Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I SINH HỌC 11 NĂM HỌC 2021- 2022

2. KIỂM TRA HỌC KÌ I


a. Ma trận

Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Chủ đề Tổng
TN Tự TN Tự TN Tự TN Tự
luận luận luận luận
Trao đổi nước 2 câu TN:2 câu
ở thực vật
(Số điểm) 0,5đ 0,5đ
Trao đổi 3 câu TN:3câu
khoáng và
dinh dưỡng
nito ở thực
vật
(Số điểm) 0,75đ 0,75đ
Quang hợp ở 3câu 1 câu 1câu TN:5câu
thực vật

(Số điểm) 0,75 0,25đ 0,25 đ 1,75 đ


Hô hấp ở thực 1 câu 1 câu TN:9 câu
vật 1 câu 2 câu TL: 1 câu
3 câu

(Số điểm) 0,75đ 0,25 đ 2đ 0,25 đ 0,5đ 3,75đ


5 câu 1câu 2câu 1 câu 1 câu 9. TN
Tiêu hóa
1. TL
1,25đ 0,25đ 0,5đ 1đ 0,25 3,25
Tổng: 16 câu 2câu 1 câu 4câu 1 câu 4 câu TN:28 câu
+ TN: 28 câu (4đ) (0,5đ) (2 đ) (1,0 đ) (1đ) (1,0đ) TL: 2 câu
(7 điểm)
+ Tự luận: 2
câu (3 điểm)
Tỉ lệ %
40% 30% 20% 10% 100%

b. Đề minh họa.
I. Phần 1: Trắc nghiệm (28 câu – 7 điểm)
Câu 1.Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. nhờ các bơm ion.   B. cần tiêu tốn năng lượng.
C. thẩm thấu.   D. chủ động.
Câu 2. Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây?
A. Mạch rây. B. Tế bào chất. C. Mạch gỗ D. Mạch gỗ và mạch rây.
Câu 3. Kết quả của giai đoạn đường phân từ một phân tử glucôzơ đã tạo được
A. 4 phân tử axit piruvic và 2 ATP. B. 2 phân tử axit piruvic và 2 ATP.
C. 3 phân tử axit piruvic và 3 ATP. D. 2 phân tử axit piruvic và 3 ATP.
Câu 4. Tại sao người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày mà quá trình biến đổi thức ăn vẫn diễn ra?
A. Vì dạ dày không có vai trò quan trọng trong quá trình biến đổi thức ăn.
B. Vì ruột rất dài có thể chứa thức ăn được lâu.
C. Vì 1/3 dạ dày còn lại vẫn tiêu hóa được thức ăn bình thường.
D. Vì ruột là cơ quan tiêu hoá chủ yếu, chứa hai loại dịch tiêu hoá quan trọng là dịch tụy và dịch ruột có
đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hoá gluxit, lipit và prôtit.
Câu 5. Cho các phát biểu sau.
I. Ở chim ăn hạt và gia cầm, sự biến đổi cơ học của thức ăn không có ý nghĩa gì về tiêu hóa.
II. Tại dạ dày của chim ăn hạt và gia cầm vẫn xảy ra sự biến đổi hóa học thức ăn.
III. Quá trình tiêu hóa xảy ra ở dạ dày (mề) quan trọng hơn so với ruột non.
IV. Dạ dày cơ biến đổi cơ học, còn dạ dày tuyến có vai trò biến đổi hóa học về thức ăn của chim ăn hạt và gia
cầm. Các phát biểu sai là
A. I, IV. B. I, III. C. II, IV. D. I, II, III.
Câu 6. Trong ống tiêu hóa cùa động vật nhai lại, thành xenlulozơ của tế bào thực vật
A. không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
B. được nước bọt thủy phân thành các thành phần  đơn giản.
C. được tiêu hóa nhờ các vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.
D. được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.
Câu 7. Lá cây bị vàng là do thiếu diệp lục. Có thể chọn những nguyên tố khoáng nào để bón cho cây?
A. P,K,Fe. B. N, Mg, Fe. C. P, K, Mn. D. S, P, K
Câu 8.Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu trình sống.
B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H,O,N,P,K,S,Ca,Mg.
C. Không thể thay thế được bằng bất kì nguyên tố nào.
D. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển háo vật chất trong cơ thể.
Câu 9. Trong sản xuất nông nghiệp, muốn nhận biết thời điểm cần bón phân thường căn cứ vào dấu hiệu nào sau
đây?
A. Dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. B. Dấu hiệu bên ngoài của thân cây.
C. Dấu hiệu bên ngoài của hoa. D. Dấu hiệu bên ngoài của lá.
Câu 10. Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước với quá trình hô hấp, có mấy phát biểu sai?
I. Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.
II. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hoá học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá
trình hô hấp.
III. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh.
IV. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.
Câu 11. Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp glucozo, các chất hữu cơ và giải phóng oxi.
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
C. Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
D. Điều hòa tỉ lệ O2/CO2 của khí quyển.
Câu 12. Chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối?
A. C6H12O6 B. CO2 C. ATP D. O2
Câu 13. Hệ sắc tố quang hợp bao gồm
A. diệp lục a và diệp lục b. B. diệp lục a và carôtenôit.
C. diệp lục b và carotenoit. D. diệp lục và carôtenôit.
Câu 14. Tại sao phải bảo quản nông sản, thực phẩm trong điều kiện khô ráo?
A. Vì nếu vậy, sẽ chuyển chất nguyên sinh từ trạng thái dịch keo (sol) sang trạng thái keo thạch (Gel).
B. Vì ở trạng thái khô ráo, tế bào thực vật sẽ ngừng quá trình hô hấp.
