Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 180

Hướng dẫn

kỹ thuật trung áp
Những nội dung cơ bản cho thiết kế trung áp
dựa theo các tiêu chuẩn IEC và IEEE

schneider-electric.com

1 | Tài liệu kỹ thuật trung áp Internal schneider-electric.com


“Tác giả gửi lời cảm ơn đến Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) đã cho phép sao chép thông tin về những tiêu
chuẩn quốc tế của mình. Tất cả các trích dẫn đều thuộc bản quyền của IEC, Geneva, Thụy Sĩ. Tất cả giấy phép
đều đã được đăng ký. Những thông tin thêm về IEC có sẵn tại trang web www.iec.ch. IEC không chịu trách nhiệm
cho bất kỳ nội dung nào được tác giả sử dụng trong sách.”
Những tiêu chuẩn IEC được trích dẫn trong sách hướng dẫn kỹ thuật này có thể tham chiếu tại trang 179.

2 | Tài liệu kỹ thuật trung áp Internal schneider-electric.com


NỘI DUNG

Giới thiệu 4

Nguyên lý thiết kế 54

Định nghĩa tủ điện đóng cắt 110

Các đơn vị đo lường 162

Các tiêu chuẩn 168

Các nội dung khác 177

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 3


Giới thiệu

4 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Lưới điện trung áp 6

Máy biến áp công suất 10

Quy định chung 10

Điều kiện làm việc 11

Giới hạn độ tăng nhiệt 12

Hiệu suất máy biến áp 15

Sụt áp 16

Vận hành song song 17

Tổ đấu dây máy biến áp ba pha 18

Bảo vệ, điều khiển và giám sát 19

Chuyển đổi số 20

Quản lý hiệu suất thiết bị 20

Các điều kiện sử dụng ảnh hưởng đến môi trường 21

Ví dụ về các giao thức truyền thông không dây 22

Cấu trúc trung áp/hạ áp 23

Lưới điện thông minh 24

Vấn đề môi trường 25

Khung quy định 38

Tủ đóng cắt có vỏ bọc bằng kim loại 40

Giới thiệu 40

Điện áp 41

Dòng điện 45

Các chức năng của tủ điện đóng cắt và tần số 49

Khả năng tiếp cận vả tính liên tục cung cấp điện 50

Các ví dụ 51

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 5


Giới thiệu Lưới điện trung áp

(1) Theo IEC, không có ranh giới rõ ràng giữa trung


Thuật ngữ “trung áp” thường được sử dụng cho các hệ thống
áp và cao cáp. Các yếu tố lịch sử và địa phương lưới điện phân phối có điện áp trên 1 kV và thường áp dụng
đóng vai trò quyết định và mức điện áp giới hạn đến và bằng 52 kV(1) và 69 kV(2).
thường nằm trong khoảng 30 đến 100 kV (theo IEV
601-01-28). Tiêu chuẩn IEC 62271-1:2017/A1:2021 Vì các lý do về kỹ thuật và kinh tế, điện áp của lưới điện phân phối trung áp hiếm
về “Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp; thông khi vượt quá 36 kV.
số kỹ thuật chung” có nhắc đến: “Để sử dụng tiêu
Việc kết nối lắp đặt lưới phân phối trung áp luôn được thực hiện bằng một trạm biến
chuẩn này, cao áp (theo IEV 601-01-27) là mức điện
áp trung áp chuyên dụng, thường gọi là “Trạm biến áp chính”. Dựa vào kích thước
áp danh định trên 1 kV. Tuy nhiên, thuật ngữ trung
và tiêu chí cụ thể, chủ yếu liên quan đến phụ tải (điện áp danh định, số lượng, công
áp (theo IEV 601-01-28) thường được sử dụng cho
suất, vị trí,…), việc lắp đặt có thể bao gồm các trạm biến áp bổ sung, thường gọi là
các hệ thống phân phối với mức điện áp trên 1 kV
“Trạm biến áp thứ cấp”. Vị trí của các trạm biến áp này thường được lựa chọn cẩn
và thường áp dụng đến và bằng 52 kV”.
thận để tối ưu hóa ngân sách dành cho cáp điện trung áp và cao áp. Các trạm biến
(2) Tiêu chuẩn ANSI C84.1 định nghĩa trung áp có áp thứ cấp được cung cấp từ trạm biến áp chính thông qua lưới phân phối trung áp
mức điện áp từ 2,4 kV đến 69 kV cho lưới điện 3 dây nội bộ.
và từ 4,16 kV đến 34,5 kV cho lưới điện 4 dây.
Thông thường, hầu hết các phụ tải được cấp điện ở hạ áp sau khi đã được giảm
điện áp từ trung áp xuống hạ áp bằng máy biến áp. Các phụ tải lớn như động cơ
không đồng bộ có công suất bằng hoặc lớn hơn 120 kW sẽ được cấp điện bằng
trung áp.

Máy biến áp hạ từ trung áp xuống hạ áp được đặt trong trạm biến áp chính hoặc
trong các trạm biến áp thứ cấp. Đối với lưới điện nhỏ, trong hầu hết các trường hợp,
có thể chỉ có một máy biến áp từ trung áp xuống hạ áp duy nhất được lắp đặt trong
trạm biến áp chính.

Trạm biến áp chính bao gồm 5 chức năng cơ bản:


• Chức năng 1: Kết nối lưới điện trung áp.
• Chức năng 2: Bảo vệ chung thiết bị lắp đặt trong trạm.
• Chức năng 3: Cung cấp và bảo vệ các máy biến áp trong trạm.
• Chức năng 4: Cung cấp và bảo vệ lưới phân phối trung áp tự dùng.
• Chức năng 5: Đo lường.

Một trạm biến áp chính gồm những thiết bị cơ bản dưới dây:
Việc bảo vệ một hệ thống điện sẽ dựa vào kiến trúc
và chế độ hoạt động của hệ thống điện đó. 1. Máy cắt: Máy cắt là thiết bị có chức năng bảo vệ lưới điện. Nó có khả năng
đóng, mang và cắt dòng tải cũng như dòng sự cố, dòng ngắn mạch của mạng.
2. Dao cách ly: Dao cách ly và thiết bị đóng cắt xoay chiều có chức năng chuyển
mạch với việc tạo ra dòng tải hoặc ngắt dòng tải.
3. Công-tắc-tơ: Công-tắc-tơ được sử dụng để tắt và bật các tải yêu cầu vận hành
trong điều kiện làm việc bình thường. Đặc biệt được sử dụng trong một số lĩnh
vực cụ thể như chiếu sáng trung áp và động cơ công nghiệp.
4. Cầu chì giới hạn dòng điện: Cầu chì giới hạn dòng điện chủ yếu được sử dụng
để bảo vệ máy biến áp, động cơ và các phụ tải khác. Đây là một thiết bị được
tạo bởi một hoặc nhiều thành phần nóng chảy được thiết kế đặc biệt và có kích
thước cân đối. Thiết bị này sẽ làm hở mạch mà nó bảo vệ khi dòng điện qua nó
vượt quá dòng điện chịu đựng trong một khoảng thời gian đủ lâu. Cầu chì giới
hạn dòng điện có thể gặp khó khăn trong việc loại bỏ các giá trị dòng điện tầm
trung và do đó thường được kết hợp với các thiết bị chuyển mạch.
5. Dao cách ly và dao nối đất: Dao cách ly được sử dụng để tách biệt hai mạch
có thể vận hành độc lập mà không làm ảnh hưởng đến mức cách điện của
chúng. Thông thường được sử dụng tại điểm mở mạch vòng. Dao cách ly không
phải là một thiết bị an toàn. Dao nối đất là một thiết bị được dùng để kết nối dây
dẫn với đất một cách đáng tin cậy. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận
hành như lỡ đụng nhầm vào dây dẫn có điện.

6 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Lưới điện trung áp

6. Máy biến dòng điện: Máy biến dòng điện nhằm cung cấp cho mạch nhị thứ một
dòng điện tỷ lệ với dòng điện phía sơ cấp.
7. Máy biến điện áp: Máy biến điện áp nhằm cung cấp cho mạch nhị thứ một điện
áp tỷ lệ với điện áp đặt vào mạch sơ cấp.

Việc lắp đặt bao gồm một máy biến áp trung/hạ áp, các thiết bị bảo vệ chung và
bảo vệ máy biến áp. Các thiết bị này sẽ được hợp nhất lại.
Việc đo lường có thể được thực hiện cả ở cấp trung áp lẫn hạ áp. Thông thường, nó
được thực hiện ở cấp hạ áp cho bất cứ sự lắp đặt nào bao gồm một máy biến áp
trung/hạ áp, với điều kiện là công suất danh định của máy biến áp vẫn dưới mức
giới hạn được quy định bới cơ sở cung cấp dịch vụ tiện ích tại địa phương.
Ngoài các yêu cầu về chức năng, việc xây dựng cả hai trạm biến áp chính và thứ
cấp phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy định của địa phương. Các khuyến nghị
của IEC cũng cần được xem xét trong mọi trường hợp.

Việc lựa chọn nối đất trung tính cho các hệ thống Kiến trúc của hệ thống điện
điện trung áp và cao áp từ lâu đã là một chủ đề
gây tranh cãi do thực tế là không thể tìm ra một Các thành phần khác nhau của hệ thống điện có thể được bố trí theo nhiều cách
thỏa hiệp duy nhất cho các loại hệ thống điện khác nhau. Sự phức tạp của kiến trúc hệ thống điện phụ thuộc vào mức điện năng
khác nhau. Kinh nghiệm thu được giờ đây cho sẵn có và chi phí đầu tư. Do đó, việc lựa chọn kiến trúc cho một ứng dụng nhất định
phép đưa ra lựa chọn thích hợp tùy theo các ràng cần dựa trên sự cân bằng giữa yêu cầu kỹ thuật và chi phí.
buộc cụ thể của từng hệ thống. Hệ thống điện có những kiến trúc cơ bản sau:
• Hệ thống hình tia
- Nhánh đơn.
- Nhánh đôi.
- Nhánh song song.
• Hệ thống dạng vòng
- Vòng hở.
- Vòng kín.
• Hệ thống với nguồn phát nội bộ
- Nguồn phát bình thường.
- Nguồn phát thay thế.

Trở kháng nối đất


Điện thế trung tính có thể không đổi hoặc điều chỉnh bằng năm phương pháp nối
đất khác nhau, theo loại (điện dung, điện trở, điện kháng) và theo giá trị (từ 0 đến
vô cùng) của trở kháng ZN:
• ZN = ∞: trung tính cách ly, tức là không có kết nối với đất;
• ZN là một điện trở có giá trị khá cao;
• ZN là một điện kháng, thông thường sẽ có giá trị thấp.
ZN C C C • ZN là điện kháng bù, được điều chỉnh để bù cho điện dung của hệ thống;
Ik1
• ZN = 0: trung tính nối đất trực tiếp.

Sơ đồ tương đương của hệ thống điện


có sự cố chạm đất

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 7


Giới thiệu Lưới điện trung áp

Những khó khăn và tiêu chí lựa chọn


Các tiêu chí lựa chọn bao gồm nhiều khía cạnh:
• Yếu tố kỹ thuật (chức năng hệ thống điện, quá áp, dòng sự cố,…);
• Các cân nhắc về vận hành (tính liên tục cung cấp điện, bảo trì);
• An toàn (mức sự cố dòng điện, điện áp chạm và điện áp bước);
• Chi phí (chi phí đầu tư, chi phí hoạt động);
• Thực tiễn địa phương và quốc gia.

Hai vấn đề kỹ thuật chính thường xảy ra mâu thuẫn và cần được cân nhắc là:

Giảm mức quá điện áp

Quá điện áp quá mức có thể gây ra đánh thủng điện môi của vật liệu cách điện, dẫn
đến đoản mạch.

Một số nguồn gốc gây quá áp:


• Quá áp do sét đánh trực tiếp hoặc lan truyền vào những phần đường dây trên
không đến điểm cung cấp cho người dùng và bên trong các thiết bị được lắp
đặt;
• Quá áp trong hệ thống chuyển mạch và các tính huống nguy hiểm như cộng
hưởng;
• Quá áp do chính sự cố chạm đất và việc loại bỏ nó.

Giảm dòng điện sự cố chạm đất (Ik1)

Dòng điện sự cố tạo ra một loạt các hệ quả liên quan đến những điều sau:
• Hư hỏng do hồ quang tại điểm sự cố; đặc biệt là sự nóng chảy của các mạch từ
trong máy điện quay;
• Khả năng chịu nhiệt của vỏ cáp;
• Kích thước và chi phí của điện trở nối đất;
• Cảm ứng trong các mạch viễn thông đặt gần;
• Nguy hiểm cho con người do tăng nguy cơ chạm phải các phần dẫn điện bị
hỏng cách điện.

Giảm dòng sự cố sẽ giúp giảm thiểu những hậu quả trên. Thật không may, việc tối
ưu hóa một trong hai vấn đề sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề còn lại. Có hai phương
pháp nối đất trung tính sẽ chỉ rõ sự mâu thuẫn này:
• Trung tính cách ly, phương pháp này sẽ làm giảm dòng sự cố chạm đất qua dây
trung tính nhưng nó tạo ra sự quá điện áp cao hơn.
• Trung tính nối đất trực tiếp, phương pháp này làm giảm quá áp đến mức tối thiểu
nhưng tạo ra dòng sự cố cao.

Các lưu ý khi vận hành theo phương pháp nối đất được sử dụng:
• Vận hành liên tục có thể hoặc không thể trong điều kiện sự cố đầu tiên duy trì;
• Điện áp tiếp xúc khác nhau;
• Việc phán đoán để bảo vệ có thể dễ dàng hoặc khó thực hiện.

Do đó, một giải pháp khác thường được chọn, đó là nối đất trung tính qua một trở
kháng.

8 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Lưới điện trung áp

Tóm tắt các đặc điểm của trung tính nối đất
Các đặc điểm Trung tính nối đất

Cách ly Điện dung Điện trở Điện kháng Trực tiếp

Giảm quá áp thoáng qua

Giới hạn quá điện áp 50 Hz

Giới hạn dòng sự cố

Tính liên tục cung cấp điện *

Dễ dàng thực hiện việc phán đoán để bảo vệ

Không cần nhân viên có trình độ

Chú thích: lợi thế, cần chú ý đặc biệt.


(*) Việc bù 100 % dòng điện dung gần như là không thể.

Hệ thống nối đất cho tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp
Hệ thống nối đất cho tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp được chia làm hai loại:
Hệ thống trung tính được nối đất hiệu quả và hệ thống trung tính được nối đất không
hiệu quả.

Hệ thống trung tính nối đất hiệu quả là hệ thống được nối đất thông qua một trở
kháng đủ thấp sao cho trong tất cả các điều kiện của hệ thống, tỷ số giữa điện
kháng thứ tự không so với điện kháng thứ tự thuận (X0/X1) là dương và nhỏ hơn 3,
và tỷ số của điện trở thứ tự không đối với điện kháng thứ tự thuận (R0/X1) là dương
và nhỏ hơn 1. Thông thường, các hệ thống như vậy là hệ thống trung tính được nối
đất trực tiếp hoặc nối đất với trở kháng thấp.

Các điều kiện nối đất không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tiếp đất vật lý xung
quanh vị trí liên quan mà còn phụ thuộc vào tổng thể hệ thống.

Hệ thống trung tính được nối đất không hiệu quả là hệ thống không phải là hệ thống
trung tính được nối đất hiệu quả, không đáp ứng các điều kiện đã đề cập trước đó.

Có thể tham khảo thêm tại IEC 62271-100, máy cắt cao áp; IEC 62271-103, thiết bị
đóng cắt trung áp; và IEC 62271-37-13, máy cắt máy phát điện xoay chiều trung áp.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 9


Giới thiệu Máy biến áp công suất
Quy định chung

Máy biến áp công suất là thiết bị tĩnh có hai hoặc nhiều cuộn dây, hoạt động theo
nguyên tắc cảm ứng điện từ, biến đổi hệ thống điện áp và dòng điện xoay chiều
thành hệ thống điện áp và dòng điện xoay chiều khác, thường là khác về giá trị
nhưng có cùng tần số để phục vụ cho truyền tải điện năng.

Máy biến áp công suất được đề cập trong tiêu chuẩn IEC 60076, các yêu cầu chính
trong lưới điện trung áp được tóm tắt như sau:
• IEC 60076-1 – Quy định chung;
• IEC 60076-2 – Độ tăng nhiệt đối với máy biến áp loại ngâm trong chất lỏng;
• IEC 60076-7 – Hướng dẫn mang tải cho máy biến áp loại ngâm trong dầu;
• IEC 60076-10 – Xác định độ ồn;
• IEC 60076-11– Máy biến áp kiểu khô;
• IEC 60076-12 – Hướng dẫn mang tải cho máy biến áp kiểu khô;
• IEC 60076-13 – Máy biến áp loại ngâm trong chất lỏng tự bảo vệ;
• IEC 60076-16 – Máy biến áp dùng cho các ứng dụng tua-bin gió.

Theo Hướng dẫn áp dụng IEC 60076-8, tiêu chuẩn này cung cấp dữ liệu cần thiết
cho các tính toán trong quá trình vận hành song song các máy biến áp, giảm hoặc
tăng điện áp dưới tải, tổn hao có tải đối với tổ hợp tải ba cuộn dây.
Thông tin liên quan đến khả năng chịu tải của Máy biến áp công suất được nêu
trong IEC 60076-7 đối với máy biến áp loại ngâm trong dầu và IEC 60076-12 đối với
máy biến áp kiểu khô.

10 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Máy biến áp công suất
Điều kiện làm việc

Những điều kiện để máy biến áp làm việc bình thường:


• Độ cao: Độ cao so với mặt nước biển không quá 1000 m;
• Nhiệt độ của môi chất làm mát:
Nhiệt độ của không khí làm mát ở đầu vào bộ làm mát:
- Không vượt quá: 40 °C tại mọi thời điểm, 30 °C trung bình tháng của tháng
nóng nhất, 20 °C trung bình năm.
- Và không thấp hơn: -25 °C đối với máy biến áp ngoài trời, -5 °C đối với máy
biến áp mà cả máy biến áp và bộ làm mát đều được thiết kế để dùng trong hệ
thống lắp đặt trong nhà.
Đối với máy biến áp được làm mát bằng nước, nhiệt độ của nước làm mát ở đầu
vào không vượt quá: 25 °C tại mọi thời điểm, 20 °C trung bình năm.
Các giới hạn khác liên quan đến việc làm mát được đề cập trong:
- IEC 60076-2 – Máy biến áp loại ngâm trong chất lỏng.
- IEC 60076-11 – Máy biến áp kiểu khô;
• Dạng sóng của điện áp nguồn cung cấp: Điện áp của nguồn cung cấp có dạng
sóng hình sin có thành phần sóng hài tổng không vượt quá 5 % và thành phần
sóng hài bậc chẵn không vượt quá 1 %;
• Thành phần sóng hài của dòng điện tải: Thành phần sóng hài tổng của dòng
điện tải không vượt quá 5 % dòng điện danh định.
Máy biến áp trong đó thành phần sóng hài tổng của dòng điện tải vượt quá 5 %
dòng điện danh định hoặc các máy biến áp được thiết kế riêng để cấp điện cho
phụ tải điện tử công suất hoặc phụ tải chỉnh lưu cần được quy định theo bộ IEC
61378 liên quan đến “máy biến áp chuyển đổi”.
Máy biến áp có thể làm việc ở dòng điện danh định mà không có tổn hao quá
mức với thành phần sóng hài dòng điện nhỏ hơn 5 %. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng
độ tăng nhiệt sẽ tăng đối với bất kỳ phụ tải sóng hài nào và có thể vượt quá giới
hạn độ tăng nhiệt danh định;
• Sự đối xứng của điện áp nguồn ba pha:
Đối với máy biến áp ba pha, bộ các điện áp nguồn cung cấp ba pha là gần đối
xứng. Gần đối xứng có nghĩa là điện áp pha - pha cao nhất liên tục không cao
hơn quá 1 % so với điện áp pha - pha thấp nhất hoặc cao hơn không quá 2 %
trong thời gian ngắn (khoảng 30 phút) trong các điều kiện đặc biệt;
• Môi trường lắp đặt:
- Môi trường có mức ô nhiễm (xem IEC/TS 60815-1) không đòi hỏi phải có lưu ý
đặc biệt đối với cách điện bên ngoài của sứ xuyên máy biến áp hoặc của
chính máy biến áp.
- Môi trường mà yêu cầu khi thiết kế không phải tính đến rủi ro động đất (điều
này được giả định là trường hợp khi mức gia tốc mặt đất thấp hơn 2 m/s2, tức
là xấp xỉ 0,2 g).
- Trong trường hợp máy biến áp được lắp đặt trong vỏ bọc không được cung
cấp từ nhà chế tạo máy biến áp, tách rời với thiết bị làm mát, ví dụ trong vỏ
cách âm, thì nhiệt độ của không khí xung quanh máy biến áp không được vượt
quá 40 °C tại mọi thời điểm (xem IEC 62271-202).
- Điều kiện môi trường trong các định nghĩa dưới đây áp dụng theo IEC 60721-
3-4:
▪ Điều kiện khí hậu 4K27, ngoại trừ nhiệt độ môi chất làm mát bên ngoài thấp
nhất là -25 °C và cao nhất là 40 °C;
▪ Điều kiện khí hậu đặc biệt 4Z2, 4Z4, 4Z13;
▪ Điều kiện sinh học 4B2;
▪ Hoạt chất hóa học 4C2;
▪ Hoạt chất cơ học 4S13;
▪ Điều kiện về cơ 4M11;
Đối với máy biến áp được thiết kế để lắp đặt trong nhà, có thể không áp dụng một
vài điều kiện trong số các điều kiện môi trường này.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 11


Giới thiệu Máy biến áp công suất
Giới hạn độ tăng nhiệt

Giới hạn độ tăng nhiệt được xác định theo nhiệt độ xung quanh máy biến áp, được
coi là nhiệt độ môi trường xung quanh và các chu kỳ tải khác nhau của máy biến
áp.
Khi máy biến áp được lắp đặt trong vỏ bọc, độ tăng nhiệt phản ánh thiết kế của vỏ
bọc. Vỏ bọc này chủ yếu được xác định theo cấp độ tăng nhiệt và cấp độ bảo vệ,
cả hai đều được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện làm việc tại nơi lắp đặt (xem
IEC 62271-202). Đối với việc lắp đặt ngoài trời, để tránh ảnh hưởng của bức xạ mặt
trời, có thể lắp thêm một mái che bên trên máy biến áp, giữ lại sự đối lưu không khí
tự nhiên.

Máy biến áp loại ngâm trong dầu: Các phương pháp làm mát
• Chữ cái đầu tiên: Môi chất làm mát bên trong:
- O: dầu khoáng hoặc chất lỏng cách điện tổng hợp có điểm cháy ≤ 300 °C,
- K: chất lỏng cách điện có điểm cháy > 300 °C,
- L: chất lỏng cách điện không có điểm cháy có thể đo được.
• Chữ cái thứ hai: Cơ chế tuần hoàn của môi chất làm mát bên trong:
- N: lưu lượng xi-phông tự nhiên qua thiết bị làm mát và trong các cuộn dây,
- F: tuần hoàn cưỡng bức qua thiết bị làm mát, lưu lượng xi-phông nhiệt trong
các cuộn dây,
- D: tuần hoàn cưỡng bức qua thiết bị làm mát, được dẫn từ thiết bị làm mát vào
ít nhất là đến các cuộn dây chính.
• Chữ cái thứ ba: Môi chất làm mát bên ngoài:
- A: không khí,
- W: nước.
• Chữ cái thứ tư: Cơ chế tuần hoàn của môi chất làm mát bên ngoài:
- N: đối lưu tự nhiên,
- F: tuần hoàn cưỡng bức (quạt, bơm,…).
Nếu không có thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, giới hạn độ tăng nhiệt có
hiệu lực đối với cả giấy Kraft và giấy đã được nâng cấp (xem “hướng dẫn phụ tải”
IEC 60076-7).

Những yêu cầu dành cho Độ tăng nhiệt giới hạn K


Chất lỏng cách nhiệt trên cùng 60
Cuộn dây trung bình
(thay đổi điện trở của cuộn dây):
– BẬT…và TẮT… hệ thống làm mát 65
– OD... hệ thống làm mát 70
Điểm nóng cuộn dây 78

Các khuyến nghị về hiệu chỉnh độ tăng nhiệt trong điều kiện vận hành đặc biệt đối
với máy biến áp ngâm trong dầu làm mát bằng không khí.
Hệ số tải liên quan đến nhiệt độ không khí xung
quanh của trạm biến áp, nhiệt độ dầu máy biến áp Hiệu chỉnh độ tăng
công suất Nhiệt độ môi trường (°C) nhiệt K(1)
và độ tăng nhiệt của cuộn dây
Không vỏ bọc Cấp 5 Cấp 10 Cấp 15
Nhiệt độ không khí môi trường ºC Cấp 20 Cấp Cấp 30
70 25 Trung bình năm Trung bình tháng Tối đa
70 60
70 60 50 20 30 40 0
70 60 50 40
60 50 40 30
50 40 30 20
25 35 45 -5
40 30 20 10
30 20 10 0 30 40 50 - 10
20 10 0 -10
10 0 -10 -20
0 -10 -20 -30 35 45 55 - 15
-10 -20 -30 -40
1,2 1,2 1,2 1,2 1,1 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 (1) Đề cập đến các giá trị được đưa trong bảng trước đó.
Hệ số tải
Quá nhiệt Máy biến áp công suất loại ngâm trong dầu IEC 60076-7 về hướng dẫn phụ tải và tiêu chuẩn IEC 62271-202 giải thích mối quan
khoáng (K)
hệ giữa sự gia tăng nhiệt độ của máy biến áp, sự quá nhiệt do sử dụng vỏ bọc xung
quanh máy biến áp và hệ số tải của máy biến áp được tóm tắt ở dưới đây.

12 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Máy biến áp công suất
Giới hạn độ tăng nhiệt

Tiêu chuẩn IEC 60076-7 đã được cập nhật vào năm 2018, mô hình nhiệt đã được
Tỷ lệ lão hóa = 1 cập nhật và tích hợp trong các bản thảo hiện tại của IEC 62271-202, tiêu chuẩn vẫn
80 đang được sửa đổi vào năm 2021. Tuy nhiên, lược đồ của tài liệu này tương ứng với
70
60 tiêu chuẩn IEC 60076-7 đã được cập nhật theo ấn phẩm mới nhất.
50 Lão hóa sớm
40 Tỷ lệ lão hóa > 1
30
20 Tuổi thọ dài hơn Nhiệt độ môi trường trung bình lớn nhất trong các trường hợp quá nhiệt khác nhau
10 Tỷ lệ lão hóa < 1 của máy biến áp xác định phần trăm tải tối đa cho phép. Các giá trị nhiệt độ khác
0
-10
120% 110% 100% 90% 80% 70% 60% 50%
nhau và phần trăm tải khác nhau tương ứng vẽ thành một đường cong, bên dưới
Phụ tải đường cong thể hiện tuổi thọ của thiết bị được kéo dài trong khi bên trên đường
cong thể hiện sự lão hóa sớm, áp dụng cho tất cả các loại Máy biến áp công suất.

Máy biến áp kiểu khô: Các phương pháp làm mát


Loại môi chất làm mát là không khí được xác định bằng các chữ cái sau:
• N: Làm mát tự nhiên, sự đối lưu không khí được tạo ra bởi chính máy biến áp;
• G: Làm mát cưỡng bức, luồng không khí được thổi bởi quạt.

LƯU Ý: Luồng không khí đẩy qua các cuộn dây của máy biến áp được ưu tiên hơn
so với bất kỳ luồng không khí nào khác, ví dụ quạt được lắp ở trên tường phòng máy
biến áp. Tuy nhiên, có thể kết hợp cả hai phương pháp lại. Khi lắp đặt trong vỏ bọc,
giới hạn phụ tải của máy biến áp phải được đánh giá dựa theo độ tăng nhiệt của
máy biến áp và vỏ bọc trong tiêu chuẩn IEC 62271-202.

Độ tăng nhiệt của mỗi cuộc dây trong máy biến áp được thiết kế để làm việc trong
điều kiện làm việc bình thường, không được vượt quá giới hạn tương ứng được quy
định trong bảng sau khi thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 60076-11.
Nhiệt độ lớn nhất xuất hiện trong bất kỳ phần nào của hệ thống cách nhiệt của cuộn
dây được gọi là nhiệt độ điểm nóng.
Nhiệt độ điểm nóng không được vượt quá giá trị danh định của nhiệt độ điểm nóng
cuộn dây quy định trong tiêu chuẩn IEC 60076-11.
Nhiệt độ này có thể được đo; tuy nhiên, giá trị gần đúng cho các mục đích thực tế
có thể được tính theo công thức trong tiêu chuẩn IEC 60076-12 (Hướng dẫn phụ
tải).

Nhiệt độ hệ thống Giới hạn độ tăng nhiệt Nhiệt độ điểm nóng


cách điện °C(1) trung bình của cuộn dây tại cuộn dây tối đa °C
dòng điện danh định K(2)
105 (A) 60 130
120 (E) 75 145
130 (B) 80 155
155 (F) 100 180
105 (A) 120 (E) 130 (B) 155 (F) 180 (H) 200 220
180 (H) 125 205
DM107914

100 200 135 225


90
80
220 150 245
Nhiệt độ môi trường

70
60
50 (1) Các chữ cái đề cập đến phân loại nhiệt độ được cho trong tiêu chuẩn IEC 60085.
40
30 (2) Độ tăng nhiệt được đo theo thử nghiệm độ tăng nhiệt của tiêu chuẩn IEC 60076-11.
20
10
0 Khi máy biến áp được lắp đặt bên trong trạm biến áp đúc sẵn, tiêu chuẩn IEC 62271-
-10
-20 202 có thể áp dụng để xác định độ tăng nhiệt của vỏ bọc, đưa ra các yêu cầu về
-30
-40 đặc tính nhiệt độ của trạm biến áp (được kiểm tra thông qua thử nghiệm độ tăng
-50
-60
-70
nhiệt chuyên dụng).
-80
1,2 1,1 1,0 0,9 0,8 Hình bên thể hiện hệ số phụ tải của máy biến áp kiểu khô bên ngoài vỏ dựa theo
Hệ số tải cho máy biến áp kiểu khô nhiệt độ của hệ thống cách điện máy biến áp (xem IEC 60076-11).

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 13


Giới thiệu Máy biến áp công suất
Giới hạn độ tăng nhiệt

Không vỏ bọc Cấp 5 Cấp 10 Cấp 15 Hình bên thể hiện hệ số tải của máy biến áp kiểu khô phụ thuộc vào loại vỏ bọc,
DM107915

Cấp 20 Cấp 25 Cấp 30 dành cho máy biến áp có hệ thống cách nhiệt 155 ºC. Các số liệu tương ứng cho hệ
70 thống cách nhiệt khác có thể được tìm thấy trong tiêu chuẩn IEC 62271-202.
60
Nhiệt độ môi trường

50
40 Cách sử dụng các đường cong được thể hiện trong hình bên cạnh:
30
20 (a) Chọn đường tương ứng với loại vỏ bọc;
10
0 (b) Chọn nhiệt độ môi trường trung bình trong một khoảng thời gian nhất định ở
-10
-20 trạm biến áp trên trục tung;
-30
-40
-50 (c) Giao điểm giữa đường thể hiện loại vỏ bọc và đường nhiệt độ môi trường xung
-60
-70 quanh chính là hệ số tải cho phép của máy biến áp.
-80
-90
1,2 1,1 1,0 0,9 0,8
Quá tải
Cấp của vỏ bọc (K) Nhiệt độ môi trường
CHÚ THÍCH: Hệ số tải của máy biến áp kiểu khô cấp Công suất danh định của máy biến áp được quy định cho nhiệt độ làm việc bình
cách nhiệt 155 ºC (F) trong vỏ bọc. thường, được xác định bởi các chuẩn:
Phụ lục D trong IEC 62271-202 đưa ra các đường
cong cho các cấp cách nhiệt khác.
• Nhiệt độ môi trường tối đa là 40 °C;
• Nhiệt độ môi trường trung bình ngày là 30 °C;
• Nhiệt độ môi trường trung bình năm là 20 °C.

Máy biến hoạt động trong điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau có thể được sản
xuất theo yêu cầu.

Quá tải
Quá tải danh định của máy biến áp phụ thuộc vào tải trước đó của máy biến áp, các
cuộn dây tương ứng hoặc nhiệt độ dầu khi bắt đầu quá tải. Các ví dụ về thời gian
cho phép và các mức quá tải chấp nhận được tương ứng sẽ được trình bày trong
hai bảng khác nhau bên dưới, tương ứng với máy biến áp loại ngâm trong dầu và
máy biến áp kiểu khô.
Ví dụ, nếu máy biến áp được mang tải liên tục với 50 % công suất danh định thì máy
biến áp có thể bị quá tải trong một thời gian xác định bị giới hạn bởi nhiệt độ đạt
được so với nhiệt độ lớn nhất cho phép. So với phiên bản trước của IEC và của tài
liệu này, hướng dẫn phụ tải đã giới thiệu hàm lượng oxy và/hoặc độ ẩm trong mô
hình.

Đối với máy biến áp loại ngâm trong dầu khoáng, nhiệt độ tối đa của dầu hạn chế
quá tải là 98 °C. Khoảng thời gian quá tải đã được xác định là không có không khí
là 0,5 % độ ẩm.

• Quá tải cho máy biến áp loại ngâm trong dầu khoáng

Tải liên tục trước Nhiệt độ dầu Thời gian (phút) quá tải đối với các mức quá tải cụ thể (% công suất danh định)
đó trước khi quá tải
% công suất danh
°C 10 % (phút) 20 % (phút) 30 % (phút) 40 % (phút) 50 % (phút)
định
50 44 225 135 90 65 42
75 60 147 73 39 22 14
90 72 55 16 9 6 4

Cũng cần lưu ý rằng nhiệt độ dầu không phải là thước đo đáng tin cậy cho nhiệt độ
của cuộn dây vì hằng số thời gian của dầu là 2 đến 4 giờ, trong khi hằng số thời
gian của cuộn dây là 2 đến 6 phút. Do đó, việc xác định thời gian quá tải cho phép
phải được thực hiện hết sức cẩn thận vì có nguy cơ nhiệt độ cuộn dây vượt quá nhiệt
độ tới hạn 105 °C mà không thể xác định được bằng nhiệt độ dầu.

14 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Máy biến áp công suất
Hiệu suất máy biến áp

• Quá tải cho máy biến áp kiểu khô


Theo tiêu chuẩn IEC 60076-12 và đối với máy biến áp có cấp nhiệt 155 °C (F)

Tải liên tục trước Nhiệt độ các cuộn Thời gian (phút) quá tải đối với các mức quá tải cụ thể (% công suất danh định)
đó dây Nhiệt độ tối đa dành cho điểm nóng là 145 °C
Cuộn dây/Điểm nóng
% công suất danh
°C 10 % (phút) 20 % (phút) 30 % (phút) 40 % (phút) 50 % (phút)
định
50 46/54 41 27 20 15 12
75 79/95 28 17 12 9 7
90 103/124 15 8 5 4 3
100 120/145 0 0 0 0 0

Máy biến áp hiệu suất cao nghĩa là thiết bị được thiết kế với mức tổn hao thấp, để
Ví dụ: đảm bảo giảm chi phí cho người dùng cuối.
Giả sử có một máy biến áp 3 pha, 630 kVA, 20/0,4
Tổn hao có thể được chia thành hai loại: tổn hao có tải, tỷ lệ với tải máy biến áp (bình
kV, tổn hao không tải là 1200 W và tổn hao có tải là
phương dòng điện); và tổn hao không tải, gây ra bởi sự từ hóa của lõi bất cứ khi nào
9300 W.
máy biến áp được cấp điện, đây là một hằng số và không phụ thuộc vào tải máy
Xác định hiệu suất máy biến áp lúc đầy tải (trường
biến áp.
hợp 1) và lúc có 75 % tải (trường hợp 2) với hệ số
công suất là 1,0 và 0,8. Hiệu suất năng lượng của máy biến áp liên quan đến các yếu tố sau:
• Tổn hao (có tải và không tải);
• Đầy tải và cosφ = 1
• Tuổi thọ máy biến áp;
S × cosφ
Iasym = • Nhiệm vụ thực hiện (ứng dụng).
S 2
S × cosφ + NLL + LL × ( )
SB
630000 × 1,0 Các điều kiện về môi trường
=
630000 × 1,0 + 1200 + 9300 × (1,0)2
Các điều kiện vận hành (tỷ lệ thời gian sử dụng, tỷ lệ thời gian tải).
= 98,36 % Máy biến áp nên được nghiên cứu để tìm kiếm sự tối ưu hóa, xem xét sự cân bằng
• Đầy tải và cosφ = 0,8 giữa cấu hình tải, tổn hao có tải và tổn hao không tải. Khi đó sẽ đạt được mức phát
thải CO2 thấp nhất.
630000 × 0,8
=
630000 × 0,8 + 1200 + 9300 × (1,0)2
= 97,96 %

• 0,75 tải và cosφ = 1


S × cosφ
Iasym =
S 2
S × cosφ + NLL + LL × ( )
SB
0,75 × 630000 × 1,0
=
472500 × 1,0 + 1200 + 9300 × (0,75)2
= 98,66 %

• 0,75 tải và cosφ = 0,8


0,75 × 630000 × 0,8
=
472500 × 0,8 + 1200 + 9300 × (0,75)2
= 98,33 %

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 15


Giới thiệu Máy biến áp công suất
Sụt áp

Sụt áp là sự chênh lệch số học giữa điện áp không tải của cuộn dây và điện áp tạo
Ví dụ:
ra trên các đầu nối của cùng cuộn dây đó tại phụ tải và hệ số công suất quy định,
Giả sử có một máy biến áp 3 pha, 630 kVA, 20/0,4
khi điện áp cung cấp cho cuộn dây kia hoặc một trong các cuộn dây khác bằng:
kV, tổn hao có tải là 9300 W và trở kháng ngắn
mạch là 6 %. • Giá trị danh định của nó nếu máy biến áp được nối vào nấc điều chỉnh chính
Xác định mức sụt áp khi đầy tải (trường hợp 1) và (điện áp không tải của cuộn dây thứ nhất khi đó bằng giá trị danh định của nó);
lúc có 75 % tải (trường hợp 2) với hệ số công suất • Điện áp nấc điều chỉnh nếu máy biến áp được nối ở nấc điều chỉnh khác.
là 1,0 và 0,8. Sự chênh lệch này thường được biểu thị bằng phần trăm điện áp không tải của cuộn
Độ sụt áp được đưa ra bởi phương trình sau: dây.
• Đầy tải và cosφ = 1
CHÚ THÍCH: Đối với máy biến áp nhiều cuộn dây, sụt áp hoặc tăng áp không chỉ
Udrop = (1,0) × (1,4762 × 1 + 5,816 × 0) +
phụ thuộc vào tải và hệ số công suất của bản thân cuộn dây mà còn phụ thuộc vào
1/2 × 1/100 × (1,0)2 × (1,4762 × 0 + 5,816 × 1)2 tải và hệ số công suất của các cuộn dây khác (xem IEC 60076-8).
= 1,645 %
Tính toán sụt áp là cần thiết
• Đầy tải và cosφ = 0,8 Các định nghĩa của IEC liên quan đến công suất danh định và điện áp danh định
Udrop = (1,0) × (1,4762 × 0,8 + 5,816 × 0,6) + của một máy biến áp ngầm chỉ rằng công suất danh định là công suất đầu vào và
1/2 × 1/100 × (1,0)2 × (1,4762 × 0,6 + 5,816 × 0,8)2
điện áp làm việc được áp dụng cho các đầu vào với công suất thực không nên vượt
quá điện áp danh định. Do đó, điện áp đầu ra tối đa dưới tải là điện áp danh định
= 4,832 %
(hoặc điện áp nấc) trừ đi sụt áp. Công suất đầu ra ở dòng điện danh định và điện
• 0,75 tải và cosφ = 1 áp đầu vào danh định, về nguyên tắc, công suất danh định trừ đi mức tiêu thụ năng
lượng trong máy biến áp (tổn hao công suất và công suất phản kháng).
Udrop = (0,75) × (1,4762 × 1 + 5,816 × 0) +

1/2 × 1/100 × (0,75)2 × (1,4762 × 0 + 5,816 × 1)2 Theo Bắc Mỹ, MVA danh định dựa trên việc duy trì điện áp thứ cấp danh định bằng
cách nhấn mạnh với điện áp sơ cấp cần thiết để bù cho sụt áp trên máy biến áp ở
= 1,202 %
dòng thứ cấp danh định và ở hệ số công suất bị trễ từ 80 % hoặc cao hơn.
• 0,75 tải và cosφ = 0,8
Việc xác định điện áp danh định hoặc điện áp nấc tương ứng là cần thiết để đáp
Udrop = (0,75) × (1,4762 × 0,8 + 5,816 × 0,6) +
ứng điện áp đầu ra cụ thể ở một tải cụ thể, do đó liên quan đến việc tính toán sụt
1/2 × 1/100 × (0,75)2 × (1,4762 × 0,6 + 5,816 × 0,8)2 áp, sử dụng các số liệu đã biết hoặc ước tính của trở kháng ngắn mạch máy biến
= 3,595 % áp.

Udrop = S/SB × (er cosφ + ex sinφ) + 1/2 × 1/100 × (S/SB)² × (er sinφ + ex cosφ)²

Udrop Sụt áp tỉ lệ theo phần trăm tải % Phần điện trở và phản kháng tương ứng là:
LL Tổn hao có tải W er Phần điện trở:
SB Công suất máy biến áp W er = LL/SB
er Phần điện trở VA ex Phần cảm kháng:
Uk Trở kháng ngắn mạch % ex = √(Uk 2 − er 2 )
ex Phần cảm kháng VA

16 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Máy biến áp công suất
Vận hành song song

Phần phụ lục của IEC 60076-1 nêu rõ cần lưu ý mặc dù việc vận hành song song
Ví dụ: không phải là hiếm hiện nay nhưng người sử dụng nên tham khảo ý kiến của các
Giả sử có 3 máy biến áp hoạt động song song. Máy nhà sản suất khi có kế hoạch mắc song song với các máy biến áp khác và xác định
biến áp thứ nhất có công suất định mức là 800 kVA mối tương quan giữa các máy biến áp. Đối với máy biến áp mới, nếu cần vận hành
và trở kháng ngắn mạch là 4,4 %. Công suất định với các máy biến áp hiện có thì cần phải đưa ra các thông tin sau về các máy biến
mức và trở kháng ngắn mạch của hai máy biến áp áp hiện có:
còn lại lần lượt là 500 kVA và 4,8 %, 315 kVA và • Công suất danh định;
4,0%. Tính toán tổng công suất tải lớn nhất của 3
• Tỷ số điện áp danh định;
máy biến áp.
• Tỷ số điện áp tương ứng của các nấc điều chỉnh khác với nấc điều chỉnh chính;
Trong 3 máy biến áp, máy biến áp thứ ba có trở
kháng ngắn mạch thấp nhất, do đó Uk, min = 4 %
• Tổn thất phụ tải ở dòng điện danh định trên nấc điều chỉnh chính, được hiệu
chỉnh đến nhiệt độ chuẩn thích hợp;
• Công suất tải của máy biến áp 1 • Trở kháng ngắn mạch trên nấc điều chỉnh chính và trên nấc điều chỉnh, nếu
Pn, 1 = P1 × (Uk, min)/(Uk, 1) = 800 × 4/4,4 = 728 kVA điện áp trên nấc điều chỉnh chênh lệch hơn 5 % so với nấc điều chỉnh chính;
• Công suất tải của máy biến áp 2 • Trở kháng trên các nấc điều chỉnh khác nếu có;
Pn, 2 = P2 × (Uk, min)/(Uk, 2) = 500 × 4/4,8 = 417 kVA • Sơ đồ kết nối hoặc ký hiệu kết nối, hoặc cả hai.

• Công suất tải của máy biến áp 3 LƯU Ý: Trên máy biến áp nhiều cuộn dây, thông tin bổ sung nói chung sẽ cần thiết.
Pn, 3 = P3 × (Uk, min)/(Uk, 3) = 315 × 4/4,0 = 315 kVA Vận hành song song có nghĩa là kết nối trực tiếp đầu cực với đầu cực giữa các máy
• Tổng công suất tải lớn nhất của ba máy biến áp biến áp trong cùng một hệ thống lắp đặt. Chỉ các máy biến áp hai cuộn dây được
là: cân nhắc. Logic này cũng có thể áp dụng cho dãy ba máy biến áp một pha. Để vận
hành song song thành công, các máy biến áp cần đáp ứng:
Ptt = Pn, 1 + Pn, 2 + Pn, 3 = 728 + 417 + 315
• Cùng công suất (dung sai ±10 %);
= 1460 kVA
• Cùng điện áp danh định:
• Tổng công suất lắp đặt của ba máy biến áp:
- Cùng tổ đấu dây;
P = P1 + P2 + P3 = 800 + 500 + 315 = 1615 kVA
- Điện áp danh định hạ áp và cao áp (dung sai ±2 %);
Từ những tính toán trên, có thể kết luận rằng tổng • Cùng trở kháng ngắn mạch (dung sai ±10 %).
công suất tải lớn nhất (1460 kVA) chiếm 90,4 %
Ba điều kiện này được trình bày rõ hơn trong các phụ lục tiếp theo. Ở giai đoạn tìm
tổng công suất lắp đặt (1615 kVA).
hiểu, điều quan trọng là thông số kỹ thuật của một máy biến áp được thiết kế để vận
Cần phải chú ý rằng, để cho tổng công suất tải lớn hành song song với một máy biến áp hiện có thì cần phải bao gồm thông tin về máy
nhất bằng tổng công suất lắp đặt thì các máy biến biến áp hiện có.
áp phải có cùng giá trị trở kháng ngắn mạch.
Một vài cảnh báo thận trọng về kiểu kết nối song song này:
• Không nên kết hợp các máy biến áp có công suất danh định khác nhau (giả sử
gấp đôi công suất danh định của nhau). Trở kháng tương đối tự nhiên cho các
thiết kế tối ưu thay đổi theo kích thước của máy biến áp;
• Máy biến áp được chế tạo theo các nguyên lý thiết kế khác nhau có thể có các
mức trở kháng khác nhau và xu hướng biến đổi khác nhau trên phạm vi nấc điều
chỉnh điện áp.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 17


Giới thiệu Máy biến áp công suất
Tổ đấu dây máy biến áp ba pha

Ký hiệu Đánh dấu điểm đầu cuối và Kết nối cuộn dây
Phasor sơ đồ hoán vị pha

Cuộn cao áp Cuộn hạ áp

18 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Bảo vệ, điều khiển và giám sát

Chúng tôi cung cấp các giải pháp tự động hóa, bảo Schneider Electric cung cấp các giải pháp tự động hóa, bảo vệ, điều khiển và giám sát
vệ, điều khiển và giám sát trạm biến áp hiện đại để trạm biến áp hiện đại để phân phối năng lượng, từ các trạm biến áp điện áp thấp đến
phân phối năng lượng, từ các trạm biến áp điện áp các giải pháp lưới điện truyền tải siêu cao áp.
thấp đến các giải pháp lưới điện truyền tải siêu cao Với chuyên môn hàng đầu về bảo vệ, điều khiển và giám sát, cùng với sự hiện diện
áp. trên toàn thế giới, chúng tôi tập trung vào các giải pháp chất lượng cao, dễ sử dụng
với các tiêu chuẩn công nghiệp mới nhất và có khả năng tương tác như IEC 61850
nhằm mang lại giá trị trong toàn bộ vòng đời năng lượng.

Chúng tôi cung cấp các sản phẩm và giải pháp an ninh mạng để tự động hóa năng
lượng trong tất cả các phân khúc, bao gồm cả các giải pháp tiên tiến cho các lưới điện.
Đối với những điều này, Schneider Electric dựa trên khuôn khổ IEC 62443.
Để phát triển sản phẩm một cách an toàn, Schneider Electric thực hiện các hướng dẫn
được mô tả trong IEC 62443-4-1 và IEC 62443-4-2. Đối với các giải pháp, các chương
IEC 62443-2-4 và IEC 62443-3-3 là những hướng dẫn được tham chiếu.
Chúng tôi cung cấp các sản phẩm và giải pháp tự động hóa năng lượng trong các phân
khúc, bao gồm cả các giải pháp tiên tiến cho các lưới điện. Chúng tôi thông thạo nhiều
lĩnh vực như:
• Hệ thống điều khiển trạm biến áp;
• Rơ-le bảo vệ;
• Phát hiện sự cố, giám sát và điều khiển trung áp;
• RTU;
• Giải pháp tự động hóa lưới điện.

EcoStruxure Power là nền tảng số hóa và đơn giản hóa hệ thống phân phối điện. Với
các giải pháp phân phối điện được kết nối, có khả năng phục hồi trên không gian mạng,
các đội vận hành nhà máy nhận được dữ liệu có thể hành động để đưa ra các quyết
định nhằm bảo vệ con người, bảo vệ tài sản và tối đa hóa hiệu suất và tính hoạt động
liên tục của doanh nghiệp.
Đường dẫn liên kết:
https://www.se.com/ww/en/work/campaign/innovation/power-distribution.jsp

Những tiến bộ trong công nghệ, cùng với những thay đổi đáng kể trong các tổ chức
tiện ích, công nghiệp và thương mại đã dẫn đến sự chú trọng mới về kỹ thuật hệ thống
nhị thứ. Ngoài các vai trò truyền thống là đo lường, bảo vệ và điều khiển, các hệ thống
nhị thứ hiện nay được yêu cầu cung cấp giá trị gia tăng thực sự cho các tổ chức, chẳng
hạn như giảm chi phí vốn lâu dài và tăng tính khả dụng của hệ thống.
Sự phát triển của các thiết bị được kết nối nhị thứ để tạo thành các hệ thống điều khiển
kỹ thuật số tiếp tục tăng cường khả năng truy cập vào thông tin có sẵn trong trạm biến
áp, dẫn đến các phương pháp luận mới để quản lý tải sản.
Để cung cấp cho các kỹ sư trạm biến áp thực hành theo tài liệu tham khảo, chúng tôi
đã tạo ra một hướng dẫn tham khảo kỹ thuật [1] bao gồm các khía cạnh của hệ thống
bảo vệ, từ các kiến thức và tính toán kỹ thuật cơ bản đến những chủ đề như phản ứng
quá độ và bão hòa ảnh hưởng đến máy biến áp.
Các đường dẫn liên kết hữu ích:
[1] https://go.schneider-electric.com/WW_201910_NPAG-ebook-full-access-Content_MF-
LP-EN.html?source=Content&sDetail=NPAG-ebook-full-access-Content_WW

Hướng dẫn tự động hóa và bảo vệ mạng cho Windows:


https://www.schneider-electric.fr/fr/download/document/eBookNPAG_+for_Windows/

Hướng dẫn tự động hóa và bảo vệ mạng cho Mac:


https://www.schneider-electric.fr/fr/download/document/eBookNPAG_for_Mac/

schneider-electric.com Internal Tài liệu kỹ thuật trung áp | 19


Giới thiệu Chuyển đổi số
Quản lý hiệu suất tài sản

• Các đổi mới công nghệ như Internet vạn vật công Xác định các nguy cơ tiềm ẩn làm hư hỏng tủ đóng cắt từ
nghiệp, phân tích dữ liệu lớn, tính di động và năm nguyên nhân hàng đầu và học cách để tránh chúng
cộng tác quy trình làm việc, chúng đại diện cho
các cơ hội mới để cải thiện đáng kể sự tin cậy Theo một báo cáo của NETA, năm nguyên nhân hàng đầu gây ra hỏng hóc tủ điện
của tài sản (độ tin cậy, tính khả dụng,…) và hiệu đóng cắt, bắt nguồn từ những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp như sau:
suất. • Kết nối lỏng lẻo (chiếm 25 % các trường hợp);
• ISO 55001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống • Sự cố cách điện;
quản lý tài sản ở trong tổ chức, giải quyết các rủi • Thấm nước từ nhiều nguyên nhân khác nhau;
ro và cơ hội đối với hệ thống quản lý tài sản. • Giá đỡ cầu dao;
• Bảo vệ sự cố chạm đất bị lỗi.

Để làm gì? Tại sao?


• Nền kinh tế tuần hoàn yêu cầu thiết kế loại bỏ • Chọn và giám sát tài sản khó tiếp cận;
chất thải và ô nhiễm, để giữ vật liệu được sử • Giảm thiểu thời gian chết, tức là bảo trì đột xuất có liên quan đến hỏng hóc tài
dụng và tái tạo các hệ tự nhiên; sản hoặc bảo trì theo lịch trình, với cách tiếp cận là bảo trì có dự đoán trước;
• Quản lý tài sản góp phần kéo dài tuổi thọ của • Thị trường đang dần chuyển sang việc có cái nhìn toàn diện và tập trung vào
thiết bị trung áp, các bộ phận cũng như các thiết hoạt động, nơi cho phép nhân viên tuyến đầu hành động trước khi các sự cố
bị khác. Hệ sinh thái tổng thể bao gồm quản lý xảy ra hoặc thời gian ngừng hoạt động gây tốn kém bằng cách bảo trì chủ động
tài sản, góp phần giảm thiểu tác tộng đến môi và bảo trì có dự đoán trước.
trường bằng hiệu quả năng lượng và hiệu quả
vật liệu, mục tiêu hướng đến cơ sở hạ tầng khử
khí các-bon và giảm thiểu các loại phát thải
khác.

Thay đổi yêu cầu tập • Hồ sơ tham khảo


trung vào thiết kế sinh Các tiêu chuẩn • Kiểm tra xác minh
thái (kinh tế tuần hoàn, và quy định • Hồ sơ môi trường sản
PEFCR, E+ C-,…) phẩm (PEP) trong giai
đoạn thiết kế ban đầu

Nhà điều hành


Thiết bị
• Phân tích dữ liệu điện
• Mô hình lão hóa
mạnh mẽ
Hệ thống
• Bảo trì dựa trên Chọn và giám sát các
điều kiện
• Quản lý dự đoán
quản lý tài sản khó tiếp cận,
các yếu tố ảnh hưởng
đến sự lão hóa
tài sản
tài sản
Phân tích Dữ liệu

• Mạng có dây
hoặc không dây Mạng
• Mạng diện rộng
công suất thấp

20 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Chuyển đổi số
Điều kiện sử dụng ảnh hưởng đến môi trường

Điều kiện tiên quyết là gì?


• Môi trường và điều kiện vận hành là những yếu tố chính ảnh hưởng đến tuổi thọ
của sản phẩm. Tuổi thọ bao gồm Thời gian sử dụng tham chiếu (RLT) dự kiến
của bất kỳ sản phẩm nào, Đánh giá vòng đời (LCA) và Tác động môi trường sản
phẩm (PEF) hoặc Hồ sơ môi trường sản phẩm (PEP). Trong một số trường hợp,
không thể làm chủ được các điều kiện môi trường thì cần phải bảo dưỡng sớm
hoặc bảo dưỡng định kỳ thường xuyên hơn.

Các điều kiện làm việc ảnh hưởng đến Tác động

DM107939
Khí hậu Ứng suất
môi trường sản phẩm (PEF, LCA, PEP,…)*
*
: Đánh giá Vòng đời của một sản phẩm yêu cầu tuổi
• Điện PEP
thọ kỹ thuật dự kiến làm dữ liệu đầu vào, điều này
Tuổi thọ
phụ thuộc vào các điều kiện sử dụng bình thường. • Nhiệt
làm việc
Do đó, trong hướng dẫn lắp đặt sản phẩm nên nêu • Cơ tham khảo
rõ các điều kiện để đạt được tuổi thọ dự kiến, duy
• Suất điện động
trì trong điều kiện môi trường và vận hành bình
thường (tức điều kiện sử dụng bình thường). • Ô nhiễm,…

Các điều kiện sử dụng Độ bền


(Được biết đến nhiều nhất) kỹ thuật

Các phương pháp luận về trí tuệ nhân tạo (AI) Làm cách nào để có thể giảm thiểu những rủi ro?
1. Sinh ngôn ngữ tự nhiên • Để đánh giá rủi ro tốt hơn, nên mở rộng nhận thức về thiết bị của người vận
2. Nhận dạng giọng nói hành bằng cách sử dụng các cảm biến bổ sung và tối ưu hóa việc ra quyết định
bằng cách sử dụng các phương pháp luận và phân tích khác nhau, chẳng hạn
3. Nền tảng học máy
như mô hình suy thoái vật lý, máy học hoặc bất kỳ công nghệ trí tuệ nhân tạo
4. Trợ lý ảo
tác động môi trường.
5. Quản lý quyết định
6. Phần cứng được tối ưu hóa bằng AI
Bắt đầu như thế nào?
7. Nền tảng học sâu
• Việc chuyển giao chức năng của mô hình lão hóa rất phức tạp. Đối với các sản
8. Tự động hóa quy trình rô-bốt
phẩm kỹ thuật điện, các yếu tố môi trường ảnh hưởng có thể được tóm gọn trong
9. Phân tích văn bản và xử lý ngôn ngữ tự nhiên nhiệt độ, độ ẩm và chất ô nhiễm; các yếu tố vận hành ảnh hưởng là điện áp,
10. Sinh trắc học dòng điện và hệ số tải.

Nên xác định công nghệ hay tập trung vào thời gian hoạt
động?
• Có rất nhiều giao thức truyền thông không dây và cần phải phân tích chức năng
chuyên dụng để đưa ra lựa chọn phù hợp. Đối với trạm biến áp, phải tuân theo
tiêu chuẩn IEC 61850 và mô hình thông tin chung (CIM), nhằm tối đa hóa thời
gian hoạt động và trao đổi dữ liệu an toàn. Tuy nhiên, có một số giao thức không
dây bảo mật có thể góp phần tối đa hóa bản ghi dữ liệu, giúp đánh giá bất kỳ
sự lão hóa nào như giao thức ZigBee Green Power (ZGP).

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 21


Giới thiệu Chuyển đổi số
Ví dụ về giao thức truyền thông không dây

Việc so sánh giữa các giao thức nên phân tích đến chi phí sản phẩm, tuổi thọ pin,
dãy tần số vô tuyến, tương thích điện từ (EMC) trong quá trình vận hành và bảo trì
cũng như xử lý dữ liệu. Chi phí và độ tin cậy vẫn là hai yếu tố chính được mong đợi.
ZigBee được thiết kế để hoạt động trong môi trường tần số vô tuyến khắc nghiệt,
phù hợp với IEEE 802.15.4, với các tính năng bao gồm tránh xung đột, phát hiện
năng lượng máy thu, thể hiện chất lượng tín hiệu, đánh giá kênh rõ ràng, xác nhận,
bảo mật, hỗ trợ các khoảng thời gian được bảo đảm và làm mới gói. ZigBee Green
Power (ZGP) ban đầu được phát triển như một tiêu chuẩn không dây công suất cực
thấp để hỗ trợ các thiết bị thu tín hiệu.

Tầm trung

5G

4G

3G

2G

Tầm gần
Tầm xa
BLE Bluetooth
80 m 6lowPan VSAT

WPA ZigBee LPWAN


WiFi
50 m IEEEN802.15.6 IEEE 802.15.4
100 m Weightless LoRa Sig-Fox
5 km 5-50 km 5-50
RFID
km

Khoảng cách

22 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Chuyển đổi số
Kiến trúc MV/LV

Kiến trúc trung áp/hạ áp dựa trên ba lớp của nền tảng EcoStruxure. Bằng cách sử
dụng cảm biến nhiệt (như hình bên dưới), kiến trúc này khắc phục nhiều hạn chế
gặp phải khi triển khai hệ thống quản lý hiệu suất tài sản.

