LÝ THUYẾT THUẾ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ

1. Khái niệm
1.1. Cơ sở hình thành thuế:
Con người hình thành sống riêng lẻ nguy hiểm cộng đồng dân số tăng, nhu cầu
tăng Phân công LĐXH
 Phân phối
 Trao đổi phương tiện trao đổi tiền tệTài chính
 Tư hữu
 Phân hóa giàu - nghèo mâu thuẫn đấu tranh nhà nước hình thành thuế

- Cơ sở hình thành Thuế:


 Nhà nước (Thuế ra đời khi nhà nước xuất hiện)
 Nền kinh tế hàng hóa (nền kinh tế sau phân công: nói đến vấn đề trao đổi, phân
phối, tiền tệ) [còn nền kinh tế trc đó là tự cung tự cấp]
 Tác nhân sinh ra Thuế là NN, môi trường để Thuế tồn tại là nền KT hàng hóa. 1
trong 2 nhân tố thay đổi thì chính sách Thuế thay đổi.
Kết luận: Dưới bất kì hình thái kinh tế- xã hội nào khi nào còn nhà nước là còn thuế.

*    Tại sao Hệ thống Thuế VN lại khác Hệ thống Thuế các nước khác ?
Vì thể chế nhà nước là khác nhau. Mặc dù cùng thể chế nhưng nếu mức độ phát triển KT
hàng hóa khác nhau thì cũng dẫn đến cấu trúc Thuế sẽ khác. 
VD: 
 Việt Nam & Trung Quốc đều là nền KT thị trường định hướng XHCN nhưng mức
độ phát triển nền KT hàng hóa của 2 nước hoàn toàn khác nhau → cấu trúc Thuế
khác nhau. 
 Hệ thống Thuế Hoa Kỳ & Úc đều là chính phủ liên bang nhưng các mức phát triển
hàng hóa của 2 nước khác nhau → cấu trúc Thuế khác nhau
*    Trong một QG, trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn mặc dù thể chế không đổi nhưng sự
phát triển nền KT hàng hóa thay đổi thì chính sách Thuế cũng thay đổi. Nếu định kỳ nhà
nước ko chỉnh lại chính sách Thuế thì nó sẽ trở nên lạc hậu.

1.2 Khái niệm thuế


- Góc độ Nhà nước: là khoản thu của Nhà nước đối với tổ chức và cá nhân, mang tính bắt
buộc không hoàn trả trực tiếp được pháp luật quy định đáp ứng chi tiêu của NN.
- Góc độ người nộp thuế: khoản đóng góp mang tính pháp lệnh của NN đối với tổ chức
và cá nhân đáp ứng chi tiêu của NN.
- Góc độ nội dung vật chất: là khoản tiền hoặc sản vật mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ
đóng góp đáp ứng chi tiêu của NN.

1.3 Bản chất của thuế: là hình thức phân phối thu nhập, huy động 1 phần thu nhập của
tổ chức và cá nhân vào ngân sách chi tiêu của NN.

1.4 Đặc trưng của thuế


- Tính chất bắt buộc
- Không hoàn trả trực tiếp
- Dùng vào chi tiêu công
- Không có đối phần cụ thể (không gắn với mục chi đã xác định)

1.5 Phân biệt thuế, phí, lệ phí


1.5.1 Khái niệm phí, lệ phí
- Khoản đóng góp bắt buộc của cá nhân, tổ chức được hưởng lợi ích, sử dụng dịch vụ
công cộng hoặc những tập quán có tính truyền thống ( tiền mừng cưới, tân gia…) của địa
phương
quy ước

1.5.2 *Giống nhau giữa thuế và lệ phí, phí


- Thu tổ chức, cá nhân
- Mang tính bắt buộc
- Lượng hóa bằng tiền
- Mang tính ổn định tương đối\
* Khác
Thuế Phí ( trong dịch vụ công cộng), lệ phí (lĩnh
vực hành chính)
Thu hầu hết cá nhân, tổ chức Chỉ những cá nhân, tổ chức được hưởng lợi
ích hoặc sdụng dịch vụ công
Tác động đến nhiều mặt của đời sống Chủ yếu đến lợi ích người nộp và người thu
kinh tế- xã hội
Cơ quan lập pháp (Quốc hội) ban hành Cơ quan hành pháp ban hành, tập quán quy
định
Không có đối phần cụ thể Có
Không hoàn trả trực tiếp cho người nộp Hoàn trả trực tiếp

