Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 65

Trang

MỤC LỤC Bài tập Đáp án


A. TỔNG HỢP KIẾN THỨC 1
B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN 9 47
I. BÀI TẬP CHÍNH TẢ 9 47
II. BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU 13 49
III. BÀI TẬP LÀM VĂN 24 55
C. MỘT SỐ ĐỀ ÔN TẬP 33 60
Đề 1 33 60
Đề 2 34 60
Đề 3 36 61
Đề 4 38
Đề 5 40 61
Đề 6 42 62
Đề 7 43 62
Đề 8 44 62
Đề 9 45 63
Đề 10 46 63

A.TỔNG HỢP KIẾN THỨC

1
A.TỔNG HỢP LÝ THUYẾT

I. T
1. TỪ CHỈ SỰ VẬT
Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:
- Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư,
…, chân, tay, mắt, mũi…
- Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim,….., sừng, cánh, mỏ, vuốt, ….
- Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, …,
lá, hoa, nụ,…
- Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xe đạp,…..
- Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xuân, hạ, thu, đông, mưa, gió, bão,
sấm , chớp, động đất, sóng thần,.......

2
- Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao , biển, hồ , núi , thác, bầu trời, mặt đất,
mây,.....

2. TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM


Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ:
- Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím, ....
- Hình dáng, kích thước: to tướng, nhỏ bé, dài , rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp
tè , ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày, mỏng......
- Chỉ mùi, vị : thơm phức, thơm ngát , cay, chua, ngọt lịm,......
- Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinh đẹp,....

3. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI


Là những từ chỉ:
- Hoạt động của con người, con vật: đi, đứng, học, viết , nghe, quét (nhà) , nấu
(cơm), tập luyện,...
- Trạng thái trong một khoảng thời gian: ngủ, thức, buồn, vui, yêu , ghét, thích thú,
vui sướng,...

II. CÁC DẤU CÂU


1. DẤU CHẤM
Dùng để kết thúc câu kể
Ví dụ : Em là học sinh lớp 3A.
2. DẤU HAI CHẤM
- Dùng trước lời nói của một nhân vật (thường đi với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch
ngang)
Ví dụ: Dế Mèn bảo :
- Em đừng sợ, đã có tôi đây.
- Dùng để lệt kê
Ví dụ : Nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa huệ, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền,...
3. DẤU PHẨY
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ
cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu)
Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn.
- Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính (Khi thành phần này đứng ở đầu câu)
(Ở lớp 3 các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Vì sao ? Bằng gì? Khi nào? Để làm
gì?... tạm gọi là bộ phận phụ)
Ví dụ : Trong lớp , chúng em đang nghe giảng.
4. DẤU HỎI CHẤM (dấu chấm hỏi): Đặt sau câu hỏi.
Ví dụ: Hôm nay, ở lớp con có vui không?
5. DẤU CHẤM THAN: Ở lớp 3 dùng ở cuối những câu bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ :A, mẹ đã về!
III. CÁC KIỂU CÂU
3
Kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? Ai thế nào?
Dùng để nhận Dùng để kể về Dùng để miêu tả
Chức năng định, giới thiệu về hoạt động của người, đặc điểm, tính chất
giao tiếp một người, một vật động vật hoặc vật hoặc trạng thái của
nào đó. được nhân hóa. người, vật.
- Chỉ người, vật - Chỉ người, động vật - Chỉ người, vật.
hoặc vật được nhân
hóa.
Bộ phận trả - Trả lời cho câu hỏi - Trả lời câu hỏi Ai? - Trả lời câu hỏi Ai?
lời cho câu Ai? Cái gì? Con gì? Con gì? Ít khi trả lời Cái gì? Con gì?
hỏi Ai? câu hỏi cái gì?(trừ
trường hợp sự vật ở
bộ phận đứng trước
được nhân hóa.)
- Là tổ hợp của từ - Là từ hoặc các từ - Là từ hoặc các từ
Bộ phận trả “là” với các từ ngữ ngữ chỉ hoạt động. ngữ chỉ đặc điểm,
lời cho câu chỉ sự vật, hoạt tính chất hoặc
hỏi là gì? động, trạng thái, trạng thái.
(làm gì?/ thế tính chất.
nào? ) - Trả lời cho câu hỏi - Trả lời cho câu hỏi
là gì? là ai? là con - Trả lời cho câu hỏi
thế nào?
gì? làm gì?
Bạn Nam là lớp - Đàn trâu đang gặm - Bông hoa hồng rất
trưởng lớp tôi. cỏ trên cánh đồng. đẹp
Ví dụ Chim công là nghệ sĩ Ai?: Đàn trâu - Đàn voi đi đủng
múa của rừng xanh. đỉnh trong rừng.
Làm gì?: đang gặm
Ai?: Bạn Nam cỏ. Ai?: Đàn voi
Là gì?: Là lớp
Thế nào?: đi đủng
trưởng lớp tôi.
đỉnh trong rừng.

IV. BIỆN PHÁP SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA


1.
1. SO SÁNH
a) Cấu  tạo: Gồm có 4 yếu tố:

Vế 1 + Từ so sánh + Vế 2
(sự vật được (sự vật dùng
so sánh ) để so sánh )
VD: Mái ngói trường em đỏ thắm như nụ hoa lấp ló trong những tá lá cây xanh mát.
- Vế 1: sự vật được so sánh (mái ngói trường em)
- Vế 2: sự vật dùng để so sánh (nụ hoa)
4
- Từ so sánh: như
- Phương diện so sánh: đỏ thắm.
b) Tác dụng.
Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. (Ở
ví dụ trên biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật màu đỏ đầy sức sống của mái ngói
trường em.)
c)  Dấu hiệu.
- Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,
- Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.
d)  Các phép so sánh
 So sánh sự vật với sự vật.
Sự vật 1 Sự vật 2
Từ so sánh
(Sự vật được so sánh) ( Sự vật để so sánh)
Hai bàn tay em như hoa đầu cành.
Cánh diều như dấu “á”.
Hai tai mèo như hai cái nấm.

 So sánh sự vật với con người.


Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2
Trẻ em (con người) như búp trên cành. (sự vật)
Ngôi nhà (sự vật) như trẻ nhỏ. (sự vật)
Bà (con người) như quả ngọt. (sự vật)
 So sánh âm thanh với âm thanh.
Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Tiếng chim như tiếng đàn.
tiếng xóc những rổ
Bà (con người) như
tiền đồng.
 So sánh hoạt động với hoạt động.
Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2
Lá cọ xòe              như tay vẫy
Chân đi như đập đất
 Các kiểu so sánh.
-   So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì, giống như, như là, ….
Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối
-  So sánh hơn kém: chẳng bằng, chưa bằng, không bằng, hơn, kém…

2. NHÂN HÓA
5
a)  Thế nào là nhân hóa ?
  Nhân hóa là cách gọi, tả các sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả
người làm cho chúng có hoạt động, tính cách, suy nghĩ giống như con người; làm
cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn.
Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun.
 - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.
b) Các cách nhân hóa: Có ba cách
- Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi con người:
Ví dụ: Ông mặt trời, chị chổi rơm
- Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả con người:
 Về hình dáng: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai
 Về hoạt động: : Mây vừa mặc áo hồng
Thoắt đã thay áo trắng
Áo vạt dài vạt ngắn
Cứ suốt ngày lang thang
 Về tâm trạng: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những
cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư
 Về tính cách:    Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

- Nói, xưng hô với sự vật thân mật như với con người.
Ví dụ : Em hoa ơi! Chị yêu em lắm.

V. MỞ RỘNG VỐN TỪ

1. Mở rộng vốn từ : thiếu nhi


Có các từ ngữ : thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng , trẻ em, trẻ thơ, con nít, trẻ ranh,....
Các từ thể hiện sự quan tâm tới trẻ em: Chăm sóc, nuôi dưỡng, nuôi nấng , yêu
thương , bảo vệ, giáo dục, dạy dỗ, giúp đỡ....
2. Mở rộng vốn từ : gia đình
Các từ ngữ: cô, dì, chú, bác, anh trai, em gái, chị họ, chị dâu, em rể, chị gái, bố mẹ,
ông bà, ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại,.....

6
Một số thành ngữ :
Con hiền cháu thảo/ Con có cha như nhà có nóc/ Chị ngã em nâng...
3. Mở rộng vốn từ : Trường học
Từ ngữ : cô hiệu trưởng, thầy giáo, cô giáo, học sinh, học trò, giáo viên, bác bảo bệ
cô văn thư, ....thời khóa biểu , lễ khai giảng, lớp học, bục giảng, lơp học , bàn ghế,
4. Mở rộng vốn từ : Cộng đồng
Từ ngữ : cộng đồng, cộng tác, đồng bào, đồng đội, đồng tâm, đồng hương,..
Thái độ sống trong cộng đồng:
- Chung lưng đấu cật.
- Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
- Ăn ở như bát nước đầy.
5. Mở rộng vốn từ : Quê hương, Tổ quốc
Một số từ ngữ : quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, tổ quốc, nơi chôn rau
cắt rốn...
- Bảo vệ , xây dựng, giữ gìn, dựng xây…
6. Mở rộng vốn từ : Từ địa phương
Ba/ bố, mẹ / má, anh cả / anh hai, quả / trái, hoa/ bông, dứa/ thơm, sắn/ mì, ngan/ vịt
xiêm...
7. Từ ngữ chỉ các dân tộc : Ba – na, Kinh, Ê – đê, Chăm , Hoa, Tày, Nùng , Thái,
Mường , Cao Lan,....
8. Từ ngữ chỉ thành thị : Hà Nội , Thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,
Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...
- Các sự vật hoặc công việc ở thành phố : nhà cao tầng, đường nhựa, xe buýt, thang
máy, siêu thị, trung tâm thương mại, công viên, nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi
giải trí, chế tạo, nghiên cứu,....
Từ ngữ chỉ nông thôn: cánh đồng, ruộng khoai, cánh diều, triền đê, đường đất, cây
đa, con trâu, cày ruộng,...
9. Từ ngữ về trí thức: bác sĩ, giáo viên, nhà khoa học, kĩ sư, y tá, giảng viên,
chuyên viên,...
Các hoạt động: dạy học, nghiên cứu, chế tạo, thiết kế, khám chữa bệnh,...
10. Từ ngữ về nghệ thuật: múa , hát , nhạc kịch, xiếc, ảo thuật, điện ảnh,....
Từ chỉ người hoạt động nghệ thuật : diễn viên, nghệ sĩ, ca sĩ, đạo diễn, biên kịch,
dựng phim, họa sĩ,...
Từ chỉ các hoạt động nghệ thuật : đóng phim, diễn, hát, múa, vẽ , sáng tác....
11. Từ ngữ về lễ hội:
Một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội đền Gióng, lễ hội bà
Chúa Xứ,…
Một số hội : hội bơi trải, hội chọi trâu, hội lim, hội phết,...
Một số hoạt động trong lễ hội : dâng hương, rước kiệu, kéo co, nấu cơm thi, đua
thuyền, chơi cờ người,...
12. Từ ngữ về thể thao

7
Một số môn thể thao : bóng đá, cờ vua, bơi lội, điền kinh, bóng chuyền, cử tạ...
13. Từ ngữ về thiên nhiên : mưa, mây, gió, nắng , bão , sấm chớp, bão tuyết,.. núi,
sông, biển, mặt đất , bầu trời, vũ trụ ,...
14. Từ ngữ về các nước
Một vài nước : Lào , Cam phu chia, Anh , Mĩ , Tây Ban Nha, Nhật bản, Hàn
Quốc,...