Số hóa trạm biến áp trung áp/hạ áp

Cloud

Kết nối Edge


di động

Cục bộ

Phát hiện sự
hiện diện

Nhiệt độ và
độ ẩm

Phát hiện
lũ lụt

Các cảm biến cho mục đích đánh giá kỹ thuật số


Phân tích Mạng Cảm biến Dữ liệu

Tự cấp nguồn
0 đến +80 ºC

+110 °C
Theo dõi tình trạng
và bảo trì dự đoán

0 đến +40 ºC
Thu thập năng lượng
+120 °C
Ít tốn pin Hoặc
Có thể tương tác

Linh hoạt
0 đến +35 ºC
Thân thiện với môi Cấp nguồn bằng pin
trường +90 °C
Sương

Đánh giá lão hóa


98 %RH

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 23


Giới thiệu Lưới điện thông minh

Các công ty tiện ích (VD: điện, nước, gas,…) ngày nay phải chuyển đổi thành các
công ty tiện ích thông minh. Những công ty thành công trong quá trình chuyển đổi
này sẽ vận hành hiệu quả một lưới điện thông minh, loại bỏ các-bon trong quá trình
phát điện và cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng của họ.
Chúng tôi chia sẻ [1] [2] cách các công ty tiện ích bắt đầu hành trình trở thành công
ty tiện ích thông minh hơn và cách hướng đến các mô hình kinh doanh mới trong
khi vẫn đạt được độ tin cậy và an toàn lưới điện cao. Chúng tôi đã có lịch sử lâu dài
tham gia vào ngành công nghiệp tiện ích.
Kể từ cuối thế kỷ 19, các chuyên gia của chúng tôi đã làm việc chặt chẽ cùng với
các công ty tiện ích đối tác để cung cấp nguồn điện ổn định cho các hộ gia đình và
doanh nghiệp. Ngày nay, lợi ích càng cao hơn bởi vì thế giới được kết nối số và sự
thịnh vượng của con người phụ thuộc vào khả năng cung cấp 24/7 của mạng lưới
điện trên toàn cầu.
Chúng tôi tin rằng sứ mệnh chung của chúng tôi có thể làm cuộc sống tốt hơn cho
các doanh nghiệp và cho 1,3 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận điện năng. Chúng tôi
cũng nhận thức sâu sắc về tác động của các hoạt động sản xuất điện đối với hạnh
phúc của hành tinh.
Chúng tôi đã viết quyển sách “Cung cấp năng lượng cho một thế giới luôn hoạt
động” [1] để mô tả cách tự động hóa sẽ giúp các công ty tiện ích hiện đại hóa, mở
rộng lưới điện của họ và thu hẹp khoảng cách giữa hệ thống thông tin và vận hành
để tận dụng dữ liệu nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng.
Chúng tôi thảo luận về cách các công ty tiện ích có thể quản lý tốt hơn nhu cầu linh
hoạt của phụ tải để giảm thiểu việc biến động nguồn phát điện. Chúng tôi cũng
khám phá cách các công ty tiện ích có thể tăng cường hiệu quả chi phí cho các nhà
máy của họ, tích hợp nguồn năng lượng tái tạo và xây dựng các lưới điện siêu nhỏ
để tạo ra nguồn điện sạch hơn, đáng tin cậy hơn.
Quyển sách gồm các chương sau:
(1) Ngành công nghiệp tiện ích: Đánh giá hiện trạng
(2) Quản lý tài sản: Đơn giản hóa bất kể sự gia tăng của dữ liệu lớn
(3) Lưới điện thông minh: Không chỉ là huyền thoại
(4) Đảm bảo năng lượng hạt nhân vẫn có ích và tiếp tục đóng góp
(5) Tích hợp năng lượng tái tạo: Một hành động cân bằng tinh tế
(6) Quản lý nhu cầu phụ tải và sự ảnh hưởng của “Người tiêu dùng”
(7) Tại sao lưới điện siêu nhỏ được chấp nhận rộng rãi
(8) Giải câu đố về an ninh mạng
(9) Thuê ngoài để tăng tốc: Cách nâng cấp các cấp độ kỹ năng
Nền tảng EcoStruxure Grid của chúng tôi cung cấp các kiến trúc và dịch vụ kỹ thuật
số nhằm thu hẹp khoảng cách giữa cung cấp và tiêu thụ, bao gồm vòng đời End-
To-End (từ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành đến bảo trì) để giúp các công
ty phân phối điện đạt được một tương lai bền vững hơn.
Nền tảng EcoStruxure Grid cung cấp một loạt các giải pháp tích hợp để cải thiện
độ tin cậy, hiệu quả và tính linh hoạt của lưới điện. Tích hợp dữ liệu dựa trên các
khái niệm Digital Twins cho phép lập mô hình, mô phỏng và tối ưu hóa quy hoạch &
vận hành lưới, quản lý tài sản lưới điện và quản lý hộ tiêu thụ.
Những liên kết hữu ích:
[1] Smart Utility Ebook Chapter One
https://go.schneider-electric.com/EMEA_Cross-BU_UK_201710_Smart-Utilities-
eBookPF-Page.html?source=Content&sDetail=Smart-Utilities-eBook&s
[2] http://schneider-electric.com/smart-utility-ebook

24 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Môi trường

Các khuôn khổ quy định mới, tiêu chuẩn hóa [1] của các hiệp hội cấu thành nên
hình thức mới của thế giới về cải thiện khía cạnh môi trường nhằm cải thiện và điều
phối chúng.
Phần cốt lõi do Liên hợp quốc phát động với các mục tiêu Phát triển bền vững (SDG)
được thực hiện bởi nhiều chương trình ở các cấp khu vực, quốc gia, công ty [2], [3]
hoặc hiệp hội.
Thực tế đã chứng minh rằng một thiết kế lắp đặt được tối ưu hóa, có tính đến điều
kiện vận hành, vị trí trạm trung-hạ áp và cấu trúc phân phối (tủ đóng cắt, thanh cái,
cáp, phương pháp làm mát), có thể giảm đáng kể tác động môi trường (cạn kiệt
nguyên liệu, cạn kiệt năng lượng, hết tuổi thọ), đặc biệt là về hiệu quả năng lượng.
Bên cạnh cấu trúc, đặc điểm kỹ thuật môi trường của các thành phần và thiết bị
điện là bước cơ bản cho một công trình thân thiện với môi trường nói riêng để đảm
bảo các thông tin môi trường thích hợp và thúc đẩy các quy định.
Điều khoản sau đây tóm tắt các lợi ích, các hành động và khuôn khổ tiêu chuẩn hóa
để xác định rõ hơn.
Hệ sinh thái
Các mô hình cho hệ sinh thái rất phức tạp, chẳng hạn như các hệ thống trong ngành
công nghiệp tự động hóa. Một mục tiêu sẽ đạt được tốt hơn nếu chúng ta biết cách
quy về một mô hình động chỉ hội tụ hướng về mục tiêu đó.

Sơ đồ điều khiển sau đây cho thấy các yếu tố đầu vào và đầu ra của một hệ sinh
thái, chẳng hạn như các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và những gì được
quan sát và điều khiển bởi sự hỗ trợ của các mô hình đại diện cho một Digital Twins,
bù trừ cho sự không chắc chắn của mô hình.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 25


Giới thiệu Môi trường

Sự ổn định của bất kỳ hệ sinh thái lệch nào đều được tìm ra trước khi đảm bảo tính
hồi phục của nó. Cách tiếp cận như vậy có thể được sử dụng như khi Ủy ban Châu
Âu thông qua Thông tư mới về Kế hoạch Hành động Kinh tế trong chương trình Thỏa
thuận Xanh yêu cầu cải thiện các công cụ mô hình hóa để nắm bắt những lợi ích
của các thông tư kinh tế về giảm phát thải khí nhà kính ở cấp độ Châu Âu và từng
quốc gia. Chi tiết về Chương trình hành động môi trường lần thứ 8 (EAP) giải thích
cách đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030. Trong đánh
giá của mình về Chương trình hành động môi trường lần thứ 7, Ủy ban Châu Âu
cũng kết luận rằng tiến độ liên quan đến bảo vệ thiên nhiên, sức khỏe và lồng ghép
chính sách là chưa đủ.
Thêm vào đó, một tuyên bố như vậy là cần thiết bởi vì cần phải hiểu rằng nhiều công
cụ mang tính quy chuẩn và điều tiết có tác dụng trong việc đo lường (khả năng
quan sát) trong khi những công cụ khác liên quan đến thực hiện các hành động
(khả năng điều khiển).
Ví dụ như áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 62430 cho các thiết kế có ý thức về môi
trường và đo lường tác động của chúng bằng tiêu chuẩn EN 50693 liên quan đến
“Quy tắc hạng mục sản phẩm để đánh giá vòng đời (LCA) của các sản phẩm và hệ
thống điện - điện tử”. Kể từ năm 2020, trước khi có bất kỳ đề xuất hạng mục công
việc mới nào IEC đều yêu cầu xác định đóng góp dự kiến cho các mục tiêu Phát
triển bền vững SDG. Ví dụ, IEC đã khởi động một nhóm làm việc mới trong Hội đồng
kỹ thuật TC111 giải quyết vấn đề giảm phát thải khí nhà kính bao gồm các khía cạnh
kỹ thuật số để tránh (các) tác động bất lợi nhằm đạt được mục tiêu Phát triển bền
vững SDG 13.
Những liên kết hữu ích:
How Standardization for Ecodesign and Circular Economy
[1] Contributes to Sustainability https://www.se.com/id/en/download/document/998-
2095-02-27-20AR0-EN/
UN Sustainable Development Goals (SDGs)
[2] https://www.se.com/us/en/download/document/SDG_SSI/
The 2030 Climate Change Imperative: Three Actions to Take Before Time Runs Out
[3] https://perspectives.se.com/research/2030-scenario-white-paper

26 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Môi trường

Tuyên bố xanh
Ngay cả khi các thiết kế có ý thức về môi trường không phải là mới, thì vẫn phải tiếp
tục nỗ lực. Cần phải xác minh xem hệ thống đo lường có thể đo lường các kỳ vọng
được thể hiện thông qua các mục tiêu Phát triển bền vững hay không.
Bốn nguyên tắc được xác định cho các phép đo liên quan về hoạt động bền vững:
Các phương pháp tăng cường chất lượng dữ liệu và chống hành vi “tẩy xanh”:
Phương pháp Đánh giá Vòng đời (LCA) là phương pháp tốt nhất để đánh giá tác
động môi trường của các sản phẩm và các hệ thống. Các kịch bản LCA nên gắn
vào vòng đời của các vật liệu, tránh cách tiếp cận quá tuyến tính từ lúc hình thành
cho đến khi chôn lắp. Vì vậy, tất cả các tiêu chuẩn EN 4555x được công bố từ năm
2019 đến 2020 nên được các ủy ban sản phẩm áp dụng, sau đó được điều chỉnh
cho phù hợp.
Dựa trên các phương pháp tiếp cận cụ thể theo phân ngành hiện có:
Các lĩnh vực cụ thể phải đảm bảo có sẵn các quy tắc dành riêng cho sản phẩm để
tiến hành đánh giá vòng đời như được thực hiện bởi Tiêu chuẩn IEC TC121 trong
Hướng dẫn IEC TS 63058 và cũng được đưa ra bởi Tiêu chuẩn CENELEC TC17AC
cho thiết bị điện cao áp. Bài viết này nêu bật một số mục cần được xem xét trong
các quy tắc dành riêng cho sản phẩm thiết bị điện cao áp. Cần chỉ định việc sử
dụng các cơ sở dữ liệu được công nhận như cơ sở dữ liệu LCA của EU có thể hỗ trợ
đo lường các mục tiêu môi trường.
Phạm vi của việc đánh giá tác động môi trường được giới hạn ở một sản phẩm
sử dụng trong một hệ thống:
Đối với các hệ sinh thái khác nhau, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, có các công cụ
đánh giá được sử dụng như các chứng chỉ HQE, LEED, BREEAM hoặc tương đương.
Đối với các hệ sinh thái khác, các đánh giá khác nhau hiện có nhiều khung đánh
giá (Dự án tiết lộ các-bon (CDP), Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), Chỉ thị báo cáo
phi tài chính, v.v.) cần được xem xét.
Khả năng tương tác dữ liệu và tính khả dụng:
Tính minh bạch, khả năng so sánh và cạnh tranh công bằng chỉ đạt được nếu dữ
liệu có sẵn ở dạng kỹ thuật số. Để đạt được mục tiêu như vậy, dữ liệu phải có khả
năng tương tác và có thể được truy cập và hiểu một cách dễ dàng. Việc sử dụng hệ
thống dữ liệu vòng đời tham chiếu quốc tế (ILCD) và dữ liệu danh mục cho thiết bị
điện cao áp để cung cấp từ điển dữ liệu dùng chung của IEC hoặc nền tảng công
nghiệp như ecl@ss nên được thực hiện. Đối với thiết bị điện cao áp, báo cáo IEC
đầu tiên đã được xuất bản vào năm 2020 từ IEC TC17 AHG.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 27


Giới thiệu Môi trường

Danh mục tác động LCA và mục tiêu Phát triển bền vững SDGs
Sổ tay dữ liệu vòng đời tham chiếu quốc tế ILCD và nghiên cứu của Trung tâm
nghiên cứu Châu Âu JRC về LCA cùng hội tụ từ các tác động môi trường (điểm
giữa) đến các lĩnh vực bảo vệ như sức khỏe con người, môi trường tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên (Điểm cuối).
Điều này cho phép xác định các mục tiêu Phát triển bền vững SDGs bị ảnh hưởng
khi tiến hành LCA. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Châu
Âu JRC đã xác định một số liên kết với SDG 12 ứng với việc tiêu dùng và sản xuất
có trách nhiệm có mối quan hệ với các SDG toàn cầu hơn như SDG 7, 8, 9 và 11.
Theo ISO 14044, JRC áp dụng trọng số cho các loại tác động, đây là một tùy chọn
bước giải thích của một nghiên cứu LCA hoàn chỉnh. Hình dưới đây cho thấy mối
quan hệ giữa SDGs và vòng khép kín với các danh mục tác động ở điểm giữa và
tác động của chúng đối với các điểm cuối.

Điều này thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các mục tiêu Phát triển bền vững
SDGs và các loại tác động được đề xuất theo Tiêu chuẩn EN 50693 và tầm quan
trọng đối với sự ổn định của các hệ sinh thái liên quan.
Các loại tác động LCA, SDGs và nền kinh tế tuần hoàn:
Ý định về khái niệm là quan trọng để cấu thành các ý tưởng và các mối quan hệ.
Tuy nhiên cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa xác định được một khái niệm đủ mạnh
có khả năng hỗ trợ các định nghĩa đã tồn tại trong các ủy ban tiêu chuẩn hóa khác
nhau hoặc trong các quy định hiện hành.
Một trong những mối quan hệ giữa hiệu quả vật chất và quản lý giá trị là độ tin cậy.
Độ tin cậy vô hạn là không thực tế, nhưng phải hiểu rằng vấn đề độ tin cậy là điểm
khởi đầu cho tính tuần hoàn của vật liệu. Do đó, độ bền của sản phẩm, giới hạn và
khả năng tái sử dụng của sản phẩm hoặc khả năng của vật liệu và các bộ phận của
sản phẩm sẽ xuất hiện trong chuỗi giá trị. Định hướng đầu tiên của tập hợp con các
sản phẩm phụ thuộc vào việc chúng có được tuyên bố là phế liệu hay không.

28 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Môi trường

Thiết bị trung áp
và các khía cạnh môi trường
Điều khoản phụ này mô tả cách xác định rõ hơn các khía cạnh môi trường trong
thiết bị điện cao áp liên quan đến quy định và xu hướng tiến triển tiêu chuẩn hóa,
phản ánh những nhu cầu của người dùng và của hành tinh. Thiết kế có ý thức về
môi trường đã có mặt trong các hoạt động R&D của các nhà sản xuất trong nhiều
năm, ngay cả khi thiết bị đóng cắt cao áp không nằm trong phạm vi chỉ thị
Ecodesign của EU. Như đã thông tin, những nghiên cứu chuẩn bị cho việc sửa đổi
chỉ thị này, chẳng hạn như văn bản được thông qua cho Kế hoạch Hành động Kinh
tế Tuần hoàn (CEAP), sẽ bao gồm các sản phẩm không liên quan đến năng lượng
(ErP).
Các khía cạnh môi trường:
Theo Hướng dẫn IEC 109, các khía cạnh môi trường có thể được tóm tắt bằng bảo
tồn tài nguyên, bảo tồn năng lượng, ngăn ngừa ô nhiễm và tránh lãng phí. Theo
ISO/IEC/IEEE 82079-1, thông tin bổ sung liên quan đến các khía cạnh môi trường,
tuổi thọ dự kiến và tập hợp các điều kiện liên quan nên được tìm thấy trong hướng
dẫn sử dụng thiết bị cao áp.
Tư duy vòng đời
Bước đầu tiên để xem xét toàn diện là tư duy vòng đời, nó sẽ xem xét các trường
hợp sử dụng đã được xác định trước đó bằng cách phân tích chức năng. Vòng đời
được xem xét nên xem xét các vòng vật chất như:

Sản phẩm Hệ thống liên quan


Khái niệm
DM107918

Quảng cáo sản phẩm đến sản phẩm

Trích xuất Khái niệm


Phát triển sản phẩm nguyên liệu thô Tiếp thị hệ thống
Thiết kế sản phẩm có ý
Nguồn cung ứng
thức môi trường Lên kế hoạch hệ thống
sản phẩm
Sản xuất Thiết kế khái niệm
Tái chế Sản xuất các
thành phần Phát triển sản phẩm
Thiết kế hệ thống có ý
Khôi phục thức môi trường
Lắp ráp
Sản xuất sản phẩm
Cung ứng hệ thống

Tái sản xuất Tài liệu sản phẩm Phân tích hệ thống
Lập nền tảng hệ thống

Tài liệu hệ thống

Mua sắm

Đánh giá dữ liệu sổ


sách (Bom,…)
Logistic sản phẩm:
vận chuyển, lưu trữ
Xây dựng, lắp đặt sản
phẩm, tích hợp hệ Sử dụng bình thường
thống nghiệm thu
Sự mong đợi
Tân trang (bảo trì- Vận hành sản phẩm
sửa chữa-nâng cấp), Giám sát điều kiện
tái sử dụng sản phẩm

Tháo dỡ phá hủy

Cuối vòng đời

Thải loại

Vòng đời vật liệu


Rác chôn lấp

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 29


Giới thiệu Môi trường

Hình dưới đây cho thấy ví dụ về các bên liên quan, mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn
nhau của chúng, mô tả các chức năng cần được lặp lại cho từng giai đoạn trong
suốt vòng đời. Ở mỗi giai đoạn vòng đời, việc lựa chọn tương tác phù hợp nhất giúp
xác định các chức năng mong muốn liên quan đến trường hợp cần sử dụng.

Phiên bản chi tiết hơn:


https://www.se.com/fr/fr/download document/998-2095-02-27-20AR0-EN/

Hiệu quả vật liệu


Để hỗ trợ hiệu quả vật liệu cho nền kinh tế tuần hoàn, một bộ tiêu chuẩn của EU từ
CEN CENELEC JTC10 đã được xuất bản vào năm 2019 và năm 2020. Tất cả các
tiêu chuẩn này được tạo ra để đánh giá chủ yếu khả năng tái tạo-tuần hoàn vật liệu
(bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, cập nhật, nâng cấp, tỷ lệ tái sử dụng), tái sản xuất,
tái chế, phục hồi, tỷ lệ tái chế, tỷ lệ tái sử dụng.
Tuy nhiên, cần thiết có một đánh giá toàn diện như đánh giá vòng đời (LCA) để xác
nhận hiệu quả vật liệu nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Cách tiếp cận này
mở rộng phạm vi đánh giá tính tuần hoàn của vật liệu như sau:

(*) CRM: Vật liệu thô quan trọng

Phương pháp tiếp cận có hệ thống đối với thiết kế và phát triển sản phẩm, nhằm
giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường được gọi là “Thiết kế có ý thức về môi
trường” (ECD). Quy trình ECD và các yêu cầu đối với thiết bị điện và điện tử (EEE)
được mô tả trong IEC 62430.

30 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Môi trường

Vòng tuần hoàn vật liệu của thiết bị trung áp tránh những tác động
bất lợi
Khi được ứng dụng trong giai đoạn thiết kế , thiết bị trung áp được kỳ vọng sẽ hoạt
động phù hợp với nhiệm vụ của nó trong suốt thời gian phục vụ, đánh giá rủi ro xác
định yêu cầu tránh sử dụng khí SF6, tăng hiệu suất vật liệu và các vòng tuần hoàn
vật liệu tương ứng.
Các chỉ mục hiệu quả vật liệu quan trọng nhất, theo thứ tự là:
1. Kéo dài độ bền hoặc tuổi thọ
• Độ bền kỹ thuật, tính từ lần sử dụng đầu tiên đến khi sự cố hạn chế đầu tiên, liên
quan đến độ tin cậy. Độ bền kỹ thuật này có thể được hỗ trợ bởi các hoạt động
bảo trì (phòng ngừa, dựa trên điều kiện và dự đoán) và nâng cấp nếu có (phân
tích - phần mềm);
• Độ bền chức năng được đáp ứng ngay khi đạt đến trạng thái giới hạn và dựa trên
bất kỳ hoạt động tân trang nào khác (hiệu chỉnh – sửa chữa) để phục hồi;
• Một trạng thái chức năng. Tính tuần hoàn vật liệu khác nếu có, như xem xét tái
sử dụng.
2. Khả năng nâng cấp thiết bị đóng cắt và những cấp độ kết cấu (Ví dụ: khả năng
mở rộng thiết bị đóng cắt trung áp bằng giải pháp khử cac-bon được điều chỉnh
phù hợp với nhu cầu, tránh thay thế những mạch đóng cắt trung áp hoàn chỉnh.)
3. Khả năng của dịch vụ logistic ngược để làm chủ việc quản lý chất thải như
quản lý sứ cách điện trung áp và bất kỳ khả năng tái chế, khả năng thu hồi nào,
nếu có.
4. Khả năng tái chế hoặc khả năng thu hồi vật liệu
• Tỷ lệ tái chế cải thiện tác động môi trường và giảm thiểu việc thu hồi năng lượng;
• Đối với thiết bị đóng cắt trung áp, khí SF6 được tái chế, thậm chí nếu chỉ có một
số tiêu chuẩn đề cập đến việc tái sử dụng.
Đánh giá toàn diện nên được thực hiện với LCA bằng cách sử dụng các quy tắc
dành riêng cho sản phẩm đối với thiết bị trung áp để đo lường ảnh hưởng của hiệu
quả vật liệu, hiệu quả năng lượng và giảm phát thải. Hành động đầu tiên để giảm
đáng kể lượng khí thải gây khả năng nóng lên toàn cầu tác động đến biến đổi khí
hậu là thay thế khí SF6 bằng không khí tinh khiết, ngay cả khi khí SF6 hoặc các loại
khí thay thế tái chế được. Mặt khác, cần chú ý để tránh các tác động bất lợi tiềm ẩn
do độc tính của các loại khí thay thế gây ra.
Lợi ích của thiết bị đóng cắt không chứa khí SF6 góp phần khử cac-bon của hệ
thống sử dụng phương pháp đã được đánh giá theo các yêu cầu của ISO 14067 và
ISO 14021 [6].

Tập trung vào độ bền kỹ thuật và độ bền chức năng:


Đối với thiết bị trung áp, yêu cầu đầu tiên là khả năng chịu được những áp lực trong
suốt quãng thời gian sử dụng. Trong phạm vi độ bền kỹ thuật, điều này có thể đạt
được nếu các điều kiện vận hành được theo dõi để xác minh xem tuổi thọ có thể
được kéo dài hay không, hoặc nếu áp dụng một số biện pháp phòng ngừa trong
trường hợp lão hóa sớm cho đến khi gặp sự cố giới hạn đầu tiên. Sau đó, bất kỳ hoạt
động tân trang nào (bảo trì khắc phục) sẽ góp phần nâng cao độ bền chức năng.
Tiêu chuẩn EN 45552:2020 đề cập đến các phương pháp đánh giá độ bền bao gồm
cả độ tin cậy. Các đánh giá này chi tiết hơn so với phân tích độ bền của IEC 62308.
Hình dưới đây cho thấy giới hạn độ bền và phần mở rộng của nó cũng như các vòng
tuần hoàn vật liệu khác nhau:

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 31


Giới thiệu Môi trường

Giai đoạn thiết kế phải xem xét tất cả các thời kỳ tuổi thọ của thiết bị trung áp khi
được sử dụng trong một hệ thống. Việc sử dụng thông thường và sử dụng theo mục
đích dự kiến là khác nhau theo các định nghĩa IEC tương ứng. Chúng cần được chú
ý đặc biệt để xác định các sự khác biệt tiềm ẩn với các điều kiện được xem xét khi
thiết kế.
Hình mô tả sau đây cho thấy cách xác định bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào và
các thông số ảnh hưởng tương ứng đều liên quan đến khả năng lão hóa sớm.
• Các điều kiện môi trường
• Cục bộ hóa: dữ liệu thời tiết
và/hoặc đo đạc
• Ô nhiễm: AQI*, đo đạc, ứng dụng
• Mô tả áp lực & mô phỏng: phối Công trường &
hợp cách điện tòa nhà
*AQI: Chỉ số chất lượng không khí

• Phòng vận hành & điều kiện xung


quanh
• Kết cấu điện & thiết bị trung áp
• Mô tả áp lực & mô phỏng: mô Phòng & thiết
phỏng nhiệt độ với tỉ số tải bị trung áp Sử dụng bình thường

Vận chuyển

Nghiệm thu
• Mô hình hóa

Tích hợp

Sử dụng
• Đánh giá tuổi thọ

Tháo dỡ
Lưu trữ

Lưu trữ

Lưu trữ
Vật liệu

Bảo trì
• Nghiên cứu độ bền cấu thành

• Các điều kiện vận hành

• Áp lực do chức năng của thiết bị


• Nhiệt độ trạng thái ổn định do tự
phục hồi
• Thay đổi nhiệt độ do bật và tắt Công trường &
thiết bị tòa nhà
• Rung động do vận hành
• Điều kiện độ ẩm do hơi ẩm và
ngưng tụ
• Bất kỳ áp lực nào khác có thể gây Phòng & thiết
ra hỏng hóc bị trung áp Sử dụng theo mục đích dự kiến
Vận chuyển

Nghiệm thu
Tích hợp

Sử dụng

Tháo dỡ

Vật liệu
Lưu trữ

Lưu trữ

Lưu trữ

Bảo trì

cấu thành

Khuyến nghị đánh giá vòng đời (LCA)


Đánh giá vòng đời là một quy trình được công nhận để đánh giá tác động môi trường
của thiết bị khi được sử dụng trong một hệ thống. Các quy tắc về danh mục sản
phẩm phải phù hợp với EN 50693, quy tắc này sẽ được chuyển thành các quy tắc
dành riêng cho sản phẩm đối với thiết bị trung áp. Một số quy trình LCA được áp
dụng và công nhận rộng rãi như PEP ecopassport [3], v.v.

Vòng đời phục vụ tham khảo


LCA có hiệu lực trong một vòng đời phục vụ tham khảo. Các điều kiện vận hành
được định nghĩa trong loạt tiêu chuẩn IEC 62271 1 và có liên quan đến hiệu suất
được xác thực bằng các thử nghiệm điển hình, khi đó các điều kiện vận hành trung
bình cho vòng đời phục vụ tham khảo là cần thiết. Thậm chí việc sử dụng vòng đời
phục vụ tham khảo cho LCA chỉ nhằm mục đích tính toán, điều quan trọng là phải
có được sự nhất quán giữa vòng đời dịch vụ tham khảo và đánh giá độ bền theo
các điều kiện vận hành và môi trường xung quanh trung bình.
Thiết bị trung áp tuân theo tiêu chuẩn IEC TC17 và được chia thành hai loại: thiết bị
chuyển mạch và thiết bị lắp ráp. LCA sẽ cần xác định ngăn chức năng tương ứng
với các xếp hạng làm ảnh hưởng đến thiết kế của nó. Cần thiết có mô tả chi tiết về
thiết bị được nghiên cứu, mô tả những gì được bao gồm và không được bao gồm
trong đánh giá. Thông tin tối thiểu phải là các thuộc tính của nhãn thiết bị được tiêu
chuẩn hóa. Các ranh giới hệ thống dựa trên sơ đồ hệ thống phải được chỉ định phù
hợp với vòng đời được mô tả trước đó.

32 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Môi trường

Quy tắc giới hạn


Các tiêu chí giới hạn là quan trọng và có thể khác với tham chiếu trong các quy tắc
cụ thể của sản phẩm (PSR). Khối lượng, năng lượng và các tác động môi trường
không xem xét đến không được nhỏ hơn 5 % tương ứng của khối lượng đơn vị vận
hành, năng lượng sơ cấp của vòng đời và tổng tác động môi trường của vòng đời.
Đối với nghiên cứu LCA, các quy tắc giới hạn này có thể được xem xét nếu nhà sản
xuất chứng minh rằng họ không có tác động môi trường không tương xứng trong
báo cáo LCA.

Các kịch bản


Kịch bản mặc định cho các thiết bị đóng cắt và kết cấu trung áp phải được xác định ít
nhất là xem xét vòng đời phục vụ tham khảo và tập hợp các điều kiện trung bình liên
quan của nó, mức độ tải và mức độ thời gian tải. Một vài ứng dụng có thể yêu cầu một
số tập hợp các kịch bản nhưng thông tin phản ánh được các thuộc tính trung bình để
so sánh với thiết bị cao áp.
PSR ở Châu Âu cho thiết bị cao áp sẽ chỉ định cơ cấu năng lượng mới nhất và được
điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn như tổng năng lượng khả dụng (GAE), tổng sản lượng
điện (GEP) và cường độ phát thải khí nhà kính tính bằng gCO2eq/kWh cho [4, 5, 6].
Các hệ số và hành trình phát thải do cung cấp điện phải hài hòa khi tiến hành LCA.
ITU khuyến nghị cho lưới điện 351 gCO2eq/kWh vào năm 2025, 200 vào năm 2025 và
0 vào năm 2050.
Những chi tiết của kịch bản được tiếp diễn nên được trích dẫn trong công bố môi
trường và báo cáo LCA.
Những liên kết hữu ích:
PEP ecopassport® program:
[3] http://www.pep-ecopassport.org/
International Energy Agency:
[4] https://www.iea.org/subscribe-to-data-services/co2-emissions-statistics
EIB Project Carbon Footprint Methodologies:
[5] https://www.eib.org/attachments/strategies%20eib_project_c%C3%A1c-
bon%20_footprint_%20methodologies_en.pdf
CO2 Impact Methodology:
[6] https://download.schneider-
electric.com/files?p_enDocType=Brochure&p_File_Name=CO2+Impact+Methodolo
gy.pdf&p_Doc_Ref=CO2_methodology_guide

schneider-electric.com Internal Tài liệu kỹ thuật trung áp | 33


Giới thiệu Môi trường

Số hóa các hạng mục tác động


Các phần trình bày trước giải quyết các khía cạnh môi trường mang lại nhận thức
về cách xem xét toàn diện quy trình thiết kế có ý thức về môi trường. Mục đích của
quy trình này đối với người dùng là có thể so sánh tác động môi trường của thiết bị
trung áp khi được sử dụng trên lưới điện phân phối. Trong số các thuộc tính môi
trường bắt buộc phải được chia sẻ dưới định dạng kỹ thuật số là các danh mục tác
động môi trường. Để hỗ trợ việc trao đổi các thuộc tính tránh các vấn đề về khả
năng tương tác, cần xác định các danh mục tác động môi trường, chẳng hạn như
các thuật ngữ đã xác định được sử dụng cho hiệu quả vật chất của nền kinh tế tuần
hoàn.
Các bảng sau đây xác định các danh mục tác động từ Châu Âu có thể hữu ích cho
IEC TC111 WG15 về các quy tắc danh mục sản phẩm LCA (PCR), IEC TC111 PT111
về hiệu quả vật liệu cho thiết kế có ý thức về môi trường và IEC TC111 WG17 về
giảm phát thải khí nhà kính (GHG).

Tên hạng mục Đơn vị Định nghĩa EN


tác động
Biến đổi khí hậu kgCO2eq Khả năng của khí nhà kính ảnh hưởng đến cưỡng bức bức xạ, được biểu thị dưới dạng chất tham
GWP chiếu (VD: đơn vị tương đương CO2) và khoảng thời gian xác định (VD: GWP 20, GWP 100, GWP
500, cho 20, 100 và 500 năm tương ứng). Nó liên quan đến khả năng ảnh hưởng đến những thay
đổi về nhiệt độ không khí trung bình bề mặt toàn cầu và những thay đổi tiếp theo trong các thông
số khí hậu khác nhau và tác động của chúng, chẳng hạn như tần suất và cường độ bão, cường độ
mưa và tần suất lũ lụt, v.v.
Biến đổi khí hậu – kgCO2eq Phát thải khí nhà kính (GHG) bằng bất kỳ phương tiện nào có nguồn gốc từ quá trình oxy hóa
gốc hóa thạch GWP và/hoặc khử nhiên liệu hóa thạch bằng cách chuyển đổi hoặc hạ cấp chúng (VD: đốt cháy, tiêu hóa,
chôn lấp, v.v.). Loại tác động này bao gồm khí thải từ than bùn và quá trình nung/cacbon hóa đá
vôi
Biến đổi khí hậu – kgCO2eq Phát thải vào không khí (CO2, CO và CH4) bắt nguồn từ quá trình oxy hóa và/hoặc giảm sinh khối
gốc sinh vật GWP trên mặt đất bằng cách biến đổi hoặc phân hủy (VD: đốt cháy, tiêu hóa, ủ phân, chôn lấp) và hấp
thụ CO2 từ khí quyển thông qua quá trình quang hợp trong tiến trình tăng trưởng sinh khối – tức là
tương ứng với hàm lượng các-bon của sản phẩm, nhiên liệu sinh học hoặc tàn dư thực vật trên mặt
đất như rác và gỗ chết. Trao đổi các-bon từ rừng nguyên sinh sẽ được mô hình hóa theo LULT (bao
gồm phát thải đất, sản phẩm có nguồn gốc hoặc dư lượng được kết nối)
Biến đổi khí hậu – sử kgCO2eq Sự hấp thụ và phát thải các-bon (CO2, CO và CH4) bắt nguồn từ sự thay đổi trữ lượng các-bon do
dụng đất và biến đổi sử dụng đất và thay đổi việc sử dụng đất. Tiểu danh mục này bao gồm trao đổi các-bon sinh học
đất GWP từ phá rừng, xây dựng đường hoặc các hoạt động đất khác (bao gồm cả lượng khí thải các-bon
trong đất). Đối với rừng nguyên sinh, tất cả lượng phát thải CO2 có liên quan được bao gồm và mô
hình hóa theo tiểu danh mục này (bao gồm cả phát thải đất liên quan, các sản phẩm có nguồn gốc
từ rừng nguyên sinh và chất thải), trong khi sự hấp thụ CO2 của chúng bị loại trừ.
Sự cạn kiệt ôzôn kgCFC-11eq Loại tác động EF giải thích cho sự xuống cấp của tầng ôzôn tầng bình lưu do phát thải các chất
làm suy giảm tầng ôzôn, ví dụ như khí clo tồn tại lâu dài và khí chứa brom (VD: CFC, HCFC, Halon)
Độc tố nhân tạo, tác CTUh Loại tác động EF giải thích cho các tác động xấu đến sức khỏe con người do hấp thụ các chất độc
động ung thư hại qua hít thở không khí, ăn uống/uống nước và xâm nhập qua da trong chừng mực mà chúng có
liên quan đến ung thư
Độc tố nhân tạo, tác CTUh Loại tác động EF giải thích cho các tác động có hại cho sức khỏe con người do hấp thụ các chất
động không ung thư độc hại thông qua hít thở không khí, ăn uống/uống nước, xâm nhập qua da trong chừng mực chúng
có liên quan đến các tác động không gây ung thư và không gây ra bởi hạt vật chất/chất vô cơ hô
hấp hoặc bức xạ ion hóa.
Vật chất dạng hạt Deaths/kg Loại tác động EF tính đến các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người do phát thải Vật chất dạng
Chất vô cơ hô hấp PM2.5 emitted hạt (PM2.5) có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống và các tiền chất của nó (NOx, SOx, NH3)
Ion hóa phóng xạ - kBqU235 Loại tác động EF giải thích cho các ảnh hưởng sức khỏe bất lợi đối với sức khỏe con người do
sức khỏe con người phóng xạ phóng xạ gây ra
U235

34 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Môi trường

Tên hạng mục Đơn vị Định nghĩa EN


tác động
Sự hình thành ôzôn kgNMVOCeq Loại tác động EF giải thích cho sự hình thành ôzôn ở tầng đối lưu trên mặt đất do quá trình
quang hóa quang hóa oxy của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và carbon monoxide (CO) với sự có
mặt của các oxit nitơ (NOx) và ánh sáng mặt trời. Nồng độ cao của ôzôn ở tầng đối lưu trên mặt
đất gây hại cho thảm thực vật, đường hô hấp của con người và các vật liệu nhân tạo thông qua
phản ứng với các vật liệu hữu cơ.
Sự axit hóa molH+eq Loại tác động EF đề cập các tác động do các chất axit hóa trong môi trường. Phát thải NOx,
NH3 và SOx dẫn đến giải phóng các ion hydro (H+) khi khí được khoáng hóa. Các proton góp
phần làm axit hóa đất và nước khi chúng được giải phóng ở những khu vực có khả năng đệm
thấp, dẫn đến suy giảm rừng và axit hóa hồ nước.
Hiện tượng phú moleNeq Các chất dinh dưỡng (chủ yếu là nitơ và phốt pho) từ nước thải và đất nông nghiệp được bón
dưỡng trên mặt đất phân thúc đẩy sự phát triển của tảo và các thảm thực vật khác trong nước. Sự phân hủy chất
hữu cơ tiêu thụ oxy dẫn đến thiếu oxy và trong một số trường hợp làm cá chết. Hiện tượng phú
dưỡng chuyển số lượng các chất thải ra thành một thước đo chung được biểu thị bằng lượng
oxy cần thiết cho quá trình phân hủy sinh khối chết [đối với Hiện tượng phú dưỡng trên mặt đất].
Hiện tượng phú freshwater_kgPeq Các chất dinh dưỡng (chủ yếu là nitơ và phốt pho) từ nước thải và đất nông nghiệp được bón
dưỡng nước ngọt phân thúc đẩy sự phát triển của tảo và các thảm thực vật khác trong nước. Sự phân hủy chất
hữu cơ tiêu thụ oxy dẫn đến thiếu oxy và trong một số trường hợp làm cá chết. Hiện tượng phú
dưỡng chuyển số lượng các chất thải ra thành một thước đo chung được biểu thị bằng lượng
oxy cần thiết cho quá trình phân hủy sinh khối chết [đối với Hiện tượng phú dưỡng nước ngọt].
Hiện tượng phú freshwater_kgNeq Các chất dinh dưỡng (chủ yếu là nitơ và phốt pho) từ nước thải và đất nông nghiệp được bón
dưỡng nước mặn phân thúc đẩy sự phát triển của tảo và các thảm thực vật khác trong nước. Sự phân hủy chất
hữu cơ tiêu thụ oxy dẫn đến thiếu oxy và trong một số trường hợp làm cá chết. Hiện tượng phú
dưỡng chuyển số lượng các chất thải ra thành một thước đo chung được biểu thị bằng lượng
oxy cần thiết cho quá trình phân hủy sinh khối chết [đối với Hiện tượng phú dưỡng nước mặn].
Độc sinh thái nước CTUe Tác động độc hại đến hệ sinh thái, gây hại cho từng loài và thay đổi cấu trúc cũng như chức
ngọt (<100 năm) năng của hệ sinh thái. Độc tính sinh thái là kết quả của nhiều cơ chế độc tố khác nhau gây ra
bởi việc giải phóng các chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hệ sinh thái.
Sử dụng đất Xem định nghĩa Loại tác động EF liên quan đến việc sử dụng (chiếm dụng) và chuyển đổi diện tích đất bằng
các hoạt động như nông nghiệp, làm đường giao thông, nhà ở, khai thác mỏ, v.v. Việc chiếm
dụng đất xem xét các tác động của việc sử dụng đất, diện tích liên quan và thời gian chiếm
đóng (tính bằng tích số của sự thay đổi về chất lượng với diện tích và thời gian). Chuyển đổi đất
đai xem xét mức độ thay đổi về đặc tính đất đai và diện tích bị ảnh hưởng (tính bằng tích số của
sự thay đổi về chất lượng với diện tích)
Đơn vị: - Không thứ nguyên (pt) / - kg sản lượng sinh học / (m2*a)2 /- kg đất / (m2*a) /- m3 nước
/(m2*a) / m3 nước ngầm/ (m2*a)
Sự khan hiếm nước m3 world eq. Mức độ mà nhu cầu về nước so với việc bổ sung nước trong một khu vực, ví dụ: lưu vực thoát
Deprived nước, mà không tính đến chất lượng nước
Sử dụng tài nguyên kgSb-eq Loại tác động EF đề cập đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phi sinh học không thể tái tạo
– khoáng sản và (khoáng sản và kim loại)
kim loại
Sử dụng tài nguyên MJ Loại tác động EF đề cập việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hóa thạch không thể tái tạo (ví dụ:
– gốc hóa thạch khí tự nhiên, than, dầu)
Sử dụng năng MJ Tổng mức sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp không tái tạo
lượng sơ cấp
không tái tạo
Sử dụng năng MJ Tổng mức sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp tái tạo
lượng sơ cấp tái
tạo
Sử dụng ròng nước m3 Lượng nước ngọt ròng đi vào hệ thống sản xuất đang được sử dụng mà không được trả lại cho
ngọt cùng một lưu vực thoát nước mà nó bắt nguồn từ đó.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 35


Giới thiệu Môi trường

Tài sản Định nghĩa Tài liệu


tham khảo
Vật liệu thô quan Các vật liệu, theo một phương pháp phân loại xác định, có tầm quan trọng về mặt kinh tế và có EN 45558 &
trọng (CRM) rủi ro cao liên quan đến việc cung cấp chúng ISO 14009
Độ bền Khả năng hoạt động theo yêu cầu, trong các điều kiện sử dụng, bảo trì và sửa chữa xác định, cho EN 45552 &
đến khi đạt đến trạng thái giới hạn cuối cùng. ISO 14009
Chú thích 1: Mức độ bảo dưỡng và sửa chữa trong phạm vi độ bền sẽ khác nhau tùy theo sản
phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Chú thích 2: Độ bền có thể được biểu thị bằng đơn vị phù hợp với bộ
phận hoặc sản phẩm có liên quan, VD: thời gian trên lịch, chu kỳ hoạt động, khoảng cách vận
hành, v.v. Các đơn vị phải luôn được ghi rõ ràng.
Thu hồi năng Sản xuất năng lượng hữu ích thông qua đốt cháy chất thải trực tiếp và có kiểm soát. Lưu ý Lò đốt Hướng dẫn IEC
lượng chất thải sản xuất nước nóng, hơi nước và/hoặc điện là một hình thức thu hồi năng lượng phổ biến 109
Tính tuần hoàn Sự kết hợp các hoạt động nhằm giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên nguyên sinh và phát thải chất IEC TC111
vật liệu thải bằng cách tạo ra các dòng vật liệu, bộ phận hoặc sản phẩm tuần hoàn và kéo dài tuổi thọ PT111-1
của các dòng. Chú thích 1: tân trang (bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, cập nhật và nâng cấp) giúp (IEV + ISO +
kéo dài tuổi thọ của vật liệu, bộ phận và sản phẩm trong giai đoạn sử dụng. Chú thích 2: tái sản JTC10)
xuất và tái sử dụng giúp kéo dài tuổi thọ của vật liệu, bộ phận và sản phẩm để phục hồi việc sử
dụng thường xuyên. Chú thích 3: Một sản phẩm đạt được nhờ tính tuần hoàn nguyên liệu không
thể được công bố là sản phẩm mới bởi vì, trong vòng đời trước của sản phẩm, chắc chắn đã có
những thay đổi về quy định và sự lão hóa của (các) bộ phận ngay cả khi tính năng kỹ thuật được
giữ lại. Chú thích 4: tái chế và phục hồi giúp kéo dài tuổi thọ của vật liệu cho các mục đích sử
dụng khác sau khi hết tuổi thọ cuối cùng của các bộ phận hoặc sản phẩm
Hiệu quả vật liệu Giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên (tự nhiên) bằng cách tối đa hóa tuổi thọ của sản phẩm thông ISO 14009
qua việc tối ưu hóa thiết kế, tái sử dụng và tái chế.
Chú thích 1: Từ 'tái sử dụng' cũng bao gồm tái sản xuất, tân trang, phục hồi, v.v.
Thu hồi vật liệu/tái Các hoạt động xử lý vật liệu bao gồm tái chế cơ học, tái chế nguyên liệu (hóa chất) và tái chế hữu ISO 15270 &
chế cơ, không bao gồm thu hồi năng lượng. Hướng dẫn IEC
Chú thích 1: thuật ngữ 'tái chế' được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ 'thu hồi vật liệu' 109
Thu hồi năng Bất kỳ hoạt động nào mà rác thải phục vụ cho mục đích có ý nghĩa bằng cách thay thế các vật ISO 14009 &
lượng liệu (3.2.7) khác mà lẽ ra đã được sử dụng để thực hiện một chức năng cụ thể hoặc rác thải được IEC TR 62635
chuẩn bị để thực hiện chức năng đó trong nhà máy hoặc trong nền kinh tế rộng lớn hơn.
Chú thích 1: hoạt động thu hồi bao gồm thu hồi nguyên liệu và thu hồi năng lượng. Chú thích 2:
trong tiêu chuẩn này, chỉ xem xét việc thu hồi các sản phẩm (3.2.5), các bộ phận (3.2.6) và vật
liệu
Nội dung tái chế Tỷ lệ, theo khối lượng, vật liệu tái chế trong một sản phẩm ISO 14021 &
ISO 14009
Tái chế Xem mục Khôi phục vật liệu
Tân trang Bảo trì hoặc sửa chữa một hạng mục về mặt chức năng hoặc thẩm mỹ để khôi phục lại hình thức IEC 60050-904
và chức năng ban đầu, hoặc các hình thức và chức năng được xác định trước khác, hoặc được 2019
nâng cấp.
Tái sản xuất Quá trình sản xuất công nghiệp sau khi kết thúc vòng đời, tạo ra một sản phẩm từ các bộ phận IEC 60050-904
như cũ hoặc sản phẩm đã qua sử dụng. 2019
Chú thích 1: các thay đổi không cần thử nghiệm điển hình và phải được kiểm tra xác nhận bằng
các thử nghiệm thường xuyên theo tiêu chuẩn sản phẩm hiện hành
Tái sử dụng cho Quá trình mà một sản phẩm, các bộ phận hoặc vật liệu của nó không phải là chất thải, sau khi kết
sản phẩm khác thúc lần sử dụng thứ n, được sử dụng cho cùng mục đích mà chúng được hình thành nhưng cho
một loại sản phẩm khác
Tái sử dụng Hoạt động mà theo đó một sản phẩm, hoặc một phần của sản phẩm, sau khi kết thúc một giai ISO14009 &
đoạn sử dụng, không phải là rác thải và được sử dụng lại cho cùng một mục đích mà nó được EN 45554 &
hình thành quy định của EU
Khả năng nâng Đặc điểm của sản phẩm cho phép nâng cấp hoặc thay thế riêng các mô-đun hoặc bộ phận của IEC 60050-904
cấp sản phẩm mà không phải thay thế toàn bộ sản phẩm 2019
Nâng cấp Quá trình nâng cao chức năng, hiệu suất, công suất hoặc tính thẩm mỹ của sản phẩm. EN 45554 &
Chú thích 1: nâng cấp có thể bao gồm các thay đổi đối với phần mềm, firmware và/hoặc phần ISO 14009
cứng
Rác thải Bất kỳ chất hoặc đồ vật nào mà chủ sở hữu loại bỏ hoặc có ý định hoặc được yêu cầu loại bỏ EN 50693

36 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Môi trường

Tóm tắt thiết kế có ý thức về môi trường của thiết bị đóng cắt
trung áp

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 37


Giới thiệu Môi trường
Khung pháp lý

Tổng quan
Như đã đề cập trước đây, khi tiến hành phân tích một chức năng, một hạng mục
trọng yếu phải được xem xét nhưng rõ ràng không phải là chức năng, đó là khung
pháp lý. Các quy định thường mang tính địa phương, có thể mang tính khu vực như
ở Châu Âu, Hoa Kỳ với EPA [1] hoặc ở Trung Quốc được hỗ trợ trực tiếp bởi Bộ
ngành [2] và chưa mang tính toàn cầu. Các khía cạnh khung pháp lý cung cấp định
hướng mang tính toàn cầu nhất được bao phủ bởi Các mục tiêu phát triển bền vững
[3].
Khung pháp lý châu Âu phát triển với một số chương trình với “Thỏa thuận xanh”
của EU [4], chẳng hạn như gói “Fit for 55”, “Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần
hoàn” (CEAP), “Sáng kiến sản phẩm bền vững” (SPI) và “Hộ chiếu sản phẩm kỹ
thuật số” (DPP) và phân loại tài chính.

Những liên kết hữu ích:


[1] https://www.epa.gov/laws-regulations
[2) https://english.mee.gov.cn/Resources/laws/
[3] https://sdgs.un.org/fr/goals
[4] https://ec.europa.eu/info/strategy/priorities-2019-2024/european-green-deal_en

Những chỉ thị của châu Âu


Ở Châu Âu, một số Chỉ thị liên quan đến thiết bị điện đã được xuất bản, được quốc
tế công nhận để có được nhiều sản phẩm xanh hơn và an toàn hơn, giới thiệu tất cả
các khía cạnh để giải quyết hiệu quả năng lượng và vật liệu, giảm chất thải và ô
nhiễm.

RoHS [4]
Chỉ thị “Hạn chế các chất độc hại” có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006 và được sửa đổi
vào năm 2012. Chỉ thị này nhằm mục đích loại bỏ sáu chất độc hại khỏi các sản
phẩm: chì, thủy ngân, cadmium, crom hóa trị sáu, polybrom biphenyl (PBB) hoặc
polybrom ete diphenyl (PBDE) khỏi hầu hết các sản phẩm điện cho người dùng
cuối. Mặc dù hệ thống lắp đặt điện là “lắp đặt cố định quy mô lớn” không nằm trong
phạm vi áp dụng, nhưng yêu cầu tuân thủ RoHS có thể là khuyến nghị cho hệ thống
lắp đặt bền vững.

WEEE2 [5]
Mục đích của Chỉ thị WEEE là đóng góp vào quá trình sản xuất và tiêu dùng bền
vững bằng cách ưu tiên hàng đầu là ngăn chặn WEEE, và thêm vào đó, bằng cách
tái sử dụng, tái chế và các hình thức thu hồi khác của các chất thải để giảm việc xử
lý chất thải và đóng góp vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và thu hồi
các nguyên liệu thô thứ cấp có giá trị. Chỉ thị cũng tìm cách cải thiện hiệu suất môi
trường của tất cả các nhà khai thác tham gia vào vòng đời của EEE, ví dụ: nhà sản
xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng, đặc biệt là những người điều hành trực tiếp
tham gia vào việc thu thập và xử lý WEEE.
Chỉ thị WEEE được áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh Châu
Âu. Cũng như đối với RoHS, việc lắp đặt điện không nằm trong phạm vi của chỉ thị
này. Tuy nhiên, thông tin sản phẩm hết hạn sử dụng được khuyến nghị để tối ưu hóa
quy trình và chi phí tái chế.

Đánh dấu nhãn


Trong những trường hợp ngoại lệ, khi điều này là cần thiết do kích thước hoặc chức
năng của sản phẩm, ký hiệu phải được in trên bao bì, trên hướng dẫn sử dụng và
trên bảo hành của EEE.
Các thành phần thiết bị trung áp không nằm trong phạm vi EEE theo định nghĩa Art.
3.1.(a) của Chỉ thị WEEE nhưng phải chú ý đến các thiết bị điện tử được nhúng vào
cho việc giám sát.

38 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Môi trường
Khung pháp lý

Chỉ thị khung về chất thải [6]


Chỉ thị khung về chất thải đưa ra các khái niệm và định nghĩa cơ bản liên quan đến
quản lý chất thải, bao gồm các định nghĩa về chất thải, tái chế và thu hồi.

Chỉ thị thiết kế sinh thái [7]


Ngoài một số thiết bị như chiếu sáng hoặc động cơ bắt buộc phải thực hiện các
biện pháp đo đạc, không có yêu cầu pháp lý nào áp dụng trực tiếp cho việc lắp đặt
thiết bị trung áp. Tuy nhiên, xu hướng là cung cấp cho các thiết bị điện với Tuyên
bố về sản phẩm môi trường, giống như đối với các sản phẩm xây dựng, để dự đoán
các yêu cầu sắp tới của thị trường xây dựng.

Chỉ thị khí F [8]


Để kiểm soát phát thải từ khí nhà kính flo (khí F), bao gồm hydrofluorocarbons (HFC),
Liên minh Châu Âu đã thông qua hai đạo luật: Quy định về khí F và Chỉ thị về hệ
thống điều hòa không khí di động (MAC). Một đề xuất cập nhật tác động của khí
SF6 và các loại khí thay thế được đề nghị vào cuối năm 2021.

REACH [9] (Cấp phép Đánh giá Đăng ký Hóa chất)


Có hiệu lực từ năm 2007, chỉ thị nhằm mục đích kiểm soát việc sử dụng hóa chất và
hạn chế sử dụng khi cần thiết để giảm nguy cơ cho con người và môi trường. Liên
quan đến EE và cài đặt, chỉ thị yêu cầu bất kỳ nhà cung cấp nào phải thông báo
cho khách hàng của mình về hàm lượng các chất nguy hiểm trong sản phẩm của
mình (được gọi là SVHC).
Sau đó, một bộ cài đặt cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp của nó có sẵn những
thông tin thích hợp. Ở những nơi khác trên thế giới, những luật mới sẽ tuân theo các
mục tiêu tương tự. Một số nhà cung cấp hoặc các đại lý có thể giúp đáp ứng các
mục tiêu hoặc yêu cầu của các Chỉ thị và tiêu chuẩn này, ngoài phạm vi nghĩa vụ
của chính họ.

Những liên kết hữu ích:


[4] https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:32011L0065
[5] https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:02012L0019-
20180704

https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=celex%3A32018L0849
[6] https://ec.europa.eu/environment/topics/waste-and-recycling/waste-
framework-directive_en
[7] https://eur-lex.europa.eu/legal-content/FR/ALL/?uri=celex%3A32009L0125
[8] https://ec.europa.eu/clima/policies/f-gas/legislation_en
[9] https://echa.europa.eu/regulations/reach/understanding-reach

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 39


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Giới thiệu

Tất cả những người thiết kế lắp đặt trung áp sử dụng tủ trung áp cần biết các giá
Để bắt đầu, ở đây trình bày một số thông tin quan trị độ lớn cơ bản sau:
trọng về các mạch đóng cắt trung áp! Các tham • Điện áp;
khảo được thực hiện từ Ủy ban kỹ thuật điện quốc
• Dòng điện;
tế (IEC) và ANSI/IEEE.
• Tần số;
• Công suất ngắn mạch;
• Điều kiện vận hành;
• Khả năng tiếp cận hoặc các danh mục;
• Mức độ bảo vệ;
• Phân loại hồ quang bên trong nếu có.
Điện áp, dòng điện định mức và tần số định mức thường đã biết hoặc có thể dễ
dàng xác định, nhưng làm cách nào để tính toán được công suất ngắn mạch hoặc
dòng điện ngắn mạch tại một điểm nhất định tại vị trí lắp đặt?

Biết được công suất ngắn mạch của mạng điện cho phép người thiết kế lựa chọn
các bộ phận khác nhau của mạch đóng cắt mà phải chịu được sự gia tăng nhiệt độ
đáng kể và các giới hạn về điện động. Biết điện áp vận hành (kV) sẽ cho phép người
thiết kế kiểm tra tính phù hợp, thông qua phối hợp cách điện, khả năng chịu đựng
của vật liệu cách điện của các bộ phận. Ví dụ: máy cắt, sứ cách điện, CT.

Việc đóng cắt, điều khiển và bảo vệ của mạng điện được thực hiện bằng các tủ điện
đóng cắt hợp bộ.

Việc phân loại tủ điện đóng cắt hợp bộ vỏ bọc bằng kim loại được xác định trong
tiêu chuẩn IEC 62271-200 trên toàn cầu và các tiêu chuẩn ANSI/IEEE C37.20.3 và
IEEE C37.20.2 cho thị trường Bắc Mỹ và các thị trường chịu ảnh hưởng của Bắc Mỹ,
với hướng tiếp cận về chức năng, một số tiêu chí được sử dụng:
• Khả năng tiếp cận các ngăn lộ của con người;
• Mức độ tổn thất của việc cấp điện liên tục khi ngăn lộ chính bị mở;
• Loại rào chắn bằng kim loại hoặc cách điện giữa các bộ phận mang điện và các
ngăn lộ có thể tiếp cận đã mở;
• Mức chịu đựng hồ quang bên trong ở điều kiện vận hành bình thường.

40 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Điện áp

Điện áp vận hành U (kV) của mạng điện


Ví dụ:
Điện áp vận hành được áp dụng trên các thiết bị đầu cuối.
Điện áp vận hành: 20 kV;
Đó là điện áp mạng điện nơi thiết bị được lắp. Điện áp chịu các dao động liên quan
Điện áp định mức: 24 kV;
đến việc vận hành mạng điện, mức tải, v.v.
Điện áp tần số công nghiệp 50 Hz 1 phút, 50 kV
hiệu dụng; Điện áp định mức Ur (kV) của tủ điện đóng cắt
Điện áp chịu đựng xung sét 1,2/50 μs: 125 kV đỉnh
Đây là giá trị hiệu dụng (căn bậc hai trung bình toàn phương) cực đại của điện áp
mà thiết bị có thể chịu được trong điều kiện hoạt động bình thường.
Điện áp định mức phải được chọn cao hơn giá trị cao nhất của điện áp vận hành và
được kết hợp với cấp cách điện.

Mức cách điện định mức Ud (kV, giá trị RMS) và Up (kV, giá trị cực
đại):
Cấp cách điện được định nghĩa là một tập hợp các giá trị điện áp chịu đựng, và đối
với thiết bị đóng cắt trung thế, hai điện áp chịu đựng được xác định:
• Ud: điện áp tần số công nghiệp; điện áp này bao gồm tất cả các sự kiện ở tần
số thấp, điển hình là các hiện tượng quá điện áp xuất phát từ bên trong, đi kèm
với tất cả các thay đổi trong mạch như mở hoặc đóng mạch, đánh thủng hoặc
ngắn mạch qua sứ cách điện, v.v. Loại thử nghiệm điển hình được chỉ định là thử
nghiệm khả năng chịu tần số điện công nghiệp ở giá trị định mức trong khoảng
thời gian một phút.
• Up: điện áp chịu đựng xung sét; điện áp này bao gồm tất cả các sự kiện xảy ra
ở tần số cao, điển hình là quá điện áp có nguồn gốc từ bên ngoài hoặc nguồn
gốc từ khí quyển xảy ra khi sét đánh trúng hoặc gần đường dây. Loại thử nghiệm
điển hình được chỉ định là thử nghiệm khả năng chịu xung với dạng sóng tiêu
chuẩn (được gọi là 1,2/50 µs). Tính năng này còn được gọi là “BIL” viết tắt cho
“Mức xung cơ bản”.

LƯU Ý: IEC 62271-1:2017/A1:2021, điều 5 quy định các giá trị điện áp khác nhau cùng
với các điều kiện thử nghiệm điện môi, trong điều 7. IEEE C37.100.1 thể hiện cấp cách
điện định mức được sử dụng ở Bắc Mỹ mà đã được xem xét bởi IEC 62271-1:2017.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 41


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Điện áp

Các tiêu chuẩn:


Bảng biểu dưới đây mô tả điện áp định mức được định nghĩa bởi tiêu chuẩn IEC
62271-1:2017: Thông số kỹ thuật chung cho tủ điện đóng cắt và điều khiển dòng
điện xoay chiều áp cao áp.

Dãy I, sê-ri I
Điện áp định Điện áp chịu đựng xung Điện áp tần số Điện áp vận
mức kV hiệu sét 1,2/50 µs 50 Hz kV điện công nghiệp hành bình
dụng đỉnh 1 phút kV hiệu thường kV hiệu
dụng dụng
Danh sách 1 Danh sách 2
7,2 40 60 20 3,3 đến 6,6
12 60 75 28 10 đến 11
17,5 75 95 38 13,8 đến 15
24 95 125 50 20 đến 22
36 145 170 70 25,8 đến 36

Dãy I, sê-ri II
Điện áp định mức Điện áp tần số điện công Điện áp chịu được xung sét
cực đại kV hiệu nghiệp 1 phút kV hiệu dụng 1,2/50 µs 50 Hz kV đỉnh (Up)
dụng (Ud)
Thông thường Cô lập Thông thường Cô lập
4,76 19 21 60 66
8,25 28 32 95 105
15,5 36 40 95 105
50 55 110 121
25,8 60 66 125 138
150 165
27 60 66 125 138
70 77 150 165
38 70 77 150 165
80 88 170 187
95 105 200 220

Hình ảnh minh họa cho điện áp định mức của Dãy I, sê-ri I:

42 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Điện áp

Các giá trị của điện áp chịu đựng trong các bảng biểu được xác định trong điều
kiện sử dụng bình thường ở độ cao dưới 1000 mét, 20 °C, độ ẩm 11 g/m3 và áp suất
101,3 kPa.

Đối với các điều kiện khác, các hệ số hiệu chỉnh được áp dụng cho các thử nghiệm.
Trong trường hợp sử dụng dưới các điều kiện khác, cần xem xét việc giảm công
suất.

Đối với hệ thống lắp đặt điện, tiêu chuẩn liên quan IEC 61936-1:2021 cung cấp dãy
điện áp I trong Bảng 2 và Bảng 3 dành cho dải điện áp II của khe hở không khí,
được coi là điện áp chịu đựng theo yêu cầu. Các hệ thống lắp đặt sử dụng các khe
hở như vậy không cần thử nghiệm điện môi.

Dãy điện áp I:

Điện áp định Điện áp chịu đựng Khe hở không khí của khoảng cách
mức kV hiệu xung sét 1,2/50 µs trong nhà và ngoài trời giữa dây pha
dụng 50 Hz kV đỉnh đến đất và dây pha đến dây pha (cm)
Trong nhà Ngoài trời
3,6 20 6
40 6
7,2 40 6
60 9 12
12 60 9 12
75 12 15
95 16
17,5 75 12 16
95 16
24 95 16
125 22
145 27
36 145 27
170 32

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 43


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Điện áp

Dãy điện áp II:

Điện áp định Điện áp chịu đựng Khe hở không khí của khoảng cách
mức kV hiệu xung sét 1,2/50 µs trong nhà và ngoài trời giữa dây pha đến
dụng 50 Hz kV đỉnh đất và dây pha đến dây pha (cm)
Trong nhà Ngoài trời
4,76 60 9 12
5,5 45 7 12
60 9 12
75 12 12
8,25 60 9 12
75 12 15
95 16
15 95 16
110 18
17,5 110 18
125 22
24 150 28
25,8 125 22
150 28
27 95 16
125 22
150 28
30 160 20
36 200 38
38 125 22
150 28
200 36
38,5 155 27 40
180 32 -

44 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Dòng điện

Dòng điện liên tục định mức: Ir (A)


Đây là giá trị hiệu dụng của dòng điện mà thiết bị có thể chịu được khi đóng điện
vĩnh viễn mà không vượt quá mức tăng nhiệt độ cho phép theo tiêu chuẩn. Bảng
dưới đây đưa ra các giới hạn tăng nhiệt độ được cho phép bởi IEC 62271-
1:2017/A1:2021 theo các loại tiếp điểm.

