Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHƯƠNG 5: NPV VÀ CÁC QUY TẮC ĐẦU TƯ KHÁC

Trọng tâm: NPV, PP, IRR, PI


- Khái niệm
- Cách tính
- Cách thẩm định
- Ưu / nhược

5.1. Gía trị hiện tại thuần – NPV:


5.1.1. Khái niệm:
NPV (Net Present Value): Là thước đo mức sinh lợi bằng con số tuyệt đối của dự án đó
chính là kết quả của việc lấy dòng tiền thuần phát sinh trong tương lai của dự án chiết
khấu về hiện tại trừ cho vốn đầu tư ban đầu của dự án.  Lợi nhuận ( Thu – Chi )
* Có thể âm hoặc dương  Lỗ hoặc lời
5.1.2. Công thức tính:
CF 1 CFn
NPV =
(1+r )
+ … + (1+r )n – CF0 (I)

Trong đó:
- CF0 (I): Dòng tiền thuần phát sinh ở thời điểm đầu rư của dự án
- CF1…CFr: dòng tiền thuần phát sinh cuối năm 1,…dòng tiền thuần phát sinh ở cuối
năm n
- n: số năm (đời sống kinh tế của dự án)
- r: lãi suất chiết khấu (chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án: WACC)
VD1:
Dự án A: NPV = $1.273,99
Dự án B: NPV = $1.155,49
- Nếu A và B là 2 dự án độc lập => Công ty có thể chọn cả 2 dự án vì cả 2 đều có NPV >
0  Có lời.
- Nếu A và B là 2 dự án loại trừ nhau => Công ty chỉ có thể chọn 1 dự án, do đó công ty
phải chọn dự án có NPV lớn nhất để đầu tư tuy nhiên dự án phải có NPV dương. Vì vậy
dự án A được chọn.
5.1.3. Cách thẩm định:
- Đối với các dự án đầu tư độc lập:
+ Chấp nhận dự án: NPV > 0
+ Loại bỏ dự án: NPV < 0
+ Nếu NPV = 0 => Tùy quan điểm của nhà đầu tư: có thể chấp nhận hoặc loại bỏ.
- Đối với các dự án loại trừ lẫn nhau chỉ chọn: Dự án có NPV > 0 và NPV lớn nhất.
5.1.4. Ưu nhược điểm của phương pháp NPV:
- Ưu điểm:
+ NPV sử dụng dòng tiền (phản ánh dòng tiền thực có)
+ NPV sử dụng toàn bộ dòng tiền của dự án
+ NPV chiết khấu dòng tiền hợp lý
- Nhược điểm:
+ Đối với các dự án độc lập: NPV bị han chế khi nguồn vốn của DN bị giới hạn. Lúc
này, phương pháp PI sẽ có ưu thế hơn (chi tiết ở phần 5.4.4. Uư điểm của PI).
+ Đối với các dự án loại trừ: NPV bị hạn chế khi các dự án không đồng nhất về mặt thời
gian, có nghĩa là các dự án có đời sống kinh tế khác nhau.
5.2. Phương pháp thời gian thu hồi vốn – PP:
5.2.1. Khái niệm:
TGTHV của dự án (Payback Period Criteria): Là khoản thời gian cần thiết để nhà đầu
tư thu hồi lại được toàn bộ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra để thực hiện dự án.
TGTHV cho thấy khả năng lấy lại toàn bộ số vốn của nhà đầu tư nhờ các khoản tích lũy
từ hđ của dự án, thời gian hoàn vốn càng ngắn thì quá trình đầu tư càng an toàn và hiệu
quả.
5.2.2. Cách tính:
Để thẩm định và ra quyết định bằng tiêu chuẩn này có thể tiến hành:
- Xd thời gian thu hồi vốn chuẩn cho dự án đó là khoản thời gian thu hồi vốn tối đa có thể
chấp nhận được.
- Xác định PP của các dự án đang xem xét theo CT:
Thời gian Thu hồi vốn = Số năm trước khi thu hồi toàn bộ vốn +
Chi phí đầutư ban đầu vẫn chưa được thu hồiở đầu năm t
Tổng dòng tiền trong năm t

- So sánh PP của các dự án đang xem xét với thời gian thu hồi vốn chuẩn.
5.2.3. Cách thẩm định:
5.2.4. Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
- Quan điểm quản trị:
+ Thường đc sử dụng cho các dự án nhỏ
+ Có thể nhanh chóng đánh giá quyết định đầu tưu của nhà quản trị
+ Thường đc nhấn mạnh ở những cty có nguồn vốn bị hạn chế
+ Vì cách tính đơn gian nên phương pháp này được sử dụng hỗ trợ cho các phương pháp
khác trg những quyết định đầu tư quan trọng.
Nhược điểm:
- Tiền có gia trị theo thời gian  Thời điểm phát sinh dòng tiền trong thời gian thu hồi
vốn
- Các kỳ thanh toán phát sinh sau khi thu hồi vốn (không quan tâm)
- Tính chủ quan của PP
5.3. Phương pháp Tỷ suất sinh lợi nội tại – IRR:
5.3.1. Khái niệm:
TSSLNT – IRR (Internal Rate of Return): Là tỷ suất sinh lợi do bản thân dự án tạo ra.
IRR là 1 con số đơn lẻ tóm tắt thành quả dự án, có tính nội tại vs dự án và chỉ phụ thuộc
vào dòng tiền dự án.
Xét về khía cạnh thì IRR là lãi suất chiết khấu của bản thân dự án mà vs lãi suất này IRR
của dự án luôn bằng 0. IRR còn được gọi là điểm hòa vốn về lãi suất – là ranh giới để nhà
đầu tư ra quyết định đầu tưu sang không đầu tư về dự án. IRR vừa cho nhà đầu tưu biết
dự án có sinh lợi hay không, đồng thời cũng cho biết dự án có an toàn không.
(–): Dòng chi
(+): Dòng thu
5.3.2. Công thức tính:
IRR: mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0, có nghĩa là:
CF 1 CFn
0= +…+ – CF0 (I)
(1+ IRR) (1+ IRR)n

