Tử Vi Lý Số - Hoàng Tuyền

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

In trang | Đóng cửa sổ

Hoàng Tuyền
Đã in từ: Tử Vi Lý Số
Tên diễn đàn: Địa Lý Phong Thủy
Mô tả diễn đàn: Nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề liên quan đến địa lý phong thủy, hướng nhà
cửa, cơ sở...
URL: http://www.tuvilyso.net/forum//forum_posts.asp?TID=5349
Ngày in: 07 August 2023 lúc 3:11pm
Software Version: Web Wiz Forums 7.7a - http://www.webwizforums.com

Chủ đề: Hoàng Tuyền

Đã gửi bởi: minhthong09


Tựa đề: Hoàng Tuyền
Ngày gửi: 05 March 2005 lúc 8:17pm

Xin chào Các Bạn


    Tôi có một đoạn tài liệu chữ Hán Nho nói về Đề Tài Bát Sát Hoàng Tuyền do Cụ Tả Ao truyền lại.
Nếu có sự hưởng ứng thì tôi sẽ trình làng và nhờ các Bác uyên thâm Hán Học giúp cho.

-------------
minhthong09

Trả lời:

Đã gửi bởi: longly


Ngày gửi: 05 March 2005 lúc 10:45pm

Chào bạn Minh Thong,

Theo như tôi biết Bát Sát Hoàng Tuyền là một trong những dị biệt giữa hai phái Huyền Không và Tam
Hợp. Nếu được bạn trình làng đề tài này và được các cao thủ tranh luận thì thật lý thú.

LongLy

-------------
Nhất thân nhất kiếm tầm long mạch
Bách sơn bách hướng ngoái cổ tìm

Đã gửi bởi: ASVN


Ngày gửi: 06 March 2005 lúc 11:24pm

Chào Minhthong

Dạo này vẫn khoẻ chứ? công trình tìm đất tới đâu rồi? Mong bạn thành công !

Cái chủ đề Hoàng Tuyền là phức tạp lắm đó, Bạn hãy đưa ra đây cùng nhau bàn luận cho vui. Cái này
không thông Loan Đầu, Tam Hợp, Huyền Không, Bát trạch , Kỳ Môn và Bốc Phệ thì chẳng biết đúng
sai hư thực ra sao cả, không khéo học mấy ông thày nước ngoài chưa hết đã cho là giỏi thì lại ôm hận
cả đời đó Hi Hi... ( ấy không nhằm vào ai đâu nhé chớ có hiểu lầm )

ASVN

.....

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 1/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Riệu đến gốc cây ta sẽ nhắm

Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

Bạch Vân Cư Sĩ

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 07 March 2005 lúc 4:12am

Chào Các Bạn


   Sau đây là cách tôi sẽ đưa lên diễn đàn TVLS:
1)Tài liệu này là gia bảo của họ Lê ở Thanh Oai Bối Khê
2)Tôi không tán đồng Đúng hay chê trách Sai về phần cách áp dụng của Tài liệu này.
3)Tôi sẽ dịch ra và nếu có gì thắc mắc thì sẽ tìm cách đưa phần chữ Nho lên diễn đàn.
4)Tài liệu sẽ đưa lên từ từ từng đoạn một.

-------------
minhthong09

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 07 March 2005 lúc 4:33am

Giải thích cách dùng La kinh cho Hoàng Tuyền.


1)Nếu như Long từ tay phải nhập thủ mà Ta lập Canh hướng mà lại có Khôn thuỷ lai tiêu xuất ở
phương Quý Sửu như thế là Quan lộc đáo Đường. Sách có nói rằng: Canh hướng thuỷ triều lưu nhập
Khôn. Quản giáo thử địa xuất Anh Hiền. Nhưng nếu Khôn thượng tiêu khứ mà ngộ(lầm) Canh hướng
như thế là lưu phá Quan Lộc gây nên chết non bại tuyệt và đó là Sát nhân Hoàng Tuyền.

-------------
minhthong09

Đã gửi bởi: Kep Nhut


Ngày gửi: 07 March 2005 lúc 7:09am

Bác Minhthông09,

Nếu bác có thể giảng giải lại dùm cho rỏ hơn bằng tiếng Việt thì mấy đứa cháu này mới hy vọng học
được chút ít. Chử Hán nhiều quá nên khó hiểu quá bác ơi. Nào là nhập thủ, tiêu xuất, quan lộc đáo
đường (đường ở đây là gì vậy?), triều lưu, quản giáo thử địa xuất...

Xin cám ơn bác trước.

-------------
Kép Nhựt.

Thiên đàng và địa ngục ở cùng một nơi.

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 2/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 07 March 2005 lúc 10:31am

Xin Chào các Bạn


   Với số vốn Nho học ít ỏi hạn hẹp tôi tạm dịch một số từ Hán Việt mong các bạn giúp bổ túc phần
thiếu xót.
1) Nhập Thủ: Nhập là đi vào Thủ là đầu như chữ Nguyên thủ là người lãnh tụ. Như vậy Long Nhập
Thủ là Long dẫn khí vào huyệt và có tính cách quan trọng như một người cầm đầu hay lãnh tụ.
2) Tiêu Xuất: Tiêu là triệt tiêu làm cho mất đi và Xuất là đi ra như xuât ngoại.
3) Quan Lộc đáo Đường: Quan là làm Quan, Lộc là Bổng Lộc,đáo là đến và Đường là Minh Đường nơi
thuỷ tụ phía trước huyệt. Vị trí Quan Lộc tính theo cách an sao Lộc Tồn trong Tử Vi như can Giáp Lộc
tại Dần..v..v.. Trong trường hợp Canh hướng thì Lộc tại Khôn Thân.
4)Triều lưu là chảy đến.
5)Quản giáo thử dịa xuất Anh Hiền: Quản là Quản di Ngô một danh sư của Đia Lý Chính Tông trước
thời Quách Phác, giáo là giảng dạy, thử địa là thế đất này và Xuất Hiền Tài là sinh ra người hiền lương
và tài giỏi.

-------------
minhthong09

Đã gửi bởi: longly


Ngày gửi: 07 March 2005 lúc 11:11am

Kính bác Minh Thông,

Trước giờ LongLy chưa có duyên đọc các bài viết của bác nên không biết cách xưng hô như thế nào
cho đúng. Hôm nay, qua cách xưng hô của bác ASVN và anh Kep Nhut thì mới biết hàng tiểu bối này
thất lễ, kính xin bác niệm tình tha thứ.

