Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

BÀI GIẢNG

Mondun: TRANG BỊ ĐIỆN

1
BÀI 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
I.Khái niệm về tự động khống chế (TĐKC).
1. Khái niệm về tự động khống chế (TĐKC)
TĐKC là tổ hợp các thiết bị, khí cụ điện được liên kết bằng các dây dẫn
nhằm tạo mạch điều khiển phát ra tín hiệu điều khiển để khống chế hệ thống
truyền động điện làm việc theo một qui luật nhất định nào đó do qui trình
công nghệ đặt ra.
2. Các yêu cầu của TĐKC
+ Thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật
- Thỏa mãn tối đa qui trình công nghệ của máy sản xuất để đạt được năng suất
cao nhất trong quá trình làm việc.
- Mạch phải có độ tin cậy cao, linh hoạt, đảm bảo an toàn.
+ Đảm bảo về mặt kinh tế
-Giá cả tương đối, phù hợp với khả năng của khách hàng.
-Nên sử dụng những thiết bị đơn giản, phổ thông, cùng chủng loại càng tốt...
để thuận tiện trong việc sửa chữa, thay thế về sau.
2
-Thiết bị phải đảm bảo độ bền, ít hỏng hóc.
II.Các mạch mở máy trực tiếp.
1. Mạch điều khiển động cơ quay một chiều dùng khởi động từ đơn.

a. Đặc điểm :

+ Dùng cầu dao hoặc áp tô mát để khởi động trực tiếp động cơ điện không
đồng bộ có công suất lớn tuy đơn giản nhưng cũng có những nhược điểm như:
- Tần số đóng cắt thấp
- Thao tác nặng nề, nguy hiểm
- - Khả năng bảo vệ an toàn cho người vận hành và động cơ khi có sự cố rất
thấp
+ Mạch điện điều khiển động cơ điện không đồng bộ ba pha một chiều quay
dùng khởi động từ đơn sẽ khắc phục được những nhược điểm trên.

3
II.Các mạch mở máy trực tiếp.
1. Mạch điều khiển động cơ quay một chiều dùng khởi động từ đơn.
b. Sơ đồ nguyên lý mạch điện:

4
II.Các mạch mở máy trực tiếp.
1. Mạch điều khiển động cơ quay một chiều dùng khởi động từ đơn.
b. Sơ đồ động lực mạch điện

5
1. Mạch điều khiển động cơ quay một chiều dùng khởi động từ đơn.
+ Nguyên tắc hoạt động:
Mở máy:
- Đóng áp tô mát nguồn
- Nhấn nút S1 (5,7), cuộn dây công tắc tơ K có điện và tự duy trì qua tiếp điểm
K (5,7) ở mạch điều khiển, các tiếp điểm K ở mạch động lực đóng lại cấp
nguồn 3 pha cho động cơ hoạt động.
Dừng máy:
- Nhấn nút S0 (3,5), cuộn dây công tắc tơ K mất điện, các tiếp điểm K ở
mạch động lực hở mạch cắt nguồn 3 pha, động cơ ngừng hoạt động.
Bảo vệ quá tải:
- Khi động cơ bị quá tải, dòng điện qua các phần tử đốt nóng của rơ le nhiệt
tăng cao hơn giá trị chỉnh định của rơ le nhiệt, tiếp điểm thường kín của rơ le
nhiệt F1 (1,3) tác động làm ngắt mạch điện điều khiển, bảo vệ an toàn cho động
cơ. Sau khi xử lý sự cố, phải ấn nút phục hồi (nút reset) mới mở máy lại được.

Bảo vệ ngắn mạch: 6


- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện động lực bằng áp tô mát nguồn Q.
- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện điều khiển bằng cầu chì F2.
2. Mạch điều khiển đảo chiều quay gián tiếp

a. Đặc điểm :
+ Trong tiến trình làm việc của một số máy móc công nghiệp, sẽ có thời điểm
cần phải đảo chiều quay động cơ để chuyển sang chế độ làm việc khác.
+ Ví dụ: Quá trình nâng hạ của thang máy, hệ thống đóng mở cửa…

+ Để thay đổi chiều quay của động cơ điện không đồng bộ ba pha, về
nguyên tắc phải thay đổi chiều của từ trường quay của stato bằng cách đổi
thứ tự của hai trong ba pha của nguồn điện đưa vào động cơ.

+ Điều khiển đảo chiều quay gián tiếp là trước khi thực hiện đảo chiều quay ta
phải nhấn nút dừng.

