Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

3.

2 Ô nhiễm môi trường gây tác động xấu đến hệ sinh thái:

3.2.1 Đối với môi trường không khí:

Ô nhiễm không khí gây mất cân bằng sinh thái, hóa chất ô nhiễm trong không khí
như amoniac, đioxit... làm cho môi trường tổn hại một cách nghiêm trọng. Không
khí nhiễm bẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về hô hấp, suyễn, tim mạch, đột
quỵ, ung thư phổi, các bệnh về da,...Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới
cứ 10 người thì có 9 người hít phải không khí ô nhiễm. Theo WHO, mỗi năm trên
thế giới có khảng 7 triệu người tử vong do các bệnh lí liên quan đến ô nhiễm không
khí.

Ô nhiêm không khí không chỉ gây tác hại đến sức khỏe con người mà còn làm cho
động, thực vật giảm sức đề kháng, cây cối bị rụng lá, không thể đơm hoa kết trái.Ô
nhiễm không khí cũng gây ra hàng loạt vấn đề về kinh tế, xã hội. Cụ thể, theo báo
cáo của Ngân hàng thế giới, ô nhiễm không khí gây thiệt hại kinh tế toàn cầu
khoảng 225 tỷ đô la mỗi năm, còn nước ta nước thiệt hại này khoảng 10 tỷ đô la
mỗi năm.

https://moitruonghopnhat.com
3.2.2 Đối với môi trường nước:

Nước bị ô nhiễm làm cho tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mạn tính như viêm màng
kết, tiêu chảy, ung thư,... ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô
nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi
sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản
xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm khuẩn để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat,
Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete
(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư
rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây
bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp
chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng
trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.

http://www.moitruongdothidaklak.com.vn
3.2.3 Đối với môi trường đất:

Môi trường đất khi bị ô nhiễm sẽ làm cho cấu tạo đất bị thay đổi, dễ bị xói mòn và
làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có khi có mưa lớn, nghiêm trọng hơn có thể
làm mất khả năng khai thác của đất.

https://www.sonha.net.vn

Ô nhiễm đất ở đây là phần lớp đất trên bề mặt bị hư hại. Điều này xảy ra do lượng
phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp còn dư thừa hoặc do nước chảy làm xói
mòn và cuốn đi chất dinh dưỡng có trong đất. Con người có thể bị ảnh hưởng trực
tiếp nếu tiếp xúc với đất bị ô nhiễm trong thời gian dài. Ô nhiễm môi trường đất có
thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như: ung thư, bệnh mãn tính, bệnh bạch cầu,
nhiễm độc gan và một số bệnh khác,... khi chúng ta tiếp xúc với các chất hóa học:
chì, crom, xăng đầu, nitrat, bezen,...
3.3 Ô nhiễm môi trường gây tác động xấu đến kinh tế- xã hội:

3.3.1 Đối với ngành nông nghiệp:

Do việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật, ô nhiễm
đất nông nghiệp đang là tình trạng đáng báo động hiện nay. Ô nhiễm môi trường
đất để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân và nền kinh tế nước
nhà.

Sử dụng hóa chất cũng một trong những hoạt động gây ô nhiễm đất. Mặc dù sử
dụng hóa chất là việc thiết yếu, tuy nhiên người dân đã lạm dụng quá mất. Không
chỉ gây nên ô nhiễm đất mà còn tốn kém tiền thuốc.

Các chất thải độc hại sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của đất. Do đó cây trồng sẽ
phát triển kém và chất lượng môi trường sống của vật nuôi sẽ suy giảm. Sản phẩm
ngoài thị trường cũng sẽ không còn đáng tin cậy. Quay đó năng suất và lợi nhuận
sẽ giảm đi rất nhiều.

-Giảm năng suất: Các chất thải độc hại sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của đất.
Do đó cây trồng sẽ phát triển kém và chất lượng môi trường sống của vật nuôi sẽ
suy giảm. Sản phẩm ngoài thị trường cũng sẽ không còn đáng tin cậy. Quay đó
năng suất và lợi nhuận sẽ giảm đi rất nhiều.