Hy vọng trong thời gian tới sẻ có nhiều dịp học hỏi từ nhừng bài viết của bác.

LongLy.

-------------
Nhất thân nhất kiếm tầm long mạch
Bách sơn bách hướng ngoái cổ tìm

Đã gửi bởi: ASVN


Ngày gửi: 07 March 2005 lúc 8:40pm

Chào bạn Minhthong,

Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của bạn về việc đọc "cổ thư" rồi suy ngẫm không nên phê phán
mà cùng lắm chỉ nên chú thích quan điểm của mình thôi. Để cổ vũ tinh thần cầu thị của bạn tôi xin
đưa ra đây tất cả các khẩu quyết về Hoàng Tuyền :

1- Bát sát Hoàng Tuyền :

Khảm long Khôn thỏ Chấn sơn Hầu

Tốn kê kiền mã đoài xà đầu

Cấn hổ ly trư vi sát diệu

Mộ trạch phùng chi nhất thời hưu

2- Bát sát Hoàng Tuyền - Tích Ngô Tử

Canh đinh khôn thượng thị hoàng tuyền

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 3/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Khôn hướng canh đinh bất khả ngôn

Tốn hướng kỵ hành ất bính thượng

Ất bính tu phòng tốn thuỷ tiên

Giáp quí hướng trung ưu kiến cấn

Cấn hướng tu chi giáp quí hiềm

Kiền hướng tân nhâm hành bất đắc

Tân nhâm thuỷ lộ phạ phú kiền

3- Cứu bần Hoàng Tuyền

Tân nhập kiền cung bách vạn trang

Quí qui cấn vị phát văn chương

Ất hướng tốn lưu thanh đương quí

Đinh khôn trung thị vạn tư xương

Ngoài ra còn địa chi và bạch hổ hoàng tuyền khi nào "luận" có hứng tôi sẽ đưa ra nốt. Sau đây là
khẩu quyết quan trọng cho phần luận tôi đưa ra luôn

Ất bính giao nhi su tuất

Tân nhâm hội nhi tụ thìn

Sửu ngưu nạp canh đinh chi khí

Kình dương thi quí giáp chi linh

Bạn Minh Thông đang đưa ra phần bát sát hoàng tuyền của Ngô Tích Tử từng chữ theo tôi đều đáng
giá nghìn vàng, nhưng hiểu được nó cũng không phải là dễ đến như ông Thẩm Trúc Nhưng theo tôi
giải thích vẫn chưa hết. Bạn Minh Thông cứ tiếp tục tôi sẽ bổ xung sau.

ASVN

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 07 March 2005 lúc 8:48pm

Giải thích cách dùng La kinh cho Hoàng Tuyền.


1)Nếu như Long từ tay phải Đinh, Ngọ,Tỵ nhập thủ mà Ta lập Canh hướng mà lại có Khôn thuỷ lai tiêu
xuất ở phương Quý Sửu như thế là Quan lộc đáo Đường. Sách có nói rằng: Canh hướng thuỷ triều lưu
nhập Khôn. Quản giáo thử địa xuất Anh Hiền. Nhưng nếu Khôn thượng tiêu khứ mà ngộ(lầm) Canh
hướng như thế là lưu phá Quan Lộc gây nên chết non bại tuyệt và đó là Sát nhân Hoàng Tuyền. Đây
là phần sửa lại bài viết thêm vào các chữ Đinh, Ngọ,Tỵ trong câu 1).

-------------
minhthong09

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 07 March 2005 lúc 9:45pm

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 4/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Xin Chào Bác ASVN, Bạn Kep nhut và Longly


    Xin Cám ơn sự hưởng ứng và sau đây tôi xin dịch tiếp tài liệu:
2) Nếu như các Long từ tay phải Hợi Nhâm Tý Quý Sửu Cấn nhập thủ xem là các Âm Long thuộc Thuỷ
Thổ Ta lập Đinh hướng kiêm Mùi tức là Mộ hướng của Hợi Mão Mùi. Trước mặt Huyệt có giòng nước
chảy từ Trái qua Phải xuất khứ ở Khôn như thế thuộc về Cứu Bần Hoàng Tuyền "Đinh Khôn chung thị
vạn tư sương". Trái lại như thuỷ khứ tại vi trí Đinh Mùi Ta lập Mùi Đinh hướng Khôn thân thuỷ lai như
thế là phối Tử Tuyệt thuỷ của Hợi Mão Mùi lai đáo Đường cho nên là Sát Nhân Hoàng Tuyền

-------------
minhthong09

Đã gửi bởi: ASVN


Ngày gửi: 08 March 2005 lúc 1:34am

Tôi xin phụ hoạ cùng Minh Thông

Kinh nghiệm qua nhiều cuộc có một điều chắc chắn là thuỷ pháp vô cùng quan trọng, thuỷ lưu tốt cần
đáo đường. Minh đường cần ngay ngắn nước trong xanh hè không thừa mà đông không thiếu. Nước
tới phải khuất khúc hữu tình, âm thanh êm dịu,ngọt ngào thơm mát, nước đi thì không thấy dấu hoặc
khi đi còn ngoái lại như lưu luyến không muốn chia xa. Thuỷ tới và thuỷ đi là khác nhau không thể là
một. Quay lại Thấy môn Huyền Không chỉ quan tâm tới có thuỷ hay không có thuỷ, nước tới cùng như
nuớc đi ( Thầy tàu dạy thế - chà sao bẩy phần chỉ có dạy ba vậy) tôi cho đây là một thiếu xót lớn cần
phải bổ xung.

Quay lại câu một Minh Thông đã giải thích tôi xin bổ tả :

1- Câu này cả hai phái Tam Hợp cũng như huyền không đều cho là đúng nhưng giải thích khác nhau.
Một dựa vào thể (Long) một dựa vào dụng (Kỳ môn)

2- Cách Minh Thông giải thích là kiến giải của phái Tam Hợp chỉ kỵ thuỷ chảy đi mà không kỵ thuỷ
chạy lại

3- Long từ phải tới tiêu xuất ở quí sửu thì nước từ trái lại xuất tại mộ khố là kim cục tả hành tính
thuận chiều kim đồng hồ thì khôn là Lâm Quan. Theo quan điểm của phái Tam Hợp thì tại lâm quan
cần tiến thuỷ thần nếu gặp thoái thần thì gọi là thuỷ phá Lâm Quan tức hoàng tuyền. Các cục khác
cũng tương tự mà giải thích.

