Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 93

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 11

Chủ đề hoạt động tháng 9


THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Sau chủ đề này, học sinh cần:


- Nhận thức được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH,
HĐH.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những
công dân có ích cho đất nước.
- Tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện. Hăng hái tham gia các hoạt
động của lớp, của trường, của địa phương.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước ?”.
- Thi hùng biện về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ: “BẠN HIỂU GÌ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC ? “
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này học sinh cần:


- Hiểu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH đất nước và bày tỏ ý kiến của
mình về CNH, HĐH.
- Xác định rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh là tích cực, chủ
động, tự giác học tập và rèn luyện đề sau này góp phần vào sự nghiệp CNH,
HĐH.
- Tin tưởng ở sự thành công của sự nghiêp CNH, HĐH đất nước do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước ?” với các nội
dung sau:

1
- Vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH, HĐH ?
- Nội dung của CNH, HĐH.
- Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:
- Định hướng cho học sinh thảo luận về các nội dung với những câu hỏi
sau:
+ Em hiểu thế nào là CNH, HĐH ?
+ Vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH, HĐH ?
+ Hãy nêu mục tiêu của CNH, HĐH ở nước ta.
+ CNH, HĐH đất nước bao gồm những nội dung gì?
+ Để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thanh niên học sinh phải
học tập và rèn luyện như thế nào ?
+ Hãy nêu vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Gợi ý những tài liệu cần thiết cho học sinh nghiên cứu, tham khảo để
chuẩn bị cho buổi thảo luận (Xem phần Tư liệu tham khảo ở cuối sách để làm
đáp án cho các câu hỏi trên). Cần gợi ý cho các em tìm hiểu các Điều 12, 13, 29
của Công ước LHQ về Quyền trẻ em, trong đó xác định rõ các em có quyền tự
di bày tỏ ý kiến và những hiểu biết của mình về các vấn đề liên quan đến phát
triển nhân cách, đến quyền được thu nhận thông tin và phát triển tối đa năng lực
cũng như các khả năng về thể chất và tinh thần trong sự phát triển chung của đất
nước, dân tộc cũng như xu hướng phát triển toàn cầu.
- Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp, Ban chấp hành (BCH) Chi đoàn chuẩn
bị và triển khai tổ chức thảo luận (Tham khảo Văn kiện Đại hội toàn quốc lần
thứ VIII, IX và X).
- Duyệt kế hoạch của cán bộ lớp và BCH chi đoàn, cho học sinh tiến hành
thảo luận, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp, BCH chi đoàn xây dựng kế hoạch thảo luận và gợi ý nội
dung thảo luận cho các bạn chuẩn bị.

2
- Hướng dẫn lớp tìm hiểu tài liệu và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện
của bản thân, chuẩn bị lựa chọn nghề nghiệp và hướng tới sự phát triển trong
tương lai.
- Cách thức chuẩn bị nội dung để thảo luận: có thể phân công theo lớp, tổ
học tập, theo nhóm sở thích hoặc từng cá nhân đối với những nội dung hay từng
câu hỏi.
- Phân công trang trí lớp, người dẫn chương trình và mời đại biểu.
- Cử một bạn điều khiển thảo luận. Người điều khiển thảo luận phải nắm
vững nội dung thảo luận.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm đan xen để tạo không khí
vui vẻ (nên giao cho mỗi tổ một tiết mục).
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

- Tuyến bố lí do, giới thiệu đại biểu.


- Người điều khiển nêu vấn đề cần thảo luận theo các câu hỏi đã được gợi ý
ở phần chuẩn bị.
- Tiến hành thảo luận.
Sau mỗi vấn đề nêu ra, học sinh có thể phát biểu ý kiến đã chuẩn bị của
mình hoặc tổ cử đại diện phát biểu (nếu phân công chuẩn bị theo tổ). Xen kẽ
giữa các phần là các tiết mục văn nghệ.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

(Xem hướng dẫn ở mục 2, Phần III, Tr. 7 - 8).


Hoạt động 2
THI HÙNG BIỆN VỀ “TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC”
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt động này học sinh cần:


- Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh
trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Xác định được trách nhiệm cụ thể của mình khi đang ngồi trên ghế nhà
trường, từ đó biết lập kế hoạch phấn đấu cho mình trong học tập và rèn luyện.
- Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể;
Sẵn sàng tham gia các hoạt động vưói tinh thần trách nhiệm cao.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

Thi hùng biện với các nội dung sau:


3
- Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
- Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đối với thanh niên học sinh:
+ Thanh niên học sinh phải có hoài bão lớn.
+ Thanh niên học sinh phải có năng lực tiếp thu, sáng tạo trong khoa học
và công nghệ; biết kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc.
+ Thanh niên học sinh phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện tinh
thần yêu lao động và tác phong công nghiệp.
+ Thanh niên học sinh phải xây dựng cho mình lí tưởng, ý chí và tinh thần
cách mạng.
+ Thanh niên học sinh phải có sức khoẻ.
+ Thanh niên học sinh phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không
phải ai khác là lực lượng xung kích trong sự nghiêp CNH, HĐH đất nước.
- Nhiệm vụ của thanh niên học sinh với CNH, HĐH đất nước:
Thi đua học tập, rèn luyện, làm chủ khoa học, công nghệ; là lực lượng
nòng cốt trong phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:
- Họp cán bộ lớp, BCH Chi đoàn, giao trách nhiệm cho lớp, Chi đoàn
chuẩn bị các bước để tiến hành cuộc thi hùng biện.
- Gợi ý những tài liệu cần thiết cho học sinh nghiên cứu, tham khảo để
chuẩn bị cho cuộc thi hùng biện. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Điều 12, Điều 29
Công ước LHHQ về Quyền trẻ em để học sinh hiểu rõ quyền được bày tỏ ý kiến,
quyền được thể hiện những ước mơ, khát vọng của mình khi hùng biện.
- Giải đáp những vướng mắc về kiến thức cho học sinh
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh
- Thành lập ban tổ chức cuộc thi gồm: Cán bộ lớp, BCH chi đoàn (Có thể
xây dựng kế hoạch, chương trình thi theo hình thức hùng biện cá nhân hoặc thi
theo đội).
+ Nếu thi cá nhân thì nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ để tránh sự khô
khan, nhàm chán. Mỗi cá nhân dự thi thể hiện nội dung trong vòng 5 - 7 phút.

4
+ Nếu thi theo đội thì nên có 4 nội dung như: màn chào hỏi; hùng biện theo
nội dung đã được chuẩn bị (hình thức là đại diện mỗi đội trình bày); trình diễn
tiểu phẩm về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước; văn nghệ. Thời gian của mỗi đội từ 15 - 17 phút.
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban tổ chức (phụ trách
các công việc cụ thể về nội dung cuộc thi, trang trí, lên danh sách cá nhân hoặc
nhóm tham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời ban giám khảo, phân
công người dẫn chương trình, viết giấy mời đại biểu…)
- Yêu cầu các cá nhân hoặc các đội đăng kí nội dung thi, tìm hiểu tài liệu,
tập dượt.
- Chuẩn bị và phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia
dự thi.
- Chuẩn bị phần thưởng cho các cá nhân hoặc đội tham gia thi.
- Chuẩn bị các trò chơi tập thể, các tiết mục văn nghệ cho cuộc thi.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Khai mạc cuộc thi
- Giới thiệu các cá nhân, các đội tham gia thi.
- Giới thiệu Ban giám khảo cuộc thi.
- Thông báo thể lệ cuộc thi và điểm các phần thi.
- Tiến hành thi: Người dẫn chương trình giới thiệu từng cá nhân, từng đội
lần lượt ra dự thi.
Những điều cần lưu ý:
+ Sau mỗi phần thi, giám khảo có thể công bố điểm ngay.
+ Có tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi giao lưu xen kẽ.
+ Dựa vào kết quả thi qua số điểm, công bố các giải nhất, nhì, ba và trao
giải thưởng (nếu có).
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

5
Chủ đề hoạt động tháng 10
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU GIA ĐÌNH.
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

Sau chủ đề này, học sinh cần:


- Nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu,
đồng thời xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, tình yêu
và gia đình.
- Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và trong
gia đình.
- Có ý thức xây dựng và hình thành tình cảm yêu quý, gắn bó với bạn bè và
gia đình.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

- Tổ chức diễn đàn thanh niên về “Vẻ đạp trong tình bạn và tình yêu”
- Thi văn nghệ “Hát về tuổi 17”
- Hoạt động tư vấn tâm lí lứa tuổi.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
Hoạt động 1
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN “VẺ ĐẸP TRONG TÌNH BẠN VÀ TÌNH
YÊU”.
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt động này học sinh cần:


- Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi
vị thành niên và ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành
nhân cách của các em.
- Hiểu thanh niên học sinh có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của
mình về tình bạn, tình yêu và trong quan hệ gia đình.
- Biết cách giao tiếp có văn hoá và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp bình đẳng trong tình bạn, tình yêu.
- Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong gia đình. Có thái độ đúng đắn
trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

Tổ chức diễn đàn để học sinh có cơ hội được cung cấp kiến thức và được
bày tỏ ý kiến về bốn nội dung cơ bản sau:

6
- Giới tính và vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu của tuổi vị thành niên.
- Làm thể nào để xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng và bình đẳng.
- Quyền và trách nhiệm của người thanh niên học sinh trong việc xây dựng
tình bạn, tình yêu đẹp.
- Quyền và trách nhiệm của người thanh niên học sinh trong việc xây dựng
“Gia đình văn hoá”.
Lưu ý: Nội dung chủ yếu của diễn đàn là tập trung làm rõ khái niệm về
giới nam và giới nữ, về tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu của lứa tuổi vị
thành niên nhằm giúp các em nhận biết rõ giá trị của tình bạn, tình yêu tuổi học
trò, trên cơ sở đó có thể phân biệt với tình bạn, tình yêu không chân chính trong
thời hiện đại. Từ đó biết cách xây dựng nét đẹp trong mối quan hệ ứng xử và có
trách nhiệm với mọi người và bạn bè, đặc biệt với bạn bè khác giới.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cho diễn đàn.
- Định hướng nội dung hoạt động diễn đàn cho học sinh, hướng dẫn các em
sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu có liên quan về chủ đề hoạt động. Có thể tham
khảo một số tài liệu sau:
+ Trò chuyện về giới tính, tình yêu và sức khỏe, NXB Phụ nữ, Hà Nội,
1997.
+ Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống và sức khoẻ sinh sản vị thành niên,
NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003.
+ Cửa sổ tình yêu với bạn trẻ, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2006.
+ Áp dụng Quyền trẻ em vào nhà trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004.
+ Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (tìm đọc các Điều 15, 16, 34
trong Công ước).
+ Sách giáo khoa lớp 11 môn Sinh học, môn Giáo dục công dân (chú ý
tham khảo phần Phụ lục).
- Cung cấp cho học sinh những nội dung cần trao đổi trong diễn đàn, cùng
học sinh chuẩn bị một số câu hỏi, tình huống ứng xử, giúp học sinh chia sẻ
thông tin nhằm củng cố và nâng cao kiến thức.
- Gợi ý một số nội dung cụ thể để học sinh trao đổi trong diễn đàn như sau:
+ Bạn hiểu bình đẳng giới và vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu là gì ?

7
+ Theo bạn, yếu tố quan trọng của tình bạn và tình yêu đẹp là gì ?
+ Có sự khác nhau giữa tình bạn cùng giới với tình bạn khác giới không ?
Giải thích tại sao ?
+ Có ý kiến cho rằng không thể có tình bạn thân thiết giữa nam và nữ,
ngược lại có ý kiến cho rằng hoàn toàn có thể có tình bạn thân thiết giữa nam và
nữ. Bạn đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
+ Những điểm tốt trong tình bạn khác giới là gì? Làm thế nào để giữ gìn và
duy trì tình bạn khác giới ?
+ Bạn hiểu nội dung của Điều 15 (khoản 1) trong Công ước LHQ về
Quyền trẻ em như thế nào? Nếu bố mẹ ngăn cấm bạn chơi với người bạn thân
hoặc người yêu mà bạn đã lựa chọn thì bạn sẽ làm gì ?
+ Để chứng tỏ tình yêu đích thực có nhất thiết phải tiến tới quan hệ tình
dục không ? Là thanh niên học sinh, bạn có cho rằng chúng ta cần phải tôn
trọng và có trách nhiệm bảo vệ “sự trong trắng” cho tình yêu của tuổi học trò
hay không ? Vì sao ?
+ Hậu quả gì có thể xảy ra khi có quan hệ tình dục trong tuổi vị thành
niên ?
+ Hãy nêu ít nhất 2 câu ca dao về tình bạn hoặc tình yêu. Nêu rõ ý nghĩa
của mỗi câu ca dao đó. Ý nghĩa giáo dục của chúng có còn phù hợp với xã hội
Việt Nam hiện nay không ? Vì sao ?
+ Cần phải ứng xử như thế nào cho đúng trong quan hệ với bạn khác giới
và bạn cùng giới ?
+ Hãy kể lại một tình hướng xử sự chưa đẹp trong tình bạn, tình yêu đã gặp
trong nhà trường. Nếu gặp phải tình huống đó thì bạn sẽ xử sự như thế nào ?
+ Đã bao giờ bạn nghe thấy những câu chuyện về bạo lực đối với các bạn
gái hoặc đối với phụ nữ nơi bạn sống hoặc ở trong trường học chưa ? Nếu có,
cho ví dụ.
+ Tại sao các em gái, bạn gái lại là đối tượng đặc biệt dễ bị ngược đãi và
phân biệt đối xử ? Chúng ta cần phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng trên ?
+ Hãy nêu ít nhất 2 câu ca dao nói về mối quan hệ trong gia đình. Nêu rõ ý
nghĩa của chúng. Theo bạn, ý nghĩa của những câu ca dao đó còn phù hợp trong
xã hội hiện đại không ? Vì sao ?
+ Sau giờ học buổi tối, bạn thường chơi game và “chat” với bạn bè rất
khuya. Sau nhiều lần nhắc nhở, bố mẹ đã cấm không cho bạn sử dụng máy tính
nữa. Bạn có cho rằng bố mẹ can thiệp vào quyền tự do của bạn không ? Vì sao ?

8
+ Trong một gia đình, nếu bố mẹ chỉ yêu cầu con gái làm việc nhà (nấu
cơm, giặt quần áo, rửa bát đũa…) mà không yêu cầu con trai làm việc đó thì bạn
có đồng tình với cách sử xự đó không ? Vì sao ?
+ Khi có những nỗi niềm trong tình bạn, tình yêu, bố mẹ có phải là người
đầu tiên bạn tìm đến để tâm sự không ? Vì sao ?
- Khuyến khích học sinh tìm các tình huống có thật đã xảy ra ở nơi sinh
sống hoặc trong trường có liên quan đến chủ đề diễn đàn để cùng nhau thảo
luận, tìm ra cách ứng xử phù hợp.
- Họp cán bộ lớp và BCH chi đoàn để thống nhất về nội dung và phương
pháp tổ chức diễn đàn.
- Gợi ý cho cán bộ lớp lựa chọn hình thức tổ chức diễn đàn và đề cử người
điều khiển diễn đàn.
- Bồi dưỡng và hướng dẫn người điều khiển thiết kế chương trình và viết
lời dẫn cho diễn đàn.
- Chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi và tình huống, hướng dẫn cho người
điều khiển cách kết luận từng vấn đề nêu ở phần nội dung.
- Sẵn sàng làm cố vấn, giúp các em giải đáp những vấn đề còn lúng túng,
vướng mắc.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh
- Cán bộ lớp phổ biến thời gian, nội dung và hình thức tổ chức diễn đàn.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ trưởng, nhóm trưởng, yêu cầu mỗi tổ
chuẩn bị 2 - 3 ý kiến để tham luận tại diễn đàn.
- Từng học sinh tích cực sưu tầm các tài liệu mà giáo viên đã định hướng,
chuẩn bị ý kiến cùng tham gia diễn đần có hiệu quả.
- Chuẩn bị một bài hát, bài thơ có nội dung liên quan đến tình bạn, tình yêu
, gia đình và một số trò chơi để giao lưu.
- Chuẩn bị cở sở vật chất và trang trí phù hợp với yêu cầu của diễn đàn.
- Chuẩn bị giấy mời đại biểu và phân thưởng (nếu có).
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho chương trình của diễn đàn.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Diễn đàn thanh niên là nơi để thanh niên học sinh bày tỏ chính kiến của
mình về một vấn đề nào đó. Diễn đàn thanh niên thường được tổ chức rất linh
hoạt, phong phú và đa dạng. Vì thế mỗi lớp hoàn toàn có thể thiết kế một

9
chương trình diễn đàn phù hợp với điều kiện cụ thể sao cho gây được hứng thú,
kích thích sự sáng tạo và lôi cuốn mọi người tham gia diễn đàn. Quy trình dưới
đây chỉ có tính chất gợi ý:
- Bí thư chi đoàn hoặc lớp trưởng (không phải người điều khiển diễn đàn)
làm công tác tổ chức:
+ Tuyên bố lí do.
+ Giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm với tư cách là cố vấn.
+ Giới thiệu người điều khiển diễn đàn lên làm việc.
- Người điều khiển diễn đàn tiến hành các hoạt động cơ bản sau:
+ Thông qua chương trình diễn đàn, cử thư kí ghi biên bản.
+ Nêu lần lượt từng nội dung chính của diễn đàn.
+ Mỗi cá nhân hoặc đại diện tổ đã phân công chuẩn bị ý kiến lên trình bày.
+ Tiếp theo, người điều khiển cho cả lớp thảo luận (tranh luận) về chủ đề
đó bằng cách:
 Mời cả lớp đặt câu hỏi (hoặc nêu các tình huống) có liên quan đến
nội dung vừa trình bày để cùng thảo luận, tranh luận.
 Nếu các bạn còn rụt rè, chưa nêu được nhiều câu hỏi hoặc tình
huống hay thì người điều khiển sử dụng các câu hỏi và tình huống mà giáo viên
chuẩn bị để cả lớp thảo luận.
 Có thể sử dụng thêm hình thức hái hoa dân chủ hoặc tổ này đặt câu
hỏi cho tổ khác trả lời để làm tăng cơ hội tranh luận và tinh thần thi đua phát
biểu ý kiến của học sinh.
Chú ý khai thác các câu hỏi, các vấn đề nảy sinh trong khi tranh luận để
tăng thêm sự sôi nổi và sáng tạo của diễn đàn.
+ Người điều khiển kết luận từng nội dung về chủ đề đang thảo luận trên
cơ sở thống nhất ý kiến của các bạn trước khi chuyển sang nội dung của chủ đề
khác.
Lưu ý:
- Mỗi học sinh đều có quyền phát biểu và bày tỏ quan niệm của mình về
tình bạn, tình yêu và mối quan hệ trong gia đình. Vì vậy, người điều khiển diễn
đần cần tôn trọng chính kiến của các bạn, không nên phê phán, chỉ trích.

10
- Trong quá trình điều khiển diễn đàn, nếu có vấn đề nào gây tranh cãi hoặc
có nhiều ý kiến trái ngược nhau, khó kết luận thì mời giáo viên chủ nhiệm làm
cố vấn và “trọng tài” (những không áp đặt).
- Kết thúc mỗi chủ đề nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ và trò chơi tập thể
(khuyến khích tinh thần thi đua giữa các tổ).
- Người điều khiển thông qua biên bản của diễn đàn kết luận về những
quan điểm, chính kiến và sự cam kết hành động tích cực của các bạn nhằm xây
dựng một tình bạn, tình yêu đẹp; Trở thành một người con ngoan, trò giỏi.
- Trao quà tặng cho những cá nhân hoặc tổ có nhiều ý kiến hay (nếu có).
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 2
THI VĂN NGHỆ: “HÁT VỀ TUỔI 17”
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này, học sinh cần:


- Nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của tình bạn, tình yêu
tuổi học trò. Biết xây dựng tình cảm gắn bó giữa những người bạn.
- Biết cách tổ chức và điều khiển một chương trình hội diễn văn nghệ ở cấp
chi đoàn.
- Có thái độ tích cực, sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể cũng như
tham gia phong trào văn hoá, văn nghệ của lớp, của trường.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Ca ngợi vẻ đẹp “thần tiên” của tuổi học trò: Có rất nhiều bài hát, bài thơ
ngợi ca vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng với những ước nmơ của tuổi học trò.
- Ca ngợi tình cảm gắn bó của học sinh với thầy cô và mái trường là nơi
gieo trồng tri thức, ươm mầm, động viên, khích lệ nâng cánh cho những ước mơ
xa.
- Ca ngợi tình cảm bạn bè trong sáng, vô tư, chân thành của tuổi 17, những
xúc cảm tình yêu đầu đời rất đáng trân trọng.
- Ghi nhận cả những trò tinh nghịch, hiếu động “nhất quỷ, nhì ma”…
những “dỗi hờn” đáng yêu của tuổi 17.
Hình thức thể hiện: Sưu tầm hoặc sáng tác tất cả các thể loại: bài hát, bài
thơ, hò vè, kịch câm.v.v…
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

11
- Cùng học sinh xây dựng chương trình và chuẩn bị cho buổi hội diễn văn
nghệ.
- Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để trao đổi thống nhất nội dung và
phương pháp tổ chức:
+ Nêu mục tiêu và yêu cầu của hoạt động.
+ Phổ biến các chủ đề, các thể loại chính ở phần nội dung hoạt động để các
tổ, các nhóm và từng học sinh chuẩn bị.
+ Giao cho BCH Chi đoàn phát động phong trào thi đua hướng về hoạt
động “Hát về tuổi 17” của Chi đoàn.
+ Cùng cán bộ lớp và BCH Chi đoàn lựa chọn hình thức tổ chức hội diễn
văn nghệ phù hợp với điều kiện của lớp. Gợi ý cách tổ chức và giao nhiệm vụ cụ
thể cho học sinh.
+ Giao cho ban cán sự lớp chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn lực, địa điểm,
trang trí (có thể chọn địa điểm ngoài trời nếu phù hợp với thời gian và không
gian).
+ Giao cho BCH Chi đoàn đôn đốc các tổ luyện tập, lập danh sách các tiết
mục đăng kí của các tổ. Phân loại các tiết mục theo từng thể loại.
- Kiểm tra sự chuẩn bị và động viên, khích lệ tính sáng tạo, linh hoạt trong
hoạt động của học sinh
2. Học sinh
- Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thông qua kế hoạch tổ chức hoạt
động (chú trọng đến công tác chuẩn bị luyện tập của các tổ, nội dung chủ đề, thể
loại thể hiện, tiến độ thực hiện, chất lượng của chương trình, thời gian và địa
điểm tổ chức, các biện pháp thực hiện và phân công người chịu trách nhiệm).
- Phát động phong trào thi đua giữa các tổ hướng về hoạt động văn nghệ
“Hát về tuổi 17” với tâm thế sôi nổi, hào hứng, sẵn sàng tham gia.
- Giao chỉ tiêu cho mỗi tổ sưu tầm hoặc sáng tác từ 3 - 4 tiết mục. Nên đa
dạng hoá các thể loại: đơn ca, tam ca, hợp ca, kịch câm, thơ.v.v… nhất là nên có
1 tiết mục đồng ca với sự tham gia của các thành viên trong tổ.
- Xây dựng thể lệ thi, cách thức tham gia hoạt động và phổ biến cách chấm
điểm thi đua giữa các tổ trong hoạt động. Điểm thi đua bao gồm các tiêu chí sau:
+ Chất lượng tiết mục.
+ Số người tham gia (càng đông càng tốt).
+ Đa dạng thể loại.

