ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HK2 NH 22- 23

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

THI HK2 NĂM HỌC 2022 – 2023

NGÀY THI: 20/4/2023


LÝ THUYẾT: BÀI 16,17,18,19
HÌNH THỨC THI: Trắc nghiệm: 3 điểm
Tự luận: 7 điểm bao gồm:
- Nhận định: đúng/sai. Giải thích.
- Tình huống: 2 tình huống

Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và


nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
II/ Nội dung bài học:

1. Quyền sở hữu tài sản của công dân: là quyền của công dân (chủ sở
hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bao gồm
   - Quyền chiếm hữu: Là quyền trực tiếp nắm giữ, bảo quản tài sản.
   - Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản.
   - Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng,
cho...
⇒ Quyền định đoạt là quan trọng nhất.

2. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác


- Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài
sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của nhà nước.
- Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu.
   - Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.
   - Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, nếu hư hỏng phải sửa chữa hoặc bồi
thường.

3 Trách nhiệm của Nhà nước


   - Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy định pháp luật quyền sở hữu
của công dân.
   - Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm
quyền sở hữu…
   - Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình
và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
Bài 17: NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI
SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG.
II/ NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Khái niệm:
a) Tài sản Nhà nước gồm: Đất đai rừng núi, sông hồ, nguồn tài nguyên,
biển, thềm lục địa, vùng trời, vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng.
- Tài sản Nhà nước: Thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lí.
b) Lợi ích công cộng: Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội như:
công viên, bệnh viện, trường học…
2. Ý nghĩa:
Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất để:
- Phát triển kinh tế.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
3. Trách nhiệm công dân:
- Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích
cá nhân) đến tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Khi được giao quản lý tài sản của Nhà nước, phải bảo quản giữ gìn, sử
dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô lãng phí.
- Tố cáo những hành vi xâm phạm và phá hoại tài sản Nhà nước và lợi ích
công cộng.
4. Trách nhiệm của Nhà nước:
- Tuyên truyền, giáo dục đối với mọi công dân.
- Nêu pháp lệnh chống tham nhũng: Tiết kiệm, chống lãng phí.
Bài 18: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA
CÔNG DÂN.
II/ NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Khái niệm:
- Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của mình.
- Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền về một vụ, việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Trách nhiệm của Nhà nước:
- Ban hành luật khiếu nại, tố cáo.
- Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo.
3. Trách nhiệm của công dân:
- Trung thực, khách quan, thận trọng.
- Không được lợi dụng để vu khống, vu cáo người khác.

Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN.


II/ NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Khái niệm:
- Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc,
thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
2. Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông
tin.
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận:
+ Trực tiếp: trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại
chúng, góp ý kiến vào các dự thảo…
+ Gián tiếp: kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
trong dịp tiếp xúc cử tri
=> tuân theo quy định của pháp luật
3. Trách nhiệm của nhà nước: tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và
báo chí phát huy vai trò của mình.

You might also like