Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Họ và tên: Nguyễn Hồng Hạnh

Mã sinh viên: 705301042


Chiều thứ 4

Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
(1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực
● Năng lực sinh học
- Phát biểu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể
- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm
sắc thể
- Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
● Năng lực chung
- Năng lực tự học:
+ Quản lý bản thân: Đánh giá được thời gian và phương tiện để thực hiện
các nhiệm vụ học tập
+ Quản lý nhóm: lắng nghe ý kiến của bạn và phản hồi tích cực, tạo hứng
khởi trong học tập của nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ HS đặt ra được nhiều câu hỏi về nội dung học tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, Ngôn ngữ viết
+ Làm việc nhóm cùng nhau khai thác nội dung kiến thức trong bài.
2. Phẩm chất
● Chăm chỉ:
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập
- Tích cực học tập, rèn luyện, xây dựng bài học
● Trung thực: tự giác tham gia hoạt động mà GV yêu cầu
● Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, hoàn thành nhiệm vụ được
giao
II. Thiết bị và học liệu
1. Đối với GV
● Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bảng
● Học liệu:
- SGK Sinh học 12
- Hình ảnh:

Hình 1.1

- Phiếu học tập

Họ và tên:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hình thức:
Yêu cầu:
Thời gian:

Họ và tên:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Hình thức:
Yêu cầu:
Thời gian:
2. Đối với HS
● SGK Sinh học 12, vở ghi,....

III. Tiến trình dạy học


1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
- Tạo hứng khởi, kích thích HS có nhu cầu tìm hiểu về NST và đột
biến cấu trúc NST
b. Sản phẩm
- Theo em NST nằm ở đâu trong tế bào?
+ Nằm trong nhân tế bào
- Theo em NST có ở sinh vật nhân thực hay sinh vật nhân sơ? Vì
sao?
+ NST có ở sinh vật nhân thực vì sinh vật nhân sơ chỉ có vùng
nhân mà không có nhân
c. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: yêu cầu cá nhân HS xem hình HS lắng nghe
1.1 và trả lời các câu hỏi sau:
Từ kiến thức e đã học ở lớp 9
Câu 1: Theo em NST nằm ở đâu trong
tế bào?
Câu 2: Theo em NST có ở sinh vật
nhân thực hay sinh vật nhân sơ? Vì
sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát và giúp đỡ HS Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời câu hỏi HS trả lời câu hỏi của GV
Lắng nghe, góp ý cho câu trả lời của
bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: Trong cuộc sống hàng ngày, Lắng nghe, chuẩn bị vào hoạt động
bệnh tật di truyền ở người có rất nhiều mới
bệnh liên quan đến NST: như NST số
5 bị mất đoạn thì sẽ gây nên hội
chứng tiếng mèo kêu (khóc như tiếng
mèo), NST số 21 bị mất đoạn thì gây
bệnh ung thư máu. Vậy để biết xem
NST có những dạng đột biến nào liên
quan đến cấu trúc thì bài học hôm nay
chúng ta sẽ tìm hiểu về đột biến cấu
trúc NST

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


● Hoạt động 2.1: hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể
a.Mục tiêu
- Mô tả được hình thái NST
- Trình bày được cấu trúc NST
b.Sản phẩm
- Câu 1: NST là gì? Trả lời:NST là cấu trúc mang gen của tế bào tồn
tại trong nhân tế bào nhân thực , chỉ có thể quan sát bằng kính hiển
vi.
- PP dùng để quan sát NST? Trả lời:Quan sát bằng kính hiển vi
quang học học điện tử , nhuộm màu bằng thuốc nhuộm kiềm tính
+ Thành phần cấu tạo: phân tử ADN liên kết với các loại
protein khác nhau(chủ yếu là histon)
+ Hình thái: Gồm 3 bộ phận:
● Đầu mút:Chứa trình tự các nucleotit =>Vai trò:Bảo
vệ NST và ngăn không cho các NST dính vào nhau
● Tâm động: Liên kết với thoi phân bào giúp NST di
chuyển về phía 2 cực của TB trong quá trình phân
bào. =>Vai trò: Quy định hình thái của NST

vd:hình móc, hình que, hạt,...