12
+ Hình thức thể hiện sinh động, sáng tạo.
+ Trang phục đẹp, cộng thêm điểm sáng tác cho các tiết mục tự biên.
- Các tổ tiến hành luyện tập (có kiểm tra, đôn đốc, theo dõi thường xuyên
của BCh Chi đoàn)
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phần thưởng v.v…. (nếu có)
- Duyệt thử chương trình để loại bỏ các tiết mục trùng nhau và không đạt
yêu cầu. Sau đó lựa chọn mỗi tổ từ 1 - 2 tiết mục đặc sắc đẻ tham gia hội diễn.
- Thiết kế chương trình hội diễn theo một cấu trúc chặtc hẽ về nội dung và
hình thức thể hiện; tránh tình trạng các tiết mục văn nghệ chỉ có toàn đơn ca
hoặc toàn đồng ca.
- Sắp xếp lớp học theo yêu cầu của hoạt động.
- Viết giấy mời đại biểu và một số Chi đoàn cùng khối tham dự (nếu có).
- Nếu mời được nhạc công tự nguyện càng tốt.
- Cử người dẫn chương trình (nên chọn 1 nam, 1 nữ).
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hội diễn văn nghệ là một hoạt động thường xuyên diễn ra với rất nhiều
hình thức phong phú, đa dạng, linh hoạt, sáng tạo tuỳ theo tình hình, điều kiện
cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động và khả năng văn nghệ của từng lớp. Do vậy
có thể gợi ý một chương trình hội diễn văn nghệ “Hát về tuổi 17” như sau:
- Người dẫn chương trình ra mắt, tự giới thiệu và làm công tác tổ chức:
+ Tuyên bố lí do.
+ Giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu Ban giám khảo và công bố tểh lệ cuộc thi.
- Người dẫn chương trình xin phép cho hội diễn được bắt đầu.
- Mời các tổ dự thi giới thiệu bằng hình thức độc đáo, sáng tạo, gây ấn
tượng toát lên được chủ đề “Hát về tuổi 17” (ví dụ: quần áo được trang trí bằng
những nốt nhạc, ánh sao, vầng trăng; Tóc kết bằng hoa cỏ tự nhiên v.v…. Tiết
mục này cũng phải được luyện tập trước những phải bí mật để gây bất ngờ, nếu
các đội ra mắt thành công thì sẽ gây được sự hấp dẫn, cuốn hút ngay từ đầu.
- Sau tiết mục tự giới thiệu, người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các
tiết mục lên biểu diễn theo chương trình đã duyệt. Lời giới thiệu nên dí dỏm, hài
hước, phù hợp với nội dung của từng tiết mục, phù hợp với đặc điểm nổi bật nào
đó của người (hoặc tổ) trình bày tiết mục đó để tạo không khí hấp dẫn.

13
- Kết thúc chương trình biếu diễn văn nghệ, mời Ban giám khảo công bố
điểm cho các đội và trao phần thưởng cho đơn vị đạt giải nhất.
V. KẾT THỨC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 3
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ LỨA TUỔI.
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này, học sinh cần:


- Hiểu được ý nghĩa của tình bạn, tìnhyêu trong cuộc sống gia đình và xã
hội. Hiểu thanh niên học sinh có quyền đựơc tư vấn về tâm lí, tình cảm và các
vấn đề liên quan đến sự phát triển lứa tuổi, phát triển nhân cách, có quyền đảm
bảo bí mật về các thông tin cần tư vấn.
- Có khả năng vận dụng những thông tin được tư vấn để xử lí các tình
huống trong quan hệ hằng ngày, nhằm phòng tranýh có hiệu quả các vấn đề gây
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lí vị thành niên.
- Cởi mở, lắng nghe và mạnh dạn trao đổi với các chuyên gia tư vấn. Tích
cực tự điều chỉnh thái độ và hành vi của mình sao cho có trách nhiệm hơn đối
với các hoạt động liên quan đến Giới tính và sức khoẻ sinh sản nhằm xây dựng
tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tư vấn về tâm lí, tình cảm vị thành niên liên quan đến tình yêu, đến
quyền của các em được bảo vệ, không bị xâm hại và lạm dụng tình dục.
2. Tư vấn về quyền được tìm hiểu, giúp đỡ và được cung cấp kiến thức,
thông tin về bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản và những vấn đề tâm sinh lí liên
quan đến sự phát triển của vị thành niên.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cho hoạt động tư vấn.
- Họp với cán bộ lớp nêu rõ mục đích, yêu cầu của hoạt động.
- Định hướng và cung cấp cho học sinh những nội dung cần được tư vấn.
- Có thể gợi ý một số câu hỏi và tình huống tư vấn như sau:
a. Tư vấn về tâm lí, tình cảm vị thành niên liên quan đến tình yêu và quyền
được bảo vệ của các em khỏi sự xâm hại, lạm dụng tình dục:
+ Tình yêu là gì ? Xin cho biết tình yêu được biểu hiện như thế nào? Và nó
diễn ra khi nào ?

14
+ Tại sao có khái niệm “Mối tình đầu” ? Như vậy là phải có mối tình thứ
hai, thứ ba ? Em nghe nói phần lớn mối tình đầu đều tan vỡ. Xin cho biết vì
sao ?
+ Em chơi rất thân với một bạn trai cùng lớp. Hiện bạn đó đáng giận nhau
với bạn gái của mình và có lẽ dẫn đến chia tay. Bạn ấy rất đau khổ và hỏi ý kiến
em, mong em cho lời khuyên về chuyện của bạn ấy. Em phải nói gì khi mà em
cũng rất có cảm tình với bạn ấy ?...
+ Một người bạn thân của anh trai em nói rằng rất yêu em và thường xuyên
đón em ở cổng trường để đưa về nhà hoặc rủ đi chơi. Em không thích nhưng lại
nể anh. Em phải làm thế nào ? Xin cho một lời khuyên.
+ Hoa là một nữ sinh lớp 11. Dạo này Hoa thường hay bị một bạn trai học
lớp 12 cùng trường đón đường trêu chọc và có hành vị đụng chạm vào người,
khiến Hoa rất khó chịu…Hoa nên làm gì ?
b. Tư vấn về quyền được tìm hiểu, giúp đỡ và được cung cấp kiến thức,
thông tin về bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản và những vấn đề tâm sinh lí liên
quan đến sự phát triển của vị thành niên.
+ Tuổi dậy thì là gì ? Có những vấn đề gì đặc biệt và những vấn đề gì cần
chú ýư ở tuổi này ?
+ Nếu thường xuyên xuất tinh thì có bị giảm trí nhớ và giảm chiều cao
không ?
+ Kinh nguyệt do đâu mà có ? Hiện tượng này có lú ra ít, có lúc lại ra rất
nhiều, gây mệt mỏi. Phải làm thế nào ?
+ Thế nào là bệnh lây qua đường tình dục ? Ngồi gần người mắc bệnh đó
có bị lây bệnh không ?
+ Xin cho biết cách sử dụng thuốc tránh thai. Cần dùng trước hay sau khi
“quan hệ” và sử dụng thuốc trong khảong thời gian nào là tốt nhất ?
+ Nhiều bạn nói quan hệ một lần thì không thể có thai. Điều đó có đúng
không ? làm thế nào để biết có thai ?
+ Em nghe nói chỉ dùng bao cao su mới tránh được các bệnh lây qua
đường tình dục và HIV/AIDS. Điều đó có đúng không ?
+ Em nghe nói hút điều hoà kinh nguyệt khônga nhr hưởng gì đến sức
khoẻ. Điều này có đúng không ?
+ Bình đẳng giới là gì ? Tại sao các bạn gái dễ bị đối xử bất bình đẳng ?
+ Liệu những chuyện bạo lực, xâm hại là lạm dụng tình dục có thể xảy ra
đối với chính các em không ? Các em sẽ làm gì trong tình huống đó? Nam giới

15
có thể đóng vai trò gì trong việc ngăn chặn hành vi bạo lực nhằm thúc đẩy sự
bình đẳng giới ?
+ Em đã 17 tuổi và có bạn trai. Chúng em có quan hệ bạn bè rất trong sáng
không có chuyện gì xấu cả. Em đã giải thích cho mẹ nhiều lần về tình bạn của
chúng em, nhưng mẹ em cú ngăn cấm khôngc ho chúng em gặp nhau, thậm chí
còn mắng chửi cả bạn trai em nữa. Em rất buồn, em thấy mẹ không hiểu em. Em
rất cô đơn. Em phải làm thế nào ?
+ Năm nay em 17 tuổi, em muốn biết bao nhiêu tuổi thì em có quyền được
yêu, vì bố mẹ và thầy, cô giáo luôn luôn ngăn cấm và nhắc nhở chúng em không
được yêu ?
- Lựa chọn cán bộ tự vấn: Có 3 khả năng sau :
Phương án 1: Giáo viên chủ nhiệm sẽ là nhà tư vấn.
Nếu giáo viên chủ nhiệm thấy mình đủ kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng
để tư vấn thì cần phải chuẩn bị thật kĩ, lường trước các câu hỏi, tình huống mà
học sinh nêu ra, có sẵn đáp án và cách giải quyết để tư vấn cho học sinh.
Phương án 2: Mời giáo viên môn Sinh học hoặc một giáo viên nào đó của
trường có uy tín, mẫu mực, có kiến thức, có kinh nghiệm và kĩ năng tư vấn về
những nội dung nêu trên.
Phương án 3: Mời các nhà tư vấn tâm lí cộng đồng, địa phương chuyên làm
công tác tư vấn về những vấn đề trên như: Các trung tâm tư vấn của Đoàn thanh
niên, chương trình Kĩ năng cuộc sống của dịch vụ bưu điện 1080, trung tâm tư
vấn y tế của các bệnh viện, Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em v.v…
- Giới thiệu tài liệu và hướng dẫn học sinh tìm đọc Điều 13, 16, 34 trong
Công ước LHQ về Quyền trẻ em để các em biết vận dụng các quyền của mình
khi yêu cầu các chuyên gia làm rõ các vấn đề muốn được tư vấn.
- Chuẩn bị một số câu hỏi và tình huống phù hợp để tiến hành tư vấn cho
học sinh như gợi ý ở phần nội dung hoạt động.
Lưu ý: Nếu chọn phương án 2, 3 thì phải đặt trước yêu cầu về mội dung và
thời gian để các nhà tư vấn chuẩn bị.
- Giao cho cán bộ lớp triển khai hoạt động cho toàn lớp
2. Học sinh
- Chuẩn bị tâm thế, câu hỏi, tình huống và những thắc mắc của bản thân có
liên quan đến nội dung của hoạt động.
- Chuẩn bị trang trí và bố trí kê dọn phòng học thích hợp với hoạt động tư
vấn.

16
Lưu ý: Tiến hành trang trí dưới tiêu đề : Giao lưu “ trò chuyện về tình yêu
và sức khoẻ sinh sản “ hoặc “ tình bạn - tình yêu và sự nghiệp” hoặc “ Tình yêu
tuổi học trò “ v.v…
IV. TỔ CHỨC HOẠT DỘNG

1. Nội dung tư vấn


Chia nội dung tư vấn thành 2 tiết.
Tiết 1: Tư vấn về tâm lí, tình cảm vị thành niên liên quan đến tình yêu và
đến quyền được bảo vệ của các em khỏi sự xâm hại, lạm dụng tình dục.
Gợi ý quy trình tư vấn tâm lí diễn ra như sau:
- Tổ chức trò chơi “cùng nhau hát” để tạo không khí thân mật, vui vẻ, xua
tan sự cách biệt, ngại ngàn giữa các em và nhà tư vấn bằng cách vừa hát cừa
chuyền hoa tìm người hạnh phúc, khi bài hát két thúc (theo lệnh của quản trò)
mà hoa ở trrong tay người nào thì người đó may mắn là người hạnh phúc (phần
thưởng là một bông hoa hồng hoặc mờ bạn đó hát tặng cả lớp một bài).
- Giới thiệu làm quên (nếu lựa chọn phương án 2, 3): Nhóm tư vấn sẽ giới
thiệu đôi nét về bản thân một cách dí dỏm, vui vẻ, gây ấn tượng, phù hợp với
ngữ cảnh và tâm lí mong đợi của các em.
- Người tư vấn dẫn chuyện để nêu lên chủ đề cần tư vấn.
- Người tư vấn gợi ý để các em nêu câu hỏi (tình huống) bằng cách khuyến
khích các em đặt câu hỏi trực tiếp hoặc có thể viết vào giấy chuyển lên cho nhà
tư vấn (cần phát hiện những câu hỏi hay, tình huống hay và đánh dấu, để riêng).
- Lựa chọn câu hỏi có tính đại diện và phù hợp với chủ đề để tư vấn.
- Khuyến khích các em học sinh cùng trao đổi.
Lưu ý: Đây là quá trình đối thoại có tính chất tương tác nên học sinh và nhà
tư vấn đều là chủ thể quá trình tư vấn. Do vậy, trước hết nên nêu lần lượt các
câu hỏi và khuyến khích học sinh tham gia trả lời để cùng tìm cách giải quyết
vấn đề, trong đó nhà tư vấn không trả lời hộ mà chỉ gợi ý các khía cạnh để
hướng các em tìm đến các giải pháp hợp lí cho từng vấn đề. Khích lệ những câu
trả lời hay, đúng bằng những tràng vỗ tay.
- Trong trường hợp học sinh còn nhút nhát, e ngại, đưa ra được ít câu hỏi
thì nhà tư vấn có thể sử dụng một số câu hỏi, tình huống đã chuẩn bị như gợi ý ở
phần nội dung hoạt động để kích hoạt sự tham gia trao đổi của các em.
- Nhà tư vấn lắng nghe, sàng lọc, lựa chọn những ý hay, tồng hợp lại để
đưa ra lời bình và kết luận.

17
Tiết 2: Tư vấn về quyền được tìm hiểu, giúp đỡ và được cung cấp kiến
thức, thông tin về bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản và những vấn đề tâm sinh lí
liên quan đến sự phát triển của vị thành niên.
- Quy trình tư vấn tiến hành tương tự như tiết 1.
Lưu ý:
+ Đây là tiết 2 không cần tiến hành hoạt động giới thiệu làm quen.
+ Trước khi bắt đầu chủ đề mới, nhà tư vấn nên hỏi học sinh về cảm nghĩ
của các em đối với chủ đề tư vấn lần trước và những thắc mắc hoặc câu hỏi (nếu
có).
2. Phương pháp tổ chức tư vấn.
- Tư vấn về giới tính, tình yêu, tình dục…là vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị
đối với học sinh lớp 11. Do đó, để tư vấn có hiệu quả, nhà tư vấn cần phải chuẩn
bị sẵn các họp thư “Tâm tình” dán xung quanh lớp, khích lệ các em nêu câu hỏi,
thắc mắc bằng cách viết phiếu hỏi bỏ vào hộp thư nếu thấy việc nêu câu hỏi trực
tiếp không tiện.
- Trong quá trình tư vấn cần sử dụng linh hoạt các hình thức tư vấn khác
nhau (cá nhân, nhóm nam/nhóm nữ, cả lớp…) và phương tiện hỗ trợ để khích lệ
học sinh bày tỏ những thắc mắc cũng như suy nghĩ thầm kín của các em. Bởi vì
một mặt các em rất khao khát muốn tìm hiểu, giải đáp những thắc mắc về giới
tình, tình yêu, tình dục; mặt khác các em lại rất ngại phải nói những điều đó
trước các bạn.
- Sử dụng các câu hỏi gợi ý phần chuẩn bị phù hợp với các hình thức tư
vấn để khích lệ sự cởi mở, chia sẻ những tâm sự thầm kín của học sinh.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

18
Chủ đề hoạt động tháng 11
THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SỰ TRỌNG ĐẠO

A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Sau chủ đề này, học sinh cần:


- Khắc sâu nhận thức về vai trò và công lao của người giáo viên trong sự
nghiệp trồng người, tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước.
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu
học của dân tộc.
- Luôn kính trọng và biết ơn các thầy, cô giáo.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Giao lưu với các thầy, cô giáo của lớp.


- Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
- Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Hoạt động 1
GIAO LƯU VỚI CÁC THẦY, CÔ GIÁO DẠY Ở LỚP MÌNH
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt động này, học sinh cần:


- Hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thầy, cô giáo ở lớp mình như: Lao
động sư phạm của các thầy, cô giáo sự nghiệp giáo dục của người thầy. Từ đó
nhạn thức được vai trò và công ơn to liớn của thầy, cô giáo đối với thê shệ trẻ,
đối với xã hội nói chung và đối với sự trưởng thành, phát triển của mỗi học sinh
nói riêng.
- Hiểu sâu hơn về các kinh nghiệm và phương pháp học tập các môn học
cụ thể mà các thầy cô giảng dạy.
- Có thái độ kính trọng, tự hào đối với các thầy, cô giáo.
- Có phương pháp học tập vè rèn luyện tích cực, không ngừng tiến bộ để
đền đáp công ơn của các thầy cô.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Giao lưu giữa học sinh trong lớp với các thầy, cô giáo đang dạy lớp mình,
với nội dung là:
+ Được nói lên tình cảm và lòng biết ơn đối với công lao dạy dỗ của thầy,
cô giáo.

19
+ Hiểu biết thêm về công việc, lao động sư phạm của thầy, cô giáo yêu cầu
của thầy cô đối với học trò.
+ Được trao đổi với thầy, cô giáo về vai trò của người giáo viên trong xã
hội, về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.
+ Được trao đổi, tâm tình với các thày, cô giáo về những kỉ niệm vui, buồn
trong tình cảm thầy trò.
+ Hiểu biết thêm về các kinh nghiệm, phương pháp học tập các môn học cụ
thể.
- Trong quá trình giao lưu, nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ của lớp và
của các thầy, cô giáo.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Giao cho cán bộ lớp xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động giao
lưu của lớp với các thầy, cô giáo.
- Liên hệ mời các giáo viên dạy ở lớp mình tham gia hoạt động giao lưu,
các tiết mục văn nghệ.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị các câu hỏi và nội dung giao lưu. Gợi ý:
+ Lời chào mừng của lớp, trong đó thể hiện lòng biết ơn các thầy, cô giáo
và sự mong muốn qua giao lưu với thầy, cô giáo, các em sẽ hiểu và học tập được
nhiều điều bổ ích.
+ Chúng em muốn biết nỗi vất vả, khó khăn và hạnh phúc trong lao động
sư phạm của người giáo viên.
+ Các thầy, cô mong muốn ở học trò của mình những điều gì ?
+ Chúng em muốn thầy, cô giảng giải rõ hơn về ý nghĩa của truyền thống
“Tôn sư trọng đạo” ?
+ Chúng em muốn hiểu rõ hơn về truyền thống hiếu học của dân tộc ta ?
+ Chúng em muốn biết cụ thể hơn về vai trò của người giáo viên vưói xã
hội ?
+ Chúng em muốn được nghe các thầy, cô giáo kể lại những kỉ niệm sâu
sắc về tình cảm thầy - trò ?
+ Chúng em muốn đựơc thầy (cô) chỉ bảo về cách học tốt môn Văn ? (môn
Toán, môn Hoá, môn Ngoại Ngữ…).
+ Bạn hãy kể một kỉ niệm về tình thầy - trò của mình.
20
+ Bạn hiểu câu “ Không thầy đó mày làm nên “ như thế nào ?
+ v.v…
- Yêu cầu mỗi học sinh có thểt chuẩn bị sẵn các mẩu chuyện, các câu hỏi,
lời phát biểu, các tiết mục văn nghệ… để sẵn sàng tham gia giao lưu vưói các
thầy, cô giáo.
- Lớp nên cử một người dẫn chương trình, một người điều khiển chương
trình văn nghệ.
- Nếu có điều kiện, nên chuẩn bị hoa hoặc tặng phẩm của lớp để tặng các
thầy cô.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động giao lưu thường rất đa dạng và phong phú, mỗi lớp có thể thiết
kế chương trình hoạt động phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp mình để gây
được hứng thú và thu hút mọi học sinh tham gia. Quy trình dưới đây chi mang
tính chất gợi ý:
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do và mời thầy cô giáo giao lưu với
lớp.
- Người dẫn chương trình giới thiệu các thầy cô hoặc mời các thầy cô giáo
tự giới thiệu về mình.
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi giao lưu hoặc đề nghị
các bạn trong lớp nêu câu hỏi giao lưu với các thầy cô.
- Các thầy cô giáo trong khi giao lưu, đối thoại với lớp có thể nêu các vấn
đề hoặc câu hỏi cho học sinh để cùng trao đổi, giúp các em hiểu sâu hơn các vấn
đề đặt ra.
- Trong qúa trình giao lưu, nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ do người
phụ trách văn nghệ điều khiển.
- Kết thúc giao lưu là lời phát biểu cảm tưởng của thầy, cô giáo và của học
sinh.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 2
THẢO LUẬN VỀ VIỆC PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG HIẾU
HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này, học sinh cần


- Hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng
đạo của dân tộc.
21
- Có thái độ kính trọng và biết ơn các thầy, cô giáo
- Có hành vi ứng xử đúng mực, tôn trọng các thầy, cô giáo. Ra sức học tập
rèn luyện và phát huy truyền thống hiếu học để đền đáp công ơn của Thầy, Cô
giáo và trở thành người có ích cho xã hội.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

Học sinh sẽ thảo luận xoay quanh các nội dung sau:
- Truyền thống hiếu học trong lịch sử và hiện nay của dân tộc ta.
- Các biểu hiện của truyền thống hiếu học.
- ý nghĩa của truyền thống hiếu học đối với xã hội, đất nước và đối với mỗi
học sinh.
- Khái niệm “ Tôn sư trọng đạo”
- Các biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.
- Ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo.
- Người học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học và truyền
thống tôn sư trọng đạo?
Các nội dung trên sẽ được xây dựng thành các câu hỏi, các vấn đề cụ thể
để học sinh trao đổi, thảo luận.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Nêu vấn đề, định hướng nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động cho học
sinh.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu về nội dung truyền thống hiếu học,
truyền thống tôn sư trọng đạo như: tìm dọc các tư liệu liên quan, các bài viết, bài
thơ , bài hát, mẩu chuyện, ca dao, tực ngữ…về truyền thống hiếu học và tôn sư
trọng đạo của dân tộc, của nhà trường, của địa phương.
- Giúp học sinh xây dựng các câu hỏi thảo luận. Một số câu hỏi gợi ý:
+ Bạn hiểu thế nào là truyền thống hiếu học ?
+ Bạn hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo ?
+ Bạn hãy nêu các biểu hiện của truyền thống hiếu học.
+ Bạn hãy nêu các biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.
+ Bạn hãy kể về một tấm gương hiếu học mà bạn biết (qua sách, báo được
nghe kể hoặc qua các gương thực tế ở trường, ở lớp, ở địa phong).

