Lịch sử hình thành đồng bằng Sông Hồng, tác giả Nguyễn Lê Anh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Hà Nam và Hải Dương ở hai bờ sông Hồng.

Đây là vùng đất mới, người dân ở đây rất lành họ không bị
văn hóa cũ đè nén. Bên Hải Dương có sông Bắc Ninh Cơ, bên Hà Nam có sông Châu Giang. Chúng đều là
chi lưu của sông Hồng.

Hải Dương thật ra là cái đảo ở ngoài biển cách bờ là con sông Đuống. Xưa con sông rộng tới 4km. Luy
Lâu là ở trên cái đảo ấy. Đảo đã có từ khoảng 6 nghìn năm về trước, cổ hơn Hà Nam tới 4000 năm,
nhưng Hải Dương vẫn được coi là đất mới vì phần lớn được bồi đắp sau này mà thành.

Khoảng 6000 năm về trước, do sông Đà chảy mạnh đẩy nước phù sa của sông Lô và sông Thao về đấy
chảy qua vùng Tam Đảo, chỗ đầm Vạc và Đại Lải rồi qua chỗ đền Sóc chảy qua Thiên Du, chảy tới Chí
Linh rồi đổ ra chỗ Cát Bà. Tới đây nó bị dòng Hải Lưu đẩy vòng trở lại mà tạo ra đảo đất Hải Dương.

Khoảng 2000 năm sau đó, tức cách nay 4000 năm thì chỗ đất ở Cổ Loa được bồi đắp cao dần lên, làm
cho dòng sông khó chảy về phía Quảng Ninh nữa. Chính vì thế mà Hải Dương không cao thêm được, và
vùng bở biển Quảng Ninh, Hải Phòng bị lẹm sâu vào một tí.

1
Như vậy 4000 năm về trước, cùng với việc người Việt Cổ di từ Sóc Sơn ra Cổ Loa, là sự kiện vùng đất nơi
ấy được bồi cao và làm cho Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng không nhận được nhiều phù sa như trước.
Lượng phù sa theo con sông Đáy chảy về phía Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và bồi dần vịnh biển nơi
đây thành đồng bằng.

Khoảng 30 nghìn năm trước đây dòng người Nam Á đã di cư tới Bắc Bộ họ nói tiếng Munda. Tại Bắc Lào
dòng Nam Á chia thành 3 nhánh

2
1- Nhánh về Việt nam

2- Nhánh lên Vân Nam (Bách Việt)

3- Nhánh xuống Thái Lan, Lào, CamPuchia

Họ đều nói tiếng Munda.

20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Người Nam Á là tổ tiên trực tiếp của
Việt Nam sống gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nước biển dâng, người tiền sử lùi lên
cao, định cư ở Quảng Ninh, Tam Đảo, Hòa Bình và phần miền Trung của Việt Nam, họ là người Mường.
8000 năm về trước bờ biển vào tới tận Tam Đảo, Ba Vì, Hòa Bình, đồng bằng Bắc Bộ là vịnh biển nông.
Nhưng trước khi nó là vịnh biển, nó là đồng bằng vì thế Việt Nam ta 10 nghìn năm xưa vẫn có các tỉnh
như ngày nay có điều nay nó bị vùi sâu 30m dưới đất phù sa.

6000 năm trước đây bắt đầu hình thành đồng bằng Bắc Bộ. Người Mường di cư từ chân núi ra vùng đất
mới, họ là người Kinh. Càng di cư ra xa vùng đất mới họ càng quên văn hóa gốc, thành những dân tộc rất
trẻ.

Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên các nhóm người Nam Đảo từ Malaysia di cư lên vùng
đất Miền Trung , tạo ra nhà nước Chăm Pa. Vào đầu thế kỷ thứ 2, Chăm Pa đã có chữ viết. Chăm Pa
từng là một quốc gia hùng mạnh và văn minh nhất khu vực. Các đội thuyền buôn của họ đi khắp thế giới,
sang cả Ấn Độ, La Mã… Tuy nhiên do sự thâm nhập của tôn giáo Phật Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo đã gây ra
mâu thuẫn trong lòng người dân Chăm Pa, khiến nó bị lụi tàn. Vào thế kỷ 15, năm 1471, Lê Thánh Tông
đã phát động chiến tranh và đã thôn tính Chăm Pa, lấy lại vùng đất từ trước Công Nguyên. Cùng với sự
thôn tính Chăm Pa là sự thừa hưởng các tư tưởng Phồn Thực, cùng với nền văn minh và văn hóa Chăm
Pa vè điêu khắc, âm nhạc,… Những sản phẩm văn hóa phi vật thể này đã là bước đi quyết định tách Việt
Nam ra khỏi cái bóng Hán hóa.

Một phần cư dân sống ở đồng bằng Ha Long di cư về phía Quảng Đông và kết hợp với người vùng Vân
Nam thành Bách Việt. Người Bách Việt sinh sống ở vùng ôn đới, giao thông bộ. Người Việt Nam sống ở
vùng nhiệt đới, giao thông chủ yếu là đường thủy. Người Bách Việt trải qua thời kỳ chiếm hữu Nô Lệ,
người Việt Nam thì không như thế. Do bị các dãy núi cao chắn, mà theo thời gian vẫn có sự di cư
nhwung đó chỉ là các dòng nhỏ lẻ theo đường biển. Họ bị đồng hóa văn hóa bởi văn hóa bản địa. Vì thế
mà người Việt Nam và Bách Việt là hai dân tộc có văn hóa khác biệt từ 10 nghìn năm.

3
Vào khoảng 7000 năm về trước, đồ đồng đã xuất hiện ở vùng gần Munda. Như thế nền văn minh tiền sử
đã phát triển rực rỡ ở vùng Mianmar, Thái Lan, Lào. Vùng đất Lào và phía Bắc Việt Nam là nằm sâu trong
lục địa và có khí hậu khô hạn. Sở dĩ nó không phải là sa mạc là do có gió Tây Bắc thổi từ biển Ấn Độ
dương tới. Do bị đốt nóng mà không khí trên Ấn Độ dương bốc lên cao. Luồng khí lạnh thổi từ Nam Cực
thổi về chiếm chỗ. Do lực Coriolis mà luồng khí Nam Cực này thổi về phía vùng sừng Châu Phi. Khoảng từ
6000 năm về trước cho tới 4000 năm về trước, vùng mà nay là sa mạc Sahara là rừng nhiệt đới. Điều này
xảy ra là do dòng khí thổi từ nam Cực về chệch sâu vào lục địa Châu Phi, và cũng chính vì thế mà luồng
gió thổi về phía Lào và Vân Nam đã không còn. Như thế khoảng từ 6000 năm về trước cho tới 4000 năm
về trước, vùng đất phía bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nay, tức phía ngoài dãy Hoàng Liên Sơn và Đông
Triều là hoang mạc. Nghiên cứu các nhũ đá trong các hang động ở nơi này cũng cho thấy sự kiện khô
hạn trong khoảng thời gian ấy. Ngoài ra các nhà khảo cổ cũng đã không thể tìm thấy dấu vết khảo cổ nào
cho thấy trong khoảng thời gian từ 6000 năm cho tới 4000 năm về trước có người tiền sử sinh sống ở
đây. Do bị sa mạc hóa mà người tiền sử Nam Á định cư ở Lào đã di cư dần về phía đồng bằng Bắc Bộ,
mang theo công nghệ đúc đồng. Cũng chính vì thế mà ở Việt Nam có những trống đồng niên đại trước
Công Nguyên đẹp nhất khu vực.

Khoảng từ 3500 năm về trước, khí hậu khu vực Lào và Thái Lan thay đổi, mưa nhiều hơn. Dòng người từ
các vùng Vân Nam di cư xuống khu vực này, họ nói tiếng Thái Tày.

