Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề ôn số 1

Câu I (5,0 điểm)


1. Từ những đặc điểm, tính chất về địa hình, khí hậu, sinh vật… của thiên nhiên nước ta mà
em đã được học, hãy khái quát những đặc điểm chung nhất của tự nhiên Việt Nam.
2. Dựa vào bảng sau:
Bảng 1. Thống kê lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại trạm khí tượng Abadeh
(Iran) và Hà Nội (Việt Nam) (Đơn vị: mm)
(Nguồn: Weather Spark)
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Abadeh
Trạm 18,9 14, 21,3 15,6 4,4 1,9 1,8 1,7 1,3 3,5 15,7 22,7
(Iran) 2
Hà Nội 13,0 11, 29,2 52,5 126,3 160,1 204,0 226,2 173,8 84,8 45,0 14,1
(Việt 9
Nam)
Trên cơ sở so sánh tổng lượng mưa trung bình trong năm tại 2 trạm khí tượng trên,
hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về khí hậu giữa Việt Nam và một số nước
Bắc Phi và Tây Á dù có cùng vĩ độ có liên quan đến đặc điểm chung nào của tự nhiên Việt
Nam? Vì sao?
3. Dựa vào các hướng chính của địa hình đồi núi nước ta, hãy trình bày địa bàn phân bố và
hình thái của địa hình đồi núi theo hướng núi Tây Bắc – Đông Nam ở nước ta.
4. Trên cơ sở khái quát chung đặc điểm khí hậu của miền khí hậu phía Bắc, hãy phân tích
nguyên nhân dẫn đến sự đối lập giữa nửa đầu và nửa sau mùa đông tại đây.
Câu II (4,0 điểm)
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế tại vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc. Vì sao Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
2. Trình bày mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm
ở nước ta. Việt Nam cần làm gì để vận dụng tốt mối quan hệ đó trong phát triển nông nghiệp
hàng hoá?
Câu III (5,0 điểm)
1. Dựa vào bảng sau:
Bảng 2. Thống kê dân số và số người dùng Internet (2020) tại một số quốc gia và khu vực
(Đơn vị: người)
(Nguồn: World Internet Users)
Quốc gia Khu vực Dân số (2020) Số người dùng Internet (2020)
Pháp Châu Âu 64.979.548 58.038.536
Hoa Kì Bắc Mĩ 324.459.463 312.320.854
Việt Nam Châu Á 97.338.570 68.172.134
Burundi Châu Phi 10.864.245 607.311
Lào Châu Á 6.858.160 1.749.517
Xác định dạng biểu đồ thích hợp thể hiện:
a) Cơ cấu số người dùng Internet trên dân số năm 2020 tại Pháp, Việt Nam và Lào.
b) Quy mô dân số và số người sử dụng Internet năm 2020 tại 5 quốc gia trên.
2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô số người dùng Internet và tỉ lệ số người dùng
Internet trên dân số năm 2020 tại 5 quốc gia trên.
3. Nhận xét về tỉ lệ số người dùng Internet trên dân số năm 2020 của Việt Nam so với 4 quốc
gia còn lại trong Bảng 2. Từ đó, hãy trình bày sơ lược tình hình phát triển và đánh giá về vai
trò của ngành viễn thông đối với sự phát triển của đất nước.
4. Dựa vào đoạn thông tin ngắn sau:
“Theo Microsoft, năm nay chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu xuống thấp đến mức chạm
đáy trong vòng 4 năm qua. Và 5 quốc gia kém văn minh nhất, theo thứ tự, là Nam Phi, Peru,
Columbia, Nga và Việt Nam. Trong khi đó, các quốc gia văn minh hàng đầu trên Internet là
Vương quốc Anh, Hà Lan, Đức, Malaysia và Mỹ.” (Trích “Người Việt kém văn minh trên
mạng?, Báo Tuổi Trẻ)
Theo em, thế hệ trẻ hiện nay cần làm gì để xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá trên
không gian mạng?
Câu IV (3,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lý, hãy hoàn thành bảng sau:
Các đô thị Đô thị đặc biệt (2007)
Đô thị từ 100.000-200.000
Vùng người (2007)
Đông Nam Bộ
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Từ đó, hãy khái quát những đặc điểm chung nhất về quá trình đô thị hoá ở nước ta?
2. Hãy lí giải nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa
vùng Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu V (3,0 điểm)
Dựa vào đoạn ngữ liệu sau:
“ Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nguồn điện năng lượng tái tạo (điện