22
+ Bạn hãy nêu một câu ca dao hay tục ngữ nói về truyền thống tôn dư
trọng đạo mà bạn biết.
+ Bạn hãy trình bày một bài thơ (hay bài hát) về truyền thống hiếu học
hoặc tôn sư trọng đạo.
+ v.v….
- Các câu hỏi trên chỉ mang tính chất gợi ý để học sinh chuẩn bị tham gia
hoạt động. Yêu cầu học sinh xây dựng thêm các câu hỏi tương tự để nội dung
hoạt động phong phú hơn.
- Giúp học sinh xây dựng đáp án cho các câu hỏi. Đáp án sẽ giao người
điều khiển hoạt động để đưa ra được những kết luận hoặc tổng kết lại những ý
đúng sau mỗi câu hỏi hoặc vấn đề nêu ra thảo luận.
- Gợi ý các hình thức thảo luận để giúp học sinh có sơ sở bàn bạc lựa chọn
cách thức tiến hành hoạt động. Có thể sử dụng các hình thức thảo luận như: hỏi
đáp trực tiếp; bốc thăm hoặc hái hoa; chia tổ, nhóm thảo luận; các hình thức
phối hợp.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp, BCH Chi đoàn hội ý bàn bạc kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt
động với các công việc cụ thể như:
- Lựa chọn câu hỏi thảo luận
- Thống nhất hình thức tiến hành, có thể chọn hình thức phối hợp thảo luận
tổ và thảo luận chung cả lớp, có chương trình văn nghệ hoặc một số tiết mục văn
nghệ xen kẽ.
- Thống nhất chương trình và cử người điều khiển hoạt động.
- Cử người điều khiển văn nghệ.
- Viết giấy mời các thầy, cô giáo tham dự và làm cố vấn, giúp lớp làm sáng
tỏ thêm các nội dung thảo luận.
Cử một nhóm trang trí và kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động của
lớp.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

- Người điều khiển nêu lí do, mục đích hoạt động. Giới thiệu các thầy, cô
giáo đến dự và làm cố vấn giúp lớp tổ chức có hiệu quả.
- Chương trình hoạt động có thể được diễn ra theo các bước sau:
1. Thảo luận theo tổ:

23
- Người điều khiển mời các tổ trưởng lên bốc thăm câu hỏi thảo luận của tổ
mình (mỗi tổ bốc thăm 2 câu). Quy định thời gian thảo luận theo tổ.
- Các tổ tiến hành thảo luận, mỗi tổ của một thư kí ghi chép kết quả thảo
luận của tổ.
Trong thưòi gian các tổ thảo luận, người điều khiển chi ghi các câu hỏi của
từng tổ lên bảng để mọi người đều có thể quan sát được.
2. Thảo luận chung cả lớp:
- Người điều khiển lần lượt mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả thảo
luận của tổ mình.
- Đại diện tổ lên trình bày, cần nêu rõ từng câu hỏi và đáp án thảo luận của
tổ. Thành viên các tổ lắng nghê và có thể phát biểu ý kiến bổ sung hoặc trình
bày quan điểm của mình về câu hỏi đó.
- Với ý kiến gây nhièu tranh luận hoặc chưa rõ thì người điều khiển nên
mời thầy, cô giáo cố vấn giúp đỡ.
- Cuối cùng, người điều khiển kết luận và tóm tắt lại các nội dung cơ bản
của chủ đề thảo luận “Phát huy truyền thống hiếu học và tốn u trọng đạo”.
Trong quá trình thảo luận chung, nên xen kẽ một số tiết mục văn nghệ để
không khí thêm vui tươi, sôi nổi.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 3
KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động, học sinh cần:


- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam. Hiểu rõ hơn về
vị trí, vai trò của các thầy, cô giáo đối với xã hội, đối với sự nghiệp giáo dục.
- Có thái độ biết ơn và kính trọng đối với thầy, cô giáo trân trọng nghề dạy
học trong xã hội.
- Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân đẻ đền đáp công ơn thầy, cô
giáo.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam có thể tổ chức phối hợp nhiều nội dung
vừa nhẹ nhàng, vừa tình cảm và sâu sắc. Có thể có các nội dung sau:
- Nội dung và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.

24
- Vị trí và vai trò của thầy, cô giáo đối với xã hội, đối với thê shệ trể và sự
phát triển của đất nước.
- Công ơn của thầy, cô giáo đối với mọi thế hệ học sinh.
- Những tâm tư, tình cảm và lòng biết ơn của hcọ sinh đối với thầy, cô
giáo.
- Những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy - trò.
- Những vần thơ, bài hát, truyện kể… ca ngợi thầy, cô giáo.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, yêu cầu phối hợp vưói lớp tổ
chức Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
- Định hướng nội dung hoạt động, nêu kế hoạch thời gian, hướng dẫn học
sinh chuẩn bị.
- Giao cho cán bộ lớp, BCH Chi đoàn bàn bạc, phối hợp với ban đại diện
cha mẹ học sinh để tổ chức hoạt động kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
2. Học sinh:
Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn hội ý, bàn bạc các công việc phải chuẩn bị để
tổ chức hoạt động kỉ niệm ngày nhà giáo VIệt Nam; nên mời ban đại diện cha
mẹ học sinh của lớp cùng tham gia. Các công việc phải chuẩn bị là:
- Thống nhất chương trình và cử người điều khiển chương trình, cử một
cán bộ văn nghệ phối hợp điều khiển chương trình văn nghệ.
- Chuẩn bị một bản tóm tắt nêu ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam
- Chuẩn bị một số câu hỏi để trao đổi thảo luận, ví dụ: Bạn nghĩ gì về nghề
giáo? Cảm nghĩ của bạn về ngày 20 - 11 ? Bạn hiểu ý nghĩa của khái niệm “ Tôn
sư trọng đạo “ như thế nào ? Bạn hiểu như thê snào về công ơn của thầy, cô giáo
đối với mỗi người, đối với xã hội ?
- Chuẩn bị một số câu hỏi khi dẫn chương trình vui văn nghệ mừng ngày
hội của thầy, cô, ví dụ: Bạn hãy hát một bài hát, dọc một bài thơ, nêu một câu ca
dao… về thầy, cô giáo; Bạn hãy kể một câu chuyện, một kỉ niệm… về tình cảm
thầy - trò…
- Các câu hỏi được ghi vào các phiếu riêng để cho học sinh bốc thăm hoặc
chơi trò “hái hoa dân chủ” trong hoạt đông.

25
- Yêu cầu các tổ và mỗi cá nhân học sinh sưu tầm, lựa chọn các bài thơ, bài
hát, câu chuyện…hoặc nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy - trò. Về
công ơn đối với thầy, cô giáo… để cùng tham gia hoạt động
- Chuẩn bị quà để tặng các thầy, cô giáo (quà tặng của lớp đối với thầy, cô
giáo có thể là một bó hoa nhỏ hoặc một bức ảnh, bưu thiếp chúc mừng… tuỳ
điều kiện cụ thể của lớp ).
- Viết giấy mời các thầy cô giáo và Ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự
hoạt động với lớp.
- Phân công trang trí, làm cây hoa hoặc hộp phiếu bốc thăm.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam của lớp có thể tiến hành theo
quy trình sau :
1. Mở đầu: Người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu các thầy, cô giáo và
các đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động.
2. Hoạt động kỉ niệm và chúc mừng thầy, cô giáo.
- Lớp trưởng hoặc Bí thư Chi đoàn đọc tóm tắt nội dung, ý nghĩa lịch sử
ngày 20/11 và thay mặt lớp nói lời chúc mừng các thầy, cô giáo.
- Học sinh lên tặng hoa các thầy, cô giáo
- Đại diện phụ huynh học sinh chúc mừng và tặng hoa các thầy, côgiáo.
- Đại diện các thầy, cô giáo phát biểu ý kiến.
3. Thảo luận: Phát biểu cảm tưởng và văn nghệ.
- Tổ chức cho lớp “hái hoa” hoặc bốc thăm câu hỏi. Nội dung phiếu bốc
thăm hoặc “hoa” là những câu hỏi về vai trò, công ơn của người thầy; Có thể
yêu cầu trình bày một tiết mục văn nghệ về thầy, cô giáo hoặc yêu cầu kể
chuyện, tâm tình, kỉ niệm về tình cảm thầy - trò…
- Đối với những nội dung về vai trò người thầy, về truyền thống “Tôn sư
trọng đạo”,… có thể cho lớp trao đổi rộng rãi nhằm khắc sâu nhận thức cho hcó
inh.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

26
Chủ đề hoạt động tháng 12
THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Sau chủ đề này học sinh cần:


- Hiểu rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
- Tích cực, chủ động, sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Tin tưởng vào đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà
nước.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Tổ chức diễn đàn thanh niên “Vai trò của thanh niên học sinh trong sự
nghiệp xây dựng và bẻo vệ Tổ quốc”
- Tìm hiểu các hoạt động xây dựng địa phương
- Tổ chức kỉ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Hoạt động 1
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN “VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG
SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC”.
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này học sinh cần:


- Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn
luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Xác định đựơc vai trò, nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các
hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, nhu cầu và điều kiện
của bản thân.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

- Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc XHCN.

27
- Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên, thể
hiện ở sự đóng góp trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ ché độ
chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, baoe vệ nhân dân, aboe vệ thành
quả của cách mạng do cha anh đã hi sinh để xây đắp nên.
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc: xác định việc học tập, rèn luyện là quyền và bổn phận
của bản thân; định hướng nghề nghiệp đúng, phù hợp với năng lực của bản thân;
luôn phấn đấu học hỏi không ngừng để làm giàu tri thức, rèn luyện đạo đức tư
cách tốt; xác định trách nhiệm đi bất cứ nới đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc
cần.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Định hướng nội dung diễn đàn cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu tham khảo. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Điều 29 Công ước LHQ về Quyền trẻ em để học sinh xác định được các quyền
của mình trong quá trình chuẩn bị và thực hiện diễn đàn.
- Họp cán bộ lớp, BCH Chi đoàn, phân công trách nhiệm và công việc cụ
thể trong tổ chức diễn đàn.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp, BCH Chi đoàn xây dựng kế hoạch, chương trình tổng thể cho
diễn đàn; Phân công các tổ chuẩn bị thực hiện theo từng nội dung cụ thể: Trang
trí, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho diễn đần, cử người dẫn chương trình,
mời đại biểu.
- Mỗi học sinh tự chuẩn bị ý kiến của mình theo các nội dung nêu trên để
tham gia diễn đàn một cách sôi nổi, có chất lượng tốt.
- Người dẫn chương trình phải hiểu được nội dung, mục đích của diễn đàn
để hướng các bạn tham gia vào các vấn đề chính.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

- Tuyến bố lí do, giới thiệu đại biểu.


- Người dẫn chương trình đọc lưòi dẫn về vai trò, quyền và trách nhiệm
của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Học sinh trình bày các vấn đề mình hiểu về vai trò, quyền và trách nhiệm
của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

28
- Xen kẽ các tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi tập thể để diễn đàn thêm sôi
nổi.
HOẠT ĐỘNG 2
TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này, học sinh cần:


- Hiểu được các chủ trương, kế hoạch của địa phương trong công cuộc xây
dựng quê hương và những thành quả lao động của nhân dân địa phương.
- Tự hào và thêm yêu quê hương, đất nước.
- Xác định được quyền và trách nhiệm của mình đối với địa phương và
tham gia tích cực các hoạt động góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Tham quan một số công trình lớn của địa phương (nếu có).
- Nghe cán bộ quận, huyện báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Thông báo kế hoạch hoạt động cho tập thể lớp.
- Hướng dẫn học sinh thu nhận thông tin và tư liệu thamkhảo, Gợi ý cho
các em tìm hiểu Điều 13, 17 của Công ước LHQ về Quyền trẻ em để vận dụng
thực hiện quyền tự do bày tổ ý kiến, tự do tìm kiềm và tiếp nhận các loại thông
tin liên quan đến phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội ở địa phương.
- Liên hệ với cán bộ địa phương để được tham quan các công trình trọng
điểm của địa phương; Mời cán bộ chủ chốt báo cáo tình hình địa phwong cho
học sinh nghe.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp, BCH Chi đoàn xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động,
cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho lớp tham gia hoạt động.
- Viết giấy mời các thầy, cô giáo cùng tham dự.
- Chuẩn bị các câu hỏi tìm hiểu về địa phương mà học sinh quan tâm
- Chuẩn bị quà tặng, hao (nếu có) và lời cảm ơn cán bộ địa phương sau khi
tham quan.
- Nhắc nhở lớp về giờ giấc tham gia hoạt động, phương tiện đi lại.

29
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

- Tập trung học sinh tại lớp, kiểm tra công tác chuẩn bị
- Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu các công trình lớp sẽ tham quam và người
giới thiệu các công trình cho học sinh.
- Tham quan các côngtrình, nghe giới thiệu những nét chính của công trình
- Nghe báo cáo và trao đổi ý kiến vè tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương (trước hoặc sau khi tham quan các công trình).
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 3
TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này hcọ sinh cần:


- Hiểu truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta.
- Khơi dậy lòng yêu nước và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
- Sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Ôn lại lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam , lịch sử đấu tranh chống giặc
ngoại xâm và truyyền thống cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
- Văn nghệ: Những chủ đề về Quân đội, Đảng, Bác Hồ.
Hình thức thể hiện: Hoạt cảnh sân khấu hoặc tổ chức một tiết sinh hoạt
bình thường. Ngoài ra cũng có thể tổ chức hoạt động dưới dạng thể hiện một
liên khúc những bài ca cách mạng xuyên suốt chiều dài lịch sử.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:
- Định hướng cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn xây dựng kế hoạch hoạt
động.
- Liên hệ với giáo viên các môn Ngữ văn, Lịch sử để giúp hướng dẫn cho
học sinh cách viết kịch bản.
- Duyệt kế hoạch hoạt động của học sinh.
2. Học sinh:
a. Chuẩn bị theo hình thức hoạt cảnh sân khấu:

30
- Cán bộ lớp cùng BCH chi đoàn phân công các bạn có khả năng viết kịch
bản theo từng chặng đường lịch sử: cảnh tuyên thệ trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc
trong ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; cảnh các
chiến sĩ cách mạng cùng nhân dân vùng lên giành lấy chính quyền ngày 19/8;
cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ; cảnh bộ đội
kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ; cảnh bộ đội hành
quân vào Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ, cảnh chiến đấu với máy bay B52 tại
Hà Nội, cảnh tiến về Sài Gòn, cảnh chiến thắng 30/4/1975.
- Chọn các bạn hoá trang thành các vai diễn có trong kịch bản, ví dụ như:
bộ đội, dân quân, bà mẹ, các em nhỏ, quân địch…
- Chọn bài hát minh hoạ từng chương trình (nên 1 nam 1 nữ).
- Tổ chức luyện tập
- Viết giấy mời các thầy, cô giáo, cán bộ Đoàn trường, Ban giám hiệu tham
dự.
- Trang trí, chuẩn bị âm thanh loa đài cho buổi lễ.
b. Chuẩn bị theo hình thức một buổi lê kỉ niệm ngày 22/12.
- Mời đại biểu là Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn.
- Mời đại biểu là cựu chiến binh của địa phương có thành tích chiến đấu,
mời các thầy cô giáo đã từng là bộ đội đến tham dự buổi lễ.
- Chọn các bạn trong lớp có khả năng thể hiện các bài hát như: Màu hoa
đỏ, các bài hát về Mẹ Việt Nam anh hùng…
- Tập luyện các tiết mục văn nghệ.
- Chuẩn bị người dẫn chương trình
- Chuẩn bị loa đài và trang trí.
c. Chuẩn bị theo hình thức thể hiện tổ khúc những bài ca cách mạng:
- Thành lập đội đồng ca
- Lựa chọn các bài hát: 19 tháng 8; Tiến bước dưới quân kì; Giải phóng
Điện biên; Tiến về Hà nội; Bác đang cùng chúng cháu hành quân; Hà nội -
Điện Biên Phủ trên không; Tiến về Sài Gòn; Như có Bác trong ngày vui đại
thắng
- Viết lời dẫn cho chương trình tổ khúc (mỗi bài hát gắn với một chặng
đường cách mạng).
- Tổ chức luyện tập.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

31
1. Đối với hình thức hoạt cảnh sân khấu.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Chào cờ.
- Người dẫn chương trình 1: Đọc lời dẫn mở màn, nói vài nét về lịch sử ra
đời của Quân đội nhân dân Việt Nam (ra đời 22/12/1944 tại một khu rừng ở
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, lúc đó Quân đội ta mới chỉ có 34 chiến sĩ mà
nay đã trở thành một lực lượng hùng hậu, có mặt khắp nơi, từ đồng bằng đến
miền núi, hải đảo xa xôi…, từ khi thành lập đến nay, Quân đội ta đã lập nên
những chiến công hiển hách…).
Người dẫn chương trình 2 đọc tiếp và sau lời dẫn là các cảnh thể hiện, ví
dụ như cảnh toàn dân vùng lên giành lấy chính quyền ngày 19/8 và bài hát 19
tháng 8, hoặc cảnh bộ đội ta kéo pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ và bài hát
Hò kéo Pháo…
- Kết thúc hoạt cảnh sân khấu là bài hát: Như có Bác trong ngày vui đại
thắng.
2. Đối với hình thức một buổi lễ kỉ niệm 22/12:
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Chào cờ.
- Phút truyền thống: Ôn lại tóm tắt lịch sử Quân đội nhân dân Việt nam, có
hát múa minh hoạ, phút tưởng nhớ các chiến sĩ đã hi sinh vì đất nước (hát bài
Màu hoa đỏ).
- Tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hát bài hát về những người Mej
Việt Nam anh hùng).
- Chương trình văn nghệ chào mừng.
- Mời đại diện cựu chiến binh của địa phương, thầy giáo đã từng là bộ dội
giao lưu cùng học sinh (trao đổi, trò chuyện, phát biểu cảm tưởng).
- Kết thúc: Hát bài Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
3. Đối với hình thức thể hiện tổ khúc những bài ca cách mạng.
- Tập trung dàn đồng ca
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Chào cờ
- Người dẫn chương trình đọc lời đề dẫn.
- Thể hiện các bài hát như lời dẫn, theo thứ tự: 19 tháng 8; Tiến bước dưới
quân kì; Giải phóng Điện biên; Tiến về Hà nội; Bác đang cùng chúng cháu
hành quân; Tiến về Sài Gòn; Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG

32
Chủ đề hoạt động tháng 1.
THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Sau chủ đề này, học sinh cần:


- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hoá.
- Có thái độ ủng hộ việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của
dân tộc; tin tưởng ở chính sách văn hoá của Nhà nước ta.
- Rèn luyện hành vi ứng xử có văn hoá trong giao tiếp; biết giữ gìn và phát
huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Tìm hiểu các chính sách văn hoá của Nhà nước.
- Đóng kịch dựa trên các tình huống giả định.
- Diễn đàn thanh niên: “Tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc”.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.

Hoạt động 1
THI TÌM HIỂU CÁC CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ CỦA NHÀ NƯỚC
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này học sinh cần:


- Hiểu nội dung và ý nghĩa các chủ trương, chính sách văn hoá của Đảng
và Nhà nước, đồng thời hiểu về quyền được biết, được cung cấp tư liệu, thông
tin về các chính sách văn hoá có liên quan đến quyền lợi của các em.
- Có thái độ tin tưởng vào các chính sách văn hoá của Nhà nước ta.
- Biết thực hiện và tuyên truyền, bảo vệ tính đúng đắn của các chính sách
văn hoá.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

1. Khái niệm văn hoá.


- Trước hết, học sinh được cung cấp những thông tin về khái niệm văn hoá
theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì văn hoá là toàn bộ những
giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra. Còn theo nghĩa hẹp, văn
hoá là những giá trị tinh thần trong lối sống, ứng xử… của con người.

33
- Học sinh cũng phải hiểu những ý chính về chức năng, tác dụng của văn
hoá đối với con người và xã hội.
2. Các chính sách về văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.
Các chính sách văn hoá của Đảng, Nhà nước ta được thể hiện ở một số văn
kiện của Đảng như:
- Cương lĩnh chính trị năm 1930: Đảng chỉ ra những vấn đề chủ yếu như
giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí và tự do báo chí.
- Đề cương văn hoá năm 1943 khẳng định: văn hoá bao gồm cả tư tưởng,
học thuật, nghệ thuật. Văn hoá là một trong ba mặt trận quan trọng (kinh tế,
chính trị, văn hoá).
- Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai (1948) trong tác phẩm “ Chủ
nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam” của đồng chí Trường Chinh công bố tại Hội
nghị đã mở rộng khái niệm văn hoá bao gồm cả văn học, nghệ thuật, khoa học,
triết học, phong tục, tôn giáo, lối sống dân tộc,…
- Quan điểm về văn hoá của Đảng thể hiện ở các Văn kiện Đại hội III,
IV,V (thời kì từ 1960 - 1985).
- Từ năm 1986, bắt đầu đường lối đổi mới của Đảng, trong đó có đổi mới
về văn hoá được thể hiện ở các văn kiện Đại Hội VI, VII, VIII và Hội nghị TW
5 khoá VI, Hội nghị TW 4 khoá VII, Hội nghị TW 5 khoá VIII - chuyên đề về
văn hoá…
- Hiến pháp năm 1992, chương III cũng khẳng định rõ chính sách văn hoá
của Nhà nước ta đã đề cập đến văn hoá ở các khía cạnh:
+ Nhà nước chủ trương bảo tồn phát triển văn hoá Việt Nam, các di sản
văn hoá dân tộc, những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng,
đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh và tiếp thi tinh hoa văn hoá nhân loại, cấm
truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, đồi truỵ, bài trừ mê tín, hủ tục.
+ Văn hoá có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần cao
đẹp của con người Việt Nam,…
3. Nội dung một số điều, khoản của Công ước LHQ về Quyền trẻ em
có liên quan.
- Điều 13: Nói về việc trẻ em có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau.
- Điều 17: Nói về việc khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ
biến các thông tin và tư liệu có liên quan đến quyền lợi về mặt xã hội và văn hoá
cho trẻ em…

34
Như vậy, nội dung của hoạt động, tìm hiểu các chính sách văn hoá của Nhà
nước ta do Đảng lãnh đạo. Giáo viên sẽ lựa chọn, định hướng những chính sách
cơ bản về văn hoá, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn và thấy được trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân hiện nay là xây dựng và phát triển một nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Định hướng nội dung cần tìm cho học sinh về văn hoá và các chính sách
văn hoá của Đảng và Nhà nước. Hướng dẫn học sinh tìm đọc các tài liệu, tư liệu
liên quan đến chủ đề hoạt động. Hướng dẫn các em tìm đọc Điều 13 và Điều 17
trong công ước LHQ về Quyền trẻ em.
- Gợi ý một số câu hỏi giúp học sinh tổ chức hoạt động thi tìm hiểu “Các
chính sách văn hoá của Đảng và Nhà nước”, ví dụ:
+ Bạn hiểu văn hoá là gì ?
+ Chức năng, ý nghĩa của văn hoá đối với con người và xã hội ?
+ Các chính sách xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc của Đảng và
Nhà nước được thể hiện ở các văn bản, tài liệu nào ? Bạn hãy nêu vài ví dụ.
+ Hội nghị TW 5 khoá VIII có chủ đề chính là gì ?
+ Nghị quyết Hội nghị TW 5 khoá VIII đã đề ra mấy nhiệm vụ xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam ? Bạn hãy nêu tên một trong các nhiệm vụ
đó.
+ Bạn hãy nêu một vài nội dung chính của nhiệm vụ xây dựng môi trường
văn hoá ở Nghị quyết TW 5 khoá VIII.
+ Bạn hãy nêu nội chính và giải thích Điều 13 và Điều 17 Công ước LHQ
về Quyền trẻ em.
+ Điều 13 và 17 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em giúp gì cho bạn
trong việc tìm hiểu các chính sách văn hoá của Đảng và Nhà nước ta ? (Tự tin
hơn, từ đó hiểu sâu hơn ý nghĩa của các chính sách văn hoá…).
+ Bạn hãy nêu nội dung chính của Điều 8, Điều 30, Điều 31 trong Công
ước LHQ về Quyền trẻ em.
+ Các điều 8, 30, 31 nêu trên có liên quan gì đến chính sách văn hoá của
Đảng và Nhà nước ta ?
(Xem gợi ý đáp án các câu hỏi trên đây ở phần Tư liệu tham khảo).