4
Khoảng 3500 về trước kỷ nguyên đồ sắt xuất hiện ở vùng Trung Á, và theo con dường “Tơ Lụa” lan dần
sang tới vùng sông Hoàng Hà. Sắt làm trục xe kéo đã mang lại khả năng hậu cần chủ động, cùng với việc
chế tạo ra các vũ khí thiện chiến bằng sắt thép, nên đã xuất hiện các cuộc viễn chinh chiếm hữu nô lệ.
Nô lệ đông đúc đã tạo ra sức sản xuất hàng hóa vượt trội, làm xuất hiện tiền tệ, ngôn ngữ và chính
quyền tập trung. Sự kiện này xuất hiện cùng lúc ở Babylon và vùng lưu vực sông Hoàng Hà. Vào khoảng
năm 200 trước Công Nguyên, sau khi đánh chiếm toàn bộ vùng đất phía bắc Dãy Ngũ Lĩnh, Tần Thủy
Hoàng sai Triệu Đà đưa quân vượt núi xuống đánh chiếm vùng đất thuộc Quảng Đông và Quảng Tây. Vào
khoảng năm thứ 100 trước Công Nguyên, chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Bắc bị Hán Quang Vũ Đế
nhà Hán bãi bỏ.

Ở vùng đất Việt Nam khi ấy vẫn thuộc chế độ Mẫu Hệ. Chủ tộc là nữ, con gái kế tục. Ở Việt Nam, tuy
không trải qua thời kỳ chiếm hữu Nô Lệ, nhưng chế độ hành chính làng xã về thực chất là một dạng
chiếm hữu nô lệ trá hình. Nhiều vùng liên kết chống lại Hán Quang Vũ Đế và đã tôn Bà Trưng lên làm thủ
lĩnh. Vào năm 41, Bà Trưng xưng Vua. Vào năm 43, Hán Quang Vũ đế sai Mã Viện đưa 20 nghìn quân
sang Việt Nam đánh dẹp. Bà Trưng bị tử trận vào khoảng đầu tháng 2 âm lịch.

Cổ Hán thư đã ghi nhận sự kiện Hán Quang Vũ Đế xác nhận việc xưng vua của Bà Trưng vào năm 41. Lời
khai sinh ra tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ đấy. Tuy nhiên chính quyền chỉ tồn tại được có 2 năm. Sự ưu
việt về phương thức sản xuất, về quân sự, về kinh tế, đã khiến cho mảnh đật Việt nam chìm vào sự lệ
thuộc và bị đồng hóa. Có lẽ hậu duệ là chúng ta ngày nay đã không còn nhận ra tổ tiên mình nếu không
có một sự kiện xảy ra từ một nơi ở xa hơn nửa vòng trái đất. Vào năm 536 núi lửa Arlington vùng Bắc Âu
đã phun bụi vào bầu khí quyển nhiều tới mức trong vòng hơn 10 năm đã gây ra mất mùa và dịch bệnh
khắp châu Âu. Hệ lụy của nó là sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đói kém mất mùa và dịch bệnh cũng diễn
ra ở châu Á. Nhà Lương rơi vào khủng hoảng, vua chúa thay liên tục vài năm một lần. Trước bối cảnh đó
Lý Bí đã dấy quân khởi nghĩa chống lại nhà Lương dựng lại nền độc lập vào năm 544. Lý Bí tự xưng là
Nam Việt Đế, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân. Kinh thành của nhà nước Vạn Xuân là ở cửa sông Tô Lịch, tức
sông Thiên Phù, vị trí đình Quán La.

Theo thần phả năm 543, vua Lâm Ấp mang quân xâm chiếm quận Nhật Nam và tiến đến quận Cửu Đức.
Lý Nam Đế sai Phạm Tu cầm quân vào nam đánh Lâm Ấp. Phạm Tu là người vùng Thanh Trì, nơi sông Tô
Lịch đổ vào sông Nhuệ.

Tháng 6 năm 545, vua Lương là Lương Vũ Đế phái Trần Bá Tiên đưa quân sang đánh phá Vạn Xuân. Lý
Nam Đế mang quân ra đánh bị thua phải lui về vùng của người Lạo. Sau đấy bị quân Lương đánh úp tại
hồ Điển Triệt (546).