2. Vai trò của thuế


2.1. Công cụ huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước
+ Công bằng
+ Rõ ràng
+ Chi phí thấp bằng cách
Khấu trừ tại nguồn: trừ thẳng vào lương
Tự tính tự nộp: cty tự tính tự nộp và tự chịu trách nhiệm

* Khả năng thụ thuế: là tỷ lệ tối đa từ thu nhập mà doanh nghiệp và người dân sẵn sàng
trích ra để trả tiền Thuế mà không làm thay đổi hoạt động vốn có của họ
Khả năng thụ thuế= thu nhập xã hội được động viên thông qua thuế/GDP
Kết luận: Nếu khả năng thụ thuế là giới hạn động viên thu nhập xã hội thông qua thuế
vào NSNN
Khả năng thụ thuế= Tiền thuế Chính phủ mong muốn lấy từ GDP/GDP

* Nỗ lực thu thuế tùy thuộc vào:


- Chính sách thuế
- Công tác quản lý thu thuế
- Sự hiểu biết và thái độ của người dân về thuế
Nỗ lực thu thuế= tỷ lệ % số thu thuế thực tế so với GDP/ tỷ lệ % số thu thuế ước tính so
với GDP

Nỗ lực thu thuế<1 : nỗ lực thu thuế chưa đạt giới hạn khả năng thụ thuế biện pháp cải
thiện
Nỗ lực thu thuế >1 : vượt giới hạn cần xem xét
Kết luận: Nỗ lực thu thuế là những tác động chủ quan của nhà nước nhằm khai thác khả
năng thụ thuế của nền kinh tế

2.2 Công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế


+ Quản lý: Cơ quan thuế tiến hành quản lý ngành nghề kinh doanh bằng các loại thuế
đánh vào mặt hàng
+ Điều tiết vĩ mô thông qua thuế suất, ưu đãi thuế

2.3 Điều hòa thu nhập, góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội

- Công bằng theo chiều ngang: dành cho những cá nhân có cùng một khả năng nộp thuế
như nhau, nợ cùng một khoản thuế như nhau. Liên quan đến phép đo lường có chừng
mực mà không thiên vị của căn cứ tính thuế.

- Công bằng theo chiều dọc: những cá nhân có khả năng nộp thuế cao hơn sẽ nộp thuế
nhiều hơn. Liên quan đến cấu trúc mức công bằng mà qua đó tính thuế

3. Phân loại thuế


3.1 Căn cứ vào phương thức huy động:
- Thuế trực thu: người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế ( thuế TNDN, thuế
Thu nhập cá nhân…), có khuynh hướng lũy tiến và mang ý nghĩa công bằng theo chiều
dọc. Người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều.
- Thuế gián thu: người nộp thuế và người chịu thuế khác nhau (thuế VAT…), mang
khuynh hướng lũy thoái
*    Tùy thuộc vào độ co giãn cung cầu: ai co dãn nhiều hơn thì thuế sẽ chuyển dịch cho
người còn lại. Cầu > cung: gánh nặng thuế sẽ đẩy cho người sản xuất & ngược lại. 

Thuế suất trung bình= Tiền thuế thực tế đã nộp/ Căn cứ tính
thuế

3.2 Căn cứ vào đối tượng tính thuế:


- Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ: VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế BVMT
- Thuế đánh vào thu nhập: thuế TNDN, thuế TNCN (phát sinh thu nhập mới thu)
- Thuế đánh vào tài sản: quyền sở hữu, thuế BĐS, thuế Tài nguyên

3.3 Căn cứ vào cơ chế phân cấp quản lí


* Thể chế nhà nước thống nhất:
- Thuế trung ương
- Thuế địa phương
- Thuế điều tiết
* Thể chế nhà nước liên bang
- Thuế liên bang
- Thuế các bang
- Thuế địa phương

4. Các yếu tố cấu thành của luật thuế:


- Tên gọi của thuế
- Đối tượng chịu thuế: mục tiêu tác động của thuế
- Đối tượng không chịu thuế: không là mục tiêu tác động
- Người nộp thuế
- Căn cứ tính thuế
- Thuế suất
- Phương pháp tính thuế
- Miễn, giảm thuế
- Khấu trừ, hoàn thuế
- Hiệu lực thi hành
(Thủ tục thu nộp thuế Luật quản lí thuế)
* Khi xây dựng thuế suất cần chú ý 2 nguyên tắc cơ bản:
- Thuế suất phải phù hợp với khả năng thụ thuế của người nộp thuế nhằm giảm bớt gánh
nặng thuế cho họ.
- Thuế suất phải tạo nên một năng suất thu tối ưu nhưng không kìm hãm sự phát triển của
sản xuất kinh doanh, ngược lại phải kích thích sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung và
sự tăng trưởng của doanh nghiệp nói riêng
Có 4 loại thuế suất:
- Thuế suất tuyệt đối (thuế suất cố định):
- Thuế suất tỷ lệ
- Thuế suất lũy tiến
+ Thuế suất lũy tiến toàn phần
+ Thuế suất lũy tiến từng phần
- Thuế suất lũy thoái
Thuế suất trung bình= tiền thuế thực tế phải nộp/cơ sở tính thuế
5. Khái quát hệ thống thuế VN
5.1 Giai đoạn trước ngày 1/1/1990
Thuế ra đời sau CMT8 thành công

