiện liên
quan đến khu vực Tây Nam Á (World Cup 2022), các điểm du lịch nổi tiếng (thánh
địa Giê-ru-sa-lem,...), các lễ hội Hồi giáo (tháng ăn chay Ra ma dan), các thành phố
quan trọng (Đu-bai, Tê-hê-ran, Đô-ha,..).
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Khu vực Tây Nam Á nằm ở ngã ba
của ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi. Khu vực Tây Nam Á có các hoang
mạc rộng lớn, sở hữu trữ lượng dầu mỏ phong phú bậc nhất thế giới nhưng còn tồn
tại những vấn đề chính trị, xung đột tôn giáo và sắc tộc mang tính lịch sử. Các đặc
184
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

điểm tự nhiên và dân cư, xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã
hội của khu vực?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay –
Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vị trí địa lí
a. Mục tiêu:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây
Nam Á.
- Xác định được vị trí của khu vực và kể tên các quốc gia trong khu vực Tây Nam Á.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế -
xã hội khu vực Tây Nam Á
c. Sản phẩm học tập: Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu
vực Tây Nam Á
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Vị trí địa lí

- GV giao nhiệm vụ Đọc thông tin mục I và hình - Tây Nam Á gồm 20 quốc gia có diện
15.1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy: tích khoảng 7 triệu km2.

+ Trình bày và xác định vị trí khu vực Tây Nam Á. - Vị trí địa lí:

+ Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát + Nằm ở phía tây nam của châu Á,
triển kinh tế – xã hội khu vực. phần đất nằm trong khoảng vĩ độ từ
12°B đến 42°B và trong khoảng kinh
độ từ 27° Đ đến 73°Đ, vị trí được ví
như cầu nối giữa ba châu lục: châu Á,
châu Âu và châu Phi, ở vị trí tiếp xúc
của các mảng kiến tạo lớn, trên vành
đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

185
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

+ Tiếp giáp với nhiều biển và vịnh


biển (Biển Đỏ, A-ráp, vịnh Péc-xích,
Địa Trung Hải, Biển Đen), thông ra
Đại Tây Dương ở phía bắc và Ấn Độ
Dương ở phía nam.
+ Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải
với Ấn Độ Dương có ý nghĩa quan
trọng đối với hàng hải quốc tế, giúp
rút ngắn quãng đường di chuyển từ
các khu vực ven Đại Tây Dương sang
các khu vực ven Ấn Độ Dương.
- Ảnh hưởng:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Vị trí địa lí đã tạo nên một khu vực
- HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp để hoàn thành Tây Nam Á có khí hậu chủ yếu là khô
nhiệm vụ nóng nhưng có tài nguyên khoáng sản
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. phong phú.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Tây Nam Á có vị trí địa chính trị
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. quan trọng do nằm giữa ba châu lục;
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. án ngữ các tuyến đường giao thông
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ quan trọng bậc nhất thế giới, có tuyến
học tập đường biển huyết mạch dẫn đến các
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. mỏ dầu khí trữ lượng lớn của các quốc
- GV chuyển sang nội dung mới. gia vùng vịnh Péc-xích.

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên


a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.

186
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Phân tích được ảnh hưởng của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên đến phát triển
kinh tế – xã hội khu vực.
- Đọc được bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á và rút ra nhận xét về điều kiện tự
nhiên của khu vực Tây Nam Á.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam
Á và ảnh hưởng của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên đến phát triển kinh tế – xã
hội khu vực
c. Sản phẩm học tập: Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và ảnh
hưởng của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
- GV cho HS làm việc nhóm (4hs/nhóm) thảo thiên nhiên
luận theo kĩ thuật khăn trải bàn. (bảng bên dưới)
- GV yêu cầu HS sử dụng bản đồ tự nhiên khu
vực Tây Nam Á
- GV giao nhiệm vụ: Dựa vào thông tin mục II và
hình 15.1, hãy:
+ Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á.
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển
kinh tế – xã hội của khu vực.
Yếu tố Đặc điểm Ảnh hưởng
Địa hình và
đất
Khí hậu

187
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Sông, hồ
Khoáng sản
Sinh vật
Biển

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc nhóm, sử dụng bản đồ tự nhiên khu
vực Tây Nam Á để hoàn thành nhiệm vụ trong
thời gian 5 phút
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- GV mở rộng kiến thức, ví dụ: Khí hậu hoang
mạc khó gây ra những vấn đề nghiêm trọng về
nguồn nước. Nước cho sinh hoạt của khu vực lấy
từ ba nguồn chính: một phần từ hai sông Ti-grơ
và Ơ-phát, một phần từ nước ngầm và một phần
từ lọc nước biển. Hầu hết các quốc gia đều khai
thác nước từ các tầng nước ngầm nhưng nguồn

188
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

cung này đang bị suy giảm nhanh chóng. Các


quốc gia trong khu vực nỗ lực để tìm ra những
nguồn cung nước và các giải pháp để sử dụng tốt
nhất nguồn tài nguyên nước quý giá
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết
luận.
- GV chuyển sang Hoạt động mới.

