Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


----------

KINH TẾ VĨ MÔ
TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THỰC TẾ CÁC LOẠI HÌNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG

Họ và tên: Đỗ Ngọc Mạnh


Hoàng Hải Long
Nguyễn Thu Trang
Lê Đình Hải Long
Trần Thị Hương Lan
Lớp: QKD61ĐHT2
Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Khóa năm: 2020 – 2024

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HÀN HUYỀN HƯƠNG


Hải Phòng – 2021

1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên đất nước ta đang diễn ra sôi động quá trình
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường.
Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống nhiều lĩnh vực hoạt động
kinh tế theo cơ chế mới trong đó một lĩnh vực hết sức quan trọng là lĩnh vực tiền tệ
và hoạt động của ngân hàng. Bởi vì, tiền tệ và hoạt động của ngân hàng, tiền tệ
ngân hàng là thần kinh của nền kinh tế. Nó có vai trò rất to lớn trong việc thúc đẩy
tăng trường kinh tế bền vững. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước đã chỉ
ra rằng, mỗi bước thăng trầm của nền kinh tế đều có nguyên nhân sâu xa gắn liền
với tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Nội dung bài tiểu luận sẽ tập trung tìm hiểu về Lý thuyết tiền tệ và hoạt động của
hệ thống ngân hàng, liên hệ thực tế các lại hình ngân hàng ở Việt Nam hiện nay và
hoạt động tại các ngân hàng. Bao gồm:

 Phần 1: Đặt vấn đề


 Phần 2: Cơ sở lý thuyết
2.1. Khái niệm, chức năng và phân loại tiền
2.2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng
 Phần 3: Liên hệ thực tế các loại hình ngân hàng ở Việt Nam hiện nay và hoạt động
tại các ngân hàng
 Phần 4: Kết luận

2
PHẦN 2: TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1. Khái niệm, chức năng và phân loại tiền


a. Khái niệm: Tiền là bất cứ một vật gì được xã hội chấp nhận làm phương tiện
thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ: tiền mặt, tiền séc, tiền gửi không kỳ hạn,
vàng, thóc…
b. Chức năng của tiền tệ
Tiền có 3 chức năng cơ bản:
 Phương tiện thanh toán: Tiền làm trung gian để thực hiện các hoạt động giao
dịch hàng hoá và dịch vụ. Người ta bán hàng hóa dịch vụ để có tiền và dung tiền
đó để mua hàng hóa dịch vụ khác. Nó làm cho việc trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa
các thành viên trong xa hội được dễ dàng hơn
 Dự trữ giá trị: Tiền hôm nay có thể được tiêu dung giá trị cảu nó trong tương lại,
nó giúp người dân không chỉ tiêu dung hàng hóa dịch vụ ở hiện tại mà còn giúp
người dân tích trữ dưới dạng tiết kiểm để tiêu dung trong tương lại. Tuy nhiên việc
dung tiền để dự trữ giá trị có nhược điểm lớn là giá trị của tiền sẽ bị giảm nếu nền
kinh tế co lạm phát
 Đơn vị hạch toán: Tiền đóng vai trò của 1 đơn vị chuẩn để niêm yết giá cả hàng
hóa dịch vụ. Khi đó, tiền có thể được dung để đo lường giá trị, so sánh giá trị của
các hàng hóa dịch vụ khác nhau
c. Phân loại tiền tệ
 Theo hình thức: Tiền tệ có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức khác nhau
sẽ có khả năng thanh khoản khác nhau
Tiền hàng: Một loại hàng hoá nào đó được xã hội chấp nhận chung làm phương
tiện thanh toán. Ví dụ: vàng, thóc, thuốc lá,…
Tiền pháp định: Tiền giấy Giấy hoặc kim loại (tiền xu) do Ngân hàng Trung ương
phát hành ra, được quy định là tiền.
 Theo khả năng thanh khoản (Khả năng thanh toán của tiền) (Liquidity) là khả
năng dễ dàng chuyển từ một tài sản tài chính thành tiền mặt để thanh toán.