Sự tăng nhiệt độ:


Lấy từ bảng 14 của tiêu chuẩn IEC 62271-1:2017/A1:2021 thông số kỹ thuật chung.
So với các phiên bản trước, khí SF6, các khí thay thế hoặc không khí đã được thay
thế tương ứng bằng khí oxy hóa (OG) hoặc khí không oxy hóa (NOG).

Thành phần tự nhiên của vật liệu và chất điện môi Nhiệt độ (θ – θn)
(Tham khảo các điểm 1, 2 và 3) (°C) với θn = 40 °C
(Tham khảo phần lưu ý)
1 Tiếp điểm (Tham khảo điểm 4)
Đồng trần hoặc hợp kim đồng
Trong OG (tham khảo điểm 5) 54 35
Trong NOG (tham khảo điểm 5) 115 75
Trong dầu 80 40
Mạ bạc hoặc Mạ niken (Tham khảo điểm 6)
Trong OG (tham khảo điểm 5) 115 75
Trong NOG (tham khảo điểm 5) 115 75
Trong dầu 90 50
Mạ thiếc (Tham khảo 6)
Trong OG (tham khảo điểm 5) 90 50
Trong NOG (tham khảo điểm 5) 90 50
Trong dầu 90 50
2 Kết nối bắt vít hoặc các thiết bị tương đương (Tham khảo điểm 4)
Đồng trần hoặc hợp kim đồng
Trong OG (tham khảo điểm 5) 100 60
Trong NOG (tham khảo điểm 5) 115 75
Trong dầu 100 60
Mạ bạc hoặc Mạ niken (Tham khảo điểm 6)
Trong OG (tham khảo điểm 5) 115 75
Trong NOG (tham khảo điểm 5) 115 75
Trong dầu 100 60
Mạ thiếc (Tham khảo điểm 6)
Trong OG (tham khảo điểm 5) 105 65
Trong NOG (tham khảo điểm 5) 105 65
Trong dầu 100 60

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 45


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Dòng điện

Điểm 1
• Theo chức năng, cùng một bộ phận có thể thuộc nhiều loại như hạng mục trong
bảng trên
• Trong trường hợp này, giá trị lớn nhất cho phép của nhiệt độ và độ tăng nhiệt
được coi là thấp nhất trong các hạng mục có liên quan
Điểm 2
Đối với các thiết bị đóng cắt chân không, các giá trị của giới hạn nhiệt độ và độ
tăng nhiệt không áp dụng cho các bộ phận trong chân không. Các phần còn lại
không được vượt quá giá trị nhiệt độ và độ tăng nhiệt cho trong bảng trên.
Điểm 3
Phải cẩn thận để đảm bảo rằng không có hư hỏng nào gây ra cho các vật liệu cách
điện xung quanh.
Điểm 4
Khi các bộ phận khớp nối có các lớp mạ khác nhau hoặc một bộ phận làm bằng vật
liệu trần, nhiệt độ cho phép và độ tăng nhiệt phải là:
• Đối với các tiếp điểm, những vật liệu bề mặt có giá trị thấp nhất được phép trong
mục 1 của bảng trên.
• Đối với các mối nối, những vật liệu bề mặt có giá trị cao nhất cho phép trong mục
2 của bảng trên.
Điểm 5
• NOG (Khí Không Oxy hóa), đối với mục đích của tài liệu này, là các khí không
phản ứng hóa học được coi là không làm tăng tốc độ lão hóa của các tiếp điểm
do ăn mòn hoặc oxy hóa, do các đặc tính hóa học của chúng và đã được chứng
minh từ các hồ sơ vận hành.
• Các khí NOG được công nhận là SF6, N2, CO2, CF4. Chúng có thể được sử dụng
nguyên chất hoặc dưới dạng hỗn hợp của nhiều loại NOG khác nhau.
• OG (Khí Oxy hóa), đối với mục đích của tài liệu này, là các khí phản ứng có thể
đẩy nhanh quá trình lão hóa của các tiếp điểm do hiện tượng ăn mòn (có độ ẩm)
hoặc do hiện tượng oxy hóa (chủ yếu là do môi trường không khí xung quanh như
oxy). Khí được phân loại là OG là môi trường không khí, không khí 'khô', bất kỳ
loại khí nào không được phân loại là NOG và bất kỳ hỗn hợp nào có một phần
của OG.
LƯU Ý: Một số khí được coi là OG trong phân loại trên có thể được phân loại lại
thành NOG trong các phiên bản sau của IEC 62271-1
• Để biết mô tả về các hiện tượng ăn mòn và oxy hóa này, hãy tham khảo IEC TR
60943
• Do NOG không có hiện tượng ăn mòn và oxy hóa, nên việc hài hòa các giới hạn
nhiệt độ đối với các tiếp điểm và mối nối khác nhau trong trường hợp tủ điện
đóng cắt cách điện bằng khí có vẻ phù hợp.
• Giới hạn nhiệt độ cho phép đối với các bộ phận đồng trần và hợp kim đồng bằng
với các giá trị đối với các bộ phận mạ bạc hoặc mạ niken trong môi trường khí
NOG
• Trong trường hợp cụ thể của các bộ phận mạ thiếc, do tác động ăn mòn đáng
kể, không thể tăng nhiệt độ cho phép, ngay cả trong điều kiện không bị ăn mòn
và oxy hóa của khí NOG. Do đó, các giá trị nhiệt độ cho các bộ phận mạ thiếc
thấp hơn.
Điểm 6
Chất lượng của các tiếp điểm được mạ phải sao cho lớp mạ phủ liên tục vật liệu vẫn
còn trong khu vực tiếp xúc:
• sau khi thử nghiệm làm và phá vỡ (nếu có)
• sau một thời gian ngắn chịu được thử nghiệm hiện tại
• sau khi kiểm tra độ bền cơ học
Theo các thông số kỹ thuật có liên quan cho từng thiết bị. Nếu không, các tiếp điểm
này phải được coi là 'trần'.
LƯU Ý: dòng định mức phổ biến nhất cho tủ điện đóng cắt trung thế là: 400, 630, 1250,
2500 và 3150 A.

46 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Dòng điện

Giới hạn nhiệt độ và mức tăng nhiệt độ của các thanh cái và các mối nối không
được vượt quá các giá trị được liệt kê trong IEEE C37.20.2 cho mạ kim loại, được
tóm tắt trong bảng bên dưới.

Loại thanh cái hoặc mối nối b, Giới hạn tăng nhiệt Giới hạn nhiệt độ tổng
c, d(2)(3)(4) độ tại điểm nóng tại điểm nóng nhất (°C)
nhất (°C)
Thanh cái hoặc mối nối với các 30 70
khớp nối đồng-đồng không mạ
Thanh cái hoặc mối nối mạ bạc 65 105
hoặc các khớp nối tương đương
Thanh cái hoặc mối nối mạ thiếc 65 105
hoặc các khớp nối tương đương
Mối nối với cáp cách điện đồng- 30 70
đồng không mạ(1)
Mối nối với cáp cách điện mạ bạc 45 85
hoặc tương đương(1)
Mối nối với cáp cách điện mạ 45 85
thiếc hoặc tương đương(1)
(1) Dựa trên cáp cách điện 90 °C. Nhiệt độ của không khí xung quanh cáp cách điện
trong bất kỳ ngăn lộ nào của cụm lắp ráp kín không được vượt quá 65 °C khi cụm lắp ráp:
1. Được trang bị các thiết bị có dòng điện định mức tối đa mà cụm được thiết kế.
2. Mang dòng điện liên tục định mức ở điện áp định mức và tần số định mức.
3. Ở nhiệt độ môi trường không khí là 40°C.
Giới hạn nhiệt độ này dựa trên việc sử dụng cáp cách điện 90 °C. Việc sử dụng cáp có
nhiệt độ định mức thấp hơn cần được xem xét đặc biệt.
(2) Tất cả các thanh cái bằng nhôm phải được mạ bạc hoặc tương đương hoặc mạ thiếc
hoặc các khớp nối tương đương.
(3) Các mối nối thanh cái được hàn không được coi là mối nối.
(4) Khi thanh cái hoặc mối nối có vật liệu hoặc lớp mạ khác nhau, giá trị nhiệt độ và độ
tăng nhiệt cho phép phải là giá trị của dây dẫn hoặc lớp mạ có giá trị thấp nhất cho phép
trong bảng.

Giới hạn nhiệt độ và độ tăng nhiệt độ của các mối nối không được vượt quá các giá
trị được liệt kê trong IEEE C37.20.3 đối với bọc kim loại, như được tóm tắt trong bảng
bên dưới:

Thành phần tự nhiên của vật liệu và chất điện Nhiệt độ (θ – θn) với
môi (Tham khảo các điểm 1) (°C) θn = 40 °C
(Tham khảo phần lưu ý)
Kết nối bắt vít hoặc các thiết bị tương đương (Tham khảo điểm 1)
Đồng trần hoặc hợp kim đồng hoặc hợp kim nhôm
Trong không khí 70 30
Mạ bạc hoặc mạ nicken
Trong không khí 105 65
Mạ thiếc
Trong không khí 105 65
Điểm 1: Khi các bộ phận khớp nối có lớp mạ khác nhau hoặc một bộ phận bằng vật
liệu trần, nhiệt độ cho phép và độ tăng nhiệt phải là: đối với các mối nối, nhiệt độ và
độ tăng nhiệt cho phép của vật liệu bề mặt có giá trị cao nhất cho phép trong bảng
này.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 47


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Dòng điện

Dòng điện ngắn hạn định mức: Ik (A)


Ví dụ:
Giá trị hiệu dụng của dòng điện mà tủ điện đóng cắt và điều khiển có thể chịu được
Cho một mạch đóng cắt với một phát tuyến (lộ ra) ở vị trí đóng điện trong thời gian ngắn quy định với các điều kiện sử dụng và vận
động cơ 630 kW và một phát tuyến máy biến áp hành quy định. Thời gian ngắn thường là 1 giây, 2 giây và đôi khi là 3 giây.
1250 kVA ở điện áp vận hành 5,5 kV.
Dòng điện đỉnh định mức: Ip (A)
• Tính toán dòng điện vận hành của phát tuyến Dòng điện đỉnh liên quan đến chu kỳ chính đầu tiên của dòng điện ngắn hạn định
máy biến áp, công suất biểu kiến: mức mà tủ điện đóng cắt và điều khiển có thể chịu được ở vị trí đóng điện trong
S 1250 các điều kiện sử dụng và hành vi quy định.
I= = = 130 A
Ux√3 5,5x√3 Dòng điện vận hành: I (A)
• Tính toán dòng điện vận hành của phát tuyến Dòng điện vận hành được tính từ tổng mức tiêu thụ của các thiết bị được kết nối với
máy biến áp; cos  = hệ số công suất = 0,9; η = mạch điện được xem xét. Đó là dòng điện thực sự đi qua thiết bị. Nếu có thông tin
hiệu suất động cơ = 0,9 chưa rõ để tính toán, khách hàng cần cung cấp thông tin này. Dòng điện vận hành
có thể được tính toán khi biết được công suất của người khách hàng hiện hữu.
S 630
I= = = 82 A
Ux√3xcosφxη 5,5x√3x0,9x0,9 Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất
Isc min (giá trị kA hiệu dụng) của hệ thống lắp đặt điện (xem phần giải thích trong
chương “Dòng điện ngắn mạch”.)

Dòng điện ngắn mạch tối đa


Ith (giá trị hiệu dụng kA 1 giây, 2 giây hoặc 3 giây) của hệ thống lắp đặt điện (xem
phần giải thích trong chương “Dòng điện ngắn mạch”.)

Giá trị đỉnh của dòng ngắn mạch cực đại


Giá trị cho việc lắp đặt điện: (giá trị của đỉnh ban đầu trong khoảng thời gian quá
độ) (xem phần giải thích trong chương “Dòng điện ngắn mạch”).

48 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Tần số và các chức năng thiết bị đóng cắt

Tần số:
Hai tần số thường được sử dụng trên toàn thế giới:
Danh sách ngắn được tóm tắt như sau, biết rằng một số quốc gia sử dụng cả hai
tần số cho các mạng điện khác nhau:
• 50 Hz ở Châu Âu – Châu Phi – Châu Á – Châu Đại Dương – Phía Nam của Nam Mỹ
ngoại trừ các quốc gia được đề cập về tần số 60 Hz;
• 60 Hz ở Bắc Mỹ – Phía Bắc của Nam Mỹ – Vương quốc Ả Rập Xê Út – Philippines
– Đài Loan – Hàn Quốc – Phía Nam của Nhật Bản.

Các ngăn chức năng thiết bị đóng cắt:


Bảng sau đây mô tả các chức năng chuyển mạch và bảo vệ khác nhau có trong
các mạng điện trung thế và lược đồ liên quan của chúng:
Chỉ danh và ký hiệu Chức năng Đóng cắt dòng điện
Dòng điện Dòng điện
vận hành ngắn mạch
Dao cách ly Cách ly

Dao nối đất Kết nối với đất (Có khả năng
đóng dòng ngắn
mạch)

Dao cắt phụ tải Đóng cắt phụ tải ● (Có khả năng
đóng dòng ngắn
mạch)

Cầu dao cách ly Đóng cắt ● (Có khả năng


Cách ly đóng dòng ngắn
mạch)

Máy cắt Đóng cắt ● ●


Bảo vệ

Khởi động từ Đóng cắt tải ●

Khởi động từ rút được Đóng cắt ●


Cách ly nếu rút ra

Cầu chì Bảo vệ ● (1 lần)


Không cách ly

Các thiết bị rút được Xem chức năng Xem chức năng Xem chức năng
liên quan liên quan liên quan

● = Đúng

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 49


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Khả năng tiếp cận và dịch vụ cấp điện liên tục

Người dùng có thể tiếp cận một số bộ phận của tủ điện đóng cắt vì nhiều lý do, từ
vận hành đến bảo trì và việc tiếp cận như vậy có thể ảnh hưởng đến hoạt động
chung của thiết bị đóng cắt và do đó làm giảm tính khả dụng của thiết bị.

Tiêu chuẩn IEC 62271-200 đề xuất các định nghĩa và phân loại hướng đến người
dùng nhằm mô tả cách tiếp cận một thiết bị đóng cắt nhất định và hậu quả sẽ xảy
ra khi lắp đặt. Xem IEEE C37.20.2 và C37.20.3 để biết các danh mục thiết bị dành
cho khu vực Bắc Mỹ.

Nhà sản xuất phải nêu rõ những bộ phận nào của tủ điện đóng cắt có thể tiếp cận
được, nếu có, và mức độ an toàn được đảm bảo. Đối với vấn đề này, các ngăn lộ
phải được xác định và một số trong số chúng sẽ đủ tiêu chuẩn là có thể tiếp cận
được.

Ba loại ngăn lộ có thể tiếp cận được đề xuất như sau:


• Kiểm soát tiếp cận bằng khóa liên động: các tính năng khóa liên động của mạch
đóng cắt đảm bảo rằng việc mở cửa chỉ có thể thực hiện được trong các điều
kiện an toàn;
• Tiếp cận dựa trên trình tự: việc tiếp vận được bảo đảm bằng các phương tiện, ví
dụ: ổ khóa, và người vận hành phải áp dụng các thủ tục thích hợp để đảm bảo
tiếp cận an toàn;
• Tiếp cận dựa trên công cụ: nếu bất kỳ công cụ nào cần có để mở một ngăn lộ,
người vận hành phải biết rằng không có điều khoản nào được thi hành để đảm
bảo việc mở an toàn và các quy trình thích hợp sẽ được áp dụng. Loại này được
giới hạn cho các ngăn lộ không chỉ định hoạt động bình thường hoặc bảo trì.
Khi đã biết khả năng tiếp cận của các ngăn lộ là khác nhau, thì có thể đánh giá hậu
quả của việc mở một ngăn lộ đối với hoạt động của hệ thống lắp đặt; chính khái
niệm Khả năng vận hành liên tục (LSC) dẫn đến phân loại LSC do IEC đề xuất: ‘phân
loại xác định khả năng giữ cho các ngăn lộ điện áp cao và/hoặc các ngăn chức
năng khác được cấp điện khi mở một ngăn lộ điện áp cao có thể tiếp cận được’.

Nếu không có ngăn lộ tiếp cận được thì không áp dụng phân loại LSC.

Một số loại được xác định dựa theo ‘mức độ mà tủ điện đóng cắt và điều khiển được
thiết kế để duy trì hoạt động trong trường hợp có khả năng tiếp cận ngăn lộ điện áp
cao’:
• Nếu phải tắt bất kỳ ngăn chức năng nào khác, ngoài ngăn đang được can thiệp,
thì dịch vụ chỉ là một phần: LSC1;
• Nếu ít nhất một thanh cái có thể duy trì hoạt động và tất cả các ngăn chức năng
khác có thể tiếp tục hoạt động, thì dịch vụ là tối ưu: LSC2;
• Nếu trong một ngăn chức năng đơn lẻ, có thể tiếp cận (các) ngăn lộ khác ngoài
ngăn lộ kết nối, thì hậu tố A hoặc B có thể được sử dụng với phân loại LSC2 để
phân biệt liệu cáp có bị đứt (không có điện áp) hay không khi tiếp cận vào ngăn
lộ khác này.

Nhưng có lý do chính đáng nào để yêu cầu quyền tiếp cận vào một ngăn chức
năng nhất định không?
Đó là điểm mấu chốt.

50 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Các ví dụ

Ví dụ 1
Schneider Electric WI là tủ điện đóng cắt cách điện bằng khí (GIS) với máy cắt chân
không (VCB) thuộc thế hệ đầu tiên, ra mắt năm 1982, với điện áp lên đến 52 kV với
chiều rộng tủ 600 mm.
Thiết kế dạng ống phổ biến cho các thiết bị cao áp, nhưng ở đây có 3 pha trên mỗi
ống.
Những tủ điện đóng cắt trong phân khúc trung áp này có sẵn dưới dạng giải pháp
thanh cái đơn (SBB) và thanh cái kép (DBB).
Máy cắt và ngăn lộ thanh cái là các thùng thép không gỉ riêng biệt chứa đầy khí SF6
để cách điện.
Khả năng tiếp cập chỉ có ở khu vực kết nối cáp, ở đây là từ mặt sau của tủ điện
đóng cắt. Các thùng được đóng kín và nối đất, tránh tiếp cận với các bộ phận mang
điện, nhưng được coi là các ngăn lộ không thể tiếp cận. Khả năng vận hành liên tục
(LSC) là LSC2 và được định nghĩa bởi IEC 62271-200.

Ví dụ 2
Một số dòng tủ GIS (Schneider Electric GHA lên đến 40,5 kV) với các bộ ngắt chân
không được thiết kế để nạp khí SF6 tại nhà máy để không phải xử lý khí tại chỗ.
Tất cả việc lắp ráp được thực hiện trong nhà máy với các điều kiện được kiểm soát
và các tủ sẽ được giao tại chỗ 'đã sẵn sàng kết nối'.
Các thiết bị trong buồng khí không cần bảo trì trong suốt thời gian hoạt động.
Các thành phần như biến áp đo lường hoặc cơ chế truyền động được đặt bên ngoài
khoang chứa khí.
GHA có sẵn dưới dạng giải pháp SBB và DBB. Thiết kế được bao bọc bằng kim loại
và vách ngăn bằng kim loại (PM) giữa các ngăn lộ với LSC2.

Ví dụ 3
Tủ điện đóng cắt SBB cách điện bằng khí này (Schneider Electric CBGS-0 lên đến
36 kV/38 kV) chứa một máy cắt khí SF6 hoặc chân không và một dao cách ly 3 vị trí
trong một buồng khí SF6. Thanh cái, nằm ở phía trên, là một hệ thống được cách
điện, che chắn và có thể kết nối hoàn toàn. Tấm chắn thanh cái được nối đất và làm
cho thanh cái an toàn khi chạm vào.
Biến áp đo lường có thể tùy chọn được lắp đặt trong khoang thanh cái và khoang
cáp, có thể tiếp cận và bên ngoài khoang khí. Tất cả các hoạt động vận hành được
thực hiện từ phía trước nhằm cho phép lắp đặt bức tường phía sau để tiết kiệm
không gian. Thanh cái và cáp cao áp có thể được kết nối với bushing hình nón tiêu
chuẩn bên ngoài. Hao hục Dịch vụ cấp điện liên tục (LSC) được định nghĩa bởi IEC
62271-200 lên đến LSC2.

Ví dụ 4
Một công nghệ hỗn hợp (Schneider Electric GenieEvo) với một khoang kết nối cách
điện bằng không khí và một thiết bị chuyển mạch sơ cấp cách điện bằng không khí
có thể được rút ra khi thanh cái đang hoạt động nhờ bộ dao cách ly.
Sơ đồ một sợi tương tự như ví dụ 2.
Nếu cả khoang kết nối và khoang máy cắt đều có thể tiếp cận được và có thể tiếp
cận bất kỳ khoang nào trong số đó, có nghĩa là dây cáp điện được ngắt và nối đất
trước tiên.
Thuộc danh mục là LSC2A-PM.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 51


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Các ví dụ

Ví dụ 5
Một cấu trúc rất cổ điển của tủ điện đóng cắt cách điện bằng không khí có thể kéo
ra được (Schneider Electric MCset), với các ngăn lộ có thể tiếp cận bằng khóa liên
động đến các kết nối (và các CT) và thiết bị đóng cắt chính.
Chức năng rút ra mang lại sự độc lập cho khoang thiết bị đóng cắt chính với các
khoang cao áp khác; do đó, các dây cáp (và tất nhiên, thanh cái) có thể vẫn hoạt
động khi tiếp cận máy cắt.
Phân loại LSC được áp dụng và danh mục là LSC2B-PM dưới dạng tủ điện PIX của
Schneider-Electric.

Ví dụ 6
Tủ điện đóng cắt cầu dao cách ly phân phối thứ cấp điển hình, chỉ có một ngăn có
thể tiếp cận bằng khóa liên động để kết nối (Schneider Electric SM6).
Khi tiếp cận vào một ngăn trong mạch điện đóng cắt, tất cả các ngăn chức năng
khác vẫn hoạt động. Danh mục là LSC2.
Một tình huống tương tự cũng xảy ra với hầu hết các giải pháp Ring Main Units.

Ví dụ 7
Một ngăn chức năng khác thường, có sẵn trong một số trường hợp: ngăn đo lường
cung cấp các VT và các CT trên thanh cái của một tổ hợp (ở đây là RM6 của
Schneider Electric).
Thiết bị này chỉ có một ngăn, có thể tiếp cận, ví dụ để thay đổi biến áp hoặc tỷ số
của chúng. Khi tiếp cận vào một ngăn như vậy, thanh cái của cụm lắp ráp sẽ bị ngắt
điện, do đó ngăn cản mọi hoạt động liên tục của cụm lắp ráp. Ngăn chức năng này
là LSC1.

Ví dụ 8
Thế hệ mới của tủ điện đóng cắt trung áp kết hợp vô số cải tiến.
Hệ thống cách điện chất rắn có tấm che (SSIS) giảm đáng kể nguy cơ xảy ra những
sự cố hồ quang bên trong và làm cho nó không nhạy cảm với môi trường khắc
nghiệt.
Cụm thiết bị đóng cắt chân không dạng mô-đun nhỏ gọn (Schneider Electric
PREMSET), với nhiều lựa chọn ngăn chức năng, được thiết kế để phù hợp với tất cả
ứng dụng.
Ngăn chức năng này là LSC2A-PM.

Ví dụ 9
Thế hệ mới của tủ điện đóng cắt GIS sơ cấp không chứa SF6 (GM AirSeT và GM
AirSeT Performance, định mức lên đến 40,5 kV 2500 A 40 kA của Schneider Electric)
đang sử dụng bộ ngắt chân không để ngắt và được nạp không khí tinh khiết tại nhà
máy. Nó rất dễ lắp đặt, không cần xử lý khí tại chỗ kết nối thanh cái. Các bộ phận
được niêm phong trong buồng khí không cần bảo trì trong suốt thời gian hoạt động
của chúng. Các thành phần như máy biến áp đo lường hoặc cơ chế truyền động
được đặt bên ngoài khoang chứa khí. Các tính năng kỹ thuật số như giám sát khí,
nhiệt, cơ khí, và phóng điện cục bộ cho phép tối ưu hóa mạng điện và bảo trì dễ
dàng hơn. Sản phẩm này với không khí tinh khiết và không chứa SF6 nhỏ gọn như
những sản phẩm hiện có sử dụng SF6. Dòng GM AirSeT khả dụng với một thanh cái
đơn lẻ, trong khi dòng GM AirSeT Performance khả dụng với giải pháp một thanh
cái hoặc hai thanh cái. Thiết kế kim loại bọc kín và phân loại phân vùng kim loại
(PM) giữa các ngăn lộ là LSC2.

52 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Giới thiệu Tủ đóng cắt hợp bộ bọc kim loại
và vỏ kim loại
Các ví dụ

Ví dụ 10
Tủ điện đóng cắt AIS thứ cấp không chứa SF6 thế hệ mới (SM AirSeT lên đến 24 kV
1250 A và 25 kA của Schneider Electric) được thiết kế với dao cách ly 3 vị trí truyền
thống với Hệ thống Shunt Vaccum Interruption cải tiến song song với dao cách ly.
Buồng chứa đầy không khí tinh khiết. Ngăn chức năng dao cách ly ngắt tải, dao
cách ly-cầu chì và máy cắt đều có sẵn. Các tính năng kỹ thuật số như giám sát nhiệt,
môi trường và phóng điện cục bộ cho phép đánh giá tình trạng sức khỏe thiết bị và
bảo trì dự đoán.
Sản phẩm với không khí tinh khiết và không có khí SF6 này có cùng kích cỡ hoặc
diện tích với các sản phẩm sử dụng SF6 và hoàn toàn có thể hoán đổi cho phiên
bản sử dụng khí SF6 hiện có vẫn giữ nguyên các chế độ vận hành. Khi tiếp cận vào
một ngăn trong mạch đóng cắt, tất cả các ngăn chức năng khác vẫn được duy trì
hoạt động. Phân loại là LSC2A-PI.

Ví dụ 11
Tủ mạch vòng (Ring Main Unit) không chứa SF6 thế hệ mới (RM AirSeT lên đến 24
kV 1250 A và 25 kA của Schneider Electric) được thiết kế với dao cách ly 3 vị trí
truyền thống với Hệ thống Shunt Vaccum Interruption cải tiến song song với bộ ngắt
kết nối, giữ nguyên các chế độ vận hành. Bể chứa đầy không khí tinh khiết. Ngăn
chức năng dao cách ly ngắt tải, dao cách ly-cầu chì và máy cắt đều có sẵn và được
kết hợp bên trong một thùng kín. Các tính năng kỹ thuật số như giám sát phóng điện
cục bộ và nhiệt độ cho phép đánh giá tình trạng sức khỏe thiết bị và bảo trì dự đoán.
Sản phẩm với không khí tinh khiết và không chứa SF6 này có cùng khuôn với các
thiết bị Ring Main Unit sử dụng khí SF6. Khi tiếp cận vào một ngăn trong mạch đóng
cắt, tất cả các ngăn chức năng khác vẫn được duy trì hoạt động. Phân loại là LSC2.

Ví dụ 12
SureSeT đang thay đổi bối cảnh của tủ điện đóng cắt bọc kim loại trung áp. Với nhu
cầu ngày càng tăng về tối ưu hóa không gian và hiệu quả hoạt động, SureSeT với
thiết kế nhỏ gọn, tự động hóa và giám sát tích hợp cho phép khách hàng của chúng
tôi làm được nhiều việc hơn với chi phí ít hơn.
Thời gian hoạt động cơ sở được tăng lên khi giám sát tình trạng được tích hợp sẵn
cho phép người vận hành quản lý, dành ưu tiên và phân loại các sự cố thiết bị sắp
xảy ra.
Các kỹ thuật viên có thể duy trì khoảng cách làm việc an toàn thông qua giao tiếp
không dây riêng để vận hành thiết bị và thu thập dữ liệu.
Điểm nổi bật:
• Theo dõi sức khỏe kỹ thuật số;
• Điều khiển từ xa kỹ thuật số;
• Thiết kế nhiều ngăn;
• Tăng cường độ bền;
• Diện tích nhỏ hơn;
• Cửa dạng mô-đun và ngăn hạ thế.

Ví dụ 13
MCSet là tủ điện đóng cắt cách điện bằng không khí (AIS) với máy cắt chân không
hoặc khí SF6 không cần bảo trì, được thiết kế cho các yêu cầu vận hành khác nhau
trong các hệ thống phân phối trung áp công cộng và công nghiệp có định mức lên
đến 24 kV và dòng điện 630 A đến 3150 A. Với cách lắp đặt kề lưng, các kết nối từ
dưới lên hoặc từ trên xuống: MCSet cung cấp một loạt các lựa chọn bố trí ngăn chức
năng với Internal Arc Classified AFLR lên đến 50 kA/1 giây. Điều khiển hoàn toàn từ
xa các hoạt động của máy cắt và dao cách ly nối đất giúp tăng thêm sự an toàn cho
người vận hành. Máy cắt, ngăn thanh cái và ngăn cáp được tách biệt, với mức độ
bảo vệ cấp PM. MCSet được phân loại 'LSC2B' trong danh mục Hao hụt Dịch vụ cấp
điện liên tục được xác định theo tiêu chuẩn IEC 62271-200: vách ngăn kim loại phân
chia các ngăn khác nhau của tủ, cho phép can thiệp an toàn vào một trong số
chúng, ngay cả khi các ngăn khác vẫn được cấp điện.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 53


Nguyên lý thiết kế

54 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Điều kiện làm việc 56
Điều kiện làm việc bình thường đối với thiết bị MV trong nhà 56
Cách xác định các điều kiện làm việc thực tế 58
Công suất ngắn mạch 65
Giới thiệu 65
Dòng điện ngắn mạch 66
Tổng quan 66
Máy biến áp 67
Máy phát đồng bộ - Động cơ không đồng bộ 68
Nhắc lại về tính toán ba pha dòng ngắn mạch 70
Ví dụ về tính toán ba pha 73
Tính toán thanh cái trong tủ điện đóng cắt 76
Giới thiệu 76
Khả năng chịu đựng nhiệt 77
Khả năng chịu đựng lực điện động 81
Tần số cộng hưởng riêng 84
Ví dụ tính toán thanh cái 85
Khả năng chịu đựng của cách điện 92
Tổng quát - Độ bền điện môi của môi trường 92
Các thử nghiệm cách điện 93
Hình dạng của các bộ phận - Khoảng cách giữa các bộ phận 97
Khoảng cách giữa các bộ phận 98
Chỉ số bảo vệ 99
Mã IP theo tiêu chuẩn IEC 60529 99
Mã IK 100
Phân loại NEMA 101
Phân loại NEMA 102
Ăn mòn 103
Khí quyển 103
Khí quyển – Điện hóa 105
Điện hóa 108
Kết hợp khí quyển và điện hóa 109

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 55


Nguyên lý thiết kế Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc bình thường đối với thiết bị
MV trong nhà

Trước khi có bất kỳ mô tả nào về các quy tắc thiết kế đối với thiết bị đóng cắt, cần
Nắm vững các điều kiện làm việc trong nhà góp phải xem lại vị trí lắp đặt thiết bị đóng cắt.
phần nâng cao tuổi thọ của các bộ phận kỹ thuật Thiết bị đóng cắt MV được lắp đặt trong các phòng khác nhau với các thiết kế khác
điện. nhau có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ dự kiến ở mức độ lớn hơn hoặc thấp hơn.
Vì lý do này, được đánh dấu bên dưới là tác động của các điều kiện làm việc được
liên kết đến thiết kế cài đặt MV / LV.
Cần chú ý đến các khác biệt tiêu chuẩn hiện có trong IEC đối với các điều kiện vận
hành giữa thiết bị đóng cắt MV và thiết bị đóng cắt LV, chẳng hạn như độ cao và
mức độ ô nhiễm là những vấn đề chính.

Điều kiện làm việc


Mục đích của chương này là cung cấp các hướng dẫn chung cần được xem xét đến
trong giai đoạn thiết kế trong các điều kiện làm việc.
Thách thức đối với một phòng điều hành, dù có chế tạo sẵn hay không, là thay đổi
các điều kiện làm việc ngoài trời sang các điều kiện làm việc trong nhà mà các tủ
đóng cắt và điều khiển được thiết kế.
Chương này cũng cung cấp các hướng dẫn về cách tránh hoặc giảm đáng kể sự
xuống cấp của thiết bị trung thế ở công trường tiếp xúc với độ ẩm, ô nhiễm và quá
nhiệt khi lắp đặt trong phòng máy biến áp có hệ thống làm mát không phù hợp.

Điều kiện làm việc bình thường đối với thiết bị MV trong nhà
Tất cả các thiết bị MV phải tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể của chúng.
Tiêu chuẩn IEC 62271-1 “Thông số kỹ thuật chung cho thiết bị đóng cắt và điều
khiển cao áp” và tiêu chuẩn C37.100.1 cho Bắc Mỹ, xác định các điều kiện làm việc
bình thường cho việc lắp đặt và sử dụng thiết bị đó.
Nhiệt độ không khí xung quanh không vượt quá 40 °C và giá trị trung bình của nó,
được đo trong khoảng thời gian 24 giờ, không vượt quá 35 °C.
Các giá trị thích hợp của nhiệt độ không khí xung quanh tối thiểu là -5 °C, -15 °C và
-25 °C. Ví dụ, liên quan đến ô nhiễm, độ ẩm liên quan đến ngưng tụ, tiêu chuẩn nêu
rõ:
• Sự ô nhiễm
Không khí xung quanh không bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi bụi, khói, khí, hơi hoặc
muối ăn mòn và / hoặc dễ cháy. Nhà sản xuất sẽ cho rằng, trong trường hợp
không có các yêu cầu cụ thể từ người dùng, là không có.
• Độ ẩm
Các điều kiện về độ ẩm như sau:
- Giá trị trung bình của độ ẩm tương đối, được đo trong khoảng thời gian 24 giờ
không vượt quá 95%,
- Giá trị trung bình của áp suất hơi nước, trong khoảng thời gian 24 giờ không
vượt quá 2,2 kPa,
- Giá trị trung bình của độ ẩm tương đối, trong khoảng thời gian một tháng
không vượt quá 90%,
- Giá trị trung bình của áp suất hơi nước, trong khoảng thời gian một tháng
không vượt quá 1,8 kPa.
Trong những điều kiện này, thỉnh thoảng có thể xảy ra hiện tượng ngưng tụ.
CHÚ THÍCH 1: Có thể xảy ra hiện tượng ngưng tụ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột trong thời
gian có độ ẩm cao
CHÚ THÍCH 2: Để chịu được các tác động của độ ẩm cao và ngưng tụ, chẳng hạn như
sự cố cách điện hoặc ăn mòn các bộ phận kim loại, nên sử dụng thiết kế trong các điều
kiện đó.

Sự ngưng tụ có thể được ngăn chặn bằng thiết kế thích hợp của tòa nhà hoặc nhà
ở, bằng hệ thống thông gió và sưởi ấm thích hợp của trạm hoặc bằng cách sử dụng
thiết bị hút ẩm. IEC / TS 62271-304: 2019 đưa ra các biện pháp phòng ngừa trong
Phụ lục C để giảm thiểu nguy cơ lão hóa sớm khi tiếp xúc với mức nhiệt độ, độ ẩm
và ô nhiễm cao.

56 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc bình thường đối với thiết bị
MV trong nhà

Để lắp đặt ở nơi mà nhiệt độ môi trường có thể nằm ngoài phạm vi điều kiện hoạt
động bình thường đã nêu, phạm vi nhiệt độ tối thiểu và tối đa được chỉ định phải là:
(a) -50 °C và +40 °C đối với khí hậu rất lạnh;
(b) -5 °C và +55 °C đối với khí hậu rất nóng.
Ví dụ, liên quan đến ô nhiễm, độ ẩm liên quan đến ngưng tụ, tiêu chuẩn nêu rõ:
Sự ô nhiễm
Đối với lắp đặt trong nhà, có thể tham khảo IEC / TS 62271-304 xác định các cấp
thiết kế cho thiết bị đóng cắt và điều khiển được thiết kế được sử dụng trong điều
kiện khí hậu khắc nghiệt. IEC 60721-3-3: 1996 đối với các chất hoạt tính hóa học và
cặn.
P0: Ô nhiễm rất nhẹ (như nêu trong 4.1.2, mục d,
của IEC 62271-1: 2017/A1:2021)
• Phòng những khu vực không có ô nhiễm đáng kể;
• Phòng trong khu vực có ô nhiễm (xem Phụ lục B của IEC TS 62271: 2019) với
các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm (xem Phụ lục C của IEC TS 62271-304) để
phục hồi các điều kiện hoạt động bình thường trong nhà;
• Phòng có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm (xem Phụ lục C). Tòa nhà hoặc công
trình xây dựng nhà ở khác cung cấp sự bảo vệ thích hợp khỏi ô nhiễm bên ngoài.
Việc kiểm soát các điều kiện không khí có thể ngắt theo chu kỳ.
PL: Cấp độ ô nhiễm tại chỗ (SPS) được coi là 'nhẹ'
theo tiêu chuẩn IEC TS 60815-1
• Những phòng không có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm. Việc xây dựng tòa nhà
hoặc nhà ở tiếp xúc với không khí xung quanh ở nông thôn và một số khu vực
thành thị có hoạt động công nghiệp hoặc giao thông trung bình.
PH: Cấp độ ô nhiễm nặng (bất kỳ mức ô nhiễm nào vượt quá PL)
• Những phòng không có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm. Tòa nhà hoặc công trình
xây dựng khác tiếp xúc với không khí xung quanh ở các khu vực đô thị có hoạt
động công nghiệp hoặc có giao thông đông đúc.
IEC TS 62271-304: 2019
Cấp Độ dẫn nước 20 100-150 TBD
NaCl (µS0/cm) P0 PL PH
Ngưng tụ C0 0 Không được giữ lại do cặn khô không
dẫn điện
CL 1 3 Không xác định giới
CH 2 4 hạn trên

Độ ẩm
Độ ẩm cho thấy các điều kiện trong bầu khí quyển bị ô nhiễm
Ở một số vùng thường xuyên xuất hiện gió ẩm ấm áp, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
có thể xảy ra dẫn đến ngưng tụ ngay cả trong nhà.
Trong điều kiện nhiệt đới trong nhà, giá trị trung bình của độ ẩm tương đối đo được
trong khoảng thời gian 24 giờ có thể là 98%.
C0: Sự ngưng tụ thường không xảy ra (không quá hai lần một năm)
• Những phòng có kiểm soát độ ẩm và / hoặc nhiệt độ liên tục để tránh ngưng tụ
hơi nước. Tòa nhà hoặc nhà ở được bảo vệ khỏi những thay đổi hàng ngày của
khí hậu bên ngoài;
• Những phòng không được kiểm soát độ ẩm hoặc nhiệt độ. Tuy nhiên, tòa nhà
hoặc công trình xây dựng nhà ở khác được bảo vệ khỏi những biến đổi hàng
ngày của khí hậu bên ngoài và sự ngưng tụ không quá hai lần một năm.
CL: Ngưng tụ không thường xuyên (không quá hai lần một tháng)
• Những phòng không được kiểm soát độ ẩm hoặc nhiệt độ. Tòa nhà hoặc công
trình xây dựng nhà ở khác được bảo vệ khỏi các biến đổi hàng ngày của khí hậu
bên ngoài, nhưng không thể loại trừ sự ngưng tụ.
CH: Thường xuyên ngưng tụ (hơn hai lần một tháng).
• Những phòng không được kiểm soát độ ẩm hoặc nhiệt độ. Tòa nhà hoặc nhà ở
khác chỉ được bảo vệ tối thiểu khỏi các biến đổi hàng ngày của khí hậu bên
ngoài, do đó có thể xảy ra hiện tượng ngưng tụ thường xuyên.
Các vấn đề khác
• Khi các điều kiện môi trường đặc biệt áp dụng tại vị trí đặt thiết bị đóng cắt và
thiết bị điều khiển, chúng phải được người sử dụng quy định bằng cách tham
khảo IEC 60721.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 57


Nguyên lý thiết kế Điều kiện làm việc
Cách xác định các điều kiện làm việc thực tế

Các điều kiện làm việc khác nhau có liên quan đến thiết kế lắp đặt, thiết kế phòng
điều hành, địa điểm và thiết bị liên quan đến việc lắp đặt, và cuối cùng là thời tiết.
Sự kết hợp của các thông số này tạo ra một ma trận có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ
của sản phẩm. Ngoài sự ăn mòn trong khí quyển, một số môi trường nhất định có
thể trở nên nghiêm trọng hơn đối với các thiết bị điện trung áp và thậm chí trong cả
hạ áp, nếu chúng có định nghĩa về mức độ ô nhiễm khác với các thiết bị trung áp.
Bảng dưới đây giải thích cách các tiêu chuẩn hiện hành hoặc thông số kỹ thuật có
thể tương tác, thông qua các tiêu chí lắp đặt có thể xác định dễ dàng.
Như đã chỉ ra trong tiêu chuẩn IEC 62271-1, đôi khi có thể xảy ra hiện tượng ngưng
tụ ngay cả trong điều kiện bình thường. Tiêu chuẩn tiếp tục chỉ ra các biện pháp
đặc biệt liên quan đến các thiết bị trạm biến áp có thể được thực hiện để ngăn ngừa
sự ngưng tụ.
Tuy nhiên, khi lựa chọn các yếu tố môi trường cho một mục đích sử dụng sản phẩm
nhất định tại nơi làm việc, nên kiểm tra các điều kiện và ảnh hưởng này đối với các
yếu tố môi trường đơn lẻ, kết hợp và tuần tự khi chúng xảy ra. Phân tích này phải
được kiểm tra chéo với các điều kiện môi trường xung quanh mà sản phẩm đã được
thiết kế, theo tiêu chuẩn tương ứng của nó.

Sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt


Trong một số điều kiện khắc nghiệt liên quan đến độ ẩm và ô nhiễm, phần lớn nằm
ngoài các điều kiện sử dụng bình thường nêu trên, thiết bị điện được thiết kế chính
xác có thể bị hư hỏng do ăn mòn nhanh các bộ phận kim loại và sự xuống cấp bề
mặt của các bộ phận cách điện.

Trường hợp sử dụng


IEC 60721-2-1 Khí hậu áp dụng cho trường hợp sử dụng: Một trong những cách tốt nhất để xác định (các) khoảng cách tiềm ẩn khi các điều
Nhiệt đới Không 25,00% kiện trung bình được xác định là để minh họa cho một trường hợp sử dụng.
Khô khan Có 75,00% Một lựa chọn ngẫu nhiên nhấn mạnh rằng các giá trị tiêu chuẩn của độ ẩm tương
Khí hậu ôn hòa Không 0,00% đối không đạt được trong khi các giá trị tiêu chuẩn của áp suất hơi nước bị vượt
Lạnh Không 0,00% quá, ngay cả đối với khí hậu khô như được xác định bởi IEC 60721-2-1.
Cực lạnh Không 0,00%
Hình dưới đây cho thấy đường cong của các thông số khí quyển trong tháng 8 tại
khu vực này; bảng bên dưới hiển thị các giá trị hàng năm được giả định cho năm
2040 và các giá trị được xác định. Cơ sở dữ liệu khí hậu này được sử dụng và kịch
bản trung bình dựa trên Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), được triển
khai trong phần mềm.

Các biện pháp khắc phục sự cố ngưng tụ


• Thiết kế một cách cẩn thận hoặc điều chỉnh hệ thống thông gió trạm biến áp;
• Tránh sự thay đổi nhiệt độ;
• Loại bỏ các nguồn gây ẩm trong môi trường trạm biến áp;
• Lắp đặt hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí (HVAC);
• Đảm bảo hệ thống cáp phù hợp với các quy tắc hiện hành.
Các biện pháp khắc phục sự cố ô nhiễm
Trang bị các lỗ thông gió của trạm biến áp với vách ngăn kiểu chevron để giảm bụi
và ô nhiễm xâm nhập, đặc biệt khi máy biến áp được lắp đặt trong cùng một phòng
với thiết bị đóng cắt hoặc điều khiển.
Lắp đặt máy biến áp ở một phòng khác để sử dụng lưới thông gió hiệu quả hơn nếu
có.
Giữ thông gió cho trạm biến áp ở mức tối thiểu cần thiết để thoát nhiệt máy biến áp,
để giảm ô nhiễm và bụi xâm nhập.
Sử dụng tủ trung áp với mức độ bảo vệ (IP) đủ cao.
Sử dụng hệ thống điều hòa không khí hoặc làm mát cưỡng bức bằng không khí với
các bộ lọc được lắp ở cửa hút gió để hạn chế ô nhiễm và bụi xâm nhập.
Thường xuyên làm sạch tất cả các bụi bẩn ô nhiễm từ kim loại và các bộ phận cách
điện.

58 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Điều kiện làm việc
Cách xác định các điều kiện làm việc thực tế

Điều kiện khí quyển của từng trường hợp Ví dụ về các thông số Giá trị Đơn vị
môi trường
Giá trị hàng năm (lựa chọn thiết kế liên quan đến tuổi thọ tới năm 2040)
nguồn IPCC
Nhiệt độ TB(1) 25,31 0C
Độ ẩm tương đối TB(1) 76,95 %
Áp suất hơi TB(1) 2,53 kPa
Nhiệt độ tối thiểu 16,6 0C
Độ ẩm tương đối tối thiểu 37 %
Áp suất hơi tối thiểu 1,08 kPa
0
Nhiệt độ tối đa 37,3 C
Độ ẩm tương đối tối đa 100 %
Áp suất hơi tối đa 4,28 kPa
Thời gian ẩm ướt TOW(1) 3763 h/năm
Giá trị trong tháng 8
0
Nhiệt độ TB 28,21 C
(1)
Độ ẩm tương đối TB 83,68 %
Áp suất hơi TB(1) 3,2 kPa
0
Nhiệt độ tối thiểu 24,2 C
Độ ẩm tương đối tối thiểu 55 %
Áp suất hơi tối thiểu 2,63 kPa
0
Nhiệt độ tối đa 34 C
Độ ẩm tương đối tối đa 100 %
Áp suất hơi tối đa 3,98 kPa
(1) TB: Trung bình
(2) TOW: Thời gian ẩm ướt theo ISO 9223.

Đặc điểm kỹ thuật của thiết bị trung áp phải xác định thời gian của các thuộc tính
chính sẽ được giữ lại để thực hiện đánh giá độ tin cậy của thiết bị trung áp.
Điều kiện làm việc dưới mái che có thể khắc nghiệt hơn làm việc trong nhà. Xem IEC
60721-3-3 và IEC 60721-3-4 đề cập đến các thông số môi trường. Đây là lý do tại
sao các biện pháp phòng ngừa là cần thiết như được quy định trong IEC TS 62271-
304 được nhắc nhở ở đây:

Các biện pháp phòng ngừa cho phòng vận hành Để giảm thiểu
Sự ô nhiểm Sự ngưng tụ Sự thay đổi nhiệt độ Độ ẩm
Điều chỉnh lỗ mở cho phòng vận hành
Điều chỉnh lỗ mở cho phù hợp với tổn thất điện năng
Điều hòa không khí (độ ẩm và nhiệt độ)
Lọc không khí
Tránh luồng không khí đi qua thiết bị đóng cắt
Tán hoặc mái kép (trần + mái)
Khe hở giữa thiết bị đóng cắt và tường
Sưởi ấm để duy trì nhiệt độ ổn định
Cải thiện mức độ bảo vệ> IP34

Để duy trì luồng không khí tối thiểu


Không có quạt

Niêm phong các lối vào (hầm, hầm cáp, v.v.)


Vật liệu cách nhiệt
Máy biến áp trong ngăn chuyên dụng
Thông gió hướng đến nguồn ô nhiễm

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 59


Nguyên lý thiết kế Điều kiện làm việc
Cách xác định các điều kiện làm việc thực tế

Các biện pháp khắc phục sự cố ngưng tụ


• Thiết kế một cách cẩn thận hoặc điều chỉnh hệ thống thông gió trạm biến áp;
• Tránh sự thay đổi nhiệt độ;
• Loại bỏ các nguồn gây ẩm ướt trong môi trường trạm biến áp;
• Lắp đặt hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí (HVAC);
• Đảm bảo hệ thống cáp phù hợp với các quy tắc hiện hành.
Các biện pháp khắc phục sự cố ô nhiễm
Trang bị các lỗ thông gió của trạm biến áp với vách ngăn kiểu chevron để giảm bụi
và ô nhiễm xâm nhập, đặc biệt khi máy biến áp được lắp đặt trong cùng một phòng
với thiết bị đóng cắt hoặc điều khiển.
Lắp đặt máy biến áp ở một phòng khác để sử dụng lưới thông gió hiệu quả hơn nếu
có.
Giữ thông gió cho trạm biến áp ở mức tối thiểu cần thiết để thoát nhiệt máy biến áp,
để giảm ô nhiễm và bụi xâm nhập.
Sử dụng tủ trung áp với mức độ bảo vệ (IP) đủ cao.
Sử dụng hệ thống điều hòa không khí hoặc làm mát cưỡng bức bằng không khí với
các bộ lọc được lắp ở cửa hút gió để hạn chế ô nhiễm và bụi xâm nhập.
Thường xuyên làm sạch tất cả các bụi bẩn ô nhiễm từ kim loại và các bộ phận cách
điện.

60 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Điều kiện làm việc
Cách xác định các điều kiện làm việc thực tế

Thông gió
DM105224

Tổng quát
Thông gió cho trạm biến áp thường được yêu cầu để tản nhiệt do máy biến áp và
các thiết bị khác tạo ra, và để cho phép làm khô sau thời gian bị ướt hoặc ẩm ướt.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông gió quá mức có thể làm tăng
đáng kể sự ngưng tụ
Trạm biến áp khối HV/LV
Bất kỳ việc lắp đặt máy biến áp nào trong cùng một phòng có ngăn thiết bị đóng
cắt HV và LV sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm, vì những lý do sau:
• Bất kỳ sự thay đổi không khí nào tạo ra bởi sự gia nhiệt của máy biến áp đều làm
Hình A Thông gió tự nhiên giảm tác động của bức xạ. Sự thay đổi luồng không khí này là sự đối lưu tự nhiên;
• Bất kỳ sự ngăn cách nào của máy biến áp bằng tường ngăn với ngăn thiết bị
đóng cắt HV và LV sẽ cải thiện điều kiện hoạt động của thiết bị đóng cắt ở những
vùng khí hậu ôn hòa;
• Bất kỳ thiết bị đóng cắt nào không có máy biến áp trong phòng, dẫn đến không
thay đổi không khí, nên được lắp đặt trong vỏ bọc cách nhiệt để bảo vệ thiết bị
đó khỏi các điều kiện hoạt động ngoài trời (bụi, độ ẩm, bức xạ mặt trời, v.v.), đặc
biệt là đối với khí hậu quá nóng và lạnh.
Do đó, sự thông gió nên được giữ ở mức tối thiểu cần thiết.
Hơn nữa, thông gió không bao giờ được tạo ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể
gây ra điểm sương.
Màn lưới che mưa IP23 Vì lý do này, thông gió tự nhiên nên được sử dụng bất cứ khi nào có thể. Nếu cần
(ξ = 33 if α = 60°, and ξ = 12 if α = 90°) thông gió cưỡng bức, quạt phải hoạt động liên tục để tránh dao động nhiệt độ. Khi
Không gian giữa các màn lưới được mở rộng đến hệ thống thông gió cưỡng bức không đủ để đảm bảo điều kiện làm việc trong nhà
mức tối đa cho phép theo cấp độ bảo vệ IP2x, dưới của thiết bị đóng cắt hoặc khi việc lắp đặt xung quanh là khu vực nguy hiểm, (các)
12,5 mm thiết bị HVAC là cần thiết để tách biệt hoàn toàn các điều kiện làm việc trong nhà
Các gợi ý khác: với các điều kiện làm việc ngoài trời.
IP43 Lưới thép chống sâu bọ bổ sung với các lỗ 1 Thông gió tự nhiên, Hình A, được sử dụng nhiều nhất cho các hệ thống lắp đặt trung
mm² sử dụng độ dày dây 0,6mm, lưới thông gió bao áp, hướng dẫn định cỡ các lỗ không khí vào và ra của các trạm biến áp HV/LV được
phủ hoàn chỉnh ≥ ξ + 5 trình bày sau đây.
IP23 chỉ các lỗ 38 mm x 10 mm: ξ = 9 Phương pháp tính toán
Phạm vi áp dụng cho các tòa nhà và thiết bị đóng khối sử dụng cùng một lưới thông
Hình. B Hệ số làm giảm áp suất được xác định gió cho cửa gió vào và cửa gió ra. Một số phương pháp tính toán có sẵn để ước tính
bằng các thử nghiệm lưu lượng khí kích thước yêu cầu của lỗ thông gió trạm biến áp, cho việc thiết kế các trạm biến
áp mới hoặc điều chỉnh các trạm biến áp hiện có xảy ra sự cố ngưng tụ.
Phương pháp cơ bản dựa trên làm mát máy biến áp bằng đối lưu tự nhiên. Diện tích
bề mặt lỗ thông gió yêu cầu S và S ’có thể được ước tính bằng cách sử dụng các
công thức sau, có hoặc không biết hệ số cản dòng không khí của lưới thông gió
Xem Hình B. Định nghĩa các thuật ngữ ở trang tiếp theo.

(1) Qnac=P-Qcw-Qaf là công suất tiêu tán do lưu thông không khí tự nhiên [kW]
DM105226

(2) A
- S = 1,8 x 10-1 Qnac/√H nếu lực cản dòng không khí là không xác định
S’= 1,1 x S - S và S’ là diện tích thực.
- Màn lưới che nắng
S=Qnac/(K× √𝐻 × (𝜃1 − 𝜃2 )3) với K=0,222× √(1/ξ) xem hình C
S’= 1.1 * S - S và S’ tổng diện tích.

Hình. C Tác động của lưới thông gió

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 61


Nguyên lý thiết kế Điều kiện làm việc
Cách xác định các điều kiện làm việc thực tế

Trong đó:
Qnac là công suất tiêu tán do lưu thông không khí tự nhiên [kW]
P là tổng của công suất tổn thất [kW] bởi:
• máy biến áp (tổn thất khi không tải và có tải);
• tủ điện đóng cắt LV;
• tủ điện đóng cắt MV.
Qcw là sự tỏa nhiệt do dẫn truyền qua tường và trần [kW] (Giả sử Qcw = 0 trong ví
dụ). Tổn thất do dẫn truyền qua tường, trần (Qcw) và sàn có thể từ 200 W đối với
nhà ở cách nhiệt, lên đến 4 kW đối với trạm biến áp đóng khối 10 m² sử dụng vật
liệu bê tông.
Δθ t1 = tt1 –ta1 trong đó tt1 là nhiệt độ 1 của máy Qaf là sự tản nhiệt do lưu thông không khí cưỡng bức [kW] (Ví dụ như giả thiết Qaf
biến áp ở công suất danh định (IEC 60076-2: 2011 = 0) θ1 & θ2 tương ứng là nhiệt độ không khí của đầu vào và đầu ra [°C] ξ là hệ số
và IEC 60076-11: 2004) và ta1 là nhiệt độ môi trở lực của tổn thất áp suất liên quan đến thiết kế của lưới thông gió.
trường 1 của phòng. S là diện tích cửa thông gió phía dưới (lối vào) [m²] như đã đề cập trong công thức
2.1 và 2.2
S’ là diện tích lỗ thông gió phía trên (đường thoát khí) [m²] như đã đề cập trong công
thức 2.1 và 2.2
H = Chênh lệch chiều cao tính từ điểm giữa của lỗ thông gió phía dưới đến điểm
giữa của lỗ thông gió phía trên của trạm biến áp đóng khối [m].
(θ2 - θ1) là độ tăng nhiệt độ không khí phản ánh mức quá nhiệt kép của máy biến
áp đối với máy biến áp ngâm trong dầu (Hướng dẫn IEC 60076-7) và quá nhiệt của
máy biến áp đơn đối với máy biến áp kiểu khô (Hướng dẫn IEC 60076-11).

Quá nhiệt của máy biến áp là sự tang thêm nhiệt độ.


Đây là giới hạn độ tăng nhiệt độ dầu cao nhất (Xem Hình E1) đối với máy biến áp
Δθ t2 = tt2 –ta2 trong đó tt2 là nhiệt độ 2 của máy lỏng hoặc độ tăng nhiệt độ trung bình của cuộn dây (Xem Hình E2) đối với máy biến
biến áp ở công suất danh định (IEC 60076-2: 2011 áp kiểu khô do lắp đặt bên trong vỏ bọc.
và IEC 60076-11: 2004 và ta2 là nhiệt độ môi trường Ví dụ: 60K đối với độ tăng nhiệt độ dầu của máy biến áp lỏng sẽ trở thành 70K nếu
2 (Bên ngoài vỏ bọc) có quá nhiệt bên trong vỏ bọc dự kiến là 10K.
Công thức 2.2 gần với công thức 2.1 nếu Δθ = (θ2 - θ1) = 15K, và nếu ξ = 5 thì K = f
Hình D Δθt2−Δθt1 là quá nhiệt của máy biến áp (ξ) = 0,1. Điều này tương đương với việc mở cửa tự do, không có lưới thông gió. Khi
sử dụng trong nhà K = 0,1 thì công thức 2.2 là công thức được sử dụng trong tiêu chuẩn IEC 60076-16
cho máy biến áp cho các ứng dụng tuabin gió.
Khi các quá nhiệt của máy biến áp này được đánh giá bằng kiểu thử nghiệm theo
IEC 62271-202 (trạm biến áp khối HV/LV) thì quá nhiệt này là cấp vỏ danh định. Quá
nhiệt này, kết hợp với nhiệt độ trung bình, tạo ra hệ số giới hạn tải để duy trì tuổi thọ
máy biến áp dự kiến theo hướng dẫn tải máy biến áp IEC
Độ tăng nhiệt độ của máy biến áp trong dầu và cuộn dây đối với máy biến áp ngâm
trong dầu và cấp nhiệt độ của vật liệu cách điện đối với máy biến áp kiểu khô được
liên kết với nhiệt độ môi trường như được xác định trong sê-ri IEC 60076. Thông
thường, trong các điều kiện vận hành bình thường, máy biến áp được xác định là sử
dụng ở 20 °C trung bình hàng năm, 30 °C hàng tháng và tối đa là 40 ° C.
Đối với một trạm biến áp xây, sự quá nhiệt của máy biến áp được coi là chưa biết,
vì tính toán phải xác định các vùng thông gió S và S’. Vì vậy, chỉ có thể biết nhiệt độ
môi trường xung quanh và hệ số tải.
Các ví dụ sau đây giải thích cách đánh giá quá nhiệt của máy biến áp, sau đó là độ
tăng nhiệt của không khí (θ2 - θ1) bằng cách sử dụng công thức 2.2.1 và 2.2.2.
Cách sử dụng đồ thị Hình E
(a) Chọn nhiệt độ môi trường trung bình trong một khoảng thời gian nhất định cho vị
trí trạm biến áp trên trục tung;
(b) Chọn hệ số phụ tải của máy biến áp;
(c) Giao điểm đưa ra mức quá nhiệt dự kiến của máy biến áp tương ứng với giới hạn
tăng nhiệt độ dầu tối đa đối với máy biến áp chứa đầy chất lỏng (xem Hình E1)
hoặc mức tăng nhiệt độ trung bình của cuộn dây đối với máy biến áp kiểu khô
(Xem Hình E2) (xem 1.2. 3 cho đồ thị rộng hơn).

