Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHỮ IN NGHIÊNG KO THÊM VÀO SLIDE( Các bạn thuyết trình đọc thêm)

2. Những điều kiện cơ bản để duy trì trật tự xã hội [4 điều kiện cơ bản]
a. Phải đảm bảo quyền lực thực sự của các tổ chức thiết chế và giám sát
- Các thiết chế xã hội là những công cụ đặc biệt quan trọng để duy trì trật tự xã
bởi vì chúng có chức năng cơ bản là điều tiết các quan hệ xã hội và kiểm soát
xã hội nhằm duy trì sự ổn định xã hội.
- Các thiết chế kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, gia đình, v.v...đều đóng vai
trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội. Trong xã hội có giai cấp, Nhà
nước là công cụ quan trọng nhất duy trì trật tự xã hội.
- Dấu hiệu của sự ổn định xã hội là việc đảm bảo quyền lực thực sự của các tổ
chức thiết chế. Còn khi các tổ chức này không đủ sức thực hiện chức năng kiểm
soát và giám sát thì xã hội sẽ rối loạn.
- Ví dụ:
+ thiết chế gia đình cung cấp cho cá nhân nhũng vai trò bố mẹ, con cái,..
+ thiết chế giáo dục cung cấp cho cá nhân các vai trò thầy cô, học sinh,..
b. Tính xác định của các vị thế và vai trò xã hội
- Nếu các cá nhân và các nhóm giữ đúng vị thế, đóng đúng vai trò, còn xã hội
đảm bảo quyền lực, lợi ích cho các cá nhân và các nhóm ấy thì trật tự xã hội sẽ
được giữ vững và ngược lại.
- Tuy vị thế và vai trò thường xuyên thay đổi, nhưng sự thay đổi đó không dẫn
đến sự xuất hiện phổ biến của những sai lệch hay vai trò giả, không có sự xung
đột giữa các vị thế thì xã hội vẫn ổn định, đảm bảo trật tự.

Ngược lại, nếu các vị thế, vai trò bị xáo trộn, lợi ích và quyền lực không được
đảm bảo, các xung đột xã hội vượt quá giới hạn nhất định thì xã hội sẽ bị rối
loạn.
- Ví dụ:
+ cảnh sát giao thông có vai trò quản lý và kiểm soát người tham gia giao thông
thực hiện đúng Luật giao thông.
+ Quân đội có nhiệm vụ rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
c. Tính hợp lý, nhất quán và đồng bộ của hệ thống chuẩn mực và giá trị xã hội
- Tính hợp lý của hệ thống chuẩn mực xã hội là sự phù hợp của các chuẩn mực
ấy với các quy luật khách quan và không gây ra tình trạng bất bình trong xã hội.
- Tính đồng bộ của hệ thống chuẩn mực là khả năng bao quát của hệ thống
chuẩn mực đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, không tạo ra
tình trạng trống rỗng và thiếu hụt chuẩn mực và giá trị.
- Tính nhất quán của hệ thống chuẩn mực và giá trị được hiểu trên hai phương
diện: đó là tính không rời rạc và không mâu thuẫn trong hệ thống chuẩn mực,
giá trị và tính không mâu thuẫn giữa hệ thống chuẩn mực với hệ thống giá trị.

Chú ý: Tính nhất quán, hợp lý và đồng bộ của hệ thống chuẩn mực và giá trị
chỉ có thể phát huy tác dụng đối với việc duy trì trật tự xã hội trong trường hợp
nó được các thành viên của xã hội nhận thức và tuân thủ.
- Ví dụ: Điều 19 của Hiến pháp 2013 quy định: “ Mọi người có quyền sống.
Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng
trái luật”.
d. Tính có giới hạn của những mâu thuẫn và xung đột xã hội
(vừa là điều kiện, vừa là biểu hiện của trật tự xã hội)
- Mâu thuẫn và xung đột xã hội là khó tránh khỏi, tuy nhiên các mâu thuẫn và
xung đột nằm trong khả năng kiểm soát của các thiết chế thì xã hội vẫn sẽ được
ổn định và trật tự. Khi chúng vượt ra khỏi tầm kiểm soát thì khi đó xã hội sẽ bị
rối loạn.

- Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và
bị trị là không thể điều hòa. Song, xã hội sẽ vẫn duy trì được trật tự nếu giai
cấp thống trị đủ sức giữ cuộc xung đột giai cấp trong khuôn khổ nhất định.

- Ví dụ: trong xã hội phong kiến, sự mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc và địa chủ
với giai cấp nông dân vô cùng gay gắt. Khi thế cân bằng bị phá vỡ bởi sự nổi
dậy đấu tranh của giai cấp nông dân thì xã hội phong kiến bị lật đổ, ra đời xã
hội chủ nghĩa.

You might also like