35
Nhìn chung, chính sách văn hoá của Nhà nước là vấn đề lớn, giáo viên chỉ
nên hướng học sinh tìm hiểu kĩ ở Nghị quyết TW 5 khoá VIII và tập trung vào
các vấn đề gần gũi, dễ hiểu với học sinh, tránh đi quá rộng.
- Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn phối hợp tổ chức hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm nên mời thêm giáo viên môn Giáo dục công dân
cùng phối hợp làm cố vấn cho hoạt động thi tìm hiểu của học sinh và chuẩn bị
đáp án cho các câu hỏi trên.
2. Học sinh
Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn hội ý bàn bạc thống nhất các việc phải chuẩn
bị. Xây dựng chương trình hoạt động và cử người điều khiển.
- Cử Ban giám khảo.
- Mời giáo viên chủ nhiệm và giáo viên môn GDCD làm cố vấn.
- Giao cho các tổ chuẩn bị nội dung kĩ lưỡng để sẵn sàng tham gia cuộc thi.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Phân công trang trí, kê bàn ghế cho phù hợp với hoạt động.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Chương trình hoạt động có thể diễn ra như sau:


- Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới
thiệu chương trình hoạt động “Thị tìm hiểu các chính sách văn hoá của Nhà
nước” với hình thức thi theo tổ.
- Giới thiệu Ban cố vấn và Ban giám khảo.
- Bước vào cuộc thi, người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi, tổ nào có
tín hiệu trước sẽ trả lời. Sau khi tổ bạn trả lời, các tổ khác có thể phát biểu bổ
sung thêm hoặc phát biểu quan điểm riêng của mình. Các ý kiến đều được Ban
giám khảo cho điểm sau khi đã hỏi ý kiến Ban cố vấn.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Trong quá trình thi nên có xen kẽ một số tiết mục văn nghệ.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 2
ĐÓNG KỊCH DỰA TRÊN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này học sinh cần:

36
- Có nhận thức đúng đắn về bản sắc dân tộc được thể hiện trong phong tục
tập quán, lễ hội, trang phục dân tộc và trong đạo đức, lối sống của thanh niên
học sinh hiện nay.
- Có thái độ tự hào và tôn trọng những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc.
- Biết ứng xử có văn hoá trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người.
Biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá, dân tộc.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Học sinh xây dựng các tiểu phẩm và những tình huống xoay quanh các nội
dung sau:
- Những biểu hiện trái với bản sắc văn hoá dân tộc cần phê phán.
- Những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ.
- Quan hệ và ứng xử có văn hoá trong cuộc sống.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Nêu nội dung hoạt động và gợi ý các hình thức tiến hành nhằm định
hướng cho học sinh chuẩn bị. Có các hình thức như:
+ Các nhóm trình bày tiểu phẩm theo chủ đề gợi ý.
+ Tổ chức thảo luận tiểu phẩm vừa trình bày.
Hoặc:
+ Nêu các tình huống.
+ Thảo luận đưa ra cách giải quyết tình huống.
- Giao cho cán bộ lớp và BCH Chi đoàn tổ chức chuẩn bị nội dung và các
phương tiện cho hoạt động.
- Kiểm tra và giúp đỡ học sinh chuẩn bị.
2. Học sinh.
2.1. Chuẩn bị xây dựng tiểu phẩm. Dưới đây là những tình huống gợi ý:
a. Vẫn là học sinh lớp 11 của một trường THPT ở Hà nội. Nghỉ hè, Vân
được vào chơi trong Thành phố Hồ Chí Minh. Một lần cùng bố mẹ đi chợ, nhìn
thấy các bá, các cô mặc quần áo bà ba, Vân bĩu môi nói sao dân thành phố trong
này còn nhiều người lạc hậu thế, thế kỉ XXI rồi mà chả tân tiến tí nào. Bố mẹ
Vân bảo Vân không nên chú ý quá đến cách ăn mặc của người khác, miễn họ
mặc lịch sử, kín đáo là được, những Vân vẫn không chịu hiểu.

37
Yêu cầu thảo luận: Bạn nhận xét gì về thái độ của Vân ? Bạn sẽ tranh luận
với Vân như thế nào ?
b. Hôm nay là ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, một nhóm bạn học cùng
trường rủ nhau hành hương về đất tổ. Trong nhóm, Hoa vốn là một hoa khôi và
thường thay đổi “ mốt” liên tục. Hôm nay, Hoc mặc một bộ váy ngăn skhoe cặp
chân dài, trông Hoa thật hấp dẫn. Nhưng khi đến chỗ tập trung, một số bạn đề
nghị Hoa không nên mặc như vậy để đi lễ hội, một số bạn lại bảo vệ Hoa. Cả
nhóm tranh luận khá gay gắt. Hoa cũng đứng về phía các bạn bảo vệ mình để
tranh luận.
Yêu cầu thảo luận:
- Nếu là Hoa, bạn sẽ xử sự như thế nào ?
- Bạn đứng về phía nào trong hai ý kiến trên ? Vì sao ?
c. Xây dựng tình huống về các phong tục, tập quán tổ đẹp trong ngày Tết
Nguyên đán (tập tục, giao tiếp, ứng xử..)
Yêu cầu thảo luận: Bạn nhận xét gì về các phong tục, tập quán tốt đẹp của
dân tộc ta? Bạn bổ sung gì cho tiểu phẩm mà nhóm vừa thể hiện ?
d. Hai bạn nam nữ biết nhau nhưng chưa quen. Cả hai có cảm tình với
nhau. Ai nên làm quen trước ? Làm quen như thế nào ?
e. Xây dựng tiểu phẩm khi có khách đến chơi nhà: cần giao tiếp, đón khách
như thế nào ?
Yêu cầu thảo luận:
- Bạn nhận xét gì về cách giao tiếp ứng xử của khách và của chủ nhà trong
tiểu phẩm trên ?
- Nếu bạn là chủ nhà, bạn sẽ đón khách như thế nào ?
- Nếu bạn là khách, bạn sẽ ứng xử như thế nào ?
2.2. Cả các nhóm chuẩn bị đóng vai theo các tình huống giả định.
2.3. Xây dựng các câu hỏi thảo luận.
2.4. Cử một người dẫn chương trình.
2.5. Mời cố vấn chuyên môn là giáo viên dạy môn GDCD và môn Ngữ
văn.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động có thể được diễn ra như sau :


- Người dẫn chương trình nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động. Nêu rõ các
chủ đề cầm sắm vai.
38
- Giới thiệu các nhóm sẽ sắm vai theo các tiểu phẩm gợi ý hoặc tự xây
dựng theo tình huống giả định.
- Lần lượt nêu tên tiểu phẩm hoặc tình huống, sau đó các nhóm bước ra tự
giới thiệu các vai và nhân vật trong tiểu phẩm của mình.
- Các nhóm trình bày tiểu phẩm. Mỗi tiểu phẩm từ 5 - 10 phút.
- Sau khi tiểu phẩm được trình bày, người dẫn chương trình nêu câu hỏi
cho lớp thảo luận, có thể chia nhóm thảo luận… (Các nhóm thảo luận từ 10 - 15
phút, ghi kết quả thảo luận vào giấy).
- Sau khi các nhóm thảo luận, người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện
các nhớm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Có thể yêu cầu cả lớp cùng
trao đổi thêm.
- Cuối cùng, người dẫn chương trình yêu cầu cố vấn chuyên môn tóm tắt
lại những ý kiến và kết luận.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 3
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN “TUỔI TRẺ VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT
HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC”
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này, học sinh cần:


- Hiểu bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề sống cồn của một dân tộc, một đất
nước trong thế giới hiện đại.
- Hiểu quyền được bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề bản sắc văn hoá cũng
như quyền được giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Có thái độ tôn trọng, tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt
Nam.
- Biết giữ gìn, phát huy và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Qua hoạt động, học sinh hiểu được những nội dung cơ bản nhất của bản
sắc văn hoá dân tộc cần phải được giữ gìn và phát huy là: “Bản sắc dân tộc của
văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun
đắp nên qua lịch sử hàng năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành
những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính
cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng - nước; Lòng nhân ái bao dungm,
trọng ngiã tình đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tế nhị trong cư

39
sử, giản dị trong lối sống… Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong các hình thức
biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo “ (văn kiện Hội nghị lần thứ nam BCH
Trung ương khoá VIII, Tr 22 - 23 , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998).
- Trong các lĩnh vực văn hoá thì tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống
văn hoá được coi là quan trọng nhất hiện nay và cần được chú trọng quan tâm
trong diễn đàn.
- Từ nhận thức, học sinh liên hệ với thực tiễn cuộc sống ở trường, ở gia
đình cộng đồng xã hội về các biểu hiện của bản sắc văn hoá dan tộc mà chúng ta
cần giữ gìn và phát huy như: Đạo đức, lối sống, giao tiếp, trang phục, những giá
trị tinh thần khác của đời sống văn hoá…
- Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh với việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.
- Định hướng nội dung hoạt động, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm đọc
các tài liệu, sách báo về bản sắc văn hoá dân tộc; Ngoài ra cần tìm đọc thêm các
điều 13, 17, 30, 31 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em.
- Cung cấp cho học sinh những nội dung cần phát biểu ý kếin và trao đổi
trong diễn đàn giúp học sinh khai thác, mở rộng nội dung hoạt động nhằm củng
cố và khắc sâu nhận thức cho các em. Ví dụ:
+ Bạn hiểu bản sắc văn hoá dân tộc là gì ?
+ Bạn hãy nêu những biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Tại sao phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ?
+ Những biểu hiện của đạo đức, lối sống trái ngược với bản sắc văn hoá
dân tộc ?
+ Hậu quả của việc không giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là gì ?
+ Tuổi trẻ chúng ta phải làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc ?
+ Điều 13 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em có nội dung gì ? Bạn vận
dụng Điều 13 đó như thế nào trong cuộc sống ?
+ Hãy trình bày nội dung chính của Điều 31 Công ước LHQ về Quyền trẻ
em vè liên hệ thực tế mà bạn biết.
- Chuẩn bị đáp án cho những vấn đề đặt ra, cung cấp đáp án cho người điều
khiển để người đó có thể tổng kết lại những ý kiến phát biểu trong diễn đàn.

40
- Làm cố vấn, giúp học sinh giải đáp những tình huống, những vấn đề mà
các em còn lúng túng…
- Giao cho cán bộ lớp và BCH Chi đoàn chuẩn bị và điều khiển hoạt động
của lớp.
2. Học sinh.
Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn là người tổ chức diễn đàn, chủ động bàn bạc
để chuẩn bị các công việc cụ thể như:
- Yêu cầu mỗi tổ chọn từ một đến hai người chuẩn bị ý kiến tham luận tại
diễn đàn. Nêu các vấn đề cụ thể cho từng tổ để học sinh chuẩn bị trước.
- Thống nhất chương trình hoạt động và cử người điều khiển.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho hoạt động.
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
- Phân công trang trú, kê bàn ghế…
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

Chương trình diễn đàn có thể tiến hành như sau:


- Người điều khiển nêu mục đích, yêu cầu của diễn đàn, nhấn mạnh ý
nghĩa (trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em) về Quyền của hcọ sinh được biểu
đạt ý kiến của mình trong mọi vấn đề liên quan đến bản sắc văn hoá và giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc làm cho diễn đàn sôi nổi hơn. Tiếp theo, người điều
khiển giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu các thầy, cô giáo cố vấn.
- Lần lượt mời đại diện các tổ đã được chuẩn bị lên diễn đàn phát biểu ý
kiến, nêu quan điểm của mình về một vấn đề đặt ra.
- Sau mỗi ý kiến trên diễn đàn, người điều khiển cho lớp thảo luận, tranh
luận để làm sáng tỏ, khác sâu vấn đề. Đồng thưòi, người điều khiển có thể nêu ra
các câu hỏi liên quan tới vấn đề để cả lớp cùng trao đổi. Có thể hỏi ý kiến cố vấn
về vấn đề mà học sinh cảm thấy chưa thoả đáng.
- Quá trình diễn đàn nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
- Cuối cùng, người điều khiển tóm tắt lại và kết luận. Có thể mời giáo viên
chủ nhiệm giúp đỡ để học sinh có những kết luận thoả đáng sau diễn đàn.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

41
Chủ đề hoạt động tháng 2
THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Sau chủ đề này, học sinh cần:


- Nhận thức đúng đắn về lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, đó là:
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh, xác định trách nhiệm của bản thân nhằm
góp phần thựuc hiện lí tưởng cách mạng đó.
- Có hoài bão, ước mơ cho tương lai của bản thân, biết xây dựng kế hoạch
và quyết tâm phấn đấu để thực hiện ước mơ, hoài bão đó.
- Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự
khẳng định, tự hoàn thiện bản thân.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Thảo luận chuyên đề “Lí tưởng và ước mơ của thanh niên”.


- Thi trình bày “ Lí tưởng của thanh niên ngày nay”.
- Biểu diễn văn nghệ “Mừng Đảng, mừng xuân”.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ: “LÍ TƯỞNG VÀ ƯỚC MƠ CỦA THANH NIÊN”
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Hiểu được lí tưởng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là khát vọng của tuổi
trẻ. Hiểu học sinh có quyền bày tỏ quan điểm của mình về lí tưởng của người
thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Có thể trình bày ước mơ, hoài bảo của bản thân trước tập thể. Biết xây
dựng kế hoạch hành động và có trách nhiệm thực hiện kế hoạch để thực hiện
ước mơ lí tưởng đó.
- Tôn trọng những hoài bão, ước mơ của bản thân và bạn bè; tích cực học
tập rèn luyện và phấn đấu để thực hiện ước mơ, lí tưởng cao đẹp đó.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

- Tổ chức thảo luận để học sinh có cơ hội thể hiện quyền được bày tỏ khát
vọng, ước mơ, lí tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay.
- Gợi ý tập trung vào 4 vấn đề cơ bản sau:
42
+ Khát vọng về độc lập dân tộc: Mong muốn đất nước phát triển trong hoà
bình và ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội. Tích cực hội nhập và hợp tác quốc
tế một cách toàn diện và đa phương nhưng vẫn đảm bảo được quyền tự quyết và
tính độc lập tự chủ, giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộc để hoà nhập mà
không bị hoà tan, đồng thời có hoài bão và ý chí vươn lên, quyết không cam
chịu “nghèo - hèn”, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mặt khác không để
thanh niên bị “nô lệ về mặt tinh thần, tư tưởng”, giải thoát cho thế hẹ trẻ khỏi
tâm lí vọng ngoại, chuộng ngoại và sùng ngoại quá mức. Đặc biệt, bản thân phải
biết tự “đề kháng” để không sa vào cạm bẫy của “âm mưu diễn biến hoà bình”
và các tệ nạn xã hội v.v…
+ Đảm bảo cho thanh niên học sinh một môi trường thân thiện để học tập
và rèn luyện, nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng tự chủ và biết đánh giá
đúng giá trị sức lao động của mình; tạo điều kiện cho các em được học tập, đào
tạo, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm vừa đúng với năng lực, sở trường của mình,
vừa mang lại lợi ích cho bản thân, đồng thưòi giúp ích cho xã hội và làm giàu
cho đất nước.
+ Khát vọng được sống và học tập trong một xã hội công bằng và bình
đẳng: Đó là sự bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng giữa phụnữ và nam giưói,
giữa trẻ em và trẻ em gái về thụ hưởng thành quả của công cuộc phát triển. Sự
công bằng về cơ hội học tập, về hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ;
Thụ hưởng các thành tựu về văn hoá; cơ hội có việc làm, tựu tạo việc làm phù
hợp với năng lực, sở trường của từng người.
+ Ước mơ vươn tới một lối sống toàn diện: chân - thệin - mĩ. Có hoài bão,
sáng tạo; luôn có nhu cầu nâng cao ý thức trách nhiệm học tập để tiếp thu kiên
thức, kĩ năng nghề nghiệp; có tình bạn, tình yêu chân chính, tự khẳng định mình
trong tập thể và trong xã hội. Biết tiêu dùng hợp lí các sản phẩm của xã hội.
- Để đạt được những khát vọng, ước mơ trên, thanh niên học sinh lớp 11
phải làm gì? Bằng biện pháp nào ?
- Đưa ra cam kết hành động, quyết tâm thực hiện những biện pháp trên để
tự hoàn thiện bản thân nhằm đạt được những lí tưởng, ước mơ cao đẹp trong
cuộc sống.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc sách Điều 12, 13 trong Công ước LHQ về
Quyền trẻ em.

43
- Gợi ý một số câu hỏi để học sinh chuẩn bị ý kiến và chủ động tham gia
thảo luận. Ví dụ:
+ Theo bạn, lí tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì ?
+ Ý nghĩa của việc xác định được lí tưởng sống đỗi với cuộc đời của mỗi
con người như thế nào ?
+ Mỗi người có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình về lí tưởng sống hay lí
tưởng cách mạng của Đảng không ? Nếu suy nghĩ đó không đồng quan điểm với
số đông trong tập thể thì theo bạn, người đó phải làm gì ?
+ Chúng ta có quyền yêu cầu Nhà nước, các đoàn thể xã hội, nhà trường và
gia đình tạo điều kiện cần thiết để giúp thanh niên học sinh thực hiện ước mơ, lí
tưởng không ? Nếu có, theo bạn, đó là những yêu cầu gì ?
+ Để thực hiện được ước mơ, lí tưởng của mình, theo bạn, trách nhiệm của
người thanh niên học sinh là gì ?
+ v.v…
- Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thống nhất nội dung và phương
pháp tổ chức thảo luận chuyên đề. Đề cử người chủ trì.
- Soạn thảo câu hỏi sát với các nội dung cơ bản đã gợi ý ở mục nội dung
hoạt động để giao cho học sinh chuẩn bị ý kiến thảo luận
- Gợi ý cho cán bộ lớp về cách tổ chức thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể
cho cán bộ lớp phụ trách từng phần việc.
- Hướng dẫn người chủ trì thiết kế chương trình thảo luận.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận chuyên đề, phân công một số bạn
chuẩn bị ý kiến để thảo luận theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Giao cho các tổ chuẩn bị thảo luận ở tổ. Cử thư kí ghi biên bản.
- Mỗi học sinh đều phải chuẩn bị ý kiến để trình bày những suy nghĩ của
mình về chủ đề thảo luận.
- Yêu cầu các tổ sưu tầm những mẩu chuyện, những tấm gương tiêu biểu
trong sách báo hoặc ở địa phương, ở trong trường hoặc ở lớp đã vượt qua mọi
khó khăn thử thách để sống có lí tưởng.
- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ, tranh vẽ hoặc hình ảnh minh hoạ về
những khát vọng, ước mơ, lí tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
- Trang trí lớp yêu cầu của hoạt động, chuẩn bị 4 tờ giấy A0, 4 bút dạ dầu.

44
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Tiết 1: Thảo luận theo tổ


- Tổ chức thảo luận chuyên đề theo tổ học tập do các tổ trưởng chủ trì.
- Thư kí ghi biên bản.
- Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản
thân về lí tưởng và ước mơ của thanh niên.
- Tổ trưởng mời các bạn phát biểu về ước mơ của bản thân hiện nay và về
những biện pháp để thực hiện được ước mơ đó.
- Gợi ý để các bạn tranh luận, trao đổi với nhau về các biện pháp cụ thể để
thực hiện ước mơ, lí tưởng của mình, không nên mơ ước viển vông, xa rời thực
tế.
- Khuyến khích các bạn kể những câu chuyện và tấm gương tiêu biểu về ý
chí vươn lên để đạt được ước mơ, lí tưởng. Qua đó, mỗi cá nhân có thể xác định
được ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện để thực hiện ước mơ, lí tưởng của bản
thân.
- Tổng kết lại các ý kiến phát biểu, đề nghị, các bạn suy nghĩ thêm để
chuẩn bị cho tiết thảo luận tuần sau của lớp.
2. Tiết 2: Thảo luận theo lớp.
- Người chủ trì điều khiển thảo luận:
+ Giới thiệu thư kí ghi biên bản.
+ Lần lượt mời đại biểu các tổ trình bày khái quát kết quả thảo luận của tổ
mình về nội dung của chủ đề thảo luận. Nêu thắc mắc hoặc các tình huống mà tổ
đặt ra.
+ Nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận sâu hơn những nội dung mà các tổ
chưa đề cập tới hoặc thảo luận chưa rõ.
+ Gợi ý để các bạn biết liên hệ những ước mơ với thực tế cuộc sống, tránh
mơ ước viển vông, chung chung hoặc giúp các bạn nhân ra những khó khăn cản
trở việc thực hiện ước mơ đó để có biện pháp vượt qua.
+ Văn nghệ xen kẽ.
+ Yêu cầu các tổ của đại diện lên liệt kê trên tờ giấy A 0 những biện pháp
cần thiết mà một thanh niên học sinh lớp 11 cần làm để biến ước mơ trở thành
hiện thực (treo sẵn giấy A0 lên bảng hoặc trên tường, các tổ liệt kê trong 5 phút).