7
2. Mạch điều khiển đảo chiều quay gián tiếp

8
2. Mạch điều khiển đảo chiều quay gián tiếp
b. Sơ đồ nguyên lý mạch điện:

9
2. Mạch điều khiển đảo chiều quay gián tiếp
+ Nguyên lý hoạt động:
Mở máy thuận:
- Đóng áp tô mát nguồn
- Nhấn nút S1, cuộn dây công tắc tơ K1 có điện và tự duy trì qua tiếp điểm
K1(5,7) ở mạch điều khiển, các tiếp điểm K1 ở mạch động lực đóng lại cấp
nguồn 3 pha theo thứ tự thuận cho động cơ M1 hoạt động theo chiều quay thuận,
tiếp điểm thường kín K1(11,13) hở mạch khóa chéo mạch điện điều khiển K2.
Dừng máy:

- Nhấn nút S0, cuộn dây công tắc tơ K1 mất điện, các tiếp điểm K1 ở
mạch động lực cắt nguồn 3 pha, động cơ ngừng hoạt động.

Mở máy ngược:
- Sau khi dừng máy, nhấn nút S2, cuộn dây công tắc tơ K2 có điện và tự duy
trì qua tiếp điểm K2(5,11) ở mạch điều khiển, các tiếp điểm K2 ở mạch động
lực đóng lại cấp nguồn 3 pha theo thứ tự ngược cho động cơ hoạt động theo
chiều quay ngược, tiếp điểm thường kín K2(7,9) hở mạch khóa chéo mạch 10
điện điều khiển K1.
2. Mạch điều khiển đảo chiều quay gián tiếp
+ Nguyên lý hoạt động:

Bảo vệ quá tải:


- Khi động cơ bị quá tải, dòng điện qua các phần tử đốt nóng của rơ le nhiệt F1
tăng cao hơn giá trị chỉnh định của rơ le nhiệt, tiếp điểm thường kín của các rơ
le nhiệt F1(1,3) tác động làm ngắt mạch điện điều khiển, bảo vệ an toàn cho
động cơ. Sau khi xử lý sự cố, phải ấn nút phục hồi (nút reset) mới mở máy lại
được.
Bảo vệ ngắn mạch:

- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện động lực bằng áp tô mát nguồn Q.
- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện điều khiển bằng cầu chì F2

11
3. Mạch điều khiển đảo chiều quay trực tiếp

a. Đặc điểm :

+ Điều khiển đảo chiều quay trực tiếp là việc đổi chiều quay yêu cầu diễn ra tức
thì.

Ví dụ: Quá trình cắt ren của máy tiện, khi dao cắt đi hết hành trình cắt thì
lập tức người thợ phải đưa dao ra, đồng thời đổi chiều quay của trục chính
để đưa dao về vị trí xuất phát ban đầu, chuẩn bị cho hành trình cắt tiếp theo.
Việc đổi chiều quay yêu cầu diễn ra nhanh chóng, không có đủ thời gian cho
người thợ sử dụng thêm thao tác nhấn nút dừng.

12
3. Mạch điều khiển đảo chiều quay trực tiếp
b. Sơ đồ nguyên lý mạch điện:
+ Mạch động lực

13
3. Mạch điều khiển đảo chiều quay trực tiếp
b. Sơ đồ nguyên lý mạch điện:
CADe simu v3, v4
https://plc247.com/download-cade-simu-v4-pc-simu-v3-software/

14
3. Mạch điều khiển đảo chiều quay trực tiếp
c. Nguyên lý hoạt động mạch điện:

Mở máy thuận:
- Đóng áp tô mát nguồn
- Nhấn nút S1, cuộn dây công tắc tơ K1 có điện và tự duy trì qua tiếp điểm
K1(5,7) ở mạch điều khiển, các tiếp điểm K1 ở mạch động lực đóng lại cấp
nguồn 3 pha theo thứ tự thuận cho động cơ M1 hoạt động theo chiều quay
thuận, tiếp điểm thường kín K1(11,13) hở mạch khóa chéo mạch điện điều
khiển K2.
Mở máy ngược:
- Nhấn nút S2, tiếp điểm thường kín của nút nhấn liên động S2(7,9) hở mạch,
cuộn dây công tắc tơ K1 mất điện, các tiếp điểm K1 ở mạch động lực cắt
nguồn 3 pha theo thứ tự thuận, tiếp điểm thường hở của nút nhấn liên động
S2(5,13) đóng lại, cuộn dây K2 có điện và tự duy trì qua tiếp điểm K2(5,13) ở
mạch điều khiển, các tiếp điểm K2 ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn 3 pha
theo thứ tự ngược cho động cơ hoạt động theo chiều quay ngược, tiếp điểm
thường kín K2(7,9) hở mạch khóa chéo mạch điện điều khiển K1.
15
- Động cơ đang chạy ngược. muốn đảo chiều quay nhấn nút S1 và
nguyên tắc hoạt động cũng tương tự như trên.
3. Mạch điều khiển đảo chiều quay trực tiếp
b. Sơ đồ nguyên lý mạch điện:
Dừng máy:
- Nhấn nút S0, cuộn dây công tắc tơ K1 (hoặc K2) mất điện, các tiếp điểm
K1 (hoặc K2) ở mạch động lực cắt nguồn 3 pha, động cơ ngừng hoạt động.

Bảo vệ quá tải:


- Khi động cơ bị quá tải, dòng điện qua các phần tử đốt nóng của rơ le nhiệt
F1 tăng cao hơn giá trị chỉnh định của rơ le nhiệt, tiếp điểm thường kín của
các rơ le nhiệt F1 tác động làm ngắt mạch điện điều khiển, bảo vệ an toàn
cho động cơ. . Sau khi xử lý sự cố, phải ấn nút phục hồi (nút reset) mới mở
máy lại được.

Bảo vệ ngắn mạch:


- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện động lực bằng áp tô mát nguồn Q.
- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện điều khiển bằng cầu chì F2.

16
III.Các mạch mở máy gián tiếp.
1. Mạch mở máy qua cuộn kháng (hoặc điện trở).
1.1 Đặc điểm :
Khi đóng điện trực tiếp vào động cơ KĐB để mở máy thì do lúc đầu
roto chưa quay, độ trượt lớn (s=1) nên sức điện động cảm ứng và
dòng điện cảm ứng lớn Imở máy = (5-8)Iđịnh mức
Những động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc không mở máy
trực tiếp được thì có thể thực hiện một trong các phương pháp mở máy
gián tiếp sau:
+ Mắc nối tiếp cuộn kháng vào mạch stato
+ Dùng biến áp tự ngẫu hạ điện áp mở máy 17
+ Mở máy bằng đổi nối Y – Δ
III.Các mạch mở máy gián tiếp.
1. Mạch mở máy qua cuộn kháng (hoặc điện trở).
1.2 Sơ đồ nguyên lý mạch điện:

Rmở máy

18
III.Các mạch mở máy gián tiếp.
1. Mạch mở máy qua cuộn kháng (hoặc điện trở).
1.2 Sơ đồ nguyên lý mạch điện:

Rmm

19
1. Mạch mở máy qua cuộn kháng (hoặc điện trở).
+ Nguyên lý hoạt động:
Mở máy:
- Đóng áp tô mát cấp nguồn cho mạch điều khiển: Chuẩn bị cho mạch làm
việc.
- Nhấn nút mở máy S1(5,7), cuộn dây công tắc tơ K1 có điện. Động cơ sẽ
mở máy với điện trở Rmm nối tiếp dây quấn stato, rơ-le thời gian T1 cũng
được cấp nguồn và bắt đầu tính thời gian để tác động.

- Hết thời gian trễ, tiếp điểm T1(7,9) đóng lại, cuộn dây K2 được cấp nguồn
làm cho các tiếp điểm K2 động lực đóng lại, điện trở Rmm bị ngắn mạch 2
đầu nên bị loại ra khỏi mạch. Động cơ tăng dần đến tốc độ định mức, kết thúc
quá trình mở máy. 20
1. Mạch mở máy qua cuộn kháng (hoặc điện trở).
+ Nguyên lý hoạt động:

Dừng máy:
- Nhấn nút S0, cuộn dây công tắc tơ K1, K2 và rơ le thời gian T1 mất điện,
các tiếp điểm K1 và K2 ở mạch động lực cắt nguồn 3 pha, động cơ ngừng
hoạt động.