62 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Điều kiện làm việc
Cách xác định các điều kiện làm việc thực tế

Ví dụ
Ví dụ cho trạm biến áp HV/LV:
• Khí hậu ôn hòa: 10 °C trung bình hàng năm sử dụng 60-65K tương ứng cho sự
Máy biến áp ngâm dầu 1250 kVA
tăng nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp, có thể được sử dụng ở chế độ
Ao (950 W Tổn thất không tải)
đầy tải. Quá nhiệt dự kiến là 10K khi nhiệt độ không khí tăng (θ2 - θ1) dự kiến là
Bk (11000 W Tổn thất có tải)
20K.
Tiêu tán máy biến áp = 11950 W
• Khí hậu nóng: 30 °C là trung bình mùa hè, sử dụng 50-55K tương ứng cho dầu
Tản nhiệt thiết bị đóng cắt LV = 750 W
và biến áp tăng nhiệt độ cuộn dây có thể được sử dụng với hệ số tải là 0,9. Quá
Tản nhiệt thiết bị đóng cắt MV = 300 W
nhiệt dự kiến là 10K khi nhiệt độ không khí tăng (θ2 - θ1) dự kiến là 20K.
H chiều cao giữa các điểm giữa lỗ thông gió là 1,5
m.
• Khí hậu lạnh: -20 °C là trung bình mùa đông sử dụng 60-55K tương ứng cho dầu
và biến áp tăng nhiệt độ cuộn dây có thể được sử dụng với hệ số tải là 1,2. Quá
ξ là 12 đối với cửa gió chevrons nếu α = 90 ° thì K
nhiệt dự kiến là 20K khi nhiệt độ không khí tăng (θ2 - θ1) dự kiến là 40K.
= 0,064
(θ2 - θ1) nhiệt độ không khí tăng lên ở 20K đối với • Khí hậu nóng: 30 °C như mức trung bình mùa hè sử dụng máy biến áp loại khô ở
155 °C lớp cách nhiệt có thể được sử dụng với hệ số tải là 0,9. Quá nhiệt dự kiến
quá nhiệt dự kiến của máy biến áp ở 10K
là 10K khi nhiệt độ không khí tăng (θ2 - θ1) dự kiến là 10K.
Tính toán: Đối với trạm biến áp khối, quá nhiệt của máy biến áp khi đầy tải được biết đến do
Công suất tiêu tán P = 11,950 + 0,750 + 0,300 = cấp độ tăng nhiệt của vỏ bọc được xác định bằng thử nghiệm điển hình. Bất kỳ mục
13,000 kW đích sử dụng nào với cấp vỏ bọc xác định, được giới hạn bởi tổn thất tối đa, sẽ điều
Công thức 2.1: chỉnh hệ số tải của máy biến áp với nhiệt độ môi trường để đảm bảo tuổi thọ của
Qnac máy biến áp.
𝑆 = 1,8 × 10−1 Các phương pháp tính toán sử dụng các công thức phản ánh các trường hợp cụ thể
√𝐻
S= 1,91 m² và S' 1,1 x 1,91 = 2,1 m² (Diện tích thực) của một công thức chung dựa trên phương trình Bernouilli và hiệu ứng ngăn xếp do
Công thức 2.2: Lưỡi che mưa phát nóng máy biến áp, đảm bảo đối lưu tự nhiên bên trong ngăn máy biến áp theo
Qnac yêu cầu của tiêu chuẩn IEC 62271-202.
𝑆= Thật vậy, luồng không khí thực tế phụ thuộc rất nhiều vào:
𝐾 × √𝐻 × (𝜃2 − 𝜃1)3
S= 1,85 m² và S' 1,1 x S = 2,04 m² (Tổng diện tích) • về hình dạng lỗ và các giải pháp được áp dụng để đảm bảo chỉ số bảo vệ tủ (IP):
lưới kim loại, lỗ dập, cửa gió chevron, v.v. Hình B;
Ba thông gió với các kích thước sau. • về sự tăng nhiệt độ máy biến áp và quá nhiệt tính bằng °K (lớp) do sử dụng trong
Xem Hình F: 1,2 m x 0,6 m; 1,4 m x 0,6 m; 0,8 m x một vỏ bọc như đã đề cập trong Hình E;
0,6 cho tổng diện tích S’ là 2,04 m² • về kích thước các thành phần bên trong và toàn bộ bố cục như sau:
• máy biến áp và/hoặc vị trí hộp dầu duy trì,
Kết luận: Kiến thức chính xác về hệ số cản dòng • khoảng cách từ máy biến áp đến các lỗ thông gió,
khí sẽ tối ưu hóa kích thước của hệ thống thông gió • máy biến áp trong một phòng riêng biệt sử dụng tường ngăn.
nếu ξ <13 và nếu lưới thông gió giống nhau đối với • một số thông số vật lý và môi trường như sau:
đầu vào và cửa ra không khí. Một ví dụ được hiển • nhiệt độ môi trường bên ngoài θ1 được sử dụng trong phương trình 2.2),
thị trong Hình G. • độ cao,
• bức xạ năng lượng mặt trời.
Sự hiểu biết và tối ưu hóa các hiện tượng vật lý kèm theo phụ thuộc vào các nghiên
cứu dòng chảy chính xác, dựa trên các định luật động lực học chất lỏng và được
thực hiện bằng phần mềm phân tích cụ thể. Chúng có thể được tách thành hai loại
như sau:
• Phần mềm được sử dụng cho các nghiên cứu nhiệt động của tòa nhà, đặc biệt
được sử dụng để quản lý năng lượng cho hiệu quả của tòa nhà;
• Phần mềm được sử dụng để nghiên cứu lưu lượng không khí, đặc biệt khi một
thành phần có hệ thống làm mát không khí của riêng nó (biến tần, bộ chuyển đổi
tần số lưới, trung tâm dữ liệu, v.v.).
Tính toán quy chuẩn được xác định bởi IEC 60076-11: 2018 trong Phụ lục C.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 63


Nguyên lý thiết kế Điều kiện làm việc
Cách xác định các điều kiện làm việc thực tế

Vị trí mở thông gió


Để thuận lợi cho việc thoát nhiệt do máy biến áp tạo ra thông qua đối lưu tự nhiên,
các lỗ thông gió phải được bố trí ở trên cùng và dưới cùng của bức tường gần máy
DM105231

biến áp. Nhiệt tỏa ra từ tủ điện MV có thể không đáng kể. Để tránh các sự cố ngưng
tụ, các lỗ thông gió của trạm biến áp phải được bố trí càng xa tủ điện càng tốt (xem
Hình H).
Loại lỗ thông gió
Để giảm sự x âm nhập của bụi, ô nhiễm, sương mù, v.v., các lỗ thông gió của trạm
biến áp nên được trang bị vách ngăn hình cánh che khi máy biến áp được lắp đặt
trong cùng một phòng với tủ điện, nếu không được phép sử dụng lưới thông gió hiệu
suất cao hơn, và, đặc biệt, được khuyến cáo khi tổng tổn thất trên 15kW.
Luôn đảm bảo rằng các vách ngăn được định hướng đúng hướng (xem Hình B).
Sự thay đổi nhiệt độ bên trong tủ
Để giảm sự thay đổi nhiệt độ, hãy luôn lắp đặt lò sưởi chống ngưng tụ bên trong tủ
Hình F Ví dụ về cách bố trí cho tổng MV nếu độ ẩm tương đối trung bình có thể vẫn cao trong một thời gian dài.
tổn thất 13 kW Lò sưởi phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, quanh năm.
Δθ2 − Δθ1 = Độ tăng nhiệt độ không khí = 20K Không bao giờ kết nối chúng với hệ thống điều chỉnh hoặc kiểm soát nhiệt độ vì
tương ứng với quá nhiệt máy biến áp ở 10K điều này có thể dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ và ngưng tụ cũng như tuổi thọ ngắn
hơn cho các bộ phận sưởi ấm. Đảm bảo máy sưởi cung cấp tuổi thọ phù hợp (các
phiên bản tiêu chuẩn nói chung là đủ).
Sự thay đổi nhiệt độ bên trong trạm biến áp
DM105934

Các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để giảm sự thay đổi nhiệt độ bên
trong trạm biến áp:
• Cải thiện khả năng cách nhiệt của trạm biến áp để giảm ảnh hưởng của sự thay
đổi nhiệt độ bên ngoài đến nhiệt độ bên trong trạm biến áp;
• Tránh làm nóng trạm biến áp nếu có thể. Nếu cần gia nhiệt, hãy đảm bảo hệ
thống điều chỉnh và/hoặc bộ điều nhiệt đủ chính xác và được thiết kế để tránh
thay đổi nhiệt độ quá mức (ví dụ: không lớn hơn 1 °C). Nếu không có hệ thống
điều chỉnh nhiệt độ đủ chính xác, hãy để hệ thống sưởi liên tục, 24 giờ một ngày
Hình G Ví dụ về trạm biến áp đúc sẵn HV / LV quanh năm;
với máy biến áp dầu 1250 kVA, tổn thất 19 • Loại bỏ các luồng gió lạnh từ rãnh cáp bên dưới tủ hoặc từ các khe hở trong trạm
kW trước khi thay đổi quy định của EU biến áp (dưới cửa ra vào, các mối nối mái, v.v.).
Bảo vệ và làm sạch ô nhiễm
Tủ Hạ áp Ô nhiễm quá mức tạo ra dòng điện rò rỉ, phóng điện qua bề mặt cách điện. Để ngăn
DM105232

CAO và/hoặc
THẤP
ngừa sự xuống cấp của thiết bị MV do ô nhiễm, hãy bảo vệ thiết bị khỏi ô nhiễm
Thông gió hoặc thường xuyên làm sạch các chất ô nhiễm.
Bảo vệ khỏi môi trường khắc nghiệt bằng vỏ bọc
Tủ Trung áp
Thiết bị đóng cắt MV trong nhà có thể được bảo vệ bằng vỏ bọc cung cấp mức độ
bảo vệ (IP) đủ cao.
CAO và/hoặc Làm sạch
Tủ Hạ áp
THẤP
Thông gió
Nếu không được bảo vệ đầy đủ, thiết bị MV phải được làm sạch thường xuyên để
ngăn ngừa sự xuống cấp do nhiễm bẩn từ ô nhiễm. Làm sạch là một quá trình quan
trọng.
Tủ Trung áp
Việc sử dụng các sản phẩm không phù hợp có thể làm hỏng thiết bị không thể phục
hồi được. Đối với quy trình làm sạch, phải áp dụng hướng dẫn vận hành của thiết bị
đóng cắt.
Hình H Các vị trí mở thông gió

64 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Công suất ngắn mạch
Giới thiệu chung

Công suất ngắn mạch phụ thuộc trực tiếp vào cấu trúc và trở kháng các thành phần
Ví dụ 1: của lưới điện: đường dây, cáp, máy biến áp, động cơ, ... mà dòng điện ngắn mạch
25kA ở điện áp hoạt động 11kV chạy qua.

Đây là công suất tối đa của lưới điện khi có sự cố, được biểu thị bằng công suất
biểu kiến MVA hoặc giá trị dòng điện hiệu dụng kA đối với điện áp vận hành nhất
định.
U: Điện áp vận hành (kV)
Isc: Dòng ngắn mạch (giá trị hiệu dụng kA) Tham khảo: các trang sau
Công suất ngắn mạch được biểu diễn là công suất biểu kiến.
Ssc = 3 × 𝑈 × Isc Người sử dụng thường cần được thông báo về giá trị của công suất ngắn mạch vì
thông thường thông tin cần thiết để tính toán nó là không xác định. Việc xác định
Ví dụ cho trạm biến áp HV/LV
Ví dụ 2: công suất ngắn mạch yêu cầu phân tích các dòng công suất cấp tới vị trí ngắn
Nguồn trả ngược lại phía LV là Isc5 chỉ có thể thực mạch trong trường hợp xấu nhất có thể.
hiện được nếu máy biến áp (T4) được cấp nguồn Các nguồn có thể là:
bởi nguồn khác và dao cách ly LV được đóng. • Hệ thống lưới điện thông qua máy biến áp;
Ba nguồn đang chạy trong hệ thống (T1-A-T2) với • Máy phát điện;
khả năng gây ra sự cố từ T3 và M:
• Nguồn cấp ngược do bộ quay (động cơ, ...); hoặc thông qua máy biến áp MV/LV.
• Máy cắt dòng thượng nguồn D1 (s/c tại A)
Isc2 + Isc3 + Isc4 + Isc5
• Máy cắt dòng thượng nguồn D2 (c/c tại B)
Isc1 + Isc3 + Isc4 + Isc5
• Máy cắt dòng thượng nguồn D3 (c/c tại C)
Isc1 + Isc2 + Isc4 + Isc5

Chúng ta phải tính toán từng dòng ngắn mạch Isc

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 65


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Tổng quan

Để chọn đúng thiết bị đóng cắt (dao cách ly hoặc cầu chì) và đặt các chức năng
Tất cả các thiết bị điện phải được bảo vệ chống
ngắn mạch, không có ngoại lệ, bất cứ khi nào có bảo vệ, phải biết ba giá trị ngắn mạch:
sự cố ngắt điện; thường tương ứng với sự thay đổi Dòng điện ngắn mạch
tiết diện dây dẫn. Isc = (kA rms) (ví dụ giá trị hiệu dụng là 25 kA)
Dòng điện ngắn mạch phải được tính toán ở từng Điều này tương ứng với dòng ngắn mạch ở một đầu của vùng được bảo vệ (sự cố ở
giai đoạn trong quá trình lắp đặt đối với các cấu cuối nguồn xem hình 1) và không chỉ phía sau thiết bị đóng cắt. Giá trị của nó cho
hình khác nhau có thể có trong mạng, để xác định phép chúng ta chọn cài đặt ngưỡng cho rơ le bảo vệ quá dòng và cầu chì; đặc biệt
các đặc tính của thiết bị phải chịu hoặc ngắt dòng khi chiều dài của cáp cao và/hoặc khi nguồn tương đối trở kháng (máy phát điện,
điện sự cố này. UPS).
Giá trị hiệu dụng của dòng điện thời gian ngắn cực đại
Ith = (Giá trị hiệu dụng kA trong thời gian ngắn mạch 1s hoặc 3s) (ví dụ giá trị dòng
điện hiệu dụng 25kA trong thời gian ngắn mạch là 1s)
Điều này tương ứng với ngắn mạch ở vùng lân cận của các đầu cuối hạ thế của thiết
bị đóng cắt (xem hình 1). Giá trị của nó được tính bằng đơn vị kA trong 1, 2 hoặc 3
giây và được sử dụng để xác định khả năng chịu nhiệt của thiết bị.
Giá trị đỉnh của dòng ngắn mạch lớn nhất:
(giá trị đỉnh ban đầu trong khoảng thời gian quá độ)
Idyn = (kA)
(ví dụ: 2,5 • 25 kA = 62,5 kA dòng đỉnh với hằng số thời gian DC là 45 ms và tần số
50 Hz (IEC 62271-1)
Idyn được tính:
2,5 x Isc với 50 Hz, và hằng số thời gian DC là 45 ms.
2,6 x Isc với 60 Hz, và hằng số thời gian DC là 45 ms.
2,7 x Isc với các hằng số thời gian đặc biệt lớn hơn 45 ms (Máy phát điện thông
dụng).
Nó xác định khả năng đóng của các máy cắt và thiết bị đóng cắt, cũng như khả
năng chịu đựng lực điện động của thanh cái và thiết bị đóng cắt.
Các giá trị sử dụng thông thường trong IEC là các giá trị sau:
8 - 12,5 - 16 - 20 - 25 - 31,5 - 40 - 50 kA (Giá trị hiệu dụng).
ANSI/IEEE sử dụng các giá trị sau:
16 - 20 - 25 - 40 - 50 - 63 kA (Giá trị hiệu dụng).
Chúng thường được sử dụng trong các thông số kỹ thuật
GHI CHÚ:
Một thông số kỹ thuật có thể cung cấp một giá trị dòng điện hiệu dụng tính bằng kA
và một giá trị công suất tính bằng MVA như sau:
Isc = 19 kA hoặc 350 MVA ở 10 kV
DM105235

• Nếu chúng ta tính toán dòng điện tương đương ở 350 MVA, chúng ta thấy:
350
Isc = = 20,2 kA
√3 × 10
Sự khác biệt phụ thuộc vào cách chúng ta làm tròn giá trị và cách sử dụng của từng
nơi. Giá trị 19 kA có lẽ là thực tế nhất.
• Có thể giải thích khác: ở trung áp và cao áp, IEC 60909-0 áp dụng hệ số 1,1 khi
tính Isc cực đại.
U E
Isc = 1,1 × =
√3 × Zsc Zsc

66 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Máy biến áp

Để xác định dòng ngắn mạch qua các cực của máy biến áp, chúng ta cần biết điện
Dòng ngắn mạch phụ thuộc vào loại thiết bị được
áp ngắn mạch (Usc %).
lắp đặt trên hệ thống (máy biến áp, máy phát, động
u % được định nghĩa theo cách sau:
cơ, đường dây, v.v.).

DM105236
Volt kế

Sơ cấp

Thứ cấp

(1) Máy biến điện áp không được cấp nguồn: U = 0


Ví dụ:
(2) Đặt ngắn mạch thứ cấp
• Máy biến áp 20 MVA;
(3) Tăng dần hiệu điện thế U ở sơ cấp đến khi dòng điện đạt giá trị định mức Ir ở
• Điện áp 10 kV;
mạch thứ cấp máy biến áp.
• Usc = 10%;
Giá trị U đọc trên sơ cấp là Usc.
• Công suất đầu nguồn: vô hạn. Khi đó
S𝑟 20000 U𝑠𝑐
Ir = = = 1150 𝐴 Usc (%) =
√3 × 𝑈 𝑛𝑜 𝑙𝑜𝑎𝑑 √3 × 10 𝑈𝑟 𝑠ơ 𝑐ấ𝑝
I𝑟 1150 Dòng điện ngắn mạch, tính bằng kA, được cho bởi công thức sau:
Isc = = =11,5 kA
𝑈 𝑠𝑐 10/100 I𝑟 (𝑘𝐴)×100
Isc (kA) =
𝑈𝑠𝑐 (%)

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 67


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Máy phát đồng bộ - Động cơ không đồng bộ

Máy phát điện đồng bộ (máy phát điện và động cơ)


Tính toán dòng ngắn mạch qua các đầu cực của máy phát điện đồng bộ là rất phức
tạp vì trở kháng bên trong của máy phát điện thay đổi theo thời gian.
Khi tăng dần công suất thì dòng điện giảm dần đi qua ba giai đoạn đặc trưng:
• Siêu quá độ (cho phép xác định khả năng đóng của máy cắt và các ràng buộc
về lực điện động), thời gian trung bình, 10 ms;
• Quá độ (xác định các rang buộc về nhiệt của thiết bị), thời gian trung bình 250
ms;
• Xác lập (đây là giá trị của dòng điện ngắn mạch ở trạng thái ổn định).
Dòng điện ngắn mạch được tính giống như đối với máy biến áp, nhưng phải tính đến
các trạng thái khác nhau.

Ví dụ:
Phương pháp tính toán cho máy phát điện xoay
chiều hoặc máy phát điện đồng bộ
động cơ
• Máy phát điện 15 MVA;
• Điện áp U = 10 kV;
• X'd = 20 %.
Sr 15
Ir = = = 870 A
√3 × U √3 × 10000
Ir 870
Isc = = = 4350 A = 4,35 kA
X sc trans 20/100

Dòng điện ngắn mạch được cho bởi phương trình sau:
I𝑟
Isc =
𝑋𝑠𝑐
Xsc Điện kháng ngắn mạch tức thời c/c

Các giá trị phổ biến nhất đối với máy phát điện đồng bộ là:

Trạng thái Xsc Siêu quá độ X’’d Quá độ X’d Xác lập Xd
Cực từ ẩn 10-20% 15-25% 200-350%
Cực từ lồi 10% đến 20% 25% đến 35% 70% đến 120 %

Giá trị cao của trở kháng ngắn mạch vĩnh viễn có nghĩa là dòng ngắn mạch được
thiết lập thấp hơn dòng định mức.

Động cơ không đồng bộ


Đối với động cơ không đồng bộ
Dòng ngắn mạch qua các cực bằng dòng khởi động
Isc ≈ 5 đến 8 Ir

Sự đóng góp của động cơ (dòng cấp ngược) vào dòng ngắn mạch bằng: I ≈ 4 đến
5 Ir hoặc I ≈ 3 Σ Ir
Hệ số 3 tính đến động cơ khi chúng dừng.

68 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Máy phát đồng bộ - Động cơ không đồng bộ

Khi ngắt động cơ không đồng bộ khỏi lưới, nó duy trì điện áp trên các đầu nối của
nó và biến mất trong vòng vài phần trăm giây. Khi xảy ra ngắn mạch trên các cực,
động cơ cung cấp dòng điện và biến mất rất nhanh, theo hằng số thời gian theo thứ
tự:
• 0,02 giây đối với động cơ lồng sóc đơn công suất đến 100 kW;
• 0,03 giây đối với động cơ lồng sóc kép động cơ trên 100 kW;
• 0,03 đến 0,1 giây đối với động cơ vòng trượt cao áp rất lớn (1000 kW).
Do đó, trong trường hợp ngắn mạch, động cơ không đồng bộ là máy phát điện mà
trở kháng (chỉ trong thời gian siêu quá độ) từ 20% đến 25% được quy vào.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 69


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Nhắc lại về tính toán dòng ngắn mạch ba pha

Một số giá trị được coi là giả định và như bình thường. Nên sử dụng các giá trị chính
xác để cài đặt theo bảng dữ liệu cho thành phần do nhà sản xuất cung cấp.

Ngắn mạch ba pha


U2
Ssc = 1,1 × U × Isc × √3 =
Zsc
1,1 × U
Isc = với Zsc = √R2 + X 2
Zsc × √3

Theo như trên


U2
Z=
Ssc
0,3 tại 6 kV
𝑅
= 0,2 tại 20 kV
𝑋
0,1 tại 150 kV

Đường trên không


l
R=ρ×
S
X = 0,4 Ω/km HV HV
X = 0,3 Ω/km MV/LV
𝜌 = 1,8‧10-6 Ωcm Đồng
𝜌 = 2,8‧10-6 Ωcm Nhôm
𝜌 = 3,3‧10-6 Ωcm Almélec

Máy phát đồng bộ


U2 Xsc (%)
Z(Ω) = X(Ω) = ×
Sr 100
Xsc Siêu quá độ X’’d Quá độ X’d Xác lập Xd
Cực từ ẩn 10% đến 20% 15% đến 25% 200-350%
Cực từ lồi 10% đến 20% 25% đến 35% 70% đến 120 %

Máy biến áp
(Thứ tự độ lớn: đối với các giá trị thực, hãy tham khảo dữ liệu do nhà sản xuất cung
cấp)
Ví dụ: 20 kV/410 V; Sr = 630 kVA; Usc = 4%
63 kV/11 kV; Sr = 10 MVA; Usc = 9%
Usc (%) Usc (%)
Z(Ω) = ×
Sr 100

Sr (kVA) 100 đến 3150 5000 đến 50000


Usc (%) 4 đến 7,5 8 đến 12

70 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Nhắc lại về tính toán dòng ngắn mạch ba pha

Mối liên hệ giữa mật độ dòng điện chịu được Cáp và dây dẫn
ngắn mạch danh định (Tkr = 1 s) và nhiệt độ dây • Tăng nhiệt độ
dẫn Tất cả các loại cáp và ruột dẫn được xác định theo công suất của chúng, đây là
Đường liền, đồng; đường chấm, thép hợp kim thấp định mức chính để kiểm soát sự gia tăng nhiệt độ trong hoạt động bình thường
hoặc sử dụng tạm thời khi xử lý dòng điện sự cố.
Nhiệt độ tăng có thể do quá tải bình thường hoặc bất thường, bất kỳ kết nối nào
có thể trở nên kém hiệu quả hơn do rung động xung quanh.
Do dòng điện sự cố được dập tắt bởi rơ le bảo vệ, tần số phát xạ do tăng nhiệt
độ bị giảm so với điều kiện bình thường, trở nên bất thường do hiện tượng lão
hóa.
Vì lý do này, nên giám sát các dây dẫn bằng cách sử dụng cảm biến nhiệt.
• Cảm kháng
X = 0,10 đến 0,15 Ω / km
Cáp đồng trục, ba pha hoặc một pha
• Tính toán độ tăng nhiệt và mật độ chịu đựng dòng thời gian ngắn danh định cho
Nhôm, Hợp kim nhôm, Thép dẫn nhôm được gia dây dẫn.
cố (ACSR) Độ tăng nhiệt của dây dẫn do ngắn mạch là hàm của thời gian xuất hiện dòng
ngắn mạch, dòng ngắn mạch tương đương nhiệt và vật liệu làm dây dẫn.
Bằng cách sử dụng đồ thị, có thể tính toán độ tăng nhiệt của dây dẫn khi biết
mật độ dòng điện chịu thử trong thời gian ngắn danh định, hoặc ngược lại.
Nhiệt độ cao nhất khuyến nghị trong thời gian ngắn mạch cho các dây dẫn khác
nhau được cho trong bảng sau do IEC 60865-1: 2011 ban hành. Nếu đạt đến
chúng, có thể xảy ra sự sụt giảm sức mạnh không đáng kể mà theo kinh nghiệm
không gây nguy hiểm cho sự an toàn khi vận hành.
Nhiệt độ tối đa cho phép của giá đỡ phải được tính đến.

Loại dây dẫn Nhiệt độ dây dẫn cao nhất được đề xuất
trong thời gian ngắn mạch °C
Dây dẫn trần, rắn hoặc bện: 200
Dây dẫn trần có đủ độ bền nhiệt trong thời gian Hợp kim Cu, Al hoặc Al Alloy
ngắn miễn là mối quan hệ sau đây phù hợp với Dây dẫn trần, rắn hoặc bện: thép 300
mật độ dòng điện ngắn mạch tương đương nhiệt
Sth đối với tất cả các giá trị Tk. Khi các hằng số sau của vật liệu được sử dụng ở 20 ° làm nhiệt độ cơ bản, công
Sth ≤ Sthr × √Tkr ⁄Tk thức sau có thể áp dụng:
Lõi thép của dây dẫn nhôm được gia cố bằng thép Dữ liệu tại 200C c ρ k20 α20 θe
(ACSR) sẽ không được tính đến khi tính toán diện
Nhôm 910 2700 34800000 0,004 200
tích mặt cắt ngang để ước tính mật độ dòng điện.
Đồng 390 8900 56000000 0,0039 200
Khi một số điểm ngắn mạch xảy ra với khoảng thời
gian ngắn giữa chúng thì thời gian ngắn mạch Sắt 480 7850 7250000 0,0045 300
được tính là:
1 k20 × c × ρ 1 + α20 × (θe − 20)
n Sthr = ×√ × ln
√Tkr α20 1 + α20 × (θb − 20)
Tk = ∑ Tki
i=1 Sthr Mật độ dòng điện chịu được ngắn mạch định mức (Ampacity) A/mm²
Tkr Khoảng thời gian s
c Nhiệt dung riêng J/(kg K)
ρ Khối lượng riêng kg/m3
k20 Độ dẫn điện riêng ở 20 °C 1/(Ωm)
α20 Hệ số nhiệt độ 1/K
θb Nhiệt độ dây dẫn khi bắt đầu ngắn mạch °C
θe Nhiệt độ dây dẫn khi kết thúc ngắn mạch °C

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 71


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Nhắc lại về tính toán dòng ngắn mạch ba pha

Thanh cái
X = 0.15 Ω/km

Động cơ đồng bộ và máy bù


Xsc Siêu quá độ Quá độ Xác lập
Động cơ tốc độ cao 15 % 25 % 80 %
Động cơ tốc độ thấp 35 % 50 % 100 %
Máy bù 35 % 40 % 160 %

Động cơ không đồng bộ (chỉ phần siêu quá độ)


Ir U 2
Z(Ω) = ×
Isc Sr
Ir Dòng định mức của động cơ
Isc Dòng khởi động của động cơ; gần đúng trong phạm vi từ 3 đến 14
Sr công suất định mức của động cơ

Dòng hồ quang
Isc
Id =
1,3 đến 2

Trở kháng tương đương của một thành phần qua máy biến áp
Ví dụ, đối với lỗi điện áp thấp, phần đóng góp của cáp HV ngược dòng của máy
biến áp HV / LV sẽ là:
DM107935

U22 U22 U22


R2 = R1 × 2 và X2 = X1 × 2 nên Z2 = Z1 × 2
U1 U1 U1
Phương trình này hợp lệ cho tất cả các mức điện áp trong cáp, ngay cả đối với một
số máy biến áp nối tiếp.

Trở kháng nhìn thấy từ vị trí lỗi A


RT R1 R a XT X1 Xa
∑ R = R2 + + + ∑ X = X2 + + +
n2 n2 n2 n2 n2 n2
DM105240

Tam giác trở kháng


Z = √R2 + X 2

72 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Nhắc lại về tính toán dòng ngắn mạch ba pha

Sự phức tạp trong việc tính toán dòng ngắn mạch Phương pháp tổng trở
ba pha về cơ bản nằm ở việc xác định giá trị trở Tất cả các thành phần của mạng (mạng cung cấp, máy biến áp, máy phát điện,
kháng trong mạng ngược dòng của vị trí sự cố động cơ, cáp, thanh, v.v.) được đặc trưng bởi tổng trở (Z) bao gồm thành phần điện
trở (R) và thành phần cảm ứng (X) hay còn gọi là cảm kháng. X, R và Z có đơn vị là
Ohms.
Mối quan hệ giữa các giá trị khác nhau này được cho bởi:
Z = √R2 + X 2
(Xem ví dụ 1 ở bên)
Phương pháp bao gồm:
Ví dụ 1: • chia nhỏ mạng thành nhiều phần;
Sơ đồ mạng điện • tính các giá trị của R và X cho mỗi thành phần;
• tính toán cho mạng:
• giá trị tương đương của R hoặc X,
• giá trị tương đương của trở kháng,
Sơ đồ tương đương
• dòng ngắn mạch.
Dòng điện ngắn mạch ba pha là:
U
Isc =
Zsc × √3

Isc Dòng điện ngắn mạch kA


𝑍 = 𝑍𝑟 + 𝑍𝑡 1//𝑍𝑡 2 U Điện áp pha-pha tại điểm được đề cập trước khi xuất hiện sự cố kV
𝑍𝑡 1 × 𝑍𝑡 2
Zsc Tổng trở ngắn mạch Ω
𝑍 = 𝑍𝑟 +
𝑍𝑡 1 + 𝑍𝑡 2

𝑍𝑠𝑐 = 𝑍//𝑍𝑎
𝑍 × 𝑍𝑎
𝑍𝑠𝑐 =
𝑍 + 𝑍𝑎


Ví dụ 2
• Zsc = 0,27 Ω
• U = 10 kV
10
𝐼𝑠𝑐 = = 21,38 𝑘𝐴
√3 × 0,27

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 73


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Nhắc lại về tính toán dòng ngắn mạch ba pha

Vấn đề ví dụ Dữ liệu bài tập


Nguồn cung cấp với điện áp 63 kV
Công suất ngắn mạch của nguồn: 2000 MVA
Lưới điện:
Hai máy biến áp lắp song song và một máy phát điện
Thông số thiết bị:
• Máy biến áp:
- điện áp 63 kV / 10 kV,
- công suất biểu kiến: 1 máy15 MVA, 1 máy 20 MVA,
- điện áp ngắn mạch: usc = 10%.
• Máy phát điện:
- điện áp: 10 kV,
- công suất biểu kiến: 15 MVA,
Sơ đồ đơn tuyến
- X'd quá độ: 20%,
- X''d siêu quá độ: 15%.
Câu hỏi:
• xác định giá trị dòng điện ngắn mạch tại các thanh cái;
• khả năng ngắt và làm việc của các bộ dao cách ly từ D1 đến D7.

Giải pháp cho vấn đề bằng cách sử dụng Giải bài tập
phương pháp tính toán
• Xác định các dòng ngắn mạch khác nhau:
Ba nguồn có thể cung cấp điện cho đoạn ngắn mạch là hai máy biến áp và
máy phát điện xoay chiều.
Chúng ta cho rằng không thể có nguồn điện chạy ngược trở lại thông qua
D4, D5, D6 và D7.
Trong trường hợp ngắn mạch phía dưới của dao cách ly (D4, D5, D6, D7) thì
dòng điện ngắn mạch chạy qua nó do T1, T2 và G1 cung cấp.
• Sơ đồ tương đương:
Mỗi thành phần bao gồm một điện trở và một cảm kháng. Chúng ta phải tính
toán các giá trị cho từng thành phần.
Mạng có thể được hiển thị như sau:
Thanh cái
Kinh nghiệm cho thấy rằng điện trở thường thấp so với cảm kháng (0,15 Ω/ km),
do đó chúng ta có thể coi rằng cảm kháng bằng tổng trở (X = Z).
• Để xác định công suất ngắn mạch, chúng ta phải tính toán các giá trị khác
nhau của điện trở và cảm ứng, sau đó tính riêng tổng số học:
Rt = R
Xt = X
• Biết Rt và Xt, ta có thể suy ra giá trị của Zt bằng cách áp dụng phương trình:
Z = √∑ R2 + ∑ X 2

LƯU Ý: vì R không đáng kể so với X nên ta có thể nói rằng Z = X.

74 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Dòng điện ngắn mạch
Nhắc lại về tính toán dòng ngắn mạch ba pha

Và bây giờ là kết quả! Thành phần Cách tính Z=X (Ohms)
Mạng điện
Sc = 2000MVA 𝑈2 102
𝑍𝑟 = = 0,05
𝑆𝑠𝑐 2000
Uop = 10 kV
Máy biến áp T1 15MVA
(Usc = 10%) 𝑈2 102 10
𝑍𝑇1 = 𝑍15 = × 𝑈𝑠𝑐 = × 0,67
𝑆𝑟 15 100
Uop = 10 kV
Máy biến áp T2 20MVA
(Usc = 10%) 𝑈2 102 10
𝑍𝑇2 = 𝑍20 = × 𝑈𝑠𝑐 = × 0,5
𝑆𝑟 20 100
Uop = 10 kV
Máy phát điện 15 MVA
𝑈2
Uop = 10 kV 𝑍𝑎 = × 𝑋𝑠𝑐
𝑆𝑟
Trạng thái 102 15
siêu quá độ 𝑍𝑎𝑡 = × Zas ≈ 1
15 100
(Xsc = 15 %)
Trạng thái 102 20
quá độ 𝑍𝑎𝑡 = × Zat ≈ 1,33
15 100
(Xsc = 20 %)
Thanh cái
Gắn hai máy 𝑍15 × 𝑍20 0,67 × 0,5
biến áp song 𝑍𝑇1/ /𝑍𝑇2 = 𝑍15//𝑍20 = = Zet ≈ 0,29
song 𝑍15 + 𝑍20 0,67 + 0,5
Nối tiếp mạng
với trở kháng 𝑍𝑒𝑟 = 𝑍𝑟 + 𝑍𝑒𝑡 = 0,05 + 0,29 Zet ≈ 0,34
máy biến áp
Lắp song song tổ máy phát điện
Trạng thái 𝑍𝑒𝑟 × 𝑍𝑎𝑡 0,34 × 1,33
𝑍𝑒𝑟 / /𝑍𝑎𝑡 = = ≈ 0,27
quá độ 𝑍𝑒𝑟 + 𝑍𝑎𝑡 0,34 + 1,33
Trạng thái 𝑍𝑒𝑟 × 𝑍𝑎𝑠 0,34 × 1
𝑍𝑒𝑟 / /𝑍𝑎𝑠 = = ≈ 0,25
siêu quá độ 𝑍𝑒𝑟 + 𝑍𝑎𝑠 0,34 + 1

Máy cắt Mạch tương đương Dòng cắt Dòng trị đỉnh
định mức
Z (Ω) In (kA 2,5 Isc
rms)* (giá trị đỉnh A)
D4 đến D7 Trạng thái quá độ Z=0,27 21,5 53,9
Trạng thái siêu quá độ Z=0,25
D4 đến D7 Máy phát D3
Máy phát D3 Z=0,34 17,2 43
D1 15 MVA Trạng thái quá độ Z=0,51 11,4 28,5
Máy biến áp T1 Trạng thái siêu quá độ Z=0,46
D2 20 MVA Trạng thái quá độ Z=0,39 14,8 37
D1 15 MVA Máy biến áp D2 20 MVA Máy biến Máy biến áp T2 Trạng thái siêu quá độ Z=0,35
T1 áp T2
U 10 1
Isc = = ×
√3 × Zsc √3 Zsc
LƯU Ý: bộ ngắt mạch được xác định cho khả năng ngắt nhất định có giá trị rms ở trạng
thái ổn định và theo tỷ lệ phần trăm của thành phần không theo chu kỳ phụ thuộc vào
thời gian mở của bộ ngắt mạch và vào R / X của mạng (khoảng 30%).
Đối với máy phát điện xoay chiều, thành phần không theo chu kỳ là rất cao; các tính toán
phải được xác nhận bằng các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Khả năng ngắt mạch được xác định ở trạng thái quá độ. Khoảng thời gian siêu quá độ là
rất ngắn (10 ms) và gần đúng bằng khoảng thời gian cần thiết để rơle bảo vệ phân tích
lỗi và đưa ra thứ tự hành trình.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 75


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Giới thiệu

Xác định kích thước thanh cái có tính đến các điều kiện hoạt động bình thường.
Trong thực tế, việc tính toán thanh cái bao gồm Mức cách điện danh định đối với điện áp danh định (kV) xác định khoảng cách
việc kiểm tra khả năng chịu nhiệt, khả năng chịu pha-pha và pha-đất và cũng xác định chiều cao và hình dạng của giá đỡ (cách
lực điện động và không cộng hưởng. điện). Dòng điện danh định chạy qua thanh góp được sử dụng để xác định tiết
diện và loại dây dẫn. Một số chủ đề phải được kiểm tra như sau:
Ví dụ: • Các giá đỡ (cách điện) phải chịu được tác động cơ và thanh chịu tác động cơ,
nhiệt do dòng điện ngắn mạch gây ra;
• Được đặt nằm:
• Được đặt đứng: • Chu kỳ dao động tự nhiên của bản thân các thanh không được trùng với chu kỳ
hiện tại;
• Để thực hiện tính toán thanh cái, chúng ta phải sử dụng các giả định về đặc
tính vật lý và điện sau đây:
Đặc tính điện của thanh cái
Ssc Công suất ngắn mạch hệ thống(1) MVA
Ur Điện áp danh định 43
U Điện áp vận hành 28,5
Ir Dòng điện danh định 37
(1) Nó thường được cung cấp bởi khách hàng ở dạng này hoặc chúng ta có thể tính
toán nó từ dòng điện ngắn mạch lsc và điện áp vận hành U: (Ssc = √3 • Isc • U; xem
chương về 'Dòng điện ngắn mạch')

Đặc tính điện của thanh cái


S Mặt cắt ngang của thanh cm2
d Khoảng cách pha - pha cm
l Khoảng cách giữa các cách cm
điện cùng pha
θn Nhiệt độ môi trường (θ2 – θ1) °C
θ - θn Gia tăng nhiệt độ cho phép(1) K
Hình dáng Dẹt
Vật liệu Đồng Nhôm
Cách lắp đặt Được đặt nằm Được đặt đứng
Số thanh trên mỗi pha
(1) Xem bảng 3 của IEC 62271-1:2011 thông số kỹ thuật chung

Tóm tắt
(các) thanh × cm trên mỗi pha

76 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Khả năng chịu đựng nhiệt

Đối với dòng điện liên tục danh định (Ir)


Hãy kiểm tra xem mặt cắt đã được chọn chưa: ...
Phần này sẽ làm nổi bật một số thông số ảnh hưởng đến độ khuếch đại, đó là khả
(các) thanh ... x ... cm trên mỗi pha thỏa mãn độ
năng mang dòng điện của dây dẫn trần.
tăng nhiệt do dòng điện danh định và dòng điện
Việc tính toán độ khuếch đại có thể được tóm tắt theo công thức sau 2.7.2.1.
ngắn mạch đi qua chúng tạo ra trong 1 đến 3
MELSOM & BOOTH, phương trình được xuất bản trong bài đánh giá 'Hiệp hội Phát
giây.
triển Đồng', cho phép chúng ta xác định dòng điện cho phép trong dây dẫn:

24,9 × (θ − θn)0,61 × S0,5 × p0,39


I=K
√(ρ20 [1 + α × (θ − 20)])

với
I Dòng điện cho phép được biểu thị bằng Ampe (A)
Nên xem xét việc giảm dòng điện:
• Đối với nhiệt độ môi trường lớn hơn 40 °C
• Cho chỉ số bảo vệ lớn hơn IP5
θn Nhiệt độ môi trường (θn ≤ 40 °C) °C
(θ - θn) Gia tăng nhiệt độ cho phép(1) K
S Mặt cắt ngang thanh cm2
p Chu vi thanh (xem sơ đồ đối diện) cm
ρ20 Điện trở suất của dây dẫn ở 20 °C (IEC 60943):
• Đồng 1,7241 µΩ cm
• Nhôm 2,8364 µΩ cm
α Hệ số nhiệt độ của điện trở suất 0,00393
• Đồng 0,00393
• Nhôm 0,0036
K Hệ số điều kiện:
(tích của 6 hệ số: k1, k2, k3, k4, k5, k6 được mô tả ở trang trước)
(1) Xem nội dung “Dòng điện” của tài liệu này nêu rõ các giới hạn tăng nhiệt độ như được
đánh dấu trong IEC 62271-1.

Sử dụng hệ SI, công thức được giới thiệu bởi giá trị trung bình của sự tỏa nhiệt theo
đơn vị:
W = r × I 2 chiều dài dây dẫn (m) công thức 2.7.2.2.
r Điện trở r = ρ * L / S = ρ /S trên đơn vị chiều dài (L = 1 m)
Và ρ = ρ20 [1+α × (θ - θn)], θn = 20 °C

W là tổng lượng nhiệt phát ra bởi dòng điện


I2 ×ρ20 [1+α×(θ−20)]×10−6
W= , công thức 2.7.2.3
S
2
W 𝑟×I
h= =
P p
giá trị trung bình của tản nhiệt trên một đơn vị diện tích, công thức 2.7.2.4.
r × I2
h=
p(θ − θn)
giá trị trung bình của tản nhiệt trên mỗi độ công thức 2.7.2.5
Nhưng sự tản nhiệt chủ yếu là do đối lưu, tỷ lệ với θ5/4, (MELSOM & BOOTH), được
sửa đổi thành θ1,22 và giá trị trung bình của sự tản nhiệt theo đơn vị độ bởi đối lưu
trở thành:
r × I2
h=
p(θ − θn)1,22
giá trị trung bình của nhiệt tỏa ra trên một độ bởi đối lưu, công thức 2.7.2.6.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 77


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Khả năng chịu đựng nhiệt

Một số nghiên cứu thực nghiệm đã xác nhận rằng tác động của sự thay đổi chu vi
của thanh đối với phần lớn các giá trị đối với cả thanh tròn và thanh phẳng, cho dù
là đồng hay nhôm, là rất tuyến tính. Từ đó tồn tại một mối quan hệ gần đúng giữa h
và p, và mối quan hệ này đã được cải thiện.

Melsom & Booth: tỏa nhiệt tính bằng Watts/cm² mỗi độ


0,000732
Công thức 2.7.2.7 h= Thanh góc, dẹt, tròn
p0,140
0,00062
Công thức 2.7.2.8 h= Thanh dẹt đặt đứng
p0,22
0,00067
Công thức 2.7.2.9 h= Thanh tròn
p0,140

Dùng thanh dẹt áp dụng công thức 2.7.2.8 cho h thay vào công thức 2.7.2.6.
Tổng nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi cm và công thức tiếp theo 2.7.2.6.
0,00062×p×(θ−θn)1,22
W = r × I2 = , công thức 2.7.2.10
p0,22

Công thức 2.7.2.3 và 2.7.2.10


I2 ×ρ20 [1+α×(θ−20)]×10−6 0,00062×p×(θ−θn)1,22
=
S p0,22
103 ×√0,00062×S0.5 ×p0.39 ×(θ−θn)0.61
I=
√(ρ20 [1+α×(θ−20)])

Công thức 2.7.2.1


24,9×(θ−θn)0,61 ×S0.5 ×p0.39
I = K( )
√(ρ20 [1+α×(θ−20)])

Định nghĩa các hệ số k1, 2, 3, 4, 5, 6


• Hệ số k1 là một hàm của số thanh trên mỗi pha đối với:
- 1 thanh (k1 = 1)
- 2 or 3 thanh, xem bảng bên dưới:
e/a
0,05 0,06 0,08 0,10 0,12 0,14 0,16 0,18 0,20
Số lượng k1
thanh/pha
2 1,63 1,73 1,76 1,80 1,83 1,85 1,87 1,89 1,91
3 2,40 2,45 2,50 2,55 2,60 2,63 2,65 2,68 2,70
Trong trường hợp:
e/a =
Số lượng thanh trên mỗi pha =
Có k1 =
DE59018

78 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Khả năng chịu đựng nhiệt

• Hệ số k2 là một hàm của tình trạng bề mặt của các thanh:


- Để trần: k2 = 1,
- Được sơn: k2 = 1,15.

• Hệ số k3 là một hàm của vị trí các thanh:


- Các thanh được đặt đứng: k3 = 1,
- Một thanh được gắn trên đế: k3 = 0,95,
- Một số thanh được gắn trên đế: k3 = 0,75.

• Hệ số k4 là hàm của vị trí lắp đặt các thanh:


- Trong nhà lặng gió: k4 = 1,
- Ngoài trời lặng gió: k4 = 1,2,
- Thanh trong ống dẫn không thông gió: k4 = 0,80.

• Hệ số k5 là hàm của thông gió nhân tạo:


- Không thông gió cưỡng bức: k5 = 1,
- Thông gió nên được xử lý trên cơ sở từng trường hợp và sau đó được xác nhận
bằng thử nghiệm.

• Hệ số k6 là một hàm của loại dòng điện:


- Đối với dòng điện xoay chiều có tần số ≤ 60 Hz, k6 là hàm của số thanh n trên
mỗi pha và khoảng cách của chúng,
- Giá trị của k6 cho khoảng cách bằng độ dày của các thanh:
n 1 2 3
k6 1 1 0,98
Trong trường hợp:
n=
Có k6 =

Chúng ta có:

K= × × × × × =
24,9×( − )0,61 × 0,5 × 0,39
I= × [ [1+0,004×(
√( −20)])

24,9×(θ−θn)0,61 ×S0,5 ×p0,39


I=K×
√(ρ20 [ [1+α×(θ−20)])

I= A

Giải pháp được chọn số thanh x cm trên mỗi pha

Phù hợp nếu Ir của thanh cái yêu cầu ≤ I.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 79


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Khả năng chịu đựng nhiệt

Ví dụ: Đối với dòng điện chịu đựng ngắn hạn (Ith)
Làm thế nào để chúng ta tìm giá trị Ith trong một Chúng tôi giả định rằng trong toàn bộ thời gian (1 hoặc 3 giây):
khoảng thời gian? Biết: (Ith)2 × t = hằng số • Toàn bộ nhiệt lượng tỏa ra được dùng để tăng nhiệt độ của vật dẫn;
• Nếu Ith2 = 26,16 kA rms 2 s, Ith1 tương ứng với • Hiệu ứng bức xạ là không đáng kể.
t = 1 s? Phương trình dưới đây có thể được sử dụng để tính toán độ tăng nhiệt do ngắn
(Ith2)2 × t = hằng số mạch:
(26,16 x 103)2 × 2 = 137 x 107 0,24×ρ20 ×I2th ×tk
∆θsc =
Do đó Ith1 = √(hằng số/t) = √(137 ×107 )/1 (n×S)2 ×c×δ

Ith1 = 37 kA ứng với 1 giây


với
• Tóm lại:
Δθsc Độ tăng nhiệt do ngắn mạch:
- Với 26,16 kA rms 2 s, tương ứng với 37 kA rms
c Nhiệt dung riêng của kim loại:
1 s,
- Với 37 kA rms 1 s, tương ứng 26,16 kA rms 2 s.
• Đồng 0,091 kcal/kg °C
• Nhôm 0,23 kcal/kg °C
S Mặt cắt nganh của thanh cm2
n Số thanh cái mỗi pha
Ith Dòng điện chịu đựng ngắn hạn: A rms
(dòng điện ngắn mạch tối đa, giá trị
rms)
tk Thời gian chịu đựng dòng điện ngắn s
hạn (1 to 3 s)
δ Mật độ của kim loại:
• Đồng 8,9 g/cm3
• Nhôm 2,70 g/cm3
ρ20 Điện trở suất của dây dẫn tại 20 °C:
• Đồng 1,83 µΩ cm
• Nhôm 2,90 µΩ cm
(θ - θn) Độ tăng nhiệt độ cho phép K

0,24× 10−6 ×( )2 ×
∆θsc =
( )2 × ×

∆θsc = K
Nhiệt độ, θt của dây dẫn sau khi ngắn mạch sẽ là:
θt = θn + (θ – θn) + ΔθSC
∆θsc = K
Kiểm tra:
θt ≤ nhiệt độ lớn nhất cho phép của phần tiếp xúc với thanh cái.
Kiểm tra xem nhiệt độ θt này có tương thích với nhiệt độ tối đa của các bộ phận tiếp
xúc với thanh cái (đặc biệt là phần cách điện).

80 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Khả năng chịu đựng lực điện động

Lực giữa các dây dẫn đặt song song


Ta phải kiểm tra xem thanh đã chọn có chịu được
Các lực điện động khi có dòng điện ngắn mạch được cho bởi phương trình:
lực điện động không
2l
F1 = 2 × × Idyn × 10−8
d

với
DM107949

F1 Lực được biểu thị bằng daN


F1 Idyn Giá trị cực đại của dòng ngắn mạch được biểu thị bằng A, được tính theo
Idyn phương trình bên dưới:
F1
Ssc
Idyn Idyn = k × = k × Ith
U√3
Ssc Công suất ngắn mạch hệ thống kVA
Ith Dòng điện chịu được thời gian ngắn A rms
U Điện áp vận hành kV
l Khoảng cách giữa các vật cách điện cùng pha cm
d Khoảng cách pha đến pha cm
k 2,5 cho 50 Hz; 2,6 cho 60 Hz và 2,7 cho các hằng số thời gian đặc biệt lớn
hơn 45 ms

Cho:
Idyn = A và F1 = daN
DE59020

Lực tại đầu trên của cách điện


Phương trình tính lực tác dụng lên cách điện:
H+h
F = F1 ×
H

với
F Lực daN
H Độ cao của cách điện cm
h Khoảng cách từ đầu cách điện đến trọng tâm cm
thanh

Tính lực nếu có N cách điện

Lực F tác dụng lên mỗi cách điện tối đa bằng lực tính toán F1 (xem chương trước)
nhân với hệ số kn thay đổi tùy theo tổng số N của các giá đỡ cách đều nhau được
lắp đặt.
• Số lượng cách điện =N
• Chúng ta biết N, xác định kn với sự trợ giúp của bảng dưới đây:
N 2 3 4 ≥5
kn 0,5 1,25 1,10 1,14

Cho:
F= (F1 ) × (K n ) × daN
Lực được xác định sau khi áp dụng hệ số k nên được so sánh với độ bền cơ học
của cách điện mà chúng ta sẽ áp dụng một hệ số an toàn:
• Các cách điện được sử dụng có khả năng chống uốn
F′ = daN
Kiểm tra nếu F’ > F
• Chúng ta có một hệ số an toàn của
F ′ /F =

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 81


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Khả năng chịu đựng lực điện động

Độ bền cơ của thanh cái


DM107937

Bằng cách giả định rằng các đầu của thanh được bịt kín, chúng phải chịu một mô
Pha 1 Pha 2 men uốn có ứng suất tổng là:
x
F1 × l v
η= ×
b 12 l
với
v
η Là ứng suất tổng hợp, nó phải nhỏ hơn ứng suất cho phép đối với thanh:
h
• Đồng 1/4 cứng 1200 daN/cm2
x’ • Đồng 1/2 cứng 2300 daN/cm2
• Đồng 4/4 cứng 3000 daN/cm2
• Đồng 1/2 cứng 1200 daN/cm2

F1 Lực giữa các dây dẫn daN


Pha 1 Pha 2 l Khoảng cách giữa các cách điện trong cm
v x cùng một pha
l/v Là mô đun quán tính giữa một thanh hoặc cm3
một tập hợp các thanh (chọn giá trị trong
b bảng bên dưới)
v Khoảng cách giữa sợi trung tính và sợi chịu ứng suất cao nhất (xa nhất)
d’
h • Một thanh mỗi pha:
b × h3
x’ l=
12
xx': vuông góc với mặt phẳng dao động • Thanh ngang: nếu v = h/2 và n = số thanh ngang
n × l b × h2
=
v 6
• 2 Thanh dọc: v = 1,5 * h và d’ = 2 × độ dày thanh = 2 × h
b × h3
l =2×( + S × d′2 )
12
b × h3 2
l 2 × ( 12 + S × d′ )
=
v 1,5 × h
• 3 Thanh dọc: v = 2,5 * h và d’ = 2 × độ dày thanh = 2 × h
b × h3
l =3×( ) + 2 × (S × d′2 )
12
b × h3
l=( + 8 × S × d′2 )
4
b × h3 2
l ( 4 + 8 × S × d′ )
=
v 2,5 × h
l (b × h2 + 32 × S × h)
=
v 10

Kiểm tra:
η < η thanh đồng hoặc nhôm (daN/cm2)

82 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Khả năng chịu đựng lực điện động

Chọn tiết diện S, khối lượng tuyến tính m, mô đun quán tính I/v, mômen quán tính I
cho các thanh được xác định bên dưới:
Bố trí* Kích thước thanh cái (mm)
100×10 80×10 86×6 80×5 80×3 50×10 50×8 50×6 50×5
S cm2 10 8 4,8 4 2,4 5 4 3 2,5

m Cu daN/cm 0,089 0,071 0,043 0,036 0,021 0,044 0,036 0,027 0,022

A5/L daN/cm 0,027 0,022 0,013 0,011 0,006 0,014 0,011 0,008 0,007
x
I cm4 0,83 0,66 0,144 0,083 0,018 0,416 0,213 0,09 0,05

x' I/v cm3 1,66 1,33 0,48 0,33 0,12 0,83 0,53 0,3 0,2
x
I cm4 83,33 42,66 25,6 21,33 12,8 10,41 8,33 6,25 5,2

x' I/v cm3 16,66 10,66 6,4 5,33 3,2 4,16 3,33 2,5 2,08
x
I cm4 21,66 17,33 3,74 2,16 0,47 10,83 5,54 2,34 1,35

x' I/v cm3 14,45 11,55 4,16 2,88 1,04 7,22 4,62 2,6 1,8
x
I cm4 166,66 85,33 51,2 42,66 25,6 20,83 16,66 12,5 10,41

x' I/v cm3 33,33 21,33 12,8 10,66 6,4 8,33 6,66 5 4,16
x
I cm4 82,5 66 14,25 8,25 1,78 41,25 21,12 8,91 5,16

x' I/v cm3 33 26,4 9,5 6,6 2,38 16,5 10,56 5,94 4,13
x
I cm4 250 128 76,8 64 38,4 31,25 25 18,75 15,62

x' I/v cm3 50 32 19,2 16 9,6 12,5 10 7,5 6,25

* Bố trí: mặt cắt trong mặt phẳng vuông góc với thanh cái (2 pha được hiển thị)

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 83


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Tần số cộng hưởng riêng

Các tần số riêng cần tránh đối với thanh cái chịu dòng điện 50 Hz là các tần số
Kiểm tra xem các thanh đã chọn có cộng hưởng trong khoảng 50 và 100 Hz.
không. Tần số riêng này được đưa ra bởi phương trình:
E×l
f = 112√
m×l4
với
f Tần số cộng hưởng ở Hz
E Mô đun đàn hồi:
• Đối với Đồng 1,3 106 daN/cm2
• Đối với Nhôm A5/L 0,67 106 daN/cm2
m Khối lượng tuyến tính của thanh (chọn giá daN/cm
trị trên bảng phía trước)
l Chiều dài giữa 2 cách điện hoặc ống dẫn cm
I Momen quán tính của tiết diện thanh cái so cm4
với trục x'x, vuông góc với mặt phẳng dao
động (xem công thức đã giải thích trước
hoặc được chọn giá trị ở bảng trên)

Cho:
f= Hz
Chúng ta phải kiểm tra xem tần số này có nằm ngoài các giá trị phải tránh không,
tức là từ giữa 42-58 Hz và giữa 80-115 Hz.

84 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Ví dụ tính toán thanh cái

Dữ liệu của bài ví dụ:


• Hãy xem xét một tủ điện bao gồm ít nhất 5 tủ MV.
DE59024EN

Mỗi tủ có 3 cái cách điện (mỗi pha 1 cái).


Thanh cái gồm 2 thanh mỗi pha, liên kết với các tủ bằng điện.

Đặc điểm thanh cái để kiểm tra:


S Mặt cắt ngang thanh (10 × 1) 10 cm2
d Khoảng cách pha với pha 18 cm
l Khoảng cách giữa các cách điện trong cùng cm
70
pha
θn Nhiệt độ môi trường 40 °C
θ - θn Độ tăng nhiệt độ cho phép (90-40-50) 50 K
Hình dáng Dẹt
Vật liệu Đồng 1/4 cứng, ứng suất cho phép η = 1200 daN/cm2
Bố trí Được đặt đứng
DE59025EN

Số thanh trên mỗi pha 2


• Các thanh cái phải có khả năng chịu được dòng điện định mức Ir = 2500 A
trong thời gian dài và chịu được dòng điện ngắn hạn Ith = 31500 A rms trong
thời gian tk = 3 giây.
• Tần số định mức fr = 50 Hz.
• Các đặc điểm khác:
- Các bộ phận tiếp xúc với thanh cái có thể chịu được nhiệt độ tối đa θmax
= 100 °C,
- Các cách điện được sử dụng có khả năng chống uốn F' = 1000 daN.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 85


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Ví dụ tính toán thanh cái

Đối với dòng định mức (Ir)


DE59018

Phương trình MELSOM & BOOTH được xuất bản trong bài đánh giá 'Hiệp hội
Phát triển Đồng', cho phép chúng tôi xác định dòng điện cho phép trong dây
dẫn:
24,9×(θ−θn)0,61 ×S0,5 ×p0,39
I = K( )
√(ρ20 [1+α×(θ−20)])

với
I Dòng điện cho phép biểu diễn ở A
θn Nhiệt độ môi trường 40 °C
θ - θn Độ tăng nhiệt độ cho phép(1) 50 K
S Mặt cắt ngang thanh 10 cm2
p Chu vi thanh 22 cm
ρ20 Điện trở dây dẫn ở 20 °C (IEC 60943): Đồng 1,83 µΩ cm
α Hệ số nhiệt độ của điện trở suất 0,004
K Hệ số điều kiện: (tích của 6 hệ số: k1, k2, k3, k4, k5, k6 được mô
tả dưới đây)
(1) Xem bảng 3 của tiêu chuẩn IEC 62271-1 thông số kỹ thuật chung.

Định nghĩa các hệ số k1, k2, k3, k4, k5, k6


• Hệ số k1 là một hàm của số thanh trên mỗi pha đối với:
- 1 thanh (k1 = 1),
- 2 hoặc 3 thanh, xem bảng bên dưới:
e/a
0,05 0,06 0,08 0,10 0,12 0,14 0,16 0,18 0,20

Số thanh trên mỗi pha k1


2 1,63 1,73 1,76 1,80 1,83 1,85 1,87 1,89 1,91
3 2,40 2,45 2,50 2,55 2,60 2,63 2,65 2,68 2,70
Trường hợp tính toán:
e/a = 0,1
Số thanh trên mỗi pha = 2
Có k1 = 1,80

86 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Ví dụ tính toán thanh cái

• Hệ số k2 là một hàm của tình trạng bề mặt của các thanh:


- Dây trần: k2 = 1,
- Được sơn: k2 = 1,15.
• Hệ số k3 là một hàm của vị trí của các thanh:
- Các thanh được đặt đứng: k3 = 1,
- Một thanh được gắn đế: k3 = 0,95,
- Một số thanh được gắn đế: k3 = 0,75.
• Hệ số k4 là hàm của vị trí lắp đặt các thanh:
- Trong nhà lặng gió: k4 = 1,
- Ngoài trời lặng gió: k4 = 1,2,
- Các thanh trong ống dẫn không thông gió: k4 = 0,80.
• Hệ số k5 là một hàm của thông gió nhân tạo:
- Không thông gió cưỡng bức: k5 = 1,
- Thông gió nên được xử lý trên cơ sở từng trường hợp và sau đó được xác
nhận bằng thử nghiệm.
• Hệ số k6 là một hàm của loại dòng điện:
- Đối với dòng điện xoay chiều có tần số ≤ 60 Hz, k6 là hàm của số thanh n
trên mỗi pha và khoảng cách của chúng,
- Giá trị của k6 cho khoảng cách bằng độ dày của các thanh:

n 1 2 3
k6 1 1 0,98
Trường hợp:
n= 2
Có k6 = 1

Chúng ta có:

K= 1,8 × 1 × 1 × 1 × 1 × 1 = 1,4
0 4
24,9×(90−40)0,61 ×100,5×220,39
I= 1,4 ×
√(1,83[[1+0,004×(90−20)])
4
24,9×(θ−θn)0,61 ×S0,5 ×p0,39
I=K×
√(ρ20 [ [1+α×(θ−20)])

I= 2689 A
Giải pháp được chọn 2 số thanh 10 × 1 cm trên mỗi pha

là phù hợp: Ir < I hay 2500 A < 2689 A

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 87


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Ví dụ tính toán thanh cái

Việc tính toán θt phải được xem xét chi tiết hơn vì Đối với dòng điện chịu đựng ngắn hạn (lth)
các thanh cái cần thiết phải chịu được tối đa Ir = Chúng ta giả định rằng trong toàn bộ thời gian (1 hoặc 3 giây):
2500 A chứ không phải 2689 A. • Toàn bộ nhiệt lượng tỏa ra được dùng để tăng nhiệt độ của vật dẫn;
• Hiệu ứng bức xạ là không đáng kể.
Phương trình dưới đây có thể được sử dụng để tính toán độ tăng nhiệt do ngắn
mạch:
2
0,24×ρ20 ×𝐼𝑡ℎ ×tk
∆θ𝑠𝑐 =
(n×S)2 ×c×δ
với
c Nhiệt dung riêng của kim loại: Đồng 0,091 kcal/kg °C
S Mặt cắt nganh thanh 10 cm2
n Số thanh trên mỗi pha 2
Ith Dòng điện chịu đựng ngắn hạn: 31500 A rms
(dòng điện ngắn mạch tối đa, giá trị rms)
tk Thời gian chịu đựng dòng điện trong thời gian 3 s
ngắn (1 đến 3 giây)
δ Mật độ của kim loại: Đồng 8,9 g/cm3
ρ20 Điện trở suất của dây dẫn tại 20 °C: Đồng 1,83 µΩ cm
(θ - θn) Độ tăng nhiệt độ cho phép 50 K

• Độ tăng nhiệt độ do ngắn mạch:


−6
0,24×1,8310 ×(31500)2 ×3
∆θsc =
(2×10)2 ×0,091×8,9

∆θsc = 4 K

• Nhiệt độ θt của dây dẫn sau khi ngắn mạch sẽ là:


θt = θn + (θ – θn) + ΔθSC
∆θsc = 40 + 50 + 4 = 94 °C
Với I = 2689 A (xem việc tính toán trong những trang phía trước):

Chúng ta hãy tinh chỉnh phép tính cho θt với Ir = 2500 A (dòng điện
định mức cho thanh cái)
• Phương trình MELSOM & BOOTH, cho phép chúng ta suy ra như sau:
I = hằng số x (θ - θn)0,61 và Ir = hằng số x (Δθ)0,61
Do đó,

I θ−θn 0,61 2689 50 0,61 50 2689 1/0,61


=( ) =( ) =( )
Ir ∆θ 2500 ∆θ ∆θ 2500

50
= 1,126 ∆θ = 443 °C
∆θ

• Nhiệt độ θt của dây dẫn sau khi ngắn mạch, đối với dòng điện định mức Ir =
2500 A là:

θt = θn + ∆θ + ∆θsc

θt = 40 + 44,3 + 4 = 88,3 °C đối với Ir = 2500 A


Các thanh cái được chọn là phù hợp vì θt = 88,3 °C nhỏ hơn θmax = 100 °C
(θmax = nhiệt độ tối đa mà các bộ phận tiếp xúc với thanh cái có thể chịu
được).