Quan điểm của người viết : giải thích như vậy nếu xét lâm quan đơn thuần thì OK nhưng còn sinh,
quan đới, đế vượng... thì sao? xem ra lời giải thích của phái Tam Hợp trong trường hợp này là chưa
thoả đáng.

ASVN

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 08 March 2005 lúc 8:27am

Chào Bác ASVN


    Cám ơn Bác đã nêu ra các câu Quyết và luận sự Khác biệt giữa Tam Hợp và Huyền Không. Mong
Bác có dịp khai triển thêm về Huyền Không. Nay tôi xin dịch tiếp đoạn kế:
3) Nếu lại có Long là Dương Thuỷ Thổ phía tay trái dến Nhập Thủ. Trước mặt Huyệt có giòng nước
chảy từ Phải qua Trái xuất khứ tại Ất Thìn. Nên lập hướng Khôn kiêm Thân như thế là lập Sinh hướng
của Khôn Mhâm Ất Thân Tý Thìn. Canh là Tham Lang thuỷ cứu người sắp tuyệt tự có con rất mau
hoặc được Khôn thuỷ nghịch chuyển triều Đường giúp việc học hành đổ đạt cũng mau. Nhưng nếu
Canh thuỷ Khứ lại là Hoàng Tuyền Sát Nhân.

-------------
minhthong09

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 5/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Đã gửi bởi: ASVN


Ngày gửi: 08 March 2005 lúc 7:49pm

Tuy nói vậy nhưng ta hãy xem từng khẩu quyết một (chỉ lấy một cục làm ví dụ - Kim cục)

Sửu ngưu nạp canh đinh chi khí ( Tức nước phương đinh vợ tại quan đới phối với nước phương canh
chồng tại phương vượng đi ra tại mộ sửu là hợp với cách của kim cục)

Canh đinh khôn thượng thị hoàng tuyền ( Minh thông đã giải thích)

Quý qui cấn vị phát văn chương ( quý là mộ khố của kim cục, theo Phái Tam Hợp thì mộ khố là kho
tàng thâu liễm nước cần qui về đây, tuy vậy lại chảy đi tại đây thì không tốt mà cần phải vòng sang
tử, tuyệt mà khứ mới là thượng cách do vậy mới có câu của cụ Tả Ao : " nước sinh nước vượng chầu
về nước tử nước tuyệt chảy đi mặc lòng")

Căn cứ vào ba câu khẩu quyết trên ( cùng mộ khố cùng phối thuỷ) ta có thể thấy chúng có liên quan
đến nhau chặt chẽ như cùng do một người thông hiểu một loại "lý luận" mà viết ra vậy.

Quan điểm của người viết : rõ ràng là Phái Tam hợp là chủ nhân của các câu khẩu quyết trên ấy vậy
mà Thẩm Trúc Nhưng lại cho rằng không phải do phái Tam Hợp viết ra mà chỉ giải thích nó sai đi thì
thật là không đúng. Thêm nữa Cụ Tả Ao nhà ta xưa có biết huyền không là gì mà vẫn trở thành thánh
Địa Lý thì quả thật Huyền Không chưa phải là tất cả (Chỉ dùng để tính vận thôi, nhưng để tính cho
chính xác phải thông Tam Hợp và Loan Đầu - Loan Đầu quan trọng số một)

ASVN

Đã gửi bởi: Thien Viet


Ngày gửi: 08 March 2005 lúc 8:41pm

Thống nhất với các ý kiến trên của Chú Minh Thông09 và anh ASVN, bí quyết về huỳnh tuyền cha của
TV truyền lại cho TV quả đúng như vậy. Chung quy chỉ cần 4 câu cho huỳnh tuyền sát nhân:

Canh đinh khôn thượng thị huỳnh tuyền


Ất Bính tu phòng tốn thủy tiên
Giáp Quý hướng trung ưu kiến cấn
Tân Nhâm thủy lộ phạ đương kiền

và 4 câu cho huỳnh tuyền cứu bần

Tân nhập càn cung bách vạn trang


Quý qui cấn vị phát văn chương
Ất hướng Tốn lưu thanh phú quí
Đinh Khôn trung vạn thị tư sương

Ngắn gọn vậy thôi là đủ, không cần phải thêm các câu kia gây nhiễu cho những người mới học.

Ông tổ đời thứ hai của Thiên Việt (TV đời thứ 13) là Ông Trần Huyền Thông từ Bắc di cư vào, khi áp
dụng để táng cho ông Bà Tổ đời thứ nhất đều theo phép huỳnh tuyền cứu bần.

TV

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 09 March 2005 lúc 9:01am

Xin Chào Bác ASVN, các Bạn KepNhut, LongLy và Thiên Viêt.
   Các phần tiếp theo của tài liệu tôi xem qua "Ất Bính tu phòng tốn thủy tiên, Giáp Quý hướng trung
ưu kiến cấn, Tân Nhâm thủy lộ phạ đương kiền" là Sát Nhân Hoàng Tuyền và "Tân nhập càn cung
bách vạn trang, Quý qui cấn vị phát văn chương, Ất hướng Tốn lưu thanh phú quí" là Cứu Nhân
Hoàng tuyền thì như Bác ASVN nhận xét cũng na ná tương tự nhưng chỉ khác Tên vị trí tuỳ theo Ngũ

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 6/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Hành Cục "Ất bính giao nhi xu tuất,Tân nhâm hội nhi tụ thìn, Đẩu ngưu nạp canh đinh chi khí, Kim
dương thu giáp qui chi linh" mà thôi nên ai để tâm xem qua phần đã dịch làm mẫu mực thì sẽ suy ra
được các phần sau. Không biết các Bạn nghĩ thế nào nếu ta có các trường hợp thực tế nên đưa ra để
cùng nhau suy xét đúng sai như thế nào hoặc luận bàn suy diễn về nguyên tắc Tam Hợp Huyên
Không.

-------------
minhthong09

Đã gửi bởi: ASVN


Ngày gửi: 09 March 2005 lúc 8:43pm

Chào quí vị,

Tôi cố đợi các nhà "Huyền Không Học" trên diễn đàn này ra tay giải thích nhưng đợi hoài không thấy
nên đành phải làm vậy.