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN


I. BÀI TẬP CHÍNH TẢ

Bài 1: Điền vào chỗ trống:


a) l hoặc n: Anh ta ...eo …ên …ưng. Chim đập cánh ba ...ần mới …ên …ổi.
b) an hoặc ang: Trời nắng ch.........ch........ Tiếng tu hú gần xa r…….. r….....
Bài 2: Điền vào chỗ trống:

8
a) êch hoặc uêch b) uy hoặc uyu
- Em bé có cái mũi h……… - Đường đi khúc kh…….. gồ ghề.
- Căn nhà trống h………… - Cái áo có hàng kh ……. rất đẹp.

9
Bài 3: Điền vào chỗ trống:
a) tr hoặc ch
- che ….ở - ....ơ trụi - cách ….ở - …..ơ vơ
b) ăc hoặc oăc
- dao s….. - lạ h…... - dấu ng…… kép - mùi hăng h…..
Bài 4: Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống
a) d hoặc gi, r :
Tiếng đàn theo ....ó bay xa, lúc .....ìu .....ặt thiết tha, lúc ngân nga …..éo ....ắt.

b) ân hoặc âng:
Vua vừa dừng ch.…..., d.…... trong làng đã d….... lên vua nhiều sản vật để tỏ
lòng biết ơn.

Bài 5: Điền vào chỗ trống:


a) l hoặc n
- ...úa ...ếp - …e …ói - …o …ắng - …ời ...ói
b) en hoặc eng
- giấy kh……. - cái x…... - thổi kh….. - đánh k……
Bài 6: Điền vào chỗ trống
a) s hoặc x
- sản ....uất - …ơ dừa - sơ ….uất - ....ơ lược
b)ươn hoặc ương
- mái tr…… - giọt s.......... - tr……… tới - s…….. núỉ
Bài 7: Điền vào chỗ trống
a) tr hoặc ch.
Từ ....ong gậm tủ, mấy …...ú …..uột nhắt vừa …...ạy vừa kêu …...ít ......ít.
b) ên hoặc iêng:
Từng đàn chim hải âu bay 1.….... trên mặt b……., t......… kêu xao xác.
Bài 8: Điền vào chỗ trống:
a) d, gi hoặc r
- thong ... ong - ....óng trống - …..òng kẻ
- ....òng rã - ....ong ruổi - …..òng điện
b) uôn hoặc uông

10
- ng........... gốc - b.......... làng - hát t.…….. - b……. màn
Bài 9: Điền từ vào chỗ trống thích hợp trong các câu tục ngữ:
- Dân ta nhớ một chữ ………..
- Đồng …….., đồng...................., đồng …….….., đồng minh
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong ................…….. phải.....…………. nhau cùng.
(Từ cần điền: thương, đồng, sức, tình, lòng, một nước)
Bài 10: Điền vào chỗ trống:
a) oai, oay hoặc oet
- Ng…..... cửa, cơn gió x…….. làm cây cối trong vườn nghiêng ngả.
- Chú chim nhỏ 1…….. h........ tìm bắt lũ sâu đục kh…….. thân cây.
b) l hoặc n
….ong …..anh đáy ....ước in trời
Thành xây khói biếc ....on phơi bóng vàng
Bài 11: Điền vào chỗ trống:
a) s hoặc x
- cây .....óng - ngôi ....ao - ......ong việc - lao .....ao
b) ươn hoặc ương
- con l…….. - bay 1........ - l…….. thực - khối l……..
Bài 12: Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:
a) tr hoặc ch
- ….óng ….án - vầng ….án - ánh ….ăng - phải ….ăng

b) at hoặc ac
- ng…… thở - ngơ ng…… - ng…… nhiên - b…... ng……

Bài 13: Điền vào chỗ trống


a) l hoặc n
- ....ên ....ớp - …. on ….ước - ....ên người - chạy ....on ton
b) ay hoặc ây
- d..... học - m…..trắng - thức d….. - m…. áo
c) au hoặc âu
- con s…… - c..…… văn - trước s…... - cây c……
Bài 14: Điền vào chỗ trống
a) r, gi hoặc d
Sóng biển .…ữ ….ội xô vào bãi cát, ….ó biển ào ào xé nát ….ặng phi lao.
b) Chữ có dấu hỏi hoặc dấu ngã
Quê hương …… người chỉ một
Như là …….. một mẹ thôi

11
Bài 15:
a) Gạch dưới các chữ viết sai s/x rồi chép lại câu ca dao cho đúng chính tả
Ai xui con xáo xang xông
Để cho con xáo xổ lồng bay đi

b) Điền vần ong hoặc ông vào chỗ trống rồi chép lại câu ca dao cho đúng
chính tả

Dân ta nhớ một chữ đ….


Đ….. tình, đ….. sức, đ….. l……, đ……. minh.

Bài 16:Điền vào chỗ trống


a) l hoặc n
- thiếu .. iên; xóm …àng; …iên lạc; …àng tiên.
b) iêt hoặc iêc
- xem x……; hiểu b……; chảy x …..; xanh b…….
Bài 17: Điền vào chỗ trống
a) s hoặc x
- Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ….inh.
- Mẹ đặt vào cặp ….ách của bé mấy quyển ….ách để bé …ách cặp đi học.
b) uôt hoặc uôc
- Khi cày c….. trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m …….
Bài 18:
a) Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:
Những …ùm quả ….ín mọng ….ên cành lấp ló …ong tán lá xanh um.
b) Đặt trên chữ in nghiêng dấu hỏi hoặc dấu ngã:
Sóng biên rì rào vô vào bờ cát, át cả tiếng gió thôi trong rặng phi lao.
Bài 19:
a) Gạch dưới các từ viết sai s/x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:
Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.

b) Gạch dưới các từ viết sai dấu hỏi/dấu ngã rồi chép lại các câu văn cho
đúng chính tả:
Từ khắp các ngã đường, dòng người đổ về quãng trường để dự lễ kỉ niệm.

12
Bài 20:
a) Điền vào chỗ trống l hoặc n
- Cánh đồng dưới chân …úi …àng ta thơm …ừng hương …úa …ếp.
- Tôi ..ắng nghe tiếng hò sông ước mênh mang trong …ắng trưa.

b) Gạch dưới chữ viết sai dấu hỏi/dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng
chính tả.
- Niềm vui nổi buồn xen lẩn trong mùa nước nỗi.
- Lối ngỏ nắng tanh, cánh cữa căn nhà còn bõ ngõ.

II.BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU


Bài 1:Gạch chân các từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi khổ thơ sau:
a) Hai bàn tay em Em cầm bút vẽ lên tay
Như hoa đầu cành Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa
Hoa hồng hồng nụ Con cò bay lả, bay la
Cánh tròn ngón xinh. Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.
Bài 2: Gạch chân những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau:
a) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
b) Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.
Bài 3: Gạch chân các từ ngữ nói về trẻ em (nhi đồng) (M: ngoan ngoãn)
Ai yêu các nhỉ đồng

13
Bằng Bác Hồ Chí Minh?
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ


Tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Để giữ gìn hoà bình
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.
Bài 4: Gạch và xác định các bộ phận (Ai – Là gì ?) của mỗi câu dưới đây
a) Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A.
b) Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em.
c) Con trâu là người bạn quý của người nông dân.
Bài 5: Gạch một gạch dưới các từ ngữ có hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới
từ ngữ chỉ sự so sánh:
a) Mặt trời nằm đáy vó b) Nắng vườn trưa mênh mông
Như một chiếc đĩa nhôm Bướm bay như lời hát
Nhấc vó: mặt trời lọt Con tàu là đất nước
Đáy vó: toàn những tôm. Đưa ta tới bến xa ...
c)Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm,
chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao
mình tới.
Bài 6: Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt 3 dấu chấm câu vào chỗ
thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu.
Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cừa sổ nằm trong
nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét
mùa đông.

Bài 7: Ghép các tiếng cô, chủ, bác, cháu để có 6 từ chỉ gộp những người trong
gia đình.
(1)................................................................(2)………………………………………….(3) ……………………………………….
(4).................................................................(5) …………………………………………. (6) ………………………………………
Bài 8: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau theo
mẫu Ai là gì ?:
a) Mẹ em là…………………………………………………………………..

14
b) Lớp trưởng lớp em là………………………………………………………
c) Người dạy dỗ và chăm sóc em rất tận tình từ năm lớp 1 là……………….
Bài 9: Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ
chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau:
a) Con yêu mẹ bằng trường học Nghĩa mẹ dài hơn sông.
Cả ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi b) Con mong mẹ khỏe dần dần
Là con cũng đều có mẹ. Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Công cha cao hơn núi Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
Bài 10: Gạch dưới những từ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong các câu
thơ sau và tìm từ chỉ sự so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng
thơ cuối (Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời)
Em nhặt ốc, hến
Em đơm cơm nào,
Cơm là cát biển
Đũa: nhánh phi lao
Dấu hai chấm trong đòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh:
………………………………………………………………………………………………………………………….
.

Bài 11:Viết 9 từ ngữ chỉ người, đồ vật thường thấy trong lớp học (M: bạn bè)

Bài 12: Thêm dẩu phẩy vào chỗ thích hợp:


a) Bạn Ngọc bạn Thủy và bạn Lan đều là học sinh giỏi toàn diện.
b) Cả hai chị em trong nhà đều là vận động viên tài năng đầy triển vọng.
c) Kỉ niệm buổi đầu đi học là kỉ niệm đẹp đẽ trong sáng và đáng nhớ suốt đời.
Bài 13: Gạch dưới các từ ngữ có hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu
văn dưới đây rồi điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trả lời:
a) Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
b) Chiế c thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu :đấm, vẫn lao mình
tới.
c) Dãy nủi đá vôi kia ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng.
Kiểu so sánh trong các câu thơ, câu văn trển là: so sánh …….….….với ….…..…..
Bài 14: Gạch dưới các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong đoạn
văn sau:
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ
dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay,
nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những
người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

15
Bài 15: Gạch hai gạch dưói bộ phận trả lòi cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ?
Gạch một gạch dưới bộ phận trả lòi cho câu hỏi Làm gì?
M: Bà cụ châm chạp bước đi trên vỉa hè.
a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê.
b) Mấy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương.
c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa.
Bài 16: Gạch dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong
mỗi câu sau:
a) Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả.
b) Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ.
c) Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.
Bài 17: Ngắt đoạn dưới đây thành 3 câu và chép lại cho đúng chính tả
Cháu rất nhớ khu vườn của bà khu vườn ấy có cây ổi đào mà cháu rất thích
hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi trái ổi thơm ngon như tấm lòng yêu
thương của bà dành cho cháu.

Bài 18: Viết vào chỗ trống ít nhất 3 từ ngữ có thể thay thể cho từ in đậm ở câu sau:
Dòng thác Leng Gung vẫn trẻ trung ngân vang khắp núi rừng tiếng chuông
gọi những người con xa quê về với buôn làng
Từ ngữ có thể thay thể cho từ quê:………………………………………………………………………...
……

Bài 19: Dùng mỗi từ ngữ san để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
a) “cô giáo” hoặc “thầy giáo”:

b) “các bạn học sinh”:

16
c) “đàn cò trắng”:

Bài 20: Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong
mỗi câu sau:
a) Con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.
b) Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn.
c) Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.
Bài 21:Đặt câu với mỗi từ chỉ hoạt động, trạng thái dưới đây:
a) “bơi”

b) “thích”

Bài 22: Điền dấu câu (chấm hỏi hoặc chấm than) thích hơp vào ô trống
Hùng cầm cục than đen vẽ lên bức tường trắng một con ngựa đang phi. Thấy
bác Thành đi qua, Hùng gọi:
- Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không
- Đẹp mà không đẹp.
Hùng vội hỏi:
- Cái nào không đẹp hở bác
Bác Thành nghiêm nét mặt:
- Cái không đẹp là bức tường mới của trường bị xấu đi rồi đấy, cháu ạ ... Hùng
ngượng nghịu cúi đầu im lặng.