88 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Ví dụ tính toán thanh cái

Lực giữa các dây dẫn đặt song song


Các lực điện động khi có dòng điện ngắn mạch được cho bởi phương trình:
𝑙2
F1 = 2 × × Idyn × 10−8
d
(Xem bản vẽ 1 tại trang bắt đầu của ví dụ tính toán)
với
l Khoảng cách giữa các vật cách điện cùng 70 cm
pha
d Khoảng cách pha đến pha 18 cm
k Đối với 50 Hz ứng với IEC 2,5
Idyn Giá trị lớn nhất của dòng ngắn mạch = k x Ith 78750 A
= 2,5 × 31500

70
F1 = 2 × × (78750)2 × 10−8 = 482,3 daN
18
Lực tại đầu trên của cách điện
Phương trình tính lực tác dụng lên cách điện:
H+h
F = F1 ×
H
với
F Lực biểu diễn trong daN
H Độ cao của cách điện 12 cm
h Khoảng cách từ đầu cách điện đến trọng tâm 5 cm
thanh

Tính lực nếu có N cách điện


Lực F tác dụng lên mỗi cách điện tối đa bằng lực tính toán F1 (xem chương
trước) nhân với hệ số kn thay đổi tùy theo tổng số N của các giá đỡ cách đều
nhau được lắp đặt.
• Số lượng cách điện N≥ 5
• Chúng ta biết N, xác định kn với sự trợ giúp của bảng dưới đây:

N 2 3 4 ≥5
kn 0,5 1,25 1,10 1,14

Cho:
F= 683 (F1 ) × 1,14 (k n ) × 778 daN

Các cách điện được sử dụng có khả năng chống uốn F' = 1000 daN; lực tính
toán F = 778 daN. Kết quả đạt yêu cầu.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 89


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Ví dụ tính toán thanh cái

Độ bền cơ của thanh cái


Bằng cách giả định rằng các đầu của thanh được bịt kín, chúng phải chịu một
mô men uốn có ứng suất tổng là:
F1 × 𝑙 v
η= ×
12 𝑙
với
η Ứng suất tổng ở daN/cm2
l Khoảng cách giữa các cách điện trong cùng một 70 cm
pha
l/v Là mô đun quán tính giữa một thanh hoặc một tập 14.45 cm3
hợp các thanh (giá trị được chọn trong bảng dưới
đây)

482,3 × 70 1
η= × η = 195 daN/cm2
12 14,45
Ứng suất tổng tính toán được (η = 195 daN/cm2) nhỏ hơn ứng suất cho phép đối
với thanh cái đồng cứng 1/4 (1200 daN/cm2). Kết quả đạt yêu cầu.

Bố trí Kích thước thanh (mm)


100 × 10
S cm2 10
m Cu daN/cm 0,089
A5/L daN/cm 0,027
x l cm4 0,83
x' l/v cm3 1,66
x l cm4 83,33
x' l/v cm3 16,66
x l cm4 21,66
x' l/v cm3 14,45
x l cm4 166,66
x' l/v cm3 33,33
x l cm4 82,5
x' l/v cm3 33
x l cm4 250
x' l/v cm3 50

90 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Tính toán thanh cái trong tủ điện
đóng cắt
Ví dụ tính toán thanh cái

Tần số riêng
Các tần số riêng cần tránh đối với thanh cái chịu dòng điện 50 Hz là các tần số
trong khoảng 50 và 100 Hz.
Tần số riêng này được đưa ra bởi phương trình:

E×l
f = 112√
m × 𝑙4
với
f Tần số cộng hưởng ở Hz
E Mô đun đàn hồi:
• Đối với Đồng 1,3 106 daN/cm2
• Đối với Nhôm A5/L 0,67 106 daN/cm2
m Khối lượng tuyến tính của thanh (chọn giá trị 0,089 daN/cm
trên bảng phía trước)
l Chiều dài giữa 2 cách điện hoặc ống dẫn 70 cm
l Momen quán tính của tiết diện thanh cái so với 21,66 cm4
trục x'x, vuông góc với mặt phẳng dao động

1,3 106 × 21.66


f = 112√ f = 406 Hz
0,089 × 704

f nằm ngoài các giá trị phải tránh, nói cách khác là 42 đến 58 Hz và 80 đến 115
Hz. Kết quả đạt yêu cầu.

Kết luận

Thanh cái được chọn, 2 thanh với 10,1 cm trên mỗi pha, là phù hợp
với Ir = 2500 A và Ith = 31,5 kA 3 s.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 91


Nguyên lý thiết kế Khả năng chịu đựng của cách điện
Tổng quan –
Độ bền cách điện của môi trường

Một vài ngưỡng cường độ:


Tổng quan
Khả năng chịu đựng của cách điện phụ thuộc vào 3 thông số chính sau:
• Độ bền cách điện
(20 °C, 1 bar tuyệt đối): 2,9 to 3 kV/mm • Độ bền cách điện của môi trường. Đây là một đặc tính của chất lỏng (khí hoặc
chất lỏng) tạo nên môi trường. Đối với không khí xung quanh, đặc tính này phụ
• Giới hạn ion hóa
thuộc vào điều kiện khí quyển và ô nhiễm;
(20 °C, 1 bar tuyệt đội): 2,6 kV/mm
• Hình dạng của các bộ phận;
• Khoảng cách:
- Không khí môi trường giữa các bộ phận mang điện,
- Bề mặt không khí cách điện giữa các bộ phận mạng điện.

Khả năng chịu đựng của cách điện cho tủ đóng cắt được thể hiện thông qua mức
cách điện, một tập hợp các giá trị điện áp chịu đựng danh định:
• Điện áp chịu đựng đối với tần số công nghiệp danh định;
• Điện áp chịu đựng đối với xung sét danh định.
Thử nghiệm loại điện môi (IEC 60060-1 và IEEE Std4)
Các loại thử nghiệm điện môi được xác định để kiểm tra điện áp chịu đựng danh
định. Điện áp đưa vào thử nghiệm phụ thuộc vào điều kiện khí quyển, so với khí
quyển tham chiếu tiêu chuẩn.
U = Uo × Kt (0,95 ≤ Kt ≤ 1,05)
U là điện áp được đưa vào trong quá trình thử nghiệm ở các điều kiện bên ngoài
U0 là điện áp chịu đựng định mức (xung sét hoặc tần số công nghiệp)
Kt = 1 đối với khí quyển tham chiếu tiêu chuẩn
Khí quyển tham chiếu tiêu chuẩn:
• Nhiệt độ to = 20 °C
• Áp suất bo = 101,3 kPa (1013 mbar)
• Độ ẩm tuyệt đối ho = 11 g/m3
Phóng điện cục bộ
Phép đo phóng điện cục bộ là một phương pháp phù hợp để phát hiện những điểm
yếu nhất định của cụm thiết bị đóng cắt.
Tuy nhiên, không thể thiết lập mối quan hệ đáng tin cậy giữa kết quả đo phóng điện
cục bộ và hiệu suất vận hành hoặc tuổi thọ của thiết bị. Do đó, không thể đưa ra
tiêu chí chấp nhận cho các thử nghiệm phóng điện cục bộ được thực hiện trên một
sản phẩm hoàn chỉnh.

Độ bền cách điện của môi trường


Điều kiện khí quyển
Điều kiện khí quyển ảnh hưởng đến độ bền cách điện lúc vận hành và trong thời
gian thử nghiệm. Một số trong số này được tính đến để đánh giá hiệu quả cách điện
trong phòng thí nghiệm trước khi thử nghiệm.
Điều kiện khí quyển ảnh hưởng đến tủ đóng cắt cách điện bằng không khí (AIS)
nhiều hơn đối với tủ đóng cắt cách điện bằng khí (GIS) và tủ đóng cắt cách điện
bằng chất rắn có bảo vệ (SSIS).

Áp suất
Mức độ hiệu quả của cách điện khí có liên quan đến áp suất. Giảm áp suất làm giảm
hiệu quả cách điện.

Độ ẩm (IEC 60060-1 và 62271-1)


Đối với điện môi khí và chất lỏng, sự hiện diện của độ ẩm có thể gây ra sự thay đổi
về hiệu quả cách điện. Trong trường hợp chất lỏng, nó luôn dẫn đến giảm hiệu quả.
Trong trường hợp khí, nó thường dẫn đến sự sụt giảm (SF6, N2, v.v.) ngoài không
khí, ở đó nồng độ thấp (độ ẩm < 70 %) giúp cải thiện một chút về mức độ hiệu quả
chung, hay còn gọi là 'hiệu suất khí đầy đủ'.

92 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Khả năng chịu đựng của cách điện
Các thử nghiệm cách điện

Nhiệt độ
Mức cách điện của cách điện khí, lỏng hoặc rắn giảm khi nhiệt độ tăng. Đối với chất
cách điện rắn, sốc nhiệt có thể là nguyên nhân gây ra các vết nứt nhỏ có thể dẫn
đến phóng điện phá hủy cách điện rất nhanh.
Cũng phải hết sức chú ý đến hiện tượng giãn nở: vật liệu cách điện rắn giãn nở gấp
5 đến 15 lần so với vật liệu dẫn điện.

Các thử nghiệm cách điện


Thử nghiệm khả năng chịu đựng xung (Mức xung cơ bản)
Thử nghiệm là bắt buộc và phải được thực hiện trên bất kỳ sản phẩm mới nào trong
quá trình thiết kế và chứng nhận để xác định điện áp chịu đựng danh định.
Khoảng cách (pha-pha và pha-đất), hình dạng của thanh cái, đầu cuối của thanh
cái, đầu cáp và đặc tính cách điện là những yếu tố chính để đạt được mức chịu
đựng cao của cách điện.
Vì khả năng chịu đựng của cách điện bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường
như nhiệt độ, áp suất khí quyển, độ ẩm, ngâm trong chất lỏng, v.v., nên cần có hệ
số hiệu chỉnh khí quyển khi thiết bị được thử nghiệm ở các điều kiện khác với điều
kiện tiêu chuẩn.
Điện áp chịu đựng thử nghiệm danh định của thiết bị cũng phải được xác định theo
vị trí cuối cùng của sản phẩm, có tính đến ảnh hưởng có thể có của các điều kiện
môi trường có thể khác với các điều kiện sử dụng được tiêu chuẩn hóa.

Thử nghiệm điện áp chịu đựng tần số công nghiệp trong thời gian ngắn
Tủ đóng cắt và tủ điều khiển phải chịu các thử nghiệm chịu điện áp tần số công
nghiệp trong thời gian ngắn theo IEC 60060-1.
Điện áp thử nghiệm phải được tăng lên đối với từng điều kiện thử nghiệm đến giá trị
thử nghiệm và duy trì trong 1 phút. Các thử nghiệm phải được thực hiện trong điều
kiện khô ráo và cả trong điều kiện ẩm ướt đối với tủ điện đóng cắt và điều khiển
ngoài trời.
Khoảng cách cách điện có thể được kiểm tra như sau:
• Phương pháp ưu tiên: Hai nguồn điện áp được kết nối với hai đầu điện cực, để
ngăn điện áp thử nghiệm trên thiết bị chuyển mạch mở cao hơn điện áp chịu
đựng pha-đất;
• Phương pháp thay thế: Đối với thiết bị đóng cắt cách điện bằng khí có vỏ bọc
bằng kim loại có điện áp danh định nhỏ hơn 72,5 kV và đối với thiết bị đóng cắt
thông thường có điện áp danh định bất kỳ, điện áp với đất của vỏ Uf không cần
phải cố định quá chính xác và vỏ thậm chí có thể được cách nhiệt. Một nguồn
điện áp được sử dụng để cung cấp năng lượng cho một đầu cực, đầu cực thứ
hai được nối đất. Vỏ được cách điện với mặt đất, điện thế Uf của nó được đặt ở
mức trung gian hoặc không cố định: điện thế trôi.

Nếu một cửa chớp kim loại nối đất được đặt xen kẽ giữa các tiếp điểm đã ngắt và
tạo ra sự phân tách, đây là trường hợp của hầu hết các thiết bị đóng cắt AIS, thì
không yêu cầu thử nghiệm khoảng cách cách điện, chỉ yêu cầu thử nghiệm khả
năng chịu đựng pha-đất.

LƯU Ý: không áp dụng cho trung thế: Do sự phân bố rộng rãi các kết quả của thử
nghiệm ướt điện áp tần số công nghiệp đối với tủ điện đóng cắt và điều khiển có
điện áp danh định bằng 170 kV và 245 kV, nên thống nhất thay thế các thử nghiệm
này bằng thử nghiệm ướt điện áp xung chuyển mạch 250/2 500 µs, với giá trị đỉnh
bằng 1,55 lần giá trị rms của điện áp thử nghiệm tần số công nghiệp được chỉ định.

Các thử nghiệm cách điện yêu cầu hệ số hiệu chỉnh để đánh giá điện áp thử nghiệm.
Hai phương pháp sẽ được làm nổi bật sau đây trong đó Phương pháp 1, dựa trên
Tiêu chuẩn IEC được áp dụng nhiều hơn so với Phương pháp 2 được sử dụng ở các
nước áp dụng tiêu chuẩn ANSI.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 93


Nguyên lý thiết kế Khả năng chịu đựng của cách điện
Các thử nghiệm cách điện

Ví dụ: Hệ số hiệu chỉnh khí quyển của Thử nghiệm cách điện IEEE std.
Thử nghiệm điện áp xung thiết bị 72,5 kV với U0= 4-2013
325 kV (BIL)
Điều kiện khí quyển: Phương pháp 1/ IEC 60060-1 2010
• Áp suất p = 997 mbar; • Hệ số hiệu chỉnh mật độ không khí k1= δm trong đó δ là mật độ không khí:
• Nhiệt độ t = 31,7 °C; p 273 + t 0
• Độ ẩm tương đối H = 71,5 %; δ= ×
p0 273 + t
• L = 0,630 m.
t0 Nhiệt độ t0 = 20 °C, tham chiếu
• Tính toán mật độ không khí δ:
p 273 + t 0 997 273 + 20 p0 Áp suất bo = 101,3 kPa (1013 mbar), tham chiếu
δ= × = × = 0,9464 t Nhiệt độ tại nơi sử dụng hoặc trong phòng thí nghiệm
p0 273 + t 1013 273 + 31.7
• Tính toán độ ẩm tuyệt đối g/m3 p Áp suất tại nơi sử dụng hoặc trong phòng thí nghiệm
17,6×31,7
( )
6,11 × 71,5 + e 243+31,7
h= = 23,68 g/m3 • Hệ số hiệu chỉnh độ ẩm k2 = kw
0,4615 × (273 + 31,7)
- Độ ẩm tuyệt đối h:
• Hệ số hiệu chỉnh độ ẩm cho xung k 17,6×t
h 6,11 × H + e( 243+t )
k = 1 + 0,010 × ( − 11) = 1,140
δ h=
• Tính toán g 0,4615 × (273 + t)
1,1 × 325
g= = 1,05 h0 Độ ẩm tuyệt đối h0 = 11 g/m3, tham chiếu
500 × 0,630 × 0,964 × 1,16
H Độ ẩm tương đối được biểu diễn trong %
DM105251

m=1 - k là biến phụ thuộc vào loại thử nghiệm


1,1 DC
1,0 2
h h
0,9
k = 1 + 0,014 × ( − h0 ) − 0,00022 × ( − h0 )
0,8 δ δ
0,7
0,6 AC
m

0,5
0,4 h
k = 1 + 0,012 × ( − h0 )
0,3
0,2
δ
0,1 Động lực
0
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 h
g k = 1 + 0,010 × ( − h0 )
δ
DM105252

w=1
1,1
• Số mũ m & w được liên kết với g = f(phóng điện) dưới dạng tham số
1,0 U50
0,9 g=
0,8 500 × L × δ × k
0,7
0,6 U50 Là điện áp phóng điện đánh thủng 50 % ở điều kiện khí quyển thực tế,
w

0,5 tính bằng kV.


0,4
0,3 LƯU Ý: Trong trường hợp thử nghiệm khả năng chịu đựng không có ước
0,2 tính về điện áp phóng điện đánh thủng 50 %, U50 có thể được coi là 1 lần
0,1
0 điện áp thử nghiệm, U0.
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 L Là đường phóng điện tối thiểu tính bằng m
g
k Là một biến phụ thuộc vào loại thử nghiệm

g m w
k1 = δ m = 0,946 và k2 = kw = 1,14 < 0,2 0 0
Kt = k1 × k2 = 1,079 0,2 đến 1,0 g (g-0,2) / 0,8 g (g-0,2) / 0,8
U = U0 × Kt = 325 × 1,079 = 350 kV
1,0 đến 1,2 1,0 1,0
1,2 to 2,0 1,0 (2,2-g) (2,0-g) / 0,8
> 2,0 1,0 0

• Hệ số hiệu chỉnh Kt = k1 * k2
• Điện áp thử nghiệm U0 = U * Kt.

94 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Khả năng chịu đựng của cách điện
Các thử nghiệm cách điện

Ví dụ: Hệ số hiệu chỉnh khí quyển của Thử nghiệm cách điện IEEE std4,
Thử nghiệm điện áp xung thiết bị 72,5 kV với U0= Phương pháp 2.
325 kV (BIL). Điều kiện khí quyển: • Hệ số hiệu chỉnh mật độ không khí kd= δm trong đó δ là mật độ không khí:
• Áp suất p = 997 mbar;
p 273 + t 0 n
• Nhiệt độ t = 31,7 °C; k d = ( )m × ( )
p0 273 + 𝑡
• Độ ẩm tương đối H = 71,5 %;
• L = 0,630 m; Điện áp thử Hình dáng Phân Số mũ hiệu chỉnh Hiệu chỉnh độ ẩm
• m = 1 và n = 1 đối với điện áp xung sét. nghiệm điện cực cực mật độ không khí Hệ số k Số mũ w
Điện cực thanh – thanh, xem Hình 1 và 2. m và n (xem chú
997 1 273 + 20 1 ý 2)
kd = ( ) ×( ) = 0,9464 Điện áp DC + 0
1013 273 + 31,7
• Độ ẩm tuyệt đối = 23,68 xem bên dưới hoặc - 0
Xem hình 1
phương pháp IEC. + 1,0
1,0 (đường
- 1,0
cong b)
+ 1,0
- 0
Điện áp AC
1,0 0
Xem hình 1
Xem hình 2 (đường Xem hình 2
cong a)
Xem hình 2 Xem hình 2

Điên áp xung + 0
sét - 0
Xem hình 1
+ 1,0
1,0 (đường
Hình 1. Hệ số hiệu chỉnh độ ẩm kh = kw = 0,905 - 0,8
cong b)
+ 1,0
- 0
Điện áp xung + 1,0 0
đóng cắt - 1,0 0
Xem hình 1
+ Xem hình 2 Xem hình 2
(đường
- 0 (xem chú ý 1) 0 (xem chú ý 1)
cong b)
+ Xem hình 2 Xem hình 2
- 0 (xem chú ý 1) 0 (xem chú ý 1)

Hình 2. Giá trị của các số mũ m và n đối với hiệu Khe hở điện cực tạo ra một trường cơ bản đồng nhất
chỉnh mật độ không khí và w đối với hiệu chỉnh
độ ẩm, như một hàm của khoảng cách phóng Khe hở thanh-thanh và các đối tượng thử nghiệm có điện cực tạo ra
điện d, tính bằng mét. trường không đồng nhất, nhưng về cơ bản có sự phân bố điện áp đối
xứng
Khe hở mặt phẳng thanh và các đối tượng thử nghiệm có đặc điểm
tương tự như chất cách điện hỗ trợ; nghĩa là, các điện cực tạo ra trường
không đồng nhất với sự phân bố điện áp không đối xứng rõ rệt

Đối với bất kỳ cách sắp xếp điện cực nào không thuộc một trong các loại trên, chỉ
nên áp dụng hệ số hiệu chỉnh mật độ không khí, sử dụng số mũ m = n = 1 và không
Phân cực +w = 1,0 và phân cực -w = 0,8 áp dụng hiệu chỉnh độ ẩm.
+kh = k+w = 0,9051 = 0,9050 Đối với các thử nghiệm ẩm ướt, nên áp dụng hệ số hiệu chỉnh mật độ không khí
-kh = k+w = 0,9050.8 = 0,9232 nhưng không áp dụng hệ số hiệu chỉnh độ ẩm. Đối với các thử nghiệm nhiễm bẩn
kd 0,9464 nhân tạo, không nên sử dụng hệ số hiệu chỉnh.
+K = = = 1,0457
+k h 0,9050
kd 0,9464 LƯU Ý 1: Có rất ít thông tin. Hiện tại không có điều chỉnh nào được khuyến nghị.
−K = = = 1,0251 LƯU Ý 2: Trong Hình 1 và Hình 2 đưa ra sự đơn giản hóa thông tin hiện có. Dữ liệu thử
−k h 0,9232
nghiệm có sẵn từ các nguồn khác nhau luôn cho thấy sự phân tán lớn và thường mâu
+ U = U0 × +K = 325 kV × 1,0457 = 339,8 kV thuẫn với nhau; hơn nữa, thông tin liên quan về điện áp DC và xung đóng cắt là khan
- U= U0 × -K = 325 kV × 1,0251 = 333,1 kV hiếm. Do đó, sự phù hợp của việc sử dụng các số mũ bằng nhau m và n, và các giá trị số
của chúng như đã cho, là không chắc chắn.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 95


Nguyên lý thiết kế Khả năng chịu đựng của cách điện
Các thử nghiệm cách điện

Tại nơi sử dụng, các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả
cách điện
Sự ngưng tụ
Hiện tượng liên quan đến sự lắng đọng của các giọt nước trên bề mặt của chất cách
điện có tác dụng làm giảm cục bộ hiệu quả cách điện 3 lần.

Sự ô nhiễm
Bụi dẫn điện có thể tồn tại trong chất khí, chất lỏng hoặc lắng đọng trên bề mặt của
chất cách điện. Tác dụng của nó luôn giống nhau: giảm hiệu suất cách nhiệt xuống
10 lần.
Ô nhiễm có thể bắt nguồn từ: từ môi trường khí bên ngoài (bụi), thiếu vệ sinh ban
đầu, có thể do bề mặt bên trong bị hỏng.
Ô nhiễm kết hợp với độ ẩm gây ra sự dẫn điện có thể làm tăng hiện tượng phóng
điện cục bộ.
Mức độ ô nhiễm cũng liên quan đến khả năng sử dụng ngoài trời.

Độ cao
Ngoài các quy tắc khác, IEC 60071-2:2018 đưa ra các quy tắc chung được áp dụng
Ví dụ: để tính toán điện áp chịu đựng phối hợp tùy thuộc vào các điều kiện môi trường
Tiêu chuẩn IEC 62271-1:2017 xung quanh và hệ số an toàn của khí quyển. Trong đó, hệ số hiệu chỉnh độ cao áp
Tiếp theo vẽ đồ thị sau nếu H = 2000 m và m = 1: dụng so với mực nước biển là:
Ka = 1,13 H
K a = em×(8150)
Ka: Hệ số hiệu chỉnh
Công thức này dựa trên sự phụ thuộc của áp suất/mật độ không khí và độ cao. Điều
5.3 của IEC 62271-1:2017/A1:2021, thiết lập mức cách điện danh định cần thiết cho
tủ điện đóng cắt và điều khiển HV và MV trong các điều kiện vận hành bình thường
(nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, v.v.). Điều đó có nghĩa là trên các mức cách điện định mức
này, hệ số hiệu chỉnh đã được tính toán cho độ cao lên tới 1000 m.
Sau đó, không cần hệ số hiệu chỉnh độ cao bổ sung lên đến 1000 m.
Trên cơ sở đó, và đối với tủ điện đóng cắt và điều khiển HV và MV, đối với độ cao
lớn hơn 1000 m, phương trình sau sẽ được sử dụng:
H−1000
K a = em×( 8150
)

Cả hai phương trình đều tuân theo cùng một quy luật vật lý (mối quan hệ giữa áp
suất/mật độ không khí và độ cao), nhưng phương trình thứ hai được hiệu chỉnh để
tính đến mức cách điện danh định, đối với tủ điện đóng cắt và điều khiển theo tiêu
Độ cao (m) chuẩn IEC 62271-1:2017/A1:2021 , đã được tính cho độ cao lên tới 1000 m. Hướng
dẫn thêm về khía cạnh này cũng có trong IEC TR 62271-306.
Tính toán
LƯU Ý: Đối với thiết bị điều khiển và phụ trợ điện áp thấp, không cần thực hiện các
2000−1000 1000 biện pháp phòng ngừa đặc biệt nếu độ cao thấp hơn 2000 m. Đối với độ cao lớn
K a = e( 8150
)
= e(8150) = 1,13 hơn, hãy tham khảo IEC 60664-1.

m được xem là cố định trong từng trường hợp để đơn giản hóa như sau:
• m = 1 đối điện áp tần số công nghiệp, điện áp xung sét, điện áp xung đóng cắt
pha-pha;
• m = 0,9 cho điện áp xung đóng cắt dọc;
• m = 0,75 đối với điện áp xung đóng cắt pha-đất.
Đối với các cách điện bị ô nhiễm, giá trị của số mũ m là giá trị tạm thời.
Đối với mục đích thử nghiệm thời gian dài và nếu được yêu cầu, điện áp chịu tần số
công nghiệp trong thời gian ngắn của cách điện bị nhiễm bẩn, m có thể thấp tới 0,5
đối với cách điện bình thường và cao tới 0,8 đối với thiết kế chống sương mù.

96 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Khả năng chịu đựng của cách điện
Hình dáng các bộ phận –
Khoảng cách giữa các bộ phận

Hình dạng của các bộ phận


Điều này đóng một vai trò quan trọng trong khả năng chịu đựng của cách điện của
thiết bị đóng cắt. Điều cần thiết là phải loại bỏ bất kỳ hiệu ứng 'đỉnh' nào bắt đầu với
bất kỳ cạnh sắc nào, điều này sẽ có tác động tai hại đến khả năng chịu sóng xung
nói riêng và sự lão hóa bề mặt của chất cách điện:

Ion hóa không khí ► Vùng kích thích ► Phóng điện trên lớp bề mặt cách
điện

Ví dụ về dây dẫn trung thế với các hình dạng khác nhau phản ánh khả năng chịu
DM105254

đựng của cách điện của chúng với vỏ kim loại nối đất, được so sánh với nhau, và
hình dạng tốt nhất của dây dẫn ở vị trí bên trái.

Khoảng cách giữa các bộ phận


Không khí xung quanh giữa các bộ phận có điện
Đối với các hệ thống lắp đặt mà vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta không thể thử
nghiệm trong các điều kiện xung, bảng A1 trong ấn phẩm IEC 60071-2 cung cấp,
theo điện áp chịu xung sét yêu cầu, khoảng cách tối thiểu tuân theo trong không
khí hoặc pha-đất hoặc pha-pha.
Những khoảng cách này cung cấp đủ khả năng chịu đựng của cách điện khi độ
cao nhỏ hơn 1000 m.
Khoảng cách trong không khí(1) giữa các bộ phận mang điện và kết cấu nối đất
bằng kim loại so với điện áp chịu xung sét trong điều kiện khô:
Điện áp chịu đựng xung Khoảng cách tối thiểu trong không khí pha với đất
sét (BIL) và pha với pha
Up (kV) d (mm) d (in)
20 60 2,37
40 60 2,37
60 90 3,55
75 120 4,73
95 160 6,30
125 220 8,67
145 270 10,63
170 320 12,60
250 480 18,90

Các giá trị khoảng cách trong không khí được đưa ra trong bảng trên là các giá trị
tối thiểu được xác định bằng cách chỉ xem xét các đặc tính điện cách điện. Chúng
không bao gồm bất kỳ sự gia tăng nào có thể cần được xem xét trong dung sai thiết
kế, hiệu ứng ngắn mạch, hiệu ứng gió, an toàn của người vận hành, v.v..

(1) Các chỉ số này liên quan đến khoảng cách qua một khe hở không khí duy nhất, không
tính đến điện áp đánh thủng bằng cách theo dõi trên các bề mặt, liên quan đến các vấn
đề ô nhiễm.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 97


Nguyên lý thiết kế Khả năng chịu đựng của cách điện
Khoảng cách giữa các bộ phận

Phân tích kỹ thuật số cách điện


DM105267
DM105267

U Lf O Nhờ phần mềm mô phỏng số, có thể thiết kế các sản phẩm nhỏ gọn hơn nếu điện
trường cực đại nhỏ hơn tiêu chí cho trước.

Vỏ cách điện cụ thể


Đôi khi cách điện được sử dụng giữa các bộ phận mang điện hoặc giữa các bộ
Lf: Đường dẫn theo dõi phận mang điện và kết cấu nối đất bằng kim loại. Việc lựa chọn cách điện phải tính
đến mức độ ô nhiễm.
Các mức ô nhiễm này được mô tả trong Thông số kỹ thuật IEC TS 60815-1. Lựa chọn
và xác định kích thước của cách điện cao áp dùng trong điều kiện ô nhiễm - Phần
1 - định nghĩa, thông tin và nguyên tắc chung.

Khoảng cách trong lắp đặt


Ngoài khả năng chịu đựng của cách điện và mức độ bảo vệ của sản phẩm, phải
thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi lắp đặt. Các quy tắc lắp đặt điện
được thiết lập theo quy định của địa phương. Tiêu chuẩn IEC IEC 61936-1 nêu bật
một số biện pháp phòng ngừa và một số sai lệch quốc gia đối với việc lắp đặt MV.

Ở Bắc Mỹ, Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia (NFPA) chỉ định khoảng cách
không gian tối thiểu trong tài liệu NFPA 70.

Trong hệ thống lắp đặt tại hiện trường, khoảng cách không khí tối thiểu giữa các
dây dẫn trần mang điện và giữa các dây dẫn đó với các bề mặt nối đất liền kề không
được nhỏ hơn các giá trị cho trong bảng sau.
Các giá trị này sẽ không áp dụng cho các phần bên trong hoặc các đầu nối bên
ngoài của thiết bị được thiết kế, sản xuất và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn quốc
gia được chấp nhận.
Cấp điện Chịu đựng xung BIL Khoảng cách tối thiểu(1)
áp (kV) (kV) Pha - pha Pha – đất
Trong nhà Ngoài trời Trong nhà Ngoài trời
Trong nhà Ngoài trời mm Inch mm Inch mm Inch mm Inch
2,4-4,16 60 95 115 4,5 180 7 80 3,0 155 6
7,2 75 95 140 5,5 180 7 105 4,0 155 6
13,8 95 110 195 7,5 305 12 130 5,0 180 7
14,4 110 110 230 9,0 305 12 170 6,5 180 7
23 125 150 270 10,5 385 15 190 7,5 255 10
34,5 150 150 320 12,5 385 15 245 9,5 255 10
200 200 460 18,0 460 18 335 13,5 335 13
46 200 460 18 335 13
(1) Các giá trị đã cho là khoảng hở tối thiểu đối với các bộ phận cứng và dây dẫn trần
trong các điều kiện vận hành thuận lợi. Chúng sẽ được tăng lên khi dây dẫn di chuyển
hoặc trong điều kiện sử dụng không thuận lợi hoặc bất cứ nơi nào giới hạn không gian
cho phép. Việc lựa chọn điện áp chịu xung kết hợp cho một điện áp hệ thống cụ thể được
xác định bởi các đặc tính của thiết bị chống sét lan truyền.

98 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Chỉ số bảo vệ
Mã IP theo tiêu chuẩn IEC 60529

Giới thiệu
Bảo vệ con người khỏi tiếp xúc trực tiếp và bảo vệ thiết bị khỏi một số ảnh hưởng
bên ngoài nhất định là yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm và
lắp đặt điện. Biết về chỉ số bảo vệ là điều cần thiết cho các thông số kỹ thuật, lắp
đặt, vận hành và kiểm soát chất lượng của thiết bị.

Định nghĩa
Mã IP hoặc chỉ số bảo vệ là một hệ thống mã hóa để chỉ ra mức độ bảo vệ được
cung cấp bởi vỏ bọc chống lại việc tiếp cận các bộ phận nguy hiểm, sự xâm nhập
của các vật thể rắn từ bên ngoài, sự xâm nhập của nước và để cung cấp thêm thông
tin liên quan đến sự bảo vệ đó.

Phạm vi
Tiêu chuẩn IEC 60529 áp dụng cho vỏ bọc của thiết bị điện có điện áp định mức
nhỏ hơn hoặc bằng 72,5 kV. Tuy nhiên, mã IP được sử dụng trong phạm vi rộng hơn,
ví dụ: cũng như thiết bị truyền dẫn. Bản thân nó không liên quan đến thiết bị đóng
cắt, chẳng hạn như bộ ngắt mạch, nhưng bảng điều khiển phía trước phải được điều
chỉnh phù hợp khi bảng điều khiển sau được lắp đặt trong tủ (ví dụ: lưới thông gió
tốt hơn).

Các mã IP khác nhau và ý nghĩa của chúng


IP 2 3 D H Một mô tả ngắn gọn về các mục trong mã IP được đưa ra trong bảng dưới đây
Mục Số hoặc chữ cái Ý nghĩa của bảo vệ Ý nghĩa của bảo vệ
Mã ký tự thiết bị con người
Ký tự mã IP Chống xâm nhập của Chống truy cập đến các
(Bảo vệ nội bộ)
các vật thể lạ rắn bộ phận nguy hiểm
Chữ số đặc trưng thứ nhất
Chữ số đặc trưng đầu tiên
0 (Không được bảo vệ) (Không được bảo vệ)
(chữ số 0 đến 6 hoặc chữ cái X) 1 ≥ 50 mm đường kính Mặt sau bàn tay
2 ≥12,5 mm đường kính Ngón tay
Chữ số đặc trưng thứ hai 3 ≥ 2,5 mm đường kính Dụng cụ
(chữ số 0 đến 6 hoặc chữ cái X) 4 ≥ 1,0 mm đường kính Dây điện
5 Chống bụi Dây điện
Ký tự bổ sung (không bắt 6 Chống bụi Dây điện
buộc) (Chữ cái A, B, C, D) Chữ số đặc trưng thứ hai
0 (Không được bảo vệ) (Không được bảo vệ)
1 Nhỏ giọt theo chiều
Ký tự bổ sung (không bắt
dọc
buộc) (Chữ cái H, M, S, W)
2 Nhỏ giọt (nghiêng 15°)
3 Phun
Trường hợp không yêu cầu chữ số đặc trưng 4 Bắn
được chỉ định, nó sẽ được thay thế bằng chữ 5 Phun thành tia
cái 'X' ('XX' nếu cả hai chữ số đều bị bỏ qua). 6 Phun mạnh mẽ
7 Nhúng tạm thời
Các chữ cái bổ sung và / hoặc các chữ cái bổ
8 Nhúng liên tục
sung có thể được bỏ qua mà không cần thay 9 Tia nước áp suất và nhiệt độ cao
thế. Chữ cái bổ sung (không bắt buộc)
A Mặt sau bàn tay
B Ngón tay
C Dụng cụ
D D Dây điện
Chữ cái bổ sung (không bắt buộc) Thông tin bổ sung cụ thể về
H Thiết bị điện áp cao
M Chuyển dộng trong quá trình kiểm tra nước
S Đứng yên trong quá trình kiểm tra nước
W Điều kiện thời tiết

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 99


Nguyên lý thiết kế Chỉ số bảo vệ
Mã IK

Trục con lắc Giới thiệu


Mức độ bảo vệ của vỏ bọc thiết bị điện chống lại các tác động bên ngoài được xác
định trong tiêu chuẩn IEC 62262.
Đầu búa Cơ chế chốt Việc phân loại các cấp bảo vệ trong mã IK chỉ áp dụng cho vỏ bọc của thiết bị điện
có điện áp định mức lên đến và bằng 72,5 kV. Tuy nhiên, mã IK được sử dụng trong
phạm vi rộng hơn, ví dụ: cũng như thiết bị truyền dẫn.
Nút kích Chiều cao rơi
hoạt Theo tiêu chuẩn IEC 62262, mức độ bảo vệ áp dụng cho vỏ bọc hoàn chỉnh. Nếu
các bộ phận của vỏ bọc có các cấp bảo vệ khác nhau thì chúng phải được chỉ định
riêng.

Định nghĩa
Chỉ số bảo vệ tương ứng với mức năng lượng tác động được biểu thị bằng Joules
• Đòn búa được áp dụng trực tiếp vào thiết bị;
• Tác động được truyền bởi các giá đỡ, được thể hiện dưới dạng các rung động,
do đó, theo tần số và gia tốc.

Chỉ số bảo vệ chống tác động cơ học có thể được kiểm tra bằng các loại búa khác
nhau; búa con lắc, búa lò xo hoặc búa dọc.
Các thiết bị thử nghiệm và các phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn IEC 60068-
2-75 'Thử nghiệm môi trường, Thử nghiệm Eh: thử nghiệm búa’.

Các mã IK khác nhau và ý nghĩa của chúng


Mã IK IK00 IK01 IK02 IK03 IK04 IK05 IK06 IK07 IK08 IK09 IK10
Năng lượng trong (1) 0,14 0,2 0,35 0,5 0,7 1 2 5 10 20
Joules
Bán kính búa mm 10 10 10 10 10 10 25 25 50 50
Khối lượng tương 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 1,7 5 5
đương (kg)
Chiều cao rơi (mm) 56 80 140 200 280 400 400 300 200 400
Vật liệu búa
Thép = A ● ● ● ●
Poliamit = P ● ● ● ● ● ●
Búa
Con lắc (Eha) ● ● ● ● ● ● ● ● ● ●
Tải đàn hồi (Ehb) ● ● ● ● ● ● ●
Chiều dọc (Ehc) ● ● ● ● ● ● ● ● ● ●
● = Được
(1) Không được bảo vệ theo tiêu chuẩn này

100 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Chỉ số bảo vệ
Phân loại NEMA

Một mẫu định nghĩa phân loại NEMA [Nguồn từ NEMA 250-2003] được sử dụng cho
thiết bị đóng cắt trung thế trong nhà hoặc trạm biến áp được mô tả bên dưới. Ở các
vị trí không nguy hiểm, một số loại vỏ bọc cụ thể, ứng dụng của chúng và các điều
kiện môi trường mà chúng được thiết kế để chống lại, khi được cài đặt đầy đủ và
đúng cách, được tóm tắt một phần như sau:
• Loại 1: Vỏ bọc được chế tạo để sử dụng trong nhà nhằm cung cấp mức độ bảo
vệ cho nhân viên chống lại việc tiếp cận các bộ phận nguy hiểm và cung cấp
mức độ bảo vệ thiết bị bên trong vỏ bọc chống lại sự xâm nhập của các vật thể
rắn từ bên ngoài (bụi bẩn rơi xuống);
• Loại 2: Vỏ bọc được xây dựng để sử dụng trong nhà nhằm cung cấp một mức độ
bảo vệ cho nhân viên chống tiếp cận các bộ phận nguy hiểm; để cung cấp một
mức độ bảo vệ thiết bị bên trong vỏ chống lại sự xâm nhập của các vật thể rắn
bên ngoài (bụi bẩn rơi xuống); và để cung cấp một mức độ bảo vệ đối với các
tác động có hại đối với thiết bị do sự xâm nhập của nước (nhỏ giọt và ánh sáng
bắn vào);
• Loại 3: Vỏ bọc được xây dựng để sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời để cung cấp
mức độ bảo vệ nhân viên chống tiếp cận các bộ phận nguy hiểm; để cung cấp
một mức độ bảo vệ thiết bị bên trong vỏ chống lại sự xâm nhập của các vật thể
rắn bên ngoài (bụi rơi và bụi do gió); để cung cấp một mức độ bảo vệ đối với các
tác động có hại đối với thiết bị do sự xâm nhập của nước (mưa, mưa đá, tuyết);
và sẽ không bị hư hại bởi sự hình thành băng bên ngoài trên vỏ bọc;
• Loại 3R: Vỏ bọc được xây dựng để sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời để cung
cấp mức độ bảo vệ nhân viên chống tiếp cận các bộ phận nguy hiểm; để cung
cấp một mức độ bảo vệ thiết bị bên trong vỏ chống lại sự xâm nhập của các vật
thể rắn bên ngoài (bụi bẩn rơi xuống); để cung cấp một mức độ bảo vệ đối với
các tác động có hại đối với thiết bị do sự xâm nhập của nước (mưa, mưa đá,
tuyết); và sẽ không bị hư hại bởi sự hình thành băng bên ngoài trên vỏ bọc.
Cung cấp một mức độ bảo vệ chống lại các điều kiện sau Loại vỏ bọc
(vị trí không nguy hiểm trong nhà)
1(1) 2(1) 4 4X 5 6 6P 12 12K 13
Tiếp cận các bộ phận nguy hiểm ● ● ● ● ● ● ● ● ● ●
Sự xâm nhập của các vật thể rắn bên ngoài (Bụi bẩn rơi
● ● ● ● ● ● ● ● ● ●
xuống)
Xâm nhập của nước (Nhỏ giọt và ánh sáng bắn tung tóe) ● ● ● ● ● ● ● ●
Sự xâm nhập của các vật thể rắn
● ● ● ● ● ● ●
(Lưu thông bụi, xơ vải, sợi và vật liệu bay(2))
Sự xâm nhập của các vật thể rắn
● ● ● ● ● ● ● ●
(Giải quyết bụi, xơ, sợi và vật liệu bay trong không khí(2))
Sự xâm nhập của nước (được lắp vòi xuống và nước bắn
● ● ● ●
tung tóe)
Rò rỉ dầu và nước làm mát ● ● ●
Dầu hoặc chất làm mát phun và bắn tung tóe ●
Chất ăn mòn ● ●
Sự xâm nhập của nước (Đôi khi bị ngập tạm thời) ● ●
Sự xâm nhập của nước (Thỉnh thoảng ngâm nước kéo dài) ●
(1) Những vỏ bọc này có thể được thông gió.
(2) Những sợi và vật liệu bay này là vật liệu không nguy hiểm và không được coi là sợi dễ cháy loại III hoặc vật liệu
bay dễ cháy. Đối với sợi dễ cháy loại III hoặc vật liệu bay dễ cháy, xem Bộ luật điện quốc gia, Điều 500.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 101


Nguyên lý thiết kế Chỉ số bảo vệ
Phân loại NEMA

Cung cấp một mức độ bảo vệ chống lại các Loại vỏ bọc
điều kiện sau (vị trí không nguy hiểm ngoài trời)
3 3X 3R 3RX(1) 3S 3SX 4 4X 6 6P
Tiếp cận các bộ phận nguy hiểm ● ● ● ● ● ● ● ● ● ●
Sự xâm nhập của nước (Mưa, tuyết và mưa đá(2)) ● ● ● ● ● ● ● ● ● ●
Mưa tuyết(3) ● ●
Sự xâm nhập của các vật thể rắn
● ● ● ● ● ● ● ●
(Bụi, xơ vải, sợi và vật liệu bay do gió thổi)
Sự xâm nhập của nước (được lắp vòi xuống) ● ● ●
Chất ăn mòn ● ● ● ● ●
Sự xâm nhập của nước (Thỉnh thoảng bị ngập tạm thời) ● ●
Sự xâm nhập của nước (Thỉnh thoảng ngâm nước kéo dài) ●
(1) Những vỏ bọc này có thể được thông gió.
(2) Các cơ chế vận hành bên ngoài không bắt buộc phải hoạt động khi vỏ bọc được bao phủ bởi băng.
(3) Các cơ chế vận hành bên ngoài có thể hoạt động khi vỏ bọc được bao phủ bởi băng.

Tại các Vị trí Nguy hiểm, khi được lắp đặt và bảo trì hoàn chỉnh và đúng cách, các
vỏ bọc Loại 7 và 10 được thiết kế để chứa một vụ nổ bên trong mà không gây nguy
hiểm bên ngoài.
Vỏ loại 8 được thiết kế để ngăn cháy thông qua việc sử dụng thiết bị ngâm trong
dầu. Vỏ loại 9 được thiết kế để ngăn chặn sự bắt lửa của bụi dễ cháy.
Xem trang web NEMA để biết định nghĩa tương ứng.

102 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Ăn mòn
Khí quyển

Việc lắp đặt thiết bị đóng cắt trung thế (MV) của thiết bị điện trong môi trường bất
lợi có chứa khí ăn mòn, chất lỏng hoặc bụi có thể khiến thiết bị xuống cấp nghiêm
trọng và nhanh chóng.
Ăn mòn được định nghĩa là sự xuống cấp của kim loại cơ bản do phản ứng với môi
trường của nó. Các thành phần điện bị ảnh hưởng nhiều nhất là những thành phần
được chế tạo bằng đồng, nhôm; thép, carbon và thép không gỉ. Điều kiện môi trường
nơi lắp đặt thiết bị đóng cắt thực sự quan trọng đối với các khía cạnh được xem xét
trong quá trình thiết kế thiết bị đóng cắt và các thành phần của nó như tiếp điểm,
vỏ bọc, thanh cái và các thành phần quan trọng khác được làm bằng kim loại và
hợp kim.

Khí quyển
Tính ăn mòn của khí quyển được phân loại theo ISO 9223 thành sáu loại. Bảo vệ
bằng hệ thống sơn được đề cập trong loạt tiêu chuẩn ISO 12944 đã được cập nhật
từ năm 2017 đến năm 2018. Đối với ngoài khơi, ISO 20340 đã được thay thế bằng
ISO 12944-9.
Độ bền:
• Thấp (L) lên đến 7 năm;
• Trung bình (M) 7 đến 15 năm;
• Cao (H) 15 đến 25 năm;
• Rất cao (VH) hơn 25 năm.
• ISO 12944-2 mô tả các ứng suất ăn mòn do khí quyển, các loại nước và đất khác
nhau tạo ra.
• ISO 12944-3 cung cấp thông tin về các tiêu chí thiết kế cơ bản cho kết cấu thép
nhằm mục đích cải thiện khả năng chống ăn mòn của chúng.
• ISO 12944-4 mô tả các loại bề mặt khác nhau cần được bảo vệ và cung cấp
thông tin về các phương pháp chuẩn bị bề mặt cơ học, hóa học và nhiệt.
• ISO 12944-5 mô tả các loại sơn chung khác nhau dựa trên thành phần hóa học
của chúng và loại quy trình tạo màng. Tuy nhiên, nó không bao gồm vật liệu sơn
tĩnh điện. Vì vậy, điều quan trọng là xây dựng một bảng cho hệ thống sơn tĩnh
điện phù hợp với các loại ăn mòn khác nhau.
• ISO 12944-6 chỉ định các phương pháp thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ
được sử dụng khi đánh giá hiệu suất của hệ thống sơn bảo vệ.
• ISO 12944-7 mô tả cách thực hiện công việc sơn trong xưởng hoặc tại nơi sử
dụng.
• ISO 12944-8 đưa ra hướng dẫn để phát triển các thông số kỹ thuật cho công việc
chống ăn mòn, mô tả mọi thứ phải tính đến khi một kết cấu thép được bảo vệ
chống ăn mòn.
• ISO 12944-9 mô tả các yêu cầu, phương pháp thử nghiệm và tiêu chí đánh giá
đối với các hệ thống bảo vệ trong điều kiện ngoài khơi và các điều kiện liên quan,
được phân loại theo loại CX và Im4.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 103


Nguyên lý thiết kế Ăn mòn
Khí quyển

Mỗi loại có thể được chỉ định bằng chữ cái bổ sung liên quan đến độ bền (Ví dụ:
C2H có thể được chỉ định cho thiết bị trong nhà).

Sau 15 năm, nên kiểm tra trong suốt tuổi thọ của sản phẩm, vì độ bền kéo dài lên
đến 25 năm đã được giới thiệu vào năm 2018.

Tiêu chuẩn ISO 9223 mô tả các môi trường khí quyển điển hình liên quan đến ước
tính các loại ăn mòn và được tóm tắt trong bảng sau đây.

Loạia Ăn mòn Trong nhàb Ngoài trờib


C1 Rất thấp Không gian được sưởi ấm với độ ẩm Vùng khô hoặc lạnh, môi trường khí
tương đối thấp và ô nhiễm không đáng quyển có độ ô nhiễm rất thấp và thời kỳ
kể, ví dụ: văn phòng, trường học, viện ẩm ướt, ví dụ: một số sa mạc, Trung Bắc
bảo tàng Cực/Nam Cực
C2 Thấp Không gian không được sưởi ấm với Vùng ôn đới, môi trường khí quyển ít ô
nhiệt độ và độ ẩm tương đối khác nhiễm (SO2 5 µg/m3),
nhau. ví dụ: khu vực nông thôn, thị trấn nhỏ ở
Tần suất ngưng tụ thấp và ô nhiễm vùng khô hoặc lạnh, môi trường khí
thấp, ví dụ: nhà kho, nhà thi đấu thể quyển với thời gian ngắn của sự ẩm ướt,
thao ví dụ: sa mạc, vùng cận bắc cực
C3 Trung bình Không gian có tần suất ngưng tụ vừa • Vùng ôn đới, môi trường khí quyển ô
phải và ô nhiễm vừa phải từ quá trình nhiễm trung bình (SO2: 5 µg/m3 đến
sản xuất, ví dụ: nhà máy chế biến thực 30 µg/m3) hoặc một số ảnh hưởng
phẩm, giặt ủi, nhà máy bia, nhà máy của clorua, ví dụ: khu vực đô thị, khu
sữa vực ven biển có lượng clorua lắng
đọng thấp
• Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bầu
không khí ít ô nhiễm
C4 Cao Không gian có tần suất ngưng tụ cao • Vùng ôn đới, môi trường khí quyển ô
và ô nhiễm cao từ các quy trình sản nhiễm trung bình (SO2: 5 µg/m3 đến
xuất, ví dụ: nhà máy chế biến công 30 µg/m3) hoặc một số ảnh hưởng
nghiệp, hồ bơi của clorua, ví dụ: khu vực đô thị, khu
vực ven biển có lượng clorua lắng
đọng thấp
• Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bầu
không khí ít ô nhiễm
C5 Rất cao Các không gian có tần suất ngưng tụ Vùng ôn đới và cận nhiệt đới, môi
rất cao và/hoặc ô nhiễm cao từ các trường khí quyển có độ ô nhiễm rất cao
quy trình sản xuất, ví dụ: mỏ, hang (SO2: 90 µg/m3 đến 250 µg/m3)
động cho mục đích công nghiệp, nhà và/hoặc ảnh hưởng đáng kể của clorua,
kho không thông gió ở vùng cận nhiệt ví dụ: khu công nghiệp, khu vực ven
đới và vùng nhiệt đới biển, vị trí che chắn trên bờ biển
CX Vô cùng Không gian có sự ngưng tụ gần như Vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới (thời
vĩnh viễn hoặc thời gian tiếp xúc kéo gian ẩm ướt rất cao), môi trường khí
dài với các hiệu ứng độ ẩm khắc quyển ô nhiễm SO2 rất cao (cao hơn
nghiệt và/hoặc ô nhiễm cao từ các quy 250 µg/m3) bao gồm các yếu tố đi kèm
trình sản xuất, ví dụ: nhà kho không và sản xuất và/hoặc tác dụng mạnh của
thông gió ở vùng nhiệt đới ẩm với sự clorua, ví dụ: khu vực công nghiệp cực
xâm nhập ô nhiễm ngoài trời bao gồm đoan, khu vực ven biển và ngoài khơi,
clorua trong không khí và kích thích ăn thỉnh thoảng tiếp xúc với hơi muối
mòn hạt vật chất

104 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Ăn mòn
Khí quyển – Điện hóa

LƯU Ý 1: Sự lắng đọng clorua ở các khu vực ven biển phụ thuộc rất nhiều vào các
biến số ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển muối biển vào đất liền, chẳng hạn như
hướng gió, tốc độ gió, địa hình địa phương, các đảo chắn gió bên ngoài bờ biển,
khoảng cách của địa điểm với biển, v.v.

LƯU Ý 2: Hiệu ứng cực đoan do clorua, điển hình là hiện tượng bắn tóe trên biển
hoặc hơi muối nặng, nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn ISO 9223.

LƯU Ý 3: Phân loại độ ăn mòn của môi trường sử dụng cụ thể, ví dụ: trong các ngành
công nghiệp hóa chất, nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn ISO 9223.

LƯU Ý 4: Các bề mặt được che chắn và không bị mưa rửa trôi trong môi trường khí
quyển biển nơi clorua lắng đọng và tích tụ có thể bị ăn mòn ở mức độ cao hơn do
có sự hiện diện của muối hút ẩm.

LƯU Ý 5: Mô tả chi tiết về các loại môi trường trong nhà thuộc loại ăn mòn C1 và C2
được nêu trong ISO 11844-1. Các loại ăn mòn trong nhà IC1 đến IC5 được xác định
và phân loại.

(a) Trong các môi trường có 'loại CX' dự kiến, nên xác định phân loại độ ăn mòn
trong khí quyển từ tổn thất do ăn mòn trong một năm.
(b) Nồng độ sulfur dioxide (SO2) phải được xác định trong ít nhất một năm và được
biểu thị bằng giá trị trung bình hàng năm.

Sự thay đổi của độ ăn mòn theo vật liệu dọc theo tuổi thọ và liên quan đến phơi
nhiễm được đưa ra trong ISO 9224 và được tóm tắt như sau:

ISO 9224 Ăn mòn (µm) Năm/loại


1 2 5 10 15 20
Thép carbon
1,3 1,9 3 4,3 5,4 6,2 C1
25 36 58 83 103 120 C2
50 72 116 167 206 240 C3
80 115 186 267 330 383 C4
200 287 464 667 824 958 C5
700 1006 1624 2334 2885 3354 Cx
Kẽm
0,1 0,2 0,4 0,6 0,9 1,1 C1
0,7 1,2 2,6 4,5 6,3 8 C2
2,1 3,7 7,8 13,6 19 24 C3
4,2 7,4 15,5 27,3 38 48 C4
8,4 14,3 31,1 54,6 75,9 95,9 C5
25 44 93 162 226 286 Cx
Đồng
0,1 0,2 0,3 0,5 0,6 0,7 C1
0,6 1 1,8 2,8 3,6 4,4 C2
1,3 2,1 3,8 6 7,9 9,6 C3
2,8 4,4 8,2 13 17 20,6 C4
5,6 8,9 16,4 26 34,1 41,3 C5
10 16 29 46 61 74 Cx
Nhôm
Không đáng kể C1
0,6 1,0 1,9 3,2 4,4 5,3 C2
2 3 6 11 14 18 C3
5 8 16 28 36 44 C4
10 17 32 54 72 88 C5
Dữ liệu liên quan đến ăn mòn nói chung có thể gây hiểu nhầm Cx

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 105


Nguyên lý thiết kế Ăn mòn
Khí quyển

Bảng sau đây đưa ra một số ví dụ về lớp phủ thông thường trong ngành biến đổi
kim loại tấm, mà các sản phẩm đã được thử nghiệm theo EN 12944-6.

Loại Ăn mòn/ Bảo vệ Độ dày của Số lớp phủ ISO 62701 ISO 9227 Thử nghiệm lão
Độ bền lớp phủ µm (ngưng tụ nước) (Phun muối trung hóa theo chu kỳ
tính)
C1, C2 Thấp/Cao Thép carbon 60-80 1 120 - -
C3 Trung bình/Cao Thép carbon 120-160 2 240 480 -
Trước mạ kẽm 60-80 1 240 480 -
C4 Cao/Cao Trước mạ kẽm 140-180 2 hoặc 3 480 720 -
C5 Cao/Cao Trước mạ kẽm 200-260 3 720 1440 1680

Khoảng cách từ thiết bị MV đến khu vực ô nhiễm


Tính ăn mòn của khí quyển được bộc lộ nếu độ ẩm được kết hợp với cặn bẩn. Một
trong những điều kiện khắc nghiệt nhất xảy ra ở các khu vực ven biển hoặc vùng
băng tan kết hợp muối và độ ẩm hoặc các khu vực công nghiệp xung quanh. Khó
khăn là xác định một mô hình đại diện khi biết % hàm lượng muối thay đổi theo vùng.
Một ví dụ được đưa ra trong IEC 60721-2-5. Tuy nhiên, sự gia tăng theo cấp số nhân
của sự ăn mòn trong khi khoảng cách từ khu vực nhiễm mặn giảm đi là điều nên
được giải quyết. Các hình sau đây cho thấy ba tiêu chuẩn tham chiếu có ba phân
loại khác nhau trong đó phân loại theo tiêu chuẩn IEC 62271-1 và IEC TS 60815-1
dành cho cách điện tiếp xúc với điều kiện khí quyển, phân loại theo tiêu chuẩn IEC
TS 62271-304 dành cho thiết bị đóng cắt trung thế tiếp xúc với ngưng tụ và ô nhiễm
và tiêu chuẩn ISO Sê-ri 922x cho kim loại và hợp kim. Mỗi nhóm phân loại đã được
đặt trong tình thế liên quan đến khoảng cách ven biển để đánh giá mức độ nghiêm
trọng tương ứng của chúng.
Trục tung thể hiện tốc độ ăn mòn giả định.
Ngoài các điều kiện khí quyển, một số thông số ảnh hưởng cần được xem xét như
khoảng cách từ (các) nguồn ô nhiễm, mức độ phơi nhiễm (được che chở hoặc làm
sạch bằng mưa), hướng bề mặt (dọc hoặc ngang), độ nhám của kim loại và hợp kim,
chu kỳ bảo dưỡng hoặc nếu bảo trì dự đoán đang hoạt động.
Tất cả các thông số ảnh hưởng cuối cùng này đều được xem xét bởi các thông số
kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng và hiệp hội nghề nghiệp của Tổ chức Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương (NATO) khi độ bền của kim loại và hợp kim sẽ được xem xét thông
qua lưu đồ ra quyết định.

Các hình sau đây cho thấy các mức độ khác nhau cho ba phân loại.

106 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Ăn mòn
Khí quyển

Tất cả các hình cho tất cả các loại có thể được tóm tắt trong một hình:

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 107


Nguyên lý thiết kế Ăn mòn
Điện hóa

Đinh tán Điện hóa


DM105258

Đồng
Kỹ thuật và thiết kế chất lượng đòi hỏi sự hiểu biết về khả năng tương thích của vật
Ăn mòn
điện liệu. Ăn mòn điện hóa xảy ra khi một kim loại hoặc hợp kim được ghép điện với một
kim loại khác hoặc phi kim dẫn điện trong cùng một chất điện phân.

Nhôm Ba thành phần chủ yếu là:


• Các vật liệu sở hữu điện thế bề mặt khác nhau: Các kim loại khác nhau về mặt
Điện áp điện hóa của một ví dụ có giá trị 580 mV điện hóa;
• Một chất điện phân phổ biến, ví dụ nước muối;
• Đường dẫn điện chung - Đường dẫn điện cho các ion kim loại di chuyển từ kim
loại cực dương hơn sang kim loại cực âm hơn.

Khi các kim loại hoặc hợp kim khác nhau trong một chất điện phân chung được
cách điện với nhau, chúng không bị ăn mòn điện, bất kể độ gần của các kim loại
hoặc điện thế hoặc kích thước tương đối của chúng.
Nếu chỉ cần bảo vệ một kim loại thì việc sơn phủ phải tiến hành cho kim loại gần
cực âm nhất.

108 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Nguyên lý thiết kế Ăn mòn
Kết hợp khí quyển và điện hóa

Thông thường, khi thiết kế yêu cầu các kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau, khả
năng tương thích điện được quản lý bằng lớp hoàn thiện và lớp mạ.
Việc hoàn thiện và mạ được lựa chọn tạo điều kiện thuận lợi cho các vật liệu khác
nhau tiếp xúc và bảo vệ các vật liệu cơ bản khỏi bị ăn mòn.
Bất kỳ thiết kế nào cũng phải đánh giá 'Chỉ số anốt' ở mức 0 cho lớp ăn mòn
ở C5, không có các bài kiểm tra xác minh chuyên dụng. Ví dụ 50 mV được coi là giới
hạn trên đối với sản phẩm ngoài trời tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt thường yêu
cầu loại C5.

Đối với các môi trường đặc biệt, chẳng hạn như sản phẩm ngoài trời có độ ẩm cao,
và môi trường muối. Thông thường, không được chênh lệch quá 0,15 V trong 'Chỉ số
Anốt'.
Ví dụ; vàng và bạc sẽ có chênh lệch 0,15 V, điều này có thể chấp nhận được. (Một
lớp ăn mòn khí quyển tương đương sẽ là C4).