5.2 Giai đoạn từ 1/1/1990 đến 31/12/1995

5.3 Giai đoạn 1996 đến nay


--✧✧✿✧✧--
CHƯƠNG 2 THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

1. Khái niệm: Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế thu vào các hàng hóa được phép xuất,
nhập khẩu.
2. Đặc điểm
- Là thuế gián thu
- Đánh vào hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch
+ Hàng mậu dịch: mua bán trao đổi thông qua hợp đồng ngoại thương, mua về bán lại
+ Hàng phi mậu dịch: không thông qua (mua tặng)
- Chính sách thuế xuất, nhập khẩu tùy thuộc vào chính sách thương mại của Quốc gia
Hàng tiểu ngạch: thông qua biên giới đường bộ
Xuất khẩu tại chỗ: giao ngay trong nước
3. Vai trò
- Tạo nguồn thu cho ngân sách
- Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
- Góp phần bảo hộ và thúc đẩy sx trong nước phát triển
- Hướng dẫn tiêu dùng
- Thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội
II. NỘI DUNG
1. Người nộp thuế
- Những tổ chức, cá nhân có hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới
Việt Nam, kể cả hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất, nhập khẩu
- Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung chuyên sx hàng xuất, nhập khẩu
Khu phi thuế quan: bán hàng vào khu chế xuất: tính thuế xuất khẩu
* Đối tượng không chịu thuế:
- HH vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu, trung chuyển
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước khi xuất khẩu
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài vào trong khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng đưa từ
khu thuế quan này sang khu thuế quan khác
2. Thời điểm tính thuế: thời điểm đăng ký Tờ khai Hải quan
3. Phương pháp tính thuế
- Tính thuế theo tỷ lệ %
- Tính thuế tuyệt đối
- Tính thuế hỗn hợp
4. Tính thuế theo tỷ lệ %
Tiền thuế XK, NK= Số lượng hàng hóa tính thuế* đơn giá tính thuế* thuế suất

Thuế suất
- thông thường: k kí kết ưu đãi, =1,5 thuế suất ưu đãi
- ưu đãi: có kí kết trong quan hệ thương mại, thấp hơn thuế suất thông thường
- ưu đãi đặc biệt: có kí kết ưu đãi đặc biệt ( vd trong ASEAN)
Để xác định yêu cầu xuất trình giấy C/O
Thuế nhập khẩu bổ sung:
- Thuế chống bán phá giá: áp dụng trong trường hợp bán phá giá NK vào VN gây thiệt
hại cho sản xuất
- Thuế chống trợ cấp: áp dụng cho hàng hóa được trợ cấp NK
- Thuế tự vệ: áp dụng trong trường hợp NK hàng hóa quá mức
Số lượng hh tính thuế: Số lượng hàng thực xuất hoặc thực nhận
Doanh thu – HBĐBTL= Doanh thu thuần
Giá tính thuế bằng tiền việt, tỷ giá được xác định vào thời điểm lập tờ khai đăng ký với
tổng cục hải quan. Nếu là ngày lễ thì tính theo tỷ giá của hôm trước liền kề
- Giá tính thuế đối với hàng XK: là giá bán tại cửa khẩu xuất ở VN (chỉ tính bằng FOB)
DAF: giá xuất khẩu qua đường bộ (tiểu ngạch)
FOB: qua các đường còn lại
CIF (cost Insurance Freight)
FOB= CIF – (I+F)
Vd: Cty A xuất khẩu lô hàng a, giá CIF là 800tr. Phí I và F được tính là 150tr. TXKa:
2%, TXKA nộp?
FOB= 650tr TXKA= 650tr*2%
- Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu: giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên,
được áp dụng tuần tự theo 6 pp sau:
+ Phương pháp trị giá giao dịch
+ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK giống hệt
+ Phương pháp hàng NK tương tự
+ Phương pháp trị giá khấu trừ
+ Phương pháp trị giá tính toán
+ Phương pháp suy luận
Đối với hàng Nhập khẩu có thể tính bằng
FOB: không bao gồm I và F
Tính theo trị giá tính thuế= giá CIF= F + I +
FOB