Yếu tố Đặc điểm Ảnh hưởng


Địa hình và - Có nhiều dạng địa hình: - Địa hình chia cắt, hiểm trở gây
đất + Địa hình núi, sơn nguyên bao gồm: khó khăn cho giao thông, trồng
dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên trọt và cư trú nhưng có thể phát
I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên triển chăn nuôi gia súc.
A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung
lũng. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá - Thuận lợi phát triển nông
cứng. nghiệp và cư trú
+ Địa hình đồng bằng bao gồm: đồng
bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-
phrát bồi đắp và các đồng bằng nhỏ ở
ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,... Đất - Không thuận lợi cho canh tác
phù sa màu mỡ. nhưng nhiều nơi có dầu mỏ và
+ Nhiều hoang mạc lớn như Xi-ri, Nê- khí tự nhiên phong phú
phút, Rúp-en Kha-li. Đất chủ yếu là đất
xám hoang mạc và bán hoang mạc
Khí hậu - Nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới - Nhìn chung, khí hậu Tây Nam

189
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

khí hậu nhiệt đới, với kiểu khí hậu lục Á ít thuận lợi cho cư trú và
địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, trồng trọt.
khô lạnh vào mùa đông. - Vùng ven biển khí hậu thuận
- Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc lợi hơn cho hoạt động trồng trọt
nam. Vùng phía bắc có khí hậu cận và cư trú.
nhiệt, vùng phía nam có khí hậu nhiệt
đới. Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên
khí hậu phân hoá theo độ cao.
Sông, hồ - Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phần - Sông Ti-grơ và Ơ-phrát hình
lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên thành nên đồng bằng màu mỡ
ở phía bắc. thuận lợi cho canh tác nông
- Hai con sông lớn nhất là Tigrơ (dài nghiệp, đây cũng là nơi phát
1900 km) và Ơ-phrát (dài 2800 km). triển nền văn minh Lưỡng Hà cổ
- Các con sông khác ít nước, thường chỉ đại.
có 4 nước vào mùa mưa. - Tuy nhiên, các con sông ít
- Có một số hồ nước ngọt và nước mặn nước gây nên tình trạng thiếu
lớn. nước cho sản xuất và sinh hoạt
Khoáng sản Sở hữu trên 50% trữ lượng dầu mỏ và - Dầu khí là động lực phát triển
khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của kinh tế của nhiều quốc gia trong
thế giới (năm 2020), tập trung ở các khu vực;
quốc gia ven vịnh Péc-xích; ngoài ra còn - Tuy nhiên, đây là một trong
có những tài nguyên khoáng sản khác những nguyên nhân chính dẫn
như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo
phát,... dài.
Sinh vật - Sinh vật nghèo nàn; thực vật chủ yếu là - Khó khăn cho việc phát triển
cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài kinh tế.
bò sát và gặm nhấm nhỏ; khu vực ven

190
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Địa Trung Hải có rừng lá cứng.


- Có một số khu bảo tồn vườn quốc gia - Có giá trị phát triển du lịch
Biển - Vùng biển ở Tây Nam Á thuộc các - Là điều kiện thuận lợi để phát
biển: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, triển các ngành kinh tế biển
A-ráp,...
- Thông qua Biển Đen và biển Ca-xpi, - Tuyến đường biển từ Địa
khu vực Tây Nam Á dễ dàng kết nối các Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn
khu vực khác của châu Á và các nước Độ Dương là tuyến đường
châu Âu. thương mại trên biển quan trọng

Hoạt động 3: Dân cư


a. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của dân cư khu vực Tây Nam Á.
- Phân tích được ảnh hưởng của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm nổi bật của dân cư khu vực Tây Nam Á
c. Sản phẩm học tập: Dân cư khu vực Tây Nam Á
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Dân cư và xã hội


- GV cho HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ: 1. Dân cư
Đọc thông tin mục 1 và hình 15.4, hãy: (bảng bên dưới)
+ Nêu đặc điểm dân cư khu vực Tây Nam Á (quy
mô và gia tăng, dân tộc, cơ cấu dân số, phân bố
dân cư, đô thị hoá).
+ Phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm dân cư tới
phát triển kinh tế – xã hội khu vực.
+ Xác định một số đô thị (từ 5 triệu đến dưới 10

191
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

triệu người) và một số siêu đô thị (từ 10 triệu


người trở lên) của khu vực Tây Nam Á.