45
+ Mời các bạn bổ sung, cùng thống nhất về những biện pháp vừa nêu và
tổng hợp lại, viết thành chương trình hành động của cả lớp.
+ Mời đại biểu các tổ kí cam kết thi đua cùng hành động để biến ước mơ, lí
tưởng thành hệin thựuc
- Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- Thư kí đọc ý kiến tổng hợp kết quả thảo luận.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 2
THI HÙNG BIỆN “LÍ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN NGÀY NAY”
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

Sau hoạt động này, chọ sinh cần:


- Hiểu rõ lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay không thể
tách rời vưói lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, đó là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Biết xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện lí tưởng đó. Đồng thòi,
luôn tự hoàn thiện mình để không xa rời lí tưởng cách mạng mà Đảng ta đã lựa
chọn.
- Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện vì lí tưởng cao
đẹp của thanh niên.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Lí tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới, vừa là động lực
thúc đẩy con người hành động. Lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam
ngày nay là lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đó là: độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ, văn minh.
Gợi ý tập trung vào 4 nội dung chính sau để học sinh có cơ hội trình bày
quan điểm của mình về lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay:
- Lí tưởng chính trị: Lí tưởng chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay là
độc lập dân tộc và CNXH, là ý thức về niềm tự hào dân tộc quyếtt vươn lên
chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hoá đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh; Hạnh phúc, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. Lí tưởng chính trị là vấn đề
cốt lõi của lí tưởng cách mạng.

46
- Lí tưởng đạo đức: Lí tưởng đạo đức là niềm tin và ý thức chấp hành các
chuẩn mực của cộng đồng và xã hội, vươn tới một nhân cách hoàn thiện, sống
có đạo đức, trách nhiệm, thuỷ chung, trung thực, nhân ái, gảin dị, lành mạnh.
- Lí tưởng nghề nghiệp: Lí tưởng nghề nghiệp là hướng tới một nghề
nghiệp, chuyên môn hợp với năng lực, sở trường, có lợi cho xã hội, gia đình,
bản thân. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải biết
hướng nghiệp và chọn nghề đúng đắn, tránh viển vông, chạy theo “mốt” nghề
nghiệp trong xã hội. Lí tưởng của thanh niên Việt Nam ngày nay là tích cực học
tập và rèn luyện chuyên môn, nghề nghiệp để là một người công dân có ích, biết
phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và tích cực lập thân, lập nghiệp cho bản
thân và gia đình.
- Lí tưởng thẩm mĩ: Lí tưởng thẩm mĩ chính là cách nhìn nhận và xu hướng
vươn tới sự hoàn thiện nhân cách về các mặt: chân - thiện - mĩ; Vươn tới vẻ đẹp
về trí tuệ, tâm hồn và hình tểh; đẹp trong cống hiến, hưởng thụ và trưởng thành;
đẹp trong ý nghĩ, lời nói và việc làm; biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ của
thưòi đại; sứuc mạnh của truyền thống và bản sắc của dân tộc… nhằm xây dựng
cái đẹp bản chất trong cuộc sống của cá nhân cũng như cộng đồng xã hội.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Họp với cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thống nhất nội dung và cách
thức tổ chức thi hùng biện.
- Đề cử người dẫn chương trình.
- Chọn 2 trong4 chủ đề chính ở phần nội dung hoạt động phù hợp vưói học
sinh lớp 11 để giáo cho các tổ chuẩn bị bài hùng biện (mỗi tổ phải chuẩn bị 2 bài
về chủ đề mà giáo viên đã lựa chọn).
- Gợi ý về cách tổ chức cuộc thi cho Ban tổ chức và giao nhiệm vụ cụ thể
cho các em.
- Hướng dẫn, góp ý sửa bài hùng biện của các tổ.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung cuộc thi hùng biên, giao cho các tổ chuẩn
bị viết bài theo chủ đề giáo viên đã lựa chọn.
- Các tổ cử người viết bài dự thi hùng biện, lấy ý kiến của các thành viên,
tập hùng biên trước tổ.

47
- Yêu cầu các bạn chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phù hợp vưói chủ đề
cuộc thi.
- Đề cử Ban giám khảo và thư kí.
- Chuẩn bị thể lệ cuộc thi và bảng điểm theo thang điểm 10.
- Trang trí lớp theo yêu cầu hoạt động.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn.
- Chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

Gợi ý chương trình tổ chức thi hùng biện “Lí tưởng của thanh niên ngày
nay” như sau:
- Người dẫn chương trình điều khiển cuộc thi:
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu chương trình.
+ Mời Ban giám khảo công bố thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn và biểu điểm
chấm thi hùng biện (nội dung, kĩ năng trình bày, khả năng truyền cảm, lôi cuốn,
hình thức thể hiện v.v…), thời gian trình bày, cách cho điểm.
+ Mời đại diện các tổ lên bốc thăm thứ tự trình bày.
+ Mời đại diện các tổ dự thi hùng biện ra mắt chào đại biểu và các bạn.
+ Bắt đầu cuộc thi (hình thức loại trực tiếp).
Nêu chủ đề thứ nhất:
+ Giới thiệu đại diện các tổ lên trình bày theo thứ tự đã bốc thăm.
+ Ban giám khảo công bố điểm cho từng tổ. Người dẫn chương trình đọc
điểm của các thành viên ban giám khảo.
+ Thư kí tổng hợp két quả.
+ Xen kẽ văn nghệ.
Nêu chủ đề thứ hai:
+ Giới thiệu lần lượt các tổ lên trình bày.
+ Ban giám khảo cho điểm.
+ Thư kí tổng hợp kết quả.
+ Biểu diễn xen kẽ các tiết mục văn nghệ
Mời Ban giám khảo công bố điểm và xếp loại cho các tổ sau 2 lần thi.

48
Trao phần thưởng cho tổ đạt giải nhất và một vài giải đặc biệt (nếu có).
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 3
BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt động này, học sinh cần:


- Củng cố, tăng thêm nhiềm tin vào Đảng, niềm tự hào về quê hương, đất
nước, về mùa xuân của dân tộc.
- Biết phát huy khả năng văn nghệ, rèn luyện kỹ năng cùng tham gia tổ
chức hoạt động.
- Có thái độ phấn khởi, lạc quan, yêu đời; Tích cực học tập và rèn luyện tốt
hơn để lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

1. Ca ngợi công lao to lớn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng vĩ
đại của dân tộc ta. Ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa
xuân.
Có rất nhiều bài hát, bài thơ, điệu múa đề cập đến những nội dung trên. Do
vậy, yêu cầu học sinh sưu tầm hoặc sáng tác những bài hát ca ngợi Đảng, quê
hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc. Đây cũng là dịp giáo dục truyền
thống “uống nước nhớ nguồn” để thanh niên học sinh luôn nhớ về cội nguồn,
hướng về khát vọng “độc lập, tựu do”, “dân giàu, nước mạnh”.
2. Tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Đảng, với quê hương, đất
nước.
Thông qua biểu diễn văn nghệ “Mừng đảng, mừng xuân”, thanh niên học
sinh có dịp bày tỏ tình cảm, thái độ và trách nhiệm của mình trong việc góp
phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động
- Họp với cán bộ và BCH Chi đoàn, nêu yêu cầu hoạt động, kế hoạch và
thời gian tiến hành. Hướng dẫn học sinh sưu tầm hoặc sáng tác các bài hát, bài
thơ, điệu múa về Đảng, về quê hương đất nước và mùa xuân.

49
- Gợi ý và cùng học sinh thảo luận lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động
(có thể lựa chọn hình thức vừa biểu diễn văn nghệ, vừa hái hoa dân chủ, hoặc thi
văn nghệ, hoặc tổ chức dưới dạng trò chơi âm nhạc v.v..)
- Cùng học sinh đề cử người dẫn chương trình.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị của các em và sẵn sàng tư vấn khi cần thiết.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung và hình thức hoạt động, phát động đợt thi
đua tìm hiểu về Đảng, đất nước, mùa xuân của dân tộc qua việc sưu tầm và sáng
tác bài hát, bài thơ, các điệu múa… cho học sinh cùng các tổ chuẩn bị và luyện
tập.
- Chuẩn bị các câu hỏi để hái hoa dân chủ hoặc thi văn nghệ.
- Giao cho mỗi tổ chuẩn bị từ 3 đến 4 tiết mục gồm các thể loại khác nhau:
hát, thơ, kể chuyện, múa, nhạc không lời…
- Gợi ý một số bài hát sau để học sinh sưu tầm và Ban tổ chức có thể làm
cơ sở để chuẩn bị câu hỏi:
+ Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam (Nhạc và lời: Đỗ Minh).
+ Đảng cho ta cả một mùa xuân (Nhạc và lời: Phạm Tuyên).
+ Đảng là cuộc sống của tôi (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn).
+ Màu cờ tôi yêu (Nhạc và lời: Phạm Tuyên).
+ Việt Nam ơi ! Mùa xuân đến rồi (Nhạc và lời: Huy Du).
+ Lá cờ Đảng (Nhạc và lời: Văn An).
+ Việt Nam quê hương tôi (Nhạc và lời: Đỗ Nhuận).
+ Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (Nhạc và lời: Xuân Hồng).
+ Hát về cây lúa hôm nay (Nhạc và lời: Hoàng Vân).
+ Một thoáng quê hương (Nhạc và lời: Thanh Tùng - Từ Huy)
+ Đất nước lời ru (Nhạc và lời: Văn Thành Nho).
+ Đường chúng ta đi (Nhạc và lời: Huy Du)
+ Khát vọng tuổi trẻ (Nhạc và lời: Vũ Hoàng).
+ Bài ca thanh niên tình nguyện (Nhạc và lời: Lưu Khương Ninh).

- Cử Ban giám khảo và thư kí.

50
- Chuẩn bị băng cát - sét có các bài hát cần thiết (nếu tổ chức dưới hình
thức hái hoa dân chủ hoặc trò chơi âm nhạc).
- Chuẩn bị biểu điểm chấm theo thang điểm 10 hoặc 20: nội dung đúng chủ
đề; tiết mục có chất lượng (hay, đều, rõ ràng); trang phục đẹp, phù hợp; số lượng
người tham gia; đảm bảo thời gian theo quy định; cộng thêm điểm nếu là tiết
mục tự biên, tự diễn. Chuẩn bị bảng ghi điểm.
- Các tổ đăng kí tiết mục, duyệt chương trình, sau đó lựa chọn khoảng 4 - 5
tiết mục đạt yêu cầu biểu diễn.
- Chuẩn bị bảng điểm.
- Chuẩn bị phần thưởng và mời đại biểu (nếu có).
- Trang trí lớp học theo yêu cầu hoạt động hoặc tại một địa điểm dã ngoại
nếu phù hợp.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Gợi ý chương trình biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân với hình
thức vừa biểu diễn, vừa hái hoa dân chủ như sau:
- Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động:
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.
+ Giới thiệu Ban giám khảo và thư kí lên làm việc.
+ Giới thiệu cách cho điểm của Ban giám khảo (biểu điểm và ghi điểm lên
bảng sau mỗi tiết mục).
+ Mời các đội văn nghệ đại diện cho các tổ ra mắt với hình thức dí dỏm,
độc đáo mà vẫn giữ được tính nghiêm trang của chủ đề.
+ Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động theo 2 hình thức hoạt động
sau:
Hoạt động thứ nhất: Biểu diễn văn nghệ.
+ Lần lượt giới thiệu các đội lên biểu diễn tiết mục như chương trình đã
thiết kế.
+ Sau khi các đội biểu diễn xong, Ban giám khảo cho điểm trực tiếp, thư kí
tổng hợp.
Hoạt động thứ hai: Hái hoa dân chủ
(Người dẫn chương trình nêu cách chơi: Trên cây hoa có rất nhiều loại hoa
với các yêu cầu khác nhau, ví dụ:

51
+ Trình bày một đoạn bài hát có từ “mùa xuân”, “Đảng”, “quê hương”,
“đất nước”. “tuổi trẻ” v.v…
+ Đọc một đoạn thơ có các từ trên.
+ Nghe một câu hát đoán tên bài hát
+ Nghe tên bài hát đoán tên tác giả.
+ Ý nghĩa của một bài hát hoặc đoạn thơ nào đó.
+ Hát liên khúc những bài hát có từ “mùa xuân”, “Đảng”, đội nào tìm được
nhiều bài, đội đó sẽ thắng.
Mỗi tổ cử 1 đội (2 - 3 người) lên tham gia thi.
+ Người hái hoa sẽ đọc to nội dung yêu cầu ghi trong bông hoa, các đội dự
thi sẽ giành quyền trả lời trước bằng cách giơ tay hoặc rung chuông. Người dẫn
chương trình làm trọng tài và Ban giám khảo cho điểm cho từng đội.
+ Kết thúc chương trình hái hoa, đội nào giành được nhiều điểm nhất, đội
đó sẽ thắng.
- Kết thúc hoạt động, có thể cộng điểm cả 2 hoạt động và trao giải cho tổ
đạt điểm cao nhất. Cũng có thể trao giải cho 2 hoạt động riêng lẻ.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

52
Chủ đề hoạt động tháng 3
THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Sau chủ đề này, học sinh cần:


- Hiểu được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân nói
riêng và đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung
- Có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân.
- Có thái độ rõ ràng trong việc hướng nghiệp, chọn nghề cho bản thân.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

- Thảo luận chuyên đề “Tương lai là ở bạn”.


- Thi hùng biện “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”.
- Hoạt động tư vấn nghề nghiệp.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ: “BẠN HIỂU GÌ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC”?
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này học sinh cần:


- Hiểu sự lựa chọn đúng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai phụ
thuộc vào việc xác định ý thức, thái độ học tập và rèn luyện của học sinh ngày
hôm nay.
- Biết gắn nhiệm vụ học tập với xây dựng kế hoạch rèn luyện hướng về
một nghề phù hợp với khả năng, sở trường của bản thân và yêu cầu của xã hội.
- Tích cực học tập, rèn luyện theo kế hoạch. Sẵn sàng trao đổi, chia sẻ với
bạn bè, thầy, cô giáo, anh chị, bố mẹ để biết định hướng đúng đắn cho việc lựa
chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân; Tránh việc xác định không đúng dẫn
đến có thái độ sai lầm, lệch lạc trong học tập và rèn luyện.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

Để thực hiện tốt hoạt động này, học sinh cần phải hiểu những nội dung cơ
bản về việc dạy nghề, hướng nghiệp, đặc biệt là sự hỗ trợ là sự hỗ trợ, tư vấn của
người lớn để giúp các em tự định hướng và biết lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn
cho tương lai. Có thể gợi ý một số nội dung chủ yếu sau:
1. Biết định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

53
- Chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời, thanh niên học sinh lớp 11
cần phải biết xác định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai thích hợp với
khả năng, sở trường của mình, với yêu cầu của xã hội.
- Học sinh có quyền được bày tỏ ý kiến của mình về lựa chọn nghề nghiệp,
đồng thời có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về các loại hình nghề nghiệp
trong xã hội.
- Các em có trách nhiệm chủ động trao đổi với bạn bè, thầy, cô giáo, cha
mẹ, đặc biệt là lớp anh chị đi trước để lựa chọn cho mình một nghề nghiệp đúng
đắn.
- Các bậc cha mẹ, thầy, cô giáo có trách nhiệm cung cấp thông tin và giúp
học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường của các em;
chú ý không nên có định kiến về nghề nghiệp do phân biệt về giới tính.
- Thanh niên học sinh cần phải tích cực, chủ động tìm hiểu các chuyên mục
giới thiệu về ngành nghề trong các tiết ngoại khoá, sách giáo khoa, sách tham
khảo về công tác hướng nghiệp, sách giưói thiệu về nghề nghiệp trong xã hội
chuyên mục giới thiệu về ngành nghề, các tấm gương tiêu biểu về lao động giỏi
trong các ngành nghề của xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thi đua học tập, tích cực thực hành hướng nghiệp để nâng cao năng
lực định hướng nghề nghiệp của bản thân.
- Được học tập và rèn luyện để có một nghề nghiệp tốt là quyền và nhu cầu
chính đáng cho mọi thanh niên. Đó cũng là mục đích của quá trình rèn luyện và
học tập của học sinh trong nhà trường. Do vậy, việc tự định hướng nghề nghiệp
của bản thân phải luôn luôn gắn với việc xác định được động cơ, thái độ học tập
đúng đắn, học để làm gì, học như thế nào … ?
- Khơi dậy tinh thần học tập trong thanh niên học sinh với phương châm “ở
nơi nào cũng phải học tập, làm việc gì cũng phải học”; “học văn hoá, chính trị,
học nghề nghiệp”, không chỉ vì mục đích làm cho dân giàu nước mạnh, mà còn
phải vì lợi ích tốt nhất, vì sự phát triển toàn diện của thanh niên học sinh, nhằm
chuẩn bị tốt hành trang vào đời cho mỗi em.
- Thanh niên học sinh phải hiểu rằng muốn làm chủ tương lai của mình các
em cần phải có lòng say mê nghề nghiệp, ham tiến bộ, ham hcọ hỏi; biết chủ
động và tự giác học nghề và hướng nghiệp ngay từ hôm nay. Không có kiến
thức và kĩ năng nghề nghiệp thì không thể hiện thực, không thể có việc làm
xứng đáng với năng lực của mình, càng khó có thể chủ động lập thân, lập
nghiệp, dễ bị hụt hẫng khi bước vào đời.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
54
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Giáo viên định hướng các nội dung hoạt động cho các em, nên gắn chủ đề
thảo luận với phong trào “Thi đua học tập vì ngày mai lập nghiệp” của Đoàn
thanh niên. Chuẩn bị một số câu hỏi sát với các vấn đề gợi ý ở phần nội dung
hoạt động để định hướng cho các em thảo luận.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và đọc các Điều 3, 12, 13, 17 trong Công
ước LHQ về Quyền trẻ em để chuẩn bị các ý kiến tham gia thảo luận.
- Họp cán bộ lớp và BCH chi đoàn để trao đổi, thống nhất nội dung và
phương pháp tổ chức hoạt động.
- Khuyến khích học sinh nêu các sáng kiến cề hình thức tổ chức thảo luận
ở tổ và ở lớp.
- Có thể mời thêm BCH Đoàn trường hoặc đại diện Hội cha mẹ học sinh
cùng tham dự.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận, trình bày phương pháp và cách
thức tổ chức thảo luận.
- Yêu cầu các tổ trưởng chuẩn bị để tiến hành thảo luận ở tổ, ghi biên bản
tổng hợp. Sau đó cử 2 - 3 bạn chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận chung ở lớp.
- Yêu cầu các bạn sưu tầm những tấm gương tiêu biểu trong trường, ở địa
phương hoặc trên sách báo có những thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện
và thành đạt trong nghề nghiệp.
- Có thể mời một số học sinh cũ của trường đã thành đạt trong nghề nghiệp
về giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí phù hợp với hoạt động.
- Chuẩn bị giấy mời và quà tặng (nếu có).
- Mời giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có liên quan làm cố vấn.
- Chuẩn bị bài hát, bai fthơ gắn với chủ đề thảo luận.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Tiết 1: Tổ chức thảo luận theo tổ.


Gợi ý cách tiến hành như sau:
- Tổ trưởng điều khiển thảo luận “Tương lai là ở bạn” theo các câu hỏi mà
giáo viên đã gợi ý.
Ví dụ:

55
+ Bạn đã lựa chọn ngành, nghề tương lai cho mình chưa ? Vì sao bạn chọn
ngành nghề đó ?
+ Có người khuyên bạn hãy chọn ngành và trường Đại học mà sau này ra
trường có thu nhập cao hơn là ngành và trường mà mình yêu thích, bạn so suy
nghĩ gì về lời khuêyn này ?
+ Bạn hiểu gì về phong trào “thi đua học tập vì ngày mai lập nghiệp” trong
thanh niên học sinh? Phong trào đó có giúp ích gì cho bạn không ?
+ Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để chuẩn bị hành trang nghề nghiệp
vào đời.
+ Bạn cần ai hỗ trợ và cần biết những thông tin gì để giúp mình định
hướng và lựa chọn nghề nghiệp đúng ?
+ Nếu bạn có năng khiếu văn học và rất thích theo nghề Sư phạm những bố
mẹ bạn lại định hướng cho bạn học các môn tự nhiên để sau này thi khối A (học
kinh tế, để bố mẹ dễ xin được việc làm cho bạn), bạn sẽ quyết định như thế
nào ?
- Cử thư kí ghi biên bản.
- Nêu từng câu hỏi theo trình tự các nội dung hoạt động, khuyến khích các
bạn phát biểu, tôn trọng tất cả các ý kiến tranh luận của các bạn, tổng kết các ý
kiến.
- Tập hợp ý kếin của tổ thành các vấn đề, cử 2 - 3 bạn đại diện để trình bày
các vấn đề đó tại cuộc thảo luận chung ở lớp. Gửi biên bản thảo luận tổ về cho
Ban cán sự lớp.
2. Tiết 2: Thảo luận chung cả lớp.
- Người chủ trì điều khiển thảo luận:
+ Giới thiệu lớp trưởng đọc báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận của các tổ,
nhấn mạnh những thông tin học sinh cần biết để chọn đúng nghề nghiệp, các vấn
đề mà các tổ chưa đề cập đến hoặc còn nhiều ý kiến tranh luận liên quan đến chủ
đề để cả lớp tập trung thảo luận thêm.
+ Nêu từng vấn đề và mời các tổ cũng như tất cả học sinh tham gia thảo
luận.
+ Khuyến khích các bạn phát biểu và cùng tranh luận.
+ Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
+ Mời học sinh cũ cùng giao lưu chia sẽ kinh nghiệm (nếu có).