3
Khả năng thanh khoản của các loại tiền Mo, M1, M2, M3…giảm dần theo các chỉ
số Mi tăng dần. Trong đó
 Mo = Cu Cu= Currency (tiền mặt)
 M1 = Mo + D (D=Deposit: Tiền gửi không kỳ hạn + tiền gửi có thể viết séc + tiền
trong thẻ tín dụng + tiền gửi qua đêm)
 M2 = M1 + Dst (Dst = Short time Deposit: Tiền gửi có kỳ hạn ngắn)
Vì khả năng thanh khoản tương đối cao của loại tiền này nên cũng có nhiều nước
xác định M2 là đại lượng đo cung tiền chủ yếu.
 M3= M2+ Dlt (Dlt = Long time Deposit: Tiền gửi có kỳ hạn dài)

Ngày nay, sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại
tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản
(Tín phiếu kho bạc ngăn hạn…) các giấy xác nhận tài chính đối với các tài sản hữu
hình, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng…. Chúng có khả năng nhất định nào
đó trong khả năng thanh toán và vì thế, tùy theo tính chất dễ chuyển đổi sang khả
năng thanh toán được mà được xếp vào đại lượng cung tiền M3, M4,…

Cung tiền là một khái niệm rất quan trọng được xác định bởi khối lượng tiền M (có
thể là M1, M2…) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm
thỏa mãn nhu cầu giao dịch thường xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân.

2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng.


a. Ngân hàng là gì?
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế có đối tượng trong các giao dịch nghề nghiệp là
tiền tệ. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp
thứ 2 thông qua năm 1997 ngân hàng được hiểu là doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ
hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.

b. Hoạt động ngân hàng

4
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số
nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản.

Hoạt động nhận tiền gửi:  là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng
chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên
tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Việc nhận
tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại Ngân hàng, việc
nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động được
nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.

Hoạt động cấp tín dụng:  là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một
khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn
trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo
lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Đây là hoạt động chủ yếu của
ngân hàng, việc cấp tín dụng cho một tổ chức hay cá nhân được phép sử dụng được
hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách hàng và ngân hàng đó

Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương
tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu,
ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho
khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Hoạt động cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Như vậy, hoạt động ngân hàng là loại hình hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế
có đối tượng kinh doanh là tiền tệ. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hoạt
động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế
như với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, hoạt động kinh doanh dịch vụ
đời sống V.V..

c. Đặc điểm của các hoạt động ngân hàng

Hoạt động ngân hàng lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp. Các hoạt động
trên chỉ do các tổ chức tín dụng thực hiện dưới sự quản lý của ngân hàng nhà nước
và được điều chỉnh bằng luật ngân hàng. Đây là là một hoạt động kinh doanh đặc
thù, tính đặc thù thể hiện ở chỗ rủi ro cao, khó quản lý, khó giám sát..

