TRIẾT HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA LỊCH SỬ

TriÕt häc M¸c - Lªnin


Giai cÊp vµ c¸ch m¹ng x· héi

NHÓM 13

Đào Ngọc Linh( nhóm trưởng)


Vũ Thu Ngân
Nguyễn Bích Ngọc
Hồ Thị Cẩm Vân
Hoàng Thị Mến
Vũ Vân Khanh
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Triết học Mác Lênin: Giai cấp và cách mạng xã hội

A. Giai cấp
1. Khái niệm
- Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao
động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế
độ kinh tế xã hội nhất định
- Giai cấp trong xã hội bao gồm:
+ Giai cấp thống trị
+ Giai cấp bị trị
+ Giai cấp và tầng lớp trung gian khác

2. Nguồn gốc hình thành


a. Nguồn gốc trực tiếp:

NHÓM 13
Triết học Mác Lênin: Giai cấp và cách mạng xã hội

- Nguồn gốc trực tiếp của giai cấp trong xã hội là từ sự phân hóa xã hội do sự
ra đời, tồn tại của chế độ tư hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.

- Công cụ bằng sắt ra đời


Sự phát triển - Phân công xã hội ngày càng Chế độ
của lực lượng Giai cấp
- Năng suất lao động tăng tư hữu
sản xuất
- Có sản phẩm dư thừa

b. Nguồn gốc sâu xa:


- Tình trạng phát triển chưa đạt đến trình độ xã hội hóa cao của lực lượng
sản xuất.
- Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ rất cao, chế độ tư hữu sẽ
mất đi, phân chia giai cấp sẽ không còn là một tất yếu nữa.

NHÓM 13
Triết học Mác Lênin: Giai cấp và cách mạng xã hội

 Sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân trực tiếp sự ra đời giai cấp

3. Kết cấu xã hội - giai cấp

- Gồm hai
giai cấp cơ bản
đối lập nhau
trong một xã hội
nhất định, là sản
phẩm đích thực
của chế độ kinh
tế - xã hội đó,
đồng thời quyết
định sự tồn tại,
phát triển của hệ
thống sản xuất
trong xã hội ấy.

- Bên cạnh hai giai cấp cơ bản, mỗi kết cấu xã hội - giai cấp còn bao gồm một
số giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian
4. Đấu tranh giai cấp
a. Khái niệm
- Là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp
bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, bọn đặc quyền, đặc lợi, những
kẻ áp bức và bóc lột
b. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có
giai cấp
- Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời
cải tạo cả bản thân giai cấp

NHÓM 13
Triết học Mác Lênin: Giai cấp và cách mạng xã hội

- Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội
- Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau
cùng trong lịch sử đấu tranh có giai cấp

- Ở Việt Nam đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một
điều tất yếu.

B. Cách mạng xã hội


1. Bản chất và vai trò của cách mạng xã hội
a. Khái niệm
- Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và
căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình
thái kinh tế - xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn
- Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi
thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

NHÓM 13
Triết học Mác Lênin: Giai cấp và cách mạng xã hội

 Giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội
b. Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất
 Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp và là bước nhảy
vọt tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp; vấn đề chính quyền là
vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội

c. Vai trò
- Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ
sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; mới thay thế được
hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng hình thái kinh tế - xã hôi mới cao hơn.
- Cách mạng xã hội là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh
tế - chính trị - văn hóa - tư tưởng.
- Nhờ có cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được
phát huy một cách cao độ.
- Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của cách mạng xã
hội qua bốn cuộc cách mạng hội đưa nhân loại trải qua năm hình thái kinh tế - xã
hội nối tiếp nhau:

Xã hội nguyên thủy Chiếm hữu nô lệ Chế độ phong kiến

Cộng sản chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa Tư bản chủ nghĩa

d. Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội
- Tính chất của một cuộc cách mạng xã hội được xác định bởi nhiệm vụ giải
quyết mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn xã hội tương ứng

NHÓM 13
Triết học Mác Lênin: Giai cấp và cách mạng xã hội

- Lực lượng của cách mạng xã hội là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có
lợi ích ít nhiều gắn ó với cách mạng và thúc đẩy cách mạng xã hội phát triển
- Động lực của cách mạng xã hội là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ
và lâu dài đối với cách mạng
- Lãnh đạo trong cách mạng xã hội thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm
của thời đại, là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ
nhất trong số các giai cấp đnag tồn tại.

2. Quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách
mạng xã hội
- Điều kiện khách quan là những gì độc lập bên ngoài và không phụ thuộc vào
chủ thể hoạt động
- Điều kiện chủ quan là kết quả những gì cấu thành phẩm chất năng lực của
một chủ thể nhất định phản ánh vai trò của chủ thể đối với hoàn cảnh hiện thực
khách quan
- Điều kiện khách quan và chủ quan có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết tác động
qua lại hỗ trợ cho nhau. Một cuộc cách mạng muốn nổ ra và giành thắng lợi thì
phải có sự kết hợp hài hòa giữa hai điều kiện trên. Trong đó điều kiện chủ quan giữ
vai trò quyết định nhất thắng lợi của một cuộc cách mạng xã hội

3. Hình thức và phương pháp cách mạng


- Bạo lực cách mạng là hành động cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo
của giai cấp cách mạng vượt qua khỏi giới hạn pháp luật của gia cấp thống trị
đương thời nhằm lật đổ nhà nước lỗi thời, xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng
- Bạo lực cách mạng là tất yếu bởi vì giai cấp thống trị lỗi thời không bao giờ
tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị của mình

NHÓM 13
Triết học Mác Lênin: Giai cấp và cách mạng xã hội

- C. Mác cho rằng: “Bạo lực cách mạng là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai
nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dung để tự mở
đường cho mình và đập tan những hình thức chính thức cứng đờ và chết”
- Trong khi khẳng định cách mạng bạo lực, những người mácxít không phủ
nhận khả năng đưa cách mạng xã hội tiến lên bằng phương pháp hòa bình, kể cả
việc sử dụng “con đường nghị trường”
- Nó chỉ được bảo đảm khi có sức mạnh của phong trào quần chúng - bạo lực
cách mạng - làm hậu thuẫn

NHÓM 13

You might also like