C. Vì nếu bị ẩm, nước sẽ làm cho cường độ hô hấp tăng, chất hữu cơ bị phân giải, đối tượng bảo quản kém phẩm
chất.
D. Vì nếu vậy, sẽ chuyển chất nguyên sinh từ trạng thái dịch keo (sol) sang trạng thái keo thạch (Gel) và
nếu bị ẩm, nước sẽ làm cho cường độ hô hấp tăng, chất hữu cơ bị phân giải, đối tượng bảo quản kém
phẩm chất.
 Câu 15. Tại sao dạ dày của các động vật ăn thực vật lại lớn và ruột phải dài?
A. Vì ruột dài đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thụ đươc tốt hơn.
B. Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn tương đối ít.
C. Vì lượng thức ăn cần cung cấp phải nhiều nên dạ dày lớn để đủ chỗ chứa.
D. Vì ruột dài đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thụ đươc tốt hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng trong
thức ăn tương đối ít do đó lượng thức ăn cần cung cấp phải nhiều nên dạ dày lớn để đủ chỗ chứa.
Câu 16. Trong dạ dày của động vật nhai lại, thức ăn được trải qua những biến đổi nào?
A. Biến đổi sinh học.B. Biến đổi cơ học.C. Biến đổi hóa học.D. Biến đổi sinh học, cơ học và hóa học.
Câu 17. Khi nói về pha sáng của quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chuyển năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong ATP và NADPH.
(2) Diễn ra ở tilacoit.
(3) Diễn ra ở chất nền lục lạp.
(4) Diễn ra trước pha tối và không cần sản phẩm của pha tối.
(5) Diễn ra giống nhau ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 18. Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp tăng năng suất cây trồng?
(1) Tăng diện tích lá. (2) Tăng cường độ quang hợp.
(3) Tăng hệ số kinh tế. (4) Tăng thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 19. Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A.Trong
túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D.Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôxôm.
Câu 20. Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:
A. CO2, H2O, năng lượng. C. O2, H2O, năng lượng
B. CO2, H2O, O2. D. CO2, O2, năng lượng.
Câu 21. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Nhân. D. Lục lạp.
Câu 22. Điều nào không phải lợi ích mà các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật
đem lại cho chúng? A. Cung cấp nguồn protein quan trọng. B. Giúp quá trình tiêu hóa cellulose.
C. Cung cấp cho vật chủ nhiều loại vitamin. D.Tạo ra môi trường thích hợp cho các enzyme tiêu hóa hoạt
động
Câu 23. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp.
(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.
Phương án trả lời đúng là
A. (3), (4) và (5). B. (1), (4) và (5). C. (2), (3) và (6). D. (1), (4) và (6).
Câu 24. Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.
C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 25. Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong
thế nào ?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục. B. Nước vôi trong vẫn trong như ban đầu.
C. Nước vôi trong ngã sang màu hồng. D. Nước vôi trong ngã sang màu xanh da trời.
Câu 26. Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:
A. nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng ảnh hưởng đến nồng độ oxi.
B. nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước là nguyên liệu của hô hấp.
C. mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhát định.
D. hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học cần sự xúc tác của enzim, nên phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
Câu 27. Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu vì:
A. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản.
B. hạt khô không còn hoạt động hô hấp.
C. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được.
D. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh.
Câu 28. Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với hàm lượng nước của cơ thể và cơ quan hô hấp.
C. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
D. Phân giải kị khí là một cơ chế thích nghi của thực vật.
II. Phần 2: Tự luận (2 câu – 3 điểm).
Câu 1. (1 điểm). Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì? Tại sao lại nói tiêu
hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Câu 2 (2 điểm).
a. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?
b. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô
hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không?
c. Đáp án đề minh họa.
Phần 1: Trắc nghiệm.(7 đ)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đ/A C C A D B C B B D B C A D D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đ/A D D B C C A A D C D A D D B
Phần 2. Tự luận (3 đ).