Bài 23: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong bảng theo từng cặp:
Từ ngữ dùng ở miền Bắc Từ ngữ dùng ở miền Nam

trái banh

17
con lợn
cá lóc
quả trứng vịt
ly nước
hoa sen

Từ ngữ cần điền: con heo, hột vịt, bông sen, cốc nước, cá quả, quả bóng
Bài 24: Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật
trong các câu thơ, câu văn sau:
a) Bế cháu ông thủ thỉ: c) Quyển vở này mở ra
Cháu khỏe hơn ông nhiều. Bao nhiêu trang giấy trắng
b) Ông trăng tròn sáng tỏ Từng dòng kẻ ngay ngắn
Soi rõ sân nhà em Như chúng em xếp hàng.
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ.
Bài 25: Đọc bài thơ sau, gạch dưới sự vật được nhân hoá và trả lời câu hỏi:
Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào ?
b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay ?
a.

Bài 26: Kể tên:


- 5 môn thể thao diễn ra dưới nước:
………………………………………….
- 5 môn thể thao diễn ra trên mặt đất:
………………………………………..
- 3 môn thể thao diễn ra trên không:
…………………………………………

18
Bài 27: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào ? để các dòng sau
thành câu:
a) Mảnh vườn nhà bà em ……………………………………………………
b) Mùa thu, bầu trời …………………………………………………………
c) Trời mưa, đường làng …………………………………………………….
d) Bức tranh đồng quê
……………………………………………………….
Bài 28: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a) Khi còn bé, Anh –xtanh rất tinh nghịch.
b) Mô –da là một nhạc sĩ thiên tài.
a.
c)Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.

Bài 29: Trả lời câu hỏi:


a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o" khi nào?
b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em ?
b.
c) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học ?

Bài 30: Đặt câu nói về mỗi sự việc sau và nguyên nhân của từng sự việc đó:
a) Em bé bị ngã.
b) Bạn Hùng được chọn đi thi cờ vua ở trường.
c.
c) Lớp 3B hoãn tổ chức Hội vui học tập.

Bài 31: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?
Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì?
a. Cá heo ở biển Trường Sa cứu người gặp nạn.

19
b. Gió thổi ào ào, lùa qua những khe cửa.
c. Chị tôi dẫn tôi dẫn tôi đi xem phim.
d. Vào mùa thu, lá bàng nhảy nhót khắp sân trường.
Bài 32: Tìm các bộ phận của câu
- Trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?
- Trả lời câu hỏi Làm gì?
a) Em bé chạy nhanh về phía mẹ.
b) Chiều về, đàn bò uống nước.
d.
c) Cây bàng tỏa bóng mát.

Bài 33: - Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (Con gì, Cái gì )?
- Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì?
a. Hươu chạy rất nhanh.
b. Em dọn sách vở ở bàn học.
c. Đàn vịt bầu bơi lội dưới ao.
d. Người dân quê tôi lao động rất giỏi.
e. Hai chị em viết thư cho bà ở quê.
g. Lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.
Bài 34: - Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (Con gì, Cái gì )?
- Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì?
a. Các bác xã viên gặt lúa trên cánh đồng.
b. Cô giáo em đang giảng bài.
c. Đàn sếu đang sải cánh bay.
d. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
e. Sau một cuộc dạo chơi, chúng em rủ nhau ra về.
Bài 35: Cho những từ, ngữ sau hãy sắp xếp thành câu kiểu “Ai làm gì”
e. hi sinh, chị Võ Thị Sáu, khi tuổi còn rất trẻ
f. sống có tình có nghĩa, người dân Việt Bắc, cách mạng, với
g. bỡ ngỡ, bên người thân, mấy bạn học trò, đứng nép
h. rất, dũng cảm, chiến đấu, dân tộc Việt Nam
i. chú chuồn chuồn ớt, trên không, bay lượn
j.

20
Bài 36: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
a. Mẹ em đi chợ.
b. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả.
c. Cô giáo em giảng bài rất hấp dẫn.
d. Gió gom những hạt cát thành sa mạc.
k.
e. Mặt trời tỏa ánh nắng.

Bài 37: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm trong các câu sau:
a. Bác nông dân ôm từng bó lúa vừa gặt lên bờ.
b. Anh chị em giúp đỡ nhau.
c. Ông em chăm sóc cây và hoa.
d. Mọi người khen tôi cao và chóng lớn.
e. Một bác sĩ đứng dậy vội đỡ lấy cụ.
l.

Bài 38: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (Cái gì, Con gì)?”
trong các câu sau:
a) Năm nay, cây bưởi nhà em trổ rất nhiều hoa.
b) Học kì II này, lớp 2A học tập rất tiến bộ.
c) Con mèo đuổi theo con chuột.
m.
d) Cây bút nhảy nhót trước mất em.

21
Bài 39: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (Cái gì, Con gì)?”
trong các câu sau
a) Hoa bưởi nở vào mùa xuân.
b) Những thím chích chòe hót líu lo.
c) Những anh chào mào nhảy nhót, hót ca.
d) Hương Lan tập thể dục nhịp điệu rất đẹp.
n.

Bài 40: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì?” trong các câu sau:
a) Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
b) Ở bệnh viện, bác sĩ khám và chữa bệnh cho mọi người.
c) Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
d) Bé đưa mắt nhìn đám học trò.
o.

22
Bài 41: Viết tiếp vào các dòng sau để có các câu viết theo mẫu “Ai làm gì?”
a) Bầy ong………………………………………………………………………
b) Đoá hồng buổi sớm mai……………………………………………………..
c) Cả lớp em, ai cũng……………………………………………………………
d) Em bé nhà chị Loan………………………………………………………….
e) Con voi này………………………………………………………………….
Bài 42: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả :
- Một bạn học sinh.
- Một buổi sớm mùa đông.
- Một bác thợ mộc.
- Một con vật mà em yêu thích.
a.
- Mặt trời mới mọc.

Bài 43: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
p.
thơm mát, nhanh nhẹn, cao lênh khênh, vàng ươm.

Bài 44: Dùng mỗi từ sau đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Hoa mai vàng, sân trường, ánh nắng, cánh đồng lúa, học sinh, thơm thoang
thoảng, nhút nhát, rực rỡ, cần cù và dũng cảm, xanh rờn
q.

23
Bài 45: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì? (bác nông dân, lớp
r.
3A, những khóm hoa, em và Lan)

Bài 46: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?(chạy nhảy, học hát và
học múa, bắt sâu, xuống núi đi ngủ)
s.

III. BÀI TẬP LÀM VĂN

24
Bài 1: Viết một bửc thư ngắn cho cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những
năm học trước nhân ngày 20 – 11.
Gợi ý:
- Dòng đầu như: Nơi gửi, ngày.. ..tháng.. .năm...
- Lời xưng hô với người nhận thư (VD: Cô giáo Mai Anh kính mến, hoặc Thầy
Lăng kính mến,...)
- Nội dung thư (4-5 dòng): Thăm hỏi, báo tin tới thầy cô. Lời chúc và hứa
hẹn...
- Cuối thư: Lời chào,chữ kí và tên.
Bài làm

Bài 2: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp
phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý :
- Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường ?
- Em làm việc đó như thế nào ?
- Công việc em làm đã có kết quả như thế nào ?
- Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó ?
Bài làm

25
Bài 3: Kể về người hàng xóm mà em yêu quý.
Gợi ý:
- Người hàng xóm tên là gì ? trạc bao nhiêu tuổi ?
- Người hàng xóm có gì nổi bật (về hình dáng, hoạt động …?)
- Tình cảm của em đối với người hàng xóm đó ? Tình cảm của người hàng
xóm đó đối với em ra sao ?
Bài làm

26
Bài 4: Điền nội đung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành lá đơn dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tư do - Hanh phúc
…….., ngày……tháng….năm….
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện................................................................................………….
Em tên là:.............................................................................................………….
Sinh ngày:...........................Nam (nữ):..............................................……………
Nơi ở:....................................................................................................………….
Học sinh lớp:.......................Trường:.....................................................………….
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp thẻ cho em thẻ đọc sách năm ............
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hỉện đúng nội quy của Thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn .
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)

Bài 5: Hoàn thành đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
……….ngày ....tháng....năm…….
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: ..............................................................................................………….
Em tên là:………………………………….. Sinh ngày
…………………………
Học sinh lớp:.......................Trường:..................................................……………
Sau khi tìm hiểu về:…………………………………và học……………………
………………………….., em tha thiết mong được ……….. …………………..
Em làm đơn này để xin được vào Đội, em xin hứa:
- Chấp hành đúng ………………………………
- Quyết tâm thực hiện tốt…………………………….để xứng đáng là
……………………………………………………………………………………
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)

Bài 6: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về những người trong gia
đình em
Gợi ý:
- Gia đình em có mấy người, đó là những ai?
- Từng người trong gia đình em hiện đang làm việc gì, ở đâu?

27
- Tình cảm của em đối với những người trong gia đình ra sao?
Bài làm

Bài 7: Em hãy viết về bố của em .


Gợi ý:
- Bố em khoảng bao nhiêu tuổi ?
- Bố em làm công việc gì ?
- Ngoại hình của bố có gì đặc biệt (dáng người, mái tóc, khuôn mặt, nụ
cười, nước da,…) ?
- Tính tình của bố như thế nào ?
- Tình cảm của bố đối với các thành viên trong gia đình và tình cảm của
các thành viên trong gia đình đối với bố như thế nào ?
Bài làm

28
Bài 8: Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ
bàn về việc bảo vệ môi trường ở tổ em.
Gợi ý:
a)Mục đích của cuộc họp tổ là gì?
b)Tình hình bảo vệ môi trường của tổ ra sao. Nêu nguyên nhân và cách
khắc phục (nếu có hạn chế,khuyết điểm)
c)Phân công công việc (trách nhiệm) của từng thành viên trong tổ.
Bài làm

Bài 9: Trả lời các câu hỏi kể về buổi đầu em đi học sau đó viết thành đoạn văn
hoàn chỉnh..
a) Em đến trường đi học lần đầu tiên vào buổi sáng hay buổi chiều ?
……………………………………………………………………………………
b) Hôm ấy, em đi học một mình hay có ai đưa đi ?
……………………………………………………………………………………

29

c) Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì ?
……………………………………………………………………………………
d) Buổi đầu đi học, điều gì làm cho em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ ?
……………………………………………………………………………………

e) Lúc đó, em mong muốn điều gì ?
……………………………………………………………………………………
Đoạn văn

Bài 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả về bầu tròi buổi sớm (có sử dụng
phép nhân hóa).
Gợi ý:
- Bầu trời buổi sáng ở mùa nào ?
- Bầu trời buổi sáng ở đâu (thành phố, nông thôn, miền núi)?
- Áng mây buổi sáng như thế nào ?
- Khung cảnh buổi sáng như thế nào (không khí, cây cối, cảnh vật) ?
Bài làm

30
Bài 11: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nói về một em bé hoặc một cụ già
gần nơi em ở.
Gợi ý:
a) Em bé (cụ già) tên là gì, trạc bao nhiêu tuổi?
b) Em bé (cụ già) có điểm gì nổi bật (về hình dáng, hoạt động,,.,.)?
c) Tình cảm của em đối với em bé (cụ già) đó ra sao? Tình cảm của em bé (cụ
già) đối với em như thế nào?
Bài làm

Bài 12: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nói về một cảnh đẹp ở nước ta mà

31
em được biết qua tranh (ảnh) hoặc ti vi.
Gợi ý:
a) Đó là cảnh gì, ở đâu?
b) Cảnh đó có những điểm gì nổi bật làm em chú ý (về màu sắc, đường nét,
hình khối...) ?
c) Nhìn cảnh đẹp đó, em có những suy nghĩ gì?