Đối với các môi trường bình thường, chẳng hạn như sản phẩm trong nhà được bảo
quản trong kho dưới các điều kiện không được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
Thông thường, không được chênh lệch nhiều hơn 0,25 V trong 'Chỉ số Anốt'. (Một
lớp ăn mòn khí quyển tương đương sẽ là C3)

Đối với môi trường được kiểm soát, nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát, có thể chịu
được 0,5 V.
Cần thận trọng khi quyết định ứng dụng các thông tin này, vì độ ẩm và nhiệt độ thay
đổi tùy theo điều kiện sử dụng (Loại ăn mòn trong khí quyển tương đương sẽ là C2
lên đến 0,30 V và C1 lên đến 0,50 V). Như thông tin trong báo cáo kỹ thuật IEC/TR
60943 V2009 đã đề cập 0,35 V.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 109


Định nghĩa các thiết bị
trong tủ điện đóng cắt

110 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Các định nghĩa trong IEC 112

Các định nghĩa trong IEEE/ANSI 113

Máy cắt trung áp 114


Giới thiệu - Các đặc tính 114

Cơ cấu truyền động của máy cắt chân không 126


Giới thiệu 126
Các nguyên lý truyền động 127
Giới thiệu - Các đặc tính 129

Dao cách ly và dao nối đất 134


Giới thiệu - Các đặc tính 134

Cầu chì hạn dòng 138


Giới thiệu - Các đặc tính 138

Máy biến đổi đo lường 146


Giới thiệu 146

Máy biến dòng điện 147


Các đặc tính dòng sơ cấp theo tiêu chuẩn IEC 147
Các đặc tính dòng thứ cấp theo tiêu chuẩn IEC 150
Bảo vệ so lệch 152

LPCT: Máy biến dòng điện tử 153

Máy biến điện áp 154


Các đặc tính 154

LPVT: Máy biến điện áp điện tử 158

Sự suy giảm 159


Suy giảm cách điện theo độ cao -
Suy giảm dòng danh định theo nhiệt độ 159

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 111


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Các định nghĩa trong IEC

Tất cả các định nghĩa của IEC về tủ điện đóng cắt trích dẫn từ từ vựng kỹ thuật điện
quốc tế - international electrotechnical vocabulary (IEV).

Tủ điện đóng cắt và điều khiển (switchgear and controlgear)


Thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị đóng cắt và sự kết hợp của chúng với các thiết
bị điều khiển, đo lường, bảo vệ và điều chỉnh, cũng như các cụm lắp ráp cơ cấu và
thiết bị này và các liên kết, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ.

Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại (metal-
enclosed switchgear and controlgear)
Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bên ngoài bằng kim loại được thiết kế để
nối đất và để lắp ráp tổng thể, trừ các mối nối bên ngoài.
LƯU Ý: Thuật ngữ này thường áp dụng cho thiết bị đóng cắt và điều khiển cao áp.

Thiết bị đóng cắt có vỏ bọc bằng kim loại cách điện khí (Gas-
insulated metal-enclosed switchgear)
Thiết bị đóng cắt có vỏ bọc bằng kim loại trong đó có ít nhất một phần cách điện
bằng chất khí có áp suất khác với áp suất khí quyển.
LƯU Ý: Thuật ngữ này thường áp dụng cho thiết bị đóng cắt và điều khiển cao áp.

Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc cách điện (insulated-


enclosed switchgear and and controlgear)
Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bên ngoài cách điện và để lắp ráp tổng
thể, trừ các mối nối bên ngoài.
LƯU Ý: Thuật ngữ này thường áp dụng cho thiết bị đóng cắt và điều khiển cao áp.

112 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Các định nghĩa trong IEEE/ANSI

Tất cả các định nghĩa IEEE/ANSI về tủ điện đóng cắt được xem xét và trích dẫn từ
các tiêu chuẩn áp dụng và có thể không giống với các thuật ngữ được định nghĩa
bởi nơi xuất bản khác. Tất cả những định nghĩa này chỉ mang mục đích thông tin.
Nếu một thuật ngữ không được định nghĩa trong tài liệu này, thì sử dụng các định
nghĩa trong Tiêu chuẩn IEEE C.37.100 về Áp dụng các định nghĩa cho tủ điện đóng
cắt và NFPA-70.

Tủ điện đóng cắt


Thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị chuyển mạch và sự kết hợp của chúng với các
thiết bị điều khiển, đo lường, bảo vệ và điều chỉnh, cũng như các cụm lắp ráp cơ
cấu và thiết bị này và các liên kết, phụ kiện, vỏ bọc và các kết cấu đỡ, được sử dụng
chủ yếu liên quan đến sản xuất, truyền tải, phân phối và chuyển đổi năng lượng
điện.

Thiết bị đóng cắt lắp ráp (Switchgear assembly)


Một phần thiết bị được lắp ráp (trong nhà hoặc ngoài trời) bao gồm nhưng không
giới hạn ở, một hoặc nhiều tính năng sau: chuyển mạch, ngắt, điều khiển, đo lường,
bảo vệ, và các thiết bị điều khiển; cùng với các cấu trúc hỗ trợ, vỏ máy, dây dẫn,
kết nối điện và phụ kiện.

Vỏ kim loại (được dùng cho cụm thiết bị đóng cắt hoặc các thành
phần của chúng)
Được bọc bởi một hộp hoặc tủ kim loại, thường được nối đất.

Tủ điện đóng cắt có vỏ bọc kim loại (Metal-enclosed power


switchgear)
Một cụm thiết bị đóng cắt được bao bọc hoàn toàn ở tất cả các mặt xung quanh và
bên trên bằng kim loại tấm (ngoại trừ các lỗ thông gió và cửa sổ kiểm tra) có chứa
thiết bị chuyển mạch hoặc ngắt mạch hoặc cả hai nguồn điện sơ cấp, với các thanh
cái và các đầu nối, và có thể bao gồm các thiết bị điều khiển và phụ trợ.Tủ có cửa
hoặc nắp mở để tiếp cận vào bên trong.

Tủ hợp bộ đóng cắt vỏ bằng kim loại(Metal-clad switchgear)


Tủ điện đóng cắt bọc kim loại có đặc điểm cần thiết sau:
• thiết bị ngắt và chuyển mạch chính thuộc loại có thể tháo rời (rút ra).
• các bộ phận chính của mạch sơ cấp được bao bọc hoàn toàn bằng kim loại nối
đất;
• tất cả các bộ phận mang điện được bao bọc trong các ngăn kim loại được nối
đất;
• cửa chớp tự động che các phần tử mạch sơ cấp;
• các dây dẫn và kết nối của thanh cái chính được bọc hoàn toàn bằng vật liệu
cách điện;
• có khóa liên động cơ học;
• dụng cụ, đồng hồ đo, rơ le, thiết bị điều khiển và hệ thống dây điện thứ cấp cách
ly bằng rào chắn kim loại nối đất;
• cửa tủ có thể đóng vai trò như bảng điều khiển.

LƯU Ý: Tủ hợp bộ đóng cắt vỏ kim loại là tủ đóng cắt bọc kim loại, nhưng không phải tất
cả các tủ đóng cắt bọc kim loại đều có thể được thiết kế ở dạng tủ hợp bộ bọc kim loại.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 113


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Giới thiệu – Các đặc tính

IEC 62271-100 và ANSI/IEEE C37-04, C37-09 xác Giới thiệu


định một mặt là các điều kiện hoạt động, các đặc Máy cắt là một thiết bị đảm bảo điều khiển và bảo vệ mạng điện.
tính danh định,thiết kế và chế tạo;
Nó có khả năng đóng, chịu đựng và ngắt dòng điện làm việc lâu dài và dòng điện
và mặt khác là thử nghiệm, lựa chọn điều khiển và ngắn mạch.
lắp đặt. Tiếp điểm chính phải có khả năng chịu đựng mà không bị hư hỏng từ các nguyên
nhân:
• nhiệt lượng sinh ra từ dòng ngắn mạch trong thời gian 1, 2 hoặc 3 giây;
• sức điện động do dòng ngắn mạch đỉnh gây ra;
- 2,5 • Isc cho 50 Hz (hằng số thời gian tiêu chuẩn là 45 ms),
- 2,6 • Isc cho 60 Hz (hằng số thời gian tiêu chuẩn là 45 ms),
- 2,74 • Isc cho 60 Hz đối với các hằng số thời gian đặc biệt lớn hơn 45 ms
(Áp dụng cho máy phát điện). X / R = 50 và hằng số thời gian là 132 ms.
• dòng tải không đổi.
Khi máy cắt ở vị trí 'đóng', đảm bảo dòng tải đi qua ở nhiệt độ làm việc trong suốt
vòng đời của thiết bị.

Các đặc tính


Các đặc tính danh định bắt buộc (xem § 5 IEC 62271-100: 2021).
Xem ANSI/IEEE C37.09 cho Bắc Mỹ
(a) điện áp danh định (Ur);
(b) mức cách điện danh định (Up, Ud và Us nếu có);
(c) tần số danh định (fr);
(d) dòng điện liên tục danh định (Ir);
(e) khả năng chịu dòng ngắn hạn danh định (Ik);
(f) khả năng chịu dòng điện đỉnh danh định (Ip);
(g) thời gian ngắn mạch danh định (tk);
(h) điện áp danh định của nguồn cấp cho thiết bị đóng, mở và của mạch phụ (Ua);
(i) tần số danh định của nguồn cấp cho các thiết bị đóng, mở và của các mạch phụ;
(j) áp suất danh định của khí nén cung cấp từ hệ thống kiểm soát áp suất;
(k) dòng điện cắt ngắn mạch danh định;
(l) hệ số cực đầu tiên mở hoàn toàn danh định;
(m) khả năng đóng dòng điện ngắn mạch danh định;
(n) trình tự hoạt động danh định.

Các đặc tính danh định tùy chọn


Các đặc tính danh định được đưa ra trong các trường hợp cụ thể như dưới đây
(o) dòng điện đóng và cắt khác pha danh định;
(p) dòng điện cắt điện dung của đường dây danh định;
(q) dòng điện cắt điện dung cáp danh định;
(r) dòng điện cắt tụ điện đơn danh định;
(s) dòng điện cắt tụ trong nhóm tụ điện danh định;
(t) dòng điện đóng tụ trong nhóm tụ điện danh định.

114 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Điện áp danh định (Ur) (xem § 5.2 IEC 62271-1:2017/A1:2021),


Xem ANSI / IEEE C37.100.1 cho khu vực Bắc Mỹ
Điện áp danh định là giá trị hiệu dụng lớn nhất mà thiết bị được thiết kế.
Nó chỉ ra giá trị lớn nhất của 'điện áp hệ thống cao nhất' của các mạng điện mà
thiết bị có thể được sử dụng (xem 3.7.3, điện áp cao nhất cho thiết bị Um).
Dưới đây là các giá trị tiêu chuẩn từ 245 kV trở xuống.
LƯU Ý: Thuật ngữ 'điện áp tối đa danh định' được sử dụng trong hầu hết các tiêu chuẩn IEEE
về thiết bị đóng cắt có cùng nghĩa với thuật ngữ 'điện áp danh định' được sử dụng trong tài liệu
này.
• Dãy I: 3,6 kV - 7,2 kV - 12 kV - 17,5 kV - 24 kV - 36 kV - 52 kV - 72,5 kV - 100 kV -
123 kV - 145 kV - 170 kV - 245 kV.
• Dãy II (các khu vực như Bắc Mỹ): 4,76 kV - 8,25 kV - 15 kV (1) - 15,5 kV - 25,8 kV
(2)
- 27 kV - 38 kV - 48,3 kV - 72,5 kV - 123 kV - 145 kV - 170 kV - 245 kV.
(1) Định mức 15 kV được sử dụng ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Nó được sử
dụng từ lâu với tủ hợp bộ và tủ điện đóng cắt vỏ kim loại được sử dụng chủ yếu ở
trong nhà và/hoặc ngoài trời nơi mức độ cách điện thấp hơn mức yêu cầu so với các
thiết bị trên không. Đối với các ứng dụng không phải là tủ hợp bộ và tủ điện đóng
cắt vỏ kim loại, điện áp 15,5 kV được ưu tiên lựa chọn.
(2) Điện áp 25,8 kV, vẫn được sử dụng trong IEEE C37.04 làm định mức máy cắt và
ở một số quốc gia khác đã thay thế bằng định mức 27 kV trong hầu hết các tiêu
chuẩn thiết bị liên quan.
Đối với các ứng dụng và thiết kế mới, điện áp 27 kV được ưu tiên hơn.
Mức cách điện danh định (Ud, Up, Us)
Hình 6: Xung sét đầy đủ (xem § 5.3 IEC 62271-1:2017/A1:2021), Xem ANSI/IEEE C37.100.1
cho Bắc Mỹ
Mức cách điện được đặc trưng bởi hai giá trị:
• điện áp chịu được sóng xung sét (1,2/50 μs);
• điện áp chịu đựng ở tần số nguồn trong 1 phút.
Phạm vi I, dãy I
Điện áp danh Điện áp chịu đựng xung Điện áp chịu đựng tần số công
định kV (hiệu sét danh định 1,2/50 μs nghiệp trong 1 phút danh định
dụng) 50 Hz kV(đỉnh) kV(hiệu dụng)
(Ur , kV) (Up , kV) (Ud , kV)
7,2 60 20
12 75 28
17,5 95 38
24 125 50
36 170 70
40,5 185 80
52 250 95

Phạm vi I, dãy II
Điện áp danh điện áp chịu đựng xung Điện áp chịu đựng tần số công
định kV (hiệu sét danh định 1,2/50 μs nghiệp trong 1 phút danh định
dụng) 50 Hz kV(đỉnh) kV(hiệu dụng)
(Ur , kV) (Up , kV) (Ud , kV)
4,76 60 19
8,25 95 26
15,5 110 50
27 150 70
38 200 95

Tần số danh định (fr) (xem § 5.4 IEC 62271-1:2017/A1:2021)


Các giá trị ưu tiên của tần số danh định là 16,7 Hz, 25 Hz, 50 Hz và 60 Hz.
Dòng điện liên tục danh định (Ir) (xem § 5.5 IEC 62271-
1:2017/A1:2021)
Với máy cắt luôn đóng, dòng tải đi qua nó phải tuân thủ giá trị nhiệt độ tối đa phụ
thuộc vào vật liệu và mối nối. IEC quy định mức tăng nhiệt độ tối đa cho phép của
các vật liệu được sử dụng trong môi trường có nhiệt độ không khí xung quanh không
quá 40 °C (xem bảng 14 IEC 62271-1:2017/A1:2021).

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 115


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Khả năng chịu dòng điện ngắn hạn danh định (Ik)
(xem § 5.6 IEC 62271-1:2017/A1:2021 và IEC 62271-100:2021),
Xem ANSI/IEEE C37.09 cho Bắc Mỹ
SSC Công suất ngắn mạch ở đơn vị MVA
U Điện áp hoạt động ở đơn vị kV
Ik = ISC Khả năng chịu dòng điện ngắn hạn và dòng điện cắt ngắn mạch ở đơn vị kA

Đây là giá trị hiệu dụng được tiêu chuẩn hóa của dòng điện ngắn mạch tối đa cho
phép trên mạng điện trong khoảng thời gian ngắn mạch danh định.
Các giá trị của dòng điện cắt danh định trong trường hợp ngắn mạch lớn nhất (kA):
6,3 - 8 - 10 - 12,5 - 16 - 20 - 25 - 31,5 - 40 - 50 - 63 kA.

Khả năng chịu dòng điện đỉnh danh định (Ip)


Tần số định mức (Hz) Hằng số thời gian DC (ms)
(xem § 5.7 IEC 62271-1:2017/A1:2021) và
45 60 75 120
16,7 2,1 2,3 2,4 2,5 dòng điện đóng danh định (xem § 5.103 IEC 62271-100:2021),
25 2,3 2,4 2,5 2,6 Xem ANSI / IEEE C37.09 cho Bắc Mỹ.
50 2,5 2,6 2,7 2,7
60 2,6 2,7 2,7 2,7 Dòng điện đóng là giá trị dòng lớn nhất của máy cắt có khả năng đóng vào một
50 hoặc 60 - 2,7 2,7 2,7 mạch điện có sẵn ngắn mạch.
Nó phải lớn hơn hoặc bằng khả năng chịu dòng điện đỉnh ngắn hạn danh định.
Ik là giá trị lớn nhất của dòng ngắn mạch danh định ở điện áp danh định của máy
cắt. Giá trị đỉnh của khả năng chịu dòng điện ngắn hạn tính bằng:
hệ số đỉnh x Ik theo bảng sau (Bảng 5 của IEC 62271-1:2017 và Bảng 37 của IEC
62271‑100:2021)

Thời gian ngắn mạch danh định (tk)


(xem § 5.8 IEC 62271-1:2017/A1:2021)
Giá trị tiêu chuẩn của thời gian ngắn mạch danh định là 1 giây.
Các giá trị khuyến nghị khác là 0,5 giây, 2 giây và 3 giây.

Điện áp cung cấp danh định của cơ cấu dùng để đóng, cắt và của
mạch điện phụ trợ (Ua) (xem § 5.9 IEC 62271-1:2017/ A1:2021),
Xem ANSI/IEEE C37.04 cho Bắc Mỹ.
Giá trị của điện áp cung cấp dành cho mạch phụ:
• đối với dòng điện một chiều (dc): 24 - 48 - 60 - 110 hoặc 125 - 220 hoặc 250
Vôn;
• đối với dòng điện xoay chiều (ac): 120 - 230 Vôn.
Điện áp hoạt động phải nằm trong phạm vi sau (xem § 6.6 và 6.9 của IEC 62271-
1:2017/A1:2021):
• động cơ và cuộn dây đóng: 85% đến 110% Ur trong dc và ac;
• cuộn mở:
- 70% đến 110% Ur trong dc,
- 85% đến 110% Ur trong ac.
• cuộn mở điện áp thấp:

Gửi tín hiệu mở Không hoạt


và ngăn đóng động U
0% 35 % 70 % 100 %
(ở mức 85%, cuộn cắt phải kích
hoạt để đóng thiết bị)

116 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Trình tự hoạt động danh định (xem § 5.104 IEC 62271-100),


Xem ANSI/IEEE C37.09 cho Bắc Mỹ.
Trình tự đóng cắt danh định theo IEC, O - t - CO - t '- CO. (xem sơ đồ hình bên)
O Biểu thị thao tác mở
CO Biểu thị hoạt động đóng sau đó mở ra ngay

Tự đóng lại O t CO t” CO
Chậm O 3 phút CO 3 phút CO
O 3 phút CO 1 phút CO
O 3 phút CO 15 giây CO
O 1 phút CO 1 phút CO
O 1 phút CO 15 giây CO
O 15 giây CO 15 giây CO
Nhanh O 0,3 giây CO 3 phút CO
O 0,3 giây CO 1 phút CO
O 0,3 giây CO 15 giây CO

Chu kỳ đóng/mở
Vị trí đóng
Tiếp điểm di chuyển
DM105270

Vị trí mở

Thời gian
Dòng điện
Thời gian đóng mở

Thời gian đóng cắt

Tiếp điểm đầu


tiên tiếp xúc Hồ quang tắt trên các cực
Tất cả các cực tiếp xúc

Cấp năng lượng Bắt đầu có dòng ở cực đầu tiên Hồ quang phát sinh trên các
mạch đóng
cực

Chu kỳ tự đóng lại


Giả thiết: Lệnh C sau khi máy cắt mở,
(với thời gian trễ 0,3 giây hoặc 15 giây hoặc 3 phút).
Vị trí đóng
Tiếp điểm di chuyển
DM105271

Vị trí mở

Dòng điện Dòng điện


Thời gian chết Thời gian
Thời gian mở-đóng
Thời gian đóng
Thời gian đóng lại

Hồ quang tắt trên Năng Tất cả các cực tiếp


các cực lượng xúc

Hồ quang phát sinh mạch


Tiếp điểm đầu tiên
trên các cực đóng
tiếp xúc

Cấp năng Bắt đầu có dòng ở cực


lượng mạch cắt đầu tiên

Trình tự nên được chọn với độ chính xác vì nó sẽ liên quan đến khả năng của thử
nghiệm bền và cũng với tuổi thọ của các bộ phận có hoặc không có bảo trì đối với
các bộ phận gián đoạn.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 117


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Hệ số cực đầu tiên mở hoàn toàn danh định (kpp) (xem § 5.102 IEC
62271-100)
Hệ số cực đầu tiên mở hoàn toàn là khả năng hoạt động của máy cắt trong mạng
điện có các điều kiện nối đất khác nhau.
Khi ngắt bất kỳ dòng điện ba pha đối xứng nào, hệ số từ cực đầu tiên mở hoàn toàn
là tỷ số giữa điện áp nguồn trên cực ngắt đầu tiên trước khi dòng điện được cắt ở
các cực khác và điện áp nguồn đặt trên các cực sau khi cắt cả ba pha.

Giá trị danh định cho các mạng điện trung áp là:
• 1,3 cho máy cắt có điện áp danh định hiệu dụng lên đến 800 kV có hệ thống
trung tính nối đất;
• 1,5 cho bộ máy cắt có điện áp danh định lên đến 170 kV hệ thống trung tính
không nối đất.

Trị số kpp được sử dụng để xác định các thông số TRV. TRV là điện áp xuất hiện trên
các đầu cực của máy cắt sau khi ngắt dòng điện. Các dạng sóng điện áp phục hồi
thay đổi tùy theo cấu hình mạch thực. Máy cắt phải có khả năng cắt dòng điện nhất
định để tất cả điện áp phục hồi quá độ vẫn dưới giá trị TRV.

Thông số TRV được định nghĩa là một hàm của điện áp danh định (Ur), hệ số từ cực
đầu tiên mở hoàn toàn (kpp) và hệ số biên độ (kaf). kpp là một hàm của hệ thống trung
tính nối đất.
Tất cả các chế độ thử nghiệm sử dụng hai thông số TRV (xem hình).
√2
Giá trị đỉnh TRV UC = K pp K af Ur
√3

Đối với máy cắt thuộc lớp S1 (hệ thống cáp).


kaf bằng 1,4 cho chế độ thử nghiệm T100, 1,5 cho chế độ thử nghiệm T60, 1,6 cho
chế độ thử nghiệm T30 và 1,7 cho chế độ thử nghiệm T10, 1.25 dành cho cắt đối
pha.
• Đối với máy cắt thuộc lớp S2 (hệ thống đường dây).
• kaf bằng 1,54 cho chế độ thử nghiệm T100 và mạch phía nguồn cung cấp cho
ngắn mạch đường dây, 1,65 cho chế độ thử nghiệm T60, 1,74 cho chế độ thử
nghiệm T30 và 1,8 cho chế độ thử nghiệm T10, 1,25 dành cho cắt đối pha.
• Thời gian t3 được đề cập trong bảng dưới.
• Thời gian td được đề cập trong bảng dưới.
• Hiệu điện thế u'= uc/3.
• Thời gian t' được tính từ u', t3 và td theo Hình, t'= td + t3/3.
Giá trị TRV của máy cắt
S1, S2 Cấp của máy cắt phụ thuộc vào chiều dài cáp (chiều dài S1 tối thiều
là 100 m, chiều dài S2 < 100 m)
kpp Hệ số cực đầu tiên mở hoàn toàn danh định (kpp) khi sự cố cuối (1,5
hoặc 1,3)
Txxx Chế độ thử nghiệm (T10, T30, T60, T100)
Ur Điện áp tính ở kV
t’ td + t3/3
Uc TRV giá trị đỉnh
t3 Thời gian
td Trễ (delay)
Uc/t3 Độ tăng của TRV
u’ uc/3

118 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Các bảng sau đây nêu các giá trị TRV cho S1 (mạng cáp) và kpp = 1,5 của máy cắt
(hệ thống không nối đất). Các giá trị TRV đối với mạng đường dây (S2) hoặc đối với
kpp = 1,3 (hệ thống mạng nối đất) có thể xem trong IEC 62271-100.

Cấp S1 và điện áp danh định thuộc phạm vi 1, dãy I, kpp = 1,5


T10 T30
Ur t' Uc t3 td Uc/t3 t' Uc t3 td Uc/t3
kV μs kV μs μs kV/μs μs kV μs μs kV/μs
3,6 4,32 7,5 8,95 1,34 0,84 4,32 7,05 8,95 1,34 0,79
7,2 5,3 15 11 1,64 1,37 5,3 14,1 11 1,64 1,29
12 6,51 25 13,5 2,02 1,86 6,51 23,5 13,5 2,02 1,75
17,5 7,78 36,4 16,1 2,41 2,26 7,78 34,3 16,1 2,41 2,13
24 9,15 50 18,9 2,84 2,64 9,15 47 18,9 2,84 2,48
36 11,4 75 23,6 3,53 3,18 11,4 70,5 23,6 3,53 3,00
40,5 12,1 84,3 25,1 3,77 3,36 12,1 79,4 25,1 3,77 3,16
52 14 108 29 4,35 3,73 14 102 29 4,35 3,51
T60 T100
Ur t' Uc t3 td Uc/t3 t' Uc t3 td Uc/t3
kV μs kV μs μs kV/μs μs kV μs μs kV/μs
3,6 8,65 6,61 17,9 2,68 0,37 19,1 6,17 40,7 6,1 0,15
7,2 10,6 13,2 21,9 3,29 0,60 24,1 12,3 49,8 7,48 0,25
12 13 22,1 26,9 4,04 0,82 29,6 20,6 61,2 9,18 0,34
17,5 15,6 32,1 32,2 4,83 1,00 35,4 30 73,2 11 0,41
24 18,3 44,1 37,9 5,68 1,16 41,6 41,2 86 12,8 0,48
36 22,8 66,1 47,1 7,06 1,40 51,7 61,7 107 16,1 0,58
40,5 24,3 74,4 50,3 7,54 1,48 55,2 69,4 114 17,1 0,61
52 28,1 95,5 58,1 8,71 1,65 63,8 89,2 132 19,8 0,68

Cấp S1 và điện áp danh định thuộc phạm vi 1, dãy II (Bắc Mỹ), kpp = 1,3
T10 T30
√2 Ur t' Uc t3 td Uc/t3 t' Uc t3 td Uc/t3
Uc = 1,4x1,5x xUr = 1,715xUr
√3 kV μs kV μs μs kV/μs μs kV μs μs kV/μs
4,76 4,65 9,91 9,61 1,44 1,03 4,03 8,08 8,33 1,25 0,97
8,25 5,57 17,2 11,5 1,73 1,49 4,83 14 9,99 1,5 1,40
15 7,22 31,2 14,9 2,24 2,09 6,25 25,5 12,9 1,94 1,97
15,5 7,33 32,3 15,2 2,27 2,13 6,35 26,3 13,1 1,97 2,00
25,8 9,5 53,7 19,7 2,95 2,73 8,24 43,8 17 2,56 2,57
27 9,74 56,2 20,1 3,02 2,79 8,44 45,9 17,5 2,62 2,63
38 11,7 79,1 24,3 3,64 3,26 10,2 64,5 21 3,15 3,07
48,3 13,4 101 27,8 4,17 3,62 11,6 82 24,1 3,61 3,41
T60 T100
Ur t' Uc t3 td Uc/t3 t' Uc t3 td Uc/t3
kV μs kV μs μs kV/μs μs kV μs μs kV/μs
4,76 8,05 7,58 16,7 2,5 0,46 18,3 7,07 37,9 5,68 0,19
8,25 9,66 13,1 20 3 0,66 22,2 12,3 45,4 6,81 0,27
15 12,5 23,9 25,9 3,88 0,92 28,4 22,3 57,9 8,82 0,38
15,5 12,7 24,7 26,3 3,94 0,94 28,9 23 59,7 8,96 0,39
25,8 16,5 41,1 34,1 5,11 1,21 37,4 38,3 77,5 11,6 0,50
27 16,9 43 34,9 5,24 1,23 38,4 40,1 79,4 11,9 0,51
38 20,3 60,5 42,1 6,31 1,44 46,2 56,5 95,6 14,3 0,59
48,3 23,3 76,9 48,2 7,23 1,60 52,9 71,8 109 16,4 0,66

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 119


Nguyên lý thiết kế Khả năng chịu đựng của cách điện
Các thử nghiệm cách điện

Phần trăm thành phần không theo chu


kỳ (% DC) là một hàm theo thời gian (t)
Dòng cắt ngắn mạch danh định (Isc) (xem § 5.101 IEC 62271-
100)

Dòng điện cắt ngắn mạch danh định là giá trị lớn nhất của dòng điện mà máy cắt
phải có khả năng cắt ở điện áp danh định hoặc thấp hơn và ở các điều kiện sử dụng.

Nó được đặc trưng bởi hai giá trị:


Hằng số thời gian trường hợp đặc biệt • Giá trị hiệu dụng (rms) của thành phần tuần hoàn, được cho bởi thuật ngữ: '
dòng cắt ngắn mạch danh định';
• Phần trăm của thành phần không theo chu kỳ tương ứng với thời gian mở của
máy cắt, và thêm một nửa chu kỳ của tần số danh định. Nửa chu kỳ tương ứng
Hằng số thời gian chuẩn hóa
với thời gian kích hoạt tối thiểu của thiết bị bảo vệ quá dòng là 10 ms ở 50 Hz.

Theo IEC, máy cắt phải cắt giá trị hiệu dụng của thành phần chu kỳ của ngắn mạch
(= dòng điện cắt danh định) với phần trăm sự bất đối xứng được xác định bởi đồ thị
t: thời gian mở máy cắt (Ton), tăng thêm một nửa
bên.
chu kỳ ở tần số công nghiệp (Tr)

Theo tiêu chuẩn IEC xác định hằng số thời gian của thiết bị trung áp là 45 ms, giá
Ví dụ 1: trị đỉnh của dòng điện cực đại bằng 2,5 x Isc ở 50 Hz hoặc 2,6 x Isc ở 60 Hz.
Đối với máy cắt có thời gian mở tối thiểu 45 ms Trong trường hợp này sử dụng đường cong τ1.
(Ton) được cộng thêm 10 ms (Tr) do kích hoạt rơ-le,
biểu đồ cho phần trăm của thành phần không theo Đối với những mạch tổng trở thấp như đầu cực máy phát, τ có thể cao hơn, giá trị
chu kỳ khoảng 30% với hằng số thời gian τ1 = 45 đỉnh của dòng điện cực đại bằng 2,7 x Isc. Trong trường hợp này sử dụng đường
ms: cong τ4.
−(45+10) Đối với tất cả các hằng số thời gian τ trong khoảng từ τ1 đến τ4 dùng công thức
%DC = e( 45 )
= 29,5% −(Top +Tr )
( )
Ví dụ 2: % DC = 100xe τ1 …4

Giả sử % DC của máy cắt trung áp bằng 65% Giá trị của dòng cắt ngắn mạch danh định:
và dòng ngắn mạch đối xứng tính toán (Isym) bằng 6,3 - 8 - 10 - 12,5 - 16 - 20 - 25 - 31,5 - 40 - 50 - 63 kA
27 kA
Dòng Iasym bằng bao nhiêu? Thử nghiệm cắt ngắn mạch phải thỏa năm trình tự thử nghiệm:
Chế độ thử nghiệm Thứ tự % Isym % a không chu kỳ
Iasym = Isym x √(1 + 2x(%DC/100)2 ) } [A] % DC
T10 1 10 ≤ 20
Iasym = 27 kA x √(1 + 2x(0,65)2 ) = 36,7 kA T30 2 30 ≤ 20
T60 3 60 ≤ 20
Sử dụng phương trình [A], điều này tương đương T100s 4 100 ≤ 20
với dòng ngắn mạch đối xứng ở mức T100s(a) 5* 100 C - t’-C theo phương trình
36,7 T100s(b) 6* 100 O – t – CO -t’-CO theo phương trình
Iasym = = 33,8 kA với a %DC bằng 30% (*) Đối với máy cắt mở trong thời gian dưới 80 ms.
1,086

Dòng định mức của máy cắt phải lớn hơn 33,8 kA. IMC Dòng điện đóng
Theo IEC, định mức tiêu chuẩn gần nhất là 40 kA. IAC Giá trị đỉnh thành phần chu kỳ (Đỉnh Isc)
IDC Giá trị thành phần không chu kỳ
DC % không đối xứng hoặc thành phần không theo chu kỳ
−(Top +Tr )
IDC ( )
= 100xe τ1 …4
IAC

Dòng ngắn mạch đối xứng (tính bằng kA):


IAC
Isym =
√2

Dòng ngắn mạch không đối xứng (tính bằng kA):

Iasym = √Isym 2 + IDC2

IDC
Iasym = Isym x √1 + 2x( %)2
100

120 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Dòng điện đóng và cắt đối pha danh định (xem § 5.105 IEC 62271-
100), Xem ANSI/IEEE C37.09 dành cho Bắc Mỹ.
Đặc điểm kỹ thuật của dòng điện đóng và cắt đối pha là không bắt buộc.
Khi máy cắt mở và các lưới điện không đồng bộ, điện áp đặt lên các tiếp điểm có
thể tăng lên đến tổng điện áp các lưới điện (đối pha). Giá trị danh định này là tùy
chọn.
Trong thực tế, các tiêu chuẩn yêu cầu máy cắt cắt dòng điện bằng 25% dòng điện
sự cố qua tiếp điểm, ở điện áp bằng hai lần điện áp so với đất.
Nếu Ur là điện áp danh định của máy cắt, thì điện áp khôi phục ở tần số công nghiệp
tương đương với:
UA-UB=U1-(-U2)=U1+U2
Nếu U1=U2 thì UA-UB=2U • 2/√3 Ur cho các mạng có hệ thống trung tính nối đất trực tiếp;
• 2,5/√3 Ur cho các mạng khác.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 121


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Dòng điện điện dung danh định (xem § 5.106 IEC 62271-100),
Xem ANSI / IEEE C37.09 cho Bắc Mỹ.
Dòng điện điện dung của máy cắt phải bao gồm bất cứ khi nào có áp dụng:
• dòng điện cắt điện dung đường dây danh định;
• dòng điện cắt điện dung cáp danh định;
• dòng điện cắt dải tụ điện đơn danh định;
• dòng điện cắt tụ trong nhóm tụ điện danh định;
• dòng điện đóng tụ trong nhóm tụ điện danh định.
Các giá trị ưu tiên của dòng điện điện dung danh định được cho trong bảng sau:
Điện áp danh định phạm vi I, dãy I
Đường đây Cáp Tụ đơn Tụ nhóm
Điện áp danh Dòng điện cắt Dòng điện cắt Dòng điện cắt Dòng điện cắt Dòng điện
định(Ur) điện dung điện dung cáp dải tụ điện đơn tụ trong nhóm đóng tụ trong
đường dây danh định (Ic) danh định (Isb) tụ điện danh nhóm tụ điện
danh định (Il) định (Ibb) danh định (Ibi)
kV kA kA A A kA
3,6 10 10 400 400 20
7,2 10 10 400 400 20
12 10 25 400 400 20
17,5 10 31,5 400 400 20
24 10 31,5 400 400 20
36 10 50 400 400 20
52 10 80 400 400 20

Điện áp danh định phạm vi I, dãy II (Bắc Mỹ)


Đường đây Cáp Tụ đơn Tụ nhóm
Điện áp danh Dòng điện cắt Dòng điện cắt Dòng điện cắt Dòng điện cắt Dòng điện
định(Ur) điện dung điện dung cáp dải tụ điện đơn tụ trong nhóm đóng tụ trong
đường dây danh định (Ic) danh định (Isb) tụ điện danh nhóm tụ điện
danh định (Il) định (Ibb) danh định (Ibi)
kV kA kA A A kA
4,76 10 10 400 400 20
8,25 10 10 400 400 20
15 10 25 400 400 20
25,8 10 31,5 400 400 20
38 10 50 400 400 20
48,3 10 80 400 400 20
4,76 10 10 400 400 20

Hai lớp máy cắt được xác định theo khả năng phóng điện trở lại của chúng:
• lớp C1: xác suất phóng điện trở lại thấp trong quá trình ngắt dòng điện điện dung;
• lớp C2: xác suất phóng điện trở lại rất thấp trong quá trình cắt dòng điện điện
dung.

122 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Dòng điện cắt điện dung đường dây danh định (xem § 5.106.2 IEC
62271-100), Xem ANSI/IEEE C37.09 cho Bắc Mỹ.
Không có yêu cầu bắt buộc về đặc điểm kỹ thuật của dòng điện cắt danh định đối
với máy cắt có điện áp danh định ≥ 72,5 kV khi thực hiện chuyển mạch đường dây
trên không không tải.
Nếu được chỉ định, một cấp phóng điện trở lại liên quan (C1 hoặc C2) sẽ được ấn
định.

Dòng điện cắt điện dung cáp danh định (xem § 5.106.3 IEC 62271-
100),
Xem ANSI/IEEE C37.09 cho Bắc Mỹ.
Không có yêu cầu bắt buộc về đặc điểm kỹ thuật của dòng điện cắt danh định đối
với máy cắt có điện áp danh định thấp hơn 52 kV chuyển mạch không tải đường
dây cáp. Nếu được chỉ định, một cấp phóng điện trở lại liên quan (C1 hoặc C2) sẽ
được ấn định.
Các giá trị dòng điện cắt danh định đối của máy cắt cắt mạch cáp không tải được
tóm tắt trong bảng tổng quát về dòng điện dung định mức.

Dòng điện cắt dải tụ đơn danh định (xem § 5.106.4 IEC 62271‑100),
Xem ANSI/IEEE C37.09 cho Bắc Mỹ.
Không có yêu cầu bắt buộc về đặc điểm kỹ thuật của dòng điện cắt danh định đối
với tụ đơn.
Nếu được chỉ định, một cấp phóng điện trở lại liên quan (C1 hoặc C2) sẽ được ấn
định.

Do có sự hiện diện của sóng hài, dòng điện cắt đối với tụ điện thấp hơn hoặc bằng
0,7 lần dòng điện định mức của thiết bị.
Dòng điện danh định Dòng cắt tụ điện (tối đa)
(A) (A)
400 280
630 440
1250 875
2500 1750
3150 2200

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 123


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Dòng điện cắt tụ trong nhóm tụ danh định (xem § 5.106.5 IEC
62271‑100),
Xem ANSI/IEEE C37.09 cho Bắc Mỹ.
Không có yêu cầu bắt buộc về đặc điểm kỹ thuật của dòng điện cắt danh định đối
với tụ trong nhóm tụ điện
Nếu được chỉ định, một cấp phóng điện trở lại liên quan (C1 hoặc C2) sẽ được ấn
định..
Không có yêu cầu bắt buộc về đặc điểm kỹ thuật của dòng điện đóng danh định
đối với nhóm tụ điện. Dòng điện đóng danh định của nhóm tụ là giá trị dòng đỉnh
mà máy cắt phải có khả năng đóng trong những điều kiện sử dụng quy định.
Giá trị dòng đóng danh định của máy cắt phải lớn hơn dòng điện đóng vào nhóm tụ
điện.
Các công thức tính toán dòng điện đóng vào tụ điện đơn và nhóm tụ có trong mục
9 của IEC/TR 62271-306. Thông thường, các giá trị biên độ dòng điện và tần số của
dòng điện đóng tụ vào khoảng vài kA và vài trăm Hz đối với các khối tụ điện đơn,
và vài chục kA và vài trăm kHz đối với các nhóm tụ điện.

Đóng cắt dòng điện cảm ứng nhỏ (xem § 4 IEC 62271-110)
Trong IEC 62271-100 không có các quy định riêng đối với máy cắt khi đóng cắt
mạch cảm ứng. Tuy nhiên, việc đóng cắt tải cảm ứng (dòng điện từ hóa của máy
biến áp, động cơ điện áp cao và bộ điện kháng dọc đường dây) được quy định trong
IEC 62271-110.
Việc cắt dòng điện cảm ứng nhò (vài Ampe đến vài trăm Ampe) có thể gây ra quá
áp.
Bảo vệ chống sét lan truyền cần được sử dụng trong một số trường hợp tùy theo
loại máy cắt để đảm bảo rằng quá áp không làm hỏng cách điện của tải cảm (máy
biến áp không tải, động cơ).

Hình bên cho thấy các điện áp khác nhau ở trên tải.
Uo Giá trị đỉnh điện áp nguồn tần số công nghiệp đối với đất
Ux Sự dịch chuyển điện áp trung tính khi ngắt ở cực đầu tiên
Ua Điện áp trên hồ quang của máy cắt
Điện áp phía nguồn
Uin = Uo + Ua + Uc Điện áp ban đầu tại thời điểm cắt dòng điện
Uma Điện áp đỉnh triệt tiêu so với đất
Điện áp phía tải Umr Điện áp đỉnh phía tải so với đất
Uw Điện áp trên máy cắt khi phóng điện trở lại
Up Quá điện áp cực đại so với đất (có thể bằng Uma hoặc Umr nếu không xảy ra
sự phóng điện trở lại)
Us Quá điện áp cực đại từ đỉnh đến đỉnh khi có phóng điện trở lại
Điện áp Mức cách điện của động cơ
trung tính
IEC 60034 quy định mức cách điện của động cơ.
Thử nghiệm với nguồn tần số công nghiệp và khả năng chịu xung được cho trong
bảng dưới đây (mức cách điện danh định cho các thiết bị quay).
Cách điện Thử nghiệm trị hiệu Thử nghiệm xung
dụng ở 50 (60) Hz
Giữa các vòng dây (4 Ur + 5) kV
4,9 pu + 5 = 31 kV at 6,6 kV
(50 % trên mẫu)
Thời gian đầu sóng 0,5 μs
Với đất (2 Ur + 1) kV (4 Ur + 5) kV
2 Ur + 1 ► 2(2 Ur + 1) ► 0 4,9 pu + 5 = 31 kV ở 6,6 kV
14 kV ► 28 kV ► 0 Thời gian đầu sóng 1,2 μs

124 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy cắt trung áp
Các đặc tính

Điều kiện hoạt động bình thường (xem § 4.1 IEC 62271-1:2017/A1:2021)
(không có hạn mức nào được đặt ra, xem § 4.108 IEC 62271-100 và IEC 62271-110)
Đối với tất cả các thiết bị hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt hơn những điều
kiện được mô tả dưới đây, nên áp dụng giảm tốc độ (xem chương giảm tốc độ).

Thiết bị được thiết kế để hoạt động bình thường trong các điều kiện sau:
Nhiệt độ
°
C Điều kiện lắp đặt
Môi trường xung quanh tức thời Trong nhà Ngoài trời
Cực tiểu -5 0C -25 0C
0
Cực đại +40 C +40 0C
Trung bình quá 24 giờ Trong nhà Ngoài trời
Cực đại +35 0C +35 0C

Độ ẩm
Độ ầm trung bình trong nhà Độ ẩm tương đối Áp suất hơi nước
trong một khoảng thời gian (kPa)
24 giờ 95 % 2,2
1 tháng 90 % 1,8

Cao độ
Cao độ không quá 1000 mét.

Độ bền cơ học (xem § 6.107.2 IEC 62271-100:2021)


Hai cấp được định nghĩa:
• cấp M1 với độ bền cơ bình thường (2000 chu kỳ hoạt động);
• cấp M2 với độ bền cơ học kéo dài (10 000 chu kỳ hoạt động).
Máy cắt Schneider Electric thường được thử nghiệm theo cấp M2,
ngoại trừ máy cắt dành riêng cho bảo vệ máy biến áp (ví dụ: phân khúc dùng cho
năng lượng tái tạo) trong đó cấp M1 thường được coi là đủ.

Kết nối vào mạng điện (xem § 6.107.3 IEC 62271-100: 2021)
Hai cấp được xác định cho điện áp danh định nhỏ hơn 100 kV:
• cấp S1 với chiều dài cáp của phía nguồn cung cấp dài hơn 100 m;
• cấp S2 với chiều dài cáp của phía nguồn cung cấp ngắn hơn 100 m.
CHÚ THÍCH 1: Máy cắt của trạm biến áp trong nhà có kết nối cáp thường thuộc cấp
S1.
CHÚ THÍCH 2: Các ứng dụng trong đó máy cắt được nối với đường dây trên không
qua thanh cái (không có kết nối cáp) là những ví dụ điển hình của máy cắt cấp S2.

Dòng điện điện dung (xem § 6.107.4 IEC 62271-100:2021)


Hai cấp được định nghĩa:
• cấp C1 với xác suất phóng điện trở lại thấp trong quá trình ngắt dòng điện dung;
• cấp C2 với xác suất phóng điện trở lại rất thấp trong quá trình ngắt dòng điện
dung.
CHÚ THÍCH 1: máy cắt có thể thuộc cấp C2 cho một loại ứng dụng và cấp C1 cho
một loại ứng dụng khác trong đó ứng suất điện áp phục hồi gắt gao hơn.

Độ bền điện (xem § 6.107.2 IEC 62271-100:2021)


Hai cấp được định nghĩa (xem § 6.107.5 IEC 62271-100):
• cấp E1 với độ bền điện cơ bản;
• cấp E2 với độ bền điện mở rộng, dành cho máy cắt không yêu cầu bảo trì các
bộ phận ngắt chính trong suốt tuổi thọ hoạt động dự kiến.
Các máy cắt của Schneider Electric thường được thử nghiệm theo cấp E2.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 125


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cơ cấu truyền động của
máy cắt chân không
Giới thiệu

Máy cắt điện là thiết bị an toàn điện tối ưu, việc cắt tức thời dòng điện ngắn mạch
một cách tin cậy khi có sự cố trong mạng điện là điều tối quan trọng.

Cơ cấu truyền động là một cụm lắp ráp có tác động trực tiếp đến độ tin cậy của
máy cắt cũng như giá thành và kích thước của nó.

Phần này mô tả nguyên tắc hoạt động của các cơ cấu truyền động VCB trung áp,
cụ thể là bộ truyền động điện từ, lò xo và nam châm vĩnh cửu.

Tiêu chuẩn
Hai cơ quan tiêu chuẩn hóa chính được tuân thủ: Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC)
và Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI).

Có sự khác biệt đáng kể trong các yêu cầu về phân loại và các đặc tính trong Tiêu
chuẩn máy cắt của IEC và ANSI/IEEE.
Do đó, các nhà sản xuất toàn cầu thường có hai sản phẩm khác nhau.
Trong vài năm qua, các ủy ban tiêu chuẩn hóa IEC và IEEE đã thực hiện tiến tới hội
tụ các yêu cầu thử nghiệm điển hình (type test) đối với máy cắt trung áp tiêu chuẩn.

Tất cả các tiêu chuẩn áp dụng cho máy cắt trung áp đều xem bộ truyền động như
cụm lắp ráp.
Bộ phận này được phân loại và yêu cầu các chức năng cơ học cũng như quy trình
thử nghiệm để kiểm tra các đặc tính cơ và điện.
Sự phân loại được đặt ra để đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tế trong điều kiện
trình tự chuyển mạch điển hình và số lượng chu kỳ đóng mở (CO) mà máy cắt phải
trải qua trong suốt tuổi thọ của nó.

Các tiêu chuẩn cũng xác định các trình tự hoạt động danh định, được thể hiện qua
các quá trình truyền động đóng (C) và mở (O) với các khoảng thời gian (t) thể hiện
bằng giây hoặc phút.
Tiêu chuẩn IEC hoặc ANSI/IEEE đưa ra các yêu cầu được đối với truyền động cơ
khí, về số lượng hoạt động và trình tự hoạt động phản ánh hầu hết nhu cầu được tìm
thấy trong các ứng dụng của máy cắt.

126 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cơ cấu truyền động của
máy cắt chân không
Các nguyên lý truyền động

Các nguyên lý truyền động


Có ba loại cơ cấu truyền động trong các máy cắt trung áp và thiết bị tự đóng lại có
mặt trên thị trường toàn cầu ngày nay.
Chúng được phân loại theo loại công nghệ được sử dụng để lưu trữ năng lượng cần
thiết để đóng và mở bộ ngắt chân không.

Truyền động bằng cuộn dây điện từ


Truyền động bằng cuộn dây điện từ sử dụng một lò xo nén để mở tiếp điểm và một
cuộn dây điện từ để đóng đồng thời để sạc lò xo mở. Năng lượng cần thiết để vận
hành cuộn dây điện từ được cung cấp bởi nguồn phụ DC hoặc AC.
Cuộn dây có dòng điện tăng cao khi chúng được cung cấp năng lượng, điều này
đòi hỏi nguồn điện phụ (pin DC hoặc nguồn AC) hoặc tụ tích điện lớn, và các tiếp
điểm phụ lớn. Chúng cũng cồng kềnh và nặng hơn truyền động bằng lò xo. Vì lý do
này, hiện nay chúng hiếm khi được sử dụng trong thực tế.

Truyền động bằng lò xo


Truyền động bằng lò xo sử dụng các lò xo tích năng lượng riêng biệt để lưu trữ năng
lượng mở và đóng tiếp điểm.
Lò xo đóng có đủ năng lượng để tích trữ cho lò xo mở và là được sạc lại bằng tay
hoặc bằng một động cơ nhỏ được cung cấp bởi nguồn cung cấp phụ.
Có hai loại truyền động bằng lò xo dành cho máy cắt chân không cơ bản:
• truyền động cho các máy cắt chân không không yêu cầu chế độ đóng lại nhanh
(ví dụ: O - 3 phút - CO trình tự hoạt động danh định);
• truyền động để các VCB có thể thực hiện chế độ đóng lại nhanh
(ví dụ: O - 0,3 giây - CO - 15 s - CO Trình tự hoạt động danh định).

Truyền động nam châm vĩnh cửu (Permanent magnet actuator PMA)
Truyền động nam châm vĩnh cửu (PMA) sử dụng năng lượng được lưu trữ trong tụ
điện để tác động đóng và nam châm vĩnh cửu chốt ở vị trí đóng. Truyền động PMA
được phát triển đặc biệt để dùng cho các máy cắt chân không trung áp.
Có hai họ truyền động PMA: ổn định đơn (chốt từ đơn) và ổn định kép (chốt từ kép).
Nguyên tắc của truyền động PMA ổn định đơn tương tự như truyền động điện từ
ngoại trừ khi ở vị trí đóng, chốt cơ học được thay thế bằng chốt nam châm cố định.
Lực đóng được thiết kế để giữ tiếp điểm chân không đóng ngắt với áp suất tiếp xúc
chính xác trong khi lò xo mở nạp năng lượng.
Trong cơ chế PMA ổn định hai mặt, nam châm vĩnh cửu giữ chặt phần ứng ở cả hai
vị trí đóng và mở. Để di chuyển phần ứng từ vị trí này sang vị trí khác từ thông cao
được tạo ra bởi dòng điện một chiều trong cuộn dây đóng hoặc mở.
Điều này làm giảm độ bền chốt từ và tạo ra lực đối nghịch trong khe hở không khí
phía bên kia.
Năng lượng cho các hoạt động mở và đóng được lấy từ hai tụ điện riêng biệt phóng
điện vào cuộn đóng mở.
Thao tác ngắt thủ công trong trường hợp mất nguồn DC rất phức tạp vì cần phải có
một lực lớn bằng cách sử dụng một đòn bẩy để 'gỡ dính' phần ứng khỏi chốt nam
châm vĩnh cửu và để cung cấp năng lượng mở.
PMA ổn định đơn thường được ưa chuộng hơn ổn định kép vì những lý do sau:
• loại bỏ nguy cơ mở không hoàn toàn (năng lượng ngắt mạch được lưu trữ trong
lò xo);
• thao tác ngắt bằng tay và bằng điện đơn giản hơn (chỉ yêu cầu triệt tiêu từ thông
để mở các VCB).

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 127


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cơ cấu truyền động của
máy cắt chân không
Các nguyên lý truyền động

Áp dụng
Loại VCB Ứng dụng Số lần tác động Trình tự đóng cắt Độ bền cơ Tuổi thọ kỳ vọng Truyền động thích
mỗi năm dự kiến danh định danh định hợp nhất
Đa dụng Cáp / máy biến <30 O - 3 phút - CO M1 2000 lần 30 năm bảo trì Lò xo
áp / Mạch đường định kỳ 3 năm
dây / mạch vào một lần
Thường xuyên Động cơ tụ điện <300 O - 0,3 s - CO -15 s M2 10000 lần Lò xo(Ưu tiên) hoặc
đóng cắt Máy phát điện dự – CO PMA
phòng DRUPS
Đường dây trên
không
Recloser ngoài trời O - 0,3 s - CO -2 s - PMA
CO - 5 s - CO
Chế độ nặng nề Lò hồ quang <3000 O - 0,3 s - CO -15 s - đặc biệt 10 năm bảo trì PMA
CO 30000 lần toàn diện mỗi
năm

Độ tin cậy
Mặc dù bộ truyền động lò xo và PMA dựa trên các công nghệ khác nhau,
cả hai đều phù hợp với hầu hết các ứng dụng VCB trung áp.
Độ tin cậy của VCB không liên quan đến số lần đóng cắt tối đa mà một thiết bị mới
có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm. Tham số thực sự cần xem xét là số liệu
hoạt động MTBF (Mean Time Between Failures-Thời gian trung bình giữa các lần sự
cố).
Độ tin cậy của bộ truyền động lò xo được xác định bởi tỷ lệ hỏng hóc hệ thống cơ
khí trong khi đó độ tin cậy của bộ truyền động PMA được xác định bởi sự kết hợp tỷ
lệ hỏng hóc cơ khí và điện tử.
Mặc dù các bộ truyền động lò xo có nguy cơ thực hiện hoạt động 'mở chậm' sau
thời gian dài không hoạt động, rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách thực hiện
kiểm tra hoạt động VCB định kỳ.
Tóm lại, các lập luận logic của các tác giả thách thức ý kiến rằng VCB sử dụng bộ
truyền động PMA có độ bền cơ học cao hơn thì đáng tin cậy hơn so với các VCB sử
dụng bộ truyền động lò xo lò xo.
Phân tích định tính này chỉ làm nổi bật một số khía cạnh hoạt động của bộ truyền
động tác động đến độ tin cậy của VCB, do đó mở ra cuộc tranh luận giữa các
chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị đóng cắt trung áp. Cần phải làm rõ thêm để đạt
được các mô hình độ tin cậy chính xác của VCB.

128 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Thiết bị đóng cắt
Giới thiệu – Các đặc tính

Giới thiệu
Thiết bị đóng cắt dòng xoay chiều và thiết bị đóng cắt- cách ly (switch-disconnetor)
có chức năng đóng cắt dòng điện danh định, lắp đặt trong nhà và ngoài trời, có
điện áp danh định trên 1 kV đến 52 kV có tần số danh định từ 162/3 Hz trở lên và
60 Hz tuân thủ theo tiêu chuẩn IEC 62271-103. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng
cho các thiết bị đóng cắt một cực được sử dụng trên các hệ thống ba pha.
Giả định rằng các hoạt động mở và đóng được thực hiện theo hướng dẫn của nhà
sản xuất. Một hoạt động đóng có thể ngay lập tức theo sau một hoạt động cắt nhưng
một hoạt động cắt không nên ngay lập tức sau hoạt động đóng do dòng điện bị
ngắt khi đó có thể vượt quá giá trị dòng ngắt danh định của thiết bị đóng cắt.

Các đặc tính


Chung theo IEC 62271-1: 2017/A1:2021
(a) điện áp danh định (Ur);
(b) mức cách điện danh định (Up, Ud và Us nếu có);
(c) tần số danh định (fr);
(d) dòng điện liên tục danh định (Ir);
(e) khả năng chịu dòng điện ngắn hạn danh định (Ik);
(f) khả năng chịu dòng điện đỉnh danh định (Ip);
(g) thời gian ngắn mạch danh định (tk);
(h) điện áp danh định của nguồn cấp cho thiết bị đóng, mở và mạch phụ (Ua);
(i) tần số danh định của nguồn cấp cho các thiết bị đóng, mở và các mạch phụ;

Cụ thể theo thiết bị đóng cắt IEC 62271-103:2021


(j) dòng điện cắt tải danh định (Iload);
(k) dòng điện cắt mạch vòng danh định (Iloop);
(l) dòng điện cắt máy biến áp song song danh định (Ipptr);
(m) dòng điện cắt điện dung cáp danh định (Icc);
(n) dòng điện cắt điện dung dường dây danh định (Ilc);
(o) dòng điện cắt tụ điện đơn danh định (Isb);
(p) dòng điện cắt nhóm tụ điện danh định (Ibb);
(q) dòng điện đóng vào nhóm tụ điện danh định (Iin);
(r) dòng điện cắt sự cố chạm đất danh định (Ief1);
(s) dòng điện cắt điện dung cáp và đường dây trong điều kiện sự cố chạm đất
(Ief2);
(t) dòng điện cắt danh định của động cơ (Imot);
(u) dòng điện đóng ngắn mạch danh định (Ima);
(v) cấp độ bền cơ học của thiết bị đóng cắt (M1 hoặc M2);
(w) cấp độ bền điện của thiết bị đóng cắt đa dụng (E1, E2 hoặc E3);
(x) cấp độ về khả năng cắt điện dung của thiết bị đóng cắt (C1 hoặc C2).

Các điều kiện để áp dụng các xếp hạng bổ sung phụ thuộc vào loại thiết bị đóng
cắt và/hoặc loại ứng dụng

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 129


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Thiết bị đóng cắt
Các đặc tính

Dòng điện cắt tải danh định (Iload)


(xem § 5.101 IEC 62271‑103)
Dòng điện cắt tải danh định là dòng tải lớn nhất mà thiết bị đóng cắt phải có khả
năng cắt khi hoạt động ở điện áp danh định. Giá trị của nó sẽ bằng dòng điện bình
thường danh định nếu không có giá trị nào khác được ghi trên bảng kỹ thuật của
thiết bị.

Dòng điện cắt mạch vòng danh định (Iloop)


(xem § 5.102 IEC 62271‑103)
Dòng điện cắt mạch vòng danh định là dòng điện mạch vòng lớn nhất mà thiết bị
đóng cắt phải có khả năng cắt. Có thể có các thông số chỉ định riêng cho dòng cắt
mạch vòng lưới phân phối và dòng cắt máy biến áp song song.

Dòng điện cắt máy biến áp song song danh định (Ipptr)
(xem § 5.103 IEC 62271-103)
Dòng điện cắt máy biến áp song song danh định là giá trị cực đại của dòng điện
máy biến áp song song đóng mạch vòng mà thiết bị đóng cắt phải có khả năng cắt.

Dòng cắt điện dung cáp danh định (Icc)


(xem § 5.104 IEC 62271-103)
Dòng điện cắt diện dung cáp danh định là trị số cực đại của dòng điện điện dung
của cáp điện mà thiết bị đóng cắt phải có khả năng cắt ở điện áp danh định.

Dòng điện cắt điện dung mạch đường dây danh định (Ilc)
(xem § 5.105 IEC 62271-103)
Dòng điện cắt điện dung mạch đường dây danh định là trị số cực đại của dòng điện
điện dung của đường dây mà thiết bị đóng cắt phải có khả năng cắt ở điện áp danh
định.

Dòng điện cắt tụ điện đơn danh định dành cho thiết bị đóng cắt có
yêu cầu đặc biệt (Isb) (xem § 5.106 IEC 62271-103)
Dòng điện cắt tụ điện đơn danh định là dòng tụ điện lớn nhất mà thiết bị đóng cắt
có yêu cầu đặc biệt phải có khả năng cắt ở điện áp danh định không có nhóm tụ
điện khác được kết nối bên cạnh.

Dòng điện cắt nhóm tụ điện danh định dành cho thiết bị đóng cắt
có yêu cầu đặc biệt (Ibb) (xem § 5.107 IEC 62271-103)
Dòng điện cắt nhóm tụ điện danh định là trị số lớn nhất của dòng điện trên nhóm tụ
điện mà thiết bị đóng cắt có yêu cầu đặc biệt phải có khả năng cắt ở điện áp danh
định với một hoặc nhiều tụ điện được kết nối bên cạnh.
Dòng điện cắt nhóm tụ điện danh định thường được chọn là 400 A.

130 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Thiết bị đóng cắt
Các đặc tính

Dòng điện đóng vào nhóm tụ điện danh định dành cho thiết bị đóng
cắt có yêu cầu đặc biệt (Iin) (xem § 5.108 IEC 62271-103)
Dòng điện đóng vào nhóm tụ điện danh định là giá trị đỉnh của dòng điện mà thiết
bị đóng cắt có yêu cầu đặc biệt phải có khả năng đóng ở điện áp danh định và với
tần số của dòng điện đóng thích hợp với các điều kiện thực tế. Dòng điện đóng vào
nhóm tụ điện danh định là chỉ định bắt buộc đối với các thiết bị chuyển mạch có
dòng điện cắt nhóm tụ điện danh định
Dòng điện đóng vào nhóm tụ điện thường được chọn có trị số đỉnh là 20 kA và
tần số của dòng điện đóng là 4 250 Hz.
LƯU Ý: Tần số và cường độ của dòng khởi động phụ thuộc vào dung lượng và cấu hình
của bộ tụ điện cần đóng cắt, bộ tụ điện đã được kết nối với nguồn cung cấp và các trở
kháng giới hạn, nếu có.

Dòng điện cắt sự cố chạm đất danh định (Ief1) (xem §5.109 IEC
62271-103)
Dòng điện cắt sự cố chạm đất danh định là trị số lớn nhất của dòng điện điện dung
sinh ra do sự cố chạm đất ở pha bị sự cố mà thiết bị đóng cắt phải có khả năng cắt
ở điện áp danh định trong hệ thống trung tính cách ly.
LƯU Ý: Giá trị lớn nhất của dòng sự cố chạm đất điện dung trong hệ thống trung tính
cách ly
có thể đạt tới ba lần dòng điện dung của cáp hay của đường dây trên không. Hướng dẫn
thêm được nêu trong Phụ lục B.