Câu Nội dung Điểm


1 1. Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng làm 0,5 đ
tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
2. Nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào vì thức ăn
được tiêu hóa trong lòng ống tiêu hóa, bên ngoài tế bào.
0,5đ

a. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ một phân tử glucozo qua hô hấp. 1đ
Hô hấp hiếu khí/ hô hấp kị khí = 38/2 = 19 lần
2
b. * Vì: - Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ 0,25đ
- Làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của 0,25đ
đối tượng đựơc bảo quản. (0.5đ)
- Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hô hấp, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây 0,25 đ
hại phá hỏng sản phẩm (0.5đ)
- Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm 0,25đ
nhiều -> môi trường kị khí –> sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng.(0.5đ)
NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I SINH HỌC 11 NĂM HỌC 2021- 2022
MĐ1.
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (7đ) (Chọn một đáp án đúng nhất khoanh tròn vào phương án trả lời đồng
thời điền vào bảng trả lời ở phía dưới)
Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?
A. Đều diễn ra vào ban ngày. B. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình).
C. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. D. Chất nhận CO2
Câu 2:  Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong A. ống tiêu hóa. B. túi tiêu hóa.
C. không bào tiêu hóa. D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
Câu 3: Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2
thấp. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ,
nồng độ CO2, O2 bình thường D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao
Câu 4: Có bao nhiêu mệnh đề chưa đúng:
1.tiêu hóa nội bào là sự phân hủy thức ăn trong các khoang nối tiếp nhau để tạo ra các chất đơn giản nhất sau đó
được hấp thụ vào máu đi nuôi tế bào
2.tiêu hóa ngoại bào là hiện tượng tế bào lấy thức ăn nhờ không bào tiêu hóa và được enzim lyzozim phân giải và
được hấp thụ trực tiếp trong tế bào
3.quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người diễn ra theo hai hình thức là tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
4.quá trình tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng chủ yếu là tiêu hóa cơ học
5.quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày chỉ có tiêu hóa cơ học
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 5:Qúa  trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. Chu trình Crep. B. Đường phân. C. Tổng hợp Axetyl - CoA. D. Chuối truyền electron.
Câu 6: Để xác định 1 cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí
nghiệm ?
A. Sử dụng một cây có nhiều lá. B. Sử dụng một cây non.
C. Làm thí nghiệm trong buồng tối. D. Dìm cây trong nước.
Câu 7: Qúa trình Nitrat hóa trong đất được tóm tắt bằng sơ đồ A.
B. C. D.
Câu 8: Để bảo quản các loài hạt , người ta căn cứ kiến thức về mối quan hệ giữa hô hấp với yếu tố môi trường
nào? A. Hàm lượng CO2 B. Nhiệt độ C. Nước . D. Ôxi
Câu 9: Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong:
A. Tế bào chất. B. Nhân. C. Ty thể. D. Lục lạp.
Câu 10: Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (ngô, lúa, bầu, bí...), sau một đêm, xuất hiện các giọt nước ở
mép các phiến lá. Hiện tượng trên được gọi là :A. Rỉ nhựa B. Rỉ giọt C. Ứ giọt D. Ứ nhựa .
Câu 11: Nguyên nhân của hiện tượng béo phì?
A. Do ăn quá ít nên không có mỡ tích trữ dẫn đến bị béo phì B. Do ăn quá ít nên mỡ tích lại gây béo phì
C. Do ăn nhiều nên năng lượng không được dự trữ lại mà đào thải ra bên ngoài
D. Do ăn nhiều nên dẫn đến thừa năng lượng, tích mỡ
Câu 12: Tại sao trâu nhai lại A. vì trong dạ dày của chúng không có enzim xenlulaza nên phải nhai lại
B. vì enzim xenlulaza không tiêu hóa được hết cỏ nên chúng phải nhai lại C. vì quá trình tiêu hóa ở trâu
không triệt để nên phải nhai lại D. vì lần đầu trâu nhai rối sau đó cỏ được chứa tạm trong dạ cỏ để lấy được
nhiều thức ăn hơn
Câu 13: Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ:
A. Nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại.
B. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
C. Nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.
D. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
Câu 14: Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi chất khoáng trong cây, phát biểu nào sau đây là
sai?
A. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng
B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng
C. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng
D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp
Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn sinh lí ?
1, Trời nắng gay gắt kéo dài. 2, Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài. 3, Rễ cây bị tổn thương hoặc
bị nhiễm khuẩn. 4, Cây bị thiếu phân
A. 2,3 B. 2,4 C. 2. D. 1,4
Câu 16: Sản phẩm của pha sáng gồm có:
A. ATP, NADPH và CO2 B. ATP, NADP+và O2
C. ATP, NADPH và O2 D. ATP, NADPH.
Câu 17: Tại sao mối có thể ăn được gỗ?
A. do trùng roi kí sinh trong ruột mối giúp tiết ra enzim xenlulaza
B. do ruột mối có amilaza
C. do ruột mối có mật
D. do ruột mốt có enzim pepsin
Câu 18: Tỉ lệ thoát hơi nước qua lớp cutin tương đương với thoát hơi nươc qua khí khổng xảy ra ở đối tượng
A. Cây còn non, cây trong bóng râm hoặc nơi có không khí ẩm
B. Cây hạn sinh, Cây trưởng thành
C. Cây hạn sinh, cây còn non.
D. Cây còn non, Cây trưởng thành .
Câu 19: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?
A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
B. Sống ở vùng nhiệt đới.
C. Sống ở vùng sa mạc.
D. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
Câu 20: Sau khi cắt bỏ túi mật bệnh nhân phải đặc biệt hạn chế thức ăn chứa nhiều:
A. tinh bột B. lipit C. nước D. protein
Câu 21:  Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxi có vai trò
A. Là chất nhận electron cuối cùng B. Làm chất trung gian chuyền e
C. Chất khử trong chuỗi truyền e D. Là chất cho electron
Câu 22: Quan sát thí nghiệm ở hình bên (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận
đúng nhất:

A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2
Câu 23: Tại sao vừa ăn vừa cười nói sẽ bị sặc?
A. vì vừa ăn vừa cười lên thức ăn không rơi vào đường hô hấp lên bị sặc
B. vì vừa ăn vừa cười làm thức ăn không xuống được dạ dày nên bị sặc
C. do nắp thanh quản không đóng kịp lên làm thức ăn lọt vào đường hô hấp
D. vì thức ăn đi đến dạ dày qua nhanh lên sẽ bị sặc
Câu 24: Các vi sinh vật cố định nito cung cấp ni tơ dưới dạng nào cho cây
A. B. C. , D.
Câu 25: Một phân tử glucôzơ bị oxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này
chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở đâu ?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này. B. Trong NADH và FADH2
C. Mất dưới dạng nhiệt. D. Trong O2.
Câu 26:  Ý nào dưới đây không đúng đối với ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp ?
A. Nếu hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận và hô hấp tăng
mạnh.
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.
C. Nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
D. Nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới
5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí.
Câu 27:  Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 28: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
A. thức ăn một số được tiêu hóa nội bào còn lại tiêu hóa ngoại bào
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1: a, Trình bày con đường phân giải kị khí ở thực vật ?(Nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm)
b, Tại sao để bảo quản hạt giống ngoài việc phơi khô, bà con nông dân còn gác lên giàn bếp củi ? Giải
thích.
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở Thủy tức?