Bảo vệ quá tải:


- Khi động cơ bị quá tải, dòng điện qua các phần tử đốt nóng của rơ le nhiệt
F1 tăng cao hơn giá trị chỉnh định của rơ le nhiệt, tiếp điểm thường kín của
các rơ le nhiệt F1(1,3) tác động làm ngắt mạch điện điều khiển, bảo vệ an
toàn cho động cơ. Sau khi xử lý sự cố, phải ấn nút phục hồi (nút reset) mới
mở máy lại được. 21
1. Mạch mở máy qua cuộn kháng (hoặc điện trở).
+ Nguyên lý hoạt động:

Bảo vệ ngắn mạch:

- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện động lực bằng áp tô mát nguồn Q.
- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện điều khiển bằng cầu chì F2.

22
2. Mạch mở máy sao – tam giác.
2.1 Đặc điểm :
+ Phương pháp mở máy Y – Δ chỉ thích ứng với những động cơ khi
làm việc bình thường đấu Δ

23
2. Mạch mở máy sao – tam giác.
2.1 Đặc điểm :

Như vậy, cả dòng điện và mômen mở máy đều giảm đi 3 lần so với mở
máy trực tiếp. Trường hợp này tương tự như dùng một máy biến áp tự
ngẫu có tỷ số biến đổi kT = 1/3.

Phương pháp mở máy bằng đổi nối Y-Δ tương đối đơn giản, được dùng
rộng rãi đối với những động cơ điện khi làm việc bình thường đấu Δ.

24
2. Mạch mở máy sao – tam giác.
2.2 Sơ đồ mạch điện :

K1

25
2. Mạch mở máy sao – tam giác.

Ghi chú

S0: Nút Dừng


S1: Nút Mở máy

F1: Rơ le nhiệt

K1: Công tắc tơ chính

K2: Công tắc tơ chạy sao


K3: Công tắc tơ chạy tam giác
T1: Rơ le thời gian ONDELAY

Q: CB 3 pha 26
2. Mạch mở máy sao – tam giác.
2.3 Nguyên lý hoạt động :
Mở máy:
- Đóng áp tô mát nguồn cấp nguồn cho mạch điều khiển: Chuẩn bị cho mạch làm việc.

- Nhấn nút mở máy S1(5,7), cuộn dây công tắc tơ K1, K2 có điện. Động cơ sẽ mở máy
với dây quấn stato nối hình sao, rơ-le thời gian T1 cũng được cấp nguồn và bắt đầu tính
thời gian tác động.
- Hết thời gian trễ, tiếp điểm T1(7,9) hở mạch, cuộn dây K2 mất điện, các tiếp điểm K2
ở mạch động lực cũng hở mạch, tiếp điểm T1(7,13) đóng lại, cuộn dây K3 có điện, các
tiếp điểm K3 động lực đóng lại, dây quấn stato chuyển từ cách nối sao sang tam giác,
động cơ tăng dần đến tốc độ định mức, kết thúc quá trình mở máy.
Dừng máy:

- Nhấn nút S0(3,5), cuộn dây công tắc tơ K1, K3 và rơ le thời gian T1 mất điện, các 27

tiếp điểm K1 và K3 ở mạch động lực cắt nguồn 3 pha, động cơ ngừng hoạt động.
2. Mạch mở máy sao – tam giác.
2.3 Nguyên lý hoạt động :
Bảo vệ quá tải:
- Khi động cơ bị quá tải, dòng điện qua các phần tử đốt nóng của rơ le nhiệt
F1 tăng cao hơn giá trị chỉnh định của rơ le nhiệt, tiếp điểm thường kín của
các rơ le nhiệt F1(1,3) tác động làm ngắt mạch điện điều khiển, bảo vệ an
toàn cho động cơ. Sau khi xử lý sự cố, phải ấn nút phục hồi (nút reset) mới
mở máy lại được.

Bảo vệ ngắn mạch:

- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện động lực bằng áp tô mát nguồn Q.
- Bảo vệ ngắn mạch mạch điện điều khiển bằng cầu chì F2. 28
2. Mạch mở máy sao – tam giác.
2.4 Hiện tượng – Nguyên nhân – Kỹ thuật sửa chữa những hư hỏng
của mạch điện
Hiện tượng Nguyên nhân Kỹ thuật sửa chữa
1. Nhấn nút S1 -> K1 có điện + Tiếp điểm duy trì bị hỏng + Kiểm tra tiếp điểm và
nhưng không tự giữ hoặc mạch điện tiếp điểm duy mạch điện .
trì không tiếp xúc.
2.ĐC chỉ chạy ở cách nối sao . + Tiếp điểm thường hở đóng + Kiểm tra và nối lại .
chậm của Rơ le thời gian hỏng
hoặc chưa nối .
3.ĐC quay chậm, có tiếng ù . + Mất pha . + Kiểm tra nguồn điện .
+ Đấu dây ĐC sai . + Kiểm tra và đấu lại .