gió, điện mặt trời) gần 20.700 MW đến cuối năm 2021, chiếm gần 30% tổng công suất đặt nguồn
điện. 4 tháng đầu năm, loại năng lượng này được huy động gần 13,2 tỷ kWh, chiếm 15,4% lượng
điện sản xuất toàn hệ thống. 70% số này là nguồn từ điện mặt trời và 30% từ điện gió.
Tỷ trọng công suất và huy động điện từ nguồn năng lượng tái tạo đã cao hơn nhiều trước đây,
nhưng Việt Nam có nguy cơ thiếu điện, nhất là vào cao điểm nắng nóng.
Về điều này, tại toạ đàm "Tiết kiệm năng lượng, giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng
nóng", ngày 18/5, ông Nguyễn Anh Tuấn, chuyên gia năng lượng, giải thích, nghịch lý trên trước
tiên do tính bất định của năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).
Các loại hình này có những đặc tính về mùa, vùng miền và tác động của thời tiết..., không
phải lúc nào cũng sẵn sàng để phát. Chẳng hạn, nguồn điện mặt trời chỉ đạt hiệu quả phát điện tối ưu
vào buổi trưa, bức xạ nhiều. Các nhà máy mặt trời đặt tại miền Trung, miền Nam có công suất phát
tốt hơn tại phía Bắc do có số giờ nắng nhiều hơn...
Với điện gió, theo ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN, công suất đặt hiện khoảng
3.900 MW, trong đó 92% được đưa vào vận hành cuối tháng 10 năm ngoái. Theo biểu đồ phát của
điện gió, cao điểm thu điện vào tháng 12, 1 và 2; còn thấp điểm là tháng 4, 5 và 6. Công suất phát
điện gió không chỉ biến động theo mùa mà hàng ngày, thậm chí biến động mạnh giữa các thời điểm
khác nhau trong ngày.
Theo số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, không nhiều thời điểm điện gió
phát cao hơn mức 2.000 MW (một nửa tổng công suất điện gió được vận hành thương mại COD).
Cá biệt, nửa cuối tháng 3, nhiều thời điểm công suất phát của điện gió ở mức rất thấp, tối đa trong
ngày khoảng hơn 500 MW, thậm chí không có gió để phát điện.
Riêng ngày 19/3, theo ghi nhận của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, tổng công
suất phát của điện gió toàn quốc xuống rất thấp, có thời điểm chỉ còn 15 MW, tương đương 0,37%
tổng công suất lắp đặt loại năng lượng này. "Tức là ở các tháng cao điểm nắng nóng, nguồn điện gió
lại huy động được thấp, nhất là tại miền Bắc", ông Tuấn nói.
Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và Tăng trưởng xanh, gọi
năng lượng tái tạo là nguồn điện "đỏng đảnh".
Trước đây tỷ trọng điện gió chiếm công suất nhỏ, được lắp đặt ở một vài địa điểm cụ thể nên
nguồn này trong hệ thống điện giống như "rắc hạt tiêu lên món ăn". Khi tỷ trọng điện gió, hay điện
mặt trời tăng cao, trở thành nguồn điện quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thì đặt ra
thách thức cho nhà vận hành hệ thống. Đó là cần xây dựng công cụ dự báo để cân đối nhu cầu và
khả năng phát của nguồn điện năng lượng tái tạo.
Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công
Thương), cũng đề cập sự "đỏng đảnh" của năng lượng tái tạo. Ông nhắc tới trường hợp của Ireland,
quốc gia có tiềm năng điện gió rất lớn, ngoài sử dụng trong nước còn bán một phần cho Anh. Tuy
nhiên, trong những ngày mùa đông, thời tiết lạnh nhất, cần nguồn năng lượng để sưởi ấm, điện gió
lại không phát được.
Ngoài sự "đỏng đảnh" của năng lượng tái tạo, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính khả dụng
của các nguồn điện, và bản thân các nguồn năng lượng truyền thống cũng biến động.
"Không phải công suất đặt bao nhiêu MW sẽ phát được bấy nhiêu vào hệ thống điện", Phó
chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng nói.
Chẳng hạn, vào mùa khô, thuỷ điện sẽ phát được ít hơn do cạn nước. Mùa nước, nhiều nhà
máy thuỷ điện lớn phải xả bớt nước để đón lũ, lượng nước tích trong hồ thuỷ điện luôn thấp hơn chỉ
số thiết kế. Vì thế, công suất phát điện sẽ giảm đi một phần so với công suất lắp đặt.
Yếu tố nữa, là phần lớn các dự án năng lượng tái tạo đều tập trung ở miền Trung, miền Nam,