Bài làm

Bài 13: Em hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.


Bài làm

32
Bài 14: Kể lại buổi thi đấu thể thao mà em được xem.
Bài làm

Bài 15: Em hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Bài làm

33
B. MỘT SỐ ĐỀ ÔN TẬP
ĐỀ 1
I. Đọc thầm và trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Trái đất
Trái đất giống một con tàu vũ trụ bay trong không gian. Nó quay quanh mặt
trời với vận tốc khoảng 107.000 km/giờ.
Trái đất có khoảng 4,6 tỉ năm tuổi. Buổi ban đầu trái đất lạnh lẽo. Dần dần nó
nóng lên đến nỗi kim loại và đá chảy ra. Kim loại chìm trong lòng trái đất còn đá
thì nổi lên trên. Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống
tạo thành các đại dương. Trái đất là hành tinh có nước và sự sống (nước chiếm 3/4
bề mặt trái đất). Núi lửa, động đất, thời tiết và con người đều làm thay đổi trái đất
bằng nhiều cách khác nhau.
1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Buổi ban đầu trái đất như thế nào ?
A. Ấm áp B. Mát mẻ C. Giá lạnh D. Nóng bỏng
b. Ngày nay kim loại có chủ yếu ở đâu trên trái đất ?
A. Trên bề mặt trái đất. B. Trong lòng trái đất.
C. Trong lòng núi lửa. D. Trong lòng đại dương.
c. Trái đất khác với các hành tinh khác ở điểm nào ?
A. Trái đất là hành tinh lạnh lẽo. B. Trái đất là hành tinh nóng bỏng.
C. Trái đất là hành tinh có nước và sự D. Trái đất là hành tinh cao tuổi
sống. nhất.
2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống (…) để được câu trả lời
đúng
……………………………………………………………………làm thay đổi trái
đất bằng nhiều cách khác nhau.
(Núi lửa, cây cối, động đất, thời tiết, con người, động vật)
3. Đại dương được hình thành như thế nào?

4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ trái đất?

34
5. Tìm một câu trong đoạn văn trả lời cho câu hỏi Khi nào?

6. Đọc và nối
bay ngưng tụ
nguội Từ chỉ hoạt động đổ xuống
quay lạnh lẽo
7. Em hãy chọn dấu chấm, dấu phẩy hay dấu hỏi chấm để điền vào mỗi ô trống
?
Bố ơi con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời Có đúng thế không,
bố
II. Tập làm văn: (khoảng 35 phút)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc
làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

35
ĐỀ 2
I. Đọc thầm và làm bài tập:
Tình bạn
Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún
nghe có tiếng kêu ngoài sân:
- Cứu tôi với!
Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.
Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội
mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông
ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương.
Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ
Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì
lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu
sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:
- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!
Theo Mẹ kể con nghe
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời
đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì?
A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.
B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.
C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.
2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân?
A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.
B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.
C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.
3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn?
A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.
C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.
4. Trong câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc mẫu câu
gì?
A. Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì?
5. Viết lại một câu trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
..
6. Qua câu chuyện trên, em thấy Cún con là người như thế nào?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
..
7. Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong
bài.

36
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.
8. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
9. Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây:
a. Mùa thu đến làm cho bầu trời thêm xanh cánh đồng thêm rực rỡ
b. Với bao nhiêu quần áo đẹp mùa xuân như một người mẫu thời trang.
II. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết.

ĐỀ 3
I. Đọc hiểu - Luyện từ và câu
Đọc thầm bài văn sau:
Hãy cho mình một niềm tin
Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là
lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua
một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị
chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không
dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói:
- Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.
Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố:
- Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
Bố Én ôn tồn bảo:
- Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường
như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.

37
Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một
việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua.
(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì?
A. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết.
B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát.
C. Phải bay qua một con sông nhỏ.
D. Phải bay qua một khu rừng rậm rạp.
2. Những chi tiết nào cho thấy Én con rất sợ bay qua sông?
A. Én con sợ hãi nhìn dòng sông.
B. Én con nhắm tịt mắt lại không dám nhìn.
C. Én con sợ bị chóng mặt và rơi xuống.
D. Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông.
3. Người bố đã làm gì để giúp Én con bay qua sông?
A. Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là lá thần kì, giúp Én con qua sông an toàn.
B. Bay sát Én con để phòng ngừa con gặp nguy hiểm.
C. Đỡ một cánh để giúp Én con bay qua.
D. Bố động viên Én rất nhiều.
4. Nhờ đâu Én con bay được qua sông an toàn?
A. Nhờ chiếc lá thần kì.
B. Nhờ được bố bảo vệ.
C. Nhờ Én con tin rằng mình sẽ bay qua được.
D. Nhờ được mẹ giúp đỡ.
5. Điền từ ngữ vào chỗ chấm cho thích hợp:
1……………………………gia đình Én phải bay đi xa. Bố Én đã cho én con một
chiếc lá 2 ……………. …... Chiếc là đã tạo cho Én một niềm tin 3………………
Bộ phận cần điền: (để giúp Én con bay được qua sông; để trú đông; để vượt qua
mọi khó khăn nguy hiểm.)
6. Điền dấu thích hợp vào ô trống.
Én sợ hãi kêu lên:
- Chao ôi □ Nước sông chảy siết quá □
- Con không dám bay qua à □
7. Ghi một câu văn có hình ảnh nhân hóa ở trong bài văn để nói về Én con.

38
8. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
a. Phải biết tin vào những phép mầu.
b. Phải biết vâng lời bố mẹ.
c. Phải biết cố gắng và tin vào bản thân mình.
II ) Tập làm văn
Em hãy kể lại việc làm tốt của em để giữ gìn vệ sinh góp phần bảo vệ môi trường.

ĐỀ 4
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng
sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa
hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng
lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay
về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau,
ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng
ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành,
làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
*Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
A. Tả mùa xuân. B. Tả cây gạo. C. Tả chim. D. Tả cả cây gạo và chim.

39
Câu 2. Bài văn tả hoa gạo màu gì?
A. Màu trắng
B. Màu vàng
C. Màu đỏ
D. Màu tím
Câu 3.Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
A. Vào mùa xuân B. Vào mùa hạ C. Vào mùa đông D. Vào hai mùa kế tiếp
nhau
Câu 4. Nhìn từ xa cây gạo giống như…..?
A. Một ngôi nhà cao tầng B. Một cây thông
C. Một tháp đèn khổng lồ D. Những ngọn lửa hồng tươi.
Câu 5. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?
A. Cây gạo B. Cây gạo và chim chóc
C. Cây gạo, chim chóc và con đò D. Chim chóc và con đò
Câu 6: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì?
A. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn.
B. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
C. Cây gạo cao lớn, hiền lành.
D. Cây gạo làm tiêu cho những con đò cập bến.
* Viết tiếp vào chỗ chấm:
Câu 7. Cây gạo được so sánh với hình ảnh nào ?
Cây gạo được so sánh với…………………………………
Câu 8. Hết mùa hoa cây gạo còn có nhiệm vụ gì ?
……………………………………………………………………………
Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây?
Mùa xuân cây gạo nở hoa rất đẹp.
Tập làm văn: ( 4 điểm) Thời gian 20 phút
Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp
phần bảo vệ môi trường.

40
ĐỀ 5
* Đọc thầm bài văn sau:
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có
một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy
thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không
thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ
nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần
Vịt ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một
tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: “ Cứu tôi với, tôi không
biết bơi”.
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ
bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu
nữa.
(Theo Những câu chuyện về tình bạn)
Dựa vào bài đọc thầm trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước
ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì?
A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.
B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.

41
C. Gà con nhảy tùm xuống ao thoát thân
D. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.

Câu 2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân?
A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
B. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
C. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
D. Vịt con chạy tìm nơi trú ẩn.

Câu 3. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì?
A. Không nên giúp bạn lúc nguy hiểm.
B. Không bỏ rơi bạn lúc khó khan hoạn nạn.
C. Chỉ giúp đỡ những người bạn thân của mình.
D. Phải giúp ban thì bạn mới giúp mình.

Câu 4.Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” trong câu sau:
Gà con ân hận vì trót đối xử không tốt với Vịt con.
Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con?
Hãy viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em.

Câu 6. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?

Câu 7. Hãy viết 1 câu giới thiệu về Vịt con, có sửa dụng phép nhân hóa.

Câu 8. Đặt dấu hai chấm hoặc dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới
đây:
Khi Vịt con thấy Gà con đã biết hối hận và nhận lỗi lầm của mình liền nói
- Cậu hiểu ra điều đó là tốt rồi. Từ giờ trở đi chúng ta hãy là những người bạn tốt
của nhau nhé!
Sau đó, cả hai bạn lại cùng nhau vui vẻ dạo chơi trong rừng
Câu 9. Đặt dấu phẩy vào vị trí phù hợp trong câu căn sau:
Sau khi về nhà anh không ngừng khổ luyện ra sức tìm tòi suy nghĩ mất gần cả
năm trời mới vẽ được một bức tranh.

42
ĐỀ 6
Câu 1 (4 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Dòng nào dưới đây có từ như được dùng để so sánh:
A. Vườn của bà trồng nhiều loại rau như: cải xanh, xà lách, mướp đắng,…
B. Trẻ em như búp trên cành.
C. Tôi biết nhiều câu chuyện cổ tích như: Tấm Cám, Trầu cau, ....
b) Bộ phận in đậm trong câu “Quang co chân sút rất mạnh.” trả lời cho câu hỏi
nào ?
A. Như thế nào? B. Là gì? C. Làm gì?
c) Từ nào sau đây viết đúng chính tả ?
A. dạng rỡ B. rạng rỡ C. rạng dỡ
d) Trong câu: “Cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây.” sự vật nào được nhân hóa ?
A. mây B. mưa bụi C. bụi
Câu 2 (4 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Câu nào dưới đây viết theo mẫu Ai là gì ?
A. Bạn Trang là người dân tộc.
B. Bạn Trang đang là quần áo.
C. Bạn Trang cầm chiếc bàn là.
b) Câu nào sau đây dùng sai dấu phẩy ?
A. Bạn Hiền, hát hay học giỏi.
B. Bạn Hiền hát hay, học giỏi.
C. Bạn Hiền, bạn Hà đang nhảy dây.
c) Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu: Ai làm gì ?
A. Sau trận mưa rào, mọi vật đều tươi sáng.
B. Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít.
C. Một chú bọ ngựa con rất xinh xắn.
d) Từ nào sau đây không phải là từ chỉ hoạt động:
A. Đọc sách. B. Làm bài tập C. Sách vở
Câu 3 (2 điểm) Viết tiếp thành câu, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh :
a) Khi bắt chuột, con mèo nhà em chạy nhanh
như .............................................................................................................................
.....
b) Đôi mắt nó tròn
như .............................................................................................................................
.....