4.CB tự ngắt . + Do ngắn mạch . + Kiểm tra mạch điện .


29
+ Động cơ hỏng . + Kiểm tra ĐC .
3. Mạch mở máy sao – tam giác dùng nút nhấn
3.1 Sơ đồ mạch điện

30
3. Mạch mở máy sao – tam giác dùng nút nhấn
3.2 Các thiết bị trong mạch điện

- RN : Rơle nhiệt
- K1, K2 : Côngtắctơ điều khiển động cơ khởi động Y
- K1, K3 : Côngtắctơ điều khiển động cơ làm việc chế độ 
- AP1 : Áptômát 3 pha, đóng-cắt nguồn điện mach động lực
- AP2 : Áptômát 1 pha, đóng-cắt nguồn mạch điều khiển
- D1, M1, M2 : Nút bấm dừng, điều khiển động cơ khởi động Y, làm việc
chế độ 
- M : Động cơ xoay chiều không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc

31
3. Mạch mở máy sao – tam giác dùng nút nhấn
3.3 Nguyên lý hoạt động
a / Mở máy:
- Đóng AP1, AP2: Cấp nguồn cho mạch động lực và điều khiển
+ Khởi động Y: Ấn nút M1, Côngtắctơ K2 có điện, tác động và tự duy trì
bằng tiếp điểm K2 ( 3-5 ), tiếp điểm thường mở K2 (3- 11) đóng lại, côngtắctơ K1

điện tác động và duy trì bằng tiếp điểm K1(3-11), các tiếp điểm ở mạch động lực
K2,
K1 đóng lại động cơ M khởi động ở chế chế độ đấu Y
+ Làm việc  : Sau khi khởi động Y ta bấm nút bấm M2 tiếp điểm (5-7) mở
ra, công tắc tơ K2 mất điện, đồng thời côngtắctơ K3 có điện tác động và tự duy trì
bằng tiếp điểm K3(3-13), các tiếp điểm động lực của côngtắctơ K2 mở ra, của
công tắc tơ K3 đóng lại động cơ được đổi nối Y sang chế độ  và làm việc ở chế32

độ
3. Mạch mở máy sao – tam giác dùng nút nhấn
3.3 Nguyên lý hoạt động
b / Dừng máy:
- Ấn nút D ( 1-3) ngắt điện cấp cho côngtắctơ K1 để cắt nguồn cấp cho động
cơ M, mở các tiếp điểm ở mạch động lực của K1 ( A1-A2, B1-B2, C1-C2 ),
ngắt nguồn cấp cho động cơ, động cơ dừng
- Ngắt áptômát AP1, AP2 ngắt nguồn cấp cho mạch động lực và điều khiển
c) Các khâu liên động và bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch động lực và điều khiển bằng AP1, AP2
- Bảo vệ quá tải cho động cơ bằng rơle nhiệt RN
- Bảo vệ tránh làm việc đồng thời của côngtắctơ K2 và K3 trong quá trình đổi
nối bằng tiếp điểm thường đóng K2(13-15), K3(7-9)
- Bảo vệ cực tiểu bảo vệ điểm 0 ( không tự mở máy ) bằng các tiếp điểm của
các côngtắctơ K2(3-5) và K3(3-13) 33
3. Mạch mở máy sao – tam
giác dùng nút nhấn
3.4 Sơ đồ lắp ráp

34
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
4.1 Sơ đồ mạch điện

35
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
4.2 Các thiết bị trong mạch điện:

- RN1, RN2, RN3 : Rơle nhiệt


- K1, K2, K3 : Côngtắctơ điều khiển động cơ M1, M2, M3
- AP1 : Áptômát 3 pha, đóng-cắt nguồn điện mạch động lực
- AP2 : Áptômát 1 pha, đóng-cắt nguồn mạch điều khiển
- D0, M1: Nút bấm dừng tuần tự, mở máy tuần tự
- D: Nut bấm dừng không tuần tự
- Rth1, Rth2, Rth3: Rơle thời gian
36