MĐ2
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (Chọn một đáp án đúng nhất khoanh tròn vào phương án trả lời đồng thời điền vào bảng
trả lời ở phía dưới)
Câu 1: Các vi sinh vật cố định nito cung cấp ni tơ dưới dạng nào cho cây
A. B. C. D. ,
Câu 2: Nguyên nhân của hiện tượng béo phì? A. Do ăn quá ít nên không có mỡ tích trữ dẫn
đến bị béo phì B. Do ăn nhiều nên dẫn đến thừa năng lượng, tích mỡ C. Do ăn nhiều
nên năng lượng không được dự trữ lại mà đào thải ra bên ngoài D. Do ăn quá ít nên mỡ tích lại gây béo phì
Câu 3:  Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxi có vai trò A. Làm chất trung gian chuyền e B. Là
chất cho electron C. Chất khử trong chuỗi truyền D. Là chất nhận electron cuối cùng
Câu 4: Một phân tử glucôzơ bị oxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra
một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở đâu ?
A. Trong O2. B. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này.
C. Mất dưới dạng nhiệt. D. Trong NADH và FADH2
Câu 5: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào. C. thức ăn một số được tiêu hóa nội bào còn lại tiêu hóa ngoại bào
D. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
Câu 6: Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong:
A. Lục lạp. B. Nhân. C. Ty thể. D. Tế bào chất.
Câu 7: Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi chất khoáng trong cây, phát biểu nào sau đây là
sai? A. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên
liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng B.
Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng
C. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng
D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp
Câu 8:  Ý nào dưới đây không đúng đối với ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp ?
A. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.
B. Nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
C. Nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới
5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí.
D. Nếu hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận và hô hấp tăng
mạnh.
Câu 9: Tại sao mối có thể ăn được gỗ?
A. do trùng roi kí sinh trong ruột mối giúp tiết ra enzim xenlulaza
B. do ruột mốt có enzim pepsin C. do ruột mối có mật D. do ruột mối có amilaza
Câu 10: Tại sao trâu nhai lại
A. vì enzim xenlulaza không tiêu hóa được hết cỏ nên chúng phải nhai lại
B. vì lần đầu trâu nhai rối sau đó cỏ được chứa tạm trong dạ cỏ để lấy được nhiều thức ăn hơn
C. vì trong dạ dày của chúng không có enzim xenlulaza nên phải nhai lại
D. vì quá trình tiêu hóa ở trâu không triệt để nên phải nhai lại
Câu 11: Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ:
A. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
B. Nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.
C. Nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại.
D. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
Câu 12: Để xác định 1 cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí
nghiệm ?
A. Làm thí nghiệm trong buồng tối. B. Sử dụng một cây non.
C. Sử dụng một cây có nhiều lá. D. Dìm cây trong nước.
Câu 13:  trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. Tổng hợp Axetyl - CoA. B. Đường phân. C. Chu trình Crep. D. Chuối truyền electron.
Câu 14: Sau khi cắt bỏ túi mật bệnh nhân phải đặc biệt hạn chế thức ăn chứa nhiều:
A. nước B. tinh bột C. lipit D. protein
Câu 15: Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (ngô, lúa, bầu, bí...), sau một đêm, xuất hiện các giọt nước ở
mép các phiến lá. Hiện tượng trên được gọi là :
A. Ứ nhựa . B. Rỉ nhựa C. Ứ giọt D. Rỉ giọt
Câu 16: Tại sao vừa ăn vừa cười nói sẽ bị sặc?
A. vì vừa ăn vừa cười làm thức ăn không xuống được dạ dày nên bị sặc
B. do nắp thanh quản không đóng kịp lên làm thức ăn lọt vào đường hô hấp
C. vì thức ăn đi đến dạ dày qua nhanh lên sẽ bị sặc
D. vì vừa ăn vừa cười lên thức ăn không rơi vào đường hô hấp lên bị sặc
Câu 17:  Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
D. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn sinh lí ?
1, Trời nắng gay gắt kéo dài. 2, Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài. 3, Rễ cây bị tổn thương hoặc
bị nhiễm khuẩn. 4, Cây bị thiếu phân
A. 1,4 B. 2,3 C. 2. D. 2,4
Câu 19: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?
A. Sống ở vùng sa mạc. B. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. Sống ở vùng nhiệt đới. D. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
Câu 20: Quan sát thí nghiệm ở hình bên (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận
đúng nhất:

A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2
Câu 21: Có bao nhiêu mệnh đề chưa đúng:
1.tiêu hóa nội bào là sự phân hủy thức ăn trong các khoang nối tiếp nhau để tạo ra các chất đơn giản nhất sau đó
được hấp thụ vào máu đi nuôi tế bào
2.tiêu hóa ngoại bào là hiện tượng tế bào lấy thức ăn nhờ không bào tiêu hóa và được enzim lyzozim phân giải
và được hấp thụ trực tiếp trong tế bào
3.quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người diễn ra theo hai hình thức là tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
4.quá trình tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng chủ yếu là tiêu hóa cơ học
5.quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày chỉ có tiêu hóa cơ học
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 22: Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?
A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp.
B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp.
C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.
D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường.
Câu 23: Để bảo quản các loài hạt , người ta căn cứ kiến thức về mối quan hệ giữa hô hấp với yếu tố môi trường
nào?
A. Hàm lượng CO2 B. Nhiệt độ C. Ôxi D. Nước .
Câu 24: Qúa trình Nitrat hóa trong đất được tóm tắt bằng sơ đồ
A. B.
C. D.
Câu 25: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?
A. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. B. Chất nhận CO2
C. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình). D. Đều diễn ra vào ban ngày.
Câu 26: Sản phẩm của pha sáng gồm có:
A. ATP, NADP+và O2 B. ATP, NADPH và O2
C. ATP, NADPH và CO2 D. ATP, NADPH.
Câu 27: Tỉ lệ thoát hơi nước qua lớp cutin tương đương với thoát hơi nươc qua khí khổng xảy ra ở đối tượng
A. Cây hạn sinh, Cây trưởng thành
B. Cây còn non, cây trong bóng râm hoặc nơi có không khí ẩm
C. Cây còn non, Cây trưởng thành . D. Cây hạn sinh, cây còn non.
Câu 28:  Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. túi tiêu hóa. B. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa. D. không bào tiêu hóa.
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1: a, Trình bày con đường phân giải hiếu khí ở thực vật ?(Nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm)
b, Để bảo quản các loại rau, củ quả người ta thường dùng biện pháp nào ? Tại sao?
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở Trùng đế dày?

MĐ3
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (Chọn một đáp án đúng nhất khoanh tròn vào phương án trả lời đồng thời
điền vào bảng trả lời ở phía dưới)
Câu 1:  Ý nào dưới đây không đúng đối với ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp ?
A. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.
B. Nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới
5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí.
C. Nếu hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận và hô hấp tăng
mạnh.
D. Nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
Câu 2: Tại sao trâu nhai lại A. vì lần đầu trâu nhai rối sau
đó cỏ được chứa tạm trong dạ cỏ để lấy được nhiều thức ăn hơn
B. vì trong dạ dày của chúng không có enzim xenlulaza nên phải nhai lại C. vì quá trình tiêu hóa ở trâu
không triệt để nên phải nhai lại D. vì enzim xenlulaza không tiêu hóa được hết cỏ nên chúng
phải nhai lại

Câu 3: Để bảo quản các loài hạt , người ta căn cứ kiến thức về mối quan hệ giữa hô hấp với yếu tố môi trường
nào? A. Nước . B. Hàm lượng CO2 C. Nhiệt độ D. Ôxi

Câu 4: Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong:

A. Lục lạp. B. Ty thể. C. Nhân. D. Tế bào chất.

Câu 5:  Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxi có vai trò A. Làm chất trung gian
chuyền e B. Là chất nhận electron cuối cùng C. Chất khử trong chuỗi truyền e D. Là
chất cho electron

Câu 6: Có bao nhiêu mệnh đề chưa đúng:


1.tiêu hóa nội bào là sự phân hủy thức ăn trong các khoang nối tiếp nhau để tạo ra các chất đơn giản nhất sau đó
được hấp thụ vào máu đi nuôi tế bào
2.tiêu hóa ngoại bào là hiện tượng tế bào lấy thức ăn nhờ không bào tiêu hóa và được enzim lyzozim phân giải và
được hấp thụ trực tiếp trong tế bào
3.quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người diễn ra theo hai hình thức là tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
4.quá trình tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng chủ yếu là tiêu hóa cơ học
5.quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày chỉ có tiêu hóa cơ học A. 4 B. 5
C. 3 D. 2

Câu 7: Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (ngô, lúa, bầu, bí...), sau một đêm, xuất hiện các giọt nước ở mép
các phiến lá. Hiện tượng trên được gọi là : A. Ứ giọt B. Rỉ nhựa C. Rỉ giọt
D. Ứ nhựa .
Câu 8: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa A. thức ăn một số được tiêu
hóa nội bào còn lại tiêu hóa ngoại bào B. thức ăn được tiêu hóa nội bào. C. thức ăn được
tiêu hóa ngoại bào. D. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
Câu 9:  trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là A. Chu trình Crep.
B. Chuối truyền electron. C. Đường phân. D. Tổng hợp Axetyl - CoA.