43
ĐỀ 7
Câu 1 (4 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Dòng gồm các từ chỉ hoạt động là:
A. tươi, đẹp, hồng, khôn, trung thực.
B. thầy, bạn, nông dân, công nhân, bác sĩ.
C. cười, chơi, đọc, dọn dẹp, luyện tập.
b) Dòng nêu đúng các từ chỉ sự vật là:
A. chim chóc, bàn ghế, ngoan ngoãn.
B .chim chóc, bàn ghế, học sinh.
C. chim chóc, bàn ghế, chạy nhảy.
c) Câu có dùng phép so sánh là:
A. Miệng bé tròn xinh xinh.
B. Mặt trời như cái lò lửa khổng lồ.
C. Hoa cau rụng trắng đầu hè.
d) CÆp tõ ng÷ nµo dưíi ®©y lµ cÆp tõ cïng nghÜa?
A. chăm chỉ- siêng năng B. chia lÎ - hîp l¹i C. yªu thư¬ng- kÝnh mÕn

Câu 2 (4 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Bộ phận in đậm trong câu “Tùng đá tung lưới của đội bạn.” trả lời cho câu hỏi
nào ?
A. Như thế nào? B. Là gì? C. Làm gì?
b)Trong câu: “Cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây.” sự vật nào được nhân hóa?
A. mây B. mưa bụi C. bụi
c) Dòng nào dưới đây có từ như được dùng để so sánh.
A. Vườn của bà trồng nhiều loại rau như: cải xanh, xà lách, mướp đắng,...
B. Trẻ em như búp trên cành.
C. Tôi biết nhiều câu chuyện cổ tích như: Tấm Cám, Trầu cau, Thạch
Sanh,…
d) Từ nào sau đây viết đúng chính tả ?
A. rạng rỡ B. dạng rỡ C. rạng dỡ
Câu 3 (2 điểm) Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu theo mẫu Ai làm gì?
a) Mẹ ……………………………………………………………………….
b) …………………………………………………..…đang học bài.

44
ĐỀ 8
Câu 1. (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Từ ngữ nào sau đây trái nghĩa với từ "chăm chỉ"?
A. lười biếng B. chăm chút C. chịu khó
b) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ chỉ đặc điểm ?
A. đỏ, vàng, hay, xấu, làm, tươi, xinh.
B. rực rỡ, xanh biếc, hồng tươi, to.
C. xanh xanh, oai vệ, cao, kêu, lướt.
c) Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu Ai làm gì?
A. Huy rất chăm chỉ học bài.
B. Lớp em đang chăm chú nghe cô giảng bài.
C. Trường em rất đẹp.
d) Từ viết sai chính tả là:
A. Xuất sắc B. sản xuất C. suất sắc
Câu 2. (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Trong các từ sau, từ chỉ hoạt động là:
A. viết bài B. xanh tươi C. con gà
b) Bộ phận gạch chân trong câu “Trên cành cây, chú chim sâu đang chăm chỉ
bắt sâu.” trả lời câu hỏi nào?
A. Khi nào? B. Ở đâu ? C. Vì sao?
c) Từ chỉ đặc điểm trong câu “Chú bộ đội dũng cảm” là:
A. tài B. giỏi C. dũng cảm
d) Từ cần điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh thành ngữ: "Công cha ..... núi Thái
Sơn."
A. như B. chú C. bác
Câu 3. (2 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:
“Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.”

Câu 3 (2 điểm):

45
Đặt được câu hỏi cho bộ phận được gạch chân (Trần Quốc Khái quê ở đâu?), chữ
viết rõ ràng, sạch đẹp (cho 2 điểm)
Đặt được câu hỏi cho bộ phận được gạch chân (Trần Quốc Khái quê ở đâu?)
nhưng chữ viết chưa đẹp, nguệch ngoạc hoặc bẩn (cho 1 điểm)
ĐỀ 9
Câu 1. (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Câu “Anh Nam là công nhân ở nhà máy xi măng.” thuộc kiểu câu nào ?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào?
b) Bộ phận trả lời cho câu hỏi "Vì sao ?" trong câu "Phương phải nghỉ học vì Phương
bị ốm." là:
A. ốm B. nghỉ học C. vì Phương bị ốm
c) Trái nghĩa với từ “dũng cảm” là:
A. hèn nhát B. gan dạ C. nhanh trí
d) Trong các từ dưới đây, từ chỉ đặc điểm là:
A. cái bút B. hiền lành C. uống nước
Câu 2. (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Câu văn sử dụng đúng dấu phẩy là:
A. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng.
B. Thầy giáo, dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng.
C. Thầy giáo, dẫn chúng tôi, đến bên một cái cột cao, thẳng đứng.
b) Trong câu thơ “Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây”, sự vật được nhân
hóa là:
A. Mây B. Mưa bụi C. Bụi
c) Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?” trong câu “Nghỉ hè, cả nhà em về
quê ngoại.” là:
A. nghỉ hè B. ngày mai C. hè
d) Từ ngữ chỉ về người trí thức là:
A. lao công B. thợ mộc C. bác sĩ
Câu 3. (2 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu:
Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.

46
ĐỀ 10
Câu 1. (4 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phương án trả lời đúng:
a) Từ nào sau đây là từ chỉ hoạt động?
A. chăm chỉ B. hiền lành C. học hát
b) Từ nào sau đây là từ chỉ đặc điểm?
A. xanh non B. nghe giảng C. bàn ghế
c) Dân tộc nào dưới đây không phải là dân tộc thiểu số?
A. Dao B. Kinh C. Nùng
d) Từ nào sau đây viết đúng chính tả?
A. nhà ga B. nhà nghế C. nge giảng
Câu 2. (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phương án trả lời đúng:
a) Câu “Bạn Như rất chăm chỉ.” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?


b) Bộ phận in đậm trong câu “Trong vườn, trăm hoa đua nhau khoe sắc.” trả lời
cho câu hỏi nào?
A. Ở đâu? B. Khi nào? C. Vì sao?
c) ) Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hoá?
A. Nắng vàng như mật ong.
B. Tớ là chiếc xe lu.
C. Ông là niềm tự hào của gia đình tôi.
d) Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu"Ai làm gì?"?
A. Bạn Giang rất siêng năng.
B. Bạn Giang là học sinh giỏi.
C. Bạn Giang đang viết bài.
Câu 3: (2 điểm)
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

47
HƯỚNG DẪN GIẢI
I- BÀI TẬP CHÍNH TẢ
Bài 1: Điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n : Anh ta leo lên lưng. Chim đập cánh ba lần mới lên nổi.
b )an hoặc ang : Trời nắng chang chang. Tiếng tu hú gần xa ran ran.
Bài 2: Điền vào chỗ trống:
a) êch hoặc uêch b) uy hoặc uyu
- Em bé có cái mũi hếch - Đường đi khúc khuỷu, gồ ghề.
- Căn nhà trống huếch - Cái áo có hàng kh uy rất đẹp
Bài 3: Điền vào chỗ trống:
a) tr hoặc ch
- che trở - chơ trụi - cách trở - chơ vơ
b) ăc hoặc oăc
- dao sắc -lạ hoắc - dấu ngoặc kép - mùi hăng hắc
Bài 4: Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống:
a) d hoặc gi, r: Tiếng đàn theo gió bay xa, lúc dìu dặt thiết tha, lúc ngân nga réo rắt
b) ân hoặc âng: Vua vừa dừng chân, dân trong làng đã dâng lên vua nhiều sản vật
để tỏ lòng biết ơn.
Bài 5: Điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n
- lúa nếp - le lói - lo lắng - lời nói
b)en hoặc .eng
- giấy khen - cái xẻng - thổi khèn - đánh kẻng
Bài 6: Điền vào chỗ trống
a) s hoặc x
-sản xuất - sơ dừa - sơ xuất - sơ lược
b)ươn hoặc ương
- mái trường - giọt sương - trườn tới - sườn núỉ
Bài 7: Điền vào chỗ trống
a) tr hoặc ch: Từ trong gậm tủ, mấy chú chuột nhắt vừa chạy vừa kêu chít chít.
b) lên hoặc iêng:Từng đàn chim hải âu bay 1iệng trên mặt biển, tiếng kêu xao
xác.
Bài 8: Điền vào chỗ trống:
a) d, gi hoặc r
- thong dong - gióng trống - dòng kẻ
-ròng rã - dong ruổi - dòng điện
b) uồn hoặc uông
- nguồn gốc - buôn làng - hát tuồng - buông màn
Bài 9: Điền từ vào chỗ trống thích hợp trong các câu tục ngữ:

48
- Dân ta nhớ một chữ đồng
Đồng sức, đồng b, đồng tình, đồng minh
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
(Từ cần điền: thương, đồng, sức, tình, lòng, một nước)
Bài 10: Điền vào chỗ trống:
a) oai, oay hoặc oet
Ngoài cửa, cơn gió xoáy làm cây cối trong vườn nghiêng ngả.
Chú chim nhỏ loay hoay tìm bắt lũ sâu đục khoét thân cây.
b) l hoặc n
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Bài 11: Điền vào chỗ trống:
a) s hoặc x
- cây song - ngôi sao - xong việc - lao xao
b)ươn hoặc ương
- con lươn - bay 1ượn - lương thực - khối lượng
Bài 12: Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:
d) tr hoặc ch
- chóng chán - vầng trán - ánh trăng - phải chăng
e) at hoặc ac
- ngạt thở - ngơ ngác - ngạc nhiên - bát ngát
Bài 13: Điền vào chỗ trống
a) l hoặc n: lên lớp; non nước; nên người; chạy lon ton
b) ay hoặc ây: dạy học; màu trắng; thức dậy; may áo
c)au hoặc âu: con sâu; câu văn; trước sân; cây cau
Bài 14: Điền vào chỗ trống
a) r, gi hoặc d
Sóng biển dữ dội xô vào bãi cát, gió biển ào ào xé nát rặng phi lao.
b) Chữ có dấu hỏi hoặc dấu ngã
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Bài 15:
a) Gạch dưới các chữ viết sai s/x rồi chép lại câu ca dao cho đúng chính tả
Ai xui con xáo xang xông
Để cho con xáo xổ lồng bay đi
b) Điền vần ong hoặc ông vào chỗ trống rồi chép lại câu ca dao cho đúng chính tả
Dân ta nhớ một chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Bài 16:Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống
a) l hoặc n
- thiếu niên; xóm làng; liên lạc; nàng tiên.
b) iêt hoặc iêc
- xem xiếc; hiểu biết; chảy xiết; xanh biếc
Bài 17:Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống

49
a) s hoặc x
- Từ khi sinh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất xinh.
- Mẹ đặt vào cặp sách của bé mấy quyển sách để bé xách cặp đi học.
b) ‘uôt hoặc uôc
- Khi cày cuốc trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng muốt.
Bài 18:
a) Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi chép lại các câu sau:
Những …ùm quả ….ín mọng ….ên cành lấp ló …ong tán lá xanh um.
b) Đặt trên chữ in nghiêng dấu hỏi hoặc dấu ngã rồi chép lại câu:
Sóng biên rì rào vô vào bờ cát, át cả tiếng gió thôi trong rặng phi lao.
Bài 19:
a)Gạch dưới các từ viết sai s/x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:
Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.
b) Gạch dưới các từ viết sai dấu hỏi/dấu ngã rồi chép lại các câu văn cho đúng
chính tả:
Từ khắp các ngã đường, dòng người đổ về quãng trường để dự lễ kỉ niệm.
Bài 20:
a)Điền vào chỗ trống l hoặc n
-Cánh đồng dưới chân núi làng ta thơm lừng hương lúa nếp.
-Tôi lắng nghe tiếng hò sông ước mênh mang trong lắng trưa.
b) Gạch dưới chữ viết sai dấu hỏi/dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả.
- Niềm vui nổi buồn xen lẩn trong mùa nước nỗi.
- Lối ngỏ nắng tanh, cánh cữa căn nhà còn bõ ngõ.

II- BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU


Bài 1:Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi khổ thơ sau:
a) Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Hoa hồng hồng nụ
Cành tròn ngón xinh.
b) Em cầm bút vẽ lên tay
Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa
Con cò bay lả, bay la
Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.
Bài 2: Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau:
a)Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ;
b)Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.
Bài 3: Gạch dưới các từ ngữ nói về trẻ em (nhi đồng) (M: ngoan ngoãn)
Ai yêu các nhỉ đồng Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Bằng Bác Hồ Chí Minh? Tuỳ theo sức của mình
Tính các cháu ngoan ngoãn Để tham gia kháng chiến
Mặt các cháu xinh xinh Để giữ gìn hoà bình
Mong các cháu cố gắng Các cháu hãy xứng đáng
Thi đua học và hành Cháu Bác Hồ Chí Minh.
Bài 4: Gạch và xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây

50
a) Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A
b) Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em.
c) Con trâu là người bạn quý của người nông dân.
Bài 5: Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ
chỉ sự so sánh:
a) Mặt trời nằm đáy vó b)Nắng vườn trưa mênh mông
Như một chiếc đĩa nhôm Bướm bay như lời hát
Nhấc vó: mặt trời lọt Con tàu là đất nước
Đáy vó: toàn những tôm. Đưa ta tới bến xa ...
c)Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm
thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn
lao mình tới.
Bài 6: Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích
hợp và viết hoa những chữ đầu câu.
Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ. Nằm trong
nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi. Em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét
mùa đông.
Bài 7: Ghép các tiếng cô, chủ, bác, cháu để có 6 từ chỉ gộp những người trong
gia đình
Cô chú, bác bá, chú cháu, cô cháu, bác cháu, cô bác.
Bài 8: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu theo mẫu
Ai là gì ? sau đây:
a) Mẹ em là giáo viên.
b) Lớp trưởng lớp em là bạn Tống Giang.
c) Người dạy dỗ và chăm sóc em rất tận tình từ năm lớp 1 là cô giáo.
Bài 9: Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ
chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau:
a)Con yêu mẹ bằng trường học
Cả ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ.
Công cha cao hơn núi
Nghĩa mẹ dài hơn sông.
b)Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
Bài 10: Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau
và tìm từ chỉ sự so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng thơ (Viết
vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời)
Em nhặt ốc, hến
Em đơm cơm nào,
Cơm là cát biển
Đũa: nhánh phi lao

51
Dấu hai chấm trong đòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh: như
Bài 11:Viết 9 từ ngữ chỉ người, đồ vật thường thấy trong lớp học (M: bạn bè)
(1) bạn bè (2) thầy cô (3) thước kẻ
(4) bảng đen (5) phấn (6) bút máy
(7) bút chì (8) compa (9) bàn ghế
Bài 12. Thêm dẩu phẩy vào chỗ thích hợp rồi chép lại các câu sau:
a) Bạn Ngọc, bạn Thủy và bạn Lan đều là học sinh giỏi toàn diện.
b) Cả hai chị em trong nhà đều là vận động viên tài năng, đầy triển vọng.
c) Kỉ niệm buổi đầu đi học là kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng và đáng nhớ suốt đời.

Bài 13: Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới
đây rồi điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trả lời
a) Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
b)Chiế c thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu :đấm, vẫn lao
mình tới.
c)Dãy nủi đá vôi kia ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế
bóng.
Kiểu so sánh trong các câu thơ, câu văn trển là: so sánh con người với sự vật.
Bài 14: Gạch dưới các từ ngữ chỉ hoạt đông, trạng thái có trong đoạn
văn sau:
Cũng như tôi,mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi
từng bước nhẹ. Họ như con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn
ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò
cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Bài 15: Gạch một gạch đưói bộ phận câu trả lòi cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ?
Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lòi cho câu hỏi Làm gì?
a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê
b) Mẩy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương.
c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa.
Bài 16: Gạch-dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong
mỗi câu sau:
a)Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả
b)Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ
c)Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.
Bài 17:Ngắt đoạn dưới đây thành 3 câu và chép lại cho đúng chính tả
Cháu rất nhớ khu vườn của bà. Khu vườn ấy có cây ổi đào mà cháu rất
thích. Hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi trái ổi thơm ngon như tấm lòng
yêu thương của bà dành cho cháu.
Bài 18: Viết vào chỗ trống ít nhất 3 từ ngữ có thể thay thể cho từ in đậm ở câu
sau:
Dòng thác Leng Gung vẫn trẻ trung ngân vang khắp núi rừng tiếng chuông gọi
những người con xa quê về với buôn làng.
Từ ngữ có thể thay thể cho từ quê: nhà, quê hương, gia đình

52
Bài 19: Dùng mỗi từ ngữ san đễ đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
a) Cô giáo: Cô giáo đang giảng bài.
b) Các bạn học sinh: Các bạn học sinh đang đá bóng.
c) Đàn cò trắng: Đàn cò trắng đang kiếm mồi.
Bài 20: Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong
mỗi câu sau:
a)Con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn
b)Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn.
c)Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.
Bài 21:Đặt câu với mỗi từ chỉ hoạt động, trạng thái:
a
a)Bơi
- Chúng em đang tập bơi.
b)Thích
- Chúng em thích tập vẽ.
Bài 22: Điền dấu câu (chấm hỏi hoặc chấm than) thích hơp vào ô trống
Hùng cầm cục than đen vẽ lên bức tường trắng một con ngựa đang phi.
Thấy bác Thành đi qua, Hùng gọi:
- Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không ?
- Đẹp mà không đẹp.
Hùng vội hỏi:
- Cái nào không đẹp hở bác ?
Bác Thành nghiêm nét mặt:
- Cái không đẹp là bức tường mới của trường bị xấu đi rồi đấy, cháu ạ !
Hùng ngượng nghịu cúi đầu im lặng.
Bài 23: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong bảng theo từng cặp:
Từ ngữ dùng ở miền Bắc Từ ngữ dùng ở miền Nam
quả bóng trái banh
con lợn con heo
cá quả cá lóc
quả trứng vịt hột vịt
chén nước li nước
hoa sen bông sen

Bài 24:Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật
trong các câu thơ, câu văn sau:
a) Bế cháu ông thủ thỉ: Ơi ông trăng sáng tỏ.
Cháu khỏe hơn ông nhiều. c) Quyển vở này mở ra
b) Ông trăng tròn sáng tỏ Bao nhiêu trang giấy trắng
Soi rõ sân nhà em Từng dòng kẻ ngay ngắn
Trăng khuya sáng hơn đèn Như chúng em xếp hàng

53
Bài 25:Đọc bài thơ sau, gạch dưới sự vật được nhân hoá và trả lời câu hỏi:

Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ : mồ côi, đông gầy, run run
ngã, ngồi trong cây.
b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay: Hình ảnh trở nên sinh động và
đáng yêu hơn.
Bài 26: Kể tên:
- 5 môn thể thao diễn ra dưới nước: Bơi, lướt sóng, chèo thuyền, bóng
nước, trượt nước
- 5 môn thể thao diễn ra trên mặt đất: Bóng đá, bóng chuyền, đua xe, chạy
việt dã, cầu lông, bóng rổ, võ…
- 3 môn thể thao diễn ra trên không: Nhảy dù, dù bay, nhảy Bungee …
Bài 27: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào ? để các dòng sau
thành câu:

a) Mảnh vườn nhà bà em xinh xắn và xanh mướt.


b) Mùa thu, bầu trời trong và xanh.
c) Trời mưa, đường làng trơn và bẩn.
d) Bức tranh đồng quê thật yên bình.
Bài 28: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a) Khi còn bé, Anh –xtanh như thế nào ?
b) Mô –da là một nhạc sĩ như thế nào ?
c)Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng như thế nào ?
Bài 29: Trả lời câu hỏi:
a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o" khi nào?
- Khi trời sáng
b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em ?
- Khi mùa hè tới
c) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học ?
- Năm 2021.
Bài 30: Đặt câu nói về mỗi sự việc sau và nguyên nhân của từng sự việc đó:
Em bé bị ngã vì bước lên cầu thang.
b) Bạn Hùng được chọn đi thi cờ vua ở trường vì thông minh và nhanh nhẹn.
a) Lớp 3B hoãn tổ chức Hội vui học tập vì trời mưa.
Bài 31: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai( cái gì, con gì)?
Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?
a. Cá heo ở biển Trường Sa cứu người gặp nạn.
b. Gió thổi ào ào, lùa qua những khe cửa.
c. Chị tôi dẫn tôi đi xem phim.

54
d. Vào mùa thu, lá bàng nhảy nhót khắp sân trường.
Bài 32: Tìm các bộ phận của câu
Ai (cái gì, con gì ) Làm gì ?
a) Em bé chạy nhanh về phía mẹ.
b) Đàn bò uống nước.
c) Cây bàng tỏa bóng mát.
Bài 33: - Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai ( Con gì, Cái gì )?
- Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?
a. Hươu chạy rất nhanh.
b. Em dọn sách vở ở bàn học.
c. Đàn vịt bầu bơi lội dưới ao.
d. Người dân quê tôi lao động rất giỏi.
e. Hai chị em viết thư cho bà ở quê.
g. Lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.
Bài 35: Cho những từ, ngữ sau hãy sắp xếp thành câu kiểu “Ai làm gì”
1. Chị Võ Thị Sáu hi sinh khi còn rất trẻ.
2. Người dân Việt Bắc sống có tình tình có nghĩa với Cách mạng.
3. Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
4. Dân tộc Việt Nam chiến đấu rất dũng cảm.
5. Chú chuồn chuồn ớt bay lượn trên không.
Bài 36: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
c. Cô giáo em làm gì?
d. Gió làm gì?
e. Cái gì tỏa ánh nắng?
Bài 38: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi “Ai” trong các câu sau:
a) Cây gì trổ rất nhiều hoa?
b) Học kì II này, Ai học tập rất tiến bộ?
c) Con gì đuổi theo con chuột?
d) Cái gì nhảy nhót trước mắt em?
Bài 40: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi “làm gì?” trong các câu sau:
a. Đàn ngỗng làm gì?
b. Ở bệnh viện, bác sĩ làm gì?
c. Các em bé làm gì trên lưng mẹ?
d. Bé làm gì?
Bài 43: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Các câu theo mẫu Ai thế nào? là:
Cu Bi rất nhanh nhẹn.
Những bông hoa nhài thơm mát.
Cây sào cao lênh khênh.
Cánh đồng lúa đã vàng ươm.
Bài 45: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì? bác nông dân, lớp 3A,
những khóm hoa, em và Lan.
Bác nông dân đang cắt lúa.
Lớp 3A đang tập thể dục.
Những khóm hoa nở đỏ rực một góc sân trường.
Em và Lan thường đến thư viện vào các ngày nghỉ.

55
Bài 46: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?: chạy nhảy, học hát và
học múa, bắt sâu, xuống núi đi ngủ.
Cu Bi chạy nhảy hồn nhiên quá.
Nhóm em học hát và học múa để biểu diễn vào giờ chào cờ tới.
Ông em bắt sâu cho cây.
Ông mặt trời xuống núi đi ngủ.