* Điểm khởi đầu:Nơi chứa trình tự khởi đầu nhân đôi ADN

+ Đặc điểm bộ NST các loài:


● Mỗi loài có bộ NST đặc trưng
● Trong tế bào sinh dưỡng, các NST thường tồn tại
thành từng cặp tương đồng tạo thành bộ NST lưỡng
bội 2n
● Trong giao tử, số NST bằng ½ số NST trong tế bào
sinh dưỡng, gọi là bộ NST đơn bội n

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Thời gian:5 phút
Yêu cầu:Làm việc nhóm(6 người/1 nhóm)
GV yêu cầu hs quan sát video: kết hợp quan sát hình 5.2 SGK tr.24, đọc thông tin trong
SGK trả lời câu hỏi sau
câu 1:Dựa vào video em hãy quan sát hình thái của NST qua các kì của quá trình nguyên
phân và hoàn thành bảng sau:

Kì Sự biến đổi hình thái của NST


Trung gian NST dạng sợi mảnh, trong pha S sợi
NST bắt đầu nhân đôi và có cấu trúc
kép (Gồm 2 Cromatit)

Đầu NST bắt đầu co xoắn và hiện rõ dần

Giữa NST co xoắn cực đại->hình dạng đặc


trưng cho từng loài

Sau Các Cromatit tách nhau ở tâm động,


mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn và
phân li về 2 cực của tế bào

Cuối NST đơn tháo xoắn trở về dạng sợi


mảnh

Câu 2: Để quan sát rõ hình thái của NST ta nên quan sát ở kì nào.Giải thích vì sao?
Trả lời: Để quan sát rõ hình dạng và kích thước đặc trưng của từng loài ta nên quan sát
vào kì giữa.Lý do lúc này NST co xoắn cực đại, xuất hiện rõ hình dạng đặc trưng của từng
loài.

Câu 3:Hãy mô tả các cấp độ xoắn của NST?Sự khác nhau về hình thái ở tế bào chưa phân
chia và khi tế bào ở kì giữa nguyên phân?
Trả lời:Mỗi NST chứa 1 phân tử ADN (đường kính 2nm) và protein histon ở các mức độ
xoắn khác nhau.
- Có 3 mức xoắn theo mức cao dần:

+ Mức xoắn 1 (sợi cơ bản, đường kính 11nm): là chuỗi các nucleoxom, trong đó mỗi
nucleoxom gồm 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN
với khoảng 146 cặp nucleotit. Chú ý: ở khoảng giữa của mỗi nucleoxom là 1 phân tử
protein histon.

+ Mức xoắn 2: sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.

+ Mức xoắn 3: siêu xoắn, đường kính 300nm.

+ Mức xoắn 4: 1 crômatit có đường kính là 700nm, và 1 NST kép (có 2 crômatit) có
đường kính là 1400nm.

Câu 4:Tại sao ADN rất dài lại có thể xếp gọn trong phân tử tế bào có kích thước khá nhỏ
của tế bào?
Trả lời: ADN có khả năng có ngắn, xoắn lại. Sau khi co ngắn, xoắn lại thì chúng sẽ liên
kết với protein histon để thu nhỏ lại cấu trúc bình thường và nằm gọn trong nhân tế bào.

Câu 5:Từ những kiến thức ở trên em trình bày chức năng của NST là gì?

c. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát
video:https://youtu.be/IePMXxQ-
KWY -Nhiễm sắc thể là gì? kết hợp
quan sát hình 5.1 SGK tr.23, trả lời
các câu hỏi:

1.Nhiễm sắc thể là gì?

2.Phương pháp dùng để quan sát được


NST?