nơi nhu cầu và tăng trưởng điện thấp hơn miền Bắc. Hơn nữa, hạ tầng chưa đáp ứng để truyền tải đủ
lượng điện từ miền Trung và miền Nam ra miền Bắc.
Các yếu tố này lý giải công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống lên tới hơn 76.600 MW, chỉ
phát điện được tối đa hơn 40.000 MW. Và năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt chiếm gần 30%
hệ thống nhưng "thừa mà lại thiếu điện".
Từ đó, ông Vũ cho rằng, các nhà lập kế hoạch, xây dựng chính sách và vận hành hệ thống
điện cần nắm rõ đặc tính, lập kế hoạch vận hành tối ưu cho hệ thống điện.
Ông Võ Quang Lâm cho biết, để đảm bảo đủ điện cho phục hồi kinh tế sau dịch, tăng trưởng
GDP 6-6,5% năm nay thì điện năng tăng trưởng tương ứng 8,3 - 12,4%. Tập đoàn này đã đàm phán
với các nhà máy BOT, nhà máy điện độc lập để họ rà soát, đảm bảo huy động tối ưu nhất công suất
các nhà máy này vào hệ thống trong cao điểm mùa nắng nóng.
EVN cũng đẩy nhanh kết nối, tăng năng lực truyền tải để mua thêm 130 MW từ Lào, khoảng
500 MW điện từ Trung Quốc nếu cần; tăng nguồn nhiên liệu dự phòng các cho nhà máy điện than,
dầu... Ngoài ra, các công ty điện lực cũng làm việc với 18.000 doanh nghiệp, khách hàng lớn hiện
đang có máy phát điện diesel, công suất khoảng 7.000 MW, để huy động trong trường hợp cần thiết,
đảm bảo nguồn điện tại chỗ.
Theo tính toán của EVN, năm nay miền Bắc sẽ thiếu khoảng 1.500-2.400 MW trong một số
giờ cao điểm hoặc thời tiết cực đoan.
Để đủ điện cho phục hồi kinh tế sau dịch, ngoài cân đối các nguồn điện hiện có, ông Hà
Đăng Sơn góp ý, về dài hạn Việt Nam cần có chiến lược phát triển lưới điện liên vùng, thúc đẩy
thoả thuận mua bán điện và phối hợp điều độ lưới điện trong ASEAN, tương tự EU. Hiện, Việt Nam
mới có tuyến kết nối điện truyền tải để mua thêm điện từ Lào, Trung Quốc.
Trong khi đó, lãnh đạo EVN nhìn nhận, Việt Nam cần phát triển thị trường dịch vụ năng
lượng. Đây là thị trường dịch vụ tích trữ các loại năng lượng khác để biến thành điện và sử dụng
ngay khi cần. Thị trường này sẽ giúp hệ thống điện bền vững, tối ưu khi nguồn năng lượng tái tạo
vận hành ngày càng nhiều,
Ông cho biết, ngoài mở rộng một số nhà máy thuỷ điện, phát triển thuỷ điện tích năng để
"tích lượng nước, sẵn sàng cho phát điện, EVN đã đề xuất Bộ Công Thương, Chính phủ cho thí
điểm dự án 50 MW pin tích trữ năng lượng. Việc này nhằm có nguồn năng lượng tái tạo sử dụng
ngay khi có khu vực thiếu, có nhu cầu.
Cùng đó, Việt Nam cần đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm năng lượng, coi đây là "giải pháp
chống căng thẳng giúp giảm áp lực cung ứng điện cho nền kinh tế".
Hiện, Việt Nam sử dụng năng lượng chưa hiệu quả khi vẫn tốn khoảng 400 kg dầu quy đổi
để tạo ra 1.000 USD GDP. Con số này cao hơn 30% so với Thái Lan, 40% Malaysia và gấp 4-5 lần
Mỹ. Theo tính toán của Bộ Công Thương, mỗi địa phương tiết kiệm 2% điện năng sẽ giúp giảm
hàng tỷ kWh điện mỗi năm.
Ngoài ra, chi phí hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ tăng ít nhất 5% nếu không tiết kiệm 8-
10% năng lượng. Vì thế, tiết kiệm năng lượng, dưới góc nhìn của chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn,
chính là việc sử dụng năng lượng thông minh, dùng đúng, đủ, tránh lãng phí.”
(Theo “Lý do Việt Nam vẫn nguy cơ thiếu điện dù nhiều điện gió, mặt trời”, Anh Minh, VN
Express)

1. Vì sao tình trạng sản xuất và tiêu thụ điện ở nước ta rơi vào tình trạng “thừa
mà lại thiếu điện”?
2. Dựa vào sự phân bố thế mạnh và tình hình phát triển phong điện, hãy giải
thích vì sao điện gió trong hệ thống điện giống như “rắc hạt tiêu lên món ăn”.
3. Nếu em là người đứng đầu ngành Điện lực Việt Nam, em sẽ làm gì để hài hoà,
cân đối giữa hai yếu tố: sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện trong nước và
bảo vệ môi trường tự nhiên?

HẾT

You might also like