TĂNG TỐC 9 - file đề

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

KHÓA TỔNG ÔN LUYỆN ĐỀ | TYHH

TĂNG TỐC 8+ |NGÀY 9


(Quét hết 32 - 35 câu lý thuyết + bài tập hay gặp trong đề thi)

Câu 1: Chất nào dưới đây không tác dụng với dung dịch AgNO3?
A. NaI. B. NaBr. C. NaCl. D. NaF.

Câu 2: Chất vừa làm dung dịch quỳ tím hóa đỏ vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. CH3CHO.

Câu 3: Chất nào sau đây nhiệt phân thu được oxit bazơ?
A. CaCl2. B. MgCO3. C. KHCO3. D. Na2CO3.

Câu 4: Thủy phân C2H5COOC2H3 trong môi trường kiềm có thể thu được sản phẩm nào sau đây:
A. Ancol etylic. B. Axit propionic. C. Axetal dehit. D. Natri axetat.

Câu 5: Trieste của glixerol với axit béo có công thức C17H35COOH có phân tử khối là
A. 806. B. 808. C. 886. D. 890.

Câu 6: Chất X có công thức H2N-CH(CH3)-COOH. Tên gọi của X là


A. alanin. B. glyxin. C. valin. D. lysin.

Câu 7: Polime nào sau đây chứa nguyên tố nitơ?


A. Poli(vinyl clorua). B. Polietilen. C. Nilon-6,6. D. Poli (vinyl axetat).

Câu 8: Chất nào sau đây thuộc amin khí bậc 3?


A. CH3NH2. B. (CH3)3N. C. C2H5NH2. D. (C2H5)3N.

Câu 9: Chất NH2-CH2-COOH có tên thường là


A. axit 2-amino etanoic. B. axit amino axetic.
C. glyxin. D. alanin.

Câu 10: Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Mg, O2. B. Ca, O2. C. H2, O2. D. Mg, H2.

Câu 11: Polime nào sau đây có tính đàn hồi?


A. Polibuta-1,3-đien. B. Polietilen. C. Poli(vinyl clorua). D. Poliacrilonitrin.

Câu 12: Để rửa tay do dầu luyn khi sửa chữa xe đạp, xe máy, ta dùng chất nào sau đây là hiệu quả nhất?
A. nước. B. dầu ăn. C. giấm. D. rượu.

Câu 13: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo không no?
A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (CH3COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 14: Để giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các loại cây rau (rau cải, rau muống, xà lách.), người
nông dân thường sử dụng loại phân nào sau đây để bón cho cây?
A. đạm urê. B. phân kali. C. NPK. D. supe lân.

1|TYHH
Câu 15: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất trong số Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+?
A. Fe3+. B. Ag+. C. Al3+. D. Fe2+.

Câu 16: Trong bảng tuần hoàn, nhóm nguyên tố nào chỉ gồm kim loại?
A. nhóm VIA. B. nhóm VA. C. nhóm VIIA. D. tất cả nhóm B.

Câu 17: Chất X có công thức C3H7NO2, biết X tác dụng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH và làm mất
màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường. Chất X có thể là chất nào sau đây?
A. amoni acrylat. B. axit β-amino propionic.
C. metyl amino axetic. D. alanin.

Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây chắc chắn có bọt khí thoát ra:
A. Cho mẩu Mg vào dung dịch HNO3 loãng.
B. Cho mẩu Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Cho mẩu Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
D. Cho mẩu Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Câu 19: Phản ứng xảy ra trong dung dịch có phương trình ion rút gọn Ba 2+ + SO42- → BaSO4 là
A. Ba(OH)2 + MgSO4 → Mg(OH)2 + BaSO4.
B. Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CO2 + 2H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
D. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.

Câu 20: Este X có công thức cấu tạo là CH3-COO-CH2-CH2-OOC-CH=CH2. Thủy phân hoàn toàn X trong dung
dịch NaOH đun nóng, sản phẩm thu được gồm
A. 1 muối và 2 ancol. B. 2 muối và 1 ancol.
C. 2 muối và 1 anđehit. D. 1 muối, 1 ancol và 1 anđehit.

Câu 21: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2,
NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 22: Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng?
A. NaOH. B. Cu(OH)2. C. AgNO3/NH3. D. HNO3.

Câu 23: Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 2,24 kít khí H2. Giá trị của m là
A. 2,80. B. 1,12. C. 5,60. D. 2,24.

Câu 24: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 6,69 gam muối. Giá
trị của m là
A. 2,25. B. 3,00. C. 4,50. D. 5,25.

Câu 25: Cho 7,8 gam K vào 192,4 gam nước, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam dung dịch. Giá trị
của m là
A. 203,6. B. 200. C. 200,2. D. 198.

2|TYHH
Câu 26: Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) 5 lít dung dịch NaCl 2M. Sau khi ở anốt (+) thoát
ra 89.6 lít Cl2 (đktc) thì ngừng điện phân. Phần trăm số mol NaCl không bị điện phân là:
A. 66.7%. B. 20%. C. 80%. D. 82.5%.

Câu 27: Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó cũng là chất gây nghiện nhưng nhẹ hơn
ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong methadone như
sau: %C = 81,553%; %H = 8,378%; %N = 4,531%, còn lại là oxi. Biết trong phân tử methadone có 1
nguyên tử N. Tổng số nguyên tử C và O trong phân tử methadone là
A. 22. B. 29. C. 20. D. 21.

Câu 28: Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat
và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là 3. B. 1 mol X phản ứng được với tối đa 1 mol Br2.
C. Phân tử X có 6 liên kết π. D. Công thức phân tử của X là C55H102O6.

Câu 29: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z ở dạng dung dịch:
Chất X Y Z
Dung dịch AgNO3/NH3, t° Kết tủa bạc Không hiện tượng Kết tủa bạc
Dung dịch nước Brom Mất màu Không hiện tượng Không hiện tượng
Thủy phân Không bị thủy phân Bị thủy phân Không bị thủy phân

Các chất X, Y, Z lần lượt là


A. Saccarozơ, glucozơ, fructozơ. B. Glucozơ, saccarozơ, fructozơ.
C. Fructozơ, glucozơ, saccarozơ. D. Saccarozơ, fructozơ, glucozơ.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:


(1) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(2) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(3) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(4) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(5) Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
(6) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-aminoaxit.
(7) Các dung dịch glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

3|TYHH
Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng.
(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.
(d) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm không sinh ra chất khí là
A. 5. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 32: Sản xuất phân supephotphat kép thường sử dụng quặng photphorit (có thành phần chính là Ca 3(PO4)2)
và dung dịch H2SO4 70% theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4.
- Giai đoạn 2: Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2.
Phân lân thu được có độ dinh dưỡng 56,8%, thành phần gồm Ca(H 2PO4)2 và các chất khác không chứa
photpho. Để sản xuất được một tấn phân lân theo hai giai đoạn trên cần dùng tối thiểu m tấn dung dịch
H2SO4 70%. Biết hiệu suất phản ứng của giai đoạn 1 là 80%, giai đoạn 2 là 80%. Giá trị của m là
A. 2,00. B. 1,36. C. 1,75. D. 1,12.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

4|TYHH

You might also like