Để xác định IRR của 1 dự án đầu tưu có thể sử dụng phương pháp nội suy (thử và sai)
nhưng phải đảm bảo 1 số điều kiện như sau:
- Phải tìm đc r1, r2 sao cho r1 < IRR < r2 (r1 < r2: tối đa 5%)
Với r1  NPV1 > 0
Với r2  NPV2 < 0
NPV 1(r 2−r 1)
IRR = r1 +
NPV 1+|NPV 2|

5.3.3. Cách thẩm định:


- Đối với dự án độc lập: chọn dự án có IRR lướn hơn lãi suất chiết khấu, loại bỏ dự án
có IRR nhỏ hơn lãi suất chiết khấu
- Đối với dự án loại trừ: Chỉ chọn dự án có IRR cao nhất miễn là IRR cao nhất đó lớn
hơn lãi suất chiết khấu
5.3.4. Ưu nhược điểm:
Nhược điểm:
- Đối với dự án độc lập:
+ Đầu tư hay tài trợ
+ IRR đa trị
- Đối với dự án loại trừ:
+ Vấn đề quy mô
+ Vấn đề thời điểm dòng tiền
Đối với dự án dộc lập:
VD: Đầu tư hay tài trợ
Dự án A: NPV = $18.18; IRR = 30% ( Chi – Thu => dự án đầu tư)
Dự án B: NPV = -$18.18; IRR = 30% ( Thu – Chi => dự án tài trợ)
*Lưu ý:
- TH dự án loại đầu tư: chấp nhận dự án khi lãi suất chiết khấu thấp hơn IRR và loại bỏ
dự án khi lãi suất chiết khấu cao hơn IRR
- TH dự án loại tài trợ: chấp nhận dự án khi lãi suất chiết khấu cao hơn IRR và loại bỏ
dự án khi lãi suất chiết khấu thấp hơn IRR
VD: IRR đa trị:
0 1 2
Dòng tiền của dự án -$100 $230 -$132

IRR = 10%; 20% => Đa trị


=> Không còn giá trị nữa (quy tắc IRR không còn ý nghĩa nữa)
Cách khắc phục:
- Sử dụng quy tắc NPV: dương  thực hiện; âm  loại bỏ
- Sử dụng IRR điều chỉnh: bằng cách gọp các dòng tiền lại cho đến khi dòng tiền của dự
án chỉ còn đổi dấu 1 lần
Đối với dự án loại trừ nhau:
VD: Vấn đề quy mô: vd 5.2 SGK/166
- Kinh phí thấp: NPV = 22 triệu; IRR = 300%
- Kinh phí cao: NPV = 27 triệu; IRR = 160%
Cách khắc phục:
- Sử dụng NPV của 2 dự án: NPV dự án nào cao thì chọn
- Tính NPV tăng thêm từ việc thực hiện bộ phim có kinh phí lớn thay vì bộ phim có kinh
phí thấp. Nếu NPV tăng thên dương thì chọn phương án có kinh phí lớn và ngược lại
- So sánh IRR tăng thêm với lãi suất chiết khấu. Nếu IRR tăng thêm > lãi suất chiết khấu
thì chọn phương án sản xuất có kinh phí lớn
VD: Vấn đề thời điểm của dòng tiền: Vd 5.3 SGK/167)
5.4. Chỉ số khả năng sinh lợi – PI:
5.4.1. Khái niệm:
Chỉ số khả năng sinh lợi ( PI – Profitability Index): là thước đo mức sinh lợi bằng con
số dương tương đối của dự án đầu tư. Chỉ số khả năng sinh lợi PI là kết quả của việc ấy
dòng tiền thuần phát sinh trong tương lai của dự án chiết khấu về hiện giá chia cho vốn
đầu tư ban đầu của dự án.
Thu
PI = >1
Chi

5.4.2. Công thức tính:


PV
PI =
CF 0( I)

Trong đó:
CF 1 CFn
PV =
(1+r )
+ … + (1+r )n

CF0 (I): Dòng tiền thuần phát sinh ở thời điểm đầu rư của dự án
5.4.3. Cách thẩm định:
5.4.4. Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
Trong TH nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng theo NPV mà phải xếp
hạng theo PI đối với các dự án độc lập

You might also like