Trường hợp mua bán theo phương thức trả chậm thì giá tính thuế được tính theo phương
thức trả tiền một lần, tức là được trừ tiền lãi trả chậm.
Lãi đơn: Po= Fn/(1 +i*n)
Lãi kép: Po= Fn/(1 + i)^n

Fn: giá theo trả chậm


i: lãi suất theo tháng
n: số tháng trả
Vd: Tháng 1/2020, cty cổ phần An Khang nhập khẩu lô hàng A tổng giá trị mua theo giá
CIF trả chậm sau 6 tháng là 84.000. Lãi suất trả chậm là 10% năm tính theo lãi đơn. Xác
định
Trị giá tính thuế nhập khẩu:
(84000: (1+10%:12*6) * 22000
5. Tính thuế tuyệt đối

thuế xuất, nhập khẩu= mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị* tỷ giá tính thuế* số lượng hàng hóa tính
thuế

6. Tính thuế hỗn hợp


Thuế xuất, nhập khẩu= Tiền thuế theo phương pháp tuyệt đối + Tiền thuế theo phương pháp tỷ lệ
%

--✧✧✿✧✧--
CHƯƠNG 3 THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1. Khái niệm:
- Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, thu vào hàng hóa dịch vụ đặc biệt, hàng hóa không
được khuyến khích tiêu dùng
2. Đặc điểm:
- Là thuế gián thu
- Phạm vi thu thuế hẹp
- Mức thuế suất cao
- Thuế nộp hàng tháng
3. Vai trò:
- Tạo nguồn thu cho ngân sách
- Khuyến khích xuất khẩu
- Hạn chế nhập khẩu
- Hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm xa xỉ độc hại hoặc không khuyến khích tiêu dùng
- Thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội (dùng nhiều đóng góp nhiều)
4. Đối tượng nộp thuế
- ĐVSX; ĐVNK
- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của ĐVSX để xuất khẩu nhưng
không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước
- Cơ sở NK bán hàng hóa do mình NK về (đã đóng 1 lần thuế ở khâu NK, khi bán ra
đóng lần 2 sẽ được khấu trừ lần đã đóng ở khâu NK)

- ĐVKĐV thuộc diện tính thuế TTĐB


* Hàng hóa dịch vụ tính thuế TTĐB:
- Hàng hóa tiêu thụ
- Dịch vụ cung ứng
- Hàng hóa gia công
- Hàng trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, khuyến mãi
5. Hàng hóa không thuộc diện chịu thuế TTĐB
- Hàng hóa của đvsx trực tiếp xuất khẩu hoặc gia công cho nước ngoài
- Hàng hóa của đvsx bán hoặc ủy thác cho cty xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng đã
kí kết
- Hàng hóa NK trong các trường hợp như hàng viện trợ nhân đạo, hàng tạm nhập tái xuất
trong thời hạn cho phép, hàng trong tiêu chuẩn cho phép
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới VN
- Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội (tổ chức Đảng, công đoàn,
đoàn thanh niên…)
- Quá biếu, quà tặng cho cá nhân tại VN theo mức quy định
- Hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng từ nội địa bán vào khu phi
thuế quan
6. Thời điểm tính thuế TTĐB
- Đối với bán hàng hóa: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng
hóa, không phân biệt đã thu tiền hay chưa
- Đối với cung ứng dịch vụ: hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa
đơn
- Đối với hàng hóa NK là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
7. Khấu trừ thuế TTĐB
- Trường hợp ĐVSX mua hoặc NK nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB để sx ra sản
phẩm cũng chịu thuế thì sẽ được khấu trừ tương ứng thuế TTĐB ở khâu nguyên liệu
(Hàng trao đổi thì giá xét theo với hàng cùng loại ở cùng thời điểm)

Đối với ĐVSX:

Thuế TTĐB phải nộp trong kì = Số lượng tính thuế * Giá tính thuế TTĐB * Thuế
suất

- Số lượng tính thuế là số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì bao gồm biếu, trao đổi, tiêu
dùng nội bộ không phục vụ sản xuất ( vd: sản xuất rượu trên 20 độ để làm rượu trái cây)
- Giá tính thuế TTĐB là giá bán tại nơi sản xuất, trong giá bán này chưa có thuế TTĐB,
chưa có thuế GTGT và chưa có thuế môi trường