56
- Mời thư kí lên thông qua thông điệp “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”
(tóm tắt nội dung cơ bản của chuyên đề và nêu quyết tâm hành động của cá nhân
và tập thể lớp).
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 2
THI HÙNG BIỆN ”THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP”.
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt động này, học sinh cần:


- Hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong
việc tích cực học văn hóa, chính trị và thực hành kĩ năng nghề nghiệp để lập
thân, lập nghiệp, làm giầu cho bản thân , gia đình và xã hội.
- Có khả năng trình bày quan điểm của mình về nghề nghiệp; biết lựa chọn
ngành nghề phù hợp với sở thích cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
- Có thái độ quyết tâm học tập và rèn luyện để thực hiện những ước mơ,
hoài bão về nghề nghiệp.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Tổ chức cuộc thi để học sinh có cơ hội trình bày quan điểm của mình về
vấn đề lập nghiệp. Có thể gợi ý một số nội dung sau:
- Trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với vấn đề lập nghiệp.
+ Tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn
đề lập nghiệp, đặc biệt là vai trò của ngành giáo dục trong việc chuẩn bị nguồn
nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
+ Trách nhiệm cá nhân trong học tập, rèn luyện và lựa chọn nghề nghiệp.
+ Trách nhiệm tham gia tích cực các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề của
nhà trường, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng.
+ Trách nhiệm đóng góp cho phong trào của thanh niên nhà trường “Thi
đua học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”.
- Có trách nhiệm tự thay đổi nhận thức và thái độ đúng đắn đối với nghề
nghiệp trong nền kinh tế tri thức; tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và
cộng đồng cùng thay đổi những nhận thức còn lệch lạc về nghề nghiệp.
- Nêu quyết tâm hành động của người thanh niên học sinh để chuẩn bị
hành trang tốt nhất cho ngày mai lập nghiệp.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

57
- Chuẩn bị một số chủ đề như gợi ý ở phần nội dung hoạt động để học sinh
chuẩn bị thi hùng biện:
+ Học sinh với vấn đề lựa chọn nghề nghiệp.
+ Thanh niên với hành trang vào đời.
+ Thanh niên học sinh tình nguyện xây dựng “xã hội học tập”.
+ Thanh niên học sinh với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
+ Nhà trường - gia đình - cộng đồng với vấn đề hướng nghiệp cho học
sinh.
- Ngoài ra cần nêu một số tình huống để học sinh chuẩn bị và trình bày
cách giải quyết của mình khi người điều khiển yêu cầu:
+ Bạn thấy năng lực học tập của mình có hạn nên sau khi tốt nghiệp trung
học phổ thông sẽ xin đi học nghề, nhưng bố mẹ thì kiên quyết ép bạn thi Đại
học, theo bạn điều đó có đúng không? Bạn xử lí tình huống này như thế nào ?
+ Có bạn nói rằng, chúng ta mới học xong 11 đã vội gì bàn đến chuyện lập
nghiệp, việc đó để tốt nghiệp THPT xong hãy bàn. Bạn có đồng ý vưói ý kiến đó
không ? Tại sao ?
+ Có ý kiến cho rằng, chúng ta còn đang sống phụ thuộc vào bố mẹ nên
học nghề gì, thi vào trường nào là do bố mẹ lựa chọn. Bạn có đồng ý với cách
suy nghĩ này không? Tạo sao ?
- Họp cán bộ lớp thống nhất nội dung và cách thức tổ chức thi hùng biện.
- Đề xuất Ban giám khảo, người dẫn chương trình.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị, góp ý kiến và sửa những bài hùng biện của
học sinh.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung chuẩn bị, thời gian và cách thức tham gia
thi hùng biên.
Yêu cầu các tổ lựa chọn 2 -3 bạn tham gia hùng biện, giao cho các tổ giúp
các bạn chuẩn bị viết bài hùng biện.
- Tất cả học sinh cùng chuẩn bị ý kiến và hỗ trợ các bạn trực tiếp tham gia
thi.
- Chuẩn bị bài hát, bài thơ liên quan đến chủ đề thanh niên tình nguyện, lập
nghiệp.
- Chuẩn bị thể lệ cuộc thi và bảng điểm.
- Cử Ban giám khảo, thư kí và người dẫn chương trình
58
- Chuẩn bị các câu hỏi phụ về ứng xử các tình huống liên quan đến hướng
nghiệp, dạy nghề.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí lớp theo yêu cầu của hoạt động.
- Chuẩn bị giấy mời và tặng phẩm (nếu có).
- Yêu cầu các tổ đăng kí chủ đề và tên người tham gia hùng biện.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Gợi ý chương trình thi hùng biện “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” như
sau:
- Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động:
+ Mời giáo viên chủ nhiệm khai mạc cuộc thi và định hướng nội dung cho
các thí sinh tham gia hùng biện.
+ Giới thiệu Ban giám khảo và Thư kí lên làm việc.
+ Ban giám khảo công bố cách chấm điểm (về nội dung có sát chủ đề hay
không; về tính ngắn gọn, súc tích; về sựu trình bày hấp dẫn, lôi cuốn; về trang
phục phù hợp, gây ấn tượng v.v…)
+ Giới thiệu các thí sinh tham gia hùng biện ra mắt chào khán giả.
+ Lần lượt giới thiệu các thí sinh lên trình bày theo chương trình đã thiết kế
dựa trên cơ sở các chủ đề mà các tổ đã đăng kí.
Lưu ý: Sau mỗi bài trình bày, có thể đặt câu hỏi phụ phù hợp vưói chủ đề
trình bày cho thí sinh hoặc nêu vấn đề gợi ý cho cả lớp cùng tranh luận thêm.
+ Ban giám khảo cho điểm sau mỗi bài trình bày, người dẫn chương trình
đọc điểm và thư kí tổng hợp.
+ Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
+ Tổ chức trò chơi khi kết thúc các phần trình bày.
+ Ban giám khảo công bố điểm và giao cho các tổ và cá nhân xuất sắc.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 3
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP.
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này, học sinh cần:


- Hiểu sâu sắc ý nghĩa của vấn đề lựa chọn đúng nghề nghiệp quyết định
đến sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội.

59
- Biết trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng và biện pháp để theo
đuổi một nghề phù hợp với năng lực và sở trường mà mình yêu thích.
- Sẵn sàng trao đổi và thực sự cầu thị, cởi mở khi được tư vấn về nghề
nghiệp.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

Tổ chức tưu vấn để học sinh có cơ hội bày tỏ nhu cầu, mong muốn về nghề
nghiệp, được thảo luận và tư vấn để làm sáng tỏ nhưũng vvấn đề mà các em
quan tâm về nghề nghiệp.
Có thể gợi ý một số nội dung chủ yếu sau;
1. Tư vấn làm rõ nhu cầu và mối quan tâm của học sinh về nghề nghiệp
- Tuổi trẻ luôn khao khát được cống hiến và trưởng thành, chúng em rất lo
lắng, băn khoăn khi thấy các anh chị sinh viên đã tốt nghiệp Đại học rồi mà
không xin được việc làm. Chúng em phải làm gì ?
- Hiện nay trường dạy nghề còn rất ít, trong khi các trường Đại học cũng
chỉ tuyển sinh một tỷ lệ rất nhỏ. Vậy tốt nghiệp trung học phổ thông xong chúng
em sẽ làm nghề gì để kiếm sống ?
- Chúng em muốn tìm hiểu về ngành nghề và phương thức tuyển sinh của
các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề thì tìm ở đâu ?
- Em là nữ, nếu em muốn trở thành thuyền trưởng tàu viễn dương thì em có
thể học nghề này được không? Học ở trường nào ?
- Dựa vào những tiêu chí nào để biết mình đã lựa chọn đúng nghề nghiệp
khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông?
2. Tư vấn để làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng, gia đình
và nhà trường đối với vấn đề nghề nghiệp của học sinh.
- Chúng em muốn biết quyền và trách nhiệm củas học sinh trong vấn đề
lựa chọn nghề nghiệp như thế nào ?
- Anh thi em thi Đại học 2 lần rồi nhưng không đỗ. Anh vẫn muốn thi lại
lần nữa chứ không chịu đi học nghề, bố mẹ em cũng ủng hộ mặc dù kinh tế nhà
em rất khó khăn. Điều đó có nên không ? Em phải khuyên anh trai em như thế
nào ?
- Em thấy trong giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề ở bậc Trung học hiện
nay ở một số mơi vẫn còn tình trạng nhà trường hướng cho nam sinh học các
nghề thợ xây, thợ tiện, điện, cơ khí v.v…. còn nữ sinh thì học may, thêu, ren,
thư kí văn phòng v.v… Như vậy có đúng không? tại sao lại có sự phân biệt đó ?

60
- Nữ sinh có nên chọn các ngành kĩ thậut, công nghệ cao không? Nếu chọn
những ngành này thì gặp khó khăn gì ?
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Chuẩn bị kĩ các nội dung cần tư vấn, lường trước các câu hỏi, các tình
huống của học sinh, chuẩn bị kĩ đáp án và cách giải quyết để tư vấn.
- Có thể mời các chuyên gia (Ban đại diện cha mẹ học sinh, một số học
sinh đã tốt nghiệp khoá trước…) hoặc giáo viên bộ môn có kinh nghiệm để tư
vấn nghề nghiệp cho các em.
- Mời đại diện cha mẹ học sinh cùng tham dự để lắng nghe tâm tư và nhu
cầu của các em.
- Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thống nhất mục đích và yêu cầu của
hoạt động.
2. Học sinh.
- Lớp trưởng phổ biến nội dung và hình thức hoạt động để học sinh chuẩn
bị câu hỏi, tình huống, những thắc mắc và mối quan tâm của bản thân về chủ đề
cần tư vấn.
- Trang trí kê dọn phòng học theo yêu cầu của hoạt động.
- Viết giấy mời đại biểu (nếu có).
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

- Ổn định tổ chức, sinh hoạt văn nghệ, trò chơi.


- Lớp trưởng hoặc Bí thư Chi đoàn làm công tác tổ chức.
+ Tuyên bố lí do
+ Giới thiệu đại biểu.
+ Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm hoặc đại biểu mời lên chủ trì tư vấn
- Người tư vấn chủ trì hoạt động.
+ Người tư vấn nêu chủ đề cần tư vấn
+ Nêu lần lượt từng vấn đề.
+ Gợi ý, khuyến khích để học sinh nêu những câu hỏi (tình huống, thắc
mắc) về chủ đề.
+ Khuyến khích học sinh cùng trao đổi, tranh luận để tìm câu trả lời.

61
+ Nhà tư vấn lắng nghe, chọn lọc các ý kiến thảo luận của học sinh, tổng
hợp, nhận xét, đưa ra lời bình và kết luận.
- Trong quá trình tư vấn, nếu có nhiều thắc mắc của học sinh vượt ra ngoài
hiểu biết của các em thì nhà tư vấn có thể trả lời trực tiếp mà không cần thảo
luận làm mất thời gian.
- Trong quá trình thảo luận, nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ, trò chơi để
không khí buổi hoạt động thêm vui vẻ, sinh động.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

62
Chủ đề hoạt động tháng 4
THANH NIÊN VỚI HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Sau chủ đề này, học sinh cần:


- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa của hoà bình, hữu nghị và hợp tác, hiểu biết
về các cơ quan của Liên hợp quốc và vai trò quan trọng của Liên hợp quốc đối
với hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Biết tham gia các hoạt động góp phần bảo vệ hoà bình. Rèn luyện các kĩ
năng hợp tác tích cực trong cuộc sống hằng ngày.
- Có thái độ tôn trọng và ủng hộ xu thế hoà bình và hữu nghị trên thế giới,
căm ghét chiến tranh, xung đột và khủng bố .
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

- Thảo luận chuyên đề “Thanh niên góp phần bảo vệ hoà bình”.
- Đóng tiểu phẩm về tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Thi tìm hiểu về Liên hợp quốc.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ: “THANH NIÊN GÓP PHẦN BẢO VỆ HOÀ BÌNH “
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này học sinh cần:


- Hiểu ý nghĩa của hoà bình và sự cần thiết phải có hoà bình cho mỗi
người, mỗi gai đình, mỗi nhà trường, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và cả nhân
loại; hiểu học sinh có quyền tự do suy nghĩ, bày tỏ quan điểm về vấn đề hoà
bình.
- Tham gia các hoạt động góp phần giữ gìn, bảo vệ hoà bình. Biết sống hợp
tác, hoà nhập và đoàn kết.
- Có thái độ yêu quý hoà bình, ghét chiên tranh, ủng hộ cái thiện, phản đối
cái ác, phẩn bảo lực.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

Để thựuc hiện hoạt động, học sinh phải hiểu những nội dung chủ yếu nhất
về hoà bình; về sự cần thiết phải giữ gìn, bảo vệ hoà bình; về vai trò, quyền và
trách nhiệm của hcọ sinh trong việc góp phần giữ gìn và bảo vệ hoà bình.
- Hoà bình là sự tôn trọng, hợp tác, thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,
cùng phát triển. Hoà bình cho mọi người; chiến tranh, xung đột, khủng bố là bất
63
hạnh là chết chóc, là sự phá hoại cuộc sống của với chiến tranh, trái với xung
đột, trái với khủng bố. Hoà bình mang lại hạnh phúc con người.
- Hoà bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát
triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
- Người Việt Nam thấm thía ý nghĩa của hoà bình vì phải đấu tranh bằng
xương máu suốt mấy chục năm chống lại chiến tranh xâm lược để có hoà bình,
độc lập, tự do và như vậy mới có cơ hội để thực hiện mục tiêu: dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Vì vậy hoà bình phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá là trách nhiệm của
mọi người, của cả dân tộc. Thế hệ trẻ là lực lượng hùng hậu là sức mạnh của đất
nước, do đó học sinh cần phải phát huy truyền thống cha ông, góp phần bảo vệ,
gìn giữ hoà bình.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.
- Nêu mục đích, yêu cầu hoạt động cho cả lớp nhằm giúp học sinh định
hướng đúng và sẵn sàng tham gia.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức chủ yếu về nội dung và ý nghĩa
của hoà bình cả về nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hướng dẫn học sinh tìm đọc thêm
sách báo, thu nhập thêm thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng khác
để mở rộng sự hiểu biết. Đồng thời yêu cầu học sinh liên hệ trong cuộc sống
hằng ngày ở nhà trường, ở gia đình và cộng đồng về các quan hệ ứng xử liên
quan đến sự hợp tác, thân thiện, đến xung đột, mẫu thuẫn và cách giải quyết….
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các Điều 12, 13, 15 trong Công ước LHQ về
Quyền trẻ em để tham gia hoạt động thảo luận.
- Gợi ý một số câu hỏi hoặc vấn đề thảo luận, ví dụ:
+ Ý nghĩa của hoà bình đối với dân tộc Việt Nam nói riêng và đối với thế
giói nói chung.
+ Ý nghĩa của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
+ Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ hoà bình ?
+ Nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ và thanh niên học sinh
trong việc góp phần bảo vệ hoà bình.
- Giao cho cán bộ lớp tổ chức hoạt động và tiếp tục bổ sung thêm các câu
hỏi thảo luận.
- Liên hệ mời giáo viên môn GDCD phối hợp cùng GVCN làm cố vấn cho
hoạt động của học sinh.

64
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn hội ý bàn bạc các công việc chuẩn bị cho
hoạt động.
- Hoàn thiện hệ thống câu hỏi thảo luận
- Cử người điều khiển chương trình thảo luận
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Cử người trang trí.
IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

- Người điều khiển nêu lí do, mục đích yêu cầu của hoạt động, nhấn mạnh
ý nghĩa về quyền của học sinh được biểu đạt ý kiến, được tự do suy nghĩ trong
mọi vấn đề liên quan đến hoà bình và việc giữ gìn, bảo vệ hoà bình, trong đó
học sinh có thể phát huy các quyền phát biểu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của
mình, làm cho hoạt động thảo luận thêm sôi nổi. Sau đó, người điều khiển giới
thiệu Ban cố vấn và chương trình hoạt động.
- Lần lượt nêu các câu hỏi hoặc vấn đề và yêu cầu, cả lớp tự giác xung
phong phát biểu ý kiến. Mỗi câu hỏi đặt ra phải được thảo luận và tranh luận
nhằm củng cố và khắc sâu nhận thức của cả lớp về các vấn đề liên quan (khái
niệm hoà bình; ý nghĩa của hoà bình; vai trò trách nhiệm góp phần bảo vệ hoà
bình của thanh niên học sinh hiện nay…)
- Ban cố vấn giúp học sinh giải quyết các vấn đề, các câu hỏi khó hoặc
tổng kết tóm tắt các vấn đề các em vừa trao đổi, thảo luận.
- Trong qúa trình học sinh thảo luận, nên có một vài tiết mục văn nghệ xen
kẽ tạo không khí sôi nổi.
V. KẾT THỨC HOẠT ĐỘNG.

HOẠT ĐỘNG 2

TIỂU PHẨM VỀ TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này, học sinh sần:


- Có sự hiểu biết về: những vấn đề các dân tộc cùng quan tâm, những nét
riêng của mỗi dân tộc cũng như con người, cuộc sống, phong tục tập quán,
truyền thống văn hoá, sự phát triển chung… Từ đó có nhận thứuc đúng đắn về
tình hữu nghị, hợp tác lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.

65
- Biết thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử lịch sự, có văn hoá với mọi người
trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt đối với người nước ngoài đang công tác,
học tập tại Việt Nam.
- Có thái độ cảm thông, chia sẻ và ủng hộ tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

Tiểu phẩm về tình hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc liên quan đến các nội
dung như sau:
1. Những vấn đề mà toàn thể nhân loại đều quan tâm, cùng hợp tác giải
quyết như:
- Sự bình đẳng giữa các dân tộc và quyền con người; Quyền con người
phải được tôn trọng, cần xoá bỏ tệ phân biệt chủng tộc và các mối đe dọc khác
đối vưói con người.
- Sự duy trì nền hoà bình: Hoà bình là xu hướng tích cực, không thể chsấp
nhận việc lấy báo lực làm giải pháp cho các cuộc xung đột. Việc duy trì hoà
bình có tầm quan trọng lớn lao trong các mối quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị
giữa các nước cũng như pháp luật quốc tế.
- Sự phát triển; Phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của con người, của mỗi
dân tộc là xu thế tất yếu để khắc phục sự đói nghèo và bất công xã hội.
- Vấn đề môi trường: Sự cân bằng sinh thái là hậu quả của việc phá hoại
môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống con người. Do đó, nhu cầu
phát triển kinh tế vào baoe vệ môi trường trong quá trình phát triển lâu dài của
mỗi quốc gia là vấn đề quan trọng cần đặc biệt quan tâm.
- Di sản văn hoá nhân loại: ý nghĩa của di sản văn hoá rất quan trọng đối
với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào sự hợp tác và hoà bình
thế giới.
- Tổ chức LHQ: LHQ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và
hữu nghị giữa các dân tộc.
2. Sự hiểu biết của các dân tộc về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, đời sống,
phong tục tập quán… của mỗi nước. Từ đó có sự cảm thông, chia sẻ, hợp tác và
phát triển.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
- Nêu mục đích yêu cầu và kế hoạch hoạt động cho cả lớp.

66
- Cung cấp cho học sinh những nội dung cần thiết có thể lựa chọn để xây
dựng tiểu phẩm. Hướng dẫn học sinh đọc thêm các tài liệu, tư liệu, sách báo để
chuẩn bị cho hoạt động thêm phong phú.
- Giao cho cán bộ lớp, BCH Chi đoàn tổ chức hoạt động, lựa chọn nội
dung, hình thứuc hoạt động thích hợp. Cả lớp có thể xây dựng một tiểu phẩm
hoặc một tổ xây dựng một tiểu phẩm theo chủ đề và nội dung hoạt động. Mỗi
tiểu phẩm có thời lượng tối thiểu là 10 phút và tối đa không quá 1 tiết.
2. Học sinh:
Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn hội ý để chuẩn bị cho hoạt động:
- Xây dựng tiểu phẩm có hai phương án:
+ Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị một tiểu phẩm, các tổ tự chọn nội dung và tình
huống để thiết kế kịch bản của mình (kịch bản không quá 10 phút).
+ Cả lớp xây dựng một kịch bản (không quá 1 tiết)
Gợi ý:
* Kịch bản “Cuộc gặp gỡ hữu nghị” với tình huống: Liên hoan học sinh -
sinh viên thế giới được tổ chức tại Việt Nam. Đoàn Việt Nam có cuộc gặp gỡ
hữu nghị với đại diện học sinh - sinh viên một số nước trong khu vực. Cuộc gặp
gỡ diễn ra với hình thức giao lưu hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau nhằm thắt chặt
tình đoàn kết, hợp tác, cùng tiến bộ …
* Kịch bản: Một nhóm những người nước ngoài đến du lịch thắng cảnh ở
địa phương bạn. Họ gặp khó khăn nên rất cần sự giúp đỡ. Bạn sẽ làm gì để giúp
đỡ họ ? …
Kịch bản phải được chuẩn bị chu đáo từ khâu phân vai, luyện tập, ứng xử
trong các tình huống … và đều phải hết sức tự nhiên thì hoạt động mới có hiệu
quả.
- Cử người dẫn chương trình.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phù hợp.
- Dự kiến mời đại biểu dự.
- Phân công trang trí, kê bàn ghế hình chữ U.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

Nên lựa chọn một tiểu phẩm chung để cả lớp cùng tham gia. Hoạt động
này có thể diễn ra như sau:

67
- Người dẫn chương trình nêu nội dung, mục đích hoạt động; giới thiệu
chương trình hoạt động; giới thiệu đại biểu và tuyên bố “Cuộc gặp gỡ hữu nghị”
bắt đầu.
- Các đoàn đại biểu các nước lần lượt bước vào, đi vòng tròn chào các bạn
Việt Nam (tất cả học sinh còn lại của lớp đóng vai đoàn Việt Nam). Người dẫn
chương trình giới thiệu các đoàn bằng lời đọc đã được chuẩn bị sẵn.
- Hoạt động giao lưu trong “Cuộc gặp gỡ hữu nghị” với nội dung và hình
thức phong phú, đa dạng như: trao đổi những vấn đề cùng quan tâm, giới thiệu
về đất nước mình; cùng tham gia chương trình văn nghệ, ca hát, nhảy múa …
với nét riêng độc đáo của mỗi nước.
Chú ý:
Nếu có điều kiện nên tổ chức phục trang, hoá trang mô phỏng theo những
nét riêng của từng dân tộc, hoạt động sẽ hấp dẫn hơn.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG :

HOẠT ĐỘNG 3

TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC

(1 tiết)
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

Sau hoạt động này học sinh cần:


- Hiểu những nét cơ bản về cơ cấu tổ chức và vai trò của Liên hợp quốc đối
với hoà bình, phát triển của nhân loại, đối với quyền con người nói chung và đặc
biệt là quyền của trẻ em nói riêng.
- Rèn luyện năng lực tiếp cận vấn đề bằng tư duy phê phán và thái độ cởi
mở, có năng lực hiểu được những giá trị của hệ thống Liên hợp quốc với những
tác động tích cực của nó tới các quốc gia trên thế giới.
- Có thái độ đồng tình với Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn
đề của thế giới. Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện Công ước LHQ về
quyền trẻ em ở Việt Nam.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1. Cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc:


Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm những cơ quan như sau:
- Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên (tính đến tháng 4 năm
2007), Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên).
Đại hội đồng có 7 uỷ ban để thực hiện các vấn đề cụ thể, đó là:

68
+ Uỷ ban 1 phụ trách các vấn đề chính trị và an ninh.
+ Uỷ ban 2 phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính.
+ Uỷ ban 3 phụ trách các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hoá.
+ Uỷ ban 4 phụ trách các vấn đề quản lý các lãnh thổ nằm dưới sự bảo trợ
của LHQ.
+ Uỷ ban 5 phụ trách các vấn đề hành chính và ngân sách.
+ Uỷ ban 6 phụ trách các vấn đề phát luật.
+ Uỷ ban 7 phụ trách các vấn đề chính trị đặc biệt.
- Hội đồng bảo an Liên hợp quốc: Là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng
đầu trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Hội đồng bảo an gồm 15
nước, trong đó có 5 nước là Uỷ viên thường trực.
- Hội đồng Kinh tế và xã hội: Có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến
việc hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế … nhằm
nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các dân tộc.
- Hội đồng quản thác: Có nhiệm vụ kiểm soát chế độ quản thác ở các lãnh
thổ mà LHQ uỷ quyền cho một số nước thực hiện.
- Toà án quốc tế: Là cơ quan tài phán của LHQ có nhiệm vụ giải quyết
tranh chấp giữa các nước trên cơ sở pháp luật quốc tế.
- Ban thư ký: Là cơ quan hành chính - tổ chức của LHQ, đứng đầu là Tổng
thư ký, đặc biệt có trách nhiệm trong việc dự thảo và hoàn thành những nghị
quyết mà LHQ đã thông qua …
2. Vai trò của Liên hợp quốc:
- LHQ là một cơ quan hợp tác quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế
giới, thúc đẩy và giúp đỡ những tiến bộ và phát triển về kinh tế, xã hội của các
dân tộc.
- Trụ sở của LHQ đặt tại Niu Oóc, Mĩ.
- Trong đời sống chính trị thế giới, LHQ đã và đang giữ một vị trí nổi bật,
một vai trò quan trọng hàng đâù. Đây là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh bao
gồm hầu hết các quốc gia trên thế giới.
- LHQ đã trở thành một diễn đàn đấu tranh và hợp tác trong điều kiện
chung sống hoà bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
3. Một vài số liệu:
- LHQ được thành lập chính thức ngày 24/10/1945.