Câu 10:  Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa. B. túi tiêu hóa. C. ống tiêu hóa.D. không bào tiêu hóa.
Câu 11: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?
A. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. B. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á
nhiệt đới. C. Sống ở vùng sa mạc. D. Sống ở vùng nhiệt đới.
Câu 12: Sau khi cắt bỏ túi mật bệnh nhân phải đặc biệt hạn chế thức ăn chứa nhiều:
A. nước B. lipit C. protein D. tinh bột
Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?
A. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. B. Đều diễn ra vào ban ngày.
C. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình). D. Chất nhận CO2
Câu 14: Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ:
A. Nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại. B. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ
của thân và gân lá. C. Nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.
D. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
Câu 15: Các vi sinh vật cố định nito cung cấp ni tơ dưới dạng nào cho cây
A. , B. C. D.
Câu 16: Tại sao vừa ăn vừa cười nói sẽ bị sặc?
A. vì thức ăn đi đến dạ dày qua nhanh lên sẽ bị sặc B. vì vừa ăn vừa cười làm thức ăn không xuống được dạ
dày nên bị sặc C. vì vừa ăn vừa cười lên thức ăn không rơi vào đường hô hấp lên bị sặc
D. do nắp thanh quản không đóng kịp lên làm thức ăn lọt vào đường hô hấp
Câu 17: Nguyên nhân của hiện tượng béo phì?
A. Do ăn quá ít nên mỡ tích lại gây béo phì B. Do ăn nhiều nên dẫn đến thừa năng lượng, tích mỡ
C. Do ăn nhiều nên năng lượng không được dự trữ lại mà đào thải ra bên ngoài
D. Do ăn quá ít nên không có mỡ tích trữ dẫn đến bị béo phì
Câu 18:  Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
D. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 19: Tỉ lệ thoát hơi nước qua lớp cutin tương đương với thoát hơi nươc qua khí khổng xảy ra ở đối tượng
A. Cây còn non, Cây trưởng thành . B. Cây hạn sinh, Cây trưởng thành
C. Cây còn non, cây trong bóng râm hoặc nơi có không khí ẩm D. Cây hạn sinh, cây còn non.
Câu 20: Một phân tử glucôzơ bị oxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này
chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở đâu ?
A. Trong O2. B. Trong NADH và FADH2 C. Mất dưới dạng nhiệt.
D. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này.
Câu 21: Tại sao mối có thể ăn được gỗ?
A. do trùng roi kí sinh trong ruột mối giúp tiết ra enzim xenlulaza B. do ruột mốt có enzim pepsin
C. do ruột mối có amilaza D. do ruột mối có mật
Câu 22: Sản phẩm của pha sáng gồm có:
A. ATP, NADPH và CO2 B. ATP, NADP+và O2 C. ATP, NADPH. D. ATP, NADPH và O2
Câu 23: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn sinh lí ? 1, Trời nắng gay gắt kéo dài. 2, Cây bị ngập
úng nước trong thời gian dài. 3, Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn. 4, Cây bị thiếu phân:
A. 2,3 B. 2. C. 1,4 D. 2,4
Câu 24: Quan sát thí nghiệm ở hình bên (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận
đúng nhất:

A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
Câu 25: Qúa trình Nitrat hóa trong đất được tóm tắt bằng sơ đồ
A. B.
C. D.
Câu 26: Để xác định 1 cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí
nghiệm ?
A. Làm thí nghiệm trong buồng tối. B. Sử dụng một cây non.
C. Sử dụng một cây có nhiều lá. D. Dìm cây trong nước.
Câu 27: Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?
A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp.
B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường.
C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp.
D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.
Câu 28: Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi chất khoáng trong cây, phát biểu nào sau đây là
sai?
A. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng
B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng
C. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp
D. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1: a, Hạt đang nảy mầm thực hiện quá trình gì?. Hãy thiết kế thí nghiệm đơn giản để chứng minh quá trình
đó?
b, Để bảo quản các loại rau, củ quả người ta thường dùng biện pháp nào ? Tại sao?
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở Thủy Tức?
MĐ4
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (Chọn một đáp án đúng nhất khoanh tròn vào phương án trả lời đồng thời
điền vào bảng trả lời ở phía dưới)
Câu 1: Nguyên nhân của hiện tượng béo phì?
A. Do ăn nhiều nên năng lượng không được dự trữ lại mà đào thải ra bên ngoài B. Do ăn nhiều nên dẫn đến
thừa năng lượng, tích mỡ C. Do ăn quá ít nên mỡ tích lại gây béo phì
D. Do ăn quá ít nên không có mỡ tích trữ dẫn đến bị béo phì
Câu 2: Tỉ lệ thoát hơi nước qua lớp cutin tương đương với thoát hơi nươc qua khí khổng xảy ra ở đối tượng
A. Cây còn non, cây trong bóng râm hoặc nơi có không khí ẩm B. Cây hạn sinh,
cây còn non. C. Cây hạn sinh, Cây trưởng thành D. Cây còn non, Cây trưởng thành .
Câu 3: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào? A. Chỉ sống ở vùng ôn
đới và á nhiệt đới. B. Sống ở vùng sa mạc. C. Sống ở vùng nhiệt đới.
D. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

Câu 4: Tại sao vừa ăn vừa cười nói sẽ bị sặc? A. vì vừa ăn vừa cười lên
thức ăn không rơi vào đường hô hấp lên bị sặc B. do nắp thanh quản không đóng kịp lên làm thức ăn lọt
vào đường hô hấp C. vì vừa ăn vừa cười làm thức ăn không xuống được dạ dày nên bị sặc D.
vì thức ăn đi đến dạ dày qua nhanh lên sẽ bị sặc

Câu 5:  Ý nào dưới đây không đúng đối với ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp ?
A. Nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới
5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí.
B. Nếu hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận và hô hấp tăng
mạnh. C. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm
tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.
D. Nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
Câu 6: Qúa trình Nitrat hóa trong đất được tóm tắt bằng sơ đồ: A.
B. C. D.

Câu 7: Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ: A. Nước được rễ cây hút
từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá. B. Nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu
bì vào lá. C. Nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại. D.
Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.

Câu 8: Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh
sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình
thường, nồng độ CO2 cao. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp.
D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp.