Giá tính thuế TTĐB= (Giá chưa có thuế GTGT- Thuế BVMT (nếu có))/ (1 + Thuế suất
thuế TTĐB)

Giá bán chưa thuế GTGT là giá đã có thuế TTĐB


Giá bán = Giá đã có thuế GTGT, Thuế TTĐB và thuế Môi trường (nếu có)

Giá dịch vụ, doanh thu là giá đã có thuế GTGT, thuế TTĐB

Thuế BVMT = Số lượng tính thuế * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

*Đối với mặt hàng bia chai, nếu có tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứng
với số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào tính thuế TTĐB
* Đối với hàng hóa gia công: giá tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế TTĐB,
GTGT, thuế BVMT của nơi giao cho nơi khác gia công
* Đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng: giá tính thuế TTĐB là doanh thu
đã trừ tiền trả thưởng cho khách
* Đối với kinh doanh đặt cược: giá tính thuế TTĐB là doanh thu đã trừ tiền trả thưởng và
không bao gồm doanh thu vé vào cửa
VD: Nhà máy bia bán 900 két bia chai ( mỗi két 20c), giá bán chưa thuế GTGT là
198.000. Tiền đặt cược vỏ chai là 1.000đ/c. Số vỏ chai quyết toán không thu hồi được là
231 chai.
Thuế suất TTĐB là 65%. Xác định doanh thu tính thuế TTĐB
(900 * 198.000 + 231.000) /1,65 = 108.140.000đ
VD: Nhà máy sản xuất thuốc lá giao cho đại lý 2.500c, quy định giá chưa thuế là
280.000đ/c, hoa hồng cho đại lý là 5% trên doanh thu chưa thuế. Trong kỳ đại lý tiêu thụ
được 90%. Thuế suất TTĐB: 75%. Xác định doanh thu tính thuế TTĐB
2.500* 280.000/1,75* 90%= 360.000.000đ
VD: Nhà máy sản xuất rượu Bình Tây trực tiếp gia công cho một khách hàng trong nước
900.000c, giá gia công chưa có thuế GTGT là 38.000/c. Xác định doanh thu tính thuế
TTĐB khi nhà máy giao cho khách hàng. Biết rằng KH bán với giá chưa thuế GTGT là
108.000đ/c. Thuế suất thuế TTĐB là 35%
900.000* 108.000/1,35= 72.000.000.000đ
VD: Cơ sở sản xuất, lắp ráp oto bán 1 oto giá chưa thuế TTĐB và GTGT theo phương
thức trả chậm sau 12 tháng là 3,36 tỷ. Lãi suất trả chậm là 1%/tháng, tính theo lãi đơn.
Xác định giá tính thuế TTĐB đối với oto này.
3,36/ (1+ 1%*12) = 3 tỷ
VD1: Cty A sx trong kì 1000c rượu> 20 độ:
Bán cho B 500c, giá chưa VAT là 200k/c, đồng thời dùng 200c trao đổi với C, giá trao
đổi là 100k/c
A trực tiếp bán lẻ 150c, giá bán lẻ có VAT 231k/c
Thuế suất TTĐB 65%, VAT: 10%
Yêu cầu TTĐB A phải nộp trong kì
Thuế TTĐB A phải nộp = (700*200.000 + 150* 231.000/1,1) * 0,65/1,65
= 67.560.606,06
*Nếu bán cho A 200k, bán cho B 210k, trao đổi 100k thì giá trao đổi sẽ tính theo giá cao
nhất
Đối với ĐVNK:

Thuế TTĐB nộp khi NK= Số lượng NK * Giá tính thuế TTĐB hàng NK * Thuế suất
TTĐB

Giá tính thuế TTĐB hàng NK= Giá tính thuế NK + Thuế NK (nếu được giảm thì cộng
với thuế NK cần phải nộp)

Khi đơn vị NK bán hàng ra trong nước (trừ xăng) thì phải nộp thêm thuế TTĐB chênh
lệch
Thuế TTĐB chênh lệch = Thuế TTĐB đầu ra – Thuế TTĐB đầu vào tương ứng