Trước tiên tôi phải nói thật rằng Huyền Không là môn học rất có giá trị nó bắt nguồn từ "Kỳ Môn Độn
Giáp" hay nói khác đi nó là hệ quả của môn này. Nói tới Kỳ Môn thì ngồn gốc từ rất xa xưa : "Hiên
Viên Hoàng Đế đánh Suy Vưu, Trác Lộc bao năm khó đã nhiều, mộng được thần tiên truyền phép lạ,
dựng đàn cúng tế tạ ơn cao.
Sông Lạc rồng thiêng đội đồ lên, lưng trời chim phượng ngậm thơ truyền, nhân sai Phong Hậu thành
thơ tập. Độn giáp kỳ môn khởi tự tiền ". Ta có thể thấy nguồn gốc KMDG xuất phát không rõ ràng
nhưng trong thực tế đã chứng minh đây là một môn áp dụng trong chiến trận thần sầu quỉ khốc.

KMDG căn cứ vào các yếu tố đầu vào niên, nguyệt, nhật, thời mà bày ra tám cửa ( Hưu, sinh,
Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh ,Khai ) và chín tinh (Không liệt kê vì không thấy cần thiết)... mà phi ra
chín cung theo quy luật của "Lường Thiên Xích Bộ Vị Tổng Quan" từ đó tìm ra các cửa và hướng cát,
hung dựa vào các cách cục (lấy một ví dụ như : Long Phản Thủ, Hổ Xướng Cuồng...) tuy vậy để
"dụng" được cần thêm binh pháp cũng như địa thế tại trận địa mà tuỳ cơ ứng biến.... Đến đây quay
lại bài viết của tôi về KQPT có đề cập trong phần lý khí là căn cứ vào phương vị và thời gian thì có thể
thấy bản chất của KMDG là tìm ra "trường thiên khí" tốt tại từng thời điểm, địa điểm mà diệu dụng.

ASVN

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 10 March 2005 lúc 8:00pm

Chào Quý Vị
     Tôi xin nêu ra một ngôi đất trong Lưu Xá Hoà Chính Bí truyền Địa Pháp phạm Hoàng tuyền mà
vẫn phát Công Hầu Khanh tướng: Thế Đất Kim Đôi tại Phao Sơn cạnh An Lạc xã.
1) Lập Bính hướng. Canh long tả toàn thuộc ty dẩu sửu kim cục đáng lẽ thuỷ phải tiêu ở Sửu nhưng
trái lại thuỷ lại tiêu ở thìn tỵ là thuỷ phá sinh dưỡng phương. Và theo Sát Nhân Hoàng Tuyền thì Ất
Bính tu phòng Tốn thuỷ.
   Tôi có dịp hỏi một vị nghiên cứu tam hợp thì họ lai không tin sự chính xác của tài liệu. Hy vọng cuộc
dất nay còn để có ngày được dịp khảo sát.

-------------
minhthong09

Đã gửi bởi: Thien Viet


Ngày gửi: 10 March 2005 lúc 10:23pm

Canh long tả toàn, như vậy là thủy hữu toàn (từ bên phải chảy vòng qua bên trái ngược chiều kim
đồng hồ)

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 7/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Đã gửi bởi: Thien Viet


Ngày gửi: 10 March 2005 lúc 10:26pm

Nếu vậy thì Thiên Việt cũng không tin sự chính xác của tài liệu

Đã gửi bởi: ASVN


Ngày gửi: 11 March 2005 lúc 12:27am

Chào Minh Thông,

Cho hỏi : " Thế Đất Kim Đôi tại Phao Sơn cạnh An Lạc xã " ở đâu vậy? cái này hay đây nhưng có lẽ
phải quay lại sau. Thiên Việt sao đang giải thích thì bỏ lửng vậy?

Đến đây coi như tạm yên tâm về nguyồn gốc của cái anh Huyền Không rồi ( Còn có các dẫn chứng
khác khá ly kỳ về nguồn gốc hôm nào đưa lên sau). Quay lại vấn đề "Hoàng Tuyền của Ngô Tích Tử
và Hoàng Tuyền cứu bần" Huyền Không cũng nhất trí cho là đúng. Ta sẽ phân tích hai câu còn các câu
khác thì tương tự

1-Canh đinh khôn thượng thị hoàng tuyền

2-Tân nhập kiền cung bách vạn trang

Câu một : một cuộc đất có thể có "Tám cung thành môn" ( Ông thày Tàu dạy có hai thôi làm cho
quân ta học theo chúng không chịu suy nghĩ thì thua nó rồi còn gì ). Giả sử ta lập canh hoặc đinh
hướng thì đinh là âm nhân nguyên long còn canh là dương địa nguyên long trong khi khôn là dương
thiên nguyên long vậy theo nguyên tắc "đồng nguyên nhất khí" thì phạm vào Hoàng Tuyền

Câu hai : Tân hướng lấy hợi là thành môn nói Kiền có nghĩa là hợi tàng trong đó - Nhất quái quản tam
sơn     ( nếu giải thích như vậy thì không sai nhưng quá thâm hiểm ).

ASVN

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 11 March 2005 lúc 3:18am

Chào Bác ASVN và ThiênViệt


   Xã Phao sơn thuộc Huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương xin Bác kiểm lại vì bây giờ có thể khác tên. Đây
là một huyệt táng bởi Bắc Quốc minh sư cho giòng họ Nguyễn khi còn phò nhà Lê dưới thời Trung
Hưng chức tước lên hàng Thái Bảo. Về thế dất này trong truyện ký còn nhắc nhở qua các câu "Phao
Sơn huyệt Án triều Bạch Nhạn" và "Bạch Nhạn sinh mao sản tận Anh Hào". Theo hình vẽ thì thế đất
này rất rõ ràng minh bạch khó có thể vẽ sai vì theo truyền thuyết thi cụ Tiến Sĩ Hoà Chính dược Chúa
Tỉnh Đô Vương Trịnh Sâm cấp cho 300 lạng vàng làm học phí dem hơn 100 đồ hình được vẽ cẩn thận
sang Tàu làm mẫu để học dịa Lý với Cao Kỵ truyền nhân thuộc giòng giõi Cao Biền nhằm mục đích
sửa lại kiểu đất phát tích "Phi vương Phi Bá, quyền Khuynh thiên Hạ....." sắp tàn của giòng họ Trịnh.

-------------
minhthong09

Đã gửi bởi: longly


Ngày gửi: 11 March 2005 lúc 9:54pm

ASVN đã viết:

Chào quí vị,

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 8/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Tôi cố đợi các nhà "Huyền Không Học" trên diễn đàn này ra tay giải thích nhưng đợi hoài không
thấy nên đành phải làm vậy.
....
ASVN

Kính bác ASVN,

Để bác khỏi đợi lâu, cháu xin đăng lên "quan điểm" của nhà "Huyền Không Học" họ Thẩm về vấn đề
Bát Sát Hoàng Tuyền để mọi người rộng đường tham khảo, và bác có thêm đất dụng võ .