III- BÀI TẬP LÀM VĂN


Bài 1: Viết một bửc thư ngắn cho cô gỉáo (thầy giáo) đã dạy em trong những
năm học trước nhân Ngày 20 – 11
Bài làm
Tuyên Quang, ngày 16 tháng 11 năm 2018
Cô Hoa kính mến !
Cô, người thầy, người chị kính yêu của em, người khiến em cảm phục và
cho em động lực trong cuộc sống để e có được ngày hôm nay, người gieo những
hạt giống ước mơ vào tâm hồn bé nhỏ của em giá trị đích thực đúng nghĩa của
cuộc đời mình. Bao nhiêu ân tình của cô, em không bao giờ quên,em chỉ ngồi đây
và cầu chúc cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cô. Nhân ngày nhà giáo Việt
Nam, em không thể về thăm cô được, em chúc cô luôn khỏe mạnh để cống hiến
cho sự nghiệp giáo dục, để dạy dỗ lớp lớp thế hệ học trò như chúng em. Cứ đến
dịp 20/11 này, em lại nhớ tới thầy cô, mái trường và các bạn năm xưa. Những kỷ
niệm thật đẹp và ý nghĩa...Mong cô sẽ luôn nhớ tới những kỉ niệm của lớp chúng
ta, cô nhé và cô cũng đừng quên chúng em vì chúng em luôn nhớ tới cô và coi cô
như 1 người mẹ! Chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, chúng em yêu cô rất nhiều!
Bài 2: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp
phần bảo vệ môi trường.
Bài Làm
Hôm nay, nhân ngày chủ nhật, khu phố phát động phong trào “làm sạch đường
phố”.Mới sáng sớm nhà nào nhà ấy đã ra trước cổng nhà mình để làm vệ sinh. Em
và mẹ được ông tố trưởng tố dân phố phân công một đoạn đường, em quét rất cẩn
thận, moi từng cọng rác ở hai bên đường. Quét đến đâu em thu gom rác lại rồi lấy
mo hót rác đổvào sọt. Chả mấy chốc con đường đã trở nên sạch sẽ. Ông tổ trưởng
đi kiểm tra lại một lần. Ông dừng trước cửa nhà em và khen em ngoan, chăm chỉ
lao động.Em rất vui vì đã làm được việc tốt.
Bài 3: Kể về người hàng xóm mà em thích ?
Bài làm
Ở cạnh nhà em có một chị tên là Mi.Chị năm nay mười một tuổi. Chị có dáng
người nhỏ nhắn. Nước da chị hơi đen. Chị lúc nào cũng buộc hai bím tóc có
gài hai cái nơ. Tính chị hiền lành, ít nói nhưng năng động. Chị Mi còn làm từ
thiện ở trường, chị luôn đạt giả nhất trong các cuộc thi viết chữ đẹp, chị còn thi
trạng nguyên và các cuộc thi khác. Chị luôn giúp đỡ mọi người nên ai cũng
quý chị. Em rất vui vì có người hàng xóm như chị.
Bài 4: Điền nội đung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành lá đơn dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tư do - Hanh phúc

56
Tuyên Quang, ngày 01tháng 01 năm 2019
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Em tên là:Tống Thị Trà Giang
Sinh ngày: 15/9/2009 Nam (nữ):Nữ
Nơi ở: Số nhà 132 – Tổ 12 phường Minh Xuân – Thành phố Tuyên Quang
Học sinh lớp:4 D3 ,Trường: Tiểu học Phan Thiết.
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp thẻ cho em thẻ đọc sách năm 2019
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hỉện đúng nội quy của Thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Giang
Tống Thị Trà Giang

Bài 5: Hoàn thành đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
……….ngày ....tháng....năm…….
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: ………………………………………………………………………..
Em tên là:………………………………….. Sinh ngày
…………………………
Học sinh lớp:…………….Trường:……………………………………………...
Sau khi tìm hiểu về:…………………………………và học……………………
………………………….., em tha thiết mong được ……….. Em làm đơn này
để xin được vào Đội, em xin hứa:
- Chấp hành đúng ………………………………………………………………
Quyết tâm thực hiện tốt…………………………….để xứng đáng là…………
……………………………………………………………………………………
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Bài 6: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về những người trong gia
đình em
Bài làm
Gia đình là tổ ấm của em. Gia đình em có ba người, đó là bố mẹ em và em.
Bố mẹ em là Bộ đội công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô. Mặc dù bận việc ở cơ quan
nhưng bố mẹ vẫn chăm lo cho em từng li lừng tí. Em là con trai duy nhất trong gia
đình. Năm nay em học lớp 2, trường tiểu học Minh Khai. Em luôn cố gắng học
giỏi để bố mẹ vui lòng. Em rất yêu gia đình em. Em mong gia đình em luôn tràn
ngập tiếng cười.
Bài 7: Em hãy viết về bố của em .
Bài làm
Trong gia đình em, ai em cũng yêu cũng quý nhưng người mà em yêu
thương và kính trọng nhất vẫn là bố của em. Ba em làm giáo viên đã hơn mười
lăm năm. Bố em có nước da màu bánh mật khỏe mạnh cùng với khuôn mặt vuông
chữ điền ánh lên vẻ nghiêm nghị. Trong gia đình em thì ba em là người nghiêm

57
khắc nhất. Bố không bao giờ bị mềm lòng trước những giọt nước mắt của con cái
mà luôn nghiêm túc chỉ ra lỗi sai trong việc làm của chúng em. Bố em có thân
hình cao to, vạm vỡ do đặc thù công việc. Bố em sở thích là trồng cây và đọc báo
mỗi sáng. Sau nhà em có rất nhiều loại cây như cây na, cây cam, cây ổi…đều là
do một tay bố em trồng và chăm sóc. Bố em luôn dạy chúng em những điều hay,
lẽ phải, những đức tính tốt trong cuộc sống và một trong số đó là tính gọn gàng,
ngăn nắp. Vật dụng trong nhà đều luôn nằm ở đúng vị trí vì ba luôn nói với chúng
em rằng: “Hãy sắp xếp đồ đạc của các con thật gọn gàng, như vậy lúc tìm sẽ
không mất nhiều thời gian”.Em rất yêu bố của em. Dù cho bố không dịu dàng như
mẹ nhưng anh em vẫn rất kính trọng và nghe lời của bố. Em mong bố sẽ luôn
khỏe mạnh và hạnh phúc.
Bài 8: Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ
bàn về việc bảo vệ môi trường ở tổ em.
Bài làm
Chiều thứ năm tuần qua, tổ chúng em họp lại để thảo luận chủ đề “Em
cần làm gì để bảo vệ môi trường?” Bắt đầu cuộc họp là phần điểm danh. Tổ
hiện diện đủ 8 bạn: Trang,Tý, Hiếu , Hoàng, Phông, Trúc. Sau khi tổ trưởng
nêu chủ đề, bạn Hoàng phát biểu:“Đebảo vệ môi trường, vườn trường cần
trồng nhiều hoa, cây cảnh để làm đẹp; sân trườngcần làm sạch và trang trí
đẹp ...”. Bạn Hoa nêu lên ý kiến: “Chúng ta phải phê phán một số bạn vứt rác
bừa bãi ...” Bạn Phông bổ sung: “Chúng ta cần trồng thêm cây xanh,chăm sóc
cây, tưới cây bắt sâu, tăng thêm thùng rác. Ket thúc buổi họp, tố trưởng đúc kết
lại các ý kiến, phân công cụ thể và dặn dò tuần sau các bạn sẽ họp lại đe báo
cáo kết quả.
Bài 9: Trả lời các câu hỏi kể về buổi đầu em đi học sau đó viết thành đoạn văn
hoàn chỉnh..
Bài làm
Đã hơn hai năm rồi mà hình ảnh của buổi đi học đầu tiên không phai mờ trong
kí ức của em. Sáng đó, em dậy sớm lắm, sau khi tập thể dục và vệ sinh cá nhân
xong. Em liền ngồi vào bàn ăn sáng. Đúng 7h00 phút, mẹ đưa em đến truờng
bằng xe máy. Cô giáo bước từ lớp ra và mỉm cuời với mẹ con em. Rồi cô và
mẹ nói chuyện. Mẹ nói với em:”Con ở đây đến trưa, bố hoặc mẹ sẽ đón con
về”. Em túm lấy áo mẹ như không muốn rời xa. Em đứng nhìn cho đến khi
chiếc xe máy khuất đi. Rồi em vào chỗ ngồi của mình và tự nhiên những giọt
nuớc mắt ứa ra, lăn dài trên má. Một cảm giác buồn vui lẫn lộn đang dâng lên
trong em. Buổi học đầu tiên của em như vậy đó.
Bài 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả về bầu tròi buổi sớm (có sử dụng
phép nhân hóa).
Bài làm
Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi
dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá
non. Ông mặt trời đứng dậyvươn vai sau một giấc ngủ dài. Còn chị gió thì mải
miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón
chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.
Bài 11: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nói về một em bé hoặc một cụ già

58
gần nơi em ở.
Bài làm
Bống là em gái nhỏ dễ thương nhất mà em từng biết.Trông bé không khác gì
một thiên thần nhỏ. Bống có thân hình mập mạp, tròn trịa. Da Bống trắng hồng,
mịn màng lắm. Nhìn bé, ai cũng muốn ôm lấy mà thơm, mà nựng lên đôi má
phúng phính lúc nào cũng thơm thơm mùi sữa. Cặp mắt Bống to, tròn, sáng như
hòn bi ve. Mái tóc hơi nâu nâu, xoăn tít, giống bố như tạc. Cái mũi bé hơi cao còn
đôi môi thì lúc nào cũng đỏ mọng như được tô son. Bé thích nhất là chơi trò đóng
giả làm cô Tiên. Những lúc đó, Bống được mặc váy trắng tinh, đi giày búp bê
màu hồng phấn và được chị Cún tết tóc hai bên, buộc nơ màu hồng trông rất xinh.
Bống rất hay xấu hổ. Mỗi khi được khen, bé thường chạy ra ôm chầm lấy mẹ, dụi
đầu vào lòng mẹ, không chịu buông. Mặt bé lúc đó đỏ bừng trông rất đáng yêu.
Bống rất thích vẽ và vẽ cũng rất đẹp. Bống ước mơ sau này trở thành một hoạ sĩ
tài ba, vẽ thật nhiều tranh, tranh nào cũng thật đẹp để tặng ông bà, bố mẹ và cả chị
Cún nữa. Bống thật đáng yêu.
Bài 12: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nói về một cảnh đẹp ở nước ta mà
em được biết qua tranh (ảnh) hoặc ti vi.
Bài làm
Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh bờ biển Phan Thiết rất đẹp. Có
những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng
rọng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi
tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan
đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên
bình.Yêu cảnh vật ở Phan Thiết em càng yêu thêm đất nuớc Việt Nam.

Bài 13: Em hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.