- M1, M2,M3 : Động cơ xoay chiều không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
4.3 Nguyên lý hoạt động:
a / Mở máy:
- Đóng AP1, AP2: Cấp nguồn cho mạch động lực và điều khiển
- Ấn nút bấm M1 côngtắctơ K1 có điện tác động và duy trì bằng tiếp điểm
K1(3-5), đồng thời Rth1 có điện, các tiếp điểm ở mạch động lực của côngtắctơ K1
đóng lại cấp nguồn cho động cơ M1 quay
- Sau khoảng thời gian T1 ta đặt ở rơle thời gian Rth1, thì rơle tác động tiếp điểm
thường mở đóng chậm Rth1(9-11) đóng lại cấp nguồn cho côngtắctơ K2 tác động,
các tiếp điểm của K2 ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho động cơ M2 quay, tiếp
điểm thường mở K2(5-13) đóng lại cấp nguồn cho Rth2, sau khoảng thời gian T2 đặt
ỏ Rth2, rơle tác động tiếp điểm thường mở đóng chậm Rth2(17-19) đóng lại cấp
nguồn cho công tắctơ K3 tác động, các tiếp điểm của K3 ở mạch động lực cấp nguồn 37

cho động cơ M3 quay, kết thúc quá trình mở máy tuần tự.
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
b / Dừng máy:
+Dừng tuần tự:
- Ấn nút D0 ( 5-21), tiếp điểm thường đóng D0(15-17) mở ra ngắt nguồn cấp cho công
tắctơ K3, mở các tiếp điêm mạch động lực của K3 ngắt nguồn cấp cho M3 động cơ M3
dừng trước, đồng thời khi bấm D0(5-21) thì rơle thời gian Rth3 có điện, sau khoảng
thời gian T3 đặt ở Rth3, rơle tác động tiếp điểm thường đóng mở chậm Rth3(5-9) mở
ra ngắt nguồn cấp cho côngtắctơ K2, mở các tiếp điểm ở mạch động lực của K2 ngắt
nguồn cấp cho động cơ M2, động cơ M2 dừng, công tắc tơ K2 mất điện tiếp điểm
thường đóng K2(21-23) đang mở sẽ đóng lại cấp nguồn cho Rth4, sau khoảng thời gian
T4 ta đặt ở Rth4, rơle sẽ tác động, tiếp điểm thường đóng mở chậm Rth4(5-7) mở ra
ngắt nguồn cấp cho côngtăctơ K1, mở các tiếp điểm của K1 ở mạch động lực ngắt
nguồn cấp cho động cơ M1, động cơ M1 dừng.
+ Dừng không tuần tự: Ấn nút D(1-3) ngắt nguồn cấp cho côngtắctơ K1, K2, K3 mở
các tiếp điểm động lực của K1 và K2 ngắt nguồn cấp cho động cơ M1 và M2, động cơ
38
M1,M2 và M3 đừng đồng thời.
- Ngắt áptômát AP1, AP2 ngắt nguồn cấp cho mạch động lực và điều khiển
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
4.3 Nguyên lý hoạt động:

c) Các khâu liên động và bảo vệ:


- Bảo vệ ngắn mạch động lực và điều khiển bằng AP1, AP2
- Bảo vệ quá tải cho ba động cơ bằng rơle nhiệt RN1, RN2, RN3
- Bảo vệ cực tiểu bảo vệ điểm 0 ( không tự mở máy ) bằng tiếp điểm của các
côngtắctơ K1(3-5)

39
4.4 Sơ đồ lắp ráp:

40
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
4.5 Qui trình lắp đặt:

41
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
4.5 Qui trình lắp đặt:

42
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
4.5 Qui trình sửa chữa:

43
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
4.5 Qui trình sửa chữa:

44
4. Mạch điện điều khiển tuần tự ba động cơ dùng rơle thời gian
4.5 Qui trình sửa chữa:

45
5. Mạch điện điều khiển tuần tự hai động cơ dùng rơle thời gian
5.1 Sơ đồ mạch điện
Yêu cầu:

- Nhấn ON thì động cơ M1 chạy, sau T1 thì động cơ M2 chạy


- Nhấn OFF thì động cơ M1 dừng, sau T2 thì động cơ M2 dừng
- Khi hệ thống đang chạy, nếu nhấn STOP thì các động cơ M1, M2
dừng tức thời.
- Khi có sự cố ngắn mạch ở mạch động lực thì AP1 ngắt mạch, khi có
sự cố ngắn mạch ở mạch điều khiển thì AP2 ngắt mạch để bảo vệ.
- Khi có sự cố quá tải ở một trong hai động cơ thì cả hệ thống dừng
hoạt động.
46

You might also like