Xin mạng phép thưa trước, cháu không phải là "nhà Huyền Không Học" gì cả mà chỉ thích học lý
thuyết Huyền Không mà thôi. Nếu như có sách hay tài liệu gì của phái Tam Hợp hay sách của cụ Tả
Ao thì cháu sẻ học hỏi để củng cố kiến thức chứ không nhầm đả phá cái này hay cái kia.

Như bác đã biết, những lý thuyết Tam Hợp và kiến thức phong thuỷ của cụ Tả Ao không được phổ
biến rộng rãi ở VN cho nên có được những tài liệu này là điều rất khó. Trên phương diện học hỏi để
khẳn định cái đúng cái sai, cái cần bổ khuyết, v.v. thì phải có đầy đủ tài liệu để thực hiện những điều
đó. Nếu không thì đọc đến đâu chỉ biết đến đó thôi. Như đọc trong sách của họ Thẩm thì biết được
ông ta có thành kiến với phái Tam Hợp mà không hiểu tại sao, vì không có sách Tam Hợp để tham
khảo để tự mình phán đoán. Khi đọc các bài của bác thì chỉ biết bác "không ưa" họ Thẩm cho lắm, và
đôi khi cũng có thành kiến với Huyền Không (đây chỉ là võ đoán, nếu không đúng thì xin bác niệm
tình cho), cháu chỉ biết như thế thôi chứ không hiểu căn nguyên, như đã thưa, vì không có sách Tam
Hợp hoặc sách của cụ Tả Ao thì không thể so sánh và tự phán đoán được.

Nhưng xét cho cùng, theo ý kiến cá nhân, họ Thẩm có công lớn trong việc công bố kiến thức Huyền
không cho đại chúng. Nhờ vậy mà có cuốn "Thẩm thị Huyền không học" để dịch giả Nguyễn Anh Vũ
góp sức phổ biến cho các hậu học người Việt. Đó là cái công của họ Thẩm, còn cái nguyên do thì sao?
Có lẻ do họ Thẩm oán ghét Tưởng Đại Hồng vì họ Tưởng được Vô Cực Tử chân truyền cho môn Huyền
không nhưng lại vịnh vào "Thiên cơ bất khả lậu" mà không chịu phổ biến rộng rãi. Cho nên khi nắm
bắt hết các bí quyết của Huyền không thì họ Thẩm không ngần ngại phổ biến sở học của ông cho mọi
người, mà cuốn "Thẩm thị Huyền không học" là một bằng chứng.

Nói xa không qua nói thật. Nếu thật sự bác "không ưa" họ Thẩm, như họ Thẩm "không ưa" họ Tưởng,
thì xin bác phổ biến rộng rãi lý thuyết Tam Hợp, hoặc kiến thức Phong thủy của cụ Tả Ao mà bác am
tường để mọi người rộng đường tham khảo. Chứ chỉ nghe phiếm diện, như cháu nghe (đọc) họ Thẩm
chê bai Tam Hợp, riết rồi cứ như bị "tuyên truyền" đấy. Hễ cái gì cứ rót vào lỗ nhĩ riết rồi hư cũng
thành thật, chả biết đường nào mò.

Như đã thưa từ đầu, cháu xin đăng lên phần luận về Bát Sát Hoàng Tuyền của họ Thẩm, cũng như
quan điểm của ông ta đối với phái Tam Hợp để mọi người rộng đường tham khảo, và cũng xin bác chỉ
ra cái khuyết của họ Thẩm.

---------------------------------------------------
Trích từ sách "Thẩm thị Huyền không học" trang 444, mục 1.22. Luận về Bát Sát Hoàng Tuyền.

Có người hỏi: Thuyết Bát Sát Hoàng Tuyền là như thế nào?

(Thẩm Trúc Nhưng) Đáp rằng: Thuyết Bát Sát khởi nguồn từ phép Chiêm Phệ của Dịch học, chẳng
liên quan gì tới môn Địa Lý. Ngày nay phái Tam Hợp áp dụng thuyết này nhưng họ không biết rõ
nguyên lưu. Nếu lấy từng hào của 24 sơn phối hợp thì sẽ biết ngay sự sai lầm của nó. Tuy họ Tưởng
(Tưởng Đại Hồng) bác bỏ thuyết này nhưng ông lại không vạch ra điều sai lầm này, thật là đáng tiết.
Nay xin lấy từng cữ của 24 sơn ra trình bày đối chiếu ở đây để có thể thấy rõ ràng hơn.

Trong "Bát Diệu Sát quyết" có viết:

"Khảm long Khôn thố Chấn sơn hầu


Tốn kê Kiền mã Đoài xà đầu
Cấn hổ Ly trư vi sát diệu
Mộ trạch phùng chi nhất thời lưu"

(Khảm là rồng, Khôn là thỏ, sơn Chấn là khỉ


Tốn là gà, Kiền là ngựa, Đoài là đầu rắn
Cấn là cọp, Ly là heo, thảy đều sát diệu - tức các sao dữ

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 9/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Nhà cửa mộ phần gặp một trong số đó là chấm dứt)

Phàm trong tám quẻ thuần, lục thân mà khắc bản quái tức là sát diệu, tức sát diệu là hào quan quỷ.
Nhưng thật ra không thể cố chấp đoán định hào quan quỷ là sát diệu, vì hào quan quỷ cũng có lúc cát
có lúc hung. Cố chấp định rằng hào quan quỷ là sao dữ, tong môn Bốc Phệ còn không được, huống hồ
trong môn Địa Lý. Chẳng hạn như:

1) Khảm là rồng, Khảm thuộc thuỷ, nội quái hào sơ là Mậu Dần mộc; hào nhị là Mậu Thìn thổ; hào
tam là Mậu Ngọ hoả; ngoại quái hào tứ là Mậu Thân kim; hào ngũ là Mậu Tuất thổ; hào thượng là
Mậu Tý thủy. Do Mậu Thì thổ có thể khắc Khảm thủy, mà Thìn thuộc long, cho nên gọi Khảm là rồng.
Diệp Cửu Thăng lại nói: cung Khảm có hai hào quỷ, vì vậy Mậu Tuất cùng là sát diệu của cung Khảm.

2) Khôn là thỏ, Không thuộc thổ, nội quái hào sơ là Ất Mùi thổ; hào nhị là Ất Tỵ hoả; hào tam là Ất
Mão mộc; ngoại quái hào tứ là Quý Sửu thổ; hào ngũ là Quý Hợi thủy; hào thượng là Quý Dậu kim.
Do Ất Mão mộc có thể khắc Khôn thổ, mà Mão thuộc thỏ nên gọi là Khôn thỏ.