d. Phân loại hệ thống ngân ngân hàng

5
 Ngân hàng trung ương: Là một cơ quan của Chính phủ có chức năng giám sạt sự
hoạt động của hệ thống ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo chính
sách tiền tệ
Ngân hàng Trung ương hiện có 4 chức năng cơ bản như sau:
- Phát hành tiền và kiểm soát lưu thông tiền tệ: Tiền mà NHTW in và phát hành ra
được gọi là tiền cơ sở (H) bao gồm tiền mặt lưu hành trong dân (U) và tiền dự dự
trong các ngân hàng (R)
Tiền cơ sở = Tiền mặt lưu hành + tiền dự trữ trong ngân hàng (H = U+ R)
- Là ngân hàng của các ngân hàng: NHTW được quyền quyết định trong việc thành
lập hay giải thể các ngân hàng trung gian, giám sát tình hình hoạt động của cá ngân
hàng hàng này. NHTWW cũng cho các ngân hàng trung gian vat tiền để đám bảo
khả năng chi trả cho khách hàng. Lãi suất mà ngân hàng thương mại trả cho
NHTW khi vay tiền được gọi là lãi suất chiết khấu (Ick )
- Là ngân hàng của Chính phủ: NHTWW có trách nhiệm đối với kho bạc nhà nước
như mở tài khoản, nhận trả tiền vay của kho bạc, bảo quản dự trữ quốc gia về
ngoại hối….
- Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của thị trường tài chính thông qua các quy
định về chính sách tiền tệ, quy định về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ chiết khấu, điều tiết tỷ
giá hối đoái, cán cân thanh toán…
 Ngân hàng trung gian
Là ngân hàng giao dịch với công chúng trong việc nhận tiền gửi và cho vay. Nó có
thể bao gồm cả các định chế tài chính khác như công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ
tín dụng…. các ngân hàng này thu lợi nhuận trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn lãi
suất tiền gửi.
Ngân hàng trung gian được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Ngân hàng thương mại
Là tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động
thường xuyên là nhận tiền gửi và cho vay. Ví dụ: ACB, Vietinbank,
Vietcombank…
- Nhóm 2: Ngân hàng đầu tư và phát triển
6
Là nhóm các ngân hàng không cho vay ngắn hạn mà chỉ cho vay dài hạn và trung
hạn. Ví dụ: BIDV
- Nhóm 3: Ngân hàng đặc biệt
Là những ngân hàng được thành lập nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định
nào đó chẳng hạn như ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP- Vietnam
bank for social policies) với đối tượng là các hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn.

Ngân hàng
Trung ương
NGÂN HÀNG TRUNG GIAN

Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng


thương mại đầu tư &phát triển đặc biệt
Sơ đồ: Hệ thống ngân hàng
e. Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là trung gian tài chính, kinh doanh tiền: Nhận tiền
gửi và Cho vay. Giúp quá trình lưu thông tiền tệ một cách nhanh chóng thông qua
hệ thống thanh toán bằng chuyển khoản, chuyển séc… NHTM Tạo ra phương tiện
thanh toán mới từ tiền cơ sở mà NHTW phát hành: Tiền séc, Tiền gửi không kỳ
hạn.

Khi NHTM nhận được một khoản tiền gửi, thì ngân hàng đó phải dự trữ theo 1 tỷ
lệ nào đó để đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên của NHTM và theo yêu cầu
của NHTW (rb- tỷ lệ dự trữ bắt buộc)

Rb
=rb
D

7
Trong đó:
- rb: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Rb:Lượng tiền dự trữ bắt buộc
- D: tiền gửi

Như vậy, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là rb thì với lượng tiền gửi ban đầu là D qua hệ
thống ngân hàng thương mại sẽ tạo ra được 1 lượng tiền mới

D1 = D*1/rb (Trong đó 1/ rb chính là số nhân tiền tệ giản đơn)

PHẦN 3: CÁC LOẠI HÌNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG
1. Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng do Nhà nước thành lập để cho những
người thuộc đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống,
nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai
thác các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tiếp nhận
các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác
được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện chương trình
của Chính phủ đối với người nghèo. Hoạt động của ngân hàng phục vụ người
nghèo vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện
việc bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ
người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đối với hộ nghèo có sức lao động nhưng
thiếu vốn, được vay vốn để phát triển sản xuất,không phải thế chấp tài sản, có hoàn
trả vốn vay và theo lãi suất quy định.

Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn giảm thuế doanh thu (thuế giá trị
gia tăng) và thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp), để giảm lãi suất cho vay đối
với người nghèo. Các rủi ro bất khả kháng trong quá trình hoạt động của Ngân
hàng phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù đắp rủi ro theo quy chế tài
chính của Bộ Tài chính.

Ngân hàng chính sách xã hội được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay.

8
Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được
Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không
phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản
phải nộp ngân sách nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ
quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân
hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền,
kiềm chế lạm phát và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ
chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, cố vốn pháp định, tổ chức
thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ
tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn
phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc. Theo quy định
của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997. Thống đốc Ngân hàng nhà
nước Việt Nam là người lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là
thành viên của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có chức năng ngân hàng trung ương, thực hiện
các hoạt động kinh doanh vừa là cơ quan của Chính phủ. Kể từ sau cải cách hệ
thống ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam
không còn thực hiện hai chức năng cơ bản là quản lý nhà nước về ngân hàng và
chức năng ngân hàng trung ương của đất nước.

