Đề Ôn Tập Cuối Học Kì 2 - Vật Lí 10 - Năm Học 2021 - 2022 - Tùng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2


MÔN : VẬT LÝ
THỜI GIAN:45 PH
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đơn vị của động lượng là:
A. N.s B. N.m C. N.m/s D.
N/s
Câu 2: Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời
gian là đồ thị nào sau đây?

A. B. C. D.

Câu 3: Khi khối lượng giảm đi bốn lần nhung vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động
năng của vật sẽ.
A. Không đổi B. Tăng gấp 2 C. Tăng gấp 4 D. Tăng gấp 8
Câu 4: Một ô tô khối lượng 1200kg chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng
của ô tô bằng:
A. 1,2.105J B. 2,4.105 J C. 3,6.105 J D. 2,4.104J
Câu 5: Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận
tốc không đổi v.Công đã thực hiện bởi trọng lực là:
A. Dương B. Âm
C. BằngO D. Không xác định được
Câu 6: Khí trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt, thể tích ban đầu 2dmì, áp suất biến
đổi từ l,5atm đến 0,75atm. Thì độ biến thiên thể tích của chất khí.
A. Tăng 2 dm3 B. Tăng 4 dm3
C. Giảm 2 dm3 D. Giảm 4 dm3
Câu 7: Trường hợp 3 thông số nào sau đây xác định trạng thái của 1 lượng khí xác
định?
A. Áp suất, thế tích, khối lượng B. áp suất, nhiệt độ, khối lượng
C. Thể tích, khối lượng, nhiệt độ D. Áp suất, nhiệt độ, thể tích
Câu 8: Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích:
A. ΔU = Q với Q < 0 B. ΔU = Q với Q > 0
C. ΔU = A với A < 0 D. ΔU = A với A > 0
Câu 9: Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong bình kín?
A. ΔU = Q B. ΔU = A
C. ΔU = A + Q D. ΔU = 0
Câu 10: Đặc tính nào là của chất đa tinh thể?
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 11: Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên.
Khi bị nung nóng thì
A. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài lớn hơn thép.
B. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài lớn hơn đồng.
C. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài nhỏ hơn thép.
D. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.
Câu 12:  Với quy ước dấu là khi hệ nhận nhiệt lượng Q > 0 và khi hệ truyền nhiệt
lượng thì Q < 0 thì công thức nào sau đây mô tả không đúng quá trình truyền nhiệt
giữa các vật trong hệ cô lập ?
A. Qthu = Qtoả . B. Qthu + Qtoả = 0.
C. Qthu = - Qtoả . D. |Qthu | = |Qtoả|

II. Phần tự luận


Câu 13: Nêu khái niệm động lượng. Viết công thức động lượng và giải thích đơn
vị.
Câu 14: Một khẩu súng có khối lượng 4kg (không kể khối lượng viên đạn) bắn ra
viên đạn có khối lượng 50g theo phương ngang. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có
vận tốc 800m/s. Tính vận tốc giật lùi của súng (theo phương ngang) ?
Câu 15: Một vật có khối lượng 500g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng
nghiêng xuống mặt phẳng nằm ngang. Vật chuyển động trên mặt phẳng ngang 8m
thì dừng lại, ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể, ma sát trên mặt phẳng
ngang là 0,1. Lấy g = 10 m/ . Tính độ cao h?
Hướng dẫn
Câu Câu2 Câu Câu4 Câu5 Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu
1 3 6 7 8 9 10 11 12
A D A B A A D A A B D A

Câu 14:
Xét trong quá trình bắn hệ súng + đạn là hệ kín
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đạn.
Động lượng ban đầu của hệ p = 0
Động lượng lúc sau của hệ súng + đạn là:
p’ = 0,05.800 – 4.v
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: p = p’ => v = 10m/s
Câu 15:
Chọn mốc thế năng ở chân mặt phẳng nghiêng.
Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng:

mgh = 0,5mv2 =>


Vật trượt trên mặt ngang 8m thì dừng lại. Độ biến thiên cơ năng = Công của lực
ma sát:
0 – 0,5mv2 = - µmgs = - mgh => h = µs = 0,1.8 = 0,8m

You might also like