3) Chấn là khỉ, Chấn thuộc mộc, nội quái hào sơ là Canh Tý thủy; hào nhị là Canh Dần mộc; hào tam
là Canh Thìn thổ; ngoại quái hào tứ là Canh Ngọ hỏa; hào ngũ là Canh Thân kim; hào thượng là Canh
Tuất thổ. Do Canh Thân kim có thể khắc Mão mộc, mà Thân là thuộc khỉ cho nên gọi Chấn là khỉ.

Còn lại dựa theo phép Chiêm Bốc mà suy ra, có thể thấy ngay dùng phép Chiêm Bốc ứng dụng vào
Địa Lý là có nhiều điều không hợp.

Có người hỏi: "Bát sát hoàng tuyền" được Tích Ngô Tử xem là phép tắc đúng đắn, không biết thật sự
có lý hay không?

Đáp rằng: Rất có lý, ông ta rất tinh thông lý thuyết phái Tam Hợp, nay lại học theo Huyền Không đã
ngộ ra bí quyết thành môn, nhất định có thể nghiền ngẫm thấu đáo lý lẽ của nó. Ông ta viết như sau:

"Canh Đinh Khôn thượng thị hoàng tuyền


Khôn hướng Canh Đinh bất khả ngôn
Tốn hướng kỵ hành Ất Bính thượng
Ất Bính tu phòng Tốn thuỷ tiên
Giáp Quí hướng trung ưu kiến Cấn
Cấn hướng tu chi Giáp Quí hiềm
Kiền hướng Tân Nhâm hành bất đắc
Tân nhâm thuỷ lộ phạ phú Kiền”

Không có chữ nào là không có ý nghĩa tinh xảo, từng chữ đều hữu dụng. Những người học theo phái
Huyền Không thì cho rằng đây là cách dùng của phái Tam Hợp nên không chịu tham khảo thêm, cũng
có rất nhiều người còn rêu rao đây là ngụy pháp.

Có người lại hỏi thêm: Phép "Bát sát hoàng tuyền" càng suy nghĩ càng rối rắm không đầu mối. Tôi
đã nghiềm ngẫm từng chữ để tìm tinh nghĩa nhưng rốt cuộc cũng chẳng hiểu gì. Đương thời chỉ sử
dụng phép này một cách cứng nhắc để hạ tánh cho người mà thôi. Nay muốn biết ý của nó căn cứ ở
đâu, tinh túy của nó là ở chổ nào? Xin tiên sinh chỉ giáo cho.

Đáp rằng: Lý của nó là thành môn. Câu "Canh Đinh Khôn thượng thị hoàng tuyền" (Canh đinh ở
Khôn là hoàng tuyền) là nói về các cuộc đất sơn Giáp hướng Canh, lấy cung Khôn làm thành môn;
sơn Quý hướng Đinh cũng có thể lấy cung Khôn làm thành môn. Nhưng Canh địa nguyên thì thành
môn ở Mùi, Đinh nhân nguyên thì thành môn ở Thân, nếu gặp Khôn tức phạm vào bệnh âm dương
khác biệt, cho nên mới nói hoàng tuyền (suối vàng).

Câu "Khôn hướng Canh Đinh bất khả ngôn" (Hướng Khôn thì không thể nói Canh Đinh) là chỉ thành
môn của sơn Cấn hướng Khôn ở hai cung Ly Đoài. Là Khôn thiên nguyên đương dụng Ngọ của cung Ly
và Dậu của cung Đoài làm thành môn. Nếu dùng thuỷ Đinh Canh tức là phạm vào bệnh âm dương
khác biệt.

Chỉ hai câu này thôi là đã bao quát hết phép tam nguyên ngũ tinh rồi vậy. Chỉ sợ người học không
hiểu nên nay lại giải thích thêm hai câu, còn lại ắt tự nhiên sẻ thấu triệt.

Câu "Tốn hướng kỵ hành Ất Bính thượng" (Hướng Tốn kỵ đi trên Ất Bính) là chỉ thành môn của sơn
Kiền hướng Tốn ở hai cung Chấn Ly, là Tốn thiên nguyên dùng Mão của cung Chấn, Ngọ của cung Ly
làm thành môn. Nếu dùng thủy Ất Bính tức phạm vào bệnh âm dương khác biệt.

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 10/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Câu "Ất Bính tu phòng Tốn thuỷ tiên" (Ất Bính trước tiên cần phải phòng Tốn thuỷ) là nói sơn Tân
hướng Ất lấy cung Tốn làm thành môn. Sơn Nhâm hướng Bính cũng lấy cung Tốn làm thành môn.
Nhưng Ất nhân nguyên thì thành môn tại Tỵ; Bính địa nguyên thì thành môn tại Thìn, nếu gặp Tôn
tức phạm vào bệnh âm dương khác biệt.

Bí quyết của ông (Tích Ngô Tử) không kém thủy pháp của Tư Mã Đầu Đà, suy ngẫm kỹ lưỡng sẽ thấy
rành rành là rất cần cho thuỷ pháp. Người học cứ tịnh tâm đọc từng chữ từng câu, tự sẽ ngộ ra bí
quyết thủy pháp của ông.

Lấy thủy đến làm thủy hoàng tuyền, thủy đi làm bát sát, nếu ở phương sinh mà vắt ngang qua thì
không kỵ những lời này. Người truyền dạy không nói ra bí quyết khiến cho hậu nhân không hiểu được,
tôi nay lạm phép chú giải thêm vào. Phàm trước hướng không có thủy thì khí mạch không thể kết
được, lúc ấy không thể không làm theo những lời này để tuyển chọn mộ.

Họ Tưởng (Tưởng Dại Hồng) khi biện luận cứ một mực nặng lời chê trách người khác mà không đính
chính chỗ sai lầm để quét sạch ngụy pháp khiến cho phái Tam Hợp không còn đất dung thân; tuy ông
có công mở đầu nhưng đây cũng là sở đoản của họ Tưởng. Như ông nói "Địa chi Bạch Hổ lưỡng hoàng
tuyền" thì thật là vô lý quá, ngay cả những người học theo phái Tam Hợp cũng không tin được. Lại
còn nói "Cứu bần hoàng tuyền" là "Bát sát hoàng tuyền".