Thuế TTĐB đầu ra bằng giá chưa có VAT nhân thuế suất
Thuế TTĐB đầu vào tương ứng: nhập 5000, trả tất cả loại thuế 5000
VD2:
Cty A nhập khẩu trong kỳ 500 xe oto mới loại 4 chỗ, dung tích >3000 cm3, giá tính thuế
NK 600tr/xe
A bán trong nước cho B 200 xe, giá bán có Vat 2200tr/xe. TNK: 70%, TTĐB: 90%,
VAT: 10%
Yêu cầu:
1. Xác định thuế TTĐB A nộp khi NK
A= 500 * (600+0,7*600) * 0,9= 459.000
2. Xác định thuế TTĐB chênh lệch A nộp khi bán xe trong kỳ
= 200 * 2.200 / (1,1*1,9) * 0,9 – (200*(600+ 0,7* 600) *0,9= 5873,68
Hoặc= 200 * 2.200 / (1,1*1,9) * 0,9 – 459.000*2/5= 5873,68
3. Xác định lợi nhuận trước thuế A thu được trong kì
LNTT= Dthu – GVHB
LNTT= 200 * (2200/1,1 – (600+ 420 + 918)) - 5873,68 = 6526,32
Vd3: Cty A NK 2.000c rượu>20 độ, giá tính thuế NK 200.000đ/c. A bán trong nước cho
B 1200c
TNK:40% (TNK phải nộp được giảm 10%)
TTĐB: 65%, VAT: 10%
Yêu cầu: xác định giá bán có VAT của 1c rượu để LNTT A thu được là 108tr
Gọi X là giá bán chưa VAT 1c rượu
90.000= X – (200.000 + 72.000 + 176.800) – (X/1,65* 0,65 – 176.800)
 X= 597.300 * 1,1= 657.030đ
Lưu ý:
- Thuế TTĐB chỉ tính một lần ở đơn vị sx, khi chuyển qua đơn vị kinh doanh thương mại
thì ở đơn vị này chỉ tính và nộp thuế GTGT
- Trường hợp đvsx mua hoặc nhập khẩu nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB để sx ra
sản phẩm cũng thuộc diện chịu thuế TTĐB thì số thuế TTĐB đơn vị sản xuất phải nộp
trong kì sẽ được khấu trừ tương ứng số thuế TTĐB ở khâu nguyên liệu
Vd: Cty A sx rượu trái cây có số liệu trong kỳ như sau:
A NK 20.000l rượu trên 20 độ, giá tính thuế NK 40.000đ/l. A sử dụng 16.000l để sx dược
48.000c rượu trái cây và tiêu thụ trong kỳ như sau:
- Bán cho cty B 12.000c giá bán chưa VAT 120.000đ/c, đồng thời dùng 3000c để trao
đổi, giá trao đổi 80.000đ/c
- A gửi đại lý bán 20.000c, giá bán địa lý chưa Vat theo đúng hợp đồng là 128.000đ/c.
Hoa hồng trả đại lý là 5% giá đại lý bán chưa VAT. Đại lý bán hết.
- A trực tiếp bán lẻ 5.000c, gia bán lẻ có VAT 143.000đ/c
TNK: 40% (biết rằng thuế NK phải nộp được giảm 10%)
VAT: 10%
TTĐB rượu trái cây: 35%
TTĐB rượu: 65%
Yêu cầu: Xđ thuế TTĐB A phải nộp khi NK và khi tiêu thụ rượu trái cây trong kỳ

--✧✧✿✧✧--
CHƯƠNG 4: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1. Khái niệm
Thuế GTGT là thuế thu vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá
trình sản xuất, lưu thông
2. Đặc điểm
- Thuế gián thu
- Phạm vi thu thuế rộng
- Thu vào giá trị tăng thêm
- Mang tính trung lập
- Không có hiện tượng trùng thuế
- Có tính lũy thoái
- Nộp thuế:
+ Quy mô lớn (trên 50 tỷ): hàng tháng
+ Quy mô nhỏ (từ 50 tỷ trở xuống): hàng quý
3. Vai trò
- Tạo nguồn thu cho ngân sách
- Khuyến khích xuất khẩu (áp dụng thuế suất 0% với hàng xuất khẩu)
- Hạn chế nhập khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển
- Thúc đẩy thực hiện tốt chế độ kế toán
- Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
- Thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội
4. Đối tượng không chịu thuế:
- Sản phẩm trồng trọt
- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng…
- Chuyển quyền sử dụng đất
- Hoạt động tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán…
5. Trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
- Nhận các khoản bồi thường bằng tiền, tiền thưởng, tiền hỗ trợ
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất tại Việt Nam mua dịch vụ của nước ngoài không
có cơ sở thường trú ở Việt Nam
- Tổ chức cá nhân không kinh doanh thì không nộp thuế VAT khi bán tài sản
- Chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất kinh doanh
- DN, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, thủy hải sản chưa chế biến
- TSCĐ đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao
- Góp vốn, điều chuyển tài sản, thu đòi người thứ 3, thu hộ, doanh thu thuộc diện không
chịu thuế GTGT
- Không phải nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu nếu hàng bị trả lại
6. Các lưu ý