Đại Việt sử ký toàn thư cho biết Lý Bí xây dựng căn cứ địa ở vùng đầm hồ Điển Triệt. Đây là phần hạ lưu
của con sông Lô trước khi nhập vào với sông Thao. Ngày nay ở vùng này vẫn còn rất nhiều đầm hồ. Phù
sa bồi mỗi năm một ít, sau 1500 năm thì cũng phải bồi tới vài mét đất. Phân tích bản đồ địa hình và độ
cao chúng ta thấy khi xưa ở nơi đây các ruộng lúa thực chất là đầm hồ.

5
Trong Đại Việt sử ký toàn thư có nói thế trận của Lý Bí trong một đêm nước sông lên mạnh dâng cao tới
7 thước, tức gần 3m, nhấn chìm. Vậy đấy có thể là lũ do mưa đầu nguồn khiến cho nước sông Lô và sông
Phó Đáy dâng cao đột ngột gây ra.

Triệu Quang Phục là một vị tướng của Lý Nam Đế. Rõ ràng Triệu Quang Phục đã thấy được thế mạnh của
đầm lầy khi chống chọi với ngựa chiến của quân phương Bắc. Khác với vùng đầm hồ Điển Triệt của Lý Bí,
đầm Dạ Trạch không bị lũ sông nhấn chìm.

Ngày nay dấu vết của Đàm Dạ Trạch không còn. Tuy nhiên theo vector chỉ phương của các thửa ruộng
chúng ta vẫn có thể nhận thấy được đầm này. Đầm có bán kính tới 2km. Kinh nghiệm xương máu đã
khiến cho Triệu Quang Phục chủ động rút quân về Đầm Dạ Trạch.

6
Nơi đây Triệu Quang Phục đã duy trì được cuộc kháng chiến. Do bị thất bại triền miên mà vào năm 550
quân Lương buộc phải rút về nước. Nhà nước độc lập Vạn Xuân kéo dài tới năm 602.

Ngày nay mộ Lý Nam Đế được cho là ở Tam Quan. Đại Việt sử ký toàn thư viết “Tháng 3 năm 548, nghe
tin Lý Nam Đế mất trong động Khuất Lão, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xưng hiệu Triệu Việt Vương”.
Như thế nơi Lý Nam Đế mất, tức là nơi ông duy trì cuộc kháng chiến hẳn là ở một vùng nào đó khác.

Phân tích bản đồ địa hình và độ cao chúng ta thấy 1500 năm về trước thì Tam Nông cũng là vùng đầm
hồ rộng lớn. Như thế sau khi bị vỡ thế trận ở Điển Triệt, các tướng quân của Lý Nam Đế đã tản ra các
vùng khác nhau để duy trì cuộc chiến. Triệu Quang Phục về Đầm Dạ Trạch. Và có thể một cánh quân nào

7
đó đã vượt sông Lô, vượt sông Thao về vùng đầm hồ Tam Nông lập căn cứ địa kháng chiến. Nơi mà nay
được coi là mộ của Lý Nam Đế có thể là nơi nghĩa quân lập bàn thờ cúng ông.

Xét về địa lý thì 1500 năm về trước con sông Thao chảy đúng ở chân quả đồi nơi mà nay là vị trí ngôi mộ
Lý Nam Đế.

Triệu Quang Phục đã kế tục sự nghiệp đánh quân Lương của Lý Nam Đế và đã xưng vua Triệu Việt Vương
vào năm 524. Triệu Việt Vương bị Lý Phật Tử lật đổ vào năm 571 và vào năm 602, hậu Lý để mất nền độc
lập vào tay nhà Tùy.

Phải mãi tới năm 789, Phùng Hưng khởi nghĩa đánh đánh lại nhà Đường, giành lại độc lập dân tộc cho tới
năm 791. Lịch sử độc lập dân tộc lại bắt đầu sau khi Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán vào năm 939.
Tiếp sau đó là các trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước của Lý Thường Kiệt, của Đinh Bộ Lĩnh, của
nhà Trần và nhà Lê.

Lịch sử là như vậy

You might also like