Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

LỚP

12
GIẢI TÍCH

Chương 1: ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT


VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ
Bài 1: SỰ ĐỒNG BIẾN VÀ NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ

I TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ (TIẾT 1)

II QUY TẮC XÉT TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ (TIẾT 2)


I TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

1. NHẮC LẠI ĐỊNH NGHĨA

Cho hàm số 𝑦 = 𝑓(𝑥) xác định trên 𝐾, với 𝐾 là một khoảng, nửa khoảng hoặc một đoạn.
 Hàm số 𝑦 = 𝑓 𝑥 đồng biến (tăng) trên 𝐾 nếu ∀𝑥1 , 𝑥2 ∈ 𝐾 mà 𝑥1 < 𝑥2 ⇒ 𝑓 𝑥1 < 𝑓 𝑥2 .
 Hàm số 𝑦 = 𝑓(𝑥) nghịch biến (giảm) trên 𝐾 nếu ∀𝑥1 , 𝑥2 ∈ 𝐾 mà 𝑥1 < 𝑥2 ⇒ 𝑓 𝑥1 > 𝑓 𝑥2 .
Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên 𝐾 được gọi chung là hàm số đơn điệu trên 𝐾.

CHÚ Ý:

𝑓(𝑥1 )−𝑓(𝑥2 )
 Hàm số 𝑦 = 𝑓 𝑥 đồng biến (tăng) trên 𝐾  > 0, ∀𝑥1 , 𝑥2 ∈ 𝐾, 𝑥1 ≠ 𝑥2 .
𝑥1 −𝑥2
𝑓(𝑥1 )−𝑓(𝑥2 )
 Hàm số 𝑦 = 𝑓(𝑥) nghịch biến (giảm) trên 𝐾  < 0, ∀𝑥1 , 𝑥2 ∈ 𝐾, 𝑥1 ≠ 𝑥2 .
𝑥1 −𝑥2
I TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

Nếu hàm số đồng biến trên 𝐾 thì đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải.

Nếu hàm số nghịch biến trên 𝐾 thì đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải.
I TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ
2.TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ DẤU CỦA ĐẠO HÀM
Xét các hàm số sau và đồ thị của chúng:
Xét dấu đạo hàm của mỗi hàm số và điền vào bảng tương ứng.
Từ đó hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa sự đồng biến và nghịch biến của hàm số và dấu của đạo hàm.

+ 0 -
𝑥2
a) 𝑦 = −
2

1 - -
b) 𝑦 =
𝑥
I TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ
2.TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ DẤU CỦA ĐẠO HÀM

ĐỊNH LÝ:

Cho hàm số 𝑦 = 𝑓 𝑥 có đạo hàm trên 𝐾:


a) Nếu 𝑓′ 𝑥 > 0, ∀𝑥 ∈ 𝐾 thì hàm số 𝑦 = 𝑓 𝑥 đồng biến trên 𝐾.
b) Nếu 𝑓′ 𝑥 < 0, ∀𝑥 ∈ 𝐾 thì hàm số 𝑦 = 𝑓 𝑥 nghịch biến trên 𝐾.

CHÚ Ý:

Nếu 𝑓′ 𝑥 = 0, ∀𝑥 ∈ 𝐾 thì 𝑓 𝑥 không đổi trên 𝐾.


I TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ
2.TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ DẤU CỦA ĐẠO HÀM

VÍ DỤ 1: Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số:


4
a) 𝑦 = 2𝑥 + 1 b) 𝑦 = sin𝑥 trên khoảng 0; 2π .
Bài giải
a) Hàm số đã cho xác định với mọi 𝑥 ∈ ℝ. 3
Ta có 𝑦′ = 8𝑥 . Bảng biến thiên

4
Vậy hàm số 𝑦 = 2𝑥 + 1nghịch biến trên khoảng −∞; 0 , đồng biến trên khoảng 0; +∞ .
I TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ
2.TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ DẤU CỦA ĐẠO HÀM

VÍ DỤ 1: Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số:


4
a) 𝑦 = 2𝑥 + 1 b) 𝑦 = sin𝑥 trên khoảng 0; 2π .
Bài giải

b) Xét trên khoảng 0; 2π ta có 𝑦′ = cos𝑥. Bảng biến thiên

π 3π
Vậy hàm số 𝑦 = sin𝑥 đồng biến trên khoảng 0; và ; 2π ,
2 2
π 3π
nghịch biến trên khoảng ; .
2 2
I TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ
2.TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ DẤU CỦA ĐẠO HÀM

ĐỊNH LÍ MỞ RỘNG

Nếu 𝑓′ 𝑥 ≥ 0, ∀𝑥 ∈ 𝐾 và 𝑓′ 𝑥 = 0 chỉ xảy ra tại một số hữu hạn điểm thuộc 𝐾 thì hàm số
𝑓 𝑥 đồng biến trên 𝐾.