Câu 9: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa


A. thức ăn được tiêu hóa nội bào. B. thức ăn một số được tiêu hóa nội bào còn lại tiêu hóa ngoại bào
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
Câu 10: Sau khi cắt bỏ túi mật bệnh nhân phải đặc biệt hạn chế thức ăn chứa nhiều:
A. tinh bột B. lipit C. nước D. protein
Câu 11:  Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. ống tiêu hóa. B. túi tiêu hóa. C. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.D. không bào tiêu hóa.
Câu 12: Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi chất khoáng trong cây, phát biểu nào sau đây là
sai?
A. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng
B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng
C. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp
D. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng
Câu 13:  trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. Chu trình Crep. B. Tổng hợp Axetyl - CoA. C. Đường phân. D. Chuối truyền electron.
Câu 14: Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong:
A. Ty thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân.
Câu 15: Để xác định 1 cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí
nghiệm ?
A. Dìm cây trong nước. B. Sử dụng một cây non.
C. Làm thí nghiệm trong buồng tối. D. Sử dụng một cây có nhiều lá.
Câu 16: Các vi sinh vật cố định nito cung cấp ni tơ dưới dạng nào cho cây
A. , B. C. D.
Câu 17: Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (ngô, lúa, bầu, bí...), sau một đêm, xuất hiện các giọt nước ở
mép các phiến lá. Hiện tượng trên được gọi là :
A. Rỉ nhựa B. Rỉ giọt C. Ứ nhựa . D. Ứ giọt
Câu 18: Một phân tử glucôzơ bị oxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này
chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở đâu ?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này. B. Mất dưới dạng nhiệt.
C. Trong O2. D. Trong NADH và FADH2
Câu 19: Có bao nhiêu mệnh đề chưa đúng:
1.tiêu hóa nội bào là sự phân hủy thức ăn trong các khoang nối tiếp nhau để tạo ra các chất đơn giản nhất sau đó
được hấp thụ vào máu đi nuôi tế bào
2.tiêu hóa ngoại bào là hiện tượng tế bào lấy thức ăn nhờ không bào tiêu hóa và được enzim lyzozim phân giải và
được hấp thụ trực tiếp trong tế bào
3.quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người diễn ra theo hai hình thức là tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
4.quá trình tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng chủ yếu là tiêu hóa cơ học
5.quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày chỉ có tiêu hóa cơ học
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 20:  Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxi có vai trò
A. Chất khử trong chuỗi truyền e B. Là chất cho electron
C. Làm chất trung gian chuyền e D. Là chất nhận electron cuối cùng
Câu 21: Quan sát thí nghiệm ở hình bên (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận
đúng nhất:

A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
Câu 22: Sản phẩm của pha sáng gồm có:
A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2
C. ATP, NADPH. D. ATP, NADP+và O2
Câu 23: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn sinh lí ?
1, Trời nắng gay gắt kéo dài. 2, Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài. 3, Rễ cây bị tổn thương hoặc
bị nhiễm khuẩn. 4, Cây bị thiếu phân
A. 2,4 B. 2. C. 2,3 D. 1,4
Câu 24:  Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 25: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?
A. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình). B. Sản phẩm quang hợp đầu tiên.
C. Đều diễn ra vào ban ngày. D. Chất nhận CO2
Câu 26: Tại sao mối có thể ăn được gỗ?
A. do trùng roi kí sinh trong ruột mối giúp tiết ra enzim xenlulaza
B. do ruột mối có mật C. do ruột mối có amilaza
D. do ruột mốt có enzim pepsin
Câu 27: Tại sao trâu nhai lại
A. vì trong dạ dày của chúng không có enzim xenlulaza nên phải nhai lại
B. vì quá trình tiêu hóa ở trâu không triệt để nên phải nhai lại
C. vì enzim xenlulaza không tiêu hóa được hết cỏ nên chúng phải nhai lại
D. vì lần đầu trâu nhai rối sau đó cỏ được chứa tạm trong dạ cỏ để lấy được nhiều thức ăn hơn
Câu 28: Để bảo quản các loài hạt , người ta căn cứ kiến thức về mối quan hệ giữa hô hấp với yếu tố môi trường
nào?
A. Nhiệt độ B. Nước . C. Hàm lượng CO2 D. Ôxi
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1: a, Ở thực vật có một quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng quan trọng nhất. Đó là quá trình nào ?
Hãy thiết kế thí nghiệm đơn giản để chứng minh quá trình đó?
b, Để bảo quản các loại hạt người ta thường dùng biện pháp nào ? Tại sao?
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở con người chúng ta?

ĐÁP ÁN NGÂN HÀNG ĐỀ KT CUỐI SINH HỌC LỚP 11


MĐ1
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án A C B B B C D C A C D D D A A
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C A A A B A D C D B A D B
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1: a, Trình bày con đường phân giải kị khí ở thực vật ?(Nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm)
b, Tại sao để bảo quản hạt giống ngoài việc phơi khô, bà con nông dân còn gác lên giàn bếp củi ? Giải
thích.
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở Thủy tức?
TL. Câu 1. a. Con đường phân giải kị khí (1đ)
- Nơi xảy ra: Tế bào chât
- Nguyên liệu: Glucozo
- Sản phẩm: ATP, rượu ettlic hoặc axit lactic, nhiệt, nước
b.Để bảo quản hạt giống người ta thường phơi khô : 1đ
- Trong phương pháp bảo quản khô hạt giống có hàm lượng nước thấp làm giảm cường độ hô hấp đến mức tối
thiểu đủ để hạt giống sống nhưng ức chế nảy mầm và hoạt động của các vi sinh vật gây hại.0,5đ
-Gác lên bếp củi là sử dụng bảo quản với nồng độ CO2 cao cũng giúp làm giảm hô hấp ở hạt 0,5đ
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở Thủy tức:
Thủy Tức thuộc động vật tiêu hóa bằng túi tiêu hóa
- Cấu tạo túi tiêu hóa 0,25đ
+Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào.
Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất gọi là lỗ miệng (vừa  là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra).
Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
- Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. 0,25đ
- Hình thức tiêu hoá: tiêu hoá  ngoại bào → tiêu  hoá nội  bào .
- Quá trình tiêu hoá: Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá, các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hoá để thuỷ phân các 
thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn (tiêu hoá ngoại bào) → Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận
chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải
được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường. 0,5đ