-Tác động xấu đến sức khỏe: Tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất trong thuốc hoặc
phân bón sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bò con. Ngoài ra, các chất độc hại có
thể tan vào trong mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người
dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn hay dùng giếng.

https://airnano.vn
3.3.2 Đối với ngành công nghiệp:

Ô nhiễm môi trường công nghiệp đã và đang ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng
đồng dân cư mà những người công nhân lao động là những người bị ảnh hưởng
trực tiếp. Họ phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như ô nhiễm nhiệt, bụi, ồn, hơi
khí độc…
Kết quả điều tra về môi trường và sức khỏe của trên 208 công nhân nhà máy cơ khí
và nhà máy hợp kim sắt Thái Nguyên cho thấy: 58,7% số công nhân có biểu hiện
viêm phế quản cấp, 2,9% có biểu hiện hội chứng nhiễm độc SO2. Đối với sức khỏe
của công nhân ngành hóa chất phân bón, điện hóa, cao su, chất tẩy rửa, hóa chất
bảo vệ thực vật và hóa chất cơ bản cho thấy: bệnh đường hô hấp, tai mũi họng và
bệnh dị ứng chiếm từ 35,2 đến 65%.
Từ năm 1976 đến 1990 mới chỉ có 5.497 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, nhưng
đến 2004 số người mắc bệnh đã tăng lên gấp 3 lần với tổng số 21.597 người. Dự
báo số người mới mắc bệnh nghề nghiệp đến năm 2010 là trên 30 ngàn. Tổng số
tiền chi cho trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ 2000 -2004 là hơn 50 tỷ đồng
Ô nhiễm môi trường công nghiệp không chỉ tác động trong môi trường lao động
mà còn tác động tới cộng đồng dân cư xung quanh các khu công nghiệp qua việc
thải các chất độc hại vào không khí, nguồn nước và đất. Tỷ lệ chết sơ sinh, dị tật
thai nhi và mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và ung thư ngày càng tăng.
Nước thải của các nhà máy xí nghiệp chứa nhiều yếu tố nguy hại như các kim loại
nặng, các hóa chất có khả năng gây biến đổi gen không qua xử lý được thải trực
tiếp ra các dòng sông, ao hồ là yếu tố gây các bệnh tật tại các khu dân cư.

Thời gian công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam còn rất ngắn so với nhiều nước,
nhưng độ bền vững của môi trường lại thuộc loại thấp. Việt Nam đứng thứ 127
trong bảng xếp hạng chỉ số bền vững môi trường năm 2005 và chỉ đứng thứ 8 trong
các nước ASEAN, đứng sau cả Myanmar, Lào và Campuchia. Chỉ số bền vững
môi trường của Việt Nam thấp do tình trạng ô nhiễm môi trường còn nặng và tài
nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng mà chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc
phục. Hiện nay, rất nhiều khu dân cư phải hứng chịu sự ô nhiễm từ các nhà máy
nhưng có rất ít nghiên cứu đánh giá có hệ thống ảnh hưởng của nó tới sức khỏe
cộng đồng mà chỉ được tiến hành khi có vấn đề về sức khỏe do đó mất đi cơ hội
phòng ngừa các tác hại. Việc đo đạc các yếu tố độc hại trong môi trường, khám
bệnh khi đã xuất hiện bệnh thường không có tác dụng phòng ngừa mà chỉ giải
quyết vấn đề hiện tại, bởi vì phần lớn tác hại lên sức khỏe cần có thời gian nhất
định.
Để có thể giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường công nghiệp tới sức khỏe
cộng đồng dân cư xung quanh, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ từ Trung
ương đến địa phương và sự hợp tác của nhiều bộ ngành cũng như hợp tác quốc tế.
Đồng thời, có kế hoạch bảo vệ môi trường lâu dài, trong đó tăng cường nhận thức,
ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân là yếu tố then chốt.

https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/49244
3.3.3 Đối với lĩnh vực thương mại và du lịch:

Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường
sinh thái.
Do đó, du lịch và môi trường là hai bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường
có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch thì bản thân của
ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường. Xây dựng, thiết kế các
điểm, các tour du lịch như thế nào để bảo vệ môi trường bền vững, gắn bó với
thiên nhiên, thân thiện với thiên nhiên.