Có người hỏi: Cứu bần hoàng tuyền so với sát nhân hoàng tuyền là khác nhau, nhưng khi thực hiện
thì giống nhau là sao?

Đáp rằng: Khẩu quyết "Cứu bần hoàng tuyền" có viết rằng:

"Tân nhập Kiền cung bách vạn trang


Quý qui Cấn vị phát văn chương
Ất hướng Tốn lưu thanh đương quý
Đinh Khôn chung thị vạn tư tịch"
(Tân vào cung Kiền thì nhà cửa trăm vạn
Quý quy về cung Cấn thì phát về văn chương khoa cử
Ất hướng về cung Tốn thì quý hiển trong sạch
Đinh tới Khôn thì thiên kinh vạn quyển)

Lời này thoạt xem giống như câu đố. Thật ra ý nói cử ra bốn quẻ chính để dùng bốn quẻ duy, mà
cũng có thể dùng bốn quẻ chính làm cứu bần hoàng tuyền. Như Tân Quý Ất Đinh của nhân nguyên thì
thành môn Tân ở Kiền, Quý ở Cấn, Ất ở Tốn, Đinh ở Khôn mà thôi. Không nói đến Hợi Dần Tỵ Thân, vì
bốn chữ này bao quát ở trong bốn quái Kiền Cấn Tốn Khôn rồi.

Khẩu quyết "Cứu bần hoàng tuyền" lại viết rằng:

"Dòng thủy chầu hướng Canh nhập vào Khôn là cai quản đất này xuất người hiền tài.
Dòng thủy chầu hướng Nhâm nhập vào Khôn thì con cháu ngày sau sẽ có tiếng tâm vẻ vang"

Đây là cử ra các cuộc Canh Bính Giáp Nhâm, đều là quẻ tứ chính của địa nguyên. Phàm thủy hai bên
phải trái của hướng hợp nguyên vận tức là thành môn, cho nên nói Canh tại Khôn, Bính tại Tốn, Giáp
tại Cấn, Nhâm tại Kiền mà thôi; không nói đến Thìn Tuất Sửu Mùi, vì bốn chữ này đã bao quát ở trong
Khôn Tốn Cấn Kiền rồi.

Còn hoàng tuyền không đề cập thiên nguyên là vì như đã đề cập ở trên: "Trong Ất cần phòng Tốn
thuỷ trước ..."

Tóm lại, hoàng tuyền không luận sát nhân mà cũng không luận cứu bần, nên linh hoạt sử dụng,
không được cứng nhắc, sát nhân hay cứu bần cách nhau chỉ gang tấc thôi. Người đời nay theo phái
Tam Hợp, một khi gặp hoàng tuyền thì lời giải thích đều thuộc bàng môn, muốn xem nhà của người
cho tốt thật là khó vậy.

Có người hỏi: Hoàng tuyền có lý lẽ nhất định không?

Đáp rằng: Vật trong thiên hạ hiện ra tượng có thể thấy được, tức phải có số để suy tịnh Như hai câu:
"Tân nhập Kiền cung bách vạn trang, Ất hướng Tốn lưu thanh đương quý" là nói thành môn ở Kiền
Tốn, Kiền là thiên môn, Tốn là địa hộ, hướng Tân dùng thành môn của Kiền, không có đáo sơn đáo
hướng. Song tinh hội hợp ở đầu hướng, vận 8 có thể dùng thành môn, ngược lại, hướng Ất dùng
thành môn của Tốn thì không có đáo sơn đáo hướng. Song tinh hội hợp ở đầu hướng, vận 2 có thể
dùng thành môn, Nhị Bát là số hợp thập. Lấy đó mà suy như sơn Giáp hướng Canh, sơn Canh hướng
tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 11/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

Giáp, cũng lấy Kiền Tốn làm thành môn. Sơn Giáp hướng Canh ở vận 4 là đáo sơn đáo hướng, cung
Kiền có thể dùng làm thành môn tức sơn Canh hướng Giáp. Vận 6 đáo sơn đáo hướng, cung Tốn có
thể dùng làm thành môn, Lục Tứ là hợp thập. Mấu chốt huyền diệu trong đó là ở chỗ lưu hành đối đãi
mà thôi.

Tăng Xuân Nghi(*) nói: Phàm vận dụng thủy pháp mà đắc pháp tức là thành môn, vận dụng không
đúng pháp tức là hoàng tuyền.

Bạch Hạc Minh(**) giải thích: Hai câu trên là tinh yếu của toàn thiên.

(*)Một phong thuỷ gia cùng thời với họ Thẩm


(**)Một phong thuỷ gia Hồng Kông, sau thời của họ Thẩm

-----------------------------------------------

Duy chỉ phần luận này không thôi, họ Thẩm đã không ít quá tam đem phái Tam Hợp ra để "mỉa", chứ
đừng nói đọc hết cuốn "Thẩm thị Huyền không học" thì không biết bao nhiêu cái "mỉa". Nhưng vì hậu
bối không có cơ hội tiếp cận lý thuyết Tam Hợp nên chỉ biết Thẩm tiền bối "không ưa" Tam hợp, vậy
thôi. Chứ chẳng dám xua theo hay cãi lại (có cãi cũng phải chờ đến lượt "xuống dưới" mà cãi).

Phần luận này rất có ý nghĩa, càng đọc càng thấy hay (vì hậu bối còn quá dốt) nhưng vì ứng dụng của
nó chủ yếu dành cho việc tuyển chọn mộ, nên không cần phải vội hiểu thấu đáo ngay bây giờ. Đường
còn dài, đời còn lắm chông gai, đợi khi nào đến đích thì hiểu và dụng cũng không muộn.

Cuối cùng, một lần nữa xin bác Minh Thông niệm tình cho kẻ tiểu bối này dám "xé lẻ" đề tài này của
bác. Ngặt vì không nỡ để bác ASVN đợi lâu nên phải "mời" nhà "Huyền Không Học" họ Thẩm đến thưa
chuyện để cho ra cái lẽ.

Kính,
LongLy

-------------
Nhất thân nhất kiếm tầm long mạch
Bách sơn bách hướng ngoái cổ tìm

Đã gửi bởi: ASVN


Ngày gửi: 13 March 2005 lúc 10:33pm

Gửi Minh Thông,

Nếu tôi không nhầm thì đây là cuộc đất của họ Nguyễn ở Làng Kim Đôi phát tới 18 đời Tiến Sĩ cho đến
tận thời Pháp, nếu đúng vậy thì ta có thể đi khảo sát lại cho chính xác.