69
- Tính đến tháng 4 năm 2007, Đại hội đồng LHQ đã có 192 thành viên
(toàn thế giới có hơn 200 quốc gia và 30 vùng lãnh thổ).
- 18 giờ 30 phút ngày 20/9/1977 Việt Nam trở thành viên LHQ.
- Ngày 20/11/1989 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua.
- Ngày 02 - 9 - Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em bắt đầu có hiệu
lực. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á và nước thứ hai trên thế gới phê chuẩn
Công ước này (ngày 20 - 2-1990).
- Tính đến ngày 01-3-2000, đã có 191 quốc gia đã phê chuẩn tham gia
Công ước LHQ về Quyền trẻ em.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. GIÁO VIÊN:

- Định hướng nội dung hoạt động cho học sinh, hướng dẫn cho các em sưu
tầm, tìm hiểu các tài liệu, sách báo về tổ chức Liên hợp quốc, về bốn nhóm
trong quyền trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em, tìm hiểu kỹ nội dung điều
12,13 vè quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được thu thập thông tin của trẻ em.
- Gợi ý một số câu hỏi và đáp án cho hoạt động thi tìm hiểu của học sinh,
ví dụ:
+ Liên hợp quốc được thành lập ngày, tháng, năm nào?
+ Cơ cấu tổ chức LHQ như thế nào?
+ Hãy nêu tóm tắt vai trò của LHQ?
+ Những người lính của LHQ có trách nhiệm duy trì hào bình thế gới dược
gọi là gì?
+ Việt Nam gia nhập LHQ năm nào?
+ Trụ sở LHQ đặt ở đâu?
+ WHO là tổ chức nào của LHQ?
+ UNICè là tổ chức nào của LHQ?
+ UNESCO là tổ chức nào của LLQ?
+ Liên hiệp quốc thông qua Công ước LHQ về Quyền trẻ em vào thời gian
nào?
+ Việt Nam phê chuẩn Công ước trên vào thời gian nào?
+ Công ước LHQ về Quyền trẻ em có ý nghĩa gì đối với học sinh chúng
ta?...

70
- Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn tổ chức hoạt động.
2. Học sinh:
Cán bộ lớp và BCH chi đoàn đội hội ý các công việc phải chuẩn bị:
- Cử các đội dự thi.
- Cử một ban giám khảo.
- Cử người dãn chương trình.
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
- Phân công trang trí, kê bàn ghế.
- Mời giáo viên chủ nhiệm và giáo viên môn GDCDlàm cố vấn.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

- Người dẫn chương trình nêu lý do hoạt động, giới thiệu ban cố vấn, ban
giám khảo.
- Các đội dự thi tự giới thiệu về mình.
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi . Các đội dự thi giơ tay
hoặc ra tín hiệu xin trả lời. Đội nào có tín hiệu trước sẽ trả lời trước.
- Ban giám khảo công bố điểm cho từng câu trả lời của các đội.
- Câu nào đội thi không trả lời được hoặc trả lời sai,các đội khác cũng lúng
túng thì ban cố ván giúp dỡ.
- Bam giám khảo nhận xét kết quả thi và công bố điểm của các đội. Có thể
trao thưởng cho các đội (nếu có).
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

71
Chủ đề hoạt động tháng 5.
THANH NIÊN VỚI VỚI BÁC HỒ.

A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC.

Sau chủ đề này, học sinh cần:


- Hiểu những cống hiến to lớn của Bác Hồ đối với Đảng, dân tộc và nhân
loại. Khắc sâu nhận thức của học sinh về sự hi sinh to lớn của Bác Hồ trong
công cuộc cách mạng của dân tộc; hiểu sâu sắc vè cuộc đời hoạt động của Bác.
- Tích cực, chủ động học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ kính yêu,
chuẩn bị hành trang vào đời.
- kính trọng, biết ơn bác Hồ và rèn luyện theo gương Bác Hồ kính yêu,
chuẩn bị hành trang vào đời.
- kính trọng, biết ơn bác Hồ và thế hệ cha anh đã hi sinh cho độc lập tự do
của dân tộc; thể hiện bằng những hoạt động cụ thể trong học tập và rèn luyện
hằng nguỳ.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

- Viết thu hoạch tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Văn nghệ “Tháng 5 với Bác Hồ”
- Thi viết bài, sáng tác thơ về Bác.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.

Hoạt động 1
VIẾT THU HOẠCH TÌM HIỂU VỀ

CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ.

(2 tiết)
1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt đông này, học sinh cần:


- Hiểu sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ cũng như
sự quan tâm và tình cảm của Bác đối với thế hệ trẻ, đặc biệt trong việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Tự hào, kính trọng và biết ơn công lao của Bác đối với dân tộc.
- Tích cực học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các nội dung sau:

72
- Nguyên nhân nào đã thôi thúc Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu
nước? Bác đã đi những đâu? Tìm hiểu những vấn đề gì?
- Bác tham gia các tổ chức nào, mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán
bộ ở đâu?
- Bác Hồ đã chủ trì hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và sáng lập
Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?
- Các văn kiện được Bác trực tiếp thảo ra gồm những văn kiện nào?
- Nghị định Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1939 khẳng định điều gì?
- Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được Bác
viết vào tháng mấy? Năm nào?
- Quyết định Tổng khởi nghĩa và thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt
Nam do Quốc dân đại biểu đại hội quyết định đã họp ở đâu? Tháng mấy? Năm
nào? Uỷ ban do ai đứng đầu?
- Câu thơ: “Trên vì nước, dưới vì nhà
Ấy là sự nghiệp ấy là công danh”
được Bác viết trong bài thơ nào? Năm nào? Em hiểu câu thơ đó như thế
nào?
- Bài thơ: “Không rau, không muối, canh không có
Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là
Có kẻ đem cơm còn chắc dạ
Không người lo bữa đói kêu cha”
được Bác viết trong hoàn cảnh nào? In trong tập thơ nào? Tên bài thơ là là?
- Bài thơ: “Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bán đá chông chênh lịch sử Đảng.
Cuộc đời cách mạng thât là sang”
Có tên là gì? Được Bác viết vào tháng mấy, năm nào? Thời gian đó Bác
đang hoạt động ở đâu?
- Nêu một số ví dụ về sự chỉ đạo của Bác trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, giải phóng Điện Biên Phủ.
- Những mốc son lịch sử nói lên công lao của Bác cùng Trung ương Đảng
lãnh đạo Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân tộc
nhân dân ở Miền Nam là gì?

73
- Em hiểu câu nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do? Của Bác như thế
nào?
- Tại sao Bác nói : “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
rất quan trọng và rất cần thiết?
(Xem gợi ý đáp án các câu hỏi trên đây ở phần Tư liệu tham khảo).
- Những lời dạy của Bác Hồ với thanh niên, thiếu niên và học sinh.
- Liên hệ những lời dạy của Bác với việc thực hiện công ước LHQ về
quyền trẻ em ở đất nước ta.
- Nêu một số ví dụ cụ thể về những tình cảm thân thương nhất Bác dành
cho thanh - thiếu niên, về những lời động viên toàn xã hội chăm sóc, bảo vệ
thiếu nhi để các em khoẻ mạnh, vui chơi và phát triển phù hợp với lứa tuổi.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:
Để giúp học sinh hiểu được công lao của Bác đối với dân tộc Việt Nam,
giáo viên gợi ý cho học sinh chuẩn bị đề cương và chuẩn bị các tài liệu về:
+ Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dưới chế độ
nô dịch của thực dân Pháp.
+ Các phong trào và con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước thời
điểm đó như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (để phân tích tính tích cực và
những hạn chế về con đường cứu nước như: dựa vào Nhật để đánh Pháp, phong
trào Đông Du …) từ đó làm nổi bật con đường cứu nước đúng đắn của Bác Hồ.
+ Để lựa chọn con đường cứu nước, phải hiểu được tình hình chính trị và
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cũng như nhân dân các nước thuộc
địa trên thế giới. Vì vậy Bác Hồ đã phải bôn ba đến nhiều nước trên thế giới.
Giáo viên gợi ý: Bác Hồ đến các nước đó để làm gì?
+ ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và chiến dịch lịch
sử Điện Biên phủ là gì?
+ Bác Hồ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam như thế nào?
+ Gợi ý học sinh tìm hiểu, sưu tầm những bài viết, bài thơ của Bác Hồ
dành cho thanh - thiếu niên và những tranh ảnh Bác Hồ với thanh - thiếu niên.
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các điều 6, 12. 13. 31 của Công ước LHQ
về Quyền trẻ em.
- Thời gian viết báo cáo thu hoạch: 90 phút.

74
- Nên thống nhất khổ giấy của báo cáo.
2. Học sinh:
- Lớp trưởng hoặc Bí thư Chi đoàn thống nhất chia lớp thành các nhóm
nhỏ để phân công các bạn trong nhóm sưu tầm tài liệu, các loại tư liệu, tranh ảnh
phục vụ cho báo cáo thu hoạch.
- Thảo luận và thống nhất đề cương phục vụ cho mục tiêu của hoạt động,
nhắc lại những trọng tâm cần nêu trong báo cáo.
- Gặp gỡ các nhóm trưởng để giải đáp thắc mắc hoặc mời giáo viên dạy
môn Lịch sử, Ngữ văn, giáo dục công dân … cung cấp thêm kiến thức và trao
đổi về nội dung.
- Thống nhất thời gian viết báo cáo (nên viết tập trung trên lớp) và mỗi bạn
trình bày báo cáo theo nhận thức riêng của mình.
- Thu báo cáo theo quy định và nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1. Tuần đầu tháng 5 tổ chức phát động đợt thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt
động của Bác Hồ, đề ra những yêu cầu và nội dung cụ thể.
2. Lớp trưởng, Bí thư Chi đoàn thống nhất chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hoạt
động riêng của lớp và thông qua chương trình và nội dung chi tiết.
3. Tổ chức viết thu hoạch:
- Người dẫn chương trình cho các bạn hát một số bài hát tập thể về Bác Hồ.
- Bí thư Chi đoàn hoặc lớp trưởng nói rõ lý do của hoạt động.
- Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến động viên các bạn.
- Thống nhất và thông báo thời gian viết và trình bày báo cáo (Có thể minh
hoạ trong báo cáo hệ thống tranh ảnh, các số liệu được chuẩn bị sẵn để làm tăng
thêm chất lượng và hình thức báo cáo).
- Thu báo cáo thu hoạch.
- Nộp lại báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.
4. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các cộng tác viên đánh giá chất lượng
của các báo cáo và tập hợp xây dựng một tập san của lớp.
Hoạt động 2
VĂN NGHỆ MỪNG SINH NHẬT BÁC HỒ
(1 tiết)

1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

75
Sau hoạt đông này, học sinh cần:
- Khắc sâu tình cảm, lòng kính trọng và biết ơn đối với Bác Hồ của thế hệ
trẻ Việt Nam.
- Rèn luyện kỹ năng, trau dồi đức tính tự tin và ý thức tích cực sẵn sàng
tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ của lớp, của trường.
- Tăng thêm lòng tự hào được sống trong thời đại Hồ Chí Minh.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1. Ca ngợi công lao của Đảng, của Bác Hồ đối với dân tộc, với sự nghiệp
vẻ vang của đất nước.
Lựa chọn những bài hát, bài thơ của nhiều tác giả ngợi ca công lao của
Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua các bài thơ, bài hát đó,
thế hệ trẻ thể hiện lòng tôn kính đối với lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hoá thế giới là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.
- Chọn những bài hát, bài thơ thể hiện tình cảm của Bác Hồ đối với thế hệ
trẻ, thể hiện niềm tin của thế hệ trẻ đối với tư tưởng của Người.
- Hoạt động văn nghệ: Hát các bài Bác đang cùng chúng cháu hành quân,
Hát mãi khúc quân hành, Lồi ca dâng Bác … để cảm nhận tình thương yêu bao
la của Bác đối với tuổi trẻ Việt Nam và qua đó thể hiện lòng biết ơn, thái độ
kính trọng đối với Bác Hồ.
3. Tổ chức các hoạt động “Tháng 5 nhớ Bác” thông qua các hình thức dâng
hoa lên tượng Bác, lễ báo công dâng Bác, xem phim về cuộc đời hoạt động của
Bác Hồ, nghe lời dạy của Bác, sinh hoạt truyền thống để thể hiện quyết tâm của
tuổi trẻ Việt Nam, sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ
đại.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:
- Định hướng nội dung hoạt động cho học sinh: ca ngợi Đảng, Bác Hồ,
- Nêu mục đích, yêu cầu của hoạt động văn hoá, văn nghệ “mừng sinh nhật
Bác Hồ” để học sinh có ý thức chuẩn bị.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ, cán bộ Đoàn thiết kế nội dung chương trình,
lựa chọn phương án thích hợp, có tính khả thi cao.
2. Học sinh:
- Cán bọ lớp, cán bộ Đoàn họp để phân công chuẩn bị các việc cụ thể.

76
- Quyết định về thời gian, địa điểm, số lượng tiết mục, thể loại các tiết mục
và chương trình hoạt động.
- Mỗi tổ chuẩn bị 4-5 tiết mục văn nghệ với các thể loại khác nhau: hát,
đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, múa, hoạt cảnh truyền thống …
- Thành lập ban giám khảo: Gồm những bạn có năng khiếu hoặc hiểu biết
về nghệ thuật, biết cảm thụ nghệ thuật, số lượng nên từ 3 đến 5 người.
- Thống nhất một số tiết mục chung cho cả lớp: Lựa chọn một số bạn tập
“phút sinh hoạt truyền thống” trước khi vào buổi diễn, ôn lại các bài hát Quốc
ca, Lãnh tụ ca và Dâng hoa lên tượng Bác.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Sinh hoạt văn nghệ được tiến hành theo đơn vị lớp với thời gian là 1 tiết.
Theo chương trình kế hoạch đã được chuẩn bị, tổ chức hoạt động sao cho phù
hợp với thời gian, điều kiện của lớp, của trường. Sau đây là những gợi ý về
chương trình sinh hoạt văn nghệ “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”.
1. Hoạt động thứ nhất: Phút tưởng niệm truyền thống
- Phút tưởng niệm truyền thống (dân hoa lên tượng Bác, mở băng phát lời
nói của Bác Hồ …) Khi mọi người đứng yên lặng có thể đọc câu : “Trong giờ
phút thiêng liêng và xúc động này, toàn thể các bạn học sinh lớp 11 … xin hứa
với Bác sẽ ra sức học tập và rèn luyện để thực hiện tốt những điều Bác dạy …”
2. Hoạt động thứ hai: Khai mạc hội diễn.
- Bí thư chi đoàn tuyên bố khai mạc hội diễn.
- Đọc danh sách ban giám khảo và mời ban giám khảo vào vị trí của mình.
Một đại diện ban giám khảo nêu yêu cầu và tiêu chuẩn chấm điểm (do lớp xây
dựng trước đó và công khai với các tổ).
- Có thể chấm theo thang điểm khác nhau . Sau đây là một gợi ý:

Kỹ thuật
Đơn vị Chủ đề (2 Nội dung Tự biên
STT biểu diễn Cộng
(cá nhân) điểm) (3 điểm) (2 điểm )
(3 điểm)

ChÊm ®iÓm xong cã thÓ xÕp lo¹i A, B,C.


3. Ho¹t ®éng thø ba: BiÓu diÔn v¨n nghÖ.

77
Theo thø tù bèc th¨m, ngêi dÉn ch¬ng tr×nh mêi c¸c c¸ nh©n vµ c¸c tæ lªn
tr×nh bµy tiÕt môc cña m×nh. Yªu cÇu mçi tiÕt môc kh«ng qu¸ 3 phót. §¶m
b¶o tÝnh liªn tôc trong qu¸ tr×nh biÓu diÔn.
- Sau mçi tiÕt môc, ban gi¸m kh¶o nªn cho ®iÓm c«ng khai. Th ký ghi
chÐp ®Ó c«ng bè ®iÓm cña c¸c tæ vµo phÇn bÕ m¹c.
- C¸c ®¬n bÞ vµ c¸ nh©n tr×nh bµy xong, ngêi dÉn ch¬ng tr×nh cã thÓ tæ
chøc mét trß ch¬i tËp thÓ ®Ó thay ®æi kh«ng khÝ cña buæi diÔn.
- Ngêi dÉn ch¬ng tr×nh c«ng bè kÕt qu¶ xÕp lo¹i. Mêi gi¸o viªn chñ
nhiÖm lªn trao gi¶i thëng cho tËp thÓ tæ vµ c¸ nh©n theo tø tù tõ gi¶i ba, gi¶i
nh×, gi¶i nhÊt.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

Hoạt động 3

THI VIẾT BÀI, SÁNG TÁC THƠ CA VỀ BÁC HỒ


(1 tiết)
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

Sau hoạt động này, học sinh cần:


- Nhận thức rõ công lao to lớn của Bác Hồ, thể hiện tình cảm và bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đối với lãnh tụ kính yêu của dân tộc, khắc sâu trong trái tim
mình hình ảnh vị anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới.
- Thể hiện lòng tự hào, kính trọng và biết ơn Bác Hồ qua các tác phẩm, bài
viết của mình.
- Tích cực học tập, rèn luyện để trở thành người công dân có ích cho xã
hội.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1. Viết bài ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ.


- Yêu cầu câu văn diễn đạt trong sáng, rõ ràng, thể hiện được tình cảm sâu
sắc và lòng biết ơn của thanh niên học sinh đối với Bác Hồ.
- Thông qua bài viết, các em thể hiện sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng của Bác Hồ, tự do trình bày ý kiến cá nhân (như tinh thần các Điều
12, 13 trong Công ướcc LHQ về quyền trẻ em đã nêu: Trẻ em có quyền được
tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn, được tạo cơ hội để tự do bày tỏ quan điểm
của mình).
- Phân tích nhân cách lớn Hồ Chí Minh thông qua những câu chuyện cảm
động về sự ứng xử tinh tế, văn hoá, lịch lãm của Bác trong quan hệ đối ngoại

78
cũng như những cử chỉ ân cần, chu đáo của Bác đói với đồng bào và thanh -
thiếu niên.
- Ghi nhớ những lời căn dặn của Bác đối với tuổi trẻ Việt Nam, những lời
đã thấm vào máu thịt nhiều thế hệ cha anh, góp phần dẫn dắt, định hướng ý
nghĩa cuộc sống cho thanh niên, đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
2. Sáng tác thơ ca nói lên tình cảm, sự yêu thương, kính trọng đối với Bác
Hồ.
Thơ, các sáng tác, bài viết về Bác Hồ cần được diễn đạt bằng những từ ngữ
trong sáng, rõ ràng, thể hiện được sự ngưỡng mộ, tôn kính, lòng biết ơn và tình
cảm chân thành của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Lãnh tụ kính yêu của nhân dân
ta - người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc
thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: đó là kỉ nguyên của
độc lập, dân chủ và tiến lên CNXH.
3. Thể loại bài ca:
Yêu cầu ca từ phải hàm tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ, đồng thời thể
hiện sự tôn kính, sự biết ơn, công lao của Người đối với dân tộc và mỗi người
dân Việt Nam.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:
- Họp cùng với BCH Chi đoàn, cán bộ lớp thống nhất phát động cuộc thi
viết bài, sáng tác thơ ca về Bác Hồ tuần đầu tháng 5.
- Gợi ý hình thức, thể loại, yêu cầu nội dung và giải phóng.
- Cung cấp cho học sinh một số sáng tác của thanh - thiếu niên về Bác Hồ.
2. Học sinh:
- BCH Chi đoàn chủ trì cùng cán bộ lớp ra thông báo về cuộc thi (đã thông
qua ý kiến giáo viên chủ nhiệm lớp).
- Động viên tất cả các bạn cùng tham gia viết bài hay sáng tác thơ, ca tuỳ
theo khả năng của cá nhân.
- Mời giáo viên và một số bạn của lớp có khả năng đọc, đánh giá các bài
viết để chuẩn bị cho ngày hoạt động.
- Nếu có bài tự sáng tác, nên nhờ người phổ nhac, góp ý thêm về bài hát và
có sự tập dượt cho tập thể để thể hiện trong buổi hoạt động cuối tháng.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

79
- Người điều khiển nêu mục đích, ý nghĩa của hoạt động, nêu rõ đây là
những việc làm có ý nghĩa thiết thực, thể hiện tình cảm của mỗi học sinh đối với
Bác Hồ.
- Mời giáo viên các môn Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân và một số
bạn trong lớp làm ban giám khảo.
- Từng cá nhân có tiết mục được mời giới thiệu và thể hiện tác phẩm của
mình.
- Ban giám khảo hoặc người dẫn chương trình có thể phỏng vấn, hỏi thêm
các bạn về ý nghĩa, xuất xứ, nội dung tác phẩm.
- Ban giám khảo công bố kết quả và trao những phần thưởng của lớp cho
các bạn có tác phẩm tốt nhất về Bác Hồ kính yêu.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG .

80
Chủ đề hoạt động hè
MÙA HÈ TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG

1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt đông này, học sinh cần:


- Hiểu sự hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng và tiếp cận với xã hội đang
đổi mới vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của học sinh.
- Hình thành và phát triển ý thức cộng đồng, có trách nhiệm với xã hội, rèn
luyện làm việc theo tinh thần: hợp tác, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau.
- Nâng cao ý thức công dân, vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với
cộng đồng xã hội, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”; “Bầu ơi thương
lấy bí cùng” của dân tộc Việt Nam.
- Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

- Hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6


- Hoạt động xã hội tại địa phương như: tham gia tuyên truyền, phát thanh
cổ vũ, nêu gương “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” nhân ngày gia
đình Việt Nam 28-6.
- Toạ đàm về vai trò của gia đình đối với sự ổn định và phát triển của địa
phương, vai trò của gia đình đối với tương lai của thế hệ trẻ.
- Ngày tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng, sức khoẻ sinh sản vị thành
niên.
- Thanh thiếu niên với việc vun đắp hạnh phúc gia đình và cộng đồng.
- Hoạt động tình nguyện nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27/7.
Để làm tốt công tác hoạt động hè cần:
- Thành lập ban chỉ đạo hoạt động hè ở địa phương, nhằm đảm bảo tốt sự
phối kết hợp các hoạt động hè giữa nhà trường, địa phương và các lực lượng
giáo dục khác.
- Nhà trường phối hợp với ban chỉ đạo hè ở địa phương (Quận - Huyện -
Phường - xã) để tổ chức đưa học sinh tham gia hoạt động hè.
- Ban chỉ đạo hoạt động hè có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hoạt động, kiểm
tra các hoạt động hè ở địa phương, nhận xét vào phiếu sinh hoạt hè của học sinh.
C. GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:

Hoạt động 1

81
MÙA HÈ TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG

1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt đông này, học sinh cần:


- Hình thành ý thức, thái độ của người đoàn viên, học sinh trường THPT
đối với các em thiếu niên - nhi đồng.
-Thông qua ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng
thu hút, tổ chức các hoạt động phù hợp với đối tượng, tăng thêm tình cảm giữa
các thế hệ học sinh, phát huy tinh thần xung kích của người đoàn viên thanh
niên.
- Biết sử dụng thời gian hè vào các hoạt động giáo dục có hiệu quả, tránh
những ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh THPT và các em thiếu niên - nhi đồng.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1. Lễ kỷ niệm ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 và khai mạc các hoạt động hè.
- Nêu bật ý nghĩa về ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.
- Thể hiện sự quan tâm của các chủ thể xã hội đối với các em thiếu niên -
nhi đồng, thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Phản đối chiến tranh, ủng hộ và bảo vệ hoà bình.
- Tặng quà cho các cháu ngoan, học giỏi, con em gia đình thương binh, liệt
sĩ những em thiếu nhi nghèo vượt khó.
2. Tổ chức cho thiếu nhi tham gia giữ gìn về sinh môi trường.
- Tổ chức dọn vệ sinh đường phố, ngõ xóm, khơi thông dòng chảy, cống
rãnh, ao tù, vận động nhân dân giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp .
3. Tổ chức tu sửa nghĩa trang liệt sĩ vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt
sĩ 27/7.
Trồng cây tại các nghĩa trang liệt sĩ, quét vôi, nhổ cỏ, làm vệ sinh xung
quanh nghĩa trang.
4. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông.
Tổ chức phát thanh tuyên truyền về an toàn giao thông, phát tờ rơi về
những quy định đi đường, nhường đường, ký hiệu giao thông trên đường.
5. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, vui chơi giải trí.
Vui chơi, giải trí , tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ là quyền của
thanh - thiếu niên được ghi trong Công ước LHQ về quyền trẻ em và luật bảo

82
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Do đó , cần tổ chức thật tốt hoạt động trên cho các em nhân ngày Quốc tế
thiếu nhi 1-6 và cả trong dịp hè.
Chú ý: Chọn cử đoàn viên, thanh niên có khả năng tập hợp thiếu nhi và
năng khiếu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để thực hiện nội dung này.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

- Để thực hiện tốt những nội dung trên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo,
phân công cụ thể rõ ràng từng thành viên đảm đương từng mảng việc.
- Thờigian tổ chức: Vào ngày 1-6, ngày đầu của dịp nghỉ hè.
- Kết hợp tốt với cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thanh niên trên địa bàn,
vận động các lực lượng xã hội cùng tham gia như tổ dâ phố, già làng, trưởng
bản, một số cộng tác viên có trên địa bàn.
1. Giáo viên (hoặc người tổ chức)
- Gợi ý để học sinh nắm bắt ý tưởng và cách thức tổ chức ngày Quốc tế
thiếu nhi 1-6.
- Giúp học sinh tìm hiểu ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 qua một số
tài liệu.
- Thông báo cho học sinh về tình hình chung của địa phương và gợi ý một
số phương pháp tổ chức hoạt động cho thiếu niên nhi đồng.
2. Học sinh:
- BCH chi đoàn (năm học vừa qua) chủ trì cùng phối hợp với các lực lượng
giáo dục lên kế hoạch và chuẩn bị các nội dung hoạt động.
- Phân công các tổ chuẩn bị các nội dung hoạt động, các điều kiện và
phương tiện phục vụ cho từng hoạt động cụ thể.
- Tập các nghi lễ chào cờ, sinh hoạt truyền thống, một số bài hát, điệu múa
theo quy định.
- Lựa chọn địa điểm phù hợp cho các hoạt động, xác định rõ thời gian
những hoạt động chung và hoạt động riêng của từng nhóm.
- Tham gia với địa phương chuẩn bị quà tặng cho các em ngoan, học giỏi
trong năm học, con em gia đình thương binh, liệt sĩ, những thiếu nhi nghèo vượt
khó, những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

- Hoạt động chung được tổ chức tại địa điểm rộng rãi, thoáng mát bao
gồm:

83
+ Khai mạc buổi lễ: Nghi lễ chào cờ, sinh hoạt truyền thống.
+ Nêu ý nghĩa của ngày 1-6, kêu gọi các lực lượng xã hội ủng hộ, tạo môi
trường tốt nhất để chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng (nên mời một đồng
chí đại diện cho cấp uỷ hoặc chính quyền địa phương phát biểu).
+ Đại diện của lớp và chi đoàn (năm học vừa qua) phát biểu với tư cách là
người đại diện cho đoàn thanh niên được giao nhiệm vụ chăm lo, dìu dắt, giúp
đỡ thiếu niên nhi đồng thực hiện một số hoạt động cụ thể trong ngày 1- 6 và
trong suốt dịp nghỉ hè của các em.
+Tặng qùa, trao phần thưởng động viên các đối tượng nêu trong mục II
- Hoạt động của các tổ theo nội dung, bao gồm:
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường.
+ Tu sửa nghĩa trang liệt sĩ.
+ Tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
+ Tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
Chú ý: Do cùng một lúc diễn ra nhiều hoạt động nên phải cử học sinh theo
dõi tiến độ các hoạt động, kịp thời động viên các nhóm, tổ học sinh và các em
thiếu niên - nhi đồng có sáng kiến để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều
quan trọng nhất là phải phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc tổ chức các
hoạt động này.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 2
XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH, GIA ĐÌNH VĂN HOÁ

(3 tiết)
1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Sau hoạt đông này, học sinh cần:


- Nhận thức rõ hơn về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con em và
xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới ở địa phương.
- Xây dựng thái độ, ý thức trách nhiệm của thanh - thiếu niên, các thành
viên khác trong cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương đối với
việc vun đắp hạnh phúc gia đình, xây dựng nếp sống văn minh.
- Biết góp phần bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của gia đình.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

84
- Tìm hiểu chức năng, vai trò của gia đình, nêu bật được nét văn hoá văn
minh trong giao tiếp, ứng xử của thanh - thiếu niên trong gia đình và cộng đồng
dân cư .
- Phát huy vai trò của thanh thiếu niên trong việc xay dựng nếp sống văn
minh, gia đình văn hoá, giữ gìn môi trường xã hội ổn định, lành mạnh trên địa
bàn dân cư.
- Tìm hiểu vai trò của gia đình, các tổ chức chính trị - xã hội và nhà trường
trong việc truyền dạy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp để thế hệ trẻ học
tập kế thừa và phát huy.
- Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

Gia đình luôn là tế bào quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội.
Trước đây, sự gắn bó vững chắc giữa các mối quan hệ trong gia đình và cộng
đồng đã tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Ngày nay,
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò
của gia đình lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc giữ gìn các
giá trị văn hoá và ổn định để phát triển xã hội. Nhận thức được vai trò quan
trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã chọn ngày 28 -6 hàng năm là ngày gia đình
Việt Nam. Chính vì vậy, việc chuẩn bị nội dung hoạt động trong ngày 28/6 để
thanh - thiếu niên gia đình và cộng đồng cùng hướng tới việc xây dựng và phát
huy nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá ở địa phương là rất cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng.
Chuẩn bị 1: áp phích, khẩu hiệu để tuyên truyền cho ngày gia đình Việt
Nam 28/6 ở địa phương.
- Giáo viên (hoặc người tổ chức): Phối hợp với Đảng uỷ, chính quyền, các
tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, đặc biệt là Đoàn thanh niên, Hội phụ
nữ … xây dựng kế hoạch và phương thức tuyên truyền “Nếp sống văn minh -
gia đình văn hoá” tại địa phương nhân ngày 28/6. Có thể chuẩn bị một số áp
phích, băng rôn, khẩu hiệu, bản tin về ngày Gia đình Việt Nam 28/6 với nội
dung phù hợp phát trên đài phát thanh của xã, phường trước, trong và sau ngày
28/6.
- Học sinh: Nên chia nhóm học sinh để thực hiện các nội dung như nhóm
tham gia tuyên truyền cổ động; nhóm văn nghệ, nhóm chuẩn bị trang trí các
khẩu hiệu, băng rôn tại những nơi công cộng tập trung nhiều dân cư sinh sống
tại địa phương.
Chuẩn bị 2: Tổ chức toạ đàm tại trụ sở UBND xã, phường hoặc nhà văn
hoá của địa phương về “Nếp sống văn hoá - gia đình văn hoá” nhân ngày 28/6.

85
- Giáo viên (hoặc người tổ chức): Phối hợp với Đảng uỷ, chính quyền các
tổ chức chính trị- xã hội tại địa phương, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội
người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, thương, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ
… trao đổi để thống nhất nội dung toạ đàm.
- Học sinh: Chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung như:
Chuẩn bị hội trường, tiếp đón đại biểu, tập hát những bài hát ca ngợi gia đình,
bố mẹ, thầy, cô giáo hát về người mẹ Việt Nam, ca ngợi những tấm gương anh
hùng liệt sĩ chiến đấu quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc …
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1. Giáo viên (hoặc người tổ chức):


- Cùng một số đồng chí lãnh đạo địa phương chủ trì buổi toạ đàm.
- Nêu ý nghĩa và vai trò của việc xây dựng và thực hiện “nếp sống văn
minh - gia đình văn hoá” tại địa phương.
- Nêu những câu ca dao, tục ngữ sau đây để mọi người cùng trao đổi về
việc xây dựng và thực hiện “nếp sống văn minh - gia đình văn hoá”
+ Uống nước nhớ nguồn
+ Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
+Chị ngã em nâng
+ Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ
+ Môi hở răng lạnh
+ Trên kính dưới nhường
- Nêu những ví dụ về ứng xử văn hoá trong cuộc sống, những giá trị văn
hoá truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ đi trước truyền dạy cho thanh - thiếu
niên. Nêu những nét ứng xử văn hoá trong các mối quan hệ: cha mẹ với con cái.
vợ với chồng, anh chị em với nhau, ứng xử bè bạn …

86
TƯ LIỆU THAM KHẢO
I. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
1. Khái niệm:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) là một giai đoạn của qúa trình
phát triển: là một sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp
và thủ công sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, CNH, HĐH là giai đoạn
phát triển được đánh dấu bằng sự thay đổi cơ bản về tính hiệu quả, tính công
nghiệp và tính bền vững của sự phát triển.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định từ nay đến
năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Đối với đất nước ta, CNH, HĐH là một quá trình biến đổi toàn diện, từ tư duy
phát triển, đến việc biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, từ kết cấu hạ tầng đến
kiến trúc thượng tầng.
Đặc điểm chung quan trọng nhất và quyết định nhất của CNH là sự thay
thế kỹ thuật thủ công bằng máy móc trên quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân;
đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoa, tạo ra bước ngoặt
trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội, biến đổi một xã hội nông nghiệp
lạc hậu thành một xã hội công nghiệp tiên tiến. Thực chất của HĐH là sự phát
triển công nghệ, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội (Cả nông nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ) từ trình độ thấp lên trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại.
CNH, HĐH đất nước là một qúa trình phát triển từ trình độ thấp lên trình
độ cao của toàn xã hội với 3 yếu tố quan trọng nhất là:
- Văn hoá (Bao gồm bản sắc dân tộc; lịch sử dựng nước và phát triển; hệ
thống các phong tục, tập quán xã hội; truyền thống của hoạt động sản xuất và
kinh doanh …).
- Môi trường cho sự phát triển (Bao gồm niềm tin của nhân dân; trình độ
dân trí; hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế).
- Yếu tố tri thức (bao gồm chất lượng đội ngũ những người lao động trí óc,
sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; cơ sở vật chất về kho
tàng tri thức và thông tin khoa học và công nghệ; hiệu quả lao động sáng tạo đối
với phát triển kinh tế - xã hội hay hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học, công
nghệ trong từng sản phẩm xã hội).

87
Đối với nước ta, ngoài đặc điểm trên đây, còn một đặc điểm rất quan trọng
của CNH, HĐH ở nước ta là quá trình CNH, HĐH gắn bó hữu cơ và phụ thuộc
vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Bện cạnh đó, trong điều
kiện của nền kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng và sâu rộng như hiện nay thì
kinh tế tri thức trở thành vận hội lớn để chúng ta đẩy nhanh quá trình CNH,
HĐH. Với khoảng 75% dân số nước ta sống ở nông thôn và làm nghề nông thì
tất cả mọi chính sách, mọi chiến lược phát triển của đất nước đều phải hướng tới
giải quyết những vấn đề bức xúc của nông thôn, đó là:
- Quan hệ sản xuất (quyền sở hữu đất đai, giao đất, giao rừng…)
- Điện khí hoá nông thôn.
- Nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn.
- Cải tạo nếp sống vệ sinh, ăn ở, môi trường và chất lượng cuộc sống nông
thôn.
- Đẩy mạnh việc thiết lập mạng lưới thông tin; xây dựng kết cấu hạ tầng
hiện đại và không ngừng mở rộng hệ thống dịch vụ.
2. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp
có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và
tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh.
3.Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tập trung vào các lĩnh vực:
Nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông sản và hàng tiêu dùng
một số ngành công nghiệp mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển du lịch;
phát triển hợp lí các vùng lãnh thổ; sản xuất hàng xuất khẩu.
4. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra những yêu
cầu gì?
- CNH, HĐH đặt ra yêu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo, tuyển chọn
và trọng dụng nhân tài, CNH, HĐH trong điều kiện của nền kinh tế tri thức sẽ là
hiện thực nhanh chóng đối với dân tộc nào có nhiều nhà khoa học và công nghệ;
có các nhà lãnh đạo sáng suốt và quyết đoán; có nhiều nhà doanh nghiệp giàu
tính sáng tạo, dám mạo hiểm và có tinh thần tự cường dân tộc.
- Yêu cầu ngày càng cao trong việc chấn hưng nền giáo dục quốc dân với
mục tiêu là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phù hợp với
yêu cầu mới, nội dung mới và phương pháp mới để thích ứng với quá trình
CNH, HĐH trong xu thế tri thức hoá ngày càng cao.

88
- Yêu cầu ngày càng cao trong việc xây dựng tiềm lực khoa học và công
nghệ quốc gia. Điều đó có nghĩa là củng cố và xây dựng các cơ sở nghiên cứu và
triển khai đủ khả năng nắm bắt và làm chủ các công nghệ nền (cơ sở) mới và
cao, làm chỗ dựa cho sự phát triển các công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
và đổi mới mặt hàng.
5. Yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đối với
thanh niên.
- Thanh niên phải có hoài bão lớn, đó là tính cách điển hình của thanh niên.
- Thanh niên phải có trị thức về mọi mặt, có năng lực tiếp thu và sáng tạo
về khoa học và công nghệ, có trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ cao, trở thành
những người lao động chân tay và trí óc giỏi, những nhà khoa học có tài năng
những nhà quản lý và kinh doanh thành thạo và giàu kinh nghiệm, trở thành lực
lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện của đất nước.
- Thanh niên phải có đạo đức cách mạng: Mỗi thanh niên phải hành động
và ứng xử với đầy đủ ý thức trách nhiệm công dân, tôn trọng pháp luật, sống có
trật tự, kỷ cương, giữ gìn mọi mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp, nhân ái, trung
thực trong gia đình và xã hội.
- Thanh niên phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai
khác là lực lượng xung kích trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và củng
cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Thanh niên phải là lực lượng
xung kích trong phòng, chống các tệ nạn xã hội, chống tham nhũng, tham gia
bảo vệ trật tự trị an và an toàn xã hội.
V. Vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu:
1, Tình bạn:
- Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên
cơ sở hợp nhau về tình tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng
(thế giới quan, lý tượng, niềm tin …) và một số nét nhân cách khác mà qua đó
mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái “tôi” thứ hai ít nhiều có tính chất lý
tưởng.
- Tình bạn có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người, đăc biệt là đối
với thanh thiếu niên.
- Một tình bạn tốt có những đặc điểm sau:
+ Có sự phù hợp về xu hướng.
+ Có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
+ Có sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm cao với nhau.

89
+ Có sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc với nhau.
+ Có thể tồn tại nhiều mối quan hệ tình bạn cùng một lúc mà vẫn giữ được
độ mặn nồng thắm thiết.
- Tình bạn khác giới có những đặc điểm cơ bản của tình bạn cùng giới, tuy
nhiên nó cũng có những đặc điểm riêng.
+ Tình bạn khác giới làm cho mỗi người tự hoàn thiện mình, làm tôn vẻ
đẹp của môi giới. Tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu. Song, không
nhất thiết mọi tình bạn khác giới đều chuyển thành tình yêu.
+ Trong quan hệ bạn bè khác giới cần tránh:
- Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu.
- Gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu.
+ Tình bạn khác với tình yêu là không có sự say mệ thể xác, không ghen
tuông khi bạn khác giới có người yêu.
2. Tình yêu:
- Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, một biểu hiện cao đẹp của tình
người (lòng nhân ái). Tình yêu làm con người trở nên thanh cao hơn, nhân ái
hơn và giàu sức sáng tạo hơn.
- Tình yêu nam nữ (đôi lứa) là tình cảm đặc biệt thúc đẩy hai người khác
giới đi đến hoà nhập với nhau về tình cảm, tâm hồn và thể xác.
- Từ “Mối tình đầu” thường gợi lên cho các bạn trẻ sắp bước vào cuộc
sống yêu đương một sự háo hức chờ mong. Nhiều mối tình đầu đã phát triển
thành tình yêu sâu sắc và đi đến hôn nhân hạnh phúc.
Tuy nhiên do đặc điểm tuổi trẻ còn bồng bột, chưa có nhiều kinh nghiệm
trong cuộc sống lại quá lý tưởng hoá tình yêu nên mối tình đầu thường bị tan vỡ,
để lại những thương tổn về tình cảm, mất mát trong yêu đương, dễ làm cho
nhiều nam nữ sống buông thả.
- Tình yêu bền vững phụ thuộc vào nỗ lực thường xuyên của cả hai người
nhằm duy trì tình yêu chín chắn, tốt đẹp và lành mạnh để đi đến hôn nhân.
3. Vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu.
- Vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu chính là sự tôn trọng lẫn nhau, chung
thuỷ, yêu thương, luôn đem lại hạnh phúc cho nhau.
- Vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu là sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ niềm vui
cũng như nỗi buồn, chia sẻ trách nhiệm trong tình yêu và trách nhiệm đối với
tương lai của nhau.

90
- Luôn luôn biết tự trọng và tôn trọng chính bản thân mình.
4. Một số câu ca dao về tình bạn, tình yêu:
- Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Buôn có bạn, bán có phường.
- Thuận bè, thuận bạn tát cạn biển đông
- ở chọn nơi, chơi chọn bạn
- Thức lâu mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết lòng người có nhân
- Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai
- Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười
- Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng
- Yêu nhau quá đỗi nên mê
Tỉnh ra mới biết kẻ chê người cười
- Yêu nhau thì ném bã trầu
Ghét nhau, ném đá vỡ đầu nhau ra
- Tay bưng bát muối, đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
VI. Giới và bình đẳng giới:
1. Giới và giới tính:
- Giới tính là những đặc điểm khác biệt sinh học giữa nam giới và nữ giới,
chủ yếu liên quan đến chức năng sinh sản.
VD: Nữ giới có buồng trứng, có chức năng mang thai và sinh con, còn nam
giới có tinh trùng để thụ thai. Đặc điểm của giới tính là tự nhiên, bẩm sinh, đồng
nhất và không thay đổi theo thời gian. Do vậy, nữ giới ở mọi nơi trên thế giới
đều có thiên chức giống nhau là mang thai, sinh con và cho con bú. Nam giới có
thể sản xuất tinh trùng để duy trì nòi giống. Đặc điểm giới tính này từ xưa đến
nay chưa hề thay đổi.

91
- Giới là những đặc điểm khác biệt xã hội giữa nữ giới và nam giới. Xã hội
có những quan niệm và mong đơị khác nhau đối với nữ giới và nam giới, hình
thành nên khác biệt xã hội giữa hai giới về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và
hành vi ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội.
Sự khác biệt xã hội giữa nữ giới và nam giới là do xã hội và con người tạo
nên, nó chưa hề có lúc bé trai hay gái mới sinh ra. Đặc điểm về giới rất khác
nhau và đa dạng trong và giữa các nền văn hoá. Ví dụ: ở một số nước, nam giới
làm trong các xưởng dệt, còn ở Việt Nam thì chủ yếu nữ giới làm trong các
xưởng dệt; ở các nước theo đạo Hồi, nam giới được lấy nhiều vợ, còn các nước
khác thì thực hiện nguyên tắc 1 vợ 1 chồng, ở một vài vùng dân tộc của Việt
Nam con trai lấy vợ phải ở rể …
Đặc điểm Giới có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Trước đây nữ giới
không được đi học, không được tham gia lãnh đạo, quản lý xã hội, còn ngày
nay, phụ nữ được đi học và có thể làm tổng thống, thủ tướng. Ngược lại, trước
đây nam giới không bao giờ làm nội trợ thì ngày nay, nam giới có thể làm nội
trợ và chia sẻ ngày càng nhiều hơn công việc chăm sóc con cái với nữ giới.
- Nam và nữ, mỗi người đều có những đặc điểm khác nhau về mặt sinh học
và xã hội, Vì vậy, cả hai giới cần phải tôn trọng, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng
có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Bình đẳng giới:
- Bình đẳng giới là nữ giới và nam giới không bị phân biệt đối xử, có được
vị thế xã hội như nhau, có cơ hội như nhau để được học tập, hoạt động và cống
hiến cho sự phát triển, đồng thời được thụ hưởng sự bình đẳng và công bằng do
những lợi ích của sự phát triển đó mang lại.
- Văn minh ngày càng phát triển, người ta càng công nhận vai trò của phụ
nữ và công nhận quyền bình đẳng của hai giới trong xã hội.
- Có những bạn nam có thể làm được việc mà trước đây người ta coi đó là
việc của bạn nữ và ngược lại, có những bạn nữ cũng làm được việc mà trước đây
người ta coi đó là việc của bạn nam. Do vậy mà chúng ta không nên có sự phân
biệt, quyết định đâu là vai trò, trách nhiệm của nam và nữ. Mỗi chúng ta đều có
một cuộc sống khác nhau nhưng ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi các định kiến của
xã hội về nam và nữ. Vậy thì chúng ra phải cùng nhau cởi bỏ những định kiến
cũ và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách tôn trọng yêu thương, chia
sẻ cùng nhau.
- Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên là:
+ Thu hút sự tham gia của cả nam, nữ vị thành niên (đặc biệt là các em
nam trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Cùng trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến

92
thức, kỹ năng, cùng ra quyết định liên quan đến lĩnh vực này nhất là có trách
nhiệm sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Đây là yếu tố quan trọng đảm
bảo góp phần thực hiện bình đẳng giới, tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Chăm sóc và nuôi dạy trẻ em trai và trẻ em gái như nhau.
+ Chống mọi hình thức bạo hành đối với vị thành niên, đặc biệt là bạo
hành tình dục đối với các em gái.

93

You might also like