Ngày nay có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo
quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển
đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào
môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ.
Ngoài ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận tải khách
du lịch, phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm
hàng lưu niệm... cũng góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới. Hậu quả là các
bãi biển nổi tiếng của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường
nước biển nghiêm trọng.
https://www.moitruongvadothi.vn/anh-huong-cua-moi-truong-den-su-phat-trien-
cua-nganh-du-lich-a39059.html
CHƯƠNG 4: NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
4.1 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước:

- Nguyên nhân tự nhiên: do xác chết động vật lâu ngày bị phân hủy và dần ngấm
vào lòng đất, chảy vào mạch nước ngầm, hay các thiên tai bão lũ xảy ra cũng là
nguyên nhân khiến các nguồn nước bị ô nhiễm lẫn vào các dòng nước sạch làm ô
nhiễm cục bộ nguồn nước.

Nhưng thực chất thì đây chỉ là nguyên nhân có tính chất thứ yếu gây nên ô nhiễm
môi trường nước như ở giai đoạn hiện tại, nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi
trường nước vẫn đến từ các tác nhân nhân tạo.

-Nguyên nhân nhân tạo: nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp, các chất thải
của các nhà máy chưa qua xử lí,....

https://luatduonggia.vn

4.2: nguên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất:

Nguyên nhân tự nhiên


Sự gia tăng hàm lượng các chất tự nhiên trong đất cùng việc có thêm nhiều chất độc lạ
(vượt quá tiêu chuẩn cho phép). Gây ảnh hưởng độc hại đến môi trường, nơi ở của nhiều
loài sinh vật trong đất và làm xấu đi cảnh quan thiên nhiên.

3. Nguyên nhân nhân tạo


Tro than và xỉ than
Than thường được dùng để chạy nhà máy nhiệt điện, quá trình khai thác mỏ, sản xuất
nhựa dẻo, hóa chất, nylon,… Chất thải công nghiệp này không được qua xử lí đã thải trực
tiếp vào môi trường đất. Đồng thời thải vào môi trường nước, không khí. Hành động này
tưởng như vô hại nhưng trong quá trình vận chuyển, lắng đọng lại và từ đó di chuyển
ngấm dần vào đất, gây ra hiện tượng ô nhiễm đất.

Tro than và xỉ than có thể được nhận biết bằng mắt thưởng. Khi đất bị nhiễm tro than
hoặc xỉ đều xuất hiện các hạt màu trắng trong đất. Đất sẽ có màu xám và không đồng
nhất. Đặc biệt hơn, khi đất có xỉ than sẽ có nhiều bọt và các hạt sỏi có lỗ hổng.

Thuốc trừ sâu, diệt cỏ


Thuốc trừ sâu hiện nay thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp.
Đây là một chất hoặc hỗn hợp của các chất có thể tiêu diệu sâu bệnh. Mặc dù sử dụng
thuốc trừ sâu là có tác dụng tốt. Ngăn sâu bệnh phá hoại mùa màng. Tuy nhiên đây chỉ là
một phần nhỏ. Bởi vì độc tính tiềm tàng trong  hoá chất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới
môi trường, sinh vật và đặc biệt là con người.