Dòng điện cắt điện dung cáp và đường dây danh định khi có sự cố
chạm đất (Ief2) (xem § 5.110 IEC 62271-103)
Dòng điện cắt điện dung cáp và đường dây trên không danh định khi có sự cố chạm
đất là trị số lớn nhất của dòng điện điện dung trong các pha không bị sự cố mà thiết
bị đóng cắt phải có khả năng cắt ở điện áp danh định trong hệ thống trung tính
cách ly.
LƯU Ý: Giá trị lớn nhất của dòng điện dung trên các pha không bị sự cố khi có sự cố
chạm đất trong hệ thống trung tính cách ly có thể đạt tới √3 lần dòng điện dung cáp và
đường dây trên không. Hướng dẫn thêm được nêu trong Phụ lục B.

Dòng điện cắt động cơ danh định dành cho các thiết bị đóng cắt
có yêu cầu đặc biệt (Imot) (xem § 5.111 IEC 62271-103)
Dòng điện cắt động cơ danh định là trị số lớn nhất của dòng điện động cơ ở trạng
thái ổn định mà thiết bị đóng cắt phải có khả năng mở ở điện áp danh định. Tham
khảo tiêu chuẩn IEC 62271-110 về đóng cắt tải cảm ứng.
LƯU Ý: Thông thường, dòng điện cắt đối với tình trạng động cơ bị dừng bằng tám lần
dòng điện liên tục danh định của động cơ.

Dòng điện đóng ngắn mạch danh định (Ima) (xem § 5.112 IEC
62271-103)
Dòng điện đóng ngắn mạch danh định là dòng điện đỉnh lớn nhất mà thiết bị đóng
cắt phải có khả năng đóng ở điện áp danh định.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 131


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Thiết bị đóng cắt
Các đặc tính

Dòng điện cắt và đóng dành cho thiết bị đóng cắt đa dụng (xem §
5.113.2 IEC 62271-103)
Thiết bị đóng cắt đa dụng phải có các định mức cụ thể cho từng nhiệm vụ đóng cắt
như sau:
• dòng điện cắt tải danh định chủ yếu bằng dòng điện liên tục danh định;
• dòng điện cắt mạch vòng đường dây phân phối danh định bằng dòng điện liên
tục danh định;
• dòng điện cắt điện dung cáp danh định như bảng dưới đây;
• dòng điện đóng ngắn mạch danh định bằng khả năng chịu dòng điện đỉnh danh
định.
Và các bổ sung cho các thiết bị đóng cắt thiết kế để sử dụng trong hệ thống trung
tính cách ly:
• dòng điện cắt sự cố chạm đất danh định;
• dòng điện cắt điện dung cáp và dây trên không danh định trong điều kiện sự cố
chạm đất.

Phạm vi I, dãy I
Điện áp danh định Dòng điện dung cáp Dòng điện dung đường
danh định dây trên không danh định
U r (kV) Icc (A) Ilc (A)
7,2 6 0,5
12 10 1
17,5 10 1
24 16 1,5
36 20 2
40,5 20 2
52 24 2,5

Phạm vi I, dãy II
Điện áp danh định Dòng điện dung cáp Dòng điện dung đường
danh định dây trên không danh định
Ur (kV) Icc (A) Ilc (A)
4,76 4 0,3
8,25 6 0,5
15 10 1
25,8 16 1,5
38 20 2
48,3 24 2,5

Dòng điện cắt và đóng dành cho thiết bị đóng cắt có mục đích hạn
chế
(xem § 5.113.3 IEC 62271-103)
Thiết bị đóng cắt có mục đích hạn chế phải có dòng điện liên tục danh định, khả
năng chịu dòng ngắn hạn danh định và một hoặc nhiều, nhưng không phải tất cả,
khả năng của một thiết bị đóng cắt đa dụng. Nếu các định mức khác được chỉ định,
nên lựa chọn các giá trị từ dãy R10 được quy định trong tiêu chuẩn IEC 60059.
Dòng điện cắt và đóng dành cho thiết bị đóng cắt có mục đích đặc
biệt (xem § 5.113.4 IEC 62271-103)
Thiết bị đóng cắt có mục đích đặc biệt có thể có một hoặc nhiều khả năng của một
thiết bị đóng cắt đa dụng và phải có khả năng đóng cắt thích hợp cho ứng dụng
dịch vụ đặc biệt cụ thể mà thiết bị đóng cắt được thiết kế. Một hoặc nhiều các thông
số định mức sau được ấn định:
• dòng điện cắt máy biến áp song song danh định;
• dòng điện cắt tụ điện đơn danh định;
• dòng điện đóng nhóm tụ điện nối tiếp danh định;
• dòng điện cắt động cơ danh định.
Các giá trị danh định phải được chọn từ dãy R10 được quy định trong IEC 60059.

132 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Thiết bị đóng cắt
Các đặc tính

Định mức cho các thiết bị đóng cắt được hỗ trợ bởi cầu chì (xem §
5.113.5 IEC 62271-103)
Các thiết bị đóng cắt đa dụng, mục đích giới hạn và mục đích đặc biệt có thể được
hỗ trợ bằng cầu chì.
Trong trường hợp này, định mức về dòng ngắn mạch, khả năng chịu dòng ngắn hạn
và dòng điện đóng của thiết bị đóng cắt có thể được lựa chọn bằng cách xem xét
tác động hạn chế về thời gian và giá trị của dòng điện ngắn mạch của cầu chì.
Tiêu chuẩn IEC 62271-105 về kết hợp cầu chì-thiết bị đóng cắt dòng điện xoay chiều
có thể là được sử dụng cho mục đích này.

Loại và các cấp cho các thiết bị đóng cắt đa dụng, mục đích hạn
chế và mục đích đặc biệt (xem § 5.114, § 5.115, § 5.116 IEC 62271-
103)
Mọi thiết bị đóng cắt phù hợp với tiêu chuẩn này phải được chỉ định theo loại là đa
dụng, mục đích hạn chế, hoặc mục đích đặc biệt.
Ngoài ra, một thiết bị đóng cắt cũng sẽ được quy định theo cấp của nó:
• độ bền cơ học (M1 (1000 lần thừ nghiệm CO +) hoặc M2 (5000 lần thử nghiệm
CO +));
• độ bền điện (E1 (cơ bản), E2 (trung bình) hoặc E3 (cao)) cho thiết bị đóng cắt
đa dụng;
• đóng cắt điện dung (C1 hoặc C2 (khả năng phóng điện trở lại thấp trong quá
trình cắt dòng điện điện dung)).

Tất cả các phân loại độ bền này được mô tả trong IEC 62271-103.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 133


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Dao cách ly và dao nối đất
Giới thiệu – Các đặc tính

IEC 62271-102 một mặt xác định các điều kiện hoạt Giới thiệu
động, các đặc tính đánh giá, thiết kế và sản xuất; Trong các ứng dụng trung áp, các dao cách ly được sử dụng để tạo ra khoảng hở
và mặt khác là thử nghiệm, các điều kiện lựa chọn với mạch điện đang hoạt động, có thể quan sát tốt hơn những thiết bị đóng cắt khác.
và lắp đặt. Khả năng cách điện giữa tiếp điểm mở được thể hiện qua hai giá trị, điện áp tần số
công nghiệp và điện áp xung sét, và được kiểm tra với các tiêu chí chấp nhận thông
thường, nghĩa là sự xuất hiện phóng điện bề mặt chấp nhận được ở 2/15 thử nghiệm
(đối với cách điện tự phục hồi).
Dao cách ly không phải là thiết bị an toàn.
Sự hiểu lầm nguy hiểm nhất là coi đó là một thiết bị cách ly duy nhất đảm bảo an
toàn cho người.

Đặc điểm
Chung theo IEC 62271-1: 2017/A1:2021
(a) điện áp danh định (Ur);
(b) mức cách điện danh định (Up, Ud và Us nếu có);
(c) tần số danh định (fr);
(d) dòng điện liên tục danh định (Ir);
(e) khả năng chịu dòng điện ngắn hạn danh định (Ik);
(f) khả năng chịu dòng điện đỉnh danh định (Ip);
(g) thời gian ngắn mạch danh định (tk);
(h) điện áp danh định của nguồn cấp cho thiết bị đóng, mở và mạch phụ (Ua);
(i) tần số danh định của nguồn cấp cho các thiết bị đóng, mở và các mạch phụ;
Cụ thể đối với dao cách ly và dao nối đất IEC 62271-102:2018
(j) dòng điện dóng ngắn mạch danh định (chỉ đối với dao nối đất);
(k) vùng tiếp xúc danh định;
(l) lực đặt vào đầu nối danh định;
(m) lớp phủ băng định mức;
(n) các giá trị danh định của khả năng đóng cắt dòng điện chuyển mạch thanh cái
(chỉ dành cho dao cách ly);
(o) các giá trị danh định của khả năng đóng cắt dòng điện cảm ứng (chỉ dành cho
dao cách ly);
(p) các giá trị danh định của khả năng đóng cắt dòng điện nạp điện dung thanh
cái (chỉ dành cho dao cách ly). Ngoài các giá trị danh định được đưa ra ở trên,
các giá trị phân loại sau đây có thể được quy định:
(q) cấp đóng ngắn mạch (chỉ dành cho dao nối đất);
(r) cấp độ bền cơ học;
(s) cấp chuyển mạch dòng điện cảm ứng (chỉ dành cho dao nối đất);
(t) cấp chuyển mạch dòng điện nạp điện dung thanh cái (chỉ dành cho dao cách
ly).

Khả năng chịu dòng điện ngắn hạn danh định (Ik) (xem § 5.6 IEC 62271-1
& IEC 62271‑102)
Giá trị định mức này là giá trị hiệu dụng của dòng ngắn mạch mà thiết bị đóng cắt
và bộ điều khiển có thể tải ở vị trí đóng trong khoảng thời gian danh định của nó
theo điều kiện hoạt động.
Một dao nối đất có thể được quy định một giá trị định mức khác với giá trị định mức
của mạch chính liên quan (nếu có). Một dao nối đất là thành một phần không thể
thiếu của một dao nối đất có chức năng kết hợp có thể được quy định một giá trị
định mức khác với giá trị định mức của mạch chính.

Khả năng chịu đượng dòng điện đỉnh danh định (Ip)
(xem § 5.7 IEC 62271-1 & 5.7 IEC 62271‑102)
Điều 5.7 của IEC 62271-1:2017/A1: 2021 được áp dụng thêm như sau
Một dao nối đất có thể được quy định một giá trị định mức khác với giá trị định mức
của mạch chính liên quan (nếu có). Một dao nối đất là thành một phần không thể
thiếu của một dao nối đất có chức năng kết hợp có thể được quy định một giá trị
định mức khác với giá trị định mức của mạch chính.

134 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Dao cách ly và dao nối đất
Giới thiệu – Các đặc tính

Thời gian ngắn mạch danh định (tk)


(xem § 5.8 IEC 62271-1 & 5.8 IEC 62271‑102)
Giá trị định mức này xác định khoảng thời gian mà thiết bị đóng cắt và thiết bị điều
khiển ở vị trí đóng, có thể tải một dòng điện bằng khả năng chịu dòng ngắn hạn
danh định. Giá trị ưu tiên của thời gian ngắn mạch danh định là 1 s. Một giá trị thay
thế thấp hơn hoặc cao hơn 1 s có thể được chọn, ví dụ: 0,5 giây, 2 giây, 3 giây.
Một dao nối đất có thể được quy định một giá trị định mức khác với giá trị định mức
của mạch chính liên quan (nếu có). Một dao nối đất là thành một phần không thể
thiếu của một dao nối đất có chức năng kết hợp có thể được quy định một giá trị
định mức khác với giá trị định mức của mạch chính.

Dòng điện đóng ngắn mạch danh định (Ima) (xem § 5.101 IEC 62271‑102)
Dòng điện đóng ngắn mạch danh định chỉ áp dụng cho các dao nối đất cấp E1 và
E2. Dòng điện này phải bằng khả năng chịu dòng điện đỉnh danh định.

Phân loại dao nối đất làm dòng điện đóng ngắn mạch (xem § 5.102 IEC
62271‑102)
Khả năng đóng ngắn mạch của dao nối đất để thực hiện một số lần vận hành ngắn
mạch, không cần bảo dưỡng lớn, phải tương ứng với một trong các cấp được đưa
ra trong bảng sau.
Sự phân loại này thay thế cho độ bền điện trước đây.

LƯU Ý: Số lần các hoạt động đóng của Lớp E2 thường liên quan đến điện áp lên đến 52
kV tùy thuộc vào điều kiện hoạt động và hệ thống bảo vệ của mạng điện.

Cấp Kiểu dao nối dất


E0 Dao nối đất không có khả năng đóng ngắn mạch
E1 Dao nối đất có khả năng thực hiện hai lần đóng ngắn mạch
E2 Dao nối đất có khả năng thực hiện năm lần đóng ngắn mạch

Vùng tiếp xúc định mức (xem § 4.102 IEC 62271-102)


Trong trường hợp các dao cách ly hỗ trợ phân chia và các dao nối đất hỗ trợ phân
chia nhà sản xuất phải nêu các giá trị danh định của vùng tiếp xúc (được chỉ ra
bằng xr, yr và zr). Các giá trị ưu tiên được đưa ra trong bảng cho tiếp điểm cố định
tương ứng cho dây dẫn mềm và cứng.
Vùng tiếp điểm ưu tiên Điện áp danh x mm y mm z1 mm z2 mm
cho các tiếp điểm 'cố định Ur (kV)
định' được hỗ trợ bởi
Dây dẫn mềm 52 - 72,5 - 100 100 300 200 300
Thanh dẫn cứng 52 - 72,5 - 100 100 100 100

x = tổng biên độ chuyển động dọc của dây dẫn hỗ trợ (nhiệt độ).
y = tổng độ lệch ngang (vuông góc với dây dẫn hỗ trợ) (gió).
z = độ võng dọc (băng) z1: nhịp ngắn và z2 nhịp dài của dây dẫn mềm.

Các giá trị định mức phải được nhà sản xuất quy định.
Điều này cũng đề cập đến sự dịch chuyển góc có thể chấp nhận được của tiếp
điểm cố định.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 135


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Dao cách ly và dao nối đất
Các đặc tính

Lực tĩnh đặt lên đầu nối danh định (xem § 5.104 IEC 62271-102)
Các lực tĩnh đặt lên đầu nối có thể tính cho các dao cách ly ngay cả đối với điện áp
danh định dưới 52 kV và các giá trị đề xuất có thể được sử dụng. Khuyến cáo rằng
cần kiểm tra bổ sung những ứng suất xuất hiện do các điều kiện sử dụng cục bộ.

Dao cách ly và dao nối đất phải đóng và mở được trong khi chịu lực tĩnh đặt lên đầu
nối danh định.
Dao cách ly và dao nối đất phải có khả năng chịu được lực điện động tác động lên
đầu nối danh định khi ngắn mạch.

Các ứng suất lên phần cách điện phải được tính toán trong giai đoạn thiết kế.để
đảm bảo an toàn các chức năng hoạt động
Khuyến nghị về lực tĩnh.
Điện áp danh Dòng điện liên Dao cách ly hai và ba trụ Dao cách ly hỗ trợ phân chia Lực thẳng đứng
định (Ur) kV tục danh định (Ir) Lực dọc Fa1 và Lực ngang Fb1 Lực dọc Fa1 và Lực ngang Fb1 Fc(a) N
A Fa2 và Fb2 Fa2 và Fb2

N N N N
52 – 72, ≤ 1600 400 130 800 200 500
≤ 1600 500 170 800 200

(a) Fc mô phỏng lực hướng xuống do trọng lượng của các thanh dẫn gây ra.
Fc không áp dụng cho dây dẫn mềm.

CHÚ THÍCH: lực tĩnh tác động lên đầu nối bao gồm các lực do băng, gió và các dây dẫn kết nối vào.

Các giá trị danh định về khả năng chuyển mạch thanh cái của
dao cách ly (xem § 5.108.1 IEC 62271-102)
Các giá trị danh định về khả năng đóng cắt dòng điện cảm ứng
của dao nối đất (xem § 5.109 IEC 62271-102)
Các giá trị danh định về khả năng đóng cắt dòng nạp điện dung
thanh góp
(xem § 5.110 IEC 62271-102)
Các giá trị danh định về độ bền cơ học của dao cách ly
(xem § 5.105 IEC 62271-102)
Dao cách ly phải có thể thực hiện số lần thao tác có tính đến chương trình bảo
dưỡng do nhà sản xuất quy định như sau:
Lớp Kiểu dao cách ly Số chu kỳ hoạt động
M0 Dao cách ly dao nối đất tiêu chuẩn 1000
(độ bền cơ học bình thường)
M1 Dao cách ly được thiết kế để sử dụng với máy cắt 2000
cùng cấp (độ bền cơ học kéo dài)
M2 Dao cách ly được thiết kế để sử dụng với máy cắt 10000
cùng cấp (độ bền cơ học kéo dài)

136 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Dao cách ly và dao nối đất
Các đặc tính

Các giá trị danh định của độ bền cơ đối với dao nối đất
(xem § 5.106 IEC 62271-102)
Độ bền cơ của dao nối đất phải tương ứng với một trong các cấp được cho trong
bảng sau. Việc sử dụng đạt hiệu quả khi liên kết với chương trình bảo trì do nhà sản
xuất xác định:
Cấp Kiểu dao cách ly Số chu kỳ hoạt động
M0 Dao cách ly dao nối đất tiêu chuẩn 1000
(độ bền cơ học bình thường)
M1 Dao cách ly được thiết kế để sử dụng với máy cắt 2000
cùng cấp (độ bền cơ học kéo dài)
M2 Dao cách ly được thiết kế để sử dụng với máy cắt 10000
cùng cấp (độ bền cơ học kéo dài)

Lớp phủ băng danh định (xem § 5.107 IEC 62271-102)


Đối với các dao cách ly và dao nối đất có thể hoạt động trong điều kiện băng giá
Lớp phủ băng danh định phải do nhà sản xuất ấn định.
Các định mức ưu tiên của lớp phủ băng là: 1 mm, 10 mm và 20 mm.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 137


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cầu chì giới hạn dòng điện
Giới thiệu - Các đặc tính

Giới thiệu
Cầu chì giới hạn dòng điện trung áp chủ yếu được sử dụng để bảo vệ máy biến
áp, động cơ, tụ bù, và các loại tải khác. Tiêu chuẩn tham chiếu là IEC 60282-
1:2020.

Đặc tính
Thông số định mức đế cầu chì
• Điện áp định mức.
• Dòng điện định mức.
• Mức cách điện định mức (điện áp tần số công nghiệp; điện áp khô, điện áp ướt;
và điện áp chịu xung).
Thông số định mức dây chì:
1 - Tiếp điểm • Điện áp định mức.
2 - Vỏ • Dòng điện định mức.
3 - Lõi • Dòng điện cắt lớn nhất định mức.
4 - Dây chì • Dòng điện cắt nhỏ nhất định mức đối với cầu chì hỗ trợ bảo vệ.
5 - Dập hồ quang
6 - Cơ cấu đập
• Tần số định mức.
Đặc tính cầu chì:
• Giới hạn độ tăng nhiệt.
Đặc tính dây chì:
• Loại.
• Điện áp đóng cắt.
• Đặc tính thời gian - dòng điện.
• Đặc tính cắt.
• Đặc tính nhiệt I2t.
• Công suất tiêu tán.
Định mức và đặc tính các loại dây chảy và ứng dụng cụ thể:
• Đặc tính cơ của cơ cấu đập.
• Hệ số K (dây chì dùng cho các ứng dụng của mạch động cơ).
• Nhiệt độ áp dụng lớn nhất.
• Dòng điện liên tục cho phép.
• Dòng điện rò ra vỏ lớn nhất.
Điện áp định mức Ur (theo mục § 5.2.1 IEC 60282-1)
Điện áp được sử dụng để chọn đế cầu chì hay dây chì, từ đó xác định các điều kiện
thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Điều khoản của điều kiện tiêu chuẩn sử dụng nêu chi tiết mối quan hệ giữa điện
áp định mức cầu chì và điện áp lưới điện, dựa vào các giả định và các thông số kỹ thuật được
dùng cho những thử nghiệm đứt dây chì.
Điện áp định mức của cầu chì được chọn theo bảng bên dưới :
Hệ I (kV) Hệ II (kV)
3,6 2,8
7,2 5,5
12 8,3
17,5 15,5
24 17,2
36 23
40,5 27
52 38
72,5 48,3
72,5
CHÚ THÍCH 1: Điện áp định mức này đại diện cho điện áp lớn nhất của thiết bị (xem IEC 60038).
CHÚ THÍCH 2: Đối với lưới điện ba pha trung tính nối đất trực tiếp, cầu chì chỉ có thể được sử
dụng với điều kiện điện áp cao nhất của lưới điện bé hơn hoặc bằng điện áp định mức cầu chì.
Đối với lưới điện một pha hay lưới điện ba pha trung tính không nối đất trực tiếp, cầu chì chỉ có
thể được dùng khi điện áp lớn nhất của lưới điện nhỏ hơn hoặc bằng 87% điện áp định mức cầu
chì, trừ khi những thử nghiệm cụ thể được thực hiện (xem IEC/TR 62655:2013, 5.1.3).

138 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cầu chì giới hạn dòng điện
Các đặc điểm

Mức cách điện định mức (của đế cầu chì) (theo mục § 5.2.4 IEC 60282-1)
Các mức cách điện định mức của đế cầu chì - Hệ I
Dựa theo thực tiễn ở châu Âu và các điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ, áp suất, và
Điện áp qua cầu chì độ ẩm lần lượt là 20 oC, 101,3 kPa, và 11 g nước trên 1 m3.
Điện áp đóng cắt cầu chì
Điện áp Khả năng chịu điện áp xung sét định mức Khả năng chịu điện áp tần
Điện áp hồ quang
định mức (cực âm và cực dương) số công nghiệp định mức
của cầu trong 1 phút (khô và ướt)
TRV chì kV kV (hiệu dụng)
Danh mục 1 kV (trị đỉnh) Danh mục 2 kV (trị đỉnh)
Với đất và Qua khoảng Với đất và Qua khoảng Với đất và Qua khoảng
giữa các cực cách ly của giữa các cách ly của giữa các cách ly của
đế cầu chì cực đế cầu chì cực đế cầu chì
(xem chú (xem chú (xem chú
thích) thích) thích)
Dòng điện qua cầu chì
3,6 20 23 40 46 10 12
Dòng điện kỳ vọng 7,2 40 46 60 70 20 23
12 60 70 75 85 28 32
Cầu chì nóng chảy 17,5 75 85 95 110 38 45
24 95 110 125 145 50 60
36 145 165 170 195 70 80
40,5 180 200 190 220 80 95
Ngắt dòng điện cao đối với 52 250 290 250 290 95 110
cầu chì giới hạn dòng điện
72,5 325 375 325 375 140 160
CHÚ THÍCH: Chỉ quy định mức cách điện qua khoảng cách ly cho đế cầu chì được ấn định có đặc tính cách ly.

Các mức cách điện định mức của đế cầu chì - Hệ II


Dựa theo thực tiễn ở Mỹ và Canada với các điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ, áp suất,
và độ ẩm lần lượt là 25 oC, 101,3 kPa, và 15 g nước trên 1 m3.

Điện áp Khả năng chịu điện áp xung sét định Khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp định
định mức (cực âm và cực dương) kV (trị mức trong 1 phút (khô và ướt) kV (hiệu dụng)
mức đỉnh)
của cầu Với đất và giữa Qua khoảng cách Với đất và giữa các Qua khoảng cách ly của
chì kV các cực ly của đế cầu chì cực đế cầu chì (xem chú thích)
(xem chú thích)
Trong Ngoài Trong Ngoài Trong Ngoài trời Trong Ngoài trời
nhà trời nhà trời nhà nhà
1 phút 1 phút 10 s 1 phút 1 phút 10 s ướt
khô khô ướt khô khô
2,8 45 - 50 - 15 - - 17 - -
5,5 60 - 66 - 19 - - 21 - -
8,3 75 95 83 105 26 35 30 29 39 33
15 – 95 - 105 - 36 - - 40 - -
17,2
15 – 110 110 121 121 50 50 45 55 55 50
17,2
23 – 27 125 150 138 165 60 - - 66 - -
23 – 27 150 - 165 - 60 - - 66 - -
38 150 200 165 220 70 95 80 77 105 88
48,3 - 250 - 275 - 120 100 - 132 110
72,5 - 350 - 385 - 175 145 - 193 160
CHÚ THÍCH: Chỉ quy định mức cách điện qua khoảng cách ly cho đế cầu chì được ấn định có đặc tính cách ly.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 139


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cầu chì giới hạn dòng điện
Các đặc điểm

Dòng điện định mức của đế cầu chì (theo mục § 5.2.2 IEC 60282-1)
Dòng điện định mức của đế cầu chì nên chọn theo các giá trị sau: 10 A, 25 A, 63 A,
100 A, 200 A, 400 A, 630 A, 1000 A. Đây là dòng điện liên tục không gây vượt quá
giới hạn độ tăng nhiệt theo quy định với nhiệt độ môi trường xung quanh không quá
40 oC.

Dòng điện định mức dây chì (Ir) (theo mục § 5.2.3 IEC 60282-1)
Dòng điện định mức tính bằng A của dây chì nên chọn trong dãy R10. Đối với các
trường hợp đặc biệt, có thể chọn các giá trị bổ sung đối với dòng điện định mức
của dây chì theo dãy R20.
CHÚ THÍCH: Dãy R10 gồm các giá trị 1; 1,25; 1,6; 2; 2,5; 3; 4; 5; 6,3; 8 và bội của
chúng với 10. Dẫy R20 gồm các giá trị 1; 1,12; 1,25; 1,4; 1,6; 1,8; 2; 2,24; 2,5; 2,8;
3,15; 3,55; 4; 4,5; 5; 5,6; 6,3; 7,1; 8; 9 và bội của chúng với 10.

Khả năng cắt định mức (§ 5.2.5 IEC 60282-1 và IEC/TR 62655)
Dòng điện cắt lớn nhất định mức (I1) (§ 5.2.5 IEC 60282-1)
Dòng điện cắt lớn nhất định mức tính bằng kA của dây chì nên chọn trong dãy R10.
CHÚ THÍCH: Dãy R10 gồm các giá trị 1; 1,25; 1,6; 2; 2,5; 3,15; 4; 5; 6,3; 8 và bội của
chúng với 10.

Dòng điện cắt nhỏ nhất định mức và cấp (theo mục § 5.2.5.2 IEC 60282-1)
Nhà sản xuất đưa ra các loại như sau:
• Cầu chì hỗ trợ bảo vệ & dòng điện cắt nhỏ nhất định mức (I3)
Có khả năng cắt tất cả các dòng điện từ dòng điện cắt nhỏ nhất định mức cho
đến dòng điện cắt lớn nhất định mức.
• Cầu chì thông dụng & dòng điện cắt nhỏ nhất nếu có
Ngắt tại I1, khả năng cắt cực đại Có khả năng cắt tất cả các dòng điện từ dòng điện làm dây chì nóng chảy trong
1 giờ cho đến dòng điện cắt lớn nhất định mức.
• Cầu chì toàn dải
Có khả năng cắt tất cả dòng điện từ dòng điện làm dây chì nóng chảy cho đến
dòng điện cắt lớn nhất định mức.

Tần số định mức (theo mục § 5.2.6 IEC 60282-1)


Các giá trị tiêu chuẩn của tần số định mức là 50 Hz và 60 Hz. Cần lưu ý cầu chì
thường được thử nghiệm cả tần số 50 Hz và 60 Hz. Tuy nhiên, kinh nghiệm chỉ ra
rằng cùng một thiết kế cầu chì (được thử nghiệm cả hai tần số tại dòng điện tạo ra
tác động giới hạn dòng điện) cho thấy dòng điện đỉnh cao hơn một ít ở tần số 60
Hz, còn ở tần số 50 Hz thì giá trị I2t cao hơn một ít. Nếu cầu chì vượt qua thành công
tất cả thử nghiệm ở một tần số thì thích hợp sử dụng ở tần số còn lại.

Giới hạn nhiệt độ và độ tăng nhiệt (theo mục § 5.2.7 IEC 60282-1)
Nhiệt độ môi trường từ 40 oC trở xuống
Dây chì và đế cầu chì phải có khả năng mang dòng điện định mức của chúng liên
tục mà không gây vượt quá giới hạn độ tăng nhiệt (trên nhiệt độ môi trường xung
quanh) cho trong bảng bên dưới và không bị hư hỏng.
Khi các bề mặt tiếp xúc gài vào nhau có các lớp mạ khác nhau thì nhiệt độ và độ
tăng nhiệt cho phép phải tuân theo:
a) đối với các tiếp xúc và đầu nối xiết bằng bu-lông, nhiệt độ và độ tăng nhiệt các
phần này có giá trị lớn nhất cho phép trong bảng bên dưới.
b) đối với tiếp xúc lò xo nén, nhiệt độ và độ tăng nhiệt các phần này có giá trị nhỏ
nhất cho phép trong bảng bên dưới.

140 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cầu chì giới hạn dòng điện
Các đặc điểm

Giới hạn độ tăng nhiệt (theo mục § 5.2.7 Bảng 6 IEC 60282-1)
Thành phần hay vật liệu Giá trị lớn nhất của
Nhiệt độ θ (oC) Độ tăng nhiệt K (oC)
Tiếp xúc trong không khí
Tiếp xúc có lò xo nén (đồng hay hợp kim đồng)
Để trần 75 35
Mạ bạc hay ni-ken 105 65
Mạ thiếc 95 55
Mạ kim loại khác (1)
Tiếp xúc xiết bằng bu-lông hay tương đương (đồng, hợp kim đồng, hợp kim nhôm)
Để trần 90 50
Mạ bạc hay ni-ken 105 65
Mạ thiếc 115 75
Mạ kim loại khác (1)
Tiếp xúc đặt trong chất lỏng cách điện (đồng hay hợp kim đồng)
Tiếp xúc có lò xo nén (đồng hay hợp kim đồng)
Để trần 80 40
Mạ bạc, thiếc hay ni-ken 90 50
Mạ kim loại khác (1)
Tiếp xúc xiết bằng bu-lông
Để trần 100 60
Mạ bạc, thiếc hay ni-ken 100 60
Mạ kim loại khác (1)
Đấu nối bắt bu-lông trong không khí
Để trần 90 50
Mạ bạc, thiếc hay ni-ken 105 60
Mạ kim loại khác (1)
Các phần kim loại đóng vai trò như lò xo (2)
Vật liệu được dùng làm cách điện và các phần kim loại tiếp xúc với cách điện theo
các cấp dưới đây (3)
(1) Nếu nhà sản xuất sử dụng các lớp mạ khác với Cấp Y (đối với vật liệu không 90 50
các lớp mạ được cho trong Bảng này thì các đặc được ngâm tẩm)
tính của các vật liệu này phải được xem xét. Cấp A (đối với vật liệu được 100 60
(2) Nhiệt độ hay độ tăng nhiệt không được tăng ngâm trong dầu)
đến giá trị mà làm tính đàn hồi của kim loại bị suy Cấp E 120 80
giảm. Cấp B 130 90
(3) Các cấp theo IEC 60085.
Cấp F 155 115
(4) Chỉ giới hạn bởi yêu cầu không được gay ra
Men: gốc dầu / chất tổng 100/120 60/80
bất cứ hư hỏng nào cho các phần xung quanh.
hợp
(5) Ở phần trên của dầu.
(6) Cần xem xét đặc biệt về sự hóa hơi và oxy hóa Cấp H 180 140
khi sử dụng dầu có độ chớp cháy thấp. Giá trị Các cấp khác (4)
nhiệt độ đã cho có thể bị vượt quá đói với các ứng Dầu (5) (6) 90 50
dụng máy biến áp và/hoặc nếu dùng sợi tổng hợp Bất kỳ phần kim loại hay vật 100 60
hay các chất lỏng cách điện phù hợp khác (xem liệu cách điện tiếp xúc với
8.3.2 và IEC 60076-7). dầu trừ các tiếp xúc và lò xo
a) Nếu nhà sản xuất sử dụng các lớp mạ khác với các lớp mạ trong bảng chỉ định
này thì cần xem xét các đặc tính của các vật liệu này.
b) Nhiệt độ hay độ tăng nhiệt không đạt đến giá trị làm mất tính đàn hồi của kim
loại.
c) Các cấp theo IEC 60085.
d) Chỉ giới hạn khi có yêu cầu không được gây ra bất kỳ hư hỏng nào cho các bộ
phận xung quanh.
e) Ở phần trên của chất lỏng.
f) Cần xem xét đặc biệt về hóa hơi và oxy hóa khi sử dụng chất lỏng cách điện có
điểm chớp cháy thấp. Các giá trị được trích dẫn dành cho dầu; các giá trị nhiệt
đã cho có thể bị vượt quá đối với các ứng dụng máy biến áp và/hoặc nếu sử
dụng sợi tổng hợp hay các chất lỏng cách điện phù hợp khác (xem thử nghiệm
độ kín chất lỏng và hướng dẫn mang tải đối với máy biến áp lực ngâm trong dầu
IEC 60076-6).

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 141


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cầu chì giới hạn dòng điện
Các đặc điểm

Giới hạn của điện áp đóng cắt (theo mục § 5.2.8 IEC 60282-1)
Tầm quan trọng của việc chọn cầu chì vượt quá giới hạn giới hạn quy định sẽ có
khả năng xảy ra đánh thủng cách điện bên ngoài hay thậm chí phóng điện hồ quang
trong quá trình cầu chì hoạt động và hư hỏng bộ chống sét.

Giá trị điện áp đóng cắt trong quá trình tác động trong tất cả các chế độ thử nghiệm
không được vượt quá các giá trị trong các bảng bên dưới. Các giá trị điện áp đóng
cắt lớn nhất khác đối với điện áp định mức cao hơn đối với dây chì nhất định có
dòng điện định mức nhỏ được nêu chi tiết trong IEC 60282-1.

Hệ I Hệ II
Điện áp định mức Điện áp đóng cắt Điện áp định Điện áp đóng cắt
kV lớn nhất kV mức kV lớn nhất kV
3,6 12 2,8 9
7,2 23 5,5 18
12 38 8,3 26
17,5 55 15,5 - 17,2 49
24 75 23 72
36 112 38 119
40,5 126 48,3 150

Phục hồi quá độ điện áp định mức (Transient Recovery Voltage – TRV)
(theo mục § 4.10 IEC 60282-1)
Điện áp phụ hồi quá độ định mức là điện áp tham chiếu tạo thành giới hạn trên của
điện áp phục hồi quá độ kỳ vọng của mạch điện mà cầu chì phải có khả năng cắt
khi ngắn mạch. IEC 60282-1 thiết lập các giá trị TRV thích hợp cho từng thử nghiệm
tại các mức ngắn ngắn.
Tuy nhiên, vì dòng điện cưỡng bức không xảy ra ở gần với điện áp bằng không nên
cầu chì giới hạn dòng điện ít nhạy cảm với TRV hơn so với các thiết bị đóng cắt
không giới hạn dòng điện.

Phụ lục E (tiêu chuẩn) Yêu cầu đối với một số loại dây chì được thiết kế để
sử dụng ở nhiệt độ bao quanh trên 40 oC
Khi cầu chì nằm trong vỏ bọc (FEP), hoặc ở nhiệt độ môi trường xung quanh cao và
nhiệt độ bao quanh dây chì hay hộp kim loại trên 40 oC, nhiệt độ ứng dụng lớn nhất
phải được ấn định.

Cầu chì có thể được ấn định dòng điện liên tục cho phép ở nhiệt độ bao quanh xác
định. Dây chì và đế cầu chì phải có khả năng mang dòng điện liên tục cho phép ấn
định, ở nhiệt độ bao quanh xác định, không vượt quá giới hạn nhiệt độ lớn nhất cho
trong Bảng 6 IEC 60282-1:2020 (xem bảng độ tăng nhiệt ở trang 45 tài liệu này). Khi
không thể ấn định dòng điện liên tục cho phép (ở nhiệt độ bao quanh cao và dây
chì đặt trong chất lỏng), thì dòng điện rò ra vỏ lớn nhất (Ifep) có thể được chỉ định.
Trong trường hợp này, các giá trị lớn nhất của nhiệt độ cho trong Bảng 6 IEC 60282-
1:2020 (xem bảng độ tăng nhiệt ở trang 45 tài liệu này) có thể vượt quá thỏa thuận
giữa nhà sản xuất và người sử dụng.

142 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cầu chì giới hạn dòng điện
Các đặc điểm

Đặc tính thời gian - dòng điện (theo mục § 5.2.9 IEC 60282-1)
Đối với mỗi loại dây chì, có thời gian nóng chảy hay thời gian trước hồ quang tương
ứng với giá trị dòng điện hiệu dụng.
Trong khoảng thời gian trước hồ quang đối với mỗi giá trị dòng điện có thể được
xác định bằng cách vẽ một đường cong trên đồ thị lô-ga-rit (xem hình bên dưới).
Đường cong này chỉ liên quan đến trước hồ quang.
Cũng có thể đề cập đến gian đoạn trước hồ quang đối với các giá trị dòng điện nhỏ
hơn I3. Trong trường hợp này, đường cong được vẽ dưới dạng đường nét chấm.
Cũng có thể xác định giá trị I3 (đường liền nét) trên đồ thị. Đường cong này kéo dài
cho đến khi đạt đến giai đoạn trước hồ quang là hơn 600 s (phụ thuộc vào loại cầu
chì).
Đặc tính dòng điện - thời gian luôn được đưa ra với dung sai về dòng điện (giá trị
dòng điện là + 20 %, + 10 % hay + 5 %).

Phạm vị đặc tính thời gian - dòng điện của Schneider Electric Fuasrc

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 143


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cầu chì giới hạn dòng điện
Các đặc điểm

Loại dây chì (theo mục § 3.3.2 IEC 60282-1)


Các định nghĩa cầu chì giới hạn dòng điện theo phạm vi sử dụng, phân loại như sau:
• Cầu chì hỗ trợ bảo vệ & dòng điện cắt nhỏ nhất định mức (I3)
Có khả năng cắt tất cả các dòng điện từ dòng điện cắt nhỏ nhất định mức cho
đến dòng điện cắt lớn nhất định mức.
• Cầu chì thông dụng & dòng điện cắt nhỏ nhất nếu có
Có khả năng cắt tất cả các dòng điện từ dòng điện làm dây chì nóng chảy trong
1 giờ cho đến dòng điện cắt lớn nhất định mức.
• Cầu chì toàn dải
Có khả năng cắt tất cả dòng điện từ dòng điện làm dây chì nóng chảy cho đến
dòng điện cắt lớn nhất định mức.

Giới hạn của điện áp đóng cắt (theo mục § 5.2.8 IEC 60282-1)
Tầm quan trọng của việc chọn cầu chì vượt quá giới hạn giới hạn quy định sẽ có
khả năng xảy ra đánh thủng cách điện bên ngoài hay thậm chí phóng điện hồ quang
trong quá trình cầu chì hoạt động và hư hỏng bộ chống sét.
Giá trị điện áp đóng cắt trong quá trình tác động trong tất cả các chế độ thử nghiệm
không được vượt quá các giá trị trong các bảng bên dưới. Các giá trị điện áp đóng
cắt lớn nhất khác đối với điện áp định mức cao hơn đối với dây chì nhất định có
dòng điện định mức nhỏ được nêu chi tiết trong IEC 60282-1.

Hệ I Hệ II
Điện áp định mức Điện áp đóng cắt Điện áp định Điện áp đóng cắt
kV lớn nhất kV mức kV lớn nhất kV
3,6 12 2,8 9
7,2 23 5,5 18
12 38 8,3 26
17,5 55 15,5 - 17,2 49
24 75 23 72
36 112 38 119
40,5 126 48,3 150

144 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Cầu chì giới hạn dòng điện
Các đặc điểm

Đường cong giới hạn dòng điện (Schneider Electric Fusarc range)
Biểu đồ cho thấy giá trị dòng điện đứt giới hạn lớn lớn nhất là hàm của giá trị dòng
điện hiệu dụng.

Đối với các dải cầu chì khác hãy xem đặc tính kỹ thuật trong danh mục cầu chì của
nhà sản xuất.

Giá trị lớn nhất của dòng điện ngưỡng

Giá trị hiệu dụng của dòng điện đứt

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 145


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến dòng điện
Giới thiệu

Tiêu chuẩn IEC


Tiêu chuẩn dòng sản Sản phẩm Sản phẩm Tiêu chuẩn IEC
phẩm - IEC tiêu chuẩn cũ
IEC
61869-1 61869-2 Yêu cầu bổ sung cho 60044-1
Yêu cầu chung cho máy biến dòng điện 60044-6
máy biến đổi đo lường
61869-3 Yêu cầu bổ sung cho 60044-2
máy biến điện áp kiểu
cảm ứng
61869-4 Yêu cầu bổ sung cho 60044-3
máy biến đổi kết hợp
61869-5 Yêu cầu bổ sung cho 60044-5
máy biến điện áp kiểu
điện dung
61869-6 61869-7 Các yêu cầu bổ sung 60044-7
Yêu cầu cho máy biến điện áp
chung bổ kiểu điện tử
sung cho 61869-8 Các yêu cầu bộ sung 60044-8
máy biến cho máy biến dòng
đổi đo điện kiểu điện tử
lường 61869-9 Giao diện kỹ thuật số
công cho máy biến đổi đo
suất nhỏ lường
61869-10 Yêu cầu bổ sung cho
máy biến dòng điện thụ
động công suất nhỏ
61869-11 Yêu cầu bổ sung cho 60044-7
máy biến điện áp công
suất nhỏ
61869-12 Yêu cầu bổ sung cho
máy biến đổi điện tử
kết hợp và máy biến
đổi độc lập kết hợp
61869-13 Bộ trộn tín hiệu độc lập
61869-14 Yêu cầu bổ sung cho
máy biến dòng điện DC
61869-15 Yêu cầu bổ sung cho
máy biến điện áp DC
cho ứng dụng DC

146 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến dòng điện
Các đặc điểm chính theo tiêu chuẩn IEC

CHÚ Ý ! Máy biến dòng điện được sử dụng để cung cấp cho mạch thứ cấp dòng điện tỷ lệ
Không bao giờ để máy biến dòng điện bị hở mạch với dòng điện sơ cấp.
trong lúc vận hành.
Tỷ số biến đổi định mức (Kr)
Ipr N2
Kr = =
Isr N1
CHÚ THÍCH: Máy biến dòng điện phải phù hợp với tiêu chuẩn IEC 61869-2 nhưng
cũng có thể theo các tiêu chuẩn khác (ANSI, GB, …).

Cấu tạo gồm cuộn dây sơ cấp (một hay vài cuộn dây) và cuộn dây thứ cấp (một hay
vài cuộn dây) được quấn trên lõi từ (một lõi hay nhiều lõi) và được bao bọc cách
điện.

Rất nguy hiểm khi để máy biến dòng điện hở mạch vì quá điện áp có thể xuất hiện
giữa các cực nên nguy hiểm cho con người và thiết bị.

Các đặc tính mạch sơ cấp theo tiêu chuẩn IEC

Tần số định mức (fr)


Máy biến dòng điện được thiết kế tại tần số 50 Hz có thể được lắp đặt cho lưới điện
có tần số 60 Hz vì độ chính xác của máy biến dòng điện vẫn duy trì, nhưng áp dụng
ngược lại là không đảm bảo.
Điện áp sơ cấp định mức (Upr)
Trường hợp chung:
Điện áp định mức máy biến dòng điện ≥ Điện áp định mức nơi lắp đặt
Điện áp định mức yêu cầu mức cách điện thiết bị (xem “chương giới thiệu” trong
hướng dẫn này). Nhìn chung, phải chọn điện áp định mức máy biến dòng điện dựa
vào điện áp vận hành nơi lắp đặt U, theo đồ thị sau:
U 3,3 5 5,5 6 6,6 10 11 13,8 15 20 22 30 33

Upr 7,2 kV
12 kV
17,5 kV
24 kV
36 kV

Trường hợp đặc biệt:


Nếu máy biến dòng điện là dạng vòng được lắp đặt trên chuổi sứ hay trên dây cáp
điện thì điện môi cách điện được cung cấp bởi cách điện của dây cáp điện hoặc
chuổi sứ.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 147


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến dòng điện
Các đặc điểm chính theo tiêu chuẩn IEC

Dòng điện vận hành sơ cấp (Ips)


Dòng điện vận hành sơ cấp tại nơi lắp đặt (I) (ví dụ đối với phát tuyến máy biến áp)
bằng với dòng điện vận hành sơ cấp của máy biến dòng điện (Ips) có xét đến độ suy
giảm.
Nếu:
S Công suất biểu kiến tính bằng kVA
U Điện áp vận hành sơ cấp tính bằng kV
P Công suất tác dụng của động cơ tính bằng kW
Q Công suất phản kháng của tụ bù tính bằng kVA
Ips Dòng điện vận hành sơ cấp tính bằng A

Các công thức tính:


• Tủ điện đầu vào, tủ điện máy phát điện, và phát tuyến máy biến áp
S
Ips =
√3 × U
• Phát tuyến động cơ
S
Ips =
√3 × U × cosφ × η
η Hiệu suất động cơ

Nếu giá trị của cosϕ và η chưa biết chính xác, có thể lấy giá trị gần đúng cosϕ =
0,8 và η = 0,8.
• Tủ điện tụ bù
1,3 là hệ số suy giảm, 30 % vì có xét đến yếu tố độ tăng nhiệt do ảnh hưởng các
sóng hài của tụ bù.
1,3 × Q
Ips =
√3 × U
• Tủ điện thanh góp
Ví dụ 1: Dòng điện vận hành sơ cấp (Ips)của máy biến dòng điện là giá trị dòng điện lớn
Thiết bị bảo vệ nhiệt cho động cơ có phạm vi cài nhất có thể chạy trong tủ điện thanh góp một cách liên tục.
đặt từ 0,3 đến 1,2 x Ir CT.
Dòng điện sơ cấp định mức (Ipr)
Đề bảo vệ động cơ này, giá trị cài đặt phải tương
ứng với dòng điện định mức của động cơ. Dòng điện sơ cấp định mức (Ipr) phải luôn lớn hơn hoặc bằng dòng điện vận hành
(I) tại nơi lắp đặt.
Nếu giả sử rằng dòng điện định của động cơ Ir Các giá trị chuẩn: 10 - 12,5 - 15 - 20 - 25 - 30 - 40 - 50 - 60 - 75 và bội số hoặc phân
bằng 25 A, cho nên giá trị cài đặt là 25 A. số thập phân của chúng.
• Nếu máy biến dòng điện 100/5 được sử dụng, Đối với thiết bị đo lường và các thiết bị bảo vệ dòng điện, dòng điện sơ cấp định
rơ le sẽ không bao giờ phát hiện 25 A vì 100 x
mức thường chọn không quá 1,5 lần dòng điện vận hành. Trong trường hợp dùng
0,3 = 30 > 25 A.
cho bảo vệ, cần phải kiểm tra xem dòng điện định mức đã chọn có cho phép đạt
• Nếu máy biến dòng điện 50/5 được chọn thì: được ngưỡng cài đặt rơ le trong trường hợp sự cố.
0,3 < Ir < 1,2 cho nên việc cài đặt rơ le là có
thể. CHÚ THÍCH: Máy biến dòng điện phải có khả năng chịu được 1,2 lần dòng điện định mức
Vì vậy, máy biến dòng điện này là thích hợp. để tránh vượt quá nhiệt độ trong tủ điện đóng cắt.

Đối với máy biến dòng điện trong trường hợp nhiệt độ môi trường xung quanh lớn
hơn 40 oC, dòng điện sơ cấp định mức (Ipr) phải lớn hơn dòng điện vận hành sơ cấp
(Ips) nhân với hệ số suy giảm tương ứng với tủ điện.

Bảng 5 theo IEC 61869-1 cho biết các giới hạn độ tăng nhiệt.

Thep nguyên tắc chung, độ suy giảm có thể là 1 % Ipn trên mỗi độ khi quá 40 oC.
(xem “chương suy giảm’’ trong hướng dẫn này).

148 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến dòng điện
Các đặc điểm chính theo tiêu chuẩn IEC

Dòng điện nhiệt ngắn hạn định mức (Ith)


Dòng điện nhiệt ngắn hạn định mức là giá trị hiệu dụng của dòng điện ngắn mạch
lớn nhất tại nơi lắp đặt và thời gian được xem xét là 1 s.

Mỗi máy biến dòng điện phải có khả năng chịu được nhiệt và lực của dòng điện
ngắn mạch chạy trong mạch sơ cấp cho đến khi sự cố loại bỏ.

Nếu Ssc là công suất ngắn mạch của lưới điện tính bằng là MVA thì:
S𝑠𝑐
Ips =
√3 × U
Khi máy biến dòng điện được lắp đặt trong tủ điện được bảo vệ bằng cầu chì thì Ith
sử dụng bằng 80 Ir.
Nếu 80 Ir > Ith 1 s đối với thiết bị đóng cắt thì Ith 1 s đối với máy biến dòng điện bằng
Ith 1 s.
Hệ số quá dòng điện (Ksi)
Hệ số này cho phép biết được máy biến dòng điện có dễ sản xuất hay không.
Ith 1 s
K si =
Ipr
Hệ số Ksi càng nhỏ thì máy biến dòng điện càng dễ sản xuất.
Hệ số Ksi lớn dẫn đến quá kích thước cuộn dây sơ cấp. Cho nên, số vòng dây của
cuộn sơ cấp và sức từ động bị giới hạn, và thậm chí còn khó sản xuất.
Độ lớn Sản xuất
Ksi
Ksi < 100 Tiêu chuẩn
100 < Ksi < 300 Đôi khi khó cho một số đặc tính thứ cấp
300 < Ksi < 400 Khó
400 < Ksi < 500 Giới hạn một số đặc tính thứ cấp
Ksi > 500 Thường là không thể

Mạch thứ cấp của máy biến dòng điện phải đáp ứng các ràng buộc liên quan đến
mục đích sử dụng, nghĩa là ứng dụng cho đo lường hay bảo vệ.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 149


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến dòng điện
Các đặc điểm chính theo tiêu chuẩn IEC

Dòng điện thứ cấp định mức (Isr) 5 A hay 1 A ?


Trường hợp chung:
• Sử dụng gần (tại chỗ): Isr = 5 A
• Sử dụng xa: Isr = 1 A
Trường hợp đặc biệt: sử dụng gần (tại chỗ) với Isr = 5 A
Cấp chính xác
• Đo lường: từ 0,1 đến 0,5
• Tủ điện đo lường: từ 0,5 đến 1
• Bảo vệ quá dòng điện: 5P
• Bảo vệ so lệch: PX
• Bảo vệ thứ tự không: 5P
Ví dụ: Công suất tác dụng mà máy biến dòng điện phải cấp tính bằng VA
• Tiết diện dây cáp điện: 2,5 mm2 Đó là tổng công suất tiêu thụ của dây cáp điện và các thiết bị kết nối vào mạch thứ
• Chiều dài: 5,8 m cấp của máy biến dòng điện.
• Công suất tiêu thụ của dây cáp điện: 1 VA P = R × I 2 và R = ρ
L
Nên (VA) = k
L
𝑆 𝑆

k = 0,44 Nếu Isr = 5 A


k = 0,0176 Nếu Isr = 1 A
L Chiều dài dây dẫn kết nối tính bằng m
S Tiết diện dây cáp điện tính bằng mm2

Mức tiêu thụ công suất dây cáp điện thứ cấp
Dây cáp điện (mm2) Công suất tiêu thụ (VA/m)
1A 5A
2,5 0,008 0,2
4 0,005 0,13
6 0,003 0,09
10 0,002 0,05

Công suất tiêu thụ của thiết bị đo lường hay thiết bị bảo vệ
Công suất tiêu thụ của một số thiết bị được cho trong thông số kỹ thuật của nhà sản
xuất.
Công suất tiêu thụ của thiết bị đo lường
Thiết bị Công suất tiêu thụ lớn nhất VA
(mỗi mạch)
Am-pe kế Điện từ 3
Điện tử 1
Bộ chuyển đổi Tự cấp nguồn 3
Cấp nguồn bên ngoài 1
Đồng hồ Cảm ứng 2
Điện tử 1
Watt kế, Var kế 1

Công suất tiêu thụ của thiết bị bảo vệ


Thiết bị Công suất tiêu thụ lớn nhất VA (mỗi
mạch)
Rơ le quá dòng điện tĩnh Từ 0,2 đến 1
Rơ le quá dòng điện điện từ Từ 1 đến 8

150 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến dòng điện
Các đặc điểm chính theo tiêu chuẩn IEC

Công suất ra định mức


Chọn giá trị theo tiêu chuẩn lớn hơn công suất tác dụng mà máy biến dòng điện
phải cung cấp. Các giá trị tiêu chuẩn của công suất đầu ra định mức: 2,5 - 5 - 10 -
15 VA.

Hệ số an toàn thiết bị đo (Fs)


Bảo vệ cho các thiết bị đo lường trong trường hợp ngắn mạch được định nghĩa bởi
hệ số an toàn thiết bị đo Fs. Giá trị Fs được chọn theo dòng điện chịu đựng ngắn
hạn: 5 ≤ Fs ≤ 10.
Fs là tỷ số giữa giới hạn dòng điện sơ cấp định mức (Ipl) và dòng điện sơ cấp định
mức (Ipr).
Ipl
Fs =
Ipr
Ipl là giá trị dòng điện sơ cấp mà sai số dòng điện thứ cấp là 10 %.
Máy biến đổi thường được thiết kế để chịu dòng điện ngắn hạn là 50 Ir, ví dụ là 250
A cho thiết bị 5 A. Để đảm bảo điều này, thiết bị không bị hư hỏng trong trường hợp
ngắn mạch phía sơ cấp, máy biến dòng điện phải bảo hòa trước 50 Ir ở mạch thứ
cấp. Hệ số an toàn thích hợp là 10.
Theo các tiêu chuẩn, máy biến dòng điện của Shneider Electric có hệ số an toàn là
10. Tuy nhiên, tùy theo đặc tính của tải có thể chọn hệ số an toàn thấp hơn.

Hệ số giới hạn cấp chính xác (ALF)


Ứng dụng cho bảo vệ, có hai điều kiện xem xét là hệ số giới hạn cấp chính xác và
cấp chính xác thích hợp.
Hệ số giới hạn cấp chính xác được xác định như sau:
• Bảo vệ quá dòng điện có đặc tính độc lập
Rơ le sẽ hoạt động tốt khi:
Ire
ALF thực của CT > 2 ×
Isr

Ire Ngưỡng cài đặt của rơ le


Isr Dòng điện thứ cấp định mức của máy biến dòng điện
Đối với rơ le có hai ngưỡng cài đặt, ngưỡng cao nhất sẽ được sử dụng:
- Đối với phát tuyến máy biến áp, thông thường cài đặt ngưỡng cao tức thời lớn
nhất là 14 Ir, hệ số giới hạn cấp chính xác yêu cầu > 28.
- Đối với phát tuyến động cơ, thông thường cài đặt ngưỡng cao lớn nhất là 8 Ir, hệ
số giới hạn cấp chính xác yêu cầu > 16.
• Bảo vệ quá dòng điện có đặc tính phụ thuộc
Trong tất cả các trường hợp, tham khảo tài liệu kỹ thuật của rơ le.
Đối với các thiết bị bảo vệ này, máy biến dòng điện phải đảm bảo độ chính xác trên
toàn bộ đường cong đặc tính cho rơ le lên đến 10 lần dòng điện cài đặt.
ALF thực > 2 × Ire
Các trường hợp đặc biệt:
- Nếu dòng điện ngắn mạch lớn nhất lớn hơn hoặc bằng 10 Ire:
Ire
ALF thực > 2 ×
Isr
- Nếu dòng điện ngắn mạch lớn nhất nhỏ hơn 10 Ire:
Isc thứ cấp
ALF thực > 2 ×
Isr
- Nếu thiết bị bảo vệ có ngưỡng cài đặt cao tức thời được dùng (không đúng đối
với các phát tuyến đến tủ điện khác hay các tủ điện đầu vào):
Ir 2
ALF thực > 2 ×
Isr

I r2 Ngưỡng cài đặt cao tức thời

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 151


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến dòng điện
Bảo vệ so lệch

Nhiều nhà sản xuất rơ le so lệch đề xuất sử dụng máy biến dòng điện có cấp chính
xác PX. Cấp chính xác PX thường được yêu cầu đảm bảo công thức:
Ek ≤ a × If (R CT + R b + R r )
Công thức chính xác cần phải xem theo tài liệu của nhà sản xuất rơ le.

Các giá trị đặc tính của máy biến dòng điện

Ek Điện áp điểm gấp khúc tính bằng kVA


a Hệ số bất đối xứng
RCT Điện trở lớn nhất của cuộn dây thứ cấp tính bằng Ω
Rb Điện trở dây cáp điện kết nối tính bằng Ω
Rr Điện trở của rơ le tính bằng Ω
If Dòng điện ngắn mạch lớn nhất mà máy biến dòng điện nhận được ở
mạch thứ cấp khi có sự cố bên ngoài vùng bảo vệ.
Isc
If =
Kn
Isc Dòng điện ngắn mạch sơ cấp
Kn Tỷ số biến đổi của máy biến dòng điện

Giá trị If nào nên được chọn để xác định Ek ?


Dòng điện ngắn mạch được chọn tùy theo ứng dụng:
• Bảo vệ so lệch máy phát
• Bảo vệ so lệch động cơ
• Bảo vệ so lệch máy biến áp
• Bảo vệ so lệch thanh góp

• Đối với bảo vệ so lệch máy phát:


Nếu biết Isc: dòng điện ngắn mạch (Isc) đối với máy phát.
Rơ-le Isc
If =
Kn
Nếu biết dòng điện định mức của máy phát (Ir):
7 × Ir máy phát
Máy If =
CT CT Kn
phát
Nếu không biết dòng điện định mức của máy phát (Ir):
If = 7 × Isr CT với Isr CT = 1 A hoặc 5 A
• Đối với bảo vệ so lệch động cơ:
Nếu biết dòng điện khởi động:
Rơ-le Isc
If = Isc khởi động If =
Kn

Nếu biết dòng điện định mức của động cơ:


7 × Ir
Động If =
CT CT Kn

Nếu không biết dòng điện định mức của động cơ:
If = 7 × Isr CT với Isr CT = 1 A hoặc 5 A

152 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt LPCT:
Máy biến dòng điện điện tử

LPCT (máy biến dòng điện công suất nhỏ) đáp Máy biến dòng điện công suất nhỏ (LPCT)
ứng tiêu chuẩn IEC IEC 61869-10. LPCT là một cảm biến từ có tích hợp mạch shunt để cung cấp điện áp đầu ra (mV)
LPCT là các cảm biến dòng điện có điện áp là thay cho dòng điện sơ cấp (A).
đầu ra trực tiếp có thuận lợi là có phạm vi rộng
LPCT phù hợp với tiêu chuẩn IEC 61889-10. LPCT áp dụng cho việc đo lường cũng
cho các ứng dụng, lựa chọn đơn giản
như bảo vệ.
Thông số đặc trưng:
• Dòng điện sơ cấp định mức
• Điện áp thứ cấp (Usr)
• Dòng điện sơ cấp mở rộng
• Dòng điện sơ cấp giới hạn cấp chính xác hay hệ số giới hạn cấp chính xác.
LPCT đáp ứng tuyến tính trên phạm vi dòng điện lớn và không bị bão hòa cho đến
khi vượt quá dòng điện gây bão hòa.
Ví dụ định mức của LPCT theo tiêu chuẩn IEC 61869-10
Các đặc điểm này được tổng kết theo các đường cong bên dưới.
Các đường cong cho thấy các giới hạn sai số lớn nhất (giá trị tuyệt đối) theo dòng
điện và pha tương ứng với cấp chính xác.
Ví dụ đối với cấp chính xác đo lường 0,5
LPCT và rơ le Sepam và Easergy P3 và P5 đảm
bảo phạm vị bao phủ rất cao và tính linh hoạt khi • Dòng điện sơ cấp định mức Ipr = 100 A
sử dụng. • Dòng điện sơ cấp định mức mở rộng Iepr = 1250 A
Ví dụ: bảo vệ lưới điện bằng TLP130 LPCT và rơ • Điện áp thứ cấp Vsr = 22,5 mV (khi 100 A ở mạch thứ cấp)
le Sepam đảm bảo phạm vi sử dụng là từ 5 A
• Cấp chính xác đo lường 0,5:
đến 1250 A.
- Sai số tỷ số tại 0,2 Ipr 0,75 % sai số pha tại 45 phút, 20 A
- Sai số tỷ số tại 0,5 Ipr 1,5 % sai số pha tại 90 phút, 5 A
Hai điểm đo lường được chỉ định theo tiêu chuẩn.

Ví dụ đối với cấp chính xác cho bảo vệ 5P


• Dòng điện sơ cấp Ipr = 100 A
• Điện áp thứ cấp Vsn = 22,5 mV
• Cấp chính xác bảo vệ 5P: sai số tỷ số tại 1 % tại Ipr và sai số pha tại 60 phút.

