Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Thúy

MSSV: 31221023913
Học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin – Sáng thứ 7
ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN MÔN KTCT

Câu 1: Thực hành tình huống số 7: “Ai là người tạo ra giá trị thặng
dư” (Tr 130; tài liệu HDOT KTCT UEH)
Câu 2: Từ nghiên cứu những đặc trưng của nền kinh tế thị trường đinh
hướng XHCN, Bạn hãy cho biết: i) đặc trưng nào là quan trọng mang
tính định hướng XHCN ? đăc trưng nào là quan trọng đảm bảo tính
định hướng XHCN ? vì sao bạn chọn đăc trưng đó ?
Lưu ý: SV làm cả hai câu; hạn chót nộp bài trên hệ thống LMS: trước
24h00 thứ 2 ngày 27/2/2023
BÀI LÀM
Câu 1: Thực hành tình huống số 7: “Ai là người tạo ra giá trị thặng
dư” (Tr 130; tài liệu HDOT KTCT UEH)

a. Theo bạn ý kiến của các sinh viên này, có ý kiến nào đúng
không ? Tại sao ?

Theo em, ý kiến của các sinh viên đều không đúng.

Sinh viên Sơn:” Theo em, Robot là “người” sản xuất ra giá trị thặng
dư, bởi vì lúc này Robot rất thông minh có thể thay thế người công
nhân truyền thống để tạo ra giá trị mới và giá trị thặng dư.”

Sơn sai vì theo tư bản bất biến, tư liệu sản xuất như máy móc và
nguyên vật liệu là cơ sở gián tiếp cho con người tạo ra giá trị thặng
dư, là điều kiện cho quá trình làm tăng thặng dư được xảy ra. Không
có máy móc, không có quá trình tổ chức kinh doanh thì đương nhiên
không có quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Tuy nhiên, người máy
cũng chỉ có vai trò là máy móc, mà máy móc cần thiết cho quá trình
làm tăng giá trị thặng dư, chứ không tạo ra giá trị thặng dư.

Sinh viên Tú:” Em cho rằng, nhà sản xuất ra Robot là người tạo ra giá
trị thặng dư và dĩ nhiên công nhân sản xuất Robot đã tạo ra giá trị
thặng dư.”
Tú sai vì, theo công thức về giá trị hàng hóa thì: G = c + (v + m).
Trong đó:
(v + m): là bộ phận giá trị mới của hàng hóa, do hao phí lao động tạo
ra.
c: tư bản bất biến (bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản
xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn
và chuyển nguyên vẹn và giá trị sản phẩm tức là giá trị không biến đổi
trong quá trình sản xuất).
Theo công thức, cái tạo ra giá trị thặng dư là giá trị mới của hàng hóa.
Còn người máy là giá trị cũ (tư liệu sản xuất, máy móc, nguyên vật
liêu,…) ; nhà sản xuất ra Robot và công nhân sản xuất Robot là người
tạo ra giá trị cũ đó dĩ nhiên cũng không phải là người sản xuất ra giá
trị thặng dư.
Sinh viên Hằng:”Thưa thầy, em không đồng ý với câu trả lời của bạn
Sơn và bạn Tú. Vì suy cho cùng, “người máy” là máy chứ không phải
là người, và đã là máy thì nó là tư bản bất biến không tạo ra giá trị
thặng dư được. Do vậy, nhà máy này sẽ không có ai tạo ra giá trị
thặng dư cả và đây là nhà máy không có người bóc lột người!”
Hằng sai vì, theo công thức G = c + (v + m), trong đó Robot là tư bản
bất biến (c) không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng người công nhân làm
thuê bằng lao động sống (v) đã tạo ra giá trị thặng dư (m). Qua đó, suy
ra rằng, nhà máy vẫn có chủ thể tạo ra giá trị thặng dư, và đương
nhiên vẫn có người bóc lột người.
Tóm lại, người công nhân vẫn là người tạo ra giá trị thặng dư dù có áp
dụng máy móc công nghệ hiện đại.
b. Đưa ra ý kiến của bạn về vấn đề này và cho biết trong những nhà
máy hiện đại này, số lượng và chất lượng của người lao động
làm việc tại đây có xu hướng biến đổi như thế nào ? Vì sao có sự
biến đổi này ?
Theo ý kiến của em, trong những nhà máy hiện đại ngày nay, con
người, cụ thể là người công nhân làm thuê bằng lao động sống đã tạo
ra giá trị thặng dư. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất chỉ
là tiền đề làm tăng sức lao động, cần thiết cho quá trình làm tăng giá
trị thặng dư. => Robot – Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không
thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn lao động – Tư bản
khả biến có vai trò quyết định trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư, vì
chính nó là bộ phận tư bản đã lớn lên.
Trong những nhà máy này, số lượng người lao động giảm xuống và
chất lượng người lao động làm việc tại đây có xu hướng tăng lên. Có
sự biến đổi này là vì trong quá trình sản xuất, đòi hỏi nhiều yếu tố như
lao động, tư liệu sản xuất,…Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất đó, tư
liệu sản xuất, đặc biệt là máy móc công nghệ là tư bản bất biến, góp
phần làm tăng giá trị thặng dư. Khi sử dụng máy móc càng hiện đại thì
sức sản xuất của lao động càng cao, càng tạo nên nhiều giá trị sử dụng
( nhiều của cải) trong một đơn vị thời gian. Vì vậy dù số lượng người
lao động giảm xuống nhưng chất lượng người lao động làm việc tại
đây thì tăng lên.
Câu 2: Từ nghiên cứu những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Bạn hãy cho biết: Đặc trưng nào là quan trọng mang
tính định hướng XHCN ? Đặc trưng nào là quan trọng đảm bảo tính
định hướng XHCN ? Vì sao bạn chọn đặc trưng đó ?
Đặc trưng quan trọng mang tính định hướng XHCN là đặc trưng về
quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Kinh tế thị
trường định hướng XHCN thực hiện gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế
với công bằng xã hội. Hơi nữa, vì mục tiêu cơ bản của kinh tế thị
trường định hướng XHCN là “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Chúng ta hình dung, nền kinh tế dù có chỉ số tăng
trưởng cao, nhưng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn, thất
nghiệp, giá tăng, bất bình đẳng thu nhập... hậu quả là sẽ xuất hiện
những tác động tiêu cực trở lại tới nền kinh tế, và kìm hãm nền kinh
tế. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của kinh
tế thị trường. Và phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã
hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải quyết công
bằng xã hội không chỉ là phương tiện để duy trì tăng trưởng ổn định
mà còn là mục tiêu phải thực hiện hóa.
Đặc trưng quan trọng đảm bảo tính định hướng XHCN là đặc trưng về
quan hệ quản lí nền kinh tế. Vì cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN là nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân.
Đảng lãnh đạo nhằm đảm bảo tính định hướng XHCN của nền kinh tế
thị trường, thông quan chủ trương, quyết sách lớn. Kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam có sự can thiệp của nhà nước vào quá
trình kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế khuyết tật của thị trường
và định hướng thị trường theo mục tiêu đã định. Sự can thiệp này có
thể bằng công cụ quy định của pháp luật, hoặc bằng các thực thể điều
tiết khác như doanh nghiệp nhà nước chứ không phải can thiệp mệnh
lệnh, chỉ huy như thời bao cấp ngày xưa.

You might also like