- Xác định lợi nhuận thì bỏ VAT ra


- Tiêu dùng nội bộ phục vụ hoạt động kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT
- Hàng bán ra bị trả lại sẽ hạch toán vào doanh thu, VAT đầu ra cũng v
- Xác định được hàng bán ra, chưa thu đủ tiền nhưng vẫn tính doanh thu đủ
- Hàng đặc thù là có VAT
- Mua hàng vào bằng hóa đơn thông thường thì VAT đầu vào không trừ
- Doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư VAT đầu vào có nhưng VAT đầu ra chưa có
- Cty mua hàng để XK, nếu VAT đầu vào khấu trừ lớn hơn 300tr thì được hoàn lại liền,
còn nếu nhỏ hơn thì để khấu trừ cho kì sau
- Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100tr thì không phải nộp thuế nào hết
- Thuộc diện không nộp thuế khác với tính thuế 0% (hàng hóa dịch vụ xuất khẩu)
Đối với sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương
mại, giá tính thuế GTGT xác định bằng 0 nhưng vẫn phải kê khai
Đối với hàng gia công, giá tính thuế GTGT là giá gia công chưa có thuế GTGT
Đối với hàng trả góp, trả chậm, giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT
Hàng hóa khâu bán ra, hàng hóa bán chậm: không tính lãi trả chậm, không tính lãi trả góp
Hàng trao đổi, biếu tặng: cùng giá với mặt hàng cùng loại, cùng thời điểm
Hàng khuyến mại: giá tính thuế=0
Theo quy định hiện nay khi mua hàng vào có giá trị từ 20tr trở lên thì phải có hóa đơn
GTGT và chứng từ thanh toán qua ngân hàng

Đối với cơ sở kinh doanh: có 2 phương pháp

- Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT (phương pháp trực tiếp)

Thuế GTGT phải nộp= GTGT của hàng hóa* Thuế suất

- Phương pháp khấu trừ thuế (phương pháp khấu trừ): tất cả loại hình doanh nghiệp

Thuế GTGT phải nộp=Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra: giá bán chưa tính thuế VAT* thuế suất

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số tiền thuế GTGT được ghi trên các hóa đơn
GTGT của các hàng hóa, dịch vụ kể cả TSCĐ ở khâu mua vào hoặc nhập khẩu theo đúng
quy định
Tính VAT không ảnh hưởng đến HTK đầu kì
VD1: Cty A nộp thuế theo quý có số liệu như ssau:
Q1: A mua 10.000 spa, giá mua chưa VAT 20.000đ/spa. A bán cho B 8.000 spa, giá bán
chưa VAT 24.000đ/spa
Q2: A bán lẻ 1.000 spa, giá bán lẻ có VAT 29.700đ/spa
VAT spa: 10% mua bán có đầy đủ hóa đơn VAT và chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Yêu cầu: 1. Xác định VAT A nộp của Q1,Q2
2. Xác định lợi nhuận trước thuế A thu được sau 2 quý
(LNTT= DT- GVHB ra)
* Đối với hàng nhập khẩu

Thuế GTGT nộp khi nhập khẩu= Số lượng NK * Giá tính VAT hàng NK * Thuế suất
VAT

Giá tính VAT hàng NK= Giá tính thuế NK + thuế NK + thuế TTĐB + Thuế môi
trường

--✧✧✿✧✧--
CHƯƠNG 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm
- Là loại thuế thu vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
2. Đặc điểm
- Là thuế trực thu
- Đánh vào thu nhập của DN
- Tác động đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế
- Có tính ổn định tương đối
- Thuế nộp theo quý
- Nộp thừa không trả lại mà cấn trừ cho kì sau
3. Vai trò
- Tạo nguồn thu cho NS
- Khuyến khích đầu tư
- Tái cấu trúc nền kinh tế
- Thúc đẩy thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ
- Thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt
- Thực hiện bình đẳng và công bằng XH
Kỳ tính thuế đầu tiên của DN vừa thành lập nếu nhỏ hơn 3 tháng thì công dồn cho kì sau
VD: thành lập 1/11/2016  kì tính thuế là 2 tháng + 12 tháng năm sau

Thuế TNDN phải nộp = (TN tính thuế - Phần trích lập QPTKH&CN) * Thuế suất

TNTT= TNCT- TN được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy
định

TH được miễn thuế: các tổ chức có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, của hội người tàn tật
Kỳ tính thuế TNDN của năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng. Kỳ
tính thuế xác định theo năm dương lịch, DN tạm nộp theo từng quý và thực hiện quyết
toán năm