Các đặc tính cấp chính xác của LPCT (Ví dụ xét
TLP130 của Schneider Electric):
Các cấp chính xác được đưa ra cho phạm vi dòng
điện mở rộng.
(cấp chính xác 0,5 cho đo lường từ 100 A đến
1250 A và cấp chính xác 5P cho bảo vệ từ 1,25
kA đến 40 kA.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 153


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến điện áp
Các đặc điểm

Máy biến điện áp có thể được hở mạch mà không Máy biến điện áp được thiết kế để cung cấp cho mạch thứ cấp một điện áp tỷ lệ với
gây ra nguy hiểm nào nhưng máy biến điện áp với điện áp đặt vào mạch sơ cấp.
không bao giờ được ngắn mạch. CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn IEC 61869-3 định nghĩa các điều kiện mà máy biến điện
áp phải đáp ứng.
Máy biến điện áp gồm có cuộn dây sơ cấp, lõi từ, và một hay vài cuộn dây thứ cấp,
tất cả đều được bao bọc cách điện.

Các đặc điểm


Hệ số điện áp định mức (VF)
Hệ số điện áp định mức là hệ số được nhân với điện áp sơ cấp định mức để xác
định điện áp lớn nhất mà máy biến điện áp phải tuân theo độ tăng nhiệt chỉ định và
độ chính xác đề ra.
Tủy theo cách bố trí nối đất của mạng điện, máy biến điện áp phải chịu được điện
áp lớn nhất này với thời gian cần thiết để loại trừ sự cố.
Các giá trị thông thường của hệ số điện áp định mức
Hệ số điện áp Thời gian Tổ đấu dây sơ cấp và bố trí nối đất của lưới điện
định mức định mức
1,2 Liên tục Giữa hai pha đới với lưới điện bất kỳ, giữa điểm
trung tính của máy biến đổi và đất đối với bất kỳ
lưới điện.
1,2 Liên tục Giữa pha và đất đối với lưới điện có trung tính nối
1,5 30 s đất
1,2 Liên tục Giữa pha và đất đối với lưới điện có trung tính
1,9 30 s không nối đất có tính năng loại trừ sự cố chạm đất
tự động
1,2 Liên tục Giữa pha và đất đối với lưới điện có trung tính cách
1,9 8 giờ ly không có tính năng loại trừ sự cố chạm đất tự
động, hoặc lưới điện nối đất gián tiếp bằng cuộn
dập hồ quang không có tính năng loại trừ sự cố tự
động
CHÚ THÍCH: Cho phép thời gian định mức thấp hơn khi có sự đồng ý của nhà sản suất
và người sử dụng.

Nhìn chung, các nhà sản xuất máy biến điện áp tuân theo các giá trị sau:
VT pha - đất 1,9 trong 8 giờ và VT pha - pha 1,2 liên tục.
Điện áp sơ cấp định mức (Upr)
Theo thiết kế, máy biến điện áp được kết nối:
• Pha - đất:

3000 𝑉 100 𝑉 Upr = U/√3


/
√3 √3
• Pha - pha:

3000 𝑉/ 100 𝑉 với Upr = U

154 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến điện áp
Các đặc điểm

Điện áp thứ cấp định mức (Usr)


• Đối với VT pha – pha, điện áp định mức thứ cấp là 100 hay 110 V (tiêu chuẩn EU).
• Đối với máy biến điện áp một pha được dùng kết nối pha - đất, điện áp thứ cấp
định mức phải chia cho √3.
100
Ví dụ:
√3

Các giá trị tiêu chuẩn đối với máy biến điện áp một pha cho lưới điện một pha
hoặc kết nối pha - pha cho lưới điện ba pha, và đối với máy biến điện áp ba pha
Ứng dụng Theo EU Theo Mỹ & Canada
Usr (V) Usr (V)
Lưới điện phân phối 100 & 110 120
Lưới điện truyền tải 100 & 110 115
Mạch thứ cấp mở rộng 200 230

Công suất ra định mức


Tính theo VA, là công suất biểu kiến mà máy biến điện áp có thể cung cấp cho mạch
thứ cấp khi điện áp sơ cấp là định mức và phụ tải thứ cấp cũng ở định mức. Máy
biến điện áp phải không có bất kỳ sai số nào vượt quá các giá trị được qui định bởi
cấp chính xác (S = √3 x U x I đối với lưới điện ba pha).
Các giá trị tiêu chuẩn: 10 - 15 - 25 - 30 - 50 - 75 – 100 VA.

Cấp chính xác


Cấp chính xác được định nghĩa là giới hạn của sai số được quy định theo tỷ số biến
đổi và pha trong điều kiện chỉ định của công suất và điện áp.
Dùng cho đo lường theo IEC 61869-3
Cấp chính xác 0,5 và 1 là thích hợp cho hầu hết các trường hợp, cấp chính xác 3 thì
rất ít sử dụng.
Ứng dụng Cấp chính xác Độ lệch pha, tính bằng phút
Không sử dụng trong công 0,1 5
nghiệp
Đo lường chính xác 0,2 10
Đo lường thông thường 0,5 20
Thống kê và/hoặc thiết bị 1 40
đo đường
Đo lường không yêu cầu 3 Không quy định
chính xác cao

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 155


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến điện áp
Các đặc điểm

Bảo vệ theo IEC 61869-3


Cấp chính xác 3P và 6P nhưng thực tế chỉ sử dụng cấp chính xác 3P.
Cấp chính xác được đảm bảo khi:
• Điện áp nằm từ 5 % đến lớn nhất của điện áp sơ cấp định mức. điện áp lớn nhất
sơ cấp định mức là tích của điện áp sơ cấp và hệ số điện áp định mức (kT x Upr)
• Phụ tải thứ cấp trong khoảng từ 25 % đến 100 % công suất ra định mức với hệ số
công suất là 0,8 trễ

Cấp chính xác Sai số điện áp Dịch pha


±% tính bằng phút
3P Từ 5%Upr đến Từ 2%Upr Từ 5%Upr đến Từ 2%Upr đến
kTxUpr đến 5% Upr kTxUpr 5% Upr
3P 3 6 120 240
6P 6 12 240 480
Độ lệch pha = xem giải thích trang kế tiếp
Upr Điện áp sơ cấp định mức
kT Hệ số điện áp

Tỷ số biến đổi định mức (kr)


Đối với máy biến điện áp:
Upr N1
kr = =
Usr 𝑁2
Sai số tỷ số điện áp (ε)
k r × Us − Up
𝜀= × 100
Up

kr Tỷ số biến đổi định mức


Up Điện áp sơ cấp thực tế
Us Điện áp thứ cấp thực tế khi Up được sử dụng trong điều kiện đo lường

Độ lệch pha hay sai số pha (ε)


Đối với điện áp hình sin, đây là sự khác biệt pha giữa điện áp sơ cấp (Upr) và điện
áp thứ cấp (Usr), hướng của các pha được chọn để góc lệch là không đối với máy
biến đổi lý tưởng.
Sai số pha được tính theo phút hay góc tính bằng crad (centriradian).

156 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Máy biến điện áp
Các đặc điểm

Công suất giới hạn nhiệt định mức


Đây là giá trị công suất biểu kiến tại điện áp định mức được tính toán từ cuộn dây
thứ cấp mà không vượt giới hạn độ tăng nhiệt tiêu chuẩn qui định.
Công suất giới hạn nhiệt định mức tính bằng VA; các giá trị tiêu chuẩn: 25 - 50 - 100
VA và bội số 10 của chúng, liên quan đến điện áp thứ cấp định mức cùng với hệ số
công suất bằng 1.
Các phần của máy biến điện áp Nhiệt độ θ (oC) (θ- θn) với θn = 40 oC
(K)
Tiếp xúc (tham khảo điểm 4)
Máy biến điện áp ngâm trong dầu
Dầu phía trên 90 50
Dầu phía trên, kín 95 55
Cuộn dây 100 60
Cuộn dây, kín 105 65
Các phần kim loại khác ngâm Giống với cuộn dây Giống với cuộn dây
trong dầu
Máy biến điện áp kiểu khô
Vật liệu cách điện cuộn dây theo các cấp sau (1):
Y 85 45
A 100 60
E 115 75
B 125 85
F 150 110
H 175 135
Các phần kim loại khác tiếp xúc Giống cuộn dây Giống cuộn dây
với các cấp cách điện nêu trên
Liên kết bằng bu-lông hoặc tương đương
Đồng trần hay hợp kim đồng trần hoặc hợp kim nhôm trần
Trong không khí 90 50
Trong khí SF6 115 75
Trong dầu 100 60
Mạ bạc hoặc ni-ken
Trong không khí 115 75
Trong khí SF6 115 75
Trong dầu 100 60
Mạ thiếc
Trong không khí 105 65
Trong khí SF6 105 65
Trong dầu 100 60
(1) các cấp cách điện theo định nghĩa của IEC 60085.
Độ tăng nhiệt của máy biến điện áp tại điện áp quy định, tần số định mức và tải định
mức, hay tại tải định mức cao nhất nếu có một số tải định mức, tại bất kỳ hệ số công
suất trong khoảng 0,8 và 1, không được vượt quá giá trị thích hợp cho trước từ bảng
của IEC 61869-1:2007.
Khi máy biến điện áp được gắn với thùng chứa hoặc có khí trơ phía trên dầu, hoặc
được đóng kín, độ tăng nhiệt của dầu tại phần trên của thùng chứa không được vượt
quá 55 K.
Khi máy biến điện áp không gắn hoặc bố trí như đề cặp, độ tăng nhiệt của dầu tại
phần trên của thùng chứa không được vượt quá 50 K.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 157


Định nghĩa tủ điện đóng cắt LPVT:
Máy biến điện áp điện tử

LPVT (Máy biến điện áp công suất nhỏ) đáp ứng


Máy biến điện áp công suất thấp (LPVT)
tiêu chuẩn IEC: IEC 61869-11. LPVT là cảm biến điện áp có đầu ra trực tiếp là điện áp, phù hợp với tiêu chuẩn IEC
LPVT là cảm biến điện áp có đầu ra trực tiếp là 61869-11.
điện áp. LPVT nhỏ gọn và dễ dàng để tích hợp
trong tủ điện hơn so với VT tiêu chuẩn. Thông số đặc trưng:
• Điện áp sơ cấp định mức
• Điện áp thứ cấp định mức

Ví dụ định mức của LPVT theo IEC 61869-11


Các đặc điểm đưa ra bên dưới là ví dụ của LPVT mà ứng dụng cho phạm vi rộng
lớn các điện áp sơ cấp.
Ví dụ cho cấp chính xác cho đo lường 0,5
• Điện áp sơ cấp định mức (Upr): 20/√3 kV
• Phạm vi điện áp sơ cấp (Up min - Up max): từ 3/√3 kV đến 22/√3 kV
• Điện áp sơ cấp định mức (Usr): 3,25/√3 kV tại 20/√3 kV
Chính xác về:
- Độ lớn điện áp sơ cấp 0,5 % (sai số ± 0,5 %)
- Pha điện áp sơ cấp 20 phút (sai số ± 20 phút) trong phạm vi từ 80 % Up min đến
120 % Up max (từ 0,8x3/√3 kV đến 1,2x22/√3 kV).
Ví dụ cho cấp chính xác cho mục đích bảo vệ 3P
• Điện áp sơ cấp định mức (Upr): 20/√3 kV
• Phạm vi điện áp sơ cấp (Up min - Up max): từ 3/√3 kV đến 22/√3 kV
• Cấp chính xác 3P
Chính xác về:
- Độ lớn điện áp sơ cấp 3 % (sai số ± 3 %)
- Pha điện áp sơ cấp 120 phút (sai số ± 120 phút) trong phạm vi từ 5 % Up min
Điện trở phân chia
đến 190 % Up max (từ 0,05x3/√3 kV đến 1,9x22/√3 kV).

158 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Độ suy giảm
Suy giảm cách điện theo độ cao so với mực nước
biển - Suy giảm dòng điện định mức theo nhiệt độ

Một số tiêu chuẩn hay khuyến nghị áp đặt các giới hạn có hiệu lực lên các đặc tính
Ví dụ ứng dụng của sản phẩm. Các điều kiện sử dụng bình thường được mô tả trong chương “Máy
Thiết bị với điện áp định mức 24 kV có thể lắp cắt trung áp”.
đặt ở độ cao 2500 m so với mực nước biển?
Khi vượt quá các giới hạn này, cần phải giảm một số giá trị nhất định, hay nói cách
Khả năng chịu điện áp xung yêu cầu là 125 kV khác là suy giảm thiết bị. Độ suy giảm phải được xem xét:
Khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp 50
Hz là 50 kV trong phút • Về mức cách điện đối với độ cao trên 100 m so với mực nước biển
m = 1 (xem mục điện môi) • Về dòng điện định mức khi nhiệt độ môi trường xung quanh vượt quá 40 oC và đối
Với độ cao 2500 m với chỉ số bảo vệ IP quá IP3X (xem chương “Chỉ số bảo vệ”
• K bằng 0,83 Các loại suy giảm khác nhau được tính dồn vào nếu cần thiết.
• Khả năng chịu điện áp chịu xung: 125/0,83 =
CHÚ THÍCH: Không có tiêu chuẩn nào dành riêng đề cập tới độ suy giảm. Tuy nhiên Bảng
150,6 kV
3 IEC 62271-1 đề cập đến độ tăng nhiệt và được ra các giá trị nhiệt độ giới hạn không
• Khả năng chịu điện áp chịu tần số công được vượt quá tùy vào loại thiết bị, vật liệu và điện môi được sử dụng.
nghiệp: 50/0,83 = 60,2 kV

Kết luận: không thể. Thiết bị 24 kV không thể lắp Suy giảm cách điện theo độ cao so với mực nước biển
đặt ở độ cao 2500 m so với mực nước biển khi
chỉ được thiết kế cho độ cao lớn nhất là 1000 m Các tiêu chuẩn đưa ra độ suy giảm cho tất cả các thiết bị được lắp đặt ở độ cao
so với mực nước biển. trên 1000 m so với mực nước biển.
Theo nguyên tắc chung, phải giảm 1,22 % (98,8 %) U đỉnh cứ mỗi 100 m cao hơn độ
Định mức của thiết bị lắp đặt phải là:
• Điện áp định mức: 36 kV cao 1000 m.
• Khả năng chịu điện áp xung: 170 kV Điều này áp dụng cho khả năng chịu điện áp xung sét và khả năng chịu điện áp tần
• Khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp tại số công nghiệp 50 Hz trong 1 phút. Độ cao so với mực nước biển không có ảnh
50 Hz: 70 Kv hưởng lên khả năng điện môi của các buồn ngắt máy cắt đặt trong vỏ kín. Tuy nhiên,
độ suy giảm phải được xem xét khi máy cắt được đặt trong tủ điện. Trong trường
CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, thiết bị 24
kV có thể được sử dụng nếu các báo cáo thử nghiệp hợp này, cách điện bên ngoài là không khí.
thích hợp đưa ra đúng với yêu cầu.
Schneider Electric sử dụng hệ số hiệu chỉnh:
• Đối với máy cắt bên ngoài tủ điện, sử dụng bản bên dưới
• Đối với máy cắt đặt trong tủ điện hãy tham khảo hướng dẫn lựa chọn tủ điện (suy
giảm phụ thuộc vào thiết kế của tủ điện).
Ngoại lệ của một số thị trường nơi mà suy giảm bắt đầu từ 0 m tại đó tiêu chuẩn định
nghĩa các hệ số theo IEEE C.37.20.9 (xem bảng bên dưới)

Độ cao so với mực nước biển Hệ số điện áp Hệ số dòng điện

1000 m (3000 ft) trở xuống 1 1


1500 m (5000 ft) 0,95 0,99
3000 m (10.000 ft) 0,8 0,96

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 159


Định nghĩa tủ điện đóng cắt Độ suy giảm
Suy giảm cách điện theo độ cao so với mực nước
biển - Suy giảm dòng điện định mức theo nhiệt độ

Suy giảm dòng điện liên tục trên 1000 m so với mực nước biển
IEC 62271-1:2017/A1:2021 đưa ra các hệ số suy giảm dòng điện liên tục để xem xét
khả năng làm mát đối lưu không khí thấp trong khí quyển để tránh vượt quá nhiệt
độ lớn nhất của vật dẫn điện ϕ.
Các giá trị này lấy từ báo cáo IEC/TR 60943:2009. Ảnh hưởng của độ cao so với mực
nước biển lên dòng diện liên tục khác với điện áp định mức. Suy giảm dòng điện
liên tục phụ thuộc vào tác động đối lưu theo IEC 60943-1 cho rằng không có ảnh
hưởng đối với độ cao dưới 2000 m so với mực nước biển, trong khi ở độ cao từ 2000
m và 4000 m so với mực nước biểm phải xem xét thêm như sau:
a) Nhiệt độ không khí xung quanh lớn nhất không vượt quá các giá trị sau:
Độ cao so với mực Nhiệt độ không khí xung quanh lớn nhất (oC)
nước biển
0-2000 40
2000-3000 30
3000-4000 25

K dòng điện b) Nếu thiết bị làm mát bằng không khí được sử dụng ở độ cao từ 2000 m đến 4000
m so với mực nước biển thì độ tăng nhiệt đo được bằng thử nghiệm bình thường
ở độ cao dưới 2000 m so với mực nước biển không được vượt quá giá trị cho
trong Bảng 14 IEC 62271-1.
Theo Bảng 6 IEC tr 60943:2008, vị trí lắp đặt vượt quá độ cao 2000 m so với mực
nước biển thì bị suy giảm 1 % cứ mỗi 100 m.
c) Nếu điều kiện vận hành của IEC 62271-1:2017 được giữ nguyên và ấn định nhiệt
độ môi trường xung quanh lớn nhất là 40 oC thì độ tăng nhiệt lớn nhất cho phép
của IEC 62271-1:2017 giảm 1 % cứ mỗi 100 m có thể áp dụng, và suy giảm đối
với độ tăng nhiệt và dòng điện liên quan được đề cập tại đồ thị bên trái.
d) Tuy nhiên, nếu nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất không vượt quá các giá
trị đã đề cặp tại mục a), hiệu chỉnh độ tăng nhiệt đề cặp trên, thì nhìn chung là
không cần thiết vì độ tăng nhiệt tăng theo độ cao do hiệu quả làm mát giảm của
không khí được bù bởi nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất giảm. Do đó,
nhiệt độ sau cùng một cách tương đối là không thay đổi tại một dòng điện cho
trước.

Thực tế, độ tăng nhiệt phụ thuộc vào ba thông số:


• Dòng điện định mức
• Nhiệt độ môi trường xung quanh
• Loại tủ điện và chỉ số bảo vệ IP
Độ suy giảm được thực hiện theo các bảng lựa chọn tủ điện vì các phần dẫn điện
bên ngoài máy cắt hoạt động để bức xạ và tiêu tán năng lượng.

160 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 161
Đơn Vị Đo Lường

162 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Tên và ký hiệu của các đơn vị đo lường trong hệ SI 164
Đơn vị cơ bản 164
Đại lượng và đơn vị phổ biến 165
Tính tương đối giữa hệ đơn vị và hệ thống đơn vị chuẩn quốc tế (SI) 167

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 163


Đơn vị đo lường Định danh và ký hiệu của hệ thống
đơn vị theo chuẩn SI
Hệ thống đơn vị cơ bản

Đại lượng Ký hiệu Đơn vị Ký hiệu

Đơn vị cơ bản
Chiều dài l, (L) Mét m L
Khối lượng m Kilogam kg M
Thời gian t Giây s T
Cường độ dòng điện I Ampe A I
Nhiệt độ T Kelvin K Q

Nồng độ mol n Mole mol N


Cường độ sáng I, (Iv) Candela cd J
Một số đơn vị khác
Góc phẳng α, β, γ, etc. Radian rad A
Góc khối Ω, (ω) Steradian sr W
(1) Cũng có thể sử dụng các đơn vị trong ngoặc.
(2) Mỗi quan hệ giữa độ T và độ K được thể hiện qua công thức: t = T - 273.15.

164 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Đơn vị đo lường Định danh và ký hiệu của hệ thống
đơn vị theo chuẩn SI
Đơn vị và độ lớn thông thường

Tên đại lượng Ký hiệu Chiều Đơn vị trong hệ SI Chú thích

Đơn vị không gian, thời gian


Chiều dài l, (L) L Mét (m) Centimet (cm): 1 cm = 10–2 m (microns không còn
được sử dụng , thay vào đó là micrometer (μm)
Diện tích A, (S) L2 Mét vuông (m2) Are (a): 1 a = 102 m2
Héc - ta (ha): 1 ha = 104 m2 (đươc dùng trong nông
nghiệp)
Thể tích V L3 Mét khối (m3)
Góc phẳng α, β, γ, Radian (rad) Gradian (gr): 1 gr = 2π rad/400
v.v. Vòng trên phút (rev): 1 tr = 2π
rad
Nhiệt độ (°): 1° = 2π rad/360 = 0.017 453 3 rad
Phút ('): 1' = 2π rad/21600 = 2.908 882 • 10-4 rad
Giây ("): 1" = 2π rad/1296 000 = 4.848 137 • 10-6 rad
Góc khối Ω, (ω) Steradian (sr)
Thời gian T T Giây (s) Phút (min)
Giờ (h)
Ngày(d)
Vận tốc V L T-1 Mét trên giây (m/s) Số vòng trên giây (rev/s): 1 tr/s = 2π rad/s
Gia tốc A L T-2 Mét trên giây bình phương (m/s2) Gia tốc trọng trường: g = 9.80665 m/s2
Vận tốc góc Ω T-1 Radian trên giây (rad/s)
Gia tốc góc Α T-2 Radian trên giây bình phương (rad/s2)
Đơn vị đo khối lượng
Khối lượng M M Kilogam (kg) Gam (g): 1 g = 10-3 kg
Tấn (t): 1 t = 103 kg
Khối lượng theo ρ1 L-1 M Kilogam trên mét (kg/m)
chiều dài (mật độ
dài)
Khối lượng theo bề ρA' (ρs) L-2 M Kilogam trên mét bình phương (kg/m2)
mặt (mật độ mặt)
Khối lượng riêng Ρ L-3 M Kilogam trên mét khối(kg/m3)
(mật độ mặt)
Thể tích riêng V L3 M-1 Mét khối trên kilogam (m3/kg)
Nồng độ ρB M L-3 Kilogam trên mét khối (kg/m3) Nồng độ theo khối lượng của thành phần B
(dựa trên NF X 02-208)
Mật độ D d = ρ/ρ nước
Đơn vị thời gian, không gian và hiện tượng tuần hoàn
Chu kỳ T T Giây (s)
Tần số F T-1 Héc (Hz) 1 Hz = 1s-1, f = 1/T
Thứ tự pha Φ Radian (rad)
Bước sóng Λ L Mét (m) Không được sử dụng đơn vị đo angström (10-10 m),
thay vào đó sử dụng hệ đơn vị đo nanomet (10- 9 m)
λ = c/f = cT (c = vận tốc ánh sáng)
Năng lượng âm Lp Decibel (dB)

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 165


Đơn vị đo lường Định danh và ký hiệu của hệ thống
đơn vị theo chuẩn SI
Đơn vị và độ lớn thông thường

Tên đại lượng Ký hiệu Chiều Đơn vị trong hệ SI Ghi chú


Đại lượng liên quan đến cơ học
Lực F L M T-2 Newton 1 N = 1 m x kg/s2
Khối lượng G, (P, W)
Momen M, T L2 M T-2 Newton-met (N.m) N.m, không sử dụng m.N để tránh nhầm lẫn
Sức căng bề mặt γ, σ M T-2 Newton trên mét (N/m) 1 N/m = 1 J/m2
Công W L2 M T-2 Jun (J) 1 J: 1 N m = 1 Ws
Năng lượng E L2 M T-2 Jun (J) Watt.giờ (Wh): 1 Wh = 3.6 x 103 J
(dùng để tính điện năng tiêu thụ A)
Công suất P L2 M T-3 Watt (W) 1 W = 1 J/s
Áp suất σ, τ p L-1 M T-2 Pascal (Pa) 1 P = 10-1 Pa.s (P = Độ nhớt, đơn vị CGS)
Độ nhớt động lực học η, µ L-1 M T-1 Pascal-giây (Pa.s) 1 P = 10-1 Pa.s (P = Độ nhớt, đơn vị CGS)
Độ nhớt động học ν L2 T-1 Mét vuông trên giây (m2/s) 1 St = 10-4 m2/s (St = độ nhớt động học, CGS unit)
Động lượng p L M T-1 Kilogam-mét trên giây p = mv
(kg x m/s)
Đại lượng về điện
Dòng điện I I Ampe (A)
Điện tích Q TI Cu-lông (C) 1 C = 1 A.s
Điện áp V L2 M T-3 I-1 Vôn (V) 1 V = 1 W/A
Điện trường E L M T-3 I-1 Vôn trên mét (V/m)
Điện trở R L2 M T-3 I-2 Ohm (Ω) 1 Ω = 1 V/A
Điện dẫn G L-2 M-1 T3 I2 Siemens (S) 1 S = 1 A/V = 1Ω-1
Điện dung C L-2 M-1 T4 I2 Fara (F) 1 F = 1 C/V
Điện kháng L L2 MT-2 I-2 Henry (H) 1 H = 1 Wb/A
Đại lượng về điện và từ trường
Cảm ứng từ B M T-2 I-1 Tesla (T) 1 T = 1 Wb/m2
Từ thông Φ L2 M T-2 I-1 Weber (Wb) 1 Wb = 1 V.s
Từ hóa Hi, M L-1 I Ampere trên mét (A/m)
Từ trường H L-1 I Ampere trên mét (A/m)
Lực động từ F, Fm I Ampere (A)
Điện trở suất ρ L3 M T-3 I-2 Ohm-mét (Ω.m) 1 µΩ.cm2/cm = 10-8 Ω.m
Điện dẫn suất γ L-3 M-1 T3 I2 Siemens trên mét (S/m)
Độ thẩm điện ε L-3 M-1 T4 I2 Fara trên mét (F/m)
Công suất tác dụng P L2 M T-3 Watt (W) 1 W = 1 J/s
Công suất phản kháng S L2 M T-3 Vôn-ampe (VA)
Công suất biểu kiến Q L2 M T-3 var (var)
Đại lượng về điện, từ trường
Nhiệt động lực học T θ Kelvin (K) Kelvin, không phải là nhiệt độ degree Kelvin hay °Kelvin

Nhiệt độ t, θ θ Nhiệt độ C (°C) t = T - 273.15


Năng lượng E L2 M T-2 Jun (J)
Nhiệt dung C L2 M T-2 θ-1 Jun trên Kelvin (J/K)
Entropy S L2 M T-2 θ-1 Jun trên Kelvin (J/K)
Nhiệt dung riêng c L2 T-2 θ-1 Oát trên kilogam-Kelvin
(J/(kg.K))
Độ dẫn nhiệt λ L M T-3 θ-1 Oát trên mét-Kelvin (W/(m.K))
Nhiệt lượng Q L2 M T-2 Jun (J)
Mật độ dòng nhiệt Φ L2 M T-3 Oát (W) 1 W = 1 J/s
Nhiệt năng P L2 M T-3 Oát (W)
Hệ số tỏa nhiệt bức xạ hr M T-3 θ-1 Oát trên mét vuông-Kelvin
(W/(m2 x K))

166 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Đơn vị đo lường Định danh và ký hiệu của hệ thống
đơn vị theo chuẩn SI
Tính tương quan giữa hệ thống đơn vị đo lường
Anh và hệ thống đơn vị đo lường quốc tế

Tên đại lượng Hệ đơn vị: Tên đơn vị Hệ đơn vị: Ký hiệu Hệ đơn vị quốc tế: Chuyển Đổi
Gia tốc Foot trên giây bình phương ft/s2 1 ft/s2 = 0.304 8 m/s2
Năng lượng nhiệt Đơn vị nhiệt Anh trên pound Btu/Ib 1 Btu/Ib = 2.326 x 103 J/kg
Nhiệt dung Đơn vị nhiệt Anh trên foot khối-độ F Btu/ft3.°F 1 Btu/ft3.°F = 67.066 1 x 103 J/m3.°C
Đơn vị nhiệt Anh trên pound-độ F Btu/Ib°F 1 Btu/Ib.°F = 4.186 8 x 103 J(kg.°C)
Từ trường Ơrstet Oe 1 Oe = 79.577 47 A/m
Độ dẫn nhiệt Đơn vị nhiệt Anh trên foot khối.giờ.độ F Btu/ft2.h.°F 1 Btu/ft2.h.°F = 5.678 26 W/(m2.°C)
Năng lượng Đơn vị nhiệt Anh Btu 1 Btu = 1.055 056 x 103 J
Năng lượng Pound trên foot Ibf/ft 1 Ibf.ft = 1.355 818 J
Pound trên inches Ibf.in 1 Ibf.in = 0.112 985 J
Mật độ dòng nhiệt Đơn vị nhiệt Anh trên foot vuông.giờ Btu/ft2.h 1 Btu/ft2.h = 3.154 6 W/m2
Đơn vị nhiệt Anh trên giây Btu/s 1 Btu/s = 1.055 06 x 103 W
Công Pound-lực Ibf 1 Ibf = 4.448 222 N
Chiều dài Foot ft, ' 1 ft = 0.304 8 m
Inch(1) in, " 1 in = 25.4 mm
Dặm mile 1 mile = 1.609 344 km
Nút - 1 852 m
Yard(2) yd 1 yd = 0.914 4 m
Khối lượng Ounce oz 1 oz = 28.349 5 g
Pound Ib 1 Ib = 0.453 592 37 kg
Mật độ khối lượng Pound trên foot Ib/ft 1 Ib/ft = 1.488 16 kg/m
tuyến tính Pound trên inch Ib/in 1 Ib/in = 17.858 kg/m
Mật độ mặt Pound trên foot vuông Ib/ft2 1 Ib/ft2 = 4.882 43 kg/m2
Pound trên inch vuông Ib/in2 1 Ib/in2 = 703.069 6 kg/m2
Mật độ khối lượng Pound trên foot khối Ib/ft3 1 Ib/ft3 = 16.018 46 kg/m3
Pound trên inch khối Ib/in3 1 Ib/in3 = 27.679 9 x 103 kg/m3
Mô men quán tính Pound. Foot vuông Ib.ft2 1 Ib.ft2 = 42.140 gm2
Foot trong nước ft H2O 1 ft H2O = 2.989 07 x 103 Pa
Inch trong nước in H2O 1 in H2O = 2.490 89 x 102 Pa
Áp suất Pound lực trên foor vuông Ibf/ft2 1 Ibf/ft2 = 47.880 26 Pa
Pound lực trên inches vuông Ibf/in2 (psi) 1 Ibf/in2 = 6.894 76 • 103 Pa
Năng suất tỏa nhiệt Đơn vị nhiệt Anh trên giờ Btu/h 1 Btu/h = 0.293 071 W
Diện tích bề mặt Foot vuông sq.ft, ft2 1 sq.ft = 9.290 3 x 10-2 m2
Inches vuông sq.in, in2 1 sq.in = 6.451 6 x 10-4 m2
Nhiệt độ Độ Fahrenheit(4) °F TK = 5/9 (q °F + 459.67)
Độ Rankine(5) °R TK = 5/9 q °R
Độ nhớt Pound lực.giây trên foot vuông Ibf.s/ft2 1 Ibf.s/ft2 = 47.880 26 Pa.s
Pound trên foot.giây Ib/ft.s 1 Ib/ft.s = 1.488 164 Pa.s
Thể tích Foot khối cu.ft 1 cu.ft = 1 ft3 = 28.316 dm3
Inch khối cu.in, in3 1 in3 = 1.638 71 x 10-5 m3
Ounce chất lỏng (UK) fl oz (UK) fl oz (UK) = 28.413 0 cm3
Ounce chất lỏng (US) fl oz (US) fl oz (US) = 29.573 5 cm3
Gallon (UK) gal (UK) 1 gaz (UK) = 4.546 09 dm3
Force Gallon (US) gal (US) 1 gaz (US) = 3.785 41 dm3
(1) 12 in = 1 ft
(2) 1 yd = 36 in = 3 ft
(3) Or p.s.i.: pound lực trên inch vuông
(4) TK = Độ kelvin với q°C = 5/9 (q°F - 32) (5) °R = 5/9

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 167


Tiêu chuẩn

168 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Những tiêu chuẩn được đề cập 170
Sự so sánh giữa hai tiêu chuẩn IEC và ANSI/IEEE 172
Quá trình đồng bộ hóa hai tiêu chuẩn IEC và ANSI/IEEE 172
Những khác biệt đáng chú ý giữa hai tiêu chuẩn IEC và ANSI 174

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 169


Tiêu chuẩn Những tiêu chuẩn được đề cập

Bạn có thể đăng ký tài liệu các tiêu huẩn IEC tại: Các cảm biến dòng điện độc lập công suất thấp (LPCT) IEC 61869-10
Các cảm biến điện áp độc lập công suất thấp (LPVT) IEC 61869-11
Văn Phòng IEC :
Kỹ thuật thử nghiệm điện cao áp IEC 60060-1
3, rue de Varembé
Những định nghĩa chung và yêu cầu thử nghiệm
CH - 1211 Geneva 20 Switzerland Phối hợp cách điện: Hướng dẫn sử dụng IEC 60071-2
www.iec.ch Máy biến áp điện lực- Phần 11: Máy biến áp kiểu khô thuộc lĩnh IEC 60076-11
vực Công nghiệp
Máy biến áp điện lực – Phần 12: Hướng dẫn nạp cho máy IEC 60076-12
PM107719

biến áp kiểu khô thuộc lĩnh vực Công nghiệp


Máy biến áp điện lực - Part 13: Máy biến áp chứa chất lỏng loại IEC 60076-13
tự bảo vệ
Máy biến áp điện lực – Phần 6: Máy biến áp điện đầy khí IEC 60076-15
Máy biến áp điện lực - Part 16: Máy biến áp ứng dụng trong IEC 60076-16
tubins gió
Máy biến áp điện lực - Part 6: Lò phản ứng IEC 60076-6
Máy biến áp điện lưc - Part 7: Hướng dẫn nạp đối với máy biến IEC 60076-7
Chào mừng đến trang web của IEC
áp ngâm dầu- khoáng
Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế là cơ quan đánh giá Cầu chì cao thế - Part 1: Cầu chì giới hạn dòng điện IEC 60282-1
và ban hành những tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh Ứng dụng trong lĩnh vực đường sắt- máy biến áp lực kéo và IEC 60310
vực kỹ thuật điện. cuộn cảm trong toa tàu
Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài IEC 60529
Phân loại điều kiện môi trường – Phần 3-3: Phân loại theo IEC 60721-3-3
nhóm các tham số môi trường và độ khắc nghiệt- Sử dụng
tĩnh tại ở vị trí được bảo vệ khỏi thời tiết
Phân loại điều kiện môi trường. Phần 3-4: Phân loại theo IEC 60721-3-4
nhóm các tham số môi trường và độ khắc nghiệt- sử dụng tại
ở vị trí không được bảo vệ khỏi thời tiết
Dòng ngắn mạch trong việc tính toán dòng điện trong hệ IEC 60909-0
thống điện xoay chiều ba pha
Máy biến áp biến đổi- Phần 1: ứng dụng máy biến áp trong IEC 61378-1
công nghiệp
Máy biến áp biến đổi- Phần 2: ứng dụng máy biến áp trong IEC 61378-2
truyền tải điện cao thế
Máy biến đổi đo lường – Phần 1: yêu cầu chung IEC 61869-1
Máy biến dòng IEC 61869-2
Máy biến điện áp kiểu cảm ứng IEC 61869-3
Hệ thống lắp đặt điện lớn hơn điện áp xoay chiều 1kV – Phần IEC 61936-1
1: Quy tắc chung
Tiêu chuẩn cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (Mã IK) IEC 62262
Cụm đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 1:Thông số phổ IEC 62271-1
biến
Cụm đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 100: Máy cắt IEC 62271-100
xoay chiều cao áp
Cụm đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 102: Dao cách ly IEC 62271-102
và thiết bị đóng cắt nối đất
Cụm đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 103: thiết bị IEC 62271-103
đóng cắt cho điện áp từ 1kV trở lên bao gồm cấp điện áp
52kV
Cụm đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 105: Phối hợp IEC 62271-105
thiết vị đóng cắt – cầu chì cho mức điện áp định mức từ 1kV trở
lên bao gồm điện áp 52kV
Chuyển đổi tải cảm ứng IEC 62271-110

170 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Tiêu chuẩn Những tiêu chuẩn được đề cập

Thiết kế những sản phẩm điện – điện tử thân thiện IEC 62430
với môi trường
Khai báo vật liệu dành cho nền công nghiệp IEC 62474
điện tử
Cụm đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 200: Tủ IEC 62271-200
điện đóng cắt và điều khiển xoáy chiều có vỏ bọc bằng
kim loại dùng cho điện áp định mức lớn hơn 1kV và
bằng 52kV
Cụm đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 202: IEC 62271-202
Trạm biến áp lắp sẵn cao áp/ hạ áp
Cụm đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 306: Hướng IEC/TR 62271-306
dẫn đối với IEC 62271 – 100, IEC 62271 -1 và những tiêu
chuẩn liên quan đến cầu dao đóng cắt dòng xoay chiều
Hướng dẫn phát triển sản phẩm với mong muốn IEC/TR 62476
giảm thiểu việc sử dụng chất trong sản phẩm điện –
điện tử
Hướng dẫn đối với thông tin vòng đời và quy trình tái chế IEC/TR 62635
được cung cấp để tính toán tỷ lê tái chế của thiết bị điện –
điện tử
Hướng dẫn và lắp đặt đối với cầu chì cao thế IEC/TR 62655
Cụm đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 304: IEC/TS 62271-304
Phân cấp tủ điện đóng cắt có vỏ bọc trong nhà đối
với điện áp định mức 1kV và bao gồm cấp điện áp
51kV liên quan đến việc sử dụng trong các điều kiện
vận hành liên đặc biệt để tránh ô nhiễm
Lựa chọn và xác định kích thước của chất cách điện IEC/TS 60815-1
áp của điện áp cao dành cho sử dụng trong điều
kiện ô nhiễm - Part 1 – Khái niệm, thông tin và những
quy tắc chung
Quá trình thử nghiệm tiêu chuẩn IEEE đối với thiết bị IEEE C37.09
đóng cắt cao áo đánh giá dựa trên nền tảng của dòng
điện đối xứng
Tiêu chuẩn IEEE đối với việc yêu cầu chung cho IEEE C37.100.1
cho thiết bị đóng cắt có điện áp định mức trên
1000 V
Tiêu chuẩn IEEE đối với thiết bị đóng cắt có vỏ bọc kim IEEE C37.20.2
loại
Tiêu chuẩn IEEE cho thiết bị ngắt có bọc kim loại (1kV – IEEE C37.20.3
38kV)
Nhãn môi trường và công bố môi trường- Công bố môi ISO 14025
trường loại III – Nguyên tắc và cách thức
Quá trình ăn mòn kim loại và hợp kim – Quá ISO 9223
trình ăn mòn khí quyển – Phân loại, xác định và
ước lượng
Vỏ bọc cho thiết bị điện (Tối đa 1000 V) NEMA 250
Tiêu chuẩn an toàn điện ở nơi làm việc NFPA 70 E

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 171


Tiêu chuẩn So sánh giữa hai tiêu chuẩn
IEC và ANSI/IEEE
Quá trình hòa hợp hai tiêu chuẩn
IEC và ANSI/IEEE

Về cơ bản. sự khác biệt giữa tiêu chuẩn IEC và ANSI/IEEE bắt nguồn từ những tính
toán tương ứng của họ.
Tiêu chuẩn IEC được dựa trên sự tiếp cận về chức năng, nhiệm vụ. Các thiết bị kỹ
thuật trong tiêu chuẩn được định nghĩa bởi cách sử dụng và được bám sát vào
những chức năng kỹ thuật của chúng.
Trong khi đó, tiêu chuẩn ANSI/IEEE được hệ thống từ những biện pháp công nghệ
kĩ thuật được mô tả trong đó. Những giải pháp đó được tiến hành sử dụng bằng một
hệ thống được gọi là “ chức năng yêu cầu và an toàn tối thiểu1..
Trải qua từng năm, hai tổ chức IEC và ANSI/IEEE đã tiến hành quá trình hòa hợp hai
tiêu chuẩn với nhau ở một vài hạng mục, tức là ở đây những tổ chức đã tiến hành
dự án hòa hợp các tiêu chuẩn và thành lập hệ thống tiêu chuẩn IEC – IEEE, điều
này được ủng hộ và những tiêu chuẩn đó cũng được xuất bản vào năm 2008.
Việc hòa hợp này cho phép chúng ta đơn giản hóa những khác biệt không đáng kể
tồn tại giữa hai tiêu chuẩn. Chính điều này cũng đặc biệt phù hợp đối với khái niệm
dòng ngắn mạch cũng như là đối với khái niệm quá điện áp phục hồi.
ANSI/IEEE đã phát triển hệ thống tiêu chuẩn cho những ứng dụng đặc biệt đối với
những thiết bị “ Máy cắt tự đóng lại “ và “ Cầu dao dùng cho máy phát”. Những tài
liệu này đã và đang được chuyển đổi thành chuyển đổi một hệ thống tiêu chuẩn IEC
tương ứng sau khi tiến hành hòa hợp về khái niệm và cách đánh giá. Tuy nhiên, đây
là quá trình hòa hợp giữa hai tiêu chuẩn, nhưng không phải là thống nhất cả hai
thành một. Hai tiêu chuẩn IEC và IEEE hiển nhiên được tạo ra bởi hai tổ chức khác
nhau, chính vì thế, cấu trúc của tiêu chuẩn trước đó được dựa trên Hội Đồng quốc
gia của nó, còn ở thời điểm hiện tại thì cấu trúc đó chỉ cần phát triển bởi những cá
nhân. Chính vì thế, IEC và ANSI/IEEE sẽ vấn giữ nguyên những tiêu chuẩn riêng của
họ trong tương lai. Những sự khác biệt hệ thống (hệ thống đường dây trên không và
hệ thống cáp, hay những ứng dụng bên ngoài hiện thực) và những đại lượng cơ bản
(điện áp và tần số) vẫn sẽ tiếp tục được thiết lập trên những thiết bị chuyển đổi
mạch.
Điện áp định mức
Xem lại chương liên quan đến điện áp định mức.
Quá trình phục hồi quá độ điện áp (Transient Recovery Voltage)
DM105264

Đặc tuyến của hệ Đặc tuyến của


thống đường dây Mục đích chính của quá trình này là thực hiện việc thử nghiệm những thiết bị chuyển
hệ thống cáp
đổi và đóng cắt thông thường dựa trên hai tiêu chuẩn IEC và ANSI/IEEE.
Từ năm 1995, ba công tác đã được tiến hành như sau:
• Hòa hợp khả năng cắt của cầu dao 100kV trở lên khi xảy ra quá điện áp phục hồi;
• Hòa hợp về khả năng cắt của cầu dao dưới 100 kV khi xảy ra quá điện áp phục
hồi;
• Hòa hợp về những yêu cầu đánh giá và thử nghiệm đối với việc chuyển đổi dòng
điện điện dung. IEC thiết kế hai lớp cho cầu dao, được định dạng bởi 2 đặc điểm
của quá trình quá điện áp phục hồi được quy định trong tiêu chuẩn IEC 62271 –
100 (2021), đối với ANSI/IEEE là tiêu chuẩn C37.04.
• Lớp S1 cho hệ thống cáp
• Lớp S2 cho hệ thống đường dây.
Bởi vì ở một số lớp đóng cắt S2 của hệ cấp điện áp 52kV có thể được lắp đặt trực
tiếp cho đường dây trên không, nên lớp S2 này cần phải vượt qua quá trình kiểm
định đóng cắt khi xảy ra sự cố ngắn trên đường dây.
Các lớp đóng cắt của cầu dao
Lớp S1

SLF?
Hệ thống cáp
Không có
Lớp S2
Kết nối trực tiếp với
Hệ thống đường dây trên không
đường dây Có
Lớp S2
Kết nối trực tiếp với
đường dây trên không
Hệ thống cáp Có

172 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Tiêu chuẩn So sánh giữa hai tiêu chuẩn
IEC và ANSI/IEEE
Quá trình hòa hợp hai tiêu chuẩn
IEC và ANSI/IEEE

Quá trình chuyển mạch điện dung:


Quá trình thử nghiệm chuyển mạch điện dung cũng được tiến hành hòa hợp.
Lớp C1 của cầu dao với xác suất tác động lại nhỏ và một lớp C2 mới của cầu dao
với xác suất tác động lại nhỏ đã được giới thiệu. Những giá trị định mức cũng như
những tiêu chuẩn cho phép vẫn duy trì những sự khác biệt giữa hai tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn IEEE sẽ quy định thêm lớp phân loại C0.

Những sản phẩm lắp ráp


Không có sự hòa hợp giữa hai tiêu chuẩn đối những sản phẩm lắp ráp.
Những sản phẩm được lắp ráp bao gồm những thiết bị đóng cắt trung áp được bọc
kim loại hoặc được nối cách nhiệt hoặc thiết bị đóng cắt có khí cách nhiệt. Ngày
nay, những công tác để hòa hợp giữa hai tiêu chuẩn IEC và ANSI/IEEE không tồn
tại. Vì vậy, những sự khác biệt quan trọng vẫn còn đó. Sự khác biệt đó xuất phát từ
những cách thức hoạt động của đường dây.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 173


Tiêu chuẩn So sánh giữa hai tiêu chuẩn
IEC và ANSI/IEEE
Những sự khác biệt chính giữa
hai tiêu chuẩn IEC và ANSI/IEEE
Những khác biệt được đề cập
Hai phương thức chính đã được quy định, dựa theo sự ảnh hưởng của quá trình thiết kế
cũng như quá trình kiểm định chất lượng. Trong mỗi trường hợp có sự khác biệt về thiết
kế, cần làm rõ liệu rằng điểm đó có phải là một yêu cầu tồn tại trong hệ thống này nhưng
không tồn tại trong hệ thống kia hay không, hay đó có thể chỉ là một yêu cầu thể hiện sự
mâu thuẫn của hai hệ thống.
Còn đối với những quy trình thử nghiệm, câu hỏi về khả năng đáp ứng yêu cầu của
hệ thống cũng có liên quan đến hệ thống kia. Sự khác biệt to lớn giữa hai hệ thống, đặc
biệt là đối với ứng dụng trung áp phải đáp ứng được nhu cầu của bên thứ ba. Điều này
bao gồm những quá trình “quan sát”.
Quá trình này được gọi là đánh nhãn cho cách thức.

Về việc đánh giá


Tiêu chuẩn ANSI/IEEE có hai đặc điểm trong cấu trúc đánh giá, yêu cầu và những giá trị
ưu tiên.
Những yêu cầu thì không thể thương lượng và những giá trị khi đáp ứng yêu cầu sẽ được
ưu tiên đánh giá xếp hạng.
C37.20.2, tiêu chuẩn quy định đối với thiết bị đóng cắt có vỏ kim loại, được xem xét
thiết kế hệ thống thanh dẫn là 1200 A đối với vỏ kim loại.
Mức chịu đựng khi ngắn mạch được thể hiện theo hai cách khác nhau:
• IEC xác định giá trị hiệu dụng của những những thành phần thay thế và những giá trị
đỉnh (2.5);
• ANSI xác định giá trị hiệu dụng đối với các thành phần thay thế trong thời gian 2 giây,
và những giá trị dòng tức thười đó, bao gồm thành phần một chiều, sẽ đạt đỉnh trong
lần đầu tiên (2.6 hay 2.7)
C37.20.3, tiêu chuẩn bao gồm thiết bị đóng ngắt vỏ kim loại, đề cập đến việc chịu đựng
dòng trong thời gian ngắn vào khoảng 2s (đối với Tiêu chuẩn IEC là 1s).

Về thiết kế:
• Mức nhiệt độ cho phép tối đa khác nhau giữa hai tiêu chuẩn; điều này được quy định
trong tiêu chuẩn IEC 62271 – 1 và trong tiêu chuẩn IEEE C37.100.1, cũng như trong
những chuẩn C37.20.2, C37.20.3.
- Mức tăng nhiệt độ trong mức cho phép của chuẩn ANSI thấp hơn rất nhiều so với
chuẩn IEC. Chằng hạn, đối với các mối nối đồng, chuẩn C37.20.3 (và C37.20.4) được
chỉ định giá trị tối đa mức tăng. Giá trị được xem xét ở đây là 70oC, trong khi đó mức
này được quy định trong IEC là 90oC. Hơn nữa, tiêu chuẩn ANSI xem các vật liệu như
thiếc, bạc, niken là giá trị nhiệt là tương đương nhau trong khi đó, tiêu chuẩn IEC đặc
biệt quy định những giá trị cho phép khác nhau. ANSI/IEEE yêu cầu sử dụng mức
tăng nhiệt độ thấp hơn khi hai bề mặt tiếp xúc khác nhau được ghép nối. Những giá
trị đặc biệt được cung cấp bởi ANSI khi kết nối cáp cách điện (giá trị này thấp hơn
so với nhiệt độ trong những mối nối giữa hai thanh trần),
- Mức nhiệt độ cho phép đối với những bộ phận dễ tiếp cận cũng thấp hơn đối với
ANSI (50oC so với 700C) khi chạm trong quá trình hoạt động bình thường và 70oC so
với 80oC khi không chạm trong điều kiện làm việc bình thường. Đối với những phần
bên trong thì cũng được áp dụng mức nhiệt độ tối đa cho phép của tiêu chuẩn ANSI:
110oC.
• Độ bền cơ học dành cho những hoạt động được chỉ định là 500 hoạt động đối với chuẩn
ANSI C37.20.2, 50 đối với chuẩn ANSI C37.20.3. Hoàn toàn giống với chuẩn IEC 62271-
200, ngoại trừ khi khả năng rút được dự định sử dụng như chức năng ngắt kết nối (được
quy định với nhà sản xuất), thì ít nhất 1000 thao tác sẽ được quy định như dao cách ly
• Những khác biệt trong thiết kế khác:
- Vật liệu cách điện có khả năng chống cháy tổi được được quy định trong chuẩn ANSI,
nhưng lại không được đề cập trong chuẩn IEC,
- Tiêu chuẩn ANSI C37.20.2 và C37.20.3 yêu cầu hệ hống thanh nối đất phải có khả
năng cung cấp dòng tạm thời ngắn hạn. Chuẩn IEC chấp nhận dòng chạy qua vỏ
việc thử nghiệm quy trình được thực hiện như một bài kiểm tra chức năng (nếu thanh
cái được làm bằng đồng, thì tiết diện tối thiểu cần được thể hiện),
- ANSi quy định rằng máy biến điện áp cần được lắp đặt một cầu chì giới hạn dòng ở
phía cao áp. Tiêu chuẩn ANSI C37.20.2 và 3 cũng quy định nhiệt độ định mức của
máy biến dòng điện là 55oC.

174 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Tiêu chuẩn So sánh giữa hai tiêu chuẩn
IEC và ANSI/IEEE
Những sự khác biệt chính giữa
hai tiêu chuẩn IEC và ANSI/IEEE
- ANSI C37.20.2 and C37.20.3 quy định độ dày tối thiểu đối với các tấm kim loại (đối
với thép: 1.9 mm, và 3 mm giữa các chiều dài và giữa các bộ phân chính trong
mạch sơ cấp, các giá trị cao hơn được quy định cho những trường hợp mạch lớn
hơn). Tiêu chuẩn IEC 62271 – 200 không quy định những bất kỳ vật liệu hay độ dày
nào đối với vỏ và vách ngăn, ngoại trừ những đặc tính chức năng (tính liên tục về
điện, bằng phương pháp thử nghiệm một chiều đối với điện áp rơi tối đa),
- Tiêu chuẩn ANSI C37.20.2 quy định số lượng bản lề và điểm chốt tối thiểu theo kích
thước,
- Tấm bọc kim loại phải có dây dẫn sơ cấp (khả năng chịu đựng tối thiểu = điện áp
pha), được quy định theo chuẩn ANSI,
- Tấm kim loại được quy định theo chuẩn ANSI thì phải có vách ngăn giữa những bản
mạch. Điều đó được áp dụng đối với thanh cái, các ngăn lộ của nó sẽ được chia thành
nhiều phần theo bảng đóng ngắt,
- Đối với tiêu chuẩn ANSI, cầu dao cần phải được khóa liên động để ngăn không cho
cắt hoàn toàn cho đến khi được giải phóng hoàn toàn.
- Tiêu chuẩn ANSI quy định những yêu cầu về kích thước đối với những điểm kết nối
của thiết bị đóng ngắt (NEMA CC1 – 1993),
- Các chỉ số về vị trí được quy định khác nhau về màu sắc và cách đánh dấu,
- Những nguồn cung cấp năng lượng phụ nên có bảo vệ ngắn mạch trong thiết bị đóng
cắt, được quy định trong ANSI C37.20.2 và 3,
- Theo tiêu chuẩn ANSI: phía sơ cấp của máy biến điện áp cần kết hợp với các cầu
chì. Phía thứ cấp thì tùy thuộc vào cách sử dụng.
Quy trình thử nghiệm cơ bản:
• Đối với tủ trung thế, những thử nghiệm điện môi đối với tần số của các dây dẫn phía
cao và hạ được chỉ định là 110% của giá trị pha theo chuẩn ANSI trong mọi trường hợp.
Còn đối với tiêu chuẩn IEC, thử nhiệm đối với khoảng hở của bộ ngắt được yêu cầu chỉ
khi việc cắt được quy định theo chức năng ngắt kết nối (được công bố bởi nhà sản
xuất).
• Dòng điện tức thời được thử nghiệm ít nhất 10 chu kỳ đối với tiêu chuẩn ANSI, còn đối
với tiêu chuẩn IEC, việc thử nghiệm khả năng chịu dòng đỉnh dài 300 ms (và thực hiện
để có 200 ms sau đó)
• Đối với tiêu chuẩn ANSI, tất cả các vật liêu cách điện, bất kể được dùng với số lượng
lớn hay là dùng để ứng dụng, cần phải chứng tỏ khả năng chống cháy của thiết bị
(C37.20.2 và 5.2.6 và 5.2.7). Việc này chưa được IEC giải quyết, nhưng vẫn đang được
thảo luận để thông qua những tiêu chuẩn và những thông số kỹ thuật chung.
• Đối với tiêu chuẩn ANSI, lớp sơn trên các bộ phận kim loại cần phải chứng tỏ được khả
năng chống gỉ khi đặt trong môi trường có sương muối ăn mòn.
• Thiết bị đóng cắt đối với chuẩn ANSI C37.20.3 và C37.20.4 cần trải qua quá trình thử
nghiệm điện môi (đối với cả tần số nguồn và xung) cao hơn 10% so với giá trị pha; còn
với chuẩn IEC, yêu cầu tương tự chỉ được quy định với dao cách ly.
• Thử nghiệm BIL có trình tự và tiêu chí khác nhau giữa chuẩn IEC và ANSI . Sự tương
đương giữa hai cách tiếp cận là một vấn đề gây tranh cãi và không được xem là hợp lệ.
• Thử nghiệm độ tăng nhiệt độ của tiêu chuẩn ANSI/IEEE: phần cắt của những vật liệu
được quy định trong tiêu chuẩn, không có dung sai,v.v. Tuy nhiên, chúng không thể
tuân theo cả hai tiêu chuẩn tại cùng một thời điểm.
• Với các thử nghiệm thông thường, mạch thực hiện chức năng phụ được kiểm tra ở điện
áp 1500 V trong 1 phút theo chuẩn ANSI (C37.20.3) thay vì 2 kV trong 1 phút đối với
chuẩn IEC.
• Các công tắc được quy định trong chuẩn ANSI C37.20.4 cần được thử nghiệm quá trình
ngắt tải trước khi thực hiện các thử nghiệm khác (tạo sự cố đối với cầu chì có tích hợp
công tắc, dòng điện chuyển mạch cáp, dòng điện chuyển mạch khi cho máy biến áp
hoạt động không tải).
• Thử nghiệm điện môi được xem như là điều kiện để kiểm tra tình trạng sau khi thực hiện
các kiểm tra về công suất hay thử nghiệm độ bền cơ học được quy định ở mức 80 %
điện áp chịu tần số định mức theo chuẩn IEC (các điều kiện chung), và ở mức 75 % đối
với tiêu chuẩn ANSI (C37.20.4).
• Cầu chì nối đất với dòng điện đã được kiểm tra trong quá trình thử nghiệm về công suất
nguồn được chỉ định khác nhau giữa hai chuẩn IEC và ANSI (100 mm chiều dài, 0.1 mm
đường kính đối với chuẩn IEC, 3A hoặc dài 2 inch và #38AWG đối với ANSI).
• Cầu dao được yêu cầu phải thử nghiệm một pha theo chuẩn C37.09 bảng 1 dòng 6, 7.
• Cầu dao cũng được yêu cầu phải tích lũy 800 % Ksi trong quá trình thử nhiệm điển hình
• Khả năng phân loại sự cố hồ quang là khả năng đã được chứng minh và tiêu chuẩn hóa
để bảo vệ người vận hành thiết bị đóng cắt trung thế.

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 175


Truy cập mySchneider để đơn giản
hóa công việc của bạn
Kết nối mySchneider

Tài nguyên cá
Đăng ký trên cổng thông tin mySncheider và nhân
khám phá trải nghiệm được cá nhân hóa dành Hỗ trợ mua bán
cho bạn, tại đây, ứng dụng cho phép bạn truy sản phẩm
cập vào công cụ và tài nguyên giúp bạn phát
Được đào tạo
triển kỹ năng và làm việc hiệu quả hơn.

Hỗ trợ 24/7 Hợp tác, hỗ trợ và cùng phát


PM107043

• Hỗ trợ 24/7 và nhận hỗ trợ từ triển


chuyên gia • Tham gia chương trình Trao đổi kỹ
• Danh mục trực tuyến thuật điện của Schneider để tìm ra
giải pháp cho doanh nghiệp của
• Được hỗ trợ và đào tạo chuyên
bạn
sâu
• Đây là chương trình ở đó bạn có thể
phát triển doanh nghiệp cho riêng
mình
• Là nơi mà bạn có thể cùng nhau tìm
giải pháp hoặc chia sẻ
• Chúng tôi sẽ giúp bạn kết nối với
Lựa chọn và thiết kế: chuyên gia và đối tác công nghệ để
PM107044

Một trang WEB nâng cao có chức đạt lợi thế cạnh tranh
năng: •
• Lựa chọn và so sánh các thành
phần
• Dễ dàng xây dựng những mô
Quản lý cơ sở dữ liệu của bạn
hình để sử dụng (thư mục CAD,
xuất dữ liệu,…) Nhật ký kỹ thuật - nơi bạn có thể tìm
thấy các tài liệu trong quá trình vận
hành, bảo trì từ khắp nơi mà không
cần giấy tờ để xác thực
• Hướng dẫn sử dụng
• Bản vẽ thiết kế
Cấu hình • Bản vẽ sơ đồ tương đương
PM107046

• Luôn luôn cập nhật những nội • Nghiệm thu xuất xưởng và thực tế
dung kỹ thuật • Danh sách phụ tùng
• Dữ liệu luôn sẵn sàng cho dự án • Hồ sơ và lịch trình bảo trì
của bạn
• Thay đổi từng phút
• Quản lý theo dõi yêu cầu của
bạn

176 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Đọc thêm

Tài liệu kỹ thuật để mở rộng kiến thức của bạn

Truy cập trang web: WIKI Electrical Installation guide


Sách điện tử: Network Protection & Automation Guide (NPAG)
Ứng dụng thiết kế kỹ thuật số cho hệ thống EcoStruxure:

Tài liệu dành cho đối tác tham gia thiết kế trung áp
Chương trình mySchneider dùng xây dựng bảng điều khiển
Danh mục các phần tử trung áp

Hướng dẫn theo dõi nhiệt độ liên tục

Phần mềm – công cụ

Hướng dẫn cho thiết kế viên

schneider-electric.com Tài liệu kỹ thuật trung áp | 177


Những tiêu chuẩn IEC được đề cập trong tài liệu

IEC 61869-10 ed 1.0 "Copyright © 2017 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"


IEC 61869-11 ed 1.0 "Copyright © 2017 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 60060-1 ed 3.0 "Copyright © 2010 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 60071-2 ed 4.0 "Copyright © 2018 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 60076-11 ed 2.0 "Copyright © 2018 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 60076-12 ed 1.0 "Copyright © 2008 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 60282-1 ed 8.0 "Copyright © 2020 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 60529 ed 2.0 "Copyright © 1989 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 60909-0 ed 2.0 "Copyright © 2016 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 61869-1 ed 1.0 "Copyright © 2007 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 61869-3 ed 1.0 "Copyright © 2011 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 61936-1 ed 3.0 "Copyright © 2021 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 62262 ed 1.0 "Copyright © 2002 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 62271-1 ed 2.0 "Copyright © 2017 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 62271-100 ed 3.0 "Copyright © 2021 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 62271-102 ed 2.0 "Copyright © 2018 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 62271-103 ed 2.0 "Copyright © 2021 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 62271-110 ed 4.0 "Copyright © 2017 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC 62271-202 ed 2.0 "Copyright © 2014 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC TR 62271-306 ed 1.0 "Copyright © 2012 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC TR 62655 ed 1.0 "Copyright © 2013 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC TS 62271-304 ed 2.0 "Copyright © 2019 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"
IEC GUIDE 109 ed 3.0 "Copyright © 2012 IEC Geneva, Switzerland. www.iec.ch"

178 | Tài liệu kỹ thuật trung áp schneider-electric.com


Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam

364 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình,


Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel : +84 1800 58 58 58

www.schneider-electric.com

Ngày 11 tháng 3 năm 2022


AMTED300014EN_110322

©2022 Schneider Electric SE. T ấ t C ả Qu y ề n Đ ư ợ c B ả o L ư u .


Tất cả nhãn hiệu và nhãn hiệu dịch vụ Schneider Electric là tài sản của Schneider Electric SE cùng các công ty con và công ty liên kết.

You might also like