3.Mô tả đại cương về NST ở SVNT


(Vật chất cấu tạo, tính chất đặc trưng,
hình thái tồn tại trong tế bào)

GV yêu cầu HS quan sát


video:https://youtu.be/8qrH3jzTRcU -
Nhiễm sắc thể và tâm động kết hợp
quan sát hình 5.2 SGK tr.24 , trả lời
câu hỏi vào phiếu học tập số 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


Quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần) Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu 1 số HS đứng lên trả lời HS trả lời câu hỏi
câu hỏi trong phiếu bài tập HS khác lắng nghe và góp ý
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức HS lắng nghe, ghi chép

Tiểu kết: nội dung phiếu học tập số 1

● Hoạt động 2.2: Đột biên cấu trúc NST


a. Mục tiêu
- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến
cấu trúc nhiễm sắc thể
- Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
b. Sản phẩm:
- Câu trả lời đúng của HS
Họ và tên:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Hình thức: Thảo luận cặp đôi


Yêu cầu: HS đọc SGK và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2
Thời gian: 5 phút
- Sơ đồ tư duy của HS
c. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
● GV yêu cầu cặp đôi HS đọc Lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ
SGK và thảo luận để hoàn
thành phiếu học tập số 2 trong
vòng 5 phút
● GV chia lớp thành 4 nhóm, tìm
hiểu nội dung được giao trong
vòng 5 phút
- Nhóm 1,2: Mất đoạn, lặp đoạn
- Nhóm 3,4: Đảo đoạn, chuyển
đoạn
● Sau khi hết 5 phút, GV yêu cầu
HS hình thành nhóm lớn (nhóm
1,3 làm 1 nhóm; nhóm 2,4 làm
1 nhóm). Các nhóm lớn từ nội
dung đã tìm được, vẽ sơ đồ tư
duy về cơ chế cảm ứng ở sinh
vật trong vòng 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Quan sát, hỗ trợ HS HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chỉ định đại diện HS của các HS trình bày sản phẩm
nhóm trình bày sản phẩm HS khác lắng nghe và góp ý
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá quá trình thực hiện HS lắng nghe, ghi chép
nhiệm vụ
GV nhận xét sản phẩm, chuẩn hóa lại
kiến thức

Tiểu kết: Sản phẩm sơ đồ tư duy của HS

3.Hoạt động 3: Luyện tập


a.Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời 1 số câu hỏi
b.Sản phẩm
- NST là cấu trúc mang gen, tồn tại trong nhân tế bào
- Ở sinh vật nhân sơ: VCDT là phân tử ADN mạch kéo, dạng vòng,
không liên kết với protein
- NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm ADN và protein histon
- Ở tế bào xooma, NST tồn tại thành từng cặp giống nhau về hình
dạng, kích thước gọi là cặp NST tương đồng, một NST có nguồn
gốc từ bố và một số NST còn lại có nguồn gốc từ mẹ
- nucleoxom 146 cặp nu, mức xoắn 3 (300), Cromatit (700)
c. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để HS lắng nghe, tiế nhận nhiệm vụ
trả lời các câu hỏi trong vòng 10 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát, hỗ trợ HS Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi HS trả lời câu hỏi
HS khác lắng nghe và nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức HS lắng nghe, ghi chép
4. Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng
a. Mục tiêu
b. Sản phẩm
Câu 1: Cho các phát biểu sau
(1) NST ở sinh vật nhân chuẩn có dạng thẳng, được tổ chức với
protein histon
(2) Protein histon là những phân tử nhỏ có điện tích âm, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc liên kết của chúng với DNA mang điện tích
dương
(3) NST ở sinh vật nhân sơ: DNA dạng trần, mạch đơn; dạng vòng, ở
trạng thái siêu xoắn
(4) Kiểu nhân là tập hợp hoàn chỉnh các NST ở kì đầu nguyên phân
trong tế bào nhân thực
Câu 2:
c. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

You might also like