Bài làm 1
Cô Dung là cô giáo dạy Tiếng Anh của em. Năm nay cô 29 tuổi. Hiện nay
cô là giáo viên trường tiểu học Phan Thiết. Cô có thân hình mảnh mai nhưng nhìn
rất cân đối. Ở cô toát lên nét dịu dàng, đằm thắm của một cô giáo. Khuôn mặt của
cô rất xinh đẹp với đôi mắt sáng long lanh như biết nói, làn da trắng hồng mịn
màng, mái tóc đen mượt, óng ả. Cô hiền như cô Tấm bước ra từ quả thị trong câu
chuyện cổ tích, cô chưa từng nặng lời với chúng em. Hằng ngày, cô dậy rất sớm
để chăm lo việc nhà. Sau đó cô tới trường tất bật với công việc giảng dạy. Cô rất
yêu chúng em, cô dạy chúng em từng câu từng chữ một. Tiết học nào cô cũng cho
chúng em xem tranh, nghe clip tiếng Anh, hát và chơi trò chơi. Tiết học của cô
luôn rộn rã tiếng cười và được chúng em chờ đợi. Mỗi khi em hay bạn nào trong
lớp không hiểu bài cô giảng tỉ mỉ lại từng nội dung bài , chỉ bảo cho chúng em
cách làm, cách học bài sao cho dễ thuộc, dễ nhớ. Chúng em rất yêu quý cô, mong
cô luôn khoẻ mạnh và hạnh phúc. Cô luôn là tấm gương sáng để chúng em noi
theo.
Bài làm 2
Một trong những người lao động trí óc mà em được biết đó là chú của
em. Chú của em tên là Hà, năm nay 25 tuổi nhưng đã là một kiến trúc sư nổi
tiếng. Làn da chú ngăm đen, dáng đi nhanh nhẹn hoạt bát, nụ cười rạng rỡ luôn
nở trên môi khiến cho ai tiếp xúc với chú luôn có cảm giác gần gũi, thân thiện.

59
Để có được những công trình kiến trúc đẹp, có giá trị sử dụng cao chú phải đi
khắp nơi để quan sát. Sau đó chú thiết kế bản vẽ trên máy tính. Chú rất yêu
công việc của mình. Chú có thể ngồi miệt mài bên máy tinh làm việc cả ngày,
cả đêm. Chú từng kể với em là đôi lúc đang bữa ăn cơm, đang lúc nằm nghỉ
ngơi mà trong đầu nảy ra ý tưởng hay là chú bật dậy thiết kế tiếp bản vẽ. Với
tình yêu nghề và lòng nhiệt huyết tuổi trẻ chú không chỉ làm hài lòng các bác
lãnh đạo trong cơ quan mà chú còn đem sự hài lòng đến với những người xung
quanh mình. Em rất yêu chú của em. Em mong chú sẽ luôn mạnh khoẻ, thành
công và thiết kế được nhiều bản vẽ mang tính nghệ thuật và giá trị sử dụng cao.

Bài 15: Kể lại buổi thi đấu thể thao mà em được xem.
Bài làm
Sáng thứ hai vừa qua, trường em tổ chức trận thi đấu cầu lông giữa các
đội của hai khối 4 và 5. Chúng em là những cổ động viên nhiệt tình cho các đội.
Mỗi đội gồm có hai vận động viên gồm một bạn nam và một bạn nữ. Đội khối 4
có chị Trang và anh Phú trong màu áo xanh dịu mát. Đội khối 5 gồm có anh
Hải và chị Duyên trong màu áo đỏ rực rỡ dưới ánh nắng đầu hè. Trận đấu diễn
ra rất sôi nổi. Khán giả vỗ tay ầm ầm để truyền lửa cho trận đấu. Các tay vợt
đều là các cầu thủ có kĩ thuật cao, nhanh tay, nhanh mắt phối hợp ăn ý nên tỉ số
của hai đội luôn cân bằng. Tuy nhiên đội khối 4 luôn có những pha phản công,
bỏ nhỏ thật tuyệt. Trong thi đấu thể thao luôn có đội thắng, đội thua. Đội khối 4
với thể lực cao, to, kĩ thuật tốt nên mặc dù đội khối 5 kĩ thuật điêu luyện, đoán
chính xác đường đi của cầu nhưng nhiều lúc không đỡ được nên bị dẫn điểm
trước. Cuối cùng đội khối 4 thắng đội khối 5 với tỉ số sát nút 2-1. Dù em chỉ là
cổ động viên trong trận thi đấu này, nhưng thật sự trận đấu quá hay và ấn tượng
nên đã truyền thêm lửa cho tình yêu thể thao trong em. Em tự nhủ sẽ không
ngừng rèn luyện để chở thành vận động viên thể thao trong tương lai mang vinh
quang về cho bản thân, gia đình và đất nước.

Bài 16: Em hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Bài làm
Buổi biểu diễn ca nhạc đón chào năm mới 2019 là buổi biểu diễn mà em
thích nhất. Buổi diễn được tổ chức tại quảng trường 12-11 thành phố Cẩm Phả.
7 giờ tối, cả nhà em đã có mặt ở quảng trường. Cả trong lẫn ngoài sân khấu ánh
đèn chiếu sáng ngời ngời. Mọi người đến xem rất đông, tiếng nói chuyện rôm
rả, tiếng trẻ con cười vui náo nhiệt cả một khoảng không gian rộng lớn. Mở đầu
chương trình là lời giới thiệu của MC Ngọc Hà. Tiết mục mở màn là bài hát “
Việt Nam ơi !”do ca sỹ Mỹ Tâm hát. Giọng hát trong vắt, khoẻ khoắn của cô
giống như tiếng chim họa mi có sức lay động lòng người làm cho ai cũng dạt
dào tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương Việt Nam tươi đẹp. Tiếp theo là
ca khúc “Happy new year” do nữ ca sỹ Hoàng Yến Chibi trình bày. Khi giọng
hát của cô cất lên, đám đông khán giả như lặng đi, đắm chìm vào giọng hát ngọt
ngào ấy. Cô như thổi bừng lên ước mong, hi vọng về một năm mới an lành –
may mắn – hạnh phúc đến với trái tim mọi người. Tiếp theo là rất nhiều tiết
mục đặc sắc khác như múa trống cơm, hát quan họ, nhảy hiphop…Em đã được
gặp thần tượng của mình là nhóm nhảy T&T. Các bước nhảy của anh chị quá

60
hoàn hảo đã truyền tải được cảm xúc đến khán giả bằng ngôn ngữ hình thể.
Khoảng 10 giờ buổi biểu diễn kết thúc trong sự tiếc nuối của khán giả. Buổi
biểu diễn thật hay và ý nghĩa. Em thầm cảm ơn những người nghệ sĩ đã mang
niềm vui và hạnh phúc đến với mọi người.

MỘT SỐ ĐỀ ÔN TẬP
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
I. Đọc hiểu
Câu Nội dung
a. C
1 b. B
c. C
Núi lửa, động đất, thời tiết và con người làm thay đổi trái đất bằng nhiều
2 cách khác nhau.
Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành
3 các đại dương.
- Không phá rừng, khái thác tài nguyên bừa bãi, khí thải, ô nhiễm,....
4 - Trồng nhiều cây xanh,...
5 Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành
các đại dương.
6 bay ngưng tụ
nguội Từ chỉ hoạt
đổ xuống
động
quay lạnh lẽo
7 Bố ơi! Con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế
không, bố?
II. Tập làm văn
Yêu cầu
Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài
Viết đúng kích cỡ, kiểu chữ, đúng chính tả
Biết đặt câu, dùng từ
Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa

ĐÁP ÁN ĐỀ 2
I. Đọc hiểu

CÂU 1 2 3 4
Đáp án C B A A
Câu 6: Cún con rất thông minh, dũng cảm và thương bạn.
Câu 8: Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè...........................
Câu 9: Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây:

61
a/ Mùa thu đến làm cho bầu trời thêm xanh, cánh đồng thêm rực rỡ.
b/ Với bao nhiêu quần áo đẹp, mùa xuân như một người mẫu thời trang.
II. Tập làm văn:
Học sinh viết được một đoạn khoảng 9 đến 10 câu.
- Giới thiệu được ngày hội: Tên là gì? Ở đâu? Thời gian diễn ra?
- Kể được các hoạt động diễn ra trong ngày hội.
- Nêu được cảm xúc, tâm trạng, mong muốn của mình về ngày hội đó.

ĐÁP ÁN ĐỀ 3
I) Đọc hiểu: (
Câu 1: Đáp án A (0,5 điểm)
Câu 2: Đáp án A; C; D (0,5 điểm)
Câu 3: Đáp án A (0,5 điểm)
Câu 4: Đáp án C (0,5 điểm)
Câu 5: Thứ tự cần điền: 1: Để trú đông; 2: Để giúp Én con bay được qua sông; 3:
Để vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm. (1 điểm)
Câu 6: Ô trống 1; 2 điền dấu !
Ô trống 3 điền dấu?
Câu 7:
- Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố
- Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá!
- Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
Câu 8: Câu C
II) Tập làm văn:
Học sinh kể được một hay nhiều việc làm tốt để bảo vệ môi trường như làm
trực nhật lớp, không vứt rác, giấy ra lớp hay thường xuyên lau bàn, ghế, cửa sổ
dọn vệ sinh sân trường , nơi ở …
+ Nội dung :
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
+ Kĩ năng:
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

ĐÁP ÁN ĐỀ 5
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi
ĐÁP ÁN
Câu số 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C A C B D
Câu 7. Cây gạo được so sánh với hình ảnh nào ?
Cây gạo được so sánh với một tháp đèn khổng lồ.
Câu 8. Hết mùa hoa cây gạo còn có nhiệm vụ gì ?

62
Làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê
mẹ.
Câu 9: Mùa xuân, cây gạo nở hoa rất đẹp.
II. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt
em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu đề bài.
- Viết đúng chính tả; Đặt đúng dấu câu.
- Biết phát biểu cảm tưởng sau khi làm xong việc.

ĐÁP ÁN ĐỀ 6
Câu 1
Ý a b c d
Đáp án B C B B
Điểm 1 1 1 1

Câu 2
Ý a b c d
Đáp án A A B C
Điểm 1 1 1 1

Câu 3 Viết đúng mỗi câu cho 1 điểm


a, Khi bắt chuột, con mèo nhà em chạy nhanh như sóc.
b, Đôi mắt nó tròn như viên bi ve.
(Học sinh có thể tìm từ khác phù hợp với câu văn)

ĐÁP ÁN ĐÊ 7
Câu 1
Ý a b c d
Đáp án C B B A
Điểm 1 1 1 1

Câu 2
Ý a b c d
Đáp án C B B A
Điểm 1 1 1 1

63
Câu 3 Viết đúng mỗi câu cho 1 điểm
a. Ví dụ: Mẹ đang nấu cơm.
b. Ví dụ: Em đang học bài.
ĐÁP ÁN ĐỀ 8
II. Môn Tiếng Việt
Câu 1
Câu 1 a b c d
Đáp án A B B C
Điểm 1 1 1 1

Câu 2
Câu 2 a b c d
Đáp án A B C A
Điểm 1 1 1 1

Câu 3
Đặt được câu hỏi cho bộ phận được gạch chân (Trần Quốc Khái quê ở đâu?), chữ
viết rõ ràng, sạch đẹp (cho 2 điểm)
Đặt được câu hỏi cho bộ phận được gạch chân (Trần Quốc Khái quê ở đâu?)
nhưng chữ viết chưa đẹp, nguệch ngoạc hoặc bẩn (cho 1 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ 9
II. Môn Tiếng Việt
Câu 1
Ý a b c d
Đáp án A C A B
Điểm 1 1 1 1
Câu 2
Ý a b c d
Đáp án A B A C
Điểm 1 1 1 1

Câu 3. Đặt được câu hỏi cho bộ phận được gạch chân (Tiếng nhạc nổi lên như
thế nào?), chữ viết rõ ràng, sạch đẹp
Đặt được câu hỏi cho bộ phận được gạch chân (Tiếng nhạc nổi lên như thế
nào?)nhưng chữ viết chưa đẹp, nguệch ngoạc hoặc bẩn )

64
ĐÁP ÁN ĐỀ 10
Câu 1
Câu 1 a b c d
Đáp án C A B A
Điểm 1 1 1 1

Câu 2
Câu 1 a b c d
Đáp án C A B C
Điểm 1 1 1 1

Câu 3
Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ như thế nào?
----------------------Hết---------------------

65

You might also like