Đặc điểm Ảnh hưởng


Quy mô và
gia tăng
Dân tộc
Cơ cấu
dân số
Phân bố
dân cư
Đô thị hoá

192
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn để hoàn
thành nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một số HS để phát biểu ý kiến. HS sử
dụng bản đồ phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á
năm 2020 để xác định mật độ dân số theo quốc gia
và một số đô thị lớn của khu vực
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mở rộng kiến thức, ví dụ: Tây Nam Á là khu
vực ít dân, có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia
đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng, tuy
nhiên khu vực vẫn thu hút một lượng lớn lao động
phổ thông từ các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á.
Điều này dẫn đến nhiều vấn đề đối với lao động
nhập cư, ví dụ những khác biệt về tôn giáo, văn
hoá, thu nhập, phân biệt đối xử.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang Hoạt động 4

Đặc điểm Ảnh hưởng


Quy mô và - Ít dân (chiếm 5,2% số dân toàn thế giới Thị trường tiêu thụ nhỏ, một
gia tăng năm 2020) số nước có tình trạng thiếu lao
- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số trong động.

193
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

khu vực còn khá cao (1,6% năm 2020)


Dân tộc Phần lớn dân cư khu vực là người Ả-rập Có nền văn hoá Ả-rập đặc sắc,
(hơn 4 50% số dân), ngoài ra còn có các thuận lợi cho phát triển du lịch
dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, tuy nhiên xảy ra tình trạng
Do Thái, Cuốc,... mâu thuẫn sắc tộc
Cơ cấu dân - Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ và có xu hướng - Ảnh hưởng đến nhiều vấn đề
số tăng. Năm 2020, tỉ lệ nam chiếm 52%, tỉ xã hội, bất bình đẳng…
lệ nữ chiếm 48% tổng số dân. Khu vực
này có nhiều quốc gia đứng đầu thế giới
về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Ca-ta,
Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất,
Ô-man, Ba-ranh, A-rập Xê-út.
- Cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong - Nguồn lao động trẻ,...
khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu
dân số vàng.
Phân bố dân - Mật độ dân số khá thấp (khoảng 58 Nơi tập trung đông dân có
cư người/km2, năm 2020). kinh tế phát triển, nhiều vùng
- Dân cư phân bố chênh lệch giữa các hoang mạc rộng lớn không có
vùng, các quốc gia. Vùng phía bắc, đồng dân cư sinh sống.
bằng, ven biển hoa và những vùng khai
thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập
trung đông dân nhất
Đô thị hoá - Tỉ lệ dân thành thị của khu vực cao, Có nhiều đô thị, các đô thị là
năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là những trung tâm kinh tế phát
56,2%) nhưng có sự phân hoá: Cô-oét có triển, thu hút dân cư và lao
tỉ lệ dân thành thị cao nhất (100%), thấp động.
nhất là Y-ê-men (37,9%).

194
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- Các thành phố lớn nhất của khu vực là


I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bát-đa (I-rắc),
Tê-hê-ran (I-ran), Ri-át (A-rập Xê-út).

Hoạt động 4. Xã hội


a. Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Tây Nam Á.
- Phân tích được ảnh hưởng của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội khu
vực
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu xã hội của khu vực Tây Nam Á
c. Sản phẩm học tập: Xã hội của khu vực Tây Nam Á
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Xã hội


- GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 2, hãy - Nơi khởi nguồn của ba tôn giáo chính
phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm xã hội tới là Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo
phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nam Á. → có nguy cơ bất ổn xã hội do xung đột
giữa các tôn giáo.
- Nơi xuất hiện của một trong những
nền văn minh cổ đại, nhiều lễ hội,
phong tục đặc sắc → là nền tảng cho sự
phát triển hiện tại, tạo thuận lợi phát
triển du lịch. - Chất lượng cuộc sống
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập dân cư trong khu vực ngày càng nâng
- HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi theo cặp. cao nhưng có sự phân hoá giữa các
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. nước và các nhóm dân cư trong một
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận nước.

195
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC.

- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để - Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc,
trình bày kết quả làm việc tôn giáo.... chịu sự can thiệp của bên
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. ngoài → ảnh hưởng tiêu cực tới phát
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ triển kinh tế - xã hội của khu vực.
học tập
- GV nhận xét và đưa ra các đặc điểm xã hội và
phân tích tác động của xã hội đối với phát triển
kinh tế – xã hội khu vực Tây Nam Á
- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 15 trong Sách bài tập Địa lí 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

196

You might also like