Thu nhập chịu thuế = (DT -CP được trừ) + Thu nhập chịu thuế khác

Lỗ được kết chuyển liên tục không quá 5 năm


LN cty thu được và lợi nhuận để tính thuế đôi khi khác nhau
- DOANH THU
+ Tiền bán hàng, gia công, cung ứng dịch vụ
+ Tính bằng VNĐ
+ Theo phương pháp khấu trừ: giá bán chưa có thuế GTGT
+ Theo phương pháp trực tiếp: giá thanh toán
+ Hàng bán trả chậm, trả góp không tính lãi vào, doanh thu tính theo giá trả 1 lần, lãi tính
vào thu nhập chịu thuế khác
+ Hàng trao đổi, biếu tặng, nếu giá thấp thì tính theo giá của sp cùng loại, cùng thời điểm
+ Hoạt động gia công, doanh thu là tiền thu gồm tiền công, chi phí phục vụ cho việc gia
công
+ Hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi:
 DN giao hàng hóa: Doanh thu là tổng số tiền bán hàng hóa
 DN nhận làm đại lý: là tiền hoa hồng được hưởng
+ Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, doanh thu bao gồm cả thuế TTĐB
+ Hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT, doanh thu bao gồm cả thuế BVMT
XÁC ĐỊNH DOANH THU
-Với hàng bán ra: chuyển giao quyền sở hữu là tính, không phân biệt đã thu tiền hay chưa
- Với dịch vụ cung ứng: hoàn thành từng phần hoặc hoàn thành thì tính, không phần biệt
đã thu tiền hay chưa
- CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ
+ Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc sở hữu cty và phải được đưa ra sử dụng trong quá trình
kinh doanh
+ TSCĐ đi thuê tài chính
- CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ
+ Không có hóa đơn, chứng từ
+ Các khoản tiền bị phạt
+ Các khoản chi do các nguồn khác chi trả theo quy định
+ Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của cty (chi ủng hộ cho địa phương…)
Liên quan sự nghiệp giáo dục
Liên quan đến sự nghiệp y tế
Liên quan đến xây dựng nhà tình nghĩa
Liên quan đến thiên tai, bão tố được xét trừ
Có 5 khoản thuế không tính vào chi phí được trừ (là chi phí không được trừ)
- Thuế NK
- Thuế TTĐB khi NK
- Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế TNDN
Ngành nghề định mức tiêu hao nguyên vật liệu là 1 tỷ nhưng thực tế tiêu hao 1,2 tỷ thì
tính 1 tỷ. Nếu thực tế là 800 thì ghi 800
Cơ sở xác định tiền công là dựa trên hợp đồng, có thể hiện trên HĐ là tính
TNCT >0 *20%
TNCT <0 DN lỗ không nộp thuế TNDN
CHƯƠNG 6 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1. Đặc điểm
- Là thuế trực thu
- Phạm vi thu thuế rộng
- Thường áp dụng thuế suất lũy tiến
2. Vai trò
- Tạo nguồn thu cho NSNN
- Điều hòa thu nhập
- Khắc phục tính lũy thoái của thuế gián thu
- Thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội
3. Người nộp thuế: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế
4. Thu nhập miễn thuế
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản trong gia đình
- Chuyển nhượng nhà ở của cá nhân chỉ có duy nhất 1 nhà
- Thu nhập từ thừa kế, quà tặng
- Thu nhập của HGĐ, cá nhân trực tiếp tham gia SXNN…
- Chuyển đổi đất
- Thu nhập từ lãi, kiều hối
- Phần tiền lương làm thêm giờ
- Tiền lương hưu
- Học bổng
- Bồi thường hợp đồng bảo hiểm
- Quỹ từ thiện, viện trợ
5. Phương pháp tính thuế
* Đối với thu nhập từ hoạt động SXKD:
- Phương pháp khoán
- Phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh
Thuế TNCN phải nộp= Doanh thu tính thuế * Tỷ lệ thuế TNCN

Doanh thu tính thuế TNCN là toàn bộ tiền bán hàng, gia công, hoa hồng, cung ứng…
*Xác định doanh thu tính thuế TNCN một số trường hợp đặc biệt:
+ Hàng hóa trả góp, trả chậm: tiền bán tính theo thanh toán một lần
+ Hàng trao đổi, biếu tặng: tính theo hàng hóa cùng loại, cùng thời điểm
+ Hoạt động gia công hàng hóa: tiền thu từ gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, CP
phục vụ cho gia công…
- Phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản (tỷ lệ thuế TNCN 5%)

You might also like