Với chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng như: cấp, thu hồi
giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, cấp thu hồi giấy phép
hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức khác, quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài
của doanh nghiệp… Với chức năng là ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước
thực hiện các hoạt động như phát hành, điều hòa lưu thông tiền tệ, cung ứng các
dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng.

3. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

9
Ngân hàng thương mại Nhà nước chuyên doanh tiền tệ , tín dụng và dịch vụ ngân
hàng chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội ở nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Nhà nước đầu tư 100% vốn
thành lập và thuộc sở hữu nhà nước. Thực hiện chủ trương cải cách hệ thống ngân
hàng một cấp thành hai cấp, ngày 26.3.1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị
định số 53/HĐBT quy định lại cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, các ngân
hàng chuyên nghiệp được đổi thành ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân
hàng nông nghiệp.

Trên cơ sở pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm
1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 400-CT ngày
14.11.1990 về việc thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam trong đó quy định
rõ; Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh, có tư
các pháp nhân thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân
hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư diêm
nghiệp.

Chức năng chủ yếu của Ngân hàng này là kinh doanh, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng, cho tập thể, cá nhân vay tiền với lãi suất thấp nhất nhằm phát triển
trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế hợp tác xã,kinh tế hộ gia đình, góp phần cải
thiện, nâng cao đời sống của nông dân và nhân dân nói chung, góp phần hiện đại
hóa nông nghiệp

4. Ngân hàng thương mại:

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của
khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiếu khấu và làm phương tiện
thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương
mại dựa trên cơ sở chế độ hoạch toán kinh tế, nhằm mục đích là có lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp
vụ kinh doanh ngân hàng như: nhận tiền gửi có kì hạn, nhận tiền gửi không kỳ hạn;
thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát
hành chứng chỉ nhận nợ…

Theo quy địnhcủa Luật tổ chức các tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật tổ chức các tín dụng ban hành năm 2004, ngân hàng thương
mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng  liên doanh, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

10
+Về loại hình kinh doanh có: ngân hàng thương mại bán buôn, ngân hàng thương
mại bán lẻ; ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ.

+Về tiềm năng kinh doanh có: ngân hàng thương mại trung tâm, ngân hàng thương
mại khu vực, ngân hàng thương mại địa phương.

+Về hình thức tổ chức có: ngân hàng thương mại cơ sở, ngân hàng thương mại chi
nhánh, ngân hàng thương mại chấp hữu.

+Về hình thức sở hữu có: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương
mại liên doanh.

+Về đối tượng kinh doanh có: ngân hàng thương mại công thương, ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương…

PHẦN 4: KẾT LUẬN

Như vậy, tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng có vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc sử
dụng linh hoạt và đa dạng các loại hình ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển của nền kinh tế ở từng thời điểm cụ thể.

Ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã cho ra
đời hàng loạt các loại hình tiền tệ mới cũng như các loại hình ngân hàng mới, đa
dạng trong các hoạt động cũng như kiện toàn hoàn thiện hệ thống luật Ngân hàng
đã đem lại những thành tựu to lớn trong việc phát triển đất nước, thúc đẩy nền kinh
tế. Việc áp dụng các loại hình tiền tệ, đa dạng hóa các loại hình ngân hàng và hoạt
động ngân hàng luôn đòi hỏi phải có sự phù hợp, hiệu quả. Từ đó đòi hỏi chúng ta
phải có những định hướng và giải pháp đúng trong việc hoàn thiện các công cụ đó.
Để có được điều này, bên cạnh sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
cần phải có sự phát triển đồng bộ về năng lực ngân hàng nông nghiệp, hệ thống
ngân hàng thương mại… và nhiều sự phối hợp đồng bộ khác.

11
Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu về các loại hình ngân hàng, hoạt động ngân hàng
và tiền tệ ở Việt Nam phải được coi là cả một quá trình lâu dài và cần được tiếp tục
phát triển về sau.

12

You might also like