MĐ2
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án A B D D B D B D A B B A B C C
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B D B B D B B D A D B B D
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1: a, Trình bày con đường phân giải hiếu khí ở thực vật ?(Nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm)
b, Để bảo quản các loại rau, củ quả người ta thường dùng biện pháp nào ? Tại sao?
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở Trùng đế dày?
TL:
Câu 1: a, Trình bày con đường phân giải hiếu khí ở thực vật. (1đ)
- Nơi diễn ra: Tế bào chất, ti thể
- Nguyên liệu: Glucozo, O2
- Sản phẩm: 38 ATP. CO2, H2O, nhiệt
b, , Để bảo quản các loại rau, củ quả người ta thường dùng biện pháp : Bảo quản lạnh( 0,5đ)
Vì hạn chế được cường độ hô hấp của rau quả, ngăn sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Ngoài ra việc này
cũng sẽ góp phần giảm độ hao hụt, bảo toàn được khối lượng vốn có của rau quả.(0,5đ)
Câu 2. (1đ) Trình bày quá trình tiêu hóa ở Trùng đế dày
Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào
- Hình thức tiêu hoá nội bào
- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn:
+ Màng tế bào lõm dẫn vào hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.
+ Lizoxom gắn vào không bào tiêu hoá, các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất
dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản
+ Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất, phấn thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được
đưa ra khỏi tế bào chất theo kiểu xuất bào

MĐ3
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C A A D B C A B C D B B B B D
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án D B D C B A D A A B A A A
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1: a, Hạt đang nảy mầm thực hiện quá trình gì?. Hãy thiết kế thí nghiệm đơn giản để chứng minh quá trình
đó?
b, Để bảo quản các loại rau, củ quả người ta thường dùng biện pháp nào ? Tại sao?
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở Thủy Tức?
TL:
Câu 1: a, Hạt đang nảy mầm thực hiện quá trình: Hô hấp (0,25)
- Thí nghiệm(HS có thể làm cách khác) - Đặt chậu cây vào cốc thủy tinh to, dùng tấm kính đậy kín miệng cốc.
- Dùng túi giấy đen bọc toàn bộ cốc thủy tinh và đặt vào chỗ tối trong khoảng 4-5 giờ. - Bỏ túi giấy đen, đốt que
đóm. Mở hé miệng cốc, đưa que đóm đang cháy vào trong cốc thủy tinh xem que đóm còn cháy không. --> Que
đóm không cháy --> Trong quá trình hô hấp, cây lấy khí O2 và thải khí CO2. (0,75đ)
b, , Để bảo quản các loại rau, củ quả người ta thường dùng biện pháp : Bảo quản lạnh( 0,25đ)
Vì hạn chế được cường độ hô hấp của rau quả, ngăn sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Ngoài ra việc này
cũng sẽ góp phần giảm độ hao hụt, bảo toàn được khối lượng vốn có của rau quả.(0,75đ)
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở Thủy tức:
Thủy Tức thuộc động vật tiêu hóa bằng túi tiêu hóa
- Cấu tạo túi tiêu hóa (0,25đ)
+Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào.
Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất gọi là lỗ miệng (vừa  là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra).
Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
- Hình thức tiêu hoá: tiêu hoá  ngoại bào → tiêu  hoá nội  bào .(0,25đ)
- Quá trình tiêu hoá: Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá, các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hoá để thuỷ phân các 
thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn (tiêu hoá ngoại bào) → Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận
chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải
được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường.(0,5đ)

MĐ4

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B A D B B B A D A B D D C B C
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C D D D D C A C B C A D B
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1: a, Ở thực vật có một quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng quan trọng nhất. Đó là quá trình nào ?
Hãy thiết kế thí nghiệm đơn giản để chứng minh quá trình đó?
b, Để bảo quản các loại hạt người ta thường dùng biện pháp nào ? Tại sao?
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở con người chúng ta?
TL:
Câu 1: a, Ở thực vật có một quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng quan trọng nhất. Đó là quá trình: Hô hấp.
(0,25đ)
- Thí nghiệm(HS có thể làm cách khác) - Đặt chậu cây vào cốc thủy tinh to, dùng tấm kính đậy kín miệng cốc.
- Dùng túi giấy đen bọc toàn bộ cốc thủy tinh và đặt vào chỗ tối trong khoảng 4-5 giờ. - Bỏ túi giấy đen, đốt que
đóm. Mở hé miệng cốc, đưa que đóm đang cháy vào trong cốc thủy tinh xem que đóm còn cháy không. --> Que
đóm không cháy --> Trong quá trình hô hấp, cây lấy khí O2 và thải khí CO2. (0,75đ)
b, Để bảo quản các loại hạt người ta thường dùng biện pháp:Phơi khô (0,25đ)
- Vì phương pháp bảo quản khô hạt giống có hàm lượng nước thấp làm giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu
đủ để hạt giống sống nhưng ức chế nảy mầm và hoạt động của các vi sinh vật gây hại.(0.75đ)
Câu 2. Trình bày quá trình tiêu hóa ở con người chúng ta
- Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.Miệng- Thực quản- Dạ dày- Ruột- Hậu môn
- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa và nhờ tác dụng
của dịch tiêu hóa.
- Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học
và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Các chất không được tiêu hóa
trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.

Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học


Bộ phận
Miệng X X
Thực quản X
Dạ dày X X
Ruột non X X
Ruột già X

You might also like