Gửi Longly,

Rất hoan nghênh những ý kiến của bạn đó là điều tốt cho phát triển học thuật. Thực ra xét về mặt cá
nhân ông Thẩm Trúc Nhưng tôi rất tôn trọng ông ( Ông là một trong số rất ít người Trung Quốc đã
dũng cảm chia xẻ sở học của mình - tuy có phần chưa viết ra hết hay ông chưa hoàn thành thì tôi
không rõ) xét về mặt dân tộc người Trung Quốc là số một trong việc dấu diếm học thuật, hơn nữa còn
cho người viết nhăng cội để làm sai lệch các chân lý. Dân tộc mình từ ngàn xưa đã rất thua thiệt bởi
họ, nếu bạn có dịp đi du ngoạn hãy tạm đến ba nơi thôi :

1- Côn Sơn phong thuỷ hữu tình : Đã bị họ đào rỗng ruột chỗ mạch chạy vào

2- Sóc Sơn chỗ toạ hạ của Đền Gióng và chùa Non Nước cũng bị họ khoét rỗng phía sau núi Đền chỗ
tiếp nhận khí của dãy tam Đảo

3- Dẫy Nham Biền có 99 ngọn kết huyệt lớn chầu ra sông Thương cũng bị phá nát

Thủ đoạn triệt phá hoàn toàn giống nhau khi nào đến thăm bạn sẽ thấy.

Là con dân đất Việt tôi tự thấy cần phải nhắc nhở anh em yêu thích môn địa lý này khi học theo cần
tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 12/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

phải xuy ngẫm và kiểm chứng là PP duy nhất để tìm ra chân lý vì bản thân các môn học phương đông
là các phương pháp tiếp cận tự nhiên do vậy chỉ có tính gần đúng mà thôi

Còn về Tam Hợp hay Huyền Không mỗi phái ( Theo quan điểm của tôi) có cái hay và cái dở lẫn lộn khi
học ta cần học cả hai

Tam Hợp thì cứng nhắc còn Huyền không thì uyển chuyển giống như thể và dụng vậy ( Nếu coi lý khí
là một thể )

ASVN

Đã gửi bởi: Thien Viet


Ngày gửi: 15 March 2005 lúc 9:15pm

Về cuộc đất của họ Nguyễn ở làng Kim đôi. Phải kiểm tra xem có phải đúng họ Nguyễn phát khoa
bảng từ ngôi mộ này không hay từ ngôi mộ nào khác vì xưa nay nhầm lẫn cũng hơi bị nhiều, cứ tưởng
ngôi này phát nhưng thật ra không phải, mà là một ngôi khác.

Nếu quả đúng là ngôi mộ này như đã đề cập ở trên, thì thủy khẩu sẽ phóng Thìn, mộ sẽ lập hướng
Tốn Tỵ, long nhập thủ (thấu địa) tại Bính Tý và hướng mộ hiện thấy hướng Bính chỉ là hướng giả mà
thôi, thực ra quan tài sẽ theo hướng Tốn kiêm Tỵ hoặc Tỵ kiêm Tốn. Sở dĩ có hướng giả là vì ngôi mộ
lâu đời, không xác định được hòn đá đầu, đến khi dòng họ phát đạt xây cất lên thì bị lạc mất hướng.

Đã gửi bởi: minhthong09


Ngày gửi: 17 March 2005 lúc 9:41am

Tăng Xuân Nghi(*) nói: Phàm vận dụng thủy pháp mà đắc pháp tức là thành môn, vận dụng không
đúng pháp tức là hoàng tuyền. Câu này trích từ chú thích trong bài viết của Longly là một câu đáng
dùng làm Châm Ngôn trong việc tim tòi ra chân thủy pháp.
    Thẩm trúc Nhưng là một người nghiên cứu Huyền Không đã có công sao chép lại các đồ hình các
thế đát lập thành có ghi chú lý khí từ con cháu của Chương trung Sơn và từ đó suy diễn viết sách lưu
truyền lại. Vì họ Thẩm không dược trực truyền nên ta cũng phải còn kiểm chứng xem sao.
     Thế đất Kim Đôi cứ tạm coi là chính xác để làm bằng mà so sánh các thủy pháp

-------------
minhthong09

Đã gửi bởi: phongthuyluan


Ngày gửi: 24 March 2005 lúc 5:41pm

Chào các anh MinhThong09, ASVN, Thiên Việt, LongLy

     Hoàng tuyền là đất Diêm Vương vô khí cần phải tránh. Khổ nổi là sách phong thuỷ chỉ giải nghĩa
theo câu quyết cứng nhắc như một công thức. Ngay cả những người hành nghề phong thuỷ cũng chỉ
biết có thế thôi. May mắn trên diễn đàn này được các anh đưa ra phân tích "Hoàng Tuyền Sát" theo
cụ Tả Ao truyền lại thật quí quá.
    
      Như vậy theo thiển ý của tôi: nếu nhận biết - Long (mạch) từ đâu đến, nhập thủ (vào huyệt) ở
đâu? - Thuỷ từ đâu về rồi chảy ra thuỷ khẩu ở đâu để định cục (Kim - Mộc - Thuỷ Thổ - Hoả) - sau đó
ứng dụng Thuỷ Pháp Thanh Nang (Tam Hợp) để lập hướng. Tuỳ hướng thu nước ở phương vị tốt như:
Sinh, Quan, Lâm, Vượng, Dưỡng, Thai
và cho nước xấu chảy ra như: Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Dục thì chắc là không phạm "Hoàng Tuyền
Sát".
     Kết luân: - Lập Canh hướng (Đế Vượng) kị thuỷ chảy ra Khôn Thân (Kim Cục)
                   - Lập Đinh hướng (Dưỡng) kị thủy chảy ra Khôn Thân (Thuỷ Cục)
                   - Lập Đinh hướng (Mộ) cho thuỷ chảy ra Khôn Thân (Mộc Cục)
                   - Lập Khôn hướng (Trường Sinh) kị thuỷ chảy ra Canh Dậu (Thuỷ Cục)

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 13/14
15:45 07/08/2023 Tử Vi Lý Số: Hoàng Tuyền

     Từ hai câu quyết: Canh Đinh khôn thượng thị hoàng tuyền (Hoàng Tuyền Sát)
                               Đinh Khôn chung thị vạn tư sương (Cứu Bần Hoàng Tuyền)

PhongThuyLuan

In trang | Đóng cửa sổ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a - http://www.webwizforums.com


Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide - http://www.webwizguide.info

tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?FID=14&TID=5349 14/14

You might also like