Nếu 𝑓′ 𝑥 ≤ 0 , ∀𝑥 ∈ 𝐾 và 𝑓′ 𝑥 = 0 chỉ xảy ra tại một số hữu hạn điểm thuộc 𝐾 thì hàm số
𝑓 𝑥 nghịch biến trên 𝐾.
I TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ
2.TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ DẤU CỦA ĐẠO HÀM

3 2
VÍ DỤ 2: Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số sau 𝑦 = 2𝑥 + 6𝑥 + 6𝑥 − 7.

Bài giải

Hàm số đã cho xác định ∀𝑥 ∈ ℝ.

2 2
Ta có 𝑦′ = 6𝑥 + 12𝑥 + 6 = 6 𝑥 + 1 .

Do đó 𝑦′ = 0 ⇔ 𝑥 = −1 suy ra 𝑦′ > 0, ∀𝑥 ≠ −1.

Theo định lý mở rộng , hàm số đã cho luôn đồng biến trên ℝ.


Câu 1.
Cho hàm số 𝑓 𝑥 có đạo hàm trên K. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Nếu hàm số 𝑓 𝑥 đồng biến trên khoảng K thì 𝑓 (𝑥) ≥ 0, ∀𝑥 ∈ K.


B. Nếu 𝑓′ 𝑥 ≥ 0, ∀𝑥 ∈ K thì hàm số 𝑓 𝑥 đồng biến trên K.

C. Nếu 𝑓′ 𝑥 > 0, ∀𝑥 ∈ K thì hàm số 𝑓 𝑥 đồng biến trên K.


D. Nếu 𝑓′ 𝑥 ≥ 0, ∀𝑥 ∈ K và 𝑓′ 𝑥 = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số
đồng biến trên K.

Bài giải

Theo định lí mở rộng thì đáp án B sai.


Chọn B
Câu 2.
Cho hàm số y = 𝑓(𝑥) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?


A. (−2;0). B. (2;+∞). C. (0;+∞). D. (0;2).

Bài giải

Trong khoảng 0; 2 ta thấy y < 0 nên suy ra hàm số đã cho
nghịch biến.
Chọn D.
Câu 3.
Cho hàm số y = 𝑓(𝑥) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?


A.(−∞;2). B.(−∞;0) ∪ (1;+∞). C. (0;1). D. (−∞;0).
Bài giải

Từ bảng biến thiên ta thấy hàm số nghịch biến trên khoảng (−∞;0)
và (1;+∞). B sai vì dùng kí hiệu hợp.
Chọn D.
Câu 4. Cho hàm số 𝑓(𝑥) có có đồ thị như hình vẽ.
Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào sau đây?

A. (−∞;1). B. (−1;3).

C. (1;+∞). D. (0;1).

Bài giải
Trong khoảng 0; 1 ta thấy dáng đồ thị đi lên. Suy ra hàm số đã
cho đồng biến trên khoảng 0; 1 .
Chọn D.
Câu 5.
Cho hàm số 𝑦 = 𝑓 𝑥 liên tục trên tập R
và có đồ thị như hình vẽ bên.
Trong các mệnh đề sau, có bao nhiêu mệnh đề sai?
i) Hàm số đã cho đồng biến trên −∞; −5 và −3; −2
ii) Hàm số đã cho đồng biến trên −∞; 5
iii) Hàm số đã cho nghịch biến trên −2; +∞
iv) Hàm số đã cho đồng biến trên −∞; −2
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài giải
Dựa vào bảng biến thiên của hàm số 𝑦 = 𝑓 𝑥 ta thấy
hàm số đồng biến trên các khoảng −∞; −2 và nghịch biến trên −2; +∞ .
Chọn A.
HỌC SINH ĐỌC TRƯỚC NỘI DUNG
MỤC II. QUY TẮC XÉT TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ
TIẾT HỌC KẾT THÚC
TRÂN TRỌNG CÁM ƠN CÁC EM HỌC SINH ĐÃ THEO DÕI

You might also like