Ngoài ra thuốc diệt cỏ cũng được người dân sử dụng phổ biến. Thuốc diệt cỏ thường
được sử dụng để tiêu diệt cỏ dại. Đặc biệt là trên vỉa hè, ở đường sắt và trong hoạt động
nông nghiệp. Tuy hầu hết các loại thuốc diệt cỏ có thể dễ dàng phân hủy trong đất. Thế
nhưng có một nhóm có lẫn tạp chất dioxin. Chất này rất độc hại và có thể gây tử vong
ngay cả khi ở nồng độ thấp. Thuốc diệt cỏ có tác động trực tiếp tới nguồn nước mặt (ao,
hồ, sông, suối,..). Và nguy hiểm tới hệ sinh thái dưới nước như tôm, cua, cá,…

Các ngành công nghiệp


Hoạt động công nghiệp hiện nay đang phát sinh bụi, nước thải, và rác thải ra môi
trường. Khiến môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ví dụ như bụi thải từ các
nhà máy sản xuất xi măng, các cơ sở khai thác đá,…

Ngoài ra các chất thải khác đến từ các hoạt động sản xuất cơ khí, thép, gia công
kim loại, sửa chữa ô tô, xe máy,… chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ. Mà công
nghệ xử lý nước thải lại chưa được bảo đảm tiêu chuẩn.

Rác thải của người dân


Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống của con người như rác thải, đồ ăn, túi
nilon, chai nhựa, nước thải sinh hoạt,… Do các loại tác thải này xả trực tiếp lên
mặt đắt hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Nên môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng
nghiêm trọng.

https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nhung-nguyen-
nhan-nao-dan-den-o-nhiem-dat-635419.html#:~:text=(%C4%90CSVN)%20%2D
%20%C3%94%20nhi%E1%BB%85m%20%C4%91%E1%BA%A5t,nhi%E1%BB
%85m%20ng%C3%A0y%20m%E1%BB%99t%20nghi%C3%AAm%20tr
%E1%BB%8Dng.

4.3 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí:

4.3.1: Do con người:

Chúng ta là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên chúng ta cũng chính là những
nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của chúng ta
góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí như xả rác ra môi trường, làm ô nhiễm nguòn
nước.
Việc sử dụng củi, than để làm nguyên liệu đốt nấu ăn làm tăng lượng bụi và khí độc ra
môi trường. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe người sử dụng. Rất nhiều người đã tử vong khi sử dụng củi, than để sưởi ấm.

4.3.2 Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp:

Đây là nguyên nhân gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước. Khói bụi từ các ống xả
của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời.
Chúng thải ra các khí Co2, Co, SO2, Nox cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực
cao.Những khu công nghiệp này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn là
tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cho các “làng ung thư” được hình
thành.Mưa axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp không
xử lý thải đúng cách gây nên.

4.3.3 Giao thông vận tải:

Nguyên nhân này chỉ đứng sau hoạt động công nghiệp, khi mà lượng khí thải từ các
phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn.Theo báo cáo Cơ quan năng lượng quốc
tế (IEA) năm 2018 giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbon mỗi năm. Điều
đặc biệt nguy hiểm đến từ các phương tiện giao thông hết đát, hết hạn sử dụng. Hiện nay
các phương tiện này chưa được xử lý triệt để khiến cho mức độ ô nhiễm không khí ngày
càng tăng.

4.3.4 Hoạt động xây dựng sữa chữa công trình đường xá:

Các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường luôn luôn mang đến
sự ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Tiêu điểm là ở Hà Nội vào những ngày giữa
tháng 12/2020 bụi mịn bao phủ hoàn toàn Hà Nội, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng rất
nhiều tới sức khỏe người dân.

https://tapdoandaiviet.com.vn
CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP BẢO VỀ MÔI TRƯỜNG

5.1 Tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân

- Khuyến khích trồng nhiều cây xanh

- Tuyên truyền việc giảm sử dụng túi nilon, ưu tiên hơn các sản phẩm tái chế

- Xử li nước thải trước khi xả ra môi trường bên ngoài

-
5.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lí pháp luật về môi trường

Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật nêu rõ về trách nhiệm của mõi người dân
trong công cuộc bảo về môi trường và có những mức xử lí thích đáng khi có người
cố tình phá hủy môi trường. Ngoài ra nhà nước còn tổ chứ nhiều cuộc phát động
khuyến khích người dân dọn dẹp rác, trồng nhiều cây xanh,....
5.3 Sử dụng nguồn năng lượng sạch
5.4 Tái chế rác thải

You might also like